You are on page 1of 34

KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.

HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ

Bài 1:
Thông tin liên quan đến chuỗi giá trị và chi phí phát sinh tại một công ty sản xuất máy tính như
sau:
­ Chi phí điện cho nhà máy lắp ráp dòng máy tính A của công ty.
­ Chi phí vận chuyển để vận chuyển các dòng máy tính A cho các chuỗi bán lẻ.
­ Thanh toán cho công ty David Kelley cho việc thiết kế máy tính A
­ Lương phải trả cho các nhà khoa học máy tính làm việc để phát triển các thế hệ tiếp theo của
các dòng máy tính.
­ Chi phí cho chuyến thăm của các khách hàng quan trọng để chứng minh khả năng của kết nối
internet của máy tính.
­ Mua sản phẩm đối thủ cạnh tranh để kiểm tra và phân tích các ưu và nhược điểm của chúng.
­ Thanh toán cho đài truyền hình quảng cáo sản phẩm máy tính.
­ Chi phí của các loại cáp mua từ nhà cung cấp bên ngoài để gắn vào máy tính A để tương
thích với các máy in của công ty.
Yêu cầu: Phân loại các khoản chi phí trên vào một trong các chức năng kinh doanh của chuỗi giá
trị.

Bài 2:
Thông tin liên quan đến chuỗi giá trị và chi phí phát sinh tại một công ty sản xuất dược phẩm
như sau:
­ Chi phí thiết kế lại vỉ gói để làm hộp đựng thuốc tốt hơn.
­ Chi phí của quay video gửi đến các bác sĩ để thúc đẩy doanh số bán hàng của một loại thuốc
mới.
­ Chi phí của một đường dây điện thoại miễn phí dành cho khách hàng thắc mắc về cách sử
dụng thuốc, tác dụng phụ của thuốc, và những vấn đề khác.
­ Tiền mua thiết bị để tiến hành các thí nghiệm về các loại thuốc.
­ Thanh toán cho các diễn viên của một đài truyền hình để giới thiệu và quảng bá cho một sản
phẩm tóc tăng trưởng mới dành cho nam giới bị hói.
­ Lương nhân công trong khu vực đóng gói của một cơ sở sản xuất.
­ Tiền thưởng trả cho nhân viên bán hàng vượt doanh số quy định hàng tháng.
­ Chi phí phải trả cho Federal Express chuyển phát nhanh để cung cấp thuốc cho các bệnh
viện.
Yêu cầu: Phân loại các khoản chi phí trên vào một trong các chức năng kinh doanh của chuỗi giá
trị.

Bài 3:
Công ty Conner sản xuất chổi và cây lau nhà. Công ty có các hành động sau đây được xem là
quyết định quản trị liên quan đến kế hoạch hay kiểm soát:
­ Công ty hỏi đội ngũ tiếp thị của mình để xem xét những cách để lấy lại thị phần từ các đối
thủ cạnh tranh mới nhất của mình.
­ Công ty tính toán thị phần sau khi giới thiệu sản phẩm mới nhất của mình.
­ Công ty so sánh chi phí thực tế phát sinh với chi phí dự toán cho việc sản xuất các sản phẩm
mới.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 1


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

­ Đội ngũ thiết kế của công ty đề xuất một sản phẩm mới để cạnh tranh trực tiếp với các đối
thủ.
­ Công ty dự toán chi phí sẽ phát sinh để bán 30.000 đơn vị của sản phẩm mới trong quý đầu
tiên của năm tài chính tiếp theo.

Bài 4:

Tại một công ty sản xuất và bán thức ăn làm sẵn cho các khách hàng. Hãy cho biết thông tin
cung cấp cho yêu cầu nào sau đây: kế toán tài chính và ra quyết định quản trị. Nếu là thông tin
phục vụ cho quản trị, hãy nêu ý nghĩa thông tin trong quá trình ra quyết định quản trị.
­ Công ty thực hiện một thử nghiệm hương vị ở trung tâm mua sắm địa phương để xem phản
ứng người tiêu dùng về hương vị của sản phẩm mới.
­ Công ty tính chi phí tồn kho của các mặt hàng chưa bán hết để chuẩn bị kiểm toán.
­ Quản lý bán hàng công ty ước tính họ sẽ bán thêm bánh nhân thịt cho phía Bắc hơn là bán
cho phía Nam trong thị trường của họ.
­ Quản lý công ty thảo luận về khả năng giới thiệu một món gà mới.
­ Công ty xác định chi phí giá vốn thực tế phát sinh theo các nguyên tắc kế toán và chuẩn mực
kế toán.
­ Quản lý công ty so sánh chi phí thực tế của món gà mới với chi phí ngân sách của họ.
­ Chi phí để làm món gà nướng mới được lên dự toán.
­ Công ty ghi chép giá trị thịt gà mua vào trong kỳ, xuất sử dụng và tồn cuối kỳ.
­ Để giúp quyết định liệu có nên giới thiệu một món gà mới, quản lý mua hàng gọi một nhà
cung cấp để kiểm tra giá thịt gà.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 2


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ

Bài 1:
Một công ty đa quốc gia dự định tổ chức một buổi hoà nhạc theo yêu cầu của nhân viên nhằm
giao lưu và gắn kết các thành viên trong toàn công ty. Mọi chi phí tổ chức buổi hoà nhạc sẽ được
chia đều cho số lượng nhân viên tham gia. Trong đó, chi phí thuê ban nhạc biểu diễn trong suốt
buổi hoà nhạc là 40.000.000 đồng.
a. Giả sử có 500 người tham gia buổi hoà nhạc. Tổng chi phí thuê ban nhạc là bao nhiêu?
Chi phí thuê ban nhạc mà mỗi sinh viên tham gia buổi hoà nhạc phải chịu là bao nhiêu?
Chi phí thuê ban nhạc là loại chi phí gì?
b. Giả sử mọi chi phí tổ chức buổi hoà nhạc sẽ được chia đều cho số lượng nhân viên tham
gia. Ban nhạc sẽ được trả 200.000 đồng cho mỗi nhân viên tham gia buổi hoà nhạc. Buổi
hoà nhạc có 2.000 người tham gia. Tổng chi phí thuê ban nhạc là bao nhiêu? Chi phí thuê
ban nhạc mà mỗi nhân viên tham gia phải chịu là bao nhiêu? Chi phí thuê ban nhạc là
loại chi phí gì?
c. Giả sử mọi chi phí tổ chức buổi hoà nhạc sẽ được chia đều cho số lượng nhân viên tham
gia. Trong đó, chi phí thuê ban nhạc biểu diễn trong suốt buổi hoà nhạc là 40.000.000
đồng. Ngoài ra, ban nhạc sẽ được trả thêm 200.000 đồng cho mỗi nhân viên tham gia
buổi lễ. Buổi hoà nhạc có 1.000 người tham gia. Tổng chi phí thuê ban nhạc là bao
nhiêu? Chi phí thuê ban nhạc mà mỗi sinh viên tham gia buổi hoà nhạc phải chịu là bao
nhiêu? Chi phí thuê ban nhạc là loại chi phí gì?

Bài 2:
Công ty quảng cáo Hoàng Quân đang thực hiện một dự án quảng cáo với hình thức phỏng vấn
nhóm để lấy ý kiến của họ về một loại sản phẩm sắp được tung ra thị trường. Mỗi nhóm sẽ có 08
người và mỗi người sẽ được trả thù lao 900.000 đồng. Các nhóm này sẽ được phỏng vấn tại sảnh
của một khách sạn và mỗi nhóm sẽ được phỏng vấn bởi một chuyên gia được thuê với chi phí
3.000.000 đồng/nhóm phỏng vấn. Với số lượng nhóm được phỏng vấn là đối tượng chịu chi phí
và là mức độ hoạt động, bạn hãy:
­ Phân loại những chi phí bên dưới theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
­ Phân loại những chi phí bên dưới theo mối quan hệ với mức độ hoạt động.
Chi phí Trực tiếp/gián tiếp Biến phí/định phí
Chi phí thù lao trả cho mỗi người trong
nhóm phỏng vấn
Phí đăng ký thường niên Hoàng Quân trả
để đăng ký tạp chí
Chi phí điện thoại sử dụng bởi nhân viên
của Hoàng Quân để gọi cho mỗi thành viên
của nhóm phỏng vấn
Chi phí ăn trưa tại khách sạn cho tất cả
thành viên các nhóm
Chi phí băng ghi hình sử dụng để quay lại
quá trình phỏng vấn

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 1


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Bài 3:
Hãy sắp xếp các loại chi phí dưới đây theo loại chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ trong doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp.
+ Khấu hao xe hơi của bộ phận bán hàng
+ Tiền thuê trang thiết bị sử dụng trong phân xưởng.
+ Dầu nhờn để bảo trì máy móc thiết bị.
+ Tiền lương trả cho nhân viên kho bán hàng.
+ Lương giám sát phân xưởng
+ Nguyên liệu dùng để đóng gói thành phẩm gởi bằng đường thủy.
+ Chi phí bảo hiểm cho công nhân trong phân xưởng.
+ Khấu hao nhà xưởng.
+ Khấu hao xe hơi của Hội đồng Quản trị và Ban Giám Đốc.
+ Tiền lương của nhân viên tiếp thị.
+ Tiền thuê phòng tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm.

Bài 4:
Nhà máy Thiết Xa chuyên sản xuất xe ôtô chống đạn hạng nhẹ theo yêu cầu và nhận đơn hàng
thông qua trang website của mình. Xe được sản xuất và hoàn thành trong khoảng một ngày ngay
sau khi nhận đơn đặt hàng nên nhà máy không có sản phẩm dở dang và thành phẩm lưu kho.
Trong tháng 7, nhà máy phát sinh chi phí sản xuất như sau:
Thép dùng trong sản xuất vỏ chống đạn 670.150
Kính cường lực chống đạn 7.000
Tiền thuê mặt bằng nhà máy 4.800
Chi phí điện sử dụng cho thiết bị hàn 1.300
Tiền lương thợ hàn 17.050
Chi phí thuê tên miền website 750
Khấu hao thiết bị hàn 3.700
Lương nhân viên giám sát chất lượng sản phẩm 1.750
Yêu cầu:
1. Phân loại các chi phí trên theo chức năng hoạt động.
2. Tính chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, và sản xuất chung.
3. Tính chi phí cơ bản và chi phí chuyển đổi.

Bài 5:
Tại một nhà máy sản xuất xe hơi, trong kỳ sản xuất hai loại xe hơi là C và G. Dây chuyền lắp ráp
riêng biệt được sử dụng cho từng loại xe.
­ Chi phí lốp xe được sử dụng cho xe G.
­ Mức lương của giám đốc quan hệ công chúng của công ty.
­ Hàng năm chi phí tổ chức bữa ăn tối cho các nhà cung cấp của dòng xe C.
­ Lương của kỹ sư giám sát những thay đổi thiết kế trên xe G.
­ Chi phí mua động cơ xe C và vận chuyển từ Nhật Bản sang California.
­ Chi phí điện cho nhà máy sản xuất hai xe (hóa đơn duy nhất cho toàn bộ nhà máy).
­ Tiền lương trả cho công nhân dây chuyền lắp ráp mà tạm thời thuê trong các giai đoạn
sản xuất cao điểm (thanh toán trên cơ sở giờ lao động).
BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 2
KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

­ Chi phí bảo hiểm cháy nổ thường niên cho nhà máy.
Yêu cầu:
­ Hãy phân loại chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tổng số xe của từng loại được lắp
ráp.
­ Hãy phân loại biến phí hoặc định phí liên quan đến cách tổng số xe của từng loại được
lắp ráp.

Bài 6:
Một công ty khai thác khoáng sản sở hữu quyền khai thác khoáng sản cát bãi biển trên một hòn
đảo. Công ty có chi phí phát sinh như sau:
a. Thanh toán cho nhà thầu phụ khai thác với phí 80đ cho mỗi tấn cát biển được khai thác
và trở về bãi biển (sau khi được xử lý trên đất liền để trích xuất ba khoáng chất: ilmenit,
rutil, zircon).
b. Thanh toán cho chính phủ về quyền khai thác và thuế môi trường là 50 đ cho mỗi tấn cát
biển được khai thác.
c. Thanh toán cho một nhà điều hành xà lan. Phí được tính như sau: 150.000 đ mỗi tháng để
vận chuyển từng lô cát biển, khoảng 100 tấn mỗi lô trong một ngày vào đất liền và sau đó
quay trở lại đảo (nguyên tắc như sau: từ 0 đến 100 tấn mỗi ngày = 150.000 đ mỗi tháng;
101­200 tấn mỗi ngày = 300,000 đ mỗi tháng, và cứ như vậy). Mỗi xà lan hoạt động 25
ngày mỗi tháng. Khoản tiền 150.000 đ hàng tháng phải được trả tiền ngay cả nếu ít hơn
100 tấn được vận chuyển vào bất kỳ ngày nào và thậm chí nếu công ty yêu cầu ít hơn 25
ngày mà xà lan cần vận chuyển trong tháng đó. Công ty hiện đang khai thác 180 tấn cát
biển mỗi ngày cho 25 ngày mỗi tháng.
Yêu cầu:
­ Biến phí trên mỗi tấn cát biển là bao nhiêu? Chi phí cố định mỗi tháng là bao nhiêu?
­ Chi phí đơn vị cho mỗi tấn cát biển được khai thác là bao nhiêu nếu (a) 180 tấn được khai
thác mỗi ngày và (b) nếu 220 tấn được khai thác mỗi ngày? Giải thích sự khác biệt trong
về chi phí đơn vị ở các trường hợp.
Bài 7:
Khách sạn Hoàng Sơn có tất cả 200 phòng, vào mùa du lịch bình quân mỗi ngày có 80% số
phòng được thuê, ở mức này chi phí bình quân là 100.000 đồng/phòng/ngày. Mùa du lịch thường
kéo dài 1 tháng (30 ngày). Tháng thấp nhất trong năm tỷ lệ số phòng được thuê chỉ đạt 50%, ở
mức này tổng chi phí hoạt động trong tháng này 360.000.000đ.
Yêu cầu:
1. Xác định biến phí mỗi phòng ngày.
2. Xác định tổng định phí hoạt động trong tháng.
3. Xây dựng công thức dự toán chi phí. Nếu tháng sau dự kiến số phòng được thuê là 65%,
chi phí dự kiến là bao nhiêu.
4. Xác định chi phí hoạt động bình quân cho một phòng/ngày ở mức độ hoạt động là 80%,
65%, 50%. Giải thích sự khác biệt về chi phí này.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 3


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Bài 8: Hãy điền vào những chỗ có dấu (?)

Bài 9:
Công ty Bình An theo dõi và tập hợp chi phí bảo trì máy móc sản xuất và số giờ máy móc sử
dụng trong 6 tháng đầu năm như sau:

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 4


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu để thiết lập công thức ước tính chi phí bảo trì máy
móc của công ty.
2. Giả sử công ty dự kiến tháng tới tổng số giờ máy sử dụng là 7.500 giờ thì chi phí bảo trì máy
móc ước tính là bao nhiêu?

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 5


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO CÔNG VIỆC

Bài 1:
Công ty X sản xuất 2 đơn đặt hàng A và B có chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ như sau:
(đơn vị tính: đ)
Vật liệu 200.000
Lương nhân viên quản lý phân xưởng 500.000
Các khoản trích theo lương 120.000
Công cụ dụng cụ 60.000
Khấu hao TSCĐ 450.000
Tiền điện nước phải trả 80.000
Các chi phí bằng tiền khác 50.000
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí
nhân công sản xuất cho đơn hàng A là 1.200.000, đơn hàng B là 800.000.
Yêu cầu:
Tính toán mức phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí của từng đơn hàng.

Bài 2:
Tại doanh nghiệp X, hiện đang sản xuất 2 đơn đặt hàng A và B có chi phí sản xuất chung phát
sinh trong kỳ như sau:
Vật liệu 100.000
Lương nhân viên quản lý phân xưởng 200.000
Các khoản trích theo lương 48.000
Công cụ dụng cụ 50.000
Khấu hao tài sản cố định 250.000
Tiền điện nước phải trả 80.000
Các chi phí bằng tiền khác 50.000
Yêu cầu:
Tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng theo các tiêu thức sau:
1. Chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng,Cho biết: lương của nhân công trực
tiếp đơn hàng A là 400.000 và B là 600.000.
2. Số giờ chạy máy. Số giờ chạy máy của đơn hàng A là 5.000 giờ và B là 3.000 giờ.

Bài 3:
Công ty Hoàng Thái sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc. Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành theo chi phí thực tế. Trong kỳ có thông tin sau:
 Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 5: 3.200.000đ (trong đó: đơn hàng A429 là 2.000.000đ
và A430 là 1.200.000đ).
 Trong tháng 5, có thông tin về chi phí phát sinh như sau: (đơn vị tính: đồng)
Đối tượng sử dụng NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp
A429 2.500.000 2.400.000
A430 3.500.000 3.000.000
A431 4.400.000 7.600.000
Chi phí sản xuất chung 800.000 1.200.000

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 1


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Tổng 11.200.000 14.200.000

 Thông tin bổ sung: Hoàng Thái phân bổ chi phí sản xuất chung theo cơ sở phân bổ là chi phí
nhân công trực tiếp. Đơn hàng A429, 430 đã hoàn thành trong tháng, các đơn hàng còn lại
chưa hoàn thành.
Yêu cầu:
­ Phản ánh tình hình trên vào sở đồ TK chữ T (TK621, 622, 627 và 154).
­ Tính giá thành của các đơn hàng hoàn thành.

Bài 4:
Công ty Phát Đạt sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính. Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung
theo số giờ máy.
 Đầu năm 20X0, công ty ước tính số giờ máy hoạt động trong năm là 240.000 giờ máy, Chi
phí sản xuất chung ước tính là 4.800.000.000đ.
 Trong tháng 1 năm 20X0, công ty tập trung sản xuất đơn hàng yêu cầu với số lượng là
16.000 sản phẩm. Công ty không có sản phẩm dở dang vào đầu năm và có một số thông tin
chi phí phát sinh như sau:
1. Xuất NVL dùng cho sản xuất trị giá 290.000.000đ, trong đó 20% là NVL gián tiếp.
2. Tiền lương nhân công là 180.000.000đ, trong đó 2/3 là tiền lương của nhân công trực
tiếp.
3. Khấu hao TSCĐ dùng trong nhà máy là 75.000.000đ.
4. Chi phí sản xuất chung khác chi bằng tiền mặt là 62.000.000đ.
 Kết quả sản xuất:
­ Toàn bộ sản phẩm từ đơn hang theo yêu cầu đã được hoàn thành trong kỳ và nhập kho.
­ Số giờ máy chạy trong tháng 1 là 15.000 giờ.
­ Cuối tháng 1, 12.000 sản phẩm đã được giao cho khách hàng với giá bán 52.000đ.
Yêu cầu:
­ Tính chi phí sản xuất chung đơn vị ước tính và phân bổ chi phí sản xuất chung cho đơn hang
sản xuất.
­ Phản ánh tình hình trên vào sở đồ TK chữ T (TK621, 622, 627 và 154).
­ Tính giá thành đơn hàng hoàn thành trong kỳ.

Bài 5:
Công ty Lyn sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính. Nhà máy có một bộ phận gia công và một bộ
phận lắp ráp. Chi phí sản xuất chung bộ phận gia công phân bổ dựa trên giờ máy thực tế, và bộ
phận lắp ráp phân bổ dựa trên chi phí nhân công trực tiếp thực tế). Ngân sách năm 2011 cho nhà
máy như sau:
Bộ phận gia công Bộ phận lắp ráp
Chi phí sản xuất chung 1.800.000 3.600.000
Chi phí nhân công trực tiếp 1.400.000 2.000.000
Số giờ lao động trực tiếp 100.000 200.000
Số giờ máy 50.000 200.000

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 2


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Trong tháng 2 năm 2011, chi phí liên quan đến công việc 494 như sau:
Bộ phận gia công Bộ phận lắp ráp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45.000 70.000
Chi phí nhân công trực tiếp 14.000 15.000
Số giờ lao động trực tiếp 1.000 1.500
Số giờ máy 2.000 1.000
Vào cuối năm 2011, chi phí sản xuất chung thực tế là 2.100.000 của bộ phận gia công và
3.700.000 của bộ phận lắp ráp. Giả sử rằng 55.000 giờ máy thực tế đã được sử dụng cho bộ phận
gia công và chi phí nhân công trực tiếp thực tế của bộ phận lắp ráp là 2.200.000.
Yêu cầu:
­ Tính chi phí sản xuất chung dự toán cho các bộ phận.
­ Tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho công việc 494 và tính giá thành cho công việc
494.
­ Vào cuối năm, hãy tính toán chệnh lệch chi phí SXC và xử lý chênh lệch, cho biết chênh
lệch này không trọng yếu.

Bài 6:
Công ty chuyên trong lĩnh vực chống thấm sử dụng hệ thống kế toán chi phí theo công việc. Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính. Trong kỳ có
thông tin sau: (đơn vị tính: đồng).
 Chi phí sản xuất chung dự toán vào đầu năm 20X0 là 60.000.000, số giờ lao động trực tiếp
dự toán là 500 giờ lao động trực tiếp.
 Trong năm 20X0, có thông tin về chi phí phát sinh để thực hiện các công việc chống thấm
như sau: (đơn vị tính: đồng)
Đối tượng sử dụng NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp
Nhà ông A 5.000.000 3.000.000 (50 giờ lao động)
Nhà ông B 8.000.000 4.000.000 (55 giờ lao động)
Nhà máy C 15.000.000 10.000.000 (120 giờ lao động)
Trường học D 30.000.000 20.000.000 (240 giờ lao động)
Công ty E 20.000.000 15.000.000 (180 giờ lao động)
Chi phí sản xuất chung thực tế cho các công việc trong kỳ gồm: nguyên vật liệu 5.000.000,
công cụ dụng cụ 8.000.000, khấu hao 30.000.000, chi bằng tiền mặt 10.000.000.
 Thông tin bổ sung: cuối năm công việc chống thấm công ty E chưa hoàn, các công việc còn
lại đã hoàn thành.
Yêu cầu:
­ Chi phí chi phí sản xuất chung phân bổ cho các công việc trong năm.
­ Tính giá thành của các công việc hoàn thành.
­ Vào cuối năm, hãy tính toán chênh lệch chi phí SXC và xử lý chênh lệch theo hai trường hợp
(a) không trọng yếu, (b) trọng yếu.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 3


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO QUÁ TRÌNH

Bài 1:
Tại một công ty sản xuất kế toán hàng tồn kho tho phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế. Công ty chuyên sản xuất các chi tiết vệ
tinh cho công ty Aero – Pháp.
Số lượng Chi phí NVL Chi phí
(vệ tinh) trực tiếp chuyển đổi
Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ (ngày 1/5)* 8 4.968.000 928.000
Số lượng đưa vào sản xuất tháng 5/2010 50
Số sản phẩm hoàn thành trong tháng 5/2010 46
Chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ (31/5)** 12
Chi phí phát sinh trong tháng 5/2010 32.200.000 13.920.000
* Mức độ hoàn thành: vật liệu trực tiếp là 90%; chi phí chuyển đổi là 40%.
** Mức độ hoàn thành: vật liệu trực tiếp là 60%; chi phí chuyển đổi là 30%.
Yêu cầu:
1. Tính toán sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình và FIFO.
2. Lập báo cáo sản xuất theo hai phương pháp trung bình và FIFO.

Bài 2:
Công ty sản xuất Nhân Tài kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên. Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế. Công ty sản xuất sản phẩm thể thao là
banh bóng chày. Sản phẩm được sản xuất qua 2 giai đoạn sản xuất lần lượt ở 2 phân xưởng 1 và
2. Phân xưởng 1: tạo ra bán thành phẩm bẳng cách thổi những sợi thủy tinh quanh lõi bằng nhựa
cứng. Phân xưởng 2: tạo ra thành phẩm bằng cách in hình lên trái banh.
 Chi phí sản xuất dở dang của phân xưởng 2 đầu tháng 11 gồm:
- Bán thành phẩm PX1 chuyển sang: 90.000.000 đ.
- Phân xưởng 2: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30.300.000đ, chi phí chế biến (nhân công
trực tiếp và sản xuất chung) 92.350.000đ,
 Chi phí sản xuất phát sinh của phân xưởng 2 trong tháng 11:
- Chi phí bán thành phẩm chuyển từ xưởng 1 sang 300.000.000đ.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 203.700.000đ.
- Chi phí chế biến (nhân công trực tiếp và sản xuất chung) 444.400.000đ.
 Kết quả sản xuất của phân xưởng 2 trong tháng 11:
- Sản phẩm hoàn thành 10.000 đơn vị sản phẩm.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ còn 1.000 đơn vị sản phẩm dở dang với tỷ lệ hoàn thành 60%.
Chi phí vật liệu trực tiếp bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất, chi phí chế biến tham gia dần
vào quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
1. Tính toán sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình cho phân
xưởng 2.
2. Lập báo cáo sản xuất theo hai phương pháp trung bình cho phân xưởng 2.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 1


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Bài 3:
Tại một doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho tho phương pháp kê khai thường xuyên, kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, DN có quy trình công nghệ sản xuất
giản đơn, trên quy trình công nghệ chỉ sản xuất sản phẩm A.
Trong tháng 6 doanh nghiệp có tài liệu kế toán sau:
 Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 6: 10.000.000 đ (chi phí NVLCTT là 6.000.000 đ. Chi
phí NVLPTT 1.000.000 đ, chi phí NCTT là 2.000.000 đ, chi phí SXC là 1.000.000 đ).
 Tình hình chi phí phát sinh trong tháng 6:
a) Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng:
- Nguyên vật liệu chính xuất dùng trực tiếp sản xuất SP A: 90.000.000đ.
- Nguyên vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp sản xuất SP A: 9.000.000đ.
b) Chi phí nhân công trực tiếp:
- Tiền lương CNSX trực tiếp sản xuất SP A: 50.000.000đ.
- Các khoản trích theo lương của CN sản xuất SP A: 8.500.000đ.
c) Chi phí sản xuất chung và chi phí ngoài sản xuất: (đơn vị tính: đồng)
Khoản mục phí Phân xưởng Bộ phận bán Bộ phận quản
sản xuất hàng lý doanh
nghiệp
Vật liệu bao bì
Phụ tùng thay thế
Nhiên liệu 800.000
Công cụ dụng cụ (100%) 500.000
Tiền lương 8.000.000 9.000.000 10.000.000
Các khoản trích theo lương 1.360.000 1.530.000 1.700.000
Khấu hao TSCĐ 4.500.000 1.200.000 1.250.000
Tiền mặt 1.740.000 70.000 750.000
 Kết quả sản xuất:
- Trong tháng, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 9.000 SPA, còn lại 1.000 SP A dở dang
với tỷ lệ hoàn thành là 60%.
- Cuối tháng vật liệu chính không dùng hết trả lại kho trị giá 4.000.000đ.
- DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình. Nguyên vật
liệu chính bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ vào theo quá trình
chế biến.
YÊU CẦU:
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622, 627, 154)
- Lập báo cáo sản xuất để tính giá thành sản phẩm A.

Bài 4:
Tại một doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho tho phương pháp kê khai thường xuyên, kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, DN có quy trình công nghệ sản xuất
giản đơn, trên quy trình công nghệ chỉ sản xuất sản phẩm ra A.
 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 7.500.000đ (trong đó nguyên vật liệu trực tiếp: 5.500.000,
nhân công trực tiếp: 1.180.000, chi phí sản xuất chung: 820.000).
 Sản lượng dở dang đầu kỳ 30, tỷ lệ hoàn thành là 40%.
Trong kỳ phòng kế toán doanh nghiệp có tài liệu sau:

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 2


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong tháng: (1.000đ)
Vật Vật Tiền Các Chi CCDC (giá
Khoản mục phí liệu liệu lương khoản Khấu phí thực tế xuất
chính phụ trích theo hao tiền kho)
lương mặt PB 1 PB 2
lần lần
- SX sản phẩm 90.000 3.000 28.000 5.320
- Phục vụ vụ & 2.000 380 5.000 500 550
Quản lý sản xuất
 Kết quả sản xuất:
- Phân xưởng hoàn thành 500 SP nhập kho, còn 60 SP dở dang mức độ hoàn thành 70%.
- Vật liệu trực tiếp còn thừa nộp lại kho cuối kỳ: 4.250.000đ.
- DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO. Nguyên vật liệu
trực tiếp bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ vào theo quá trình
chế biến.
Yêu cầu:
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622, 627, 154)
- Lập báo cáo sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

Bài 5:
Tại một doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho tho phương pháp kê khai thường xuyên, kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính, DN có quy trình
công nghệ sản xuất giản đơn, trên quy trình công nghệ chỉ sản xuất sản phẩm ra A.
 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 5.000.000đ (trong đó nguyên vật liệu trực tiếp: 3.000.000,
nhân công trực tiếp: 800.000, chi phí sản xuất chung: 1.200.000).
 Sản lượng dở dang đầu kỳ 20, tỷ lệ hoàn thành là 80%.
Trong kỳ phòng kế toán doanh nghiệp có tài liệu sau:
 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong tháng: (1.000đ)
Vật Vật Tiền Các Chi CCDC (giá
Khoản mục phí liệu liệu lương khoản Khấu phí thực tế xuất
chính phụ trích theo hao tiền kho)
lương mặt PB 1 PB 2
lần lần
- SX sản phẩm 24.000 3.000 4.000 800
- Phục vụ vụ & 1.000 200 3.000 800 1.000
Quản lý sản xuất
 Kết quả sản xuất:
- Phân xưởng hoàn thành 400 SP nhập kho, còn 50 SP dở dang mức độ hoàn thành 50%.
- Vật liệu trực tiếp còn thừa để lại xưởng đầu kỳ: 4.250.000đ.
- Số giờ máy thực tế sử dụng là 1.100 giờ máy.
- DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO. Nguyên vật liệu
trực tiếp bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ vào theo quá trình
chế biến.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 3


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

 Thông tin bổ sung: tổng chi phí sản xuất chung dự toán đầu kỳ là 5.000.000 đ, số giờ máy dự
toán là 1.000 giờ. DN phân bổ chi phí sản xuất chung theo giờ máy hoạt động. DN tiêu thụ
được 80% số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ.
Yêu cầu:
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622, 627, 154)
- Lập báo cáo sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
- Xử lý chênh lệch chi phí sản xuất thực tế và đã phân bổ trong kỳ theo hai trường hợp: (a)
chệnh lệch không trọng yếu; (b) chênh lệch trọng yếu.

Bài 6:
Tại một doanh nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế. DN sản xuất
sản phẩm A, qua hai giai đoạn chế biến liên tục. DN tổ chức sản xuất gồm 2 phân xưởng ứng với
2 giai đoạn công nghệ chế biến sản phẩm. Chi phí sản xuất tập hợp theo từng giai đoạn chế biến
như sau:
1. Chi phí dở dang đầu kỳ: (đơn vị tính: đồng)
Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
BTPA CPGĐ 2 Cộng
Nguyên vật liệu trực tiếp
- Nguyên vật liệu chính 1.180.000 ___ 6.100.000
- Vật liệu phụ 334.000 642.140 2.433.140
Nhân công trực tiếp 850.000 2.001.000 5.641.000
Chi phí sản xuất chung 753.000 3.640.000 4.458.800
Tổng cộng 3.117.000 9.494.000 6.283.140 15.777.140
2. Chi phí phát sinh trong kỳ: (đơn vị tính: đồng)
Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Nguyên vật liệu trực tiếp
- Nguyên vật liệu chính 116.000.000 ___
- Vật liệu phụ 32.000.000 28.000.000
Nhân công trực tiếp 52.190.000 35.700.000
Chi phí sản xuất chung 13.680.000 9.025.000
Tổng cộng 213.870.000 72.725.000
3. Kết quả sản xuất:
- Phân xưởng 1: hoàn thành 10.000 bán thành phẩm A và chuyển sang phân xưởng II để
tiếp tục chế biến, sản phẩm dở dang cuối kỳ là 500 với mức độ hoàn thành 40%.
- Phân xưởng 2: hoàn thành 10.500 thành phẩm A, còn dở dang 200 sản phẩm với mức độ
hoàn thành 60%.
- Thông tin bổ sung: DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung
bình. Nguyên vật liệu chính bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ
vào theo quá trình chế biến.
Yêu cầu:
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622, 627,
154)
- Lập báo cáo sản xuất cho hai phân xưởng 1 và 2.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 4


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Bài 7:
Tại một doanh nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với
ước tính. DN sản xuất sản phẩm A, qua hai giai đoạn chế biến liên tục. DN tổ chức sản xuất gồm
2 phân xưởng ứng với 2 giai đoạn công nghệ chế biến sản phẩm. Chi phí sản xuất tập hợp theo
từng giai đoạn chế biến như sau:
1. Thông tin đầu kỳ:
 Chi phí dở dang đầu kỳ: (đơn vị tính: đồng)
Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 (phânxưởng 2)
(phân xưởng 1) BTP GĐ 1 CPGĐ 2
Chi phí NVL chính trực tiếp 6.950.000 ___
Chi phí NVL phụ trực tiếp 997.600 1.790.240
Chi phí nhân công trực tiếp 590.100 476.840
Chi phí sản xuất chung 1.399.300 1.727.800
Tổng cộng 9.937.000 7.971.900 3.994.880
 Sản lượng dở dang đầu kỳ: Giai đoạn 1 là 80, tỷ lệ hoàn thành là 80%; Giai đoạn 2 là 50,
tỷ lệ hoàn thành là 30%.
2. Trong kỳ có tình hình như sau:
Yếu tố CP VLC VLP Lương Các Khấu Tiền Phân
khoản hao mặt bổ
trích công
theo cụ
Đối tượng chịu CP lương
PX 1
- SX sản phẩm 100.000 5.000 3.000 600
- Pvụ&Qlý SX 2.000 1.000 200 1.000 300 500
PX 2
- SX sản phẩm 6.000 4.000 800
- Pvụ&Qlý SX 1.500 2.000 400 1.000 200 400
3. Kết quả sản xuất:
- Phân xưởng 1: sản xuất được 1.450 BTP A1, chuyển sang PX 2: tiếp tục chế biến, cuối
tháng còn 50 sản phẩm dỡ dang, mức độ hoàn thành 40%. Số giờ máy thực tế 1.500 giờ
máy.
- Phân xưởng 2: nhận BTP PX1 chuyển sang tiếp tục chế biến, trong tháng thu được 1.500
thành phẩm A cuối tháng còn 20 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 60%. Vật liệu
phụ thừa vào cuối tháng để tại phân xưởng 200.000đ. Số giờ máy thực tế 1.800 giờ máy.
4. Tài liệu bổ sung:
- Đơn giá chi phí SXC dự toán cho phân xưởng 1 là 3.000 đ/giờ và phân xưởng 2 là 2.800
đ/giờ. DN phân bổ chi phí sản xuất chung theo giờ máy hoạt động.
- DN tiêu thụ được 60% số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ.
- DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO. Nguyên vật liệu
trực tiếp bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ vào theo quá trình
chế biến.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 5


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Yêu cầu:
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622, 627, 154)
- Lập báo cáo sản xuất để tính giá thành sản phẩm cho PX1 và 2.
- Xử lý chênh lệch chi phí sản xuất thực tế và đã phân bổ trong kỳ theo hai trường hợp: (a)
chệnh lệch không trọng yếu; (b) chênh lệch trọng yếu.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 6


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

Bài 1:
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua hai phân xưởng X và Y có thông tin về định mức chi
phí sản xuất như sau:
 Định mức giá vật liệu trực tiếp là 620 ngàn đồng/đơn vị vật liệu A và 13,4 ngàn đồng/đơn
vị vật liệu B.
 Tiêu hao theo định mức cho một sản phẩm là 1 đơn vị vật liệu A và 95 đơn vị vật liệu B.
 Định mức lao động trực tiếp như sau: 16 giờ/ sản phẩm ở phân xưởng X và 19 giờ/ sản
phẩm ở phân xưởng Y.
 Đơn giá lao động trực tiếp là 11 ngàn đồng/giờ ở phân xưởng X và 9,5 ngàn đồng/giờ ở
phân xưởng Y.
 Hệ số biến phí sản xuất chung định mức là 16 ngàn đồng/giờ lao động trực tiếp và 10
ngàn đồng/giờ lao động trực tiếp đối với định phí sản xuất chung định mức.
Yêu cầu:
Sử dụng định mức đã cho hãy tính giá thành định mức của một sản phẩm.

Bài 2:
Công ty K năm 20X2 dự toán về chi phí sản xuất chung như sau:
 Định phí sản xuất chung như sau: khấu hao 72.000 ngàn đồng; lương quản đốc 92.000
ngàn đồng; thuế và bảo hiểm tài sản 26.000 ngàn đồng; định phí sản xuất chung khác:
14.500 ngàn đồng.
 Biến phí đơn vị dự kiến như sau: vật liệu trực tiếp: 16,5 ngàn đồng; lao động trực tiếp:
8,5 ngàn đồng; dụng cụ hoạt động: 2,5 ngàn đồng; lao động gián tiếp: 4 ngàn đồng và
biến phí sản xuất chung khác: 3,2 ngàn đồng.
Yêu cầu:
Hãy lập dự toán linh hoạt theo mức sản xuất sau: 18.000 sản phẩm, 20.000 sản phẩm và 22.000
sản phẩm.

Bài 3:
Công ty M sản xuất thang máy nhỏ với sức chứa tối đa 10 người mỗi lần. Một trong những loại
vật liệu trực tiếp được bộ phận sản xuất sử dụng là vật liệu A cho cửa của thang máy. Định mức
vật liệu sử dụng vào tháng 4/20X2 là 6m2/thang máy, giá định mức trong kỳ là 12 ngàn
đồng/m2.
Trong tháng 4, bộ phận thu mua đã mua vật liệu này với giá 11 ngàn đồng/ m2. Có 90 thang máy
đã hoàn thành và đã bán trong tháng 4, và bộ phận sản xuất đã dùng 6,6 m2 vật liệu A/thang
máy.
Yêu cầu:
Tính chênh lệch về giá và lượng vật liệu A trong tháng 4/20X2.

Bài 4:
Công ty V sản xuất khuôn đúc cho các công ty khác sản xuất máy. Định mức lao động cho một
khuôn đúc là 1,8 giờ. Định mức lao động yêu cầu trả 17 ngàn đồng/ giờ cho tất cả nhân công trực
tiếp. Trong tháng 6, có 16.500 khuôn đúc được sản xuất. Số giờ lao động trực tiếp và chi phí
tương ứng trong tháng 6 là 29.900 giờ và 523.250 ngàn đồng.
Yêu cầu:

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 1


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Tính chênh lệch giá và lượng lao động trong tháng 6.

Bài 5:
Công ty L sản xuất sản phẩm A. Trong tháng 5, tại công ty A, phát sinh chi phí sản xuất chung
thực tế là 11.100 ngàn đồng. Theo dự toán, chi phí sản xuất chung cho tháng 5 là 4 ngàn đồng
biến phí sản xuất chung/giờ lao động trực tiếp và 1.250 ngàn đồng định phí sản xuất chung. Số
giờ lao động trực tiếp dự toán là 2.000 giờ lao động trực tiếp/tháng. Trong tháng 5, công ty đã
sản xuất 9.900 sản phẩm A. Định mức lao động là 0,2 giờ lao động trực tiếp/ sản phẩm A.
Yêu cầu:
Tính chênh lệch dự toán chi phí sản xuất chung và chênh lệch khối lượng.

Bài 6:
Công ty C sản xuất sản phẩm A. Thông tin về định mức biến phí đơn vị sản phẩm hoàn thành
như sau:
 Vật liệu trực tiếp (Lượng là 3m2; Giá là 12,5 ngàn đồng/m2 ) 37,5 ngàn đồng.
 Lao động trực tiếp (Lượng là 1,2 giờ ; Giá là 9 ngàn đồng/ giờ) 10,8 ngàn đồng
 Biến phí sản xuất chung (Lượng là 1,2 giờ ; Giá là 5ngàn đồng/ giờ) 6,0 ngàn đồng
 Dự toán định phí sản xuất chung cho cả năm là 54.000 ngàn đồng.
Trong năm có 13.200 sản phẩm được sản xuất. thông tin về về chi phí thực tế phát sinh:
 Chi phí vật liệu trực tiếp sử dụng 37.500 m2; giá mua 12,4 ngàn đồng/ m2;
 Chi phí lao động trực tiếp tiêu hao 15.250 giờ; 9,2 ngàn đồng/ giờ.
 Biến phí sản xuất chung: 73.200 ngàn đồng.
 Định phí sản xuất chung 55.000 ngàn đồng.
Công ty không có tồn kho vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm đầu năm và cuối năm. Kế
toán đã kết chuyển toàn bộ các chênh lệch vào giá vốn hàng bán.
Yêu cầu:
a. Tính chênh lệch lượng vật liệu và chênh lệch giá vật liệu
b. Tính chênh lệch lượng lao động và chênh lệch giá lao động
c. Tính chênh lệch dự toán chi phí sản xuất chung và chênh lệch khối lượng
d. Phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản.

Bài 7:
Công ty B sản xuất sản phẩm J với qui trình sản xuất giản đơn, có tài liệu: (đơn vị tính là 1.000
đồng).
a. Các kế hoạch và định mức:
Số lượng Đơn giá
Mua nguyên vật liệu trực tiếp A 50 tấn 200/tấn (chưa thuế)
Nguyên vật liệu trực tiếp A sử dụng để sản xuất 0,8 tấn/sản phẩm
Lao động trực tiếp sản xuất 10 giờ/sản phẩm 20/giờ
Chi phí sản xuất chung 15/giờ máy sản xuất
Thời gian máy sản xuất 4 giờ/sản phẩm
b. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
­ Mua 60 tấn NVL trực tiếp A nhập kho chưa trả tiền, giá mua 220/ tấn (chưa thuế GTGT
10%).
­ Xuất kho NVL trực tiếp A (phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức) để sản xuất 50 sản phẩm
là 40 tấn.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 2


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

­ Xuất kho NVL trực tiếp A (PXK) theo đề nghị của bộ phận sản xuất để sản xuất 50 sản
phẩm là 1 tấn.
­ Thời gian lao động trực tiếp sản xuất trong kỳ 495 giờ, chi phí nhân công trực tiếp là
10.890 (bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ).
­ Tổng cộng chi phí SXC phát sinh 900.
­ Nhập kho 40 sản phẩm và còn dở dang 10 sản phẩm mức độ hoàn thành của chi phí chế
biến là 50%.
­ Xuất kho thành phẩm tiêu thụ 30 sản phẩm, giá bán.
c. Tài liệu khác:
­ Nguyên vật liệu trực tiếp A sử dụng 1 lần từ đầu quy trình công nghệ.
­ Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
­ Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
­ Đơn giá lao động trực tiếp có bao gồm cả khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Yêu cầu:
a. Phản ảnh vào tài khoản theo mô hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo chi phí SX định mức.
b. Giả sử vào cuối năm kế toán xử lý khoản biến động chi phí (chênh lệch trọng yếu).
c. Lập bảng tính giá thành thực tế của sản phẩm.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 3


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

CHƯƠNG 6: PHÂN BỔ CHI PHÍ

Bài 1
Công ty sản xuất máy tính Parker sản xuất máy tính cầm tay dùng cho tính toán thông thường và
tài chính. Dữ liệu có liên quan đến hai sản phẩm như sau:

Máy tính thông thường Máy tính cho tài chính


­ Số lượng sản xuất hàng năm 50.000 100.000
­ Chi phí vật liệu trực tiếp 150.000 300.000
­ Chi phí lao động trực tiếp 50.000 100.000
­ Thời gian lao động sản xuất trực tiếp 2.500 5.000
­ Gờ máy chạy 25.000 50.000
­ Số lần chạy máy 50 50
­ Số giờ kiểm tra 1.000 500
­ DN không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và cuối kỳ.
Tổng chi phí sản xuất chung như sau:
­ Chi phí chạy máy móc 375.000
­ Chi phí cài đặt máy 120.000
­ Chi phí kiểm tra 105.000
Yêu cầu:
­ Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm theo trường hợp doanh nghiệp phân bổ chi phí sản
xuất chung theo số giờ lao động trực tiếp
­ Chọn kích tố chi phí (cost driver) theo phương pháp ABC cho mỗi nhóm chi phí thuộc
chi phí sản xuất chung và tính toán chi phí sản xuất chung cho mỗi sản phẩm.
­ Tính toán chi phí sản xuất đơn vị cho mỗi sản phẩm theo phương pháp ABC.

Bài 2
Công ty Open Doors chuyên sản xuất hai loại cửa nội thất và ngoại thất. Hệ thống chi phí hiện
tại của công ty có hai loại chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu và lao động) và một khoản mục chi
phí sản xuất chung. Hệ thống kế toán chi phí hiện tại phân bổ chi phí sản xuất chung trên cơ sở
giờ máy. Gần đây, các chủ sở hữu của công ty Open Doors đã quan tâm về sự suy giảm thị phần
cho cửa nội thất của họ, theo thông tin từ nhà phân phối lớn nhất của công ty. Thông tin liên
quan đến sản xuất Open Doors của năm gần nhất như sau:
Nội thất Ngoại Thất
­ Số lượng bán 3.200 1.800
­ Giá bán đơn vị 125 200
­ Chi phí vật liệu trực tiếp trên mỗi đơn vị 30 45
­ Chi phí lao động trực tiếp sản xuất mỗi giờ 16 16
­ Số giờ lao động trực tiếp trên một đơn vị 1.50 2.25
­ Số lần chạy máy 40 85
­ Số lần di chuyển vật liệu 72 168
­ Số lần cài đặt máy móc 45 155
­ Số giờ máy chạy 5.500 4.500
­ Số lần kiểm tra 250 150
­ DN không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và cuối kỳ.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 1


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

Các chủ sở hữu đã nghe nói về các công ty khác trong ngành công nghiệp hiện nay đang sử dụng
một hệ thống chi phí ABC và muốn tìm hiểu cách hệ thống ABC sẽ ảnh hưởng đến quyết định về
giá của họ. Sau khi phân tích các nhóm chi phí gián tiếp thuộc chi phí sản xuất chung cho Open
Doors, sáu hoạt động được xác định là tạo ra chi phí gián tiếp: kế hoạch sản xuất, xử lý vật liệu,
thiết lập máy móc, cài đặt máy móc, kiểm tra, và tiếp thị. Open Doors thu thập các dữ liệu sau
đây liên quan đến chi phí các hoạt động:

Hoạt động Chi phí hoạt động Kích tố chi phí (cost driver)
Kế hoạch sản xuất 95.000 Số lần chạy máy
Xử lý vật liệu 45.000 Số lần di chuyển vật liệu
Thiết lập máy móc 25.000 Số lần cài đặt máy
Cài đặt máy móc 60.000 Số giờ máy chạy
Kiểm tra 8.000 Số lần kiểm tra
Chi phí tiếp thị được xác định là 3% doanh thu bán hàng cho từng loại cửa.
Yêu cầu:
1. Tính toán chi phí đơn vị cửa bên trong và bên ngoài theo hệ thống chi phí hiện tại của
công ty.
2. Tính toán chi phí đơn vị cửa bên trong và cửa bên ngoài theo kế toán chi phí ABC.
3. So sánh các chi phí của các cửa trong yêu cầu 1 và 2. Giải thích khái quát sự khác biệt.
4. Làm thế nào có thể công ty sử dụng các thông tin chi phí mới từ hệ thống ABC của mình
để giải quyết thị trường bị giảm cho cửa nội thất?

Bài 3
Doanh nghiệp tổ chức 2 phân xưởng sản xuất phục vụ: Điện và Sửa chữa. Trong tháng có các tài
liệu sau:
1. Chi phí sản xuất trong tháng, tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất phục vụ.
Chi phí PX Điện PX sửa chữa
­ Nguyên vật liệu trực tiếp 5.000.000 470.000
­ Nhân công trực tiếp 1.000.000 3.500.000
­ Chi phí sản xuất chung 1.450.000 1.000.000
Tổng cộng 7.450.000 4.970.000
2. Báo cáo sản xuất trong tháng:
­ Phân xưởng điện sản xuất: 10.000 kwh điện trong đó:
+ Cung cấp cho phân xưởng sản xuất chính đề chạy máy: 8.000 kwh
+ Cung cấp cho bộ phận văn phòng để thắp sắng: 1.000 kwh
+ Cung cấp cho phân xưởng sửa chữa 500 kwh
+ Tự dụng 500 kwh
­ Phân xưởng sửa chữa đã thực hiện 500h công sửa chữa, trong đó:
+ Sửa chữa thường xuyên máy sản xuất ở phân xưởng sản xuất chính: 300h
+ Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định ở văn phòng: 50h
+ Sửa chữa cho bên ngoài: 100h
+ Sửa chữa cho phân xưởng điện 50h
Yêu cầu:
1. Tập hợp chi phí bộ phận phục vụ bằng cách phản ánh tình trên vào sơ đồ tài khoản chữ T
(621, 622, 627, 154).
2. Tính giá thành của bộ phận phục vụ và phân bổ chi phí bộ phận phục vụ cho các bộ phận
chức năng theo các phương pháp:
BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 2
KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

­ Cung cấp lẫn nhau, biết giá thành định mức 1kw điện là 800đ/kwh và 1 giờ công sửa
chữa là 12.000 đ/h.
­ Phân bổ trực tiếp

Bài 4:
Tại một doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho tho phương pháp kê khai thường xuyên, DN
tổ chức 2 phân xưởng sản xuất phục vụ là phân xưởng vận tải và phân xưởng sửa chữa. Trong
tháng 6 doanh nghiệp có tài liệu kế toán sau:
 Số dư đầu tháng 6: bộ phận phục vụ không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
 Tình hình chi phí phát sinh trong tháng:
a) Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng:
­ Nhiên liệu xuất dùng trực tiếp sản xuất ở PX vận tải: 6.000.000
­ Phụ tùng thay thế xuất dùng trực tiếp ở PX sửa chữa: 1.800.000
b) Chi phí nhân công trực tiếp:
­ Tiền lương CNSX trực tiếp PX vận tải: 4.000.000
­ Trích các khoản theo lương của công nhân trực tiếp PX vận tải: 680.000
­ Tiền lương CNSX trực tiếp PX sửa chữa: 4.800.000
­ Trích các khoản theo lương của công nhân trực tiếp PX sửa chữa: 816.000
c) Các chi phí sản xuất chung của bộ phận phục vụ
CHI PHÍ PX vận tải PX sửa chữa
Vật liệu bao bì 1.000.000
Phụ tùng thay thế 3.450.000
Nhiên liệu 550.000 3.000.000
CCDC phân bổ 1 lần 2.400.000 1.200.000
Tiền lương 1.000.000 1.200.000
Các khoản trích theo lương 170.000 204.000
Khấu hao TSCĐ 1.150.000 420.000
Tiền mặt 1.000.000 100.000
 Báo cáo các phân xưởng:
­ Phân xưởng vận tải trong tháng đã sản xuất được tổng sản lượng điện là 21.000 kw,
không có khối lượng dở dang cuối kỳ, cung cấp cho:
+ PXSX chính: 18.000 tấn; PX sửa chữa: 400 tấn
+ Bộ phận bán hàng: 800 tấn; Tự tiêu dùng: 600 tấn
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1.200 tấn
­ Phân xưởng sửa chữa trong tháng phục vụ được 2.100 giờ công, không có khối lượng
dở dang cuối kỳ, cung cấp cho:
+ PXSX chính: 1.000 giờ; Bên ngoài: 500 giờ
+ Bộ phận bán hàng: 200 giờ; PX Điện: 80 giờ
+ Bộ phân quản lý doanh nghiệp: 300 giờ ­ tự sửa chữa: 20 giờ
 Thông tin bổ sung: giá thành định mức 1 tấn vận chuyển là 800đ và 1 giờ công sửa chữa là
4.200đ.
YÊU CẦU:
1. Tập hợp chi phí bộ phận phục vụ bằng cách phản ánh tình trên vào sơ đồ tài khoản chữ T
(621, 622, 627, 154).
2. Tính giá thành của bộ phận phục vụ và phân bổ chi phí bộ phận phục vụ cho các bộ phận
chức năng theo các phương pháp:
BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 3
KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

­ Cung cấp cấp lẫn nhau


­ Phương pháp bậc thang (DN chọn bộ phận sửa chữa là bộ phận phân bổ trước)
­ Phân bổ trực tiếp

Bài 5
Tại một doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho tho phương pháp kê khai thường xuyên, kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, DN có quy trình công nghệ sản xuất
giản đơn, trên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm A, ngoài ra còn thu được sản phẩm phụ F.
 Số dư đầu tháng 10 của tài khoản: TK 154: 20.000.000đ (trong đó nguyên vật liệu trực tiếp:
12.000.000, nhân công trực tiếp: 5.000.000, chi phí sản xuất chung: 3.000.000)
 Trong tháng 10 phòng kế toán doanh nghiệp có tài liệu sau:
1. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong tháng: (1.000đ)
Vật liệu Vật Tiền BHXH, Khấu Chi CCDC (giá thực tế
chính liệu lương BHYT, hao phí xuất kho)
phụ BHTN, tiền
PB 1 lần PB 2 lần
KPCĐ mặt
­ Sản xuất sản phẩm 120.000 30.000 6.000
­ Phục vụ & Quản lý 5.000 4.000 1.000 5.000 6.000 1.000 4.000
sản xuất
2. Báo cáo của các phân xưởng cuối tháng 10: Phân xưởng hoàn thành nhập kho 400 sản phẩm A
và 50 sản phẩm phụ F, còn 50 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 70%.
 Tài liệu bổ sung:
­ DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình. Nguyên vật liệu
trực tiếp bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ vào theo quá trình chế
biến.
­ Giá bán sản phẩm phụ F: 30.000đ/sp, tỷ lệ lãi ước tính trên giá bán là 30%, giá trị sản phẩm
phụ được tính trừ vào khoản mục chi phí NVL trực tiếp.
Yêu cầu:
­ Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622, 627, 154)
­ Lập báo cáo sản xuất để tính giá thành sản phẩm A và F.

Bài 6
Tại một doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho tho phương pháp kê khai thường xuyên, kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, DN có quy trình công nghệ sản xuất
giản đơn, trên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhóm sản phẩm gồm A1 và A2.
 Số dư đầu tháng 8 của tài khoản: TK 154: 40.000.000đ (trong đó nguyên vật liệu trực tiếp:
20.000.000, nhân công trực tiếp: 10.000.000, chi phí sản xuất chung: 10.000.000)
 Trong tháng 8 phòng kế toán doanh nghiệp có tài liệu sau:
1. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong tháng: (1.000đ)
Vật liệu Vật Tiền BHXH, Khấu Chi CCDC (giá thực tế
chính liệu lương BHYT, hao phí xuất kho)
phụ BHTN, tiền
PB 1 lần PB 2 lần
KPCĐ mặt

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 4


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

­ Sản xuất sản phẩm 220.000 80.000 16.000


­ Phục vụ & Quản lý 10.000 20.000 4.000 50.000 6.000 2.000 6.000
sản xuất
2. Báo cáo của các phân xưởng cuối tháng 8: hoàn thành 200 sản phẩm A1 và 300 sản phẩm A2
nhập kho, còn 20 sản phẩm A1 dở dang với mức độ hoàn thành 20% và 40 sản phẩm A2 dở dang
với mức độ hoàn thành 40%.
 Tài liệu bổ sung:
­ DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình. Nguyên vật liệu
trực tiếp bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ vào theo quá trình chế
biến.
­ Hệ số tính giá thành SP A1 = 1, SP A2 = 1,5. Các khoản mục phí có hệ số tương ứng.
Yêu cầu:
­ Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622, 627, 154)
­ Lập báo cáo sản xuất để tính giá thành sản phẩm A1 và A2.

Bài 7
Tại một doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho tho phương pháp kê khai thường xuyên, kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, DN có quy trình công nghệ sản xuất
giản đơn, trên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm A, ngoài ra còn thu được sản phẩm một số
sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất.
 Số dư đầu tháng 9 của tài khoản: TK 154: 20.000.000đ (trong đó nguyên vật liệu trực tiếp:
12.000.000, nhân công trực tiếp: 5.000.000, chi phí sản xuất chung: 3.000.000)
 Trong tháng 9 phòng kế toán doanh nghiệp có tài liệu sau:
1. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong tháng: (1.000đ)
Vật liệu Vật Tiền BHXH, Khấu Chi CCDC (giá thực tế
chính liệu lương BHYT, hao phí xuất kho)
phụ BHTN, tiền
PB 1 lần PB 2 lần
KPCĐ mặt
­ Sản xuất sản phẩm 180.000 50.000 10.000
­ Phục vụ & Quản lý 7.000 10.000 2.000 20.000 6.000 1.000 4.000
sản xuất
2. Báo cáo của các phân xưởng cuối tháng 9: Phân xưởng hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm
A, còn 200 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 60%. Ngoài ra phân xưởng còn thu được số
sản phẩm hỏng A là 100 sản phẩm.
 Tài liệu bổ sung:
­ DN tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình. Nguyên vật liệu
trực tiếp bỏ vào 1 lần khi bắt đầu sản xuất, chi phí sản xuất khác bỏ vào theo quá trình chế
biến.
­ Tỷ lệ sản phẩm hỏng trong định mức cho phép của doanh nghiệp là 4% sản phẩm hoàn
thành.
Yêu cầu:
­ Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh bằng cách phản ánh vào sơ đồ TK (TK621, 622, 627, 154)

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 5


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

­ Lập báo cáo sản xuất để tính giá thành sản phẩm A.

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 6


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

CHƯƠNG 7: ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁ THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH
RA QUYẾT ĐỊNH

Bài 1:
Công ty Kmas sản xuất bóng quần vợt. Trong kỳ có thông tin sản xuất như sau:
­ Sản lượng sản xuất là 1.000 đơn vị
­ Biến phí sản xuất
Chi phí NVLTT 150.000.000 đ
Chi phí NCTT 50.000.000 đ
Biến phí SXC 20.000.000 đ
­ Biến phí ngoài sản xuất 15.000.000 đ
­ Định phí sản xuất 30.000.000 đ
­ Định phí ngoài sản xuất 30.000.000 đ
Yêu cầu:
Hãy tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo hai phương pháp:
­ Giá thành khả biến (variable costing).
­ Giá thành sản xuất (absorption costing).

Bài 2:
Công ty Osawa lên kế hoạch và sản xuất 200.000 đơn vị sản phẩm vào năm 2012, đây là năm
đầu tiên hoạt động, thong tin kế hoạch như sau: Biến phí sản xuất là 20đ cho mỗi đơn vị sản
phẩm. Biến phí hoạt động (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) là 10đ cho mỗi đơn vị bán ra; Chi
phí sản xuất chung cố định là 600.000đ; Định phí hoạt động (bán hàng và quản lý doanh nghiệp)
là 400.000đ. Trong năm 2012 Osawa bán 120.000 đơn vị sản phẩm với giá bán 40đ cho mỗi đơn
vị. Giả sử chi phí kế hoạch mỗi đơn vị là như nhau cho kỳ bắt đầu sản xuất và kết thúc sản xuất
trong năm.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo thu nhập cho công ty Osawa năm 2012 theo phương pháp giá thành sản xuất
(absorption costing).
2. Lập báo cáo thu nhập cho công ty Osawa năm 2012 theo phương pháp giá thành khả biến
(variable costing).
Bài 3:
Công ty Zwatch sản xuất đồng hồ thời trang chất lượng cao. Các nhà phân tích tài chính cao cấp
của Zwatch yêu cầu về một phương pháp giá thành cho tồn kho. Các CFO sẽ sử dụng đề nghị
của bạn để trình bày báo cáo thu nhập năm 2012 của Zwatch. Các dữ liệu sau đây cho năm kết
thúc ngày 31 Tháng 12 năm 2012:
­ Tồn kho đầu kỳ, 1 tháng 1 năm 2012 là 85.000 đơn vị
­ Kết thúc kiểm kê, 31 tháng 12 năm 2012 là 34.500 đơn vị
­ Sản lượng bán là 345.400 đơn vị
­ Giá bán (cho nhà phân phối) 22,00 đ cho mỗi đơn vị
­ Biến phí sản xuất cho mỗi đơn vị 5,10 đ cho mỗi đơn vị
­ Biến phí hoạt động (tiếp thị) cho mỗi đơn vị bán 1,10 đ mỗi đơn vị bán
­ Định phí sản xuất 1.440.000 đ

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 1


KHOA KT-KT ĐH MỞ TP.HCM BÀI TẬP MÔN HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ

­ Số giờ máy chạy 6.000 giờ


­ Định mức sản xuất là 50 đơn vị cho mỗi máy giờ
­ Định phí hoạt động (tiếp thị) là 1.080.000 đ
Giả sử chi phí định mức mỗi đơn vị là như nhau cho thời điểm bắt đầu sản xuất và kết thúc sản
xuất trong năm. Ngoài ra, giả sử không có chênh lệch giá, lượng.
Yêu cầu:
1. Trình bày báo cáo thu nhập theo giá thành khả biến (variable costing) và giá thành sản
xuất (absorption costing) cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012.
2. Tính tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trên doanh thu theo từng phương pháp
3. Giải thích sự khác biệt trong lợi nhuận hoạt động giữa hai phương pháp.
4. Phương pháp giá thành nào mà bạn muốn giới thiệu đến các CFO? Tại sao?

Bài 4:
Mega­Air là một nhà sản xuất chuyên làm ván trượt tuyết. Mega­Air vào đầu năm 2011 có hàng
tồn kho là 240 ván. Trong năm, công ty sản xuất 900 ván và bán 995 với giá 750 đ/ván. Chi phí
sản xuất chung cố định là 280.000 đ và biến phí sản xuất là 335 đ cho mỗi đơn vị. Định phí
quảng cáo, tiếp thị, và chi phí quản lý, hành chính khác là 112.000 đ và biến phí vận chuyển là
15 đ cho mỗi ván. Giả sử rằng chi phí đơn vị của hàng tồn kho đầu kỳ bằng chi phí hàng tồn kho
trong năm 2011.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo thu nhập của Mega­Air theo phương pháp giá thành khả biến (variable
costing).
2. Lập báo cáo thu nhập của Mega­Air theo phương pháp giá thành sản xuất (absorption
costing).
3. Tính điểm hòa vốn theo các phương pháp:
­ Giá thành khả biến (variable costing).
­ Giá thành sản xuất (absorption costing).
4. Giả sử rằng 20.000 đ định phí quản lý được phân loại lại là định phí sản xuất. Sự thay đổi
này sẽ ảnh hưởng đến điểm hòa vốn theo phương pháp giá thành khả biến (variable
costing) và theo phương pháp giá thành sản xuất (absorption costing)? Giải thích.
5. Các công ty cung cấp đầu vào cho Mega­Air thông báo giá vật liệu để sản xuất ván trượt
tăng giá 25 đ cho mỗi ván. Nêu những tác động của nó đối với việc tính các điểm hòa
vốn?

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 2


CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUÁ TRÌNH BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

Bài 1
Tại công ty sử dụng hệ thống kế toán theo qui trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
theo chi phí thực tế kết hợp với ước tính, sản lượng hoàn thành tương đương tính theo phương
pháp trung bình. Trong kỳ có các tài liệu như sau:
 Sản lượng sản xuất: (ĐVT: cái)
 Sản phẩm dỡ dang đầu kỳ: 800 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 40% chi phí
chuyển đổi)
 Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 48.000
 Số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: 2.800 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 10%
chi phí chuyển đổi.
 Chi phí sản xuất: (ĐVT: triệu đồng)
 Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ:
 Chi phí NLVTT: 2.000
 Chi phí chuyển đổi: 3.000
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
 Chi phí NVLTT: 110.000
 Chi phí chuyển đổi: 80.000 (Chi phí NCTT là 30.000 và chi phí SXC là
45.000)
 Tỷ lệ CPSXC ước tính là 200đ/giờ máy, số giờ máy thực tế là 250 giờ.
Yêu cầu: lập báo cáo sản xuất

Đáp án:
Bước 1: Thống kế sản lượng hoàn thành
Chỉ tiêu Sản lượng
Số SPDD đầu kỳ: 800
Số SP đưa vào sản xuất 50.000
Tổng sản lượng chuyển đến 50.800
Số SP hoàn thành và chuyển đi 48.000
Số SPDD cuối kỳ: 2.800
Tổng sản lượng chuyển đi 50.800

Bước 2: Tính sản lượng hoàn thành tương đương


Chỉ tiêu NVLTT Chuyển đổi
Số SP hoàn thành 48.000 48.000
Số SPDD cuối kỳ 2.800 280
SL hoàn thành tương đương 50.800 48.280

Bước 3: Tính chi phí đơn vị tương đương


Chỉ tiêu NVLTT Chuyển đổi

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 1


CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUÁ TRÌNH BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

CPSXDD đầu kỳ 2.000 3.000


CPSX phát sinh trong kỳ 110.000 80.000
SL SPHT tương đương 50.800 48.280
CP đơn vị SPHT tương đương 2.4 2.1

Bước 4: Tính tổng chi phí sản xuất chuyển đến


Chỉ tiêu Chi phí
CPSXDD đầu kỳ:
CP NVLTT 2.000
CP chuyển đổi 3.000
CPSX phát sinh trong kỳ 190.000
CP NVLTT 110.000
CP chuyển đổi 80.000
Tổng CPSX chuyển đến 195.000

Bước 5: Phân bổ tổng chi phí sản xuất chuyển đến cho SP hoàn thành và SP dở dang
Chỉ tiêu Chi phí
Phân bổ cho số SPHT
CP NVLTT 105.827
CP chuyển đổi 82.519
Tổng giá thành SPHT 188.345
Phân bổ cho số SPDD cuối kỳ
CP NVLTT 6.173
CP chuyển đổi 481
Tổng CPSXDD cuối kỳ 6.655
Tổng CPSX chuyển đi 195.000

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 2


CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUÁ TRÌNH BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

Bài 2
Tại công ty sử dụng hệ thống kế toán theo qui trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
theo chi phí thực tế, sản lượng hoàn thành tương đương tính theo phương pháp FIFO. Trong kỳ
có các tài liệu như sau:
 Sản lượng sản xuất: (ĐVT: cái)
 Sản phẩm dỡ dang đầu kỳ: 2.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 50% chi phí
chuyển đổi)
 Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất: 40.000
 Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 38.000
 Số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: 4.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 20%
chi phí chuyển đổi.
 Chi phí sản xuất: (ĐVT: triệu đồng)
 Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ:
 Chi phí NLVTT: 3.000
 Chi phí chuyển đổi: 4.000
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
 Chi phí NVLTT: 90.000
 Chi phí chuyển đổi: 60.000 (Chi phí NCTT là 20.000 và chi phí SXC là
40.000)
Yêu cầu: lập báo báo sản xuất

Giải đáp:
Bước 1: Thống kế sản lượng hoàn thành

Chỉ tiêu Sản lượng


Số SPDD đầu kỳ: 2.000
100% CP NVLTT 2.000
50% CP chuyển đổi 1.000
Số SP đưa vào sản xuất 40.000
Tổng sản lượng chuyển đến 42.000
Số SP hoàn thành và chuyển đi 38.000
Số SPDD cuối kỳ: 4.000
100% CP NVLTT 4.000
10% CP chuyển đổi 800
Tổng sản lượng chuyển đi 42.000

Bước 2: Tính sản lượng hoàn thành tương đương


Chỉ tiêu NVLTT Chuyển đổi

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 3


CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUÁ TRÌNH BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

SPDD đầu kỳ 0 1.000


Số SP hoàn thành 36.000 36.000
Số SPDD cuối kỳ 4.000 800
SL hoàn thành tương đương 40.000 37.800

Bước 3: Tính chi phí đơn vị tương đương


Chỉ tiêu NVLTT Chuyển đổi
CPSX phát sinh trong kỳ 90.000 60.000
SL SPHT tương đương 40.000 37.800
CP đơn vị SPHT tương đương 2.3 1.6

Bước 4: Tính tổng chi phí sản xuất chuyển đến


Chỉ tiêu Chi phí
CPSXDD đầu kỳ: 7.000
CP NVLTT 3.000
CP chuyển đổi 4.000
CPSX phát sinh trong kỳ 150.000
CP NVLTT 90.000
CP chuyển đổi 60.000
Tổng CPSX chuyển đến 157.000

Bước 5: Phân bổ tổng chi phí sản xuất chuyển đến cho SP hoàn thành và SP dở dang
Chỉ tiêu Chi phí
Phân bổ cho SPHT từ SPDD đầu kỳ: 8.587
CPSX Đầu kỳ: 7.000
CP NVLTT 3.000
CP chuyển đổi 4.000
CP SX thêm kỳ này: 1.587
CP NVLTT 0
CP chuyển đổi 1.587
Phân bổ cho SP đưa vào SX và HT: 138.143

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 4


CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUÁ TRÌNH BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

CP NVLTT 81.000
CP chuyển đổi 57.143
Tổng giá thành SPHT 146.730
Phân bổ cho số SPDD cuối kỳ 10.270
CP NVLTT 9.000
CP chuyển đổi 1.270
Tổng CPSX chuyển đi 157.000

Bài 3
Tại công ty sử dụng hệ thống kế toán theo qui trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
theo chi phí thực tế, sản lượng hoàn thành tương đương tính theo phương pháp trung bình.
Trong kỳ có các tài liệu như sau:
 Sản lượng sản xuất: (ĐVT: cái)
 Sản phẩm dỡ dang đầu kỳ: 5.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 70% chi phí
chuyển đổi)
 Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất: 20.000
 Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 22.000
 Số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: 3.000 (100% Nguyên vật liệu trực tiếp và 20%
chi phí chuyển đổi.
 Chi phí sản xuất:(ĐVT: triệu đồng)
 Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ:
 Chi phí NLVTT: 600
 Chi phí chuyển đổi: 1.000
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
 Chi phí NVLTT: 20.000
 Chi phí chuyển đổi: 40.000 (Chi phí NCTT là 10.000 và chi phí SXC là
30.000)
Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất

Đáp án:
Bước 1: Thống kế sản lượng hoàn thành

Chỉ tiêu Sản lượng


Số SPDD đầu kỳ: 5.000
100% CP NVLTT 5.000
70% CP chuyển đổi 3.500
Số SP đưa vào sản xuất 20.000

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 5


CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUÁ TRÌNH BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

Tổng sản lượng chuyển đến 25.000


Số SP hoàn thành và chuyển đi 22.000
Số SPDD cuối kỳ: 3.000
100% CP NVLTT 2.800
20% CP chuyển đổi 600
Tổng sản lượng chuyển đi 25.000

Bước 2: Tính sản lượng hoàn thành tương đương


Chỉ tiêu NVLTT Chuyển đổi
Số SP hoàn thành 22.000 22.000
Số SPDD cuối kỳ 3.000 600
SL hoàn thành tương đương 25.000 22.600

Bước 3: Tính chi phí đơn vị tương đương


Chỉ tiêu NVLTT Chuyển đổi
CPSXDD đầu kỳ 600 1.000
CPSX phát sinh trong kỳ 20.000 40.000
SL SPHT tương đương 25.000 22.600
CP đơn vị SPHT tương đương 0.8 1.8

Bước 4: Tính tổng chi phí sản xuất chuyển đến


Chỉ tiêu Chi phí
CPSXDD đầu kỳ: 1.600
CP NVLTT 600
CP chuyển đổi 1.000
CPSX phát sinh trong kỳ 60.000
CP NVLTT 20.000
CP chuyển đổi 40.000
Tổng CPSX chuyển đến 61.600

Bước 5: Phân bổ tổng chi phí sản xuất chuyển đến cho SP hoàn thành và SP dở dang
Chỉ tiêu Chi phí

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 6


CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUÁ TRÌNH BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

Phân bổ cho số SPHT


CP NVLTT 18.128
CP chuyển đổi 39.912
Tổng giá thành SPHT 58.040
Phân bổ cho số SPDD cuối kỳ
CP NVLTT 2.472
CP chuyển đổi 1.088
Tổng CPSXDD cuối kỳ 3.560
Tổng CPSX chuyển đi 61.600

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRANG 7

You might also like