You are on page 1of 50

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING
----------

NHÓM 3

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Vũ Quỳnh Thi

Lớp học phần: 2411702071605

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Thúy Vân - 2221001885

Hà Trúc Linh - 2221001625

Hồ Thị Mỹ Ngân - 2221001668

Nguyễn Huỳnh Ngọc Bích - 2221001512

Trần Ngọc Nhã Quỳnh - 2221001780

TP.HCM, ngày 22 tháng 4 năm 2024

1
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
----------

NHÓM 3

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Vũ Quỳnh Thi

Lớp học phần: 2411702071605

Trưởng nhóm : Hà Trúc Linh

Điện thoại : 0869274637

Email : hatruclinh111@gmail.com

TP.HCM, ngày 22 tháng 4 năm 2024

i
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Mô hình hành vi người tiêu dùng của James f. Engel, Roger D. Blackwell,
Pawl W. Miniard (1993).........................................................................................15
Hình 2. Logo thương hiệu Re-nim................................................................................26
Hình 3. Sản phẩm mới của Re-nim “Lovey Dovey”.....................................................26
Hình 4. Ngân sách cho sản phẩm đầu tiên của Re-nim.................................................27
Hình 5. Bộ váy cưới của siêu mẫu Minh Tú diện ngày 13/04/2024.............................29

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Phân khúc thị trường thời trang của khách hàng Gen Z..................................32
Bảng 2. Chi phí dự kiến cho hoạt động quảng cáo trực tuyến.....................................39
Bảng 3. kế hoạch triển khai dự án “Denim cũ – Hành trình mới”................................42

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT/THUẬT NGỮ

STT Viết tắt/Thuật ngữ Ý nghĩa

1 UFM Trường Đại học Tài chính - Marketing

2 CLB Câu lạc bộ

3 Gen Z Những người thuộc thế hệ Z

4 USD, VNĐ Đơn vị tiền tệ Mỹ, đơn vị tiền tệ Việt Nam

5 B2C Thuật ngữ được sử dụng để mô tả giao dịch


giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

6 Voucher Một hình thức khuyến mãi

7 Local Brand Thương hiệu nội địa

8 NCT Người cao tuổi

9 Millennials Những người thuộc thế hệ Y

ii
10 Livestream Phát sóng trực tuyến

11 VND VNDIRECT

12 Online, offline Trực tuyến, trực tiếp

13 Logo Biểu tượng, biểu trưng

14 Slogan Khẩu hiệu

15 Trends Những xu hướng

16 Secondhand Hàng đã qua sử dụng, không còn mới

17 Scandal Tin đồn, tai tiếng

18 Reuse – Reduce - Redesign Tái sử dụng - Giảm thiểu - Thiết kế lại

19 KOLs, KOCs Cá nhân có sức ảnh hưởng, người tiêu dùng


có sức ảnh hưởng

20 Feedback Phản hồi

21 Set Tính theo đơn vị bộ/ combo (trong bài là


quần áo)

22 Coquette, Unisex, Aesthetics, Những phong cách thời trang


Sporty, Street Style, Lolita,
Gyaru, Streetwear, Y2K

23 Booking Thuê, đặt

24 Polyester, Lycra Các loại sợi vải

25 Drydenim Một kỹ thuật nhuộm vải denim


iii
26 Wash Kỹ thuật làm bạc màu vải

27 Review Nêu cảm nhận, cảm nghĩ

28 Brand Nhãn hàng

29 Lookbook Bộ ảnh được chụp một cách chuyên nghiệp


dùng để giới thiệu bộ sưu tập thời trang, phụ
kiện

30 Content Nội dung

iv
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................II

DANH MỤC BẢNG......................................................................................................II

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT/THUẬT NGỮ.............................................................II

MỤC LỤC......................................................................................................................V

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................XII

PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG
VIỆT NAM NĂM 2024..................................................................................................1

1.1. TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ THÔNG MINH VÀO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY..1

1.2. MUA SẮM TRỰC TUYẾN NGÀY CÀNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG......................1

1.3. XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH.........................................................................2

1.4. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ PHỤC VỤ NGƯỜI CAO TUỔI NGÀY CÀNG
ĐƯỢC QUAN TÂM.......................................................................................................2

1.5. NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC MẶT HÀNG CÓ THƯƠNG HIỆU VÀ CHẤT
LƯỢNG CAO.................................................................................................................3

1.6. NHU CẦU SẢN PHẨM ICT VÀ ĐIỆN TỬ TIÊU DÙNG....................................3

PHẦN 2: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THỜI TRANG CỦA GEN Z
HIỆN NAY......................................................................................................................4

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................................4

2.1.1. Khái niệm thế hệ Gen Z........................................................................................4

2.1.2. Ý định mua sắm qua mạng....................................................................................4

2.1.3. Ảnh hưởng xã hội..................................................................................................4

2.1.4. Quy trình ra quyết định mua và quá trình sau mua của người tiêu dùng..............5

v
2.2. XU HƯỚNG TIÊU DÙNG SẢN PHẨM THỜI TRANG CỦA THẾ HỆ GEN Z
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TẠI VIỆT NAM..................................................5

2.2.1. Tổng quan thị trường ngành thời trang hiện nay tại Việt Nam.............................5
2.2.1.1. Tiềm năng phát triển.......................................................................................6
2.2.1.2. Thương hiệu ngoại chiếm thị phần lớn...........................................................6

2.2.2. Mô tả xu hướng tiêu dùng của Gen Z....................................................................6


2.2.2.1. Mua sắm trực tuyến được ưa chuộng..............................................................6
2.2.2.2. Xu hướng thời trang bền vững........................................................................7
2.2.2.3. Thời trang nhanh.............................................................................................8
2.2.2.4. Việc lựa chọn các sản phẩm secondhand ngày càng tăng cao........................8
2.2.2.5. Thời trang Unisex được giới trẻ ưa thích........................................................9
2.2.2.6. Dịch vụ cho thuê quần áo ngày càng được mở rộng.......................................9

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG TIÊU
DÙNG CÁC SẢN PHẨM THỜI TRANG CỦA GENZ HIỆN NAY..........................10

3.1. YẾU TỐ BÊN NGOÀI..........................................................................................10

3.1.1. Yếu tố văn hóa.....................................................................................................10


3.1.1.1. Giá trị văn hóa...............................................................................................10
3.1.1.2. Chuẩn mực văn hóa.......................................................................................10
3.1.1.3. Phong tục tập quán........................................................................................10
3.1.1.4. Các biểu tượng, đồ tạo tác.............................................................................11

3.1.2. Yếu tố xã hội.......................................................................................................11


3.1.2.1. Nhóm xã hội..................................................................................................11
3.1.2.2. Nhóm tham khảo...........................................................................................11
3.1.2.3. Gia đình.........................................................................................................12

3.2. YẾU TỐ BÊN TRONG..........................................................................................12

3.2.1. Nhận thức............................................................................................................12

3.2.2. Nhu cầu và động cơ.............................................................................................12

3.2.3. Thái độ và niềm tin..............................................................................................13

3.3. YẾU TỐ CÁ NHÂN..............................................................................................13

3.3.1. Độ tuổi.................................................................................................................13

3.3.2. Quan niệm bản thân.............................................................................................14

3.3.3. Cá tính.................................................................................................................14
vi
3.3.4. Tình trạng kinh tế................................................................................................14

PHẦN 4: DỰA TRÊN XU HƯỚNG ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG BÀI NHÓM
HÃY ĐỀ XUẤT MỘT CHIẾN LƯỢC MARKETING (4PS) CHO 1 SẢN PHẨM MÀ
CÔNG TY BẠN HƯỚNG ĐẾN ĐỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA
KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU........................................................................................14

4.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP...........................................................................15

4.1.1. Tổng quan doanh nghiệp.....................................................................................15

4.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu..........................................................................16


4.1.2.1. Tầm nhìn.......................................................................................................16
4.1.2.2. Sứ mệnh.........................................................................................................16
4.1.2.3. Mục tiêu.........................................................................................................16
4.1.2.4. Ngân sách dự kiến cho sản phẩm đầu tiên....................................................16

4.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP........................................17

4.2.1. Cơ hội của doanh nghiệp.....................................................................................17


4.2.1.1. Nhu cầu về thời trang của Gen Z cao............................................................17
4.2.1.2. Thị trường tiềm năng.....................................................................................17
4.2.1.3. Sự phát triển mạnh mẽ của các kênh truyền thông và đa dạng dịch vụ giao
hàng............................................................................................................................18
4.2.1.4. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước...................................................................19

4.2.2. Thách thức của doanh nghiệp..............................................................................19


4.2.2.1. Cạnh tranh cao...............................................................................................19
4.2.2.2. Gen Z là những khách hàng luôn cập nhật xu hướng....................................19
4.2.2.3. Gen Z là một đối tượng khách hàng có sự trung thành không cao...............20
4.2.2.4. Khó khăn trong việc duy trì thói quen tiêu dùng xanh, bền vững của Gen Z
....................................................................................................................................20

4.3. CHIẾN LƯỢC STP................................................................................................20

4.3.1. Phân khúc thị trường...........................................................................................20

4.3.2. Xác định thị trường mục tiêu...............................................................................21

4.3.3. Định vị trên thị trường mục tiêu..........................................................................21

4.3.4. Xác định mục tiêu chiến lược..............................................................................22


4.3.4.1. Mục tiêu chiến lược trong ngắn hạn..............................................................22
4.3.4.2. Mục tiêu chiến lược trong dài hạn.................................................................22

vii
4.4. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX (4PS) CHO SẢN PHẨM MỚI CỦA
DOANH NGHIỆP.........................................................................................................22

4.4.1. Chiến lược sản phẩm...........................................................................................22


4.4.1.1 Thiết kế...........................................................................................................22
4.4.1.2 Bao bì.............................................................................................................23

4.4.2. Chiến lược giá.....................................................................................................23


4.4.2.1. Chiến lược giá theo gói.................................................................................23
4.4.2.2. Chiến lược giá tâm lý....................................................................................24

4.4.3. Chiến lược phân phối..........................................................................................24

4.4.4. Chiến lược chiêu thị............................................................................................24


4.4.4.1. Xây dựng hình ảnh thương hiệu....................................................................24
4.4.4.2. Chiến dịch khuyến mãi và giảm giá..............................................................26
4.4.4.3. Quảng cáo trực tuyến....................................................................................26
4.4.4.4. Tổ chức sự kiện.............................................................................................27
4.4.4.5. Chính sách hậu mãi sau mua.........................................................................30

KẾT LUẬN...................................................................................................................31

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................32

PHỤ LỤC.......................................................................................................................A

Phụ lục 1: Hình ảnh minh họa các sản phẩm tái chế của Re-nim....................................a

Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa hoạt động tái chế sự kiện offline “Denim cũ-Hành trình
mới”.................................................................................................................................a

KIỂM TRA ĐẠO VĂN.................................................................................................A

viii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 4 năm 2024.

BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP


- Thời gian và địa điểm: 8 giờ 30 phút, tại phòng tự học A.103
- Thành viên có mặt: 5/5
- Thành viên vắng mặt: Không
- Chủ trì cuộc họp (Nhóm trưởng): Hà Trúc Linh
- Thư ký cuộc họp: Trần Thị Thúy Vân
- Nội dung cuộc họp: Đánh giá, nhận xét và thống nhất tỷ lệ đóng góp của các
thành viên trong quá trình thực hiện tiểu luận kết thúc học phần môn Hành Vi
Người Tiêu Dùng. Được thể hiện qua bảng như sau:
Tỷ lệ
ST Phân chia
Họ và tên MSSV đóng Ký tên
T công việc
góp
Tham gia vào
tất cả các
Trần Thị Thúy
1 2221001885 phần nội 100%
Vân
dung của bài
làm
Tham gia vào
tất cả các
phần nội
2 Hà Trúc Linh 2221001625 100%
dung của bài
làm và tổng
hợp báo cáo
Tham gia vào
tất cả các
Hồ Thị Mỹ
3 2221001668 phần nội 100%
Ngân
dung của bài
làm
Tham gia vào
Nguyễn tất cả các
4 Huỳnh Ngọc 2221001512 phần nội 100%
Bích dung của bài
làm

Tham gia vào


tất cả các
Trần Ngọc
5 2221001780 phần nội 100%
Nhã Quỳnh
dung của bài
làm
ix
Buổi họp đánh giá kết thúc vào lúc: 9 giờ 30 phút cùng ngày.

Thư ký Nhóm trưởng

Trần Thị Thúy Vân

Hà Trúc Linh

x
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………….
.

………………………………………………………………………….
.

………………………………………………………………………….
.

………………………………………………………………………….
.

………………………………………………………………………….
.

………………………………………………………………………….
.

………………………………………………………………………….
.

………………………………………………………………………….
.

xi
LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Tài
chính - Marketing đã tạo điều kiện cho chúng em tiếp cận bộ môn Hành vi người tiêu
dùng trong chương trình đào tạo. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn – Cô Ngô Vũ Quỳnh Thi đã hết lòng truyền đạt những kiến thức
quý báu mà cô tâm đắc cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong suốt
quá trình học, chúng em đã tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích, mới mẻ, gần gũi với
thực tế cùng tinh thần học tập luôn cởi mở, tích cực và hiệu quả mà cô mang lại.
Những kiến thức mà chúng em học hỏi được từ cô chắc chắn sẽ là những trang bị để
chúng em có thể vững bước vào nghề. Tuy nhiên, kiến thức là sa mạc, mà sự tiếp nhận
kiến thức của mỗi người chỉ là hạt cát trên sa mạc ấy. Vì thế, trong quá trình hoàn
thành bài tiểu luận kết thúc học phần chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,
mong cô có thể góp ý hoàn thiện hơn.

Đến với bài tiểu luận kết thúc học phần, nhóm chúng em muốn mang lĩnh vực
thời trang vào bài làm của mình. Nếu trước đây, việc ăn mặc chỉ là nhu cầu thiết yếu
thì bấy giờ nhu cầu về thời trang lại trở nên quan trọng hơn trong đời sống phát triển
hiện đại. Nhận thấy sự chuyển biến tích cực và ổn định của ngành thời trang sau
khoảng thời gian trì trệ do đại dịch Covid-19 gây ra, chúng em muốn mang những
luồng xu hướng mới trở lại đấu trường thời trang. Với tầm nhìn và sứ mệnh của những
nhà Marketer trẻ, chúng em muốn xây dựng thương hiệu bộc lộ tích cách mang đậm
hơi thở tuổi trẻ và khát vọng truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến nhóm khách
hàng mục tiêu của mình - Thế hệ Gen Z. Là những nhà sáng lập của thương hiệu,
nhóm chúng em tìm tòi và nghiên cứu để phân tích xu hướng tổng quan của thị trường
tiêu dùng Việt nói chung và thế hệ Gen Z nói riêng, từ đó biết được cơ hội và thách
thức, đề xuất chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm mới của thương hiệu mình.

Lời kết, chúng em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc
sống và thành công trong công việc.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

xii
PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN XU HƯỚNG THỊ
TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM NĂM 2024
1.1. Tích hợp công nghệ thông minh vào cuộc sống hàng ngày

Theo số liệu của Statista, lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam
năm 2022 là 65,48 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới và thứ ba khu vực Đông Nam
Á, chỉ sau Indonesia với 187,7 triệu người và Philippines với 69,7 triệu người. Đối với
ngành hàng đồng hồ thông minh, theo các chuyên gia nhận định, người dùng Việt có
xu hướng chuyển dần từ đồng hồ cổ điển sang đồng hồ thông minh do các tính năng
tiện lợi của sản phẩm như theo dõi sức khỏe người dùng (đo nhịp tim, đếm số bước
chân,...), kết nối bluetooth, wifi,... Theo phân tích dữ liệu nhập khẩu thị trường đồng
hồ Việt Nam của Q&Me năm 2023, Apple đang dẫn đầu ở mảng đồng hồ thông minh
với 42% thị phần, tiếp theo là Samsung với 8% thị phần, LG với 6% thị phần và
Garmin với 3% thị phần (Asia Plus Inc, 2023).

Nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin, gọi xe và đặt hàng trực tuyến
của mọi người một cách tiện lợi nhất, các ứng dụng di động thanh toán trực tuyến và
đặt xe đã ra đời và ngày càng được ưa chuộng trong xã hội hiện đại (Asia Plus Inc,
2024). Theo kết quả nghiên cứu được Q&Me tiến hành với nhóm thanh niên sống tại
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ứng dụng đặt xe công nghệ Grab đã chi phối được
phần lớn thị trường ứng dụng đặt xe khi có đến 75% người được hỏi từng sử dụng
Grab trong 12 tháng qua và 50% trong số họ là sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó,
88% số người tham gia cuộc khảo sát có sử dụng ứng dụng thanh toán di động hoặc
ứng dụng ngân hàng trực tuyến, cho thấy sự thâm nhập cao của các ứng dụng liên quan
đến tài chính trong những năm gần đây. Trong đó Momo và Techcombank là 2 ứng
dụng chiếm tỉ lệ cao, với 35% người dùng sử dụng Techcombank và 32% người dùng
sử dụng Momo.

1.2. Mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, nền kinh tế Internet tại
Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 23 tỷ USD năm 2022 lên khoảng 52 tỷ USD vào năm
2025 (Nguyễn Chuẩn, 2023). Thông qua những kết quả đã khảo sát về nhu cầu của
hơn 9.000 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam
được PwC đưa ra gần đây đã khẳng định, người tiêu dùng đã thay đổi hành vi tiêu
dùng do tác động của dịch Covid-19. Họ mong muốn sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến
nhiều hơn trong tương lai ( tỷ lệ 50%). Tỷ lệ này cao nhất ở thế hệ Millennials đời đầu
(58%), thế hệ Millennials trẻ (57%) và thế hệ Gen Z (57%) (Mai Hoàng Thịnh, 2023).

1
Trở lại những năm gần đây, xu hướng livestream và bán hàng đa kênh - một trong
những hình thức mua sắm mới, đã đem lại doanh thu khổng lồ cho những nhà bán
hàng thương mại điện tử. Theo báo cáo eConomy SEA 2022 của Google, Temasek,
Bain & Company, Việt Nam là một trong những những quốc gia có tốc độ tăng trưởng
cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến . Doanh thu và sản lượng
bán bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh,
có thể đạt 650 nghìn tỷ đồng vào năm 2024 (Ngọc Linh, 2024).

Bên cạnh đó, sự phát triển của mạng xã hội đã và đang thay đổi cách con người tìm
hiểu, lựa chọn và mua sản phẩm trực tuyến. Kết quả một nghiên cứu gần đây của Meta
cho biết, có 45% người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trên các nền tảng thương mại điện
tử sau khi tìm hiểu thông tin sản phẩm trên Facebook, Instagram và trong đó có 20%
người mua hàng trực tiếp trên Facebook. Trong năm 2024, thương mại xã hội dự kiến
sẽ tiếp tục phát triển, mang đến những cơ hội mới cho doanh nghiệp trong việc tiếp
cận và thu hút khách hàng (Nhĩ Anh, 2024).

1.3. Xu hướng tiêu dùng xanh

Tiêu dùng xanh hiện được xem là xu hướng tiêu dùng phổ biến khi môi trường trở
thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Tiêu dùng xanh nhấn mạnh
vào việc kết hợp nhận thức về môi trường vào quá trình tiêu thụ và là một hình thức
tiêu dùng khuyến khích mọi người tích cực bảo vệ môi trường (Bích Ngọc, 2020). Tại
Việt Nam, trong bài viết của một số tác giả, tiêu dùng xanh được hiểu là việc mua và
sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con
người và không đe dọa đến sinh thái tự nhiên. Cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu,
định nghĩa về tiêu dùng xanh tại Việt Nam ngày càng được phổ biến. Theo đó, ngày
nay tiêu dùng xanh không chỉ dừng lại ở các hành vi mua sắm xanh mà còn là chuỗi
các hành vi được nhìn nhận dưới quan điểm phát triển bền vững: mua thực phẩm sinh
thái, tái chế, tái sử dụng tiết kiệm và sử dụng hệ thống giao thông thân thiện với môi
trường (Đoàn Thị Thu Trang và cộng sự, 2023).

1.4. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người cao tuổi ngày càng được quan tâm

Việt Nam đang dịch chuyển cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ lệ người cao tuổi và
giảm tỷ lệ dân số trẻ. Nước ta hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng
đồng thời trong quá trình già hóa dân số (Thông Cáo Báo Chí về Tình Hình Dân Số,
Lao Động Việc Làm Quý IV và Năm 2023, 2023). Dự kiến đến năm 2029, tỷ lệ NCT
ở Việt Nam sẽ đạt 17,26% và con số này dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa lên 24,88%
vào năm 2049. Với tình hình xã hội ngày nay thì thị trường dịch vụ và các sản phẩm
như dược phẩm, dụng cụ hỗ trợ,... dành cho NCT được đánh giá là thị trường tiềm
năng.

2
Theo khảo sát của Prudential, sức khỏe thể chất là mối quan tâm hàng đầu của
NCT. Tuy nhiên với sự thay đổi về quy mô gia đình, chuyển từ mô hình đại gia đình (3
thế hệ trở lên) sang quy mô gia đình hạt nhân (chỉ có 2 thế hệ) khiến cho con cháu,
người thân trong gia đình khó có thể chăm sóc và theo dõi tận tình sức khỏe của NCT.
Các giải pháp như thuê người giúp việc cũng có những bất tiện như thiếu kỹ năng
chuyên môn, thiếu kiến thức và sự hiểu biết về tâm lý,... Cũng theo khảo sát này, có
85% NCT mong muốn có cuộc sống độc lập. Vì vậy các doanh nghiệp đang ngày càng
chú trọng trong việc phát triển những dịch vụ chăm sóc NCT đa dạng như các trung
tâm, viện dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà,... hoặc các thiết bị hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe NCT.

Khảo sát của Prudential cũng cho thấy bên cạnh sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh
thần của NCT cũng ngày càng được chú ý. NCT dễ bị cô đơn và cô lập, cảm thấy tự ti
và và gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì vậy các dịch vụ hỗ trợ
xã hội như tư vấn cá nhân, bầu bạn (đọc sách, trò chuyện, đưa đi dạo,...) cũng được
chú ý và tích hợp trong các mô hình như trung tâm chăm sóc và viện dưỡng lão (Báo
cáo nghiên cứu thị trường các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam,
2021).

1.5. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng có thương hiệu và chất lượng cao

Nhiều kết quả nghiên cứu dự báo đến năm 2030, tầng lớp trung lưu ở nước ta có thể
chiếm từ 50 đến 55% dân số cả nước (Vai Trò Của Tầng Lớp Trung Lưu Trong Phát
Triển Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội ở Việt Nam Hiện Nay, 2024). Tầng lớp trung lưu
hiện đang được mở rộng. Thu nhập tăng dẫn đến họ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn.
Điều đó đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng các mặt hàng có thương hiệu và chất lượng cao
tại Việt Nam.

Thông qua cuộc khảo sát cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp Việt đạt hàng Việt
Nam chất lượng cao được nhiều người mua chiếm đến 80%, thương hiệu uy tín chiếm
60%, sản phẩm đa dạng chủng loại 47% hay giá bán cạnh tranh 39%. Chỉ trong năm
2023 đã có tới 519 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao do
người tiêu dùng bình chọn (tcct, 2023). Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt
ngày càng tăng cao và có tới hơn 90% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa
sẽ ưu tiên dùng hàng Việt (Uyên Hương, 2023).

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND), việc làm và tiền lương
được kỳ vọng cải thiện trong năm 2024 sẽ góp phần thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Do
đó, VND kỳ vọng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu cũng sẽ kéo
theo sự gia tăng trong nhu cầu về trang sức. Bên cạnh đó, theo khảo sát của Google,
57% người tiêu dùng có mức chi tiêu cao sẽ tiếp tục tăng chi tiêu trong 12 tháng tới
(webviet24h.com, 2024).
3
1.6. Nhu cầu sản phẩm ICT và điện tử tiêu dùng

Thời gian qua, nhu cầu sản phẩm ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) và
điện tử tiêu dùng bị ảnh hưởng mạnh. VND kỳ vọng nhu cầu về sản phẩm ICT sẽ bắt
đầu phục hồi từ nửa cuối năm 2024 đến đầu năm 2025. Theo Euromonitor, nhu cầu sử
dụng nhiều loại sản phẩm điện tử tiêu dùng đến thiết bị gia dụng ngày càng nhiều do
nhóm nhân khẩu học trẻ, cùng với sự gia tăng dân số góp phần duy trì mức tăng trưởng
bền vững từ 6% - 10%/năm trong giai đoạn 2023 - 2026 (Thế Hoàng, 2024).

Thị trường hàng hóa điện tử của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ và có nhiều
tiềm năng phát triển nhờ vào sự trẻ hóa dân số (có khoảng 70% dân số dưới 35 tuổi) và
sự phát triển của Internet. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị
trường một cách kỹ lưỡng, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng và
chú trọng vào tính năng bảo mật của sản phẩm (Khánh Mai, 2024).

PHẦN 2: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THỜI


TRANG CỦA GEN Z HIỆN NAY
2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái niệm thế hệ Gen Z

Gen Z là viết tắt của Generation Z (thế hệ Z) là những người sinh ra trong khoảng từ
năm 1990 cho đến 2012. Quãng tuổi phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là 1997
- 2012. Gen Z có một số đặc điểm nổi bật là: được tiếp xúc với công nghệ từ sớm, sáng
tạo nên xu hướng mới, ảnh hưởng đến ngành tiêu dùng, tự lập và trách nhiệm, chịu áp
lực cạnh tranh về vật chất và danh vọng,...

2.1.2. Ý định mua sắm qua mạng

Mua sắm là một quá trình, trong quá trình này người tiêu dùng phải ra rất nhiều
quyết định, thực hiện nhiều vai trò khác nhau và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố
(Vũ Huy Thông, 2010). Theo nghiên cứu của Pavlou (2003), ý định mua sắm qua
mạng là việc dự định sẽ dùng các giao dịch trực tuyến để mua sắm của người tiêu
dùng. Trên các sàn thương mại điện tử, ý định mua hàng trực tuyến có thể được hiểu là
tình huống khi một người muốn mua một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể thông qua các
trang web (Chen và cộng sự, 2010; Fygenson và Pavlou, 2006). Trong nghiên cứu này,
ý định mua sắm qua mạng được hiểu là dự định, hay việc lên kế hoạch mua sắm một
sản phẩm hay dịch vụ cụ thể thông qua mạng xã hội Facebook.
4
2.1.3. Ảnh hưởng xã hội

Thái độ và niềm tin của một cá nhân, tập thể sẽ hình thành nên hành vi của một
người đối với việc sử dụng hệ thống mới. Cụ thể, thái độ của người thân, bạn bè, đồng
nghiệp và những người xung quanh của một cá nhân có xu hướng ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng của chính người đó. Othman và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng, một người
sẽ cảm thấy áp lực xã hội về việc thực hiện một hành vi phù hợp với niềm tin của cá
nhân, tập thể nào đó. Các nghiên cứu của Yaprakl và cộng sự (2013) cũng cho thấy, xã
hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến của một người.

2.1.4. Quy trình ra quyết định mua và quá trình sau mua của người tiêu
dùng

Hình 1. Mô hình hành vi người tiêu dùng của james f. Engel, Roger D. Blackwell,
Pawl W. Miniard (1993)

2.2. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thời trang của thế hệ Gen Z trong những
năm gần đây tại Việt Nam

2.2.1. Tổng quan thị trường ngành thời trang hiện nay tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, thị trường thời trang đã có những khởi sắc vượt bật.
Xu hướng tiêu dùng ngành hàng này đang ngày càng tăng mạnh. Theo Báo cáo thị
trường Thời trang Việt Nam 2022 được thực hiện bởi Q&Me, thị trường thời trang
Việt Nam đã có sự tăng trưởng ổn định trong vài năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục phát
triển trong tương lai.

5
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội đã có những tác động
đáng kể đến thị trường thời trang ở Việt Nam. Các nhãn hiệu thời trang có thể tiếp cận
khách hàng nhanh chóng thông qua các phương tiện truyền thông của mình, và khách
hàng cũng có thể mua sắm trực tuyến dễ dàng. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng bền vững,
quan tâm sức khỏe, thời trang bền vững đang là xu hướng tiêu dùng phổ biến hiện nay
và trong tương lai, đây là yếu tố quan trọng tác động đến thị trường của ngành thời
trang Việt Nam cũng như đặt ra nhiều yêu cầu cho doanh nghiệp khi khách hàng ngày
càng đòi hỏi các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn. Thời gian gần đây, các
thương hiệu thời trang bắt đầu chuyển sang sản xuất các sản phẩm hướng đến yếu tố
bền vững và đẩy mạnh các hoạt động tái chế, hạn chế lãng phí tài nguyên để giảm
thiểu tác động tiêu cực của ngành công nghiệp này đến môi trường (Thông tin và dự
đoán ngành thời trang Việt Nam, 2023).

2.2.1.1. Tiềm năng phát triển

Nền kinh tế Việt Nam đã có tăng trưởng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt
là trong lĩnh vực thương mại điện tử và tiêu dùng. Theo Statista, thị trường may mặc
tại Việt Nam được dự báo đạt 7,33 tỉ USD vào năm 2025 và còn nhiều tiềm năng để
khai thác. Điều này đã tạo ra sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang cũng như
sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Các thương hiệu Việt Nam
đã có những bước tiến mới trong việc cải thiện sản phẩm và nâng cao niềm tin của
khách hàng. Họ dần được khách hàng yêu thích, tin tưởng hơn. Đây vừa là thách thức,
vừa là cơ hội để các thương hiệu tăng cường sự cạnh tranh thông qua việc đầu tư vào
chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực sản xuất.

2.2.1.2. Thương hiệu ngoại chiếm thị phần lớn

Trong những năm qua, số lượng thương hiệu thời trang nước ngoài “đổ bộ” vào
thị trường Việt Nam không ngừng tăng lên. Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 200
thương hiệu thời trang nước ngoài từ trung bình đến cao cấp như Chanel, Zara, H&M,
Uniqlo, Nike,... đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam và liên tục mở rộng hệ thống bán lẻ
của họ.

Trong những tháng đầu năm của 2023, khi phần lớn doanh nghiệp đều gặp phải
khó khăn vì dịch bệnh thì thương hiệu Uniqlo đã liên tiếp khai trương cửa hàng mới tại
nhiều nơi. Chỉ sau 4 năm kể từ khi đặt chân đến thị trường Việt Nam, thương hiệu này
đã có tới 19 cửa hàng bán lẻ trên khắp đất nước Việt Nam. Hơn nữa, thương hiệu
H&M cũng chính thức góp mặt với tổng số cửa hàng trên toàn quốc là 12 cửa hàng.
Chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của các thương hiệu ngoại địa đối với người tiêu dùng ở
Việt Nam.

6
Vốn đã có lợi thế về độ nhận diện thương hiệu, các thương hiệu toàn cầu thuận
lợi tiếp cận được thế hệ trẻ ở Việt Nam, nhóm khách hàng quan tâm nhiều đến thời
trang, kiểu dáng thay đổi liên tục, thiết kế nhanh. Chính nhờ sự “ồ ạt” đổ bộ của nhiều
thương hiệu thời trang nước ngoài đã tạo không ít thách thức đến ngành hàng thời
trang nội địa.

2.2.2. Mô tả xu hướng tiêu dùng của Gen Z

2.2.2.1. Mua sắm trực tuyến được ưa chuộng

Kể từ giai đoạn đại dịch Covid-19, việc mua sắm trực tuyến trên các ứng dụng
di động đã không còn xa lạ gì với chúng ta, đặc biệt là thế hệ Gen Z, thế hệ đầu tiên
được tiếp xúc với mạng Internet và khoa học kĩ thuật. Điều này đã kéo theo sự xuất
hiện của thói quen và văn hóa mua sắm mới.

Theo khảo sát của Business Dit, có đến 73% số Gen Z khi được hỏi nói rằng họ
thường xuyên mua sắm trực tuyến và 60% trong số họ mua sắm ít nhất một lần một
tuần. Chỉ với vài “cú chạm” cùng với việc kết hợp các phương thức thanh toán tiện lợi
(thẻ ATM, thẻ visa, ví điện tử…) giúp cho việc mua sắm dễ dàng hơn (Yaqub M,
2022). Ngoài ra vào các dịp đặc biệt, các sàn thương mại điện tử còn cung cấp những
voucher mua sắm, giảm giá, miễn phí vận chuyển… giúp cho người tiêu dùng tiết
kiệm được một số chi phí mua sắm. Khi mua sắm trực tuyến, các bạn trẻ Gen Z có thể
tham khảo nhiều mẫu mã và dễ dàng so sánh giá cả cũng như chất lượng sản phẩm
thông qua mục phản hồi của người đã mua. Báo cáo của Business Dit cho biết rằng
một trong những nguồn truyền cảm hứng và cung cấp thông tin mua hàng trực tuyến
cho Gen Z là mạng xã hội (47%) và trang web mua sắm (51%) (Yaqub M, 2022).
Trong một khảo sát do bộ phận Hồ sơ của Kantar thực hiện cho thấy 73% người tiêu
dùng cá nhân thuộc Gen Z thích mua sắm hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử
ngay cả sau khi khám phá các kênh thay thế (Đức, 2024).

2.2.2.2. Xu hướng thời trang bền vững

Thời trang bền vững (Sustainable Fashion) bao gồm việc sử dụng nguyên vật
liệu thân thiện với môi trường; quy trình sản xuất, mô hình kinh doanh đảm bảo an
toàn đáp ứng tiêu chí bền vững, có thể truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, thời trang
bền vững cũng có thể hiểu là việc kéo dài vòng đời sản phẩm thời trang nhằm hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực mà ngành công nghiệp này tạo ra (Ngân Hà, 2023).

Theo một khảo sát quốc tế của YPulse, có đến 70% số khách hàng Gen Z ưu
tiên mua sản phẩm từ các thương hiệu tôn trọng các giá trị đạo đức, khoảng 65% cố
gắng tìm hiểu thông tin về mọi thứ mà họ mua (từ nguồn gốc đến nguyên liệu và cách
sản xuất), khoảng 80% từ chối mua hàng từ những công ty có liên quan đến một
scandal nào đó. Đáng mừng là người tiêu dùng thuộc thế hệ Z bao dung hơn với các
7
thương hiệu chịu sửa chữa lỗi lầm mà họ gây ra. Vì thế, muốn xây dựng niềm tin và
thái độ tốt của khách hàng đối với thương hiệu, điều cốt yếu đầu tiên là hãy tử tế.
(“Giải Mã” Thế Hệ Z, 2020).

Thế hệ Z còn được đánh giá là những khách hàng có học thức, họ chú trọng đến
các vấn đề môi trường và ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường. Yêu cầu đặt
ra cho doanh nghiệp là cần phải tìm cách để tạo ra sản phẩm mang yếu tố bền vững và
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Theo Băng Hảo (2022), giới trẻ đang ngày càng quan tâm đến thế giới, với 94%
tin rằng các hành động liên quan đến tính bền vững là cần thiết và mọi người cần hợp
tác với nhau để giải quyết các vấn đề quan trọng. Xu hướng thời trang bền vững tăng
nhanh cũng góp phần đẩy lùi các xu hướng thời trang khác - đặc biệt là xu hướng thời
trang nhanh. Thay vào đó là ưu tiên các sản phẩm thời trang bền vững là biện pháp
hữu ích để giải quyết sự lãng phí mà còn hướng tới mục tiêu cao hơn đó chính là thay
đổi nhận thức của người tiêu dùng, từ đó tạo ra các sản phẩm thời trang không chỉ đẹp
mà còn có thể thúc đẩy việc bảo vệ hệ sinh thái hiện nay.

2.2.2.3. Thời trang nhanh

Thời trang nhanh là thuật ngữ được sử dụng để chỉ dòng thời trang giá rẻ, sử
dụng chất liệu rẻ tiền và được sản xuất bởi các nhãn hàng thời trang thông dụng (Preeti
Arya, 1989). Ngành thời trang này cho phép người tiêu dùng mua những thiết kế mới
nổi bật, mới lạ theo xu hướng thịnh hành với giá cả vừa phải, hợp với túi tiền của phần
đông mọi người.

Tại Việt Nam thị trường thời trang nhanh đang có chỗ đứng vững chắc trong
lòng người tiêu dùng. Nhất là trong thời đại công nghệ, giới trẻ dành nhiều thời gian
để mua hàng trực tuyến, “săn sale” quần áo giá rẻ với mức giá chỉ dao động từ khoảng
100.000 - 200.000 VNĐ trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop,...
Điều này giúp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho các bạn học sinh, sinh
viên (Ngọc Ánh và Tiến Dũng, 2023). Tuy nhiên, việc mua thời trang liên tục cùng với
thói quen sử dụng quần áo một đến vài lần và độ bền sản phẩm kém khiến vòng đời
của sản phẩm vô cùng ngắn đã tạo ra những núi rác khổng lồ. Theo nghiên cứu của
YouGov Omnibus (2017) có đến khoảng 43% người Việt Nam từng cho lại hoặc vứt
đi một món trang phục ngay sau lần sử dụng đầu tiên và 19% người trả lời khảo sát
thừa nhận đã cho lại hoặc vứt đi ít nhất ba món đồ mà họ mới mặc lần đầu (BBT,
2017; Châu Bùi, 2021).

2.2.2.4. Việc lựa chọn các sản phẩm secondhand ngày càng tăng cao

Thời trang Secondhand là xu hướng đang lên, đang được các bạn trẻ săn đón
nhiều trong những năm gần đây. Thời trang Secondhand tái sử dụng những bộ quần áo
8
cũ, với giá thành rẻ, phong cách “độc nhất vô nhị” vừa thể hiện cá tính qua bộ trang
phục mà còn giúp giảm thiểu sự lãng phí và tăng cường sử dụng lại các sản phẩm, bảo
vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên, cụ thể là giảm thiểu sự tiêu thụ nước trong quá
trình sản xuất quần áo mới. Nếu thời trang nhanh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
thì thời trang Secondhand lại hướng về sự bền vững trong việc tái sử dụng đồ cũ, giảm
thiểu rác thải.

Khảo sát Global Data cho thấy, 41% người được hỏi cân nhắc mua hàng
Secondhand trước khi mua hàng mới, ở Gen Z và Millennials là 62% (Phương Cúc,
2023). Bên cạnh yếu tố môi trường, tính kinh tế và yếu tố độc lạ của quần áo
Secondhand cũng hấp dẫn các bạn trẻ. Qua nghiên cứu của RedSeer Strategy
Consultants (Ấn Độ) dự báo thị trường đồ cũ ở Việt Nam sẽ vượt 5 tỷ USD vào năm
2026, tăng lớn so với giá trị hiện tại là 1,1 tỷ USD. Những mặt hàng đồ cũ được tiêu
thụ rộng rãi nhất như: đồ điện tử, đồ gia dụng gia đình, và quần áo. 83% người Việt
Nam cho rằng họ đã từng mua hàng đã qua sử dụng và sẽ tiếp tục mua trong tương lai
(Phương Cúc, 2023).

2.2.2.5. Thời trang Unisex được giới trẻ ưa thích

Trong lĩnh vực thời trang, thuật ngữ Unisex dùng để chỉ những loại trang phục
dành cho cả nam và nữ, không phân biệt giới tính người mặc.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường áo Unisex trên sàn thương mại điện tử
Shopee, Lazada dành cho nhà bán hàng từ tháng đầu đến cuối 2023, Gen Z ngày càng
ưa chuộng các dòng sản phẩm thời trang Unisex và thường mua hàng qua các local
brand trên các sàn thương mại điện tử. Thị trường thời trang Unisex có hơn 10.876 nhà
bán trên sàn thương mại điện tử và báo cáo doanh thu áo Unisex trên sàn thương mại
điện tử năm 2023 tăng trưởng hơn 14.1% so với quý gần nhất. Trong đó Shopee chiếm
95.6% tổng doanh số, 93.5% về sản lượng và Lazada chiếm 4.4% tổng doanh số, 6.5%
về sản lượng. Doanh số của sản phẩm áo Unisex trong tháng 12/2023 đạt mức cao nhất
(Nền Tảng Số Liệu E-Commerce Metric, 2024)

Trong tương lai, xu hướng thời trang Unisex chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển và
được thế hệ Gen Z quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ thông qua những thông điệp mà nó
mang đến. Bởi lẽ nó đã giúp loại bỏ đi những quan niệm về giới tính cũ, thay vào đó là
những thông điệp về bình đẳng giới tính đang được xã hội và con người chấp thuận.

2.2.2.6. Dịch vụ cho thuê quần áo ngày càng được mở rộng

Dịch vụ cho thuê quần áo, hay còn được gọi là mô hình tiêu dùng cộng tác
trong thời trang, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của một mặt hàng quần áo vì người mặc
không muốn vứt bỏ nó sau một vài lần mặc.

9
Khách hàng thế hệ Gen Z hiện nay rất quan tâm tới thời trang, nhưng cũng đòi
hỏi yếu tố bền vững, xanh trong từng sản phẩm ngành may mặc. Với nhiều tiện ích
đáng kể như: sự linh hoạt trong việc thuê quần áo online hoặc offline, tiết kiệm thời
gian, tiền bạc, nhu cầu làm đa dạng tủ quần áo là những lý do chính để dịch vụ cho
thuê trang phục phát triển. Hơn nữa, các dịch vụ cho thuê trang phục đang góp phần
đáng kể vào việc hạn chế rác thải thời trang.

Thực tế cho thấy, người trẻ có xu hướng thích thể hiện bản thân nhiều hơn trên
mạng xã hội, họ thích diện những bộ quần áo đẹp, chụp ảnh rồi đăng lên các trang
mạng xã hội và hầu như không muốn mặc lại nữa. Vì vậy họ sẽ tìm cách để có nhiều
trang phục khác nhau mà không cần phải mua liên tục. Nhu cầu thuê quần áo tăng lên
làm cho dịch vụ này ngày càng được ưa chuộng.

Theo một nghiên cứu về xu hướng thời trang bền vững được thực hiện bởi công
ty Bain & Company, vào năm 2030 thời trang đã qua sử dụng được dự đoán sẽ chiếm
khoảng 20% doanh số bán hàng toàn cầu, trong đó dịch vụ cho thuê trang phục chiếm
khoảng 10%. Mặc dù các chuyên gia đã dự đoán rằng số lượng khách hàng sử dụng
dịch vụ thuê trang phục sẽ ít hơn so với việc mua hàng đã qua sử dụng, nhưng tiềm
năng vẫn tồn tại khi có 19% khách hàng có kế hoạch sử dụng dịch vụ này trong 5 năm
tới, theo nghiên cứu của Globaldata.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU


HƯỚNG TIÊU DÙNG CÁC SẢN PHẨM THỜI TRANG CỦA
GENZ HIỆN NAY
3.1. Yếu tố bên ngoài

3.1.1. Yếu tố văn hóa

3.1.1.1. Giá trị văn hóa

Các giá trị văn hóa truyền thống qua bao đời nay luôn được kế thừa và lưu giữ,
và phát triển đã ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi tiêu dùng của người Việt Nam. Đặc
biệt là thế hệ Z, họ ngày càng sự yêu thích những sản phẩm gắn liền với giá trị truyền
thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa, họ còn muốn
biến những giá trị đó trở nên độc đáo và mới lạ hơn. Chính vì thế, những sản phẩm
thời trang có thiết kế vừa hiện đại nhưng lồng vào đó những yếu tố văn hóa luôn thu
hút giới trẻ mạnh mẽ. Bằng chứng là những bộ sưu tập độc đáo kết hợp giữa hiện đại
và truyền thống luôn thu hút đơn hàng, mặc dù có số lượng ít.

3.1.1.2. Chuẩn mực văn hóa

10
Hiện nay, thời trang không chỉ để bảo vệ cơ thể, thể hiện tính thẩm mỹ mà còn
phản ánh một phần văn hóa và đời sống của mỗi cá nhân. Thế hệ Gen Z có thể phá
cách nhưng họ vẫn đặt ra những chuẩn mực riêng cho bản thân. Bằng chứng là họ
không lựa chọn những chiếc áo có hình ảnh nhạy cảm, đồi trụy, lệch lạc chuẩn mực
cuộc sống. Không phải vì họ ngại sự bàn tán mà vì họ tuân theo những chuẩn mực và
ý thức được giá trị văn hóa của Việt Nam. Đối với Gen Z, việc lựa chọn trang phục
phù hợp với chuẩn mực văn hoá là cần thiết để bảo vệ tính cách và sự tôn trọng của
bản thân, đồng thời góp phần vào việc duy trì và phát triển văn hóa của cộng đồng.

3.1.1.3. Phong tục tập quán

Tuy là thế hệ trẻ, nhưng Gen Z vẫn bị ảnh hưởng bởi phong tục và truyền
thống. Điều này được thể hiện qua thói quen mua sắm của Gen Z. Chẳng hạn, vào dịp
lễ Tết, thế hệ Z dễ bị thu hút bởi những thương hiệu có sản phẩm được thiết kế với
màu sắc vui tươi, may mắn và các biểu tượng khác như những họa tiết mang đậm đặc
trưng ngày Tết như hoa mai, hoa đào,… Đặc biệt là các sản phẩm áo dài truyền thống,
áo dài cách tân hay Việt Phục. Theo khảo sát của nền tảng Buzzmetrics năm 2024, từ
khóa "áo dài" là từ khóa tìm kiếm nổi bật, trở thành biểu tượng thú vị của sự kết nối
giữa thế hệ trẻ và di sản văn hóa dân tộc. Đây là cơ hội cho những chiến lược sản
phẩm đặc biệt trong năm, khi người Việt Nam sẽ có xu hướng gìn giữ và phát triển
phong tục này, và Gen Z cũng không ngoại lệ.

3.1.1.4. Các biểu tượng, đồ tạo tác

Gen Z là những con người năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ được tinh thần
yêu nước, yêu văn hóa. Họ thể hiện điều này qua việc lựa chọn thời trang mang biểu
tượng, hình ảnh Việt Nam. Trong năm 2021 và 2022, áo thun in hình các thành phố
lớn Việt Nam trở thành xu hướng. Hình ảnh được vẽ tay, tạo nên nét đặc trưng cho
mỗi địa phương. Các local brand ở Việt Nam như Monster X Street, Saigonese cũng
cho ra mắt những sản phẩm thời trang mang đậm nét đặc trưng của Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy Gen Z quan tâm đến thời trang và đặc biệt yêu thích
những sản phẩm mang thông điệp, ý nghĩa về văn hóa và dân tộc.

3.1.2. Yếu tố xã hội

3.1.2.1. Nhóm xã hội

Nhóm xã hội của Gen Z bao gồm các nhóm bạn bè ở trường, lớp, những người
đồng nghiệp ở công ty. Gen Z là thế hệ có thể thoải mái chia sẻ về quan điểm và lắng
nghe ý kiến. Nhóm xã hội bạn bè là nhóm xã hội quan trọng, có ảnh hưởng đến hành
vi mua sắm của các bạn Gen Z chỉ sau gia đình. Nhóm xã hội bạn bè sẽ không can
thiệp đến vấn đề tài chính nhưng họ sẽ cho chúng ta biết những cảm nhận, ý kiến của
họ về trang phục và phong cách của ta. Về nhóm xã hội đồng nghiệp, là những người
11
chúng ta gặp hằng ngày ở nơi làm việc, họ cũng sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết
định mua sắm của chúng ta. Ví dụ khi các bạn trẻ Gen Z đi làm ở nơi công sở bắt buộc
phải mặc đồng phục lịch sự chỉnh chu, điều này sẽ ảnh hưởng đến các bạn Gen Z,
khiến cho các bạn cũng chọn mua những trang phục công sở trang trọng để phù hợp
với môi trường làm việc và nhóm xã hội đồng nghiệp.

3.1.2.2. Nhóm tham khảo

Đối với thế hệ Z đang sống trong cộng đồng, việc có các mối quan hệ xã hội và
sự gắn kết với nhau là không thể thiếu. Điều này tác động mạnh mẽ đến hành động,
quyết định của thế hệ Z về mặt thời trang nói riêng và luôn có sự chi phối nhất định
của nhóm tham khảo này.

Văn hóa Việt Nam thường xem trọng các mối quan hệ xung quanh nên nhóm
tham khảo cũng có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng thời trang của
Gen Z. Thêm vào đó là việc các mặt hàng ngày càng đa dạng khiến cho người tiêu
dùng trở nên lúng túng trong việc lựa chọn mua sắm các sản phẩm dịch vụ nào đó của
một thương hiệu. Theo thống kê từ Google có đến 74% người tiêu dùng tham khảo ý
kiến người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... Trong đó thần tượng là nhóm tham khảo ảnh
hưởng nhiều đến cách ăn mặc của thế hệ Z. Ví dụ trào lưu Coquette bắt nguồn từ một
từ tiếng Pháp, trào lưu Coquette mang đến một làn gió mới cho phong cách thời trang
của thế hệ Z và Millennials.

3.1.2.3. Gia đình

Theo Báo cáo của British Council về thế hệ trẻ ở Việt Nam cho thấy, 75% người
thuộc Gen Z cho rằng gia đình là yếu tố cơ bản hình thành nên con người họ, các thành
viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng
đến niềm tin giá trị, thị hiếu tiêu dùng, hành vi mua sắm. Mặt khác, gia đình còn góp
phần nhận thức và định hình phong cách của mỗi người con. Điều này xuất phát từ
cách giáo dục về nhận thức và tôn giáo của gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến cá tính,
lòng tự trọng và cái tôi của mỗi người thuộc Gen Z. Ngay cả khi Gen Z độc lập về mặt
tài chính thì vẫn có khả năng bị ảnh hưởng từ bố mẹ đến hành vi mua sắm của mình.

3.2. Yếu tố bên trong

3.2.1. Nhận thức

Đối tượng Gen Z có thể được xem là đối tượng bắt đầu có sự định hướng cao về gu
thẩm mỹ cũng như phong cách thời trang. Do vậy, họ luôn mong muốn tìm kiếm quần
áo ở các shop quần áo trưng bày đẹp mắt, có cá tính riêng và phong cách đặt biệt.

12
Những năm gần đây, Gen Z đã có nhận thức tốt hơn về chất lượng sản phẩm thời
trang. Họ ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, độ uy tín của
thương hiệu cũng như dịch vụ bán hàng và sau khi mua hàng.

Bên cạnh đó, thế hệ Gen Z cũng bắt đầu có nhận thức hơn về việc sử dụng các mặt
hàng thời trang có tính bền vững và bảo vệ môi trường. Khảo sát do McKinsey thực
hiện vào năm 2020 chỉ ra rằng, 63-67% người tiêu dùng chú trọng vào tính bền vững
và vật liệu sản xuất bền vững khi mua hàng. Trong số những khách hàng trẻ tuổi, mối
quan tâm đến quần áo tiết kiệm cũng ngày càng tăng vọt, với khoảng 50% thế hệ Z.
Giới trẻ tích cực tìm kiếm những món đồ cũ để mua hơn là mua mới.

3.2.2. Nhu cầu và động cơ

Động cơ của môi trường bên trong về nhận thức người tiêu dùng lĩnh vực thời
trang là sự thay đổi về tâm lý và nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các nhóm người
tiêu dùng trẻ tuổi. Từ những nhu cầu “ ăn no mặc ấm” bấy giờ không còn là mối bận
tâm nữa mà thay vào đó là nhu cầu “ ăn ngon, mặc đẹp”. Thời trang phải đẹp, độc và
bắt kịp xu hướng mới nhất. Bên cạnh đó, nhu cầu muốn thể hiện bản thân, Gen Z
muốn được người khác nhìn nhận mình là người sành điệu, thời thượng khi họ diện
những bộ cánh hợp thời, độc lạ. Nhu cầu khẳng định bản thân, đây là nhu cầu cao nhất
mà con người mong muốn thỏa mãn. Gen Z muốn gây ấn tượng với người khác. Chính
điều đó đã tạo nên động cơ mua sắm cho đối tượng Gen Z thời nay. Ngoài ra, những
yếu tố như khuyến mãi, giảm giá, quà tặng,... cũng góp phần ảnh hưởng đến nhu cầu
mua sắm của giới trẻ hiện nay.

3.2.3. Thái độ và niềm tin

Gen Z thường có thái độ tích cực đối với sự đa dạng trong thời trang và phong cách
ăn mặc. Một số bạn trẻ thích những sản phẩm thời trang thể hiện được phong cách yêu
thích của họ, đi theo hướng riêng của họ thay vì theo những phong cách quá phổ biến.
Tuy nhiên một số lại cho rằng những phong cách “đặc biệt” như Lolita, Gyaru,... lại
quá lòe loẹt và quái lạ, họ thấy không phù hợp với những phong cách này.

Các bạn trẻ Gen Z ngày nay đặc biệt quan tâm đến xu hướng tiêu dùng thân thiện
với môi trường và bền vững. Vì vậy họ thường chọn mua những loại sản phẩm thời
trang của các doanh nghiệp có sự cam kết về những vấn đề này.

Phần lớn các bạn đối tượng Gen Z tin rằng mua sắm ở các cửa hàng thời trang tuy
đắt hơn ở chợ nhưng sẽ có trải nghiệm tốt hơn và chất lượng hàng hóa cũng tốt hơn.
Vậy nên họ sẽ có xu hướng bỏ thêm tiền để mua các sản phẩm được bày bán ở cửa
hàng hơn để có được những sản phẩm “giá cả đi cùng với chất lượng”.

3.3. Yếu tố cá nhân


13
3.3.1. Độ tuổi
Người tiêu dùng ở các độ tuổi khác nhau có những nhu cầu và sở thích khác
nhau. Đối với ngành hàng thời trang, trong độ tuổi Gen Z (1997 - 2010) vẫn có những
lựa chọn thời trang khác biệt, cụ thể:
- Từ 12-15 tuổi, đây là giai đoạn các bạn bắt đầu chuyển mình trong sinh lý và
có sự thay đổi rõ trong vấn đề thời trang. Các bạn bắt đầu biết chăm chút, sửa soạn cho
vẻ bề ngoài của mình nhiều hơn.
- Từ 16-18 tuổi, đây là giai đoạn tâm lý gen Z phức tạp nhất, các bạn bắt đầu
muốn thể hiện cá tính và chứng tỏ bản thân. Các bạn bắt đầu biết cập nhập các xu
hướng thời trang và thể hiện cá tính thông qua trang phục.
- Từ 18 tuổi trở lên, độ tuổi đã có sự trưởng thành trong nhận thức. Ở độ tuổi
này các bạn có sự định hình rõ ràng cho phong cách thời trang của riêng mình.

3.3.2. Quan niệm bản thân

Nhìn chung, tư duy của Gen Z được đánh giá là hiện đại và cởi mở hơn đối với
nhiều vấn đề, luôn tích cực trong việc bước ra khỏi khuôn mẫu, phá vỡ những quy tắc,
những định kiến cũ và thể hiện bản thân mình. Các bạn trẻ Gen Z không chỉ theo đuổi
những phong cách thời trang mới mà còn có khả năng tạo trends, tạo ra những phong
cách thời trang độc đáo, khác biệt.

Thế hệ Z có xu hướng chi tiêu để khẳng định bản thân. Nhiều người trẻ chấp nhận
thắt chặt các chi tiêu ăn uống thường ngày để có thể tận hưởng những món đồ xa xỉ,
tham dự các buổi tiệc sang trọng, đắt đỏ. Họ coi trọng các sản phẩm được cá nhân hóa
và bị thu hút bởi những thương hiệu có cùng quan điểm với họ về các vấn đề cuộc
sống. Gen Z thể hiện bản thân theo cách mà họ muốn những người khác nhìn nhận họ
như thế nào, chính vì thế mà họ có xu hướng lựa chọn những trang phục, thương hiệu
có sự tương đồng với hình ảnh của họ.

3.3.3. Cá tính

Mỗi người đều có mỗi cá tính riêng, các quyết định mua hàng của mỗi cá nhân đều
liên quan đến nét tính cách của họ, trong việc quyết định lựa chọn mua sắm các sản
phẩm thời trang lại càng được thể hiện nổi bật hơn. Gen Z là thế hệ mong muốn được
thể hiện cá tính riêng của bản thân. Họ dễ dàng cởi mở và đón nhận những sự thay đổi
mới, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. Giới trẻ đang ngày càng đóng góp những
phong cách thời trang phản ánh văn hóa tiêu dùng, lối sống trong từng giai đoạn phát
triển của xã hội. Chính vì thế, họ có xu hướng mua những sản phẩm thời trang phản
chiếu cá tính của họ.

3.3.4. Tình trạng kinh tế

14
Đối với đối tượng Gen Z từ 18 đến 21 tuổi thì có thể các bạn vẫn còn phụ thuộc
vào gia đình nhưng đã có thể tự quyết định được hành vi mua sắm của mình. Với Gen
Z từ 22 đến 25 tuổi có khả năng độc lập tài chính hơn thì nhu cầu về thời trang của các
bạn tương đối lớn. Các bạn thoải mái trong vấn đề quyết định mua sắm, thông thường
nhóm này thường chọn những thương hiệu thời trang nổi tiếng, những mặt hàng độc
đáo, không “đụng hàng”,... để khẳng định cá tính của mình.

PHẦN 4: DỰA TRÊN XU HƯỚNG ĐƯỢC TRÌNH BÀY


TRONG BÀI NHÓM HÃY ĐỀ XUẤT MỘT CHIẾN LƯỢC
MARKETING (4PS) CHO 1 SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY BẠN
HƯỚNG ĐẾN ĐỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA
KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
4.1. Giới thiệu doanh nghiệp

4.1.1. Tổng quan doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Re-nim

Ý nghĩa tên doanh nghiệp: “Re-nim” là sự kết hợp của 3 yếu tố Reuse - Reduce -
Redesign và chất liệu Denim.

Logo: Thiết kế logo sử dụng hai màu


chủ đạo là trắng và xanh. Màu xanh của
sự tươi trẻ, mới mẻ tràn ngập năng
lượng của lứa tuổi đôi mươi, hòa cùng
màu trắng trong sáng, tao nhã. Tuy giản
dị nhưng lại có chiều sâu và điểm nhấn
ẩn ý trong thiết kế này. Chữ “NIM”
được thể hiện trên nền vải Denim, đính
kèm với những họa tiết đáng yêu là
những ngôi sao, nút áo, tượng trưng cho
ngành thời trang đang là một trong Hình 2. Logo thương hiệu Re-nim
những lĩnh vực phát triển bùng nổ hiện
nay. Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, ý tưởng thiết kế qua kiểu dáng phông chữ vừa
mềm mại lại không kém phần năng động được khắc họa rõ lên tên thương hiệu “Re-
nim”. Logo vừa thể hiện đúng tinh thần mà thương hiệu mang đến làng mốt Việt, vừa
nói lên được tính cách của doanh nghiệp là một doanh nghiệp hướng đến khách hàng
mục tiêu - một thế hệ Gen Z năng động, sáng tạo, bứt phá.

Slogan: “Denim cũ, phong cách mới”

Ý nghĩa slogan: Denim là một loại vải thô được làm từ 100% cotton và được đan chéo
lại với nhau tạo nên sự chắc chắn, bền bỉ. Đây là chất liệu được sử dụng phổ biến trong
ngành thời trang tuy nhiên từ trước đến nay nó chỉ phổ biến với phong cách Streetwear
15
năng động, cá tính. Nhận thấy điều này, “Re-nim” ra đời nhằm mang lại một luồng gió
mới cho khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ Gen Z, với nhiều phong cách đa dạng như
Coquette, Y2K,...

Sản phẩm mới: Set váy mang tên “Lovey Dovey” gồm 1 áo, 1 chân váy. Là sản phẩm

kết hợp từ chất liệu vải denim với phong cách Coquette, một phong cách hướng đến sự
nữ tính, ngọt ngào nhưng không kém phần tươi mới, tràn đầy năng lượng của tuổi trẻ.

Hình 3. Sản phẩm mới của Re-nim “Lovey Dovey”.

Hình thức kinh doanh: Bán hàng trực tuyến.

4.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu

4.1.2.1. Tầm nhìn

Ra đời trong thời điểm ngành công nghiệp thời trang đang phát triển mạnh,
khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn về trang phục; đồng thời xu hướng thời trang bền
vững cũng ngày càng được quan tâm bởi thế hệ trẻ Gen Z, Re-nim hướng đến tầm nhìn
là trở thành một doanh nghiệp có chỗ đứng đặc biệt trong lòng khách hàng trẻ Việt
Nam về một thương hiệu thời trang bền vững.

4.1.2.2. Sứ mệnh

Với việc định vị là một thương hiệu mới chuyên về chất liệu denim, Re-nim
mang trong mình sứ mệnh đem đến những sản phẩm với đa dạng phong cách bằng
chất liệu denim và được lồng ghép khéo léo bằng các thông điệp hướng tới bảo vệ môi
trường. Với Re-nim, “Đẹp không chỉ là vẻ bề ngoài, mà còn là tình yêu dành cho hành
tinh của chúng ta!”.

4.1.2.3. Mục tiêu

16
Mục tiêu trong 3 năm tiếp theo của Re-nim là có được chỗ đứng nhất định trên
thị trường thời trang Việt Nam; mở thêm các cửa hàng bán lẻ ở những thành phố lớn
như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,... và tham gia vào các phiên chợ thời
trang để đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.

4.1.2.4. Ngân sách dự kiến cho sản phẩm đầu tiên

Hình 4. Ngân sách cho sản phẩm đầu tiên của re-nim.

Giá vốn 1 set khoảng 327.920 VNĐ. Bên cạnh đó để bán trên các sản thương
mại điện tử như Shopee hay TikTok Shop thì thương hiệu cũng sẽ bị tính thêm 1 số
phí. Cụ thể tổng phí dành cho người bán ở Shopee là 12% và ở TikTok Shop khoảng
11,3%. Do đó, nếu bán 1 set váy với giá 449.000 VNĐ thì doanh thu thu về ở Shopee
sẽ là 395.120 VNĐ và ở TikTok Shop là 398.263.

4.2. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp

4.2.1. Cơ hội của doanh nghiệp

4.2.1.1. Nhu cầu về thời trang của Gen Z cao

Giới trẻ Việt Nam hiện nay được đánh giá là một thế hệ năng động, sáng tạo và
nhanh chóng bắt kịp những xu hướng mới của thế giới. Có thể nói, giới trẻ là bộ phận
đi đầu trong các trào lưu thời trang hiện nay và được đánh giá cao về gu ăn mặc. Gen
Z luôn mong muốn được làm mới bản thân và thay đổi phong cách thời trang linh hoạt
theo thời gian. Họ thể hiện rõ màu sắc cá nhân thông qua những bộ cánh mang trên
mình, muốn khẳng định cá tính của bản thân, muốn người khác hiểu được phong cách
mà mình đang theo đuổi. Trên thực tế, thị trường thời trang Việt Nam gần đây đã có
nhiều khởi sắc với nhiều thương hiệu đình đám ra đời mang đậm hơi thở tuổi trẻ, năng
động và đổi mới đã được giới trẻ Việt đón nhận và ưa chuộng. Chính vì thế, đây là một
dấu hiệu tốt để doanh nghiệp có thể linh động và tiến gần hơn đến với khách hàng.

17
4.2.1.2. Thị trường tiềm năng

Với tổng dân số của Việt Nam hơn 90 triệu người, thế hệ Gen Z phần lớn chính
là những khách hàng tiềm năng trong tương lai, có thể thấy đây là một quốc gia đầy
tiềm năng cho các mặt hàng thân thiện với môi trường, công nghệ sản xuất xanh và
bền vững của các doanh nghiệp. Lúc này, chiến lược Marketing xanh có vai trò vô
cùng to lớn, vừa góp phần tăng cường ý thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ
môi trường, vừa tạo ra ưu thế cạnh tranh theo chiến lược xanh của doanh nghiệp. Các
bạn trẻ Gen Z là những người tiêu dùng thông thái, có kiến thức và nhận thức cao nên
họ lại càng chú tâm hơn đến xu hướng tiêu dùng xanh này. Họ sẽ ưu tiên chọn mua
những sản phẩm đảm bảo tiêu chí bền vững và hướng đến bảo vệ môi trường. Điều
này phù hợp với những gì mà Re-nim hướng tới.

Ngoài ra, hầu hết các bạn trẻ Gen Z có niềm tin rằng “Giá cả đi đôi với chất
lượng”. Bên cạnh quan tâm đến cái đẹp bên ngoài, họ cũng ngày càng để ý hơn đến
chất lượng của sản phẩm và sẵn sàng chi tiền cho một sản phẩm có giá thành cao
nhưng chất lượng tốt.

4.2.1.3. Sự phát triển mạnh mẽ của các kênh truyền thông và đa dạng
dịch vụ giao hàng

Nếu như trước đây, phần lớn các hoạt động truyền thông thương hiệu được thực
hiện trên những kênh truyền thông đại chúng như Facebook, Youtube hay các
website,... thì trong những năm gần đây, TikTok, Instagram, hay Threads đều đang
chiếm xu thế nổi trội, vì thế mà các doanh nghiệp cũng chuyển hướng quảng bá, không
ngừng đẩy mạnh truyền thông trên nhiều nền tảng giúp doanh nghiệp phủ sóng nhanh
chóng và có thể đem về khối lượng doanh thu lớn hơn. Đặc biệt, TikTok nổi lên như
một hiện tượng dẫn đến sự phát triển của nền tảng video ngắn và sự xuất hiện rầm rộ
của các KOLs, KOCs. Điều này sẽ là cơ hội cho Re-nim trong việc tăng độ nhận diện
thương hiệu, đồng thời tiết kiệm chi phí quảng cáo và nhiều chi phí khác mà lại dễ
dàng kết nối, tương tác với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Gần đây nhất có thể kể đến trong đám cưới của


siêu mẫu Minh Tú vào ngày 13/04/2024 - một người có
sức ảnh hướng lớn trong thị trường thời trang không chỉ
trong nước mà còn ở thị trường quốc tế, đã diện lên mình
bộ váy cưới đặc biệt của nhà thiết kế Chung Thanh Phong.
Nhà thiết kế Chung Thanh Phong đã khéo léo cắt sửa và
tái sử dụng chất liệu từ các bộ đồ Denim cũ, kết hợp với
những mảnh voan lưới còn sót lại từ các xưởng. Minh Tú
chia sẻ cô rất thích bộ váy này bởi vì nó thể hiện đúng
tính cách của cô phóng khoáng, phá cách và đầy tinh
18
Hình 5. Bộ váy cưới của
siêu mẫu minh tú diện
ngày 13/04/2024.
nghịch. Sự kiện này phần nào tác động đến xu hướng thời trang của Gen Z hiện nay,
đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho Re-nim trong việc đưa chất liệu Denim đến gần hơn
với giới trẻ.

Sau đại dịch Covid-19, mua sắm trực tuyến và giao hàng ngày càng lên ngôi,
kéo theo sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Thế hệ Gen Z là đối
tượng thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ truy cập Internet và chuyển hướng
sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn bởi các dịch vụ kinh doanh online ngày càng trở
nên phổ biến khiến người tiêu dùng thích mua sắm trực tuyến hơn bao giờ hết bởi sự
tiện dụng mà nó mang lại. Nhu cầu mua sắm trực tuyến càng nhiều đòi hỏi phải có các
dịch vụ giao hàng vận chuyển hàng hóa cũng phát triển theo. Những năm gần đây,
dịch vụ vận chuyển phát triển ngày càng đa dạng về số lượng, hình thức và lan rộng ra
khắp các tỉnh, thành phố. Đây là một cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp kinh doanh
trực tuyến như Re-nim có thể thuận tiện đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

4.2.1.4. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Theo Quang Lâm (2022), xu hướng phát triển xanh của nền kinh tế thị trường cũng
được Nhà nước chú trọng trong thời gian gần đây. Chính phủ đã ban hành các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường được quy định như sau:

- Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt
động bảo vệ môi trường; trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với sản phẩm thân thiện môi
trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì
được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tương ứng đối với các hoạt động đó;
- Các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm:
dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải,...

4.2.2. Thách thức của doanh nghiệp

4.2.2.1. Cạnh tranh cao

Phân khúc khách hàng là Gen Z tại thị trường Việt Nam trong ngành thời trang là
vô cùng lớn và tiềm năng. Tuy nhiên đã có nhiều các thương hiệu thời trang nội địa bán
sản phẩm thời trang sử dụng chất liệu Denim xuất hiện, nhắm vào khách hàng mục tiêu từ
18 đến 25 tuổi và đã có chỗ đứng nhất định như: GOM HOUSE, 22decemberjeans,... Đây
là thách thức lớn cho một thương hiệu mới như Re-nim.

4.2.2.2. Gen Z là những khách hàng luôn cập nhật xu hướng

19
Phong cách của Gen Z rất đa dạng và linh hoạt xuất phát từ cá tính, lối sống, sự
ảnh hưởng của mạng xã hội và mọi người xung quanh,..., đòi hỏi các thương hiệu thời
trang phải cập nhật thường xuyên những thông tin thời trang mới như là phong cách,
màu chủ đạo của năm tiếp theo,... để đưa ra những mặt hàng “hợp mốt” nhất cho các
tín đồ yêu thích thời trang. Điều này không phải nhà bán lẻ nào cũng làm được, không
phải ai cũng có đủ độ nhạy cảm trong việc nhận định được những “luồng” phong cách
thời trang mới để dẫn đầu xu hướng đồng thời mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất.
Đặc biệt là xu hướng thời trang theo mùa, theo năm,…

4.2.2.3. Gen Z là một đối tượng khách hàng có sự trung thành không
cao

Họ luôn có cơ hội để tiếp cận với vô số các sản phẩm mới lạ hằng ngày trên các
nền tảng mạng xã hội, dẫn đến họ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc các sản phẩm
thời trang. Do vậy, việc giữ được lòng trung thành, niềm tin của khách hàng thuộc thế
hệ Z không hề đơn giản. Việc lựa chọn hợp tác với những người nổi tiếng để quảng bá
cho sản phẩm của thương hiệu mình cần phải cân nhắc đến những yếu tố như: uy tín,
thương hiệu cá nhân phải phù hợp với hình ảnh và phong cách mà Re-nim đến. Vì nếu
họ không giữ được hình ảnh tốt trong mắt khách hàng thì thương hiệu dễ gặp những
nguy cơ như bị tẩy chay, ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, lợi nhuận sụt giảm,…
Chính vì vậy, Re-nim cần cân nhắc lựa chọn và hợp tác với những KOLs, KOCs phù
hợp với những tiêu chí mà thương hiệu đề ra.

4.2.2.4. Khó khăn trong việc duy trì thói quen tiêu dùng xanh, bền vững
của Gen Z

Hiện nay ở Việt Nam, người tiêu dùng đã dành ra sự quan tâm nhất định tới các
sản phẩm thân thiện với môi trường đặc biệt là thế hệ Gen Z. Tuy nhiên, nhu cầu sử
dụng các sản phẩm này chưa phải quá lớn vì khá lo ngại về giá cả. Giá thành các
nguyên liệu thân thiện môi trường hiện đang chênh lệch tới 30% so với bao bì thông
thường. Đây vừa là rào cản trong việc thay đổi hành vi và đáp ứng được các nhu cầu
của họ, vừa là bài toán kinh tế đặt ra cho doanh nghiệp đòi hỏi họ phải cân bằng giữa
lợi nhuận và việc bảo vệ môi trường.

4.3. Chiến lược STP

4.3.1. Phân khúc thị trường

Yếu tố Chân dung khách hàng 1 Chân dung khách hàng 2

Tập trung tại các tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Khu vực địa lý Chí Minh, Đà Nẵng vì mật độ dân số cao và mức độ chi tiêu cho mặt
hàng quần áo cao hơn.

20
Giới tính Nữ

Nhân Độ tuổi 18 đến 22 23 đến 25


khẩu
học Nghề Sinh viên hoặc người lao động
Sinh viên
nghiệp

Hoàn
Còn phụ thuộc vào gia đình hoặc
cảnh Phần lớn đã độc lập tài chính
có đi làm thêm
kinh tế

Thiên hướng tối giản, yêu thích


Hiện đại, trẻ trung, tích cực, thích sự thoải mái, tự do và khuynh
Lối sống
tự do, sự đổi mới, gây ấn tượng. hướng sống xanh, hướng đến sự
tươi trẻ.
Tâm lý
Mạnh mẽ, tự tin,năng động, dễ cởi
mở, sẵn sàng bước qua “vùng an Nhẹ nhàng, tinh tế, tình cảm,
Cá tính
toàn” của bản thân để thử sức chững chạc, kín đáo.
những cái mới.

Lý do Có nhu cầu ăn mặc đẹp, mua cho bản thân; mua làm quà tặng; dịp
mua giảm giá, ưu đãi.

Sản phẩm chất lượng, thể hiện sự Sản phẩm có màu sắc trung
Giá trị
độc đáo, cá tính riêng. Chú trọng tính, hài hòa, họa tiết không cầu
Hành vi tìm kiếm
đến chi tiết, kiểu dáng, màu sắc. kỳ. Ưu tiên chất liệu thoải mái.
tiêu
dùng Thường có thói quen so sánh giá, xem xét đánh giá của người khác
trước khi mua.
Thái độ Quan tâm đến xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững, nên dễ có thái
độ tốt với doanh nghiệp tạo ra hoặc có đóng góp những giá trị tốt đẹp
cho xã hội.
Bảng 1. Phân khúc thị trường thời trang của khách hàng Gen Z.

4.3.2. Xác định thị trường mục tiêu

Dựa vào những phân tích trên, Re-nim lựa chọn thị trường mục tiêu tại các tỉnh,
thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Khách hàng
mục tiêu ở đây chính là những bạn nữ Gen Z có độ tuổi từ 18 đến 25 và có nhu cầu sử
dụng quần áo, làm đẹp hình ảnh của bản thân. Đây là những người có cá tính mạnh,
khao khát thể hiện bản thân, bộc lộ cái tôi thông qua phong cách thời trang của mình
và quan tâm đến xu hướng thời trang bền vững. Mức giá chung cho các sản phẩm thời
trang mà Re-nim cung cấp chỉ dao động từ khoảng 200.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ.
Đây là thị trường có quy mô rộng lớn và dễ phát triển.

4.3.3. Định vị trên thị trường mục tiêu

21
Re-nim mang đến thị trường thời trang một luồng gió mới và giúp khách hàng
khẳng định màu sắc riêng của bản thân, đồng thời thể hiện câu chuyện của bản thân
thông qua ngôn ngữ thời trang. Re-nim là một thương hiệu lấy chất liệu vải Denim làm
nền cho các thiết kế trang phục. Tuy nhiên, Denim của Re-nim không đơn thuần là
Denim, mà Denim có thể phá cách bằng việc kết hợp nhiều chất liệu khác tạo ra những
phong cách mới, đẹp - độc - lạ, điều mà khách hàng Re-nim mong muốn hướng đến.

Re-nim là một thương hiệu trẻ, nhưng lại có khát vọng hướng đến tiêu dùng bền
vững. Chính vì thế, Re-nim muốn gắn liền yếu tố bền vững vào từng sản phẩm của
mình, mong muốn mang câu chuyện thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.

4.3.4. Xác định mục tiêu chiến lược

4.3.4.1. Mục tiêu chiến lược trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, Re-nim định hướng doanh nghiệp phát triển trở thành thương
hiệu có chỗ đứng trong thị trường thời trang Việt Nam. Trong đó, một trong những
định hướng đầu tiên đó là xây dựng mô hình bán hàng trên những nền tảng bán hàng
trực tuyến, các sàn thương mại điện tử. Re-nim sẽ tích cực xây dựng hình ảnh thương
hiệu bằng nhiều chiến dịch truyền thông thu hút khách hàng với mong muốn được
khách hàng biết đến và trải nghiệm sản phẩm thời trang của thương hiệu mình. Thông
qua đó, bộc lộ tính cách doanh nghiệp và mang đến câu chuyện thông điệp có thể gây
ấn tượng vào suy nghĩ của người tiêu dùng.

4.3.4.2. Mục tiêu chiến lược trong dài hạn

Trong dài hạn, Re-nim bắt đầu mở cửa hàng bán lẻ offline chính thức tại thành
phố Hồ Chí Minh, sau đó tiếp tục mở rộng thị phần trong nước, mở thêm nhiều chi
nhánh mới trên các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng,... Trở thành một
trong những thương hiệu lớn có sức ảnh hưởng trong thị trường thời trang Việt Nam.

4.4. Chiến lược Marketing Mix (4Ps) cho sản phẩm mới của doanh nghiệp

Ở giai đoạn mới đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đầu tư vào
chi phí và thời gian để sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường một cách tốt nhất.
Doanh thu lúc này có thể chưa ổn định do vẫn chưa có nhiều khách hàng biết tới
thương hiệu. Do đó, cần đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, marketing, đẩy mạnh
các hoạt động xúc tiến hỗn hợp như chiến dịch truyền thông, khuyến mãi, chạy quảng
cáo,... cũng như xây dựng kênh phân phối một cách hoàn thiện nhất.

4.4.1. Chiến lược sản phẩm

4.4.1.1 Thiết kế

22
Kiểu dáng: Sản phẩm của Re-nim được thiết kế phù hợp với nhiều phong cách
khác nhau: Y2K, Coquette, Aesthetics, Sporty, Street Style,... Sản phẩm mới của Re-
nim lấy cảm hứng từ phong cách Coquette, là một phong cách thể hiện được sự mềm
mại, nữ tính. Re-nim tỉ mỉ đính những chiếc nơ lên cúc áo của sản phẩm vừa mang lại
sự mềm mại nhưng không làm bộ quần áo bị thô cứng vốn làm từ chất liệu Denim.
Điều này khiến cho tổng thể trang phục không chỉ năng động, trẻ trung mà còn dịu
dàng, nữ tính, làm tôn lên đường cong cơ thể. Để thuận tiện cho việc lựa chọn kích cỡ
quần áo, Re-nim thiết kế đa dạng kích cỡ cho nhiều dáng người khác nhau. Thương
hiệu mong muốn bất kì ai cũng có thể tự tin tỏa sáng theo cách riêng của mình mà
không bị giới hạn ở những con số trên cơ thể.

Chất liệu:

Sản phẩm của Re-nim sử dụng chất liệu vải Denim là chính nên thương hiệu
phải chú trọng xử lý chất liệu trước khi đưa vào quy trình may sản phẩm. Tùy thuộc
vào từng kĩ thuật khác nhau như dệt hoặc nhuộm sẽ cho ra những loại vải khác nhau.
Vì thế thương hiệu cần phải tỉ mỉ để có thể lựa chọn ra loại vải đạt yêu cầu về độ bền,
có tính ứng dụng cao,... phù hợp với thiết kế sản phẩm.

Trong chất liệu vải Denim có các loại sợi polyester hoặc lycra nhằm nâng cao
khả năng chống nhăn hiệu quả, kết cấu vải cotton đảm bảo độ chắc chắn cho trang
phục mà lại hạn chế bạc màu, đáp ứng độ bền theo thời gian của sản phẩm.

Re-nim sử dụng các kỹ thuật nhuộm để làm phai màu nhuộm, tạo ra những hiệu
ứng và màu sắc đặc biệt cũng như mang đến sự mềm mại và thoải mái hơn cho chất
liệu. Ở sản phẩm ra mắt của doanh nghiệp, Re-nim sử dụng kỹ thuật nhuộm Drydenim,
nhuộm màu xanh đậm, không wash và màu của nó sẽ nhạt dần đi sau một thời gian.

Như vậy, với lợi thế sáng tạo trên nền chất liệu vốn dĩ cơ bản là Denim, sự phá
cách và nét độc đáo từ họa tiết, đến cách làm mới chất liệu vải bằng kỹ thuật nhuộm
trên sẽ giúp cho Re-nim có thể tự tin tiến vào thị trường thời trang và thu hút được sự
chú ý của khách hàng cho lần ra mắt sản phẩm đầu tiên của doanh nghiệp.

4.4.1.2 Bao bì

Về bao bì, khâu đóng gói sản phẩm, Re-nim lựa chọn gói sản phẩm bằng 2 lớp,
túi zip để đựng sản phẩm bên trong, cùng với lớp bên ngoài cùng là hộp bìa carton. Túi
zip mang lại sự tiện lợi, có thể tái sử dụng lại nhiều lần. Hộp bìa carton được đóng
mộc thủ công logo thương hiệu lên trên hộp. Bên trong hộp bao gồm: túi zip đựng sản
phẩm, thư cảm ơn, giấy hướng dẫn bảo quản, giấy thơm. Re-nim còn tặng kèm phụ
kiện: kẹp nơ hoặc ghim cài trang trí với chất liệu Denim đem lại cho khách hàng cảm
giác mới mẻ, tinh tế, đậm màu sắc của thương hiệu.

23
4.4.2. Chiến lược giá

Đối với sản phẩm mới ra mắt, Re-nim định giá sản phẩm với mức giá như sau:
Giá set váy sẽ 449.000 VNĐ, giá lẻ từng món sẽ là 249.000 VNĐ với áo và 229.000
VNĐ với chân váy. Để đưa ra được mức giá như trên, Re-nim đã áp dụng hai chiến
lược giá sau:

4.4.2.1. Chiến lược giá theo gói

Bán hàng theo gói hay còn được hiểu là bán hàng theo combo, là một chiến
lược định giá sản phẩm vô cùng phổ biến và ấn tượng trong nhiều lĩnh vực, ngành
nghề, đặc biệt là thời trang. Với sản phẩm mới, Re-nim không chỉ bán theo set, mà còn
bán theo từng món riêng lẻ. Vì set đồ của Re-nim được thiết kế mặc theo set, nhưng
khi tách lẻ cũng dễ dàng phối các loại quần áo, phụ kiện khác tùy theo sở thích của
mỗi người. Tuy nhiên, mua hàng theo set sẽ có giá ưu đãi hơn so với giá tách lẻ. Điều
này có thể giúp khách hàng cân nhắc việc lựa chọn mua sản phẩm một cách tiết kiệm
hơn.

4.4.2.2. Chiến lược giá tâm lý

Chiến lược định giá theo số 9: Sản phẩm của thời trang của Re-nim có phân
khúc giá tầm trung và hướng đến sinh viên, người đi làm với độ tuổi từ 18-25. Hơn
nữa các sản phẩm của Re-nim được người mua dễ nắm bắt các thông tin và đưa ra so
sánh trên thị trường nên đối tượng khách hàng phần lớn sẽ nhạy cảm về giá. Vì vậy,
Re-nim sử dụng chiến lược giá tâm lý như 199.000 VNĐ, 299.000 VNĐ, 399.000
VNĐ, 499.000 VNĐ, và giá lẻ để khai thác các đối tượng nhạy cảm về giá. Mức giá
như trên sẽ làm cho khách hàng cảm thấy rẻ hơn so với giá được làm tròn.

4.4.3. Chiến lược phân phối

Kênh phân phối trực tuyến:

Để mang lại những trải nghiệm tốt và sự thuận tiện cho khách hàng, Re-nim
phân phối các sản phẩm của mình trên sàn thương mại điện tử như Shopee, TikTok
Shop và trên fanpage, website chính, đặc biệt là những nền tảng có lượt tiếp cận cao và
sự phát triển mạnh mẽ như TikTok, Facebook, Instagram.

Đồng thời, Re-nim sẽ tung ra nhiều mã giảm giá, chương trình khuyến mãi vào
những ngày hoặc những khung giờ đặc biệt để kích thích việc mua hàng của người tiêu
dùng trên nền tảng trực tuyến. Sử dụng hình thức livestream trên TikTok để tăng sự tin
tưởng, giúp khách hàng xác định rõ được kiểu dáng, kích cỡ và chất liệu của sản phẩm.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể thuận tiện trao đổi với thương hiệu thông qua việc
tương tác trực tuyến trong những phiên livestream.

24
Re-nim kết hợp với dịch vụ vận chuyển và giao hàng tận nơi trong thời gian
nhanh. Tạo ra nhiều mã giảm phí vận chuyển để thu hút lượt mua hàng của khách.
Khách hàng có thể kiểm tra đơn hàng trước khi thanh toán và hoàn trả nếu sản phẩm
không đạt yêu cầu. Phải xây dựng đội ngũ chăm sóc, tư vấn và trả lời những thắc mắc
của khách hàng trong thời gian sớm nhất cùng với thái độ chuyên nghiệp, lịch sự và ân
cần.

4.4.4. Chiến lược chiêu thị

4.4.4.1. Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một trong các công việc hàng đầu của doanh nghiệp,
điều này đòi hỏi cả một quá trình lâu dài bao gồm các chiến lược, chiến dịch,... Mục
đích cuối cùng là khắc sâu vào tâm trí khách hàng khi gợi nhắc đến ngành hàng, tạo
chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Đầu tiên, nhóm sẽ ra mắt thương hiệu Re-nim trên các nền tảng mạng xã hội:
lập kênh truyền thông cho thương hiệu, lên kế hoạch content cho giai đoạn ra mắt sản
phẩm, đồng thời phải nhấn mạnh sứ mệnh, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Với
thông điệp của Re-nim dựa trên slogan: “Denim cũ, phong cách mới”, từng sản phẩm
của Re-nim phải đáp ứng những tiêu chí: đẹp - độc - lạ, đề cao sự phá cách trong từng
sản phẩm. Màu chủ đạo của thương hiệu là xanh mang lại sự tươi trẻ, năng động đúng
tinh thần của Gen Z. Đặc biệt, với khả năng kết hợp từ những chất liệu khác nhau, Re-
nim sẽ không làm cho bộ trang phục chỉ đơn thuần là quần áo Denim, mà còn biến tấu
để nó trở thành những phong cách hợp thời, hợp mốt.

Re-nim xây dựng website cần đảm bảo hai yếu tố: rõ ràng về tính năng và hấp
dẫn về tính thẩm mỹ.

Tính năng: gồm 2 mục chính

Mua sắm:

 Danh mục sản phẩm rõ ràng, sắp xếp hợp lý, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy các sản
phẩm, giá tiền, các thông tin cơ bản của sản phẩm.

 Quy trình mua hàng thiết kế hiện đại để khách hàng thực hiện các thao tác mua hàng,
thanh toán, xác nhận địa chỉ giao hàng một cách nhanh nhất.

 Thể hiện rõ ràng các thông tin về doanh nghiệp như email, số điện thoại, đường link
của các các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.

Dọn dẹp (nhận quần áo cũ bằng chất liệu Denim):

25
 Hỗ trợ khách hàng thu gom, dọn dẹp bớt quần áo cũ đang không biết cho ai, làm gì và
xử lý như thế nào để không thải ra môi trường.

 Chụp sản phẩm để Re-nim kiểm tra chất liệu (không sờn, không quá rách,...), cho quần
áo vào túi và chụp lại.

 Nhập thông tin của khách hàng để Re-nim có thể liên hệ hỗ trợ.

 Nhấn tạo đơn: Sau khi tạo đơn khách hàng sẽ nhận được mã đơn hàng, ghi mã lên túi
đồ của mình và gửi về Re-nim theo hình thức lựa chọn vận chuyển. Sau 3 bước, khách
hàng đã giúp cho quần áo có thêm vòng đời mới và góp một phần nhỏ vào bảo vệ môi
trường.

Thẩm mỹ: Giao diện bắt mắt, bố cục gọn gàng, màu sắc đồng nhất theo tông
màu chủ đạo của doanh nghiệp.

4.4.4.2. Chiến dịch khuyến mãi và giảm giá

Chương trình khuyến mãi:

Gen Z ngày nay hay xem qua ý kiến của người khác bằng cách quan sát những
lượt đánh giá, cảm nhận của người đã mua sử dụng sản phẩm trước khi họ quyết định
mua nó. Chính vì thế Re-nim cần ra sức nỗ lực để tạo ấn tượng tốt, mang lại trải
nghiệm tích cực cho khách hàng, đồng thời thúc đẩy được kênh đánh giá trung gian
(thông qua đánh giá của người mua trước) nhằm giúp cho quá trình mua hàng của
người tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp.

Khách hàng thường có xu hướng mua sản phẩm nhưng lại “lười” đánh giá dù
cho sản phẩm có tốt hay không. Vì thế để tăng lượng đánh giá tích cực dành cho sản
phẩm mới của mình, Re-nim sẽ gửi tặng mã giảm giá 5% dành cho lần mua hàng tiếp
theo khi khách hàng có feedback tốt, đánh giá 5 sao cho sản phẩm và chụp minh chứng
gửi về cho thương hiệu. Điều này sẽ được Re-nim ghi chú trong thư cảm ơn để khách
hàng có thể biết đến chương trình khuyến mãi này.

Tặng quà khách hàng:

 Tặng mã giảm giá 10% vào dịp sinh nhật khách hàng.

 Tặng kèm phụ kiện: 1 kẹp nơ, 1 dây buộc tóc cho mỗi đơn hàng.

4.4.4.3. Quảng cáo trực tuyến

26
Thực hiện quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook,
Instagram, Tiktok, Threads,... là điều vô cùng quan trọng để thu hút và tăng độ nhận
diện của thương hiệu. Re-nim lên kế hoạch quảng bá sản phẩm như sau:

Booking người mẫu/KOLs chụp lookbook cho sản phẩm mới của Re-nim
“Lovey Dovey”. KOLs nổi tiếng có thể kể đến như Quỳnh Anh (Instagram: wyn.anh).
Thương hiệu lựa chọn bạn ấy vì bạn phù hợp với những tiêu chí mà Brand đề ra, cũng
như hình ảnh thương hiệu của Brand là năng động, trẻ trung, hiện đại, đậm chất Gen Z.
Quỳnh Anh cũng là một Gen Z chính hiệu, lại có sức ảnh hưởng rất lớn trong giới
KOLs cũng như đối với giới trẻ, nên việc lựa chọn bạn cho lần hợp tác đầu tiên là một
điều kiện phù hợp giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của Re-nim.

Đối với kênh truyền thông Tiktok:

 Đăng tải những nội dung về sản phẩm thời trang của Re-nim, qua đó chia sẻ những
cách phối đồ, chăm sóc quần áo cũng như những câu chuyện xung quanh hay thông
điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng.

 Song song với việc booking KOLs/KOCs, Re-nim cũng sẽ sử dụng nhân lực của
doanh nghiệp đảm nhiệm trong các việc như livestream, quay/dựng video, xây dựng
content cho kênh. Đồng thời, phân tích phản hồi tương tác của người xem để đưa ra
những giải pháp hợp lý giúp cho video của kênh phổ biến hơn.

Mục đích: Tăng lượt tương tác, mở rộng độ nhận diện thương hiệu trên TikTok;
kích cầu sản phẩm bán ra; tạo thói quen tiêu dùng bền vững, xây dựng tệp khách hàng
trung thành với thương hiệu; tận dụng tối đa nguồn lực trên TikTok để đưa về doanh
thu cao nhất có thể.

Đối với tảng mạng xã hội Facebook, Instagram:

Doanh nghiệp sẽ chạy quảng cáo để tăng độ nhận diện đến khách hàng hơn.
Bên cạnh đó, tạo những video ngắn giới thiệu về sản phẩm nhưng đòi hỏi content phải
sáng tạo, vui tươi; sử dụng video từ nền tảng TikTok để đăng lên nền tảng này. Riêng
nền tảng Instagram, thương hiệu sẽ xây dựng giao diện các bài đăng theo tông màu, bố
cục phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Đối với sản phẩm mới ra mắt, doanh nghiệp
thiết kế bố cục màu xanh, trắng. Đăng tải những hình ảnh sản phẩm mới. Thường
xuyên cập nhật các xu hướng đang nổi để dễ thu hút lượng tương tác.

STT Hoạt động Chi phí Nội dung


(VNĐ)

27
- TikTok: Đăng 1 video về sản phẩm, gắn link sản
phẩm, gắn thẻ tên nhãn hàng.
Booking Quỳnh
1 10.000.000 - Instagram: Đăng 1 bài hoặc 1 video trên trang cá nhân
Anh review
cùng sản phẩm, gắn thẻ kênh nhãn hàng trên nội dung
và video + gắn thẻ trên tin và gắn link sản phẩm mua
hàng.

2 Chụp lookbook sản - Thuê thợ trang điểm, làm tóc, thợ và phòng chụp ảnh.
phẩm mới “Lovey 3.000.000
Dovey” - Sử dụng nhân lực của doanh nghiệp để làm mẫu ảnh.

Bảng 2. Chi phí dự kiến cho hoạt động quảng cáo trực tuyến.

4.4.4.4. Tổ chức sự kiện

Bên cạnh việc bán sản phẩm, kinh doanh thời trang, Re-nim thực hiện các hoạt
động xúc tiến không chỉ cho sản phẩm ra mắt, mà Re-nim còn tổ chức sự kiện tái chế
trong quá trình kinh doanh của mình. Bước đầu, doanh nghiệp mới như Re-nim sẽ gặp
nhiều trở ngại trong quá trình quảng bá, cũng như lan tỏa thông điệp của mình; vì vậy,
Re-nim tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, các CLB/Đội/Nhóm, những người có
sức ảnh hưởng để dễ dàng tiếp cận với công chúng. Sự kiện tái chế mà Re-nim phát
động đầu tiên mang tên “Denim cũ - Hành trình mới” gồm 3 giai đoạn:

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN “DENIM CŨ - HÀNH TRÌNH MỚI”

Giai đoạn 3:
Giai đoạn 1: Phát động Giai đoạn 2: Kết nối
Lan tỏa

- Tăng độ nhận diện của dự - Thu hút sự tương tác từ - Tăng độ nhận
án và thương hiệu. công chúng. diện thương hiệu.
- Truyền cảm hứng cho giới - Tăng độ nhận diện dự án và - Sản phẩm của
trẻ về lối sống xanh, và lựa thương hiệu. nhà Re-nim được
Mục
chọn tiêu dùng bền vững. - Thôi thúc hành động cùng công chúng biết
tiêu
chung tay đồng hành cùng dự đến rộng rãi hơn,
án của Re-nim. thúc đẩy nhu cầu
tiêu dùng của
khách hàng.

Thông
điệp “Đẹp không chỉ là vẻ bề ngoài, mà còn là tình yêu dành cho hành tinh của chúng
chính ta!”

Thời
1 tuần 2 tuần 1 ngày
gian

28
triển
khai

- Đăng tải nội dung dự án - Hợp tác với những bạn trẻ, - Mở workshop
trên các nền tảng mạng xã hay những người có sức ảnh “Denim cũ - Hành
hội (Facebook, Instagram, hưởng đến cộng đồng Gen Z: trình mới”: Thu
TikTok). Hoa khôi và Nam Vương các gom đồ cũ, làm đồ
- Kết hợp với các trường như UFM, các tái chế, và đặt các
CLB/Đội/Nhóm, các tổ chức KOLs/Tiktokers có lối sống sản phẩm mà Re-
thiện nguyện hoạt động về xanh: nim đã tái chế từ
mảng tái chế, sống xanh để + Đăng tải bài viết chia sẻ về quần áo được nhận
hỗ trợ về mặt truyền thông, lối sống xanh, tái chế đồ cũ ở giai đoạn (túi
tiếp cận dễ dàng với các bạn kèm lời kêu gọi tham gia sự tote, mũ, phụ kiện,
sinh viên. Có thể hợp tác với kiện offline miễn phí tái chế túi đựng bình
CLB Marketing Kindness đồ cũ của Re-nim. Và gắn nước)
Club, Ecom (Event Club of hashtag dưới mỗi bài đăng: - Trưng bày, giới
Marketing) của UFM. #Denimcũ-Hànhtrìnhmới thiệu set váy mới
Các CLB sẽ triển khai dự án #Tiêudùngxanhbềnvững ra mắt “Lovey
của Re-nim, bao gồm: - Hợp tác với các Dovey” của
+ Thỏa thuận với các CLB/Đội/Nhóm ở các trường thương hiệu Re-
CLB/Đội/Nhóm khi Re-nim để hỗ trợ trong việc thu gom: nim.
nhận những thu gom: 50% + Nhận đồ cũ - Tặng quà mỗi
Hoạt
Re-nim dùng để tái chế, 50% + Tặng quà đi kèm mỗi khi khi nhận thu gom
động
còn lại các CLB dùng nó cho nhận được thu gom: 1 kẹp nơ từ khách hàng.
chính
mục đích quyên góp, thiện hoặc 1 dây buộc tóc được - Mời gọi người
nguyện. làm từ chất liệu Denim. Gửi tham gia chụp
Chiến dịch truyền thông: thư mời tham gia sự kiện của hình check-in sự
+ Like, Follow fanpage và Re-nim. Cung cấp mã QR kiện.
Share bài viết của Re-nim dẫn về thương hiệu và sản
với hashtag: #Re-nim phẩm mới của Re-nim.
#Denimcũ-Hànhtrìnhmới - Song song đó nhận thu gom
#Tiêudùngxanhbềnvững đồ cũ qua website của Re-
+ Đăng ký tham gia quyên nim.
góp quần áo, phụ kiện (quần - Gửi lời mời tham gia cho
jeans, đồ chất liệu Denim) tối buổi sự kiện miễn phí ở giai
đa 3 sản phẩm. đoạn 3 cho các khách hàng
đã mua sản phẩm của Re-
nim.
- Đăng bài truyền thông thu
hút thêm tương tác, kèm
thêm đường link dẫn đến các
trang mạng xã hội và website
của Re-nim.

- Kênh truyền thông của - Trang mạng xã hội của - Hội chợ The Box
trường đại học, các CLB/Đội/Nhóm, Market
Kênh
CLB/Đội/Nhóm. KOLs/Tiktokers - Báo chí, PR lên
hỗ trợ
- Báo chí, PR lên bài về sự bài về sự kiện.
kiện.

29
- 200 lượt đăng ký tham gia - Số lượt nhận lời mời tham - Tăng lượt truy
thu gom đồ. gia tầm khoảng: 300 người cập và mua sản
- Tiếp cận khoảng 15000 lượt - Tiếp cận khoảng 20000 lượt phẩm ở các sàn
tương tác trên các trang tương tác trên website, các thương mại điện
fanpage của Re-nim. trang mạng xã hội của Re- tử.
KPIs
nim. - Tiếp cận khoảng
30000 lượt tương
tác trên các trang
mạng xã hội của
Re-nim.

- Instagram: 350.000 VNĐ - - Instagram: 375.000 VNĐ - - Shopee:


nếu chạy gói 2$/1 ngày trong nếu chạy gói 1$/1 ngày trong 3.000.000 VNĐ -
vòng 7 ngày thì tiếp cận vòng 15 ngày thì có khoảng 600 VNĐ/1 lượt
7400-20000 người. 9400-25000 người tiếp cận click cho 1 từ
- Facebook: 367.500 VNĐ - trang web. khóa trên Shopee.
Chạy quảng cáo 50.000 - Facebook: 514.500 VNĐ - Chạy 5 từ khóa
VNĐ/1 ngày thì tiếp cận đc Chạy quảng cáo 70.000 với mong muốn
2400-6900 tài khoản mỗi VNĐ/1 ngày, chạy trong 2 tiếp cận 1000
ngày. tuần tiếp cận được 3300 - người truy cập vào
Kinh
9500 tài khoản mỗi ngày. shop.
phí
- Booking gian
(VNĐ)
hàng ở The Box
Market: 500.000
VNĐ/3 ngày.
- Chi phí tổ chức
workshop:
dao động từ
1.500.000 -
1.700.000.

Bảng 3. Kế hoạch triển khai dự án “Denim cũ – Hành trình mới”.

4.4.4.5. Chính sách hậu mãi sau mua

Trên thư cảm ơn của Re-nim sẽ có lời mời tham gia dự án “Denim cũ - Hành
trình mới”, tặng kèm thêm ghim cài hoặc kẹp tóc được làm từ vải Denim cũ. Ngoài ra,
để đo lường phản hồi sau mỗi lần mua sản phẩm, thương hiệu sẽ thiết kế một mã QR
dẫn đến phiếu khảo sát giúp doanh nghiệp có thể khai thác ý kiến của khách hàng về
mức độ hài lòng đối với sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ giao hàng,
và đặc biệt là nhu cầu đối với sản phẩm tiếp theo của thương hiệu. Sau khi hoàn thành
phiếu khảo sát, khách hàng sẽ được nhận phiếu giảm giá 5% dành cho lần mua hàng
tiếp theo.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng công cụ gửi tin nhắn tự động để cảm ơn
khách hàng vì đã lựa chọn Re-nim, và nếu có xảy ra bất cứ sai sót gì thì mong khách
hàng khoan vội đánh giá về thương hiệu mà hãy liên hệ trực tiếp để thương hiệu có thể
30
tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Re-nim cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng đổi trả mà
không tốn bất cứ một chi phí nào nếu sản phẩm giao nhầm, thiếu, không đúng kích cỡ
hoặc có bất kỳ sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển hay khâu đóng gói. Điều
này giúp cho khách hàng yên tâm khi mua sản phẩm của thương hiệu.

31
KẾT LUẬN
Lĩnh vực thời trang luôn là chủ đề nóng hổi trong mọi cuộc bàn luận, phân tích
của mọi người. Với xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững đang ngày càng phổ biến trên
thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh ngành này cần tính toán kỹ lưỡng khi
phải đối mặt với bài toán kinh tế giữa việc đảm bảo lợi nhuận và việc bảo vệ môi
trường. Với tốc độ cập nhật thông tin nhanh chóng của giới trẻ, không khó để ta bắt
gặp những phong cách mới xuất hiện trên thị trường, mà Gen Z cũng là một phần
trong việc tạo nên những xu hướng ấy. Bên cạnh đó, những luồng phong cách mới
cũng định hình xu hướng ăn mặc của mọi người nói chung và đại đa số Gen Z nói
riêng. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải linh động đổi mới và sáng tạo để cho ra
những mẫu mốt hợp mắt, hợp thời nhưng không được đánh mất màu sắc của thương
hiệu mình.

Trên đường đua thời trang, để đối đầu với các thương hiệu nước ngoài đang
chiếm lĩnh trên thị trường Việt Nam, các thương hiệu nội địa đang dần khẳng định vị
thế và tạo nên cơn sốt mới cho làng mốt Việt. Thông qua việc phân tích, nghiên cứu xu
hướng tiêu dùng năm 2024, thương hiệu Re-nim đã có bước đi mới trong việc sử dụng
chất liệu cũ nhưng làm nên phong cách mới, nhắm đến đối tượng mục tiêu là những
bạn trẻ Gen Z. Không dừng lại ở đó, Re-nim còn nhấn mạnh việc tích cực tạo ra biến
đổi mới cho môi trường hiện nay thông qua những chiến lược Marketing của doanh
nghiệp. Điều này cần rất nhiều sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp để có thể duy trì mục
tiêu phát triển và sứ mệnh mà Re-nim đã đề ra: “Đẹp không chỉ là vẻ bề ngoài, mà còn
là tình yêu dành cho hành tinh của chúng ta!”.

Qua đây, chúng em mong “Đề xuất chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
của doanh nghiệp Re-nim hướng đến khách hàng mục tiêu thuộc thế hệ Z” sẽ mang
đến những cái nhìn toàn diện về các chiến lược Marketing thích hợp giúp Re-nim có
một khởi đầu bùng nổ và đến gần hơn với người tiêu dùng.

“Thời trang chỉ là sự lặp lại của ý tưởng, điều khiến chúng trở nên mới mẻ hơn
chính là cách bạn kết hợp chúng như thế nào” - CAROLINA HERRERA.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asia Plus Inc. (2022). Phân tích dữ liệu nhập khẩu thị trường đồng hồ Việt Nam - Báo
cáo nghiên cứu thị trường. Q&Me. Qandme.net. https://qandme.net/vi/baibaocao/phan-
tich-du-lieu-nhap-khau-thi-truong-dong-ho-vietnam.html

2. Asia Plus Inc. (2024). Những ứng dụng di động phổ biến với người Việt 2024 - Báo
cáo nghiên cứu thị trường. Q&Me. Qandme.net.
https://qandme.net/vi/baibaocao/nhung-ung-dung-di-dong-pho-bien-voi-nguoi-viet-
2024.html

3. Nguyễn Chuẩn. (2023, December 28). Xu hướng định hình tiêu dùng Việt Nam năm
2024. Diendandoanhnghiep.vn. https://diendandoanhnghiep.vn/nhung-xu-huong-dinh-
hinh-boi-canh-tieu-dung-viet-nam-nam

4. Mai Hoàng Thịnh. (2023, April 12). Xu hướng hành vi mua hàng trực tuyến của người
tiêu dùng Việt Nam. Tạp Chí Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xu-
huong-hanh-vi-mua-hang-truc-tuyen-cua-nguoi-tieu-dung-viet-nam-104014.htm

5. Ngọc Linh. (2024, February 29). Doanh thu các sàn bán lẻ trực tuyến Việt Nam dự
kiến tăng trưởng mạnh. Báo Công Thương Điện Tử, Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội.
https://congthuong.vn/doanh-thu-cac-san-ban-le-truc-tuyen-viet-nam-du-kien-tang-
truong-manh-nam-2024-306076.html

6. Nhĩ Anh. (2024, March 5). Nắm bắt các cơ hội mới trong thương mại điện tử. Nhịp
Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới. ‌https://vneconomy.vn/nam-bat-cac-co-hoi-moi-
trong-thuong-mai-dien-tu.htm

7. Đoàn. T. T. Trang, Đặng. T. Hồng, Lê. T. N. Hằng, Nguyễn. T. N. Mai, Bùi. N. Mai,
Mai. T. Thịnh. (n.d.). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của giới trẻ
Việt Nam. Thực tiễn - Kinh‌nghiệm. 210-213.
https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/bitstream/DLU123456789/208391/1/
CVv133S8022023210.pdf

8. Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm Quý IV và năm 2023.
(2023). General Statistics Office of Vietnam. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-
lieu-thong-ke/2023/12/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-dan-so-lao-dong-viec-lam-quy-
iv-va-nam-2023/

9. Báo cáo nghiên cứu thị trường các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt
Nam. (2021, October). United Nations Population Fund.
https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/vn_-_vccihcm_report_-

33
_market_mapping_on_elderly_care_.pdfhttps://hanoimoi.vn/dich-vu-cham-soc-nguoi-
cao-tuoi-thi-truong-tiem-nang-437496.html

10. Vai trò của tầng lớp trung lưu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam
hiện nay. (2024). Lyluanchinhtrivatruyenthong.vn.
https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/vai-tro-cua-tang-lop-trung-luu-trong-phat-trien-
kinh-te-van-hoa-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay-p27008.html

11. Ngọc Châm. (2023, December 12). Người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam chất lượng
cao. Tạp Chí Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nguoi-tieu-dung-uu-
tien-hang-viet-nam-chat-luong-cao-114765.htm

12. Uyên Hương. (2023, August 13). Nâng chất lượng để hàng Việt chinh phục người tiêu
dùng Việt. VietnamPlus https://www.vietnamplus.vn/nang-chat-luong-de-hang-viet-
chinh-phuc-nguoi-tieu-dung-viet-post888827.vnp

13. Lê Tuấn. (2024, February 6). Nhóm doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ kỳ vọng bứt tốc
trong năm 2024. Doanhnghiepvadautu.info.vn.
https://doanhnghiepvadautu.info.vn/nhom-doanh-nghiep-tieu-dung-ban-le-ky-vong-
but-toc-trong-nam-2024.html

14. Thế Hoàng. (2024, January 20). Thị trường hàng tiêu dùng năm 2024: Khi “hầu bao”
dần nới lỏng. Báo Công Thương Điện Tử, Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội.
https://congthuong.vn/thi-truong-hang-tieu-dung-nam-2024-khi-hau-bao-dan-noi-long-
299077.html

15. Khánh Mai. (2024, February 16). Xu hướng định hình tiêu dùng Việt Nam năm 2024.
Vietq.vn. https://vietq.vn/xu-huong-dinh-hinh-tieu-dung-viet-nam-nam-2024-
d218822.html

16. Thông tin và dự đoán ngành thời trang Việt Nam – Innovative Hub Viet Nam. (2023).
Innovativehub.com.vn. https://innovativehub.com.vn/thong-tin-va-du-doan-nganh-thoi-
trang-viet-nam/

17. Yaqub M. (CBC). (2022, June 7). Gen Z Online Shopping Statistics & Habits.
BusinessDIT. https://www.businessdit.com/gen-z-shopping-habits/

18. Minh Đức. (2024, March 22). Hơn 70% người tiêu dùng Gen Z thích mua sắm trên
nền tảng thương mại điện tử. Báo Điện Tử Thương Trường‌.
https://thuongtruong.com.vn/news/hon-70-nguoi-tieu-dung-gen-z-thich-mua-sam-tren-
nen-tang-thuong-mai-dien-tu-118600.html

34
19. Ngân Hà. (2023, March 4). Giới trẻ chuộng xu hướng thời trang bền vững.
Nld.com.vn. https://nld.com.vn/thoi-su/gioi-tre-chuong-xu-huong-thoi-trang-ben-vung-
20230304184523472.htm

20. “Giải mã” thế hệ Z. (2020, August 25). Công Ty Cổ Phần Sen Cộng.
https://senplus.vn/giai-ma-the-he-z.html

21. Băng Hảo. (2022, December 15). “Cuộc chiến” giữa thời trang nhanh và thị trường
bán lại. Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới. https://vneconomy.vn/cuoc-chien-
giua-thoi-trang-nhanh-va-thi-truong-ban-lai.htm

22. Ngọc Ánh - Tiến Dũng. (2023, August 20). Thời trang nhanh - Bài 1: Dẫn đầu xu
hướng. Daidoanket.vn. https://daidoanket.vn/thoi-trang-nhanh-bai-1-dan-dau-xu-
huong-10259348.html

23. Phương Cúc. (2023, February 17). Thời trang secondhand: Xu hướng tiêu dùng mới
của giới trẻ. Báo Công Thương Điện Tử, Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội.
https://congthuong.vn/thoi-trang-second-hand-xu-huong-tieu-dung-moi-cua-gioi-tre-
242797.html

24. Metric - Nền tảng Số liệu E-commerce. (2024). Metric.vn. https://metric.vn/ao-unisex

25. Nguyệt, T. (2023, October 22). Dịch vụ thuê thời trang, giải pháp mặc đẹp cho số
đông?. Thanhnien.vn. https://thanhnien.vn/thoi-trang-tre/dich-vu-thue-thoi-trang-giai-
phap-mac-dep-cho-so-dong-185231022205852496.htm

26. Minh Nguyệt. (2023, May 30). Tiềm năng lớn của thị trường cho thuê quần áo. Nhịp
Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới. https://vneconomy.vn/tiem-nang-lon-cua-thi-
truong-cho-thue-quan-ao.htm

27. Quang Lâm. (2022, November 7). Chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. moitruong.net.vn. https://moitruong.net.vn/chinh-sach-uu-dai-cua-nha-
nuoc-trong-linh-vuc-bao-ve-moi-truong-56361.html

35
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh minh họa các sản phẩm tái chế của Re-nim

Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa hoạt động tái chế sự kiện offline “Denim cũ-
Hành trình mới”

a
KIỂM TRA ĐẠO VĂN

You might also like