You are on page 1of 55

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Lecturer: ThS. Trần Thị Phương Anh


- Đại học ĐÔNG Á -
August 2022
Khái quát về môn học
 Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics là môn học cung cấp bức tranh
toàn cảnh về hệ thống kinh doanh để giúp nhà quản lý đưa ra chiến
lược phát triển sản xuất hiệu quả nhất và phân phối hàng hóa đến tay
người tiêu dùng nhanh nhất.

 Môn học có vai trò kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình
kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau
thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính.

 Thuật ngữ “quản trị chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và
trở nên phổ biến trong những năm 90. Trước đó khá lâu, đã xuất hiện
thuật ngữ như “hậu cần” (logistics).
So sánh hai khái niệm

Supply chain Logistics


Chuỗi cung ứng Hậu cần?
Phân biệt Quản trị chuỗi cung ứng
và Quản trị Logistics
Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng
Về quy mô: Logistics là những hoạt động xảy ra trong ranh giới của một công ty
còn chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty cùng làm việc và hợp tác để phân phối
sản phẩm đến thị trường.

Về công việc: Quản trị Logistics quản lý các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi,
đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng … còn quản trị chuỗi cung ứng bao gồm cả
quản trị Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các
đối tác, khách hàng…

Về mục tiêu: Logistics tập trung vào việc vận chuyển hàng hóa đến khách hàng
một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Quản lý chuỗi cung ứng đặt mục tiêu hiệu
suất hoạt động cao hơn sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của môn học
 Hiểu được đây là một lĩnh vực, một môn học có vai trò rất quan trọng
và ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng để mọi lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
 Hiểu được các khái niệm, định nghĩa, quan điểm, giá trị, mục đích và
phương pháp quản trị chuỗi cung ứng và logistics.
 Đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng và logistics.

 Nắm bắt các lý thuyết và kỹ thuật sử dụng trong công tác quản trị chuỗi
cung ứng và logistics để áp dụng trong thực hành nghề nghiệp.
 Có cái nhìn về triển vọng nghề nghiệp tương lai.
Bố cục chương trình
Phần 1: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (30 tiết)
•Chương I_ Tổng quan về chuỗi cung ứng
•Chương II_ Các hoạt động trong chuỗi cung ứng: Lên kế hoạch & Tìm nguồn     
•Chương III_ Các hoạt động trong chuỗi cung ứng: Sản xuất & phân phối      
•Chương IV_ Đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng   
•Chương V_  Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng           
•Phân tích chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR – BT nhóm 

Phần 2: QUẢN TRỊ LOGISTICS (15 tiết)


•Chương VI_ Tổng quan về quản trị Logistics                                 
•Chương VII_ Quản trị dịch vụ khách hàng                                 
•Chương VIII_ Quản trị dự trữ                                                       
•Chương IX_ Quản trị vận chuyển                                                 
•Chương X_ Quản trị các hoạt động Logistics hỗ trợ                 
Phương pháp học & đánh giá
Phương pháp học & đánh giá:
 Sinh viên được cung cấp tài liệu học tập, bao gồm file bài giảng,
slide, video, các bài tập tình huống để tự nghiên cứu trước các
chương.
 Trên lớp học giảng viên hỗ trợ sinh viên nắm các vấn đề của buổi
học, thảo luận các tình huống và cuối cùng làm bài kiểm tra ngắn
ôn tập buổi học. 
Tài liệu tham khảo
• Michael Hugos, Essentials of Supply Chain Management, Nxb John Wiley &
Sons, Inc. , Hoboken, New Jersey, 2003. (Phan Đình Mạnh dịch, Nguyên lý Quản
trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thế giới, 2017)

• F. Robert Jacobs & Richard B. Chase, Operations & supply chain management
15th edition, Nxb McGraw-Hill Education, 2017.

• Alan Harrison & Remko van Hoek, Logistics Management and Strategy -
Competing Through the Supply Chain 3rd edition, Nxb Pearson Education
Limited, 2008.

• GS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Trần Văn Bão…, Giáo Trình Quản Trị Logistics,
Nxb Tài chính, 2018

• ……
•  
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG & LOGISTICS
SUPPLY CHAIN & LOGISTICS MANAGEMENT

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

ThS. Trần Thị Phương Anh


MỤC TIÊU BÀI HỌC
- LEARNING OBJECTIVES -
NỘI DUNG BÀI HỌC
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- BASIC DEFINITIONS -
“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn
đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm
thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi
cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất,
nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận
chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách
hàng.”

Một số khái niệm Some definitions


Khách hàng/người tiêu dùng Customer/consumer
Nhà sản xuất Manufacturer/producer
Nhà phân phối Distributor
Nhà bán lẻ Retailer
Nhà cung cấp Supplier
Nhà cung cấp dịch vụ Service provider
I. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
Case study: Chuỗi cung ứng của Starbucks
https://www.youtube.com/watch?v=ofTFiHhrIUk
I. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
What makes Starbucks’
supply chain
successful?
Điều gì tạo nên thành công
của chuỗi cung ứng
Starbucks?
I. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

 “Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp một cách có


chiến lược và có hệ thống giữa các chức năng kinh
doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt
trong phạm vi của một công ty, với mục đích cải thiện
kết quả kinh doanh dài hạn của các công ty đơn lẻ cũng
như toàn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, DeWitt,
Keebler, Min, Nix, Smith và Zacharia (Defining Supply
Chain Management).

 “Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn
kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên tham gia
trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối lượng công
việc hiệu quả nhất trong thị trường đang phục vụ.”
Hugos (Essentials of Supply Chain Management).
I. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

- thời gian đáp ứng


yêu cầu khách hàng

vs.
-lead time - mức tồn kho?
versus
-inventory level?
I. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
Nếu xem xét một cách độc lập, các yêu cầu khác nhau của chuỗi cung ứng
thường đòi hỏi những thứ đối lập nhau. Chỉ khi nào các yêu cầu được xem
xét đồng thời như là những phần của một bức tranh ghép thì mới có thể cân
đối hiệu quả các nhu cầu khác nhau.
Vd: mức độ phục vụ khách hàng cao cần duy trì mức độ tồn kho cao;
nhưng khi yêu cầu hoạt động hiệu quả thì cần phải giảm mức tồn kho.

Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời:
Dịch vụ khách hàng (customer service): tỉ lệ hoàn thành đơn hàng cao
và ổn định; tỉ lệ giao hàng đúng hạn cao; tỉ lệ khách hàng trả lại sản
phẩm thấp vì bất kỳ lý do nào.
Tính hiệu quả nội bộ của các công ty trong chuỗi cung ứng (internal
efficiency): đạt tỉ lệ lợi tức hấp dẫn trên khoản đầu tư của họ và tìm thấy
cách để giảm chi phí hoạt động và chi phí bán hàng.
I. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

 
 
Mỗi chuỗi cung ứng có  
nhu cầu thị trường  
riêng và những thử  
thách khác nhau trong  
các hoạt động; nhưng  
 
nhìn chung cũng có
 
những vấn đề giống  
nhau. Các công ty  
trong bất kỳ chuỗi  
cung ứng nào cần phải  
quyết định riêng lẻ và  
 
hướng hoạt động của  .
họ theo 5 lĩnh vực sau:
I. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

 5 tác nhân thúc đẩy này sẽ xác định năng lực và tính hiệu quả
chuỗi cung ứng của một công ty.
 Tính hiệu quả của chuỗi cung ứng tạo ra tính hiệu quả trong
hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty.
 Nếu chiến lược của công ty nhằm phục vụ một thị trường
cạnh tranh về giá, tốt hơn hết họ nên có chuỗi cung ứng
thích hợp cho chi phí thấp.
 Nếu chiến lược của công ty nhắm vào một phân khúc thị
trường cạnh tranh dựa vào dịch vụ khách hàng và sự tiện
dụng, công ty nên có chuỗi cung ứng thích hợp cho việc
phản ứng nhanh với thị trường.
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
1. Manufacturing
-Sản xuất-
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
Production capacity (công suất sản xuất)
Responsiveness versus Efficiency
(tính đáp ứng nhanh hay tính hiệu quả)

Nếu nhà máy và nhà kho được


xây dựng với công suất dư thừa,
chúng có thể rất linh động và
phản ứng nhanh chóng với sự Công suất dư thừa là công suất
biến động của nhu cầu thị trường. không được sử dụng để tạo doanh
Còn những phương tiện sản xuất số. Vì vậy, càng có nhiều công
đã được tận dụng tối đa hoặc gần suất dư thừa thì quá trình vận
tối đa công suất sẽ không thể hành càng trở nên kém hiệu quả
phản ứng dễ dàng trước những
biến động về nhu cầu sản phẩm.
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
2. Inventory (tồn kho)
Nên tồn kho
thành phẩm, bán
thành phẩm,
nguyên vật liệu
hay tồn kho tại
nhà cung cấp?
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
2. Inventory (tồn kho)

Tồn kho thành phẩm

Tồn kho tại nhà cung cấp


II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
2. Inventory (tồn kho)

Again,  Tồn kho dạng thành


lead time phẩm thì nhu cầu khách
versus hàng được đáp ứng
inventory cost? nhanh nhưng chi phí tồn
kho lớn.

 Tồn kho dạng nguyên


vật liệu/kho tại nhà cung
cấp thì chi phí tồn kho
thấp nhưng thời gian
đáp ứng nhu cầu khách
hàng lại lâu.
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
2. Inventory
2. Tồn (tồn
kho kho) Nguyên
nhân tạo và
trữ hàng
tồn kho là
gì?
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
2. Inventory
2. Tồn (tồn
kho kho)
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
3. Location
-Địa điểm-

 Là vị trí địa lý của các cơ sở


trong chuỗi cung ứng và
quyết định về việc cơ sở nào
sẽ tiến hành những hoạt
động cụ thể nào.
 Là một quyết định mang
tính chiến lược vì chúng sẽ
tiêu tốn một lượng lớn tiền
bạc cho những kế hoạch dài
hạn.
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
3. Location
-Địa điểm-
Các nhân tố cần xem xét:
 Chi phí hạ tầng doanh nghiệp Một khi kích thước, số
 Chi phí lao động lượng và địa điểm của các
 Kỹ năng sẵn có của lực lượng lao cơ sở trong chuỗi cung
động ứng được quyết định, điều
 Điều kiện cơ sở hạ tầng xung đó cũng sẽ định nghĩa số
quanh lượng những lộ trình khả
thi mà qua đó sản phẩm
 Thuế
có thể đến tay khách hàng
 Khoảng cách đến các nhà cung cuối cùng.
cấp và khách hàng
 …
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
4. Transportation
-Vận tải-
 Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu,
bán thành phẩm đến thành phẩm trong chuỗi cung
ứng.
 Chi phí vận tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của
chuỗi cung ứng nên quyết định chọn lựa ở đây là rất
quan trọng.
 Responsiveness vs efficiency:
 Phương thức vận tải nhanh nhất là máy bay vì đáp ứng
nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất.
 Phương thức vận tải chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì
rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp ứng không kịp thời.
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
4. Transportation
-Vận tải-
Strengths
vs
weaknesses
6 phương thức vận tải mà
công ty có thể lựa chọn:
 Tàu thủy
 Xe lửa
 Xe tải
 Máy bay
 Đường ống dẫn
 Vận chuyển điện tử
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng

Strengths/
Weaknesses:
-Cost
-Time
-Volume
-….
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng

Strengths/
Weaknesses:
-Cost
-Time
-Volume
-….
II. Hoạt động của chuỗi cung ứng
5. Information
-Thông tin-
 Là nhân tố căn bản mà dựa
vào đó, những quyết định liên Thông tin được sử dụng cho
quan đến bốn nhân tố còn lại
2 mục đích:
được hình thành.
 Là sự kết nối tất cả các hoạt Liên kết những hoạt
động trong một chuỗi cung động hằng ngày của 4
ứng. nhân tố: sản xuất, tồn
 Sự kết nối đủ mạnh (như dữ kho, địa điểm và vận tải.
liệu chính xác, kịp thời và Dự báo và lập kế hoạch
hoàn thiện) sẽ giúp công ty để đoán trước nhu cầu
trong chuỗi cung ứng đưa ra tương lai.
những quyết định tốt nhất
cho các hoạt động của họ,
giúp tối đa hóa lợi nhuận của
toàn bộ chuỗi cung ứng.
III. Cấu trúc của chuỗi cung ứng
Case study:
“Trong nửa đầu thập niên 1900, công ty xe Ford đã sở
hữu mọi thứ cần thiết nhằm phục vụ cho các xưởng xe hơi.
Công ty đã sở hữu và vận hành: những mỏ khai thác
quặng sắt; lò luyện quặng sắt thành thép; các nhà máy
sản xuất các linh kiện xe hơi bằng sắt thép; các dây
chuyền lắp ráp xe hơi hoàn chỉnh. Hơn nữa, Ford còn sở
hữu các nông trại trồng lanh để làm vỏ bọc trần xe hơi
cũng như những khu rừng và xưởng gỗ để làm các bộ
phận bằng gỗ của xe hơi. Nhà máy nổi tiếng River Rouge
của Ford là một biểu tượng của mô hình liên kết theo
hàng dọc – phôi sắt đi vào đầu này và xe hơi sẽ đi ra từ
đầu kia. Trong quyển tự truyện “Today and Tomorrow”
năm 1926, Herry Ford đã kiêu hãnh tuyên bố rằng công ty
của ông có thể nhập sắt từ mỏ về và sản xuất ra xe hơi
trong 81 giờ đồng hồ.”
III. Cấu trúc của chuỗi cung ứng

Sự thay đổi chậm của thị


trường đại trà trong thời
đại công nghiệp, đặc
điểm chung của các công
ty thành công chính là
nắm hầu hết chuỗi cung
ứng của mình. Điều đó
được biết đến như là sự
liên kết dọc. Mục tiêu
của liên kết dọc là sự tối
đa hoá hiệu quả dựa vào
tính kinh tế nhờ qui mô.
III. Cấu trúc của chuỗi cung ứng
 Ngày nay do toàn cầu hóa, thị trường cạnh tranh cao, thay đổi nhanh về
công nghệ kéo theo sự tiến triển của chuỗi cung ứng trong đó các công ty
kết hợp với nhau và mỗi công ty tập trung vào những hoạt động mà mình
làm tốt nhất.
“Các công ty khai khoáng tập trung vào khai khoáng; những công ty gỗ
tập trung vào khai thác và chế biến gỗ; còn những công ty sản xuất tập
trung vào những hình thức sản xuất khác nhau, từ sản xuất linh kiện đến
lắp ráp thành phẩm.”
 Theo cách này, mỗi công ty có thể theo kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng và
học được những kỹ năng mới cần thiết để cạnh tranh trong kinh doanh.
III. Cấu trúc của chuỗi cung ứng
IV. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung
ứng

Ví dụ các đối tượng tham gia trong một chuỗi cung ứng của công ty
sản xuất sữa:
https://www.youtube.com/watch?v=-VkQL8TOR8Y
IV. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung
ứng
IV. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung
ứng
 Chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm một công ty cùng các nhà
cung cấp và khách hàng của nó.
 Chuỗi cung ứng mở rộng (extended supply chain) có thêm 3 loại:
 Ultimate supplier: nhà cung cấp của nhà cung cấp, hay còn
gọi là nhà cung cấp khởi đầu.
 Ultimate customer: khách hàng của khách hàng, hay còn gọi
là khách hàng cuối cùng.
 Service provider: các công ty cung cấp dịch vụ cho các công
ty khác trong chuỗi cung ứng (dịch vụ trong lĩnh vực hậu cần,
tài chính, tiếp thị và CNTT)
IV. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Case study: Chiến lược kinh doanh và chuỗi cung ứng
của thương hiệu thời trang Zara
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Case study: Chiến lược kinh doanh và chuỗi cung ứng
của thương hiệu thời trang Zara
https://www.youtube.com/watch?v=JqQ-xrAgVYQ
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Zara đã xây dựng
chuỗi cung ứng như
thế nào để phục vụ
Zara’s
chiến lược kinh doanh
của mình? supply chain
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Hãy so sánh chiến
lược kinh doanh
của 2 chuỗi siêu
thị lớn của Việt
Nam: Winmart và
Go!

Compare
business
strategies of
Winmart and
Go!
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Siêu thị Winmart Go
Diện tích Siêu thị có diện tích trung bình nhỏ Siêu thị có diện tích lớn
Vị trí Phân bổ rải rác ở trung tâm thành Thường đặt ở trung tâm hoặc cửa
phố và những nơi có mật độ dân cư ngõ chính của thành phố
đông
Khách hàng Khách hàng tìm kiếm sự tiện lợi. Khách hàng tìm kiếm giá thấp
Khách hàng thường vội vã, chọn cửa nhất.
hàng ở gần nhất có các sản phẩm Khách hàng không vội vã, họ sẵn
phổ biến để họ có thể mua hàng hóa lòng lái xe với khoảng cách xa và
thường dùng trong nhà và nhiều loại mua với số lượng lớn sản phẩm
thức ăn nhanh chóng để được mức giá thấp nhất có thể.
Đặc tính chuỗi Chuỗi cung ứng cần phải làm nổi Chuỗi cung ứng cần phải tập
cung ứng bật tính đáp ứng kịp thời. Khách trung vào tính hiệu quả cao.
hàng mong muốn sự tiện lợi và sẵn Khách hàng biết rất rõ về giá nên
lòng chi trả cho điều này. chuỗi cung ứng cần phải tìm từng
cơ hội để giảm chi phí để có thể
tiết kiệm cho khách hàng.
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
 Chuỗi cung ứng của công ty là một phần không thể thiếu trong
phương pháp tiếp cận với các thị trường mà công ty đó phục
vụ.
 Những chiến lược kinh doanh của công ty luôn bắt đầu với
nhu cầu khách hàng mà công ty đó đang và sẽ phục vụ.
 Tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng, chuỗi cung ứng của công
ty phải có sự kết hợp hợp lý giữa tính phản ứng nhanh
(responsiveness) và tính hiệu quả (efficiency).
 Nếu công ty sở hữu một chuỗi cung ứng có khả năng giúp họ
đáp ứng hiệu quả hơn yêu cầu của khách hàng, công ty đó sẽ
chiếm thị phần từ tay công ty khác trên thị trường và có khả
năng sinh lời cao.
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Ba bước để chuỗi cung ứng
phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty:
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Bước 1: Hiểu thị trường mà công ty phục vụ

Công ty đang phục vụ loại khách hàng nào?


Những thuộc tính có thể giúp làm rõ những yêu cầu của
khách hàng mà công ty phục vụ:
 Số lượng sản phẩm cần thiết trong mỗi lô.
 Thời gian đáp ứng mà khách hàng sẵn sàng chờ đợi.
 Tính đa dạng trong nhu cầu về sản phẩm.
 Mức độ dịch vụ yêu cầu
 Giá của sản phẩm
 Tỷ lệ đổi mới mong muốn trong sản phẩm
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Bước 2: Xác định năng lực cốt lõi của công ty

Xác định vai trò mà công ty đang thực hiện hoặc muốn thực
hiện trong chuỗi cung ứng:
 Công ty của bạn thuộc thành phần nào khi tham gia
chuỗi cung ứng? Là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ?
 Công ty có thể làm gì để thúc đẩy chuỗi cung ứng mà
nó đang tham gia?
 Công ty có những năng lực cốt lõi nào?
 Làm thế nào để công ty kiếm được lợi nhuận?
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
• Công ty có thể phục vụ nhiều thị trường và tham gia vào
nhiều chuỗi cung ứng khác nhau.
• Ví dụ: Công ty Holcim Việt Nam sản xuất xi-măng cho nhiều thị
trường khác nhau thông qua nhiều sản phẩm, xi-măng bao, xi măng
rời, nhiều chủng lọai xi-măng dùng cho xây tô, cho cầu cảng, các
công trình công cộng … Công ty này còn tham gia các đấu thầu
các công trình lớn của quốc gia. Công ty cung ứng cho các đại lý
qua hệ thống đường bộ và đường thủy.
V. Gắn kết chuỗi cung ứng với
chiến lược kinh doanh
Bước 3: Phát triển những năng lực cần có của chuỗi cung ứng

Khả năng phản ứng Tính hiệu quả

Sản xuất - Năng lực sản xuất dư thừa - Năng lực sản xuất dư thừa ít
- Sản xuất linh hoạt - Sản xuất tập trung
- Nhiều nhà máy nhỏ - Vài nhà máy ở trung tâm

Hàng tồn - Mức hàng tồn kho cao - Hàng tồn kho thấp
kho - Hàng hóa đa dạng - Hàng hóa ít đa dạng
Địa điểm - Nhiều địa điểm gần khách hàng - Một vài địa điểm ở trung tâm
phục vụ cho cả một khu vực

Vận tải - Giao hàng thường xuyên - Giao hàng ít, số lượng lớn
- Phương tiện nhanh và linh hoạt - Phương tiện rẻ, chậm
Thông tin - Thu thập và chia sẻ dữ liệu kịp - Chi phí thông tin giảm nhưng
thời, chính xác các chi phí khác tăng lên
- The end -

You might also like