You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BỆNH NẤM NỘI TẠNG VÀ


BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
ĐIỀU TRỊ
Họ & Tên: Phạm Văn Hưng
Mã sinh viên: 20100053
Lớp: YB-K9
I. Đại cương về bệnh do vi nấm gây ra ở người.

1.1. Phân loại bệnh do vi nấm ký sinh gây ra cho cơ thể người.
Bệnh do vi nấm ký sinh gây ra ở cơ thể người gồm 3 dạng chính:
 Bệnh vi nấm ngoại biên (superficial mycoses): là bệnh nhiễm trùng do nấm ở da,
tóc và móng tay chỉ xâm nhập vào lớp sừng và các lớp bề mặt của da. VD: Lang
ben (pityriasis versicolor), Viêm giác mạc do vi nấm (mycotic keratitis),...
 Bệnh vi nấm ngoài da (dermatophytoses): là một bệnh nhiễm trùng do nấm phức
hợp ảnh hưởng đến các mô sừng hóa ngoài cùng của tóc, móng tay và lớp sừng của
da. VD: Chốc đầu (Tinea capitis), Vẩy rồng (tinea imbricata, Tokelau), Nấm bẹn
(tinea cruris, eczema marginatum),...
 Bệnh vi nấm nội tạng (systemic mycoses): là bệnh nhiễm trùng do nấm ảnh hưởng
đến các cơ quan nội tạng. VD: Đen (tưa), Viêm ruột, Viêm cơ quan sinh dục do
nấm,...
1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh do vi nấm ký sinh.

 Bệnh nấm thường tiến triển kéo dài và mãn tính

 Bệnh nấm thường không có triệu chứng sốt kèm theo

 Một số tổn thương của bệnh rất đặc hiệu và điển hình giúp cho
định hướng chẩn đoán

 Bệnh không chịu tác dụng của kháng sinh diệt vi khuẩn
II. Bệnh nấm nội tạng và biện pháp phòng chống, điều
trị.
Bệnh vi nấm nội tạng (systemic mycoses) là bệnh nhiễm trùng do nấm
ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng , gồm 2 loại chính:
 Nhiễm trùng đặc hữu: có thể gây nhiễm trùng nội tạng ở cả những
người có chức năng miễn dịch bình thường và những người bị suy giảm
miễn dịch.

VD: Histoplasmosis, Coccidioidomycosis, Blastomycosis,...


 Nhiễm trùng cơ hội: chỉ có thể gây nhiễm trùng nội tạng ở những người
suy giảm miễn dịch.

VD: Bệnh nấm Candida, Aspergillosis, Cryptococcoisis,...


 Bệnh nấm nội tạng thường do vi nấm Candida gây ra (Candidoses). Ở
những người bình thường khỏe mạnh, người ta tìm thấy vi nấm Candida
sp. trong miệng 30%, ruột 38%, âm đạo 39%, các nếp xếp của da quanh
hậu môn 46%, phế quản: 17%. Trong một số điều kiện nhất định, vi nấm
Candida sp. chuyển từ trạng thái hoại sinh sang ký sinh (gây bệnh).
Nguyên nhân gây bệnh nấm nội tạng
 Nấm Candida:
 Sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc chứa corticoid dài ngày làm mất sự
cân bằng hệ vi sinh vật trên cơ thể, tạo điều kiện cho nấm Candida phát
triển.
 Hệ miễn dịch bị suy yếu, khả năng đề kháng trước các tác nhân gây
bệnh giảm đi các đối tượng như: phụ nữ có thai, người mắc bệnh tiểu
đường, người nhiễm HIV/AIDS,…
 Vùng sinh dục không được thông thoáng, bị ẩm tạo điều kiện cho nấm
Candida phát triển, gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh nấm nội tạng
 Các loài nấm khác: Nhiễm trùng xảy ra sau khi hít phải nhiều bào tử
đính của nấm này trong đất, bụi hoặc vi nấm xâm nhiễm vào các vết
thương hở trên da:
 Histoplasmosis chủ yếu do nấm Histoplasma capsulatum.
 Coccidioidomycoses chủ yếu do nấm Coccidioides Immitis hoặc
Coccidioides Posadasii.
 Blastomycosis chủ yếu do nấm Blastomyces dermatitidis.
 Aspergillosis chủ yếu do nấm Aspergillus fumigatus.
 Cryptococcois chủ yếu do nấm Cryptococcus neoformans
...
Triệu chứng bệnh nấm Candida
 Ở da: Có thể có những đốm màu đỏ hoặc màu trắng trên da, những đốm này ngứa, rát
và đôi khi có thể bị sưng lên (viêm).
 Khu vực sinh dục: Ở phụ nữ, bệnh nhiễm nấm Candida ở âm đạo có thể có triệu chứng
cực kỳ ngứa, tấy đỏ và đau rát ở vùng âm đạo. Dịch âm đạo thường màu trắng và vón
cục. Đối với nam giới, triệu chứng có thể bao gồm đau, ngứa hoặc có cảm giác châm
chích trên đầu dương vật. Bệnh còn có thể gây đau khi quan hệ.
 Miệng và thực quản: Thường được gọi là bệnh tưa miệng, bệnh có thể gây ra những
đốm trắng trên lưỡi và miệng. Nướu răng cũng có thể bị sưng lở loét, xuất hiện những
mảng đỏ và trắng. Candida thực quản có thể làm cho người bệnh đau đớn và khó nuốt.
 Ruột: Bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy, sôi ruột, ngứa hậu môn...,các triệu chứng biến
mất khi ngưng kháng sinh và uống mycostatin. Có rất nhiều vết loét ở niêm mạc bao
tử, tá tràng và ruột non. Thủng ruột là biến chứng dễ xảy ra, dẫn đến viêm phúc mạc
và phát tán vi nấm theo đường máu đến gan, lách và các cơ quan khác.
 Máu và các cơ quan khác: Khi nấm nhiễm vào máu, bệnh có thể gây ra triệu chứng
sốt và ớn lạnh.
Triệu chứng Bệnh nấm Candida
Triệu chứng Bệnh Histoplasmosis.
- Viêm phổi cấp tính: phần lớn không có triệu chứng, một số trường hợp có sốt,
ho, có đờm, đau xương ức, đau đầu, mệt mỏi.

- Viêm phổi mãn tính: bệnh nhân thường ho có đờm, ho ra máu, sốt, mệt mỏi,
giảm cân, có thể xuất hiện các triệu chứng viêm phế quản mạn tính,...

- Thể nhiễm nấm lan tỏa: Bệnh nhân sẽ sốt, mệt mỏi, tổn thương xuất hiện ở phổi,
gan, lá lách, các hạch bạch huyết, da, niêm mạc, màng não, màng trong tim, hệ
tiêu hóa,…Các đối tượng thường mắc bệnh là người bị suy giảm miễn dịch, người
cao tuổi, trẻ nhỏ.
- Tổn thương da- niêm mạc: trên da xuất hiện các vết loét
có vảy tiết kèm theo sưng hạch, thường không đau, không
ngứa, các tổn thương khu trú tại chỗ và có thể tự khỏi. Trên
niêm mạc môi miệng, thanh quản, vùng sinh dục xuất hiện
các thương tổn dạng lá u hạt hay các vết lớt.

- Nhiễm Histoplasma ở mắt: khi vi nấm Histoplasma đi


chuyển từ phổi lên mắt sẽ gây ra hội chứng được gọi là
Histoplasmosis mắt, theo thời gian, người bệnh sẽ có những
thay đổi về thị lực như xuất hiện những đường lượn sóng,
những điểm mù,…
Chẩn đoán bệnh nấm nội tạng
Dựa vào các yếu tố:
 Lâm sàng: Vị trí bệnh,triệu chứng, hình ảnh đặc trưng.
 Dịch tễ: Nghề nghiệp, môi trường,...
 Cận lâm sàng: các kỹ thuật Xét nghiệm, hình ảnh
Các xét nghiệm chẩn đoán:
 XN trực tiếp – hình thể (KOH, mực tàu).
 XN giải phẫu bệnh lí (PAS, GMS...).
 Nuôi cấy – định loại hình thể
 Chẩn đoán huyết thanh miễn dịch.
 Gây nhiễm động vật.
 Sinh học phân tử.
 Chụp X-Quang, chụp CT não, phổi,...
Điều trị bệnh nấm nội tạng

Nguyên tắc: dựa vào sinh thái của nấm, kết hợp chữa bệnh với phòng bệnh.
 Ngăn ngừa sự phát triển của nấm:
➢ Thay đổi điều kiện môi trường nơi nấm kí sinh.
➢ Phá bỏ chỗ bám: cạo râu, cắt bỏ lông, tóc, móng...
➢ Diệt bào tử bằng những thuốc kháng nấm.
Điều trị bệnh nấm nội tạng
 Kháng sinh kháng nấm như Nystatin, Candicidin,
Amphotericin B, Griseofulvin...
 Ketoconazol, viên nén mầu trắng vỉ 10 viên,
 Sporal thuốc kháng nấm tổng hợp, phổ rộng
- Chú ý: phải uống thuốc Sporal khi ăn no và uống
trọn cả viên. Điều trị được tất cả các bệnh nấm.
Phòng chống bệnh nấm nội tạng
 Vệ sinh đề phòng nấm xâm nhập cơ thể: giữ gìn bảo vệ

X
da, vệ sinh môi trường,đeo đồ bảo hộ, tránh tiếp xúc
nơi có nhiều bụi,...
 Khống chế các đường lây lan của nấm: cách li, tiệt
khuẩn, xử lí chất thải của bệnh nhân.
 Điều trị triệt để bệnh nhân.
 Nâng cao thể trạng, hạn chế yếu tố thuận lợi (lạm dụng
kháng sinh, corticoit...), điều trị tốt các bệnh mạn
tính, phòng nhiễm HIV/AIDS,...
THANK YOU

You might also like