You are on page 1of 5

1.

Phương pháp sinh học:


2. Phương pháp chưng cất băng nước có sự hỗ trợ của lò vi sóng:
2.1 Vi sóng:
Dưới sự hiện diện của nước và các hợp chất hữu cơ phân cực trong môi trường ly trích sự chiếu
xạ của vi sóng tao ra sự tăng nhiệt độ của môi trường. Cần thiết cho những sự ly trích cần cung
cấp năng lượng thông qua sư tăng nhiệt độ
Áp dụng trong phương pháp ly trích chính: Chưng cất hơi nước
2.1.1 Chưng cất hơi nước:
2.1.1.1 Không thêm nước hoặc thêm nước cố định: trong trường hợp lượng nước hiện
diện sẵn trong nguyên liệu hoặc chỉ cho vào một lần nhất định đủ để lôi cuốn hết
tinh dầu có trong nguyên liệu.

2.1.1.2 Thêm nước liên tục một chiều: vì nguyên liệu đòi hỏi phải có một lượng nước lớn
để lôi cuốn hết tinh dầu có trong nguyên liệu.
Thường dùng cho tinh dầu không bền nhiệt và những tinh dầy có tỷ trọng khoảng
1,0

2.1.1.3 Clevenger: Dùng cho những tinh dầu bền nhiệt, có hai dạng khác nhay tùy theo hình
dạng ống gạn.
 Tinh dầu nhẹ: dùng cho tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1,0.

 Tinh dầu nặng: dùng cho tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1,0.
Ưu điểm: Phương pháp này cũng cho ra tinh dầu nguyên chất, giá thành sản xuất rẻ.
Nhược điểm: 
(1) Phương pháp này lẫn màu và mùi của nguyên liệu (phần không phải tinh dầu), không thể thực
hiện được với các loại tinh dầu trong gỗ, hoa, ...
(2) không thích hợp cho các nguồn nguyên liệu không đảm bảo an toàn vì toàn bộ các chất hóa học
tan trong dầu cũng sẽ được lấy vào.

3. Phương pháp trích ly bằng CO 2 siêu tới hạn:

3.1 Giới thiệu chung:


Trong công nghiệp thực phẩm, việc thu nhận các hợp chất tự nhiên như tinh dầu, dầu, chất
màu… chủ yếu dựa trên kỹ thuật trích ly. Để trích ly các hợp chất hữu cơ, người ta thường sử dụng
dung môi hữu cơ như n-hexan. Phương pháp này có nhiều nhược điểm như thời gian kéo dài, tốn
nhiều dung môi, độc hại, và phải có quá trình xử lý sau trích ly. Phương pháp trích ly sử dụng CO 2 ở
trạng thái siêu tới hạn (supercritical carbon dioxide extraction) là công nghệ được sử dụng nhiều
trong công nghệ dược phẩm bởi nó khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trích ly bằng
dung môi hữu cơ.
3.2. Nguyên lý của phương pháp.
Mỗi một chất, trong một điều kiện nhất định, đều tồn tại ở một trạng thái nào đó trong ba
trạng thái rắn, lỏng, khí. Khi nén một chất khí một áp suất đủ lớn, chất khí đó sẽ hoá lỏng. Tuy nhiên
tại một giá trị áp suất mà ở đó nếu tăng nhiệt độ, chất lỏng khổng chuyển về trạng thái khí mà rơi
vào một trạng thái đặc biệt gọi là trạng thái siêu tới hạn. Trạng thái này đạt được khi nhiệt độ và áp
suất của chất đó tăng đến giá trị tới hạn. Ở trạng thái này, không có sự phân biệt giữa trạng thái
lỏng và khí. Chất đó không bị chuyển sang trạng thái lỏng khi tăng áp suất và không bị chuyển sang
trạng thái khí khi tăng nhiệt độ. Đối với khí CO 2, trạng thái siêu tới hạn đạt được ở nhiệt độ 31 oC và
áp suất 73,8 bar.

Nguyên lý trích ly CO2 siêu tới hạn


Sơ đồ nguyên lý: 1: Bình CO2; 2,3: Bình chiết; 4,5,6: Bình tách: 7,8: Bơm nén; 9: Bình CO2 thu hồi
Thiết bị trích ly CO2 siêu tới hạn
3.3. Ưu điểm của phương pháp:
 Sản phẩm có chất lượng cao: Đối với tinh dầu thì có màu, mùi tự nhiên, không lẫn nhiều thành phần
không mong muốn, với các hợp chất tự nhiên thì tách được các chất có hoạt tính cao.
 Tách các hoạt chất với hàm lượng cao
 Không còn lượng dung môi dư thừa.
 Không gây ô nhiễm môi trường.
 Là một phương pháp có công nghệ cao và an toàn với các sản phẩm tự nhiên
 Bảo toàn trọn vẹn tính năng tác dụng của hoạt chất giúp cho hiệu quả điều trị của chế phẩm dược
liệu sẽ đạt ở mức tối đa nhất.
 Phân tách các hoạt chất tinh khiết, loại bỏ các hoạt chất không cần thiết do đó làm giảm độc hại cho
cơ thể, chế phẩm sẽ an toàn hơn.
 Có khả năng tạo ra các nguyên liệu dược liệu dạng Nano từ đó có thể bào chế các hoạt chất siêu
dẫn, siêu thấm, siêu chọn lọc rất giá trị đối với y học hiện đại trong tương lai.

3.4 Nhược điểm của phương pháp:


 Nhưng hệ thống phức tạp, giá thành tinh dầu gấp rất nhiều lần các loại tinh dầu được chiết xuất
bằng các phương pháp khác.
 Theo các thực nghiệm bằng phương pháp này các chất như nhựa, sáp béo cũng bị lôi cuốn theo chứ
không phải riêng chỉ có tinh dầu.
3.5 Ứng dụng
Công nghệ trích ly sử dụng CO2 ở trạng thái siêu tới hạn được ứng dụng nhiều trong công
nghiệp dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm. Các hợp chất tự nhiên như tinh dầu, chất màu, chất
thơm là những chất nhạy cảm với các tác nhân vật lý như nhiệt độ, ánh sáng và đòi hỏi mức độ tinh
sạch cao trong quá trình sản xuất. Trong trường hợp này, công nghệ sử dụng CO 2 ở trạng thái siêu
tới hạn là một lựa chọn tối ưu. Hiện nay nhiều ứng dụng để tách triết cafein, ditepen, dầu coffee,
các dược chất đã được áp dụng thành công.
chứ không riêng chỉ có tinh dầu.

You might also like