You are on page 1of 112

7/11/2020

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

Mục tiêu
Phân biệt khái niệm dữ liệu và thông tin; Giải thích các đặc
tính của thông tin hữu ích

Mô tả các quy trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp

Hiểu khái niệm HTTTKT và các chức năng cơ bản của nó

Hiểu khái niệm cơ bản quy trình xử lý dữ liệu

Hiểu sơ lược thuật ngữ ERP

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 2

Nội Hệ thống thông tin


dung Dữ liệu và thông tin
Quy trình kinh doanh

Hệ thống thông tin kế toán (AIS)

Quy trình xử lý dữ liệu nghiệp vụ kinh tế của AIS

Giới thiệu sơ lược ERP

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 3

1
7/11/2020

Hệ thống thông tin


• Hệ thống (system) là một tập hợp gồm các thành
phần quan hệ tương tác với nhau nhằm đạt mục
tiêu nhất định

X
Z Mục
tiêu
Y

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 4

Hệ thống thông tin


Mâu thuẫn mục tiêu (Goal conflict)
Hầu hết
các hệ thống
đều bao gồm
nhiều hệ thống con
(subsystems).

Phù hợp mục tiêu (Goal congruence)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 5

Hệ thống thông tin


• Hệ thống thông tin (Information systems) là
một cách thức tổ chức để thu thập, xử lý, quản lý
dữ liệu và cung cấp thông tin nhằm đạt mục đích
của tổ chức. (Trang 685)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 6

2
7/11/2020

Dữ liệu và thông tin


• Dữ liệu (Data) là các sự kiện/vấn đề được thu
thập, ghi nhận, lưu trữ và xử lý bởi hệ thống thông
tin
• Thông tin (Information) là dữ liệu được tổ chức
và xử lý để cung cấp ý nghĩa và gia tăng việc tạo
quyết định

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 7

Dữ liệu và thông tin


 Giá trị của thông tin (Value of Information) là
lợi ích của thông tin tạo ra trừ đi chi phí tạo
thông tin.
 Lợi ích của thông tin gồm: giảm sự không
chắc chắn, cải thiện việc ra quyết định, cải thiện
khả năng lập kế hoạch và hoạt động thực hiện
kế hoạch

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 8

Dữ liệu và thông tin


• Các đặc tính của thông tin hữu ích
• Thích hợp (Relevant): giảm sự không chắc chắn, cải
thiện việc ra quyết định, hoặc khẳng định hoặc
chỉnh sửa các kỳ vọng trước đó
• Đáng tin cậy (Reliable): không sai sót, không thiên
vị, trình bày chính xác các sự kiện hoặc hoạt động
của DN
• Đầy đủ (Complete): không bỏ qua các khía cạnh
quan trọng (aspects) của sự kiện hoặc hoạt động mà
nó đo lường.
Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 9

3
7/11/2020

Dữ liệu và thông tin


• Các đặc tính của thông tin hữu ích
• Kịp thời (Timely): cung cấp kịp thời cho người ra
quyết định để ra quyết định.
• Có thể hiểu được (Understandable): trình bày
trong hình thức dễ hiểu (intelligible), có thể sử dụng
được (useful)
• Có thể kiểm chứng (Verifiable): hai người có kiến
thức và độc lập tạo ra thông tin giống nhau
• Có thể truy cập (Accessible): thông tin sẵn sàng
với người dùng khi họ cần và được thể hiện trong
hình thức người dùng có thể sử dụng được.
Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 10

Dữ liệu và thông tin


• Quá tải thông tin (Information overload) là hiện
tượng khi lượng thông tin cung cấp cho người sử
dụng quá nhiều so với nhu cầu và khả năng họ có thể
tiếp nhận và xử lý, dẫn tới kết quả là làm giảm chất
lượng quyết định của người sử dụng và làm tăng chi
phí tạo thông tin của hệ thống.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 11

Dữ liệu và thông tin


• Nhu cầu thông tin

Các tổ chức đều cần thông tin


cho việc ra quyết định hữu hiệu

Xác định thông tin cần sử dụng

Xác định cách thức thu thập và


xử lý dữ liệu để tạo thông tin

Quá trình này thường gắn liền với các quy trình kinh doanh cơ
bản trong một tổ chức.
Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 12

4
7/11/2020

Dữ liệu và thông tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 13

Quy trình kinh doanh


• Quy trình kinh doanh (Business process) là một
tập hợp các nhiệm vụ (tasks) và các hoạt động
(activities) có cấu trúc, phù hợp và liên quan với
nhau; được thực hiện bởi con người hoặc thiết bị
nhằm giúp hoàn thành mục tiêu nhất định của tổ
chức.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 14

Quy trình kinh doanh


• Nhiều hoạt động trong quy trình kinh doanh là các
hoạt động trao-nhận (give-get exchange) - các
nghiệp vụ (transaction) xảy ra rất nhiều lần trong
các tổ chức/doanh nghiệp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 15

5
7/11/2020

Quy trình kinh doanh


• Nghiệp vụ (transaction) là một thỏa thuận giữa
hai đối tác để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các
sự kiện khác có thể đo lường bằng nội dung kinh tế
(economic terms).
• Quy trình kinh doanh hay Chu trình nghiệp vụ
(Transaction cycles) là tập hợp các hoạt động trao
nhận chủ yếu xảy ra thường xuyên trong hầu hết
các doanh nghiệp.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 16

Quy trình kinh doanh

Quy trình kinh doanh Chu trình nghiệp vụ


(Business process) (Transaction cycles)

Hoạt động trao-nhận


(give-get exchange)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 17

Quy trình kinh doanh


Revenue
Cycle

Production Expenditure
Cycle Cycle

Business
process

Financing HR/ Payroll


Cycle Cycle

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 18

6
7/11/2020

Hệ thống thông tin kế toán


• AIS là hệ thống thu thập, ghi nhận, lưu trữ và xử lý
dữ liệu để tạo ra thông tin cho việc ra quyết định
• AIS có thể là hệ thống thủ công hoặc hệ thống trên
nền máy tính.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 19

Hệ thống thông tin kế toán


• AIS có 6 thành phần:
• Con người (people)
• Quy trình, thủ tục, hướng dẫn
(procedures and instructions)
• Dữ liệu (data)
• Phần mềm (software)
• Cơ sở hạ tầng CNTT (information
technology infracstructure)
• Kiểm soát nội bộ và phương thức
bảo mật (internal controls and
security measures)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 20

Hệ thống thông tin kế toán


• Chức năng của AIS
• Thu thập và lưu trữ dữ liệu về các hoạt động, nguồn lực và
người tham gia
• Chuyển dữ liệu thành thông tin để người dùng ra quyết định
• Cung cấp kiểm soát đầy đủ và phù hợp để đảm bảo an toàn tài
sản và dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 21

7
7/11/2020

Quy trình xử lý dữ liệu nghiệp vụ


kinh tế của AIS

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 22

Quy trình xử lý dữ liệu nghiệp vụ


kinh tế của AIS
• Việc xử lý nghiệp vụ được thực hiện qua quy trình xử lý dữ
liệu, gồm 4 hoạt động: Tạo dữ liệu đầu vào (Data input); lưu
trữ dữ liệu (Data storage); xử lý dữ liệu (Data processing) và
cung cấp thông tin (Information output)

Storage

Input Processing output

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 23

Hệ thống thông tin kế toán


• Giá trị của AIS đối với tổ chức
• Cải thiện chất lượng và giảm chi phí của SP hoặc DV
• Cải thiện hiệu quả
• Chia sẻ tri thức
• Cải thiện sự hữu hiệu và hiệu quả của chuỗi cung ứng

• Cải thiện cấu trúc kiểm soát nội bộ

• Cải thiện việc ra quyết định

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 24

8
7/11/2020

Hệ thống ERP

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 25

Hệ thống ERP

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 26

Hệ thống ERP

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 27

9
7/11/2020

Hệ thống ERP

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 28

Thank you!

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 29

Thuật ngữ

Accounting information system Hệ thống thông tin kế toán


Accessible Có thể truy cập
Business process Qui trình kinh doanh.
Complete Tính đầy đủ
Data processing cycle Chu trình xử lý dữ liệu
Enterprise resource planning Hệ thống hoạch định nguồn lực
Expenditure cycle Chu trình chi phí
Financing cycle Chu trình tài chính

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 30

10
7/11/2020

Thuật ngữ

General ledger and report systems Hệ thống kế toán tổng hợp và lập báo cáo

Give-get exchange Hoạt động trao-nhận

Goal conflict Mâu thuẫn mục tiêu.

Gold congruence Phù hợp mục tiêu.

Human resources/payroll cycle Chu trình nhân sự/tiền lương

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 31

Thuật ngữ

Information overload Quá tải thông tin.

Information technology IT Công nghệ thông tin

Purchase Requisition Chứng từ Yêu cầu mua hàng

Revenue cycle Chu trình doanh thu


Relevant Tính thích hợp
Reliable Tính tin cậy

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 32

Thuật ngữ
Source document Chứng từ gốc
Transaction Nghiệp vụ
Transaction cycle Chu trình nghiệp vụ
Turnaround document Chứng từ luân chuyển

Timely Tính kịp thời


Value of information Giá trị của thông tin.

Verifiable Có khả năng kiểm chứng được


Understandable Có thể hiểu được

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 33

11
7/11/2020

CHƯƠNG 2
KỸ THUẬT TÀI LIỆU HÓA
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

Mục tiêu

Chuẩn bị và sử dụng DFD để hiểu, đánh giá,


và lập tài liệu hệ thống thông tin

Chuẩn bị và sử dụng lưu đồ để hiểu, đánh


giá, và lập tài liệu hệ thống thông tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 2

Nội dung

Giới thiệu về tài liệu hệ thống


(Documentation)

Sơ đồ dòng dữ liệu (Data Flow Diagram)

Lưu đồ (Flowchart)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 3

1
7/11/2020

Tài liệu hệ thống


• Thế nào là tài liệu hệ thống?
• Tầm quan trọng của công cụ lập tài liệu
hệ thống?
• Những công cụ lập tài liệu hệ thống được
sử dụng trong AIS?

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 4

Tài liệu hệ thống


• Tài liệu hệ thống là bộ hồ sơ giải thích cách thức
hệ thống hoạt động, gồm: ai, cái gì, khi nào, ở
đâu, tại sao và cách để nhập dữ liệu, xử lý, lưu trữ
dữ liệu, tạo thông tin và kiểm soát hệ thống.
• Mô tả chi tiết (Narrative description): mô tả theo
trình tự bằng văn bản các thành phần của hệ
thống và cách chúng tương tác với nhau.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 5

Tài liệu hệ thống


• Tầm quan trọng của công cụ lập tài liệu hệ
thống
• Giúp hiểu cách thức hệ thống hoạt động
• Đánh giá hệ thống để xác định điểm mạnh, yếu của
KSNB và đề xuất cải thiện hệ thống
• Mô tả cách thức vận hành của hệ thống hiện hành
hoặc hệ đề xuất

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 6

2
7/11/2020

Tài liệu hệ thống


• Công cụ lập tài liệu hệ thống bao gồm:
• Sơ đồ dòng dữ liệu (Data Flow Diagram)
• Lưu đồ (Flowchart)
• Lưu đồ chứng từ
• Lưu đồ hệ thống
• Lưu đồ chương trình

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 7

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Định nghĩa
DFD là công cụ sử dụng hình ảnh để mô tả dòng dữ liệu
luân chuyển trong một tổ chức, bao gồm các nguồn dữ
liệu/điểm đến, dòng dữ liệu, các hoạt động xử lý, và dữ
liệu lưu trữ.
• Các thành phần
• Nguồn dữ liệu và điểm đến (Data sources and
destinations)
• Dòng dữ liệu (Data flows)
• Các hoạt động xử lý (Transformation processes)
• Lưu trữ dữ liệu (Data stores)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 8

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Hệ thống ký hiệu

Nguồn dữ Dòng Hoạt động Lưu trữ


liệu/điểm đến dữ liệu xử lý dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 9

3
7/11/2020

Sơ đồ dòng dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 10

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Phân cấp DFD
• DFD khái quát (Context diagram)
• Cung cấp cách nhìn tóm tắt về hệ thống
• Mô tả một hệ thống xử lý dữ liệu và các thực thể
đóng vai trò là nguồn dữ liệu và điểm đến dữ liệu
Đối Đối
tượng tượng E
D Hệ
thống
xử lý
ABC

Đối
tượng F
Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 11

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Phân cấp DFD
• DFD khái quát

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 12

4
7/11/2020

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Phân cấp DFD
• DFD chi tiết (cấp 0, 1, 2, 3, ...): chi tiết hóa hệ
thống thành các hoạt động xử lý và các dòng
dữ liệu đi vào, đi ra của các hoạt động xử lý
Đối tượng
Hoạt E
Đối tượng Dòng dữ liệu X động
D xử lý
(a)

Hoạt
động Hoạt Đối tượng
xử lý
Dòng dữ liệu z động F
(b) xử lý (c)
Dữ liệu X

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 13

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Phân cấp DFD
• DFD cấp 0

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 14

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Phân cấp DFD
• DFD cấp 1 (chi tiết cho 2.0)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 15

5
7/11/2020

Sơ đồ dòng dữ liệu
KH trả tiền cho NVBH kèm theo thông báo trả nợ của công ty. NVBH nhận tiền, lập
phiếu thu 2 liên và ghi số tiền thanh toán, số phiếu thu vào thông báo trả tiền kèm
theo. NVBH chuyển tiền và phiếu thu cho thủ quỷ, chuyển thông báo trả nợ cho kế
toán phải thu. Thủ quỷ nhận tiền, kiểm tra số tiền trên phiếu thu và đóng dấu xác
nhận. Sau đó chuyển 1 phiếu thu cho kế toán phải thu, phiếu còn lại dùng để ghi vào
sổ quỹ và lưu theo số thứ tự

Kế toán phải thu nhận giấy báo trả nợ do NVBH chuyển đến. Lưu lại theo hồ sơ KH.
Sau khi nhận phiếu thu từ thủ quỹ, kế toán kiểm tra, đối chiếu với giấy báo trả nợ, sau
đó nhập vào chương trình quản lý phải thu. Phần mềm kiểm tra mã KH, số hóa đơn
còn chưa trả. Nếu đúng, phần mềm sẽ cho phép ghi nhận nghiệp vụ thanh toán làm
giảm nợ phải thu của KH theo từng hóa đơn. Kế toán phải thu lưu phiếu thu kèm
thông báo trả nợ theo tên KH. Định kỳ, kế toán phải thu sẽ in bảng tổng hợp thanh
toán và chuyển cho kế toán tổng hợp

Định kỳ, thủ quỹ lập giấy nộp tiền, sau đó chuyển tiền vào ngân hàng.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 16

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng DFD
• Bước 1: thu thập thông tin về hệ thống
• Bước 2: phân tích hệ thống
• Lập bảng phân tích đối tượng - hoạt động
• Nhận diện các hoạt động xử lý dữ liệu
• Nhận diện các nguồn dữ liệu và điểm đến

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 17

Sơ đồ dòng dữ liệu
Đối tượng Hoạt động
Khách hàng Gửi tiền và thông báo trả nợ
Nhân viên Nhận tiền, lập phiếu thu; Ghi số tiền, số hóa đơn, số phiếu thu vào thông
BH báo trả nợ; Chuyển tiền và phiếu thu; Chuyển thông báo trả nợ

Thủ quỹ Nhận tiền và phiếu thu, kiểm tra số tiền trên phiếu thu, đóng dấu xác
nhận; Chuyển phiếu thu; Ghi sổ quỹ và lưu phiếu thu; Lập giấy nộp tiền,
chuyển tiền vào ngân hàng

Kế toán Nhận giấy báo trả nợ và lưu theo hồ sơ KH; Nhận phiếu thu, kiểm tra đối
phải thu chiếu và nhập liệu vào phần mềm; Lưu phiếu thu kèm thông báo trả nợ;
Chuyển bảng tổng hợp thanh toán

Phần mềm Kiểm tra mã KH, số hóa đơn; Ghi nhận thanh toán; In bảng tổng hợp
thanh toán.
Ngân hàng Nhận tiền, nhận chứng từ gửi tiền

Kế toán TH Nhận chứng từ tổng hợp thanh toán

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 18

6
7/11/2020

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng DFD
• Bước 3: vẽ biểu tượng, đặt tên và kết nối dữ liệu
• DFD khái quát
• Vẽ 1 hình tròn ở giữa và đặt tên cho hình tròn biểu
diễn nội dung chính của hệ thống
• Vẽ và đặt tên cho các hình vuông biểu diễn các
nguồn dữ liệu và điểm đến
• Vẽ và đặt tên cho các dòng dữ liệu kết nối hệ thống
với các nguồn dữ liệu và điểm đến

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 19

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng DFD
• DFD khái quát

Khách hàng Ngân hàng


Hệ
thống xử
lý nợ
phải thu

Kế toán
tổng hợp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 20

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng DFD
• Bước 3: vẽ biểu tượng, đặt tên và kết nối dữ liệu
• DFD chi tiết
• Gom nhóm và mô tả các hoạt động xử lý
• Các hoạt động do cùng 1 đối tượng thực hiện và
diễn ra liên tục
• Các hoạt động diễn ra liên tục nhưng khác đối
tượng thực hiện
• Mô tả các nguồn dữ liệu và điểm đến
• Vẽ các dòng dữ liệu kết nối
• Vẽ các ký hiệu lưu trữ dữ liệu thích hợp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 21

7
7/11/2020

Sơ đồ dòng dữ liệu
Đối tượng Hoạt động xử lý Gom nhóm và đặt tên
Nhân viên Lập phiếu thu; Ghi số tiền, số hóa đơn, số Xử lý thu tiền
BH phiếu thu vào thông báo trả nợ

Kiểm tra số tiền trên phiếu thu, đóng dấu Xử lý nhập quỹ tiền mặt
xác nhận; Ghi sổ quỹ và lưu phiếu thu
Thủ quỹ
Lập giấy nộp tiền Lập giấy nộp tiền

Kế toán Kiểm tra đối chiếu và nhập liệu vào phần Kiểm tra đối chiếu dữ liệu
phải thu mềm; Lưu phiếu thu kèm thông báo trả nợ
Kiểm tra mã KH, số hóa đơn; Ghi nhận thanh Kiểm tra thông tin và ghi
toán nhận thanh toán
Phần mềm
In bảng tổng hợp thanh toán. Lập chứng từ tổng hợp
thanh toán

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 22

Sơ đồ dòng dữ liệu
Đối tượng Hoạt động xử lý Gom nhóm và đặt tên
Nhân viên Lập phiếu thu; Ghi số tiền, số hóa đơn, số Xử lý thu tiền
BH phiếu thu vào thông báo trả nợ

Kiểm tra số tiền trên phiếu thu, đóng dấu Xử lý nhập quỹ tiền mặt
xác nhận; Ghi sổ quỹ và lưu phiếu thu
Thủ quỹ
Lập giấy nộp tiền Lập giấy nộp tiền

Kế toán Kiểm tra đối chiếu và nhập liệu vào phần Kiểm tra đối chiếu, và ghi
phải thu và mềm; Lưu phiếu thu kèm thông báo trả nợ nhận thanh toán
phần mềm
Kiểm tra mã KH, số hóa đơn; Ghi nhận thanh
toán
In bảng tổng hợp thanh toán. Lập chứng từ tổng hợp
Phần mềm
thanh toán

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 23

Sơ đồ dòng dữ liệu

Xử lý
thu Lập giấy
nộp tiền
tiền

Đối chiếu,
ghi nhận
thanh
toán

Xử lý
nhập quỹ
tiền mặt
Lập CT
tổng hợp
thanh
toán

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 24

8
7/11/2020

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng DFD
• Bước 3: vẽ biểu tượng, đặt tên và kết nối dữ liệu
• DFD chi tiết
• Gom nhóm và mô tả các hoạt động xử lý
• Mô tả các nguồn dữ liệu và điểm đến
• Vẽ các dòng dữ liệu kết nối
• Vẽ các ký hiệu lưu trữ dữ liệu thích hợp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 25

Sơ đồ dòng dữ liệu
Lập giấy
Khách nộp tiền
hàng Xử lý
thu
tiền

Đối chiếu,
ghi nhận
thanh Ngân
toán hàng

Xử lý
Lập CT nhập quỹ
tổng hợp tiền mặt
Kế toán
thanh
toán
TH

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 26

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng DFD
• Bước 3: vẽ biểu tượng, đặt tên và kết nối dữ liệu
• DFD chi tiết
• Gom nhóm và mô tả các hoạt động xử lý
• Mô tả các nguồn dữ liệu và điểm đến
• Vẽ các dòng dữ liệu kết nối
• Vẽ các ký hiệu lưu trữ dữ liệu thích hợp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 27

9
7/11/2020

Sơ đồ dòng dữ liệu
Lập giấy
Dữ liệu
Khách nộp tiền
thanh
hàng toán Xử lý
thu Dữ liệu thu tiền
tiền Dữ liệu
chuyển
tiền
Đối chiếu,
ghi nhận Xử lý Ngân
thanh nhập quỹ hàng
toán
tiền mặt

Dữ liệu t. toán
Lập CT
tổng hợp Kế toán
thanh Dữ liệu
tổng hợp TT TH
toán

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 28

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng DFD
• Bước 4: đánh số và hoàn tất
• Cách thức đánh số
• Đối với DFD cấp 0, các nhóm hoạt động xử lý sẽ được đánh
dấu theo thứ tự: 1.0 (nhóm hoạt động xử lý đầu tiên), 2.0,
3.0, …..
• Đối với DFD cấp 1, các hoạt động xử lý được đánh số theo
cấp cao hơn: 1.1; 1.2; 1.3; ….2.1; 2.2; 2.3...  tương tự cho các
cấp 2, 3, 4, …n
• Hoàn tất: kiểm tra lại tính đầy đủ và chính xác của các
thành phần của sơ đồ.
• Lưu ý: Việc đánh số các hoạt động xử lý chỉ tiến hành đối
với DFD chi tiết

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 29

Sơ đồ dòng dữ liệu
Lập giấy
Dữ liệu nộp tiền
Khách thanh Xử lý 5.0
hàng toán thu
tiền Dữ liệu thu tiền
1.0 Dữ liệu
chuyển
tiền
Đối chiếu,
ghi nhận Xử lý
thanh toán Ngân
nhập quỹ
3.0 hàng
tiền mặt
2.0

Dữ liệu t. toán Lập CT


tổng hợp
thanh
Dữ liệu
Kế toán
toán
tổng hợp TT TH
4.0

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 30

10
7/11/2020

Sơ đồ dòng dữ liệu
• Một số lưu ý
• Mỗi hoạt động xử lý phải có ít nhất một dòng dữ
liệu đầu vào và một dòng dữ liệu đầu ra
• Dòng dữ liệu đi từ lưu trữ đến nguồn dữ liệu hoặc
điểm đến phải thông qua quá trình xử lý
• Dòng dữ liệu đi vào lưu trữ không cần đặt tên,
đồng thời phải sử dụng mũi tên hai chiều

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 31

Lưu đồ
• Định nghĩa
Lưu đồ là một kỹ thuật phân tích bằng hình ảnh, được
sử dụng để mô tả một số khía cạnh của một hệ thống
thông tin một cách rõ ràng, súc tích và hợp lý
Lưu đồ sử dụng bộ các ký hiệu tiêu chuẩn để mô tả lại
cách thức quy trình kinh doanh thực hiện và cách
chứng từ luân chuyển.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 32

Lưu đồ
• Phân loại
• Lưu đồ chứng từ (Document flowchart): mô tả
dòng lưu chuyển của chứng từ và dữ liệu giữa các
bộ phận chức năng.
• Lưu đồ hệ thống (System flowchart): mô tả mối
quan hệ giữa đầu vào, xử lý, lưu trữ và đầu ra của hệ
thống.
• Lưu đồ chương trình (Program flowchart): mô tả
chuỗi các hoạt động hợp lý được thực hiện trong
chương trình máy tính

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 33

11
7/11/2020

Lưu đồ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 34

Lưu đồ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 35

Lưu đồ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 36

12
7/11/2020

Lưu đồ
Hệ
thống

hiệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 37

Lưu đồ
• Hệ thống ký hiệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 38

Lưu đồ
• Hệ thống ký hiệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 39

13
7/11/2020

Lưu đồ
Hệ
thống

hiệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 40

Lưu đồ
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng lưu đồ
• Bước 1: thu thập thông tin về hệ thống
• Bước 2: phân tích hệ thống
• Lập bảng phân tích đối tượng - hoạt động
• Nhận diện các hoạt động xử lý dữ liệu
• Nhận diện các nguồn dữ liệu và điểm đến

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 41

Lưu đồ
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng lưu đồ
• Bước 3: chia lưu đồ thành các cột

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 42

14
7/11/2020

Lưu đồ
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng lưu đồ
• Bước 4: mô tả thành phần của từng cột
• Mô tả đầu vào của hoạt động xử lý
• Mô tả các hoạt động xử lý
• Mô tả đầu ra của hoạt động xử lý
• Mô tả các phương thức lưu trữ và tính chất lưu trữ
• Nối các ký hiệu thành phần bằng các dòng thông tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 43

Lưu đồ
• Hướng dẫn mô tả hệ thống bằng lưu đồ
• Lưu ý
• Sắp xếp các thành phần của lưu đồ theo hướng di
chuyển thông tin từ trên xuống dưới
• Mỗi hoạt động xử lý đều phải có đầu vào và đầu ra
• Các hoạt động xử lý liên tiếp nhau có thể gộp chung
thành 1 hoạt động xử lý (nếu cần)
• Các chứng từ không thể là điểm bắt đầu và điểm kết
thúc

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 44

Lưu đồ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 45

15
7/11/2020

Thank you!

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 46

Thuật ngữ
• Documentation: tài liệu hệ thống
• Narrative description: mô tả chi tiết
• Data flow diagram: sơ đồ dòng dữ liệu
• Data source: nguồn dữ liệu
• Data destination: điểm đến dữ liệu
• Data flow: dòng dữ liệu
• Process: xử lý
• Data store: lưu trữ
• Context diagram: sơ đồ khái quát

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 47

Thuật ngữ
• Flowchart: lưu đồ
• Document flowchart: lưu đồ chứng từ
• System flowchart: lưu đồ hệ thống
• Program flowchart: lưu đồ chương trình

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 48

16
7/11/2020

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TRONG
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 2

Mục tiêu chương


• Hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu (CSDL) và sự khác biệt giữa tổ
chức dữ liệu kiểu hệ CSDL và hệ thống tập tin truyền thống

• Hiểu nguyên tắc tổ chức dữ liệu theo mô hình mối liên kết
thực thể (ER) và cụ thể là mô hình REA

• Đọc, hiểu ý nghĩa về mặt kinh tế của mô hình REA cụ thể

• Hiểu các hoạt động, quy trình và phương pháp xử lý dữ liệu

• Hiểu nguyên tắc và cách xây dựng mã

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 3

1
7/11/2020

Nội dung

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 4

Tổ chức dữ liệu
• Một số khái niệm

• Các mô hình tổ chức dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 5

Tổ chức dữ liệu
• Một số khái niệm-83
• Dữ liệu (Data) là những sự kiện/vấn đề được thu thập,
ghi nhận, lưu trữ và xử lý bởi một hệ thống thông tin.
(Trang 4)
• Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các tập tin dữ
liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ và kiểm soát tập
trung nhằm loại bỏ sự trùng lắp dữ liệu. Một cơ sở dữ
liệu sẽ hợp nhất các mẫu tin được lưu trữ trước đó trong
các tập tin riêng biệt vào một nơi lưu trữ chung và phục
vụ nhiều người dùng và nhiều ứng dụng xử lý dữ liệu.
(Trang 32)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 6

2
7/11/2020

Tổ chức dữ liệu
• Một số khái niệm
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database management
system) là một chương trình phần mềm được sử dụng để
quản lý và kiểm soát dữ liệu và sự tương tác giữa dữ liệu
với các chương trình ứng dụng. (Trang 84)
• Hệ cơ sở dữ liệu (Database system) là một hệ thống
bao gồm cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, và các
chương trình ứng dụng truy cập vào cơ sở dữ liệu thông
qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu. (Trang (84)
• Tổ chức dữ liệu được hiểu là cách phân loại, sắp xếp vào
các nơi lưu trữ dữ liệu làm căn cứ cho việc xử lí dữ liệu.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 7

Tổ chức dữ liệu
• Các mô hình tổ chức dữ liệu
• Mô hình kế toán thủ công
• Đặc điểm tổ chức dữ liệu
• Dữ liệu được thu thập và lưu trữ trên sổ sách theo trình
tự thời gian và theo đối tượng

• Sổ sách được thiết kế theo bộ phận chức năng/hoạt


động kinh doanh riêng biệt

• Dữ liệu được xử lý và lưu trữ riêng biệt ở nhiều nơi.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 8

Tổ chức dữ liệu
• Các mô hình tổ chức dữ liệu-84
• Mô hình tổ chức theo tập tin truyền thống
• Đặc điểm tổ chức dữ liệu
• Dữ liệu được lưu trữ trong những tập tin riêng biệt,
không có sự liên kết, và không chia sẻ được.

• Dữ liệu được xử lý riêng biệt ở nhiều nơi bởi các


chương trình ứng dụng độc lập

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 9

3
7/11/2020

Tổ chức dữ liệu
• Các mô hình tổ chức dữ liệu
• Mô hình tổ chức theo tập tin truyền thống
Tập tin sự kiện A
(VD: Đặt hàng)

Chương trình
Tập tin đối tượng B
(VD: Hàng tồn kho)
ứng dụng 1
(VD: Bán hàng)
Tập tin đối tượng C
(VD: Khách hàng)
Người
sử dụng
Tập tin đối tượng B
(VD: Hàng tồn kho)

Chương trình
Tập tin sự kiện D
(VD: Bán hàng)
ứng dụng 2
(VD: Kế toán)
Tập tin đối tượng C
(VD: Khách hàng)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 10

Tổ chức dữ liệu
• Các mô hình tổ chức dữ liệu-84
• Mô hình tổ chức theo hệ cơ sở dữ liệu
• Đặc điểm tổ chức dữ liệu
• Dữ liệu được lưu trữ tập trung trong một cơ sở dữ liệu
chung, và được chia sẽ cho nhiều người dùng khác
nhau

• Việc truy cập vào cơ sở dữ liệu chung được kiểm soát


bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 11

Tổ chức dữ liệu
• Các mô hình tổ chức dữ liệu
• Mô hình tổ chức theo hệ cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu


( DBMS)

Chương Chương Chương


trình kế toán trình bán hàng trình.….

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 12

4
7/11/2020

Mô hình REA-502
• Các khái niệm
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Định nghĩa mô hình REA
• Cấu trúc mô hình REA
• Nguyên tắc mô tả mô hình REA
• Thiết lập mô hình REA

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 13

Mô hình REA
• Các khái niệm-32
• Thực thể (Entity) là những gì tổ chức cần thu thập và lưu
trữ thông tin. Ví dụ: nhân viên, hàng tồn kho, khách hàng

• Thuộc tính (Attributes) là những thông tin mô tả chi tiết


về thực thể mà một tổ chức cần thu thập và lưu trữ. Ví dụ:
thực thể nhân viên gồm các thuộc tính như mã, tên, số
điện thoại, địa chỉ, hệ số lương, …

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 14

Mô hình REA
• Các khái niệm-88
• Thuộc tính khóa (Primary key) là một thuộc tính hoặc
một tập hợp các thuộc tính của một loại thực thể, được sử
dụng để xác định tính duy nhất của mỗi thực thể cụ thể.
Thuộc tính khóa không được trùng lắp và không được để
trống
• Thuộc tính liên kết (Foreign key) là một thuộc tính của
một loại thực thể, nhưng đồng thời là thuộc tính khóa của
một loại thực thể khác. Thuộc tính liên kết không phải là
thông tin mô tả về thực thể. Nó được sử dụng để liên kết
hai thực thể trong CSDL

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 15

5
7/11/2020

Số HĐ Ngày HĐ Mã KH Tổng tiền ĐĐH


7869 13/04/04 KHTN-01 50.000 345
7870 15/04/04 KHNN-01 30.000 567
7871 17/04/04 KHNN-02 40.000 789

Khóa chính Khóa ngoại Thuộc tính

Mã KH Tên KH Địa chỉ Số dư nợ


KHNN-01 Chase 29 Lê Duẩn, Q.01 100.000
Mahattan
KHTN-01 KPMG Việt 115 Nguyễn Huệ, 150.000
Nam Q.01
KHTN-02 UOB Việt Nam 17 Lê Duẩn, Q.01 200.000

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 16

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER-504
• Định nghĩa
• Các nội dung liên quan
• Mối liên kết thực thể
• Ký hiệu mối liên kết

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 17

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Định nghĩa
• Sơ đồ quan hệ thực thể là một sự mô tả bằng hình
ảnh các nội dung của một cơ sở dữ liệu. Nó mô hình
hóa các thực thể khác nhau và các mối liên kết quan
trọng giữa chúng. (Trang 504)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 18

6
7/11/2020

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Các nội dung liên quan

Thực thể Mối liên kết Thực thể

Thuộc tính Thuộc tính

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 19

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Mối liên kết thực thể: thể hiện mối quan hệ giữa hai
thực thể, được phản ánh thông qua các lượng số.

• Lượng số (Cardinalities): thể hiện mức độ của mối


liên kết. Nó cho biết số lượng thành phần của một
thực thể liên kết với một thành phần của thực thể
khác. (Trang 512)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 20

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Mối liên kết thực thể

Hàng hóa Kho

Ai phôn Kho 1

Eo Di Kho 2

Ốp pồ Kho 3

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 21

7
7/11/2020

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Mối liên kết thực thể
Hàng hóa Kho

Ai phôn Kho 1

Eo Di Kho 2

Ốp pồ Kho 3

Kho 4

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 22

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Mối liên kết thực thể

Hàng hóa Kho

Ai phôn Kho 1

Eo Di Kho 2

Ốp pồ Kho 3

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 23

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Mối liên kết thực thể
• Mối liên kết Một-Một: MỘT thành phần của thực thể
này có thể liên kết với tối đa MỘT thành phần của thực
thể khác và ngược lại. Mối liên kết này tồn tại khi
lượng số tối đa cho mỗi thực thể trong mối quan hệ
đó là 1. (Trang 514)
Ví dụ: Mối liên kết giữa hoạt động đặt hàng và hoạt động bán
hàng: MỘT hoạt động đặt hàng có thể liên kết với tối đa MỘT
hoạt động bán hàng. Đồng thời, MỘT hoạt động bán hàng chỉ
liên kết với tối đa MỘT hoạt động đặt hàng.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 24

8
7/11/2020

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Mối liên kết thực thể
• Mối liên kết Một-Nhiều: MỘT thành phần của thực thể này có
thể liên kết với NHIỀU thành phần của thực thể khác. Ngược lại,
MỘT thành phần của thực thể khác có thể liên kết với tối đa MỘT
thành phần của thực thể này. Mối liên kết này tồn tại khi lượng số
tối đa cho một thực thể trong mối quan hệ đó là 1, và lượng số
tối đa cho thực thể còn lại là nhiều. (Trang 515)

Ví dụ: Mối liên kết giữa khách hàng và hoạt động bán hàng: MỘT khách
hàng có thể liên kết với nhiều hoạt động bán hàng. Ngược lại, MỘT hoạt
động bán hàng có thể liên kết với tối đa MỘT khách hàng.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 25

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Mối liên kết thực thể
• Mối liên kết Nhiều-Nhiều: MỘT thành phần của thực thể
này có thể liên kết với NHIỀU thành phần của thực thể khác.
Đồng thời, MỘT thành phần của thực thể khác cũng có thể
liên kết với NHIỀU thành phần của thực thể này. Mối liên
kết này tồn tại khi lượng số tối đa cho cả hai thực thể trong
mối quan hệ này là nhiều. (Trang 515)
Ví dụ: Mối liên kết giữa hàng hóa và hoạt động bán hàng: MỘT loại
hàng hóa có thể liên kết với nhiều hoạt động bán hàng. Đồng thời,
MỘT hoạt động bán hàng có thể liên kết với nhiều hàng hóa.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 26

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Ký hiệu mối liên kết

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 27

9
7/11/2020

Mô hình REA
• Sơ đồ quan hệ thực thể - ER
• Ký hiệu mối liên kết

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 28

Mô hình REA
• Định nghĩa mô hình REA (Trang 505)
Là một mô hình dữ liệu được sử dụng để thiết kế CSDL của hệ
thống thông tin kế toán. Nó chứa đựng thông tin về ba loại
thực thể cơ bản, gồm: (Trang 506)
• Nguồn lực (Resources): là những gì có giá trị kinh tế đối với tổ
chức, ví dụ: tiền, hàng tồn kho, nhà máy, trang thiết bị

• Sự kiện (Events): là những hoạt động kinh doanh mà nhà quản


lý muốn thu thập thông tin cho mục đích lập kế hoạch hoặc
kiểm soát

• Đối tượng (Agents): là các cá nhân và tổ chức tham gia vào các
sự kiện

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 29

Mô hình REA
• Mô hình REA
• Cấu trúc mô hình REA
Đối tượng
Nguồn lực Sự kiện bên trong
(nếu cần)

Đối tượng
bên ngoài

Đối tượng
Nguồn lực Sự kiện bên trong
(nếu cần)

Đối tượng
bên ngoài

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 30

10
7/11/2020

Mô hình REA
• Mô hình REA
• Nguyên tắc mô tả mô hình REA (Trang 506)
• Mỗi sự kiện liên kết với ít nhất một nguồn lực mà nó
ảnh hưởng

• Mỗi sự kiện liên kết với ít nhất một sự kiện khác

• Mỗi sự kiện liên kết với ít nhất hai đối tượng.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 31

Mô hình REA
• Thiết lập mô hình REA
• Phân tích đặc điểm hoạt động

• Nhận diện các thực thể sự kiện

• Nhận diện các thực thể nguồn lực

• Nhận diện các thực thể đối tượng

• Xác định mối liên kết giữa các thực thể

• Thiết lập mô hình

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 32

Mô hình REA

Thiết
lập

hình
REA

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 33

11
7/11/2020

Mô hình REA

Thiết
lập

hình
REA

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 34

Mô hình REA

Thiết
lập

hình
REA

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 35

Quy trình xử lý dữ liệu-26


• Thu thập dữ liệu

• Lưu trữ dữ liệu

• Xử lý dữ liệu

• Cung cấp thông tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 36

12
7/11/2020

Quy trình xử lý dữ liệu


• Thu thập dữ liệu
• Các bước thu thập dữ liệu đầu vào
• Ghi nhận và đưa dữ liệu vào hệ thống
• Đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của dữ liệu
• Đảm bảo các chính sách của công ty được tuân thủ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 37

Quy trình xử lý dữ liệu


• Thu thập dữ liệu
• Các dữ liệu cần thu thập cho mỗi hoạt động
• Dữ liệu về hoạt động
• Dữ liệu về các nguồn lực bị ảnh hưởng bởi hoạt động
• Dữ liệu về các đối tượng tham gia vào hoạt động

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 38

Quy trình xử lý dữ liệu


• Thu thập dữ liệu
• Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu
• Chứng từ gốc
• Chứng từ luân chuyển
• Các thiết bị thu thập dữ liệu tự động

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 39

13
7/11/2020

Quy trình xử lý dữ liệu


• Lưu trữ dữ liệu

HTKT thủ công HTKT trên nền máy tính

Tài khoản Thực thể

Sổ nhật ký Tập tin

Sổ cái, sổ chi tiết Cơ sở dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 40

Quy trình xử lý dữ liệu


• Lưu trữ dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 41

Quy trình xử lý dữ liệu


• Xử lý dữ liệu
• Các loại hoạt động xử lý dữ liệu
• Thêm dữ liệu
• Đọc dữ liệu, truy xuất, hoặc xem dữ liệu hiện hữu
• Cập nhật dữ liệu
• Xóa dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 42

14
7/11/2020

Quy trình xử lý dữ liệu


• Xử lý dữ liệu
• Phương pháp xử lý dữ liệu
• Xử lý dữ liệu theo lô

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 43

Quy trình xử lý dữ liệu


• Xử lý dữ liệu
• Phương pháp xử lý dữ liệu
• Xử lý dữ liệu theo lô

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 44

Quy trình xử lý dữ liệu


• Xử lý dữ liệu
• Phương pháp xử lý dữ liệu
• Xử lý dữ liệu theo thời gian thực

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 45

15
7/11/2020

Quy trình xử lý dữ liệu


• Cung cấp thông tin
• Hình thức kết xuất
• Chứng từ (document)
• Báo cáo (report)
• Các truy vấn (query respone)
• Nội dung thông tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 46

Mã hóa-28
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã trình tự (Sequence codes)
• Số hóa các đối tượng theo thứ tự liên tiếp

• Trong kế toán, mã trình tự có thể được sử dụng trong


trường hợp đánh số trước các chứng từ gốc

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 47

Mã hóa
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã trình tự
• Ưu điểm
• Hỗ trợ việc đối chiếu vào cuối quá trình xử lý các nghiệp vụ theo
lô: trong trường hợp hệ thống xử lý giao dịch phát hiện bất kỳ
khoảng trống nào trong thứ tự của mã số giao dịch, hệ thống sẽ
cảnh báo khả năng giao dịch bị thiếu hoặc thất lạc. Bằng cách
truy tìm mã số giao dịch qua các giai đoạn trong quá trình xử lý,
chúng ta có thể xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của sai sót.
• Nhược điểm
• Không mô tả các thuộc tính của đối tượng được mã hóa

• Không linh hoạt, hạn chế trong việc thêm, xóa dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 48

16
7/11/2020

Mã hóa
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã khối (Bolck codes)
• Một dãy mã trình tự được phân thành các khối khác nhau

• Các khối được thiết lập dành riêng cho những loại dữ liệu cụ thể

• Một số trường hợp ứng dụng mã khối: mã hóa tài khoản kế toán
(tạo khối theo loại tài khoản), mã hóa nhân viên (tạo khối theo bộ
phận), hay mã hóa khách hàng (tạo khối theo khu vực).
Ví dụ:
1000 – 1999  mã nhân viên bộ phận sản xuất
2000 – 2999  mã nhân viên bộ phận bán hàng
3000 – 3999  mã nhân viên bộ phận mua hàng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 49

Mã hóa
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã khối
• Ưu điểm
• Cho phép chèn các mã mới trong một khối mà không
cần phải tổ chức lại toàn bộ cấu trúc mã.

• Nhược điểm

• Không mô tả các thuộc tính của đối tượng được mã hóa

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 50

Mã hóa
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã nhóm (Group codes)
• Sử dụng một số nhóm các con số để mã hóa cho đối
tượng
• Mỗi nhóm các con số mang ý nghĩa đại diện cho một
đặc điểm cụ thể của đối tượng được mã hóa
Ví dụ:
101 111 010
Màu sắc
Kích cỡ
Dòng sản phẩm

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 51

17
7/11/2020

Mã hóa
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã nhóm
• Ưu điểm
• Tạo thuận lợi cho việc mô tả một lượng lớn các dữ liệu khác
nhau về đối tượng

• Cho phép các cấu trúc dữ liệu phức tạp được thể hiện bằng
hình thức phân cấp một cách logic và dễ nhớ

• Cho phép phân tích và báo cáo một cách chi tiết về các đối
tượng trong một nhóm hoặc qua những nhóm khác nhau

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 52

Mã hóa
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã nhóm
• Nhược điểm
• Vì mã nhóm có thể mô tả nhiều thông tin khác nhau một
cách hữu hiệu, nên chúng có xu hướng bị lạm dụng. Cụ thể,
những dữ liệu không liên quan có thể được gắn vào bộ mã
một cách đơn giản

• Điều này có thể làm cho bộ mã trở nên phức tạp không cần
thiết. Từ đó có thể làm tăng chi phí lưu trữ, tăng các lỗi về
ghi chép, và làm tăng thời gian và nỗ lực xử lý.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 53

Mã hóa
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã gợi nhớ (Mnemonic codes)
• Đưa chữ cái vào bộ mã với ý nghĩa gợi nhớ
Ví dụ:

NCC-HN-111-112

Khu vực Hà Nội


Nhà cung cấp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 54

18
7/11/2020

Mã hóa
• Các phương pháp mã hóa dữ liệu
• Mã gợi nhớ
• Ưu điểm
• Mã gợi nhớ không yêu cầu người dùng phải nhớ ý nghĩa của
các con số; thay vào đó, bản thân bộ mã đã chuyển tải được
thông tin về đặc điểm của đối tượng được mã hóa
• Nhược điểm
• Mặc dù mã gợi nhớ hữu ích trong việc mô tả các nhóm đối
tượng được mã hóa. Nhưng chúng bị hạn chế trong việc mô
tả từng đối tượng trong nhóm.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 55

Mã hóa
• Yêu cầu đối với bộ mã
• Phù hợp với mục đích sử dụng

• Phù hợp với sự phát triển (của đối tượng được mã


hóa) trong tương lai

• Đơn giản nhất có thể để giảm thiểu chi phí, dễ nhớ


và giải thích, và đảm bảo sự chấp nhận của nhân viên

• Phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 56

Mã hóa
• Hướng dẫn xây dựng bộ mã
• Phân tích đối tượng cần mã hóa

• Xác định kết cấu bộ mã

• Xác định phương pháp mã hóa và xây dựng cấu trúc


bộ mã

• Xây dựng bảng mã

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 57

19
7/11/2020

Thank you!

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 58

Thuật ngữ
• Agents: Đối tượng
• Attributes: Thuộc tính
• Audit trail: Dấu vết kiểm toán
• Batch processing: xử lý theo lô
• Block code: Mã khối
• Cardinalities: Lượng số (của mối quan hệ)
• Chart of accounts: Hệ thống tài khoản
• Coding: Mã hóa
• Control account: Tài khoản kiểm soát
• Data modeling: Mô hình dữ liệu
• Data processing cycle: Quy trình xử lý dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 59

Thuật ngữ
• Data value: Giá trị dữ liệu
• Database: Cơ sở dữ liệu
• Document: Chứng từ
• Enterprise resource planning (ERP) system: Hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp
• Entity: Thực thể
• Entity-relationship (E-R) diagram: Sơ đồ quan hệ thực thể
• Events: Sự kiện
• Field: Trường
• File: Tập tin
• General ledger: Sổ cái
• Group code: Mã nhóm
• Many-Many (M:N) relationship: Mối liên kết Nhiều – Nhiều

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 60

20
7/11/2020

Thuật ngữ
• Master file: Tập tin chính
• Maximum cardinality: Lượng số tối đa
• Mnemonic code: Mã gợi nhớ
• Minimum cardinality: Lượng số tối thiểu
• One-to-Many (1:N) relationship: Mối liên kết Một – Nhiều
• One-to-One (1:1) relationship: Mối liên kết Một – Một
• Online, real-time processing: Xử lý theo thời gian thực
• Query: Truy vấn
• REA data model: Mô hình dữ liệu REA

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 61

Thuật ngữ
• Record: Mẫu tin
• Report: Báo cáo
• Resources: Nguồn lực
• Sequence code: Mã trình tự
• Source data automation: Các thiết bị thu thập dữ liệu tự động
• Source documents: Chứng từ gốc
• Specialized journal: Nhật ký đặc biệt
• Transaction file: Tập tin nghiệp vụ
• Turnaround documents: Chứng từ luân chuyển

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 62

21
7/11/2020

CHƯƠNG 4
KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

Mục tiêu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 2

Nội dung

Giới thiệu về ba khuôn mẫu kiểm soát

Trình bày về các thành phần của ERM

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 3

1
7/11/2020

Tầm quan trọng của kiểm soát

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 4

Ba khuôn mẫu kiểm soát


Hiệp hội kiểm toán
Ủy ban của các tổ
và kiểm soát
chức bảo trợ
hệ thống thông tin
COSO
ISACA

Khuôn mẫu
Khuôn mẫu
kiểm soát
COBIT
nội bộ

Khuôn mẫu
quản trị rủi
ro DN (ERM)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 5

Ba khuôn mẫu kiểm soát


• COBIT là một khuôn mẫu về an ninh và kiểm
soát, cho phép:
• BQL đánh giá các biện pháp an ninh và kiểm soát của
môi trường CNTT
• Người dùng dịch vụ CNTT được bảo đảm có đủ an
ninh và kiểm soát
• KTV chứng minh được những ý kiến kiểm soát nội bộ
của họ và tư vấn về các vấn đề an ninh và kiểm soát
CNTT

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 6

2
7/11/2020

Ba khuôn mẫu kiểm soát


• Kiểm soát nội bộ (Internal Control Frameworks)
“Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Hội
đồng quản trị, Ban Giám đốc và các nhân viên, được thiết kế
để cung cấp một sự đảm bảm hợp lý cho việc đạt được các
mục tiêu:

 Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả

 Báo cáo đáng tin cậy

 Tuân thủ luật pháp và các quy định

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 7

Ba khuôn mẫu kiểm soát


• Quản trị rủi ro danh nghiệp (Enterprise Risk Management)
“ERM là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc
và các nhân viên, được áp dụng trong việc thiết lập chiến lược, được thiết kế
để nhận diện các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến tổ chức, và quản trị
rủi ro theo khả năng chấp nhận rủi ro của nó, để cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu”

 Chiến lược

 Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả

 Báo cáo đáng tin cậy

 Tuân thủ luật pháp và các quy định

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 8

Ba khuôn mẫu kiểm soát


• Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ và ERM

4 nội dung nền tảng Quá


trình

Mục
tiêu Con
người
Đảm bảo
hợp lý

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 9

3
7/11/2020

Các thành phần của ERM

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 10

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ được hiểu là sắc thái văn hóa
chung của doanh nghiệp, tác động đến ý thức của
mọi người trong DN, cụ thể:
• Chi phối ban quản lý trong việc thiết lập chiến lược và
mục tiêu, tổ chức các hoạt động kinh doanh, xác định,
đánh giá và phản hồi rủi ro.
• Tác động đến hành vi ứng xử của nhân viên

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 11

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ bao gồm:
• Triết lý quản lý, phong cách điều hành và khả năng
chấp nhận rủi ro (risk appetite)
• Cam kết về tính chính trực, giá trị đạo đức và năng lực
• Giám sát kiểm soát nội bộ bởi Hội đồng quản trị

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 12

4
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ bao gồm:
• Cơ cấu tổ chức
• Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm
• Chính sách nhân sự
• Các yếu tố tác động bên ngoài

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 13

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Triết lý quản lý, phong cách điều hành và khả năng chấp
nhận rủi ro (risk appetite)
• Triết lý quản lý và phong cách điều hành tác động đến cách thức
DN được điều hành. Cụ thể, nó ảnh hưởng đến chính sách, thủ
tục, sự truyền đạt (bằng lời & văn bản) và các quyết định
• Mỗi DN đều có một khả năng chấp nhận rủi ro riêng. Đó là lượng
rủi ro mà DN sẵn sàng chấp nhận để đạt mục tiêu. Để tránh rủi ro
quá mức, khả năng chấp nhận rủi ro phải phù hợp với chiến lược
của DN.
• Triết lý quản lý và phong cách điều hành càng được thể hiện một
cách có trách nhiệm, và được truyền đạt một cách rõ ràng đến
nhân viên thì nhân viên sẽ hành xử càng có trách nhiệm hơn.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 14

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Cam kết về tính chính trực, giá trị đạo đức và
năng lực
• Các DN cần một nền tảng văn hóa nhấn mạnh đến tính
chính trực, sự cam kết về giá trị đạo đức và quyền hạn.
• Tính chính trực và giá trị đạo đức được lan tỏa mạnh
mẽ khi bản thân nhà quản lý phải làm gương.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 15

5
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Cam kết về tính chính trực, giá trị đạo đức và
năng lực
• Tính chính trực, giá trị đạo đức được truyền đạt bằng
cách:
• Tích cực giảng dạy và yêu cầu
• Tránh những kỳ vọng hoặc khuyến khích không thực tế
tạo động lực không trung thực hoặc bất hợp pháp
• Khen thưởng sự trung thực của nhân viên một cách nhất
quán, cần nêu rõ hành vi nào là trung thực, hành vi nào
không

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 16

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Cam kết về tính chính trực, giá trị đạo đức và
năng lực
• Tính chính trực, giá trị đạo đức được truyền đạt bằng
cách :
• Phát triển một bộ quy tắc ứng xử bằng văn bản, mô tả
rõ các hành vi trung thực và không trung thực

• Yêu cầu nhân viên báo cáo hành vi không trung thực
hoặc bất hợp pháp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 17

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Giám sát kiểm soát nội bộ bởi Hội đồng quản trị
• Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, kiểm tra
hoạt động của ban giám đốc một cách độc lập.
• Hội đồng quản trị cũng phê duyệt các chiến lược DN
và xem xét các chính sách bảo mật.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 18

6
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Giám sát kiểm soát nội bộ bởi Hội đồng quản trị
• Ủy ban kiểm toán (gồm các thành viên độc lập với ban giám
đốc) chịu trách nhiệm đối với BCTC, sự tuân thủ qui định,
kiểm soát nội bộ & việc thuê mướn, giám sát các KTV nội bộ
và KTV độc lập

• Sự hữu hiệu của HĐQT và ủy ban kiểm toán phụ thuộc vào:
• Sự độc lập của hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán với ban
giám đốc DN

• Sự phối hợp giữa hội đồng quản trị & ủy ban kiểm toán với
ban giám đốc DN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 19

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Cơ cấu tổ chức
• Cơ cấu tổ chức của công ty cung cấp một khuôn mẫu
cho việc lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và giám sát
các hoạt động.
• Các khía cạnh quan trọng của cơ cấu tổ chức:
• Tập trung hoặc phân cấp quyền hạn

• Mối quan hệ báo cáo trực tiếp hay theo ma trận

• Tổ chức theo ngành, dòng sản phẩm, vị trí hay mạng


tiếp thị

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 20

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Cơ cấu tổ chức
• Các khía cạnh quan trọng của cơ cấu tổ chức:
• Cách phân chia trách nhiệm ảnh hưởng thể nào đến yêu
cầu thông tin

• Tổ chức và định hình việc phân quyền cho các chức năng
kế toán, kiểm toán và hệ thống thông tin

• Quy mô và bản chất hoạt động của DN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 21

7
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm
• Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm là việc xác định
mức độ tự chủ, quyền hạn của từng phòng ban, cá nhân trong
việc đề xuất & giải quyết vấn đề, trách nhiệm báo cáo với các cấp
có liên quan
• Nhà quản lý cần đảm bảo các nhân viên hiểu được mục tiêu DN,
phân định quyền hạn và trách nhiệm đối với mục tiêu cho từng
phòng ban và cá nhân, giữ cho họ có trách nhiệm để đạt mục
tiêu và khuyến khích sử dụng sáng kiến để giải quyết vấn đề.
• Phân định quyền hạn và trách nhiệm được thiết kế và truyền đạt
bằng cách sử dụng mô tả công việc chính thức, đào tạo nhân
viên, lịch trình hoạt động, ngân sách, quy tắc ứng xử và chính
sách và thủ tục bằng văn bản.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 22

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Chính sách nhân sự
• Chính sách nhân sự chi phối sự trung thực và lòng
trung thành của nhân viên. Chính sách nhân sự cần
yêu cầu rõ ràng về mức độ chuyên môn, năng lực,
hành vi đạo đức và tính chính trực.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 23

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Chính sách nhân sự
• Chính sách nhân sự bao gồm các chính sách và thủ tục
liên quan đến việc:
• Tuyển dụng, đào tạo
• Bồi thường, khen thưởng, đánh giá và thăng tiến
• Quản lý nhân viên bất mãn
Training
• Thôi việc
• Luân chuyển nhân sự
• Hợp đồng bảo mật thông tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 24

8
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Môi trường nội bộ
• Các yếu tố tác động bên ngoài
• Các yếu tố tác động bên ngoài bao gồm yêu cầu
được đưa ra bởi các cơ quan quản lý, sàn giao dịch
chứng khoán …

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 25

Các thành phần của ERM


• Thiết lập mục tiêu

Mục tiêu Mục tiêu


chiến hoạt
lược động

Mục tiêu Mục tiêu


báo cáo tuân thủ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 26

Các thành phần của ERM


• Xác định sự kiện
• Sự kiện là sự cố, sự việc có thể xảy ra từ các nguồn
bên trong hay bên ngoài DN làm ảnh hưởng đến
việc triển khai chiến lược hoặc việc đạt được mục
tiêu. Sự kiện có thể có tác động tích cực, tiêu cực
hoặc cả hai.
• Khi sự kiện xảy ra, nó có thể kích hoạt các sự kiện
khác.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 27

9
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Xác định sự kiện
• Các kỹ thuật để xác định sự kiện:
• Xây dựng danh sách đầy đủ các sự kiện tiềm tàng,
• Thực hiện phân tích nội bộ,
• Giám sát các sự kiện và điểm kích hoạt (trigger points),

• Thực hiện hội thảo và phỏng vấn,


• Sử dụng khai thác dữ liệu và phân tích các quy trình
kinh doanh

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 28

Các thành phần của ERM


• Đánh giá rủi ro và phản ứng với rủi ro
• Rủi ro: là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra và gây ra tác
động bất lợi đến việc đạt được mục tiêu (theo COSO
2013)
• Rủi ro gồm: rủi ro tiềm tàng (inherent risks) và rủi ro còn
lại (residual risks)
• Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro có sai lệch tiềm ẩn, vốn có đối với
doanh nghiệp
• Rủi ro còn lại là rủi ro còn sót lại sau khi nhà quản lý thực
hiện các kiểm soát nội bộ hoặc một số phản ứng khác với
rủi ro

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 29

Các thành phần của ERM


• Đánh giá rủi ro và phản ứng với rủi ro

Đánh giá
Phản ứng với Đánh giá
rủi ro
rủi ro rủi ro còn lại
tiềm tàng

Làm sao để đánh giá rủi ro tiềm tàng và phát triển


một phản ứng rủi ro (a risk response)?

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 30

10
7/11/2020

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 31

Các thành phần của ERM


• Phản ứng với rủi ro
Giảm
thiểu

Né Chấp
tránh nhận
Rủi
ro

Chuyển
chia sẻ
giao

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 32

Phân biệt
Sự kiện–Gian lận với Rủi ro

Sự kiện (Event) có thể có tác


Tích động tích cực hoặc tiêu cực đến Tiêu
cực việc đạt được mục tiêu. cực

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 33

11
7/11/2020

Phân biệt
Sự kiện–Gian lận với Rủi ro
• Gian lận (Fraud) là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm và xuyên
tạc sự thật với mục đích tư lợi.
• “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban
quản trị, ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thức ba thực
hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất
hợp pháp” - Chuẩn mực kiểm toán số 240
• Gian lận thường dẫn đến rủi ro nghiêm trọng gây hại cho
DN không chỉ ở khía cạnh tài chính mà còn ở khía cạnh hình
ảnh và danh tiếng của DN.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 34

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục mà ban
quản lý triển khai trong doanh nghiệp, ở tất cả các cấp,
và trong tất cả các chức năng, nhằm đảm bảo rằng các
phản ứng rủi ro được thực thi đúng cách.
Hành động

Chính sách Thủ tục

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 35

Các thành phần của ERM


• Chính sách
• Là những nguyên tắc, là cơ sở cho việc thực hiện các
thủ tục
• Cần phải được viết bằng văn bản, thực hiện xuyên
suốt và nhất quán trong DN.
• Thường được truyền đạt bằng lời, hiệu quả khi chính
sách dễ hiểu & tồn tại lâu dài trong DN
• Thủ tục
• Là những quy định, biện pháp cụ thể để thực thi chính
sách

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 36

12
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Phân loại (theo mục tiêu)

Ngăn Phát
chặn hiện

Bù đắp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 37

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Ủy quyền phù hợp cho nghiệp vụ và hoạt động
• Phân chia trách nhiệm
• Kiểm soát phát triển và chuyển đổi hệ thống
• Kiểm soát quản trị việc thay đổi (chương 5)
• Thiết kế và sử dụng chứng từ, sổ sách
• Đảm bảo an toàn cho tài sản, sổ sách và dữ liệu
• Kiểm tra độc lập việc thực hiện

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 38

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Ủy quyền phù hợp cho nghiệp vụ và hoạt động
• Cách thức thực hiện việc ủy quyền
• Ký tài liệu, chứng từ hoặc báo cáo
• Khởi tạo nhập mã ủy quyền (authorization code) trên
hệ thống
• Chữ ký điện tử

• Phân loại
• Ủy quyền đặc biệt (Specific authorization)
• Ủy quyền chung (General authorization)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 39

13
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Ủy quyền phù hợp cho nghiệp vụ và hoạt động

Chính sách bán chịu

Ủy quyền chung Ủy quyền đặc biệt


 Ban giám đốc ban hành chính  Giám đốc xét duyệt cho từng
sách bán chịu: những giao dịch có trường hợp cụ thể:
giá trị dưới 10 triệu đồng hoặc các
đại lý có mức dư nợ dưới 100 triệu  Các giao dịch có giá trị từ 10
đồng. triệu đồng trở lên

 Giao cho Phòng kinh doanh phê  Các đại lý có dư nợ vượt mức
chuẩn các nghiệp vụ bán chịu theo 100 triệu đồng
chính sách
Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 40

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Phân chia trách nhiệm
Ngăn điều chỉnh sổ, che giấu
lấy cắp tài sản

Bảo vệ Ghi
tài sản chép

Ngăn việc phê chuẩn Ngăn điều chỉnh dữ


nghiệp vụ không hợp liệu để che giấu NV
lệ để che giấu việc không hợp lệ đã được
biển thủ tài sản Xét duyệt phê chuẩn
Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 41

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Kiểm soát phát triển và chuyển đổi hệ thống
• Ban chỉ đạo cần hướng dẫn và giám sát việc phát triển và
mua lại hệ thống
• Kế hoạch chiến lược tổng thể cần được phát triển và cập
nhật hàng năm
• Thiết lập một kế hoạch phát triển dự án chi tiết
• Xây dựng một lịch trình xử lý dữ liệu để chỉ ra khi nào mỗi
tác vụ sẽ được thực hiện
• Thiết lập các hoạt động đo lường thành quả của hệ thống
để đánh giá hệ thống
• Tiến hành việc đánh giá sau khi thực hiện

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 42

14
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Kiểm soát quản trị thay đổi
Là quy trình chính thức nhằm đảm bảo rằng các sửa
đổi với phần cứng, phần mềm hoặc các quy trình
không làm giảm độ tin cậy của hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 43

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Thiết kế và sử dụng chứng từ, sổ sách
• Mẫu biểu và nội dung đơn giản, giảm thiểu lỗi và dễ
kiểm tra đối chiếu
• Chứng từ bắt đầu một giao dịch cần được xét duyệt
• Chứng từ nên được đánh số trước
• Xác định trách nhiệm của các cá nhân tham gia vào
việc thiết kế, sử dụng chứng từ, sổ sách

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 44

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Đảm bảo an toàn cho tài sản, sổ sách và dữ liệu
• Tạo ra và thực thi các chính sách và thủ tục phù hợp
• Duy trì ghi nhận chính xác cho tất cả tài sản
• Hạn chế tiếp cận với tài sản của DN
• Bảo vệ sổ sách/ báo cáo và chứng từ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 45

15
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát

Nguyên nhân Nguyên tắc


Những quy Người kiểm tra
định không Kiểm tra phải độc lập với
được tuân thủ. độc lập người thực hiện
Hoạt động
không được
thực hiện đúng
và đầy đủ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 46

Các thành phần của ERM


• Các hoạt động kiểm soát
• Kiểm tra độc lập
• Tiến hành thực hiện những đánh giá cấp cao định kỳ
• Thực hiện báo cáo đánh giá phân tích
• Đối chiếu sổ sách/ báo cáo có nguồn độc lập
• So sánh số lượng thực tế và số lượng trên sổ sách
• Đánh giá độc lập

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 47

Các thành phần của ERM


• Thông tin và truyền thông
• Hệ thống thông tin và truyền thông cần nắm bắt và
trao đổi thông tin cần thiết để thực thi, quản lý và
kiểm soát các hoạt động của tổ chức.
• Thông tin phù hợp được xác định, thu thập và truyền
đạt trong một biểu mẫu và khung thời gian cho
phép mọi người thực hiện trách nhiệm của họ.
• Giao tiếp hiệu quả cũng xảy ra theo nghĩa rộng hơn:
từ trên xuống, từ dưới lên và theo chiều ngang

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 48

16
7/11/2020

Các thành phần của ERM


• Thông tin và truyền thông
• Ba nguyên tắc được áp dụng cho quy trình thông tin
và truyền thông:
• Thu thập và tạo ra thông tin chất lượng cao, phù hợp
để hỗ trợ KSNB
• Truyền đạt thông tin nội bộ bao gồm các mục tiêu và
trách nhiệm, để hỗ trợ các thành phần khác của KSNB
• Truyền đạt các vấn đề kiểm soát nội bộ thích hợp cho
các đối tác bên ngoài

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 49

Các thành phần của ERM


• Giám sát
• Thực hiện các đánh giá kiểm soát nội bộ
• Triển khai giám sát hiệu quả
• Sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
• Giám sát các hoạt động của hệ thống
• Theo dõi phần mềm và thiết bị di động đã mua

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 50

Các thành phần của ERM


• Giám sát
• Tiến hành kiểm toán định kỳ
• Sử dụng nhân viên an ninh máy tính (CSO) và giám
đốc tuân thủ (CCO)
• Sử dụng các chuyên gia bảo mật
• Cài đặt phần mềm phát hiện gian lận
• Triển khai số điện thoại khẩn để báo cáo gian lận

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 51

17
7/11/2020

Thank you!

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 52

Thuật ngữ
Application controls Kiểm soát ứng dụng
Audit committee Ủy ban kiểm toán
Audit trail Dấu vết kiểm toán
Authorization Ủy quyền
Background check Kiểm tra thông tin cá nhân/ kiểm tra lý lịch
Chief compliance officer (CCO) Giám đốc tuân thủ
Conclusion Thông đồng
Committee of sponsoring Organizations (COSO) Ủy ban của các tổ chức bảo trợ
Compliance objectives Mục tiêu tuân thủ
Computer forensics specialists Các chuyên gia bảo mật máy tính
Computer security officer (CSO) Nhân viên an ninh mạng
Control activities Các hoạt động kiểm soát
Corrective control Kiểm soát bù đắp
Data processing schedule Lịch trình xử lý dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 53

Thuật ngữ
Detective controls Kiểm soát phát hiện
Digital signature Chữ ký điện tử
Enterprise Risk Management – Integrated Khuôn mẫu tích hợp về quản trị rủi ro doanh
Framework (ERM) nghiệp
Event Sự kiện
Expected loss Mức thiệt hại kỳ vọng
Exposure or impact Thiệt hại/ tác động
Forensic investigator Các chuyên gia bảo mật
Fraud hotline Số điện thoại khẩn để báo cáo gian lận
General authorization Ủy quyền chung
General controls Kiểm soát chung
Inherent risk Rủi ro tiềm tàng
Internal control kiểm soát nội bộ
Internal environment Môi trường nội bộ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 54

18
7/11/2020

CHƯƠNG 5

KIỂM SOÁT
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

Mục tiêu
• Hiểu các thủ tục kiểm soát cần thiết để đảm bảo an ninh
cho hệ thống thông tin của tổ chức
• Hiểu các thủ tục kiểm soát cần thiết để đảm bảo bảo
mật thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp
• Đảm bảo bảo vệ tính riêng tư thông tin cá nhân của các
bên có lợi ích liên quan
• Hiểu các thủ tục kiểm soát cần thiết để đảm bảo tính
toàn vẹn của xử lý dữ liệu
• Hiểu các thủ tục kiểm soát cần thiết để đảm bảo tính sẵn
sàng, liên tục của hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 2

Nội dung

Kiểm soát an ninh thông tin


Kiểm soát bảo mật thông tin
Kiểm soát quyền riêng tư
Kiểm soát tính toàn vẹn
Kiểm soát tính khả dụng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 3

1
7/11/2020

Theo Trust Services Framework


Mục tiêu kiểm soát

Các
kiểm
soát
được
áp
dụng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 4

Kiểm soát an ninh thông tin-229


• Mục tiêu kiểm soát: kiểm soát và hạn chế việc
truy cập (cả về mặt vật lý lẫn logic) hệ thống và dữ
liệu của hệ thống đối với người dùng hợp pháp
• Một số nội dung quan trọng
• Chu kỳ an ninh của hệ thống
• Hai nguyên tắc cơ bản để xây dựng kiểm soát an
ninh thông tin
• Kiểm soát ngăn ngừa
• Kiểm soát phát hiện

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 5

Kiểm soát an ninh thông tin


• Chu kỳ an ninh

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 6

2
7/11/2020

Kiểm soát an ninh thông tin


• Hai nguyên tắc cơ bản để xây dựng kiểm soát
an ninh thông tin
• Phòng thủ sâu (Defense-in-depth)
• Sử dụng nhiều bước kiểm soát để tránh việc có duy
nhất một điểm yếu (vd: tường lửa, mật khẩu, mã bảo
mật, và bảo mật sinh trắc học)
• Sử dụng kết hợp kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát
hiện, và kiểm soát bù đắp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 7

Kiểm soát an ninh thông tin


• Hai nguyên tắc cơ bản để xây dựng kiểm soát
an ninh thông tin
• Mô hình an ninh dựa trên thời gian (Time-based
model of security)
Kết hợp các kiểm soát (ngăn ngừa, phát hiện, và bù đắp)
nhằm bảo vệ tài sản thông tin đủ lâu để cho phép một tổ
chức nhận ra rằng một cuộc tấn công đang xảy ra và
thực hiện các bước để ngăn chặn kịp thời, trước khi
thông tin bị mất hoặc bị xâm phạm.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 8

Kiểm soát an ninh thông tin


• Mô hình an ninh dựa trên thời gian

P > D + C

Thời gian để phản ứng lại với cuộc tấn


công và thực hiện kiểm soát sửa sai

Thời gian để phát hiện một cuộc tấn công đang diễn ra

Thời gian để kẻ tấn công vượt qua các kiểm soát ngăn ngừa của DN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 9

3
7/11/2020

Kiểm soát an ninh thông tin


• Kiểm soát ngăn ngừa

Con người

Quy trình

An ninh vật lý

Kiểm soát và quản lý sự thay đổi

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 10

Kiểm soát an ninh thông tin


• Con người
• Tạo ra văn hóa ý thức về an ninh
• Thiết lập và truyền đạt chính sách
• Thiết lập sắc thái từ cấp trên
• Huấn luyện
Training

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 11

Kiểm soát an ninh thông tin


• Quy trình: kiểm soát truy cập người dùng
• Kiểm soát xác thực (Authentication controls)
• Sử dụng mật khẩu, mã PIN
• Sử dụng thẻ thông minh hoặc phù hiệu cá nhân
• Sử dụng nhận dạng sinh trắc học
• Áp dụng nguyên tắc phòng thủ sâu
• Xác thực đa nhân tố (Multifactor authentication): kết
hợp nhiều cách xác thực khác nhau
• Xác thực đa cách thức (Multimodal authentication): sử
dụng nhiều kiểm soát xác thực của cùng loại

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 12

4
7/11/2020

Kiểm soát an ninh thông tin


• Quy trình: kiểm soát truy cập người dùng
• Kiểm soát phân quyền (Authorization controls)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 13

Kiểm soát an ninh thông tin


• Kiểm soát truy cập vật lý
Nhiều cửa soát xét khi vào building, có bảo vệ
hoặc tiếp tân, khách được yêu cầu kí xác nhận
Nhiều cửa soát xét khi vào và building, có
có nv hộ tống
bảo vệ hoặc tiếp tân, khách được yêu cầu
Phòng
kí xác nhận và có nhângiữ thiết
viên hộbịtống
máy tính phải
có khóa , có mã

Phòng giữ thiết bị máy


tính phải có khóa,
Các tủ có mã
chứa hệ thống dây
điện phải được khóa
Các tủ chứa hệ thống
dây điện phải được khóa
Giữ an
toàn cho
Giữ an toàncác thiết bị
cho các thiết bị

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 14

Kiểm soát an ninh thông tin


• Kiểm soát và quản lý việc thay đổi
Là quy trình chính thức nhằm đảm bảo rằng các sửa
đổi với phần cứng, phần mềm hoặc các quy trình
không làm giảm độ tin cậy của hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 15

5
7/11/2020

Kiểm soát an ninh thông tin


• Kiểm soát và quản lý việc thay đổi
• Kiểm soát và quản lý thay đổi được thiết kế tốt gồm
những đặc tính sau:
• Tài liệu hóa tất cả những yêu cầu thay đổi, xác định bản
chất của việc thay đổi, lý do thay đổi, ngày yêu cầu thay
đổi, và kết quả của yêu cầu thay đổi
• Tất cả những yêu cầu thay đổi sẽ được phê chuẩn bởi cấp
độ quản lý phù hợp
• Kiểm tra thử tất cả những thay đổi trên một hệ thống riêng
biệt
• Xây dựng, thực hiện và giám sát đầy đủ các hoạt động kiểm
soát chuyển đổi

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 16

Kiểm soát an ninh thông tin


• Kiểm soát và quản lý việc thay đổi
• Kiểm soát và quản lý thay đổi được thiết kế tốt gồm
những đặc tính sau:
• Cập nhật tất cả tài liệu để phản ánh những thay đổi mới
được triển khai
• Có quy trình đặc biệt để xem xét, phê duyệt và tài liệu
hóa một cách kịp thời cho những thay đổi khẩn cấp
• Phát triển và tài liệu hóa các kế hoạch để tạo điều kiện
hoàn nguyên (reverting) về cấu hình trước đó nếu việc
thay đổi tạo ra những sự cố không mong đợi.
• Giám sát và đánh giá một cách cẩn trọng quyền của
người dùng trong suốt quá trình thay đổi nhằm đảm bảo
duy trì việc phân chia trách nhiệm một cách phù hợp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 17

Kiểm soát an ninh thông tin


• Kiểm soát phát hiện

Hệ thống
Phân tích
phát hiện
nhật ký
xâm nhập

Kiểm tra Giám sát


thâm nhập liên tục

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 18

6
7/11/2020

Kiểm soát bảo mật thông tin-261


• Mục tiêu kiểm soát: bảo vệ thông tin nhạy cảm của DN
không bị tiết lộ trái phép
• Thông tin nhạy cảm (các kế hoạch chiến lược, bí mật
thương mại, thông tin về giá cả, các tài liệu hợp pháp, và
những cải tiến quy trình) thường rất quan trọng đối với
sự thành công và lợi thế cạnh tranh dài hạn của DN.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 19

Kiểm soát bảo mật thông tin


• Bốn hoạt động cơ bản để duy trì tính bảo mật
của thông tin nhạy cảm

Các thủ tục


Mã hóa kiểm soát
truy cập

Xác định và
phân loại Huấn luyện
thông tin nhân sự
được bảo mật Bảo mật
thông
tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 20

Kiểm soát bảo mật thông tin


• Xác định và phân loại thông tin được bảo mật
• Xác định tài sản tri thức, thông tin nhạy cảm khác, vị
trí của chúng và người được phép truy cập.
• Phân loại thông tin theo giá trị của thông tin đối với
DN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 21

7
7/11/2020

Kiểm soát bảo mật thông tin


• Mã hóa
• Đối với thông tin được chuyển giao trên Internet: mã
hóa là cách duy nhất
• Đối với thông tin được lưu trữ trên web hoặc điện
toán đám mây công cộng (public cloud): mã hóa là
một phần của việc phòng thủ sâu (defense-in-
depth).

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 22

Kiểm soát bảo mật thông tin


• Mã hóa
• Mã hóa không phải “thuốc chữa bách bệnh”
• Những thông tin không thể lưu trữ dưới dạng số thì
không thể mã hóa
• Mã hóa cần phải kết hợp với kiểm soát xác thực và
kiểm soát truy cập vật lý

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 23

Kiểm soát bảo mật thông tin


• Các thủ tục kiểm soát truy cập
• Kiểm soát xác thực và phân quyền (kiểm soát truy cập
của người dùng – kiểm soát an ninh)
• Phần mềm quản trị quyền thông tin (IRM)
• Phần mềm ngăn chặn mất dữ liệu (DLP)
• Hạn chế tiếp cận với máy in, máy photo, máy fax, sử
dụng thiết bị bảo vệ màn hình cho laptop (screen
protection devices)
• Những qui định đối với môi trường ảo hóa
(virtualization) và điện toán đám mây (cloud computing)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 24

8
7/11/2020

Kiểm soát bảo mật thông tin


• Huấn luyện nhân sự
• Nhân viên cần biết thông tin nào được phép chia sẻ với
bên ngoài, thông tin nào cần được bảo vệ
• Nhân viên cần được hướng dẫn cách bảo vệ dữ liệu bí
mật, vd:
• Cách sử dụng phần mềm mã hóa
• Luôn thoát ra khỏi các ứng dụng sau khi sử dụng
• Sử dụng màn hình được bảo vệ bằng mật khẩu
(password-protected screen) để ngăn chặn các truy cập
trái phép của các nhân viên khác
• Biết cách mã hóa các báo cáo để phản ánh sự quan trọng
của thông tin
• Biết cách sử dụng đúng email, tin nhắn chat, blogs

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 25

Kiểm soát quyền riêng tư-264


• Bảo mật thông tin và bảo vệ quyền riêng tư
khác nhau như thế nào?

Bảo vệ
Bảo mật thông tin
quyền riêng tư
• Bảo vệ dữ liệu của • Bảo vệ thông tin cá
DN nói chung nhân của khách
hàng, nhân viên, nhà
cung cấp và các đối
tác liên quan đến DN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 26

Kiểm soát quyền riêng tư

Các thủ tục


Mã hóa kiểm soát
truy cập

Xác định và
phân loại Huấn luyện
thông tin nhân sự
được bảo mật Bảo vệ
quyền
riêng tư

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 27

9
7/11/2020

Kiểm soát quyền riêng tư


• Các thủ tục kiểm soát truy cập
• Kiểm soát xác thực và phân quyền (kiểm soát truy
cập của người dùng)
• Chạy chương trình làm thay đổi giá trị thực của dữ
liệu (data masking programs) nhằm mục đích bảo
mật thông tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 28

Kiểm soát tính toàn vẹn-286


• Nguyên tắc xử lý toàn vẹn cho rằng một hệ
thống đáng tin cậy là hệ thống tạo ra thông tin
chính xác, đầy đủ, kịp thời và hợp lệ
• Các thủ tục kiểm soát toàn vẹn bao gồm:
• Kiểm soát nhập liệu
• Kiểm soát xử lý
• Kiểm soát thông tin đầu ra

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 29

Kiểm soát tính toàn vẹn


• Kiểm soát nhập liệu
• Mục tiêu kiểm soát: đảm bảo dữ liệu chính xác, đầy đủ
và hợp lệ
• Các nhóm thủ tục kiểm soát nhập liệu
• Kiểm soát nguồn dữ liệu
• Thiết kế mẫu chứng từ và các mẫu biểu nhập liệu
• Đối chiếu, kiểm tra chứng từ
• Xác nhận sau khi xử lý và lưu trữ chứng từ gốc
• Kiểm soát quá trình nhập liệu
• Kiểm soát nhập liệu đầu vào
• Kiểm soát nhập liệu theo lô
• Kiểm soát nhập liệu trực tuyến

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 30

10
7/11/2020

Kiểm soát tính toàn vẹn


• Kiểm soát nhập liệu đầu vào
• Kiểm tra kiểu dữ liệu (Field check)
• Kiểm tra dấu (Sign check)
• Kiểm tra giới hạn (Limit check và range check)
• Kiểm tra dung lượng vùng nhập liệu (Size check)

INPUT CONTROL

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 31

Kiểm soát tính toàn vẹn


• Kiểm soát nhập liệu đầu vào
• Kiểm tra tính đầy đủ (Completeness check)
• Kiểm tra tính hợp lệ (Validity check)
• Kiểm tra tính hợp lý (Reasonableness test)
• Số kiểm tra (Check digit) và xác nhận số kiểm tra
(Check digit verification)

INPUT CONTROL

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 32

Kiểm soát tính toàn vẹn


• Kiểm soát nhập liệu theo lô
• Kiểm tra tuần tự (Sequence check)
• Nhật ký nhập liệu (An error log)
• Tổng lô (Batch total)
• Tổng tài chính (Financial total)
• Tổng hash (Hash total)
• Đếm mẫu tin (Record count)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 33

11
7/11/2020

Kiểm soát tính toàn vẹn


• Kiểm soát nhập liệu trực tuyến
• Prompting
• Kiểm tra vòng lặp kín (Closed-loop verification)
• Nhật ký nghiệp vụ (Transaction log)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 34

Kiểm soát tính toàn vẹn


• Kiểm soát xử lý
• Mục tiêu: đảm bảo dữ liệu được xử lý chính xác
• Các thủ tục kiểm soát gồm:
• Kiểm tra sự phù hợp dữ liệu (Data matching)
• Kiểm tra nhãn và thuộc tính tập tin dữ liệu (File labels)
• Kiểm tra tổng số lô sau khi xử lý (Batch totals)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 35

Kiểm soát tính toàn vẹn


• Kiểm soát xử lý
• Các thủ tục kiểm soát gồm:
• Kiểm tra chéo (Cross-footing test) và kiểm tra số dư
bằng 0 (Zero-balance test)
• Cơ chế chống ghi tập tin (Write-protection
mechanism)
• Kiểm soát cập nhật đồng thời (Concurrent update
control) (trong trường hợp có nhiều hơn 1 người dùng
cùng truy cập đến dữ liệu)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 36

12
7/11/2020

Kiểm soát tính toàn vẹn


• Kiểm soát thông tin đầu ra
• Mục tiêu: đảm bảo thông tin hệ thống cung cấp là
đáng tin cậy
• Các thủ tục kiểm soát gồm:
• Người dùng đánh giá thông tin đầu ra
• Quy định các thủ tục và quy trình đối chiếu dữ liệu,
thông tin
• Đối chiếu dữ liệu ngoài hệ thống
• Kiểm soát truyền tải dữ liệu
• Checksums
• Parity bits và parity checking

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 37

Kiểm soát tính khả dụng-293


• Mục tiêu và kiểm soát
• Giảm thiểu rủi ro thời gian chết của hệ thống
• Bảo trì hệ thống (Preventive maintenance)
• Fault tolerance
• Sử dụng hệ thống UPS (Uninterruptible power supply)
• Phục hồi và nối tiếp hoạt động bình thường
• Thủ tục sao lưu dữ liệu (Backup procedures)
• Kế hoạch phục hồi sau thảm họa (Disaster recovery plan-
DRP)
• Kế hoạch kinh doanh liên tục (Business continuity plan-
BCP)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 38

Kiểm soát tính khả dụng


• Phục hồi và nối tiếp hoạt động bình thường

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 39

13
7/11/2020

Kiểm soát tính khả dụng


• Phục hồi và nối tiếp hoạt động bình thường
• Thủ tục sao lưu dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 40

Kiểm soát tính khả dụng


• Phục hồi và nối tiếp hoạt động bình thường
• Thủ tục sao lưu dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 41

Thank you!

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 42

14
7/11/2020

Thuật ngữ
Access control matrix Ma trận kiểm soát truy cập

Authentication Xác thực

Backup Sao lưu

Batch totals Tổng lô

Business continuity plan Kế hoạch tiếp tục kinh doanh

Change control and change management Kiểm soát thay đổi và quản lý việc thay đổi

Check digit Số kiểm tra

Check digit verification Xác nhận số kiểm tra

Checksum Kỹ thuật kiểm tra độ chính xác của dữ liệu truyền tải
thông qua thuật toán băm của tập tin

Closed-loop verification Kiểm tra vòng lặp kín

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 43

Thuật ngữ
Compatibility test Kiểm tra sự tương thích giữa các kiểm soát xác
nhận và ma trận kiểm soát truy cập
Completeness check (or test) Kiểm tra tính đầy đủ
Concurrent update controls Kiểm tra cập nhật đồng thời
Cookies Cookies
Cross-footing balance test Kiểm tra chéo số dư
Data loss prevention (DLP) Phần mềm ngăn ngừa việc mất dữ liệu

Data masking Chương trình làm thay đổi giá trị thực của dữ liệu

Defense-in-depth Nguyên tắc an ninh phòng thủ sâu


Differential backup Sao lưu lũy tiến
Digital watermark Mã đánh dấu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 44

Thuật ngữ
Disaster recovery plan (DRP) Kế hoạch phục hồi sau thảm họa

Encryption Mã hóa
Fault tolerance Dung sai/ sức chịu đựng lỗi hệ thống
Field check Kiểm tra kiểu dữ liệu
Financial total Tổng tài chính
Hash total Tổng hash
Incremental backup Sao lưu từng phần
Information rights management (IRM) Phần mềm quản trị quyền thông tin

Intrusion detection system (IDS) Hệ thống phát hiện thâm nhập


Limit check Kiểm tra giới hạn

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 45

15
7/11/2020

Thuật ngữ
Log analysis Phân tích nhật ký

Multifactor authentication Xác thực đa nhân tố (dùng nhiều cách xác thực khác
nhau)
Multimodal authentication Xác thực đa cách thức (dùng nhiều xác thức cùng một
cách)
Parity bit Một bit được thêm vào dữ liệu truyền tải nhằm kiểm
tra sự chính xác

Parity checking Kiểm soát sự chính xác thông tin qua kỹ thuật parity

Penetration test Kiểm tra sự xâm nhập

Prompting Nhắc nhập liệu

Range check Kiểm tra giới hạn

Reasonableness test Kiểm tra hợp lý

Record count Đếm mẫu tin

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 46

Thuật ngữ
Recovery point objective Mốc phục hồi dữ liệu

Recovery time objective Mốc thời gian phục hồi

Sequence check Kiểm tra tuần tự

Sign check Kiểm tra dấu

Size check Kiểm tra dung lượng

Time-based model of security Nguyên tắc an ninh dựa trên thời gian

Turnaround document Chứng từ luân chuyển

Validity check Kiểm tra hợp lệ

Zero-balance test Kiểm tra số dư bằng 0

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 47

16
7/11/2020

CHƯƠNG 6
CHU TRÌNH DOANH THU

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

Mục tiêu
• Mô tả các hoạt động kinh doanh cơ bản và các hoạt
động xử lý thông tin trong chu trình doanh thu
• Thảo luận về các quyết định cần thực hiện và xác định
nhu cầu thông tin để hỗ trợ ra quyết định trong chu
trình doanh thu
• Xác định các rủi ro và đánh giá các thủ tục kiểm soát
thích hợp trong chu trình doanh thu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 2

Nội dung
Khái niệm

Quyết định

Các hoạt động chính

Rủi ro và kiểm soát

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 3

1
7/11/2020

Khái niệm
Tập hợp các hoạt động kinh doanh và hoạt động xử lý
thông tin lặp đi lặp lại liên quan đến quá trình cung
cấp hàng hóa, dịch vụ, và thu tiền

Cung cấp sản phẩm đúng, đến đúng địa điểm,


Mục tiêu
vào đúng thời gian quy định, với mức giá đúng
hoạt động
theo thỏa thuận

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 4

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 5

Quyết định
• Điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu của KH?
• Khả năng cung ứng và địa điểm lưu trữ?
• Phương thức vận chuyển hàng?
• Giá bán tối ưu?
• Chính sách tín dụng đối với khách hàng?
• Phương thức thu tiền từ khách hàng?

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 6

2
7/11/2020

Các hoạt động chính


Xuất Lập HĐ
Xử lý
kho và và ghi
đặt Thu tiền
gửi nhận
hàng
hàng NPT

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 7

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 8

Xử lý đặt hàng
(344)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 9

3
7/11/2020

Xử lý đặt hàng

Nhận đặt hàng

Xét duyệt tín dụng

Kiểm tra hàng tồn kho

Phản hồi yêu cầu của khách hàng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 10

Xử lý đặt hàng
Nhận đặt hàng
Truyền thống Ứng dụng CNTT
Đầu vào Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng của khách hàng
(Customer order) (Điện tử)
của khách hàng
(Giấy)
Xử lý Nhân viên nhập dữ KH nhập dữ liệu đặt hàng trên
liệu đặt hàng website
Sử dụng hệ thống trao đổi dữ
liệu điện tử (EDI)
Sử dụng mã QR

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 11

Xử lý đặt hàng

Lệnh bán hàng


Chứng từ được tạo ra trong quá
trình nhập đặt hàng, liệt kê số
lượng, chất lượng, giá của từng mặt
hàng và các điều khoản bán hàng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 12

4
7/11/2020

Xử lý đặt hàng
Xét duyệt tín dụng
KH hiện hành có lịch sử KH mới hoặc KH hiện tại có
thanh toán tốt lịch sử thanh toán xấu
Xét duyệt theo chính sách ủy quyền Xét duyệt từng trường hợp
Dựa vào hạn mức tín dụng
Công thức: HMTD ≥ Giá trị ĐĐH + NPT

Thông tin cần sử dụng:

• Chính sách tín dụng • Thông tin nợ quá hạn


• Số dư NPT hiện hành • Lịch sử thanh toán
• Tình hình tài chính của đơn vị

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 13

Xử lý đặt hàng
Kiểm tra hàng tồn kho
Trường hợp đủ hàng Trường hợp thiếu hàng

• Hoàn tất lệnh bán hàng Lập lệnh bổ sung hàng (back
• Cập nhật dữ liệu số lượng order): yêu cầu bộ phận sản
hàng có thể giao xuất hoặc mua hàng về lượng
• Thông tin đến các bộ phận hàng cần bổ sung
khác: giao nhận, kho và lập
hóa đơn
• Gửi xác nhận đến khách hàng
Thông tin cần sử dụng
Số lượng sẵn sàng để bán
Số lượng đặt hàng của khách hàng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 14

Xử lý đặt hàng
Lệnh bổ sung hàng (Back order)

Chứng từ yêu cầu mua hoặc sản xuất thêm các


mặt hàng, được tạo ra khi hàng tồn kho không đủ
để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 15

5
7/11/2020

Xử lý đặt hàng
Phiếu xuất kho (Picking ticket)

Chứng từ liệt kê các mặt hàng và số lượng được


xét duyệt và ủy quyền cho chức năng kiểm soát
hàng tồn kho tiến hành xuất kho chuyển hàng
hoá đó đến bộ phận giao nhận

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 16

Xử lý đặt hàng
• Phản hồi yêu cầu của khách hàng
• Các yêu cầu có thể xảy ra trước hoặc sau khi đặt hàng
• Nên sử dụng hệ thống quản trị quan hệ KH (CRM)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 17

Các hoạt động chính


Xuất Lập HĐ
Xử lý
kho và và ghi
đặt Thu tiền
gửi nhận
hàng
hàng NPT

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 18

6
7/11/2020

Xuất kho và gửi hàng-352

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 19

Xuất kho và gửi hàng


• Xuất kho và đóng gói hàng hóa
• Căn cứ vào phiếu xuất kho (Picking ticket) nhận được
từ hoạt động xử lý đặt hàng
• Ghi bổ sung thông tin trên PXK về số lượng hàng thực
xuất
• Chuyển PXK đến hoạt động vận chuyển

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 20

Xuất kho và gửi hàng


• Gửi hàng
• Cần so sánh giữa
• Số lượng kiểm đếm

• Số lượng trên PXK

• Số lượng trên lệnh bán hàng

• Nguyên nhân chênh lệch


• Lưu trữ mặt hàng không đúng vị trí

• Thông tin HTK không chính xác

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 21

7
7/11/2020

Xuất kho và gửi hàng


• Gửi hàng
• Cập nhật: Số ĐĐH, số mặt hàng được đặt và số
lượng vận chuyển

• Lập bảng kê chi tiết đóng gói (packing slip)

• Lập vận đơn hàng hải (bill of lading)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 22

Xuất kho và gửi hàng

Bảng kê chi tiết đóng gói


(Packing slip)
liệt kê số lượng và mô tả của từng
mặt hàng được vận chuyển

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 23

Xuất kho và gửi hàng


Vận đơn hàng hải (Bill of ladding) là hợp đồng pháp
lý, xác định trách nhiệm đối với hàng hóa trong quá
trình vận chuyển. Nó xác định:
• Đơn vị vận chuyển
• Nơi xuất hàng
• Nơi nhận hàng
• Các hướng dẫn vận chuyển đặc biệt
• Bên thanh toán phí vận chuyển
• Nếu khách hàng thanh toán chi phí vận chuyển, có thể
phát sinh chứng từ Hóa đơn vận chuyển (Freight bill)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 24

8
7/11/2020

Xuất kho và gửi hàng


• Gửi hàng
• Các quyết định quan trọng
• Lựa chọn phương pháp giao hàng

• Xác định địa điểm đặt trung tâm phân phối

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 25

Các hoạt động chính


Xuất Lập HĐ
Xử lý
kho và và ghi
đặt Thu tiền
gửi nhận
hàng
hàng NPT

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 26

Lập hóa đơn và theo dõi NPT-357

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 27

9
7/11/2020

Lập hóa đơn và theo dõi NPT


• Lập hóa đơn
• Tạo ra hóa đơn bán hàng (Sales invoice) để thông báo cho
khách hàng nghĩa vụ trả tiền
• Cập nhật nợ phải thu
• Nhiệm vụ
• Ghi tăng NPT khi phát hành hóa đơn
• Ghi giảm NPT khi KH thanh toán
• Phương pháp theo dõi NPT
• Phương pháp hoá đơn mở (Open-invoice method)
• Phương pháp chuyển số dư (Balance forward method)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 28

Phương pháp theo dõi nợ phải thu theo


từng hóa đơn (Open-invoice method)

KH thanh toán theo Khách hàng được


từng hóa đơn. Hai yêu cầu trả lại
liên của hóa đơn một liên hóa đơn
được gửi đến KH. khi thanh toán.

Liên này là chứng từ


luân chuyển được sử
dụng như một thông
báo chuyển tiền
(remittance advice)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 29

Phương pháp theo dõi NPT theo số dư

(Balance
forward
method)

Báo cáo NPT hàng


KH thanh toán theo số tháng liệt kê các giao Một liên được gửi lại
dư trên báo cáo tháng dịch trong kỳ và số dư cho doanh nghiệp khi
(Monthly statement) hiện hành được lập thanh toán
thành 2 liên gửi KH

30
Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

10
7/11/2020

Lập hóa đơn và theo dõi NPT


• Cập nhật nợ phải thu
• Điều chỉnh giảm NPT và xóa nợ
• Giảm giá hay hàng bán bị trả lại

• Xóa nợ khi không thu hồi được

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 31

Hàng bán bị trả lại Giảm giá hàng bán

• Nhận được xác nhận từ • Lập bản điều chỉnh


BP kho rằng hàng hóa công nợ phải thu
đã thực sự được trả lại. (credit memo) cho
• Lập bản điều chỉnh công phép ghi có NPT KH.
nợ phải thu (credit
memo) cho phép ghi có
NPT KH.

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 32

Các hoạt động chính


Xuất Lập HĐ
Xử lý
kho và và ghi
đặt Thu tiền
gửi nhận
hàng
hàng NPT

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 33

11
7/11/2020

Thu tiền-362

Thông báo chuyển tiền Tiền


Danh sách chuyển tiền

Kiểm tra
Cập nhật thanh toán Gửi tiền

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 34

Thu tiền
• Phương thức thanh toán

Sử dụng hộp khóa


Chứng từ luân chuyển (ngân hàng)
(lockbox)

Hộp thư điện tử dùng Chuyển tiền điện tử


trong ngân hàng (EFT)

Chấp nhận thẻ tín


Trao đổi dữ liệu điện
dụng hoặc thẻ mua
tử tài chính (FEDI)
sắm

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 35

Rủi ro và kiểm soát


• Mục tiêu
• Kiểm soát đạt mục tiêu thông tin tin cậy
• Nguồn dữ liệu và ghi chép xử lý nghiệp vụ kinh tế
• Kiểm soát việc sử dụng và công bố thông tin
• Kiểm soát đạt mục tiêu hoạt động
• An toàn tài sản, thông tin
• Đảm bảo các nghiệp vụ được ủy quyền đúng
• Cung cấp TT hữu ích để giúp HĐKD hữu hiệu và hiệu
quả
• Kiểm soát đạt mục tiêu tuân thủ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 36

12
7/11/2020

Rủi ro và kiểm soát


Rủi ro Thủ tục kiểm soát
Dữ liệu không chính xác • Kiểm soát tính toàn vẹn (xử lý dữ
hoặc không hợp lệ liệu)
• Ngăn chặn truy cập vào dữ liệu
• Xem xét tất cả các thay đổi của
dữ liệu
Tiết lộ trái phép thông tin • Kiểm soát truy cập
nhạy cảm • Mã hóa
Dữ liệu bị mất hoặc bị • Sao lưu dữ liệu và phục hồi sau
hủy hoại thiệt hại
Thành quả hoạt động • Báo cáo quản trị
kém

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 37

Rủi ro và kiểm soát


Xử lý đặt hàng

Rủi ro Thủ tục kiểm soát


Lệnh bán hàng không • Kiểm soát nhập liệu
đầy đủ/ không chính xác • Kiểm soát truy cập
Lệnh bán hàng không • Xác thực bằng chữ ký
hợp lệ
Không thu được tiền • Thiết lập hạn mức tín dụng
• Xét duyệt trong từng trường
hợp cụ thể
• Đánh giá tuổi nợ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 38

Rủi ro và kiểm soát


Xử lý đặt hàng

Nguy cơ Thủ tục kiểm soát


Hàng tồn kho dư thừa • Hệ thống kê khai thường xuyên
hoặc thiếu hàng tồn kho
• Sử dụng mã vạch
• Huấn luyện
• Kiểm kê định kỳ HTK
• Dự báo bán hàng và báo cáo hoạt
động
Mất khách hàng • Hệ thống CRM, trang web có khả
năng hỗ trợ và đánh giá dịch vụ
KH

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 39

13
7/11/2020

Rủi ro và kiểm soát


Giao hàng

Rủi ro Thủ tục kiểm soát


Xuất sai mặt hàng • Kỹ thuật mã vạch
hoặc sai số lượng • Đối chiếu giữa bảng kê xuất kho
với chi tiết của lệnh bán hàng
Mất cắp hàng tồn kho • Hạn chế tiếp cận vật lý với HTK
• Lập chứng từ với tất cả trường
hợp luân chuyển HTK
• Kỹ thuật mã vạch
• Kiểm đếm HTK định kỳ và đối
chiếu với sổ sách

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 40

Rủi ro và kiểm soát


Giao hàng
Rủi ro Thủ tục kiểm soát
Lỗi trong gửi hàng (gửi trễ • Đối chiếu chứng từ giao hàng với
hoặc không gửi được, sai lệnh bán hàng, bảng kê xuất kho
số lượng, sai mặt hàng, sai và phiếu đóng gói
địa chỉ, trùng lặp) • Nhập dữ liệu qua máy quét mã
vạch
• Kiểm soát nhập liệu (nếu dữ liệu
vận chuyển được nhập trên các
thiết bị đầu cuối)
• Sử dụng hệ thống ERP để hạn
xuất trùng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 41

Rủi ro và kiểm soát


Lập hóa đơn
Rủi ro Thủ tục kiểm soát
Lập hóa đơn sai • Phân chia trách nhiệm giữa chức
năng lập hóa đơn và gửi hàng
• Đối chiếu định kỳ hóa đơn với lệnh
bán hàng, PXK và chứng từ gửi hàng
• Cấu hình hệ thống để lấy giá bán tự
động
• Hạn chế truy cập dữ liệu về giá
• Kiểm soát nhập liệu
• Đối chiếu chứng từ giao hàng (PXK,
vận đơn hàng hải và phiếu đóng
gói) với lệnh bán hàng

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 42

14
7/11/2020

Rủi ro và kiểm soát


Lập hóa đơn
Nguy cơ Thủ tục kiểm soát
Lỗi cập nhật dữ liệu • Kiểm soát nhập liệu
nợ phải thu • Đối chiếu tổng lô
• Gửi báo cáo tháng đến KH
• Đối chiếu sổ chi tiết NPT với sổ cái
Bản điều chỉnh công • Phân chia nhiệm vụ giữa chức năng
nợ không chính xác xét duyệt bản điều chỉnh công nợ và
hoặc không hợp lệ chức năng nhập liệu đặt hàng và với
chức năng quản lý khách hàng
• Cấu hình hệ thống để ngăn điều
chỉnh công nợ khi chưa đủ chứng từ
từ hợp lệ

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 43

Rủi ro và kiểm soát


Thu tiền

Nguy cơ Thủ tục kiểm soát


Mất tiền • Phân chia trách nhiệm – thủ quỹ nên tách biệt với (1)
người ghi nhận DL thanh toán, (2) người lập hoặc xét
duyệt bản điều chỉnh công nợ, (3) Đối chiếu với tài
khoản ngân hàng
• Sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt
• Lập danh sách tất cả các khoản thanh toán của KH đã
nhận
• Cân nhắc và hạn chế việc chuyển nhượng các séc thanh
toán
• Gửi tiền vào ngân hàng hàng ngày với các khoản tiền
mặt nhận được

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 44

Rủi ro và kiểm soát


Thu tiền

Nguy cơ Thủ tục kiểm soát


Các vấn đề về • Sử dụng thẻ tín dụng
dòng tiền • Chiết khấu thanh toán cho khách hàng
• Lập dự toán dòng tiền

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 45

15
7/11/2020

Thank you!

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 46

Thuật ngữ
Accounts receivable aging schedule Báo cáo NPT theo tuổi nợ

Back order Lệnh đặt hàng bổ sung

Balance-forward method Phương pháp chuyển số dư

Bill of lading Vận đơn

Cash flow budget Ngân quỹ dòng tiền mặt

Credit limit Hạn mức tín dụng

Credit memo Bản điều chỉnh công nợ phải thu

Customer relationship management (CRM) systems Hệ thống quản trị mối quan hệ khách hàng

Cycle billing Chu kỳ lập hóa đơn

Electronic data interchange (EDI) Trao đổi dữ liệu điện tử

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

Thuật ngữ
Electronic funds transfer (EFT) Chuyển tiền điện tử
Electronic lockbox Hộp thư trong ngân hàng dạng điện tử
Financial electronic data interchange (FEDI) Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính
Freight bill Hóa đơn vận chuyển
Lockbox Tủ khóa (ở ngân hàng)
Monthly statement Báo cáo NPT hàng tháng
Open-invoice method Phương pháp hóa đơn mở
Packing slip Bảng kê chi tiết đóng gói
Picking ticket Phiếu xuất kho
Remittance advice Thông báo chuyển tiền
Remittance list Danh sách chuyển tiền
Revenue cycle Chu trình doanh thu
Sales invoice Hóa đơn bán hàng
Sales order Xử lý đặt hàng
Universal payment identification code (UPIC) Mã xác nhận thanh toán chung

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

16
7/11/2020

CHƯƠNG 8
CHU KỲ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn

Mục tiêu chương


• Hiểu khái niệm chu kỳ phát triển hệ thống

• Hiểu các phương thức phát triển hệ thống

• Hiểu cơ bản nội dung và quy trình của từng giai


đoạn trong phát triển hệ thống

• Hiểu cơ bản các tài liệu, kỹ thuật dùng trong các giai
đoạn phát triển hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 2

Nội dung
• Tổng quan về phát triển hệ thống

• Chiến lược phát triển hệ thống

• Phân tích hệ thống

• Thiết kế luận lý hệ thống

• Thiết kế vật lý hệ thống

• Thực hiện và chuyển đổi hệ thống

• Vận hành và bảo trì hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 3

1
7/11/2020

Tổng quan về phát triển hệ thống-589


• Các nguyên nhân phát triển hệ thống
• Nhu cầu doanh nghiệp / người dùng thay đổi
• Công nghệ thay đổi
• Cải tiến quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp
• Tạo lợi thế cạnh tranh
• Tăng năng suất
• Tích hợp các hệ thống
• Hệ thống lỗi thời cần được thay thế

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 4

Tổng quan về phát triển hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 5

Tổng quan về phát triển hệ thống


• Nhân sự tham gia
• Lãnh đạo doanh nghiệp
• Người dùng hệ thống
• Ban chỉ đạo hệ thống thông tin
• Đội ngũ phát triển dự án
• Phân tích viên và lập trình viên
• Đối tượng bên ngoài

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 6

2
7/11/2020

Tổng quan về phát triển hệ thống


• Lập kế hoạch phát triển hệ thống
• Lập kế hoạch phát triển dự án
• Phân tích mối quan hệ lợi ích / chi phí
• Lập tài liệu trình bày yêu cầu của dự án (con người,
phần cứng, phần mềm và tài chính)
• Lập lịch trình các hoạt động cần thiết để phát triển
và vận hành ứng dụng mới

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 7

Tổng quan về phát triển hệ thống


• Lập kế hoạch phát triển hệ thống
• Lập kế hoạch phát triển tổng thể: nhằm trả lời các câu hỏi:
• Các thành phần cấu thành nên hệ thống?

• Làm thế nào phát triển hệ thống?

• Ai sẽ phát triển hệ thống?

• Các nguồn lực cần thiết sẽ được hình thành như thế nào?

• HTTTKT có vị trí đứng đầu ở các dự án nào?

 Dự án nào có mức độ ưu tiên cao nhất sẽ được phát triển trước


tiên

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 8

Tổng quan về phát triển hệ thống


• Đánh giá tính khả thi
• Khả thi về kinh tế
• Khả thi về kỹ thuật công nghệ
• Khả thi về pháp lý
• Khả thi về thời gian phát triển hệ thống
• Khả thi về vận hành

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 9

3
7/11/2020

Chiến lược phát triển hệ thống- 623-631


• Các phương án hình thành HT
• Mua sắm trọn gói
• Tự phát triển
• Thuê ngoài

• Các phương thức cải thiện quá trình phát triển HT


• Quy trình kinh doanh (đọc sách)
• Phát triển theo mẫu thử nghiệm
• Công cụ kỹ thuật phần mềm hỗ trợ máy tính (đọc sách)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 10

Chiến lược phát triển hệ thống


• Các phương án hình thành HT
Phương án Ưu điểm Khuyết điểm
Mua sắm trọn Tiết kiệm thời gian phát triển hệ thống Phần mềm có thể không đáp ứng
gói Cho phép DN tập trung vào giá trị cốt lõi một số nhu cầu thông tin của DN

Tự phát triển Hệ thống có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu Chi phí cao, thời gian phát triển hệ
thông tin của DN thống kéo dài
Quá trình phát triển hệ thống được kiểm Dữ liệu có thể trùng lắp, nguồn lực
soát chặt bởi người dùng hệ thống bị lãng phí
Tài liệu hệ thống không đầy đủ
Thuê ngoài Cho phép DN tập trung vào giá trị cốt lõi Kém linh hoạt, khó điều chỉnh hợp
Tối ưu hóa tài sản DN đồng
Chi phí thấp, thời gian phát triển hệ thống Gia tăng rủi ro mất kiểm soát dữ
ngắn liệu và hệ thống
Sử dụng hệ thống hiệu quả, tránh tình Giảm lợi thế cạnh tranh
trạng quá tải/nhàn rỗi
Tinh gọn bộ máy

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 11

Phân tích hệ thống-600


• Mục tiêu
• Xác định các vấn đề cần giải quyết, đánh giá sơ bộ
tính khả thi của dự án
• Đạt được sự hiểu biết về hệ thống hiện hành
• Đánh giá tính khả thi (nhấn mạnh khả thi về kinh tế)
• Xác định nhu cầu thông tin của người dùng và yêu
cầu của hệ thống mới
• Tài liệu hóa kết quả thu thập được, cung cấp cho nhà
quản lý ra quyết định

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 12

4
7/11/2020

Phân tích hệ thống


• Công cụ, kỹ thuật hỗ trợ phân tích và thiết kế HT
• Phỏng vấn
• Bảng câu hỏi
• Quan sát
• Sơ đồ dòng dữ liệu
• Lưu đồ
• Sơ đồ quan hệ thực thể
• Mô hình dữ liệu REA
•…
Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 13

Phân tích hệ thống


• Quy trình

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 14

Phân tích hệ thống


• Tiến hành điều tra ban đầu
• Xác định vấn đề cần giải quyết và phạm vi của dự án
 Một đề xuất nghiên cứu hệ thống (proposal to
conduct systems analysis) được thiết lập để phê
chuẩn cho dự án và cập nhật bổ sung vào kế hoạch
phát triển tổng thể (master plan) của doanh nghiệp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 15

5
7/11/2020

Phân tích hệ thống


• Khảo sát hệ thống hiện hành
• Hiểu rõ về HTTTKT hiện hành (hoạt động, chính sách,
thủ tục, dòng dữ liệu, phần cứng, phần mềm, nhân
sự, điểm mạnh/yếu)
• Phát triển tốt mối quan hệ với người dùng hệ thống
• Xác định bản chất của các vấn đề tồn tại đang được
khảo sát
• Thu thập dữ liệu hữu ích tiềm ẩn trong hệ thống
thông qua các công cụ phân tích hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 16

Phân tích hệ thống


• Xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu của HT
• Mục tiêu của hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 17

Phân tích hệ thống


• Xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu của HT
• Nội dung yêu cầu của hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 18

6
7/11/2020

Phân tích hệ thống


• Xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu của HT
• Bốn chiến lược để xác định yêu cầu của hệ thống
• Phỏng vấn người dùng hệ thống
• Phân tích hệ thống bên ngoài
• Kiểm tra hệ thống hiện hành
• Sử dụng phương thức phát triển hệ thống theo mẫu
thử nghiệm

• Lập báo cáo phân tích hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 19

Thiết kế hệ thống luận lý

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 20

Thiết kế hệ thống luận lý-651


• Chuẩn bị đặc điểm thiết kế các thành phần
• Đầu ra
• Lưu trữ dữ liệu
• Đầu vào
• Thủ tục và hoạt động xử lý
• Lập báo cáo thiết kế luận lý

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 21

7
7/11/2020

Thiết kế hệ thống vật lý

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 22

Thiết kế hệ thống vật lý


• Thiết kế đầu ra
• Phân loại một số báo cáo đầu ra
• Báo cáo định kỳ
• Báo cáo phân tích cho mục đích đặc biệt
• Báo cáo đối phó tình huống bất thường
• Báo cáo theo yêu cầu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 23

Thiết kế hệ thống vật lý


• Thiết kế đầu ra
• Nội dung thiết kế
• Việc sử dụng
• Phương án
• Hình thức
• Mẫu in sẵn hay chứng từ luân chuyển
• Truy cập
• Thời điểm kết xuất

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 24

8
7/11/2020

Thiết kế hệ thống vật lý


• Thiết kế tập tin và CSDL

Nội dung Diễn giải


Phương án Lưu trữ dữ liệu trên ổ đĩa cứng, CD, băng ghi âm, hay giấy tờ?

Phương thức xử lý Sử dụng phương thức xử lý thủ công, theo lô, hay theo thời gian
thực?

Kích thước Có bao nhiêu mẫu tin sẽ được lưu trữ trong CSDL, số lượng các
mẫu tin sẽ tăng nhanh như thế nào?

Mức độ hoạt động Bao nhiêu phần trăm mẫu tin sẽ được cập nhật, bổ sung, hoặc xóa
bỏ mỗi năm?

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 25

Thiết kế hệ thống vật lý


• Thiết kế đầu vào
Nội dung Diễn giải

Phương án Nhập dữ liệu sử dụng bàn phím, OCR, MICR, POS, mã vạch,
RFID, EDI, hay bằng giọng nói?

Nguồn Dữ liệu bắt nguồn từ đâu (máy tính, khách hàng, ví trí từ xa,
v.v..), và ảnh hưởng đến việc nhập dữ liệu như thế nào?

Hình thức Hình thức nào (chừng từ gốc hay chứng từ luân chuyển,
màn hình, nguồn dữ liệu tự động) sẽ thu thập dữ liệu một
cách hiệu quả với chi phí và nỗ lực thấp nhất?

Loại dữ liệu Bản chất của dữ liệu là gì?

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 26

Thiết kế hệ thống vật lý


• Thiết kế đầu vào

Nội dung Diễn giải


Khối lượng Bao nhiêu dữ liệu sẽ được nhập?
Nhân sự Khả năng, trách nhiệm, và kiến thức chuyên môn của
người nhập dữ liệu là gì?

Tấn suất Dữ liệu phải được nhập thường xuyên như thế nào?

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 27

9
7/11/2020

Thiết kế hệ thống vật lý


• Thiết kế chương trình
• Xác định nhu cầu của người dùng
• Xây dựng và lập tài liệu kế hoạch phát triển hệ thống
• Viết chương trình
• Kiểm tra chương trình
• Lập tài liệu chương trình
• Huấn luyện người dùng
• Cài đặt hệ thống
• Sử dụng và điều chỉnh hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 28

Thiết kế hệ thống vật lý


• Thiết kế thủ tục
• Chuẩn bị đầu vào
• Xử lý giao dịch
• Truy cập dữ liệu
• Truy xuất và cung cấp đầu ra
• Hướng dẫn vận hành hệ thống máy tính
• ….

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 29

Thiết kế hệ thống vật lý


• Thiết kế kiểm soát
• Tính hợp lệ
• Phân quyền
• Tính chính xác
• Tính bảo mật
• Kiểm soát việc đánh số
• Tính sẵn sàng
• Khả năng bảo trì
• Tính toàn vẹn
• Dấu vết kiểm toán

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 30

10
7/11/2020

Thực hiện và chuyển đổi

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 31

Thực hiện và chuyển đổi


• Lập kế hoạch thực hiện
• Các công việc cần thực hiện
• Ngày hoàn thành dự kiến
• Ước tính chi phí
• Phân công cá nhân phụ trách

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 32

Thực hiện và chuyển đổi


• Tuyển dụng, huấn luyện nhân viên
• Đối tượng huấn luyện
• Người trực tiếp sử dụng hệ thống
• Người sử dụng kết quả tạo ra từ hệ thống
• Nhân viên vận hành hệ thống
• Nhân viên quản trị, kiểm soát dữ liệu

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 33

11
7/11/2020

Thực hiện và chuyển đổi


• Hoàn thành tài liệu hệ thống
• Tài liệu phát triển: bao gồm mô tả hệ thống, bản sao
đầu ra, đầu vào, kết cấu cơ sở dữ liệu, lưu đồ, kết
quả kiểm tra và mẫu chấp nhận người dùng hệ
thống, …
• Tài liệu vận hành: bao gồm kế hoạch lịch trình vận
hành, truy cập tập tin và cơ sở dữ liệu, trang thiết bị,
lưu trữ và an ninh, …
• Tài liệu người dùng: bao gồm các thủ tục kiểm soát
thủ công và tài liệu huấn luyện, …

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 34

Thực hiện và chuyển đổi


• Kiểm tra hệ thống
• Kiểm tra module (Walk-through)
• Kiểm tra theo chuỗi (Processing test data)
• Kiểm tra toàn bộ (Acceptance tests)

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 35

Thực hiện và chuyển đổi


• Chuyển đổi dữ liệu
• Chuyển đổi hệ thống

Chuyển đổi
trực tiếp

Vận hành song


song

Chuyển đổi
từng phần

Chuyển đổi thí


điểm

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 36

12
7/11/2020

Vận hành và bảo trì


• Xem xét và đánh giá sau chuyển đổi
• Mục tiêu • Độ chính xác

• Thỏa mãn • Thay đổi

• Lợi ích • Tài liệu

• Lỗi • Thời gian

• Huấn luyện • Tương thích

• Chi phí • Kiểm soát, bảo mật

• Độ tin cậy • Giao tiếp

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 37

Vận hành và bảo trì


• Bảo trì hệ thống
• Cải tiến hệ thống theo kế hoạch
• Cải tiến không theo kế hoạch
• Kiểm soát bảo trì hệ thống

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 38

Thank you!

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 39

13
7/11/2020

Các thuật ngữ


Acceptance tests Kiểm tra toàn bộ
Business process management (BPM) Quản trị quy trình kinh doanh
Computer programmers Lập trình viên
Conceptual design Thiết kế luận lý
Demand report Báo cáo theo yêu cầu
Direct conversion Chuyển đổi trực tiếp
Economic feasibility Khả thi về kinh tế
End-user computing (EUC) Người dùng cuối
Feasibility study Đánh giá tính khả thi
Implementation and conversion Thực hiện và chuyển đổi
Information systems steering committee Ban chỉ đạo hệ thống thông tin
Initial investigation Điều tra ban đầu
Internal rate of return (IRR) Tỷ suất sinh lời nội bộ
Legal feasibility Khả thi về pháp lý

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 40

Các thuật ngữ


Master plan Kế hoạch phát triển tổng thể
Net present value (NPV) Hiện giá thuần
Operational feasibility Khả thi về vận hành
Operations and maintenance Vận hành và bảo trì
Outsourcing Dịch vụ thuê ngoài
Parallel conversion Vận hành song song
Payback period Thời gian hoàn vốn đầu tư
Phase-in conversion Chuyển đổi từng phần
Physical design Thiết kế vật lý
Pilot conversion Chuyển đổi thí điểm
Postimplementation review Xem xét và đánh giá sau chuyển đổi
Processing test data Kiểm tra theo chuỗi
Project development plan Kế hoạch phát triển dự án

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 41

Các thuật ngữ


Proposal to conduct systems analysis Đề xuất nghiên cứu hệ thống
Prototyping Phát triển hệ thống theo mẫu thử nghiệm
Scheduled report Báo cáo định kỳ
Scheduling feasibility Khả thi về thời gian phát triển hệ thống
Special-purpose analysis report Báo cáo phân tích cho mục đích đặc biệt
Systems analysis Phân tích hệ thống
Systems analysts Phân tích viên
Systems development life cycle (SDLC) Chu kỳ phát triển hệ thống
Systems implementation Thực hiện hệ thống
Systems survey Khảo sát hệ thống
Triggered exception report Báo cáo đối phó tình huống bất thường
Technical feasibility Khả thi về kỹ thuật công nghệ
Walk-through Kiểm tra module

Nguyễn Hữu Bình-Khoa Kế toán-Đại học Kinh Tế TP.HCM-huubinh_ais@ueh.edu.vn 42

14

You might also like