You are on page 1of 21

Tiết….

HUYỆN ĐƯỜNG
- Trích tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” -
Trò chơi nối cột

Thánh Gióng Truyện cổ tích

Sự tích Trầu cau Tuồng

Nghêu, Sò, Ốc, Hến Chèo

Quan Âm Thị Kính Sử thi

Thần Trụ Trời Thần thoại

Đẻ đất, đẻ nước Truyền thuyết


PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm/tổ/Tên học sinh:…………………………………………………………
Lớp: …………………..…………………………………………………………
Trường: …………………………………………………………………………
Bài học: Huyện đường

Nhiệm vụ Nội dung


Nhóm 1: Giới thiệu về Tuồng, tác phẩm và
đoạn trích.
Nhóm 2: Tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật
tuồng được thể hiện qua trích đoạn. .
Nhóm 3: Nêu rõ ý nghĩa của đoạn trích? Từ
đó, nhận xét về thái độ, cách nhìn nhận của
người xưa với chốn công quyền.
Nhóm 4: Nêu những đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của đoạn trích?
Rubrics đánh giá phiếu học tập
Mức độ đạt được
STT Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Cần điều
(4) (3) (2) chỉnh (1)
1 Xác định đúng mục đích
thuyết trình
2 Quan điểm thuyết trình
phù hợp
3 Luận điểm rõ ràng, sắc
sảo
4 Luận cứ đầy đủ, thuyết
phục
5 Luận chứng thuyết phục
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tuồng
- Là một loại hình kịch hát cổ truyền của dân tộc, phát triển mạnh dưới
triều Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận:

+ Tuồng cung đình (tuồng thầy, tuồng pho):


đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước,
bảo vệ triều đình, có âm hưởng bi tráng, giàu
kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt giữa
hai phe trung nịnh, tốt - xấu,...
Các vở tuồng cung đình tiêu biểu như: Sơn
Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân....
+ Tuồng hài (Tuồng đồ): Tích tuồng dân
gian giàu yếu tố hài, có cốt truyện phong
phú, gần gũi với người bình dân, châm
biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một
số hạng người nhất định trong xã hội.
Các vở tuồng dân gian tiêu biểu là:
Nghêu, Sò, Ốc, Hến; Trương Ngáo;
- Nghệ thuật tuồng:
Trương Đồ Nhục, Trân Bồ:...
+ Phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ,
âm nhạc, vũ đạo, hội hoạ và các trò diễn
dân gian.
+ Kịch bản tuồng có cốt truyện, nhân vật
kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh,
trang phục, hoạt động trên sân khấu,...
+ Một tích tuồng thường có nhiều dị bản
2. Tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”
a. Tóm tắt vở tuồng:
- Ốc và Nghêu rủ nhau ăn trộm nhà phú hộ Trùm
Sò, bị đuổi bắt nhưng Ốc trốn thoát được, đem bán
đồ ăn trộm cho Thị Hến.

- Lý trưởng phát hiện và đòi đút lót không


được, bắt trói Thị Hến giải lên huyện. Tại đây,
Ốc bị phạt tù, Nghêu và lí trưởng bị đánh đòn.
Riêng lí trưởng, trùm Sò còn phải chi tiền để hối
lộ tri huyện. Nhờ có nhan sắc, Thị Hến không
những không bị hạch tội, lại còn được tri huyện
và đề lại "chiếu cố" hẹn hò.
- Nghêu tán tỉnh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối
đến nhà, nhưng lại cho mời cả Tri huyện và Đề lại
cùng đến để cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một
phen bẽ mặt.
- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ
(tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật
trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một
số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong
xã hội xưa.

- Là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng


truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc
sắc nhất.

- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số


dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó
có tình tiết các bà vợ đánh ghen ở đoạn cuối..
3. Đoạn trích

- Vị trí: Thuộc cảnh 1 của hồi thứ II, kể lại buổi


làm việc nơi huyện đường, cụ thể là cảnh Tri huyện
và Đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu
người kêu kiện.
- Bố cục: Chia đoạn trích thành 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “Vào ra cũng phải chuyên
cần”: Tri huyện tự bạch
+ Phần 2: Còn lại: Đề lại và Tri huyện tính toán,
bày mưu để có thể lấy được tiền từ vụ xét xử
II. ĐỌC – HIỂU
1. Nghệ thuật tuồng thể hiện trong trích đoạn
a. Không gian
- Có những chỉ dẫn để thiết kế sân khấu phù hợp với
nội dung vở diễn.
- Thiết kế sân khấu trong đoạn trích:
+ Trên tường chính giữa là bức hoành phi đề hai
chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối, bên cạnh
câu đối là cửa vào.
+ Bàn giấy của tri huyện để chính giữa, trên có
ống bút, nghiên mực, điếu bình
+ Bàn của đề lại cũng có nghiên bút và một chồng
đơn từ.

=> Không gian là chốn công quyền, cần sự tôn nghiêm.


b. Các sự việc chính trong văn bản:
-> Tri huyện bước ra, tự xưng tên tuổi,
chức vụ và kinh nghiệm của mình.

-> Đề lại theo hầu phía sau,


hỏi thăm và thưa với Tri
huyện về vụ án của Thị Hến
-> Sau một hồi bàn bạc, Tri
huyện và Đề lại đưa ra phương
án xử tù, phạt đòn và phạt tiền
đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng
còn Sò và Hến thì đợi xem xét.

-> Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị,


nhân chứng vào hầu.
c. Tri huyện xuất hiện và tự giới thiệu
- Giúp người đọc, người xem có định hướng về nhân vật.
- Nhắc tới chức vụ, quyền uy, cả những thói hư tật xấu: hoa nguyệt, làm
quan nhờ nịnh nọt, cách phân xử vô lí dựa vào đồng tiền để phân định:

Đỉnh chung đà đủ miếng


Hoa nguyệt cũng quen mùi
Lấy của cậy ngọn roi
Làm quan nhờ lỗ khẩu
Sự lí thường phân ẩu
Được thua tự đồng tiền
=> Cách giới thiệu có phần khoa trương, thị
uy, hống hách. Từ đó, ta thấy được bản chất
bỉ ổi của Tri huyện, chuyên tham nhũng,
bóc lột nhân dân.
d. Đối thoại giữa các nhân vật

- Tuồng được diễn trên sân khấu cho nên chủ yếu sẽ là đối thoại. Trong trích
đoạn, sau màn tự giới thiệu của Tri huyện là màn đối thoại giữa các nhân vật.

Tri huyện Đề lại Lính lệ

- Thằng Sò này giàu lắm, - Ta cứ để tra cứu đã. Thưa - Nhắc lại ông
chúng mình có thể “ấy” được. còn thằng Ốc, thằng Nghêu, Trùm, anh xã và
lí trưởng, thị Hến thì liệu xử chị Hến biết
- Phải nắm đứa có tóc ai nắm cho xong, bọn này toàn đầu rằng hôm nay
kẻ trọc đầu (cười khoái trá). trọc cả. quan bận lắm,
- Ăn thua là những chỗ khó - Bẩm quan xử thật sâu sắc, tôi lẩm bẩm mãi
đấy đấy, lưỡi không xương nhưng đã xử Nghêu và Ốc quan mới chịu
nhiều đường lắt léo, nói thế rồi thì lấy gì mà không xử xử vụ này đấy.
nào lại chả được. Sò với Hến được.
 Phơi bày rõ hơn bản chất xấu xa, tham lam, đồi bại của các nhân vật đặc biệt là
Tri huyện.
-> Sau khi nghĩ ra kế moi tiền từ Sò đã “cười
khoái trá”, thỏa mãn cho thấy lòng tham, sự lũng
đoạn, đục khoét tiền của dân chúng.

-> Làm những việc bẩn thỉu ở chốn công đường


nhưng Tri huyện và Đề lại không cần phải giữ ý
với nhau vì:
+ Chúng có cùng bản chất
+ Có cả quá trình lâu dài cùng chiếm đoạt tiền
bạc của người thưa kiện và bị kiện nên nói
chuyện rất trơn tru, phối hợp nhịp nhàng, tâng
bốc lẫn nhau.
2. Ý nghĩa của đoạn trích
- Thái độ, nhìn
- Thể hiện chân nhận của nhân
dung các nhân với chốn “cửa q dân đối
vật: Có sự tương đ uan”:
ồng về bản chất, + Sợ sệt, đáng t
thủ đoạn giữa các n hương: Họ là n
hân vật ở huyện người thấp cổ bé hững con
đường: Đều tham họng nên không
lam, muốn đục dẫm vào đâu, ch biết dựa
khoét tiền của của ỉ có thể đến cửa
nhân dân. mong được công quan để
bằng. Ngay cả lí
khi bị vào chốn c trưởng
ửa quan cũng run
+ Không phải sợ .
Lên án sự đổ đốn của chốn thâm ngh
quyền, phân xử iêm, uy
công bằng cho n
quan lại, châm biếm, mỉa mà là nơi bọn q hân dân
uan lại nhũng n
vét của người dâ hiễu, vơ
mai chế độ xã hội phong n. Kẻ nhiều tiền
vô tội còn không thì được
có tiền sẽ bị phạt
kiến thối nát.
III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật, lời nhân vật
bộc lộ tính cách, kết hợp với ngôn ngữ châm biếm đả kích,
gây cười tạo nên tiếng cười trào phúng, mỉa mai sâu sắc

2. Nội dung
- Gây cười
- Lên án, tố cáo bọn quan lại và sự mục ruỗng, thối nát nơi
quan trường thời phong kiến.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân
khấu, bạn sẽ lưu ý điều gì về diễn xuất của diễn viên? Vì sao?
Câu 2: Lời tự giới thiệu (qua hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện
đã giúp người xem, người đọc hiểu được điều gì về con người ông ta?
Hãy so sánh lời tự giới thiệu đó của một nhân vật cụ thể trong tuồng
với những lời tự giới thiệu thường gặp trong đời sống để rút ra nhận
xét cần thiết.
Câu 1:
Với vở tuồng Huyện đường, diễn viên nên lưu ý một số điểm sau về
diễn xuất:
- Hành động, cử chỉ, bước đi, động tác nên mạnh mẽ, rõ ràng, dứt
khoát
- Động tác và lời nói, sắc thái biểu cảm phải hài hòa với các yếu
tố khác như tiếng trống, kèn, nhạc
- Đối với vai tri huyện, những đoạn cười nên diễn một cách tự
nhiên, khoái trá, bộc lộ được bản chất tham nhũng của nhân vật
- Vai đề lại, lính lệ nên nói năng nhỏ nhẹ, ánh mắt láo liên, cười
gian xảo
Câu 2:
- Trong phần nói lối, tri huyện tự giới thiệu mình là tri huyện – người có vị
trí, uy thế lớn chốn cửa quan, có nhiều lợi lộc, có nhiều kinh nghiệm, từng trải trên
chốn quan trường, xử kiện “được thua tự đồng tiền”, nếu người dân nào không nể sợ
sẽ bị hắn bắt giam vào nhà lao.
Lời giới thiệu này cho thấy hắn là một tên quan tham nhũng, quen dùng quyền uy
của mình đề ăn hối lộ, đút lót của dân chúng. Ngoài ra còn là kẻ háo sắc, ngu dốt và
tự phụ.
- Lời giới thiệu của tri huyện dùng nhiều hình ảnh ẩn ý, cách nói ẩn dụ, ngoài
giới thiệu bản thân còn nhằm mục đích khoe quyền thế, ra oai với thiên hạ.
- Lời giới thiệu trong đời sống thường tự nhiên, dễ hiểu, dễ nhớ và dùng
nhiều từ ngữ phổ thông hơn lời giới thiệu của tuồng.
VẬN DỤNG
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy
nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể
hiện qua đoạn trích.
Ví dụ: Đoạn trích Huyện đường được trích từ tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến thể
hiện cảnh Tri huyện và Đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện.
Qua lời nói của Tri huyện cho thấy sự gian xảo và dối tra khi nghĩ ngay tới việc kiếm
chác tiền từ trùm Sò, ngang nhiên bàn bạc những ý đồ cùng với Đề lại mà không cần
giữ ý. Tên Đề lại bên cạnh Tri huyện cũng không kém phần mưu mô khi “kẻ tung
người hứng” cùng với Tri huyện để đạt được mục đích, thậm chí đề lại còn khen cách
phân xử của Tri huyện rằng “quan xử hay lắm” dù thực chất cả hai người đều không
xử gì mà chỉ nhìn vào cái lợi. Không dừng lại ở Tri huyện, đề lại ngay cả nhân vật
lính lệ, kẻ ở dưới cũng ngang nhiên nói dối để kiếm tiền từ dân. Tiếng cười châm
biếm đả kích ngay trong không gian trang nghiêm của chốn cửa quan. Sự đối nghịch
giữa hành động lời nói của các nhân vật ngay trong chốn công đường đã tạo nên sự
châm biếm trong đoạn trích.

You might also like