You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN SÁP NHẬP MUA LẠI VÀ THOÁI VỐN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THƯƠNG VỤ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

GIỮA 2 HÃNG XE PORSCHE VÀ VOLKSWAGEN

Giảng viên: Ths. Từ Thị Kim Thoa

Lớp: 24D1MER60503003

Họ và tên MSSV

Nhữ Thị Hải 522202111151

Nguyễn Văn Hồng 522202111162

Nguyễn Văn Duy 522202111142

Huỳnh Tấn Phát 522202111224

Mai Hoàng Oanh 522202111218


Mục lục
Lời mở đầu.....................................................................................................................................3
1. Tổng quan về hai Công ty...........................................................................................................3
1.1 Giới thiệu về công ty Porsche-Bidder.....................................................................................3
1.2 Giới thiệu về công ty Volkswagen-Target...............................................................................3
1.3 Tình hình tài chính và hoạt động...........................................................................................3
2. Thương vụ M&A giữa Porsche và Volkswagen...........................................................................8
2.1 Tại sao Porsche lại cố gắng tiếp quản Volkswagen vào năm 2008?.........................................8
2.2 Diễn biến thương vụ..............................................................................................................9
2.3 Kết quả thương vụ:.............................................................................................................12
3. Biện pháp phòng chống và thâu tóm thù địch............................................................................13
3.1 Biện pháp phòng thủ của công ty Volkswagen......................................................................13
3.2 Biện pháp chống của công ty Volkswagen............................................................................15
3.3 Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng-chống..............................................................16
Lời mở đầu
Nói về mua bán và sáp nhập (M&A) thương hiệu, không thể bỏ qua thương vụ đình đám
giữa Porsche AG và Volkswagen. Porsche AG là một công ty chuyên sản xuất xe hơi thể thao
hạng sang của Đức. Còn Volkswagen là nhà sản xuất xe chở khách và xe thương mại với danh
mục thương hiệu mạnh mẽ chiếm 9,8% thị phần xe du lịch thế giới.
Trước đây, Porsche và Volkswagen đã từng là những anh em thân thiết kể từ ngày được
thành lập, nhưng lại có giai đoạn cả 2 “đấu đá” thâu tóm lẫn nhau trong suốt thời gian dài. Và
cuối cùng, Porsche đã đành chấp nhận trở thành một phần của Volkswagen.

1. Tổng quan về hai Công ty

1.1 Giới thiệu về công ty Porsche-Bidder


Porsche - huyền thoại xe sang, từ kẻ thâu tóm thành người bị thâu tóm.
Porsche được thành lập vào năm 1931 bởi Ferdinand Porsche, một kỹ sư tài năng người
Áo. Ban đầu là một công ty tư vấn thiết kế ô tô, Porsche đã thiết kế chiếc Volkswagen Beetle
theo đơn đặt hàng của Adolf Hitler.
Khi Ferry Porsche, con trai của Ferdinand, không thể tìm được một chiếc xe thể thao theo
ý thích của mình, Porsche bắt đầu tự chế tạo ô tô. Ferry Porsche thành lập Porsche AG vào năm
1948 - Porsche cho ra mắt chiếc xe thể thao đầu tiên của mình, là chiếc 356. Chiếc xe này đã
nhanh chóng trở thành một biểu tượng của Porsche, và mở ra một kỷ nguyên mới cho hãng xe
này.
Trong những năm sau đó, Porsche tiếp tục cho ra mắt nhiều mẫu xe thể thao thành công
khác, bao gồm 911, 912, 914, và 917. Các mẫu xe này đã giúp Porsche khẳng định vị thế là một
trong những nhà sản xuất xe thể thao hàng đầu thế giới.

1.2 Giới thiệu về công ty Volkswagen-Target


Volkswagen được thành lập vào năm 1938 bởi Adolf Hitler, với mục đích sản xuất một
chiếc xe hơi giá rẻ dành cho người dân Đức. Volkswagen thiết kế, chế tạo, sản xuất và phân phối
chở khách và xe thương mại, dưới các thương hiệu: Audi, Bentley, Bugatti, Lamborghini,
Porsche, SEAT, Škoda và Volkswagen; xe gắn máy với thương hiệu Ducati; xe thương mại với
thương hiệu MAN, Scania và Xe thương mại Volkswagen. Volkswagen là tập đoàn sản xuất ô tô
duy trì vị thế nắm giữ thị phần lớn nhất trong thị trường ô tô tại châu Âu trên hai thập kỷ.

1.3 Tình hình tài chính và hoạt động


Năm 2005, Volkswagen bán được 5 triệu ô tô và có vốn hóa thị trường là 16 tỷ euro (giá
trị sổ sách là 24 tỷ euro). Cùng năm đó, Porsche bán được 90.000 xe và có giá trị vốn hóa thị
trường là 11 tỷ euro (giá trị sổ sách là 3.4 tỷ euro)
Porsche:
Cơ cấu nợ vay/vốn chủ sở hữu của Porsche năm 2003 đến 2012:

Biểu đồ cơ cấu nợ/vốn chủ sở hữu Porsche

Bảng tổng hợp nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Porsche

YEAR 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Equity 1.755 2.323 3.420


5.376 9.481 16.846 48.479 15.197 21.645 30.150

Liabilities 4.560 5.795 6.290


9.253 13.851 28.731 165.086 12.955 11.320 1.061

Total 6.315 8.118 9.710


14.629 23.332 45.577 213.565 28.152 32.965 31.211
Nguồn: Báo cáo thường niên Porsche
Tình hình hoạt động kinh doanh của Porsche từ 2003 đến 2012:

Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của Porsche

Bảng tổng hợp doanh thu, lợi nhuận giai đoạn 2003 - 2012

Year 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Revenue

5.463 6.326 7.296 7.530 7.778 55.974 - - -

Other
operating
income/ex (1.0
penses 34) (971) (664) 2.664 6.029 (9.907) 6.545 227 7.905

Financial
income
(net) 30 20 (7) (105) (148) (1.484) (673) (185) (30)

Net Profit
after tax
565 779 1.393 4.242 6.392 (3.578) 5.741 59 7.829

Với doanh thu trung bình từ năm 2003 đến 2008 chỉ khoảng 8% so với doanh thu của
Volkswagen, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giai đoạn này của Porsche bằng 103% so với lợi
nhuận của Volkswagen.
Lợi nhuận hoạt động của Porsche tăng từ 1.204 triệu năm 2002 lên 1.832 triệu năm 2006,
đạt tốc độ tăng trưởng 52,1%. Lợi nhuận ròng của công ty cũng tăng lên 1.368 triệu USD vào
năm 2006, tăng 74,8% so với năm 2005.
Hạn chế: Quy mô nhà máy sản xuất không đủ lớn nên nhiều quy trình sản xuất được thuê
ngoài.
Thế mạnh: phát triển, sản xuất động cơ, kiểm soát chất lượng và doanh thu bán xe nằm
trên top những thương hiệu xe sang.

Khả năng sinh lợi cao đáng kinh ngạc của Porsche:

Nguồn: Báo cáo thường niên Porsche

Từ đồ thị trên có thể thấy Porsche có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trước khi thâu tóm cao
hơn nhiều so với Volkswagen, một trong những nguyên nhân đến từ phân khúc khách hàng của
Porsche tập trung chủ yếu là xe thể thao, địa hình mới; trong khi Volkswagen phân khúc khách
hàng là xe chở khách cũng như các dòng xe giá bình dân tiếp cận đến hầu hết người dân tầm
trung.
Volkswagen:
Tình hình tài chính của Volkswagen giai đoạn 2004 đến 2012:

Đơn vị tính: € million

Year 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Sales
revenue 88.963 95.268 104.875 108.897 113.808 105.187 126.875 159.337 192.676

Earnings
after tax 716 1.120 1.955 4.122 4.688 911 7.227 15.800 21.885

Cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu của Volkswagen


Year 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Equity 23. 2 31. 3 3 48 63. 8


22.681 647 6.959 938 7.388 7.431 .712 354 1.825

Liabilities 104. 109 109 113.4 130 139 150. 190.2 227
922 .434 .644 19 .531 .749 681 73 .818

Total 127. 133 136 145. 167 177 199. 253.6 309
603 .081 .603 357 .919 .180 393 27 .643
Nguồn: Báo cáo thường niên Volkswagen

Tác động của “luật VW” khiến cho VW ngày càng trở nên kém hiệu quả và bước vào thế
kỷ 21 với lực lượng lao động dồi dào, chi phí sản xuất cao nhất và tuần làm việc ngắn nhất [32
giờ] trong ngành ô tô toàn cầu.
Lợi nhuận 484 triệu USD trên doanh thu 55,4 tỷ trong nửa đầu năm 2005, tỷ suất lợi
nhuận của VW chỉ ở mức dưới 1%. Trong khi doanh thu của Volkswagen hàng năm gấp 15 lần
Porsche nhưng tỷ suất lợi nhuận của Porsche lại lớn hơn VW tới 7 lần.

2. Thương vụ M&A giữa Porsche và Volkswagen

2.1 Tại sao Porsche lại cố gắng tiếp quản Volkswagen vào năm 2008?
Vào ngày 25 tháng 9 năm 2005, Porsche thông báo rằng họ đang tìm cách mua lại khoảng
20% cổ phần của vốn cổ phần của Volkswagen AG, Wolfsburg. Porsche tuyên bố trong thông
báo rằng Volkswagen không chỉ là đối tác phát triển quan trọng của Porsche mà còn là nhà cung
cấp quan trọng cho khoảng 30% doanh số bán hàng của Porsche. Theo lời của Giám đốc điều
hành Porsche: "Khi thực hiện khoản đầu tư này, chúng tôi mong muốn đảm bảo mối quan hệ
kinh doanh của mình với Volkswagen và đóng góp đáng kể vào các kế hoạch tương lai của
chúng tôi một cách lâu dài và lâu dài. Porsche có đủ khả năng tài trợ cho việc mua lại cổ phần
theo kế hoạch tại Volkswagen. Porsche tin tưởng rằng khoản đầu tư này sẽ mang lại lợi nhuận
cho cả hai bên.

Việc mua lại Volkswagen là đối tác sản xuất và công nghệ quan trọng, mang lại hơn 1/3
doanh số bán hàng của Porsche sẽ củng cố sức mạnh của hãng xe này, khoản đầu tư sẽ đảm bảo
sự độc lập của Porsche trong vài thập kỷ tới.

Động lực thúc đẩy thương vụ đến từ thông tin hủy bỏ 'Luật VW' có thể dễ dàng khiến
Volkswagen trở thành nạn nhân của sự tiếp quản thù địch của các nhà đầu tư, điều này có thể gây
ra mối đe dọa cho việc tiếp tục hợp tác giữa Porsche và Volkswagen về lâu dài.
Chủ tịch Porsche thừa nhận không muốn đối mặt với tình huống như vậy mà không
chuẩn bị trước. Bằng việc tham gia vào VW, Porsche đã loại bỏ nguy cơ xảy ra điều đó và giúp
đảm bảo sự hợp tác với Volkswagen.

Một số nội dung chính của “Luật VW”:

Luật VW hay còn gọi là Đạo luật Lower Saxony của Đức ngăn cản thiểu số nắm giữ 20%
cổ phần của Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, so với 25% cổ phần cần thiết ở các
công ty Đức khác.

Luật quy định rằng việc lắp đặt hoặc di dời một nhà máy ô tô Volkswagen ở Đức phải
được sự chấp thuận của đại diện nhân viên trong ban giám sát của Volkswagen.

Các quan chức Đức đã thực hiện ít thay đổi nhất có thể đối với luật mới, cho rằng nên
duy trì các trường hợp đặc biệt đối với Volkswagen và biểu tượng công nghiệp ở nước này.

2.2 Diễn biến thương vụ


Cơ cấu cổ đông của Volkswagen trước khi Porsche gia nhập:

Nguồn: Báo cáo thường niên 2004


Trước khi Porsche bắt đầu mua lại Volkswagen, cổ đông lớn nhất là nhà đầu tư tổ chức nước
ngoài nắm giữ 28% trong cơ cấu cổ đông, tiếp đến là Bang Lower Saxony chiếm 13.7% trong cơ
cấu cổ phần của Volkswagen.
Porsche nỗ lực mua lại Volkswagen theo 04 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bắt đầu mua vào và nâng sở hữu lên 18,5%
Trước ngày 25/09/2005, Porsche đã mua được 5% cổ phần phổ thông của Volkswagen
thông qua giao dịch quyền chọn và chưa vượt ngưỡng thông báo.
Ngày 25/09/2005 Porsche tuyên bố tham gia vào Volkswagen. Sau đó, nâng tỷ lệ sở hữu cổ
phiếu lên 18,5%, công ty có quyền chọn (Options) thêm 3,4%.

Giai đoạn 2: Tiến tới mốc 30% (tháng 11 năm 2006)


Để thực hiện được điều này, Porsche đã không trực tiếp mua cổ phiếu Volkswagen: Thay
vào đó, hãng (một lần nữa) hành động thông qua quyền chọn. Bằng cách này, Porsche đã “lẻn”
đạt được mốc 30% một cách hiệu quả trong vòng một năm.
Tỷ lệ cổ phiếu 18,5% giai đoạn 1 đã tăng lên 21% và vào tháng 11 năm 2006, công ty đã thực
hiện quyền chọn cổ phiếu phổ thông của VW ở mức khoảng 4%, với tổng số cổ phiếu nắm giữ là
hơn 25%.
Sau đó,thị phần của Porsche tăng lên 27,4%, đồng thời HDQT cho phép nâng tỷ lệ lên tới 29,9%.

Giai đoạn 3: Vượt rào cản 30%


Tháng 03/2007, Porsche tăng sở hữu lên 30,9% bằng quyền chọn, ưu đãi bắt buộc đối với
người nắm giữ cổ phiếu VW được giới hạn ở mức giá tối thiểu do pháp luật quy định.
Tháng 09/2008, Porsche tăng tỷ lệ sở hữu lên 35,14%, đa số HDQT đã đồng ý.

Giai đoạn 4: Nâng sở hữu trên 75%


Tháng 10/2008, Porsche SE cho biết họ nắm giữ cổ phiếu 42,6% tại VW, ngoài ra còn có
các quyền chọn mua là 31,5% và công bố kế hoạch cho một thỏa thuận "thống trị".
Tháng 01/2009 Porsche mua lại phần lớn cổ phần của VW nâng tỷ lệ sở hữu lên 50,76%
và xác nhận kế hoạch tăng tỷ lệ cổ phần lên 75% sau này nếu điều kiện cho phép.
Tháng 5/2009 Porsche SE từ bỏ kế hoạch tiếp quản Volkswagen và thay vào đó họ sẽ theo đuổi
việc sáp nhập với nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu. Chủ tịch Volkswagen Piech cho biết
Porsche phải kiểm soát được khoản nợ 9 tỷ euro trước khi có thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Tháng 7/2009 Chủ tịch Porsche SE Wolfgang Porsche, anh họ của Piech, triệu tập một
cuộc họp ban giám sát bất thường vào ngày 23 tháng 7 để thảo luận về khả năng bán cổ phần của
Porsche SE cho Qatar trị giá hơn 5 tỷ euro. Đề xuất của hội đồng quản trị Porsche nhằm chuẩn bị
tăng vốn ít nhất 5 tỷ euro (5 tỷ USD) bằng tiền mặt và/hoặc đóng góp bằng hiện vật, đã được ban
giám sát chấp thuận, tạo tiền đề cho việc sáp nhập với Volkswagen.
Ở chiều ngược lại, Tháng 12/2009 Volkswagen cho biết họ đã mua 49,9% cổ phần kinh
doanh xe thể thao Porsche AG của Porsche SE với giá 3,9 tỷ euro.
Cấu trúc sở hữu của VW tại thời điểm 31/12/2009 như sau:

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009

Tại ngày 31/12/2009, Porsche Automobil Holding SE chỉ mới nắm giữ 50,74% quyền biểu
quyết. Cổ đông lớn thứ 2 là The State of Lower Saxony nắm giữa 20,01% tỷ lệ biểu quyết.

Trong năm này, Qatar Holding LLC mua lại cổ phần của Volkswagen AG và đạt được 17%
quyền biểu quyết trở thành cổ đông lớn thứ 3 làm cho cuộc đua thâu tóm càng trở nên khó khăn
hơn nữa.

Năm 2010

Tháng 1 - Một nhóm quỹ đầu tư kiện Porsche SE và hai cựu giám đốc điều hành hàng
đầu của hãng này, cáo buộc họ gian lận trong một đợt "short squeeze" ép bán khống khiến quỹ
mất hơn 1 tỷ USD từ nỗ lực tiếp quản Volkswagen AG của Porsche vào năm 2008. Tháng 4 -
Elliott Associates, L.P. cho biết vụ kiện gian lận và thao túng chứng khoán chống lại Porsche SE
đã trở nên lớn hơn, họ đang đòi khoản lỗ hơn 2 tỷ USD và 18 quỹ đầu tư đã tham gia vụ kiện.
Tháng 10 - Công ty sở hữu Porsche SE cho biết hãng này có thể không được sáp nhập vào
Volkswagen vào cuối năm 2011 như kế hoạch do một số vấn đề pháp lý và thuế chưa được giải
quyết liên quan đến thương vụ này.

Tháng 7/2012 - Volkswagen đồng ý mua 50,1% cổ phần còn lại của Porsche AG từ
Porsche SE với giá khoảng 4,5 tỷ euro. Porsche AG, nhà sản xuất ô tô, hiện thuộc sở hữu hoàn
toàn của Volkswagen AG, trong khi Porsche SE, do gia đình Porsche và Piech kiểm soát, là cổ
đông lớn nhất của Volkswagen và nắm giữ đa số quyền biểu quyết.

2.3 Kết quả thương vụ:

Tháng 7/2012 - Volkswagen đồng ý mua 50,1% cổ phần còn lại của Porsche AG từ
Porsche SE với giá 4.5 tỷ euro (Porsche AG, nhà sản xuất ô tô, hiện thuộc sở hữu hoàn toàn của
Volkswagen AG, trong khi Porsche SE, do gia đình Porsche và Piech kiểm soát, là cổ đông lớn
nhất của Volkswagen và nắm giữ đa số quyền biểu quyết.

Vật tại sao Porsche thất bại trong việc tiếp quản Volkswagen vào năm 2008?
Porsche đã sử dụng đòn bẩy tài chính thuần túy kết hợp với hoạt động đầu cơ để cố gắng
giành quyền kiểm soát Volkswagen. Điều này dẫn đến nợ phải trả trong giai đoạn này đã tăng
vọt. Trước thâu tóm năm 2005 tổng nợ phải trả là khoảng 5,8 tỷ €, đến 31/07/2009 đã tăng lên
hơn 26 lần tương đương 165 tỷ €.
Thêm vào đó, rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 dẫn đến doanh số của Porsche
suy giảm đáng kể bên cạnh đó phân khúc khách hàng chỉ bán những sản phẩm xa xỉ nên bị ảnh
hưởng hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Với bối cảnh đó, thị trường tín dụng mới sau
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn cho vay mới khắc khe hơn nên
việc tiếp cận nợ vay của Porches khó khăn hơn rất nhiều.

3. Biện pháp phòng chống và thâu tóm thù địch.

3.1 Biện pháp phòng thủ của công ty Volkswagen

Cổ đông được bán với giá cao hơn (Back-end)

Cổ phiếu được neo ở mức giá cao hơn

CEO của Porsche Wiedeking đã đặt mục tiêu tiếp quản VW. Năm 2005, Porsche tuyên
bố đã mua 20% cổ phần của VW. Lời nói chính thức vào thời điểm đó là không phải để tiếp quản
VW mà là giúp họ duy trì sự độc lập. Giá cổ phiếu vẫn ổn định. “khi Porsche đổ hàng tỷ USD
vào một trong những công ty ô tô có lợi nhuận thấp nhất ở châu Âu”.

Năm 2006, Porsche tăng cổ phần của họ tại VW lên 25%. Tất cả trong khi vẫn khẳng
định rằng họ không tiếp quản VW. Năm 2007 Porsche có 31% cổ phần của VW. Tại thời điểm
này, giá cổ phiếu của VW đã tăng gấp đôi kể từ khi Porsche bắt đầu mua lại nó.

Đến năm 2008, Porsche được ban giám đốc ủy quyền mua lại 50% cổ phần của VW.
“Volkswagen, lúc đó rất yếu về mặt tài chính, đã tăng giá trị nhờ Porsche. Các quỹ phòng hộ
đang thèm khát cơ hội bán khống này. Họ chỉ biết rằng nó chắc chắn sẽ đi xuống vào một lúc
nào đó”. Các quỹ phòng hộ đã đưa ra các khoản vay để bán khống VW. Tuy nhiên, đến tháng 10
năm 2008, Porsche đã sở hữu 42.6% cổ phiếu của VW và quyền chọn mua 31.5% cổ phiếu, tổng
cộng là 74.1% cổ phần của VW. Còn lại sở hữu 20.2% thuộc về Bang Lower Saxony và 5.7%
nằm trong các quỹ chỉ số. Đã đến lúc các quỹ phòng hộ phải hoảng sợ. Không có đủ cổ phiếu
còn lại trên thị trường như dự định bán khống. Thế là việc mua sắm hoảng loạn bắt đầu. “Sự
khan hiếm trầm trọng của cổ phiếu so với nhu cầu đã khiến giá cổ phiếu tăng vọt từ 200 USD lên
1.000 USD. Chỉ trong một ngày”.
Cổ phiếu giá trị nhất thế giới
Giá cổ phiếu của Volkswagen tiếp tục có xu hướng tăng lên - bất chấp kết quả kinh
doanh không khả quan của công ty. Nhà đầu tư tin rằng Porsche sẽ tiếp tục mua cổ phiếu và thúc
đẩy nhu cầu về cổ phiếu này tăng lên.

Mua quyền chọn mua cổ phiếu và vị thế bán khống

Porsche đã mua quyền chọn mua từ các ngân hàng

Các quỹ phòng hộ thực hiện bán khống cổ phiếu

Ngoài ra, Porsche phải vay số tiền lớn để mua cổ phiếu VW. Điều này dẫn đến việc họ
phải gánh khoản nợ 13 tỷ đồng và các ngân hàng đang đòi nợ.
Lúc này Porsche cần nguồn tài trợ để đảm bảo tình hình tài chính của mình. Porsche tìm
được một số nhà đầu tư giàu có Qatar Sẽ cho họ vay tiền. Nhưng chính phủ Đức lại can thiệp và
ngăn chặn thỏa thuận bằng quyền phủ quyết của họ. Ferdinand Piech, Chairman của VW đứng
về phía chính phủ. Sau đó, ông thuyết phục các nhà đầu tư từ Qatar gửi tiền cho VW thay vì
Porsche.

Điều này khiến Porsche rơi vào tình thế và Piech đề xuất sáp nhập Porsche vào VW và
hoạt động dưới tên VW.
3.2 Biện pháp chống của công ty Volkswagen
Chiến lược cho công ty Porsche Vay nợ (Lock-up Option)

Porsche đang ở trong tình thế rất khó khăn. Tài sản chính của họ là cổ phiếu họ nắm giữ ở
Volkswagen. Những cổ phiếu đó chỉ có giá trị vì thị trường kỳ vọng rằng Porsche sẽ tiếp tục mua
hết cổ phiếu Volkswagen; và nếu họ làm vậy thì việc mua lại phần còn lại của công ty sẽ rất tốn
kém. Nếu Porsche ngừng mua cổ phiếu Volkswagen, giá cổ phiếu Volkswagen sẽ giảm mạnh,
giá trị phần lớn tài sản của Porsche sẽ giảm và công ty sẽ thua lỗ lớn.

Kịch bản này có vẻ rất tồi tệ đối với các chủ nợ của Porsche - và đến thời điểm hiện tại, đã có rất
nhiều chủ nợ. Đến mùa xuân năm 2009, Porsche đã gánh khoản nợ 13 tỷ USD. Đây không phải
là một khoản nợ khổng lồ khi họ kiếm được lợi nhuận hoạt động 2 tỷ USD mỗi năm từ việc bán
xe Porsche và sở hữu hơn một nửa Volkswagen, nhưng để có thể mua phần còn lại của
Volkswagen, cần có nhiều nguồn vốn hơn.

Vào cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính lớn đã xảy ra và tất cả các ngân hàng đã dừng
cấp vốn mới cho Porsche hoặc cho phép công ty đảo nợ khi đến hạn; trong mọi trường hợp, họ
không còn quan tâm đến việc tài trợ cho một kế hoạch đầu cơ nhằm dồn ép thị trường cổ phiếu
Volkswagen.

Các khoản nợ của Porsche sắp đến hạn sớm hơn nhiều so với dự kiến. Và không chỉ vậy - sau
nhiều năm doanh số bán ô tô tăng trưởng ổn định, hoạt động kinh doanh cốt lõi là bán ô tô của
Porsche đã bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái kinh tế và doanh số bán ô tô giảm 27% trong một
năm .

Một động thái tài chính từng được coi là “tuyệt vời” chỉ vài tháng trước đó giờ đã trở thành một
quyết định sai lầm: Porsche đã hết tiền. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2009 , khoản thanh toán khoản
vay trị giá 13 tỷ đô la đã đến hạn. Mặc dù trước đây việc tái cấp vốn cho số tiền này là một vấn
đề bình thường nhưng lần này các ngân hàng không còn quan tâm nữa. Hơn nữa, Porsche còn nợ
tiền của 15 ngân hàng khác nhau, mỗi ngân hàng đều có thể khiến công ty phá sản.

Porsche cần thêm vốn để trả phần khoản vay hiện đến hạn. Khoản vay đó đến từ Volkswagen,
do Chủ tịch Ferdinand Piëch của dàn xếp. Ngày 23/3, các thành viên hội đồng quản trị của
Volkswagen ký: khoản vay khẩn cấp 700 triệu euro từ Volkswagen, khoảng 950 triệu USD vào
thời điểm đó cho Porsche vay.

Trong chớp mắt, Porsche từ kẻ săn mồi trở thành con mồi. Từng chuẩn bị mua lại Volkswagen,
Porsche giờ đây đã phải vay họ hàng tỷ đô la chỉ 5 tháng sau đó.

Chiến lược phản công (Pac-man Defenses)


Porsche đã cố gắng mua số lượng cổ phiếu kiểm soát của Volkswagen. Nhưng khi cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, Volkswagen đã có thể quay lại và mua cổ phiếu Porsche giá rẻ
để nắm quyền kiểm soát. Năm 2012, Volkswagen vượt mặt hoàn toàn Porsche với chiến lược
Pac-Man.

3.3 Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng-chống

CEO Porsche tự tin sẽ thâu tóm được VW,


Kỳ vọng giá trị hợp lực khi 2 sáp nhập
TÀI LIỆU THẢM KHẢO

Biện pháp chống


https://amp.dw.com/en/new-volkswagen-law-takes-effect-says-german-ministry/a-3866568

https://www.dw.com/en/eu-to-challenge-germanys-new-volkswagen-law/a-3791937

https://www.theguardian.com/business/2009/may/26/porsche-volkswagen-loan-finances

https://www-theguardian-com.translate.goog/business/2008/oct/29/vw-volkswagen-porsche-
takeover?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=wapp

https://www.spiegel.de/international/business/the-vw-debt-trap-has-porsche-bitten-off-more-
than-it-can-chew-a-620020.html

https://rennlist-com.translate.goog/articles/porsche-vw-and-hedge-funds-how-vw-ended-up-
owning-porsche/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=wapp

https://corporatefinanceinstitute.com/resources/valuation/creeping-takeover/

Biện pháp phòng

https://efinancemanagement-com.translate.goog/mergers-and-acquisitions/pac-man-defense?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=wapp

You might also like