You are on page 1of 9

Bộ giáo dục và đào tạo

Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Bài tiểu luận


Môn tâm lý học

Họ và tên : Lê Quang Hân

MSSV : 135380101103
*KHÁI NIỆM TÀI SẢN
1.Thế nào là giấy tờ có giá ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh
họa về một vài giấy tờ có giá.
-Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy
tờ có giá là một loại tài sản.
-Theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; khoản 1 Điều 3
Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy
định: Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát
hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định,
điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
-Một số loại giấy tờ có giá như sau:
 Trái phiếu chính phủ
 Trái phiếu công ty
 Cổ phiếu

2.Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn
Minh Oanh có coi “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” là tài sản không?
-Trích : “Cần lưu ý là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối
với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , giấy chứng nhận quyền sử
hữu nhà, giấy đăng kí ô tô, sổ tiết kiệm .. không phải là giấy tờ có giá. Nếu cần
phải xem xét thì đó chỉ đơn thuần được coi là một vật và thuộc sở hữu của người
đứng tên trên giấy tờ đó.”
-Qua đây thì tác giả đã khẳng định rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà không phải là giấy tờ có giá mà là vật và xác lập quyền sở
hữu. Thế cho nên tác giả đã cho rằng chúng là tài sản. Điều này dựa trên quy định
tại điều 163 BLDS 2005: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản.”

1
3.Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đè
kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công có coi “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản không?
-Trích: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, tuy
nhiên hoàn toàn có thể xem Giấu chứng nhận quyền sử dụng đất là vật. Điều này
là hợp lý bởi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật
chất nhất định, thậm chí có hình dạng cụ thể ( là tờ giấy), nằm trong khả năng
chiếm hữu của con người ( có thể thực hiện việc nắm giữ, quản lý đối với Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất), có giá trị sử dụng ( dược dùng để chứng minh
quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất).”
-“Thực tiễn xét xử hiện nay không coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một
tài sản, tuy nhiên quan điểm này tỏ ra thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn. Theo
chúng tôi, về đường lối xét xử, cần thừa nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là tài sản và giải quyết các tranh chấp về kiện đòi Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đang do người khác chiếm giữ theo thủ tục tố tụng dân sự, không nên coi
tranh chấp này như một tranh chấp hành chính theo quan niệm hiện nay của Tòa
án nhân dân tối cao.”
-Qua đây có thể thấy rằng tác giả đã cho rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và giấy chứng nhận sở hữu nhà là tài sản.
Câu 4: Tong thực tiễn xét xử “giấy nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không?Quyết định số 06 và bản án số 39
có câu trả lời không?
-Trong thực tiễn xét xử giấy’ chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà không’ không là giấy tờ có giá.
-VÌ căn cứ khoản 16 điều 3 luật đất đai 2013: “giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất., quyền sở hữu nhà và tài san khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà
nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất hợp pháp của người cóa quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ
là văn bản chứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất, là văn bản chứng
quyền,không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.

2
-Bản 06 đã cho câu trả lời vì đã xác định việc ông Phan Hai khởi kiện yêu cầu ông
Phan Quốc Thái trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án.Và đã không chấp nhận kháng nghị của VKS, và
không chấp nhận kháng cáo cuarnguyeen đơn ông Phan Hai.

Câu 5: Tong thực tiễn xét xư “giấy nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không?Quyết định số 06 và bản án số 39 có câu
trả lời không?
-Trong thực tiễn xét xử giấy’ chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà không’ không phải là tài sản.
-Vì theo điều 105(BLDS 2015): “ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là
thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai” và căn cứ khoản 16 điều
3 luật đất đai 2013: “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất., quyền sở hữu nhà và tài
san khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người cóa
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với
đất”. Như vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông
tin về quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền,không phải là tài sản và không
thể xem là loại giấy tờ có giá.

Câu 6: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trong quyết định số 06 liên
quan đến “ giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ
khái niệm tài sản?
-Theo điều 105(BLDS 2015): “ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là thể
là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà không phải là giấy tờ có
giá nhứng có thể xem giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sở hữu nhà là “Vật”
trong khái niệm tài sản vì ‘nó’tồn tai dưới dạng vật có thê chiếm giữ và quản lí.

3
7. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà không phải là tài sản. Vì nó không phải là vật, tiền, giấy tờ có giá
hay là quyền tài sản mà nó chỉ là tờ giấy công chứng của cơ quan có thẩm quyền
nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản của chủ thể. Trường hợp nếu chủ thể bị mất giấy
thì có thể yêu cầu cấp lại. Nó không làm ảnh hưởng gì đến quyền lợi của chủ sở
hữu.

Câu 8: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trong bản án số 39 liên
quan đến “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà”.
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà không phải là giấy tờ có
giá nhứng có thể xem giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sở hữu nhà là “Vật”
trong khái niệm tài sản vì ‘nó’tồn tai dưới dạng vật có thê chiếm giữ và quản lí.
- Khi coi giấy chứng nhận là tài sản rồi thì người sở hứu sẽ được đảm bảo về quyền
tài sản của mình và tòa án cũng dễ xử lí hơn.
Câu 9: Bitcoin là gì?
-Bitcoin (ký hiệu là BTC hay XBT) được coi đồng tiền của internet, nó một loại
tiền mã hóa, hay còn gọi tên khác là tiền tệ kỹ thuật số (tiền điện tử, tiền ảo, tiền
sô) phân cấp, được phát hành vào năm 2009 dưới dạng một phần mềm mã nguồn
mở, và nó được tạo ra bởi một người có tên là Satoshi Nakamoto. Bitcoin được
trao đổi trực tiếp trên mạng internet mà không thông qua một tổ chức tài chính
trung gian nào. Cách thức hoạt động của bitcoin khác hoàn toàn so với các loại tiền
tệ bình thường, không có bất cứ cá nhân, tổ chức nào quản lý các giao dịch bitcoin.
-Đồng tiền bitcoin được sử dụng rộng rãi trong thương mại điện tử, là loại tiền tệ
được mã hóa đầu tiên và điển hình nhất. Chi phí thanh toán, giao dịch của bitcoin
rẻ hơn rất nhiều so với các loại tiền khác nên nó được các công ty, doanh nghiệp ưa
thích và lựa chọn. Tính đến tháng 6 năm 2016, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được
định giá khoảng 12 tỷ đô la Mỹ một con số khổng lồ, trở thành đồng tiền có giá trị
lớn nhất.
Câu 10: Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?
-Hiện nay, Bitcoin không được coi là tài sản theo pháp luật Việt Nam

4
Câu 11: Suy nghĩ của anh chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong
mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
-Em nghĩ quan điểm của Tóa án về Bitcoin là đúng đắn đó là không chấp nhận
Bitcoin hay các loại tiền ảo là tiền tệ. Vì;
-Thứ nhất, nếu chấp nhận nó là tiền tệ, là phương tiện thanh toán hợp pháp thì chủ
quyền quốc gia về phát hành tiền tệ bị xâm phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều
hành chính sách tiền tệ (tiền ảo nằm ngoài phạm vi quản lý, điều tiết của ngân hàng
trung ương).

-Thứ hai, tiền ảo được chấp nhận sẽ tạo điều kiện để trốn thuế, chuyển tiền bất hợp
pháp, thanh toán, tài trợ cho các giao dịch bất hợp pháp vì các giao dịch thanh toán
bằng tiền ảo là ẩn danh, không có dấu vết.
*CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Câu 12:Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định của tòa án?
-Đó là đoạn:”…nhà chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954”.Kết hợp với
đoạn:”Năm ngày 18/02/2001 chị bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng anh
Nguyễn Hồng Sơn và chị Dương Thị Ngọc Lan”.
-Suy nghĩ: Mặc dù gia đình chị Vân đã ở từ năm 1954 đến năm 2001,thời gian
cũng đã lớn hơn 30 năm tuy nhiên nhà này là nhà của cụ Hảo có giấy tờ lưu giữ và
nếu không có văn bản nào cơ quan nhà nước thì không thể nói rằng đây là tranh
chấp nhà đất được.Khẳng định của tòa là hoàn toàn sai.
Câu 13: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của tòa án?
-Đó là đoạn:”Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế
hệ,tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia định chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền
thuê nhà cho ông Chính là con cụ cụ Hảo,nhưng cụ Hảo vào Nam sinh sống vào
năm 1954,ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo để lại cho ông
Chính quản lý căn nhà”
-Suy nghĩ: Tòa án khẳng định như vậy là không đúng.Bởi vì căn nhà số 2 Hàng
Bút đó là của cụ Hảo cho thuê,cụ Hảo vẫn là chủ sở hữu căn nhà,cụ chỉ ủy thác lại
5
quyền cho ông Chính quản lý,trông coi chứ không có ý định từ bỏ căn nhà,gia định
chị Vân chiếm hữu căn nhà và lúc đó vẫn thuộc quyền sở hữu của cụ Hảo mà
không có sự đồng ý của cụ thì đó không phải là chiếm hưu ngay tình.
Câu 14: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của tòa án?
-Đó là đoạn:’Trong khi đó gia định chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm
1954,lúc đầu là ông nội chị Vân,sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở”.
-Suy nghĩ:Đúng là gia định chị Vân đã ở liên tục từ năm 1954,tuy nhiên năm 1975
cụ Hảo nhiều lần có đơn đòi nhà nhưng chị vẫn ở đến 2001 rồi bán.Tuy là ở liên
tục từng ấy năm nhưng đây không phải là chiếm hữu liên tục nhà có đất tranh chấp
mà là chiếm hữu bất hợp pháp thì đúng hơn bởi đã có sự đòi lại của chủ sở hữu đất
những chị Vân không tuân theo mà vẫn tiếp tục ở.
Câu 15: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu ccong khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của tòa án?
-Đó là đoạn:”Sau khi ông nội chết (1995) thì gia đình chị không đóng tiền thuê nhà
cho ông chính nữa.Sau đó bố chị và chị tiếp tục quản lý.Năm 1997 bố chị chết thì
chị tiếp tục ở tại nhà số 2 Hàng Bút(tầng 1),chị không trả tiền thuê nhà cho ai”
-Suy nghĩ:Khẳng định của Tòa án là không xác đáng.Đây đúng là chiếm hưu một
cách công khai nhưng đây là công khai bất hợp pháp bởi đây là căn nhà của cụ Hảo
cho thuê và chị Vân phải có trách nhiệm trả tiền thuê nhà cho chủ sở hữu nhưng
chị không trả.
Câu 16 : Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo
không còn là chủ sở hữu nhà đất và cho biết suy nghĩ của anh chị?
Đoạn cho thấy quyết định của tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu
nhà đất có tranh chấp là :”… đến năm 2004 thì cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra tòa
án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ
sở hữu nhà đất nêu trên.” Tòa án cho rằng nhà số 2 Hàng Bút là nhà vắng chủ và
gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình ở đây trên 30 năm.
-Theo em quyết định trên của Tòa án là sai vì:

6
Trong Công văn ngày 12/3/2008 gửi UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng đã khẳng
định :“…ngôi nhà số 2 Hàng Bút đứng tên bà Dư Thị Hảo, đăng ký năm 1946,
không có hồ sơ quản lý Nhà vắng chủ và cũng không thấy thể hiện Nhà nước đã
quản lý trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất.
Hiện nay, ngành tài nguyên và môi trường cũng không quản lý và cho thuê tài biển
số nhà này”.(1)
+Căn cứ vào điều 237 và điều 239 BLDS 2015 thì không có căn cứ cụ Hảo tự
chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với căn nhà số 2 Hàng Bút.
17)Theo anh chị thì gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền hay không?
-Theo em, gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu nhà đất có tranh
chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền vì:
+Theo điều 236 BLDS 2015 ,để được hưởng quyền sở hữu đối với bất động sản
thì phải chiếm hữu ngay tình, liên tục công khai trong thời hạn 30 năm.
+Theo điều 181 BLDS 2015 thì chị Vân không có căn cứ để tin mình có quyền
đối với tài sản đang chiếm giữ: Vì gia đình chị Vân không chiếm hữu căn nhà,
không hề nắm giữ, chi phối tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản. Lúc ban
đầu, gia đình chị Vân ở trong căn nhà số 2 Hàng Bút theo hợp đồng cho thuê giữa
gia đình chị Vân và ông Chính.
*CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN
18) Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS?
Theo điều 162 BLDS 2015 thì chủ sở hữu sẽ chịu rủi ro trước tài sản thuộc sở hữu
của mình. CHủ thể có quyền khác đối với tài sản chịu rủi ro về tài sản trong phạm
vi quyền của mình.đối với tài sản từ thời điểm nhận tài sản.
Theo điều 441 BLDS 2015 thì bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi giao cho
bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản từ thời điểm nhận tài sản.

19) Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tại thời điểm cháy chợ, bà Dung là chủ sở hữu số xoài. ĐIều 161 có quy định: “…
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện
hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản…”

7
20) Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài không? VÌ sao?
Bà Dung phải thanh toán ghe xoài trên vì điều 162 có quy định:”Chủ thể phải chịu
rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình,…” và điều 441:” Bên bán chịu rủi ro đối
với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài
sản kể từ thời điểm nhận tài sản,…”
-Ghe xoài đã bị hư sau khi bà Dung nhận hàng nên khi đó thì ghe xoài đã là tài sản
của bà Dung và bà Dung phải có trách nhiệm trả tiền cho bà Thủy.

You might also like