You are on page 1of 15

Chương 6: Thất nghiệp và lạm phát

I. Thất nghiệp
1. Khái niệm: Là những người trong lực lượng lao
động có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng
không tìm được việc làm.
Lực lượng lao đông (Labour force) của một quốc gia là
tất cả những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động, bao gồm: Số người đang làm việc và số người
thất nghiệp
{Những người không nằm trong lực lượng lao động
gồm : những người đang đi học dài hạn, nội trợ, về
hưu, ốm đau, mất sức lao động & cả những người
không tìm kiếm việc làm}.
Thất nghiệp
2. Phân loại: Thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp tự nhiên: là loại thất nghiệp bình thường nền
kinh tế trải qua. Là mức thất nghiệp tồn tại ngay cả
trong dài hạn.
Thất nghiệp chu kỳ: biểu thị độ lệch của thất nghiệp thực
tế trong ngắn hạn so với mức tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên gồm có các dạng thất nghiệp sau:
+ Thất nghiệp tạm thời (cọ xát-Frictional unemployment)
+ Thất nghiệp cơ cấu
+ Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Thất nghiệp tạm thời
Thất nghiệp tạm thời bắt nguồn từ sự dịch chuyển bình
thường của thị trường lao động. Bao gồm:
+ Những người đang đi tìm việc làm ( người mới bước
vào tuổi lao động, Sinh viên học sinh mới tốt nghiệp.)
+ Những người bỏ việc cũ đi tìm việc mới (mong muốn
tiền lương cao hơn)
+ Những người tái nhập lực lượng lao động (quân ngủ
mới trở về)
+ Những người thất nghiệp vì thời vụ.
Thời gian thất nghiệp tạm thời thường ngắn
Thất nghiệp cơ cấu
Xảy ra khi cơ cấu nền kinh tế thay đổi
Những người thất nghiệp do sự thay đổi cơ cấu kinh tế
(theo ngành hoặc vùng)  mất cân đối cung cầu lao
động trong từng ngành, vùng. (Ngành thu hẹp thì dôi
thừa lao động, ngành mở rộng thì thiếu hụt lao động).
Thất nghiệp ở đây là do thiếu kỹ năng (theo ngành)
hoặc không thích ứng được nơi cư ngụ (theo vùng) họ
phải mất một thời gian đào tạo mới có thể làm việc
được.
Thời gian thất nghiệp cơ cấu thường dài hơn thất nghiệp
cọ xát
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển

• Là thất nghiệp do mức lương cao hơn mức


lương cân bằng. Nguyên nhân là do
+ Luật tiền lương tối thiểu
+ Sức mạnh của công đoàn
+ Lý thuyết tiền lương hiệu quả
Thất nghiệp chu kỳ

(hay còn gọi là Thất nghiệp theo lý thuyết


Keynes: Keynesian unemployment)
Xẩy ra trong thời kỳ kinh tế suy thoái, do tổng
cầu (AD) giảm sút khu vực doanh nghiệp
thu hẹp sản xuất kinh doanh, công nhân bị sa
thải.
Đo lường thất nghiệp
Số người thất nghiệp (U)
Tỷ lệ thất nghiệp = ---------------------------- X 100(%)
Lực lượng lao động (L)
Định luật Ukun
Cách 1: Khi sản lượng thực tế tăng 2,5% so với sản lượng
tiềm năng trong một năm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi
1%. Ut= U(-1) – 0,4(g – p)
Trong đó: Ut là tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm nay
U(-1) là tỷ lệ thất nghiệp năm trước đó
g là tốc độ tăng sản lượng thực tế
p là tốc độ tăng sản lượng tiềm năng
Đo lường thất nghiệp
• Định luật Ukun
Cách 2: Nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng
tiềm năng 2% thì thất nghiệp sẽ tăng 1% so với tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên
Y* - Yt 1
Ut = Un + --------- ----
Y* 2%
Trong đó: Y* là sản lượng tiềm năng
Yt là sản lượng thực tế
Un là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Tác động của thất nghiệp
Tác động tích cực: Tạo điều kiện để xếp đúng người vào
đúng việc và làm tăng năng suất lao động
Tác động tiêu cực:
a. Đối với cá nhân người lao động :
Thất nghiệp sẽ làm giảm thu nhập cá nhân, đời sống sẽ
khó khăn, kỷ năng lao động bị mai một....
b. Đối với xã hội :
Thất nghiệp gia tăng  Sản lượng (thu nhập) quốc gia
sẽ bị giảm sút, đời sống dân chúng khó khăn.
Thất nghiệp gia tăng  tệ nạn xã hội & tội phạm sẽ gia
tăng. Chính phủ phải gia tăng chi tiêu cho trợ cấp thất
nghiệp & các chi phí chống tệ nạn xã hội & tội phạm.
Lạm phát
• Khái niệm: Là sự tăng lên của mức giá chung trong
một thời kỳ nhất định
Công thức tính tỷ lệ lạm phát:
Chỉ số giá năm (t) - Chỉ số giá năm (t-1)
∏(t) = ------------------------------------------------ x 100 %
Chỉ số giá năm (t-1)
∏(t) > 0 nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát
∏(t) < 0 nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát
Các chỉ số giá dùng để tính tỷ lệ lạm phát là chỉ số điều
chỉnh GDP và chỉ số CPI
Phân loại lạm phát
Lạm phát vừa phải (Moderate inflation) : Tỷ lệ lạm phát
dưới 10% một năm (lạm phát một con số). Lạm phát
này không gây tác hại cho nền kinh tế, giá cả tương
đối ổn định,đồng tiền không bị mất giá.
Lạm phát phi mã (Galloping inflation) : Tỷ lệ tăng giá
trên 10% đến < 1000% (Lạm phát 2 hoặc 3 con số).
Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm.
Không ai muốn giữ tiền mặt mà tích lũy hàng hóa hoặc
vàng, ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn định.
Siêu lạm phát (Hyperinflation): Tỷ lệ tăng giá khoảng
trên 1000% năm. Đồng tiền gần như mất giá hoàn
toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng,
tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài
chính hoảng loạn.
Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát do cầu kéo (Demand-Pull Inflation):
Do sự gia tăng của tổng cầu (AD) : Tổng cầu (AD) tăng có
thể do C tăng, I tăng, G tăng, NX tăng ...Hoặc do NHTƯ
tăng mức cung tiền tệ (M)=> lãi suất (r) giảm.
Đường AD dịch sang phải  sản lượng (thu nhập) tăng và
mức giá trung bình cũng tăng lên (lạm phát)
Lạm phát do cung (Lạm phát do chi phí đẩy: Cost-Push
Inflation)
Do sự gia tăng chi phí sản xuất : Tiền lương tăng, giá các
yếu tố sản xuất tăng, NSLĐ giảm do thiên tai mất mùa,
khủng hoảng làm tăng giá nhiên liệu (dầu mỏ)
Đường AS dịch chuyển sang trái  sản lượng (thu nhập)
giảm và mức giá chung tăng lên (nền kinh tế vừa có lạm
phát vừa bị suy thoái)
Tác động của lạm phát
1. Phân phối lại thu nhập và của cải
Những người có thu nhập cố định (ăn lương, trợ cấp),
những người chủ nợ là những người bị thiệt hại. Những
người đi vay (con nợ) và những người tích trữ hàng hóa
của cải dưới dạng hiện vật hoặc vàng & ngoại tệ là
những người có lợi.
2. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế
Do sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa không cùng
một tỷ lệ  ngành này mở rộng ngành khác thu hẹp.
3. Làm thay đổi sản lượng và công ăn việc làm
Lạm phát do cung : Sản lượng (thu nhập) giảm, tỷ lệ thất
nghiệp tăng.
Lạm phát do cầu : sản lượng (thu nhập) thường tăng lên và
tỷ lệ thất nghiệp giảm (nếu nền kinh tế đang suy thoái).
Tiền tệ và lạm phát
Thuyết lượng tiền: M.V = P.Y
Trong đó: M là lượng cung tiền
V là tốc độ chu chuyển trung bình của tiền
P là mức giá
Y là sản lượng
Ta có P = M.V/ Y
Do V tương đối ổn định nên P tăng khi mức tăng của M
lớn hơn mức tăng của Y
Vì vậy chính sách tiền tệ là chính sách then chốt nhằm
kiềm chế lạm phát. Chính sách tài khóa cũng ảnh
hưởng đến lạm phát vì thâm hụt ngân sách có xu hướng
làm tăng cung tiền.
Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm
phát trong ngắn hạn
• Mối quan hệ này thể hiện qua đường cong
phillips. Khi lạm phát cao thì thất nghiệp thấp
và khi mức lạm phát thấp thì mức thất nghiệp
sẽ cao Tỷ lệ
lạm
phát
Tuy nhiên đường
cong Philip này chỉ
đúng trong ngắn hạn
mà thôi Đường
phillip

Tỷ lệ thất nghiệp

You might also like