You are on page 1of 32

Khái niệm môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao


trùm lên hoạt động kinh doanh của DN trong
nền kinh tế. Nó bao gồm tổng thế các yếu tố
khách quan và chủ quan vận động tương tác
lẫn nhau, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến hoạt động kinh doanh của DN.

 MTKD của Việt Nam?


I. Phân tích MTKD bên ngoài

Mục đích:
Xác định và hiểu rõ được các yếu tố của môi trường kinh
doanh, tác động của chúng đến hoạt động đến hoạt động của
doanh nghiệp, từ đó xác đinh cơ hội và thách thức mà doanh
nghiệp sẽ gặp phải.

Môi trường bên ngoài bao gồm: Môi trường vĩ mô


Môi trường ngành
1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô
a) Nhóm các yếu tố về kinh
tế:
- Tình trạng kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Lạm phát
- Lãi suất
- Tỷ giá hối đoái
1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô
b) Môi trường chính trị - luật pháp:
• Chính trị: đường lối chính sách của Đảng, môi trường
chính trị trong nước và quốc tế, các chiến lược và chính
sách phát triển kinh tế xã hội  mức độ tác động tới các
ngành cũng khác nhau
• Luật pháp: bao gồm các quy định của chính phủ, các văn
bản pháp quy…tác động tương đối đa dạng tới hoạt động
kinh doanh của tất cả các DN
Các chính sách liên quan tới từng ngành như:
• Chính sách thuế
• Ưu tiên hoặc hạn chế đầu tư
• CS kế hoạch hoá gia đình
1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô
c) Môi trường văn hóa – xã hội:
Khái niệm: môi trường văn hóa xã hội bao gồm những chuẩn
mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi 1 xã hội
hoặc 1 nền văn hóa cụ thể

Bao gồm:
- Quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và nghề nghiệp
- Phong tục, tập quán truyền thống, phong cách sống
- Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô
e) Môi trường tự nhiên:
• Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên
nhiên…
 Chiến lược kinh doanh của DN phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
• Ưu tiên phát triển các hoạt động khai thác tự nhiên trên cơ
sở duy trì và tái tạo
• Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên,
chuyển từ TN không thể tái sinh sang sử dụng vật liệu
nhân tạo
• Đẩy mạnh hoạt động R&D bảo vệ môi trường, giảm thiểu
tác động gây ô nhiễm
1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô
e) Môi trường công nghệ
- Cơ hội
- Thách thức
1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô

f) Xu hướng toàn cầu hóa:


- Cơ hội
- Thách thức
2. Phân tích môi trường ngành
- Khái niệm:

Ngành kinh doanh là tập hợp các DN cùng cung cấp


các sản phẩm/dịch vì có thể thay thế được cho nhau
nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người tiêu dùng

 Phân tích môi trường ngành: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh


của Michael Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter
a) Khách hàng
- Khách hàng có thể gây sức ép thông qua đàm phán
đối với DN về mặt giá cả và chất lượng  ảnh hưởng
đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận của DN
- Áp lực từ phái khách hàng cao thì mức độ cạnh
tranh tăng lên  tạo nguy cơ cho DN
- Đánh giá quyền lực đàm phán của KH thông qua:
số lượng khách hàng (cung>cầu), tầm quan trọng
của KH (đóng góp vào tổng doanh thu của DN hay
mức độ thường xuyên mua hàng), chi phí chuyển
đổi KH, KH mua hàng với số lượng lớn
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter
b) Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong ngành
(1) Cơ cấu ngành
(2) Nhu cầu
(3) Các rào cản rút lui của ngành
(1) Cơ cấu ngành
- Khái niệm: Cơ cấu ngành là sự phân bổ về số lượng các
DN có quy mô khác nhau trong cùng một ngành sản xuất
kinh doanh
- Ngành phân tán: là ngành bao gồm số lượng lớn các DN,
các DN này có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động riêng lẻ độc
lập với nhau và trong đó không có DN nào giữ vai trò chi
phối toàn ngành, mức độ cạnh tranh cao và cạnh tranh dựa
trên giá cả
- Ngành tập trung: là ngành bao gồm số lượng ít các DN,
các DN này phần lớn có quy mô lớn, và thậm chí chỉ có 1
DN duy nhất giữ vai trò chi phối toàn ngành, khó xác định
được cơ hội thách thức đối với DN
(2) Nhu cầu của ngành

- Cầu giảm  tạo cơ hội hay nguy cơ

- Cầu tăng cao  tạo cơ hội hay nguy cơ


(3) Rào cản rút lui khỏi ngành
Bao gồm:
- Chi phí đầu tư và các chi phí khác

- Những ràng buộc về pháp lý vàc chiến

lược
- Yếu tố tâm lý: giá trị, uy tín của các nhà

lãnh đạo trong doanh nghiệp


Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter
c) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

-Khái niệm: là các DN hiện tại chưa hoạt động trong cùng
một ngành SXKD nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ
quyết định gia nhập ngành

- Rào cản gia nhập ngành: Là chi phí tối thiểu mà 1 DN


phải bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một
ngành nào đó.
Các loại rào cản gia nhập ngành
- Căn cứ theo nguồn của rào
-cản
6 loại rào cản:
+ Lợi thế kinh tế theo quy mô: là sự giảm chi phí trên 1 đơn vị SP khi DN tăng quy
mô trong 1 khoảng thời gian nhất định
+ Sự khác biệt hóa sản phẩm
+ Khả năng tiếp cận kênh phân phối
+ Vốn đầu tư ban đầu: phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của DN
+ Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp và khách hàng
+ Các bất lợi về chi phí khác: chi phí bản quyền/sử dụng bằng phát minh sáng
chế/sở hữu trí tuệ; khả năng tiếp cận nguồn NVL; sự ưu đãi của chính phủ (thuế,...)
Các loại rào cản gia nhập ngành
- Căn cứ theo đặc điểm của rào
cản
- 4 loại rào cản:

+ Rào cản tài chính


+ Rào cản thương mại
+ Rào cản công nghệ
+ Các loại rào cản khác
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter
d) Nhà cung cấp
-Kháiniệm: Nhà cung cấp là những doanh nghiệp
những
hay người cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho DN
-Áp lực từ phía nhà cung cấp tăng lên khi:
+ Số lượng nhà cung cấp ít (cung < cầu)
+ Sản phẩm của nhà cung cấp có tính khác biệt hóa cao
+ Nhà cung cấp là độc quyền
+ Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp quá lớn
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter
e) Sản phẩm thay thế
-Khái niệm: Là các sản phẩm cùng đáp ứng một loại nhu
cầu của khách hàng như các sản phẩm của doanh nghiệp
-Sảnphẩm thay thế có thể gây ra áp lực cho các DN cạnh
tranh hiện tại ở các khía cạnh như:
+ Giá cả sản phẩm
+ Tính năng công dụng
+ Mẫu mã mới, xu hướng tiêu dùng mới
I. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Nguồn lực  Khả năng  Năng lực riêng biệt  Lợi thế
cạnh tranh
1. Chuỗi giá trị (value chain)
Khái niệm: Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động có liên
quan của doanh nghiệp tham gia vào việc tạo ra giá trị cho
sản phẩm, dịch vụ
 Giá trị cho khách hàng
- Chuỗi giá trị toàn cầu: là mạng lưới các quá trình lao động
và quá trình sản xuất, kết quả cuối cùng là một sản phẩm
hoàn chỉnh được tiêu thụ.
I. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
1. Chuỗi giá trị (value chain)
Khái niệm: Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động có liên
quan của doanh nghiệp tham gia vào việc tạo ra giá trị cho
sản phẩm, dịch vụ
 Giá trị cho khách hàng
- Chuỗi giá trị toàn cầu: là mạng lưới các quá trình lao động
và quá trình sản xuất, kết quả cuối cùng là một sản phẩm
hoàn chỉnh được tiêu thụ.
I. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
1. Chuỗi giá trị (value chain)
Khái niệm: Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động có liên
quan của doanh nghiệp tham gia vào việc tạo ra giá trị cho
sản phẩm, dịch vụ
 Giá trị cho khách hàng
- Chuỗi giá trị toàn cầu: là mạng lưới các quá trình lao động
và quá trình sản xuất, kết quả cuối cùng là một sản phẩm
hoàn chỉnh được tiêu thụ.
a) Các hoạt động chính
 Cung ứng đầu vào (Inbound Logistics)
nhận, tồn trữ và quản lý các yếu tố đầu vào
 Sản xuất (Operation): chuyển các yếu tố
đầu vào thành sp/dv cuối cùng của DN
 Cung ứng đầu ra (Outbound Logistics): đưa SP/DV
tới khách hàng
 Marketing và bán hàng (MKT &Sales): SP, giá,
phân phối, xúc tiến…
 Dịch vụ (Services): hỗ trợ cho khách hàng sau khi
bán hàng
b) Các hoạt động bổ trợ
 Hạ tầng cơ sở (Firm Infrastructure): hoạt động liên quan đến tài
chính, pháp luật, kế toán, chính quyền, hệ thống thông tin, hoạt động
chung của DN
 Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management):
tuyển dụng, tuyển mộ, đào tạo, phát triển, đãi ngộ

 R&D:  tạo ra lợi thế cạnh tranh


 Hoạt động mua sắm (Procurement): mua sắm các yếu tố
đầu vào tham gia vào dây chuyền chuỗi giá trị của DN
3. Phân tích một số chức năng chủ yếu.

(i) Chức năng sản xuất


 Quy trình sản xuất

 Năng lực sản xuất

 Chất lượng sản phẩm


3. Phân tích một số chức năng chủ yếu.

(ii) Chức năng tài chính


(1) Thực trạng nhu cầu về vốn và cơ cấu các
nguồn vốn trong doanh nghiệp
(2) Thực trạng phân bổ các nguồn vốn

(3) Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn

 3 quyết định quan trọng:


(1) Quyết định về đầu tư
(2) Quyết định về huy động vốn
(3) Quyết định phân chia lợi nhuận
3. Phân tích một số chức năng chủ yếu.
(iii) Marketing
- Product: sản phẩm mới?
chất lượng tốt?
- Price:
 Giá hớt váng
 Giá thâm nhập
 Giá theo mùa, theo vùng, đối tượng KH…
- Place:mạng lưới phân phối, kiểm soát đại lý pp
- Promotion:
 Quảng cáo
 Khuyến mại
 Tổ chức bán hàng
4. Mô hình phân tích tổng hợp các yếu tố từ môi
trường kinh doanh bên ngoài và nội bộ DN
(SWOT – Strengths Weakness
Opportunities Threats).

4.1 Xác định cơ hội, nguy cơ, điểm


mạnh,
điểm yếu then chốt
4. Mô hình phân tích tổng hợp các yếu tố từ môi
trường kinh doanh bên ngoài và nội bộ DN
(SWOT – Strengths Weakness
Opportunities Threats).

4.2 Liên kết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,


nguy cơ then chốt
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, nguy cơ then chốt vào các ô trong ma
trận SWOT.
Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp

You might also like