You are on page 1of 53

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC

BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT


TRÌNH CỦA NHÓM 3

MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


GIẢNG VIÊN: THÁI THỊ TUYẾT

1
BÀI THẢO LUẬN LỚP: CQ.42
NHÓM: 6
NGÀY THẢO LUẬN: 4/9/2022
Stt Buổi: 2
Họ và tên Điểm Điểm nhóm

Vắng Vào trễ/ về sớm Ko tích cực Ko T.Luận CC


Phimphixay Nouhak    
1        
Sihanouvong Paseutsinh    
2        
   
3 Vanhnivongkham Fongsamouth        
Bùi Thị Khánh Ly    
4        
Nguyễn Anh Thư    
5        
Trần Văn Tài    
6        
Lê Thị Lộc    
7        
Trần Triều Thái    
8        
Nguyễn Tấn Dũng    
9        
Trần Thu Ngân    
10        
Phạm Thị Phương Nga    
11        
Nguyễn Thị Như Quỳnh    
12        
Cao Hữu Cường    
13        
Nguyễn Đỗ Phương Thảo    
14        
Lê Thị Thảo Vy    
15        
* Ghi chú:
- Đánh dấu X vào các ô vắng, không thảo luận
- Vào trể ghi rõ bao nhiêu phút
- Không tích cực (biểu hiện thế nào?)
Chủ đề 1 : Bạn hãy so sánh đối tượng, chức
năng, nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học
và triết học và kinh tế chính trị? Từ đó cho
biết cách tiếp cận của em đối với môn học?

3
Tại sao quy luật lại giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống phép biện chứng duy vật?

• Quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và
phát triển
• Quy luật là “chìa khóa” để hiểu sâu sắc thực chất của các quy
luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV
• Quy luật giúp đi sâu vào bản chất của các sự vật, hiện tượng
và các quá trình
4
1.Quy luật là gì ?

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền
vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có
các điều kiện phù hợp.

5
2.Quy luật thống nhất và đấu tranh.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện
bản chất là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi quy
luật đề cập đến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép
biện chứng duy vật vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận
động, phát triển.

6
3.Sự thống nhất giữ các mặt đối lập.

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau,
tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại
của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

7
4. Sự đấu tranh của các mặt đối lập

• Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại
theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các
mặt đó.
• Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong
phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua
lại giữa các mặt đối lập và điều kiện diễn ra cuộc đấu
tranh.
8
Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập.

Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những
khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản
thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất
đi cái mới ra đời.

9
Ví dụ của sự vận dụng quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

10
Ví dụ 1
Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ
ràng là các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau,
không tách rời nhau. Nếu có hoạt động ăn mà không có
hoạt động bài tiết thì con người không thể sống được. Như
vậy, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết thống nhất với nhau
ở khía cạnh này.

11
Ví dụ 2
Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh
tranh là các mặt đối lập, đoàn kết để cả lớp cùng lớn mạnh và
hoạt động cạnhtranh để trở thành sinh viên giỏi nhất lớp. Có
những lúc hoạt động đoàn kết nổi trội hơn, nhưng có những
lúc hoạt động cạnh tranh lại nổi trội hơn. Như thế, hoạt động
đoàn kết và hoạt động cạnh tranh đang “đấu tranh” với nhau.

12
Ý nghĩa phương pháp luận của
quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập

13
Phải có thái độ khách quan trong việc nhận thức mâu thuẫn
của sự vật đó là thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn,
phát hiện kịp thời mâu thuẫn, xuất phát từ bản thân sự vật
để tìm ra mâu thuẫn của nó, phải xem xét phân tích một
cách chi tiết, cụ thể.

14
Phải nắm vững phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó là
thông qua đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không được
phép dung hòa các mặt đối lập, tuy nhiên phải vận dụng linh
hoạt các hình thức đấu tranh.

15
Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức giải quyết mâu
thuẫn thông qua hình thức chuyển hóa mặt đối lập. Đó có
thể là một trong hai mặt đối lập chuyển hóa vào mặt còn lại,
hoặc mặt này thủ tiêu mặt kia, hoặc cả hai mặt cùng chuyển
hóa sang những hình thức mới của mình.

16
Chủ đề 2: Lấy ví dụ cụ thể làm rõ nội dung quy
luật lượng - chất, quy luật phủ định của phủ
định từ đó rút ra ý nghĩa cho bản thân.

17
Quy luật lượng – chất

18
Lượng của sự vật là khái niệm chỉ tính
quy định khách quan vốn có của sự vật
hiện tượng, biểu thị con số những thuộc
1.KHÁI NIỆM LƯỢNG
tính, tổng số những bộ phận cấu thành
nó như về độ lớn, về quy mô, về trình
độ, về tốc độ, về màu sắc.

Như vậy lượng của sự vật chỉ biểu thị


con số những thuộc tính, tổng số những
bộ phận cấu thành nó. 19
Ví dụ: Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong
một phân tử nước là H20 nghĩa là gồm hai nguyên tử
hiđrô và một nguyên tử ôxi

20
2.KHÁI NIỆM CHẤT
Chất của sự vật là khái niệm chỉ
tính quy định vốn có của sự vật
hiện tượng, là sự kết hợp hữu cơ
giữa các thuộc tính để nói lên nó là
cái gì, phân biệt nó với cái khác.

21
Ví dụ: Khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của
muối (NaCl) và thuộc tính của muối là: Thể kết tinh,
tan trong nước, có vị mặn

22
Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn
có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính hay
những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi
sự vật thì đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỗi
thuộc tính thì lại biểu hiện ra một chất khác nhau của sự
vật.
23
Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm
trù của triết học dùng để xác định tính quy định vốn có
của sự vật về mặt số lượng, quy mô cũng như là trình
độ của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc
tính khác của sự vật khác.
=> Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại.
24
Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy,
xuất hiện trong quá trình tác động lẫn
nhau giữa chất và lượng.

25
• Độ là Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt
tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng
thay đổi, chuyển thành chất mới,
• Điểm nút: thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy
• Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa
cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về
lượng trước đó gây ra Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là
do bước nhảy được thực hiện.
26
Nội dung của “quy luật lượng
– chất”

27
27
- Là đặc trưng của lượng sẽ được biểu thị bằng con số hoặc
các đại lượng chỉ kích thước dài hoặc ngắn, quy mô, tổng số
hay trình độ. Nhưng đối với các trường hợp phức tạp thì
không thể chỉ diễn tả bằng những con số đòi hỏi sự chính
xác cao mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu
tượng hóa.

28
- Theo Mac – Lênin thì lượng là cái khách quan vốn có bên
trong của sự vật. Toàn bộ sự so sánh giữa lượng và chất chỉ
là tương đối, không có tuyệt đối.
- Chất chính là chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, được coi là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính
làm cho sự vậy là nó chứ không phải những sự vật khác.

29
Từ đó có thể thấy chất và thuộc tính không thể đồng nhất
với nhau. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng rất nhiều
thuộc tính, nhưng những thuộc tính này không thể cùng tham
gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc
tính cơ bản nhất mới có thể quyết định được bản chất của sự
vật.

30
Ví dụ 1 :
Một học sinh yếu về kỹ năng thuyết trình nhưng nhờ sự động
viên của gia đình, bạn bè và thầy cô đã cố gắng để luyện tập.
Mỗi ngày em dành ra khoảng 2 giờ đồng hồ vừa tìm chủ đề
thuyết trình và tự đứng thuyết trình để trau dồi khả năng nói
lưu loát cũng như sự tin tin. Qua khoảng 3 tháng đã có đủ tự
tin cũng như kỹ năng để đứng trước mọi người thuyết trình.

31
Ví dụ 2:
Một cậu bé 10 tuổi (chất là “cậu bé”) có lượng kiến thức vừa
phải. Khi cậu bé trở thành thanh niên (chất là “thanh niên”),
anh ta có lượng kiến thức lớn hơn

32
Quy luật “phủ định của phủ
định’’

33
33
-Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật.
-Chỉ rõ khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi sự vận
động, phát triển diễn ra trong thế giới thông qua những chu
kỳ “phủ định của phủ định” – đó là khuynh hướng đi lên.
-Phủ định là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình
vận động và phát triến.
34
-Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng chỉ phủ
định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật
mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
Quy luật phủ định của phủ định chỉ rõ khuynh hướng cơ
bản, phổ biến của mọi sự vận động và phát triển – đó là
khuynh hướng đi lên; Quy luật lượng – chất khái quát về
cách thức cơ bản, phổ biến
35
Ví dụ quy luật phủ định của phủ định:
+VD1: Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều
kiện được ấp) => Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ
định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng.
+VD2: Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao
thông, xe máy là sự phủ định đối với xe đạp. Xe ô tô là sự
phủ định đối với xe máy.
36
Ý nghĩa
Quy luật lượng - chất Quy luật phủ định của phủ định
+ Để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta +hiện tượng nào cũng đều có sự tồn tại,
phải nhận thức cả mặt lượng và mặt vận động, phát triển và diệt vong. Sự
chất của nó vật, hiện tượng nào cũng có hai mặt và
theo thời gian thì những cái mới ra đời
+ Ta phải tổ chức hoạt động thực sẽ thay thế những cái cũ.
tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn + Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái
vị trí, vai trò và ý nghĩa của sự thay cũ nhưng ta không được phủ sạch cãi
đổi về lượng cũng như sự thay đổi cũ.
về chất trong sự phát triển xã hội + Chúng ta phải chủ động phát hiện, bồi
+ Ta phải kiên trì đổi mới trên từng dưỡng, thúc đẩy cái mới.
lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn + Phải khắc phục thái độ bảo thủ, loại
diện đời sống xã hội. bỏ những hủ tục trong xã hội.
37
Chủ đề 3: “Trên cơ sở quan điểm của triết học
Mác – Lênin về vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức hãy liên hệ vận dụng đến quá trình
học tập từ lý thuyết đến thực hành của bản
thân.”

38
Về nhận thức :
Triết học Mác - Lênin cho rằng nhận thức là quá
trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người; là
quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan trong
bộ óc con người:

39
"Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của
các sự vật đó"
"Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là
hình ảnh của thế giới bên ngoài và dĩ nhiên là nếu không
có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhưng
cái bị phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh"

40
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức :
Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở,
động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của
chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức
chân lý

41
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức :

Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương


hướng phát triển của nhận thức

Thực tiễn có tác dụng rèn luyện các giác quan của
con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn, hoàn
thiện hơn, trên cơ sở đó giúp quá trình nhận thức của con
người hiệu quả hơn, đúng đắn hơn.
42
Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công
cụ, phương tiện, máy móc mới hỗ trợ con người trong quá
trình nhận thức, chẳng hạn như kính hiển vi, kính thiên văn,
hàn thử biểu, máy vi tính, v.v..

43
Thực tiễn là mục đích của nhận thức :

Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới
xuất hiện trên trái đất với tư cách là người đã bị quy định
bởi những nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, muốn sống, muốn
tồn tại, con người phải sản xuất và cải tạo tự nhiên và xã
hội.

44
Chính nhu cầu sản xuất vật chất và cải tạo tự nhiên,
xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh.
Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi
đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn chứ không phải để trang
trí, hay phục vụ cho những ý tưởng viễn vong. Nếu không
vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc.

45
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý :

Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay


sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát
triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo chính
xác nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận
tri thức đó có phải là chân lý hay không.

46
Thực tiễn là thước đo độ chính xác của chân lý. Để
kiểm tra đúng sai, chúng ta phải quan sát thực tiễn. Từ
thực tế chúng ta sẽ có những chân lý đúng đắn nhất. Có
những chân lý phải trải qua hàng thế kỉ mới khả năng
đúng đắn.

47
Ví dụ
48
Vd1: Khi học ngôn ngữ ,chúng ta phải học viết trước để
nhận biết về mặt chữ và cách phát âm. Tiếp đó là phải tập
nói những chữ đã học, sau đó tập luyện nghe và hiểu. Sau
khi đã thành thạo những kỹ năng đó thì chúng ta dùng ngôn
ngữ đó để giao tiếp nói chuyện hay dùng trong học tập và
công việc.
49
Vd2: Xuất phát từ thực tiễn học đạt loại giỏi sẽ được học
bổng và khen thưởng, nhiều sinh viên đã ý thức được nên đã
quyết tâm cố gắng nổ lực để đạt được điểm các trong các
môn học để được loại giỏi.

50
Vd3: Do nhu cầu kết quả kiến thức học tập ngày càng tăng,
lý thuyết và thực hành là hai khâu mà chúng ta phải làm tốt
cả hai mới kết hợp chúng với nhau được. Học giỏi lý thuyết
nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta thực hành tốt. thực hành
sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được.

51
Vd4: Để bảo vệ môi trường nhiều sinh viên sáng chế các vật
liệu thân thiện với môi người như cốc tái chế, ống hút giấy
và những bao ni lông có thể tái sử dụng... việc tạo ra những
vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ bảo vệ môi
trường

52
Click icon to add picture

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ


LẮNG NGHE!

53

You might also like