You are on page 1of 4

MODULE 9: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

Họ và tên: Phạm Ngọc Mai Phương

Lớp: 23E2

Câu 1: Hãy nêu cơ sở phân định từ loại và kết quả phân chia từ loại trong
tiếng Việt. Chọn 2 câu thơ, xác định các loại từ (danh từ, động từ, tính
từ…) trong hai câu thơ đó.

* Từ loại Tiếng Việt


- Cơ sở phân chia từ loại:
+ Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp
+ Kết quả phân chia từ loại tiếng Việt
- Vốn từ Tiếng Việt có thể xếp vào 10 loại: Danh từ, Động từ, Tính từ, Số từ,
Đại từ, Phụ từ, Kết từ, Trợ từ, Tình thái từ, Thán từ
- Ví Dụ: 2 câu thơ
“Hãy nói rằng con thương mẹ
Chỉ thế thôi mẹ mãn nguyện rồi.”
- Phân tích:
+ Danh từ: Mẹ, con
+ Động từ: Nói rằng, thương
+ Tính từ: Mãn nguyện
+ Đại từ thay thế: Thế
+ Phụ từ chỉ mệnh lệnh: Hãy
+ Phụ từ chỉ sự hoàn thành: Rồi

Câu 2: Thế nào là cụm danh từ? Lấy 5 ví dụ cụm danh từ và phân tích
cấu tạo của 5 cụm danh từ đó.

- Cụm danh từ là cụm từ có danh từ làm thành tố chính.


- Ví dụ:
+ Những vấn đề ấy
+ Các sinh viên
+ Tư tưởng lạc hậu ấy
+ Tất cả những cái con gấu nâu ấy
+ Truyền thống quý báu ấy
- Phân tích cấu tạo
STT Cụm danh Phụ trước Trung tâm Phụ sau
từ
-3 -2 -1 0 1 2
Tổng Số Từ Danh Danh từ TT hạn Chỉ
lượng lượng chỉ từ đơn chung định định
xuất vị
1 Tư tưởng lạc Tư tưởng Lạc hậu Ấy
hậu ấy
2 Tất cả Tất cả Những Cái Con Gấu Nâu Ấy
những cái
con gấu nâu
ấy
3 Truyền Truyền Quý Ấy
thống quý thống báu
báu ấy
4 Những vấn Những Vấn đề Ấy
đề ấy
5 Các sinh Các Sinh viên
viên

Câu 3: Thế nào là cụm động từ. Lấy 5 ví dụ cụm động từ và phân tích cấu
tạo của 5 cụm động từ đó.

- Cụm động từ là cụm từ có danh từ làm thành tố chính


- Ví dụ:
+ Đang đọc sách
+ Đều ngồi xem phim
+ Không ăn cơm
+ Đừng hút thuốc lá
+ Không thích lắm

- Phân tích cấu tạo:


STT Cụm động từ Phụ trước Trung tâm Phụ sau
1 Đang đọc sách Đang Đọc Sách
2 Đều ngồi xem phim Đều Ngồi xem Phim
3 Không ăn cơm Không Ăn Cơm
4 Đừng hút thuốc lá Đừng Hút Thuốc lá
5 Không thích lắm Không Thích Lắm

Câu 4: Thế nào là câu đơn đặc biệt? Có mấy loại câu đơn đặc biệt trong
tiếng Việt? cho ví dụ minh hoạ.

- Câu đặc biệt: Là một kiến trúc kín tự thân, chỉ chứa một trung tâm cú pháp
chính.
- Phân loại: 2 loại câu đơn đặc biệt trong tiếng Việt
+ Câu đặc biệt danh từ
+ Câu đặc biệt vị từ
- Ví dụ:
+ Chân đèo Hải Vân
+ Trên giường vất hai cái chăn
+ Im lặng một lúc lâu

Câu 5: Thế nào là câu ghép? Trình bày các kiểu câu ghép trong tiếng Việt.

- Câu ghép: Là câu có từ 2 kết cấu chủ-vị nòng cốt trở lên, không bao hàm
lẫn nhau, liên hệ với nhau bằng những quan hệ ngữ pháp nhất định.
- Có 5 loại câu ghép:
1. Đẳng lập: Dùng các kết từ bình đẳng như và, mà, còn, hay/hoặc là....
2. Chính phụ: Dùng các kết từ chính phụ (4 kiểu: nguyên nhân, điều kiện,
mục đích, nhượng bộ)
3. Qua lại: Dùng cặp phụ từ liên kết như Không những...mà còn, có...mới,
vừa....đã, chưa....đã, càng...càng
4. Chuỗi: Không dùng kết từ và cặp phụ từ liên kết
5. Lồng

You might also like