You are on page 1of 21

Chẩn đoán hình ảnh

loãng xương
DucTuanTranVo
Định nghĩa

• Loãng xương
(Osteoporosis) là tình
trạng bệnh lý của hệ
xương, đặc trưng bởi sự
suy giảm của mật độ
xương và chất lượng
xương, làm giảm sức
mạnh của xương, khiến
xương dễ gãy.
• Thường không có triệu
chứng cho đến khi gãy
xương xảy ra.
Định nghĩa

• Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn về cả khối


lượng và chất lượng xương:
Khối lượng xương được biểu hiện bằng:
 Mật đô khoáng chất của xương (Bone Mineral Density – BMD) 
 Khối lượng xương (Bone Mass Content – BMC) 
Chất lượng xương phụ thuộc vào:
 Thể tích xương
 Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của
xương) 
 Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương,
tình hình sửa chữa cấu trúc của xương) 
Phân loại loãng xương

1. Loãng xương người già (tiên phát)


2. Loãng xương sau mãn kinh
3. Loãng xương thứ phát
Các yếu tố nguy cơ

- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ


- Tiền sử gia đình có cha, mẹ loãng xương
- Ít hoạt động thể lực, bất động lâu ngày
- Sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá, … làm tăng
thải canxi qua đường thận và giảm hấp thụ canxi
đường tiêu hóa
- Một số bệnh: nội tiết, đường tiêu hóa, xương khớp, …
- Sử dụng dài hạn một số thuốc: Insulin, corticoid, …
Lâm sàng

- Diễn biến âm thầm


- Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính
- Biến dạng cột sống
- Gãy xương: thường ở các đốt sống lưng – thắt
lưng, cổ xương đùi, … sau chấn thương rất nhẹ,
thậm chí không rõ chấn thương
Cận lâm sàng

- Xquang quy ước


- Đo mật độ xương
- Định lượng các marker hủy xương và tạo xương
- …
Đo mật độ xương

- Đo mật độ xương hay đo tỷ trọng khoáng xương


(Bone Mineral Density – BMD), cho phép đo mức
Canxi trong xương, nhờ đó xác định có phải bệnh
nhân bị thưa xương hay loãng xương và dự đoán
khả năng gãy xương của bệnh nhân.
- Là phương pháp không xâm nhập, không gây đau,
được thực hiện ở cột sống, cổ tay, cổ xương đùi,
gót chân hay toàn thân, được xác định bởi lượng
mô khoáng trên một đơn vị diện tích (g/cm2)
Các phương pháp đo mật độ
xương

- Siêu âm (QUS): dùng sàng lọc cộng đồng


- Đo hấp phụ năng lượng tia X kép (Dual Energy Xray
Absorptiometry – DEXA)
- Đo hấp phụ năng lượng tia X đơn (Single- energy
absorptiometry – SXA)
- Đo hấp phụ năng lượng quang phổ kép (Dual Energy
Photon Absorptiometry – DPA)
- Đo hấp phụ năng lượng quang phổ đơn (Sing le
Energy Photon Absorptiometry – SPA)
- Quantitative computed tomography (QCT): ít áp dụng
DEXA

- Về nguyên lý hoạt động, DEXA dùng 2 tia X năng


lượng thấp (low-energy Xrays), hầu như không phát
tán phóng xạ và rất an toàn, không cần biện pháp
bảo hộ đặc biệt đối với bệnh nhân và nhân viên y tế.
Thiết bị chiếu tia X từ hai nguồn khác nhau đi qua
vùng xương cần đo đậm độ. Xương sẽ hấp phụ một
lượng tia X xác định và một phần xuyên qua nó, mật
độ xương càng cao thì tia X xuyên qua nó càng ít.
- Hiện nay đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng
xương
DEXA

- Có 3 kiểu máy đo mật độ xương


+ Máy DEXA trung tâm (central DEXA devices): thiết
vị lớn đo mật độ xương trục như cột sống, xương
chậu, cổ xương đùi
+ Máy DEXA ngoại biên (Peripheral DEXA devices):
thiết bị nhỏ hơn, có thể di chuyển được, đo ở cổ
tay, gót chân hoặc ngón tay
+ Máy DEXA toàn thân (Whole Body DEXA system):
đo cả trung tâm và ngoại vi
Chỉ định DEXA tầm soát

- Tất cả phụ nữ trên 65


tuổi và nam trên 70
tuổi, dù có hay
không có các yếu tố
nguy cơ loãng xương
- Tất cả các phụ nữ
tiền mãn kinh, sau
mãn kinh và nam
trên 50 tuổi có yếu
tố nguy cơ loãng
xương
Chỉ định DEXA bắt buộc

- Chẩn đoán bước đầu loãng xương trên LS và


Xquang.
- Đo mật độ xương để theo dõi kết quả điều trị cho
những người điều trị loãng xương
Chống chỉ định DEXA

- Phụ nữ có thai: tốt nhất không áp dụng


- BN sử dụng thuốc cản quanh chứa iod, Baryt,
đồng vị phóng xạ trong 7 ngày.
Z-score và T-score

- Người ta dùng máy DEXA để đo mật độ xương


BMD g/cm2 và khối lượng xương BMC. Tuy nhiên,
bản thân chỉ số mật độ xương BMD không được
dùng trực tiếp để đánh giá tình trạng giảm mật độ
xương, mà được so sánh với BMD trung bình cuả
những người cùng đặc tính trong quần thể (theo
chỉ số Z-score) hoặc so với BMD trung bình của
những người trẻ tuổi có khối lượng xương đạt
đỉnh trong cộng đồng (theo chỉ số T-score).
T-score

- T-score được dùng để chẩn đoán loãng xương, là độ lệch chuẩn


(SD) của mật độ xương người được đo so với mật độ xương ở
lúc phát triển cao nhất, khoảng 20-30 tuổi.
T-score = (BMDi– pBMD)/ SD

T-score> -1: bình thường, màu xanh trên đồ thị


-2.5<T-score<-1: giảm mật độ xương (osteopenia), màu vàng trên
đồ thị
T-score< -2.5: loãng xương (osteoporosis), màu đỏ
T-score< 2.5 và có gãy xương: loãng xương rất nặng
Z-score

- Z-score cũng được dùng để chẩn đoán loãng xương, là độ lệch chuẩn
(SD) của mật độ xương người được đo so với mật độ xương của
những người cùng đặc tính trong quần thể (giới, tuổi, màu da, trọng
lượng). Chỉ số này có tác dụng gợi ý chẩn đoán loãng xương thứ phát
do mất xương nhiều. Ngoài ra Z-score còn được dùng để kiểm tra tình
trạng tăng trưởng của xương trẻ em trong các giai đoạn phát triển
Z-score = (BMDi– AMM)/ SD

< 50 tuổi + Z-score =< -2: chẩn đoán loãng xương thứ phát
< 20 tuổi, Z-score =<-2: không chẩn đoán loãng xương mà là mật độ
xương thấp so với tuổi.

You might also like