You are on page 1of 31

CHỦ ĐỀ 11

CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC


CHỦ ĐỀ 11: CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

MỤC TIÊU
1. Hiểu khái niệm đạo đức và các đặc điểm của đạo đức cũng như
hành vi đạo đức.
2. Xác định được các tiêu chuẩn và các yếu tố cấu thành hành vi đạo
đức.
3. Vận dụng hiểu biết về đạo đức và hành vi đạo đức để định hướng
giáo dục đạo đức cho học sinh, cũng như giáo dục các trường hợp học
sinh có hành vi lệch chuẩn.
CHỦ ĐỀ 11: CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Sơn và các tác giả khác, Giáo trình Tâm lí học Giáo
dục, chương 2, mục 2.1. & 2.2., trang 23-45, NXB ĐHSPHN, 2015
2. Lê Minh Nguyệt, Trần Quốc Thành, Khúc Năng Toàn (Đồng cb),
Hướng dẫn học Tâm lí học giáo dục, NXBĐHSPHN ,2021
3. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001). Tâm lý học
lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQGHN.
CHỦ ĐỀ 11: CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

NỘI DUNG CƠ BẢN


1. Khái niệm đạo đức
2. Hành vi đạo đức
3. Giáo dục đạo đức học sinh
4. Giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
CHỦ ĐỀ 11: CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

HÌNH THỨC HỌC


NỘI DUNG HỌC TRÊN HỌC TRÊN
LỚP FITEL

Khái niệm đạo đức x


Hành vi đạo đức x
Giáo dục đạo đức cho học sinh x
Giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn x
Suy ngẫm
Thảo luận
1. Clip đề cập đến những điều gì?
2. Hành vi nào là hành vi đạo đức? Vì sao?
3. Hành vi nào là hành vi phi đạo đức? Vì sao?
4. Liên hệ với thực tiễn.
I Đạo đức và hành vi đạo đức

II Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

III Con đường giáo dục đạo đức cho HS hiện nay

IV Một số lưu ý trong giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn

8
I Đạo đức và hành vi đạo đức
1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO ĐỨC

Là hệ thống những chuẩn mực biểu Tính lịch sử


hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi
ích của bản thân với lợi ích của người Tính tự giác
khác và của cả xã hội
Tính tự chủ

Tính thể hiện thái độ

Tính định hướng, điều khiển và điều chỉnh

9
DẠY TRẺ BIẾT YÊU THƯƠNG VÀ SAN SẺ
“TỨ ĐỨC” TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
II. Hành vi đạo đức – tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức
2. Hành vi đạo đức 3. Tiêu chuẩn đánh giá hành
Là một hành động tự giác được
vi đạo đức
thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa Tính tự giác của hành vi
về mặt đạo đức.

Tính có ích của hành vi

Tính không vụ lợi của hành vi

12
II Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

Tri thức Niềm tin

Tình cảm Động cơ

Thiện chí Thói quen

15
II Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

1
Tri thức đạo đức

Là sự hiểu biết của con người về Là sự tin tưởng vững chắc, sâu sắc
những chuẩn mực đạo đức quy định của con người vào tính chính nghĩa
hành vi của họ trong mối quan hệ với và tính chân lý của các chuẩn mực
người khác và với xã hội đạo đức và thừa nhận tính tất yếu
phải tôn trọng triệt để các chuẩn
mực đó

16
II Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

3 4
Tình cảm đạo đức Động cơ đạo đức

Là thái độ rung cảm đối với hành Là yếu tố tâm lý bên trong đã được
vi của người khác và của chính con người ý thức nó trở thành động
mình trong các mối quan hệ xã hội lực chính, thúc đẩy con người hành
động trong mối quan hệ giữa người
này và người khác và mối quan hệ xã
hội

17
II Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

5 6
Ý chí và nghị lực Thói quen đạo đức

Ý chí đạo đức là ý chí của con người Là những hành vi đạo đức ổn định
hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức của con người, nó trở thành nhu cầu
đạo đức của cá nhân con người đó và
Nghị lực đạo đức là năng lực phục nếu nhu cầu đó được thoả mãn thì
tùng ý thức đạo đức của con người con người cảm thấy dễ chịu và ngược
tạo nên sức mạnh ý chí đạo đức lại

18
III Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay

Bồi dưỡng tri thức đạo đức


Mục tiêu của giáo
Củng cố niềm tin, tình cảm và động cơ dục đạo đức là hình
đạo đức thành các phẩm chất
đạo đức cho học
Rèn luyện thiện chí và thói quen đạo đức sinh. Về nguyên tắc,
quá trình này gắn
liền với việc định
Giáo dục đạo đức trong gia đình hình một cách hệ
thống các yếu tố tâm
Giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học lý cấu thành hành vi
đạo đức.
Tự giáo dục của học sinh

20
3.1. Bồi dưỡng tri thức đạo đức

 Giáo dục đạo đức, trước tiên, cần bồi dưỡng nâng cao tri thức đạo đức cho
học sinh, giúp các em hiểu về các chuẩn mực đạo đức. Điều này có tác dụng
làm cho đạo đức học sinh được xây dựng trên cơ sở lý trí, từ đó giúp các em
có thể nhìn nhận và đánh giá đúng cái thiện – cái ác, cái tốt – cái xấu, cái cao
thượng – cái nhỏ nhen.
Việc bồi dưỡng tri thức đạo đức cho học sinh không thể chỉ thực hiện qua
các giờ học giáo dục công dân, mà cần được bổ sung qua các môn học và các
hoạt động khác.
3.2. Củng cố niềm tin, tình cảm và động cơ đạo đức
 Giáo dục đạo đức không chỉ là cung cấp tri thức đạo đức cho học sinh, mà
phải chuyển hóa những tri thức đó thành niềm tin đạo đức, thành động lực
thực hiện các hành vi theo tri thức đạo đức từ phía các em. Để làm được điều
này, cần phải tác động vào tình cảm đạo đức.
 Thay vì các bài giảng lý thuyết về đạo đức, sự tiếp xúc với người thực, việc
thực; với những tấm gương đạo đức và những hành vi đạo đức trong cuộc
sống sẽ có tác dụng trực tiếp, lay động cảm xúc của học sinh.
 Tình cảm và niềm tin đạo đức được nuôi dưỡng ở học sinh sẽ dần chuyển
hóa thành nguyện vọng và mong muốn thực hiện hành vi đạo đức (động cơ
đạo đức) của các em trong cuộc sống.
3.3. Rèn luyện thiện chí và thói quen đạo đức
 Có tri thức, niềm tin, tình cảm và động cơ đạo đức mới chỉ đảm bảo mong
muốn thực hiện những hành vi đạo đức từ phía học sinh. Nếu bản thân học
sinh thiếu ý chí hoặc không có thói quen đạo đức, thì những mong muốn ấy
khó có thể chuyển hóa hành vi đạo đức. Vì vậy, giáo dục đạo đức cần hướng
đến mục tiêu cuối cùng phải đạt được đó chính là thiện chí đạo đức và thói
quen đạo đức.
 Việc thường xuyên được đặt vào những tình huống hành động đạo đức sẽ
giúp học sinh được trải nghiệm thực tế với những hành vi đạo đức, qua đó
giúp các em có ý chí để thực hiện hành vi đạo đức dù có gặp phải khó khăn,
trở ngại đến đâu. Những trải nghiệm này cũng chính là cơ sở để hình thành
thói quen đạo đức của học sinh
3.4. Giáo dục đạo đức trong gia đình

Giáo dục gia đình có vai trò hết sức


quan trọng trong giáo dục đạo đức
cho trẻ.

Cách giáo dục đạo đức quan trọng


nhất của cha mẹ đối với trẻ trong
gia đình là nêu gương
3.5. Giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học
 Nhà trường và lớp học là môi trường xã hội tiếp  Một trong những phương thức giáo dục đạo đức
theo mà trẻ tham gia. Vì vậy, giáo dục đạo đức của quan trọng đối với học sinh trong nhà trường là giáo
trường lớp có ảnh hưởng quan trọng đến đạo đức dục thông qua tập thể và bằng tập thể:
của học sinh:  Dư luận tập thể học sinh, ý kiến của mọi thành viên
Đây là nơi cung cấp cho học sinh các tri thức đạo đức, trong tập thể là yếu tố tạo nên sức mạnh giáo dục của
những tri thức khái quát và hệ thống. tập thể đối với học sinh.
Những câu chuyện sống động trong các giờ học,  Dư luận của tập thể học sinh về những hành vi đạo
những tác động đạo đức qua các môn văn hóa, nghệ đức của mỗi thành viên tạo ra không khí đạo đức của
thuật, các chương trình ngoại khóa, các giờ trải tập thể.
nghiệm… sẽ là những biện pháp hiệu nghiệm tác động  Để có thể xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể đúng
vào tình cảm và niềm tin đạo đức ở học sinh. đắn, lành mạnh thì người giáo viên chủ nhiệm có vai
Việc được tiếp xúc với người thực - việc thực, với trò rất lớn.
những chủ thể của những hành vi đạo đức sống động
có sức thuyết phục lớn trong việc giáo dục đạo đức.
3.6. Tự giáo dục của học sinh
Tự giáo dục là hành động tự giác, có hệ thống mà mỗi cá nhân thực hiện đối với bản thân nhằm khắc
phục những hành vi trái đạo đức, đồng thời củng cố những hành vi đạo đức của mình, góp phần tích
cực hình thành và phát triển nhân cách của bản thân.

 Hiểu được bản thân, ý thức được điểm mạnh, điểm yếu, luôn có thái độ đánh giá nghiêm túc những hành vi đạo đức
của chính mình.
 Học sinh phải có định hướng về cuộc sống tương lai, lý tưởng của đời mình, vì cá nhân chỉ tích cực tự giáo dục đạo
đức của mình khi biết được mình sẽ đi tới đâu, sẽ trở thành người như thế nào.
 Học sinh phải ý chí, có bản lĩnh (có nghị lực) vì có như vậy mới có thể tự giáo dục một cách thường xuyên, liên tục.
 Để có thể tự giáo dục thì mỗi học sinh cần được sự giúp đỡ của tập thể, được dư luận tập thể đồng tình ủng hộ.
 Việc tự giáo dục của mỗi học sinh phải được giáo viên hướng dẫn, đánh giá, uốn nắn thường xuyên (vì các em chưa
hoàn toàn đủ khả năng tự lập, tự chịu trách nhiệm về hành vi, lối sống của mình).
Học sinh phải có nhu cầu, động cơ hoàn thiện bản thân, nghĩa là có động cơ tốt đẹp, có ý nghĩa xã hội đúng đắn.
Tóm lại
1. Tổ chức GD của nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc
giáo dục đạo đức cho HS
2. Không khí đạo đức của tập thể là môi trường phát sinh, điều
kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức
3. Nề nếp sinh hoạt và sự tổ chức GD gia đình có ý nghĩa đặc
biệt trong việc GD đạo đức cho HS
4. Sự tu dưỡng là yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức
của mỗi HS
IV Giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn

CHUẨN HÀNH VI LỆCH CHUẨN

 Chuẩn (chuẩn mực) là hệ thống quy  Hành vi lệch chuẩn là những hành vi đi
tắc quy định mẫu hành vi mà con ngược lại với những quy tắc và khuôn mẫu
người phải tuân theo. mà các chuẩn mực mà xã hội đã đề ra.
 Có nhiều chuẩn mực quy định hành  Giáo viên cũng có thể căn cứ vào hệ
vi con người trong xã hội. Có thể kể thống chuẩn mực này, cũng như những quy
đến các loại chuẩn xã hội như pháp tắc, nội quy nhà trường để xem xét, đánh
luật, đạo đức, phong tục, tập quán, giá hành vi của học sinh. Khi đó, những
thẩm mĩ, chính trị. hành vi lệch chuẩn và các loại lệch chuẩn
hành vi của học sinh có thể được xác định.

29
RỐI NHIỄU HÀNH VI CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI
Một số lưu ý trong giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
 Có tâm huyết đối với học sinh của mình, đón nhận các em “như những gì các em
đang có” (không định kiến, kỳ thị).
 Có niềm tin rằng những học sinh hôm nay chưa ngoan nhưng trong tương lai các
em có thể thay đổi dưới tác động giáo dục và sự yêu thương của GV và những người
xung quanh.
 Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình, những yếu tố liên quan đến
những trẻ có hành vi lệch chuẩn. Xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn
của em học sinh đó.
 Luôn gần gũi, quan tâm, yêu thương chân thành đối với học sinh. Luôn đặt ra những
yêu cầu thiết thực, luôn dõi theo hỗ trợ và có những điều chỉnh, động viên, khuyến
khích kịp thời.
 Kết hợp đa dạng các phương pháp giáo dục, huy động mọi nguồn lực và các lực
lương giáo dục.

You might also like