You are on page 1of 15

THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH NGÀNH GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC

QUỐC GIA KHÁC


Deadline 22g00 7/4/2024
TÓM TẮT (NGỌC)
Bài tiến hành phân tích lợi thế so sánh của ngành gỗ thông qua phân tích chỉ số
thương mại nội ngành với một số đối tác thương mại. Nhóm tiến hành phân tích chỉ số
Grubel-Lloyd (GLI) với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Indonesia và Thái Lan giai
đoạn 2007-2022. Bên cạnh đó, nhóm tiến hành hồi quy nhằm xác định các yếu tố tác
động chỉ số thương mại nội ngành. Kết quả chỉ ra rằng, sự chênh lệch GDP và chênh
lệch thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và đối tác thương mại có tác động
đến chỉ số thương mại nội ngành của ngành gỗ Việt Nam.
1. Giới thiệu (TIẾN)
Trong năm 2018, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đã đạt
8.476 tỷ USD, tăng 14.5% so với năm 2017, theo thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Việt Nam. Trong vòng một thập kỷ qua, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
của Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể, trở thành một trong những
ngành công nghiệp năng động và thành công nhất trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Từ năm 2004, khi lần đầu tiên ngành gỗ được xếp vào danh sách các ngành
xuất khẩu đạt doanh thu tỷ đô, đến 10 năm sau, giá trị xuất khẩu đã tăng lên gấp 6 lần,
đạt 6.2 tỷ USD. Ngành này đã đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển
ngành với 6.9 tỷ USD giá trị xuất khẩu vào năm 2020, hoàn thành mục tiêu trước 5
năm so với dự kiến theo Quyết định 18/2007/QĐ-TTg. Sử dụng nguyên liệu gỗ là một
trong những đặc trưng cơ bản của ngành chế biến gỗ, và do đó, định hướng và phương
thức phát triển của ngành này có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường và thân thiện với môi trường. Ngành gỗ Việt Nam đang tích
cực hội nhập với thị trường toàn cầu, đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức. Một
trong những thách thức mà Việt Nam không thể cạnh tranh là việc sử dụng nguồn gỗ
không hợp pháp.
Để đánh giá tình hình thương mại và chính sách ngành gỗ Việt Nam, các nhà
nghiên cứu đã so sánh Việt Nam với 5 quốc gia khác: Indonesia, Trung Quốc, Thái
Lan, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các yếu tố được so sánh bao gồm: (1) nguyên liệu sản
xuất, (2) năng lực doanh nghiệp, (3) hội nhập và phát triển, và (4) chính sách của
Chính phủ. Các yếu tố này được chọn vì chúng là những lợi thế cạnh tranh của Việt
Nam có thể thay đổi để đạt hiệu quả cao, theo Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế.
Về nguyên liệu sản xuất, Việt Nam đã tận dụng tốt nguồn gỗ tự nhiên phong
phú, với sản lượng gỗ khai thác từ rừng tập trung đạt 16 triệu mét khối, tăng 4.8%,
đáp ứng trên 80% nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, theo Bộ Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn năm 2021. Trong khi đó, các doanh nghiệp đã cải tiến công
nghệ và đầu tư vào sản xuất vật liệu composite từ gỗ. Về hội nhập và phát triển, Hiệp
định EVFTA đã loại bỏ ngay lập tức khoảng 83% dòng thuế, tương đương 99% giá trị
xuất khẩu gỗ sang EU. 17% dòng thuế còn lại sẽ giảm xuống 0% sau 5 năm, theo Báo
Nông Nghiệp năm 2020. Cuối cùng, về chính sách của Chính phủ, chỉ thị số
08/CT-TTg năm 2019 đã được ban hành, đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp để phát
triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ một cách nhanh chóng và
bền vững, hướng tới xuất khẩu.

So sánh giữa Việt Nam và các quốc gia như Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan,
Hoa Kỳ, và Nhật Bản được thực hiện để đánh giá ngành gỗ. Indonesia, với khí hậu
xích đạo, đã xuất khẩu gỗ trị giá 12,4 tỷ USD vào năm 2019 và 11 tỷ USD vào năm
2020, bao gồm bột giấy, đồ nội thất, và ván lạng. Trong đại dịch Covid-19, Indonesia
đã điều chỉnh chính sách để hỗ trợ ngành gỗ. Trong khi đó, Trung Quốc có doanh số
xuất khẩu gỗ dán 5,89 tỷ USD vào năm 2021. Thái Lan, sau khi khởi xướng điều tra
về hành vi bán phá giá, đã phát hiện các sản phẩm ván gỗ công nghiệp nhập khẩu từ
Thái Lan bán phá giá từ 18,59% đến 50,6% vào thị trường Việt Nam. Nhật Bản, với
diện tích rừng 360 ngàn hecta, đã tăng cường xuất khẩu gỗ từ năm 2016, với 1,4 triệu
mét khối gỗ khúc, 175 ngàn mét khối gỗ xẻ, và 107 ngàn mét khối gỗ dán xuất khẩu
vào năm 2020.

Việt Nam đã khai thác tốt lợi thế cạnh tranh trong ngành xuất khẩu gỗ. Đầu
tiên, vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển và nhiều cảng biển nước sâu đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm gỗ bằng
đường biển. Thứ hai, Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có diện tích rừng bao phủ lớn
với nhiều loại cây trồng, đảm bảo nguồn cung ổn định cho ngành sản xuất và chế biến
gỗ. Thứ ba, nguồn nhân công dồi dào với mức cạnh tranh. Cuối cùng, việc cắt giảm
thuế quan nhập khẩu xuống mức thấp nhất hoặc bằng 0 tại các thị trường lớn như Hoa
Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gỗ của Việt
Nam. Việt Nam, trong khi vẫn còn phải vượt qua nhiều thách thức, như bảo vệ môi
trường và quản lý tài nguyên gỗ bền vững, nhưng đã bắt đầu ghi nhận những bước tiến
đáng kể trong việc mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Sự so sánh giữa tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam với các quốc gia hàng xóm cho
thấy sự cạnh tranh và cơ hội phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp quan trọng
này.

2. Kết quả nghiên cứu


2.1. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) (LY)
Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) là một hướng nghiên cứu tương đối mới trong
thương mại quốc tế của Việt Nam những năm gần đây, tuy nhiên chưa nhiều nghiên
cứu tập trung vào lĩnh vực này, đặc biệt là rất hiếm. Chỉ số IIT được giới thiệu lần đầu
trong nghiên cứu của Balassa (1966) khi đề cập đến hiện tượng đồng thời xuất khẩu
và nhập khẩu trong cùng ngành giữa hai quốc gia trong một khoảng thời gian nhất
định. Điều này cũng được nhắc đến trong nghiên cứu của Vona, S. (1991) và bài
nghiên cứu cũng nói rằng: “Hiện tượng này không được dự đoán bởi lý thuyết lợi thế
so sánh tiêu chuẩn về thương mại quốc tế mà nó yêu cầu giải thích dựa trên các yếu tố
như quy mô kinh tế, phân biệt sản phẩm, thị trường không hoàn hảo và sở thích đa
dạng của người tiêu dùng nhưng những yếu tố này không được xem xét trong thế giới
cạnh tranh hoàn hảo của lý thuyết tiêu chuẩn. Do đó, sự tồn tại của chỉ số IIT đã kích
thích sự phát triển của các lý thuyết thương mại mới, cạnh tranh với lý thuyết dựa trên
lợi thế so sánh”. Kể từ khi được giới thiệu cho tới nay, chỉ số IIT đã trở thành một lĩnh
vực nghiên cứu quan trọng của thương mại quốc tế và thu hút một số lượng lớn nghiên
cứu về chủ đề này. IIT được xem là nguồn bổ sung lợi nhuận theo quy mô và sự khác
biệt của sản phẩm. Do đó, các nghiên cứu gần đây tập trung vào xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến IIT để tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xu hướng thương mại quốc tế
này.
Một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến và rộng rãi để đo lường chỉ số
thương mại nội ngành (IIT) là chỉ số Grubel-Lloyd (GLI) từ nghiên cứu của Grubel và
Lloyd, thường xuyên được áp dụng trong các nghiên cứu thương mại quốc tế từ cuối
những năm 1970 cho đến hiện nay. Chỉ số GLI có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 được
đưa ra bởi công thức như sau:
|
𝑋𝐾 − 𝑀𝐾 |
𝐺𝐿𝐼𝐾 = 1 -
𝑋 +𝑀𝐾 𝐾
Trong đó:
𝑋𝑘: xuất khẩu trong ngành k
𝑀𝑘: nhập khẩu trong ngành k
Trong nghiên cứu của, Duran và Alvarez đã phân chỉ số thương mại nội ngành
IIT thành 3 nhóm như sau:
STT Nhóm Mức độ thương mại nội ngành

1 IIT > 0,33 Thương mại nội ngành

2 0,10 ≤ IIT ≤ 0,33 Có tiềm năng thương mại nội ngành

3 IIT < 0,10 Không có thương mại nội ngành


(thương mại liên ngành)
- Bảng số liệu tính toán
● Trung Quốc
Bảng 1.1: Chỉ số thương mại nội ngành IIT của Việt Nam so với Trung Quốc
trong ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.
Năm GLI Năm GLI
2007 0,1031 2015 0,1455

2008 0,0815 2016 0,5003

2009 0,0839 2017 0,7987

2010 0,1872 2018 0,8879

2011 0,0858 2019 0,6598

2012 0,5932 2020 0,8307

2013 0,1322 2021 0,9956

2014 0,3371 2022 0,7041

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện xu hướng của chỉ số IIT của Việt Nam so với Trung
Quốc trong ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.

● Hoa Kỳ:
Bảng 1.2: Chỉ số thương mại nội ngành IIT của Việt Nam so với Hoa Kỳ trong
ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.
Năm GLI Năm GLI

2007 0,0175 2015 0,0316

2008 0,0152 2016 0,0646

2009 0,0228 2017 0,3269

2010 0,0170 2018 0,3240


2011 0,0164 2019 0,2666

2012 0,1131 2020 0,3728

2013 0,0172 2021 0,3432

2014 0,0576 2022 0,5906

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện xu hướng của chỉ số IIT của Việt Nam so với Hoa Kỳ
trong ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.

● Nhật Bản:
Bảng 1.3: Chỉ số thương mại nội ngành IIT của Việt Nam so với Nhật Bản trong
ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.
Năm GLI Năm GLI

2007 0,0074 2015 0,0038

2008 0,2370 2016 0,0092

2009 0,1101 2017 0,0093

2010 0,0108 2018 0,0074

2011 0,0253 2019 0,0062

2012 0,1256 2020 0,0045

2013 0,0379 2021 0,0062

2014 0,0489 2022 0,0075


Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện xu hướng của chỉ số IIT của Việt Nam so với Nhật Bản
trong ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.

● Indonesia:
Bảng 1.4: Chỉ số thương mại nội ngành IIT của Việt Nam so với Indonesia trong
ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.
Năm GLI Năm GLI

2007 - 2015 -

2008 - 2016 0,0462

2009 - 2017 0,1067

2010 - 2018 0,2908

2011 - 2019 0,0914

2012 - 2020 0,0740

2013 0,9456 2021 -

2014 - 2022 0,3445


Hình 1.4: Biểu đồ thể hiện xu hướng của chỉ số IIT của Việt Nam so với
Indonesia trong ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.

● Thái Lan:
Bảng 1.5: Chỉ số thương mại nội ngành IIT của Việt Nam so với Thái Lan trong
ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.
Năm GLI Năm GLI

2007 0,7766 2015 -

2008 0,9442 2016 0,1204

2009 0,8740 2017 0,1019

2010 - 2018 0,4996

2011 0,0909 2019 0,0827

2012 0,2755 2020 0,3433

2013 0,0249 2021 0,2147

2014 - 2022 0,1980


Hình 1.5: Biểu đồ thể hiện xu hướng của chỉ số IIT của Việt Nam so với Thái Lan
trong ngành gỗ nội thất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2022.
- Bình luận:
Nhìn chung từ bảng kết quả mà nhóm tác giả đã tính toán được về chỉ số IIT thì
ngành gỗ nội thất của Việt Nam so với Trung Quốc và Hoa Kỳ có mức độ thương mại
nội ngành lớn hơn so với 3 nước còn lại gồm Thái Lan, Nhật bản và Indonesia bởi
phần lớn giá trị của chỉ số IIT lớn hơn 0,33 trong giai đoạn từ năm 2007-2022. Hết
năm 2007, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 94 thị trường trên thế
giới và Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt nam với tốc
độ tăng trưởng mạnh được duy trì. Tiếp đến là Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu sang
Nhật bản trong tháng 12/2007 đạt trên gần 23,17 triệu USD, tăng 18,16% so với tháng
12/2006. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này năm 2007
lên 300,6 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm 2007, Nhật Bản vẫn duy trì là
nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu sang thị trường
này sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong năm tới. Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta
sang thị trường này là tủ các loại như tủ Buffet, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot,
bàn ghế, đồ gỗ mỹ nghệ…Năm 2007, trong số 4 thị trường có kim ngạch lớn nhất về
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thì Trung Quốc là thị trường đứng thứ 4
và cũng là thị trường có mức tăng mạnh nhất. Chỉ tính riêng tháng 12/07, xuất khẩu
sang thị trường này đạt 13,5 triệu USD, giảm 5,74% so với tháng 11/07 nhưng tăng
43,22% so với tháng 12/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ sang thị trường Trung Quốc
năm 2007 đạt gần 168,54 triệu USD, tăng tới 78,57% so với năm 2006.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ vẫn luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với
xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
sang Mỹ đạt trên 8,77 tỷ USD, chiếm tới 59,24% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của cả nước. Năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt trên 8,48
tỷ USD, chiếm 54,1% giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam đến tất cả các
thị trường. Từ năm 2019 trở về trước, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam chủ yếu là các
sản phẩm bàn, ghế, tủ văn phòng. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt 6,8 tỷ
USD, trong đó xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt trên 122 triệu chiếc với giá trị kim
ngạch đạt 4,8 tỷ USD. Riêng ghế gỗ văn phòng đã xuất khẩu tới 85,4 triệu chiếc năm
2019, đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD; các đồ nội thất văn phòng khác (tủ, bàn,..) đem về
gần 1 tỷ USD; trong khi xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ và nội thất nhà bếp chỉ
khoảng 800 triệu USD. Mặc dù, năm 2021 ngành gỗ Việt nam chịu ảnh hưởng nhiều
từ dịch bệnh Covid -19 nhưng giá trị xuất khẩu trung bình mỗi tháng trong năm 2021
đạt 1,23 tỷ USD/tháng, cao hơn so với mức 1,03 tỷ USD/tháng của năm 2020 và 888
triệu USD/tháng của năm 2019.Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các
thị trường chính, cụ thể:
● Hoa Kỳ đạt 8,8 tỷ USD, tăng mạnh 22,4%. Tại thị trường này, kim ngạch gỗ
nguyên liệu đạt 526,7 triệu, tăng 34,4%; sản phẩm gỗ đạt 8,12 tỷ USD, tăng
19,9%, (đồ nội thất 7,77 tỷ USD, tăng 19,9 %, trong đó sản phẩm đồ nội thất
nhà bếp 614,8 triệu USD, giảm 2%, sản phẩm gỗ xây dựng 261,9 triệu USD,
tăng 27,7 %, sản phẩm gỗ khác 85,9 triệu USD, giảm 2,7%)
● Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, tăng 24,7%;
● Nhật Bản đạt 1,44 tỷ USD, tăng 11%
Năm 2022, xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất nhà bếp vẫn giữ
được tăng trưởng 4% khi đạt 3,06 tỷ USD. Trái ngược với sự tăng trưởng như vũ bão
của nhóm hàng đồ nội thất phòng ngủ và nhà bếp, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất
văn phòng chỉ đạt 319 triệu USD năm 2021 và 370,3 triệu USD năm 2022, chỉ còn
bằng 1/5 so với năm 2019. Nguyên nhân khiến xuất khẩu đồ gỗ nội thất phòng ngủ và
nhà bếp tăng mạnh trong giai đoạn 2020-2022, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho
biết, do thời kỳ đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu, nhiều quốc gia thực thi giãn
cách xã hội, phần lớn người lao động không cần phải đến văn phòng làm việc, mà
được phép làm việc tại nhà. Do đó, người dân sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có không
gian sống hoàn hảo nhất, nhu cầu mua sắm giường, tủ phòng ngủ và tủ bếp tăng cao.
Trong khi đó, nhu cầu mua sắm bàn ghế, tủ văn phòng suy giảm.Tuy nhiên, từ cuối
năm 2022 đến nay, xu thế thị trường đã đảo ngược. Lạm phát cao ở Mỹ và EU làm
hạn chế chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu. Mặt khác, ngành bất động sản
tại Mỹ rơi vào trầm lắng, đã đẩy tiêu dùng đồ nội thất phòng ngủ và nhà bếp “lao dốc”
theo.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường rất mở đối với các mặt hàng gỗ của
Việt nam. Thặng dư thương mại các mặt hàng gỗ của Việt Nam từ thị trường này
khoảng trên 600 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam
vào thị trường này chủ yếu là các sản phẩm thô như dăm gỗ, các loại gỗ tròn/ đẽo
vuông thô và gỗ xẻ. Việt nam nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ khác nhau, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc là nguồn cung gỗ và sản phẩm
gỗ quan trọng nhất cho Việt nam tính về giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nguồn cung từ
Hoa Kỳ chủ yếu là các loại gỗ nguyên liệu (tròn, xẻ), nguồn cung từ Trung Quốc chủ
yếu là các loại ván và hai nguồn cung này có mức độ ổn định rất lớn.
Đối với ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất như sofa, kệ tủ tivi, bàn trà
sofa, tủ kệ sách…. có giá trị xuất khẩu trong năm 2022 đạt mức 16,01 tỷ USD - tăng
8,1% so với năm trước với thị trường chủ lực như:
● Hoa Kỳ đạt 8,66 tỷ USD – giảm 1.3%
● Trung Quốc đạt 2,15 tỷ USD – 43.8%
● Nhật Bản đạt 1,89 tỷ USD – tăng 31.4%
● Và cùng nhiều thị trường khác như EU và Hàn Quốc.

Hình 1.6: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất theo từng
thị trường
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến IIT (NHUNG)
Để ước lượng mức độ tác động của các yếu tố đến chỉ số thương mại nội ngành
(IIT) đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, nhóm đề xuất mô hình hồi quy
bên dưới:
IITxt = β0 + β1log(gdpx) + β2log(dpcgdpx) + β3log(fdix) + β4aiftax
Trong đó:
- IIT: thương mại nội ngành đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt
Nam và đối tác thương mại theo từng năm.
- x: các đối tác thương mại của Việt Nam; t = 2000 đến 2022.
- β1, …, β7: hệ số ước lượng.
- log(gdpx): chênh lệch tổng sản phẩm quốc nội giữa Việt Nam và các đối
tác thương mại.
- log(dpcgdpx): chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và
từng đối tác thương mại.
- log(fdix): đầu tư trực tiếp nước ngoài của các đối tác thương mại của Việt
Nam.
- aifta: (biến giả) Việt Nam có ký hiệp định thương mại tự do với từng đối
tác thương mại hay không (1 nếu có ký kết FTA, 0 nếu không có ký kết FTA).
Dữ liệu mà nhóm thu thập là dữ liệu bảng, với loại dữ liệu này, nhóm đã chọn
mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) để thực hiện ước lượng.
Kết quả ước lượng cho thấy, phương pháp bình phương biến giả bé nhất hai
chiều (LSDV two-way) là tốt nhất. Vì, giá trị R2 hiệu chỉnh từ phương pháp này là
cao nhất, bằng 0.6782. Điều này nghĩa là các biến độc lập giải thích được 67.82% sự
biến thiên của biến phụ thuộc. Phần còn lại 32.18% được giải thích bởi các biến ngoài
mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Bảng 2.6: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy
Biến Hệ số ước lượng

-3.427*
Hệ số chặn
(0.0769)

Chênh lệch GDP giữa Việt Nam và các 0.171***


đối tác thương mại (0.0002)

Chênh lệch thu nhập bình quân đầu


-0.103**
người giữa Việt Nam và các đối tác
(0.0335)
thương mại

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các đối -0.011


tác thương mại của Việt Nam (0.6665)

-0.074
Ký hiệp định thương mại tự do
(0.3614)
Ghi chú: (***), (**), và (*) lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 0.01, 0.05 và 0.1. Các sai số
chuẩn nằm trong ngoặc đơn.
Dựa vào bảng kết quả, sự chênh lệch GDP giữa Việt Nam và các đối tác thương
mại và sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và các đối tác
thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức 10% nên hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến chỉ
số thương mại nội ngành đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Các biến
còn lại không có ý nghĩa thống kê ở mức 10% nên các yếu tố này không ảnh hưởng
đến chỉ số IIT.
Mức độ tác động của hai biến gdp và dpcgdp có thể được giải thích như sau:
Với các điều kiện khác không đổi, khi sự chênh lệch GDP giữa Việt Nam và các
đối tác thương mại tăng 100% thì chỉ số thương mại nội ngành đối với ngành gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trung bình 0.171 đơn vị.
Với các điều kiện khác không đổi, khi sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu
người giữa Việt Nam và các đối tác thương tăng 100% thì chỉ số thương mại nội
ngành đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giảm trung bình 0.103 đơn vị.
3. Kết luận (VÂN)
Các số liệu thống kê và kết quả tính toán chỉ số nội ngành IIT cho thấy ngành gỗ nội
thất Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước đối tác chính trọng
điểm là Trung Quốc và Hoa Kỳ những nước Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia cũng là
một trong những người bạn hàng chủ lực. Bên cạnh đó, yếu tố thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam và đối tác thương mại tăng 100% thì thương mại nội ngành đối
với ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam và đối tác thương mại sẽ giảm trung bình
0.103 đơn vị. Kết quả này phản ánh đúng lý thuyết do sự khác biệt về thu nhập càng
lớn. thương mại nội ngành đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có khả
năng phát triển với các nước có chênh lệch GDP cao. Sản phẩm đồ nội thất không
phải là thế mạnh của Việt Nam, tuy vậy từ những cơ sỡ vật chất và thiết bị được trang
bị và cải tiến cùng các Hiệp định đã được ký kết là cơ hội, thời cơ hợp lý để Việt Nam
tiếp tục tăng cường và phát triển ngành hàng này. Vì vậy Việt Nam cần chú trọng đầu
tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm để đáp ứng được thị
hiếu của người tiêu dùng.
PHỤ LỤC
Call:
lm(formula = iit ~ log(gdp) + log(dpcgdp) + log(fdi) + aifta +
factor(countrycode) + factor(year), data = data)

Residuals:
Min 1Q Median 3Q Max
-0.36482 -0.09540 -0.00270 0.09135 0.37982

Coefficients:
Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)
(Intercept) -3.42677 1.91132 -1.793 0.076869 .
log(gdp) 0.17052 0.04300 3.965 0.000161 ***
log(dpcgdp) -0.10335 0.04776 -2.164 0.033529 *
log(fdi) -0.01148 0.02653 -0.433 0.666501
aifta -0.07365 0.08022 -0.918 0.361385
factor(countrycode)2 -0.31974 0.10559 -3.028 0.003334 **
factor(countrycode)3 -0.58417 0.08481 -6.888 0.00000000128 ***
factor(countrycode)4 -0.19410 0.09876 -1.965 0.052940 .
factor(countrycode)5 0.06024 0.05213 1.155 0.251439
factor(year)2001 0.12553 0.11685 1.074 0.286004
factor(year)2002 0.21306 0.11571 1.841 0.069383 .
factor(year)2003 0.38459 0.11837 3.249 0.001709 **
factor(year)2004 0.42587 0.11473 3.712 0.000384 ***
factor(year)2005 0.42545 0.11746 3.622 0.000518 ***
factor(year)2006 0.41963 0.12806 3.277 0.001568 **
factor(year)2007 0.37644 0.12285 3.064 0.002995 **
factor(year)2008 0.24278 0.12567 1.932 0.057009 .
factor(year)2009 0.17772 0.12268 1.449 0.151439
factor(year)2010 0.04645 0.11924 0.390 0.697910
factor(year)2011 0.05924 0.12321 0.481 0.632005
factor(year)2012 0.11515 0.11762 0.979 0.330598
factor(year)2013 0.18172 0.12000 1.514 0.133985
factor(year)2014 0.22385 0.11936 1.875 0.064480 .
factor(year)2015 0.21093 0.11912 1.771 0.080502 .
factor(year)2016 0.22952 0.11868 1.934 0.056755 .
factor(year)2017 0.28808 0.11960 2.409 0.018367 *
factor(year)2018 0.45678 0.12009 3.804 0.000282 ***
factor(year)2019 0.34483 0.11997 2.874 0.005215 **
factor(year)2020 0.28160 0.12805 2.199 0.030833 *
factor(year)2021 0.34219 0.12229 2.798 0.006474 **
factor(year)2022 0.38829 0.12134 3.200 0.001987 **
---
Signif. codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1

Residual standard error: 0.1648 on 78 degrees of freedom


(6 observations deleted due to missingness)
Multiple R-squared: 0.7676, Adjusted R-squared: 0.6782
F-statistic: 8.588 on 30 and 78 DF, p-value: 0.00000000000001269
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Balassa, B.(1966). Tariff reductions and trade in manufacturers among the industrial
countries. The American Economic Review, vol. 56, pp.466-473.
2. Vona, S. (1991). On the measurement of intra-industry trade: Some further
thoughts. Weltwirtschaftliches Archiv 127, 678-700.
3. Linh, H. T. D. (2022). Thương mại nội ngành hàng điện tử Việt Nam: phân tích dựa
trên chỉ số Grubel_Lloyd. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, vol. 20, No.4
4. Grubel, H. G. & Lloyd, P. J. (1975). Intra-industry trade: the theory and
measurement of international trade in differentiated products. Vol.12, Macmillan
London.
5. Duran, J. và Alvarez, A. (2008). Indicadores de comercio exterioty política
comercial: medidores de posicióny dinamismo commercial. Santiago de Chile:
CEPAL.
Masali, A. D. (2016). Intra-industry trade in manufacturing supply chain: An empirical assessment of
the India-ASEAN case. International Journal of Supply Chain Management, 5(2), 27-35.
Xin, W. A. N. G., & GYAN, K. A. (2020). Influencing Factors of China-Africa Intra-Industry Trade.
Journal of Applied Economic Sciences, 15(4).
6. Chương Phượng (2023). Nhu cầu thị trường thay đổi: Ngành gỗ phải đổi thay. Tạp
chí Kinh tế Việt Nam số 37-2023. Truy cập ngày 05/04/2024 tại:
https://vneconomy.vn/nhu-cau-thi-truong-thay-doi-nganh-go-phai-doi-thay.htm
7. Vũ Diệp Anh (2020). Thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc: trường
hợp ngành May mặc. Tạp chí Công thương điện tử - cơ quan thông tin lý luận của Bộ
Công thương. Truy cập ngày 05/04/2024 tại:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuong-mai-noi-nganh-giua-viet-nam-va-trung-q
uoc-truong-hop-nganh-may-mac-73925.htm
8. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2007. Truy cập ngày 05/04/2024:
https://agro.gov.vn/vn/tID7558_Tinh-hinh-xuat-khau-san-pham-go-nam-2007-.html
9. Phúc, T. X. và cộng sự (2018). Báo cáo Việt nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ: Thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững. Tạp chí Gỗ Việt. Truy cập ngày
05/04/2024 tại:
https://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/Bao%20cao%20tong%20quan-final.pdf
Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm năm 2021. Truy cập 05/04/2024 tại:
https://goviet.org.vn/bai-viet/bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-khau-go-va-san-pham-nam-2021-9
632.

Tình hình xuất nhập khẩu gỗ những tháng đầu năm 2022 và những thách. Truy cập
05/04/2024 tại:
https://vioit.org.vn/vn/tin-hoat-dong-nganh/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-go-nhung-thang-dau-na
m-2022-va-nhung-thach-thuc-trong-tinh-hinh-moi-4742.4056.html .

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH GỖ VIỆT NAM 2022. Truy cập 07/04/2024 tại:
https://innovativehub.com.vn/bao-cao-thi-truong-nganh-go-viet-nam-2022/.
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG
04/2021. Truy cập 05/04/2024 tại:
http://agro.gov.vn/vn/tID30451_-TiNH-HiNH-XUaT-NHaP-KHaU-Go-Va-SaN-PHaM-Go-CuA-
VIeT-NAM-TRONG-THaNG-042021-.html.

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM, (2019). Việt Nam
xuất nhập khẩu gỗ 2018: Một năm nhìn lại và xu hướng 2019. Truy cập 05/04/2024 tại:
https://goviet.org.vn/bai-viet/viet-nam-xuat-nhap-khau-go-2018-mot-nam-nhin-lai-va-xu-huon
g-2019-8947

Hạnh, V. T., & Vương, N. Q. (2021). XUẤT KHẨU GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH EVFTA: NHẬN DIỆN VÀ XẾP HẠNG CÁC
THUẬN LỢI VÀ RÀO CẢN. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International
Economics and Management), (138), 42-62.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ, (2024). Thủ tướng chỉ thị phát triển du lịch toàn
diện, nhanh và bền vững. Truy cập 05/04/2024 tại:
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-chi-thi-08-ct-ttg-ve-phat-trien-du-lich-toan-di
en-nhanh-va-ben-vung-119240224073733538.htm

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ, (2007). Quyết định số 18/2007/QĐ-TTG của
Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006
- 2020. Truy cập 05/04/2024 tại:
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=20355

You might also like