You are on page 1of 220

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Chữ ký

PGS.TS Trần Thế Truyền


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ĐỌC DUYỆT
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Chữ ký

TH.S Nguyễn Văn Chừng


MỤC LỤC

PHẦN I: CẦU DẦM BTCT DƯL ĐÚC HẪNG CÂN BẰNG...............................................8


1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ĐÚC HẪNG CÂN BẰNG........................................8
1.1.1. Lịch sử phát triển............................................................................................................8
1.1.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng..............................................................................8
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN.......................................................................8
1.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế .........................................................................................................8
1.2.2. Điều kiện tự nhiên tại vị trí xây dựng cầu ....................................................................8
1.2.3. Sơ đồ kết cấu .................................................................................................................17
1.3. SỐ LIỆU TÍNH TOÁN....................................................................................................17
1.3.1. Khổ cầu...........................................................................................................................17
1.3.2. Khổ thông thuyền..........................................................................................................18
1.3.3. Tải trọng thiết kế...........................................................................................................18
1.3.4. Các yếu tố hình học của cầu ........................................................................................18
1.3.5. Vật liệu thiết kế .............................................................................................................18
1.4. CÁC HỆ SỐ TÍNH TOÁN..............................................................................................18
1.4.1. Hệ số tải trọng ...............................................................................................................18
1.4.2. Hệ số xung kích .............................................................................................................19
1.4.3. Hệ số làn xe ....................................................................................................................19
1.5. KÍCH THƯỚC CẤU TẠO DẦM CHỦ.........................................................................19
1.5.1. Cấu tạo dầm chủ ...........................................................................................................19
1.5.2. Cấu tạo bản Bê tông mặt cầu .......................................................................................25
1.5.3. Cấu tạo lớp phủ mặt cầu ..............................................................................................25
1.6. XÁC ĐỊNH TĨNH TẢI TÁC DỤNG LÊN DẦM CHỦ.................................................25
1.6.1. Tĩnh tải giai đoạn I .......................................................................................................25
1.6.2. Tĩnh tải giai đoạn II ......................................................................................................27
1.7. TÍNH TOÁN NỘI LỰC ..................................................................................................28
1.7.1. Nguyên tắc tính toán .....................................................................................................28
1.7.2. Tính toán nội lực ...........................................................................................................28
1.7.3. Tính toán và bố trí cốt thép cho mặt cắt trên đỉnh trụ .............................................35
1.7.4. Tính toán và bố trí cốt thép cho mặt cắt nhịp biên....................................................39
1.8. TÍNH TOÁN MỐ CẦU ...................................................................................................43
1.8.1. Cấu tạo kết cấu nhịp cầu dẫn ......................................................................................43
1.8.2. Kích thước cấu tạo mố .................................................................................................44
1.8.3. Tính toán áp lực thẳng đứng tác dụng lên bệ móng mố ............................................47
1.8.4. Bố trí cọc trong móng mố .............................................................................................50
1.9. TÍNH TOÁN TRỤ CẦU..................................................................................................55
1.9.1 Kích thước và cấu tạo trụ cầu chính P4.......................................................................55
1.9.2 Tải trọng tác dụng lên đáy bệ trụ P4............................................................................56
1.9.3 Bố trí cọc trong móng trụ...............................................................................................57
PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG..................................................................................................62
2.1. TỔNG QUAN VỀ CẦU DÂY VĂNG.............................................................................62
2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN.....................................................................62
2.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế........................................................................................................62
2.2.2. Bố trí chung công trình.................................................................................................62
2.2.3. Kết cấu phần trên..........................................................................................................63
2.2.4. Kết cấu phần dưới.........................................................................................................63
2.2.5. Mặt cầu và các công trình phụ trợ...............................................................................64
2.3. CẤU TẠO KẾT CẤU NHỊP...........................................................................................64
2.3.1. Lựa chọn kết cấu nhịp...................................................................................................64
2.3.2. Cấu tạo dầm chủ............................................................................................................65
2.3.3. Cấu tạo tháp cầu............................................................................................................66
2.4. TÍNH TOÁN NỘI LỰC...................................................................................................68
2.4.1. Tĩnh tải giai đoạn I........................................................................................................68
2.4.2. Tĩnh tải giai đoạn II.......................................................................................................68
2.5. THIẾT KẾ DÂY VĂNG..................................................................................................70
2.5.1. Các đặc trưng vật liệu...................................................................................................70
2.5.2. Tính nội lực trong các dây văng...................................................................................71
2.6. TÍNH TOÁN TRỤ THÁP T3, T4....................................................................................84
2.6.1. Cấu tạo trụ tháp T3, T4................................................................................................84
2.6.2. Xác định tổ hợp tải trọng chính tại mặt cắt đáy bệ....................................................85
2.6.3. Xác định sức chịu tải của cọc khoan............................................................................87
2.7.TÍNH TOÁN MỐ CẦU.....................................................................................................92
2.7.1.Cấu tạo kết cấu nhịp cầu dẫn .......................................................................................92
2.7.2.Kích thước cấu tạo mố ..................................................................................................95
2.7.3.Tính toán áp lực thẳng đứng tác dụng lên bệ móng mố ............................................97
2.7.4.Bố trí cọc trong móng mố ............................................................................................104
2.8. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHỦ ĐẠO........................................................................108
2.8.1. Thi công mố..................................................................................................................108
2.8.2. Thi công trụ tháp.........................................................................................................108
2.8.3. Thi công KCN..............................................................................................................109
PHẦN III : CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG.....................................................111
3.1.TỔNG QUAN VỀ CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG...................................111
3.1.1. Các loại kết cấu của ống thép nhồi bê tông...............................................................112
3.1.2. Đặc điểm làm việc của kết cấu ống thép nhồi bê tông chịu nén:.............................113
3.1.3. Ưu điểm của kết cấu ống thép nhồi bê tông:.............................................................114
3.2. BỐ TRÍ CHUNG CẦU...................................................................................................115
3.2.1 Kết cấu phần treân......................................................................................................116
3.2.2 Kết cấu phần dưới........................................................................................................117
3.2.3 Các hạng mục khác......................................................................................................118
3.2.4 Vật liệu chủ yếu............................................................................................................119
3.3 CÁC KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC SƠ BỘ....................................................................123
3.3.1. Vành vòm.....................................................................................................................124
3.3.2. Thanh giằng ngang nhịp vòm L = 80m......................................................................126
3.3.3. Thanh giằng ngang vòm biên.....................................................................................128
3.3.4. Thanh treo....................................................................................................................130
3.3.5. Dầm ngang tại mặt cắt nhịp vòm...............................................................................132
3.3.6. Dầm dọc nhịp vòm.......................................................................................................134
3.3.7. Dầm bản mặt cầu........................................................................................................134
3.4. TÍNH TOÁN NỘI LỰC BẰNG PHẦN MỀM.............................................................135
3.4.1. Tải trọng tính toán.......................................................................................................135
3.4.2. Kết quả chạy phần mềm Midas Civil.........................................................................136
3.5. KIỂM TOÁN..................................................................................................................139
3.5.1 .Thiết kế thép ở trạng thaí giới hạn cường độ............................................................139
3.5.2. Kiểm tra nứt theo TTGHSD.......................................................................................141
3.6. TÍNH DẦM NGANG.....................................................................................................146
3.6.1. Các số liệu đầu vào......................................................................................................146
3.6.2. Kiểm toán dầm ngang DUL........................................................................................146
3.6.3. Bố trí cáp DUL dầm ngang trong nhịp vòm..............................................................150
3.6.4 .Tính sức kháng cắt dầm ngang..................................................................................153
3.7.TÍNH TOÁN SƯỜN VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG.........................................156
3.7.1.. Đặc trưng vật liệu.......................................................................................................156
3.7.2. Tải trọng.......................................................................................................................156
3.7.3. Tổ hợp tải trọng...........................................................................................................157
3.7.4. Nội lực thanh cáp giằng và cáp thanh treo................................................................157
3.8. LIÊN KẾT CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU CỦA CẦU...............................................159
3.9. SỰ LÀM VIỆC CỦA KẾT CẤU ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG KHI CHỊU NÉN.160
3.9.1. Kết cấu ống thép nhồi bê tông chịu tải dọc trục.......................................................160
3.9.2 Độ cứng của ống thép nhồi bê tông chịu tải dọc trục................................................161
3.10. TÍNH TOÁN LỰC CHỊU TẢI CỦA KẾT CẤU ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG.. .161
3.10.1. Tính toán lực chịu tải cột nhánh đơn.......................................................................161
3.10.2. Tính toán chịu lực chịu tải cột tổ hợp......................................................................164
3.10.3. Tính toán tổng thể kết cấu vành vòm......................................................................166
3.10.4. Tính toán ổn định kết cấu vành vòm.......................................................................171
3.10.5. Kiểm toán cáp thanh treo..........................................................................................177
3.10.6. Kiểm toán cáp thanh giằng.......................................................................................178
PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP.................................................................................................179
4.1 .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN...................................................................179
4.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế......................................................................................................179
4.1.2. Sơ đồ kết cấu................................................................................................................179
4.2. TÍNH TOÁN KẾT CẤU NHỊP......................................................................................181
4.2.1. Yêu cầu tính toán cho phương án sơ bộ....................................................................181
4.2.2. Sơ bộ chọn các kích thước cầu chính........................................................................181
4.2.3. Tính đặc trưng hình học của dầm chủ giai đoạn I...................................................181
4.2.4. Tính đặc trưng hình học của dầm chủ giai đoạn II.................................................183
4.2.5. Tính tĩnh tải giai đoạn I.............................................................................................186
4.2.6. Tính tĩnh tải giai đoạn II............................................................................................190
4.2.7. Tính hệ số phân bố ngang..........................................................................................191
4.2.8. Tính duyệt mặt cắt đỉnh trụ.......................................................................................193
4.2.9. Tính duyệt mặt cắt giữa nhịp....................................................................................195
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRỤ CẦU............................................................................197
4.3.1 Tính áp lực thẳng đứng tác dụng lên bệ cọc.............................................................197
4.3.2 Tính duyệt mặt cắt chân trụ........................................................................................199
4.3.3 Tính duyệt mặt cắt đáy bệ cọc....................................................................................200
4.3.4 Tính và bố trí cọc trong móng.....................................................................................200
4.4. KÍCH THƯỚC THIẾT KẾ KẾT CẤU NHỊP CẦU DẪN.........................................204
4.4.1. Cấu tạo mặt cắt ngang KCN cầu dẫn.......................................................................204
4.4.2. Các kích thước cơ bản của kcn cầu dẫn...................................................................204
4.5 TÍNH TOÁN MỐ CẦU...................................................................................................207
4.4.1. Cấu tạo mố A0.............................................................................................................207
4.4.2. Các kích thước cơ bản của mố...................................................................................207
4.4.3 Tĩnh tải kết cấu nhịp cầu dẫn trên mố.......................................................................208
4.4.4. Xác định tải trọng tác dụng lên mố...........................................................................208
4.4.5. Bố trí cọc trong móng mố............................................................................................210
4.6. DỰ KIẾN CÔNG TÁC THI CÔNG............................................................................212
4.6.1 . Thi công trụ.................................................................................................................212
4.6.2. Thi công mố..................................................................................................................213
4.6.3. Thi công kết cấu nhịp..................................................................................................213
PHẦN 5: SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẦU..............................................215
5.1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẦU.....................................................215
5.2. SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG PHƯƠNG ÁN.....................................215
5.2.1. Phương án 1: Cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng........215
5.2.2. Phương án 2: cầu dây văng........................................................................................216
5.2.3. Phương án 3: cầu vòm ống thép nhồi bê tông..........................................................217
5.2.4. Phương án 4: Cầu dầm liên tục liên hợp Thép.........................................................217
5.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN...........................................................................................218
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

PHẦN I: CẦU DẦM BTCT DƯL ĐÚC HẪNG CÂN BẰNG


1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ĐÚC HẪNG CÂN BẰNG
1.1.1. Lịch sử phát triển.
Những năm gần đây, Công nghệ thi công cầu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng phát triển rất mạnh và đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Bên cạnh yếu tố
kỹ thuật là đảm bảo an toàn cho kết cấu, an toàn cho người và các phương tiện giao thông
qua lại trên cầu thì yếu tố kiến trúc, nghệ thuật cũng được quan tâm. Ở Việt Nam, các cây
cầu đúc hẫng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các cây cầu như cầu Nguyệt Viên ( Thanh
Hóa ), cầu Hòa Bình ( Hòa Bình ), cầu Thủ Thiêm ở Tp. Hồ Chí Minh, cầu Thanh Hà vượt
sông Hồng, hay cầu Đình Vũ ở Hải Phòng... là các cây cầu có hình dáng trụ cầu có hình thù
đặc biệt dạng chữ V..., hay như cầu Thanh Trì, cầu Rạch Giếc..v..v. Những cây cầu này
chính là điểm nhấn kiến trúc cho địa phương nơi nó đi qua. Nhiều cây cầu đã mang đến một
diện mạo mới cho hệ thống các cây cầu ở Việt Nam.
1.1.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
Phương pháp đúc hẫng là quá trình xây dựng kết cấu nhịp dần từng đốt theo sơ đồ hẫng
cho tới khi nối liền thành kết cấu nhịp hoàn chỉnh. Có thể thi công hẫng từ trụ đối xứng ra 2
phía (gọi là đúc hẫng cân bằng) hoặc thi công hẫng dần từ bờ ra. Ưu điểm nổi bật của loại
cầu này là việc đúc hẫng từng đốt dầm trên đà giáo giảm được chi phí đà giáo. Mặt khác đối
với các dầm có chiều cao mặt cắt thay đổi thì chỉ việc điều chỉnh cao độ ván khuôn. Phương
pháp thi công hẫng không phụ thuộc vào điều kiện sông nước và và không gian dưới cầu...
Loại cầu này thường sử dụng cho các loại nhịp từ 80 - 130 m và lớn hơn nữa.
Ở nước ta, nhiều cầu BTCT DƯL thi công hẫng đã xây dựng như cầu Phù Đổng, cầu
Non Nước, cầu Hoà Bình, cầu Tân Đệ, cầu Yên Lệnh ...
Từ các phân tích trên, ta lựa chọn phương án cầu liên tục BTCT dự ứng lực thi công
theo công nghệ đúc hẫng cân bằng.
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN
1.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế .
- Cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 và tiêu chuẩn thiết kế
đường ô tô TCVN 4054 - 05
1.2.2. Điều kiện tự nhiên tại vị trí xây dựng cầu .
a. Đặc điểm về kinh tế xã - hội
Cầu nằm trên đường quốc lộ nối liền các trung tâm kinh tế của vùng.
b. Đặc điểm về thủy lực – thủy văn
Điều kiện thuỷ văn ít thay đổi:
- MNCN: + 23.90m
- MNTT: + 17.40 m
HOÀNG ĐỨC MẠNH 7/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

- MNTN: + 9.36 m
c. Đặc điểm về địa hình - địa chất
Đặc điểm địa chất:
Lớp 1a: Đất san lấp
Lớp này nằm trên bề mặt địa hình. Thành phần là sét lẫn sạn, cát.
Không tiến hành lấy mẫu thí nghiệm ở lớp này.
Lớp 1b : Cuội sỏi cấp phối xấu màu, đa màu. Kết cấu chặt vừa, chặt
Lớp 1b nằm ngay dưới bề mặt sông. Thành phần là cuội sỏi cấp phối xấu màu xám vàng.
Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 5 lần.
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm. Các chỉ tiêu cơ lý được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất của lớp 1b

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Cuội, dăm - % 35.94

Thành phần Sạn, sỏi - % 30.30


1
hạt Cát - % 33.76

Bùn sét - % -

2 Khối lượng riêng Gs g/cm3 2.633

Lớp 2a: Sét dẻo thấp màu nâu hang, nâu đỏ, xám nâu, trạng thái dẻo mềm
Lớp 2a nằm ngay dưới lớp 1a. Thành phần là sét dẻo tháp màu nâu hang, nâu đỏ,
xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất của lớp 2a

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Sạn - % 0.01

1 Thành phần hạt Cát - % 8.99

Bụi, sét - % 91.00

2 Độ ẩm tự nhiên W % 36.06

3 Giới hạn chảy Wl % 43.68

HOÀNG ĐỨC MẠNH 8/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

4 Giới hạn dẻo Wp % 24.70

5 Chỉ số dẻo PI % 18.98

6 Độ sệt B - 0.60

7 Khối lượng thể tích tự nhiên γ g/cm3 1.753

8 Khối lượng thể tích khô γd g/cm3 1.289

9 Khối lượng riêng gs g/cm3 2.717

10 Độ lỗ rỗng n % 52.55

11 Hệ số rỗng e - 1.110

12 Độ bão hòa G % 88.38

13 Lực dính kết C kG/cm2 0.176

14 Góc ma sát trong φ độ 08027’

15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.042

16 Sức chịu tải quy ước R0 kG/cm2 1.01

Lớp 2b: Cát lẫn sét màu xám xanh, xám ghi, trạng thái dẻo.
Lớp 2b nằm ngay dưới lớp 2a. Thành phần là cát lẫn sét màu xám xanh, xám ghi.
Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 7 lần.
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất được
tổng hợp trong bảng sau:

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Sạn - % 0.27
Thành phần
1 Cát - % 49.66
hạt
Bụi, sét - % 50.07

2 Độ ẩm tự nhiên W % 29.14

3 Giới hạn chảy Wl % 34.35

4 Giới hạn dẻo Wp % 23.16

5 Chỉ số dẻo PI % 11.19

HOÀNG ĐỨC MẠNH 9/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

6 Độ sệt B - 0.53

7 Khối lượng thể tích tự nhiên γ g/cm3 1.688

8 Khối lượng thể tích khô γd g/cm3 1.307

9 Khối lượng riêng gs g/cm3 2.674

10 Độ lỗ rỗng n % 51.12

11 Hệ số rỗng e - 1.046

12 Độ bão hòa G % 74.48

13 Lực dính kết C kG/cm2 0.245

14 Góc ma sát trong φ độ 10030’

15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.033

16 Sức chịu tải quy ước R0 kG/cm2 0.98

Lớp 2c: Cát cấp phối màu xám trắng, xám ghi, xám xanh. Kết cấu chặt vừa, chặt.
Lớp 2c nằm ngay dưới lớp 1b, 2b. Thành phần là cát cấp phối màu xám trắng, xám
ghi, xám xanh.
Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 16 lần
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất 2c

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Sạn - % 0.07
Thành phần
1 Cát - % 99.93
hạt
Bụi, sét - % -

2 Khối lượng riêng Gs g/cm3 2.638

Khô φk độ 33001’
3 Góc nghỉ
Bão hòa φw độ 23041’

Lớp 3a: Sét dẻo thấp màu xám vàng, xám nâu, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng, nửa cứng.

HOÀNG ĐỨC MẠNH 10/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Lớp 3a nằm dưới lớp 1a, 1b, 2a, 2b. Thành phần là sét dẻo thấp màu xám vàng, xám nâu,
nâu đỏ.
Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 24 lần.
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của đất được tổng hợp trong bảng
sau:
Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 3a

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Sạn - % 2.53
Thành phần
1 Cát - % 85.62
hạt
Bụi, sét - % 11.85

2 Độ ẩm tự nhiên W % 30.16

3 Giới hạn chảy Wl % 39.17

4 Giới hạn dẻo Wp % 23.65

5 Chỉ số dẻo PI % 15.52

6 Độ sệt B - 0.39

7 Khối lượng thể tích tự nhiên γ g/cm3 1.805

8 Khối lượng thể tích khô γd g/cm3 1.387

9 Khối lượng riêng gs g/cm3 2.696

10 Độ lỗ rỗng n % 48.67

11 Hệ số rỗng e - 0.954

12 Độ bão hòa G % 86.37

13 Lực dính kết C kG/cm2 0.207

14 Góc ma sát trong φ độ 12047’

15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.033

16 Sức chịu tải quy ước R0 kG/cm2 1.35

Lớp 4: Sét dẻo cao lẫn dăm sạn màu xám nâu, xám vàng, trạng thái nửa cứng, cứng.
Lớp 4 nằm ngay dưới lớp 1b, 3a. Thành phần là sét dẻo cao lẫn dăm sạn, màu xám
nâu, xám vàng.

HOÀNG ĐỨC MẠNH 11/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 12 lần.


Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 4

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Sạn - % 5.15
Thành phần
1 Cát - % 16.32
hạt
Bụi, sét - % 78.53

2 Độ ẩm tự nhiên W % 23.75

3 Giới hạn chảy Wl % 51.88

4 Giới hạn dẻo Wp % 26.60

5 Chỉ số dẻo PI % 25.28

6 Độ sệt B - -0.07

7 Khối lượng thể tích tự nhiên γ g/cm3 1.846

8 Khối lượng thể tích khô γd g/cm3 1.492

9 Khối lượng riêng gs g/cm3 2.739

10 Độ lỗ rỗng n % 45.03

11 Hệ số rỗng e - 0.819

12 Độ bão hòa G % 78.70

13 Lực dính kết C kG/cm2 0.333

14 Góc ma sát trong φ độ 25037’

15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.020

16 Sức chịu tải quy ước R0 kG/cm2 3.2

Lớp 5a: Sét dẻo thấp màu xám nâu, nâu hang, trạng thái dẻo mềm.
Lớp 5a nằm ngay dưới lớp 2c, 3a. Thành phần là sét dẻo thấp màu xám nâu, nâu
hang.
Lớp 5b: Cát lẫn sét màu vàng xám, xám ghi, xám xanh, trạng thái dẻo.

HOÀNG ĐỨC MẠNH 12/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Lớp 5b nằm ngay dưới lớp 2c, 3c. Thành phần là sét màu xám vàng, xám ghi, xám xanh,
trạng thái dẻo. Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 17 lần.
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của đất được tổng hợp trong bảng
như sau:
Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 5b

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Sạn - % 0.08

1 Thành phần hạt Cát - % 52.45

Bụi, sét - % 47.47

2 Độ ẩm tự nhiên W % 28.86

3 Giới hạn chảy Wl % 36.02

4 Giới hạn dẻo Wp % 22.04

5 Chỉ số dẻo PI % 13.98

6 Độ sệt B - 0.48

7 Khối lượng thể tích tự nhiên γ g/cm3 1.738

8 Khối lượng thể tích khô γd g/cm3 1.348

9 Khối lượng riêng gs g/cm3 2.696

10 Độ lỗ rỗng n % 50.15

11 Hệ số rỗng e - 1.006

12 Độ bão hòa G % 77.84

13 Lực dính kết C kG/cm2 0.168

14 Góc ma sát trong φ độ 11058’

15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.029

16 Sức chịu tải quy ước R0 kG/cm2 1.12

HOÀNG ĐỨC MẠNH 13/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Lớp 5c: cát cấp phối xấu, màu xám nâu, xám xanh, kết cấu chặt vừa.
Lớp 5b nằm ngay dưới lớp 2c, 3a. Thành phần là sét màu xám vàng, xám ghi, xám
xanh, trạng thái dẻo.
Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 17 lần.
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của đất được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 5c

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Sạn - % 0.02
Thành phần
1 Cát - % 99.98
hạt
Bụi, sét - % -

2 Khối lượng riêng Gs g/cm3 2.650

Khô φk độ 32049’
3 Góc nghỉ
Bão hòa φw độ 23004’

Lớp 7: Cuội sỏi cấp phối tốt đa màu, kết cấu chặ đến rất chặt.
Lớp 7 nằm ngay dưới lớp 5a, 5b. Thành phần là sét màu xám vàng, xám ghi, xám
xanh, trạng thái dẻo.
Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 15 lần
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 7

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Cuội dăm - % 41.75

Thành phần Sạn, sỏi - % 29.33


1
hạt Cát - % 28.92

Bụi, sét - % -

2 Khối lượng riêng gs g/cm3 2.638

Lớp 8: Dăm tảng cấp phối tốt màu xám vàng, xám nâu, xám đen, kết cấu chặt, rất chặt

HOÀNG ĐỨC MẠNH 14/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Lớp 8 nằm ngay dưới lớp 4, 5a, 5b. Thành phần là dăm tảng cấp phối tốt màu xám
vàng, xám nâu, xám đen.
Trong lớp tiến hành thí nghiệm SPT 27 lần.
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của đất được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 8

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Cuội dăm - % 34.39

Thành phần Sạn, sỏi - % 35.22


1
hạt Cát - % 29.39

Bụi, sét - % -

2 Khối lượng riêng gs g/cm3 2.657

Lớp 9a: Đá phiến sét màu xám xanh, phân lớp mỏng( khi khoan dập vỡ mạnh, không
lấy được thỏi đá)
Lớp 9a nằm ngay dưới lớp 5c, 7, 8. Thành phần đá phiến sét màu xám xanh
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của đất được tổng hợp trong
bảng sau:
Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 9a

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Cuội dăm - % 49.29

Sạn, sỏi - % 24.64


Thành phần
1
hạt Cát - % 26.07

Bụi, sét - % -

2 Khối lượng riêng gs g/cm3 2.641

Lớp 9b: Đá phiến sét màu xám đen, xám xanh, dập vỡ vừa ( RQD = 20-30%)
Lớp 9b nằm ngay dưới lớp 5c, 7, 8. Thành phần là đá phiến sét màu xám đen, xám
xanh, dập vỡ vừa.
Trong lớp tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý của đất được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 9b

HOÀNG ĐỨC MẠNH 15/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Cường độ kháng nén khi khô kG/cm2 108.7

2 Cường độ kháng nén khi bão hòa kG/cm2 79.7

1.2.3. Sơ đồ kết cấu .


a. Kết cấu phần trên
- Phần nhịp chính vượt dòng chủ là kết cấu dầm liên tục ba nhịp làm bằng BTCT DƯL.Sơ
đồ nhịp 85 + 140 + 85 (m)
- Phần nhịp dẫn hai phía bờ sử dụng kết cầu nhịp giản đơn,mặt cắt dầm chữ I khẩu độ 33m
b. Kết cấu phần dưới
- Trụ phần cầu chính dùng trụ thân rộng bằng BTCT
- Trụ cầu dẫn dùng trụ thân hẹp bằng BTCT
- Hai mố dùng mố chữ U-BTCT
- Móng dùng móng cọc khoan nhồi BTCT
1.3. SỐ LIỆU TÍNH TOÁN
1.3.1. Khổ cầu.
- Bề rộng phần xe chạy : Bxe = 4 x 3,5 + 2 x 2,5 (m)
- Bề rộng chân lan can : blc = 2 x 0,50 (m)
- Bề rộng giải phân cách cứng + giải an toàn : bgpc+at = 0,5 + 2x0,5 (m)
- Bề rộng toàn cầu B = 4x3,5 + 2x2,5 +3x0,5+2x0,50 = 21,5 (m)
1.3.2. Khổ thông thuyền.
- Sông thông thuyền cấp III :
+ Chiều cao thông thuyền H = 7 (m)
+ Chiều rộng thông thuyền B = 50 (m)
1.3.3. Tải trọng thiết kế.
- Tần suất lũ thiết kế P = 1%
- Hoạt tải thiết kế : HL93
1.3.4. Các yếu tố hình học của cầu .
- Trên mặt bằng cầu nằm trên đường thẳng
- Trên mặt đứng cầu nằm trên đường cong đứng, bán kính cong R = 5000 m, phần cầu dẫn
thiết kế với độ dốc dọc 4%
- Độ dốc theo phương ngang cầu in = 2%
HOÀNG ĐỨC MẠNH 16/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

1.3.5. Vật liệu thiết kế .


a. Bê tông chế tạo dầm chủ
- Bê tông chế tạo kết cấu nhịp cầu chính và các dầm dẫn dùng bê tông có cường độ
'
chịu nén ở 28 ngày tuổi là f c = 45 MPa
b. Bê tông chế tạo dầm ngang và bản mặt cầu
- Bê tông chế tạo dầm ngang và bản mặt cầu của KCN cầu dẫn dùng bê tông có cường độ
chịu nén ở 28 ngày tuổi là f c' = 45 MPa
c. Bê tông chế tạo Mố - Trụ - Cọc khoan nhồi
- Bê tông chế tạo Mố - Trụ - Cọc khoan nhồi dùng bê tông có cường độ chịu nén ở 28 ngày
'
tuổi là f c = 30 Mpa.
d. Cốt thép Dự ứng lực
- Cốt thép DƯL dùng loại tao xoắn 7 sợi loại A416 cấp grade 270, độ tự chùng thấp. đường
kính danh định 15,2 mm.
1.4. CÁC HỆ SỐ TÍNH TOÁN
1.4.1. Hệ số tải trọng .

STT Loại tải trọng Kí hiệu Giá trị


1 Tĩnh tải giai đoạn I DC γ DC 1.250
2 Tĩnh tải giai đoạn II DW γ DW 1.500
3 Hoạt tải γ ht 1.750
1.4.2. Hệ số xung kích .
- Hệ số xung kích xét cho tảI trọng xe thiết kế (1+IM) = 1,25
1.4.3. Hệ số làn xe .
Số làn m
1 1.2
2 1
3 0.85
>3 0.65
Với 4 làn xe thiết kế, ta có m = 0.65
1.5. KÍCH THƯỚC CẤU TẠO DẦM CHỦ
1.5.1. Cấu tạo dầm chủ .
a. Cấu tạo chung
- Dầm chủ của KCN cầu chính có dạng MCN hình hộp kín, có 3 sườn.

HOÀNG ĐỨC MẠNH 17/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

- Dầm chủ được chế tạo bằng BTCT DƯL có f c' = 45 MPa

- Chiều cao dầm thay đổi theo phương dọc cầu.Tại vị trí trên đỉnh trụ chính cao
8,0m ; tại vị trí giữa nhịp cao h = 2,5 (m)

1/2 MẶT CẮT ĐỈNH TRỤ 1/2 MẶT CẮT HỢP LONG

Hình 1.1 .Cấu tạo mặt cắt ngang cầu


b. Phương trình đường cong đáy dầm
- Phương trình đường cong đáy dầm :
Đường cong đáy dầm thay đổi theo quy luật đường cong Parabol bậc 2 có phương trình tổng
quát y=ax 2 +bx+c ,các tham số a,b,c được xác định như sau :
Chọn hệ trụ tọa độ tại điểm trên đỉnh trụ chính :
X 0
Hg
Hst

Hình.1.2 Hệ tọa độ tính toán đường cong đáy dầm


Đường cong đi qua 2 điểm, trong đó điểm trùng với gốc tọa độ là điểm cực trị
+Tại điểm O: x = 0
 y = c = Hg = 2.5
+ Tại điểm O có y = 2ax + b = 0
 b=0
+ Tại điểm B : x = 53m, y = Hst = 7.5 m

HOÀNG ĐỨC MẠNH 18/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

 a = (7.5 – 2.5 )/ 532 = 0.00178


Phương trình đường cong đáy dầm : y = 0.00178 x2 + 2.5
b.Phương trình đường cong mặt cầu :
- Đường cong mặt cầu là đường cong tròn, có phương trình chính tắc x 2 +y 2 =R 2
- Đường cong có bán kính R =5000m, vậy phương trình của đường cong mặt cầu lấy đối
với hệ trục tọa độ đặt ở tâm đường cong là x 2 +y 2 =50002 (*)
Thực hiện phép dời trục tọa độ của phương trình đường cong mặt cầu về gốc tọa độ của
phuơng trình đường cong đáy dầm, ta viết lại phương trinh (*) như sau :

( x 2 -63,5) + ( y 2 +4993.097 ) =5000 2


2 2

c. Phương trình đường cong thay đổi chiều dày bản đáy
- Phương trình đường cong là đường Parabol bậc 2 có dạng: y = ax2 + bx + c
- Tại mặt cắt trên đỉnh trụ, giữa đỉnh trụ và sát trụ thì đáy dầm có chiều dày 1200mm
- Tại mặt cắt hợp long, thì đáy dầm có chiều dày 500mm
- Thay số, và giải hệ phương trình ta có:
a = 0.0002
b = 0.0000
c = 0.500
- Vậy phương trình đường cong thay đổi chiều dày bản đáy có dạng:
y = 0.0002 x2 + 0.500 (m)
d. Phân đoạn đúc kết cấu nhịp cầu chính
- Công tác chia đốt dầm tùy thuộc vào năng lực của xe đúc. Ta chia như sau:
+ Đốt K0 có chiều dài 32m được đúc trên hệ giàn giáo cố định trên đỉnh trụ
+ Các đốt K1 đến K4 có chiều dài 3.0m.
+ Các đốt K5 đến K10 có chiều dài 3.5m.
+ Các đốt K11đến K15 có chiều dài 4,0m.
+ Đốt hợp long nhịp nhịp biên, nhip giữa có chiều dài 2.0m.
+ Đốt đúc trên đà giáo nhịp biên có chiều dài 14m.
- Sơ đồ phân đoạn đúc KCN :

PHÂN CHIA ĐỐT ĐÚC THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP GIỮA

HOÀNG ĐỨC MẠNH 19/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

K9 K10 K11 K12 K13 K14 K15 1/2HL


K5 K6 K7 K8
K3 K4
K0 K1 K2

SST S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 S13 S14 SHL

Hình 13. Sơ đồ phân đoạn đúc KCN


e. Đặc trưng hình học.
- Để tính toán đặc trưng hình học ta có thể sử dụng công thức tổng quát như sau để tính:
+ Diện tích mặt cắt:
F = 1/2. ( xi - xi+1)(yi +yi+1).
+ Tọa độ trọng tâm mặt cắt:
yc = 1/6.F. (xi - xi+1)(yi2 + yi.yi+1+ yi+12).
+ Mômen tĩnh của mặt cắt đối với trục x :
Sx = 1/6. (xi - xi+1)(yi3 + yi2.yi+1 + yi.yi+12 + yi+13).
+ Mômen quán tính đối với trục trung hòa:
Jth = Jx - yc2.F.
- Trên cơ sơ các phương trình đường cong đáy dầm và đường cong thay đổi chiều dày bản
đáy lập được ở trên ta xác định được các kích thước cơ bản của từng mặt cắt dầm.
- Bảng tính cao độ đáy dầm, chiều dày bản đáy, chiều cao dầm:
Trong đó:
+ x: Khoảng cách từ gốc tọa độ đến mặt cắt đang xét.
+ hdam: Chiều cao mặt cắt đang xét
+ t: Chiều dày bản đáy dầm hộp
+ Y0 : Khoảng cách từ TTH đến đáy dầm.
+ Ix : Momen quán tính của mặt cắt đốt với trục x
+ Iy : Momen quán tính của mặt cắt đối với trục y
+ F : Diện tích mặt cắt ngang
Các mặt cắt trong phạm vi đúc hẫng

x H dầm t đáy F Y0 Ix Iy
M/C Tên đốt
(m) (m) (m) (m2) (m) (m4) (m4)
Sst - S1 K1 53.00 7.500 1.200 35.505 3.274 438.279 795.013
S1- S2 K2 50.00 6.950 1.123 33.905 3.068 379.652 769.665

HOÀNG ĐỨC MẠNH 20/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

S2-S3 K3 47.00 6.432 1.050 32.382 2.872 327.583 745.255


S3-S4 K4 44.00 5.946 0.982 30.939 2.686 280.966 721.866
S4-S5 K5 41.00 5.492 0.919 29.578 2.481 232.906 695.988
S5-S6 K6 37.50 5.003 0.850 28.097 2.291 192.186 672.052
S6-S7 K7 34.00 4.558 0.788 26.740 2.115 157.913 649.288
S7-S8 K8 30.50 4.156 0.732 25.492 1.954 129.725 628.902
S8-S9 K9 27.00 3.798 0.682 24.377 1.809 106.990 610.583
S9-S10 K10 23.50 3.483 0.638 23.389 1.682 88.926 594.567
S10-S11 K11 20.00 3.212 0.600 22.534 1.558 73.289 579.308
S11-S12 K12 16.00 2.956 0.564 21.722 1.459 62.097 567.565
S12-S13 K13 12.00 2.756 0.536 21.093 1.386 54.679 559.580
S13-S14 K14 8.00 2.614 0.516 20.650 1.341 50.501 555.786
S14-S15 K15 4.00 2.528 0.504 20.401 1.324 49.261 556.364
S15-Shl K16 0.00 2.500 0.500 20.401 1.324 49.261 556.364
Shl Đúc đà giáo - 2.500 0.500 20.401 1.324 49.261 556.364
Strg Trên gối - 2.500 0.500 38.2055 1.2861 19.4225 829.664
Trong đó :
+ x : tọa độ mặt cắt với gốc tọa độ trùng với gốc tọa độ của phương trình đường cong.
+ h : chiều cao dầm tại các mặt cắt
F. Quy đổi mặt cắt chữ T
F1. Xác định bề rộng cánh hữu hiệu be
- Theo điều 4.6.2.6.2 Quy trình 22TCN272-05 quy định bề rộng bản cánh hữu hiệu với dầm
hộp đúc sẵn như sau: Có thể giả thiết các bề rộng bản cánh hữu hiệu bằng bề rộng bản cánh
thực tế nếu như:
+ b ≤ 0,1 li
+ b ≤ 3.d0
Trong đó:
+ do: Chiều cao của kết cấu nhịp, do = 8000mm
+ li: chiều dài nhịp quy ước.
- Đối với dầm liên tục, li = 0,8l đối với nhịp cuối và li = 0.6l đối với nhịp giữa.
- Đối với mặt cắt trên đỉnh trụ, ta có li = 0,8. 85000 = 68000mm.
+ b: chiều rộng thực của bản cánh tính từ bản bụng dầm ra mỗi phía, nghĩa là b 1, b2, b3
như trong hình vẽ, đơn vị mm.
 Với mặt cắt đỉnh trụ ta có: b1 = 3175mm ; b2 = 6372mm ; b3 = 5129mm
 Max(b1, b2, b3) = 6372mm < 3d0 = 3.8000 = 24000mm
 Max(b1, b2, b3) = 6372mm < 0.1li = 8500mm
 Bề rộng bản cánh hữu hiệu be = 20500mm

HOÀNG ĐỨC MẠNH 21/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

- Với mặt cắt giữa nhịp ta có: b1 = 3175mm ; b2 = 6372mm ; b3 = 5129mm


 Max(b1, b2, b3) = 6372mm < 3d0 = 3.2500 = 7500mm
 Max(b1, b2, b3) = 6372mm < 0.1li = 8500mm
 Bề rộng bản cánh hữu hiệu be = 20500mm

Hình 1.4 Ký hiệu mặt cắt quy đổi


F2. Quy đổi về mặt cắt chữ T
- Nguyên tắc quy đổi:
+ Chiều cao mặt cắt không đổi
+ Chiều dày sườn không thay đổi
+ Diện tích mặt cắt ngang không thay đổi
Y
7
6
4 5
9 10
8 11 3

TTH

15 12
14 13

1 2
X

Hình 1.5 Mặt cắt quy đổi


- Quy đổi mặt cắt đỉnh trụ:
+ Bề rộng bản cánh trên: bt = 20500mm
+ Chiều cao bản cánh trên: tt = 760mm
+ Bề rộng sườn dầm: tw = 1800mm
+ Chiều cao sườn: dw = 5899mm
HOÀNG ĐỨC MẠNH 22/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

+ Bề rộng bầu dầm: bb = 12000mm


+ Chiều cao sườn dầm: tb =1341mm
- Quy đổi mặt cắt giữa trụ:
+ Bề rộng bản cánh trên: bs = 20500mm
+ Chiều cao bản cánh trên: ts = 863mm
+ Bề rộng sườn dầm: tw = 1800mm
+ Chiều cao sườn: dw = 4773mm
+ Bề rộng bầu dầm: bb = 12400mm
+ Chiều cao sườn dầm: tb = 1364mm
- Quy đổi mặt cắt giữa nhịp (M/C hợp long):
+ Bề rộng bản cánh trên: bs = 20500mm
+ Chiều cao bản cánh trên: ts = 566mm
+ Bề rộng sườn dầm: tw = 1800mm
+ Chiều cao sườn: dw = 1381mm
+ Bề rộng bầu dầm: bb = 14200mm
+ Chiều cao sườn dầm: tb = 553mm
1.5.2. Cấu tạo bản Bê tông mặt cầu .
- Bản bê tông mặt cầu bằng BTCT thường, có chiều dày trung bình 350 (mm).
- Khẩu độ tình toán phần bản hẫng phía ngoài Lh = 3,230 (m)
- Khẩu độ tình toán phần bản phía trong Lt = 6,372 (m)
1.5.3. Cấu tạo lớp phủ mặt cầu .
- Lớp phủ mặt cầu cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp BTN asphalt dày 7 cm
+ Lớp BT bảo vệ dày 3 cm
+ Lớp phòng nước Recon 7 dày 4 mm
1.6. XÁC ĐỊNH TĨNH TẢI TÁC DỤNG LÊN DẦM CHỦ.
1.6.1. Tĩnh tải giai đoạn I .
a. Tĩnh tải bản thân các đốt đúc
- Để đơn giản trong tính toán ta giả thiết gần đúng chiều cao dầm trong mỗi đốt thay đổi
tuyến tính.
- Khi tính toán ta giả thiết trọng lượng đốt đúc phân bố đều trên chiều dài mỗi đốt và có giá
trị theo tiết diện giữa đốt (lấy giá trị trung bình của 2 mặt cắt đầu và cuối mỗi đốt).
HOÀNG ĐỨC MẠNH 23/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

- Trọng lượng các đốt được tính theo công thức : Q Ki = γ c .VKi (kN)

tc Q Ki
- Tĩnh tải tiêu chuẩn giai đoạn I : DC Ki = (kN/m)
L Ki

tt Q Ki
- Tĩnh tải tính toán giai đoạn I : DCKi =n tt1 (kN/m)
L Ki

Bảng tính toán tính tải giai đoạn I - Phần đúc hẫng
chiều
x F V Q
M/C Tên đốt dài DCItc DCItt
(m) (m) (m2) (m3) (KN) (KN/m) (KN/m)
Sst - S1 K1 53.00 3.00 35.50 104.11 2602.85 867.62 1084.52
S1- S2 K2 50.00 3.00 33.90 99.43 2485.73 828.58 1035.72
S2-S3 K3 47.00 3.00 32.38 94.98 2374.52 791.51 989.38
S3-S4 K4 44.00 3.00 30.94 90.78 2269.38 756.46 945.58
S4-S5 K5 41.00 3.50 29.58 100.93 2523.28 720.94 901.17
S5-S6 K6 37.50 3.50 28.10 95.96 2399.11 685.46 856.83
S6-S7 K7 34.00 3.50 26.74 91.41 2285.13 652.89 816.12
S7-S8 K8 30.50 3.50 25.49 87.27 2181.74 623.35 779.19
S8-S9 K9 27.00 3.50 24.38 83.59 2089.76 597.07 746.34
S9-S10 K10 23.50 3.50 23.39 80.36 2009.12 574.04 717.54
S10-S11 K11 20.00 4.00 22.53 88.51 2212.78 553.20 691.49
S11-S12 K12 16.00 4.00 21.72 85.63 2140.74 535.18 668.98
S12-S13 K13 12.00 4.00 21.09 83.49 2087.13 521.78 652.23
S13-S14 K14 8.00 4.00 20.65 82.10 2052.55 513.14 641.42
S14-S15 K15 4.00 4.00 20.40 81.60 2040.12 510.03 637.54
S15-Shl Khl 0.00 2.00 20.40 40.80 1020.06 510.03 637.54
Shl Đúc đà giáo - 13.60 20.40 277.46 6936.41 510.03 637.54
Stg Trên gối - 0.40 38.21 15.28 382.06 955.14 1193.92
Total/ Nhịp biên - 138.00 - 3367.40 84184.92 23412.88 29266.103
Tổng Nhịp giữa - 108.00 - 2741.12 68527.933 19972.52 24965.647
Phân chia đốt đúc trên đà giáo của đốt K0 trên đỉnh trụ

K'dt K'1 K'3


K'0 K'2 K'4
K'st

Hình 1.6. Phân chia đốt đúc đà giáo của đốt K0 trên đỉnh trụ
Bảng tính toán Tĩnh tải giai đoạn I của đốt K0
chiều
Tên
Mặt cắt dài F V Q DCItc DCItt
đốt
(m) (m2) (m3) (KN) (KN/m) (KN/m)
K'st - K'dt Kst 2.500 70.71 176.78 4419.48 1767.79 2209.74
HOÀNG ĐỨC MẠNH 24/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

K'dt - K'dt K'dt 2.500 105.92 264.79 6619.75 2647.90 3309.88


K'dt - K'0 K'0 2.150 42.99 92.43 2310.79 1074.79 1343.48
K'0 - K'1 K'1 2.150 42.59 91.58 2289.45 1064.86 1331.08
K'1 - K'2 K'2 2.150 42.30 90.95 2273.85 1057.60 1322.00
K'2 - K'3 K'3 2.150 42.12 90.56 2263.93 1052.99 1316.24
K'3 - K'4 K'4 2.150 42.04 90.39 2259.66 1051.01 1313.76
K'4 - K"4 K'gt 0.500 42.04 21.02 525.50 1051.01 1313.76
K"4 - K"3 K"4 2.150 42.04 90.39 2259.66 1051.01 1313.76
K"3 - K"2 K"3 2.150 42.12 90.56 2263.93 1052.99 1316.24
K"2 - K"1 K"2 2.150 42.30 90.95 2273.85 1057.60 1322.00
K"1 - K"0 K"1 2.150 42.59 91.58 2289.45 1064.86 1331.08
K"0 -K"dt K"0 2.150 42.99 92.43 2310.79 1074.79 1343.48
K"dt K"dt K"dt 2.500 105.92 264.79 6619.75 2647.90 3309.88
K"dt -K"st K"st 2.500 70.71 176.78 4419.48 1767.79 2209.74
Total / Tổng 32.000 1815.97 45399.32 20484.88 25606.10
Tổng khối lượng tĩnh tải giai đoạn I do dầm sinh ra là :
DCI tt= 29266.10 + 24965.65 + 2 x 25606.10 = 105441.95 (KN/m)
1.6.2. Tĩnh tải giai đoạn II .
a. Tĩnh tải rải đều chân lan can bê tông và giải phân cách cứng bằng bê tông:
- Chiều cao chân lan can bê tông hlc = 0,60 m
- Bề rộng chân lan can bê tông blc = 0,50 m
- Tĩnh tải rải đều chân lan can bê tông : qclc = 2.blcc.hlcc.gc.0,75= 11,25 kN/m
- Tĩnh tải dải đều của tay vịn lan can có thể lấy sơ bộ: qtvlc = 0,1 kN/m
- Trọng lượng dải đều lan can:
qlc= qclc+qtvlc= 11,35 kN/m
+ Chiều cao của giải phân cách cứng giữa cầu: hgpc = 0.4 m
+ Bề rộng chân giải phân cách bê tông giữa cầu : bgpc = 0.5 m
+ Tĩnh tải rải đều của phân cách bê tông giữa cầu: qgpc = bgpc.hgpc.gc.0,75 = 3,75 KN/m
+ Trọng lượng rải đều của lưới thép gắn trên giải phân cách lấy sơ bộ: qlct = 0,2 KN/m
+ Trọng lượng rải đều của giải phân cách cứng giữa cầu:
qgpcc = 3,75 + 0,2 = 3,95 KN/m
b. Tĩnh tải rải đều lớp phủ mặt cầu :
STT Cấu tạo Chiều dày (m) γa (kN/m3) P (kN/m2)
1 Lớp bêtông Asphalt 0,07 23 1.61
2 Lớp bê tông bảo vệ 0,03 24 0.72
Tổng 0,1 2.33
• Bề rộng phần xe chạy: Bxe= 19.00 m
HOÀNG ĐỨC MẠNH 25/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

• Trọng lượng dải đều lớp phủ mặt cầu phần xe chạy
qxe = P.Bxe= 44.27 kN/m
c. Tổng hợp tĩnh tải tác dụng lên dầm chủ
Tải trọng Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Trọng lượng dải đều của cột lan can và tay vịn qlc 11,35 kN/m
Trọng lượng dải đều của giảI phân cách cứng qgpcc 3,95 kN/m
Trọng lượng dải đều của lớp phủ mặt cầu qmc 44,27 kN/m
Tĩnh tải giai đoạn II tiêu chuẩn DWIItc 59,57 kN/m
Tĩnh tải giai đoạn II tính toán DWIItt 89,36 kN/m
1.7. TÍNH TOÁN NỘI LỰC .
1.7.1. Nguyên tắc tính toán .
a. Nguyên tắc tính toán:
- Sự làm việc của cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng phụ thuộc
vào biện pháp công nghệ thi công kết cấu nhịp, cụ thể là trình tự hợp long.
- Mỗi loại tải trọng tác dụng lên KCN theo các sơ đồ tính toán riêng và thời điểm tác dụng
cũng khác, vì vậy cần thiết phảI lập sơ đồ tính của kết cấu nhịp căn cứ theo trạng thái và
thời điểm tác dụng của từng loại tải trọng và xác định nội lực trong từng sơ đồ riêng theo
nguyên lý độc lập tác dụng, sau đó tổ hợp các giá trị nội lực theo nguyên lý cộng tác dụng.
b. Phương pháp tính toán :
- Đối với các sơ đồ tĩnh đĩnh, từ các sơ đồ tính toán đã lập và tải trọng tác dụng tính toán nội
lực và chuyển vị theo các phương pháp của Cơ học kết cấu.
- Đối với sơ đồ siêu tĩnh,thực hiện theo hai bước sau :
+ Sử dụng các phần mềm phân tích kết cấu như SAP, Midas để tính toán và vẽ đường
ảnh hưởng nội lực tại các mặt cắt tính toán.
+ Chất tĩnh tải và hoạt tải lên đường ảnh hưởng để tính toán nội lực tại các mặt cắt tính
toán.
1.7.2. Tính toán nội lực .
Các sơ đồ tính toán nội lực qua các giai đoạn thi công :
 Giai đoạn 1:
+ Sơ đồ 1a : Thi công hẫng tối đa
+ Sơ đồ 1a : Thi công hợp long nhịp biên
 Giai đoạn 2 :
+ Sơ đồ 2 : Thi công hợp long nhịp giữa.
+ Sơ đồ 3 : Dỡ bỏ tải trọng thi công.

HOÀNG ĐỨC MẠNH 26/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

+ Sơ đồ 4 : Thi công lớp phủ mặt cầu và các tiện ích.


+ Sơ đồ 5 : Sơ đồ chịu hoạt tải khai thác.
1.7.2.1. Sơ đồ thi công đúc hẫng cân bằng các đốt đúc Ki :
a. Sơ đồ 1a: Thi công hẫng tối đa
 Sơ đồ tính : Khung T
qtc qtc

Pxd
Pxd
My My

Hình.1.7 Sơ đồ tính giai đoạn thi công hẫng.


 Tải trọng :
+ Trọng lượng bản thân các đốt đúc (DC).
+ Tải trọng xe đúc và bộ ván khuôn treo (XD).
+ Tải trọng bê tông ướt của đốt đúc cuối cùng K15 :
+ Tải trọng thi công tiêu chuẩn: qtc = 0,24x21,5 = 5,16 kN/m
Tải trọng Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Tải trọng bản thân P 54872.203 kN/m
Pxd 1000 kN
Trọng lượng xe đúc
Mxd 2000 kN.m
P15 2040.12 kN
Trọng lượng BT ướt
Mbt 4080.24 kN.m
Tải trọng thi công qtc 5.16 kN/m
 Nội lực: Sử dụng chương trình Midas để tính toán và phân tích nôị lực ta có :

Hình 1.8 Sơ đồ 1a: Giai đoạn thi công hẫng tối đa

HOÀNG ĐỨC MẠNH 27/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Mômen âm cực đại tại mặt cắt đỉnh trụ trong quá trình thi công đúc hẫng:
-
M1_SD = -8,907.105 (KN.m)
-
M1_CD = -11,13.105 (KN.m)
b.Sơ đồ 1b: Thi công hợp long nhịp biên
- Đúc đốt hợp long nhịp biên. Khi hợp long ta sử dụng 1 xe đúc, khi đó chân trước của xe sẽ
gác lên cánh hẫng phía trước ( tức đốt đúc trên đà giáo ), tải trọng xe sẽ được chia đều cho 2
cánh hẫng.
- Bê tông đốt hợp long lúc này chưa đông cứng. Sơ đồ là khung T

Hình.1.9 Sơ đồ 1b: Giai đoạn hợp long nhịp biên


- Tải trọng :
+ Trọng lượng bản thân các đốt đúc(DC).
+ Tải trọng thi công rải đều(TC).
+ Tải trọng xe đúc và bộ ván khuôn treo(XD).
+ Tải trọng bê tông ướt của đốt 1/2HL.
Mômen âm cực đại tại mặt cắt đỉnh trụ trong quá trình thi công đúc hẫng:
M -2_SD = -9,772.105 (KN.m)

M -2_CD = -12,215.105 (KN.m)

c. Sơ đồ 1c: thi công hợp long nhịp giữa :


Sau khi đã hợp long nhịp biên, tháo dỡ hệ đà giáo cố định và xe đúc hợp long .
Sơ đồ tính : Dầm khung V mút thừa.

HOÀNG ĐỨC MẠNH 28/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

1/2Pxd 1/2Pxd
1/2Phl 1/2Phl
qtc qtc

qbt qbt

Hình 1.10 Sơ đồ tính giai đoạn thi công hợp long nhịp giữa.
 Tải trọng :
+ Trọng lượng bản thân các đốt đúc.
+ Tải trọng thi công rải đều.
+ 1/2 Tải trọng xe đúc và bộ ván khuôn treo.
+ 1/2 Tải trọng đốt hợp long .
- Sử dụng phần mềm phân tích kết cấu Midas Civil 7.01 để tính toán nội lực lớn nhất tại
mặt cắt đỉnh trụ trong quá trình thi công HL nhịp giữa:

Hình 1.11 Sơ đồ 1c: Biểu đồ Mômen trong giai đoạn hợp long nhịp giữa
 Nội lực :
- Mômen âm tại mặt cắt đỉnh trụ trong quá trình hợp long nhịp giữa :
-
M 3_SD = -11,187.105 (KN.m)
-
M 3_CD = -13,98.105 (KN.m)
c.Tổng hợp nội lực giai đoạn 1:
Nội lực lớn nhất tại mặt cắt đỉnh trụ trong giai đoạn thi công được lấy với giá trị M = max(
M1a- , M1b
-
, M1c- )
-
M 3_SD = -11,187.105 (KN.m)
-
M 3_CD = -13,98.105 (KN.m)
HOÀNG ĐỨC MẠNH 29/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

1.7.2.2. Giai đoạn khai thác


- Nội lực tại các mặt cắt dầm trong giai đoạn khai thác được cộng tác dụng từ các sơ đồ
2 , 3 , 4 , 5 để tìm ra nội lực cuối cùng trong giai đoạn khai thác.
a. Sơ đồ dỡ bỏ tải trọng thi công :
 Sơ đồ tính : Khung liên tục

qtc qtc
1/2Pxd 1/2Pxd

Hình.1.12 .Sơ đồ tính giai đoạn dỡ bỏ tải trọng thi công.


- Tải trọng :
+ Tải trọng thi công rải đều.
+ Tải trọng xe đúc và bộ ván khuôn treo.
- Sử dụng phần mềm phân tích kết cấu Midas Civil 7.01 để tính toán nội lực lớn nhất
tại mặt cắt đỉnh trụ và mặt cắt giữa.

Hình.1.14 Sơ đồ 3: Biểu đồ Momen trong giai đoạn dỡ bỏ tải trọng thi công.
 Nội lực :
- Mômen tại mặt cắt đỉnh trụ trong quá trình dỡ bỏ tải trọng thi công :
M +4_SD = +25402,5 (KN.m)

M +4_CD = +38103,5( KN.m)

- Mômen tại mặt giữa nhịp trong quá trình dỡ bỏ tải trọng thi công :
M -4_SDg = - 15243,2 (KN.m)

M -4_CDg = -22864,8 (KN.m)

b. Sơ đồ thi công tĩnh tải giai đoạn II:


 Sơ đồ tính : Dầm liên tục
HOÀNG ĐỨC MẠNH 30/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Dw Dw

Hình1.15 Sơ đồ tính giai đoạn thi công lớp phủ mặt cầu và các tiện ích.
 Tải trọng :
+ Trọng lượng bê tông kết cấu
+ Tĩnh tải giai đoạn II tiêu chuẩn
- Sử dụng phần mềm phân tích kết cấu Midas Civil 7.01 để tính toán nội lực lớn nhất
tại mặt cắt đỉnh trụ và mặt cắt giữa nhịp trong quá trình thi công lớp phủ mặt cầu.

Hình1.16 Sơ đồ 4: Biểu đồ thi công tĩnh tải giai đoạn II


 Nội lực :
- Mômen tại mặt cắt đỉnh trụ trong quá trình thi công tĩnh tải giai đoạn 2:
-
M 5_SD = -1,2317.105 (KN.m)
-
M 5_CD = -1,5396.105 ( KN.m)

- Mômen tại mặt giữa nhịp trong quá trình thi công tĩnh tải giai đoạn 2:
+
M 5_SDg = +18060,9 (KN.m)
+
M 5_CDg = +22576,125 (KN.m)
c. Sơ đồ chịu hoạt tải khai thác :
Sơ đồ tính : Dầm liên tục.
Tải trọng tác dụng :
 Hoạt tải HL93
 Các tổ hợp tải trọng do hoạt tải :
+ Tổ hợp 1 : Xe tải thiết kế (Truck) + Tải trọng làn (Lane)

HOÀNG ĐỨC MẠNH 31/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

+ Tổ hợp 2 : Xe hai trục (Tandem) + Tải trọng làn (Lane)


+ Tổ hợp 3 : 90% ( 2 xe tải thiết kế + tải trọng làn)
 Mômen âm tại mặt cắt đỉnh trụ do Hoạt tải :
- Mômen âm tại mặt cắt đỉnh trụ do hoạt tải gây được lấy bằng 90% hiệu ứng do 2 xe
tải thiết kế đặt cách nhau 15m và tải trọng làn gây ra.

Hình1.17 Đường ảnh hưởng M - tại mặt cắt đỉnh

Hình1.18 Sơ đồ xếp tải bất lợi lên ĐAH để tính M - tại mặt cắt đỉnh trụ
 Nội lực :
- Mômen tại mặt cắt đỉnh trụ do hoạt tảI HL93 gây ra:
M 6-TC = -102069 (KN.m)

M 6-TT = -178620,75 (KN.m)

 Mômen dương tại mặt cắt giữa nhịp do Hoạt tải :

Hình..1.19 Đường ảnh hưởng M + tại mặt cắt giữa nhịp

HOÀNG ĐỨC MẠNH 32/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Hình.1.20 Sơ đồ xếp xe tải thiết kế lên DAH

Hình.1.21 .Sơ đồ xếp xe hai trục lên DAH


 Nội lực :
- Mômen tại mặt cắt giữa nhịp do hoạt tảI HL93 gây ra:
M 7+TC = +17764,3 (KN.m)

M 7+TT = +31087,5 (KN.m)

1.7.3. Tính toán và bố trí cốt thép cho mặt cắt trên đỉnh trụ .
a. Xác định ĐTHH của mặt cắt
 Kích thước quy đổi từ mặt cắt hộp sang mặt cắt chữ I :

Tên đại lượng Kí hiệu Giá trị đơn vị


Bề rộng bản cánh trên bt 20500 mm
Chiều dày bản cánh trên tt 566 mm
Bề rộng sườn dầm tw 1800 mm
Chiều cao sườn dầm Dw 4700 mm
Bề rộng bản đáy bb 10654 mm
Chiều dày bản đáy tb 1335 mm

HOÀNG ĐỨC MẠNH 33/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

TTH

Hình.1.22 .Mặt cắt dầm hộp quy đổi về mặt cắt I.

HOÀNG ĐỨC MẠNH 34/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

b. Lựa chọn loại cáp DƯL .


- Dựng thép DƯL loại tự chùng thấp theo tiêu chuẩn ASTM A416M grade 270,có các thông
số kĩ thuật như sau:
 Đường kính danh định của tao cáp D = 15,2 mm
 Diện tích một tao cáp As1 = 140 mm2
 Cường độ kéo đứt fpu = 1860 MPa
 Cường độ kéo chảy fpy = 0,9. fpu = 1674 MPa
 Môdun đàn hồi Es = 197000 MPa
- Số tao cáp trong 1 bó cáp : n = 25 tao
c.Xác định số bó cốt thép DƯL cần thiết .
- Xác định sơ bộ số lượng cốt thép DƯL tại mặt cắt trên đỉnh trụ :
bt
Bª t«ng chÞu nÐn
As' Aps'
as'

As'.fy
0.85.fc'.bt.a
a

a
c

c
tt

Aps'.fps
TTH TTH
dp

Mu
Hb
Dw

tw
Aps
Aps.fps
tb

As As.fy
as
atp

L
bb

Hình
1.23 .Sơ đồ tính toán cốt thép DƯL
- Xác định vị trí trục trung hòa.
+ Giả thiết ban đầu TTH đi qua mép trên của bản cánh dưới,khi đó chiều cao vùng bê tông
chịu nén sẽ bằng chiều dày bản cánh trên c = t b ,khi đó sức kháng uốn danh định của mặt cắt
được tính theo công thức:
� tb �
( )
Mn =A s .fy.( ds -dp ) -A 's .fy. d's -dp +0,85.fc' .β1.tb.bb.�
dp - �(*)
� 2�
+ So sánh :
 Mtt �Mn � TTH đi qua bản cánh dưới,mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ nhật.

 Mtt >Mn � TTH đi qua sườn dầm,mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ T.

+ Tính toán lượng cốt thép DƯL cần thiết :

HOÀNG ĐỨC MẠNH 35/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

 Với mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ nhật :


A s'.fy +0,85.fc' .bb.a-A s .fy
A ps =
fps

 Với mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ T :

A s'.fy +0,85.β1.fc' .tb.(bb -tW ).+0,85.fc'.a.tw -A s .fy


A ps =
fps

Trong đó:
 β1 : Hệ số quy đổi chiều cao khối ứng suất tương đương

 fps : ứng suất trung bình trong cốt thép DƯL :

+ Lập bảng tính toán:

Tên các đại lượng Ký hiệu Giá trị Đơn vị


Mô men tính toán tại mặt cắt trên trụ Mtt 1503070 kN.m
Hệ số quy đổi khối ứng suất β1 0.73
Khoảng cách từ mép trên cùng chịu nén đến
dp 7800 mm
trọng tâm cốt thép DUL
Mô men uốn của mặt cắt Mn 3221624.61 kN.m
Vị trí TTH TTH Qua cánh
Tính toán cốt thép DUL
Chiều cao khối ứng suất tương đương a 431.78 mm
Chiều cao vùng chịu nén c 592.64 mm
Giới hạn cốt thép tối đa c/dp 0.076 OK
ứng suất trung bình trong cốt thép DUL fps 1674 MPa
Diện tích DUL cần thiết (Aps)ct 118391.12 mm2
Số tao cáp trong 1 bó đã chọn nt 25 tao
Diện tích mặt cắt ngang 1 bó đã chọn Aps1 3500 mm2
Số bó cáp DUL cần thiết nct 33.83 bó
d.Bố trí cốt thép DƯL trên mặt cắt ngang .
- Lực chọn số bó cáp DƯL :
+ Số bó cáp DƯL bố trí tại mặt cắt đỉnh trụ n = 51 bó
+ Diện tích cốt thép DƯL bố trí trên mặt cắt ngang : Aps = n.nt.As1
=> Aps = 51.3500 = 178500 (mm2)
Bố trí sơ bộ cáp dự ứng lực trên mặt cắt ngang :

HOÀNG ĐỨC MẠNH 36/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Hình1.24 Bố trí sơ bộ cốt thép DƯL tại mặt cắt trên đỉnh trụ.
- Khoảng cách từ trọng tâm các bó cáp DƯL đến mép trên bản nắp hộp :
dp =Hdt -de

Trong đó: Hđt = 8.00 m : chiều cao mặt cắt ngang đỉnh trụ
de = 0.4 m : khoảng cách từ trọng tâm các bó cáp đến mép trên bản nắp hộp.
=> dp = 8,0 - 0,4 = 7,6 (m)
- Tính duyệt mặt cắt theo TTGHCD I :
+ Tính toán với mặt cắt quy đổi chữ I, ban đầu giả thiết rằng TTH đi qua mép trên bản
cánh dưới, khi đó ta có c = tb, khi đó mặt cắt dầm làm việc như mặt cắt hình chữ nhật.
+ Xác định chiều cao vùng chịu nén c :
A ps .fpu +A s .fy -A 's .fy
c=
 Mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ nhật, c < tb : f
0,85.fc' .β1.bb +k.A ps . pu
dp

+ Xác định mômen kháng uốn danh định của mặt cắt :
 Mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ nhật, c < tb :
� a� a a
Mn =Aps fps �
dp - �
+A S .fy.(dS - )-A S'.fy.(dS'- )
� 2� 2 2

 Mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ T, c > tb:


� a� � a � , �' a � �a t �
Mn =Aps .fps .�
dp - �
+A s .fy.�
ds - �
-A y.fy.� +0,85.fc' .β1. ( bb -tw ) .hbf .� - t �
ds - �
� 2� � 2� � 2� �2 2 �
+ Lập bảng tính duyệt mặt cắt :

Tên các đại lượng Kí Giá trị Đơn vị

HOÀNG ĐỨC MẠNH 37/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

hiệu
Diện tích cốt thép DƯL bố trí Aps 178500 mm2
Chiều cao có hiệu của mặt cắt dp 5.9429 mm
Vị trí TTH TTH Qua sườn
Chiều cao vùng chịu nén của mặt cắt c 1263 mm
Chiều cao vùng chịu nén của mặt cắt a 1734 mm
Giới hạn cốt thép tối đa c/dp 0.29 < 0,42
ứng suất trung bình trong cốt thép DƯL fps 1708.31 MPa
Sức kháng uốn danh định của mặt cắt Mn 1985441.2 KN.m

Sức kháng uốn tính toán của mặt cắt Mr 1886169.2 KN.m
Kiểm toán theo TTGH CĐ I Mr/Mtt 1.374 Đạt
1.7.4. Tính toán và bố trí cốt thép cho mặt cắt nhịp biên.
a. Xác định ĐTHH của mặt cắt .
- Kích thước quy đổi từ mặt cắt hộp sang mặt cắt chữ I :

Tên đại lượng Kí hiệu Giá trị đơn vị


Bề rộng bản cánh trên bt 20500 mm
Chiều dày bản cánh trên tt 461 mm
Bề rộng sườn dầm tw 705 mm
Chiều cao sườn dầm Dw 163 mm
Bề rộng bản đáy bb 11654 mm
Chiều dày bản đáy tb 408 mm
bs
ts

TTH
Hb
Dw

tw

bb

Hình.1.25 Mặt cắt dầm hộp quy đổi về mặt cắt I


b. Lựa chọn loại cáp DƯL .
- Dựng thép DƯL loại tự chùng thấp theo tiêu chuẩn ASTM A416M grade 270, có các
thông số kĩ thuật như sau:
HOÀNG ĐỨC MẠNH 38/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

 Đường kính danh định của tao cáp D = 15,2 mm


 Diện tích một tao cáp As1 = 140 mm2
 Cường độ kéo đứt fpu = 1860 MPa
 Cường độ kéo chảy fpy = 0,9. fpu = 1674 MPa
 Môđun đàn hồi Es = 197000 MPa
- Số tao cáp trong 1 bó cáp : n = 25 tao
c. Xác định số bó cốt thép DƯL cần thiết .
 Xác định sơ bộ số lượng cốt thép DƯL tại mặt cắt giữa nhịp :
- Xác định vị trí Trục trung hòa (TTH) của mặt cắt :
+ Giả thiết ban đầu TTH đi qua mép dưới của bản cánh trên,khi đó chiều cao vùng bê tông
chịu nén sẽ bằng chiều dày bản cánh trên c = h tf , khi đó sức kháng uốn danh định của mặt
cắt được tính theo công thức:
htf
M n = Ay' . f y .(d s' - d p ) - As . f y .(d p - d s ) + 0,85. f c'.1.htf .btf .(d p - ) (*)
2
+ So sánh :
 Mtt �Mn � TTH đi qua bản cánh trên,mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ nhật.

 Mtt >Mn � TTH đi qua sườn dầm,mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ T.

+ Tính toán lượng cốt thép DƯL cần thiết :


 Với mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ nhật :
A '.f +0,85.fc' .btf .a-A s .fy
A ps = s y
fps

 Với mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ T :


A '.f +0,85.β1.fc' .htf .(btf -tW ).+0,85.fc'.a.tw -A s .fy
A ps = s y
fps

Trong đó:
 β1 : hệ số quy đổi chiều cao khối ứng suất tương đương.

 fps : ứng suất trung bình trong cốt thép DƯL.

+ Lập bảng tính toán :


Tính toán CT Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Mômen tính toán tại mặt cắt Mbtt 85368.1 kN.m
Mômen phần bê tông bản cánh trên Mbt 404377.63 kN.m

HOÀNG ĐỨC MẠNH 39/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Vị trí TTH TTH Qua cánh


Chiều cao khối ứng suất tương đương a 68 mm
Chiều cao vùng chịu nén c 93 mm
Giới hạn CT tối đa c/dp 0.046 <0.42
ứng suất trung bình CT DƯL fps 1836.88 Mpa
Diện tích CT cần thiết Act 28912 mm2
Số bó cần thiết n 8.4 bó
d. Bố trí cốt thép DƯL trên mặt cắt ngang .
- Lực chọn số bó cáp DƯL :
+ Số bó cáp DƯL bố trí tại mặt cắt giữa nhịp n = 10 bó
+ Diện tích cốt thép DƯL bố trí trên mặt cắt ngang : Aps = n.nt.As1
=> Aps = 10.19.141 = 26790 (mm2)
+ Bố trí sơ bộ cốt thép DƯL trên mặt cắt ngang :
150

150
Hình1.26 Bố trí sơ bộ cốt thép DƯL tại mặt cắt nhịp biên.
- Khoảng cách từ trọng tâm các bó cáp DƯL đến mép trên bản nắp hộp :
d p =H ng -d e

Trong đó : Hng = 2,50 m : chiều cao mặt cắt ngang giữa nhịp
de = 0,170 m : khoảng cách từ trọng tâm các bó cáp đến mép dưới bản đáy dầm.
=> dp = 2,5 – 0,17 = 2,33 (m)
- Tính duyệt mặt cắt theo TTGHCD I :
+ Tính toán với mặt cắt quy đổi chữ I, ban đầu giả thiết rằng TTH đi qua mép dưới bản
cánh trên,khi đó ta có c = htf ,khi đó mặt cắt dầm làm việc như mặt cắt hình chữ nhật.
+ Xác định chiều cao vùng chịu nén c :
 Mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ nhật, c < htf :
Aps . f pu + As . f y - A 's . f y
c=
0,85. f 'c .1.b + k . Aps . f pu d p

+ Xác định mômen kháng uốn danh định của mặt cắt :
 Mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ nhật, c < htf :

HOÀNG ĐỨC MẠNH 40/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

� a� � a� � a�
M n = Aps . f ps �
d p - �+ As . f y . �d s - �- A 's . f y . �d 's - �
� 2� � 2� � 2�

 Mặt cắt tính toán là mặt cắt chữ T, c > htf :

� a� � a� � a� �a h �
M n = Aps . f ps �d p - �+ As . f y . �d s - �- A 's . f y . �d 's - �+ 0,85 f 'c . 1.(btf - t w ).htf . � - tf �
� 2� � 2� � 2� �2 2 �

� a� ' �' a � �a h �
M n = As . f y . �dp - �- As . f y . �d s - �+ 0,85. f c' .1.htf .btf . � - f �(*)
� 2� � 2� �2 2 �

+ Tính duyệt mặt cắt :


Tên các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị
- Diện tích cốt thép DƯL bố trí Aps 26790 mm2
- Chiều cao có hiệu của mặt cắt dp 2216 mm
- Vị trí TTH TTH Qua cánh
- Chiều cao vùng chịu nén của mặt cắt c 142 mm
- Chiều cao vùng chịu nén của mặt cắt a 10.31 mm
- Giới hạn cốt thép tối đa c/dp 0.051 < 0,42
- ứng suất trung bình trong cốt thép DƯL fps 1833.13 Mpa
- Sức kháng uốn danh định của mặt cắt Mn 115691.2 KN.m
- Sức kháng uốn tính toán của mặt cắt Mr 109906.8 KN.m
- Kiểm toán theo TTGH CĐ I Mr/Mtt 1.331 Đạt

HOÀNG ĐỨC MẠNH 41/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

1.8. TÍNH TOÁN MỐ CẦU .


1.8.1. Cấu tạo kết cấu nhịp cầu dẫn .
a. Cấu tạo mặt cắt ngang KCN cầu dẫn :

Hình 1.27 Cấu tạo mặt cắt ngang KCN cầu dẫn
- Bảng kích thước thiết kế dầm chủ phần cầu dẫn:
- Chiều cao mặt cắt Hb 165 cm
- Bề rộng bản cánh dưới bb 60 cm
- Chiều dày bản cánh dưới tb 25 cm
- Chiều cao vút bản cánh dưới thb 20 cm
- Bề rộng vút bản cánh dưới bhb 20 cm
- Bề rộng bản cánh trên bt 80 cm
- Chiều dày bản cánh trên tt 20 cm
- Chiều cao vút bản cánh trên tht 10 cm
- Bề rộng vút bản cánh trên bht 30 cm
- Chiều dày sườn dầm tw 20 cm
- Chiều cao sườn dầm Dw 90 cm
Chiều dài đoạn dầm đặc phía đầu dầm: Lđ 150 cm
Chiều dài đoạn vuốt sườn dầm: LV 100 cm
b. Số liệu thiết kế phần trên :
Các số liệu thiết kế Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Số lượng dầm chủ nd 10 dầm
Chiều dài nhịp Ln 33 m
Chiều dài nhịp tính toán Ltt 32.4 m
Khoảng cách dầm chủ S 2070 mm
Khoảng cách phần hẫng de 1176 mm
Bề rộng toàn cầu Bc 21500 mm
HOÀNG ĐỨC MẠNH 42/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Bề rộng chân lan can Blc 500 mm


Chiều cao chân lan can Hlc 500 mm
Chiều dày bản mặt cầu ts 260 mm
Chiều dày lớp phủ mặt cầu hp 104 mm
Số dầm ngang trên 1 nhịp Ndn 45 Dầm
Chiều cao dầm ngang Hdn 1320 mm
Chiều dày dầm ngang Tdn 250 mm
Chiều dài 1 dầm ngang Ldn 1420 mm
Chiều dài đoạn dầm mở rộng sườn L1 1500 mm
Chiều dài đoạn vuốt nối sờn dầm L2 1000 mm
Chiều dày ván khuôn để lại Hvk 80 mm
Chiều rộng ván khuôn để lại Bvk 1450 mm

1.8.2. Kích thước cấu tạo mố .


- Trong phần tính toán mố cầu lựa chọn tính toán cho Mố A0

HOÀNG ĐỨC MẠNH 43/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Hình 1.28 Cấu tạo chung mố


- Căn cứ vào các số liệu thiết kế từ kết cấu phần trên, để xuất kích thước sơ bộ mố A 0 như
sau:
Kích thước theo phương dọc cầu:

STT Tên kích thước Kí hiệu Giá trị Đơn vị

1 Chiều rộng bệ mố a1 6 m

2 Chiều rộng tường cánh (phần dưới) a2 2.7 m

3 Bề dày tường thân a3 1.5 m

4 Khoảng cách từ tường thân đến mép ngoài bệ a4 1.8 m

5 Bề rộng tường cánh (phần đuôi) a5 2.468 m


HOÀNG ĐỨC MẠNH 44/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

6 Bề rộng tường cánh (toàn bộ) a6 5.668 m

7 Khoảng cách từ tường đầu đến mép ngoài bệ a7 2.8 m

8 Bề rộng tường đỉnh a8 0.5 m

9 Kích thước phần đỡ bản dẫn a9 0.3 m

10 Khoảng cách từ tim gối đến mép ngoà tường thân a10 0.5 m

11 Kích thước đá kê gối theo phương dọc cầu a11 1 m

12 Chiều rộng đất đắp trước mố a12 1.8 m

13 Chiều dày bệ mố b1 2.5 m

14 Kích thước tường cánh (phương đứng) b2 1.954 m

15 Kích thước tường cánh (phương đứng) b3 2.568 m

16 Kích thước tường cánh (phương đứng) b4 2.11 m

17 Chiều cao mố (từ đáy bệ đến đỉnh tường đầu) b5 8.522 m

18 Chiều cao tường thân b6 4.15 m

19 Chiều cao tường đầu b7 1.816 m

20 Tổng chiều cao tường thân và tường đầu b8 5.966 m

21 Chiều cao đá kê gối b9 0.13 m

22 Chiều cao từ đỉnh mấu đỡ bản quá độ đến đỉnh gờ b10 0.7 m
lan can

23 Kích thước mẫu đỡ bản quá độ b11 0.3 m

Kích thước theo phương ngang cầu:

STT Tên kích thước Ký hiệu Giá trị Đơn vị

1 Bề dày tường cánh c1 0.5 m

2 Chiều rộng bệ mố(phương ngang cầu) c2 21.11 m

3 Bề rộng mố(phương ngang cầu) c3 21.11 m

4 Bề rộng đá kế gối c4 1 m

HOÀNG ĐỨC MẠNH 45/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

5 Số lượng đá kê gối ng 10 m

1.8.3. Tính toán áp lực thẳng đứng tác dụng lên bệ móng mố .
a. Nguyên tắc chung khi tính toán mố:
- Các tải trọng tác dụng lên mố:
 Mố ở trên mực nước thông thuyền và hầu như không bị ngập nước nên không xét
tới tải trọng va xô của tàu thuyền và cũng không xét tới tải trọng gió.
 Các tải trọng tác dụng lên mố bao gồm:
+ Trọng lượng mố và trọng lượng bản thân của bệ móng.
+ Trọng lượng kết cấu nhịp (DC).
+ Trọng lượng của lớp phủ, lan can, dải phân cách (DW).
+ Hoạt tải HL93.
+ Hoạt tải tác dụng lên bản quá độ.
+ Đất đắp lòng mố.
b. Các mặt cắt kiểm toán mố
- Mặt cắt I-I: Mặt cắt bệ móng mố.
- Mặt cắt II-II: Mặt cắt chân tường thân.
- Mặt cắt III-III: Mặt cắt chân tường đỉnh.
- Mặt cắt IV-IV: Mặt cắt ngàm của tường cánh.
c. Tính toán các tải trọng thẳng đứng tác dụng lên mố:
c.1. Tải trọng do trọng lượng bản thân mố:
- Tĩnh tải tiêu chuẩn gây ra bởi tải trọng bản thân mố được tính như sau: P=γ.V
Trong đó: γ : Trọng lượng riêng của bê tông.
V: Thể tích các bộ phận kết cấu của mố.
- Bảng tính toán tải trọng do trọng lượng bản thân các bộ phận của mố:

HOÀNG ĐỨC MẠNH 46/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Tải trọng do kết cấu phần trên mố:

Tên đại lượng Nhịp 1 V Đơn vị

Dầm chủ 5533.85 2766.92 kN

Dầm ngang 438.35 219.18 kN

Bản mặt cầu 3476.55 1738.28 kN

Dải phân cách 168.670 84.34 kN

Lan can 336.27 168.14 kN

Ván khuôn 826.61 413.31 kN

Tổng cộng (DC) 10780.30 5390.15 kN

Lớp phủ mặt cầu 1021.02 510.51 kN

Các tiện ích 0 0.00 kN

Tổng cộng(DW) 1021.02 510.51 kN

Các tải trọng do kết cấu phần dưới của mố:

Thể tích Trọng lượng


STT Tên kết cấu Công thức tính
(m3) (kN)

1 Bệ mố Vbm = b1*a1*c2 316.65 7757.93

2 Tường thân Vtt = a3*b6*c3 131.41 3219.54

3 Tường đầu(trên) Vtđ = a8*b7*c3 19.17 469.61

4 Mẫu đỡ bản quá độ Vmđ = 0.5*(b11+2a9)*a9*(c3- 2c1) 2.71 66.51

5 Tường cánh (phần đuôi) Vtcd = 2*(2b4+b3)*a5*c1 16.75 410.44

6 Tường cánh(phần thân) Vtct 2*(b2+b3+b4)*a2*c1 17.91 438.71

7 Đá kê gối Vđkg = ng*(a11*b9*c4) 1.30 31.85

8 Tường tai Vtta = 2*atta*btta*htta 0.45 11.03

9 Tổng cộng 506.35 21405.62

HOÀNG ĐỨC MẠNH 47/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

c.3. Tải trọng do hoạt tải trên KCN truyền xuống:


- Vẽ đường ảnh hưởng phản lực gối tại mố.

Hình 1.29 Sơ đồ xếp tải tính phản lực gối tác dụng lên mố do hoạt tải.
- Chiều dài nhịp tính toán Ltt = 32,4 m
- Diện tích ĐAH phản lực
+ Diện tích ĐAH dương S+= 16.20 m2
+ Diện tích ĐAH âm S-= 0.00 m2
+ Tổng diện ĐAH phản lực S =16.20 m2
- Tải trọng làn dải đều qlan = 9.30 kN/m2
- Số làn xếp tải nxt = 3 làn
- áp lực do tải trọng làn tác dụng lên mố Plan = 384.18 Kn
- áp lực do xe tải và xe 2 trục tác dụng lên mố:

TH1

Điểm Pi y Pi.y

1 35 0.73 25.65

2 145 0.87 125.64

3 145 1 145.00

V(kN) 296.29

TH2

HOÀNG ĐỨC MẠNH 48/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Điểm Pi y Pi.y

3 110 1 110

4 110 0.96 105.90

V(kN) 215.90

WL(kN) 149.73

c.5. Tổng hợp áp lực thẳng đứng truyền xuống bệ móng mố:
1.8.4. Bố trí cọc trong móng mố .
a. Thông số cấu tạo móng mố:
- Móng cọc bệ thấp được thiết kế với cọc khoan nhồi, có các thông số cơ bản sau:

Loại cọc thiết kế Cọc khoan nhồi

Hình dáng cọc Cọc tròn

Đường kính cọc D= 1.2 m

Chu vi cọc P= 3.77 m

Diện tích cọc S= 1.13 m2

Mô men quán tính cọc với trục x Ix = 0.10 m4

Mô men quán tính cọc đối với trục y Iy = 0.10 m4

Cường độ đặc trưng của bê tông cọc fc' = 30 MPa

b. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu:
- Sức chịu tảI dọc trục danh định của cọc được tính như sau:
 Với cấu kiện sử dụng cốt đai xoắn:

0,85.f c' . ( A g -A st ) +f y .A st �
Pn =0,85. �
� �

 Với cấu kiện sử dụng cốt đai thường:

0,85.f c' . ( A g -A st ) +f y .A st �
Pn =0,80. �
� �

- Sức chịu tải dọc trục tính toán của cọc được tính như sau: PR =φ.Pn

- Lập bảng tính toán:

Pn Sức kháng dọc trục danh định Pn = 3E+07 N

HOÀNG ĐỨC MẠNH 49/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

fc' Cường độ nén đặc trưng của bê tông cọc fc' = 30 Mpa

Ag Diện tích mặt cắt nguyên của cấu kiện Ag = 1E+06 mm2

Ast Tổng diện tích mặt cắt ngang của cốt thép dọc Ast = 19302 mm2

fy Cường độ chảy của cốt thép dọc fy = 400 MPa

n Số lượng thanh cốt thép dọc n= 24 thanh

D1 Đường kính cốt thép dọc D1 = 32 mm

c. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền:
Công thức tổng quát tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo 22TCN 272-05:
 Sức kháng đỡ tính toán của cọc khoan nhồi QR có thế được tính như sau:
Q R =φQn =φq Qult

Hay: Q R =φQ n =φ q p Q p +φ qs Qs

Với: Q p =q q A p
Qs =q s A s

Trong đó:
 φq : hệ số sức kháng dùng cho sức kháng đỡ của 1 cọc đơn.

 Q ult : sức kháng đỡ của 1 cọc đơn (N)

 Q p : sức kháng mũi cọc (N)

 Qs : sức kháng thân cọc (N)

 q p : sức kháng đơn vị mũi cọc (MPa)

 q s : sức kháng đơn vị thân cọc (MPa)

 A p : diện tích bề mặt mũi cọc (mm2)

 A s : diện tích bề mặt thân cọc (mm2)

 φq p : hệ số sức kháng đối với sức kháng mũi cọc

 φq s : hệ số sức kháng đối với sức kháng thân cọc

HOÀNG ĐỨC MẠNH 50/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

c.1.Tính toán sức kháng thân cọc trong đất dính:


Tính toán sức kháng thân cọc khoan trong đất dính theo phương pháp α:
 Sức kháng thành bên đơn vị danh định (MPa) choc cọc khoan trong đất dính chịu tảI
dưới điều kiện tải trọng không thoát nước có thể được tính như sau:
q s =αSu

Su : cường độ kháng cắt không thoát nước trung bình (MPa).

a : hệ số dính bám (DIM).

Giá trị a được lấy theo bảng 10.8.3.3.1-1 như sau:

Tính toán sức kháng thân cọc trong đất dính:

Chiều dài cọc hữu Sức kháng Hệ số Sức kháng


Chu vi Sức kháng
hiệu nằm trong cắt không dính bề mặt đơn
Lớp cọc thành bên
các lớp đất thoát nước bám vị

Li (m) U(m) Su (kPa) a q s (kPa) Qsi (kN)


1 5.45 17.11 0.15 0.55 0.08 1411.82
2 7.52 23.61 0.0497 0.55 0.03 645.456
Sức kháng thân cọc danh định trong các lớp đất dính Qs1 ( kN ) 2057.28

HOÀNG ĐỨC MẠNH 51/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

c.2.Tính toán sức kháng thân cọc trong đất rời:


Tính toán sức kháng thân cọc khoan trong đất dời theo phương pháp của Reese và Wright
(1977):
 Sức kháng thành bên đơn vị danh định (MPa) choc cọc khoan trong đất dời:
q s =0,0028.N với N �53

q s =0,00021. ( N-53) +0,15 với 53< N �100

ở đây: N: số búa SPT chưa hiệu chỉnh (búa/300mm).


Tính toán sức kháng thân cọc trong đất rời:

Số đếm búa Sức


Chiều dài Chu vi Sức kháng bề mặt
Thứ tự SPT trung kháng
Lớp cọc cọc đơn vị
chia lớp bình N thành bên

di (m) U (m) (búa/30cm) q s (MPa) Qsi (kN)


lớp 1 2 4.71 40 0.11 1055
Lớp 3 lớp 2 2 4.71 43.4 0.12 1142.1
lớp 3 1.4 4.71 46.5 858.539 858.54
lớp 1 3 4.71 47 0.13 1859.5
lớp 2 3 4.71 51.2 0.14 2025.7
Lớp 4 lớp 3 3 4.71 52.3 0.15 2069.2
lớp 4 3 4.71 52.3 0.15 2096.9
lớp 4 3 4.71 52.5 0.15 2077.1

13184
Sức kháng thân cọc danh định trong các lớp đất dính Qs2 ( kN )
c.3.Tính toán sức kháng mũi cọc trong đất rời :
Tính toán sức kháng mũi cọc khoan trong đất dời theo phương pháp của Reese và Wright
(1988):
q p ( MPa ) =0,064.N với N �60

q p ( MPa ) = 3,80 với N > 60

Trong đó:
 N: số búa SPT-N gần mũi cọc chưa hiệu chỉnh cho áp lực tầng phủ(búa/300mm)
Ta có:
Đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Số búa SPT chưa hiệu chỉnh (búa/300mm) N 53.8 Búa/300mm
Sức kháng đơn vị của mũi cọc trong đất rời qp 2.688 Mpa
Diện tích mặt cắt ngang mũi cọc Ap 0.77 m

HOÀNG ĐỨC MẠNH 52/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Sức kháng mũi cọc trong đất rời Qp 2057.24 kN

c.4.Tính toán sức kháng của cọc đơn theo đất nền:
- Công thức tính toán:
Q R =φQ n =φ q p Q p +φ qs Qs

Sức kháng thân cọc và hệ số Sức kháng mũi cọc và hệ số


Qs1 (KN) φ qs1 Qs2 (KN) φ qs2 Q p (KN) φq p QR
2057.28 0.56 8470.56 0.36 2057.24 0.56 5353.54
d. Tính toán sức chịu tải dọc trục tính toán của cọc đơn:
- Công thức xác định: Ptt =min ( Pr ;Q R )

Vậy ta có: Ptt =min ( Pr ;Q R ) = min(5353.54; 19632)= 5353.54 (KN)


e. Chọn số lượng cọc và bố trí cọc trong móng:
Ntt
Số lượng cọc sơ bộ được tính theo công thức: nc �β.
Ptt

 N tt : tải trọng thẳng đứng tính đến mặt cắt đáy móng mố.

 Ptt : sức chịu tải tính toán của cọc đơn.

 β : hệ số xét đến loại móng và độ lớn của mômen, lấy β =1,5.

Ntt 33858
Vậy: nc �β. =1,5. =9.2 (cọc)
Ptt 5353.54

=> Chọn số cọc bố trí trong móng ncoc = 12 cọc , bố trí thành 2 hàng, mỗi hàng 6 cột
Chiều dài cọc bố trí là 35 m
Sơ đồ bố trí cọc trong móng:

Hình 1.30. Sơ đồ bố trí cọc trong móng


1.9. TÍNH TOÁN TRỤ CẦU
1.9.1 Kích thước và cấu tạo trụ cầu chính P4.
a. Số liệu kết cấu nhịp phía trên
HOÀNG ĐỨC MẠNH 53/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Hạng mục Kí hiệu Giá trị Đơn vị


Số lượng dầm chủ N 1 dầm
Chiều dài tính toán nhịp chính Lng 140 m
Chiều dài tính toán nhịp biên Lnb 85 m
Chiều dài thực tế nhịp chính Lct 140 m
Chiều dài thực tế nhịp biên Lbt 85 m
Chiều cao trung bình dầm hộp Htb 5.25 m
Bề rộng toàn cầu B 21.5 m
Số làn xe chạy thiết kế n 4 làn
Hệ số làn xe m 0.65
Hệ số xung kích IM 1.25
Tĩnh tải rảI đều tiêu chuẩn trung bình của KCN (DC) DCtb 105442 kN/m
Tĩnh tảI giai đoạn II tiêu chuẩn (DW) DWtc 59.57 kN/m
Trọng lượng riêng của BT yc 24.5 kN/m3
Trọng lượng riêng của nước yn 9.81 kN/m3

b. Số liệu thiết kế của Trụ P4


Bảng.Số liệu thủy văn khu vực đặt trụ P5.

Hạng mục Kí hiệu Giá trị Đơn vị


Loại trụ Trụ đặc thân rộng BTCT
Loại cọc Cọc khoan nhồi D=1,5m
Cao độ mực nước cao nhất MNCN 23.9 m
Cao độ mực nước thông thuyền MNTT 17.4 m
Cao độ mực nước thấp nhất MNTN 9.36 m
Cao độ mực nước thi công MNTC 10.2 m
Cao độ mặt đất thiên nhiên CDTN 1.19 m
Chiều sâu xói hxoi 1.84 m
Cao độ mặt đất sau xói CDSX -0.65 m
Cao độ đỉnh bệ móng CDDB 8.22 m
Cao độ đáy bệ móng CDDaB 4.12 m

- Kích thước cấu tạo của Trụ:

HOÀNG ĐỨC MẠNH 54/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

Hình.1.31.Kích thước cấu tạo trụ P5

Tên kích thước Kí hiệu Giá trị Đơn vị


Chiều rộng thân trụ theo phương ngang cầu bh 12 m
Chiều dày thân trụ dh 3 m
Chiều cao thân trụ (tính từ đỉnh bệ lên đỉnh trụ) hc 17.65 m
Kích thước bệ móng theo phương ngang cầu b 23.2 m
Kích thước bệ móng theo phương dọc cầu d 16.5 m
Chiều dày bệ móng hm 4 m
Chiều dày lớp đất phía trên đỉnh bệ móng hso 0 m

1.9.2 Tải trọng tác dụng lên đáy bệ trụ P4


Sử dụng kết quả phần mêm Midas Civil 7.01 để xuất ra nội lực tại mặt cắt đáy bệ móng trụ P4 với
các tổ hợp tải trọng như sau:
Các tổ hợp tải trọng tác dụng lên mặt cắt đáy bệ
( Xem chi tiết tại phần tính toán trụ P4 trong thiết kế kỹ thuật )

Trường hợp V(kN) Hx(kN) Hy(kN) Mx(kN.m) My(kN.m)

HOÀNG ĐỨC MẠNH 55/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

TTGH CĐ I 166054.90 3076.29 -309.33 54290.62 108664.32

TTGH CĐ II 152871.54 -8437.96 -55.84 -1680.76 243890.47

TTGH CĐ III 163693.59 1325.69 -264.50 43656.35 175403.00

TTGH SD 112881.52 -11386.18 -210.59 31960.30 238900.08

TTGH ĐB I 157922.58 -11839.95 19209.56 265898.17 298771.50

TTGH ĐB II 153854.34 -16339.34 19338.21 238950.39 352728.18

1.9.3 Bố trí cọc trong móng trụ.


a. Thông số cấu tạo móng trụ:
Thông số cọc khoan nhồi :

STT Thông số Giỏ trị Đơn vị
hiệu
1 Đường kính cọc khoan nhồi D 1.5 m
2 Chiều dài cọc khoan L 40 m
3 Đường kính cốt thép dọc chủ D32
4 Diện tích mcn danh định 1 thanh cốt thép As 819 mm2
5 Giới hạn chảy của cốt thép fy 420 Mpa
6 Số thanh cốt thộp dọc trờn 1 mcn n 24 thanh
7 Loại cốt thép đai sử dụng Cốt đai xoắn
8 Cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi của BT fc 30 Mpa

b. Tính toán sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo vật liệu:
- Sức chịu tải dọc trục danh định của cọc được tính như sau:
 Với cấu kiện sử dụng cốt đai xoắn:

0,85.f c' . ( A g -A st ) +f y .A st �
Pn =0,85. �
� �

 Với cấu kiện sử dụng cốt đai thường:

0,85.f c' . ( A g -A st ) +f y .A st �
Pn =0,80. �
� �

HOÀNG ĐỨC MẠNH 56/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

- Sức chịu tải dọc trục tính toán của cọc được tính như sau: PR =φ.Pn
- Lập bảng tính toán:

Tên các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị


Tiết diện nguyên mcn của cọc Ag 1.767 m2
Số thanh cốt thép trên 1 mcn của cọc n 24 thanh
Tổng diện tích cốt thép dọc trên mcn của cọc Ast 0.0193 m2
Sức kháng nén danh định của cọc Pn 41832 KN
Hệ số sức kháng nén 0.75
Sức kháng nén tính toán của cọc Pr 31374.48 KN

- Tính toán sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo đất nền:
- Số liệu khảo sát địa chất khu vực đặt trụ:

Chiều dày γw φ Su SPT


STT Loại đất
H(m) kN/m3 độ kN/m2 N/30cm
Lớp 1b Cát 1.86 15.97 - - 26
Lớp 2c Cát 6 17.07 - - 13-11
Lớp 3a Sét 10.67 17.74 11.19 0.06-0.09 6-9
Lớp 7 Cát 12.8 16.07 - - 41-62
Lớp 9a Cát 7.14 16 - - 100

- Công thức tổng quát tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo 22TCN 272-05:

 Sức kháng đỡ tính toán của cọc khoan nhồi QR có thế được tính như sau:
Q R = φQ n = φ q Q ult

Hay: Q R = φQ n = φq p Q p + φ qs Qs

Q p =q q A p
Với:
Qs =q s A s

Trong đó:
 φq hệ số sức kháng dùng cho sức kháng đỡ của 1 cọc đơn.

 Q ult sức kháng đỡ của 1 cọc đơn (N)

 Q p sức kháng mũi cọc (N)

 Qs sức kháng thân cọc (N)


HOÀNG ĐỨC MẠNH 57/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

 q p sức kháng đơn vị mũi cọc (MPa)

 q s sức kháng đơn vị thân cọc (MPa)

 A p diện tích bề mặt mũi cọc (mm2)

 A s diện tích bề mặt thân cọc (mm2)

 φq p hệ số sức kháng đối với sức kháng mũi cọc

 φq s hệ số sức kháng đối với sức kháng thân cọc


c.1.Tính toán sức kháng thân cọc trong đất dính:
- Tính toán sức kháng thân cọc khoan trong đất dính theo phương pháp α :
 Sức kháng thành bên đơn vị danh định (MPa) choc cọc khoan trong đất dính chịu tảI
dưới điều kiện tảI trọng không thoát nước có thể được tính như sau:
q s = αSu

Su : cường độ kháng cắt không thoát nước trung bình (MPa).

a : hệ số dính bám (DIM).

- Giá trị a được lấy theo bảng 10.8.3.3.1-1 trong 22TCN - 27205
- Tính toán sức kháng thân cọc trong đất dính:
c.2.Tính toán sức kháng thân cọc trong đất dời:
- Tính toán sức kháng thân cọc khoan trong đất dời theo phương pháp của Reese và
Wright (1977):
 Sức kháng thành bên đơn vị danh định (MPa) choc cọc khoan trong đất dời:
q s =0,0028.N với N �53

q s = 0,00021. ( N-53) +0,15 với 53< N �100

N: số búa SPT chưa hiệu chỉnh (búa/300mm).


- Tính toán sức kháng thân cọc trong đất rời:
Bảng tính sức kháng thành bên cọc khoan nhồi
Cao Độ Chiều
Ghi Tên Loại c v' c  qqs qs*Qs
độ sâu dày N Su a qs
chú lớp đất kN/m3 kN/m2 Mpa độ Mpa kN
m m m
1.19

1b Cát -0.67 1.86 1.86 15.79 29.37 - - 26 - - 0.55 0.073 350.95

2c Cát -2.67 3.86 2 17.07 63.51 - - 13 - - 0.55 0.036 188.68


2c Cát -4.67 5.86 2 17.07 97.65 - - 12 - - 0.55 0.034 174.17
2c Cát -6.67 7.86 2 17.07 97.65 - - 11 - - 0.55 0.031 159.66

HOÀNG ĐỨC MẠNH 58/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

2c Cát -8.81 10 2.14 17.07 134.18 - - 12 - - 0.55 0.034 186.36


3a Sét -10.8 12 2 17.74 169.66 0.02 11.9 7 0.06 0.55 0.65 0.031 188.06
3a Sét -12.8 14 2 17.74 205.14 0.02 11.9 6 0.06 0.55 0.55 0.017 87.08
3a Sét -14.8 16 2 17.74 240.62 0.02 11.9 7 0.07 0.55 0.65 0.039 238.53

3a Sét -16.8 18 2 17.74 276.10 0.02 11.9 9 0.08 0.55 0.55 0.025 130.63

3a Sét -19.5 20.67 2.67 17.74 323.47 0.02 11.9 8 0.09 0.55 0.65 0.049 397.10
7 Cát -21.5 22.67 2 16.07 355.61 - - 41 - - 0.55 0.115 595.08
7 Cát -23.5 24.67 2 16.07 387.75 - - 46 - - 0.55 0.129 667.65

7 Cát -25.5 26.67 2 16.07 419.89 - - 55 - - 0.55 0.150 779.72


7 Cát -27.5 28.67 2 16.07 452.03 - - 57 - - 0.55 0.151 781.90
7 Cát -29.5 30.67 2 16.07 484.17 - - 62 - - 0.55 0.152 787.34
7 Cát -32.3 33.47 2.8 16.07 529.16 - - 100 - - 0.55 0.160 1160.19
9a Cát -35.3 36.47 3 16 577.16 - - 100 - - 0.55 0.160 1243.06

9a Cát -37.3 38.47 2 16 609.16 - - 100 - - 0.55 0.160 828.71

9a Cát -39.4 40.61 2.14 643.40 - - 100 - - 0.55 0.160 886.72


16
9b Cát -43.4 44.61 4 16.88 710.92 - - 100 - - 0.55 0.160 1657.41

9b Cát -45.4 46.61 2 16.88 744.68 - - 100 - - 0.55 0.160 828.71

9b Cát -47.4 48.61 2 16.88 778.44 - - 100 - - 0.55 0.160 828.71

9b Cát -49.4 50.61 2 16.88 812.20 - - 100 - - 0.55 0.160 828.71

9b Cát -51.4 52.61 2 16.88 845.96 - - 100 - - 0.55 0.160 828.71

9b Cát -54.3 55.47 2.86 16.88 894.24 - - 100 - - 0.55 0.160 1185.05
Mũi
9b Cát -55.8 56.97 1.5 16.88 919.56 - - 100 - - 0.55 0.160 -
(Bỏ)

Tổng cộng 15988.88

c.3.Tính toán sức kháng mũi cọc trong đất dời:

c.4.Tính toán sức kháng của cọc đơn theo đất nền:
- Công thức tính toán:
Q R =φQ n =φ q p Q p +φ qs Qs

QR = 15988.9 + 3357.58 = 19346.46 kN.


f. Tính toán sức chịu tải dọc trục tính toán của cọc đơn:
HOÀNG ĐỨC MẠNH 59/218 HÀ NỘI 2/1/2017
THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN I: CẦU ĐÚC HẪNG

- Công thức xác định: Ptt min (Pr, QR)


Vậy ta có: Ptt min (Pr, QR) =min(31374.48; 19346.46)= 19346.46 (KN)
g. Chọn số lượng cọc và bố trí cọc trong móng:
- Số lượng cọc sơ bộ được tính theo công thức:
N tt
c �
nβ.
Ptt Trong đó:
N tt : tải trọng thẳng đứng tính đến mặt cắt đáy móng mố.

Ptt : sức chịu tải tính toán của cọc đơn.

 β : hệ số xét đến loại móng và độ lớn của mômen,lấy =1,5.

N tt 166054.90
Vậy: n c � . = 1,5. = 12.87 (cọc )
Ptt 19346.46

=> Chọn số cọc bố trí trong móng ncoc= 18 cọc , bố trí thành 4 hàng, có hai hàng 4 cột và hai
hàng 5 cột
- Chiều dài cọc bố trí là 60 m
- Sơ đồ bố trí cọc trong móng:

Hình 1.32 Bố trị cọc trong bệ trụ P4

HOÀNG ĐỨC MẠNH 60/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG


2.1. TỔNG QUAN VỀ CẦU DÂY VĂNG
- Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá của nước ta hiện nay, xây dựng hạ tầng
cơ sở là vấn đề vô cùng quan trọng. Trong đó việc xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ
thống giao thông là tất yếu.
- Đặc điểm cở bản có sức hấp dẫn của cầu dây văng là tính đa dạng. Tính đa dạng của
cầu dây văng thể hiện ở số lượng và chiều dài nhịp, số mặt phẳng và các sơđồ phân bố
dây... Hình thái và tầm cao của tháp cầu cũng như tính độc đáo của các loại tiết diện
ngang tạo cho công trình có đủ tầm cao, tầm xa để thể hiện hoài bão và trí tưởng tượng
của con người.
- Ở nước ta , CDV đầu tiên được xây dưng vào năm 1976 tại Đak’rông (Quảng Trị)
nhưng đến tháng 2 năm 1999 cầu bị sập do gỉ và đứt neo, sau đó đến năm 2000 cầu
được sủa lại với dầm băng BTCT.Tiếp theo đó là việc xây dựng cầu Mỹ Thuận (Tiền
Giang – Vĩnh Long) bắc qua sông Tiền từ năm 1998 – 2001, cầu sông Hàn (Đà Nẵng)
xây dựng từ năm 1998 và hoàn thành năm 2000, cầu quay có dây văng, Cầu Cần Thơ
bắc qua sông Hậu (Cần Thơ ),cầu Kiền bắc qua sông Cấm (Hải Phòng ), cầu Bãi Cháy
(Quảng Ninh), cầu Bính (Hải Phòng), mới đây hoàn thành cầu Nhật Tân năm 2015.Hiện
nay vẫn đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cây cầu dây văng lớn và hiện đại
như : cầu Bình Khánh ( Tp Hồ Chí Minh) , cầu Cát Lái (Đồng Nai),... và hàng loạt các
CDV cho nông thôn , miền núi và đồng bằng sông Cửu Long.
2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN
2.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế
- Cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 và tiêu chuẩn thiết kế
đường ô tô TCVN 4054-05.
- Tải trọng thiết kế: HL93, Đoàn người bộ hành 300Kg/m2
2.2.2. Bố trí chung công trình
- Sơ đồ kết cấu nhịp: 2x33+90 +186 +90+2x33
- Chiều dài toàn cầu: L = 510,505m.
- Độ dốc dọc cầu: id = 4%. Bán kính đường cong đứng R=5000m, Nằm trong phạm vi L
= 399.68m
- Độ dốc ngang cầu: in = 2%.
- Bề rộng toàn cầu: B = 4x3.5+2x1.5+0.6+2x0.5+2x0.75+4x0.25=20.6m

LÊ VĂN TÂM 61/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.2.3. Kết cấu phần trên


- Nhịp chính:
+ Cầu treo dây văng nhịp 90 + 186+ 90m thi công theo phương pháp đúc hẫng cân
bằng, chiều cao tiết diện không đổi.
+ Mặt cắt ngang: Dầm đa năng, tiết diện hộp, chiều cao H=2.2m.
+ Chiều dài các đốt sát trụ tháp là 10m, chiều dài các đốt dầm nhịp biên là 8m,
chiều dài các đốt dầm nhịp giữa là 8m, đốt hợp long dài 6m.
- Nhịp dẫn:
+ Gồm 4 nhịp dẫn dài 33m
+ Mặt cắt ngang: Gồm 2 đơn nguyên, mỗi đơn có 4dầm I đặt cách nhau 2,4m. Khe
hở giữa 2 đơn nguyên rộng 2cm.
- Bê tông:

+ Bê tông có cường độ chịu nén: f c' = 45MPa.

+ Trọng lượng riêng của bê tông: c = 25kN/m3.


- Cáp dây văng:
+ Theo tiêu chuẩn ASTM A416M – Grade 270 của hãng VSL.
+ Đường kính danh định: 15.2mm.
+ Mặt cắt danh định: Aps = 1,41cm2
+ Cường độ chịu kéo: fpu = 1860MPa.
+ Cường độ chảy: fpy = 1670MPa.
+ Mô đun đàn hồi: Eps = 197000MPa.

+ Hệ số ma sát :  = 0.2
+ Hệ số ma sắt lắc trên 1mm chiều dài bó cáp: K = 6.6x10-7 (mm-1).
- Cốt thép thường:
+ Theo tiêu chuẩn ASTM 706M.
+ Giới hạn chảy fy = 420MPa.
+ Mô đun đàn hồi Es = 2x105MPa.
2.2.4. Kết cấu phần dưới
- Tháp cầu:

LÊ VĂN TÂM 62/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

+ Tháp dạng chữ H, mặt cắt hộp. Tổng chiều cao tháp: H = 64,3m
+ Dùng móng cọc khoan nhồi, đường kính 2m.
- Trụ cầu:
+ Trụ đặc thân hẹp bằng bê tông cốt thép.
+ Dùng móng cọc khoan nhồi, đường kính 1m.
- Mố cầu:
+ Mố chữ U bê tông cốt thép.
+ Dùng móng cọc khoan nhồi, đường kính 1m.
- Bê tông:

+ Bê tông có cường độ chịu nén: f c' = 40MPa.

+ Trọng lượng riêng của bê tông: γc = 25kN/m3.


2.2.5. Mặt cầu và các công trình phụ trợ
- Lớp phủ mặt cầu dày 10,4 cm, bao gồm:
+ Lớp phòng nước dày 0,4cm.
+ Lớp bê tông bảo vệ dày 3cm
+ Lớp bê tông Asphalt dày 7cm.
- Toàn cầu bố trí 2 khe co giãn môđun ở vị trí cầu chính sang cầu dẫn và 2 khe co giãn
liện tục nhiệt và 2 khe co giãn răng lược sát mố.
- Gối cầu loại gối chậu thép.
2.3. CẤU TẠO KẾT CẤU NHỊP
2.3.1. Lựa chọn kết cấu nhịp
- Để đảm bảo tỉ lệ giữa nhịp biên và nhịp giữa Lb/Lg= 0,40 ÷ 0,5, ta chọn chiều dài nhịp
biên và nhịp giữa như sau:
+ Chiều dài nhịp biên: Lb = 90m.
+ Chiều dài nhịp giữa: Lg = 186m.
+ Tỉ lệ giữa nhịp biên và nhịp giữa Lb/Lg = 90/186 = 0,48.
- Chiều dài các đốt dầm:
+ Chiều dài đốt dầm nhịp biên: dnb = 8m.
+ Chiều dài đốt dầm nhịp giữa: dng= 8m.

LÊ VĂN TÂM 63/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

+ Chiều dài đốt dầm đúc trên đà giáo: d0 = 10m.


+ Chiều dài đốt hợp long: dhl = 6m.
2.3.2. Cấu tạo dầm chủ
- Với chiều dài nhịp giữa Lg = 186m, ta chọn chiều cao dầm chủ h = 2,20m.
- Cấu tạo mặt cắt dầm như sau:
20600
2501500 750 500 7000 600 7000 500 750 1500 250

2% 2%
350

350
2200
350 350
35

R1
0
35 0

000
5100 5800 5100
16000

Hình 2.1:Mặt cắt dầm giữa nhịp


20600
2501500 750 500 7000 600 7000 500 750 1500 250

2% 2%
450

350
450
2200

0 450 45
45 0 R1
600

000

5100 5800 5100


16000

Hình 2.2:Mặt cắt dầm sát trụ tháp


20600
2501500 750 500 7000 600 7000 500 750 1500 250

2% 2%
350
R1
000

Hình 2.3:Mặt cắt đặt gối tại tháp

LÊ VĂN TÂM 64/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.3.3. Cấu tạo tháp cầu


- Chọn tháp cầu dạng chữ H, mặt cắt hộp phần thân tháp và đỉnh tháp.
- Chiều cao tháp cầu được chọn sao cho đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo liên kết giữa dây văng và tháp.
+ Đảm bảo góc nghiêng của dây văng hơp lý trong quá trình chịu lực.

+ Góc nghiêng của dây thoải nhất: a = 22  25o


- Từ các phân tích trên ta chọn tháp cầu có các thông số như sau:
+ Chiều cao toàn bộ của tháp: hth = 64,3m.
+ Chiều cao đỉnh tháp: hdt = 2,5m.
+ Chiều cao thân tháp: htt = 20,08m.
+ Chiều cao chân tháp: hct = 21,72m.
+ Chiều cao bố trí dây văng: hdv = 20m.
+ Khoảng cách giữa các điểm neo dây văng: a = 1,5m.
- Cấu tạo của tháp cầu như sau:

LÊ VĂN TÂM 65/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

VII
IV IV

VII
V V

VIII

2% 2% III III

VIII

VI VI

II II

I I

24 cäc khoan nhåi D=2m

Hình 2.4: Cấu Tạo tháp cầu

LÊ VĂN TÂM 66/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.4. TÍNH TOÁN NỘI LỰC


2.4.1. Tĩnh tải giai đoạn I
2.4.1.1. Trọng lượng bản thân dầm chủ
- Diện tích mặt cắt dầm chủ F = 15,715 m2
- Trọng lượng riêng của bê tông dầm γc = 25 kN/m3
- Trọng lượng dải đều của dầm chủ: qdc = F.γcd = 392,9 kN/m
- Diện tích đốt đúc trên đà giáo( đốt Ko) F = 21,52 m 2
- Trọng lượng dải đều của đốt đúc trên đà giáo: qdo= 538 kN/m
2.4.1.2. Trọng lượng của tai đeo
- Cấu tạo tai đeo:
+ Chiều cao tai đeo htd = 0,5 m
+ Chiều dày tai đeo ttd = 0,5 m
+ Chiều dài tai đeo btd = 0,7 m
+ Tổng số lượng tai đeo ntd = 88 chiếc
- Trọng lượng dải đều của tai đeo:
qtd = ntd.htd.ttd.btd.γc/Lcau = 88.0,5.0,5.0,7.25/366 = 1,052KN/m.
2.4.1.3. Tổng hợp tĩnh tải giai đoạn I
- Tĩnh tải giai đoạn I tiêu chuẩn:
DCtc = qdc + qtd= 392,9 + 1,052 = 393,92kN/m.
Đốt Ko: DCtc = qdo + qtd= 538 + 1,052 = 539,052kN/m.
- Tĩnh tải giai đoạn I tính toán:
DCtt = γ1. DCtc = 1,25.393,92 = 492,4kN/m.
2.4.2. Tĩnh tải giai đoạn II
2.4.2.1. Trọng lượng lớp phủ mặt cầu
2.4.2.1.1. Cấu tạo lớp phủ mặt cầu

STT Cấu tạo Chiều dày (m) γa (kN/m3) P (kN/m2)

1 Lớp bêtông Asphalt 0.070 23 1.61

2 Lớp bê tông bảo vệ 0.030 30 0.9

LÊ VĂN TÂM 67/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2 Lớp phòng nước 0.004 15 0.06

Tổng 0.104 2.57

2.4.2.1.2. Trọng lượng lớp phủ mặt cầu phần lề đi bộ


- Bề rộng lề đi bộ: ble = 1,5m.
- Trọng lượng lớp phủ mặt cầu phần lề đi bộ:

q lemc = 2.P.ble = 2.2,57.1,5 = 7,71kN/m.

2.4.2.1.3. Trọng lượng lớp phủ mặt cầu phần xe chạy


- Bề rộng phần xe chạy: Bxe = 14m.
- Trọng lượng lớp phủ mặt cầu phần xe chạy:
xe
q mc = P.Bxe = 14.2,57 = 35,98kN/m.

2.4.2.2. Trọng lượng lan can


- Trọng lượng dải đều của cột lan can và tay vịn có thể lấy sơ bộ, qtv = 0,1kN/m.
- Trọng lượng dải đều của chân lan can phần xe chạy được tính như sau:
xe
q clc = 0,75.bclc .h clc . c = 0,75.0,5.0,6.25 = 5,63kN/m

- Trọng lượng dải đều của chân lan can lề người đi bộ:

q leclc = b clc .h clc . c = 0,25.0,3.25 = 1,88 kN/m

- Trọng lượng dải đều lan can:

q lc = 2.q clc
xe
+ 4.qclc
le
+ 4.q tv =2.5,63+4.1,88+4.0,1=19,18kN/m

2.4.2.3. Trọng lượng dải phân cách


- Trọng lượng dải đều của dài phân cách:
q pc = Fpc . c = 0, 246.25 = 6,15 kN/m

2.4.2.4. Tổng hợp tĩnh tải giai đoạn II


- Tĩnh tải giai đoạn II tiêu chuẩn:

DWtc = qlc + q lemc + q mc


xe
+ qpc

= 19,18 + 7,71 + 35,98 + 6,15 = 69,03kN/m.


- Tĩnh tải giai đoạn II tính toán:
DWtt = γ2. DWtc = 1,5.69,03 = 103,545kN/m.

LÊ VĂN TÂM 68/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.5. THIẾT KẾ DÂY VĂNG


2.5.1. Các đặc trưng vật liệu
2.5.1.1. Cáp dự ứng lực
- Theo tiêu chuẩn ASTM A416M – Grade 270 của hãng VSL.
- Sử dụng cáp DƯL có độ tự chùng thấp loại: 15.2mm
- Các chỉ tiêu của cáp DƯL:
+ Cường độ chịu kéo: fpu = 1860 Mpa
+ Giới hạn chảy fpy = 0.9fpu fpy = 1670 Mpa
+ Môdun đàn hồi; Ep = 197000Mpa
+ Chiều dài tụt neo DA : DA = 6 mm
- Các chỉ tiêu của ống bọc vật liệu Polyethylen:
+ Hệ số ma sát  :  = 0.23
+ Hệ số ma sát lắc trên 1mm bó cáp: K = 6,60.10-7 mm-1
2.5.1.2. Bê tông
- Bê tông dầm:

+ Cường độ chịu nén bê tông dầm f c' = 45 Mpa

+ Trọng lượng riêng của bê tông dầm c = 25 kN/m3

+ Môdun đàn hồi của bêtông Ec = 36056 Mpa


'
+ Cường độ chịu nén của bê tông lúc bắt đầu đặt tải fci = 0.9 f c = 40,5Mpa

+ Môdun đàn hồi của dầm lúc bắt đầu đặt tải Eci= 32250,0Mpa
- Bê tông mố, trụ:

+ Cường độ chịu nén bê tông f cs' = 40 Mpa

+Trọng lượng riêng của bê tông c = 25 kN/m3

+ Môdun đàn hồi của bêtông Ecs = 33994,5Mpa


2.5.1.3. Cốt thép thường
- Cốt thép theo tiêu chuẩn ASTM 706M.
- Giới hạn chảy: fy = 420 Mpa
- Môdun đàn hồi của thép: Es = 200000Mpa

LÊ VĂN TÂM 69/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.5.2. Tính nội lực trong các dây văng


2.5.2.1. Tính góc nghiêng của các dây văng
- Đánh số các dây văng như hình vẽ:

Hình 2.5: Sơ đồ dây văng


- Khoảng cách từ điểm neo dây trên dầm chủ đến tim tháp: x (m).
- Khoảng cách từ điểm neo dây trên dầm đến tâm điểm neo dây trên tháp: h (m).
- Góc nghiêng của các dây văng nhịp biên:

x h ai
Dây thứ i
(m) (m) (o)

1 9 23.48 69

2 17 24.98 56

3 25 26.50 47

4 33 28.04 40

5 41 29.58 36

6 49 31.14 32

7 57 32.72 30

8 65 34.30 28

9 73 35.90 26

10 81 37.51 25

11 89 39.13 24

LÊ VĂN TÂM 70/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

- Góc nghiêng của dây văng nhịp giữa:

x h ai
Dây thứ i
(m) (m) (o)

1' 9 23.1 69

2' 17 24.61 55

3' 25 26.13 46

4' 33 27.66 40

5' 41 29.21 35

6' 49 30.77 32

7' 57 32.34 30

8' 65 33.92 28

9' 73 35.52 26

10' 81 37.13 25

11' 89 38.76 24

2.5.2.2. Nội lực trong dây văng


- Vì khi chọn tiết diện dây văng cường độ sử dụng của cáp dây văng fsa = 0,45.fpu nên
khi tính nội lực trong dây văng không xét đến hệ số tải trọng (chỉ sử dụng giá trị tiêu
chuẩn).
a. Nội lực trong các dây văng nhịp biên.
- Công thức tính nội lực trong dây thứ i do tĩnh tải giai đoạn I gây ra:

Pi1 +Pi2
Si =
2.n mf .sinα i
Trong đó:
+ Pi1; Pi2: Trọng lượng của hai đốt dầm liền kề nhau tại vị trí neo dây.
+ nmf: số mặt phẳng dây văng.
+ αi: góc nghiêng của dây văng so với phương nằm ngang.

- Nội lực trong dây neo ở nhịp biên (Dây thứ 11):
k
cosa i
+ S : Nội lực trong dây neo do tĩnh tải: S0 = �Si
t t t
0
i=2 cosa 0

LÊ VĂN TÂM 71/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

+ Sit : Nội lực trong dây văng thứ i do tĩnh tải.

+ i: Chỉ số dây, tính từ dây thứ 2 (không kể dây thứ nhất là dây neo) đến dây thứ k ở
nhịp giữa (dây 10 đến dây 11’).
k
cosa
+ �
i =2
Sit
cosa
i
: Tổng nội lực do tĩnh tải, với quy ước nội lực trong dây ở nhịp biên
0

lấy dấu âm, ở nhịp giữa lấy dấu dương.


- Bảng tính toán nội lực trong dây văng do tĩnh tải giai đoạn I:

n mf i
sinα Pi1 Pi2 αi Si
Dây i
KN KN độ KN

1 5390.52 3151.36 2 69 0.93336 2287.9

2 3151.36 3151.36 2 56 0.82876 1901.25

3 3151.36 3151.36 2 47 0.73107 2155.31

4 3151.36 3151.36 2 40 0.64252 2452.36

5 3151.36 3151.36 2 36 0.58753 2681.88

6 3151.36 3151.36 2 32 0.52968 2974.78

7 3151.36 3151.36 2 30 0.49977 3152.81

8 3151.36 3151.36 2 28 0.46925 3357.85

9 3151.36 3151.36 2 26 0.43816 3596.09

10 3151.36 3151.36 2 25 0.42242 3730.15

b. Nội lực trong các dây văng nhịp giữa:


- Công thức tính nội lực trong dây thứ i do tĩnh tải giai đoạn I gây ra:

Pi1 +Pi2
Si =
2.n mf .sinα i
Trong đó:
+ Pi1; Pi2: Trọng lượng của hai đốt dầm liền kề nhau tại vị trí neo dây.
+ nmf: số mặt phẳng dây văng.
+ ai: góc nghiêng của dây văng so với phương nằm ngang.
+ Si: nội lực dọc trục trong dây văng thứ I do Tĩnh tải I gây ra.
- Bảng tính toán nội lực trong dây văng do tĩnh tải giai đoạn I:

LÊ VĂN TÂM 72/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

sinα
n mf Pi1 Pi2 αi Si
Dây ii

KN KN độ KN

1' 5390.52 3151.36 2 69 0.93336 2287.9

2' 3151.36 3151.36 2 55 0.81887 1924.21

3' 3151.36 3151.36 2 46 0.71906 2191.31

4' 3151.36 3151.36 2 40 0.64252 2452.36

5' 3151.36 3151.36 2 35 0.57332 2748.33

6' 3151.36 3151.36 2 32 0.52968 2974.78

7' 3151.36 3151.36 2 30 0.49977 3152.81

8' 3151.36 3151.36 2 28 0.46925 3357.85

9' 3151.36 3151.36 2 26 0.43816 3596.09

10' 3151.36 3151.36 2 25 0.42242 3730.15

11' 3151.36 2363.52 2 24 0.40654 3391.33


k
cosa i
Nội lực trong dây neo dây 11: S0 = �Si = 4481(KN)
t t

i=2 cosa 0

2.5.2.3. Tính số tao cáp dây văng do tĩnh tải giai đoạn 1
- Diện tích cáp cần bố trí trong 1 dây văng:
Si
Ai =
f sa

Trong đó:
+ Ai: Diện tích cáp cần bố trí (cm2).
+ Si: Nội lực trong dây cáp thứ i (kN).
+ fsa: Cường độ sử dụng của cáp dây văng (MPa).
fsa = 0,45.fpu = 0,45.1860 = 837MPa = 83,7kN/cm2
- Diện tích cáp cần bố trí tính cho 2 dây, do đó số tao cáp cần bố trí 1 bên tính như sau:

Ai
n ct =
Ftao

LÊ VĂN TÂM 73/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

- Chọn tao 15.2mm do đó Ftao = 1,41cm2.


- Số tao cáp dây văng nhịp giữa:

Si Aicần thiết Số taocáp cần Số tao cáp bố


Dâythứ
(kN) (cm2) thiết trí

1' 2287.9 27.33 19.39 24

2' 1924.21 22.99 16.30 21

3' 2191.31 26.18 18.57 24

4' 2452.36 29.30 20.78 26

5' 2748.33 32.84 23.29 28

6' 2974.78 35.54 25.21 30

7' 3152.81 37.67 26.71 32

8' 3357.85 40.12 28.45 33

9' 3596.09 42.96 30.47 35

10' 3730.15 44.57 31.61 37

11' 3391.33 40.52 28.74 34

- Số tao cáp dây văng nhịp biên:

Si Aicần thiết Số taocáp cần Số tao cáp bố


Dây thứ
(kN) (cm2) thiết trí

1 2287.9 27.33 19.39 24

2 1901.25 22.72 16.11 21

3 2155.31 25.75 18.26 23

4 2452.36 29.30 20.78 26

5 2681.88 32.04 22.72 28

6 2974.78 35.54 25.21 30

7 3152.81 37.67 26.71 32

LÊ VĂN TÂM 74/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

8 3357.85 40.12 28.45 33

9 3596.09 42.96 30.47 35

10 3730.15 44.57 31.61 37

11 4481 53.54 37.97 43

2.5.2.4. Tính toán nội lực trong dây văng do tĩnh tải giai đoạn II , Hoạt tải:
2.5.2.4.1. Nội lực trong các dây văng do tĩnh tải 2 và hoạt tải:
- Từ số bó cáp sơ bộ dự ứng lực cho mỗi dây văng để chịu tĩnh tải giai đoạn I ta thực
hiện mô hình không gian KCN trên phần mềm Midas Civil 7.01 để tính toán nội lực do
DW và LL gây ra .
- Kết quả nội lực và đường ảnh hưởng dọc trục trong các dây
+ Dây số1 : S1 = 413,8 KN

+ Dây số2 : S 2 = 604,5 KN

+ Dây số3 : S3 = 796 KN

+ Dây số4 : S 4 = 926,8 KN

LÊ VĂN TÂM 75/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

+ Dây số5 : S5 = 1018,9KN

+ Dây số6 : S6 = 1101,8KN

+ Dây số7: S 7 = 1100,8 KN

+ Dây số8 : S8 = 1151,2 KN

+ Dây số9 : S9 = 1249,5 KN

LÊ VĂN TÂM 76/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

+Dây số10 : S10 = 1354 KN

+ Dây số 11 : S11 = 1642,3 KN

+ Dây số 1’ : S1’ = 533 KN

+ Dây số 2’ : S2’ = 779,3 KN

+ Dây số 3’ : S3’ = 1041 KN

LÊ VĂN TÂM 77/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

+ Dây số 4’ : S4’ = 1216,3 KN

+ Dây số 5’ : S5’ = 1360,4 KN

+ Dây số 6’ : S6’ = 1421 KN

+ Dây số 7’ : S7’ = 1415 KN

+ Dây số 8’ : S8’ = 1378 KN

LÊ VĂN TÂM 78/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

+ Dây số 9’ : S9’ = 1335,6 KN

+ Dây số 10’ : S10’ = 1239 KN

+ Dây số 11’ : S11’ = 998,3 KN

2.5.2.4.2 Tính toán lựa chọn số bó cáp dự ứng lực cho mỗi dẫy văng
a, Tính số cáp dự ứng lực cho dây văng nhịp biên

Si 0.45fpu Aict Asp1 nct nbt


STT Dây i
KN Mpa mm2 mm2 Tao Tao

1 S1 413.81 837 4.94 141 3.51 9

2 S2 604.57 837 7.22 141 5.12 10

3 S3 795.93 837 9.51 141 6.74 12

4 S4 926.86 837 11.07 141 7.85 13

5 S5 1018.92 837 12.17 141 8.63 14


6 S6 1101.82 837 13.16 141 9.34 14

LÊ VĂN TÂM 79/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

7 S7 1100.78 837 13.15 141 9.33 14

8 S8 1151.20 837 13.75 141 9.75 15

9 S9 1249.47 837 14.93 141 10.59 16

10 S10 1353.97 837 16.18 141 11.47 16

11 S11 1642.29 837 19.62 141 13.92 19

b, Tính số cáp dự ứng lực cho dây văng nhịp giữa

Si 0.45fpu Aict Asp1 nct nbt


STT Dây i
KN Mpa mm2 mm2 Tao Tao

1 S1’ 532.96 837 6.37 141 4.52 10

2 S2’ 779.34 837 9.31 141 6.60 12

3 S3’ 1041.06 837 12.44 141 8.82 14

4 S4’ 1216.27 837 14.53 141 10.31 15

5 S5’ 1360.39 837 16.25 141 11.53 17

6 S6’ 1421.00 837 16.98 141 12.04 17

7 S7’ 1415.01 837 16.91 141 11.99 17

8 S8’ 1377.95 837 16.46 141 11.68 17

9 S9’ 1335.66 837 15.96 141 11.32 16

10 S10’ 1239.04 837 14.80 141 10.50 15

11 S11’ 998.31 837 11.93 141 8.46 13

2.5.2.5. Tổng số cáp dự ứng lực cho dây văng nhịp biên và nhịp giữa:
- Lựa chọn cáp dự ứng lực bằng tổng số cáp dự ứng lực do tĩnh tải I , tĩnh tải II và hoạt
tải :

- Với dây văng nhịp biên: - Với dây văng nhịp giữa:
Dây i nDC nDW+LL ntao Dây i nDC nDW+LL ntao

LÊ VĂN TÂM 80/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

Tao Tao Tao Tao Tao Tao

S1 24 9 33 S1’ 24 10 34

S2 21 10 31 S2’ 21 12 33

S3 23 12 35 S3’ 24 14 37

S4 26 13 39 S4’ 26 15 41

S5 28 14 41 S5’ 28 17 45

S6 30 14 45 S6’ 30 17 47

S7 32 14 46 S7’ 32 17 49

S8 33 15 48 S8’ 33 17 50

S9 35 16 51 S9’ 35 16 52

S10 37 16 53 S10’ 37 15 52

S11 43 19 62 S11’ 34 13 47

LÊ VĂN TÂM 81/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.6. TÍNH TOÁN TRỤ THÁP T3, T4


2.6.1. Cấu tạo trụ tháp T3, T4

VII
IV IV

VII
V V

VIII

2% 2% III III

VIII

VI VI

II II

I I

24 cäc khoan nhåi D=2m

Hình 2.6: Cấu tạo tháp cầu

LÊ VĂN TÂM 82/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.6.2. Xác định tổ hợp tải trọng chính tại mặt cắt đáy bệ
2.6.2.1. Phản lực do trọng lượng bản thân dầm chủ (tĩnh tải giai đoạn 1)
- Sử dụng phần mềm MiDas Civil 701 để tính phản lực do trọng lượng bản thân dầm
chủ đây ra:

Phản lực tại đáy bệ do trọng lượng dầm chủ: R1= 70895,1 KN
2.6.2.2. Phản lực do tĩnh tải phần 2 (DW)

Phản lực tại đáy bệ do tĩnh tải phần 2 là: R2= 11944,9 KN
2.6.2.3. Phản lực do hoạt tải
-Tác dụng của hoạt tải xe thiết kế: Phản lực tại chân tháp do hoạt tải lấy giá trị của hiệu
ứng do “90% Hiệu ứng của (hai xe tải + tải trọng làn), mỗi xe cách nhau 15 m và
khoảng cách giữa hai trục sau là 4,3 m”
- Sử dụng phần mềm MiDas Civil 7.01 để tính phản lực do các tổ hợp tải trọng gây ra ta
có kết quả sau:

LÊ VĂN TÂM 83/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

Tổ hợp: 0,9.(2 xe tải cách nhau 15m (1+IM) + Lan Load) +PL

Phản lực tại chân tháp do tổ hợp trên gây ra là:R3 =6282,5 KN
2.6.2.4.Phản lực do trọng lượng tháp cầu

- Bảng tính toán trọng lượng tháp:

trọng lượng
Thể tích Trọng lượng
riêng
Các bộ phận tháp cầu
m3 KN/m3 KN

Phần chân tháp 574.81 25 14370.25

Phần thân tháp 235.5 25 5887.5

Phần neo dây văng 301 25 7525

Phần đỉnh tháp 35 25 875

Phần dầm ngang trên 40.8 25 1020

Phần dầm ngang dưới 136.5 25 3412.5

Toàn bộ tháp 1323.61 25 33090.25

- Tính trọng lượng của bệ tháp:

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Chiều cao bệ tháp Hbt 5 m

Bề rộng của bệ tháp Bbt 16 m

Chiều dài của bệ tháp Lbt 46 m

LÊ VĂN TÂM 84/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

Trọng lượng bệ tháp Pbệ 92000 kN

2.6.2.2. Lực đẩy nổi ứng với MNTN


- Cao độ MNTN: +9,36m
- Cao độ đáy bệ bệ: +3,624m
- Thể tích bệ trụ tháp ngập nước là:Vdn = 12,423*0,736+16*46*5=3689,1 m3
- Lực đẩy nổi: Pđẩy nổi = n.Vdn = 10x3689,1= 36891kN
2.6.2.4. Tổ hợp tải trọng theo TTGHCĐ I tại mặt cắt đáy bệ
- Tải trọng tác dụng lên mặt cắt đáy bệ xác định như sau:
Pu = 1,25.R1 +1,5.R2+1,75.R3+1,25.Pthap+1,25.Pbe- 0,9.Pđẩy nổi
= 1,25.70895,1 + 1,5.11944,9 + 1,75.6282,5 + 1,25.33090,25 + 1,25.92000
– 0,9.36891
= 240691,5 KN
2.6.3. Xác định sức chịu tải của cọc khoan
2.6.3.1. Xác định sức kháng của cọc theo vật liệu
- Sức kháng tính toán của cọc theo vật liệu xác định như sau:

Prvl = f.Pn = f.0.85. � .(A c - A s ) + f y .A s �


0,85.f c�
� �

Trong đó:
+ Φ : Hệ số sức kháng lấy = 0.9
+ fc’ : Cường độ nén quy định của bê tông cọc, fc’=30MPa.
+ Ac : Diện tích phần bê tông của cọc D = 2m là: Ac = 3140000mm2
+ fy : Giới hạn chảy của cốt thép cọc, fy = 420MPa.
+ As : Diện tích cốt thép của tiết diện cọc. Bố trí 28 thanh D32 => As = 28507mm2

Do đó: Pr = f.Pn = f.0.85. � .(A c - A s ) + f y .A s �


0,85.f c�
vl
� �

= 0,9.0,85.[ 0,85.30.(3140000 - 28507) + 420.28507 ]


= 69856748,8N = 69856,5kN

2.6.3.2. Sức kháng của cọc theo đất nền

LÊ VĂN TÂM 85/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

- Sức kháng nén dọc trục theo đất nền: QR =  qpQp +  qsQs

Trong đó:

Qp : Sức kháng mũi cọc(MPa), Qp = qp.A p

Qs : Sức kháng thân cọc (MPa), Qs = qs.A s

qp : Sức kháng đơn vị mũi cọc (MPa).


qs : Sức kháng đơn vị thân cọc (MPa).
Ap: Diện tích mũi cọc (mm2).
As : Diện tích bề mặt thân cọc (mm2).

qp : Hệ số sức kháng đối với sức kháng mũi cọc.

 qs: Hệ số sức kháng đối với sức kháng thân cọc.

qs : trong đất sét ta có: qs = 0.65

qs : trong đất cát ta có: qs = 0.55

qs : trong đá ta có: qs = 0.55

qp trong đá ta có: qp = 0.5

 Sức kháng thân cọc Qs:

- Với đất dính: Sức kháng thân cọc được xác định theo phương pháp a:

qs = aSu

Trong đó:
+ Su: Cường độ kháng cắt không thoát nước trung bình (Mpa), Su=Cuu

Db
+ a: Hệ số kết dính phụ thuộc vào Su và tỷ số và hệ số dính được tra bảng theo
D
tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05.

- Với đất rời: Sức kháng thân cọc đơn vị được ước tính theo Reese và Wright (1997):
qs = 0,0028N (Mpa) với N �53
qs = 0,00021(N-53)+0,15 (Mpa) với 53<N �100
N là số nhát búa/300mm

LÊ VĂN TÂM 86/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.6.3.2.1 Tính sức kháng cọc theo đất nền ở vị trí tháp T3
 Sức kháng thân cọc

Vậy sức kháng thân cọc như sau:

Qs qs Qs
Lớp qs
(N) (N)

lớp 1b: cuội sỏi 548620.8 0.55 301741.44

lớp 2c: cát màu xám


704063.36 0.55 387234.848
trắng

lớp 5b: cát lẫn sét,


403869.31 0.65 262515.053
trạng thái dẻo

lớp 5c: cát màu xám


2524183.2 0.55 1388300.76
nâu, kết cấu chặt

lớp 9a: đá phiến sét 6924102.5 0.55 3808256.4

lớp 9b: đá phiến sét


7188522.6 0.55 3953687.42
xám đen

Tổng 10101735.9

 Sức kháng mũi cọc Qp:


- Do mũi cọc đặt vào lớp đá phiến sét phân lớp mỏng tính theo Reese và Wright:
qp = 0,064N Mpa với N �60

LÊ VĂN TÂM 87/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

qp=3,8 (Mpa) với N>60


N là số nhát búa/300mm

=> Sức kháng mũi cọc: qp Q p = qp .q p . A p = 0,5. 3,8.3140000 = 5966000 N

 Sức của cọc theo đất nền:

QR = qp Q p + qs Qs = 10101736+5955000= 16067736 = 16067,7 kN

Sức kháng dọc trục của cọc đơn Ptt


- Sức kháng dọc trục của cọc đơn được xác đinh như sau:
Ptt = min(PR ,Q R ) = min(69856,5; 16067,7) = 16067,7 KN

Sơ bộ xác định số cọc trong móng tháp T3


- Công thức xác định:
Pu 240691,5
n = . = 1,5. = 22,5 cọc
[Ptt ] 16067,7

- Chọn n =24 cọc khoan nhồi đường kính 2m với chiều dài L = 45 m.
- Bố trí cọc như sau:

Hình 2.7: Sơ đồ bố trí cọc Tháp T3

LÊ VĂN TÂM 88/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.6.3.2.2.Tính sức kháng cọc theo đất nền ở vị trí tháp T4

Vậy sức kháng thân cọc như sau:

Qs qs Qs
Lớp qs
(N) (N)

lớp 1b: cuội sỏi 1951824 0.55 1073503

lớp 8: Dăm tảng cấp


5843184.55 0.55 3213752
phối tốt

lớp 9a: đá phiến sét 11324935 0.55 6228714

Tổng 10515969

 Sức kháng mũi cọc Qp:


- Do mũi cọc đặt vào lớp đá phiến sét phân lớp mỏng tính theo Reese và Wright:
qp = 0,064N Mpa với N �60
qp=3,8 (Mpa) với N>60
N là số nhát búa/300mm

=> Sức kháng mũi cọc: qp Q p = qp .q p . A p = 0,5. 3,8.3140000 = 5966000 N

Sức của cọc theo đất nền:

QR = qpQ p + qsQs = 10515969+5966000= 16481968.96 N = 16481,97 kN

Sức kháng dọc trục của cọc đơn Ptt


- Sức kháng dọc trục của cọc đơn được xác đinh như sau:
Ptt = min(PR ,Q R ) = min(43058,32; 16481,97) = 16481,97 KN

Sơ bộ xác định số cọc trong móng tháp T4

LÊ VĂN TÂM 89/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

- Công thức xác định:


Pu 240691,5
n = . = 1,5. = 21,9 cọc
[Ptt ] 16481,97

- Chọn n =24 cọc khoan nhồi đường kính 2m với chiều dài L = 22 m.
- Bố trí cọc như sau:

Hình 2.8: Sơ đồ bố trí cọc móng Tháp T4

2.7.TÍNH TOÁN MỐ CẦU.


2.7.1.Cấu tạo kết cấu nhịp cầu dẫn .
a. Cấu tạo mặt cắt ngang KCN cầu dẫn :

2% 2%

Hình2.9.Cấu tạo mặt cắt ngang KCN cầu dẫn

LÊ VĂN TÂM 90/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

mÆt c ¾t dÇm t ¹ i g è i mÆt c ¾t dÇm g i÷a nhÞp

v¸t 20x20 v¸t 20x20

Hình2.10.Cấu tạo mặt cắt ngang dầm cầu dẫn.

- Bảng kích thước thiết kế KCN cầu dẫn:

Chiều cao dầm chủ: H= 1.650 (m)

Chiều cao bầu dưới: h1 = 0.250 (m)

Chiều cao vút dưới h2 = 0.200 (m)

Chiều cao sườn: h3 = 0.890 (m)

Chiều cao vút trên (tại mc giữa nhịp) : h4 = 0.110 (m)

Chiều cao vút trên (tại mc gối) : h'4 = 0.034 (m)

Chiều cao gờ trên: h5 = 0.120 (m)

Chiều cao gờ trên cùng: h6 = 0.080 (m)

Chiều cao sườn dầm tại gối : h7 = 1.416 (m)

Bề rộng bầu dưới dầm: b1 = 0.650 (m)

Bề rộng sườn dầm: b2 = 0.200 (m)

Bề rộng bản cánh trên: b3 = 0.850 (m)

LÊ VĂN TÂM 91/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

Bề rộng gờ trên cùng: b4 = 0.650 (m)

Bề rộng vút dưới: b5 = (b1 - b2)/2 b5 = 0.225 (m)

Bề rộng vút trên: b6 = (b3 - b2)/2 b6 = 0.325 (m)

Chiều cao dầm liên hợp: h = H + ts h= 1.85 (m)

Chiều dài đoạn dầm đặc phía đầu dầm: Lđ = 1.000 (m)

Chiều dài đoạn vuốt sườn dầm: LV = 4.900 (m)

b. Số liệu thiết kế phần trên :

Các số liệu thiết kế Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Số lượng dầm chủ Ndc 8 dầm

Chiều dài dầm chủ L 33.00 m

Khoảng cách từ đầu dầm đên tim gối a 0.35 m

Dầm Chiều dài nhịp tính toán của dầm chủ Ltt 32.30 m
chủ
Khoảng cách giữa các tim dầm chủ d 2.40 m

Chiều cao dầm chủ tính cả bản mặt cầu H 1.85 m

Tĩnh tải rải đều của 1 phiến dầm chủ tính cả phần bản
DCtc 27.39 kN/m
mặt cầu DCtc (giá trị tiêu chuẩn)

Số lượng dầm ngang trên 1 phiến dầm Ndn 5.00 dầm


Dầm
Chiều dày dầm ngang bdn 0.20 m
ngang
Chiều cao dầm ngang hdn 1.32 m

Trọng lượng rải đều tĩnh tải II (giá trị tiêu chuẩn) DWtc 69.03 KN/m

Loại gối Gối di động

Chiều cao gối cầu hg 0.100 m

Gối cầu phương ngang cầu a0 0.450 m


Kích thước thớt gối
phương dọc cầu b0 0.450 m

Hệ số ma sát giữa bê tông và gối cầu (gối di động) fmax 0.3

LÊ VĂN TÂM 92/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

chiều cao hdk 0.200 m

Đá kê Kích thước đá kê gối phương ngang cầu a'0 1.0 m


gối phương dọc cầu b'0 1.0 m

Khoảng cách từ mép đá kê tới mép xà mũ mố ∆ 0.20 m

Khoảng cách từ mép thớt gối đến mép đá kê ∆ 0.275 m

Chiều rộng khe co giãn trên đỉnh mố ∆ 0.100 m

2.7.2.Kích thước cấu tạo mố .

- Trong phần tính toán mố cầu lựa chọn tính toán cho Mố M0
- Căn cứ vào các số liệu thiết kế từ kết cấu phần trên,để xuất kích thước sơ
bộ mố M0 như sau :

Kích thước theo phương dọc cầu

STT Tên kich thước Kí hiệu giá trị đơn vị

1 Chiều rộng bệ mố (dọc cầu) a1 5.00 m

2 Bề rộng tường cánh (phần dưới) a2 1.8 m

3 Bề dày tường thân a3 1.700 m

4 Khoảng cách từ tường thân đến mép ngoài bệ a4 1.500 m

5 Bề rộng tường cánh (phần đuôi) a5 3.152 m

6 Bề rộng tường cánh (toàn bộ) a6 4.952 m

7 Chiều rộng tường tai a7 1.200 m

8 Bề dày tường đầu a8 0.500 m

9 Kích thước phần đỡ bản dẫn a9 0.300 m

10 Khoảng cách từ tim gối đến mép ngoài tường thân a10 0.50 m

11 Kích thước đá kê gối theo phương dọc cầu a11 1.0 m

12 Chiều rộng đất đắp trước mố a12 0.000 m

13 Chiều dày bệ mố b1 2.000 m

14 Kích thước tường cánh (phương đứng) b2 1.438 m

LÊ VĂN TÂM 93/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

15 Kích thước tường cánh (phương đứng) b3 3.152 m

16 Kích thước tường cánh (phương đứng) b4 1.500 m

17 Chiều cao mố (từ đáy bệ đến đỉnh tường đầu) b5 8.34 m

18 Chiều cao tường thân b6 4.20 m

19 Chiều cao tường đầu b7 2.140 m

20 Tổng chiều cao tường thân và tường đầu (Chiều cao mố) b8 6.34 m

21 Chiều cao đá kê gối b9 0.200 m

22 Chiều cao từ đỉnh mấu đỡ bản quá độ tới đỉnh gờ lan can b10 0.842 m

23 Kích thước mấu đỡ bản quá độ b11 0.300 m

Kích thước theo phương ngang cầu

24 Bề dày tường cánh c1 0.500 m

25 Chiều rộng tai tường (phương ngang cầu) c2 0.150 m

26 Bề rộng mố (phương ngang cầu) c3 20.60 m

27 Bề rộng đá kê gối c4 1.0 m

28 Số lượng đá kê gối ndk 8.0 chiếc

Kích thước bản quá độ

29 Chiều dài bản quá độ theo phương dọc cầu lqd 5.000 m

30 Chiều rộng bản quá độ theo phương ngang cầu bqd 19.60 m

31 Chiều dày bản quá độ tqd 0.250 m

LÊ VĂN TÂM 94/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

c Êu t ¹ o mè c Çu
( Tû lÖ: 1/100)

10%

Hình2.11.Cấu tạo mố M0

2.7.3.Tính toán áp lực thẳng đứng tác dụng lên bệ móng mố .


a. Nguyên tắc chung khi tính toán mố:
- Các tải trọng trác dụng lên mố:
 Mố ở trên mực nước thông thuyền và hầu như không bị ngập nước nên không
xét tới tải trọng va xô của tàu thuyền và cũng không xét tới tải trọng gió.
 Các tải trọng tác dụng lên mố bao gồm:

1 Trọng lượng bản thân mố

2 Phản lực thẳng đứng do trọng lượng KCN

3 Phản lực thẳng đứng do hoạt tải đứng trên KCN

4 Lực hãm dọc cầu

5 Ma sát gối cầu

6 áp lực của đất sau mố

7 Phản lực truyền xuống từ bản quá độ

- Các mặt cắt cần kiểm toán:


 Mặt cắt I-I: Mặt cắt bệ móng mố
 Mặt cắt II-II: Mặt cắt chân tường đỉnh
 Mặt cắt III-III: Mặt cắt chân tường thân

LÊ VĂN TÂM 95/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

 Các mặt cắt tính toán của tường cánh


b. Tính toán các tải trọng thẳng đứng tác dụng lên mố:

b.1.Tải trọng do trọng lượng bản thân mố:

- Tĩnh tải tiêu chuẩn gây ra bởi tảI trọng bản thân mố được tính như sau:

P=γ.V

Trong đó: γ : Trọng lượng riêng của bê tông. γ= 25 KN/m3

V : Thể tích các bộ phận kết cấu của mố.

- Bảng tính toán tải trọng do trọng lượng bản thân các bộ phận của mố:

STT Tên kết cấu Công thức tính Vi Pi

m3 kN

1 Bệ mố Vbm =b1.a1.c3 206 5150

2 Tường thân Vtt = a3.b6.c3 147.08 3677.1

3 Tường đầu (trên) Vtd = a8.b7.c3 22.042 551.05

Vmd=(b11+a9/2).a9.(c3-
14.896 372.4
4 Mấu đỡ + bản quá độ -2.c1)+0.5*(lqd.bqd.tqd)

LÊ VĂN TÂM 96/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

Tường cánh (phần


9.6956 242.39
5 đuôi) Vtcd = (2b4+b3).a5.c1

Tường cánh (phần


10.962 274.05
6 thân) Vtct = 2.(b2+b3+b4).a2.c1

7 Đá kê gối Vdk =ndk.(a11.b9.c4) 1.6 40

8 Tường tai 0.54 13.5

Tổng cộng 412.82 10320

- Tính toán tải trọng do trọng lượng bản thân mố tính cho mặt cắt đáy bệ móng mố:
 Các lực tác dụng lên mố bởi trọng lượng bản thân sẽ sinh ra momen,lực
dọc,lực cắt tại tiết diện tính toán.Mômen tại tiết diện được xác định như sau:

M=P.e

Trong đó :

+ P: các lực gây ra momen tại tiết diện tính toán

+ e: độ lệch tâm của điểm đặt lực so với trục trung hòa của mặt cắt cần tính
toán.(Momen mang dấu + khi hướng về phía nền đường và ngược lại)

Tiết diện tính toán


STT Kết cấu
e (m) P(kN) M (kN.m)

1 Bệ mố 0 5150 0

2 Tường thân -0.15 3677.1 -551.6

3 Tường đầu 0.45 22.042 9.9189

4 Mấu đỡ + bản quá độ 0.85 14.896 12.662

5 Tường cánh (phần đuôi) 4.3 9.6956 41.691

6 Tường cánh (phần thân) 1.6 10.962 17.539

7 Đá kê gối -0.3 1.6 -0.48

LÊ VĂN TÂM 97/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

8 Tường tai -0.4 0.54 -0.216

Tổng cộng 8886.8 -470.5

b.2.Tải trọng do tĩnh tải từ kết cấu phần trên truyền xuống:

- Tĩnh tải từ kết cấu phần trên truyền xuống gồm có:
 Tĩnh tải giai đoạn I (DC) : trọng lượng bản thân dầm chủ,dầm ngang,bản mặt
cầu,v.v…
 Tĩnh tải giai đoạn II (DW): trọng lượng lớp phủ mặt cầu và các tiện ích
- Tính toán tải trọng do tĩnh tải từ KCN truyền xuống:
 Từ bảng tổng hợp thông số thiết kế của KCN,ta có:

STT Tên các tải trọng giá trị đơn vị

1 Tĩnh tải giai đoạn I (tiêu chuẩn) 3615.48 kN

2 Tĩnh tải giai đoạn II (tiêu chuẩn) 1138.995 kN

b.3.Tải trọng do hoạt tải trên KCN truyền xuống:

Hình 2.12.Sơ đồ xếp tải tính phản lực gối tác dụng lên mố do hoạt tải.

- Chiều dài nhịp tính toán Ltt = 32,3 m


- Bảng tính toán:

LÊ VĂN TÂM 98/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

Tung độ
Diện tích
DAH Phản lưc Ri
Tải trọng Vị trí DAH Pi (KN)
phản lực (kN)
(m2)
gối Ri

3 0.734 35 25.68

Truck 2 0.867 145 125.70

1 1.000 145 145.00

1' 1.000 110 110.00


Tandem
2' 0.963 110 105.91

Lane Load LL 16.15 9.3 (kN/m) 150.20

People Load PL 16.15 0 0.00

Tổng hợp phản lực truyền xuống gối do Hoạt tải trên KCN

Giá trị (KN)


Tổ hợp tải trọng riêng hoạt tải Kí hiệu
Tiêu chuẩn Tính toán

Tổ hợp 1 : Truck + Lane + PL P1 1041.33 1822.33

Tổ hợp 2 : Tandem + Lane + PL P2 840.17 1470.30

MAX ( Tổ hợp 1 ; Tổ hợp 2) PHL 1041.33 1822.33

b.4.Tải trọng do hoạt tải tác dụng lên bản quá độ:

- Sơ đồ tính toán : Dầm giản đơn kê trên hai gối cứng.


- Sơ đồ xếp hoạt tải để tính phản lực tác dụng lên mấu đỡ bản quá độ:

LÊ VĂN TÂM 99/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

- Chiều dài nhịp tính toán của bản quá độ Lqd = 5 m


- Lập bảng tính toán:

Tung độ
DAH Diện tích Phản lưc Ri
Tải trọng Vị trí Pi (KN)
phản lực DAH (kN)
gối Ri

3 0.000 35 0.00

Truck 2 1.000 145 145.00

1 0.140 145 20.30

1' 1.000 110 110.00


Tandem
2' 0.760 110 83.60

Lane Load LL 2.5 9.3 (KN/m) 23.25

People Load PL 2.5 0 0.00

Tổng hợp phản lực truyền xuống gối do Hoạt tải trên KCN

Giá trị (KN)


Tôt hợp tải trọng riêng hoạt tải Kí hiệu
Tiêu chuẩn Tính toán

Tổ hợp 1 : Truck + Lane + PL P1 459.75 804.56

Tổ hợp 2 : Tandem + Lane + PL P2 530.50 928.38

MAX ( Tổ hợp 1 ; Tổ hợp 2) PHL 530.50 928.38

b.5.Tải trọng thẳng đứng gây ra do đất đắp sau mố:

Chiều cao đất đắp sau mố: b8 5.236 m

Chiều rộng chịu tải trọng đất đắp của mố: c5 =c3-2.c1 19.6 m

Diện tích chịu tác dụng của các lớp đất : Std = c5.(a1-a3-a4) 35.28 m2

Tên tải trọng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Áp lực thẳng đứng do trọng lượng đất đắp EV 3325.07 KN

Độ lệch tâm của áp lực thẳng đứng với đáy bệ e 1.6 m

LÊ VĂN TÂM 100/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

Mômen tại mc đáy bệ do EV gây ra MEV 5320.1 KN.m

b.6.Tổng hợp áp lực thẳng đứng truyền xuống bệ móng mố:

Ptc Ptt
STT Tên các tải trọng truyền lên bệ móng γtt
(kN) (kN)

1 Bệ mố 5150 1.25 6437.5

2 Tường thân 3677.1 1.25 4596.4

3 Tường đầu 551.05 1.25 688.81

4 Mấu đỡ + bản quá độ 372.4 1.25 465.5

5 Tường cánh (phần đuôi) 242.3888 1.25 302.99

6 Tường cánh (phần thân) 274.05 1.25 342.56

7 Đá kê gối 40 1.25 50

8 Tường tai 13.5 1.25 16.875

9 Đất đắp sau mố 3325.0694 1.5 4987.6

10 Tĩnh tải I trên KCN 3615.48 1.25 4519.4

11 Tĩnh tải II trên KCN 1138.995 1.5 1708.5

12 Hoạt tải trên KCN 1041.33 1.75 1822.3

13 Hoạt tải trên bản quá độ 530.5 1.75 928.38

Tổng áp lực thẳng đứng 19971.863 26867

2.7.4.Bố trí cọc trong móng mố .


a. Thông số cấu tạo móng mố:

- Móng cọc bệ thấp được thiết kế với cọc khoan nhồi,có các thông số cơ bản sau:

STT Thông số Kí hiệu Giá trị Đơn vị

1 Đường kính cọc khoan nhồi D 1.00 m

2 Chiều dài cọc khoan L 31.00 m

LÊ VĂN TÂM 101/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

3 Đường kính cốt thép dọc chủ D29

4 Diện tích mcn danh định 1 thanh cốt thép As 660 mm2

5 Giới hạn chảy của cốt thép fy 420 Mpa

6 Số thanh cốt thép dọc trên 1 mặt cắt ngang n 24 thanh

7 Loại cốt thép đai sử dụng Cốt đai xoắn Mpa

8 Cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi của BT fc 30 Mpa

b. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu:
- Sức chịu tải dọc trục danh định của cọc được tính như sau:
- Với cấu kiện sử dụng cốt đai xoắn:

0,85.f c' . ( A g -A st ) +f y .A st �
Pn =0,85. �
� �

- Với cấu kiện sử dụng cốt đai thường:

0,85.f c' . ( A g -A st ) +f y .A st �
Pn =0,80. �
� �

- Sức chịu tải dọc trục tính toán của cọc được tính như sau: PR =φ.Pn
- Lập bảng tính toán:

Tên các đại lượng Kí hiệu Giá trị DV

Tiết diện nguyên mcn của cọc Ag 0.785 m2

Số thanh cốt thép trên 1 mcn của cọc n 24 thanh

Tổng diện tích cốt thép dọc trên mcn của cọc Ast 0.01548 m2

Sức kháng nén danh định của cọc Pn 22205.7 KN

Hệ số sức kháng nén φ 0.75

Sức kháng nén tính toán của cọc Pr 16654.28 KN

c. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền:

LÊ VĂN TÂM 102/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

- Sức kháng nén dọc trục theo đất nền: QR =  qpQp +  qsQs

Trong đó:

Qp : Sức kháng mũi cọc(MPa), Qp = qp.A p

Qs : Sức kháng thân cọc (MPa), Qs = qs.A s

qp : Sức kháng đơn vị mũi cọc (MPa).


qs : Sức kháng đơn vị thân cọc (MPa).
Ap: Diện tích mũi cọc (mm2).
As : Diện tích bề mặt thân cọc (mm2).

qp : Hệ số sức kháng đối với sức kháng mũi cọc.

 qs: Hệ số sức kháng đối với sức kháng thân cọc.

qs : trong đất sét ta có: qs = 0.65

qs : trong đất cát ta có: qs = 0.55

qs : trong đá ta có: qs = 0.55

qp trong đá ta có: qp = 0.5

 Sức kháng thân cọc Qs:

- Với đất dính: Sức kháng thân cọc được xác định theo phương pháp a:

qs = aSu

Trong đó:
+ Su: Cường độ kháng cắt không thoát nước trung bình (Mpa), Su=Cuu

Db
+ a: Hệ số kết dính phụ thuộc vào Su và tỷ số và hệ số dính được tra bảng theo
D
tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05.

- Với đất rời: Sức kháng thân cọc đơn vị được ước tính theo Reese và Wright (1997):
qs = 0,0028N (Mpa) với N �53
qs = 0,00021(N-53)+0,15 (Mpa) với 53<N �100
N là số nhát búa/300mm

LÊ VĂN TÂM 103/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.6.3.2. Tính sức kháng cọc theo đất nền ở vị trí mố M0

Vậy sức kháng thân cọc như sau:

Qs qs Qs
Lớp qs
(N) (N)

lớp 3a: sét dẻo thấp,


574842.31 0.65 1173253.2
trạng thái nửa cứng

lớp 5a: sét dẻo thấp,


298840.08 0.65 609932.6
trạng thái dẻo mềm

lớp 8: dăm tảng cấp


2444700.1 0.55 4221997
phối tốt

Tổng 6005182.776

 Sức kháng mũi cọc Qp:


- Do mũi cọc đặt vào lớp dăm tảng cấp phối tốt, kết cấu chặt rất chặt.
tính theo Reese và Wright:
qp = 0,064N Mpa với N �60
qp=3,8 (Mpa) với N>60
N là số nhát búa/300mm

=> Sức kháng mũi cọc: qp Q p = qp .q p . A p = 0,5. 3,8.785000 = 1491500 N

Sức của cọc theo đất nền:

QR = qp Q p + qs Qs = 1491500+6005182,7= 7496682,776 N =7496,68 kN

Sức kháng dọc trục của cọc đơn Ptt


- Sức kháng dọc trục của cọc đơn được xác đinh như sau:

LÊ VĂN TÂM 104/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

Ptt = min(PR ,Q R ) = min(16654,28; 7496,68) = 7496,68 KN

Sơ bộ xác định số cọc trong móng tháp T3


- Công thức xác định:
Pu 26867
n = . = 1,5. = 5,37 cọc
[Ptt ] 7496,68

- Chọn n =12 cọc khoan nhồi đường kính 1,0 m với chiều dài L = 30 m.
- Bố trí cọc như sau:

Hình 2.13: Sơ đồ bố trí cọc mố M0


2.8. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHỦ ĐẠO
2.8.1. Thi công mố
- Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Khoan cọc đến cao độ thiết kế
- Xói hút, rửa lòng cọc, đặt lồng cốt thép và đổ bêtông cọc.
- Đào hố móng, đập đầu cọc, đổ lớp bêtông đệm móng.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông bệ móng.
- Lấp đất đến cao độ đỉnh móng, lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông phần
tường thân mố, xà mũ, tường đầu, tường cánh mố.
- Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo.
- Đắp đất nền đường, xây tứ nón, chân khay, hoàn thiện mố.
2.8.2. Thi công trụ tháp
- San ủi mặt bằng thi công, đắp đảo nhô.
- Định vị tim cọc, khoan cọc đến cao độ thiết kế. Vệ sinh lòng cọc, hạ lồng cốt thép, đổ
bêtông cọc.

LÊ VĂN TÂM 105/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

- Đóng cọc định vị và khung dẫn hướng.


- Rung hạ cọc ván thép.
- Đào đất tới cao độ thiết kế, đổ bêtông bịt đáy dày 1,5m.
- Hút nước ra khỏi hố móng và đổ bêtông bệ móng.
- Lắp dựng ván khuôn, đà giáo, cốt thép, đổ bêtông chân trụ tháp.
- Lắp cần trục tháp quay.
- Lắp dựng đà giáo ván khuôn, cốt thép tháp cầu, đổ bê tong thân tháp và đỉnh tháp.
- Khi thi công đến vị trí của các thanh ngang tiến hành đổ bêtông luôn các thanh này.
- Hoàn thiện tháp, tháo dỡ ván khuôn, vòng vây cọc ván thép, thanh thải dòng chảy.
2.8.3. Thi công KCN
2.7.3.1 Thi công kết cấu nhịp cầu dẫn
- Nhịp cầu dẫn được thiết kế là nhịp giản đơn với các thông số kĩ thuật như sau :

+) Chiều dài nhịp L = 33 m

+) Bề rộng mặt cầu : B = 20,6 m

+) Trọng lượng 1 dầm : P = 61,77 T

- Do số lượng KCN cầu dẫn tương đối nhiều, địa hình vướng đê bê tông không san
phẳng mặt bằng thi công để vận chuyển dầm và cẩu, do đó để có thể tiến hành thi công
nhanh chóng thì cần thiết phải áp dụng các thiết bị lao dầm chuyên dụng . Căn cứ vào
trang thiết bị hiện có của đơn vị thi công thì ở đây ta dự kiến thi công KCN cầu dẫn
bằng giá lao 3 chân .

- Trình tự thi công KCN cầu dẫn như sau :

+) Xây dựng đường di chuyển, tập kết dầm .

+) Lắp dựng giá ba chân trên nền đường đầu cầu.

+) Di chuyển giá búa ba chân ra ngoài mố ở vị trí có thể lắp nhịp.

+) Kê một chân trước của giá ba chân lên đỉnh trụ

+) Di chuyển dầm đeo bằng xe con theo phương pháp di chuyển dọc.

+) Dùng 2 móc 1 và 2 để nâng dầm lên và di chuyển dầm trên giá ra vị trí.

+) Lao lắp KCN cầu dãn vào vị trí.

LÊ VĂN TÂM 106/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN II: CẦU DÂY VĂNG

2.7.3.2 Thi công kết cấu nhịp cầu chính


- Mở rộng tháp bằng hệ đà giáo thép.
- Tiến hành đổ bêtông khoang dầm kề với trụ.
- Khi bêtông đủ cường độ, tiến hành căng 2 dây văng đầu tiên.
- Lắp 2 xe đúc đối xứng hai bên trụ tháp.
- Lắp dựng ván khuôn, bố trí cốt thép.
- Tiến hành đúc hẫng cân bằng từng khoang dầm. Khi bêtông khoang dầm đạt cường
độ, tiến hành căng dây văng.
- Lặp lại trình tự trên cho tới khi hoàn thành xong KCN và lắp đặt xong các dây văng.
- Thi công đốt hợp long giữa nhịp. Hoàn thiện cầu.

LÊ VĂN TÂM 107/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

PHẦN III : CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG


3.1.TỔNG QUAN VỀ CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Nhieàu coâng trình caàu treân theá giôùi ñaõ ñöôïc thieát keá
vôùi keát caáu oáng theùp nhoài beâ toâng cho nhöõng caáu kieän
chòu neùn. Vaøo naêm 1931, moät trong nhöõng keát caáu ñaàu
tieân söû duïng coâng ngheä oáng nhoài beâ toâng ñaõ ñöôïc xaây
döïng ôû ngoaïi oâ Paris, caàu voøm nhòp 9m vôùi hai voøm ñöôïc
keát caáu goàm 6 oáng cho moãi voøm. Toå hôïp cuûa 40 oáng theùp
f140x50mm ñaõ caáu taïo neân caùnh treân hình parabol cuûa keát
caáu nhòp caàu daøi 101m vöôït soâng Neâva ôû thaønh phoá Xanh
Peâterbua vaøo naêm 1936. Trong naêm 1940, caàu ñöôøng saét
baùc qua soâng Ixet gaàn thaønh phoá Kamenskô - Uranski vôùi nhòp
chính daøi 140m daïng voøm cao 22m, giaù thaønh giaûm 20% nhôø
söû duïng keát caáu voøm oáng nhoài beâ toâng, caùnh voøm ñöôïc
thieát keá baèng oáng theùp CT3 f820x13mm. Vaøo nhöõng naêm
cuûa thaäp nieân 60, oáng nhoài beâ toâng baét ñaàu ñöôïc nghieân
cöùu, öùng duïng moät caùch roäng raõi trong xaây döïng coâng trình
ôû Trung Quoác. Tuø naêm 1990 ñeán 1992, ba tieâu chuaån kyõ
thuaät (CECS28-90, DLGJ99-91 vaø DLGJ-SII-92) ñöôïc ban haønh ôû
Trung Quoác ñaõ taïo nhieàu ñieàu kieän thuaän lôïi hôn cho vieäc
öùng duïng coâng ngheä oáng theùp nhoài beâ toâng trong xaây
döïng coâng trình.
ÔÛ Trung Quoác, caàu daïng voøm öùng duïng coâng ngheä CFT
ñöôïc baét ñaàu thieát keá vaøo naêm 1990. Vôùi caàu coù nhòp
khoâng lôùn hôn 80m, keát caáu voøm ñöôïc thieát keá vôùi moät
oáng ñôn. Caàu Yiwu Yuanhuang ôû tænh Zhejiang ñöôïc thieát keá
daïng voøm vôùi moät oáng ñôn ñöôøng kính 800, daøy 18mm theo
coâng ngheä CFT ñaõ vöôït ñöôïc nhòp 80m.
Khi caàn vöôït nhòp lôùn hôn vaø yeâu caàu taûi troïng lôùn
hôn, caàu voøm ñöôïc thieát keá vôùi hai oáng theùp lieân keát vôùi
nhau. Nhòp 100m cuûa caàu Yilan Mudanjiang thuoäc tænh
Heilongjiang coù keát caáu daïng voøm, tieát dieän ngang hình tam
giaùc, caáu taïo töø ba oáng (ñöôøng kính 600, daøy 12mm) ñöôïc
lieân keát chaët cheõ vôùi nhau theo suoát chieàu daøi. Caàu vöôït
Soâng Huangbai vaø soâng Xia lao thuoäc tænh Hubei, thieát keá
vôùi boán oáng vöôït nhòp 160m, moãi voøm goàm hai oáng f1000,
daøy 12mm.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 108/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Caàu San-an Yongjiang thuoäc tænh Guangxi, hôïp long vaøo


naêm 1999, nhòp chính 270m daïng voøm vôùi maët caàu chaïy
giöõa. Vaøo thôøi ñieåm naøy, caàu San-an Yongjiang ñaït kyû luïc
cuûa caàu daïng voøm. Caàu Yongning Yongjiang ôû tænh Guangxi
coù keát caáu voøm töông töï caàu Wanxian. Nhòp chính 312m daïng
voøm coù maët caàu chaïy giöõa.
Caàu Yajisha ôû Guangzhou, nhòp hình 360m ñöôïc khaùnh
thaønh vaøo thaùng 6 naêm 2000, chieác caàu ñaàu tieân ôû Trung
Quoác ñöôïc thieát keá vôùi 6 oáng, ñaït kyû luïc theá giôùi.
Caàu Yajisha naèm treân ñöôøng cao toác vaønh ñai Taây Nam
tænh Guangzhou baéc qua soâng Zhujiang. Phaàn caàu chính vôùi sô
ñoà phaân nhòp 76+360+76m, daïng caàu voøm môû roäng. Nhòp
giöõa daïng voøm baûn maët caàu chaïy giöõa, hai nhòp bieân daïng
nöûa voøm vôùi baûn maët caàu chaïy treân. Nhòp giöõa coù keát
caáu daïng voøm treo khoâng choát, chieàu daøi nhòp tính toaùn
344m, ñöôøng teân cuûa voøm: f:76,45m. Maët caét ngang voøm
ñöôïc thieát keá vôùi 6 oáng theùp. oáng giöõa ñöôøng kính f = 750,
daøy 20mm, hai oáng hai beân ñöôøng kính 750, daøy 18mm, chieàu
daøy taám baûn noái theo phöông ngang laø 12mm; caùc boä phaän
cuûa söôøn voøm bao goàm caùc oáng thaúng ñöùng coù kích thöôùc
f450x12mm vaø caùc oáng nghieâng coù kích thöôùc f351x10mm.
Tieát dieän ngang cuûa voøm coù chieàu roäng khoâng thay ñoåi
4,35m. Chieàu cao thay ñoåi töø 4m taïi ñænh voøm ñeán 8,039m taïi
chaân voøm. Ñoaïn oáng taïi chaân voøm, phaàn lieân keát vôùi keát
caáu truï coù chieàu daøy 36mm. Theo phöông ngang caàu, hai voøm
caùch nhau 35,95m ñöôïc lieân keát baèng saùu heä lieân keát ngang
daïng cheùo vaø hai heä lieân keát ngang daïng chöõ K. Hai nhòp
bieân coù keát caáu daïng nöûa voøm vôùi chieàu daøi nhòp tính
toaùn 71m, ñöôøng teân 27,3m, maët caét hình hoäp cao 4,5m x
roäng 3,45m. Heä nhaùnh cuûa nöûa voøm ñöôïc lieân keát baèng
moät heä lieân keát ngang daïng cheùo vaø moät heä lieân keát
ngang daïng chöõ K. Hai nöûa voøm bieân ñöôïc ñaët treân goái
chaäu di ñoäng taïi truï bieân.
Hai nöûa voøm caàu Yajisha ñöôïc cheá taïo rieâng bieät treân
khoâng voøm doïc theo hai beân bôø. Thôùt treân cuûa ñaõ xoay laø
phaàn ñeá voøm ñaët treân truï. Thôùt döôùi cuûa ñaõ xoay laøm
vieäc nhö keát caáu truyeàn taûi troïng xuoáng moùng coïc. Hai nöûa
voøm nhòp chính ñöôïc naâng leân ñeán cao ñoä thieát keá baèng
caùch xoay taát caû theo phöông ñöùng moät goùc 24,7014ñoä; roài

TRẦN VĂN KHƯƠNG 109/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

xoay theo phöông ngang ñeán vò trí thieát keá. Nöûa voøm cuûa
nhòp phía bôø Baéc ñöôïc xoay theo phöông ngang moät goùc
117,10ñoä vaø 92,2doä cho nöûa voøm phía bôø Nam.
OÁng theùp ñöôïc nhoài beâ toâng C60 coù phuï gia tröông nôû.
Phuï gia chaäm ninh keát ñöôïc troän vaøo beâ toâng ñeá taêng khaû
naêng laøm vieäc cuûa beâ toâng. Tæ leä nöôùc xi maêng laø 0,35
vôùi ñoä suït 18-20cm. Cöôøng ñoä chòu neùn sau 3 ngaøy tuoåi ñaït
58,5 MPa.
3.1.1. Các loại kết cấu của ống thép nhồi bê tông

Coät theùp beâtoâng lieân hôïp ñöôïc ñònh nghóa nhö laø keát
caáu chòu neùn hoaëc coù theå theùp ñöôïc boïc trong beâtoâng
hoaëc beâtoâng nhoài trong oáng theùp. Tuøy thuoäc caùc chuûng
loaïi vaø hình daïng coù theå chia ra laøm 3 loaïi coät lieân hôïp
thöôøng duøng trong xaây döïng nhö sau [13] :
- Loaïi 1 : theùp keát caáu (coát cöùng ) ñöôïc boïc baèng
beâtoâng (hình a, b,c)
- Loaïi 2 : beâtoâng nhoài trong hoäp, oáng theùp (hình f, g, i)
- Loaïi 3 : hoãn hôïp 2 loaïi treân (hình d, h)

Hình 3.1: Caùc daïng keát caáu oáng theùp nhoài beâtoâng
Loaïi 1 : ñaùp öùng ñaày ñuû caùc yeâu caàu kyõ thuaät veà phoøng
chaùy, ñôn giaûn khi caàn taêng cöôøng ñoä baèng caùch theâm coát
theùp ôû lôùp beâtoâng ngoaøi. Tuy nhieân vieäc kieåm tra vaø xöû
lyù keát caáu theùp beân trong khoâng theå thöïc hieän. Chuûng loaïi
keát caáu naøy phuø hôïp cho caùc coâng trình chòu ñoäng ñaát lôùn
vôùi caùc taûi troïng ngang laëp.
Loaïi 2 : oáng theùp nhoài beâtoâng ñöôïc söû duïng nhieàu trong
caùc truï caàu maø ôû ñoù phaûi chòu taûi troïng va xe, caùc vaønh

TRẦN VĂN KHƯƠNG 110/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

caàu voøm, coät nhaø cao taàng .. khoâng nhaát thieát coù coát
theùp beân trong.
Loaïi 3 : coù tính naêng choáng chaùy cao vaø coù ñöôïc caùc öu
ñieåm cuûa hai chuûng loaïi keát caáu treân.
3.1.2. Đặc điểm làm việc của kết cấu ống thép nhồi bê tông chịu nén:

Trong caùc boä phaän cuûa keát caáu oáng theùp nhoài beâtoâng khi
chòu löïc doïc truïc coù caùc thaønh phaàn öùng suaát nhö sau :

Hình 3.2: Traïng thaùi öùng suaát cuûa caáu kieän oáng theùp
troøn nhoài beâtoâng chòu neùn
- Trong beâtoâng :öùng suaát neùn doïc truïc cBc vaø aùp löïc
ngang r .
- Trong oáng theùp :öùng suaát doïc truïc zs vaø öùng suaát tieáp
s
Nguyeân nhaân gaây xuaát hieän aùp löïc ngang r leân beâtoâng
vaø öùng suaát tieáp s trong oáng theùp laø do heä soá nôû ngang
cuûa hai loaïi vaät lieäu naøy khaùc nhau, trong ñoù heä soá nôû
ngang cuûa beâtoâng luoân lôùn hôn cuûa theùp ôû moïi giai ñoaïn
laøm vieäc. Aùp löïc ngang  r leân beâtoâng khoâng cho pheùp
beâtoâng töï do phaùt trieån bieán daïng theo phöông ngang vaø taïo
ra traïng thaùi öùng suaát ba chieàu trong beâtoâng. Ôû traïng thaùi
chòu löïc 3 chieàu, khaû naêng chòu löïc doïc truïc cuûa beâtoâng

TRẦN VĂN KHƯƠNG 111/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

taêng leân ñaùng keå. Ñaây chính laø ñaëc ñieåm chòu löïc quan
troïng nhaát cuûa keát caáu oáng theùp nhoài beâtoâng.
3.1.3. Ưu điểm của kết cấu ống thép nhồi bê tông:
Caàu voøm baèng oáng theùp nhoài beâtoâng
Keát caáu oáng theùp nhoài beâ toâng (CSFT- Concrete filled steel
tubular) laø moät keát caáu hoãn hôïp goàm oáng theùp vaø loõi beâ
toâng cuøng laøm vieäc. Khi chòu cuøng öùng suaát nhö nhau thì
keát caáu beâ toâng nhoài trong oáng theùp coù nhöõng öu ñieåm
chính nhö sau:
* Khi so saùnh vôùi keát caáu beâ toâng coù tieáp xuùc vôùi moâi
tröôøng beân ngoaøi beâ toâng trong oáng theùp coù ñaëc ñieåm:
- Ñoä beàn cuûa loõi beâ toâng taêng khoaûng 2 laàn.
- Beâ toâng khoâng bò co ngoùt maø bò tröông nôû vì khoâng coù söï
trao ñoåi ñoä aåm giöõa beâ toâng vaø moâi tröôøng beân ngoaøi,
- Sau 2-3 ngaøy tuoåi thì khoâng xuaát hieän theâm veát nöùt.
- Tính phi tuyeán cuûa coâng;
* Khi so saùnh vôùi keát caáu bieán daïng töø bieán seõ maát ñi sau
2-7 ngaøy tuoåi.
- Khoái löôïng cuûa caùc caáu kieän oáng nhoài beâ toâng nhoû hôn
so vôùi caáu kieän beâ toâng coát theùp,
- Khoâng caàn copfa trong thi theùp daïng oáng:
- Taêng khaû naêng choáng bieán daïng cuûa oáng theùp,
- Ñoä beàn aên moøn vaø choáng gæ cuûa maët trong oáng theùp
cao hôn,
- Giaûm ñoä maûnh cuûa caáu kieän;
* Khi so saùnh vôùi keát caáu söû duïng theùp hình coù maët caét
hôû:
- Maët ngoaøi cuûa keát caáu oáng theùp nhoài beâ toâng nhoû hôn
do ñoù chi phí sôn phuû vaø baûo döôõng thaáp hôn,
- Ñoä beàn choáng gæ cao hôn,
- Khaû naêng oån ñònh ñeàu hôn,
- Giaûm ñöôïc aûnh höôûng cuûa taûi troïng gioù,
- Taêng ñoä cöùng choáng xoaén

TRẦN VĂN KHƯƠNG 112/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

3.2. BỐ TRÍ CHUNG CẦU


- Chieàu daøi toaøn caàu Lc = 540.6m, boá trí theo sô ñoà
5x33m + 60m + 80m + 60m + 5x33m, phaàn caàu chính goàm
3 nhòp voøm oáng theùp nhoài beâ toâng chaïy döôùi theo sô
ñoà(60 + 80 + 60)m.
- Maët caét ngang caàu daãn coù beà roäng B = 21.5m, phaàn
caàu chính B = 23.9m ñöôïc boá trí nhö sau:

Maët caét Maët caét


TT Haïng muïc ngang ngang caàu
caàu chính(m)
daãn(m)

1 Phaàn xe chaïy 12 12

2 Daûi phaân caùch giöõa 0.5 0.5

3 Vaïch sôn saùt daûi phaân 2x0.5 2x0.5


caùch

4 Lan can 2x0.5 2x0.5

5 Beà roäng vaønh voøm 2x1.2

6 Toång 21.5 23.9


- Trắc dọc mặt cầu được vuốt theo đường cong đứng lồi coù kính R =
6500m, tiếp theo dốc i=4% về hai mố, mặt cầu dốc ngang hai phía
2%.
3.2.1 Kết cấu phần treân
a, Cầu chính
- Phần cầu chính gồm 3 nhịp voøm oáng theùp nhoài beâ toâng
hình vaønh löôïc giaûn ñôn chaïy döôùi theo sơ đồ
(60+80+60)m.
- Đường tim voøm theo đường cong parabol bậc 2, phương trình tim
voøm y=4f.x.(L-x)/L2. Trong đoù:
+f laø ñöôøng teân voøm ( Nhịp voøm 80m, f = 20m, Nhịp
voøm 60m, f = 15m).
+ L laø chieàu daøi nhòp.
- Mặt cắt ngang vaønh voøm coù daïng soá 8( Chiều cao h=2,2m
với nhịp 80m; h = 1.8m với nhịp 60m) bằng ống theùp nhoài beâ

TRẦN VĂN KHƯƠNG 113/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

toâng, hai oáng theùp ñöôïc lieân keát vôùi nhau thoâng qua
baûn theùp, khoaûng caùch hai tim voøm laø 22.7m.
- Keát caáu giaèng ngang vaønh voøm söû duïng heä giaøn oáng
theùp khoâng nhoài beâ toâng, caùc beà maët cuûa theùp
vaønh voøm vaø giaèng ngang ñöôïc baûo veä bôûi heä thoáng
sôn 4 lôùp.
- Heä thoáng caùp treo:
+ Söû duïng heä thoáng boù caùp cheá taïo lieàn vôùi heä
thoáng neo theo tieâu chuaån, ñöôïc bao boïc bôûi hai lôùp
HDPE vaø caùc lôùp choáng aên moøn khaùc.
+ Boù caùp goàm caùc sôïi song song ñöôøng kính f = 7mm maï
keõm, ñöôïc boïc trong hai lôùp HDPE baûo veä, ngoaøi ra töø
maët caàu leân cao 2.5m ñöôïc baûo veä choáng caùc taùc
ñoäng khaùc coù theå laøm hoûng boù.
+ Böôùc caùp treo L = 5m.
- Heä caùp giaèng chaân voøm
+ Söû duïng heä thoáng boù caùp goàm caùc tao caùp coù
ñöôøng kính 15.2mm phuû Epoxy vaø ñöôïc bao boïc bôûi 2 lôùp
HDPE vaø caùc lôùp choáng aên moøn khaùc theo tieâu chuaån
ASTM vaø A882M-96 Grade 270 hoaëc töông ñöông.
+ Caùc tao caùp theùp hôïp thaønh boù caùp ñöôïc ñaët trong
oáng HDPE baûo veä. Sau khi caêng chænh laàn cuoái, caùc boù
caùp naøy ñöôïc ñaët trong hoäp baèng BTCT baûo veä.
- Heä daàm ngang baèng BTCT DUL laép gheùp.
- Heä daàm doïc BTCT ñöôïc ñoå taïi choã.
- Caùc daàm baûn baèng BTCT cao 25cm, 35cm, 45cm ñöôïc ñuùc
saün gaùc leân daàm ngang, phía treân laø lôùp BTCT ñoå taïi
choã daøy 10cm.
b, Caàu daãn
- Keát caáu nhòp daãn ñöôïc boá trí ôû caû hai phía bôø, keát
caáu baèng daàm BTCT DUL giaûn ñôn nhòp L = 33m, moãi phía
bôø goàm 5 nhòp, maët caét ngang nhaùnh caàu goàm 10 daàm
chuû tieát dieän chöõ I. Chieàu cao daàm chuû h = 1.65m, ñaët
caùch nhau khoaûng caùch a = 2.15m, lieân keát giöõa caùc
daàm chuû vôùi nhau bôûi heä daàm ngang vaø baûn maët
caàu ñoå taïi choã. Baûn maët caàu baèng BTCT ñoå taïi choã
daøy toái thieåu 17.5cm. Ñeå taïo eâm thuaän giöõa caùc nhòp
ñöôïc noái vôùi nhau baèng baûn BTCT lieân tuïc 4 nhòp.
3.2.2 Kết cấu phần dưới.
a, Caàu daãn

TRẦN VĂN KHƯƠNG 114/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

- Moá M0, M1 daïng töôøng BTCT ñoå taïi choã, moùng coïc khoan
nhoài BTCT ñuùc taïi choã, tieát dieän troøn D = 1m.
- Caùc truï P1 – P4, P9 – P12, daïng khung BTCT ñoå taïi choã,
moùng coïc khoan nhoài BTCT ñuùc taïi choã, tieát dieän troøn D
= 1m.
b, Caàu chính
- Caùc truï P5 – P8 daïng khung BTCT ñoå taïi choã, moùng coïc
khoan nhoài ñoå taïi choã, tieát dieän troøn D = 1m.
Baûng toång hôïp caùc thoâng soá cuûa moùng coïc
TT Teân Kích thöôùc Soá Cao ñoä
moá,tr coïc(m) löôïng muõi
uï coïc coïc(m)
1 M0 D =1m 18 -7.96
2 P1 D =1m 18 -15.76
3 P2 D =1m 18 -16.78
4 P3 D =1m 18 -14.13
5 P4 D =1m 18 -27.39
6 P5 D =1m 21 -21.10
7 P6 D =1m 21 -22.78
8 P7 D =1m 21 -15.36
9 P8 D =1m 21 -13.45
10 P9 D =1m 18 -7.54
11 P10 D =1m 18 -1.19
12 P11 D =1m 18 +0.17
13 P12 D =1m 18 +5.19
14 M1 D =1m 18 +4.93
Toån 264
g
- Cao ñoä coïc trong hoà sô laø cao ñoä döï kieán, cao ñoä chính
thöùc seõ ñöôïc quyeát ñònh khi coù keát quaû ñoùng coïc thöû
vaø khoan coïc ngoaøi hieän tröôøng.
3.2.3 Các hạng mục khác.
a, Lôùp phuû maët caàu
- Lôùp phuû maët caàu daøy 7cm, chia laøm 2 lôùp: Lôùp treân
laø lôùp BTN polyme 12.5 haït mòn daøy 3cm, lôùp döôùi BTNC
19 daøy 4cm, töôùi nhöïa dính baùm giöõa hai lôùp beâ toâng
nhöïa vaø beâ toâng maët caàu vôùi tieâu chuaån 0.5kg/m 2.
Choáng thaám maët caàu caàn söû duïng dung dòch.
b, Heä thoáng thoaùt nöôùc treân caàu
- Phaàn caàu chính: Nöôùc maët seõ ñöôïc heä thoáng oáng daãn
baèng nhöïa thoaùt tröïc tieáp xuoáng soâng.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 115/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

- Phaàn caàu daãn: Nöôùc maët seõ ñöôïc gom vaø thoaùt
xuoáng töøng vò trí moá, truï sau ñoù seõ ñöôïc thu vaøo oáng
daãn doïc daãn vaøo hoá ga cuûa thoaùt nöôùc ñöôøng daãn,
ñöôøng gom sau ñoù thoaùt ra ngoaøi qua heä thoáng coáng
xaû ra soâng.
c, Khe co giaõn
- Duøng loaïi khe co giaõn kieåu raêng löôïc ñöôïc nhaäp ngoaïi.
+ Khe co giaõn taïi moá coù toång chuyeån vò laø 150mm.
+ Khe co giaõn taïi nhòp giöõa caàu daãn vaø caàu chính vaø
hai nhòp caàu chính coù toång chuyeån vò laø 150mm.
- Caùc kích thöôùc khe co giaõn trong hoà sô chæ laø döï kieán,
caùc chæ tieâu kyõ thuaät vaät lieäu cuûa khe xem keát hôïp
trong phaàn vaät lieäu. Khe co giaõn phaûi ñöôïc laép ñaët
ñaûm baûo sao cho phaàn xe chaïy doác theo ñoä doác doïc
caàu.
d, Goái caàu
- Goái caàu ñôõ caùc nhòp daàm voøm söû duïng goái chaäu
theùp daïng choûm ñöôïc nhaäp ngoaïi.
- Goái caàu ñôõ caùc nhòp giaûn ñôn söû duïng goái mieáng cao
su coat baûn theùp nhaäp ngoaïi.
e, Lan can treân caàu
- Caáu taïo xem chi tieát ôû phaàn sau.
3.2.4 Vật liệu chủ yếu.
3.2.4.1 Beâ toâng
- Beâ toâng söû duïng cho keát caáu tuaân thuû theo muïc 5.4.2
cuûa 22TCN 272-05.
- Cöôøng ñoä beâ toâng ( cöôøng ñoä chòu neùn theo maãu hình
truï, ôû 28 ngaøy tuoåi) nhö sau:
Cöôøng ñoä
Thöù beâ toâng 28 AÙp duïng cho
töï ngaøy
tuoåi(MPa)
- Daàm chöõ I BTCT DUL caêng sau
1 45 L=33m
- Daàm doïc, daàm ngang, voøm
- Beâ toâng nhoài vaønh voøm, chaân
voøm
2 40 - Xaø muõ truï, beä keâ goái, uï choáng
xoâ P5-> P8

TRẦN VĂN KHƯƠNG 116/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

- Thaân caùc truï P1-> P12, xaø muõ truï


3 töø P1-> P4, vaø P9-> P12.
35 - Daàm baûn laép gheùp heä maët caàu
nhòp voøm vaø lôùp beâ toâng ñoå taïi
choã treân daàm baûn.
- Baûn maët caàu nhòp L=33m, vaùn
khuoân ñuùc saün.
4 30 - Beä moùng caùc truï P1-> P12, moá
M0, M1, baûn quaù ñoä.
- Coïc khoan nhoài D = 1m.
- Gôø chaân lan can, chaân coät ñeøn
chieáu saùng.
5 20 - Beâ toâng bòt ñaùy.
6 10 - Beâ toâng ñeäm moùng.
- Vöõa: Maùc cuûa vöõa ñöôïc xaùc ñònh döïa treân cô sôû
cöôøng ñoä neùn maãu laäp phöông (7x7x7)cm ôû 28 ngaøy
tuoåi trong ñieàu kieän tieâu chuaån.

Thöù Cöôøng AÙp duïng cho Loaïi vöõa


töï ñoä(MPa)
1 ≥45 Vöõa laép oáng Vöõa xi maêng khoâng co
ghen caùp DUL ngoùt
daàm hoäp
2 Vữa không co ngót Sikagrount
50 Vữa đệm gối 214-11 hoặc tương đương

TRẦN VĂN KHƯƠNG 117/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

3 Lấp lòng ống thăm dò Vữa xi măng không co ngót


30 cọc khoan nhồi
4 10 Vữa tạo dốc, vữa xây Vữa xi măng cát
- Nếu không ghi cụ thể, lớp bê tông bảo vệ tối thiểu (a) của cốt thép thường trong
kết cấu bê tông cốt thép được lấy như sau:
Thứ a(mm) AÙp dụng cho
tự
1 100 - Coïc khoan nhoài BTCT
2 75 - Beä moùng moá truï
- Thaân moá truï
3 50 - Daàm ngang, maët treân baûn maët caàu
4 40 - Gôø chaén lan can, baûn maët caàu
5 25 - Maët döôùi baûn maët caàu
3.2.4.2 Theùp troøn, theùp baûn, theùp hình
- Coát theùp thöôøng loaïi trôn duøng caùc maùc theùp CB240-
T, coát theùp vaèn duøng maùc theùp CB240-V theo tieâu
chuaån Vieät Nam TCVN 1651: 2008.
- Kyù hieäu, giôùi haïn chaûy, giôùi haïn beàn cuûa theùp nhö
sau:

Loaïi theùp Giôùi haïn chaûy(MPa) Giôùi haïn beàn


keùo(MPa)

Theùp troøn trôn 240 380


CB240-T

Theùp coù gôø 400 570


CB240-V
- Theùp baûn, theùp hình cho caùc chi tieát choân saün, lan can
theùp duøng loaïi XCT38 theo tieâu chuaån TCVN 5709:2009.
Theùp cacbon caùn noùng duøng cho xaây döïng- Yeâu caàu kyõ
thuaät vaø caùc tieâu chuaån hieän haønh khaùc coù lieân
quan. Cöôøng ñoä thieát keá cuûa theùp theo tieâu chuaån
5709:2009.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 118/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Thöû uoán
nguoäi 1800
Cöôøng ñoä tieâu Ñoä daøy töông
d-ñöôøng
chuaån(Mpa) ñoái(%)
kính goái
Cöôøng cho ñoä öùng vôùi ñoä
uoán
ñoä daøy(mm) daøy(mm)
Caáp a-Chieàu
keùo
theùp daøi maãu
ñöùt(M
pa) ≤2 20- 40- <2
20-40 >40
0 40 100 0

Khoâng nhoû
Khoâng nhoû hôn
hôn

25
XCT38 380 230 220 26 25 23 d = 0.5a
0
- Theùp lan can caàu: Theùp lan can caàu goàm theùp oáng vaø
theùp baûn chòu haøn XCT38 maï keõm nhuùng noùng. Lôùp
maï keõm tuaân thuû caùc tieâu chuaån cuûa ASTM A123.
- Bu loâng, ñai oác, voøng ñeäm lieân keát coät lan can tuaân
theo tieâu chuaån ASTM A307 loaïi A , A563M vaø F436 loaïi 1,
söû duïng bu loâng caáp ñoä beàn 6.6.
3.2.4.3 Theùp keát caáu
- Theùp keát caáu duøng cho caùc boä phaän cuûa caàu voøm
chính söû duïng loaïi theùp hôïp kim thaáp choáng aên moøn,
chòu haøn theo tieâu chuaån ASTM A709, maùc 345W hoaëc
töông ñöông, coù caùc ñaëc tröng cô lyù sau:
Maùc theùp Giôùi haïn Ñoä beàn Ñoä giaõn Moâ ñun
chaûy keùo daøi ñaøn hoài
Fy(Mpa) Fu(MPa) (%) (Mpa)
345W 345 450 22 200000
3.2.4.4 Caùp, theùp döï öùng löïc
a, Caùp DUL söû duïng trong daàm giaûn ñôn L=33m vaø keát caáu
voøm
- Caùp DUL söû duïng loaïi tao xoaén 7 sôïi coù ñöôøng kính ranh
ñònh 12.7mm vaø 15.2mm loaïi coù ñoä chuøng thaáp theo
tieâu chuaån ASTM A416-90a Grade 270 hoaëc töông ñöông,
theùp coù ñoä chuøng thaáp: P1000 h khoâng lôùn hôn 2.5%

TRẦN VĂN KHƯƠNG 119/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

töông öùng vôùi löïc keùo 70% giôùi haïn beàn, caùc thoâng soá
kyõ thuaät xem baûng sau:

TRẦN VĂN KHƯƠNG 120/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Ñöôøng Dieän tích Moâ ñun


Giôùi
kính toái danh ñònh ñaøn
Aùp duïng cho haïn
thieåu(m 1 tao hoài
chaûy
m) (mm2) (MPa)

Daàm giaûn ñôn L


12.7 98.7 1670 195000
=33m

Caùp daàm ngang voøm 15.2 140 1670 195000


- Löïc caêng keùo caùp Pk cuûa caùc tao caùp CÑC( chöa tính ma
saùt kích vaø ma saùt neo) ñöôïc laáy nhö sau:
+ Boù caùp daàm giaûn ñôn L=33m, loaïi 12 tao 12.7mm Pk =
1650kN
+ Boù caùp daàm ngang voøm loaïi 1 vaø loaïi 2 : 7 tao 15.2mm
Pk = 1367kN
+ Boù caùp daàm ngang loaïi 3 vaø loaïi 4 : 9 tao 15.2mm Pk =
1758kN
+ Boù caùp daàm doïc voøm L = 60m, loaïi 15 tao 15.2mm Pk =
2930kN
+ Boù caùp daàm doïc L = 80m, loaïi 19 tao 15.2mm Pk =
3711kN
3.2.4.5 Caùp treo nhòp voøm
- Söû duïng heä thoáng boù caùp cheá taïo saün ñoàng boä vôùi
heä thoáng neo theo tieâu chuaån, ñöôïc bao boïc bôûi 2 lôùp
HDPE vaø caùc lôùp choáng aên moøn khaùc.
- Caùp DUL goàm caùc sôïi song song ñöôøng kính 7mm maï keõm
nhuùng noùng, coù ñoä chuøng thaáp phuø hôïp tieâu chuaån
ASTM A421/A421M-98a loaïi BA.
- Sôïi theùp maï keõm tuaân thuû theo tieâu chuaån ASTM
A123/123M-97a.
- Giôùi haïn beàn cuûa sôïi caùp laø 1620MPa, giôùi haïn chaûy
cuûa sôïi caùp laø 1377MPa.
- Soá löôïng sôïi theùp vaø löïc caêng keùo boù caùp nhö sau:
+ Boù caùp giaèng chaân voøm L = 80m, goàm 19 tao
15.2mm.
+ Boù caùp giaèng chaân voøm L = 60m, goàm 15 tao 15.2mm.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 121/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

+ Löïc caêng keùo boù caùp tuaân thuû theo töøng giai ñoaïn
thi coâng.
3.2.4.6 ÖÙng suaát cho pheùp cuûa caùp DUL trong caùc caáu kieän
nhö sau:
Thöù Ñieàu kieän Giôùi haïn öùng
töï suaát []
1 Caùp DUL trong beâ toâng
+ ÖÙng suaát taïm thôøi trong thôøi gian 0.9fpy
ngaén
+ ÖÙng suaát taïi neo sau khi ñoùng neo 0.7fpu
+ÖÙng suaát taïi cuoái vuøng neo sau khi 0.74fpu
ñoùng neo
+ ÖÙng suaát trong giai ñoaïn khai thaùc 0.8 fpu
2 Caùp DUL giaèng chaân voøm
+ ÖÙng suaát taïi giai ñoaïn thi coâng 0.45 fpu
+ ÖÙng suaát trong giai ñoaïn khai thaùc 0.45 fpu
3 Caùp treo caàu chính
+ ÖÙng suaát trong giai ñoaïn thi coâng 0.35 fpu
+ ÖÙng suaát trong giai ñoaïn khai thaùc 0.35 fpu
3.2.4.7 Theùp thanh DUL
- Kyù hieäu, ñöôøng kính toái thieåu, cöôøng ñoä chòu keùo cuûa
theùp thanh DUL theo tieâu chuaån cuûa haõng VSL hoaëc töông
ñöông, ñöôïc quy ñònh nhö sau:
Dieän tích Cöôøng ñoä
Kyù Ñöôøng Troïng
danh chòu keùo
hieäu kính(mm) löôïng(kg/m)
ñònh(mm2) ñöùt(MPa)

D36 36 1018 1030 7.86


- Theùp thanh DUL ñöôïc duøng ñeå coá ñònh taïm khoái chaân
voøm trong quaù trình thi coâng voøm.
3.2.4.8 Heä neo vaø oáng ghen
- Heä neo cho caùc boù caùp CÑC ñöôïc nhaäp ngoaïi ñoàng boä
vôùi caùc chæ tieâu kyõ thuaät phuø hôïp vôùi tieâu chuaån
22TCN- 267-2000 hoaëc caùc tieâu chuaån khaùc töông ñöông.
- OÁng ghen baèng toân maï keõm coù beà maët löôïn soùng
tuaân theo tieâu chuaån 22TCN272-05 vaø ñoàng boä vôùi heä
neo, caùp DUL.
3.2.4.9 Lan can
3.2.4.10 Khe co giaõn

TRẦN VĂN KHƯƠNG 122/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

3.3 CÁC KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC SƠ BỘ.


- Ta laàn löôït tính caùc ñaëc tröng hình hoïc cuûa caùc caáu kieän,
töø ñoù laáy caùc soá lieäu ñaëc tröng hình hoïc ñeå tính toaùn.
3.3.1. Vành vòm

Hình 3.3: Maët caét ngang voøm nhòp bieân L =60m

- Dieän tích oáng theùp f750 �16mm :


p
( )
A s = 2 � 0.752 - 0.7182 = 0.0738 mm2
4

- Dieän tích tieát dieän baûn theùp 300x16mm:


As1=0.3x2x0.016=0.0096 mm2
E
- Quy ñoåi theùp sang beâtoâng baèng heä soá n = E
s

Es=200000 Mpa,

E c = 0.043 � c � f c' = 0.043 �25001.5 � 45 = 36056.6MPa

E s 200000
n= = = 5.55
E c 36056.6

- Dieän tích theùp sau khi quy ñoåi sang beâtoâng:


A sc = ( A s + A s1 ) �n =(0.0738+0.0096)x5.55=0.463mm 2

- Dieän tích phaàn beâtoâng:

TRẦN VĂN KHƯƠNG 123/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

p
Ac= �2 �0.7182 +0.3x0.468=0.95 mm2
4

- Dieän tích maët caét vaønh voøm:


A=Ac+Asc=0.95+0.463=1.413 mm2
Moâmen quaùn tính cuûa tieát dieän ñoái vôùi truïc x:

- Moâmen quaùn tính cuûa oáng theùp ñaõ quy ñoåi sang
beâtoâng:
I1= n �2 �0.05 �D 4 �(1 - h4 ) +n x 2 x a2 x F

- Trong ñoù:
d 0.718
h= = = 0.957
D 0.75

I1={5.55x2x0.05x0.754x(1-0.9574)+5.55x0.0738x0.5252}=0.141
m4

- Moâmen quaùn tính cuûa hai loõi beâtoâng:


p�D 4 3.14 �0.7184
I 2= 2 � + 2 �a 2 �F = 2 � + 2 �0.5252 �0.405 = 0.250 m4
64 64

- Moâmen quaùn tính loõi beâtoâng giöõa hai baûn theùp:


0.468 �0.33
I 3= = 1.053x10-3 m4
12

- Moâmen quaùn tính cuûa hai baûn theùp ñaõ quy ñoåi sang
beâtoâng:
0.016 �0.33
I4=2x �5.55 =3.996x10-4m4
12

- Suy ra:
Ix=I1+I2+I3+I4=0.141+0.25+1.053x10-3+3.996x10-4=0.392 m4
Moâmen quaùn tính cuûa tieát dieän ñoái vôùi truïc y:

- Moâmen quaùn tính cuûa oáng theùp ñaõ quy ñoåi sang
beâtoâng:
I1=5.55x2x0.05x0.754x(1-0.7184 )=0.126 m4

- Moâmen quaùn tính cuûa hai loõi beâtoâng:

TRẦN VĂN KHƯƠNG 124/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

p�D 4 3.14 �0.7184


I 2= 2 � = 2� = 0.026 m4
64 64

- Moâmen quaùn tính cuûa hai baûn theùp ñaõ quy ñoåi sang
beâtoâng:

�0.3 �0.0163 �
I 3= 2 �5.55 �� + 0.2422 �4.8x10-3 �= 3.121x10-3m4
� 12 �

- Moâmen quaùn tính loõi beâtoâng giöõa hai baûn theùp:


0.3 �0.4683
I4 = = 2.563x10-3m4
12

- Suy ra: Iy=I1+I2+I3+I4=0.129+0.026+3.121x10-3+2.563x10-


3
=0.161 m4
- Quaù trình tính toaùn töông töï nhö treân ta tính ñöôïc ñaëc
tröng hình hoïc cuûa caùc maët caét coøn laïi.

Hình 3.4: Maët caét ngang nhòp voøm L = 80m


- Dieän tích maët caét vaønh voøm : A = 1.988m 2
- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc x: Ix = 0.821m4
- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc y: Iy =0.225m4
3.3.2. Thanh giằng ngang nhịp vòm L = 80m

TRẦN VĂN KHƯƠNG 125/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Maët caét ngang thanh giaèng ngang nhòp voøm L =80m


Dieän tích maët caét: A=2.12x10-2 m2
Moâmen quaùn tính ñoái vôùi truïc x : Ix=6.21x10-4 m4
Moâmen quaùn tính ñoái vôùi truïc y: Iy=6.21x10-4 m4

Hình 3.5: Maët caét ngang thanh xieân giaèng ngang nhòp voøm L =
80m
Dieän tích maët caét: A=1.05x10-2 m2
Moâmen quaùn tính ñoái vôùi truïc x : Ix=1.08x10-4 m4
Moâmen quaùn tính ñoái vôùi truïc y: Iy=1.08x10-4 m4

Hình 3.6: Lieân keát ngang loaïi 1 nhòp voøm L = 80m

TRẦN VĂN KHƯƠNG 126/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.7: Lieân keát ngang loaïi 2 nhòp voøm L = 80m


3.3.3. Thanh giằng ngang vòm biên.

Hình 3.8: Mặt cắt ngang lieân kết ngang nhịp voøm L = 60m
Diện tích mặt cắt: A= 1.7x10-2 m2
Moâ men quaùn tính đối với trục x: Ix = 3.166x10-4m4
Moâ men quaùn tính đối với trục y: Iy = 3.166x10-4 m4

TRẦN VĂN KHƯƠNG 127/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.9: Maët caét ngang thanh xieân giaèng ngang nhòp voøm L
=60m
Diện tích mặt cắt: A= 8.97x10-3 m2
Moâ men quaùn tính đối với trục x: Ix = 6.369x10-5m4
Moâ men quaùn tính đối với trục y: Iy = 6.369x10-5 m4

Hình 3.10: Lieân keát ngang loaïi 1 nhòp voøm L = 60m

TRẦN VĂN KHƯƠNG 128/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.11: Lieân keát ngang loaïi 2 nhòp voøm L = 60m


3.3.4. Thanh treo
- Moâñun ñaøn hoài E = 2 x 1011 Pa
- Dieän tích maët caét A = 2.35 x10-3 m2
- Ñoä cöùng EA = 2 x 1011 x 2.35 x 10-3 = 4.7 x108 KN

TRẦN VĂN KHƯƠNG 129/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.12: Caùp treo nhòp voøm chính L =80m

TRẦN VĂN KHƯƠNG 130/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.13: Caùp treo nhòp voøm bieân L = 60m


3.3.5. Dầm ngang tại mặt cắt nhịp vòm.

- Moâñun ñaøn hoài E = 2 x 1011 Pa


- Dieän tích maët caét A = 2.1x10-3 m2
- Ñoä cöùng EA = 2 x 1011 x 2.1 x 10-3 = 4.2x108 KN
3.1.6.1. Daàm ngang taïi caùc vò trí trong khoaûng hai goái

TRẦN VĂN KHƯƠNG 131/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.14: Daàm ngang taïi vò trí trong khoaûng hai goái

- Dieän tích maët caét : A = 1.32 m 2


- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc x: Ix= 0.2089 m4
- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc y: Iy= 0.1201 m4
3.1.6.2. Daàm ngang taïi vò trí goái

Hình 3.15: Maët caét ngang daàm ngang taïi vò trí goái
- Dieän tích maët caét ngang: A = 1.645 m 2
- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc x: Ix = 0.2042 m4
- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc y: Iy = 0.2455 m4

TRẦN VĂN KHƯƠNG 132/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

3.3.6. Dầm dọc nhịp vòm.

Hình 3.16: Maët caét ngang daàm doïc taïi nhòp voøm

- Dieän tích tieát dieän: A = 1.22 m2


- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc x:Ix= 0.2515 m4
- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc y: Iy = 0.1886 m4
3.3.7. Dầm bản mặt cầu.
3.1.8.1. Daàm baûn bieân

Hình 3.17: Daàm baûn bieân nhòp voøm

- Dieän tích maët caét: A = 0.3191 m 2


- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc x: Ix = 0.0033 m4

TRẦN VĂN KHƯƠNG 133/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc y: Iy = 0.022 m4


3.1.8.2. Daàm baûn trong

Hình 3.18: Daàm baûn trong nhòp voøm

- Dieän tích maët caét: A = 0.3958 m2


- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc x: Ix = 4.07x10-3 m4
- Moâ men quaùn tính ñoái vôùi truïc y: Iy = 0.042 m4

3.4. TÍNH TOÁN NỘI LỰC BẰNG PHẦN MỀM.


3.4.1. Tải trọng tính toán.
3.4.1.1. Tĩnh tải.
a. Tónh taûi taùc duïng leân daàm ngang
- Tải trọng tác dụng lên dầm bản.
DC1 = (0.3191x79.2x24.5x2+0.3958x79.2x24.5x18)/(14x21.5) = 50.04 (kN/m)
Trong đó hai dầm ngang trên trụ chịu một nửa tĩnh tải DC1.
- Tĩnh tải do trọng lượng dầm dọc
DC2 = (1.22x79.2x24.5x2)/(14x21.5) = 15.73 (kN/m)
Trong đó hai dầm ngang trên trụ chịu một nửa tĩnh tải DC2
- Tĩnh tải lớp phủ mặt cầu và các tiện ích
DW = (0.27x21.5x79.2x23.05)/(14x21.5) = 35.21 (kN/m)
Trong đó hai dầm ngang trên trụ chịu một nửa tĩnh tải DW.
- Tĩnh tải do trọng lượng bản thân dầm ngang
+ Dầm ngang trên trụ:

TRẦN VĂN KHƯƠNG 134/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

DC3 = 0.3958x24.5 = 9.697 kN/m


+ Dầm ngang giữa hai trụ:
DC4 = 4.086x24.5 = 100.11 kN/m
3.4.1.2. Hoạt tải
- Hoạt tải HL93.
3.4.2. Kết quả chạy phần mềm Midas Civil

Hình 3.19: Moâ hình caàu voøm oáng theùp nhoài beâ toâng treân
phaàn meàm Midas Civil
1. Bieåu ñoà moâ men daàm chuû

Bieåu ñoà moâmen trong daàm chuû ôû THGH cöøông ñoä I

- Mmin = -6707.2 kN.m

TRẦN VĂN KHƯƠNG 135/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

- Mmax = 3992.5 kN.m

Bieåu ñoà moâmen trong daàm chuû ôû TTGH söû duïng

- Mmin = -5103.8 kN.m


- Mmax = 2742.8 kN.m
2. Bieåu ñoà löïc caét daàm chuû

Bieåu ñoà löïc caét daàm chuû ôû TTGH cöôøng ñoä I

- Vmax = 1921.4 kN
- Vmin = -964.4 kN

TRẦN VĂN KHƯƠNG 136/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Bieåu ñoà löïc caét trong daàm chuû ôû TTGH söû duïng
- Vmax = 1303.2 kN
- Vmin = -756.4 kN

TRẦN VĂN KHƯƠNG 137/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

3.5. KIỂM TOÁN

Hình 3.20: Tieát dieän kieåm toaùn daàm doïc chính


3.5.1 .Thiết kế thép ở trạng thaí giới hạn cường độ.
3.5.1.1.Coát theùp chòu moâmen döông:
Choïn khoaûng caùch töø meùp BT ñeán troïng taâm coát theùp chòu
löïc laø 50mm
ds =1400- 50 = 1350 mm
Giaû söû TTH ñi qua meùp döôùi baûn caùnh treân:
� tt � � 300 �
M n =0.85 �f'c �bt �tt ��ds - � 1350 -
= 0.85 �45 �1200 �300 � �=
� 2� � 2 �
=1.6524 �1010 Nmm
=16524 KNm

Mmax = 3992.5 KNm <16524 KNm


 Truïc trung hoøa qua caùnh, tính vôùi thieát dieän chöõ nhaät.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 138/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Tính chieàu cao vuøng neùn :

2M u 2 �3992500000
a = ds - ds 2 - = 1350 - 13502 -
0.9 �0.85 �f 'c �bt 0.9 �0.85 �45 �1200
= 73.6mm

a 73.6
=> c = = = 100.82mm
1 0.73

1 : heä soá qui ñoåi hình khoái US

0.05 ' 0.05


1 = 0.85 - ( f c - 28) = 0.85 - (45 - 28)
7 7
= 0.73

c 100.82
Tính tæ soá : = = 0.07 < 0.42  phaù hoaïi trong vuøng deûo.
ds 1350

Dieän tích coát theùp ñöôïc tính :


0.85 �f 'c �a �bt 0.85 �45 �73.6 �1200
As = = = 8043.42mm 2
fy 420

Dieän tích coát theùp toái thieåu :


As(min) = 0.03 �bw �ds �f’c/fy = 0.03 �600 �1350 �45/420
= 2603.57mm2
As > As(min)  Ñaët theo löôïng coát theùp As.
Choïn theùp : choïn 20 f 25 coù As = 10200 mm2

Hình 3.21: Boá trí coát theùp thôù döôùi daàm doïc chòu moâ men
döông
3.5.1.2. Coát theùp chòu moâmen aâm :
Tính toaùn töông töï nhö treân ta coù keát quaû nhö sau :
As=13787.49 mm2

TRẦN VĂN KHƯƠNG 139/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Coát theùp choïn chòu moâmen aâm laø 20 f 36 coù As= 20120 mm2

Boá trí coát theùp nhö sau:

Hình 3.22: Boá trí coát theùp chòu moâ men aâm daàm chuû
3.5.2. Kiểm tra nứt theo TTGHSD
3.5.2.1 Kiểm tra nứt theo TTGHSD tại mặt cắt giữa nhịp
Momen toå hôïp theo TTGH SD : Ms = 2742800000 Nmm
Tính fs:

Hình 3.23: Tieát dieän kieåm toaùn nöùt

TRẦN VĂN KHƯƠNG 140/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Es
Xaùc ñònh n = tyû soá moâñun ñaøn hoài cuûa theùp vaø
Ec
beâtoâng.
Es = 200000 ( Mpa )

Ec = 0.043 � c1.5 � f c' = 0.043 �25001.5 � 45 = 36056.6 ( Mpa )

Es 200000
n= = = 5.55
Ec 36056.6

Xaùc ñònh vò trí truïc trung hoøa cuûa thieát dieän nöùt töø phöông
trình sau:
� t �
bw x 2 + 2 ( bt - bw ) tt �x - t �= 2nAs ( d s - x )
� 2�

Thay soá vaøo ta ñöôïc :


� 300 �
600 x 2 + 2 ( 1200 - 600 ) �300 ��x - �= 2 �5.55 �10200 �( 150 - x )
� 2 �

Giaûi phöông trình vaø choïn nghieäm thích hôïp ta ñöôïc x =128.93
mm < tt = 300 mm. Vaäy truïc trung hoøa cuûa tieát dieän nöùt qua
phaàn caùnh, tính nhö tieát dieän chöõ nhaät.
Moâmen quaùn tính cuûa tieát dieän ñaøn hoài nöùt ñoái vôùi truïc
x:

bt x3
Icr = + n.As (d s - x) 2
3
1200 �128.933
= + 5.55 �10200 �(1250 -128.93) 2
3
= 7.2 �1010 mm 4

Ms 2742800000
fs = n (d s - x) = 5.55 � (1250 - 128.93) = 237 MPa
I cr 7.2 �1010

ÖÙng suaát cho pheùp trong coát theùp :


z
f sa =
3 dc A

Trong ñoù :
z = 23000 : Vuøng khí haäu khaéc nghieät

TRẦN VĂN KHƯƠNG 141/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

dc = 50 :Khoaûng caùch töø thôù chòu keùo ngoaøi cuøng ñeán


troïng taâm cuûa coát theùp chòu keùo gaàn nhaát .
A: dieän tích trung bình cuûa beâtoâng boïc quanh 1 caây
theùp .
A=b �2 �dc/20= 1200 �2 �50/20=6000 mm2
z 23000
Thay vaøo : f sa = = 3 = 343.57 MPa
3 d A
c 50 �6000

Ñieàu kieän kieåm tra nöùt laø:

Z
fsa = = 343.57MPa
3 d � A
f s = 237MPa � c � ÑAÏT
0.6 �f y = 0.6 �420 = 252MPa

3.5.2.2 Kieåm tra nöùt theo TTGHSD cuûa daàm doïc taïi maët caét
ñaàu nhòp
Moâ men toå hôïp theo TTGHSD laø Ms= 5103800000 Nmm

Tính toaùn töông töï phaàn treân ta xaùc ñònh ñöôïc x = 132.06 mm
< tb = 300 mm. Vaäy truïc trung hoøa cuûa tieát dieän nöùt ñi qua
baûn caùnh döôùi, tính nhö tieát dieän hình chöõ nhaät.
Icr = 1.405x1011 mm4
fs = 225.39 MPa
fsa =343.57 MPa

TRẦN VĂN KHƯƠNG 142/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Kieåm tra ñieàu kieän nöùt :

Z
f sa = = 343.57MPa
3 d � A
f s = 225.39MPa � c � Ñaït
0.6 �f y = 0.6 �420 = 252MPa

3.5.2.3.Tính toùan coát ñai chòu caét:


Maët caét tính toaùn coát ñai chòu caét coù noäi löïc nhö sau:
Mu = 5355500000 Nmm
Vu = 935800 N.
Tính dv : caùnh tay ñoøn giöõa toång hôïp löïc keùo vaø toång hôïp
löïc neùn khi uoán .

a 184
ds - = 1250 - = 1158mm
2 2
d v = max 0.9d s = 0.9 �1250 = 1125mm = 1158 mm
0.72h = 0.72 �1400 = 1008mm

Löïc caét ñôn vò :


Vu 935800
v= = = 1.497N / mm 2
0.9b w d v 0.9 �600 �1158

Kieåm tra tính hôïp lyù cuûa tieát dieän :


v 1.497
= = 0.033 < 0.25 (thoaû maõn)
f 'c 45

 Tieát dieän daàm ñaõ choïn laø hôïp lyù.

Tính  x :
Choïn goùc phaù hoaïi  = 38.50
Bieán daïng taïi troïng taâm cuûa coát doïc chòu keùo theo phöông
doïc do caùc taûi troïng coù heä soá gaây ra :
Mu
+ 0.5Vu cot g()
dv
x =
Es As
5355500000
+ 0.5 �935800 �cotg(38.5o )
= 1158
200000 �20120

= 1.262 �10-3 �2.10-3

TRẦN VĂN KHƯƠNG 143/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

v
Töø tæ leä : = 0.033;  x = 1.295 �10-3
f 'c

Tra bieåu ñoà (A5.8.3.4.2-1) ta ñöôïc goùc nöùt :


f = 37.080 => hoäi tuï .

Tra tieáp ta ñöôïc  = 2.066


Vu
Vs = - 0.083 � � f 'c �b �d v =
0.9
935800
= - 0.083 �2.066 � 45 �600 �1158
0.9
= 240542.8 N

Choïn coát ñai 4 nhaùnh f10 => Av = 314 mm2


Khoaûng caùch coát ñai yeâu caàu theo ñieàu kieän caáu taïo
Theo trò soá giôùi haïn coát ñai toái thieåu :
A v f vy 314 �420
s < = = 394.8mm
0.083 � f 'c �b 0.083 � 45 �600

Khoaûng caùch toái thieåu theo qui ñònh cuûa 22TCN272-05 :


Vôùi Vu = 935800N < 0.1�f 'c �b �d v = 0.1�45 �600 �1158 = 3126600N

Thì : s �0.8 �d v �600

� s < 600 mm

Khoaûng caùch coát ñai yeâu caàu theo tính toaùn


A v f vy d v 314 �420 �1158
s= cotgf = �cotg37.08
Vs 240542.8
= 840 mm

Vaäy coát ñai cho daàm boá trí : f10s 200


A v f vy d v 314 �420 �1158
� Vs = cot gf = �cot g37.08 =
s 200
= 1010373.5N

TRẦN VĂN KHƯƠNG 144/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Kieåm tra laïi khaû naêng chòu keùo cuûa coát theùp doïc
Mu �V �
A s �f y > + � u - 0.5 �Vs �cot g(f)
0.9 �d v � 0.9 �
5355500000 � 935800 �
۴>+-� 420
16380 � 0.5 1010373.5�cot g(37.08)
0.9 �1158 � 0.9 �
6879600 > 5846018 � OK

3.6. TÍNH DẦM NGANG


3.6.1. Các số liệu đầu vào

Coát theùp thöôøng coù caùc ñaëc tröng vaät lieäu nhö sau :
- E = 200000 Mpa
- fpy = 400 MPa
- fs = 240 MPa
Coát theùp döï öùng löïc : söû duïng tao theùp 12.7mm, theùp ñoä töï
chuøng thaáp theo tieâu chuaån ASTM A416 Grade 270.
- fpu = 1841 MPa
- Aps = 100.1 mm2
Beâtoâng : beâtoâng caáp C40.
- fc' = 40 MPa
- E = 33994 Mpa
3.6.2. Kiểm toán dầm ngang DUL
3.6.2.1. Choïn vaø boá trí caùp DÖL daàm ngang taïi goái
Sô boä choïn soá löôïng caùp theo coâng thöùc sau :
Mu
Aps �
0.855 �f pu �h

Trong ñoù :
Mu : moâ men lôùn nhaát treân daàm ôû traïng thaùi giôùi haïn
cöôøng ñoä

TRẦN VĂN KHƯƠNG 145/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Bieåu ñoà moâ men daàm ngang taïi goái


M+u = 3925200000 Nmm
M-u = -7850500000 Nmm
- Tính soá boù caùp DUL chòu moâ men döông:
fpu : cöôøng ñoä chòu keùo cuûa boù caùp DÖL
fpu = 1860 MPa
h : chieàu cao daàm, h = 1310 mm
Thay vaøo :
3925200000
A ps � = 1884.1mm 2
0.855 �1860 �1310
Choïn 2 boù, moãi boù goàm 10 tao 15.2 mm, A ps = 2800 mm2
- Tính soá boù caùp DUL chòu moâ men aâm
7850500000
A ps � = 3768.3mm 2
0.855 �1860 �1310
Choïn 4 boù, moãi boù 10 tao 15.2mm, Aps = 5600 mm 2
Caùp döï öùng löïc ñöôïc boá trí nhö sau :

TRẦN VĂN KHƯƠNG 146/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.24: Boá trí caùp DÖL daàm ngang ñaàu daàm
3.6.2.2. Kieåm toaùn maët caét daàm ngang chòu moâ men döông
taïi vò trí goái
Ta laäp baûng tính kieåm toaùn daàm ngang nhö sau:

Teân caùc ñaïi löôïng Kyù hieäu Giaù trò Ñôn vò

Moâmen tính toaùn Mtt 3925.2 kN.m

Dieän tích coát theùp DƯL boá


trí Aps 2800 mm2

Chieàu cao coù hieäu cuûa


maët caét dp 1110 mm

Vò trí TTH Qua canh

Chieàu cao vuøng chòu neùn


cuûa maët caét c 266.45 mm

Chieàu cao khoái öùng suaát


töông ñöông a 194.51 mm

Giôùi haïn coát theùp toái ña c/dp 0.24 OK

TRẦN VĂN KHƯƠNG 147/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

ÖÙng suaát trong coát theùp


DUL fps 1674 MPa

Söùc khaùng tính toaùn cuûa


maët caét Mr 4272.24 kN.m

Kieåm toaùn TTGH CÑ I Mr/Mtt 1.09 OK

Kieåm tra haøm löôïng coát theùp toái thieåu

Khoaûng caùch töø TTH ñeán


ñaùy daàm x 595.26 mm

Moâ men quaùn tính tieát dieän


nguyeân Ig 204151801099 mm4

Khoaûng caùch töø TTH ñeán


ñænh daàm yt 714.74 mm

Cöôøng ñoä chòu keùo khi uoán


cuûa daàm fr 4.23 MPa

Moâ men gay nöùt tieát dieän Mcr 1207.12 kN.m

Min(1.2Mcr,1.3
Kieåm tra haøm löôïng
Mtt) 0.34 OK
coát theùp toái thieåu
/Mr

2.1.2 Kieåm toaùn maët caét daàm ngang chòu moâ men aâm taïi vò
trí goái
Ta laäp baûng tính daàm ngang nhö sau:

Teân caùc ñaïi löôïng Kyù hieäu Giaù trò Ñôn vò

Moâmen tính toaùn Mtt 7850.5 kN.m

Dieän tích coát theùp DUL boá


trí Aps 5600 mm2

Chieàu cao coù hieäu cuûa


maët caét dp 1160 mm

Vò trí TTH Caùnh döôùi

TRẦN VĂN KHƯƠNG 148/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Chieàu cao vuøng chòu neùn


cuûa maët caét c 266.45 mm

Chieàu cao khoái öùng suaát


töông ñöông a 194.51 mm

Giôùi haïn coát theùp toái ña c/dp 0.23 OK

ÖÙng suaát trong coát theùp


DUL fps 1674 MPa

Söùc khaùng tính toaùn cuûa


maët caét Mr 8966.34 kN.m

Kieåm toaùn TTGH CÑ I Mr/Mtt 1.14 OK

Kieåm tra haøm löôïng coát theùp toái thieåu

Khoaûng caùch töø TTH ñeán


ñaùy daàm x 595.26 mm

Moâ men quaùn tính tieát dieän


nguyeân Ig 204151801099 mm4

Khoaûng caùch töø TTH ñeán


ñænh daàm yt 714.74 mm

Cöôøng ñoä chòu keùo khi uoán


cuûa daàm fr 4.23 MPa

Moâ men gay nöùt tieát dieän Mcr 1207.12 kN.m

Min(1.2Mcr,1.3
Kieåm tra haøm löôïng
Mtt) 0.16 OK
coát theùp toái thieåu
/Mr

3.6.3. Bố trí cáp DUL dầm ngang trong nhịp vòm.


3.6.3.1 Choïn vaø boá trí caùp DUL daàm ngang trong nhòp voøm
Sô boä choïn soá löôïng caùp theo coâng thöùc sau :
Mu
Aps �
0.855 �f pu �h

Trong ñoù :

TRẦN VĂN KHƯƠNG 149/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Mu : moâ men lôùn nhaát treân daàm ôû traïng thaùi giôùi haïn
cöôøng ñoä

Bieåu ñoà moâ men daàm ngang trong nhòp voøm


M+u = 12720.4 kN.m
- Tính soá boù caùp DUL chòu moâ men döông:
fpu : cöôøng ñoä chòu keùo cuûa boù caùp DÖL
fpu = 1860 MPa
h : chieàu cao daàm, h = 1310 mm
Thay vaøo :
12720400000
A ps � = 6105.9mm 2
0.855 �1860 �1310
Choïn 6 boù, moãi boù goàm 13 tao 15.2 mm, A ps = 10920 mm2
Caùp DUL ñöôïc boá trí nhö sau:

TRẦN VĂN KHƯƠNG 150/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.25: Boá trí caùp DUL treân maët caét ngang daàm ngang
trong nhòp voøm
3.6.3.2 Kieåm toaùn maët caét daàm ngang trong nhòp voøm
Ñeå thuaän tieän cho vieäc kieåm toaùn maët caét chuùng ta quy
ñoåi maët caét veà maët caét sau:

Hình 3.26: Maët caét ngang quy ñoåi boá trí caùp DUL daàm ngang
nhòp trong voøm
Ta laäp baûng tính daàm ngang nhö sau:

Teân caùc ñaïi löôïng Kyù hieäu Giaù trò Ñôn vò

TRẦN VĂN KHƯƠNG 151/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Moâmen tính toaùn Mtt 12720.4 kN.m

Dieän tích coát theùp DUL


boá trí Aps 10920 mm2

Chieàu cao coù hieäu cuûa


maët caét dp 1205 mm

Vò trí TTH Qua suon

Chieàu cao vuøng chòu


neùn cuûa maët caét c 334.46 mm

Chieàu cao khoái öùng


suaát töông ñöông a 244.16 mm

Giôùi haïn coát theùp toái


ña c/dp 0.28 OK

ÖÙng suaát trong coát


theùp DUL fps 1674.00 MPa

Söùc khaùng tính toaùn


cuûa maët caét Mr 13103.27 kN.m

Kieåm toaùn TTGH CÑ I Mr/Mtt 1.03 OK

Kieåm tra haøm löôïng coát theùp toái thieåu

Khoaûng caùch töø TTH


ñeán ñaùy daàm x 575.00 mm

Moâ men quaùn tính tieát


dieän nguyeân Ig 88717708333 mm4

Khoaûng caùch töø TTH


ñeán ñænh daàm yt 905.00 mm

Cöôøng ñoä chòu keùo khi


uoán cuûa daàm fr 4.23 MPa

Moâ men gay nöùt tieát


dieän Mcr 414.29 kN.m

TRẦN VĂN KHƯƠNG 152/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Min(1.2Mcr,1.3Mt
Kieåm tra haøm löôïng
t ) 0.04 OK
coát theùp toái thieåu
/Mr

3.6.4 .Tính sức kháng cắt dầm ngang.


3.6.4.1. Xeùt maët caét taïi goái:
Löïc caét, vaø moâmen tính toaùn :
Vu =1880.7 kN ; Mu = 5748.5 kN.m
Tieát dieän ñaàu daàm ñöôïc môû roäng, quy ñoåi thaønh hình chöõ
nhaät 1255x1310 mm
Chieàu cao vuøng neùn : c = 266.45 mm ( tính ôû phaàn kieåm
toaùn cöôøng ñoä)
 a= 1c = 0.73 �266.45 = 194.51mm

ÖS trong caùp:
� c � � 266.45 �
f ps = f pu �
1- k �= 1860 ��
1 - 0.28 � = 1740.37 MPa
� d ps � � 1160 ��

Tính dv : caùnh tay ñoøn giöõa toång hôïp löïc keùo vaø toång hôïp
löïc neùn khi uoán, khi coù caùp DÖL thì dv ñöôïc tính nhö sau :
a 194.51
d ps - = 1160 - = 1062.75
2 2
d v = max 0.9d ps = 0.9 �1160 = 1044 � dv=1062.75 mm
0.72h = 0.72 �1310 = 943.2

:
Vu 1880.7x103
v= = = 1.57 N/mm2
0.9bd v 0.9 �1255x1062.75

Kieåm tra söï hôïp lyù cuûa tieát dieän :


v 1.57
= = 0.034<0.25 (ñuùng)
f 'c 45

 tieát dieän daàm ñaõ choïn laø hôïp lyù.


Tính  x
Giaû söû f = 410 : tính x:

TRẦN VĂN KHƯƠNG 153/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Mu
+ 0.5Vu .cot g(f) - A ps f ps
dv
x =
E p A ps
5748500000
+ 0.5 �1880700 �cot g(41) - 5600 �1674
= 1062.75 =
200000 �5600
= -1.96 �10-3

Töø tæ leä :
v
= 0.034;  x = -1.96 �10-3
f 'c

Tra bieåu ñoà (A5.8.3.4.2-1) ta ñöôïc goùc nöùt : f = 42.30-> hoäi tuï
Tính laäp laïi laàn hai vôùi  = 270
Mu
+ 0.5(Vu - Vp ) cot g( ) - A ps f po
dv
x =
E s As + E p A ps
0 + 0.5 �(1610997 - 310594.93) �cot g(27) - 4804.8 �943
= =
200000 �2944 + 197000 �4804.8
= -2.12 �10-3

Do  x < o neân ta hieäu chænh  x

suy  x sau khi hieäu chænh  x = -1.15x10-4


Töø tæ leä :
v
= 0.031;  x = -1.074 �10-4
f 'c

tra bieåu ñoà (A5.8.3.4.2-1) ta ñöôïc goùc nöùt :  = 270, tra tieáp
giaù trò  =6.78
Tính Vs
Vu
Vs = - Vp - 0.083 f 'c bd v =
0.9
1610997
= - 310594.93 - 0.083 �6.78 � 40 �1184 �957.6
0.9
= -2555887 N < 0

Vs < 0  BT cuûa daàm ñuû khaû naêng chòu caét, ta ñaët coát ñai
theo caáu taïo .
Choïn coát ñai

TRẦN VĂN KHƯƠNG 154/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Do ñaàu daàm coù ñoïan môû roäng, ñeå giöõ oån ñònh cho theùp
doïc ta phaûi ñaët theùp ñai 8 nhaùnh f12 => dieän tích coát ñai
laø : Av = 904 mm2
Khoaûng caùch coát ñai yeâu caàu :
A v f vy d v 904 �240 �957.6
s= cot g() = cot g(27) =
Vs -2555877
= -159 mm

Ta thaáy khoaûng caùch coát ñai tính ñöôïc laø aâm => Beâtoâng taïi
ñaàu daàm coøn ñuû khaû naêng chòu caét. Ta ñaët coát ñai theo
caáu taïo .
Kieåm tra laïi theo ñieàu kieän caáu taïo :
Theo trò soá giôùi haïn coát ñai toái thieåu :
A v .f vy 904 �240
s< = = 336 mm
0.083 f 'c b 0.083 � 40 �1128

Khoaûng caùch toái thieåu theo qui ñònh cuûa 22TCN272-05 :


Vôùi : Vu = 1610997 < 0.1f 'c bd v = 0.1�40 �1128 �957.6 = 4320691

thì : s < 0.8d v = 0.8 �957.6 = 766.1 < 600  s < 600

Kieåm tra laïi khaû naêng chòu keùo cuûa coát theùp doïc :
M u1 �Vu �
A ps f ps > + � - 0.5Vs - Vp �cot g()
0.9d v �0.9 �
VT = 4804.8 �1603=7.71�106 N

0 1610997
� �
VP = +� - 310594.93�cot g(27) =
0.9 �957.6 � 0.9 �
= 2.548 �106 N

Ta thaáy : VT > VP  Ñaït yeâu caàu


Do taïi goái coù löïc taäp trung, neân ñeå an toaøn ta choïn böôùc
coát ñai taïi ñaàu daàm nhö sau : f12a100
3.7.TÍNH TOÁN SƯỜN VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG.
3.7.1.. Đặc trưng vật liệu.
Beâtoâng caáp C50
- E = 38007 MPa
- c = 2.5x10-5 N/mm3

TRẦN VĂN KHƯƠNG 155/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Beâtoâng caáp C40


- E = 33994 MPa
- c = 2.5x10-5 N/mm3
Beâtoâng caáp C30
- E = 29940 MPa
- c = 2.5x10-5 N/mm3
Caùp DÖL : theo ASTM – A416 – 270 (Normal)
3.7.2. Tải trọng
3.7.2.1 Tónh taûi
-Tónh taûi baûn thaân : DC1
-Tónh taûi giai ñoaïn 2 : DC2 = - 31.156 N/mm
-Tónh taûi lôùp phuû : DW = - 6.25 N/mm
-Löïc caêng caùp : L1  L18
Caùc löïc caêng caùp coù giaù trò cho tröôùc laø 1 KN, sau khi duøng
chöùc naêng Unknow load factor cuûa Midas ta seõ tính toaùn ñöôïc
löïc caêng trong töøng boù caùp.
Sau khi tính ñöôïc löïc caêng trong töøng boù caùp ta seõ laáy giaù
trò löïc caêng naøy ñeå tính noäi löïc cuûa caàu töø ñoù ta seõ tính
ñöôïc noäi löïc trong söôøn voøm oáng theùp nhoài beâtoâng vaø
tieán haønh kieåm toùan voøm.
3.7.2.2 Hoaït taûi : (MVL)
-HL93 : goàm xe taûi 3 truïc vaø xe tandem.
-Taûi troïng laøn phaân boá theo phöông doïc caàu w = 9.3 N/mm.
3.7.3. Tổ hợp tải trọng
Trong phaïm vi ñoà aùn, ta chæ xeùt caùc toå hôïp taûi troïng sau
Toå hôïp taûi troïng theo traïng thaùi giôùi haïn söû duïng I:
 DC1 : heä soá vöôït taûi : 1
 DC2 : heä soá vöôït taûi : 1
 DW : heä soá vöôït taûi : 1
 MVL : heä soá vöôït taûi : 1
Toå hôïp taûi troïng theo traïng thaùi giôùi haïn cöôøng ñoä I :
 DC1 : heä soá vöôït taûi : 1.25

TRẦN VĂN KHƯƠNG 156/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

 DC2 : heä soá vöôït taûi : 1.25


 DW : heä soá vöôït taûi : 1.5
 MVL : heä soá vöôït taûi : 1.75
3.7.4. Nội lực thanh cáp giằng và cáp thanh treo.
Löïc caêng trong caùc thanh treo vaø thanh giaèng ñöôïc tính toaùn
baèng chöùc naêng Unknow load factor trong MIDAS. Trình töï thöïc
hieän toång quaùt nhö sau :
- Taïo moät toå hôïp taûi troïng trong Load combination, ñaët teân
laø TDCNL, goàm caùc thaønh phaàn taûi troïng sau :
 DC1 : heä soá vöôït taûi : 1
 DC2 : heä soá vöôït taûi : 1
 DW : heä soá vöôït taûi : 1
 Löïc caêng caùp : L1  L18
- Gaùn caùc ñieàu kieän chuyeån vò cho caùc nuùt cuûa thanh
treo vaø thanh giaèng theo ñuùng cao ñoä thieát keá.
- Duøng Unknow load factor ñeå tìm heä soá (cuõng chính laø löïc
caêng caàn tìm trong caùc thanh treo).
- Caùc chuyeån vò cuûa caùp thanh treo ñöôïc ñieàu chænh
baèng caùc gaùn cho caùc chuyeån vò cuûa noù theo phöông
ñöùng baèng 0 ( phöông Z trong Midas).
- Caùc chuyeån vò cuûa caùp giaèng ñöôïc ñieàu chænh baèng
caùch gaùn cho caùc chuyeå vò cuûa noù theo phöông doïc
caàu baèng 0 ( phöông X trong Midas).
3.7.4.1.Keát quaû tính toaùn noäi löïc

TRẦN VĂN KHƯƠNG 157/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.27: Moâmen trong voøm döôùi taùc duïng cuûa toå hôïp
cöôøng ñoä I

Hình 3.28: Chuyeån vò ñöùng cuûa voøm döôùi taùc duïng cuûa toå
hôïp ôû traïng thaùi söû duïng

TRẦN VĂN KHƯƠNG 158/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Hình 3.29: Löïc doïc trong caùp döôùi taùc duïng cuûa toå hôïp
söû duïng
3.8. LIÊN KẾT CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU CỦA CẦU.
Ñöôøng truïc hai söôøn voøm laø parabol, song song vaø lieân
keát vôùi nhau thoâng qua caùc thanh giaèng ngang taïi ñænh voøm
vaø 2 daàm ngang ñaàu voøm. Giaèng ngang lieân keát vôùi söôøn
voøm baèng ñöôøng haøn vaø coù taêng cöôøng coát theùp choáng
löïc caét. Daàm ngang taïi chaân voøm lieân keát ngaøm vôùi söôøn
voøm baèng moái noái beâ toâng coát theùp
Thanh keùo trong moãi söôøn voøm giöõ vai troø caân baèng löïc
xoâ ngang trong söôøn voøm, ñöôïc neo giöõ taïi chaân voøm thoâng
qua caùc neo nhö trong daàm BTCT DÖL. Thanh keùo naèm ñoäc laäp
treân vò trí daàm doïc bieân vaø ñöôïc ñaäy baèng hoäp BTCT hình
chöõ U.
Daàm ngang goàm 2 loaïi: daàm ngang giöõa vaø daàm ngang
ñaàu voøm. Daàm ngang giöõa lieân keát vaøo söôøn voøm thoâng
qua thanh caùp treo taïi moãi ñaàu daàm ngang. Ñaàu treân cuûa
thanh caùp treo gaén chaët vôùi söôøn voøm. Ñoái vôùi daàm ngang
ñaàu voøm ñöôïc lieân keát ngaøm cöùng vaøo chaân voøm, vai troø
daàm ngang ñaàu voøm vöøa laø daàm ngang cho heä maët caàu
vöøa laø giaèng ngang döôùi cho söôøn voøm.
Daàm doïc laø nhöõng ñoaïn daàm vôùi chieàu daøi phuï thuoäc
khoaûng caùch caùp treo, goái tröïc tieáp leân daàm ngang. Nhieäm
vuï cuûa daàm doïc laø coá ñònh caùc ñaàu daàm ngang, daàm doïc
chuû yeáu laø chòu löïc neùn do thanh keùo truyeàn leân trong caùc
giai ñoaïn thi coâng vaø trong giai ñoaïn söû duïng. Rieâng 4 ñaàu
daàm doïc tieáp xuùc vôùi chaân söôøn voøm ñöôïc caáu taïo xieân
(theo chaân voøm) ñeå lieân keát vaøo chaân voøm baèng moái noái
BTCT. Caùc lieân keát daàm doïc vôùi daàm ngang vaø daàm doïc
vôùi chaân voøm ñöôïc xöû lyù baèng moái noái BTCT; coát theùp
ñöôïc chôø saün taïi daàm doïc, daàm ngang vaø chaân voøm sau khi
laép ñaët ñuùng vò trí seõ ñoå beâtoâng noái.
Baûn maët caàu goàm caùc daàm baûn giöõa coù maët caét
daïng chöõ T vaø 2 daàm ngoaøi coù maët caét chöõ nhaät, taát caû
daàm baûn goái leâân phaàn colson cuûa daàm ngang. Caùc daàm
baûn lieân keát ngang baèng moái noái BTCT. Phuû treân baûn maët
caàu laø lôùp beâ toâng coát theùp taêng cöôøng ñeå thoáng nhaát
heä baûn maët caàu cuøng laøm vieäc.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 159/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Heä thoáng lan can tay vòn vaø caùc lôùp maët ñöôøng ñöôïc
xaây döïng tröïc tieáp treân lôùp beâ toâng coát theùp taêng cöôøng
baèng beâ toâng ñoå taïi choã hoaëc laép gheùp.
Toaøn boä keát caáu caàu ñaët treân 2 truï thoâng qua 4 goái
caàu, goàm 2 goái di ñoäng vaø 2 goái coá ñònh. Trong tröôøng hôïp
sieâu tónh, coù theå söû duïng 4 goái coá ñònh.
Nhaän xeùt: OÅn ñònh khoâng gian voøm ñöôïc ñaûm baûo
bôûi heä lieân keát giaèng treân vaø lieân keát giaèng döôùi (daàm
ngang ñaàu voøm). Daàm ngang, daàm doïc, daàm baûn ñöôïc toaøn
khoái hoaù nhôø lôùp beâtoâng coát theùp taêng cöôøng, hình
thaønh heä maët caàu. Heä maët caàu ñöôïc ngaøm cöùng vaøo
söôøn voøm nhôø 2 daàm ngang ñaàu voøm coù ñoä raát lôùn ñaõ
haïn cheá dao ñoäng ngang cho heä maët caàu.
Tónh taûi: laø troïng löôïng baûn thaân söôøn voøm vaø troïng
löôïng caùc boä phaän tham gia keát caáu caàu voøm nhö: giaèng
ngang, caùp thanh treo, caùp thanh keùo, daàm doïc, daàm ngang,
heä lan can, baûn maët caàu, lôùp beâ toâng coát theùp taêng
cöôøng maët caàu, caùc lôùp maët ñöôøng, hoäp beâ toâng ñaäy
caùp thanh keùo.
Hoaït taûi: taûi troïng xe HL93 taùc duïng theo phöông thaúng
ñöùng. Taûi troïng gioù taùc duïng theo phöông ngang.
Hoaït taûi xe vaø ngöôøi ñi treân caàu taùc duïng taûi troïng leân
lôùp maët ñöôøng (treân caàu) seõ ñöôïc phaân boá xuoáng daàm
ngang thoâng qua heä maët caàu goàm daàm doïc, daàm ngang vaø
baûn maët caàu. Daàm ngang tieáp tuïc truyeàn taûi troïng leân
söôøn voøm thoâng qua thanh treo. Taûi troïng truyeàn leân söôøn
voøm taäp trung taïi caùc vò trí lieân keát caùp treo vaø taïi lieân
keát daàm ngang ñaàu voøm. Trong söôøn voøm phaùt sinh caùc noäi
löïc N,Q,M. Toaøn boä taûi troïng caàu taùc duïng leân truï theo theo 2
phöông, trong ñoù moät thaønh phaàn taûi troïng theo phöông
thaúng ñöùng ñöôïc truyeàn leân moá truï vaø moät thaønh phaàn
theo phöông ngang truyeàn vaøo thanh keùo. Phaàn taûi troïng trong
moá ñöôïc truyeàn xuoáng ñaát, phaàn taûi troïng trong thanh keùo
ñöôïc caân baèng nhôø caùp DÖL .

TRẦN VĂN KHƯƠNG 160/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

3.9. SỰ LÀM VIỆC CỦA KẾT CẤU ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG KHI CHỊU NÉN.

3.9.1. Kết cấu ống thép nhồi bê tông chịu tải dọc trục.
Coät oáng theùp nhoài beâ toâng chòu neùn (ñuùng taâm vaø
leäch taâm) seõ laøm vieäc theo moät trong hai caùch roõ raøng.
Coät vôùi tyû leä L/D nhoû (L chieàu daøi coät, D ñöôøng kính ngoaøi
oáng theùp) – coät ngaén, loaïi coät naøy coù khaû naêng chòu taûi
cho ñeán khi caû voû theùp vaø loõi beâ toâng ñaït ñeán cöôøng ñoä
giôùi haïn. Taûi troïng leäch taâm ít aûnh höôûng ñeán coät ngaén.
Coät vôùi tyû leä L/D lôùn – coät daøi, ñoä oån ñònh loaïi coät naøy
phuï thuoäc vaøo ñoä voõng ñaøn hoài hay khoâng ñaøn hoài cuûa
coät. Taûi troïng leäch taâm seõ laøm cho coät voõng sôùm hôn so
vôùi taûi troïng ñuùng taâm töông ñöông. Trong thöïc teá raát khoù
gaëp tröôøng hôïp taûi troïng ñuùng taâm, maø chuû yeáu laø taûi
troïng leäch taâm do taûi troïng taùc duïng leäch taâm hoaëc do tieát
dieän khoâng ñeàu veà maët hình hoïc .
Coù raát nhieàu taùc giaû ñöa ra tyû leä L/D (L: chieàu daøi coät
theùp; D ñöôøng kính coät theùp) ranh giôùi giöùa coät daøi vaø coät
ngaén. Tuy nhieân Zhong vaø caùc ñoàng nghieäp (1991) chæ ra L/D
 5 laø coät ngaén. Theo tieâu chuaån CECS 28-90 cuûa Trung Quoác
thì L/D  4 laø coät ngaén.
3.9.2 Độ cứng của ống thép nhồi bê tông chịu tải dọc trục
Ñoä cöùng cuûa oáng theùp nhoài beâ toâng raát phöùc taïp bôûi
loõi beâtoâng vaø nhöõng aûnh höôûng qua laïi giöõa 2 lôùp vaät
lieäu. Moâñun ñaøn hoài, moâmen quaùn tính laø quen thuoäc ñoái
vôùi theùp, nhöng nhöõng tính chaát naøy khoù döï ñoaùn ñoái vôùi
oáng theùp nhoài beâtoâng vì tính khoâng ñoàng nhaát cuûa noù.
Chuùng thay ñoåi tuyø thuoäc vaøo cöôøng ñoä beâtoâng, söï môû
roäng caùc veát nöùt, aûnh höôûng cuûa taûi troïng daøi haïn, vaø
moät soá vaán ñeà khaùc.
Theo tieâu chuaån cuûa Trung Quoác CECS 28 – 90 [8] :
- Ñoä cöùng neùn eùp vaø keùo daõn : EA = EaAa + EcAc.
- Ñoä cöùng choáng uoán: EI = EaIa + EcIc.
Trong ñoù :
Aa, Ia : dieän tích maët caét ngang vaø moâmen quaùn tính cuûa
oáng theùp ñoái vôùi troïng taâm tieát dieän.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 161/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Ac, Ic : dieän tích maët caét ngang vaø moâmen quaùn tính cuûa
beâtoâng trong oáng theùp ñoái vôùi troïng taâm tieát dieän.
Ea, Ec : moâñun ñaøn hoài cuûa theùp vaø beâtoâng.
3.10. TÍNH TOÁN LỰC CHỊU TẢI CỦA KẾT CẤU ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG.
3.10.1. Tính toán lực chịu tải cột nhánh đơn.
Ñieàu 4.1.1 Löïc chòu taûi veà chò neùn doïc truïc cuûa coät nhaùnh
ñôn baèng beâtoâng theùp oáng phaùi ñaûm baûo caùc yeâu caàu
sau:
N  Nu
Trong ñoù :
N: löïc neùn doïc truïc tính toaùn.
Nu: khaû naêng chòu neùn cuûa coät ñôn oáng theùp nhoài beâ
toâng.
Ñieàu 4.1.2 Löïc chòu taûi coät nhaùnh ñôn baèng beâtoâng theùp
oáng tính theo coâng thöùc sau:
Nu = 1  e No
No = fc.Ac.(1+  + )
f a .A a
 =
f c .A c

Ñieàu kieän aùp duïng: 0.3 <  < 3.


-  > 3 laø maùc beâ toâng quaù thaáp laøm cho keát caáu bieán
daïng deûo.
-  < 0.3 laø tieát dieän chöa hôïp lyù seõ gaây ra löïc keùo trong
thanh keát caáu.
Trong ñoù :
No: khaû naêng chòu löïc cuûa coät ngaén oáng theùp nhoài beâ
toâng chòu neùn doïc truïc.
 : chæ tieâu ñai boïc cuûa tieát dieän oáng theùp nhoài beâ
toâng.
Ac : dieän tích maët caét ngang cuûa beâtoâng trong oáng
theùp.
Aa : dieän tích maët caét ngang cuûa oáng theùp.
fc : cöôøng ñoä chòu neùn tính toaùn cuûa beâtoâng

TRẦN VĂN KHƯƠNG 162/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

fa : cöôøng ñoä chòu neùn, chòu keùo tính toaùn cuûa oáng
theùp.
l : heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc ñeå keå ñeán aûnh
höôûng cuûa ñoä maûnh, xaùc ñònh theo ñieàu 4.1.4
e :
heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc ñeå keå ñeán aûnh
höôûng cuûa ñoä leäch taâm, xaùc ñònh theo ñieàu 4.1.3.
Trong baát kyø ñieàu kieän naøo ñeàu phaûi thoõa maõn ñieàu kieän:
1  e   o

Vôùi  o : laø trò 1 tính theo coät neùn doïc truïc.


Ñieàu 4-1-3 : Heä soá chieát giaûm khaû naêng chòu löïc coù keå
ñeán aûnh höôûng ñoä leäch taâm.
ñöôïc xaùc ñònh theo coâng thöùc sau ñaây:

- Khi eo/rc  1,55 thì = 1/(1+1.85 eo/rc)


vôùi eo = M2/N
- Khi eo/rc > 1,55 thì = 0.4/(eo/rc)
Trong ñoù :
eo : cöï ly leäch taâm cuûa löïc neùn doïc truïc ôû ñaàu coù
moâmen uoán lôùn hôn cuûa coät ñoái vôùi troïng taâm maët
caét caáu kieän.
rc : baùn kính trong cuûa oáng theùp.
M2 : soá lôùn hôn trong trò thieát keá moâmen uoán 2 ñaàu
oáng theùp nhoài beâ toâng.
N : trò thieát keá löïc neùn doïc truïc.
Ñieàu 4-1-4: Heä soá chieát giaûm l cuûa löïc xeùt aûnh
höôûng ñoä maûnh cuûa coät beâtoâng theùp oáng tính theo
coâng thöùc sau:
 Khi le/d > 4 thì 1 = 1- 0,115. lo / d - 4

 Khi le/d  4 thì 1 = 1,0


Trong ñoù :
d : ñöôøng kính ngoaøi cuûa oáng theùp.
le : ñoä daøi tính toaùn töông ñöông cuûa oáng theùp nhoài beâ
toâng, xaùc ñònh theo ñieàu 4.1.5 vaø ñieàu 4.1.6.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 163/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Ñieàu 4.1.5 Ñoái vôùi coät khung vaø caùc thanh maø giöõa hai
ñieåm töïa khoâng coù taûi troïng ngang taùc duïng thì chieàu daøi
töông ñöông xaùc ñònh theo coâng thöùc:
le = klo

lo =  l

Trong ñoù :
lo : ñoä daøi tính toaùn cuûa khung hoaëc thanh
l : ñoä daøi cuûa khung hoaëc thanh.
k : heä soá ñoä daøi töông ñöông.
 : heä soá ñoä daøi tính toaùn; ñoái vôùi khung khoâng coù
chuyeån vò ngang xaùc ñònh theo baûng 1-1 trong phuï luïc 1, CECS
28 – 90, ñoái vôùi khung coù chuyeån vò ngang xaùc ñònh theo
baûng 1-2 trong phuï luïc 1, CECS 28 – 90.
Heä soá ñoä daøi töông ñöông phaûi tính theo quy ñònh sau ñaây:
- Coät vaø thanh chòu neùn doïc truïc k = 1.
- Coät khung khoâng chuyeån vò ngang k = 0,5 + 0,3  +0,2
2

- Coät khung coù chuyeån vò ngang


 Khi eo/rc  0,8 ; k =0,5
 Khi eo/rc < 0,8 ; laáy k =1-0,625 eo/rc
Trong ñoù:
: trò cuûa tæ soá giöõa soá nhoû hôn vôùi soá lôùn hôn cuûa
giaù trò moâmen lôùn cuûa moät trong hai ñaàu coät.
 = M1/M2, M1  M 2 , neáu uoán neùn cong moät chieàu thì
laáy trò döông, neáu uoán neùn cong 2 chieàu thì laáy trò aâm.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 164/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

l0

l0

l0
a - chòu neù
n b - neù
n uoá
n a - neù
n uoá
n
doïc truïc cong 1 chieà
u cong 2 chieà
u

3.10.2. Tính toán chịu lực chịu tải cột tổ hợp.


Ñieàu 4.2.1 Trò thieát keá coät toå hôïp phaûi tính theo coân thöùc
sau ñaây:

Nu = *1*eN*o
N*o =  Noi

Trong ñoù :
Noi : khaû naêng chòu löïc cuûa coät ngaén chòu neùn truïc cuûa
caùc nhaùnh ñôn cuûa coät toå hôïp, xaùc ñònh nhö phaàn
treân
*1 : heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc ñeå keå ñeán aûnh
höôûng cuûa ñoä maûnh
*e : heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc ñeå keå ñeán aûnh
höôûng cuûa ñoä leäch taâm
Trong moïi tröôøng hôïp ñeàu phaûi thoaû maõn ñieàu kieän sau
ñaây:
*1*e  *o
Vôùi *o laø trò *1 tính theo coät neùn doïc truïc.
Heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc  *e
Heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc *e cuûa oáng theùp nhoài beâ
toâng ñeå keå ñeán aûnh höôûng cuûa ñoä leäch taâm tính theo
coâng thöùc sau ñaây :

TRẦN VĂN KHƯƠNG 165/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Ñoái vôùi coät hai nhaùnh hoaëc coät 4 nhaùnh coù tieát dieän ñoái
xöùng :
- Khi eo/h  b thì
1
e* =
1 + 2eo / h

- Khi eo/h > b thì


t
e* =
( 1+  t + t ) ( 2e / h - 1)
o

Trong ñoù :
eo : khoaûng caùch leäch taâm ñoái vôùi troïng taâm chòu neùn
coät toå hôïp cuûa löïc neùn taïi ñaàu coät coù moâmen lôùn
hôn.
eo = M2/N
M2 : moâmen lôùn hôn trong trò thieát keá moâmen uoán 2 ñaàu
oáng theùp nhoài beâ toâng.
b : ñoä leäch taâm giôùi haïn.
M2 : soá lôùn hôn trong trò thieát keá moâmen uoán 2 ñaàu
oáng theùp nhoài beâ toâng.
h : khoaûng caùch giöõa troïng taâm 2 nhaùnh coät trong maët
phaúng coù moâmen taùc duïng.
Ñoä leäch taâm giôùi haïn  b
Ñoái vôùi coät hai nhaùnh hoaëc coät 4 nhaùnh coù tieát dieän ñoái
xöùng :
t
 b = 0.5 +
1 + t

Heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc  *1


Heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc *1 ñeå keå ñeán ñoä maûnh
cuûa coät oáng theùp nhoài beâ toâng phaûi tính theo coâng thöùc
sau:

1* = 1 - 0.0575 l * - 16

l* : ñoä maûnh cuûa coät tính theo coâng thöùc sau:


Khi coät toå hôïp 2 nhaùnh vaø heä giaèng laø baûn thì :

TRẦN VĂN KHƯƠNG 166/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

2
�* Iy � 2
�l �
l y* = �l / �+ 16 � �
�e Ao � �d �
� �

Trong ñoù :
d : ñöôøng kính ngoaøi cuûa oáng theùp.
l*e : ñoä daøi tính toaùn töông ñöông cuûa coät toå hôïp
Iy : moâmen quaùn tính cuûa dieän tích qui ñoåi tieát dieän
ngang coät hình oâ ñoái vôùi truïc y
l : chieàu daøi khoaûng caùch maét coät hình oâ
A0 : toång dieän tích tieát dieän qui ñoåi cuûa caùc nhaùnh maø
tieát dieän ngang cuûa coät hình oâ caét ra.
Ec
Ao = �Aoi + �A
ci
Ea

Aoi, Aci : dieän tích maët caét ngang cuûa oáng theùp phaân
nhaùnh i vaø dieän tích maët caét ngang cuûa loõi beâtoâng
Ñoä daøi tính toaùn töông ñöông cuûa coät toå hôïp l*e
l*e = kl*o

l*o =  l*

Trong ñoù :
l*o : ñoä daøi tính toaùn cuûa caáu kieän toå hôïp
l* : ñoä daøi cuûa coät toå hôïp.
k : heä soá ñoä daøi töông ñöông.
 : heä soá ñoä daøi tính toaùn

3.10.3. Tính toán tổng thể kết cấu vành vòm.


Toå hôïp Nmax : N = 20205 KN M = 620 KNm
Toå hôïp Mmax : N = 15054 KN M = 10132 KNm
3.10.3.1.Tính söc chòu taûi coät ñôn
Xaùc ñònh No :
Theùp keát caáu tieâu chuaån theo AASHTO 709M Caáp 345 W coù
ñieåm chaûy nhoû nhaát hoaëc cöôøng ñoä chaûy nhoû nhaát
fa=345Mpa.

TRẦN VĂN KHƯƠNG 167/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Beâtoâng söôøn voøm laø beâtoâng caáp C50 coù cöôøng ñoä chòu
neùn theo maãu beâtoâng hình truï:

f c' =50Mpa

Cöôøng ñoä chòu neùn thieát keá f c=23.5MPa töông ñöông vôùi caáp
cöôøng ñoä beâtoâng C50:
f a . Aa 345 �37247
= = = 0.73
f c . Ac 23.5 �748200

No = fc.Ac.(1+  + ) =

( )
= 23.5 �748200 �1 + 0.73 + 0.73 = 45440736 N =
= 45441 KN
Xaùc ñònh giaù trò löïc neùn cho pheùp [N]:
a. Tröôøng hôïp : N = 20205 KN M = 620 KNm
N z y
N
1 N
2

M x
O1 O O2

h=1.4

Hình 3.30: Sô ñoà tính toùan coät toå hôïp


Xaùc ñònh N1vaø N2:
Laáy moâmen ñoái vôùi ñieåm O1 ta ñöôïc keát quaû nhö sau:
N2x1.4 + M + Nx0.7 = 0
 N2 = - 10533 KN
 N1 = - 9672 KN
Tính e :
M2 0
eo = = = 0m
N 2 10533

rc = 0.488 m
eo 0
= = 0 �1.55
rc 0.488

TRẦN VĂN KHƯƠNG 168/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

1
e = =1
1 + 1.85 �0

Tính l :
Coät vaø thanh chòu neùn truïc thì heä soá
k=1_ Heä soá chieàu daøi töông ñöông,
Heä soá  ñöôïc tra baûng theo phuï luïc 1-1 cuûa CECS 28-90
=
Chieàu daøi tính toùan töông ñöông cuûa coät oáng theùp nhoài
beâtoâng xaùc ñònh nhö sau:
le = k l = 1x1x26.85 = 20.797 m

l = 20.797 m : chieàu daøi cuûa coät (töø daàm ngang


ñeán giaèng ngang ñaàu tieân)
le 20.797
= = 20.797 > 4
d 1

lo= l=1x20.797=20.797m

Vaäy : 1 = 1 - 0.115 20.797 - 4 = 0.53

� [ N ] =  e 1 N o = 1�0.53 �45441 = 24083KN

N max = 10533 < [ N ] = 21954KN  ÑAÏT

b.Tröôøng hôïp : N = 15054 KN M = 10132 KNm


Xaùc ñònh N1 vaø N2:
Tính toaùn töông töï nhö treân ta ñöôïc keát quaû nhö sau:
N2x1.4 + M + Nx0.7 = 0
 N2 = - 14764KN
 N1 = - 290 KN
Tính  e
1
e = =1
1 + 1.85 �0

Tính  1
k=1
=

TRẦN VĂN KHƯƠNG 169/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Chieàu daøi tính toaùn töông ñöông cuûa coät xaùc ñònh nhö sau:
le = k l = 1x1x10.253 = 10.253 m
l = 10.253 m : chieàu daøi töï do cuûa coät (khoaûng caùch
cuûa 2 giaèng ngang)
le 10.599
= = 10.253 > 4
d 1

le
Vaäy : 1 = 1 - 0.115 - 4 = 1 - 0.115 10.253 - 4 = 0.712
d

� [ N ] =  e 1 N o = 1�0.704 �45441 = 32373KN

N max = 14764 < [ N ] = 32373KN  ÑAÏT

Tính toùan söùc chòu taûi theo coät toå hôïp:


Xaùc ñònh No
N*o =  Noi=2x45441=90882 KN
Xaùc ñònh giaù trò löïc doïc cho pheùp cuûa coät [N]
c. Tröôøng hôïp : N = 20205 KN M = 620 KNm
Heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc *e:
M 620
eo = = = 0.031m
N 20205
h = 1.4 m
eo 0.031
= = 0.022
h 1.4
t 0.73
 b = 0.5 + = 0.5 + = 0.89
1 + t 1 + 0.73

eo
‫ޣ‬ b
h
Vaäy
1 1
e* = = = 0.958
1 + 2eo / h 1 + 2 �0.022

Heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc *1


Coät khung khoâng chuyeån dòch ngang neân heä soá k laáy nhö
sau:
k = 0.5 + 0.3  +0.2  2

TRẦN VĂN KHƯƠNG 170/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

M1 620
 = = = 0.17
M 2 3624

k = 0.5 + 0.3x0.17 + 0.2x0.172 = 0.556


Heä soá  ñöôïc tra baûng theo phuï luïc 1-1 cuûa CECS 28-90
=
Chieàu daøi tính toaùn töông ñöông cuûa coät xaùc ñònh nhö sau:
l*e = k l = 0.556x1x20.797 = 11.56 m
l = 20.797 m : chieàu daøi cuûa coät (töø daàm ngang
ñeán giaèng ngang ñaàu tieân)
Xaùc ñònh ñoä maõnh cuûa coät theo coâng thöùc sau:
2
�* Iy � 2
�l �
l = �
*
l / �+ 16 � �
y
�e A o � �d �
� �

0.012 �0.63 38007 0.576 �0.43


Iy = 2� + =
12 200000 12
= 1.016 �10-3 ( m4 )
38007
Ao = 2 �0.012 �0.6 + �0.576 �0.4 =
200000
= 0.0582 (m )
2

2
� 1.016 �10-3 �
�l = �*
11.56 / �=

y
0.0582 �
� �
= 87.58

Vaäy: 1* = 1 - 0.0575 l * - 16 = 1 - 0.0575 87.58 - 16 = 0.513

Suy ra Nu = *1*eN*o=0.513x0.958x90882=44664.32 KN
N max = 20205 < [ N ] = 44664.32 KN  ÑAÏT

d.Tröôøng hôïp : N = 15054 KN M = 10132 KNm


Heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc *e:
M 10132
eo = = = 0.673m
N 15054
h = 1.4 m
eo 0.673
= = 0.48
h 1.4

TRẦN VĂN KHƯƠNG 171/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

t 0.73
 b = 0.5 + = 0.5 + = 0.89
1 + t 1 + 0.73

eo
‫ޣ‬ b
h
Vaäy
1 1
e* = = = 0.51
1 + 2eo / h 1 + 2 �0.48

Heä soá giaûm khaû naêng chòu löïc *1


Coät khung khoâng chuyeån dòch ngang neân heä soá k laáy nhö
sau:
k = 0.5 + 0.3  +0.2  2
M1 9980
 = = = 0.98
M 2 10132

k = 0.5 + 0.3x0.98 + 0.2x0.982 = 0.986


Heä soá  ñöôïc tra baûng theo phuï luïc 1-1 cuûa CECS 28-90
=
Chieàu daøi tính toaùn töông ñöông cuûa coät xaùc ñònh nhö sau:
l*e = k l = 0.986x1x10.253 = 10.11 m
l = 10.253 m : chieàu daøi cuûa coät (khoaûng caùch cuûa

2
� 1.016 �10-3 �
� l y* = � 10.11/ �=
2 giaèng ngang) � 0.0582 �
� �
= 76.6

Vaäy : 1* = 1 - 0.0575 76.6 - 16 = 0.552

� [ N ] = 0.51�0.552 �90882 = 25585KN

N max = 15054 < [ N ] = 25585 KN  ÑAÏT

3.10.4. Tính toán ổn định kết cấu vành vòm.


OÅn ñònh cuûa keát caáu ñöôïc kieåm tra theo tieâu chuaån DL 5099
– 97. Tieâu chuaån DL 5099 – 97 döïa theo giaû thieát ñoàng nhaát
veà beâtoâng vaø coát theùp, khoâng phaân bieät oáng theùp hay
laø beâtoâng ôû giöõa, söû duïng chæ tieâu tính naêng toång hôïp
vaø vaøi ñaëc tính cuûa toaøn maët caét caáu kieän ñeå xaùc ñònh

TRẦN VĂN KHƯƠNG 172/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

söùc chòu löïc cuûa caáu kieän, vì theá tính toaùn caùc caáu kieán
phaûi phuï thuoäc vaøo phöông phaùp tính vaø giaû thieát cöôøng
ñoä ñoàng nhaát .
Ñoái vôùi keát caáu chòu neùn uoán :
Khi : N/Asc  0.21fsc thì
N m M
+ �f sc
1 Asc 1.071 mWsc ( 1 - 0.4 N / N E )

Khi : N/Asc < 0.21fsc thì


N m M
+ �f sc
1.41 Asc  mWsc ( 1 - 0.4 N / N E )

Trong ñoù :
1 : heä soá oån ñònh
fsc : giaù trò cöôøng ñoä thieát keá cuûa oáng theùp nhoài
beâtoâng lieân hôïp

f sc = ( 1.212 + Bz + Cz 2 ) f c

B : heä soá tính toaùn, B = 0.1759fy/235+ 0.974


C : heä soá tính toaùn, C = -0.1038fc/20 + 0.0309
N : löïc doïc tính toaùn
M : moâmen uoán lôùn nhaát trong phaïm vi caáu kieän tính
toaùn
Wsc : moâmen choáng uoán cuûa maët caét caáu kieän
Asc : dieän tích maët caét caáu kieän (A sc = 2x3.14x12/4 =
1.5708 m2)
m : heä soá phaùt trieån tính deûo, khaùng uoán cuûa tieát
dieän caáu kieän, khi z0  0.85 thì m = 1.4 ; khi z0 < 0.85 thì m
= 1.2 ;
z0  0.85: heä soá boù cuûa maët caét caáu kieän
as f y
z =
fc

as : haøm löôïng theùp


fy : cöôøng ñoä giôùi haïn chaûy cuûa theùp oáng
fc : cöôøng ñoä chòu neùn cuûa beâtoâng

TRẦN VĂN KHƯƠNG 173/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

m : heä soá quy taéc cong ñaúng hieän, laáy theo quy taéc sau :
-Trong caùc ñieàu kieän laøm vieäc, saûn xuaát caáu kieän
trong nhaø xöôûng m = 1.0
-Trong caùc ñieàu kieän khaùc m = 0.65 +0.35M1/M2, nhöng
khoâng nhoû hôn 0.4. M1, M2 : moâmen uoán ôû hai ñaàu
caáu kieän, khi gaây ra cuøng bieán daïng uoán thì laáy cuøng
daáu vaø ngöôïc laïi thì laáy khaùc daáu (M2 > M1 )
NE : löïc tôùi haïn
p 2 Esc Asc
NE =
l2
l : ñoä maûnh cuûa caáu kieän
Xaùc ñònh fsc:
B = 0.1759x345/235 + 0.974 = 1.232
C = -0.1038x23.5/20 + 0.0309 = -0.091
z = 0.047424x345/23.5 = 0.696<0.85
 m = 1.2
fsc = (1.212 + 1.232x0.696 – 0.091x0.696 2)x23.5 =
= 47.59 (MPa)
Xaùc ñònh 1
Ñoä maûnh cuûa coät choáng ñôn
L1
l1 =
r1qd

Trong ñoù :
L1 : khoaûng caùch giöõa caùc coät ñôn (L1 = 1.4 m)
r1qd : baùn kính quaùn tính quy ñoåi cuûa coät ñôn
Tieát dieän quy ñoåi cuûa coät ñôn :
1 p
A= � ( 210000 �3.7247 �10-2 + 38007 �0.7482 ) =
38007 4
= 0.7492m 2

Moâmen quaùn tính quy ñoåi cuûa coät ñôn :

TRẦN VĂN KHƯƠNG 174/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

1
I= �( 210000 �4.5454 �10-3 + 38007 �4.452 �10-2 ) =
38007
= 0.06963 m 4

Baùn kính quaùn tính quy ñoåi cuûa coät ñôn :

I 0.0693
r1qd = = = 0.3041 m
A 0.7492

Ñoä maûnh cuûa coät ñôn :


1.4
l1 = = 4.6
0.3041
Baùn kính quaùn tính cuûa vaønh voøm :

I 0.978
r0 = = = 0.685m
A 2.083

Ñoä maûnh cuûa caáu kieän :


L0 0.54 �98.70
l0 = = = 77.8
r0 0.685

Trong ñoù :
Lo : chieàu daøi tính toaùn vaønh voøm, ñoái vôùi voøm 2 khôùp
thì Lo = 0.54s vôùi s laø chieàu daøi truïc voøm
Ñoä maûnh quy ñoåi cuûa caáu kieän :

l = l02 + 17l12 = 77.82 + 17 �4.62 = 80

Tra baûng theo quy trình ta ñöôïc heä soá  =0.687


Xaùc ñònh giaù trò löïc tôùi haïn NE:
Esc Asc = 38007 �106 �2.083 = 79169 �106 ( N )

p2
NE = �79169 �106 = 1.291�105 ( KN )
77.82
Tính moâñun choáng uoán cuûa maët caét vaønh voøm :
I 0.978
W= = = 0.815 m3
H / 2 2.4 / 2
Xaùc ñònh coâng thöùc kieåm toaùn
N 20205
= = 12863 > 0.2 f sc = 0.2 �0.687 �47590 =
Asc 1.5708
= 6538 ( KN / m 2 )

TRẦN VĂN KHƯƠNG 175/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Vaäy kieåm tra theo coâng thöùc :


N m M
+ �f sc
1Asc 1.071 m Wsc ( 1 - 0.4N / N E )

a.Tröôøng hôïp : N = 15054 KN M = 10132 KNm


15054 1�10132
VT = + =
0.687 �1.5708 1.071�1.2 �0.815 �( 1 - 0.4 �20205 /129100 )
= 24270 ( KN / m 2 )

VP = 47590 ( KN / m 2 )

VT < VP  Ñaït yeâu caàu


b.Tröôøng hôïp : N = 20205 KN M = 620 KNm
20205 1�620
VT = + =
0.687 �1.5708 1.071�1.2 �0.815 �( 1 - 0.4 �20205 /129100 )
= 19355 ( KN / m 2 )

VP = 47590 ( KN / m 2 )

VT < VP  Ñaït yeâu caàu


d.Tính toaùn oån ñònh toång theå ngoaøi maët phaúng vaønh voøm:
Ñoái vôùi caáu kieän chòu neùn, tính toaùn oån ñònh höôùng ngang
theo coâng thöùc sau :
NL
K= > 4 �5
Ni

Trong ñoù :
NL : löïc doïc tôùi haïn, tính theo coâng thöùc sau:
p 2 EI y
NL =
l02

l0 = ra s

p 2 Ea I y � ab a2 1 na �
r = 1+ 2 �
+ + �
( a s ) �12 Eb Ib 24 Ea I a 1 -  bAbGb �
Iy : moâmen quaùn tính trung bình cuûa 2 vaønh voøm ñoái vôùi
truïc Y-Y
S : chieàu daøi ñöôøng truïc voøm (s = 98.70 m)

TRẦN VĂN KHƯƠNG 176/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

a : heä soá phuï thuoäc vaøo ñieàu kieän lieân keát, voøm 2
khôùp laáy baèng 1
r : heä soá aûnh höôûng thanh giaèng ngang
Ea, Ia : moâñun ñaøn hoài vaø moâmen quaùn tính cuûa moät
vaønh voøm
Eb, Ib : moâñun ñaøn hoài vaø moâmen quaùn tính cuûa lieân
keát ngang
G : moâñun ñaøn hoài tröôït cuûa lieân keát ngang
Ab : tieát dieän lieân keát ngang
a : khoaûng caùch giöõa 2 lieân keát ngang (a = 10 m)
b : khoaûng caùch giöõa 2 vaønh voøm (b = 16.25 m)
 : heä soá xeùt ñeán söï oån ñònh cuûa caáu kieän giöõa caùc
nuùt, phuï thuoäc vaøo löïc tôùi haïn. Khi lieân keát ngang vôùi
khoaûng caùch nuùt ñaûm baûo oån ñònh coù theå boû qua .
n : heä soá xeùt ñeán hình daïng cuûa lieân keát ngang, ñoái
vôùi maët caét hình chöõ nhaät laáy 1.2, maët caét hình troøn
laáy 1.11
Ni : löïc doïc trung bình cuûa vaønh voøm
Ix : moâmen quaùn tính cuûa vaønh voøm laáy ñoái vôùi truïc ñi
qua troïng taâm cuûa vaønh voøm
Tính EaIy
Iy = Iyi + A(b/2)2 =
= 2x0.134 + 2x2.083x(16.25/2) 2 = 275.3 m4
 EaIy = 38007x106x275.3= 1046.3x1010 N.m2
Tính EaIa
EaIa = 38007x106x0.134 = 5.1x109 N.m2
Tính EbIb
EbIb = 38007x106x0.0424 = 1.611x109 N.m2
Tính GbAb
Eb 38007 �106
GbAb = �A b = �1.136 = 1.798 �1010 N
2 �( 1 + u ) 2 �( 1 + 0.2 )

Xaùc ñònh r:

TRẦN VĂN KHƯƠNG 177/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

p 2 �1046.3 �1010 � 10 �16.25 102 1.11�10 �


r = 1+ � + + 10 �
=
( 1�98.7 )
2 9 9
12 �1.611�10 24 �5.1�10 16.25 �1.798 �10 �

= 9.96
Vaäy: lo = 9.96x1x98.7 =983.05 m
Suy ra löïc doïc tôùi haïn NL:

p 2 �1046.3 �1010
NL = = 106749 KN
983.052
Löïc doïc trung bình Ni
Ni = 20205 KN
Kieåm tra
N L 106857
K= = = 5.28
Ni 20205

Vaäy keát caáu thoûa maõn ñieàu kieän oån ñònh ngoaøi
maët phaúng vaønh voøm
3.10.5. Kiểm toán cáp thanh treo.
Caùp thanh treo vaø caùp thanh giaèng ñöôïc kieåm tra theo
quy phaïm thieát keá caàu daây vaêng treân ñöôøng oâtoâ JTJ 027 –
96 cuûa Trung Quoác
Löïc caêng lôùn nhaát trong thanh treo ôû traïng thaùi giôùi haïn suû
duïng laø
Nmax = 1211.4 KN
Thanh treo goàm 61 sôïi caùp coù ñöôøng kính 7 mm, caáp 250 coù
As = 2117 mm2
fpu = 1725 MPa
Giôùi haïn öùng suaát ôû traïng thaùi giôùi haïn söû duïng: theo quy
phaïm thieát keá caàu daây vaêng treân ñöôøng oâtoâ JTJ 027 – 96
(Trung Quoác) thì öùng suaát caêng keùo khoâng ñöôïc lôùn hôn öùng
suaát cho pheùp laø 0.4Rb
 �0.4 Rb

Trong ñoù :
 : öùng suaát trong caùp

TRẦN VĂN KHƯƠNG 178/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN III: CẦU VÒM ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Rb : cöôøng ñoä chòu keùo tieâu chuaån (fpu)


Vaäy :   0.4x1725 = 690 MPa
ÖÙng suaát trong sôïi caùp laø:
1211.4 �103
= = 572 MPa
2117

Ta thaáy :  = 572 MPa < [] = 690 MPa  ÑAÏT


3.10.6. Kiểm toán cáp thanh giằng.
Noäi löïc trong caùp thanh giaèng ngang ñöôïc laáy töø keát
quaû cuûa chöông trình MIDAS/ Civil 7.0.1. Löïc caêng lôùn nhaát
trong thanh giaèng ôû traïng thaùi giôùi haïn suû duïng laø :
Nmax = 12248.2 KN
Thanh giaèng goàm 8 boù caùp, moãi boù 22 sôïi 15.2 mm, caáp 270
coù :
As = 24190 mm2
fpu = 1860 MPa
Giôùi haïn öùng suaát ôû traïng thaùi giôùi haïn söû duïng laø
[] = 0.4x1860 = 744 MPa
ÖÙng suaát trong sôïi caùp laø:
12248.2 �103
= = 506.33MPa
24190

Ta thaáy :  = 506.3 MPa < [] = 744 MPa  Đạt

TRẦN VĂN KHƯƠNG 179/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

TRẦN BÁ DŨNG 180/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP


4.1 .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN
4.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế
- Quy trình thiết kế : 22 TCN 272 - 05 Bộ Giao thông vân tải
- Tải trọng thiết kế : HL93
4.1.2. Sơ đồ kết cấu
4.1.2.1. Kết cấu phần trên
- Sơ đồ bố trí chung toàn cầu 3x33 + 45 + 60 + 2x80 + 60 + 45 + 2x33 m có tổng chiểu
dài 536,6m
- Kết cấu cầu không đối xứng gồm 3 nhịp dẫn phía bên trái và 2 nhịp dẫn phía bên phải
và hệ kết cấu cầu liên tục liên hợp thép – BTCT
- Dầm liên tục 3 nhịp 45+60+ 2x80 +60 + 45 m tiết diện dầm thép có chiều cao khụng
đổi h= 3.08m
- Cao độ đáy dầm thay đổi theo quy luật tuyến tính đảm bảo phù hợp yêu
cầu chịu lực và mỹ quan kiến trúc.

Tên gọi các kích thước Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Số dầm chủ thiết kế ndc 7 Dầm

Khoảng cách giữa các dầm chủ d 300 cm

Chiều dài phần cánh trong ct 150 cm

Chiều dài phần cánh hẫng ch 175 cm

Chiều cao bản bụng mặt cắt gối hb 300 cm

Chiều cao bản bụng mặt cắt giữa nhịp hbg 300 cm

Chiều dày bản bụng db 3 cm

Bề rộng bản cánh trên bc 70 cm

Chiều dày bản cánh trên dc 4 cm

Bề rộng bản cánh dưới bd 100 cm

Chiều dày bản cánh dưới dd 4 cm

Chiều cao dầm chủ mặt cắt gối h 308 cm

Chiều cao dầm chủ mặt giữa nhịp hg 308 cm

- Vật liệu dùng cho kết cấu nhịp.

TRẦN BÁ DŨNG 181/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

1- Bê tông mác M400 có:


+) f’c = 40 (MPa).
+) c = 25 (kN/m3).

+) Ec = 0,043. gc1,5. f c' = 33994 (MPa).

2- Cốt thép DƯL của hãng VSL theo tiêu chuẩn ASTM - grade 270 có các chỉ tiêu sau:
+) Diện tích một tao Astr = 98.71mm
+) Cường độ cực hạn: fpu = 1860 MPa
+) Độ chùng sau 1000h ở 200C là 2.5%
3- Neo: Sử dụng loại neo EC-5-31, EC-5-22 và EC 5-12.
4- Cốt thép thường: Sử dụng loại cốt thép có gờ với các chỉ tiêu:
+) Rs = 300 (MPa).
+) Es = 200000 (MPa).
+) fy = 420 (MPa).
5- Thép chế tạo dầm : sử dụng thép các bon CT3 cầu
+) Cường độ chịu kéo của thép : RS = 190 (Mpa)
+) Cường độ chịu kéo khi uốn : Rr = 200 (Mpa)
+) Es = 200000 (MPa).
+) Trọng lượng riêng của thép : g = 78.5 (kN/m3)
+) Hệ số tính đổi từ bê tông sang thép :
n = 6 (khi xét đến từ biến thì n’ = 3n =18)
- Nhịp dẫn : Dầm dẫn 2 bờ dùng dầm BTCT dự ứng lực giản đơn chiều dài 33 m chế
tạo định hình theo công nghệ căng trước.
+ Chiều cao 1,65 m
+ Cáp: Dùng loại bó xoắn
+ Có dầm ngang
4.1.2.2. Kết cấu phần dưới
1 - Cấu tạo trụ cầu :
- Trụ cầu dùng loại trụ thân hẹp , đổ bê tông tại chỗ mác M300
- Trụ được đựng trên móng cọc: D = 150 cm
2 - Cấu tạo mố cầu
- Mố cầu dùng loại mố U BTCT , đổ tại chỗ mác bê tông chế tạo M300.

TRẦN BÁ DŨNG 182/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Mố của kết cấu nhịp dẫn được đặt trên móng cọc D= 150 cm
4.2. TÍNH TOÁN KẾT CẤU NHỊP.
4.2.1. Yêu cầu tính toán cho phương án sơ bộ.
- Trong phương án sơ bộ yêu cầu tính toán KCN trong giai đoạn khai thác.
- Tiết diện tại hai mặt cắt.
+ Mặt cắt gối
+ Mặt cắt giữa.
- Tính toán một trụ , một mố: kiểm toán và tổ hợp chất tại mắt cắt đỉnh bệ móng, sơ bộ
tính cọc.
- Nhịp dẫn cho phép chọn thiết kế định hình.ính toán kết cấu nhịp
- Cần kiểm toán tại 2 mặt cắt trên đỉnh trụ và mặt cắt giữa nhịp
4.2.2. Sơ bộ chọn các kích thước cầu chính

- Chiều dài kết cấu nhịp: đối với kết cấu nhịp liên tục chiều dài nhịp biên L nb= (0,6 
0,7) chiều dài nhịp giữa Lng.
+) Trong phương án này chọn sơ đồ nhịp: 45+60+80 (m)
- Xác định kích thước mặt cắt ngang: Dựa vào công thức kinh nghiệm mối quan hệ,
chiều cao của hộp, dày đáy và khổ cầu ta chọn mắt cắt ngang như hình vẽ

Hình 4.1: Mặt cắt ngang kết cấu phần trên


4.2.3. Tính đặc trưng hình học của dầm chủ giai đoạn I
1. Các công thức tính đặc trưng hình học mặt cắt giai đoạn I
- Giai đoạn I chỉ là giai đoạn mới chi có dầm thép tham gia chịu lực do đó ĐTHH của
mặt cắt giai đoạn I sẽ là ĐTHH của dầm thép với các kích thước như hình vẽ.

TRẦN BÁ DŨNG 183/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

a- Xác định trọng tâm mặt cắt :


- Chọn hệ trục đi qua mép bản cánh dưới .
- Toạ độ trọng tâm mặt cắt tính từ mép bản cánh dưới
được tính theo công thức 
 Fi * yi I
YO = = 142.456 (cm)
 Fi
b- Tính các đặc trưng hình học của mặt cắt
- Công thức tính diện tích mặt cắt:

Ft = bc . c + hb . b + bd . d -


Tính mômen quán tính của mặt cắt:
+) Công thức tính mômen quán tính của phần bản bụng:
2
 b h 3b h 
Jb = +  b .hb . - Yo 
12 2 
2
b  
3

J ct = c c +  c .bc . h - Yo - c 
12  2
+) Công thức tính mômen quán tính bản cánh trên :
+) Công thức tính mômen quán tính bản cánh dưới :

2
b  
3

J cd = d d +  d .bd . Yo - d 
12  2 
+) Công thức tính mômen quán tính của mặt cắt:
Jt=Jb+ Jct+ Jcd

   (h - Yo -  c ) 2
St = bc . c . h - Yo - c  +  b .
 2 2
- Tính mômen tĩnh của mặt cắt đối với trục trung hoà :
- Tính momen kháng uốn của mặt cắt :
2 .Tính đặc trưng hình học mặt cắt giai đoạn I

Jt
¦ Wt =
Yo
- Thay các kích thước của mặt cắt vào các công thức ta tính được các đặc trưng hình
học của mặt cắt dầm trong giai đoạn I (kết quả tính toán được lập thành bảng)

TRẦN BÁ DŨNG 184/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Giá trị
Tên gọi các đại lượng
Kí hiệu MC gối MC giữa Đơn vị

Diện tích mặt cắt At 1580 1580 cm2

Mô men tĩnh của mặt cắt So 84937 84937 cm3

Vị trí TTH so với đáy mặt cắt Yo 142.456 142.456 cm

Mô men quán tính của bản bụng Jb 6869944 6869944 cm4

Mô men quán tính của bản cánh trên Jct 74894325 74894325 cm4

Mô men quán tính của bản cánh dưới Jcd 7891688 7891688 cm4

Mô men quán tính của mặt cắt Jt 89655957 89655957 cm4

Mômen kháng uốn của mặt cắt Wt 629358.9 629358.9 cm3

Mô men tĩnh của mặt cắt St 84937.25 84937.25 cm3

4.2.4. Tính đặc trưng hình học của dầm chủ giai đoạn II
1. Các công thức tính đặc trưng hình học mặt cắt giai đoạn II
- Giai đoạn II là giai đoạn mà dầm thép và bản BTCT đã tạo hiệu ứng liên hợp để cùng
tham gia chịu lực do đó ĐTHH giai đoạn II sẽ là ĐTHH của mặt cắt liên hợp
- Tính diện tích mặt cắt tính đổi của dầm chủ :
+) Tính đổi phần bản bê tông :
1
Ac = .(b1 + b2 ).hc
n
+) Tính đổi phần vút bản bê tông :

1 1
Av = .(bc .hv + 2. .bv .hb )
n 2
+) Diện tích mặt cắt tính đổi dầm chủ:
Atd= At + Ac+ Av
- Công thức tính mômen tĩnh của tiết diện liên hợp với trục trung hoà của tiết diện thép
(trục I-I):

S xI = St +
1
 bb .hc . h - Yo + hv + hc  + bc .hv  h - Yo + hv  + 2. 1 .hv .bv  h - Yo + 2 .hv  
n  2  2 2  3 

TRẦN BÁ DŨNG 185/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Tính khoảng cách từ trọng tâm dầm thép đến trọng tâm tiết diện liên hợp:
S xI
Z=
Atd
J tII = J tI + At .Z 2

1  bb .h 3c h 
J ban =  + bb .hc (h - Yo - Z + hv + c ) 2 
n  12 2 
- Tính mômen quán tính của tiết diện liên hợp với trục trung hoà của nó (trục II-II)
+)Mômen quán tính của dầm thép:
+)Mômen quán tính của phần bản bê tông :
+)Mômen quán tính của phần vút bản bê tông :
+)Mômen quán tính của dầm liên hợp :

1  bc .h 3v h b .h 3 v 2 
J vut =  + bc .hv (h - Yo - Z + v ) 2 + 2. v + 2.bv .hv .(h - Yo - Z + hv ) 2 
n  12 2 36 3 
Jtd=JtII + Jban + Jvut
- Tính mômen tĩnh của bản bê tông với trục trong hoà của tiết diện liên hợp.

Sban =
1
 (b1 + b2 ).hc . h - Yo - Z + hv + hc  + bc .hv  h - Yo - Z + hv  + 2. 1 .hv .bv  h - Yo - Z + 2 .hv  
n  2  2 2  3 
2 – Tính đặc trưng hình học mặt cắt giai đoạn II
a. Tính đặc trưng hình học mặt cắt dầm biên

Hình 4.2: Mặt cắt ngang dầm biên.

TRẦN BÁ DŨNG 186/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Bảng tính ĐTHH mặt cắt dầm biên giai đoạn II

Không từ biến Có xét từ biến


Tên các đặc trưng hình học

của dầm biên Giá trị Giá trị Đơn vị
hiệu
MC gối MC giữa MC gối MC giữa

-Bề rộng cánh hẫng b1 175 175 175 175 cm

-Bề rộng cánh trong b2 150 150 150 150 cm

-Bề rộng tính toán bản bb 325 325 325 325 cm

-Diện tích bản tính đổi Ac 1083 1083 361 361 cm2

-Diện tích phần vút bản Av 300 300 100 100 cm2

-Diện tích mặt cắt tính đổi Atd 2963 2963 2041 2041 cm2

-Mômen tĩnh của mc với trục I-I SxI 340195 340195 170023 170023 cm4

-KC giữa hai trục I-I và II-II Z 114.81 114.81 83.3 83.3 cm

-MMQT dầm thép với trục II-II JtII 1.1E+8 1.1E+8 1E+8 1E+8 cm4

-MMQT bản BTCT với trục II-II Jban 7.1E+6 7.1E+6 4.56E+6 4.56E+6 cm4

-MMQT vút bản với trục II-II Jvut 1E+6 1E+6 0.7E+06 0.7E+6 cm4

-MMQT mc liên hợp với trục II-II Jtd 1.2E+8 1.2E+8 1.05E+8 1.05E+8 cm4

-MM tĩnh của bản vói trục II-II Sban 105904 105904 35301 35301 cm3

b . Tính đặc trưng hình học mặt cắt dầm trong

Hình 4.3 Mặt cắt ngang dầm trong.

TRẦN BÁ DŨNG 187/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Bảng tính ĐTHH mặt cắt dầm trong giai đoạn II

Không từ biến Có xét từ biến


Tên các đặc trưng hình học
Giá trị Giá trị Đơn
của dầm giữa Kí vị
hiệu MC MC
gối MC giữa gối MC giữa

Bề rộng cánh hẫng b1 150 150 150 150 cm

Bề rộng cánh trong b2 150 150 150 150 cm

Bề rộng tính toán bản bb 300 300 300 300 cm

Diện tích bản tính đổi Ac 1000 1000 333.33 333.33 cm2

Diện tích phần vút bản Av 300 300 100 100 cm2

Diện tích mặt cắt tính đổi Atd 2880 2880 2013 2013 cm2

Mômen tĩnh của mc với trục I-I SxI 323900 323900 164591 164591 cm4

KC giữa hai trục I-I và II-II Z 112.46 112.46 57.15 57.15 cm

MMQT dầm thép với trục II-II JtII 1.1E+8 1.1E+8 9.48E+7 9.48E+7 cm4

MMQT bản BTCT với trục II-II Jban 6.94E+6 6.94E+6 6.58E+6 6.58E+6 cm4

MMQT vút bản với trục II-II Jvut 1.04E+6 1.04E+6 1.15E+6 1.15E+6 cm4

MMQT mc liên hợp với trục II-II Jtd 1.2E+8 1.2E+8 1.02E+7 1.02E+7 cm4

MM tĩnh của bản với trục II-II Sban 102231 102231 58045 58045 cm3

4.2.5. Tính tĩnh tải giai đoạn I


1 .Chọn cấu tạo các bộ phận liên kết của cầu
a- Chọn cấu tạo hệ liên kết ngang tại gối
- Tại gối trong quá trình thi công sẽ phải bố trí kích để kích dầm do đó hệ liên kết ngang
tại gối phải được cấu tạo đảm bảo chịu lực .
- Ta chọn liên kết ngang tại gối được cấu tạo từ các thanh thép đều góc L100x100x10 và
dầm ngang I90 được tổ hợp từ các thép bản với kích thước như sau :

TRẦN BÁ DŨNG 188/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Tên gọi các kích thước Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Chiều cao bản bụng hbn 84 cm

Chiều dày bản bụng dbn 2 cm

Bề rộng bản cánh bcn 40 cm

Chiều dày bản cánh dcn 3 cm

Chiều cao dầm ngang hdn 85 cm

Diện tích mặt cắt dầm ngang Fdn 408 cm2

Mômen quán tính của dầm ngang Jdn 454320 cm4

Trọng lượng trên 1 m dài gn 3.2028 kN/m

Số liên kết ngang theo phương dọc cầu nd 2 Dầm

Số liên kết ngang theo phương ngang cầu nn 6 Dầm

Tổng số liên kết ngang trên toàn cầu nlkn 12 Dầm

Chiều dài mỗi thanh liên kết ngang Ln 2.91 m

Trọng lượng dầm ngang Pdn 111.842 kN

Trọng lượng dầm ngang rải đều ( nhịp biên) qdn 0.355 kN/m

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Trọng lượng thanh trên 1 m dài glkn 0.15 kN/m

Chiều dài thanh ngang Ltn 2.91 m

Số thanh ngang trên 1 mặt cắt ntn 6 thanh

Chiều dài thanh xiên Ltx 2.92 m

Số thanh xiên trên 1 mặt cắt ntx 12 thanh

Trọng lượng liên kết ngang rải đều( nhịp biên) qlkn 0.025 kN/m

Tổng trọng lượng hệ liên kết ngang rải đều q(dn+lkn) = 0.355+0.025 = 0.38kN/m
b- Chọn cấu tạo hệ liên kết ngang tại các mặt cắt ngoài gối
- Hệ liên kết ngang tậi các mặt cắt ngoài gối được cấu tạo từ các thanh thép góc đều
cánh L 100x100x10

TRẦN BÁ DŨNG 189/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Cấu tạo hệ liên kết ngang như sau :

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Trọng lượng thanh trên 1 m dài glkn 0.15 kN/m

Chiều dài thanh ngang Ltn 2.91 m

Số thanh ngang trên 1 mặt cắt ntn 12 thanh

Chiều dài thanh xiên Ltx 3.48 m

Số thanh xiên trên 1 mặt cắt ntx 12 thanh

Khoảng cách giữa các liên kết ngang alkn 4 m

Trọng lượng liên kết ngang rải đều qlkn 0.411 kN/m

c - Chọn cấu tạo hệ liên kết dọc cầu


- Hệ liên kết ngang tậi các mặt cắt ngoài gối được cấu tạo từ các thanh thép góc đều
cánh L100x100x10
- Cấu tạo hệ liên kết dọc dưới như sau :

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Trọng lượng thanh trên 1 m dài glkd 0.15 kN/m

Chiều dài 1 thanh liên kết dọc Llkd 3.9 m

Số thanh liên kết dọc trên 1 khoang nlkd 4 thanh

Chiều dài khoang liên kết dọc Lkh 4 m

Trọng lượng liên kết dọc rải đều qlkd 0.084 kN/m

d. Chọn cấu tạo sườn tăng cường đứng cho các dầm chủ
- Hệ sườn tăng cường cho các dầm chủ được cấu tạo từ các thanh thép bản có chiều dày
2 cm
- Cấu tạo hệ sườn tăng cường đứng cho dầm chủ như sau :

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Chiều cao sườn tăng cường tại gối hsg 300 cm

Chiều cao sườn tăng cường tại giữa nhịp hsg 300 cm

TRẦN BÁ DŨNG 190/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Chiều cao trung bình sườn tăng cường hs 300 cm

Chiều dày sườn tăng cường ds 2 cm

Bề rộng sườn tăng cường bs 23.5 cm

Trọng lượng thanh sườn tăng cường gs 1.11 kN

Khoảng cách giữa các sườn tăng cường as 2 m

Trọng lượng sườn tăng cường rải đều qs 1.11 kN/m

2 .Tổng hợp tĩnh tải giai đoạn I


- Trọng lượng của dầm chủ.
q dc = FT . T = 1580.10 -4.78,5 = 12,403 (kN/m)

- Trọng lượng bản bê tông :


 21,5.0,2 1 
qb = 25. + 0,7.0,2 + 2. 0,2.0,2  = 19.86 kN/m
 7 2 
- Trọng lượng mối nối dầm : qmn=0.1(kN/m)
5.bclc.hclc.bt 5.0,5.0,4.25
-Trọng lượng chân lan can: gclc = = = 3,571 (kN/m)
ndc 7
- Bảng tổng hợp tĩnh tải giai đoạn I (Tính cho 1 m dài 1 dầm chủ)

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Trọng lượng dầm chủ qdc 12.403 kN/ m

Trọng lượng hệ liên kết ngang q(dn+lkn) 0.38 kN/ m

Trọng lượng liên kết ngang qlkn 0.411 kN/ m

Trọng lượng sườn tăng cường qs 1.11 kN/ m

Trọng lượng liên kết dọc qlkd 0.084 kN/ m

Trọng lượng bản bê tông cốt thép qb 19.86 kN/ m

Trọng lượng chân lan can gclc 3.571 kN/ m

Trọng lượng mối nối dầm qmn 0.1 kN/ m

Tĩnh tải tiêu chuẩn giai đoạn I DCtc=∑qi 36.228 kN/ m

TRẦN BÁ DŨNG 191/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Tĩnh tải tính toán giai đoạn I DCtt=1.25DCtc 45.285 kN/ m

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Trọng lượng dầm chủ qdc 12.403 kN/ m

Trọng lượng hệ liên kết ngang q(dn+lkn) 0.38 kN/ m

Trọng lượng liên kết ngang qlkn 0.411 kN/ m

Trọng lượng sườn tăng cường qs 1.11 kN/ m

Trọng lượng liên kết dọc qlkd 0.084 kN/ m

Trọng lượng bản bê tông cốt thép qb 19.86 kN/ m

Trọng lượng chân lan can gclc 3.571 kN/ m

Trọng lượng mối nối dầm qmn 0.1 kN/ m

Tĩnh tải tiêu chuẩn giai đoạn I DCtc=∑qi 36.228 kN/ m

Tĩnh tải tính toán giai đoạn I DCtt=1.25DCtc 45.285 kN/ m

4.2.6. Tính tĩnh tải giai đoạn II


1. Tĩnh tải giai đoạn II
- Tĩnh tải giai đoạn II gồm có các bộ phận sau :
+) Trọng lượng lan can và tay vịn
+) Trọng lượng lớp phủ mặt cầu
DWIITC = (DWgc+ DWlc+tv+ DWng )
- Tính trọng lượng lớp phủ mặt cầu (ȣa=23kN/m3)

TRẦN BÁ DŨNG 192/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Dày
Tên gọi các đại lượng DWtc
h (cm) Đơn vị

Lớp bê tông Atphan 7 1.61 kN/m2

Lớp bê tông bảo vệ 3 0.69 kN/m2

Lớp chống thấm 0.4 0.092 kN/m2

Chiều dày lớp phủ mặt cầu hmc 10.04 cm

Trọng lượng lớp phủ mặt cầu DWmcTC 2.392 kN/m2

Trọng lượng dải đều lớp phủ mặt cầu tính cho toàn cầu
DWmctc= 2,392.(4.3,5+2.2,5) = 45,448 kN/m
- Tính trọng lượng của lan can

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

1- Tính trọng lượng cột lan can và tay vịn

Trọng lượng 1 cột lan can Plc 0.28 kN

Khoảng cách bố trí cột lan can alc 2.0 m

Trọng lượng dải đều của cột lan can qlc 0.14 kN/m

Trọng lượng dải đều phần tay vịn qtv 0.7 kN/m

Trọng lượng dải đều lan can và tay vịn Plv=5.( qlc+ qtv) 4.2 kN/m

2 . Tổng hợp tĩnh tải tải giai đoạn II


+) Tính tải giai đoạn II tiêu chuẩn
DWMC + DWNG + DWLC +TV 45,448 + 4.2
DWIITC = = = 7,093 kN/m
ndc 7

+) Tĩnh tải giai đoạn II tính toán


DWIItt = g . DWIITC = 1,5. 7,093 = 10,64 kN/m
4.2.7. Tính hệ số phân bố ngang
1- Tính hệ số phân bố mômen
a - Công thức tính toán hệ số phân bố mô men

TRẦN BÁ DŨNG 193/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Công thức hệ số phân bố


1
g=
2
 yi
Trong đó :
+) E= 2.105Mpa : Mô đun đàn hồi của thép
+) It = 89655957 cm4: Mômen quán tính của dầm không liên hợp.
+) a= 20m : khoảng cách giữa các dầm ngang
Idn 454320.10 -8
+) I’= = = 0.000227m 4
a 20
+) d= 3m : khoảng cách giữa các dầm chủ
+) dk = 1,75 m là chiều dài đoạn hẫng ( mút thừa)
+) Äp: Độ võng dầm chủ do p=1T/m phân bố đều theo nhịp dầm chủ(m)
5 p.L4
Dp =
384 EI
+) Hệ số mềm của liên kết ngang:
d3 12,8.d 3 .It 12,8.33.89655957.10 -8
ỏ= = = = 0,033
6 E.I ' n .Dp I '.L4 0,000227.80 4

b - Bảng tính hệ số phân bố mô men chodầm chủ.

Bảng tung độ Đ.a.h tra bảng và nội suy theo phương pháp gối đàn hồi:

p p p p p p p p M p
Rn R n0 R n1 R n2 R n3 R n4 R n5 R n6 dR n0 R nk

p
R0 0.613 0.337 0.149 0.03 -0.028 -0.052 -0.062 0.306 0.792

R 1p 0.35 0.308 0.222 0.126 0.053 -0.006 -0.052 0.028 0.366

R 2p 0.149 0.222 0.258 0.214 0.134 0.053 -0.028 -0.077 0.104

p
R3 0.03 0.126 0.214 0.257 0.215 0.216 0.03 -0.098 -0.027

TRẦN BÁ DŨNG 194/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Trong đó:
+) R nrp là tung độ đường ảnh hưởng tại gối n do p=1 đặt tại gối r
p
+) R nk là tung độ đường ảnh hưởng ứng với đoạn mút thừa
dk
Rnkp = Rnp0 + (dRnM0 )
d
Bảng hệ số phân bố ngang cho dầm chủ:

Dầm 0 1 2 3 4 5 6

gi 0,856 1,98 0,997 0,951 0,997 1,98 0,856

4.2.8. Tính duyệt mặt cắt đỉnh trụ


1- Tính nội lực mặt cắt đỉnh trụ
a - Tính giá trị mômen do tĩnh tải
- Tĩnh tải giai đoạn I tính toán : DCTT = 45,285(kN/m)
- Tĩnh tải giai đoạn II tính toán : DWTT = 10,64(kN/m)

- Nội lực do tĩnh tải giai đoạn I : MTTI =-21147,4 kN.m

- Nội lực do tĩnh tải giai đoạn I : MTTII = -4140,4 kN.m


b - Tính giá trị mômen do hoạt tải (xếp tải trên cả 2 làn)
- Đối với tải trọng làn
+) Tải trọng làn dải đều : qlan = 9,3 kN/m
- Tính nội lực do xe tải :
+) Khi tính giá trị mômen tại mặt cắt đỉnh trụ thì ta sử dụng 2 xe tải thiết kế đặt
cách nhau 15 m , khoảng cách các trục lấy bằng 4,3 m

TRẦN BÁ DŨNG 195/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Tổng nội lực do hoạt tải : Hiệu ứng do hoạt tải được tính như sau
MHTTT = 90% MXTTT + 90% MlanTT = - 8453,3 kN.m
3- Tính duyệt mặt cắt đỉnh trụ
- Công thức tính ứng suất trong mép trên bản bê tông trong giai đoạn khai thác.
- Công thức tính ứng suất trong mép dưới bản bê tông trong giai đoạn khai thác.
- Công thức tính ứng suất trong mép trên bản thép trong giai đoạn khai thác.

1 M II tt + M h tt d
 db = - . .y b
n J td
- Công thức tính ứng suất trong mép dưới bản thép trong giai đoạn khai thác.

M I tt M II tt + M h tt d
 dt = +. .y t
¦ Wt J td
Trong đó :
+) Hệ số tính chuyển từ bê tông sang thép : n = 5,88
+) ybt: Là khoảng cách từ trục II-II đến mép trên bản bê tông.
ybt= h - (Yo+Z)+hv+hc = 308-(142,456+112,46) + 20+20= 93,084 cm
+) ybd: Là khoảng cách từ trục II-II đến mép dưới bản bê tông.
ybt=h - (Yo+Z)+hv = 73,084 cm
+) ytt: Là khoảng cách từ trục II-II đến mép trên bản thép.
ybt=h - (Yo+Z) = 53,084 cm
+) ytd: Là khoảng cách từ trục II-II đến mép dưới bản thép.
ybt= (Yo+Z) = 254,916 cm
- Thay số và tính toán ta có :
+) Ứng suất trong mép trên bản bê tông

1 (-4140,4) + (-8453,3)
 tb = - . .100.93,084 = 0,24465kN / cm 2
5,88 89655957 T/cm
sbt = 0,4465 kN/cm2 > Rk= 0,16 kN/cm2 => Không đạt
+) Ứng suất trong mép dưới bản bê tông

TRẦN BÁ DŨNG 196/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

1 (-4140,4) + (-8453,3)
 db = - . .100.73,084 = 0,175kN / cm 2
5,88 89655957

1 M II tt + M h tt t
 t
b =- . .y b
n J td
sbt = 0,175 kN/cm2 > Rk= 0,16 kN/cm2 => Không đạt
=> Như vậy ta thấy bê tông bản mặt cầu chịu ứng suất kéo vượt quá khả năng chịu kéo
cho phép của bê tông do vậy ta phải tạo DƯL trong bản mặt cầu.
M I tt M II tt + M h tt t
 tt = - -. .y t
¦ Wt J td
+) Ứng suất trong mép trên dầm thép

(-21147,4) (-4140,4) + (-8453,3)


 tt = - .100 - .100.53,084 = 0,746kN / cm 2
629358,9 89655957

 tt = 0,746kN / cm2 < Rr = 20 kN/cm2 => Đạt

+) Ứng suất trong mép dưới dầm thép

(-21147,4) (-4140,4) + (-8453,3)


 dt = .100 + .100.254.916 = -6,94kN / cm 2
629358,9 89655957

 td = -6,94kN / cm 2 < Rr = 20 kN/m2 => Đạt

4.2.9. Tính duyệt mặt cắt giữa nhịp


1- Vẽ biểu đồ mômen mặt cắt giữa nhịp
- Biểu đồ Momen do tổ hợp 1 gồm xe tải thiết kế và tải trọng làn

-Biểu đồ Momen do tổ hợp 2 gồm xe 2 trục thiết kế và tải trọng làn

2-Bảng tổng hợp tính toán nội lực tại mặt cắt giữa nhịp

Tên các nội lực Kí hiệu Giá trịĐơn vị

Nội lực do tĩnh tải giai đoạn I M ttI 10599,1 kN.m

TRẦN BÁ DŨNG 197/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Nội lực do tĩnh tải giai đoạn II M ttII 2075,2 kN.m

Nội lực do tải trọng làn Mlan 2720,9 kN.m

Nội lực do xe tải thiết kế MXT 30094,5 kN.m

Nội lực do xe 2 trục thiết kế M2T 26038,7 kN.m

Tổ hợp 1 : Xe tải + Làn Mht1 69027,0 kN.m

Tổ hợp 2 : Xe 2 trục + Làn Mht2 61929,3 kN.m

Nội lực tính toán do hoạt tải Mht 69027,0 kN.m

3- Tính duyệt mặt cắt giữa nhịp


- Thay số và tính toán ta có :
+) Ứng suất trong mép trên bản bê tông

1 2075,2 + 69027
 tb = - . .100.93,084 = -1,255
5,88 89655957 kN/cm2< fc” = 4 kN/cm2 => Đạt

+) Ứng suất trong mép dưới bản bê tông

1 2075,2 + 69027
 tb = - . .100.73,084 = -0,986
5,88 89655957 kN/cm2< fc = 4 kN/cm2 => Đạt

+) Ứng suất trong mép trên dầm thép

10599,1 2075,2 + 69027


 tt = - .100 - .100.53,084 = -5,894(kN / cm 2 )
629358,9 89655957

 tt = -5,894kN / cm 2 < Rr = 20 kN/cm2 => Đạt


+) Ứng suất trong mép dưới dầm thép

10599,1 2075,2 + 69027


 tt = .100 + .100.254,916 = 11,9(kN / cm 2 )
629358,9 89655957

 tt = 11,9kN / cm 2 <Rr = 20kN/cm2 => Đạt


4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRỤ CẦU.
4.3.1 Tính áp lực thẳng đứng tác dụng lên bệ cọc

TRẦN BÁ DŨNG 198/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

4.3.1.1 Tính áp lực thẳng đứng do trọng lượng bản thân trụ
- Cấu tạo tru cầu , T6

Hình 4.3: Cấu tạo trụ T6.

TRẦN BÁ DŨNG 199/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Bảng tính toán trọng lượng trụ và bệ trụ:

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Chiều cao trụ htr 25.9 m

Bề rộng thân trụ btr 12.00 m

Chiều dày thân trụ dtr 2.00 m

Bề rộng xà mũ trụ bxm 21.0 m

Chiều cao xà mũ trụ hxm 1.50 m

Chiều dày xà mũ trụ dxm 2.50 m

Chiều dài phần cánh hẫng ch 4.50 m

Chiều cao bệ trụ hbt 2.00 m

Bề rộng bệ trụ bbt 16.5 m

Chiều dày bệ trụ dbt 7.5 m

- Bảng tính áp lực do trọng lượng bản thân trụ:

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Trọng lượng thân trụ Pttr 15540 kN

Trọng lượng xà mũ trụ Pxm 1793,75 kN

Trọng lượng bệ trụ Pbt 6187,5 kN

Tổng trọng lượng trụ Ptr 23521,25 kN

4.3.1.2 Tính áp lực nước đẩy nổi ứng với mực nước thấp nhất.
- Theo như bố trí cấu tạo thì bệ của cả 2 tháp đều đặt ngang mặt đất tự nhiên do đó ta
chỉ tính áp lực nước đẩy nổi tác dụng lên phần tháp ngập trong nước. Chiều cao trụ
ngập trong nước là 7,38m
- Công thức tính:

Pdn = -Vng . n
- Tính toán :
Pdn = -(2.12.7.38).10 = -1771,2( kN )

TRẦN BÁ DŨNG 200/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

4.3.1.3 Tính phản lực của kết cấu nhịp và hoạt tải truyền lên trụ tháp
- Để tính được phản lực của kết cấu nhịp lên móng trụ tháp thì trong phương án sơ bộ ta
tính gần đúng như sau : bằng phản lực của dầm liên tục (tĩnh tải + hoạt tải )
- Dùng chương trình Midas2006 xác định phản lực gối của dầm liên tục ta có :
1- Phản lực do tĩnh tải .
- Phản lực do tĩnh tải I : P ttI =3036,4kN

- Phản lực gối do tĩnh tải II : P ttII =594,5kN

2 - Phản lực do hoạt tải :


+) Phản lực do 2 xe tải thiết kế đặt cách nhau 15 m ( khoảng cách trục sau lấy
bằng 4,3 m )
+) Hiệu ứng của hoạt tải thiết kế được lấy bằng 90% giá trị phản lực tính được
cộng với hiệu ứng của 90% tải trọng làn

- Tính tổng phản lực do hoạt tải thiết kế xếp tải 2 làn
PttHT = 1135,5 kN
3- Tổng phản lực do KCN truyền lên trụ
PKCN = PTinh + PHoat = (3036,4+594,5 + 1135,5 ).7= 34064,8 kN
4.3.2 Tính duyệt mặt cắt chân trụ
- Trong phương án sơ bộ ta chỉ tiến hành kiểm toán mặt cắt chân tháp theo điều kiện
chịu nén đúng tâm .
- Tổng phản lực thẳng đứng tác dụng lên chân trụ :
P = PTTR +PXM+ PKCN + Pdn= 15540+1793,75 +34064,8 -1771,2 = 49627 kN
- Tổng diện tích chân tháp : ATH = 12.2 = 24 (m2 )

TRẦN BÁ DŨNG 201/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Ứng suất pháp tại mặt cắt chân tháp:


P 20328,95
= = = 847,04 (kN/m2) < Rn = 15000 (kN/m2 ) Bê tông M400
ACT 24

4.3.3 Tính duyệt mặt cắt đáy bệ cọc


- Tổng phản lực thẳng đứng tác dụng lên đáy bệ cọc
P = PTR + Pdn + PKCN = 23521,25+ (-1771,2 ) + 34064,8 = 55814,85 kN
- Diện tích mặt cắt bệ tháp : Abe = 7,5.16,5 = 123,75 (m2)
- ứng suất pháp tại mặt cắt đáy bệ
P 55814,85
= = = 451 (kN/m2) < Rn = 11500 (kN/m2 ) Bê tông M 300
ABT 123,75

4.3.4 Tính và bố trí cọc trong móng


- Móng bệ tháp được thiết kế với móng cọc khoan nhồi D = 150cm
4.3.4.1 Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu
'
Qcoc =  .(0,85. f c . Ac + f y . As )
- Công thức tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu
Trong đó :
+) fc’ : Cường độ chịu nén của bê tông
+) Ac : Diện tích phần bê tông trên mặt cắt ngang cọc
+) fy : Cường độ chịu kéo của thép
+) As : Diện tích phần thép trên mặt cắt ngang cọc
+) j : Hệ số uốn dọc , j = 0,75
- Bảng tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu

Tên gọi các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Mác bê tông chế tạo cọc M300

Thép chế tạo cọc AII

Đường kính cọc thiết kế D 1,5 m

Đường kính cốt thép (No29) d 28,7 mm

Số thanh thép thiết kế nthanh 20 Thanh

Diện tích phần bê tông Ac 1,7542 m2

TRẦN BÁ DŨNG 202/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Diện tích phần cốt thép As 0,0129 m2

Hệ số uốn dọc j 0.75

Cường độ chịu nén của bê tông fc' 30000 kN/m2

Cường độ chịu kéo của thép fy 240000 kN/m2

Sức chịu tải của cọc theo vật liệu Qvl 35871 kN

4.4.4.2 Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền
- Bảng số liệu địa chất khảo sát tại khu vực thi công cọc khoan nhồi

H e B g C j R'
STT Loại đất (m) (kN/m3) Kg/cm2 (độ) Kg/cm2

Lớp 1 Cuội sỏi 2,87 26,33

Lớp 2 Sét dẻo 6,76 0.954 0.39 18,05 0.207 12047’ 1,35

Lớp 3 Dăm tảng 17,54 26,57

Lớp 4 Đá phiến vô hạn 26,41 108,7

- Công thức tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền

QR =  pq .Q p +  ps .Qs - W
Trong đó :
+) QR : Sức chịu tải của cọc theo đất nền
+) QS = qS. AS : Sức kháng tại thân cọc
+) QP = qP. AP : Sức kháng tại chân cọc
+) qS : Sức kháng đơn vị tại thân cọc
+) qP : Sức kháng đơn vị tại chân cọc
+) AS : Diện tích bề mặt thân cọc
+) AP : Diện tích bề mặt chân cọc
+) jqS : Hệ số sức kháng tại thân cọc
+) jqP : Hệ số sức kháng tại chân cọc
- Theo Reese và Wright (1977 ) ta có :

TRẦN BÁ DŨNG 203/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

+) qP = 0,064. N (Mpa) đối với N ≤ 60


qP=3,8 (Mpa) đối với N >60
Nếu đường kính cọc D >1270mm thì qP nhân với hệ số triết giảm (1270/D)
qS = a.Su đối với đất dính
Đối với đất rời:
qS = 2,8N (kN/m2)với N ≤ 53
qS = 0, 21(N-53) + 150 (kN/m2) đối với 53 < N ≤ 100
Trong đó :
+) N : Số búa SPT chưa hiệu chỉnh (búa /300 mm)
+) a : Hệ số dính bám
+) Su : Cường độ kháng cắt không thoát nước trung bình . Giá trị S u phải được xác
định từ kết quả thí ngiệm hiện trường hoặc kết quả trong phòng thí nghiệm của các mẫu
nguyên dạng lấy trong khoảng độ sâu 2D ở dưới chân cọc.
Giá trị Su còn được tính theo công thức : Su = s.tgj + C
- Bảng tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền

D Li As Su qs Qs
Loại đất m m m2 N kN/m2 a kN/m2 kN jqs

Sức kháng thân cọc

Cuội sỏi 1,5 0,87 4,1 22 - - 61,6 252,56 0,65

Sét dẻo 1,5 6,76 31,86 13 30 0.55 16,5 525,69 0,65

Dăm tảng 1,5 17,54 82,65 8 - - 22,4 1851,36 0.65

Đá phiến 1,5 3,00 14,14 100 - - 197 2785,58 0,55

Sức kháng thành cọc Qthan 3241,31 kN

TRẦN BÁ DŨNG 204/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Sức kháng mũi cọc

D Ap qp Qp
Loại đất m m2 N kN/m2 kN jqp

Đá phiến 1,5 1.767 100 3800 6714,6 0.65

Sức kháng mũi cọc Qmui 4364,49 kN

Q cọc theo đất nền Qr 7605,8 kN

Q cọc theo vật liệu Qvl 35871 kN

Qi tính toán của cọc Qcoc 7605,8 kN

Chiều dài cọc Lcoc 28,17 m

c) Tính toán số cọc trong móng


P
n=
Qcoc
Trong đó :
+) Qcoc : Sức chịu tải tính toán của cọc : Qcoc = 8127,27 kN
+) P : Tổng áp lực thẳng đứng truyền lên bệ cọc : P = 57502,35 kN

55814,85
n= = 7,33(coc)
7605,8
=> Số cọc bố trí trong móng là n = 8 (cọc) . Bố trí thành 2 hàng mỗi hàng 4 cọc
-Sơ đồ bố trí cọc:

TRẦN BÁ DŨNG 205/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

4.4. KÍCH THƯỚC THIẾT KẾ KẾT CẤU NHỊP CẦU DẪN


4.4.1. Cấu tạo mặt cắt ngang KCN cầu dẫn

4.4.2. Các kích thước cơ bản của kcn cầu dẫn.


- Kết cấu nhịp cầu dẫn được sử dụng kết cấu định hình dầm giản đơn L = 33 m với các
kích thước thiết kế cơ bản như sau :
mÆt c ¾t dÇm t ¹ i g è i mÆt c ¾t dÇm g i÷a nhÞp

v¸t 20x20 v¸t 20x20

- Bảng các kích thước thiết kế KCN cầu dẫn :

TRẦN BÁ DŨNG 206/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Tên gọi các kích thước Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Chiều dài nhịp thiết kế L 33 m

Chiều dài nhịp tính toán Ltt 32.4 m

Chiều cao dầm chủ Hdc 1.65 m

Chiều cao bầu dưới H1 0.25 m

Chiều cao vút dưới H2 0.20 m

Chiều cao sườn H3 0.89 m

Chiều cao vút trên tại giữa nhịp H4 0.11 m

Chiều cao vút trên tại gối H4 ’ 0.034 m

Chiều cao gờ trên H5 0.12 m

Chiều cao gờ trên cùng H6 0.08 m

Chiều cao sườn dầm tại gối H7 1.416 m

Bề rộng bầu dưới dầm B1 0.650 m

Bề rộng sườn dầm B2 0.200 m

Bề rộng bản canh trên B3 0.850 m

Bề rộng gờ trên cùng B4 0.650 m

Bề rộng vút dưới: b5 = (b1 - b2)/2 B5 0.225 m

Bề rộng vút trên: b6 = (b3 - b2)/2 B6 0.325 m

Chiều cao dầm liên hợp h=H+ts h 1.85 m

Chiều dai đoạn dầm đặc phía đẩu dầm Lđ 1 m

Chiều dài đoạn vuốt sườn dầm Lv 4.9 m

TRẦN BÁ DŨNG 207/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Số liệu thiết kế:

Các số liệu thiết kế Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Số lượng dầm chủ Ndc 8 dầm

Chiều dài dầm chủ L 33.00 m

Khoảng cách từ đầu dầm đên tim gối a 0.35 m

Chiều dài nhịp tính tóan của dầm chủ Ltt 32.30 m
Dầm chủ
Khoảng cách giữa các tim dầm chủ d 2.40 m

Chiều cao dầm chủ tính cả bản mặt cầu H 1.85 m

Tĩnh tải rải đều của 1 phiến dầm chủ tính cả


DCtc 27.39 kN/m
phần bản mặt cầu DCtc (giá trị tiêu chuẩn)

Số lượng dầm ngang trờn 1 phiến dầm Ndn 5.00 dầm

Dầm ngang Chiều dày dầm ngang bdn 0.20 m

Chiều cao dầm ngang hdn 1.32 m

Trọng lượng rải đều tĩnh tải II (giá trị tiêu chuẩn) DWtc 69.03 KN/m

Loại gối Gối di động

Chiều cao gối cầu hg 0.100 m

phương ngang cầu a0 0.450 m


Gối cầu Kích thước thớt gối
phương dọc cầu b0 0.450 m

Hệ số ma sát giữa bê tông và gối cầu (gối di


động) fmax 0.3

chiều cao hdk 0.200 m

Kích thước đá kê gối phương ngang cầu a'0 1.0 m


Đá kê gối
phương dọc cầu b'0 1.0 m

Khoảng cách từ mép đá kê tới mộp xà mũ mố ∆ 0.20 m

Khoảng cách từ mép thớt gối đến mép đá kê ∆ 0.275 m

Chiều rộng khe co giãn trên đỉnh mố ∆ 0.100 m

TRẦN BÁ DŨNG 208/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

4.5 TÍNH TOÁN MỐ CẦU


4.4.1. Cấu tạo mố A0

4.4.2. Các kích thước cơ bản của mố

Tên gọi các kích thước Kí hiệu Giá trị Đơn vị

Chiều cao mố hmo 650 cm

Chiều rộng mố bmo 2130 cm

Loại gối Gối Cao su

Hệ số ma sát gối với bê tông f 0.30

Chiều cao tường đỉnh htd 213 cm

Bề dầy tường đỉnh dtd 50.0 cm

Chiều cao tường thân htt 206 cm

Bề dầy tường thân dtt 170 cm

Chiều dài tường cánh ltc 550 cm

Chiều cao đuôi tường cánh h1c 150 cm

Chiều dài tiết diện chân tường cánh lcc 360 cm

Bề dầy cánh dtc 50 cm

Chiều dài bản quá độ lqd 400 cm

Chiều dày bản quá độ dqd 20.0 cm

TRẦN BÁ DŨNG 209/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Chiều rộng bản quá độ bqd 1000 cm

Chiều cao bệ móng hm 200 cm

Chiều dài bệ móng lm 750 cm

Bề rộng bê móng bm 2230 cm

4.4.3 Tĩnh tải kết cấu nhịp cầu dẫn trên mố


- Tĩnh tải giai đoạn I tiêu chuẩn : DCTC = 2161.5 kN
- Tĩnh tải giai đoạn II tiêu chuẩn : DWTC = 819.39 kN
- Tĩnh tải tiêu chuẩn toàn bộ : gTT =2980.89 kN

4.4.4. Xác định tải trọng tác dụng lên mố


4.4.4.1. Nguyên tác chung khi tính toán mố
1 - Các tải trọng tác dụng lên mố
- Mố ở trên mực nước thông thuyền và hầu như không ngập nước nên không tính tải
trọng va xô tầu bè và cũng không tính tải trọng gió. Đất đắp sau mố sử dụng đất tốt đầm
chặt có  = 18 kN/m3 .  = 350.
- Nên tải trọng tác dụng lên mố gồm :

1 Trọng lượng bản thân mố

2 Phản lực thẳng đứng do trọng lượng KCN

3 Phản lực thẳng đứng do hoạt tải đứng trên KCN

4 Lực hãm dọc cầu

5 Ma sát gối cầu

TRẦN BÁ DŨNG 210/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

6 Áp lực của đất sau mố

7 Phản lực truyền xuống từ bản quá độ

2 - Các mặt cắt cần kiểm toán với mố


- Mặt cắt I-I : Mặt cắt bệ móng mố
- Mặt cắt II-II : mặt cắt chân tường đỉnh
- Mặt cắt III-III : mặt cắt chân tường thân
- Mặt cắt IV-IV: mặt cắt chân tường cánh
4.4.4.1. Xác định các tải trọng thẳng đứng tác dụng lên mố
- Bảng tổng hợp tải trọng do tác dụng lên mố

Ptc Ptt
STT Tờn cỏc tải trọng truyền lờn bệ múng ȣtt
(kN) (kN)

1 Bệ mố 5150 1.25 6437.5

2 Tường thân 3677.1 1.25 4596.4

3 Tường đầu 551.05 1.25 688.81

4 Mấu đỡ + bản quá độ 372.4 1.25 465.5

5 Tường cánh (phần đuôi) 242.3888 1.25 302.99

6 Tường cánh (phần thân) 274.05 1.25 342.56

7 Đá kờ gối 40 1.25 50

8 Tường tai 13.5 1.25 16.875

9 Đất đắp sau mố 3325.0694 1.5 4987.6

10 Tĩnh tải I trờn KCN 2161.5 1.25 2702

11 Tĩnh tải II trờn KCN 819.39 1.5 1229

12 Hoạt tải trờn KCN 1041.33 1.75 1822.3

13 Hoạt tải trên bản quá độ 530.5 1.75 928.38

Tổng áp lực thẳng đứng 18198 24571

TRẦN BÁ DŨNG 211/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

4.4.5. Bố trí cọc trong móng mố


4.4.5.1. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu

'
Qcoc =  .(0,85. f c . Ac + f y . As )
- Công thức tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu
Trong đó : +) fc’ : Cường độ chịu nén của bê tông tuổi 28 ngày.
+) AC : Diện tích phần bê tông của tiết diện cọc.
+) fy : Giới hạn chảy của thép chế tạo cọc
+) AS : Diện tích phần cốt thép của tiết diện cọc.
+) j : Hệ số sức kháng , với kết cấu chịu nén ta lấy j = 0,75
- Bảng thông số của cọc theo vật liệu

STT Thông số Kí hiệu Giá trị Đơn vị

1 Đường kính cọc khoan nhồi D 1.50 m

2 Chiều dài cọc khoan L 33.89 m

3 Đường kính cốt thép dọc chủ D29

4 Diện tích mcn danh định 1 thanh cốt thép As 660 mm2

5 Giới hạn chảy của cốt thộp fy 420 Mpa

6 Số thanh cốt thộp dọc trờn 1 mặt cắt ngang n 24 thanh

7 Loại cốt thép đai sử dụng Cốt đai xoắn Mpa

8 Cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi của BT fc 30 Mpa

9 Sức chịu tải cọc Qcoc 33494 kN

4.4.5.2. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền
- Bảng số liệu địa chất khảo sát tại khu vực thi công cọc móng mố

H g C j R'
3
STT Loại đất m e B kN/m KG/cm2 độ KG/cm2

Lớp 1 Đất san lấp 2.5 - - - - - -

Lớp 2 Sét dẻo thấp 13.5 0.954 0.39 18.05 0.207 12047’ 1.35

TRẦN BÁ DŨNG 212/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

Lớp 3 Sét dẻo thấp 10 1.11 0.6 17.53 0.176 8027’ 1.01

Lớp 4 Dăm tảng 5.4 - - 26.57 - - -

Lớp 5 Đá phiến sét Vô hạn - - 26.41 - - 79.7

- Bảng tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền : sử dụng công thức tính toán sức chịu
tải của cọc theo quy trình 22 TCN 272-05

D Li As Su qs Qs
Loại đất m m m2 N kN/m2 a kN/m2 kN jqs

Sức kháng thân cọc

Sét dẻo thấp 1,5 13.5 63.6 22 26 0.55 14.3 909.48 0,65

Sét dẻo thấp 1,5 10 47.1 13 30 0.55 16,5 777.15 0,65

Dăm tảng 1,5 5.4 25.4 73 - - 154.5 3921.76 0.65

Sức kháng thành cọc Qthan 3645.4 kN

Sức kháng mũi cọc

D Ap qp Qp
Loại đất m m2 N kN/m2 kN jqp

Dăm tảng 1,5 1.767 73 3217 5684 0.65

Sức kháng mũi cọc Qmui 3694.6 kN

Q cọc theo đất nền Qr 7340 kN

Q cọc theo vật liệu Qvl 33494 kN

Qi tính toán của cọc Qcoc 7340 kN

Chiều dài cọc Lcoc 33.89 m

3 - Tính toán số cọc trong móng

P
n = .
Qcoc
Trong đó :

TRẦN BÁ DŨNG 213/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

+) b : Hệ số xét đến loại móng và độ lớn của mô men với móng cọc đài cao ta lấy
b = 1,5
+) Qcoc : Sức chịu tải tính toán của cọc : Qcoc = 7340 kN
+) P : Tổng áp lực thẳng đứng truyền lên bệ cọc : P = 24571 kN

24571
n = 1,5. = 5.1
7340
=> Số cọc bố trí trong móng là n = 10 (cọc) . Bố trí thành 2 hàng mỗi hàng 5 cọc
- Chiều dài cọc bố trí là 22.3 m
- Sơ đồ bố trí cọc trong móng:

4.6. DỰ KIẾN CÔNG TÁC THI CÔNG


4.6.1 . Thi công trụ
- Phương pháp thi công các trụ giống nhau giống nhau, với mực nước thấp nhất là 9.36
m , ta chọn mực nước thi công 16.62m.
- Với MNTC như vậy ta tiến hành thi công trụ như sau :
+) Làm sàn đạo phục vụ thi công.
+) Lắp dựng máy khoan, đưa máy mặt sàn đạo và tiến hành khoan cọc, giữ thành
ống vách bằng vữa sét. Thi công đổ bê tông cọc khoan bằng phương pháp rút ống thẳng
đứng.
+) Hạ vòng vây cọc ván thép.Tiến hành đào đất trong hố móng.
+) Đổ bê tông bịt đáy bằng phương pháp vữa dâng.
+) Hút nước trong hố móng. Đập đầu cọc ,lắp dựng đà giáo ván khuôn đổ bê tông
bệ cọc .
+) Đổ bê tông thân trụ bằng ván khuôn trượt .

TRẦN BÁ DŨNG 214/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

4.6.2. Thi công mố


- Mố cầu được thi công trong điều kiện không ngập nước do đó ta đề xuất biện pháp thi công mố
như sau :
+) Đóng cọc ván thép
+) Lắp dựng máy khoan và tiến hành khoan cọc.
+) Đào đất hố móng , đập BT đầu cọc ,đổ lớp BT tạo phẳng, lắp dựng đà giáo
ván khuôn, đổ BT bệ cọc
+) Lắp dựng đà giáo ván khuôn, đổ BT thân mố;
+) Tường đỉnh, tường cánh được thi công sau khi thi công xong KCN dẫn.
4.6.3. Thi công kết cấu nhịp
4.6.3.1 Thi công kết cấu nhịp cầu dần
- Nhịp cầu dẫn được thiết kế là nhịp giản đơn với các thông số kĩ thuật như sau :
+) Chiều dài nhịp L = 33 m
+) Bề rộng mặt cầu : B = 21.5 m
+) Trọng lượng 1 dầm : P = 61,77 T
- Do số lượng KCN cầu dẫn tương đối nhiều do đó để có thể tiến hành thi công nhanh
chóng thì cần thiết phải áp dụng các thiết bị lao dầm chuyên dụng . Căn cứ vào trang
thiết bị hiện có của đơn vị thi công thì ở đây ta dự kiến thi công KCN cầu dẫn bằng cần
cẩu.
- Trình tự thi công KCN cầu dẫn như sau :
+) Xây dựng đường di chuyển, tập kết dầm .
+) Sử dụng 2 cần cẩu chuyên dụng để cẩu dầm.
+) Di chuyển hai cẩu ở vị trí có thể lắp nhịp.
+) Cẩu lắp KCN cầu dẫn vào vị trí.
4.6.3.2. Thi công kết cấu nhịp cầu chính
- Đặc điểm của KCN nhịp cầu chính là dầm liên hợp thép – BTCT có chiều cao mặt cắt
thay đổi do đó biện pháp thi công bằng cách lao kéo dọc KCN là không thể áp dụng
được , do đó ở đây căn cứ vào tình hình thực tế tại vị trí thi công ta đề xuất biện pháp
thi công KCN cầu chính bằng phương pháp lắp hẫng .
- Công tác thi công phần KCN dầm thép
+) Chế tạo các tấm thép dầm tại công xưởng và vận chuyển đến công trường
+) Tiến hành lăp dựng các trụ tạm

TRẦN BÁ DŨNG 215/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

+) Tiến hành lắp các đoạn dầm trên mặt KCN cầu dẫn, liên kết các dầm chủ bằng
hệ liên kết dọc và ngang
+) Lắp mũi dẫn, sử dụng kích đẩy để lao dầm
+) Tiếp tục lắp các đoạn dầm tiếp theo.
+) Tiến hành liên kết các đoạn dầm lại với nhau và hoàn thiện KCN
- Công tác điều chỉnh nội lực trong dầm: Sử dụng hệ thống kích và tăng đơ để kích
dầm tại vị trí giữa nhịp nhằm tạo ra hiệu ứng DƯL trước trong dầm thép.
- Công tác thi công bản mặt cầu : Các bản mặt cầu được thi công theo phương pháp đổ
bê tông tại chỗ :
+) Lắp dựng hệ thống ván khuôn bản mặt cầu.
+) Bố trí cốt thép bản mặt cầu, cốt thép DWL bản mặt cầu
+) Đổ bê tông bản mặt cầu.
+) Đổ bê tông luôn phần chân lan can , gờ chắn bánh
- Công tác hoàn thiện cầu :
+) Tháo dỡ ván khuôn bản mặt cầu.
+) Thi công lớp phủ mặt cầu .
+) Lắp dựng hệ thông lan can , tay vịn và hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu.
+) Hoàn thiện và đưa công trình cầu vào sử dụng.

PHẦN 5: SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẦU


5.1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẦU
Lựa chọn phương án kỹ thuật căn cứ vào nhiều chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

+ Tổng mức đầu tư của dự án.


+ Khả năng khai thác của công trình.
+ Công nghệ thi công.
+ Kiểu dáng kiến trúc của công trình
+ Năng lực của các đơn vị thi công.
+ Thời gian xây dựng.

TRẦN BÁ DŨNG 216/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

5.2. SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG PHƯƠNG ÁN


5.2.1. Phương án 1: Cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng
a. Ưu điểm:
- Về mặt đặc điểm chịu lực của kết cấu thì phương pháp đúc hẫng đem lại sự phù hợp
khá lý tưởng giữa sơ đồ chịu lực trong giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác sử
dụng. Việc tăng số lượng cốt thép DUL khi cánh hẫng vươn dài ra cũng phù hợp với số
lượng bó cốt thép cần bố trí khi chịu tải trọng khai thác.
- Tiết kiệm đà giáo ván khuôn vìa mỗi chu kỳ đúc dầm chỉ tiến hành cho một đoạn ngẵn
của kết cấu nhịp không những thế hệ thống đà giáo ván khuôn còn được sử dụng tiếp
tục cho các công trình khác. Như vậy đà giáo ván khuôn tức là xe đúc đã trở thành sản
phẩm công nghiệp, việc đầu tư ban đầu tuy lớn nhưng là đầu tư theo chiều sâu.
Có thể tiến hành các công tác tháo dỡ lắp dựng đà giáo ván khuôn, bố trí cốt thép, đổ
BT trong mọi điều kiện thời tiết.
- Công việc thi công được lặp đi lặp lại theo chu kỳ giống nhau nên việc đào tạo công
nhân mang tính hiệu qủa cao, giảm bớt được nhân lực và nâng cao năng suât lao động.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các công đoạn được tiến hành dễ dàng và tại
chỗ.
- Quá trình thi công kết cấu nhịp hầu như không ảnh hưởng gì đến công địa bên dưới
cầu. Vì vậy thích hợp cho việc xây dựng cầu ở vùng sông sâu thung lũng có dốc cao kể
cả ở những nút giao thông ở phía dưới.
- Là kết cấu nhịp liên tục nên giao thông trên cầu khá êm thuận .
- Dầm có chiều cao thày đổi nên có hình dáng đẹp phù hợp với yêu cầu mỹ quan.
b. Nhược điểm:
- Chịu ảnh hưởng của gối lún và sự thay đổ của nhiệt độ.
- Tĩnh tải kết cấu nhịp lớn nên kết cấu phần dưới lớn.
- Công nghệ thi công hiện đại đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuâtt
cao, máy móc thiết bị thi công cũng yêu cầu phải tiên tiến hiện đại mới đảm bảo được
chất lượng sản phẩm.

5.2.2. Phương án 2: cầu dây văng.


a. Ưu điểm:

TRẦN BÁ DŨNG 217/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Cầu dây văng là hệ thống kết cấu nhịp liên hợp gồm dầm cứng và các dây văng. Dầm
cứng ngoài việc được nâng đỡ trên các gối cứng tại vị trí các trụ còn được nâng đỡ trên
hệ thống các gối đàn hồi tại vị trí liên kết các dây văng vì thế nội lực và độ võng do
tĩnh tải và hoạt tải được giảm đi rất nhiều, nhờ đó mà cầu dây văng vượt được nhịp rất
lớn.
- Cầu treo dây văng sử dụng dây cáp làm bằng vật liệu thép cường độ cao chỉ chịu kéo
và có thể chịu đến 80% toàn bộ tải trọng tác dụng trên cầu do đó rất tiết kiệm vật liệu .
- Ngoài khả năng vượt nhịp lớn cầu treo dây văng còn có hình dáng kiến trúc đẹp , phù
hợp với công nghệ thi công hẫng không tốn kém đà giáo.
- Sự có mặt của dây văng có thể cho phép điều chỉnh trạng thái ứng suất -biến dạng của
toàn bộ hệ trong suốt quá trình thi công và cả trong quá trình khai thác nếu cần.
b. Ưu điểm:
- Độ cứng của kết cấu nhỏ, độ võng do hoạt tải khá lớn, nhạy cảm với tác động của gió
và các tác động có tính chất chu kỳ
- Biến dạng dài và độ duỗi thẳng của dây văng dưới tác dụng của hoạt tải ảnh hưởng lớn
đến biến dạng của hệ.
- Mức độ thông thoáng của tầm nhìn xe chạy trên cầu bị giảm do bố trí các dàn dây
- Thi công theo công nghệ tiên tiến hiện đại nên đòi hỏi kỹ sư, công nhân phải có tay
nghề kỹ thuật cao , thiêt bị máy móc thi công hiện đại.
- Đặc biệt việc xây dựng cầu dây văng rất tốn kém.

5.2.3. Phương án 3: cầu vòm ống thép nhồi bê tông.


a. Ưu điểm:
- Cầu vòm bằng ống thép nhồi bêtông : Kết cấu ống thép nhồi bê tông (CSFT- Concrete
filled steel tubular) là một kết cấu hỗn hợp gồm ống thép và lõi bê tông cùng làm việc.
Khi chịu cùng ứng suất như nhau thì kết cấu bê tông nhồi trong ống thép có những ưu
điểm chính như sau:
- Cầu vòm bằng ống thép nhồi bê tông có ưu điểm vượt trội là có tính thẩm mỹ cao, và
vượt được nhịp lớn.
b.Nhược điểm:

TRẦN BÁ DŨNG 218/218 HÀ NỘI 2/1/2017


THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN IV: CẦU LIÊN HỢP

- Kết cấu cầu vòm ống thép nhồi bê tông đòi hỏi công nghệ thi công hiện đại, đồng bộ
và tiên tiến. Đây là lý do chính khiên các cầu vòm ống thép nhồi bê tông ở Việt Nam
chưa vượt được nhịp lớn và còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình thi công.
5.2.4. Phương án 4: Cầu dầm liên tục liên hợp Thép.
a. Ưu điểm:

- Trọng lượng kết cấu nhẹ , thuận tiện cho công tác thi công .

- Các bộ phận của kết cấu cầu có thể được chế tạo sẵn theo các môđun trong các xí
nghiệp do đó đảm bảo được chất lượng cao đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêu chuẩn
hoá và định hình hoá trong thiết kế dẫn đến giảm được giá thành chung của cả công
trình.

b. Nhược điểm:

- Kiểu dáng kiến trúc cầu không được đẹp lắm.

- Đối với kết cấu cầu thép thì trong quá trình khai thác chịu ảnh hưởng rất nhiều của
điều kiện khí hậu thời tiết do đó công tác duy tu bảo dưỡng cầu cần thiết phải được tiến
hành thường xuyên để đảm bảo tuổi thọ cho toàn công trình , như vậy về công tác duy
tu bảo dưỡng thì có thể lại làm tăng giá thành của công trình.

- Đồng thời với kết cấu nhịp cầu lớn như vậy thì kết cấu cầu liên hợp tỏ ra không còn
phát huy được hiệu quả làm việc nữa . Do đó đây là phương án không được hoàn thiện
nhất.

5.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN


- Cả 4 phương án trên đều đảm bảo tốt yêu cầu khai thác. Về mặt thi công, 4 phương án
đều lựa chọn giải pháp thi công theo công nghệ hẫng. Tuy nhiên hiện nay ngoài thực tế
ở Việt Nam thi công cầu dầm liên tục đúc hẫng cân bằng đang rất phổ biến, do đó kinh
nghiệm thi công nhiều nên chất lượng đảm bảo. Cầu dây vang hiện nay ở Việt Nam đã
có một số cây cầu nhưng chủ yếu là do nước ngoài thiết kế, nên Việt Nam chưa có
nhiều kinh nghiệm. Với cầu dầm thép liên tục liên hợp thì do ở Việt Nam hiện nay chưa
có nhiều kinh nghiệm để thi công lắp hẫng. Các cây cầu vòm ống thép nhồi bê tông ở
Việt Nam còn ít, việc thiết kế chủ yếu do các đối tác nước ngoài thực hiện. Căn cứ vào
các phân tích đó nhóm đồ án chúng em quyết định chọn phương án thiết kế kĩ thuật của
mình là Phương án Cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng.

TRẦN BÁ DŨNG 219/218 HÀ NỘI 2/1/2017

You might also like