You are on page 1of 7

SCRIPT QUẢN LÝ DỰ ÁN

CHỦ ĐỀ: ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN

Slide Script Ghi chú


1 Xin chào cô và các bạn, em là Bùi Ngọc Minh – nhóm
trưởng của nhóm 4, lớp L04. Phần trình bày này là sự nỗ lực
của 9 thành viên trong nhóm, như các bạn có thể thấy trên
màn hình là danh sách thành viên của nhóm chúng mình.

2 Xây dựng dự án dựa trên mô hình áp dụng

3 Sau khi lên kế hoạch và bàn bạc với nhau, nhóm em quyết
định chọn bia làm dự án triển khai dựa trên mô hình
CANVAS
4 Đầu tiên, chính là khách hàng mục tiêu.
5 Bao gồm:
- Người trẻ (dưới 25 tuổi): thường tìm kiếm bia giá rẻ
và thích hưởng thức trong các sự kiện, buổi tiệc, hoặc
nơi giải trí.
- Người trung niên (25-40 tuổi): có thể chọn lựa các
loại bia nhập khẩu hoặc bia chất lượng cao.
- Người trung niên (40-60 tuổi): thường ưa chuộng các
loại bia truyền thống và quen thuộc.
- Người cao tuổi (trên 60 tuổi): thường tìm kiếm các
sản phẩm nhẹ và dễ uống.
- Đại lý cung ứng cho sự kiện và nhà hàng: cung cấp
bia cho các sự kiện, nhà hàng, bar, và các địa điểm
giải trí.
4 Tiếp theo là đối tác, bao gồm:
6 - Quảng bá truyền thông: Các đối tác Marketting trực
tuyến, quảng bá sự kiện, cung cấp giải pháp kỹ thuật
và công nghệ,...
- Đại lý phân phối và tiêu dùng: Các đại lý phân phối:
nhà hàng, quán bar, khách sạn, siêu thị, cửa hàng bán
lẻ,...
- Nhà cung cấp nguyên liệu: lúa mạch và hoa bia, men
nấu bia,...
- Đối tác cạnh tranh để kích thích thị trường: SABECO,
HABECO, Tiger Beer,...
- Các đối tác phân phối quốc tế: nhà phân phối đa quốc
gia, đối tác thương mại điện tử quốc tế,...
4 Theo sau đó là các kênh phân phối, bao gồm 6 kênh chính:
7 - Bán online:
 Website chính thức: Bán các sản phẩm thông qua
trang web chính thức của công ty.
 Thị trường trực tuyến: hợp tác với thị trường trực
tuyến để đưa sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng
hơn.
- Bán lẻ:
 Nhà hàng
 Quán bar
 Chuỗi đại lí bán lẻ
- Phân phối trực tiếp: bán trực tiếp sản từ nhà máy,
cung cấp sản phẩm trực tiếp từ nhà máy đến các đối
tác bán lẻ hoặc khách hàng cuối cùng.
- Dịch vụ giao hàng: dịch vụ giao hàng trực tuyến để
đưa sản phẩm đến tận cửa nhà của khách hàng.
- Đối tác phân phối:
 Nhà phân phối đặc biệt: hợp tác với các đối tác
phân phối chuyên nghiệp để đưa sản phẩm đến
điểm bán lẻ hoặc khách hàng, doanh nghiệp.
 Nhà hàng và khách sạn: cung cấp sản phẩm cho
nhà hàng, khách sạn và các doanh nghiệp trong
ngàng thực phẩm và đồ uống.
- Chương trình thưởng và khuyến mãi:
 Chương trình thưởng và khuyến mãi cho các đối
tác bán lẻ: tạo ra các chính sách thưởng và khuyến
mãi để kích thích cho các đối tác bán lẻ hợp tác.
 Ưu đãi cho các đơn đặt hàng lớn.
4 Chúng ta sẽ đến tới vị trí thứ tư, quan hệ khách hàng bao
gồm:
8 - Các chương trình khuyến mãi quanh năm như khui
bia trúng quà hay nhằm vào các dịp lễ lớn sẽ giảm giá
để bán ra thị trường.
- Quảng bá rộng rãi thông điệp “đã uống rượu bia là
không lái xe” xây dựng văn hóa uống bia tốt đẹp. Biết
lắng nghe khách hàng, hỗ trợ mua bán thông qua trang
điện tử hay giao hàng tận nơi.
- Điều chỉnh chất lượng sản phẩm để đảm bảo uy tín
hay có nhiều đổi mới phù hợp với nhu cầu tiêu dung,
ví dụ như bia không nồng độ cồn phục vụ khách hàng
có trải nghiệm tốt mà không vi phạm pháp luật khi
tham gia giao thông.
4 Tiếp đến sẽ là hành động:
9 1. Nghiên cứu thị trường và phân tích:
- Nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu và xu hướng
của khách hàng.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh và xác định vị trí cạnh
tranh của sản phẩm bia.
2. Phát triển công thức và chế biến:
- Phát triển công thức nấu chảy và lên men cho sản
phẩm bia.
- Chế biến nguyên liệu như hạt lúa mạch, nước, hoa
bia, và men bia.
3. Quá trình lên men và lên chai:
- Thực hiện quá trình lên men để tạo ra cồn và khí CO2.
- Làm sạch, lọc, và lên chai sản phẩm sau quá trình lên
men.
4. Đóng chai và đóng thùng:
- Đóng chai và đóng thùng sản phẩm bia sau khi quá
trình sản xuất hoàn tất.
- Kiểm tra chất lượng và đảm bảo rằng mọi đóng gói
đều đạt tiêu chuẩn.
5. Quản lý chuỗi cung ứng:
- Liên lạc và duy trì mối quan hệ với các đối tác nguyên
liệu như nông dân, nhà cung cấp hoa bia, và các đối
tác khác.
- Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định và chất
lượng.
6. Quảng cáo và tiếp thị:
- Phát triển chiến lược quảng cáo và tiếp thị để quảng
bá thương hiệu và sản phẩm.
- Tổ chức sự kiện quảng cáo, quảng bá tại các triển lãm,
và quảng cáo trực tuyến.
7. Quản lý đối tác bán lẻ và phân phối:
- Hợp tác với các nhà hàng, quán bar, siêu thị và những
đối tác bán lẻ khác.
- Xây dựng mối quan hệ với các đối tác phân phối để
đưa sản phẩm đến nhiều điểm bán và xuất khẩu.
8. Chăm sóc khách hàng:
- Thiết lập dịch vụ chăm sóc khách hàng để giải quyết
các vấn đề và thuận lợi cho khách hàng.
- Thu thập phản hồi từ khách hàng để cải thiện sản
phẩm và dịch vụ.
9. Quản lý chi phí và ngân sách:
- Quản lý chi phí sản xuất, quảng cáo, vận chuyển, và
các chi phí khác.
- Xác định ngân sách và đảm bảo rằng mọi chi phí được
kiểm soát.
10. Đảm bảo chất lượng và tuân thủ quy chuẩn:
- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng liên tục trong
quá trình sản xuất.
- Tuân thủ các quy chuẩn về an toàn thực phẩm và quy
định ngành.
- Thực hiện đánh giá hiệu suất định kỳ và tối ưu hóa
quy trình sản xuất dựa trên dữ liệu và phản hồi từ thị
trường.
11. Duy trì và nâng cấp thiết bị:
- Duy trì và nâng cấp thiết bị sản xuất để đảm bảo sự ổn
định và hiệu quả.
- Triển khai các biện pháp bảo trì định kỳ để tránh sự
cố.
4 Sau 1 loạt hàng động cần thực hiện, ta sẽ đi đến nguồn lực
cần có cho dự án.
10 Nguồn lực bao gồm:
- Vật chất: Nguồn nước, đại mạch, malt, hoa houblon,
men bia, một số chất phụ gia, lon, thùng giấy, xưởng
nấu, xưởng lên men, xưởng chiết.
- Trí thức: bằng sáng chế, công nghệ bảo quản và chế
biến bia, công nghệ lên men, công nghệ xử lý nước,
rác thải và hoá chất độc hại, đóng gói.
- Ðội ngũ nhân sự hùng hậu.
- Tiềm lực tài chính mạnh mẽ.
4 Tiếp theo sẽ nói đến chi phí.
11 Chi phí bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu:
 Chi phí nguyên liệu chính là lúa mạch, hoa
houblon để ủ bia.
 Vật liệu phụ gồm men bia, enzym, chất làm
trong, chất tạo bọt...
 Vật tư, bao bì: thùng carton, lon nhôm, chai thủy
tinh...
- Chi phí nhân công:
 Lương, phụ cấp, các khoản đóng góp cho người
lao động.
- Chi phí sản xuất:
 Chi phí điện, nước, nhiên liệu sử dụng trong quá
trình sản xuất.
 Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
 Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
 Lương nhân viên văn phòng, quản lý.
 Chi phí văn phòng phẩm, công cụ lao động.
 Tiền thuê mặt bằng, văn phòng.
- Chi phí bán hàng và marketing:
 Quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức sự kiện...
 Lương nhân viên sales, marketing.
- Chi phí vận chuyển, phân phối sản phẩm.

4 Chúng ta sẽ đi đến phần doanh thu.


12 Doanh thu:
- Phần lớn đến từ các sản phẩm bia truyền thống
- Sự xuất hiện của các loại đồ uống được phát triển dựa
trên bia như: bia không cồn, bia ít cồn, nước trái cây
lên men,.... có đóng góp lớn dầm vào doanh thu bia
theo thời gian.
- Là một trong những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất
thế giới, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành
bia, đem lại doanh thu khổng lồ
4 Và cuối cùng của dự án này chính là tuyên bố giá trị:
13 Các giá trị của dự án bao gồm:
- Giá trị kinh tế:
 Tạo ra các sản phẩm bia mang lại doanh thu và lợi
nhuận cho công ty.
 Đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua nộp
thuế, phí. Tạo công ăn việc làm cho người lao
động.
- Giá trị xã hội:
 Cung cấp sản phẩm đồ uống giải khát, giải trí cho
xã hội.
 Đóng góp cho các hoạt động văn hóa xã hội, từ
thiện.
- Giá trị thương hiệu:
 Xây dựng thương hiệu bia có uy tín, chất lượng.
 Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua xuất khẩu
bia.
- Giá trị cho khách hàng:
 Cung cấp các sản phẩm bia chất lượng tốt, đa dạng
phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
 Mang lại trải nghiệm thư giãn, giải trí cho khách
hàng sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Giá trị cho đối tác: Hợp tác cùng phát triển với các
nhà cung cấp, đối tác trong chuỗi giá trị ngành bia.
- Giá trị cho cổ đông: Tạo ra lợi nhuận, cổ tức ổn định
hàng năm cho cổ đông thông qua hoạt động sản xuất
kinh doanh hiệu quả.
14 Kết luận
15 Tùy theo yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp mà chúng ta
sẽ lựa chọn và áp dụng mô hình phù hợp trong đánh giá và
lựa chọn dự án. Từ đó, dựa trên mô hình được chọn để triển
khai và tiến hành thực hiện dự án đạt được hiệu quả cao nhất.
Sau những phân tích của chúng mình về dự án sản xuất bia
dựa trên mô hình CANVAS, có thể thấy được rằng, việc
chọn mô hình Canvas để đánh giá và lựa chọn dự án là một
sự lựa chọn rất hợp lý bởi:
- Chúng ta có thể tổ chức thông tin một cách rõ ràng và
ngắn gọn giúp cho người tham gia có cái nhìn tổng
quan và hiểu rõ hơn về cấu trúc tổng thể của việc sản
xuất bia và cách doanh nghiệp hoạt động.
- Khi phân tích và đánh giá dự án dựa trên 9 yếu tố của
mô hình Canvas, doanh nghiệp có thể xác định được
các giá trị đặc biệt mà doanh nghiệp mang lại trong
quá trình sản xuất bia, cũng như hiểu rõ đối tượng
khách hàng mà mình hướng đến để có thể đưa ra
những chiến lược cũng như xác định các hướng tiếp
cận hiệu quả nhất để phát triển doanh nghiệp sản xuất
bia, từ đó có thể điều chỉnh dễ dàng khi có thay đổi
trong môi trường kinh doanh hoặc chiến lược của
doanh nghiệp
- Giúp duy trì tính linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với
thị trường.

You might also like