You are on page 1of 1

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng chính: Các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu, đầu

tư nước ngoài
Những doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu sẽ hưởng lợi từ
chêch lệch tỷ giá khi USD/VND tăng. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao
gồm: hàng dệt may, thủy sản, giày dép, điện tử, nông sản, cao su và gỗ. Các loại hàng
hóa nhập khẩu sẽ đội thêm chi phí khiến sản phẩm trong nước tăng theo, ảnh hưởng
đến khả năng kiểm soát lạm phát.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu bằng USD sẽ gặp khó khăn khi
USD tăng giá, đồng thời giá cả của các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng làm
giảm nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
nhập khẩu. Theo các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tăng tỷ giá tác động mạnh đến các
doanh nghiệp có hoạt động thanh toán bằng đồng USD, cụ thể cứ một triệu USD nhập
khẩu hàng hóa trước đây chỉ trả khoảng 23 tỷ đồng, thì nay tăng lên hơn 24 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có quy mô nhập khẩu càng lớn thì phần chênh lệch tỷ giá càng cao.
Liên hệ Việt Nam 2023:
Sau khi giữ ổn định trong bảy tháng năm 2023, tỷ giá trong nước bật tăng trở lại kể từ
đầu tháng 8/2023. Giá bán USD tại một số ngân hàng thương mại đã vượt 24.000
đồng/USD; tỷ giá cũng đã tăng 1,62% so với đầu năm. Điều này gây không ít khó
khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ giá tăng kéo theo hàng loạt hệ lụy như chi phí
vận chuyển, container hàng nhập khẩu bị đội thêm chi phí; giá nguyên liệu phục vụ
sản xuất cũng tăng… Điều này khiến giá sản xuất tăng, lợi nhuận và sức cạnh tranh
của hàng hóa giảm.

You might also like