You are on page 1of 15

Nỗi khổ của người ở chung cư cao cấp

Người ở chung cư cao cấp phần lớn là người có thu nhập không thấp song cũng có nỗi khổ riêng. Cái
khổ không phải từ sự thiếu thốn tiền bạc mà lớn hơn cả là bị coi là “con vịt” để các chủ đầu tư tha hồ “cắt
tiết” qua các loại dịch vụ với giá trên trời...

Sau những ngày hồ hởi trong căn hộ mới, không ít cư dân chung cư méo mặt vì các loại “phí” vệ sinh,
trông xe, điện hành lang, cầu thang máy... với cái giá “quy định” và người ra quy định lại là chủ đầu tư
nên khung giá dịch vụ luôn lơ lửng giữa trời. Thế là những cuộc đối đầu giữa người dân sống trong
chung cư và chủ đầu tư đang ngày càng phát triển khi mà nơi mình sống bằng chính tiền mình bỏ ra lại
cứ như là đi thuê hoặc ở nhờ và chủ đầu tư thì coi tất cả những diện tích ngoài căn hộ là của họ để rồi
tha hồ đưa ra mức phí đắt đỏ. Ở Hà Nội, phí dịch vụ chung cư đang “loạn”, mỗi nơi mỗi mức tùy theo
lương tâm và tham vọng của những người ra “quy định” bởi chính quyền thành phố không có mức giá áp
dụng chung. Tại Trung Hòa - Nhân Chính, phí dịch vụ hiện là 30.000 đồng /tháng. Văn Quán, Linh Đàm,
Việt Hưng... cao hơn một chút, 45.000 đồng. Một số nơi được gọi là cao cấp, phí dịch vụ hằng tháng
được tính theo m2 như The Manor là 6.000 đồng/m2, Pacific Place 83B Lý Thường Kiệt lên tới 0,6 USD.
Như vậy trung bình một căn hộ ở đây có phí dịch vụ xấp xỉ 1 triệu đồng.

Người dân ở chung cư luôn “chóng mặt” vì các loại phí.


Ảnh: Đ.T
Căn hộ cho thuê.

Thế nhưng thế nào là chung cư cao cấp thì lại đang thiếu thước đo và bất cứ chung cư mới xây dựng
nào cũng đều tự nhận là cao cấp. Có chung cư “cao cấp” gặp mấy hôm mưa, nước ngập tầng hầm, ôtô
xe máy hỏng cả thì xử sự lại rất thấp cấp nghĩa là chỉ “hỗ trợ” cho người bị thiệt hại chứ không chịu trách
nhiệm đền bù thiệt hại khi chung cư mình xây dựng không còn là cao cấp.

Tưởng chỉ có ôtô khách tùy tiện vỗ ngực “xe chất lượng cao” vậy mà chung cư cũng tha hồ tự phong
“cao cấp”. Sự chậm chạp trong quản lý khi mà việc xây chung cư có từ lâu song đến tháng 5/2008, Bộ
Xây dựng mới chỉ ban hành thông tư hướng dẫn phân hạng mà chưa “gắn mác” cao cấp cho bất kỳ
chung cư nào. Chính việc Bộ Xây dựng không phân hạng cho từng chung cư cụ thể dẫn tới việc chủ đầu
tư tự nhận mình là cao cấp và đưa ra mức giá dịch vụ “cắt cổ”. Chỉ có người dân chịu thiệt thòi và rơi vào
cảnh ngộ “không được làm chủ trong chính căn hộ của mình”. Trong khi đó, nhiều địa phương lại dựa
vào sự phân hạng của Bộ Xây dựng để quy định phí vận hành chung cư dù quá rõ tình trạng thu phí dịch
vụ tràn lan trong các chung cư như hiện nay.

Để chấm dứt mâu thuẫn do phí chung cư gây ra sau khi bán căn hộ, thiết nghĩ chủ đầu tư nên trao
“quyền” cho khách hàng. Ban quản trị do dân bầu ra sẽ thay chủ đầu tư đưa ra một số nguyên tắc buộc
người dân phải chấp hành, như phí dịch vụ, phí vận hành... Chủ đầu tư không thể dựa vào “mác” cao
cấp để ban hành phí dịch vụ cao hơn so với các nơi khác và thực ra chỉ có trách nhiệm bảo hành công
trình mình xây dựng. Nhà nước cần sớm ban hành khung pháp lý, luật chung cư, tránh tình trạng độc
quyền như hiện tại để thực hiện được quyền làm chủ của người dân. Phí cao hay thấp sẽ do tính chất
nội dung công việc, lượng nhân công thuê mướn quyết định. Mức phí chung cư đắt hay rẻ phải dựa vào
tính chất công việc chứ không thể vin vào lý do cao cấp. Bởi cao cấp hay không đã thể hiện ở giá bán
của chung cư rồi. Một khi “quyền” chưa được trao, chủ đầu tư sẽ là nhà cung cấp độc quyền mọi dịch vụ,
họ sẽ luôn có khuynh hướng tăng giá. Người dân không có sự lựa chọn khác vì không thể ở nơi này lại
sử dụng dịch vụ như dùng thang máy, thang bộ, gửi xe ở nơi khác để vào căn hộ của mình.

Không cá nhân nào mua cả chung cư để ở song trên thực tế, tất cả các hộ trong chung cư đã mua cả
chung cư và những chi phí vận hành chung cư, những diện tích chung nằm ngoài căn hộ cần được cư
dân chung cư tự quyết. Chủ đầu tư có lẽ nào bán chung cư cho dân rồi vẫn tiếp tục sở hữu diện tích
chung của ngôi nhà mình đã bán.

Ẩn họa cháy nổ ở các khu chung cư


(http://www.zing.vn/news/xa-hoi/phat-hoang-vi-an-hoa-chay-no-o-cac-khu-chung-
cu/a79411.html)
Người dân không có kỹ năng xử lý cháy nổ, ban quản lý tòa nhà 'cấm' diễn tập phòng cháy chữa cháy, 'biến'
lối thoát hiểm thành kiốt bán hàng và 'chuồng cọp'…

>> Cháy lớn tại chung cư 18 tầng ở Hà Nội


Tại các khu tái định cư, hoả hoạn luôn là nỗi lo lớn nhất của người dân, đặc biệt sau khi vụ cháy toà nhà 18 tầng
JSC 34 xảy ra, làm chết 2 người. Nhà N3A - khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính - Hà Nội có 130 hộ đang cư trú.
Song, theo phản ánh của các hộ dân, từ khi đến ở, ngoài quyết định bán nhà, họ không nhận được bất kỳ thông báo
hay tài liệu hướng dẫn nào của BQL toà nhà về việc phòng chống cháy nổ.
Hầu hết các bình chữa cháy tại toà nhà N3A đều không thể sử dụng được.
Đáng nói hơn, hệ thống chữa cháy tại khu nhà này khiến sự lo lắng của người dân tăng lên gấp bội. Ông Nguyễn
Mậu Minh, tổ trưởng tổ dân phố nhà N3A bức xúc: “Hệ thống bơm nước cứu hoả ở đây không hoạt động từ lâu rồi.
Vừa rồi khu nhà bị mất nước, chúng tôi xuống mở máy bơm để lấy nước dùng. Máy thì chạy nhưng không thể hút
được nước từ bể lên. Cạnh đó là cái máy bơm chạy xăng dùng để thay thế cho máy bơm kia khi mất điện, 4-5 thanh
niên khoẻ mạnh cũng không thể kéo nổ được”.
Ông Minh cho biết thêm, bên ngoài hành lang, mỗi căn hộ được trang bị 2 bình bọt chữa cháy. Tuy nhiên, hầu hết
số bình này đều không sử dụng được. Cầm hàng loạt bình trên hành lang tầng 8, ông Minh thử kéo van xả bọt
nhưng tất cả đều vô dụng.

Ban công bị bịt kín sẽ gây trở ngại cho lực lượng PCCC tiếp cận căn hộ khi có hoả
hoạn xảy ra.
Theo ông Minh, toà nhà hiện vẫn dưới quyền quản lý của Xí nghiệp Quản lý khai thác dịch vụ đô thị, thuộc Công ty
Quản lý và phát triển nhà Hà Nội. Mấy tháng trước, BQL có đến thống kê số bình bọt hết hạn sử dụng, yêu cầu
người dân ký vào biên bản để thay thế. Song từ đó đến nay vẫn chưa thấy BQL có động tĩnh gì.
Tại các khu chung cư cao tầng, khi xảy ra cháy, bên cạnh lối thoát hiểm cầu thang bộ, mỗi phòng đều có ban công
để lực lượng cứu hoả có thể tiếp cận được. Tuy nhiên rất nhiều phòng trong khu tái định cư này, người dân đã tự ý
dựng “chuồng cọp”, bịt kín hoàn toàn ban công. Đây là điều rất nguy hiểm nếu có hoả hoạn xảy ra.
Còn trong tòa nhà CT8, khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, cầu thang bộ bị chiếm dụng làm nơi
tập kết đồ đạc, các hốc đặt công tơ điện luôn trong tình trạng “mở cửa”, trên các trần tầng bật đèn sáng trưng giữa
ban ngày nhưng không có nắp bảo vệ an toàn, dưới tầng hầm và rác loằng ngoằng những dây điện và những vật
dụng dễ cháy; tại các lối ra vào, cầu thang máy, điểm đổ rác không có số điện thoại đường dây nóng về phòng cháy
chữa cháy…

Lối thoát hiểm duy nhất trong tòa nhà CT8 bị "bịt" kín.
Bà Nguyễn Thị Hiền (Tổ trưởng tổ dân phố 51, nhà CT8, phường Định Công) cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ
thấy lực lượng nghiệp vụ đến kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy nên không biết các thiết bị này có sử dụng
được hay không, người dân trong tòa nhà chưa bao giờ được trang bị kiến thức hay tập huấn về phòng chống cháy
nổ nên mọi người đều rất mơ hồ trong công tác này”.
Đặc biệt, mặc dù đã bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng được 3 năm nay nhưng tòa nhà CT8 chưa bao giờ có lối
thoát hiểm?!
Theo bà Hiền, tòa nhà 8 tầng với hàng trăm hộ dân sinh sống nhưng chỉ có duy nhất 1 lối thoát hiểm. Tuy nhiên, lối
thoát hiểm này đã “được” BQL tòa nhà “tận dụng” và cho 1 hộ kinh doanh sử dụng làm kiốt bán hàng nhiều năm
nay.
Cuối năm 2009, tòa nhà CT8 đã xảy ra sự cố cháy nhỏ tại khu vực đựng rác thải ở tầng hầm, nhưng rất may sự cố
được người dân phát hiện kịp thời và dập tắt nhanh chóng.
Hầm để rác của tòa nhà CT8 xảy ra vụ cháy nhỏ năm 2009.
Liên quan đến vấn đề này, phía đơn vị quản lý tòa nhà, ông Hoàng Văn Biên (Trưởng BQL nhà CT8) thản nhiên:
“Trước khi tôi về làm Trưởng BQL thì lối thoát hiểm của tòa nhà này có hợp đồng cho thuê. Hiện nay, bản hợp
đồng thuê lối thoát hiểm đã hết hạn nhưng chúng tôi chưa thu hồi lại được”.
Trong cuộc trao đổi với ông Biên, phải tới khi phóng viên đặt câu hỏi về những trường hợp cháy nổ xấu nhất có thể
xảy ra thì ông Biên mới chịu thừa nhận về những nguy hiểm rình rập.
Tuy nhiên, ông Biên chủ quan: nếu xảy ra sự cố mà được phản ánh kịp thì mọi chuyện vẫn có thể xử lý được, vì tuy
là cho thuê nhưng cửa thoát hiểm luôn luôn mở, hộ kinh doanh này cam kết nếu có sự cố cháy nổ xảy ra thì mọi
người có thể “tự ý” phá bỏ những vật cản là tài sản kinh doanh của gia đình ở cửa thoát hiểm để thoát ra ngoài (!?).
Tại tòa nhà CT6, không được trang bị kiến thức phòng chống cháy nổ khiến người dân lo ngại, nhưng đề nghị diễn
tập đều bị BQL tòa nhà từ chối.
Bà Hoàng Thị Nhật (Tổ phó tổ dân phố 35A, Định Công) kể: “Cuối tháng 10/2009, người dân trong tòa nhà mời cả
công an phường đến và kiến nghị cho diễn tập phòng cháy chữa cháy, thế nhưng BQL nhà CT6 cản trở, họ nhất
định không cho chúng tôi diễn tập với lí do: nếu diễn tập thì người dân ở các tòa nhà khác tưởng là cháy thật nên sẽ
gây hoang mang và ảnh hưởng tới họ…”.
Còn tại khu chung cư N2, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, thực trạng nhiều hộ dân ngang nhiên “biến” lối thoát
hiểm thành phòng ở, biến hành lang thành... nhà kho, lập “chuồng cọp”, chiếm dụng không gian công cộng để kinh
doanh... đang diễn ra như một “phong trào”?!
Phóng viên cũng đã có một vòng khảo sát tại các chung cư ở TP HCM như Botanic (Q.Phú Nhuận); Ngô Tất Tố,
Miếu Nổi (Q.Bình Thạnh); An Phú (Q.2); Phú Thọ (Q.11)... Hầu hết các chung cư đều có hệ thống phòng cháy chữa
cháy (PCCC), thế nhưng, tại một số chung cư cũ, các thiết bị này nếu không hư hỏng thì cũng bị cất vào kho.
“Ở đây, mấy thiết bị chữa cháy này thường bị lấy cắp. Mất thì mình bị phạt. Thôi thì cất vào kho cho an toàn, lúc
nào cần thì lấy ra”, một bảo vệ “hồn nhiên” nói.
Khi đề cập đến các kỹ năng về PCCC, rất nhiều người tỏ ra xa lạ. “Chúng tôi đến mua căn hộ này và vào ở vậy thôi.
Chỉ thấy dán mấy bản hướng dẫn an toàn cháy nổ trên tường, chứ đâu có thấy ai tới hướng dẫn cách sử dụng bình
chữa cháy mini khi xảy ra sự cố hay cách sơ tán và sơ cứu ban đầu thế nào đâu”, chị L.H.T nhà ở tầng 3, chung cư
Ngô Tất Tố cho biết.
Tại kho rác của chung cư, rác vứt bừa bãi ra ngoài. Nguy cơ cháy rất dễ xảy ra, nếu
dính một tàn thuốc.
Cách lý giải việc bịt hệ thống chữa cháy của cư dân tên L.V.S nghe mà “lạnh xương sống". Anh S. kể, có một lần,
bà xã anh đun nước. Nồi nước sôi quá nên bốc hơi. Thế là, hệ thống báo cháy tự động hú inh ỏi làm mọi người giật
mình. Bảo vệ một phen hú vía, vác bình chữa cháy lên đến tầng 11 rồi quay về. Ngại mình làm phiền mọi người,
anh S. lấy túi nilong bịt kín hệ thống báo cháy để nó khỏi… reng. “Tui hay hút thuốc, lỡ khói thuốc làm còi hú lên
nữa thì mất lòng lắm. Bịt lại cho an toàn…”(!)
Một thực tế, ở một số chung cư, tình trạng sử dụng căn hộ không đúng mục đích như làm văn phòng, cơ sở sản xuất,
kinh doanh… đã làm xáo trộn đời sống của các căn hộ bên cạnh. Căn hộ thiết kế để ở nhưng bị dùng làm văn phòng
thì số người trong một diện tích cố định tăng, nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng với công suất cao hơn và cũng dễ xảy ra
cháy, nổ.
Mặc dù các chung cư cao cấp rất tự tin với hệ thống PCCC hiện đại của tòa nhà mình, như bà Huỳnh Thị Vinh
Hạnh, Trưởng Ban quản lý chung cư cao cấp Botanic cho biết: “Chung cư chúng tôi là chung cư cao cấp nên có hệ
thống báo cháy từ tầng hầm, trệt đến các căn hộ. Hàng tháng, quý chúng tôi đều kiểm tra hệ thống báo cháy”.
Cũng theo bà Hạnh, trong tháng 4/2010 này, Ban quản lý chung cư Botanic sẽ phối hợp với Cảnh sát PCCC quận
tiến hành diễn tập PCCC tại chung cư theo định kỳ mỗi năm… chỉ có 1 lần.
Tuy nhiên, khi được hỏi, bảo vệ tên D. của chung cư này thật thà kể, chỉ được tập huấn PCCC có 1 lần lúc còn học
việc tại Công ty bảo vệ trước khi đi làm. Từ đó đến nay, khi làm nhiệm vụ ở chung cư này, anh D. chưa hề được bồi
dưỡng thêm nghiệp vụ PCCC.

Cháy chung cư 18 tầng ở Hà Nội


Khoảng 18h tối nay (10/3), một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chung cư JSC 34 (ngã tư Khuất Duy Tiến-Lê
Văn Lương, Hà Nội). Khói đen cuộn ngùn ngụt từ khoảng tầng 15 tòa nhà.

Nhiều người kẹt ở các tầng cao đổ ra ban công cầu cứu lực lượng cứu hộ.
Khói bốc ra ngùn ngụt từ khoảng tầng 15, cô lập người dân ở các tầng cao hơn
Tại hiện trường, hàng chục cảnh sát phòng cháy chữa cháy mang mặt nạ ô xy đang lao vào dập lửa, cứu hộ.
Đám cháy cô lập nhiều người trên các tầng cao, khiến họ không có đường thoát xuống, nên đã đổ ra ban công vẫy
khăn, áo... cầu cứu lực lượng cứu hộ. Dưới mặt đất, nhiều tiếng la hét lạc cả giọng khi lực lượng cứu hộ và người
dân phát hiện có người còn kẹt trong đám cháy.
Anh Nhâm Đức Duy, nhà ở tầng 17 được cứu thoát khỏi đám cháy, chưa hoàn hồn, thở gấp thuật lại: Anh và hai em
nhỏ đang ở nhà thì thấy khói đen từ tầng dưới bốc lên, xộc thẳng vào nhà. Ba người vội vã chạy ra ban công để
tránh ngạt khói. Rất may mắn, khoảng 19h, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận được căn hộ của anh, hai em nhỏ được
cung cấp mặt nạ ô xy, còn anh Duy dùng áo ướt trùm mặt thoát được ra ngoài.
Lực lượng cứu hộ tiếp cận một gia đình bị mắc kẹt trong tòa
nhà
Đến 19h, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ bản khống chế được ngọn lửa, đồng thời tỏa đi khắp các căn phòng
chung cư để tìm kiếm cứu nạn người và dập lửa. Dù đám cháy đã được khống chế, nhưng khói theo đường ống rác
tỏa ra nồng nặc khắp nơi. Nhiều căn hộ còn nguyên mâm cơm, điện bật sáng trưng, vì chủ nhân khi phát hiện có hỏa
hoạn chỉ kịp chạy thoát thân để tránh trở thành nạn nhân của thần lửa.
Khoảng 19h15, chưa có xe cứu thương nào đến hiện trường, một số người bị ngất xỉu do ngạt khói được đưa ra khỏi
đám cháy, người dân và lực lượng cứu hộ buộc phải đưa những người bị nạn đi cấp cứu bằng xe máy.
Nhiều người hốt hoảng ra ban công cầu cứu, nhiều tiếng la hét thất thanh

Sập vữa trần ở chung cư Trung Hòa Nhân Chính


Sau tiếng "rầm", căn bếp gia đình anh Nét (chung cư Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội) chìm trong bụi. Mảng
vữa trần chiếm một nửa diện tích căn bếp đã đổ ập.

Chiều 11/7, tại căn hộ 1504 nhà 17T9 (17 tầng), cả gia đình anh Nét giật mình bởi tiếng "rầm" khi đang xem tivi ở
phòng khách. Gia đình anh nhào nhào chạy ra ban công vì ngỡ có cháy, nổ ở tòa nhà bên cạnh. Khi định thần lại,
anh Nét mới thấy bụi mù mịt bốc ra từ trong gian bếp nhà mình.
Trong gian bếp, mảng vữa trần rộng tới 2 m2 đã đổ ập xuống. Từng mảnh vữa nhỏ bắn tung tóe khắp sàn nhà, trên
bếp ăn.
"Nếu sự việc xảy ra chậm một lúc nữa, khi vợ tôi đang nấu ăn, không biết hậu quả sẽ như thế nào", chưa hết lo sợ,
anh Nét kể.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, gia đình anh Nét đã gọi cho ban quản trị tòa nhà. Trong buổi chiều 11/7, Vinasinco, đơn
vị tiếp nhận quản lý tòa nhà đã lập biên bản xác nhận vụ việc và dọn vệ sinh.
2 m2 vữa trần bắn tung tóe khắp gian bếp căn hộ 1504.
Ông Đào Hữu Giảng, Phó giám đốc công ty Vinasinco, cho biết, công ty đã liên lạc với đơn vị thi công tòa nhà để
bàn phương án xử lý. Theo đó, toàn bộ diện tích trần căn hộ 1504 sẽ được kiểm tra.
"Trong ngày hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu khắc phục. Nếu cần thiết, sẽ đục toàn bộ vữa trần nhà để sữa chữa", ông
Giảng nói.
Tuy nhiên, theo anh Nét, đến chiều 13/7, vẫn chưa có công nhân nào đến khắc phục sự cố. Cũng theo người chủ căn
hộ này, anh dọn về ở căn hộ này 3 năm trước, chưa từng sửa chữa. Sau sự cố sập vữa trần, mấy ngày nay, gia đình
anh luôn cảm thấy bất an, sợ vữa trần tiếp tục sập.
"Đêm nằm ngủ thỉnh thoảng lại giật mình nhìn lên trần nhà. Nhà tôi có 2 cháu nhỏ nên lúc nào cũng hoang mang",
anh Nét nói.
Hai ngày sau sự cố, anh Mạc Duy Nét vẫn chưa hết lo lắng.
Theo ghi nhận, việc xảy ra sập vữa, bong trần, tường ở các khu chung cư Trung Hòa Nhân Chính xảy ra thường
xuyên trong vài năm trở lại đây. Cá biệt, có những căn hộ xảy ra đến 2 lần. Rất may, chưa có thiệt hại nào về người.
Trước tình trạng liên tục xảy ra sự cố kiểu này, ông Đoàn Châu Phong, Phó tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu
xây dựng VN (Vinaconex) từng khẳng định, công ty sẵn sàng chịu trách nhiệm với khách hàng nếu sự cố gây thiệt
hại về người, tài sản. Mức đền bù sẽ căn cứ vào sự việc cụ thể.
Nguyên nhân các sự cố này theo ông Phong là do trong quá trình thi công, người công nhân thiếu kinh nghiệm, sơ
suất khi trát vữa. Lớp vữa trước chưa se mặt đã trát lớp sau, khiến độ bám dính không cao. "Có giám sát thì họ làm
tốt nhưng không phải lúc nào cũng theo họ được. Khu Trung Hòa Nhân Chính có cả triệu m2 trần nhà thì khó tránh
khỏi xảy ra một vài trường hợp", ông Phong nói.
Trung Hòa Nhân Chính là khu đô thị lớn ở Hà Nội do nhiều đơn vị thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng
(Vinaconex) thi công, giám sát. Đây được coi là một trong khu đô thị đắt giá tại HN.
(http://www.zing.vn/news/xa-hoi/sap-vua-tran-o-chung-cu-trung-hoa-nhan-
chinh/a59901.html)

một căn hộ chung cư nát


Dân chung cư 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP HCM, sẽ được đền bù 85 triệu đồng một m2. Với diện
tích 30-80 m2, mỗi hộ sẽ nhận được khoảng 2,5-6,8 tỷ đồng.
Mặt tiền chung cư 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, quận 3,
TP HCM. Ảnh: Kiên Cường
Đại diện Công ty xây dựng thương mại Sài Gòn 5 cho biết, đơn vị này đã tìm được đối tác liên doanh là Công ty Cổ
phần Đức Khải, sẽ cùng gánh việc đền bù chung cư 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP HCM.
Đức Khải là doanh nghiệp từng kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập Tổng công ty đền bù, giải tỏa hoạt động
theo cơ chế thí điểm trong 5 năm. Đơn vị này cũng là chủ đầu tư dự án xây mới chung cư 289, Trần Hưng Đạo,
quận 1, TP HCM.
Theo đó, hai doanh nghiệp này đã thống nhất với người dân phương án thanh toán một lần với giá đền bù trọn gói là
85 triệu đồng/m2, không có trường hợp nào tái định cư tại chỗ. Đại diện Sài Gòn 5 cho biết thêm, trước mắt sẽ có
30 hộ được đền bù ngay vì có hồ sơ, giấy tờ nhà hợp lệ. Riêng 24 hộ còn lại thuộc diện lấn chiếm trái phép, lãnh đạo
Sài Gòn 5 cho hay, sẽ tùy vào từng trường hợp để xem xét phương án hỗ trợ.
Thông tin từ UBND quận 3, sau khi nhận được tiền đền bù, trong vòng 3 ngày người dân sẽ dọn ra khỏi chung cư
đang xuống cấp trầm trọng này. Dự án trong tương lai sẽ trở thành khu chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ.
Chung cư 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa tọa lạc tại phường 6, quận 3, TP HCM, có vị trí đắc địa vì mặt tiền rộng, lại
nằm trên tuyến đường lớn dẫn vào khu trung tâm. Diện tích các căn hộ rất nhỏ, trung bình khoảng 60 m2.
Tòa nhà được khuyến cáo đang xuống cấp nặng, có thể sập bất cứ lúc nào. Hiện còn 30 trên tổng số 60 hộ dân chưa
di dời xong, chưa tính 24 hộ lấn chiếm tự phát trong tòa nhà này

HCM sắp phá dỡ hàng loạt chung cư cũ


Phó chủ tịch Thường trực UBND TP HCM vừa ký quyết định ban hành kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các
chung cư cũ bị hư hỏng. Gần 2000 hộ dân phải di dời, tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng lên tới
1.780 tỉ đồng.

Mục đích chính của kế hoạch này nhằm di dời khẩn cấp các hộ dân đang sinh sống tại các CC cũ bị hư hỏng nặng,
lún nứt ở mức độ nguy hiểm, để phá dỡ, xây dựng lại. Theo đó, từ nay đến 2010, thành phố sẽ tháo dỡ, xây dựng
mới hơn 20 lô CC xuống cấp, tương đương hơn 417.000m2 diện tích sàn xây dựng; quy mô 3.700 căn hộ.
Nhà C1 Thành Công, người dân phải di dời trong đợt lũ lịch sử ở HN vừa
qua

Nhiều chung cư xuống cấp tại TP.HCM


Thứ sáu, 24 Tháng mười một 2006, 16:15 GMT+7

Nhiều chung cư TP.HCM xuống cấp trầm trọng


Hơn 100 chung cư hiện đang xuống cấp từng ngày tại TP.HCM là 1 hiểm họa được báo trước đối với
người dân đang sinh sống tại những nơi này, nhưng giải pháp xử lý triệt để từ phía các cơ quan chức
năng thì vẫn còn rất chậm.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, TP hiện có 170 chung cư xuống cấp, nhiều chung cư xây dựng
trước năm 1975, cần xây mới, cải tạo gấp.
Trong số này có 67 chung cư xuống cấp nghiêm trọng cần phải tháo dỡ và xây mới để tránh sụp đổ gây
thiệt hại lớn cho người dân.

nhiều lô chung cư lý thường kiệt, quận 11, tp hcm nằm trong danh sách chung cư hư hỏng nặng
cần tháo dỡ

You might also like