You are on page 1of 28

NỘI THƯƠNG

PHÁT NHIỆT
T H S . Đ Ỗ T H Ị T H Ù Y N H Â1 N
MỤC TIÊU

• Giải thích được khái niệm chứng nội thương phát nhiệt.
• Ứng dụng được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh trong chẩn đoán
chứng nội thương phát nhiệt.
• Vận dụng triệu chứng lâm sàng vào chẩn đoán phân biệt các bệnh
cảnh trong chứng nội thương phát nhiệt.

2
MỤC LỤC

I. Đại cương
II. Cơ chế bệnh sinh - Nguyên nhân
III. Biện chứng
IV. Bệnh cảnh thường gặp

3
I. ĐẠ I C Ư Ơ N G
KHÁI NIỆM

• Là bệnh phát sốt mà phần nhiều là sốt nhẹ, có khi chỉ là cảm giác
nóng trong người nhưng thân nhiệt không tăng.
• Nguyên nhân bệnh chủ yếu là do huyết âm tinh suy hư, công năng
tạng phủ mất điều hòa gây ra, bệnh phát từ từ, tiến triển dài.

5
II. C Ơ C H Ế
B ỆNH SIN H -
NGUY ÊN N H Â N
1. CƠ CHẾ BỆNH SINH

Khí uất hóa hỏa

Huyết ứ, khí huyết vận hành không thông uất


Nội thương lại hóa hỏa

phát nhiệt Khí hư thấp tà nội sinh đình trệ hóa hỏa

Âm huyết bất túc không chế liễm được dương


→ dương vượng

7
2. NGUYÊN NHÂN

2.2 Chấn 2.3 Ẩm thực


thương thất điều

2.4 Lao nhọc


2.1 Tình chí
quá độ, bệnh
thất điều
lâu ngày
Phát
nhiệt
8
2.1 TÌNH CHÍ THẤT ĐIỀU

Can khí không


điều đạt, khí uất
hóa hỏa
Tình chí uất kết
Huyết ứ trở trệ
không thông,
Phát
Tình chí
thất điều
ủng tắc nhiệt
Tức giận quá Can hỏa nội
mức thịnh

9
2.2 CHẤN THƯƠNG

Khí huyết vận


hành không
Huyết ứ trở trệ
thông, ủng tắc
hóa hỏa

Chấn Phát
thương nhiệt
Huyết hư, âm
huyết bất túc
Mất máu quá không chế
nhiều liễm được
dương →
dương thịnh
10
2.3 ẨM THỰC THẤT ĐIỀU
Ăn nhiều đồ
Thấp tà nội
béo ngọt… →
sinh, đình trệ
tỳ vị tổn
lâu ngày hóa
thương, vận
hỏa
hóa bất lợi
Ẩm thực thất Phát
điều
nhiệt
Âm huyết bất
túc không chế
Ăn uống
liễm được
không đủ
dương →
dương thịnh
11
2.4 LAO NHỌC QUÁ ĐỘ, BỆNH
LÂU NGÀY

- Lao nhọc quá độ


- Bệnh lâu ngày
Âm tinh suy tổn, âm
không khỏi
suy dương thịnh Phát nhiệt
- Dùng quá nhiều
thuốc ôn táo

12
III. B IỆN
C HỨ NG
1. NGOẠI CẢM PHÁT NHIỆT -
NỘI THƯƠNG PHÁT NHIỆT
Ngoại cảm PN Nội thương PN

• Ngoại cảm lục dâm • Nguyên nhân: yếu tố từ bên


• Sốt cao, ngoại tà chưa trừ trong như tình chí, bệnh lâu
sốt chưa hết, mới sốt ngày, lao nhọc quá độ…
thường kiêm chứng sợ gió, • Phần nhiều sốt không cao,
sợ lạnh cảm giác nóng hâm hấp
nhưng thân nhiệt không
tăng, triều nhiệt, ngũ tâm
phiền nhiệt…
14
2. HƯ - THỰC

• Khí uất huyết ứ thuộc thực chứng


• Khí hư, âm hư, huyết hư thuộc hư chứng
• Bệnh lâu thường thực chuyển thành hư, hư thực lẫn lộn.

15
IV. B ỆN H C Ả N H
TH ƯỜ N G G Ặ P
1. KHÍ UẤT PHÁT NHIỆT

• Mình nóng, tâm phiền, thường biến động theo sự thay đổi tình chí,
người bứt rứt, phiền nóng, dễ giận,
• Ngực sườn đầy trướng, hay thở dài, miệng đắng khô, dễ cáu giận
• Phụ nữ thường kinh nguyệt không đều, thống kinh
• Rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác

17
1. KHÍ UẤT PHÁT NHIỆT

• Khí uất hóa hỏa nên phát sốt, khi có khi không tùy theo tình chí thay đổi.
• Can chủ sơ tiết, đường kinh đi qua vùng mạn sườn. Can khí uất kết, rối
loạn chức năng sơ tiết, kinh mạch không thông khiến tinh thần bứt rứt,
ngực sườn đầy trướng hoặc kinh nguyệt không đều, thống kinh.
• Thở dài thì khí tạm thời thông lợi nên hay thở dài.
• Khí uất hóa hỏa nên người phiền táo, dễ giận, miệng đắng khô, rêu vàng,
mạch huyền sác.

18
2. HUYẾT Ứ PHÁT NHIỆT

• Phát sốt vào lúc chiều tối, hoặc tự thấy nóng ở một bộ phận trong
cơ thể.
• Miệng khô họng ráo, chân tay mình đau hoặc có khối sưng
• Lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ huyết, mạch sáp.

19
2. HUYẾT Ứ PHÁT NHIỆT

• Huyết ứ trở tệ, khí huyết vận hành trở ngại nên lưỡi tím tối hoặc có
điểm ứ huyết, trên người có chỗ đau cố định hoặc có khối sưng.
• Ứ huyết là bệnh ở huyết phận, thuộc âm, nên phát sốt phần nhiều
vào lúc chiều tối.
• Lưỡi tím tái hoặc có điểm ứ huyết, mạch sáp là vì huyết vận hành
không thông.

20
3. KHÍ HƯ PHÁT NHIỆT

• Phát sốt thường phát sinh hoặc nặng hơn sau lao nhọc, yếu sức,
hơi ngắn, ngại nói, tự hãn, dễ bị cảm mạo,
• Ăn ít, đại tiện lỏng kèm nhớt, bụng chướng, khát không muốn
uống, buồn nôn;
• Lưỡi hồng, rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác.

21
3. KHÍ HƯ PHÁT NHIỆT

• Tỳ vị khí hư, rối loạn chức năng vận hóa, thủy thấp nội sinh uất trệ
lâu ngày hóa hỏa nên phát sốt.
• Chức năng vận hóa thủy cốc rối loạn nên ăn ít, bụng chướng, đại
tiện lỏng; chất tinh vi hóa sinh không đủ để nuôi dưỡng nên thiếu
sức, đoản khí, ngại nói.
• Khí hư, vệ khí bất cố, tấu lý sơ hở → tự hãn, dễ cảm mạo.

22
3. KHÍ HƯ PHÁT NHIỆT

• Bên trong có thủy thấp nên khát nhưng không muốn uống, đại tiện
phân lỏng thường kèm nhớt
• Đàm thấp ứ trệ khiến vị khí khó giáng, nghịch lên gây buồn nôn.
• Lưỡi hồng, nặng là lưỡi đỏ, rêu nhớt, mạch hoạt sác chứng tỏ có
đàm nhiệt ở trong.

23
4. HUYẾT HƯ PHÁT NHIỆT

• Phần nhiều là sốt nhẹ, đầu váng mắt hoa, người mệt thiếu sức,
không có lực, tâm quý, sắc mặt không tươi, môi nhợt, mạch tế
nhược.

24
4. HUYẾT HƯ PHÁT NHIỆT

• Huyết hư nên âm huyết không liễm được dương gây phát sốt
• Huyết hư không tư nhuận lên đầu mặt, tay chân mình mẩy, nên đầu
choáng hoa mắt, người mệt yếu sức.
• Huyết không dưỡng được tâm nên tâm quý không yên
• Mạch tế nhược, môi nhợt biểu hiện huyết hư.

25
6. ÂM HƯ PHÁT NHIỆT

• Phát sốt lúc chiều tối, triều nhiệt, cốt chưng, ngũ tâm phiền nhiệt,
gò má đỏ, đạo hãn, miệng khô họng ráo, phân táo, nước tiểu sậm
màu,
• Tâm phiền, ngủ ít, hay mộng mị
• Lưỡi đỏ có thể có đường nứt vân, không rêu hoặc ít, mạch tế sác

26
6. ÂM HƯ PHÁT NHIỆT

• Âm hư nên không chế được dương hỏa, dương nhiệt thịnh mà gây phát sốt, ngũ
tâm phiền nhiệt, cốt chưng, triều nhiệt.
• Hư hỏa bốc lên, nhiễu loạn tâm thần khiến tâm phiền, tâm quý, ngủ ít hay mộng mị.
• Nội nhiệt thúc đẩy mồ hôi ra ngoài vào lúc đêm → đạo hãn.
• Âm hư hỏa vượng, chưng đốt ở trên nên miệng khô, họng khát; nhiệt hao tân dịch
nên phân táo, tiểu ít sậm màu,
• Lưỡi khô đỏ, thậm chí không rêu, có đường nứt ở giữa mạch tế sác là biểu hiện nội
nhiệt bên trong.

27
28

You might also like