You are on page 1of 3

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay


Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Những người lính mới hôm qua còn chân lấm tay bùn, nay đã nghe theo tiếng gọi thiêng liêng
của Tổ quốc mà lên đường ra trận. “Ruộng nương” chính là thứ quý giá nhất của một người nông
dân, là tất cả tài sản của họ giờ đây lại “gửi bạn thân cày”. Cô đơn giữa cái giá lạnh của những
đêm rừng, hai người lính lại tâm sự với nhau về suy nghĩ còn ngổn ngang trong tâm tư của họ, về
“gian nhà không” ở quê. Một hình ảnh mộc mạc, bình dị gợi cho ta thấy được một gian nhà đơn
sơ, không có nhiều vật dụng mà lại chính là tài sản quý báu nhất của họ. Hai từ “mặc kệ” củng cố
thêm cho sự dứt khoát của những người lính, thể hiện sự quan tâm với việc lên đường cứu nước
mà quên đi tình riêng, thể hiện sự hi sinh lớn lao của họ đối với non sông đất nước, là sự quyết
tâm dứt khoát đấu tranh cho Tổ quốc với khát khao trả lại nền độc lập cho nước nhà. “Giếng
nước gốc đa” không đơn thuần chỉ là cảnh vật quê hương mà còn là hình ảnh hoán dụ cho cha
mẹ, vợ con cùng những người thân nơi hậu phương của người lính. “Giếng nước gốc đa nhớ
người ra lính”, người ra trận luôn hướng tầm mắt về nơi quê nhà, người ở quê nhà lại luôn dõi
theo bước chân người ra trận, một hình ảnh vô cùng chân thực và cảm động.

Bên cạnh những dòng tâm sự mà hai người đồng đội sẻ chia cho nhau, họ còn chia sẻ với nhau
những khó khăn và những cơn sốt rét dưới tiết trời lạnh giá.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh


Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”
Qua hai câu thơ, ta đã có thể hình dung ra được sự gian khó, cơ cực của những người lính năm
xưa khi hành quân ở những nơi rừng thiêng nước độc, quanh năm suốt tháng giá rét, trái gió trở
trời lại lâm bệnh, khiến cho người trở nên xanh xao hẳn đi. “Anh” và “tôi” cùng chia sẻ “từng
cơn ớn lạnh”, từ “từng” lại gợi nhớ lại những ám ảnh của những cơn sốt rét. “Sốt run người” và
“vừng trán ướt mồ hôi” lại cho ta thấy rõ hơn về sự cơ cực của hai người lính khi mắc phải căn
bệnh sốt rét, tái hiện lại cuộc sống của người lính, thiếu thốn, gian khổ. Nhắc đến sự khó khăn
của thời chiến, ta còn lại nhớ đến bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng năm nào :
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”
Nếu như ở bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng diễn tả sự khó nhọc của chiến tranh qua những vần
thơ khái quát chung thì ở “Đồng chí”, Chính Hữu đã ca ngợi tình đồng đội và khắc họa điều đó
rõ nét hơn qua cái nhìn của người lính, cái rét của trời đêm và sự gắn kết của hai người xa lạ
trước khi trở thành những người anh em đồng đội thân thiết.

Những sự khó khăn, gian lao ấy vậy mà lại góp phần khiến cho hai người đồng đội đã thân càng
thêm thân, cùng hoàn cảnh đã giúp họ thấu hiểu lẫn nhau hơn.

“Áo anh rách vai


Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
Ra đi từ làng quê nghèo khổ, những người lính lại gặp thêm cái nghèo nàn nơi chiến trận. “Áo
anh” “rách vai”, “quần tôi” thì “có vài mảnh vá”, “chân không giày”. Trước màn đêm lạnh giá,
sự thiếu thốn về lương thực và phục trang dường như cũng tăng thêm sự khó khăn cho hai người
lính. Mặc dù ở trong hoàn cảnh tồi tệ nhất và thời tiết thì luôn khắc nghiệt nhưng trên gương mặt
của họ vẫn xuất hiện những nụ cười của sự lạc quan, cười để vượt qua cái buốt giá, để lòng ta ấm
lên và có thêm nhiều sự tự tin hơn “Miệng cười buốt giá”. “Tay nắm lấy bàn tay” thể hiện rõ
hơn tinh thần đồng đội của họ, là cái nắm tay động viên, tiếp sức mạnh cho sự gian khổ trong
cuộc sống bằng tình yêu thương gắn bó, là cái nắm tay truyền thêm động lực để hai người đồng
đội cùng vững bước hơn trên đường hành quân ra chiến trận.

Bên cạnh đó, khi hành quân ở rừng Việt Bắc, những người lính còn luôn phải có một tinh thần
gan dạ, luôn trong tư thế để sẵn sàng chiến đấu.

“Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, cánh “rừng hoang” âm u không một bóng người,
“sương muối” lành lạnh rơi ướt áo nhưng hai người lính vẫn không vì vậy mà buông súng trên
tay vì họ biết rằng sau lưng mình vẫn còn có những người anh em đồng đội, vẫn còn non sông
nước nhà. Màn sương muối phủ kín cánh rừng khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ của những
người lính trở nên khó khăn hơn, nhưng họ không vì cái lạnh mà rời bỏ chiến tuyến, rời bỏ đồng
đội. “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, hai người lính luôn kề vai sát cánh cùng nhau, “thành
đồng sát vách”, vững lòng, hiên ngang và không có gì có thể lay chuyển được họ. Hình ảnh hai
người đồng đội đứng cạnh bên nhau chờ giặc đến chính là luôn trong tư thế chủ động, thận trọng
trước tình hình giặc dã có thể kéo đến bất kì lúc nào, đại diện cho sự dũng cảm, gan dạ của
những người lính chiến, đồng thời cũng ca ngợi tình đồng chí thắm thiết giữa hai người kính.

Chiến tranh là một thời kì đầy rẫy sự tàn khốc và hiểm nguy, ấy vậy qua qua câu thơ cuối, ta lại
có thể thấy một hình ảnh đầy uy nghi nhưng cũng không kém phần lãng mạn của những đêm
rừng.

“Đầu súng trăng treo”


Là điểm nhấn của cả bài thơ, “súng” chính là biểu tượng của chiến tranh, là đại diện cho tinh
thần quyết chiến quyết thắng, đấu tranh không ngại hiểm nguy, là chất chiến sĩ. “Trăng” chính là
biểu tượng của sự hòa bình, là đại diện cho nét đẹp thanh bình, là chất thi sĩ. Hình ảnh hai người
lính vác súng trên vai, trăng treo đỉnh đầu vô tình soi sáng đường đi, dẫn đường cho sự quyết tâm
của họ tạo ra một bức tranh đẹp đẽ, oai dũng nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Cả hai chất
chiến sĩ và thi sĩ cùng song hành với nhau đã vẽ nên một cảnh vật vô cùng thanh bình giữa thời
chiến hỗn loạn, lưu lại một hình ảnh hiện thực của những người chiến sĩ năm xưa.

You might also like