You are on page 1of 98

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.

HCM Khoa Công nghệ Hoá học

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Học Thắng, giảng viên Bộ môn
Công Nghệ Vật Liệu - Trường Đại Học Công nghiệp Thực Phẩm TP.HCM người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Quang - Phó Giám Đốc Phân Viện Vật
Liệu Xây Dựng Miền Nam đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại Học Công nghiệp
Thực Phẩm nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Công Nghệ Vật Liệu nói riêng đã dạy dỗ
cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có
được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan
tâm, giúp đỡ cũng như động viên em. Đặc biệt là những người bạn cùng học tập và làm
khóa luận dưới sự của TS. Nguyễn Học Thắng.
Em xin chân thành cảm ơn.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Huy MSSV: 2026170026
Nhận xét:...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Điểm đánh giá:......................................................................................................................

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng i


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Ngày......tháng.....năm 2021

(Ký và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Huy MSSV:2026170026
Nhận xét:................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Điểm đánh giá:......................................................................................................................
...............................................................................................................................................

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng ii


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Ngày......tháng.....năm 2021

(Ký và ghi rõ họ tên)

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng iii


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN....................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................................2
1.1. Tro bay.................................................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................2
1.1.2. Phân loại........................................................................................................4
1.1.3. Thành phần....................................................................................................4
1.1.4. Một số đặc trưng nổi bật của tro bay..............................................................5
1.1.5. Ứng dụng của tro bay.....................................................................................6
1.2. Bê tông.................................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm......................................................................................................7
1.2.2. Mác bê tông...................................................................................................7
1.2.3. Phân loại........................................................................................................7
1.2.4. Các thành phần chính trong bê tông...............................................................8
1.2.5. Vai trò chính của các thành phần trong bê tông...........................................19
1.2.6. Tính chất của bê tông...................................................................................19
1.2.7. Thực trạng phát triển của bê tông Việt Nam................................................20
1.3. Bê tông hàm lượng tro bay cao (HVFC)...............................................................22
1.3.1. Khái niệm....................................................................................................22
1.3.2. Tính cơ học..................................................................................................22
1.3.3. Cơ sở khoa học của tro bay trong HVFC.....................................................24
1.3.4. Ưu nhược điểm ủa bê tông HVFC...............................................................26
1.3.5. Ứng dụng.....................................................................................................27

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU - THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................28


2.1. Vật liệu.................................................................................................................. 28
2.1.1. Tro bay.........................................................................................................28
2.1.2. Xi măng.......................................................................................................29
2.1.3. Cát...............................................................................................................30
3.1.4. Đá................................................................................................................30
2.1.5. Vôi...............................................................................................................31
2.1.7. Phụ gia.........................................................................................................32
2.2. Thiết bị - Dụng cụ.................................................................................................32
2.2.1. Thiết bị.........................................................................................................32
2.2.2. Dụng cụ.......................................................................................................38
2.3. Phương pháp tiêu chuẩn........................................................................................43
2.3.1. Phương pháp đo độ linh động bê tông.........................................................43
2.3.2. Phương pháp đo cường độ nén.....................................................................43
2.3.3. Phương pháp xác định độ ninh kết...............................................................46
2.3.4. Phương pháp đo độ hút nước.......................................................................49
2.3.5. Các phương pháp đánh giá vật liệu..............................................................50
2.4. Phương pháp phân tích cấu trúc............................................................................64
2.4.1. Phép phân tích SEM (kính hiển vi điện tử quét)..........................................64
2.4.2. Phép phân tích XRD (nhiễu xạ tia X)..........................................................64
2.5. Phương pháp thực nghiệm.....................................................................................66
2.5.1. Sơ đồ quy trình thực nghiệm........................................................................66
2.5.2. Thuyết minh quy trình.................................................................................67
2.5.3. Bảng cấp phối thực nghiệm.........................................................................67
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................70
3.1. Kết quả thực nghiệm.............................................................................................70
3.2. Ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của bê tông chưa đóng rắn....................71
3.2.1. Thời gian ninh kết........................................................................................71
3.2.2. Thời gian ninh kết khi có thêm vôi..............................................................71
3.2.3. Độ sụt...........................................................................................................74

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

3.2.4. Độ sụt của mẫu khi có thêm vôi...................................................................75


3.3. Ảnh hưởng của tro bay đến tính chất của bê tông đã đóng rắn..............................78
3.4. Kết quả vi cấu trúc................................................................................................79
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................83
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 85

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. 1: Thành phần hóa học của tro bay tại một số nhà máy nhiệt điện Việt Nam.............4
Bảng 1. 2: Mác của xi măng và bê tông.................................................................................10
Bảng 1. 3: Kích thước hạt thành phần..................................................................................11
Bảng 1. 4: Ước tính giảm CO2 tương ứng hàm lượng tro bay thay thế xi măng...................27
Bảng 2. 1: Chỉ thiêu kỹ thuật của tro bay Duyên Hải loại F..................................................28
Bảng 2. 2: Thông số kỹ thuật của xi măng OPC....................................................................30
Bảng 2. 3: Thông số kỹ thuật của vôi bột..............................................................................31
Bảng 2. 4: Hệ số quy đổi giá trị α ..........................................................................................45
Bảng 2. 5: Hệ số quy đổi D và E...........................................................................................45
Bảng 2. 6: Các chỉ tiêu của xi măng Portland........................................................................50
Bảng 2. 7: Chỉ tiêu chất lượng tro bay dùng cho bê tông và vữa xây....................................51
Bảng 2. 8: Các chỉ tiêu kỹ thuật của tro bay dùng cho xi măng.............................................53
Bảng 2. 9: Yêu cầu kỹ thuật đối với vôi calci cho xây dựng..................................................55
Bảng 2. 10: Thành phần hạt của cát.......................................................................................56
Bảng 2. 11: Hàm lượng các tạp chất trong cát.......................................................................56
Bảng 2. 12: Hàm lượng ion CL- trong cát..............................................................................57
Bảng 2. 13: Thành phần hạt của cốt liệu lớn..........................................................................57
Bảng 2. 14: Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn.........................................................58
Bảng 2. 15: Các yêu cầu về tính năng cơ lý...........................................................................58
Bảng 2. 16: Yêu cầu về độ đông nhất của phụ gia hóa học....................................................61
Bảng 2. 17: Hàm lượng tối đa cho phép của muối hòa tan, ion clorua và cặn không tan trong
nước trộn bê tông và vữa....................................................................................................62
Bảng 2. 18: Hàm lượng tối đa cho phép của muối hòa tan, ion sunfat, ion clorua và cặn
không tan trong nước dùng để rửa cốt liệu và bão dưỡng bê tông......................................63
Bảng 2. 19: Các yêu cầu về thời gian đông kết của xi măng và cường độ chịu nén của vữa. 63
Bảng 2. 20: Bảng cấp phối tỉ lệ hàm lượng thành phần.........................................................67
Bảng 2. 21: Bảng cấp phối thực nghiệm................................................................................68
Bảng 3. 1: Kết quả thực nghiệm............................................................................................70

DANH MỤC HÌNH ẢN

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 1. 1: Hiệu ứng ổ bi........................................................................................................25


Hình 1. 2: Khả năng phân tán của tro bay..............................................................................25
Hình 1. 3: So sánh khoảng cách các chất thành phần giữa hỗn hợp có tro bay và không có tro
bay...................................................................................................................................... 26
Hình 2. 1: Tro bay Duyên Hải...............................................................................................28
Hình 2. 2: Xi măng OPC Nghi Sơn.......................................................................................29
Hình 2. 3: Đá Hóa An............................................................................................................30
Hình 2. 4: Vôi bột.................................................................................................................. 31
Hình 2. 5: Phụ SIKAPLAST 228..........................................................................................32
Hình 2. 6: Máy trộn bê tông..................................................................................................33
Hình 2. 7: Máy nén bê tông...................................................................................................34
Hình 2. 8: Cân điện tử tối đa 100kg.......................................................................................35
Hình 2. 9: Cân điện tử 0,5 - 15kg..........................................................................................35
Hình 2. 10: Máy đo SEM.......................................................................................................36
Hình 2. 11: Bàn rung bê tông................................................................................................36
Hình 2. 12: Bể lưu mẫu.........................................................................................................37
Hình 2. 13: Cốc thủy tinh 250ml...........................................................................................38
Hình 2. 14: Bay nhọn dùng trong xây dựng...........................................................................39
Hình 2. 15: Máng sắt dùng trong bộ đo độ sụt.......................................................................39
Hình 2. 16: Khuôn đúc mẫu 150*150*150 mm.....................................................................40
Hình 2. 17: Bộ dụng cụ đo đột sụt.........................................................................................41
Hình 2. 18: Dụng cụ đo ninh kết............................................................................................41
Hình 2. 19: Xẻng sắt.............................................................................................................. 42
Hình 2. 20: Vá xúc nhôm.......................................................................................................42
Hình 2. 21: Máy SEM...........................................................................................................64
Hình 2. 22: Máy đo XRD......................................................................................................65
Hình 3. 1: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thời gian ninh kết của mẫu bê tông theo hàm lượng
tro bay trong bê tông..........................................................................................................71
Hình 3. 2: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thời gian ninh kết của mẫu bê tông có hàm lượng tro
bay 60% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%........................................72

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 3. 3: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thời gian ninh kết của mẫu bê tông có hàm lượng tro
bay 70% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%........................................73
Hình 3. 4: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thời gian nih kết của mẫu bê tông có hàm lượng tro
bay 80% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%........................................74
Hình 3. 5: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi độ sụt của bê tông theo hàm lượng tro bay trong bê
tông..................................................................................................................................... 75
Hình 3. 6: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay 60%
khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.......................................................76
Hình 3. 7: Biểu đồ biễu diễn sự thay đổi độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay 70%
khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.......................................................76
Hình 3. 8: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay 80%
khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.......................................................77
Hình 3. 9: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi cường độ nén khi dùng cho tro thay thế 60, 70, 80%
xi măng trong bê tông.........................................................................................................78
Hình 3. 10: Mẫu bê tông không tro bay.................................................................................79
Hình 3. 11: Mẫu bê tông 60% tro bay thay thế xi măng........................................................79
Hình 3. 12: Mẫu bê tông 70% tro bay thay thế xi măng........................................................80
Hình 3. 13: Mẫu bê tông 80% tro bay thay thế xi măng........................................................80

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
American Society for Testing and Materials
ASTM
(Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ)
N/X Tỷ lệ nước/xi măng
CKD Chất kết dính
XM Xi măng
FA Fly Ash (Tro bay)
R1 Cường độ nén 1 ngày
R3 Cường độ nén 3 ngày
R28 Cường độ nén 28 ngày
R56 Cường độ nén 56 ngày
CP Cấp phối

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Scanning Electron Microscope


SEM
(Kính hiển vi điện tử)
X-Ray Diffraction
XRD
(Nhiễu xạ tia X)
Original Portland Cement
OPC
(Xi măng Portland)
BT Bê tông
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
MPa Megapascal
M Mác bê tông
C2S Dicalcium silicate
C3S Tricalcium silicate
C3A Tricalcium aluminate
C4AF Tetracalcium Aluminoferrite
CSH Calcium Silicate Hydrate
High Volium Fly Ash Concrete
HVFC
(Bê tông hàm lượng tro bay cao)

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

LỜI MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất nước ngày ta càng phát triển, tỉ lệ gia tăng dân số tăng lên, mức độ đô thị
hóa tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện cũng tăng đáng kể. Vì thế nhiều nhà máy sản xuất
điện được xây dựng lên nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện đang tăng lên và
hình thức nhà máy sản xuất điện chủ yếu hiện tại ở Việt Nam là nhà máy nhiệt điện than
do có thể tận dụng được các mỏ than ở Việt Nam. Nhiều năm gần đây, vấn đề các nhà máy
điện này khi sản xuất đang bị lên án gay gắt về lượng tro xỉ thải ra gây ô nhiễm môi trường
vô cùng nghiêm trọng và theo các nước hàng đầu chuyên xử lí tro xỉ hiện nay như Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc,... thì tro xỉ được coi là nguồn tài nguyên có tiềm năng thay thế rất
lớn.
Lí do tro xỉ được coi là nguồn tài nguyên có tiềm năng thay thế rất lớn vì tro xỉ có khả
năng thay thế một phần xi măng trong cấp phối bê tông để phục vụ xây dựng, vừa giảm
thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường đang được lên án của các nhà máy nhiệt điện than
vừa tiết kiệm được xi măng, giảm chi phí xây dựng công trình.
 Mục tiêu đề tài
Vì những lí do trên nên mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu tạo ra mẫu bê tông có
khả năng áp dụng nhiều trong thực tế, đồng thời giảm lượng chi phí bỏ ra trong xây dựng
bằng nguồn tài nguyên tuy phế thải nhưng lại được coi là có tiềm năng phát triển bền
vững.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1.1. Tro bay
1.1.1. Khái niệm
Tro bay là bụi khí thải dưới dạng hạt mịn được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu
than đá trong các nhà máy nhiệt điện chạy than, là phế thải thoát ra từ buồng đốt qua ống
khói nhà máy. Tro bay được thu gom từ ống khói qua hệ thống hút bỏ bớt các thành phần
than (cacbon) chưa cháy hết. Thành phần của tro bay thường chứa các silic oxit, nhôm
oxit, canxi oxit, sắt oxit, magie oxit và lưu huỳnh oxit, ngoài ra có thể chứa một lượng than
chưa cháy. 
Trước đây, tro bay thường được thải vào khí quyển, nhưng các tiêu chuẩn kiểm soát ô
nhiễm không khí hiện nay yêu cầu phải thu giữ trước khi thải ra ngoài bằng cách lắp thiết
bị kiểm soát ô nhiễm. Hiện nay thì hầu hết các nước sử dụng nhà máy nhiệt điện, tro bay
thường được lưu trữ tại các xi lô chứa lớn ở các nhà máy điện hoặc đặt tại các bãi chôn
lấp. Khoảng 43% được tái chế, thường được sử dụng làm pozzolan để sản xuất xi măng 

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 1


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

thủy lực hoặc thạch cao thủy lực và thay thế một phần xi măng portland trong sản xuất bê
tông, pozzolan là một loại vật liệu silic hoặc hỗn hợp silic và alumi, giá trị kết dính thường
rất ít hoặc không có nhưng sẽ phản ứng hóa học với canxi hydroxit ở nhiệt độ bình thường
để tạo thành các hợp chất có tính chất kết dính. Pozzolan đảm bảo sự đông kết của bê tông
và thạch cao và cung cấp cho bê tông được bảo vệ nhiều hơn khỏi điều kiện ẩm ướt và sự
tấn công của hóa chất.
Hiện nay, tro bay đã đang được sử dụng để thay thế 1 phần trong thành phần xi măng
với hàm lượng thấp (<50%).
 Quá trình hình thành tro bay
Tro bay được hình thành do các quá trình đốt than đã được nghiền mịn ở nhiệt độ cao
14000C-1600oC, do vậy tro bay thu được gồm hỗn hợp các hạt bị nóng chảy và các hạt than
chưa cháy hết.
Phần vật liệu bị nóng chảy khi được làm lạnh nhanh tạo thành chủ yếu pha thủy tinh và
các hạt hình cầu, ngoài ra còn một lượng nhỏ pha tinh thể.
Các hạt tro bay hình cầu có thể là hạt cầu rỗng (chứa nhiều hạt cầu con trong nó) hoặc
là các hạt cầu đặc. Pha thủy tinh chiếm khoảng (60-90)% khối lượng tro bay.
Pha thủy tinh và pha tinh thể không hoàn toàn độc lập với nhau mà thường pha trộn
lẫn, thông thường pha tinh thể nằm trong cấu trúc pha thủy tinh hoặc gắn liền với bề mặt
các hình cầu của pha thủy tinh.
Do vậy, cấu trúc tổng thể của tro bay là phức tạp và pha trộn.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 2


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Than Khói thải

Đá vôi

Nghiền Hệ thống FDG


mịn Thạch cao
Khói lò
Lọc bụi điện
Két chứa

Tro bay
Cấp than Cấp nước

Lò hơi phun
Vòi phun
than

Tro xỉ đáy
Hơi nước
v
v

Đập búa Bơm ly tâm

Bãi chứa xỉ
thải

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình hình thành và thu hồi tro bay

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 3


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

1.1.2. Phân loại


Tro bay thường được phân thành hai loại chính tùy theo nguồn than đốt:
˗ Tro bay loại C có hàm lượng CaO ≥ 5% và thường bằng 15-35%. Đây là sản phẩm
than chứa bitum, chứa ít than chưa cháy, thường < 2%.
˗ Tro bay loại F có hàm lượng CaO < 5%, thu được từ việc đốt than antraxit hoặc than
chứa bitum, có hàm lượng than chưa cháy nhiều hơn, khoảng 2-10%.
1.1.3. Thành phần
Thành phần hóa học của tro bay chủ yếu là hỗn hợp các oxit vô cơ như :SiO 2, Al2O3,
Fe2O3,TiO3, MgO, CaO, K2O,.... Ngoài ra, còn chứa 1 phần lượng than chưa cháy.
Bảng 1. 1: Thành phần hóa học của tro bay tại một số nhà máy nhiệt điện Việt Nam

Tổng SiO2 + Al2O3 + SO3 CaO Na2O


Tên nhà máy
Fe2O3 (%) (%) (%) (%)
NĐ Uông Bí 1,2 85 0,58 < 0,008 2,49
NĐ Phả LẠi 1,2 64,5-71,3 0,06-0,12 < 0,008 2,39
NĐ Quảng Ninh1,2 83-85,2 0,29 < 0,008 2,45
NĐ Hải Phòng 1,2 83-87,1 0,32 0,63 3,37
NĐ Ninh Bình 70 0,06-0,12 < 0,008 3,5
NĐ Duyên Hải 1 84 0,32 0,63 2,37
NĐ Nghi Sơn 76,5
NĐ FMS Đông Nai 88,6 0,68
NĐ Na Dương 58,7 10,6 21,7 2,37
NĐ Cao Ngạn 45,61 10,5 13,5 1
NĐ Cẩm Phả 78 2,4 5,5 3,65
NĐ Sơn Động 85,6 1,1 1,3 2,32
NĐ Mạo Khê 84,3 0,7 2 0,58
NĐ Mông Dương 1 72 1,87 7,42 2,98
NĐ An Khánh 1 83,0 0,7 1,96 2,52

Thành phần pha của tro, xỉ: Cấu trúc tro, xỉ gồm 2 nhóm vật chất (hay 2 pha) gồm: pha
vô định hình (pha thuỷ tinh), pha tinh thể (pha kết tinh). Thông thường pha vô định hình

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 4


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

của tro, xỉ chiếm từ 50% đến 90%, phụ thuộc vào quá thành phần của than đốt, tốc độ làm
lạnh tro, xỉ. Ngoài ra trong tro, xỉ còn chứa một lượng than chưa cháy ở dạng cacbon.
Trong pha vô định hình của tro, xỉ được chia thành 4 nhóm sau:
˗ Nhóm 1: Là các chất sét vô định hình và đề hyđrat hoá không hoàn toàn, chất này còn
chứa mạng lưới tinh thể đã bị biến dạng và có khả năng hyđrat hoá trở lại. Đối với các
loại sét caolinhit, pha này mang tên là mêtacaolinhit với hình dạng các hạt không xác
định, góc cạnh, đồng thời có độ rỗng cao với những lỗ rỗng thông nhau, vì vậy có khả
năng hút nước lớn.
˗ Nhóm 2: Là các chất vô định hình được thiêu kết yếu với các bề mặt rất phát triển và là
hỗn hợp cơ học rất mịn của ôxit silic và ôxit nhôm vô định hình. Hình dạng hạt, độ
rỗng và khả năng hút nước của nhóm này thực tế không khác các hạt mêtacaolinhit và
các sản phẩm vô định hình không hoàn toàn của nhóm 1.
˗ Nhóm 3: Là các chất thiêu kết và được thuỷ tinh hoá một phần (từ bề mặt các tổ hợp
hạt) có tổng diện tích bề mặt tương đối nhỏ và chứa nhiều các lỗ rỗng kín. Khi màng
thuỷ tinh có các khuyết tật thì các lỗ rỗng thông nhau phía trong dễ dàng được nước
làm đầy.
˗ Nhóm 4: Là các pha thuỷ tinh của thành phần alumôsilicat có dạng hình cầu hoặc gần
đạt đến dạng hình cầu, đôi khi ở bên trong chứa các tạp chất ở dạng tinh thể và các lỗ
rỗng khí.
Pha tinh thể: Pha tinh thể trong tro, xỉ gồm các loại tinh thể chính sau: Magnetit
(Fe3O4), Hematite (a- Fe2O3), Quartz (SiO2), Mullite (3Al2O3.2SiO2).
Ngoài ra tro, xỉ còn chứa các khoáng khác như: Wuslit, goethit, pyrit, calcite,
anhydrite, periclase.
1.1.4. Một số đặc trưng nổi bật của tro bay
Tro bay có những đặc trưng nổi bật như:
- Độ mịn cao, hoạt tính cao.
- Có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt.
- Giảm được đáng kể lượng dùng xi măng dùng để phối trộn bê tông mà vẫn đảm bảo
các yêu cầu của bê tông.
- Giảm khả năng xâm thực của nước, chống chua mặn.
- Chống rạn nứt, giảm co gãy, cải thiện bề mặt sản phẩm và có tính chống thấm cao.
- Ứng dụng sản xuất bê tông: tăng tính chịu lực, tính bền vững cao, tính bền, hạ nhiệt
cho bê tông.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 5


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

- Giá thành thấp,nguồn tài nguyên dồi giàu dễ tìm từ các nhà máy, không nguy hại tới
môi trường nếu được xử lí đúng cách.
- Kích thước nhỏ nên dễ dàng chèn vào giữa các cốt liệu làm chất độn.
1.1.5. Ứng dụng của tro bay
Việc nghiên cứu tái sử dụng tro bay đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ để có
thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên dồi dào này, đồng thời góp phân cải thiện môi trường
sống.
Các lĩnh vực ứng dụng chính của tro bay bao gồm:
 Ứng dụng trong sản xuất xi măng và bê tông
Tro bay đang được xem là một loại phụ gia đặc biệt cho bê tông, có thể thay một phân
xi măng trong cấp phối bê tông.
Do cấu truc mịn, tro có thể làm tăng độ nhớt của vữa và giúp khử vôi trong xi măng.
 Ứng dụng làm vật liệu xây dựng
Tro bay được dùng để thay thế đất sét, cát, đá vôi và sỏi... làm vật liệu xây dựng cầu
đường.
Sản xuất các loại gạch, tấm panen, sản xuất gạch trong sân phơi, đường nông thôn, nhà
tạm hoặc dùng làm nền đường.
 Ứng dụng trong nông nghiệp
Tro bay được ứng dụng làm chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng. Bên cạnh đó
việc kết hợp tro bay nhẹ với nước bùn thải có giá trị làm phân bón...
Chuyển hóa tro bay thành sản phẩm chứa zeolit có thể dùng để cải tạo đất, chống chua,
khô cằn và bạc màu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, bảo quản một số nông sản sau thu hoạch, làm chất
vi lượng trong thức ăn gia súc để tăng sức đề kháng và chống bệnh tật, tẩy uế nông trại.
 Ứng dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ xử lí ô nhiễm nước
Tro bay ngoài các ứng dụng kể trên còn được nghiên cứu rộng rãi lĩnh vực xử lí các
chất ô nhiễm môi trường.
1.2. Bê tông
1.2.1. Khái niệm
Bê tông (gốc từ béton trong tiếng Pháp) là một loại đá nhân tạo, được hình
thành bởi việc nhào trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 6


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

theo một tỷ lệ nhất định tạo nên một hổn hợp keo. Hổn hợp keo này biến đổi qua
một quá trình lý hoá khá phức tạp và đông kết tạo thành đá xi măng. Toàn bộ quá
trình này diễn ra trong 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn sẽ đạt cường độ tiêu
chuẩn được qui uớc trong tính toán và thiết kế công trình. Bê tông là một nguyên
vật liệu vô cùng quan trọng, thông qua chất lượng bê tông cơ thể đánh giá chất
lượng của toàn bộ công trình.
Bê tông là một hỗn hợp được tạo thành từ cát, đá, xi măng, nước… Trong đó
cát và đá chiếm 80% - 85%, xi măng chiếm 8% - 15%, còn lại là khối lượng của
nước, ngoài ra còn có chất phụ gia thêm vào để đáp ứng yêu cầu cần thiết. Có nhiều
loại bê tông tùy thuộc vào thành phần của hỗn hợp trên. Mỗi thành phần cát, đá, xi
măng … khác nhau sẽ tạo thành nhiều Mác bê tông khác nhau.
1.2.2. Mác bê tông
Khi nói đến mác bê tông là nói đến khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Theo tiêu
chuẩn xây dựng cũ của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo
cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150*150*150 mm, được
dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28
ngày sau khi bê tông ninh kết.
Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu (qua đó xác định
được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm²
(kG/cm²).
Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo,
trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông.
Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất
lượng bê tông, gọi là mác bê tông.
1.2.3. Phân loại
 Theo dạng chất kết dính phân ra:
˗ Bê tông xi măng, bê tông silicat (chất kết dính là vôi), bê tông thạch cao, bê tông chất
kết dính hỗn hợp, bêtông polime, bê tông dùng chất kết dính đặc biệt.
˗ Do khối lượng thể tích của bê tông biến đổi trong phạm vi rộng nên độ rỗng của chúng
cũng thay đổi đáng kể, như bê tông tổ ong dùng để cách nhiệt có r = 70 - 85%, bê tông
thủy công r = 8 - 10%.
 Theo dạng công dụng phân ra:
˗ Bê tông thường dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép (móng, cột, dầm, sàn).

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 7


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Bê tông thủy công, dùng để xây đập, âu thuyền, phủ lớp mái kênh, các công trình dẫn
nước.
˗ Bê tông dùng cho mặt đường, sân bay, lát vỉa hè.
˗ Bê tông dùng cho kết cấu bao che (thường là bê tông nhẹ).
˗ Bê tông có công dụng đặc biệt như bê tông chịu nhiệt, chịu axit, bê tông chống phóng
xạ.
˗ Trong phạm vi chương trình ta chỉ chủ yếu nghiên cứu về bê tông nặng dùng chất kết
dính xi măng.
 Theo dạng cốt liệu phân ra:
˗ Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt (chống phóng xạ,
chịu nhiệt, chịu axit).
 Theo khối lượng thể tích phân ra:
˗ Bê tông đặc biệt nặng (ρv > 2500kg/m3), chế tạo từ cốt liệu đặc biệt, dùng cho những
kết cấu đặc biệt.
˗ Bê tông nặng (ρv = 2200 - 2500 kg/m 3), chế tạo từ cát, đá, sỏi thông thường dùng cho
kết cấu chịu lực.
˗ Bê tông tương đối nặng (ρv = 1800 - 2200 kg/m3), dùng chủ yếu cho kết cấu chịu lực.
˗ Bê tông nhẹ (ρv = 500 - 1800 kg/m3), trong đó gồm có bê tông nhẹ cốt liệu rỗng (nhân
tạo hay thiên nhiên), bê tông tổ ong (bê tông khí và bê tông bọt)
˗ Bê tông đặc biệt nhẹ cũng là loại bê tông tổ ong và bê tông cốt liệu rỗng nhưng có ρv <
500 kg/m3.
1.2.4. Các thành phần chính trong bê tông
1.2.4.1. Cát
Cát là cốt liệu nhỏ dùng để làm bê tông, có thể là cát thiên nhiên hay cát nhân tạo có
kích thước cỡ hạt từ 0,14 - 5mm.
Cát là cốt liệu nhỏ cùng với xi măng , nước tạo ra vữa xi măng để lấp đầy lỗ rỗng giữa
các hạt cốt liệu lớn ( đá , sỏi ) và bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu lớn tạo ra khối bê
tông đặc chắc . Cát cũng là thành phần cùng với cốt liệu lớn tạo ra bộ khung chịu lực cho
bê tông.
Chất lượng của cát phụ thuộc vào thành phần khoáng, thành phần hạt và hàm lượng
tạp chất.
 Ảnh hưởng của cát trong chế tạo bê tông và vữa

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 8


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Cát mịn chứa nhiều tạp chất (như lượng bụi, bùn, sét) sẽ tạo nên một màng mỏng trên
bề mặt cốt liệu ngăn cản sự tiếp xúc giữa xi măng và các thành phần cốt liệu sẽ làm giảm
sự kết dính và sẽ làm giảm cường độ của vữa, của bê tông.
Đối với bê tông tươi: Cát mịn sẽ làm tăng lượng nước trộn, ảnh hưởng tới thời gian
đông kết, tăng khả năng bị nứt nẻ do co ngót dẻo.
Đối với bê tông rắn: Cường độ và khả năng chống thấm của bê tông giảm
Do đó:
˗ Không nên sử dụng cát mịn, cát bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, lẫn nhiều tạp chất.
˗ Nên sử dụng cát dành riêng cho bê tông loại hạt to, ít lẫn hàm lượng tạp chất
1.2.4.2. Đá
Đá là cốt liệu lớn dùng cho bê tông là hỗn hợp các loại cốt liệu có kich thước từ 5mm
đến 70mm có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo.
Trong hỗn hợp bê tông, thông thường đá chiếm 85 đến 90% thể tích khô của bê tông
Đá ứng dụng cho bê tông thông thường là đá 1*2 còn gọi là đá 20mm được sử dụng
nhiều nhất trong các hạng mục bê tông.
 Ảnh hưởng của đá đến cường độ bê tông:
Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông hoặc
vữa.Đá phải chứa ít hạt thoi, dẹt (hạt thoi và hạt dẹt là những hạt có kích thước lớn nhất
vượt quá 3 lần kích thước nhỏ nhất). Các hạt này chịu lực kém, dễ gãy vỡ nên ảnh hưởng
xấu đến khả năng chịu lực của bê tông (vì vậy phải khống chế không vượt quá 15% khối
lượng).
Đá dùng cho bê tông thường, độ hút nước không được lớn hơn 10%; đá dùng cho bê
tông thủy công, độ hút nước không lớn hơn 5%; đá dùng cho bê tông cốt thép, độ hút nước
không lớn hơn 3%.Nên rửa đá cho những hạng mục quan trọng như bê tông sàn, mái, các
hạng mục chống thấm và nơi cần cường độ cao
1.2.4.3. Nước
Nước là thành phần giúp cho xi măng phản ứng tạo ra các sản phẩm thủy hóa làm cho
cường độ của bê tông tăng lên . Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để quá trình thi công
được dễ dàng
Nước để chế tạo bê tông phải đảm bảo chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến
thời gian ngưng kết và rắn chắc của xi măng và không gây ăn mòn cho cốt thép. Nước

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 9


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

dùng được là loại nước dùng cho sinh hoạt như nước máy, nước giếng. Nước trộn bê tông
và vữa có chất lượng cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
˗ Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ
˗ Lượng tạp chất hữu cơ không lớn hơn 15mg/l
˗ Độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
˗ Không có màu khi dùng cho bê tông và vữa trang trí.
˗ Tổng hàm lượng ion natri, kali không được lớn hơn 1000mg/l.
Tùy theo mục đích sử dụng hàm lượng các tạp chất phải thỏa mãn TCVN
4506:1987 .Chất lượng của nước được đánh giá sơ bộ bằng phân tích hóa học, ngoài ra về
mặt định tính cũng có thể đánh giá sơ bộ bằng cách so sánh cường độ của bê tông chế bằng
nước sạch và nước cần kiểm tra.
1.2.4.4. Xi măng
Xi măng là thành phần chất kết dính để liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo ra cường
độ cho bê tông. Chất lượng và hàm lượng xi măng là yếu tố quan trọng quyết định cường
độ chịu lực của bê tông. Để chế tạo bê tông ta có thể dùng xi măng portland, xi măng
portland bền sunfat, xi măng portland xỉ hạt lò cao, xi măng portland pozzolan, xi măng
portland hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi măng khác thỏa mãn các yêu cầu quy
phạm. Khi sử dụng xi măng để chế tạo bê tông, việc lựa chọn mác xi măng là đặc biệt quan
trọng vì nó vừa đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế, vừa phải đảm bảo yêu cầu kinh tế.
Nếu dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao thì lượng xi măng sử dụng cho
1m3 bê tông rất ít không đủ để lien kết toàn bộ các hạt cốt liệu với nhau, mặt khác hiện
tượng phân tầng của hỗn hợp bê tông dễ xảy ra , gây nhiều tác hại xấu cho bê tông. Vì vậy
cần phải tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao và ngược lại cũng không
dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp. Theo kinh nghiệm nên chọn mác xi
măng theo mác bê tông như sau là thích hợp.
Bảng 1. 2: Mác của xi măng và bê tông

Mác bê tông 100 150 200 250 300 350 400 500 600

300 400 400 500


Mác xi măng 200 300 400 600 600
-400 -500 -500 -600
Trong trường hợp dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp thì cần không
chế lượng xi măng tối thiểu cho 1m3 bê tông (kg) phải phù hợp với quy định.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 10


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Bảng 1. 3: Kích thước hạt thành phần

Kích thước lớn nhất của cốt liệu, Dmax


10 20 40 70
(mm)
Độ sụt của hỗn hợp bê tông 1-10cm 220 200 180 160
Độ sụt của hỗn hợp bê tông 10-16cm 240 220 210 180
1.2.4.5. Phụ gia bê tông
Là những hợp chất hay hỗn hợp các hợp chất chất vô cơ, hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên
hay tổng hợp mà khi cho một lượng nhỏ vào hỗn hợp bê tông sẽ làm thay đổi tính chất
công nghệ của bê tông hay tính chất sử dụng của bê tông đã hóa rắn theo ý muốn.
Ngày nay, sự ra đời của xi măng và bê tông xi măng cùng với sự phát triển của công
nghiệp hoá học đã làm thay đổi tính chất công nghệ trong sản xuất và sử dụng bê tông.
Hàng loạt chất đã được nghiên cứu sử dụng làm phụ gia cho bê tông. Tại các nước phát
triển hơn 80% tổng sản lượng bê tông có sử dụng phụ gia. Việc sử dụng các loại phụ gia đã
thực sự trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng bê tông được
nhiều người, nhiều ngành quan tâm nghiên cứu nhằm tìm kiếm và phát huy những khả
năng mới của phụ gia. Bằng việc sử dụng các phụ gia khác nhau người ta có thể chế tạo ra
bê tông có cường độ đặc biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao.
Khi sử dụng phụ gia cho bê tông sẽ cải thiện các tính chất của bê tông cũng như hỗn
hợp bê tông, cụ thể như tăng tính lưu động của hỗn hợp bê tông, giảm lượng dùng nước và
xi măng, điều chỉnh thời gian ninh kết và rắn chắc, nâng cao cường độ và tính chống thấm
của bê tông.
Bằng việc sử dụng các phụ gia khác nhau người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ đặc
biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao.
1.2.4.5.1. Phụ gia giảm nước
Đó là các phụ gia truyền thống được dùng ở Việt Nam từ những năm 60 cho phép
giảm nước trong khi trộn để có cùng tính dễ đổ, hoặc tăng tính dễ đổ với cùng hàm lượng
nước.
Các phụ gia này cải thiện khả năng biến dạng của vữa và bê tông tươi dưới tác dụng
của phương diện đầm. Phụ gia giảm nước luôn luôn là các sản phẩm hữu cơ có khả năng
giảm sức căng trên bề mặt, hoặc ở giữu các mặt của chất lỏng của nước nói riêng. Chúng
bôi trơn các hạt xi măng, các hạt xi măng sẽ tách rời nhau. Sự phân tán đó tạo điều kiện
cho việc làm ướt và thuỷ hoá.
Các chất giảm nước thông thường là:

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 11


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Lignosulfonat là các sản phẩm phụ của sản xuất giấy (nước bã giấy) bằng phương
pháp hoá học, nó bao gồm việc làm tan lignin của gỗ bằng bisulfit tẩy rửa. Chúng thể
hiện dưới dạng một chất lỏng, hoặc dạng bột mịn, mịn hơn xi măng và có thể tan rễ
ràng trong nước. Lignosulfonat cũng tham gia vào thành phần của các phụ gia khác
như là phụ gia cuốn khí, chất làm chậm đông cứng hoặc các chất kỵ nước.
˗ Xà phòng nhựa hoặc abietat kiềm, natri hoặc kali.
˗ ALkylary sulfonat (LAS), chất tẩy rửa tổng hợp mà các mắt xích chứa 12 - 20 cacbon.
˗ Lignosulfonat trước hết là chất giảm nước, abietat kiềm và Alkylary sulfonat (LAS)
trước hết là chất cuốn khí.
 Cơ chế tác dụng của phụ gia giảm nước
Tác dụng giảm nước do giảm sức căng bề mặt: khi cho phụ gia giảm nước vào hỗn hợp
bê tông các phân tử trong phụ gia tan vào dung dịch, hấp phụ lên bề mặt các pha rắn (các
hạt xi măng, cát, đá và các sản phẩm thuỷ hoá của xi măng) và làm giảm sức căng bề mặt
phân chia giữa pha rắn và lỏng, làm chiều dày màng nước bao quanh pha rắn giảm đi. Hay
nói cách khác, các pha rắn trượt lên nhau dễ dàng như cũ với màng nước phân cách có
chiều dày nhỏ hơn. Tức là đối với hỗn hợp bê tông, khi dùng phụ gia giảm nước để có độ
linh động không đổi thì sẽ cần một lượng nước trộn ít hơn. Nếu giữ nguyên lượng nước
trộn thì lượng nước dôi ra do dùng phụ gia giảm nước sẽ làm cho hỗn hợp bê tông có độ
linh động cao hơn.
Giảm nước do cuốn khí: khi làm giảm sức căng bề mặt của nước, các phần tử hoạt
động bề mặt trong phụ gia thường làm tăng mức cuốn khí vào hỗn hợp bê tông trong quá
trình trộn. Lượng khí cuốn vào trong hỗn hợp bê tông cũng có tác dụng tăng độ sụt. Bọt
khí cuốn vào trong hỗn hợp bê tông được phân bố đều, có kích thước nhỏ và có tác dụng
như các đệm trên đó các pha rắn trượt lên nhau rễ dàng hơn. Thông thường cứ tăng 1%
lượng khí cuốn vào có thể giảm tương ứng 1% lượng nước trộn.
1.2.4.5.2. Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết là phụ gia mà khi cho vào hỗn hợp bê tông có tác
dụng kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông.
Các nguyên liệu thường có trong thành phần của phụ gia làm chậm đông cứng bán
ngoài thị trường là các chất hữu cơ thuộc các loại sau đây:
˗ Các Lignosulfonat canxi, natri và amonium, chúng chứa ít nhiều đường.
˗ Các axit và các muối của axit hyđroxy cacboxilic.
˗ Các hydrat cacbon: gluco, sacaro, tinh bột, xenlulô.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 12


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Tác dụng của chúng có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau phụ thuộc tính chất của xi
măng và các liều lượng sử dụng. Nói chung, các chất làm chậm đông cứng giảm nhiều
cường độ ở tất cả các ngày tuổi ban đầu và giảm nhiệt thuỷ hoá một cách tương ứng.
(Lưu ý khi sử dụng phụ gia quá liều lượng, nó có nguy cơ làm chậm đáng kể thời gian
ninh kết và điều đó có thể không tỷ lệ thuận với lượng phụ gia pha vào)
Các chất kéo dài thời gian ninh kết được kiến nghị trong các trường hợp sau đây:
˗ Thi công trong thời tiết nóng.
˗ Vận chuyển đường dài.
˗ Bê tông trộn sẵn.
˗ Bê tông bơm.
˗ Vữa trát phun.
˗ Các tấm bê tông mỏng tránh lộ cốt liệu sau khi đổ.
˗ Thi công phụt.
 Cơ chế tác dụng phụ của phụ gia ninh kết
Theo thuyết của Hansen, các chất làm lắng đọng trên bề mặt các hạt xi măng chưa thuỷ
hoá nhờ sự hấp phụ ion, các liên kết hiđro hoặc lưỡng cực sẽ tạo ra màng chắn ngăn cản
tác dụng của nước, nhờ đó quá trình thuỷ hoá của xi măng bị chậm lại. Tuy nhiên, thuyết
này có nhiều điểm không phù hợp với thực tế. Khi sử dụng các dung môi không phải là
nước người ta thấy rằng bề mặt khoáng C3A và C3S chưa thuỷ hoá không hấp phụ phụ gia
làm chậm lignosunfonat, trong khi sản phẩm thuỷ hoá của khoáng đó hấp phụ một lượng
đáng kể.
Thuyết nhiễm độc của Young cho rằng phụ gia bị hấp phụ trên bề mặt các mầm tinh
thể Ca(OH)2 làm nhiễm độc các tinh thể đó và ngăn cản sự phát triển của chúng. Sự cản trở
này diễn ra cho đến khi đạt được mức bão hoà nhất định. Thuyết của Young chú ý đến sự
hấp phụ phụ gia trên bề mặt Ca(OH)2 nhiều hơn so với các sản phẩm thuỷ hoá khác. Nhiều
tác giả cho đây là một chỗ yếu của thuyết này. Thực nghiệm cho thấy chỉ nhiễm độc thôi
cũng chưa đủ để làm chậm quá trình thuỷ hoá. Có những chất có thể ngăn cản sự phát triển
tinh thể Ca(OH)2 nhưng lại không gây tác dụng làm chậm thuỷ hoá của ximăng. Thực
nghiệm chứng minh rằng khoáng C3S thuỷ hoá hấp phụ mạnh lignosunfonat canxi. Hợp
chất lignosunfonat trên bề mặt C3S thuỷ hoá ngăn cản tác động của nước và làm chậm quá
trình thuỷ hoá. Hầu hết các chất làm chậm mạnh có chứa nguyên tử ôxy, có khả năng phân
cực mạnh ví dụ như đường, muối phốt phát... Các nguyên tử ôxy này có thể nằm trong
thành phần của nhóm OH-, COOH hoặc CO.
1.2.4.5.3. Phụ gia siêu dẻo

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 13


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Phụ gia siêu dẻo là loại phụ gia có thể làm giảm lượng nước trong khi trộn hỗn hợp bê
tông rất nhiều, nhưng nó khác với loại phụ gia giảm nước bình thường là nó không ảnh
hưởng tới thời gian ninh kết của bê tông. Bởi vậy nó có thể tạo ra các loại bê tông có độ
linh động cao. Ở giai đoạn đầu tiên khi mới phát triển phụ gia siêu dẻo, tác dụng của phụ
gia chỉ kéo dài trong thời gian 30 phút cho nên phải kiểm tra rất chặt chẽ thời điểm mà chất
phụ gia được trộn vào bê tông. Ngày nay đã sản xuất các loại phụ gia mà thời gian tác
dụng của nó vượt quá giới hạn này rất nhiều, có thể kéo dài 180 phút.
Thành phần hoá học của phụ gia này thường là các loại:
˗ Melamine formaldehyde
˗ Naphthalene formaldehyde hoặc các loại khác.
 Phụ gia siêu dẻo thường dùng với mục đích:
˗ Tăng tính linh động của hỗn hợp bê tông mà vẫn giữ tỷ lệ N/X cố định.
˗ Tăng cường độ của bê tông bằng cách giảm lượng nước. Thế hệ phụ gia siêu dẻo đầu
tiên có thể giảm nước được 25%, ngày nay có loại giảm được 30% nước và có loại
giảm được 40% nước.
˗ Trong phạm vi tăng độ linh động của bê tông có thể làm cho bê tông đạt tới độ sụt
200mm. Loại bê tông này có thể tự làm bằng mặt nhưng chưa tự đầm được. Lĩnh vực
áp dụng điển hình của phụ gia siêu dẻo cho bê tông trong những trường hợp sau:
˗ Cải thiện việc đổ bê tông và đầm bê tông ở những vùng của cấu kiện bê tông bố trí dày
đặc cốt thép và khó tiếp cận.
˗ Sản xuất bê tông cường độ cao.
˗ Trợ giúp cho việc bơm bê tông đi xa hơn và cao hơn.
 Khi dùng phụ gia siêu dẻo cần phải chú ý những điểm sau đây:
˗ Chọn loại thích hợp cho loại xi măng nhất định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và với
liều lượng theo điều kiện cụ thể.
˗ Mặc dầu bê tông có phụ gia siêu dẻo có thể tự làm bằng mặt nhưng vẫn phải được đầm
chặt.
˗ Phải chú ý làm ván khuôn cho chặt khít tốt để bê tông không bị rỉ chảy ra ngoài do độ
linh động cao. - Trong trường hợp dùng phụ gia siêu dẻo có tác dụng kéo dài thời gian
ninh kết từ 2 đến 3 giờ so với không sử dụng phụ gia thì mới được phép trộn thêm phụ
gia ở trạm trộn.
 Các loại phụ gia siêu dẻo
Căn cứ vào thành phần hóa học của nguyên liệu chính làm ra phụ gia thì ta có các loại
sau:

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 14


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Phụ gia siêu dẻo gốc Lignosulphonate (LS): Là loại phụ gia siêu dẻo thế hệ đầu, gốc
của chúng là loại cao phân tử tự nhiên, thành phần chủ yếu của gỗ và cellulose, hiệu
quả giảm nước thấp, độ giảm nước tối đa 10%.
˗ Phụ gia siêu dẻo Polyme gốc sulphonate Melamine (MFS): là phụ gia thế hệ thứ 2 gốc
ure và formaldehyde nó có thể giảm nước tối đa được 25%. Tính năng của loại phụ gia
này cho cường độ sớm, thời gian thi công ngắn khi tỷ lệ N/X thấp và trong điều kiện
khí hậu nóng.
˗ Phụ gia gốc Naphthalenesulphonate (BNS): Đây là loại phụ gia thế hệ thứ 2, thu được
khi chưng cất than đá, giảm nước tới 25%. Loại phụ gia này cải thiện được tính linh
động của bê tông nhưng giảm cường độ ban đầu.
˗ Phụ gia siêu dẻo gốc Polycarboxylate (PC): là loại cao cấp thế hệ 2, sản phẩm từ dầu
thô. Loại này có thể giảm nước tới 30%. Loại phụ gia này có thể điều chỉnh có hiệu
quả thời gian ninh kết, nâng cao khả năng tương thích với các loại xi măng hỗn hợp.
˗ Phụ gia siêu dẻo gốc Polycarboxylate (PC): là phụ gia thế hệ thứ ba, gốc cao phân tử
tổng hợp. Nó có thể giảm nước tới 40%. Đặc tính của loại phụ gia này có thể đáp ứng
những yêu cầu đặc biệt. Với tỷ lệ N/X thấp, duy trì được tính linh động của bê tông lâu
và bê tông đạt được cường độ cao. Ngày nay người ta đã dùng rộng rãi loại phụ gia
Polymer thế hệ mới có khả năng giảm nước cao và duy trì độ linh động tốt để có thể
sản xuất bê tông có chất lượng cao.
 Cơ chế hoạt động của phụ gia siêu dẻo
Các chất siêu dẻo gồm các phần tử rất lớn (kính thước keo) khi hoà tan trong nước để
tạo ra các ion mang điện cực âm rất cao (anion). Mặc dù ta không biết hình dạng của các
anion ( Trừ trường hợp của Lignosunfonat) song chúng ta có thể miêu tả nhóm sunfornat
của chúng có xu hướng tách ra khỏi nước. Các anion này bám vào bề mặt của các hạt
ximăng với liều lượng phụ gia vừa, chúng bị hấp phụ với số lượng vừa đủ để tạo tác dụng
hoàng chỉnh xung quanh chúng.
Sự tổng hợp của lực đẩy tĩnh điện và kích thước ion lớn (mà nó chia thành hình cầu)
gây ra sự phân tán rất nhanh của các hạt xi măng riêng rẽ. Như vậy, nước ở trong các khối
kết tụ ban đầu được giải thoát làm cho hồ ximăng linh động hơn và như vậy làm tăng khả
năng làm việc của bê tông. Các chất siêu dẻo không tạo ra sự giảm đáng kể ứng xuất bề
mặt của nước, do vậy ít có xu hướng cuốn khí ngay cả khi với liều lượng cao.
Sự hấp phụ các anion trên bề mặt hạt ximăng cũng kém bền hơn trong trường hợp
dùng chất làm chậm (ví dụ muối axít hydroxycacboxylic) và quá trình diễn ra phản ứng
thuỷ hoá không bị cản trở với mức độ liều lượng bình thường. Do vậy, đối với chất siêu

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 15


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

dẻo thông thường sẽ không có có sự làm chậm đáng kể tới quá trình ninh kết và đông
cứng.
1.2.4.5.4. Phụ gia cuốn khí
Là loại phụ gia có tác dụng tạo ra rất nhiều các bọt khí nhỏ trong bê tông để nâng cao
khả năng chịu đóng băng và tan của bê tông, tăng tính linh động của bê tông khi đổ bê tông
trong vùng nhiệt độ thấp. Tác dụng của loại phụ gia này sẽ giảm khi tăng nhiệt độ trong bê
tông và hàm lượng xi măng cao, có trộn chất độn tro bay.
Các nguyên liệu gốc thường được sử dụng để sản xuất phụ gia cuốn khí là các loại sau
đây: Lignosulfonat và abietate natri, muối của Etanoamin, sunfonat rượu béo,
alkylarylsulfonat, xà phòng kiềm của axit béo...
1.2.4.5.5. Phụ gia đông cứng nhanh
Phụ gia đông cứng nhanh là phụ gia mà khi cho vào hỗn hợp bê tông có tác dụng rút
ngắn thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông
Dùng để trợ giúp đổ bê tông trong thời tiết lạnh, cho phép kết thúc việc đổ bê tông và
có thể tháo dỡ ván khuôn sớm.
Loại phụ gia này có thể dùng trong điều kiện để trám chỗ rò rỉ do áp lực nước, kết thúc
việc sữa chữa kết cấu sớm hơn.
Tác dụng của loại phụ gia này làm tăng nhanh quá trình ninh kết, tăng nhanh cường độ
bê tông trong thời gian ban đầu nhưng nó có thể làm giảm cường độ lâu dài của bê tông.
Nên chú ý rằng nếu dùng quá liều lượng sẽ làm cho bê tông giảm cường độ chịu lực.
Trong phụ gia đông cứng nhanh thường có ion clo nên nó có khuynh hướng gia tăng gỉ cho
các kết cấu bê tông cốt thép. Vì thế hiện nay trong sản xuất được khuyến cáo không nên sử
dụng phụ gia có chứa gốc Clo.
  Các nguyên liệu để chế tạo phụ gia đông cứng nhanh là: clorua, canxi, natri, nhôm.
Các chất gốc kiềm: sufat, potat, amoniắc, cũng như các muối của chúng: cacbua, aluminat,
borat natri và borat kali, nitrat, nitrit, focmiat canxi.
1.2.4.5.6. Phụ gia kị nước
Phụ gia kỵ nước là các phụ gia cải thiện tính chống thấm nước dưới áp lực của bê tông
và chống ẩm bằng cách ngăn sự hấp phụ mao quản trong bê tông.
Các chất kỵ nước, bao gồm các hỗn hợp của các nguyên liệu sau:
˗ Các chất bột mịn (kieselguliv, bentonit, vôi béo, nhũ tương của chất dẻo).
˗ Các muối axit béo (sterat - oleat...)
˗ Các chất làm dẻo (polime, lignosulfonat)

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 16


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Các sản phẩm khác (sulfat nhôm, chất keo nở phồng có gốc tảo biển)
˗ Các chất tăng nhanh đông cứng: clorua, xút,.. trong trường hợp một trong các sản
phẩm là một chất cuốn khí hoặc một chất làm chậm đông cứng
Các chất kỵ nước tác động trước hết về mặt vật lý là bịt các lỗ rỗng và các ống dẫn nhỏ
hơn vào các hạt rất nhỏ mà chúng chứa, hoặc là vào các sản phẩm kết tủa hoặc nở phồng.
Nhưng các chất kỵ nước chỉ có thể bịt được các lỗ rỗng, nếu chúng tương đối nhỏ.
Chúng không thể làm kín được cho một loại bê tông xấu, phối hợp không tốt, có những lỗ
rỗng lớn hoặc những chỗ không đồng nhất.
 Các ứng dụng chính của phụ gia kỵ nước như sau:
˗ Sản xuất bê tông của các công trình thuỷ lợi: bể chứa, bể nước, kênh dẫn, bể bơi,
tường móng, chỗ chữ nước, silo
˗ Sản xuất vữa chống thấm: lớp phủ (ban công, hầm, gara, cầu, sàn nhà công nghiệp,...)
˗ Sản xuất vũa trát mặt ngoài, mối nối của khối xây, lớp phủ của ống dẫn cống.
1.2.4.5.7. Phụ gia chống thấm
Là loại phụ gia để giảm mức độ truyền dẫn hơi nước ẩm tiết ra trong dạng lỏng hay hơi
nước từ trong bê tông hay đi qua bê tông. Các loại phụ gia này thường bắt nguồn từ các
loại vật liệu hạt nhỏ có tính pozzolanic nghĩa là nó có thể phản ứng với hydroxide canxi
được giải phóng từ sự thuỷ hoá xi măng để tạo ra một thành phần có tính xi măng chèn vào
các lỗ trống.
Phụ gia chống thấm có thể tạo dưới dạng bột, hồ hay dạng lỏng và có thể chứa vật liệu
lấp kín lỗ rỗng hay vật liệu kỵ nước. Các loại vật liệu chính trong cấp hạng vật liệu lấp kín
các lỗ rỗng là: silicát của sôđa, nhôm sunfat hay kẽm sunfat, nhôm clorua và kẽm clorua.
Đây là những chất lấp kín lỗ rỗng rất linh hoạt về mặt hoá học.
Hơn nữa, chúng cũng làm tăng tốc độ linh kết của bê tông và vì vậy tạo cho bê tông
tính chống thấm tốt hơn ngay ở giai đoạn đầu. Những vật liệu lấp kín không linh hoạt về
mặt hoá học như đá phấn, v.v... thường được nghiền rất mịn. Tác dụng chính của chúng là
cải thiện tính dễ thi công và giảm lượng nước khi tính dễ thi công đã định.  Nó làm cho bê
tông đặc chắc và cơ bản là chống thấm. Một số loại phụ gia khác có thể chứa Butyl strearat
cao cấp hơn xà phòng nhưng lại không có tác dụng tạo bọt. Butyl strearat cao cấp hơn xà
phòng và làm việc như một chất kỵ nước trong bê tông.
Các loại dầu khoáng không có chất béo hoặc là dầu thực vật cũng đã được chứng minh
là rất có hiệu quả trong việc chế tạo bê tông chống thấm.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 17


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Việc sản xuất bê tông có độ thấm thấp hay cao phụ thuộc rất lớn vào việc đổ bê tông
một cách đồng đều có thành công hay không.
Một chất nào đó mà làm tăng tính dẻo của hỗn hợp đã cho mà không gây tác dụng có hại
hoặc hạn chế hiện tượng rỉ nước và vì thế giảm được số lỗ rỗng trong bê tông, thì cũng
được coi là phụ gia giảm tính thấm, các chất cuốn khí cũng được coi là thuộc loại này vì
chúng làm tăng tính rễ thi công, tính dẻo của bê tông, góp phần làm giảm lượng nước và
hiện tượng rỉ nước trong bê tông.
 Phụ gia chống thấm được sử dụng cho:
- Mọi ứng dụng đòi hỏi chống thấm cho bê tông như tường bao và sàn, bồn chứa, ống
nước, đường ngầm, si-lo và hồ chứa
- Bê tông khối và gạch
- Panel và vữa trát nghèo xi măng
- Tường bao và nền các bồn chứa.
- Các cấu kết bê tông đòi hỏi lớp trát mặt, gạch lót hoặc sơn lót
1.2.4.5.8. Phụ gia trợ bơm
Là loại phụ gia để cho bê tông trơn hơn, dễ dàng bơm bê tông cho cự ly xa tránh phân
tầng bê tông. Tác dụng của loại phụ gia này là ép nước ở trong hồ xi măng, làm cho hồ xi
măng trở nên dẻo hơn và chui vào các khe hở của cốt liệu làm cho bê tông trơn.
Loại phụ gia này chỉ dùng cho bê tông được thiết kế với cấp phối giành cho bê tông
bơm, không dùng cho bê tông được thiết kế với cấp phối bình thường.
1.2.4.5.9. Phụ gia trương nở
Phụ gia này làm tăng thể tích của vữa hoặc của bê tông để sản xuất vữa bơm cho bu
lông neo, chèn chân cột, sản xuất bê tông tự ứng suất.Loại phụ gia này hoạt động trong lúc
thuỷ hóa xi măng hoặc tự nở hoặc phản ứng với các thành phần khác của bê tông tạo ra sự
trương nở. Vật liệu của loại phụ gia có thể có ba loại. Loại có chứa sắt và chất gia tăng
oxit, loại phụ gia tạo khí chứa bột nhôm, loại có chứa oxit canxi tự do.
Do đó khi dùng phải xem xét kỹ việc dùng với các phụ gia khác cho tương thích, nếu
không bê tông sẽ bị phá hoại. Việc dùng quá liều lượng phụ gia sẽ làm cho bê tông bị phá
vỡ do lực giãn nở trong bê tông.
1.2.5. Vai trò chính của các thành phần trong bê tông
Cốt liệu lớn: là bộ khung chịu lực của bê tông sau khi hồ bê tông gắn kết lại.
Cốt liệu nhỏ: làm tăng độ đặc và giảm khả năng chống co cho bê tông.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 18


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Chất kết dính và nước: là thành phần hoạt tính của bê tông, chúng tác dụng với nhau
tạo thành hồ chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu. Nó lấp đầy các lỗ rỗng giữa
các hạt cốt liệu, đồng thời làm vai trò là chất bôi trơn tạo độ dẻo cho hỗn hợp bê
tông.Trong quá trình ngưng kết rắn chắc, hồ chất kết dính làm nhiệm vụ liên kết các hạt
cốt liệu với nhau tạo thành 1 khối.
Phụ gia: dùng để cải thiện một số tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông.
1.2.6. Tính chất của bê tông
 Cường độ của bê tông: là độ cứng rắn của bê tông chống lại các lực từ ngoài mà
không bị phá hoại.
Cường độ của bê tông phản ánh khả năng chịu lực của nó. Cường độ của bê tông phụ
thuộc vào tính chất của xi măng, tỷ lệ nước và xi măng, phương pháp đổ bê tông và điều
kiện đông cứng.
Đặc trưng cơ bản của cường độ bê tông là "mác" hay còn gọi là "số liệu".
Mác bê tông ký hiệu M, là cường độ chịu nén tính theo (N/mm2 ) của mẫu bê tông tiêu
chuẩn hình khối lập phương, kích thước cạnh 15cm, tuổi 28 ngày được dưỡng hộ và thí
nghiệm theo điều kiện tiêu chuẩn (t0 20±2 0C), độ ẩm không khí W 90÷100%. Mác M là
chỉ tiêu cơ bản nhất đối với mọi loại bê tông và mọi kết cấu. Tiêu chuẩn nhà nước quy định
bê tông có các mác thiết kế sau:
˗ Bê tông nặng: M100, M150, M200, M250, M300, M350, M400, M500, M600. Bê
tông nặng có khối lượng riêng khoảng 1800 ÷2500kg/m3 cốt liệu sỏi đá đặc chắc
˗ Bê tông nhẹ: M50, M75, M100, M150, M200, M250, M300 bê tông nhẹ có khối lượng
riêng trong khoảng 800 ÷1800kg/m3 , cốt liệu là các loại đá có lỗ rỗng, keramzit, xỉ
quặng...
Trong kết cấu bê tông cốt thép chịu lực phải dùng mác không thấp hơn M150. Cường
độ của bê tông tăng theo thời gian, đây là một tính chất đáng quý của bê tông, đảm bảo cho
công trình làm bằng bê tông bền lâu hơn những công trình làm bằng gạch, đá, gỗ, thép.Lúc
đầu cường độ bê tông tăng lên rất nhanh, sau đó tốc độ giảm dần.
Trong môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) thuận lợi sự tăng cường độ có thể kéo dài trong
nhiều năm, trong điều kiện khô hanh hoặc nhiệt độ thấp thì cường độ bê tông tăng không
đáng kể.
 Tính co ngót của bê tông
Trong quá trình rắn chắc, bê tông thường phát sinh biến dạng thể tích, nở ra trong nước
và co lại trong không khí.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 19


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Về giá trị tuyệt đối độ co lớn hơn độ nở 10 lần một giới hạn nào đó, độ nở có thể làm
tốt hơn cấu trúc của bê tông còn hiện tượng co ngót luôn kéo theo hậu quả xấu.
Bê tông bị co ngót do nhiều nguyên nhân: trước hết là sự mất nước hoặc xi măng, quá
trình Cacbon hoá Hyđroxit trong đá xi măng. Hiện tượng giảm thể tích tuyệt đối của hệ xi
măng - nước.
Co ngót là nguyên nhân gây ra nứt, giảm cường độ, chống thấm và để ổn định của bê
tông, và bê tông cốt thép trong môi trường xâm thực.
Vì vậy đối với những công trình có chiều dài lớn, để tránh nứt người ta đã phân đoạn
để tạo thành các khe co dãn.
 Tính chống thấm của bê tông đặc trưng bởi độ thẩm thấu của nước qua kết cấu bê
tông. Độ chặt của bê tông ảnh hưởng quyết định đến tính chống thấm của nó. Để tăng
cường tính chống thấm phải nâng cao độ chặt của bê tông bằng cách đầm kỹ, lựa chọn
tốt thành phần cấp phối hạt của cốt liệu, giảm tỷ lệ nước, xi măng ở vị trí số tối thiểu.
Ngoài ra để tăng tính chống thấm người ta còn trộn bê tông một số chất phụ gia.
 Quá trinh đông cứng của bê tông và biện pháp bảo quản cho bê tông
Quá trình đông cứng của bê tông phụ thuộc vào quá trình đông cứng của xi măng
thời gian đông kết bắt đầu không sớm hơn 45 phúT.
Vì vậy sau khi trộn bê tông xong cần phải đổ ngay để tranh hiện tượng vữa xi
măng bị đông cứng trước khi đổ thời gian từ lúc bê tông ra khỏi máy trộn đến lúc đổ
xong 1 lớp bê tông (không có tính phụ gia) không quá 90' khi dùng xi măng
portland không quá 110', khi dùng xi măng portland xỉ, tro núi lửa, xi măng pulơlan.
Thời gian vận chuyển bê tông (kể từ lúc đổ bê tông ra khỏi máy trộn) đến lúc đổ
vào khuôn và không nên lâu quá làm cho vữa bê tông bị phân tầng.
1.2.7. Thực trạng phát triển của bê tông Việt Nam
Ngày 30/5 tại Hà Nội, Hội Bê tông Việt Nam và Công ty Cổ phần FECON phối hợp tổ
chức Hội nghị thường niên năm 2020 với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các chuyên
gia, giáo sư, tiến sỹ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Đây là hoạt động thường niên của Hội Bê tông Việt Nam nhằm trao đổi thông tin, tăng
cường hợp tác, đóng góp những kiến thức cho sự phát triển bền vững nói chung và công
nghiệp bê tông nói riêng.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng,
Bộ Xây dựng đánh giá: Công nghệ thi công bê tông ở Việt Nam trong thời gian qua có
những bước tiến lớn, tiệm cận với các nước tiên tiến về tính năng của bê tông, năng suất,

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 20


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

chất lượng sản phẩm bê tông, hầu hết các loại công nghệ thi công bê tông đều đã có mặt ở
Việt Nam…
Tuy nhiên, hiện nay nguồn nguyên liệu để sản xuất bê tông truyền thống (cát tự nhiên)
ngày càng cạn kiệt, trong khi đó phế thải công nghiệp có tiềm năng sử dụng làm vật liệu
xây dựng thải ra hàng năm rất lớn nhưng thực tế chưa sử dụng được nhiều.
Với định hướng phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nhiên liệu, Bộ
Xây dựng đã dự thảo Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng giai đoạn 2021 - 2030, định
hướng đến năm 2050 với những nội dung liên quan đến phát triển công nghiệp bê tông,
Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho biết.
Tiến sỹ Hoàng Minh Đức, Giám đốc Viện chuyên ngành Bê tông, Viện Khoa học công
nghệ xây dựng nêu quan điểm, các tiêu chuẩn lĩnh vực bê tông được áp dụng trong ngành
Xây dựng, Giao thông và Thủy lợi hiện nay đang có sự chồng lấn, đan xen nhất định.
Để góp phần hoàn thiện, đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu xây
dựng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm, trong thời gian tới Viện
sẽ thực hiện rà soát, hủy bỏ những tiêu chuẩn không còn phù hợp, biên soạn các tiêu chuẩn
mới căn cứ trên hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế hiện nay.
Tại Hội nghị cũng tập trung thảo luận về những thành tựu, giải pháp tối ưu trong thi
công bê tông áp dụng cho công trình hiện đại gồm: Ứng dụng công nghệ phụt vữa thân cọc
cho cọc khoan nhồi khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; giải pháp tối ưu cho sàn bê tông cốt
sợi thép Dramix; giải pháp sàn liên hợp Lysaght BonDek II cho công trình hiện đại; sản
phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn chuyên dụng cho các dự án đặc biệt.
Ông Hà Thế Phương, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần FECON nhấn mạnh, bê tông luôn
đóng vai trò quan trọng trong cả 5 lĩnh vực kinh doanh của FECON, thách thức đặt ra là
nâng cao được chất lượng bê tông cũng như giữ được tính ổn định; mặt khác giảm được
giá thành của bê tông. Chính vì lý do đó, đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên của FECON
đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và cải tiến để đưa ra các giải pháp về bê tông có tính
thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Bên cạnh đó, nhiều tham luận đưa ra thảo luận và nhận được sự quan tâm của đại biểu
như: Chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp bê tông; Tiêu chuẩn lĩnh vực bê
tông - hiện trạng và định hướng phát triển; Báo cáo thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn quốc
gia trong sản xuất cọc bê tông ly tâm cường độ cao
1.3. Bê tông hàm lượng tro bay cao (HVFC)
1.3.1. Khái niệm

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 21


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Bê tông hàm lượng tro bay cao “High Volume Fly Ash Concrete” (HVFC), được biết
đến là có hàm lượng tro bay (FA) thay thế xi măng portland trên 50%.
Nó khác hoàn toàn với bê tông hệ geopolymer có thể thay thế tro bay 100%, HVFC
không yêu cầu bảo dưỡng nhiệt, không đòi hỏi sử dụng kiềm cao, đó là một ưu điểm so với
bê tông geopolymer trong ngành xây dựng.
Tuy nhiên HVFC có nhược điểm lớn đó là phát triển cường độ chậm, đặc biệt ở tuổi
sớm, làm hạn chế tính ứng dụng của loại bê tông này.
Đây cũng được coi là bê tông xanh thân thiện với môi trường do đáp ứng được nhiều
chỉ tiêu như tính chất kĩ thuật và ít tác động đến môi trường:
˗ Tính công tác, độ tách nước, tách vữa ít hơn, nhiệt thủy hóa, cường độ tuổi muộn,
giảm độ co ngót.
˗ Độ bền: tính thấm rất thấp; ăn mòn sulfat, clo ăn mòn cốt thép, kiềm silic, carbonat
hóa.
˗ Tác động môi trường ít: dùng ít XM, SOx, NOx, CO2. Đồng thời xử lý FA phế thải
lớn dẫn đến sự phát triển bền vừng cho ngành xây dựng cũng như giảm tình trạng ô
nhiễm môi trường, hao hụt tài nguyên thiên nhiên.
1.3.2. Tính cơ học
Đáp ứng được các tính chất cơ học như: cường độ nén đạt tối thiểu 40 MPa (28 ngày),
uốn, nén chẻ, mô đun đàn hồi và độ co ngót khô.
Ngoài ra các tính chất về độ bền của bê tông cũng được xem xét như: cacbonat hóa,
bền trong môi trường xâm thực sunfat và clorua.
Bê tông HVFC có tác động môi trường thấp hơn bê tông thông thường thì nó còn được
coi là bê tông tính năng cao với các ưu điểm, những tính chất sau:
 Tính công tác
Bổ sung tro bay làm tăng tính công tác khi so sánh với bê tông thông thường có cùng
hàm lượng nước. Hình dạng hình cầu nhẵn và phân bố kích thước hạt của tro bay giúp cải
thiện tính công tác của bê tông và do đó nhu cầu về nước giảm, góp phần tăng cường độ
lâu dài.
Để đạt được cường độ tuổi sớm, HVFC thường sử dụng tỷ lệ nước/ xi măng thấp dưới
0,35. Khi sử dụng tro bay ở hàm lượng cao được cho là làm giảm lượng nước trộn cần thiết
khoảng 15 đến 20%. Cứ 10% tro bay được thêm vào thì mức giảm nước là khoảng 3%.
Yêu cầu về thời gian bảo dưỡng tối thiểu là 7 ngày vì đặc trưng phát triển cường độ tuổi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 22


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

muộn. Tính chất vượt trội của HVFC là nâng cao tính bền của bê tông do giảm lượng
Canxi Hydroxide, chất dễ hòa tan rửa trôi nhất trong các sản phẩm hydrat hóa. Độ thấm
nước trong bê tông HVFC cũng thấp hơn bê tông thông thường.
 Thời gian đông kết (ninh kết)
Do hàm lượng xi măng thấp trong HVFC và phản ứng pozzolanic chậm của tro bay,
thời gian đông kết của bê tông sẽ tăng lên. Thông thường thời gian đông kết của hỗn hợp
bê tông HVFC cao hơn bê tông thường sử dụng hoàn toàn xi măng portland OPC khoảng 2
giờ.
 Độ co ngót khô
Tỷ lệ nước/xi măng thấp hơn và lượng sử dụng xi măng thấp trong HVFC làm giảm độ
co ngót khô. Các nghiên cứu chỉ ra rằng độ co ngót khô trong HVFC ít hơn so với bê tông
thông thường.
Ngoài ra, HVFC làm giảm các vết nứt do co ngót, do hàm lượng nước giảm dẫn đến
lượng nước thoát ra sau khi đông kết cũng giảm, ít tạo các lỗ rỗng trong vữa và bê tông.
Cũng do giảm tổng khối lượng của xi măng nên nhiệt hydrat hóa thấp hơn cũng làm giảm
nứt do co ngót do nhiệt.
 Nhiệt hydrat hóa
Thay thế một phần xi măng Portland bằng tro bay làm giảm nhiệt hydrat hóa. Thay thế
tro bay 50% làm giảm 23% nhiệt độ của bê tông, trong khi thay thế 70% bằng tro bay có
thể làm giảm tới 45% nhiệt độ của bê tông.
 Cường độ nén
Sự phát triển cường độ nén theo thời gian phụ thuộc vào khối lượng xi măng thay thế,
tuổi của bê tông và loại tro bay. Sự tăng cường độ ở độ tuổi sớm cao hơn của tro bay loại
C so với tro bay loại F.
Cường độ nén ở tuổi muộn dài ngày lại cao hơn khi sử dụng tro bay loại F do tro bay
loại F được cải thiện cường độ nhờ vào phản ứng pozzolanic chậm của nó.
Cường độ tuổi muộn cao hơn cũng được giải thích là do các lỗ mao quản, mao mạch
nhỏ hơn và vi cấu trúc dày đặc hơn do các phản ứng pozzolanic tạo ra. Do đó bảo dưỡng
đủ độ ẩm đến tối thiểu 7 ngày là điều cần thiết để đảm bảo rằng sự phát triển cường độ cho
các tuổi muộn sau này diễn ra. Để đạt được độ bền sớm, tỷ lệ nước/ xi măng thấp là rất cần
thiết.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 23


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Cường độ nén ở tuổi muộn dài ngày của HVFC thường vượt cao hơn so với bê tông
thông thường và cường độ nén đối với loại bê tông này thường được đề nghị ở tuổi 56
ngày.
Bê tông thay thế 40% xi măng bằng tro bay và đạt được cường độ nén 45 MPa ở tuổi
28 ngày với tỷ lệ nước/bột 0,4. Cường độ nén tuổi sớm của bê tông giảm nhưng có sự gia
tăng mạnh ở tuổi muộn hơn.
Bê tông có hàm lượng tro bay cao hơn 40% cho thấy cường độ thấp hơn 28 ngày
nhưng có cường độ cao hơn sau 56 ngày. Nhưng đối với bê tông có hàm lượng tro bay
dưới 40% thì cường độ nén cao hơn ở 28 ngày.
Điều này là do cường độ của bê tông là một hàm tuyến tính của tỷ lệ nước/ chất kết
dính, chất lượng của tro bay và xi măng và tuổi đóng rắn.
 Độ bền
Khả năng thấm của HVFC là rất thấp, tính thấm của HVFC giảm đáng kể, mặc dù
cường độ của bê tông hàm lượng tro bay cao ở tuổi sớm và ở 28 ngày còn hạn chế. HVFC
cải thiện tính công tác, giảm co ngót do nhiệt hydrat hóa và co ngót khô, tăng độ bền cho
bê tông.
Tăng hàm lượng tro bay từ 30% lên 45% tăng độ bền bê tông mà không làm suy giảm
cường độ nén và uốn.
1.3.3. Cơ sở khoa học của tro bay trong HVFC
CSKH (tro bay): Hiệu ứng ổ bi - Phân tán - Tường chắn - Tăng đặc vi cấu trúc
 Hiệu ứng ổ bi (Ball Bearing Effect)
Hạt tro bay có dạng hình cầu và kích thước nhỏ hơn các chất thành phần trong hỗn hợp
bê tông HVFC nên dễ bàng bao bọc các xi măng nên tăng khả năng bôi trơn, giúp tăng tính
công tác cho hỗn hợp bê tông.
Do đó có thể giảm bớt hàm lượng nước dùng cho hỗn hợp dẫn đến tỉ lệ W/C giảm giúp
tăng cường độ nén cho bê tông.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 24


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

HIỆU ỨNG Ổ BI

Hình 1. 1: Hiệu ứng ổ bi


 Phân tán (Dispersion Effect)
Trong HVFC, các hạt tro bay sẽ xâm nhập vào giữa cá hạt xi măng và tách chúng ra
làm tăng bề mặt tiếp xúc của xi măng với nước được nhiêu hơn giúp đẩy mạnh quá trình
thủy hóa.

Hình 1. 2: Khả năng phân tán của tro bay

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 25


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

 Tường chắn (Wall Effect)


Sản phẩm thủy hóa Ca(OH)2 lắng đọng dàn đều trên bề mặt cốt liệu hình thành vùng
chuyển tiếp (Inter Transition Zone - ITZ) giữa cốt liệu đá và xi măng. Tro bay tác dụng sản
phẩm thủy hóa trên bề mặt cốt liệu hình thành các sản phẩm C-S-H làm tăng cường độ
bám dính, tăng độ đặc chắc vùng chuyển tiếp.
 Tăng độ đặc chắc vi cấu trúc (Increased Packing Density)
Tro bay trong hỗn hợp HVFC đã đóng góp là thành phần bổ sung các hạt nhỏ còn thiếu
trong xi măng, hình thành các dải hạt trãi liên tục giữa xi măng và các cốt liệu nên giảm lỗ
rỗng trong đá - xi măng.

100% Xi măng Xi măng + Hạt tro bay nhỏ Xi măng + Hạt tro bay lớn

Hình 1. 3: So sánh khoảng cách các chất thành phần giữa hỗn hợp có tro bay và không có
tro bay
1.3.4. Ưu nhược điểm ủa bê tông HVFC
 Ưu diểm
Bê tông HVFC đạt được các chỉ tiêu cần thiết cảu bê tông xanh thân thiện với môi
tường hiện nay:
˗ Giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG) của xi măng với mức giảm ít nhất 50%
xi măng và cũng giảm ô nhiễm do để bay tro lưu trữ trong đất và nước.
˗ Bê tông có độ bền tốt hơn và một số tính chất kỹ thuật khác tốt hơn bê tông sử dụng xi
măng OPC bình thường. Bê tông HVFC có ưu điểm như giảm nhiệt hydrat hóa, giảm
lỗ rỗng xốp, hạn chế nước sự tách nước, độ co ngót khô giảm, tăng khả năng chống
thấm, kháng ăn mòn sulfate, độ bền theo thời gian cao.
˗ Do cấu trúc của HVFC có nhiều lượng pha C-S-H và hydrat nhôm canxi nên cải thiện
cường độ ở tuổi muộn và giảm tính thấm, do đó các đặc tính bền được cải thiện.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 26


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ HVFC cần lượng nước nhào trộn ít hơn, do nhiều hạt tro bay hình cầu, bề mặt nhẵn,
nên cải thiện tính công tác cho bê tông, giảm nứt do co ngót, nứt do nhiệt và co ngót
khô, và tăng cường độ bền, tăng khả năng chống ăn mòn, xâm thực.
Sử dụng bê tông HVFC còn có khả năng giảm phát thải CO 2 toàn cầu, so với việc sản
xuất xi măng Portland cho việc sử dụng các loại bê tông thông thường
Bảng 1. 4: Ước tính giảm CO2 tương ứng hàm lượng tro bay thay thế xi măng

TT Tro bay thay thế Lượng giảm CO2

1 30% 17%
2 35% 28%
3 50% 54%
 Nhược điểm
Một số nhược điểm như:
- Thời gian đông kết bị kéo dài, chậm phát triển cường độ.
- Cường độ tuổi sớm tương đối thấp.
- Giảm tiến độ thi công, khai thác công trình, khó sử dụng trong thời tiết lạnh.
1.3.5. Ứng dụng
Với mức thay thế tro bay lớn, bê tông HVFC có thể được sử dụng trong các kết cấu bê
tông lớn để giảm nhiệt của hydrat hóa và nứt do nhiệt như các công trình thủy điện, công
trình ngoài khơi phổ biến như kênh đào, đường hầm eo biển, đập nhân tạo…Việc sử dụng
bê tông cường độ cao có khả năng làm giảm tổng trọng lượng cho cả công trình, qua đó
tăng độ bền cho kết cấu chung.Sử dụng làm cột của các tòa nhà, việc làm cột của các tòa
nhà bằng bê tông cường độ cao sẽ làm tăng khả năng chịu tải của cột, đồng thời giảm kích
thước mặt cắt cột. Mặt khác, khi thi công lượng cốt thép, và ván khuôn sử dụng để đổ bê
tông cường độ cao cũng ít hơn rất nhiều.
Sử dụng trong các công trình xây dựng cầu, khi xây cầu, bê tông cường độ cao  thường
được dử dụng làm hệ thống dầm cầu bê tông dự ứng lực. Dựa trên sự cải tiến về đặc tính
cơ học, sử dụng loại bê tông này giúp làm giảm tải trọng cho hệ thống dầm, và tăng chiều
dài kết cấu nhịp.Nếu các cấu kiện như móng, tường, cột và dầm không yêu cầu cường độ
sớm, thì HVFC có thể được sử dụng với thời gian bảo dưỡng tối thiểu là 7 ngày. Nếu
không thể đáp ứng việc bảo dưỡng tối thiểu 7 ngày, thì có thể phải sử dụng lượng tro bay
thấp hơn.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 27


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU - THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG


PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Tro bay

Hình 2. 1: Tro bay Duyên Hải


Tro bay sử dụng trong thực nghiệm của bài báo cáo này là tro bay nhà máy nhiệt điện
Duyên Hải (Trà Vinh), là tro bay loại F có các thống số kỹ thuật sau.
Bảng 2. 1: Chỉ thiêu kỹ thuật của tro bay Duyên Hải loại F

TT Các chỉ tiêu Phương pháp thử Ghi chú


1 Hàm lượng ôxit SiO2 + Al2O3 + Fe2O3 (%) TCVN 8262:2009 82.5
Hàm lượng lưu huỳnh, hợp chất lưu huỳnh
2 TCVN 141:2008 0.40
tính quy đổi ra SO3 (%)
3 Hàm lượng canxi ôxit tự do CaOtd (%) TCVN 141:2008 0.3
4 Hàm lượng mất khi nung MKN (%) TCVN 8262:2009 6.67
5 Hàm lượng kiềm có hại (kiềm hòa tan), % TCVN 6882:2001 0.35
6 Độ ẩm (%) 0.01

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 28


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Phụ lục A của


7 Lượng sót sàng 45m (%) 13.8
TCVN 8827:2011
Lượng nước yêu cầu so với mẫu đối chứng
8 TCVN 8825:2011 98.6
(%)
Phụ lục E của
9 Hàm lượng ion Cl- (%) 0.03
TCVN 8826:2011

10 Hoạt độ phóng xạ tự nhiên Aeff (Bq/kg) TCVN 10302:2014 236.6

2.1.2. Xi măng

Hình 2. 2: Xi măng OPC Nghi Sơn


Xi măng được dùng là xi măng OPC Nghi Sơn Type 1 (bền Sunfat) đạt chuẩn theo TCVN
2682:2009 với các thông số kỹ thuật sau.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 29


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Bảng 2. 2: Thông số kỹ thuật của xi măng OPC

TT Các chỉ tiêu Phương pháp thử Ghi chú


1 Độ mịn sót sàng 0,09 mm TCVN 4030:2003 0.4
2 Độ mịn Blaine TCVN 4030:2003 4070
3 Độ ổn định thể tích, Le Chatelier TCVN 6017:2015 0.5
4 Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3) (%) TCVN 141:2008 2.11
5 Hàm lượng Magie oxit (MgO) (%) TCVN 141:2008 1.91
6 Hàm lượng mất khi nung (MKN) (%) TCVN 141:2008 2.12
7 Hàm lượng cặn không tan (CKT) (%) TCVN 141:2008 0.36
8 Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2Oqđ) (%) TCVN 141:2008 0.55
2.1.3. Cát
Cát được sử dụng trong báo cáo là cát sông Đồng Nai có các chỉ tiêu đạt chuẩn TCVN
7570:2006 với 1 số thông số kỹ thuật sau :
˗ Kích thước hạt cỡ từ 0,05 – 2mm
˗ Độ hút nước: 0,03%
˗ Độ ẩm: 1g/m3
3.1.4. Đá

Hình 2. 3: Đá Hóa An
Sử dụng loại đá 5x20mm, 5x20mm, 10x40mm, 20x70mm được lấy từ mỏ đá Hóa An
có các chỉ tiêu đạt yêu cầu của TCVN 7570:2006.
˗ Khối lượng riêng: 2,79g/cm3

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 30


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Cường độ đá gốc: 139,7MPa


˗ Hệ số hóa mềm: 0,92
˗ Hàm lượng chung bụi, bùn, sét chiếm 0,6%
˗ Độ hút nước: 0,4%
˗ Khối lượng thể tích xốp: 1,462g/cm3
2.1.5. Vôi

Hình 2. 4: Vôi bột


Sử dụng vôi bột (98% Ca(OH)2) Vũ Hoàng đạt chuẩn TCVN 2231:2016 với các thông
số kỹ thuật.
Bảng 2. 3: Thông số kỹ thuật của vôi bột

STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Ghi chú


1 Hàm lượng CaO + MgO hoạt tính (%) TCVN 2231:2016 62.2
2 Hàm lượng CO2 (%) TCVN 2231:2016 0.7
3 Độ ẩm (%) TCVN 2231:2016 0.9
2.1.7. Phụ gia

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 31


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 2. 5: Phụ SIKAPLAST 228


Sử dụng phụ gia SIKAPLAST 228 - Phụ gia siêu dẻo đạt chuẩn TCVN 8826:2001 với
một số ưu điểm như sau:
- Duy trì độ sụt lâu và độ giảm nước cao.
- Độ chảy lỏng cao (giảm đáng kể công tác đổ và đầm).
- Thúc đẩy sự phát triển cường độ sớm nhanh hơn.
- Tính thi công có thể duy trì đến 3 - 6 giờ (tùy theo liều lượng phụ gia, loại xi măng,
nhiệt độ).
- Cải thiện khả năng kháng từ biến và co ngót.
- SikaPlast 228 không có chứa cả clorua lẫn các chất ăn mòn khác và do đó có thể sử
dụng không hạn chế cho các kết cấu bê tông cốt thép.
2.2. Thiết bị - Dụng cụ
2.2.1. Thiết bị
 Máy trộn bê tông (máy trộn quả lê)
Thông số kỹ thuật:
- Máy trộn bê tông dung tích 250 lít.
- Năng suất 3,2 – 4,3 m3/h.
- Động cơ 1,5KW/220V ; 2,2KW/220V ; 3KW/220V.
- Thời gian trộn 6-10 phút/mẻ.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 32


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 2. 6: Máy trộn bê tông

Máy trộn này sử dụng cơ chế trộn tự do như bồn trộn, đảo trộn dựa vào guồng quay
của thùng trộn. Thùng trộn hay còn gọi là cối trộn được truyền động dựa vào hệ thống
bánh răng ăn khớp.
Nạp liệu thủ công hoặc có thể sử dụng máy xúc đào.
Xả liệu nhanh, hiệu suất cao. Hỗn hợp bê tông được xả ra ngoài bằng cách lật đổ cối
trộn hướng xuống đất.
Tính cơ động thấp. Máy trộn quả lê chỉ có thể di chuyển một khoảng cách gần nhờ có
trang bị thêm bánh xe.
Máy có thể lắp động cơ điện hoặc động cơ diesel.
 Máy nén
Thông số kỹ thuật:
- Dải nén: 0 - 3000kN.
- Sai số: đạt TCVN. ASTM.
- Dễ sử dụng, phù hợp TCVN.
- Hiển thị điện tử, tự động lưu giữ số liệu nén và in kết quả sau khi nén.
- Hoạt động bằng dộng cơ điện: 220V/50Hz.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 33


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

- Mẫu nén: D150xH300.


- Kèm 3 thớt đệm: D150xH100, D150xH50 (2ch).
- Trọn lượng: khoảng 900kg.

Hình 2. 7: Máy nén bê tông


Dùng để đo cường độ nén của mẫu bê tông, được kết nối với máy tính hoặc máy in để
cho ra kết quả. Tự động ngừng khi có sự cố sai lệch trong quá trình nén.
 Cân
Cân điện tử (mức cân tối đa 100kg) dùng để cân các vật liệu như cát, đá, xi măng, tro
bay, nước với khối lượng lớn

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 34


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 2. 8: Cân điện tử tối đa 100kg


Cân điện tử (mức cân từ 0,5 tới 15 kg) dùng để cân phụ gia

Hình 2. 9: Cân điện tử 0,5 - 15kg

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 35


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

 Máy đo SEM

Hình 2. 10: Máy đo SEM


Kính hiển vi điện tử quét độ phân giải siêu cao JSM 7100F trang bị rất nhiều đặc điểm
tiên tiến và khả năng phân tích phù hợp với yêu cầu đặc biệt của mỗi loại mẫu.Kính được
thiết kế với hai thấu kính cuối cùng, công nghệ giảm tốc chùm tia và công nghệ chân
không thấp.
 Bàn rung

Hình 2. 11: Bàn rung bê tông

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 36


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Bàn rung bê tông được sử dụng để xác định khả năng tách nước, tách vữa của hỗn hợp
bê tông tươi. Có thể gá được tất cả các loại khuôn, kết cấu đơn giản dễ sử dụng.
Dùng để sít chặt hỗn hợp bê tông đang có trong khuôn, làm cho mẫu đạt thẩm mỹ cao
hơn và mẫu đạt yêu cầu về kích thước và thể tích thì mới đạt được cường độ cao nhất.
 Bể lưu mẫu

Hình 2. 12: Bể lưu mẫu


Công dụng : Dùng để lưu mẫu vữa và bê tông đợi đến đủ ngày tuổi để đo nén, uốn,
bửa.
Lưu ý khi sử dụng:
˗ Phải chú ý quan sát môi trường nước luôn sạch sẽ, thay nước khi có dầu hiệu vôi thoát
ra từ những mẫu có vôi.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 37


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bể lưu mẫu, không đặt mẫu quá cao hay quá sát nhau,
luôn sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
2.2.2. Dụng cụ
 Cốc thủy tinh
Có kích thước nhỏ, dung lượng thể tích chứa được 250ml, được làm bằng thủy tinh
chịu nhiệt. Có thể dùng để chứa phụ gia dạng nước để dùng trong lúc trộn cấp phối.
Lưu ý: luôn rửa sạch để không còn lưu lại chất hóa học dư vì để ra môi trường sẽ dễ
xảy ra phản ứng tạo ra tạp chất làm sai lệch hóa chất khi dùng cho lần sau.

Hình 2. 13: Cốc thủy tinh 250ml


 Bay xây dựng
Lưỡi bay được làm bằng thép gắn liền với tay cầm bàng gỗ.
Thường dùng để xúc hỗn hợp để cho vào khuôn, đồng thời làm láng bề mặt mẫu đúc.
Lưu ý: Sau khi sử dụng phải rửa sạch tránh việc tồn dư của mẫu dính lại trên bay sẽ
gây sai lệch cấp phối sau.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 38


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 2. 14: Bay nhọn dùng trong xây dựng


 Máng sắt
Máng được làm bằng sắt có kích thước 1000*1000 mm, với 2 tay cầm bằng sắt dễ nắm
để di chuyển máng.
Dùng để chứa bê tông lúc đo độ sụt hoặc sau khi đổ mẻ ra chuẩn bị cho vào khuôn
đúc.

Hình 2. 15: Máng sắt dùng trong bộ đo độ sụt


 Khuôn đúc (150*150*150 mm )
Khuôn đúc hình lập phương có 150*150*150 mm làm bằng nhựa, được thiết dễ cầm
nắm bên ngoài.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 39


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Khuôn thiết kế thêm 1 ỗ nhỏ dưới đáy của khuôn để dễ dàng lấy mẫu đúc sau khi đã
đông kết.
Dùng để đúc khuồn mẫu bê tông theo quy chuẩn.

Hình 2. 16: Khuôn đúc mẫu 150*150*150 mm


 Bộ dụng cụ đo độ sụt
Độ sụt của bê tông được thí nghiệm ngay tại hiện trường, công tác thí nghiệm độ sụt
được thực hiên theo trình từ sau:
˗ Cho hỗn hợp bê tông vào phễu, đầm cho bê tông đều bằng que đầm và gạt bỏ phần bê
tông thừa trên phễu. Chia làm 3 phần khi cho hỗn hợp bê tông đã trộn mỗi lần dùng
dầm sọc vào hỗn hợp đó sao cho tổng cả ba lần khoảng 25-30 lần để cho hỗn hợp
chiếm hết mọi vị trí trong côn đo sụt.
˗ Sau đó từ từ rút phễu ra trong thời gian khoảng 5 giây sao cho bê tông trong phễu
không còn sụt xuống nữa.
˗ Đợi mẫu ổn định, lấy thước khoảng cách từ đỉnh của bê tông và chiều cao của phễu.
˗ Khoảng cách này thể hiện độ sụt của bê tông.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 40


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 2. 17: Bộ dụng cụ đo đột sụt


 Dụng cụ đo ninh kết
Sau khi cho mẫu bê tông vào côn, đáy côn là một miếng sắt tròn rời rạc với côn để dễ
dàng tháo mẫu đã đông kết. Để côn đã cho mẫu vào lên bàn cân, chờ đến thời tuần tự đo 1
lần để kiểm tra mẫu đã đạt chưa bằng cách ấn que đâm xuống mẫu. Lúc này cân sẽ hiển thị
số liệu tương ứng thể hiện khả năng chịu lực tại bề mặt đó và rứt ra kết luận là mẫu đã
đông kết hay chưa.

Hình 2. 18: Dụng cụ đo ninh kết

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 41


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

 Xẻng
Lưỡi của xẻng hình giống cái muỗng lớn được làm bằng sắt gắn liền với cán tay cầm
dài bằng gỗ dùng để xúc các chất thành phần như cát, đá, xi măng.
Lưu ý: Sau khi dùng phải rửa sạch để không sai lệch số liệu cho lần dùng sau.

Hình 2. 19: Xẻng sắt


 Vá xúc
Vá xúc hình muỗng làm bằng nhôm, dùng để xúc nguyên liệu chuẩn bị cho cấp phối ví
dụ như: tro bay, vôi, silica fume.
Lưu ý: Khi sử dụng phải luôn đảm bảo vá sạch sau khi dùng để lấy các nguyên liệu
khác nhau, để giảm thiểu trường hợp sai lệch trong mẻ trộn.

Hình 2. 20: Vá xúc nhôm

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 42


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

2.3. Phương pháp tiêu chuẩn


2.3.1. Phương pháp đo độ linh động bê tông
TCVN 3106:1993: Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt
 Chuẩn bị mẫu
Ta lấy mẫu từ mẻ trộn theo bảng cấp phối
 Tiến hành thử
Đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm nó với một số nước. Hãy chắc chắn rằng đó là
ẩm ướt nhưng không có nước tự do đọng lại. Giữ vững hình nón sụt giảm tại chỗ bằng
cách sử dụng 2 chân giữ.
Chèn hỗn hợp bê tông vào một phần ba hình nón. Sau đó, đầm chặt mỗi lớp 25 lần bằng
cách sử dụng các thanh thép trong một chuyển động tròn, và đảm bảo không để khuấy.
Thêm hỗn hợp cụ thể hơn để đánh dấu hai phần ba. Lặp lại 25 lần nén cho một lần nữa.
Đầm chặt vừa vào lớp trước bê tông. Chèn hỗn hợp bê tông sao cho đầy nón sụt có thể đầy
hơn, sau đó lặp lại quá trình đầm 25 lần.(Nếu hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén, dừng
lại, thêm tiếp hỗn hợp và tiếp đầm chặt như trước).
Gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên mở của hình nón sụt bằng cách sử dụng que đầm
thép trong một chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng. Từ từ tháo bỏ nón sụt bằng
nâng nó theo chiều dọc trong thời gian (5 giây ± 2 giây), và đảm bảo rằng mẫu bê tông
không di chuyển.
Đặt côn sang bên cạnh khối hỗn hợp vừa tạo hình và đo chênh lệch chiều cao giữa
miệng côn với điểm cao nhất của khối hỗn hợp chính xác tới 0,5 cm.
Độ sụt có thể lấy hình dạng khác nhau và tùy thuộc vào hình dạng, độ sụt giảm (độ
chênh lệch chiều cao) để đánh giá chất lượng bê tông.
2.3.2. Phương pháp đo cường độ nén
TCVN 3118:1993: Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén
 Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử nén theo nhóm mẫu. Mẫu nhóm mẫu gồm 3 viên. Khi sử dụng bê
tông khoan cắt từ kết cấu, nếu không có đủ 3 viên thì được phép lấy 2 viên làm một nhóm
mẫu thử.
Việc lấy hôn hợp bê tông, đúc bảo dưỡng, khoan cắt mẫu bê tông và chọn kích thước
viên mẫu thử nén phải được tiến hành theo TCVN 3105: 1993.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 43


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Viên chuẩn để xác định cường độ nén cửa bê tông là viên mẫu lập phương kích thước
150*150*150 mm. Các viên mẫu lập phương kích thước khác viên chuẩn và các viên mẫu
trụ sau khi thử nén phải được tính đổi kết quả thử về cường độ viên chuẩn.
Kết cấu sản phẩm yêu cầu thử mẫu để nghiệm thu thi công hoặc đưa vào sửa dụng ở
tuổi trạng thái nào thì phải thử nén các viên mẫu ở đúng tuổi và trạng thái đó.
Kiểm tra và chọn hai mặt chịu nén của các viên mẫu thử sao cho:
˗ Khe hở lớn nhất giữa chúng với thước thẳng đặt áp sát xoay theo các phương không
vượt quá 0,05mm trên 100mm tính từ điểm tì thước.
˗ Khe hở lớn nhất giữa chúng với thành thước kẻ góc vuông khi đặt thành kia áp sát các
mặt kề bên của mẫu lập phương hoặc các đường sinh của mẫu trụ không vượt quá
1mm trên 100nm tính từ điểm tì thước trên mặt kiểm tra.
˗ Đối với các viên mẫu lập phương và các viên nửa dầm đã uốn không lấy mặt tạo bởi
đáy khuôn đúc và mặt hở để đúc mẫu làm hai mặt chịu nén.
 Tiến hành thử
Xác định diện tích chịu lực của mẫu. Đo chính xác tới 1mm các cặp cạnh song song
của hai mặt chịu nén (đối với mẫu lập phương) các cặp đường kính vuông góc với nhau
từng đôi một trên từng mặt chịu nén (đối với mẫu trụ), xác định diện tích hai mặt chịu nén
trên và dưới theo các giá trị trung bình của các cặp cạnh hoặc các cặp đường kính đã đo.
Diện tích chịu lực nén của mẫu khi đó chính là trung bình số học diện tích của hai mặt.
Diện tích chịu lực khi thử các nửa viên dầm đã uốn gãy được tính bằng trung bình số
học diện tích các phần chung giữa các mặt chịu nén phía trên và phía dưới với các đệm
thép truyền lực tương ứng.
Xác định tải trọng phá hoại mẫu. Chọn thang lực thích hợp của máy để khi nén tải
trọng phá hoại nằm trong khoảng 20 - 80% tải trọng cực đại của thang lực nén đã chọn.
Không được nén mẫu ngoài thang lực trên.Đặt mẫu vào máy nén sao cho một mặt chịu nén
đã chọn nằm đúng tâm thớt dưới của máy.
Vận hành máy cho mặt trên của mẫu nhẹ nhàng tiếp cận với thớt trên của máy. Tiếp đó
tăng tải liên tực với vận tốc không đổi và bằng 6 r 4 daN/cm2 trong một giây cho tới khi
mẫu bị phá hoại.
Dùng tốc độ gia tải nhỏ đối với các mẫu bê tông có cường độ thấp, tốc độ gia tải lớn
đối với các mẫu bê tông cường độ cao.
Lực tối đa đạt được là giá trị tải trọng phá hoại mẫu.
 Tính toán kết quả
Cường độ nén từng viên mẫu bê tông (R) được tính bằng daN/cm2 theo công thức:

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 44


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

P
R=α (2.1)
F
Trong đó:
P - Tải trọng phá hoại, tính bằng daN (1daN = 10 N)
F - Diện tích chịu lực kém của viên mẫu, tính bằng cm2
α - Hệ số tính đổi kết quả thử nén các viên mẫu bê tông kích thước khác viên chuẩn về
cường độ của viên mẫu chuẩn kích thước 150*150*150 mm
Giá trị α lấy theo bảng sau
Bảng 2. 4: Hệ số quy đổi giá trị α

Hình dáng kích thước của mẫu Hệ số tính đổi

Mẫu lập phương


100*100*100 0.91
150*150*150 1.00
200*200*200 1.05
300*300*300 1.10
Mẫu trụ
71.4*143 và 100*200 1.16
150*300 1.20
200*400 1.24

Khi thử các mẫu trụ khoan cắt từ các cấu kiện hoặc sản phẩm mà tỉ số chiều cao với
đường kính của chúng nhỏ hơn 2 thì kết quả cũng tính theo công thức và hệ số D ghi ở
điều 4. 1 nhưng được nhân thêm với hệ số E lấy theo bảng sau.
Bảng 2. 5: Hệ số quy đổi D và E

H/d 1,9 1,8 1,7 1,6 1,5 1,4 1,3 1,2 1,1 1,0
E 0,99 0,98 0,97 0,95 0,94 0,93 0,92 0,91 0,90 0,89
Cường độ chịu nén của bê tông được xác định từ các giá trị cường độ nén của các viên
trong tổ mẫu bê tông như sau:
So sánh các giá trị cường độ nén lớn nhất và nhỏ nhất với cường độ nén của viên mẫu
trung bình.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 45


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Nếu cả hai giá trị đo đều không lệch quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu trung
bình thì cường độ nén của bê tông được tính bằng trung bình số học của ba kết quả thử trên
ba viên mẫu. Nếu một trong hai giá trị đó lệch quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu
trung bình thì bỏ cả hai kết quả lớn nhất và nhỏ nhất. Khi đó cường độ nén của bê tông là
cường độ nén của một viên mẫu còn lại.
Trong trường hợp tổ mẫu bê tông chi có hai viên thì cường độ nén của bê tông được
tính băng trung bình số học kết quả thử của hai viên mẫu đó.
2.3.3. Phương pháp xác định độ ninh kết
TCVN 9338:2012: Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông
kết
 Chuẩn bị mẫu
Lấy mẫu đại diện từ hỗn hợp bê tông cần thử theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN
3105:1993.
Ghi lại thời điểm khi bắt đầu trộn nước với xi măng.
Xác định và ghi lại độ sụt của hỗn hợp bê tông theo TCVN 3106:1993.
Phần hỗn hợp bê tông còn lại sau khi thí nghiệm xác định độ sụt được sàng qua sàng 5
mm để tách phần vữa lên mặt khay không hút nước.
Trộn kỹ lại bằng tay phần vữa thu được trên mặt khay. Xác định nhiệt độ của vữa bằng
cách cắm nhiệt kế sâu vào vữa từ 5 cm tới 7 cm và ghi lại nhiệt độ của vữa khi nhiệt độ đạt
giá trị tối đa. Kết quả làm tròn tới 0,50C.
Tiến hành chuẩn bị 3 mẫu thử như sau:
˗ Xúc vữa vào 3 khuôn chứa, mỗi khuôn một lần làm thành một lớp.
˗ Đầm chặt mẫu vữa trong khuôn chứa và làm phẳng bề mặt.
Đầm chặt mẫu cho đến khi hồ xi măng nổi đều lên bề mặt mẫu có thể được thực hiện
như sau:
˗ Đối với hỗn hợp bê tông có tính công tác mác D3, D4 theo TCVN 9340:2012 hoặc hỗn
hợp vữa, bê tông chảy tự đầm lèn sử dụng một trong hai cách sau:
+ Dập khuôn chứa mẫu vữa trên một bề mặt cứng;
+ Dùng que chọc gõ vào thành khuôn chứa mẫu vữa.
˗ Đối với hỗn hợp bê tông có tính công tác mác D1. D2 theo TCVN 9340:2012 sử dụng
một trong hai cách sau:

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 46


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

+ Đầm vữa bằng que chọc. Mỗi một diện tích bề mặt mẫu vữa 645 mm2 được đầm 1 lần
và phân bố các nhát đầm đồng đều trên toàn bộ tiết diện mẫu. Sau khi đầm xong, dùng
que chọc gõ nhẹ vào thành khuôn để làm kín các lỗ do que chọc để lại và để làm phẳng
bề mặt mẫu.
+ Dùng bàn rung. Bàn rung mẫu phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN
3105:1993.
˗ Đối với hỗn hợp bê tông có độ sụt nhỏ hơn 10 mm, phải sử dụng bàn rung để đầm chặt
và làm phẳng bề mặt mẫu. Bàn rung mẫu phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn
TCVN 3105:1993.
Sau khi chuẩn bị mẫu xong, bề mặt của vữa phải thấp hơn miệng khuôn ít nhất là
10mm.Nhiệt độ thử nghiệm được quy định như sau:
˗ Đối với các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm: là nhiệt độ tiêu chuẩn (27 ± 2)0C,
hoặc theo quy định khác của người sử dụng.
˗ Đối với các thử nghiệm ngoài hiện trường: theo nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc
theo quy định của người sử dụng.
Đo và ghi nhận nhiệt độ không khí môi trường trong quá trình thử nghiệm. Để tránh
bay hơi ẩm cần che đậy mẫu trong suốt thời gian thử nghiệm bằng một loại vật liệu thích
hợp như vải ẩm, tấm nhựa, trừ những lúc phải hút nước tách ra hoặc khi thử xuyên.
 Tiến hành thử
Hút bỏ nước tách: ngay trước khi tiến hành thử xuyên, dùng pipet hoặc một dụng cụ
thích hợp khác hút nước tách ra trên bề mặt mẫu vữa. Để thuận tiện cho việc thu nước tách
ra, 2 min trước khi hút nước cẩn thận đặt nghiêng khuôn một góc khoảng 100 so với
phương ngang bằng cách chèn một miếng kê dưới một bên đáy khuôn.
Xác định cường độ kháng xuyên:
Lắp một kim xuyên có đường kính thích hợp (thường bắt đầu bằng kim có tiết diện lớn
nhất, và sau đó tùy theo mức độ đông kết của mẫu vữa, dùng các kim có tiết diện nhỏ dần
cho tới kim tiết diện 16 mm2) vào lực kế và đặt bề mặt đầu kim tiếp xúc với bề mặt vữa.
Tác dụng lực theo phương thẳng đứng vào lực kế một cách từ từ và đều đặn cho đến
khi kim xuyên cắm sâu vào vữa (25 ± 2) mm (đến vạch khắc trên thân kim). Thời gian cần
thiết để xuyên đến độ sâu (25 ± 2) mm là (10 ± 2) s.
Ghi lại lực cần thiết để xuyên sâu đến 250 mm và thời gian thử nghiệm ,được tính kể
từ khi xi măng bắt đầu trộn với nước đến thời điểm tác dụng lực.
Tính cường độ kháng xuyên bằng cách chia trị số lực xuyên ghi nhận được cho diện
tích đầu mũi kim và ghi kết quả tính toán với độ chính xác tới 0,1 MPa.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 47


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Trong các lần thử nghiệm tiếp theo cần chú ý tránh các khu vực vữa đã bị xới trộn bởi
các lần thử nghiệm trước đó. Khoảng cách biên giữa các lỗ do kim xuyên để lại phải không
nhỏ hơn 2 lần đường kính của kim sẽ sử dụng và không được nhỏ hơn 15 mm. Khoảng
cách biên giữa lỗ kim xuyên và thành khuôn chứa mẫu vữa phải không nhỏ hơn 25 mm.
Chú thích:
Chỉ dẫn về thời điểm thử:
˗ Đối với các hỗn hợp bê tông thông thường trong điều kiện nhiệt độ cao phòng thí
nghiệm ((27 ± 2)0C), thì lần cắm kim xuyên đầu tiên nên tiến hành sau 3 h đến 4 h tính
từ khi xi măng tiếp xúc với nước. Các lần thử nghiệm tiếp theo được thực hiện sau các
khoảng thời gian từ 0,5 h đến 1h.
˗ Đối với các hỗn hợp bê tông có sử dụng phụ gia rắn nhanh, hoặc ở nhiệt độ cao hơn
nhiệt độ phòng thí nghiệm, thì nên tiến hành lần thử đầu tiên sau 1 h đến 2 h kể từ khi
xi măng tiếp xúc với nước và khoảng thời gian giữa các lần thử tiếp theo là 0,5 h.
˗ Đối với các hỗn hợp bê tông có sử dụng phụ gia chậm đông kết, hoặc ở nhiệt độ thấp
hơn nhiệt độ tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm, thì lần thử đầu tiên có thể lùi lại đến
thời điểm thời gian thử nghiệm đạt từ 4 h đến 5 h.
˗ Trong mọi trường hợp, khoảng thời gian giữa các lần thử có thể được điều chỉnh nếu
cần, tùy theo tốc độ đông kết của hỗn hợp vữa sao cho có thể đạt được số lần cắm kim
xuyên yêu cầu.
Số lần thử xuyên kim yêu cầu
Thực hiện ít nhất 6 lần thử xuyên kim cho mỗi mẫu thử xác định thời gian đông kết,
với các khoảng thời gian có trị số sao cho có thể xây dựng được một đường cong hợp lý
thể hiện quan hệ giữa cường độ kháng xuyên và thời gian thử nghiệm (xem chú thích).
Tiếp xúc thử nghiệm cho đến khi có ít nhất một chỉ số cường độ kháng xuyên bằng
hoặc vượt giá trị 27,6 MPa.
Chú thích: Một đường cong hợp lý là đường cong thể hiện sự phát triển tổng thể của
cường độ kháng xuyên và bao gồm tất cả các điểm số liệu trước và sau thời gian bắt đầu và
kết thúc đông kết. Đối với các hỗn hợp đông kết bình thường, các điểm thử nghiệm thường
được lấy sau những khoảng thời gian bằng nhau.
 Tính toán kết quả
Xác định thời gian bắt đầu đông kết
Từ điểm ứng với cường độ kháng xuyên bằng 3,5 MPa trên trục tung kẻ 1 đường thẳng
song song với trục hoành cho giao nhau với 3 đường cong đã vẽ theo 8.1. Từ các điểm
giao nhau này dóng các đường kẻ song song với trục tung, cắt trục hoành tại các điểm

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 48


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

tương ứng 3 kết quả thời gian bắt đầu đông kết của 3 mẫu thử song song, tính chính xác
đến 5 min.
Xác định thời gian kết thúc đông kết
Từ điểm ứng với cường độ kháng xuyên bằng 27,6 MPa kẻ 1 đường thẳng song song
với trục hoành cho cắt với 3 đường cong đã vẽ theo 8.1. Từ các điểm giao nhau này dóng
các đường kẻ song song với trục tung, cắt trục hoành tại các điểm tương ứng 3 kết quả thời
gian kết thúc đông kết của 3 mẫu thử song song, tính chính xác đến 5 min. Thời gian bắt
đầu và kết thúc đông kết của hỗn hợp bê tông là giá trị trung bình của 3 mẫu thử song
song, làm tròn đến 5 min.
2.3.4. Phương pháp đo độ hút nước
TCVN 3113 : 1993: Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước
 Chuẩn bị mẫu thử
Lấy 3 viên mẫu hình dạng bất kỳ theo điều 3.4 của TCVN 3105: 1993. Lau hoặc rửa
sạch bụi bẩn bám trên mẫu.
 Tiến hành thử
Đặt các viên mẫu vào thùng ngâm (các viên mẫu lăng trụ và khối trụ đặt nằm). Để
nước ngập một phần ba chiều cao mẫu và ngâm như vậy trong một giờ. Tiếp đó đổ thêm
nước ngập đến hai phần ba chiều cao mẫu và ngâm thêm một giờ nữa. Cuối cùng đổ nước
ngập trên mặt trên của mẫu khoảng 5cm và giữ mức nước ở độ cao này cho tới khi mẫu
bão hoà nước.
Cứ sau mỗi 24 giờ ngâm nước thì vớt mẫu ra một lần, dùng dẻ ẩm lau ráo mặt ngoài
rồi cân chính xác tới 0,5%.Mẫu được coi là bão hoà nước khi sau hai lần cân kế tiếp nhau
khối lượng mẫu chênh lệch nhau không quá 0,2% .Các viên mẫu sau khi bão hoà nước
được đặt trong tủ sấy với nhiệt độ 105 - 1100C để sấy khô đến khối lượng không đổi.
Khối lượng không đổi là khối lượng mà chênh lệch giữa hai lần cân kế tiếp nhau (thời
gian cân cách nhau 24 giờ) không vượt quá 0,2%.Nếu mẫu không dùng vào mục đích khác
sau khi thử độ hút nước thì cho phép đập nhỏ mẫu để sấy cho nhanh. Khi đó cần giữ gìn để
không bị mất các mảnh vỡ của mẫu.
 Tính toán
Độ hút nước của từng viên mẫu được tính bằng % theo công thức:
m 1 − m0
H= .100 ( 2.2)
m0

Trong đó:

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 49


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

m1 - Khối lượng viên mẫu ở trạng thái bão hóa nước, tính bằng g
m0 - Khối lượng viên mẫu ở trạng thái sấy khô tới khối lượng không đổi, tính bằng g
Độ hút nước của bê tông là trung bình số học của ba ( hoặc hai nếu tổ mẫu chỉ số hai viên).
Kết quả chính xác tới 0,1%.
2.3.5. Các phương pháp đánh giá vật liệu
Các TCVN để đánh giá tính chất của vật liệu thành phần chế tạo:
2.3.5.1. Xi măng [9]
Các yêu cầu kỹ thuật của xi măng OPC được đánh giá theo “TCVN 2682:2009: Xi
măng Portland - Yêu cầu kỹ thuật ”.
 Yêu cầu kỹ thuật
Bảng 2. 6: Các chỉ tiêu của xi măng Portland

MỨC

TÊN CHỈ TIÊU


PC30 PC40 PC50

Cường độ nén (MPa) không nhỏ hơn:


- 3 ngày ± 45 min 16 21 25
- 28 ngày ± 8h
30 40 50

Thời gian đông kết (min) :


- Bắt đầu, không nhỏ hơn: 45

- Kết thúc, không lớn hơn: 375


Độ nghiền mịn, xác định theo:
- Phần còn lại trên sàng kích thước lỗ 0,09 10
mm (%) không lớn hơn
- Bề mặt riêng, phương pháp Blaine (cm 2/g) 2800
không nhỏ hơn
Độ ổn định thể tích, xác định theo phương
10
pháp Le Chatelier (mm) không lớn hơn
Hàm lượng Anhydric Sunphuric (SO3) (%)
3,5
không lớn hơn

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 50


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hàm lượng Magia Oxit (MgO) (%) không lớn


5,0
hơn
Hàm lượng mất khi nung (MKN) (%) không
3,0
lớn hơn
Hàm lượng cặn không tan (CKT) (%) không
1,5
lớn hơn
Hàm lượng kiềm quy đổi(1) (Na2Oqđ)(2) (%)
0,6
không lớn hơn
 Chú thích:
(1) Quy định đối với xi măng Portland khi sử dụng với cốt liệu có khả năng xảy ra phản
ứng kiềm-silic
(2) Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2Oqđ) tính theo công thức:
%Na2Oqđ = %Na2O + 0,658%K2O (2.3)
 Phương pháp thử
˗ Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989). Cường độ
nén xác định theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989).
˗ Thời gian đông kết, độ ổn định thể tích xác định theo TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 :
1989).
˗ Thành phần hóa học (SO3, MgO, MKN, CKT, Na2O, K2O) xác định theo TCVN
141 : 2008.
˗ Khả năng phản ứng kiềm-silic của cốt liệu được xác định theo TCVN 7572-14 : 2006.
2.1.5.2. Tro bay
Các chỉ tiêu kỹ thuật được đánh giá “TCVN 10302:2014 - Phụ gia kháng hoạt tính
tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng”.
 Yêu cầu kỹ thuật
Tro bay dùng cho bê tông và vữa xây cần đáp ứng chỉ tiêu chất lượng quy định sau.
Bảng 2. 7: Chỉ tiêu chất lượng tro bay dùng cho bê tông và vữa xây

Loại Lĩnh vực sử dụng - Mức


Chỉ tiêu tro
a b c d
bay
Tổng hàm lượng Oxit SiO2 + F 70
Al2O3 + Fe2O3 (% khối lượng)

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 51


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

không nhỏ hơn C 45

Hàm lượng lưu huỳnh, hợp chất F 3 5 3 3


lưu huỳnh tính quy đổi ra SO3 (%
khối lượng) không lớn hơn C 5 5 6 3

Hàm lượng Canxi Oxit tự do F - - - -


CaOtd (% khối lượng) không lớn
hơn C 2 4 4 2

F 12 15 8* 5*
Hàm lượng MKN (% khối lượng)
không lớn hơn
C 5 9 7 5

Hàm lượng kiềm có hại (kiềm F


hòa tan) (% khối lượng) không 1,5
lớn hơn C

F
Độ ẩm (% khối lượng) khối lượng 3
C

F
Lượng sót sàng 45 mm (% khối
24 34 40 18
lượng) không lớn hơn
C

F
Lượng nước yêu cầu so với mẫu
105 105 100 105
đối chứng (%) không lớn hơn
C

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 52


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

F
Hàm lượng ion Cl- (% khối
0.1 - - 0.1
lượng) không lớn hơn
C

Hoạt độ phóng xạ tự nhiên Aeff


(Bq/kg) của tro bay dùng:
- Đối với công trình nhà ở và
370
công cộng, không lớn hơn

- Đối với công trình công nghiệp,


đường đô thị và khu dân cư
không lớn hơn: 740

Tro bay dùng cho xi măng cần đáp ứng chỉ tiêu chất lượng quy định sau.
Bảng 2. 8: Các chỉ tiêu kỹ thuật của tro bay dùng cho xi măng

Mức
Tro axit Tro bazơ
Chỉ tiêu

F C

Hàm lượng MKN (%) không lớn hơn 8* 6

Hàm lượng SiO2 (% khối lượng) không lớn


3,5 5
hơn
Hàm lượng CaOtd (% khối lượng) không lớn
1,0 3,0
hơn
Hàm lượng kiềm có hại (kiềm hòa tan) (%
1,5
khối lượng) không lớn hơn
Độ ẩm (% khối lượng) không lớn hơn 1,0
Chỉ số hoạt tính cường độ đối với xi măng
sau 28 ngày so với mẫu đối chứng (%) 75
không nhỏ hơn

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 53


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hoạt độ phóng xạ tự nhiên Aeff (Bq/kg) cảu


370
tro bay không lớn hơn

* Khi đốt than antraxit, có thể sử dụng tro bay với hàm lượng MKN tới 12%
theo thỏa thuận hoặc theo kết quả thử nghiệm được chấp nhận

 Phương pháp thử


Cỡ lô:
Tro bay cùng chủng loại, cùng cấp chất lượng lĩnh vực sử dụng được tinh chế theo
cùng quy trình công nghệ và với cỡ quy mô cung cấp liên tục 300 tấn/lần, được coi là 1 lô
sản phẩm.
Trường hợp cung cấp không đủ 300 tấn/lần thì vẫn coi như là 1 lô đủ.
Lấy mẫu:
Mẫu thử đại diện cho lô sản phẩm được tạo thành từ không ít hơn 5 mẫu đơn lấy ngẫu
nhiên tại các điểm khác nhau trong lô sản phẩm.
Khối lượng mỗi mẫu đơn không nhỏ hơn 2 kg/mẫu.
Các mẫu đơn được trộn hợp nhất đồng đều sơ bộ và sau đó được đưa vào thiết bị gia
công mẫu theo phương pháp chia tư trong phòng thí nghiệm để lấy ra 2 phần:
˗ Một phần để đưa thử nghiệm kiểm tra xác định ngay các chỉ tiêu chất lượng;
˗ Phần còn lại để lưu khi cần kiểm tra lại.
 Chuẩn bị mẫu
˗ Chuẩn bị mẫu tro bay theo TCVN 6882:2001
˗ Xác định tổng hàm lượng các ôxit SiO2 + AI2O3 + Fe2O3 theo TCVN 8262:2009.
˗ Xác định hàm lượng SO3 theo TCVN 141:2008
˗ Xác định hàm lượng CaOtd theo TCVN 141:2008
˗ Xác định hàm lượng mất khi nung theo TCVN 8262:2009
˗ Xác định hàm lượng kiềm có hại theo TCVN 6882:2001
˗ Xác định độ ẩm theo TCVN 8262:2009
˗ Xác định độ mịn theo lượng sót trên sàng 45mm theo của TCVN 8827:2011
˗ Xác định lượng nước yêu cầu theo TCVN 8825:2011
˗ Xác định hàm lượng ion Clo (Cl-) theo của TCVN 8826:2011

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 54


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Xác định chỉ số hoạt tính cường độ theo TCVN 6882:2001


2.3.5.3. Vôi tôi Ca(OH)2
Xác định các tính chất đánh giá theo “TCVN 2231:2016 - Vôi Canxi cho xây dựng”.

Bảng 2. 9: Yêu cầu kỹ thuật đối với vôi calci cho xây dựng

Mức chất lượng

Vôi hydrat
Vôi sống
Tên chỉ tiêu (bột)

CL90 CL80 CL70 CL67 CL60

Hàm lượng Canxi oxit và Magie


oxit (CaO + MgO) hoạt tính (%) 90 80 70 67 60
không nhỏ hơn
Hàm lượng MgO (%) không lớn
5 5 5 - -
hơn
Hàm lượng nước thủy hóa (%)
2 3 4 - -
không lớn hơn
Hàm lượng CO2 (%) không lớn hơn 2 5 7 4 6

Hàm lượng (SiO2 + Al2O3 + Fe2O3)


2 5 8 - -
(%) không lớn hơn

Tốc độ tôi vôi:

- Tôi nhanh (min) không lón hơn 8 - -

- Tôi trung bình (min) trong khoảng 8 - 25 - -

- Tôi chậm (min) lớn hơn 25 - -


Nhiệt độ tôi vôi (oC) không nhỏ hơn 60 - - - -

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 55


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Lượng sót sàng 90µm (%) không


10 15 20 - -
lớn hơn

Độ ẩm của vôi hydrat (bột) (%)


- - - 5 5
không lớn hơn

Hàm lượng hạt không tôi được (%)

Độ nguyễn của vôi tôi (L/kg) Chỉ thử khi yêu cầu
Khối lượng thể tích của vôi tôi
(kg/m3)
2.3.5.4. Cốt liệu (cát, đá)
Áp dụng theo “TCVN 7570:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật”.
 Cát
Theo giá trị môđun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân ra hai nhóm chính:
- Cát thô khi môđun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3;
- Cát mịn khi môđun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.
Bảng 2. 10: Thành phần hạt của cát

Lượng sót tích luỹ trên sàng (% khối lượng)


Kích thước lỗ sàng
Cát thô Cát mịn
2,5mm Từ 0 đến 20 0
1,25mm Từ 15 đến 45 Từ 0 đến 15
0,63mm Từ 35 đến 70 Từ 0 đến 35
0,315mm Từ 65 đến 90 Từ 5 đến 65
0,14mm Từ 90 đến 100 Từ 65 đến 90
Lượng qua sàng 140mm,
10 35
không lớn hơn

Bảng 2. 11: Hàm lượng các tạp chất trong cát

Hàm lượng tạp chất (% khối lượng, không lớn hơn)


Tạp chất Bê tông cấp cao hơn Bê tông cấp thấp
Vữa
B30 hơn và bằng B30
Sét cục và các tạp Không được có 0,25 0,50

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 56


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

chất dạng cục


Hàm lượng bùn, bụi, 1,50 3,00 10,00
sét
Tạp chất hữu cơ trong cát khi xác định theo phương pháp so màu, không được thẫm
hơn màu chuẩn. (chú thích Cát không thoả mãn điều kiện này có thể được sử dụng nếu kết
quả thí nghiệm kiểm chứng trong bê tông cho thấy lượng tạp chất hữu cơ này không làm
giảm tính chất cơ lý yêu cầu đối với bê tông).
Bảng 2. 12: Hàm lượng ion CL- trong cát

Hàm lượng ion Cl- (% khối lượng, không


Loại bê tông và vữa
lớn hơn)
Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông
0,01
cốt thép ứng suất trước
Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông
0,05
và bê tông cốt thép và vữa thông thường
(Chú thích Cát có hàm lượng ion Cl- lớn hơn các giá trị quy định ở Bảng 7 có thể được
sử dụng nếu tổng hàm lượng ion Cl - trong 1m3 bê tông từ tất cả các nguồn vật liệu chế tạo,
không vượt quá 0,6 kg).
Cát được sử dụng khi khả năng phản ứng kiềm - silic của cát kiểm tra theo phương
pháp hoá học (TCVN 7572-14:2006) phải nằm trong vùng cốt liệu vô hại, nếu năm trong
vung có thể gây hại hì cần thí nghiệm kiểm tra bổ xung theo phương pháp thanh vữa
(TCVN 7572-14:2006) để đảm bảo chắc chắn vô hại.
Cát được coi là không có khả năng xảy ra phản ứng kiềm - silic nếu biến dạng (e) ở
tuổi 6 tháng xác định theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1%.
 Cốt liệu lớn (đá)
Cốt liệu lớn có thể được cung cấp dưới dạng hỗn hợp nhiều cỡ hạt hoặc các cỡ hạt
riêng biệt.
Thành phần hạt của cốt liệu lớn, biểu thị bằng lượng sót tích luỹ trên các sàng, được
quy định trong bảng 2.13
Bảng 2. 13: Thành phần hạt của cốt liệu lớn
Kích Lượng sót tích lũy trên sàng (% khối lượng), ứng với kích
thước thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất (mm)

lỗ sàng 
5-10 5-20 5-40 5-70 10-40 10-70 20-70
(mm)

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 57


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

100 - - - 0 - 0 0
70 - - 0 0-10 0 0-10 0-10
40 - 0 0-10 40-70 0-10 40-70 40-70
20 0 0-10 40-70 … 40-70 … 90-100
10 0-10 40-70 … … 90-100 90-100 -
5 90-100 90-100 90-100 90-100 - - -
(Chú thích: Có thể sử dụng cốt liệu lớn với kích thước cỡ hạt nhỏ nhất đến 3 mm, theo
thoả thuận).
Bảng 2. 14: Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn

Cấp bê tông Hàm lượng bùn, bụi, sét (% khối lượng không lớn
hơn)
- Cao hơn B30 1,0
- Từ B15 đến B30 2,0
- Thấp hơn B15 3,0
2.2.5.5. Phụ gia (dùng cho bê tông) [8]
Các tiêu chuẩn phụ gia dùng cho bê tông theo “TCVN 8826:2011 - Phụ gia hóa học
cho bê tông”
 Yêu cầu về tính năng cơ lý
Bảng 2. 15: Các yêu cầu về tính năng cơ lý

Loại E
Loại B Loại C Loại D Loại G
Loại A Hóa dẻo
Chậm Đóng Hóa dẻo Loại F Siêu dẻo
Tên chỉ tiêu Giảm đóng
đông rắn chậm Siêu dẻo chậm
nước rắn
kết nhanh đông kết đông kết
nhanh
Lượng nước trộn tối
đa so với mẫu đối 95 - - 95 95 88 88
chứng (%)

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 58


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Thời gian đông kết


chênh lệch so với
đối chứng (h:min)

Muộn Sớm Muộn hơn Sớm Muộn hơn


- Bắt đầu: Tối thiểu
- hơn hơn 1:00 hơn 1:00 - 1:00
1:00 1:00

Tối đa Không Không Không Không Không Không Không


sớm muộn sớm muộn hơn sớm hơn sớm hơn muộn hơn
hơn hơn hơn 3:30 3:30 1:00 3:30
1:00 3:30 3:30 nhưng
nhưng không
không muộn
muộn hơn 1:30
hơn
1:30
- Kết thúc: Tối thiểu Sớm Sớm
- - hơn - hơn 1:00 - -
1:00

Tối đa Không Không Không Không Không


sớm muộn muộn hơn sớm hơn muộn hơn
hơn hơn 3:30 1:00 3:30
1:00 3:30 nhưng
- -
nhưng không
không muộn
muộn hơn 1:30
hơn
1:30

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 59


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Cường độ nén tối


thiểu so với đối
chứng (%) - - - - - 140 125
1 ngày 110 90 125 110 125 125 125
3 ngày 110 90 100 110 110 115 115
7 ngày 110 90 100 110 110 110 110
28 ngày 100 90 90 100 100 110 100
6 tháng 100 90 90 100 100 100 100
1 năm

Cường độ uốn tối


thiểu so với đối
chứng, %
3 ngày 100 90 110 100 110 110 110
7 ngày 100 90 100 100 100 100 100
28 ngày 100 90 90 100 100 100 100

Độ co ngót cứng
(%) không lớn hơn
- Khi độ thay đổi
chiều dài của mẫu 1,35A 1,35A 1,35A 1,35A 1,35A 1,35A 1,35A
bê tông đối chứng là
A%, với A không
nhỏ hơn 0,03%
- Khi độ thay đổi
chiều dài của mẫu B+ B+ B + B + 0,01 % B + 0,01 B + 0,01 B + 0,01 %
bê tông đối chứng là 0,01 % 0,01 % 0,01 % % %
B %, với B nhỏ hơn
0,03 %

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 60


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

 Yêu cầu về độ đồng nhất


Bảng 2. 16: Yêu cầu về độ đông nhất của phụ gia hóa học

Giá trị chấp nhận được


Tên chỉ tiêu
Phụ gia lỏng Phụ gia không lỏng

Hàm lượng chất khô (Ck), % Ck - giá trị


do nhà sản xuất công bố Ck ± 5 Ck ± 4

Khối lượng riêng (r), g/cm3


r- giá trị do nhà sản xuất công bố
- Nếu r > 1,1 r ± 0,03
- Nếu r ≤ 1,1 r ± 0,02

≤ 0,1 theo khối lượng hoặc giá trị nhà sản xuất
Hàm lượng ion clo * (%), không lớn hơn
công bố

Độ pH (P) **
P - giá trị do nhà sản xuất công bố P±1

Hàm lượng tro, (TR), %


TR - giá trị do nhà sản xuất công bố TR ± 1

Tương tự với mẫu chuẩn ban đầu của nhà sản


Phổ hồng ngoại
xuất.

2.3.5.6. Nước
Đối với nước trộn phải đạt chuẩn theo “TCVN 4506:2012 : Nước trộn cho bê tông và
vữa - Yêu cầu kỹ thuật”. Tiêu chuẩn để đánh giá yêu cầu của nước sử dụng trong đề tài
nghiên cứu này là sử dụng nước máy thủ cục.Nước trộn bê tông, trộn vữa, rửa cốt liệu và
bảo dưỡng bê tông cần có chất lượng thỏa mãn các yêu cầu sau:

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 61


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ.


˗ Lượng tạp chất hữu cơ không lớn hơn 15 mg/l.
˗ Độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
˗ Không có màu khi dùng cho bê tông và vữa trang trí.
Bảng 2. 17: Hàm lượng tối đa cho phép của muối hòa tan, ion clorua và cặn không tan
trong nước trộn bê tông và vữa

Hàm lượng tối đa cho phép


(mg/l)
Mục đích sử dụng Ion
Muối Ion clo
sunfat Cặn không tan
hòa tan (Cl-)
(SO4-2)
1. Nước trộn bê tông và nước trộn
vữa bơm bảo vệ cốt thép cho các
kết cấu bê tông cốt thép ứng lực 2000 600 350 200
trước.

2. Nước trộn bê tông và nước trộn


vữa chèn mối nối cho các kết cấu bê
tông cốt thép. 5000 2000 1000 200

3. Nước trộn bê tông cho các kết


cấu bê tông không cốt thép. Nước
trộn vữa xây dựng và trát.

10000 2700 3500 300

CHÚ THÍCH 1: Khi sử dụng xi măng cao nhôm làm chất kết dính cho bê tông và vữa,
nước dùng cho tất cả các phạm vi sử dụng đều phải theo quy định của Bảng 11.
CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng nước có hàm lượng ion clo
vượt quá qui định của Bảng 11 để trộn bê tông cho kết cấu bê tông cốt thép, nếu tổng
hàm lượng ion clo trong bê tông không vượt quá 0,6 kg/m3.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 62


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Bảng 2. 18: Hàm lượng tối đa cho phép của muối hòa tan, ion sunfat, ion clorua và cặn
không tan trong nước dùng để rửa cốt liệu và bão dưỡng bê tông.

Hàm lượng tối đa cho phép


(mg/l)

Mục đích sử dụng


Muối Ion sunfat Ion clo Cặn
hòa tan (SO4-2) (Cl-) không tan

1. Nước bảo dưỡng bê tông các kết cấu


có yêu cầu trang trí bề mặt. Nước rửa, 5000 2700 1200 500
tưới ướt và sàng ướt cốt liệu.
2. Nước bảo dưỡng bê tông các kết cấu
không có yêu cầu trang trí bề mặt (trừ 30000 2700 20000 500
công trình xả nước)
3. Nước tưới ướt mạch ngừng trước khi
đổ tiếp bê tông tưới ướt các bề mặt bê
tông trước khi chèn khe nối. Nước bảo
1000 500 350 500
dưỡng bê tông trong các công trình xả
nước và làm nguội bê tông trong các ống
xả nhiệt của khối lớn
CHÚ THÍCH: Khi sử dụng xi măng cao nhôm làm chất kết dính cho bê tông và vữa,
nước dùng để rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông phải theo quy định của bảng 11.
Bảng 2. 19: Các yêu cầu về thời gian đông kết của xi măng và cường độ chịu nén của vữa.
Chỉ tiêu Giá trị giới hạn
Thời gian đông kết của xi măng, min  
- Bắt đầu, không nhỏ hơn 45
- Kết thúc, không lớn hơn 420
Cường độ chịu nén của vữa tại tuổi 7 ngày không nhỏ hơn, % 90
(tỷ lệ so với mẫu đối chứng)
CHÚ THÍCH: Mẫu đối chứng sử dụng nước sinh hoạt (đạt yêu cầu QCVN
02:2009/BYT) được tiến hành song song và dùng cùng loại xi măng với mẫu thử.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 63


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

2.4. Phương pháp phân tích cấu trúc


2.4.1. Phép phân tích SEM (kính hiển vi điện tử quét)
SEM là một loại kính hiển vi điện tử sử dụng kỹ thuật quét chùm tia điện tử hội tụ trên
bề mặt mẫu vật để tạo ra hình ảnh.
Các tín hiện điện tử tương tác với bề mặt mẫu, sản sinh ra những tín hiệu khác nhau,
nhưng tín hiệu này sẽ cung cấp những thông tin sau:
- Hình thái bề mặt.
- Cấu trúc thành phần.
- Cấu trúc tinh thể.
SEM được sự dụng như là một công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển và
quản lý chất lượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hình 2. 21: Máy SEM


2.4.2. Phép phân tích XRD (nhiễu xạ tia X)
Phân tích định danh hay bán định danh trên mẫu có bề mặt phẳng, không đều hay với
lượng rất nhỏ mà không cần phải phá hủy mẫu với thời gian phân tích rất nhanh (dưới 10
phút).
˗ Phân tích lớp màng mỏng trên bề mặt vật liệu ở góc quét hẹp.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 64


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Phân tích vật liệu mới, xác định cấu trúc tinh thể sử dụng Rietveld.
˗ Tối ưu hóa các hằng số mạng tinh thể bằng thuật toán lý thuyết.
˗ Tính toán kích thước và sức căng của mạng tinh thể.
˗ Theo dõi phản ứng tổng hợp hóa chất rắn.
˗ Xác định các thành phần của các khoáng chất (phân tích định lượng).
˗ Đo độ tinh khiết của mẫu.
Phạm vi ứng dụng của phương pháp:
˗ Nhận biết pha tinh thể của các vật liệu: khoáng, đá, các hợp chất hóa học,...
˗ Xác định cấu trúc tinh thể của các vật liệu đã được nhận biết.
˗ Các phương pháp nhận biết và phân tích cấu trúc của khoáng sét và zeolit
˗ Phát hiện sự có mặt của vật liệu vô định hình trong hỗn hợp tinh thể.

Hình 2. 22: Máy đo XRD

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 65


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

2.5. Phương pháp thực nghiệm


2.5.1. Sơ đồ quy trình thực nghiệm

2.5.2. ThuyếtPhaminhrắn quy trình Pha lỏng


(cát, đá, xi măng và phụ
Ta chuẩngia nguyên liệu cho 1 mẻ trộn bao (nước,
bị rắn) 2 pha: phụ
pha gia
rắnsiêu dẻo)lỏng. Pha rắn bao
và pha
gồm: xi măng (OPC), cát, đá, tro bay, vôi; pha lỏng bao gồm: nước và phụ gia siêu dẻo.
Cân đúng chính xác 2 pha theo bảng cấp phối, rồi đổ pha rắn đã chuẩn bị vào bồn quả
lê để trộn khô.
Trộn khô
Sau đótrong
chobồn máy pha lỏng vào và trộn đều 2 pha với nhau, rồi trộn trong 5 -7 phút
1 lượng
(lưu ý khi trộn cần quan sát xem mẻ trộn có bị khô không, nếu chưa có thể cho thêm pha
lỏng vào trộn để hình thành vữa).
Pha rắn + Pha lỏng
Sau thời gian đó ta tiến hành đo độ sụt của mẻ trộn, ghi lại kết quả theo TCVN
3106:1993.
Sau khi đo độ chảy ta sẽ đúc mẫu theo khuôn 150*150*150 để tạo mẫu, khi tạo mẫu sẽ
dằn để mẫu không bị rỗng 1do cốt liệu chưa dàn đều trong khuôn.
Trộn máy
Đúc mẫu sau 1 ngày ta sẽ dở (5-7
khuônphút)
và đem mẫu ngâm vào bể lưu mẫu. Sau thời gian
3, 7, 28, 56 ngày theo TCVN 3118:1993 đem mẫu đi nén.
2.5.3. Bảng cấp phối thực nghiệm
Để có thể thiết kế bảng cấp phối bêĐo
tông, ta cần đáp ứng đúng các yêu cầu về Mác Bê
độ sụt
Tông (M) cũng như nguyên vật liệu theo TCVN đã đưa ra ở mục 1 - Phương pháp tiêu
chuẩn của Chương II - Thực nghiệm như đã nêu trên và vật liệu thí nghiệm đã đạt chuẩn
các tiêu chuẩn trên:
Đúc mẫu
˗ Xi măng OPC Nghi Sơn đạt(150*150*150)
các yêu cầu kỹ thuật của “TCVN 2682:2009 - XI MĂNG
PORTLAND - YÊU CẦU KỸ THUẬT”.
˗ Tro bay Duyên Hải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá theo “TCVN 10302:2014 - PHỤ
GIA KHÁNG HOẠT TÍNH TRO BAY DÙNG CHO BÊ TÔNG, VỮA XÂY VÀ XI
MĂNG”. Nén mẫu
˗ Vôi bột 98% Ca (OH)2 Vũ Hoàng đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo “TCVN 2231:2016 -
VÔI CANXI CHO XÂY DỰNG”.
˗ Cốt liệu cát sông Đồng Nai và đá mỏ đá Hóa An đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo “TCVN
7570:2006 - CỐTHình
LIỆU2.23:
BÊ TÔNG VÀtrình
Sơ đồ quy VỮAthực
- YÊU CẦU KỸ THUẬT”.
nghiệm
˗ Nước thủy cục đạt các chỉ tiêu của “TCVN 4506:2012 - NƯỚC CHO BÊ TÔNG VÀ
VỮA - YÊU CẦU KỸ THUẬT”.
Ta có bảng tính tỉ lệ cấp phối

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 66


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Bảng 2. 20: Bảng cấp phối tỉ lệ hàm lượng thành phần

TT Kí hiệu OPC FA VÔI


% % % %
1 REF 100 - -
2 T60V0 40 60 -
3 T70V0 30 70 -
4 T80V0 20 80 -
5 T60V5 40 60 5
6 T60V10 40 60 10
7 T60V15 40 60 15
8 T60V20 40 60 20
9 T60V25 40 60 25
10 T60V30 40 60 30
11 T70V5 30 70 5
12 T70V10 30 70 10
13 T70V15 30 70 15
14 T70V20 30 70 20
15 T70V25 30 70 25
16 T70V30 30 70 30
17 T80V5 20 80 5
18 T80V10 20 80 10
19 T80V15 20 80 15
20 T80V20 20 80 20
21 T80V25 20 80 25
22 T80V30 20 80 25

Bảng 2. 21: Bảng cấp phối thực nghiệm


TT Kí hiệu OPC FA VÔI Cát Đá NƯỚC

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 67


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

% kg kg kg kg kg lit
3.1 2.1 1.9 2.65 2.65
1 REF 450 0 0 704.5 1199,5 132
2 T60V0 180 270 0 663.8 1130,2 132
3 T70V0 135 315 0 657.1 1118,9 132
4 T80V0 90 360 0 650.1 1106,9 132
5 T60V5 180 270 22.5 645,7 1099,3 139
6 T60V10 180 270 45.0 627,2 1067,9 145
7 T60V15 180 270 67.5 609 1036 152
8 T60V20 180 270 90.0 590.5 1005,5 158
9 T60V25 180 270 112.5 572,39 974,6 165
10 T60V30 180 270 135.0 553,89 943,1 172
11 T70V5 135 315 22.5 638,6 1087,4 139
12 T70V10 135 315 45.0 620,5 1056,5 145
13 T70V15 135 315 67.5 602 1025 152
14 T70V20 135 315 90.0 583,9 994,1 158
15 T70V25 135 315 112.5 565,4 962,6 165
16 T70V30 135 315 135.0 547,2 931,8 172
17 T80V5 90 360 22.5 632 1076 139
18 T80V10 90 360 45.0 613,8 1045,2 145
19 T80V15 90 360 67.5 595,3 1013,7 152
20 T80V20 90 360 90.0 577,2 982,8 158
21 T80V25 90 360 112.5 558,7 951,3 165
22 T80V30 90 360 135.0 540,6 920,4 172

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 68


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Kết quả thực nghiệm
Sau quá trình thực nghiệm tạo mẫu bê tông, áp dụng các phương pháp thử đo độ sụt,
thời gian ninh kết mẫu, cường độ nén theo TCVN ta thu được bảng giá trị kết quả sau.
Bảng 3. 1: Kết quả thực nghiệm

Thời gian Cường độ nén (MPa)


Kí hiệu Độ sụt
STT ninh kết
(%) (mm) R3 R7 R28 R56
(phút)

1 REF 80 65 44,34 48,66 55,33 62,55


2 T60V0 105 850 13,07 20,15 34,45 50,55
3 T70V0 116 1360 11,44 17,8 29,53 48,66
4 T80V0 127 1440 4,80 10,89 20,89 46,40
5 T60V5 126 410 22.59 29.78 46.89 66.66
6 T60V10 133 300 16.94 26.01 46.74 62.18
7 T60V15 172 240 21.33 29.15 58.33 65.94
8 T60V20 265 230 20.00 29.85 52.78 68.14
9 T60V25 270 105 17.34 28.29 49.00 65.44
10 T60V30 284 180 15.98 23.82 52.83 62.24
11 T70V5 138 685 14.24 25.02 43.17 56.80
12 T70V10 150 400 17.78 23.62 48.97 64.34
13 T70V15 189 270 13.83 17.95 36.65 53.95
14 T70V20 240 260 12.82 17.05 34.14 49.62
15 T70V25 292 155 16.57 18.43 42.23 58.59
16 T70V30 308 135 13.28 18.94 36.19 53.54
17 T80V5 153 790 7.10 19.34 36.27 47.22
18 T80V10 210 690 5.23 13.86 21.89 42.42
19 T80V15 259 540 10.49 14.45 27.78 45.34
20 T80V20 274 390 12.48 15.53 30.26 45.17
21 T80V25 282 360 7.05 9.98 26.57 41.46
22 T80V30 288 310 6.14 11.72 25.82 39.86

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 69


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

3.2. Ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của bê tông chưa đóng rắn
3.2.1. Thời gian ninh kết

Biểu đồ cột biểu diễn thời gian ninh kết của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay cao

1600
1440
1400 1360
Thời gian ninh kết (pút)

1200

1000
850
800

600

400

200
65
0
0 60 70 80

Hàm lượng tro bay (%)


Thời gian ninh kết của mẫu

Hình 3. 1: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thời gian ninh kết của mẫu bê tông theo hàm
lượng tro bay trong bê tông
 Nhận xét:
˗ Qua biểu đồ biểu diễn, ta thấy được khi có bay càng nhiều thì thời gian ninh kết càng
lâu do phản ứng pozzolan chậm của tro bay có trong bê tông.
˗ Thời gian ninh kết của mẫu chứa 70% và 80% tro bay mặc dù khá dài nhưng lại không
cách biệt nhau mấy.
˗ Ngược lại với 2 mẫu 70% và 80% thì mẫu 60% thì thời gian ninh kết lại ngắn hơn rất
nhiều, tuy vậy vẫn còn lâu hơn rất nhiều so với mẫu không có tro bay.
˗ Điều này cho thấy rằng tro bay ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian ninh kết của bê tông.
3.2.2. Thời gian ninh kết khi có thêm vôi
3.2.2.1. Mẫu bê tông 60% tro bay khi có thêm vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 70


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Biểu đồ đường biểu diễn thời gian ninh kết của mẫu có hàm lượng tro bay 60% khi
có thêm vôi
900850

800

700
Thời gian ninh kết (phút)

600

500
410
400
300
300
240 230 215
200 180

100

0
0 5 10 15 20 25 30

Hàm lượng vôi (%)


Thời gian ninh kết của mẫu

Hình 3. 2: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thời gian ninh kết của mẫu bê tông có hàm lượng
tro bay 60% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.
 Nhận xét:
˗ Qua biểu đồ, khi có vôi thì thời gian ninh kết giảm do quá trình phản ứng của tro bay
với vôi giúp hình thành màn chắn đẩy nhanh quá trình đặc chắc giữa các thành phần
trong mẫu bê tông.
˗ Từ đó đẩy nhanh thời gian ninh kết khi cho càng nhiều vôi.
˗ Tuy vậy, theo biểu đồ biểu diễn thì thời gian ninh kết ít giảm ở phần cuối của đường
biểu diễn, từ mẫu có chứa 15% đến 30% vôi hầu như thay đổi rất ít.
˗ Điều này nói lên mặc dù có thêm nhiều vôi như ở mức 15% đến 30% để giúp đẩy
nhanh thời gian ninh kết nhưng lại chưa triệt để.
3.2.2.2. Mẫu bê tông 70% tro bay khi có thêm vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 71


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Biểu đồ đường biểu diễn thời gian ninh kết của mẫu có hàm lượng tro bay 70% khi có
thêm1600
vôi

1360
1400

1200
Thời gian ninh kết (phút)

1000

800
685

600

400
400
270 260

200 155 150

0
0 5 10 15 20 25 30

Hàm lượng vôi (%)


Thời gian ninh kết của mẫu

Hình 3. 3: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thời gian ninh kết của mẫu bê tông có hàm lượng
tro bay 70% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.
 Nhận xét:
˗ Tương tự như các mẫu 60% tro bay thì các mẫu 70% tro bay cũng giảm thời gian ninh
kết khi có thêm vôi nhưng thời gian ninh kết ít giảm ở giai đoạn sau của đường biểu
diễn.
˗ Từ mẫu 15% đến 20% vôi thay đổi rất ít nhưng từ mẫu 20% đến 25% vôi lại giảm
nhiều hơn giai đoạn trước đó, tuy vậy thì từ mẫu 25% đến 30% vôi lại ít giảm và ít
giảm nhất trong tất cả giai đoạn trong đường biểu diễn.
˗ Có thể thấy mẫu cho thêm vôi theo hàm lượng vẫn chưa ổn định về thời gian ninh kết
ở giai đoạn sau của đường biểu diễn.

3.2.2.3. Mẫu bê tông 80% tro bay khi có thêm vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 72


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Biểu đồ đường biểu diễn thời gian ninh kết của mẫu có hàm lượng tro bay 80% khi có
thêm vôi
1600
1440
1400
Thời gian ninh kết (phút)

1200

1000

790
800
690

600 540

390 360
400 310

200

0
0 5 10 15 20 25 30

Hàm lượng vôi (%)


Thời gian ninh kết của mẫu

Hình 3. 4: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thời gian nih kết của mẫu bê tông có hàm lượng
tro bay 80% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.
 Nhận xét:
˗ Thời gian ninh kết của các mẫu chứa 80% tro bay giảm nhanh khi càng tro nhiều vôi.
˗ Giai đoạn từ 0% đến 5% thời gian giảm đi đáng kể kéo dài đến mẫu chứa 20% vôi.
˗ Giai đoạn từ 20% đến 30% vôi, thời gian ninh kết vẫn giảm nhưng không nhiều, không
xuống một cách đáng kể như giai đoạn trước đó.
˗ Vôi ảnh hưởng đến thời gian ninh kết của mẫu rất nhiều, nhưng hiệu quả chỉ ở giai
đoạn đầu của đường biểu diễn, do vôi kích thích phản ứng pozzolan của tro bay nên
đẩy nhanh thời gian ninh kết.
˗ Tuy nhiên giai đoạn sau không giảm nhiều.

3.2.3. Độ sụt

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 73


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Biểu đồ cột biểu diễn độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay cao
140
127

120 116
105
100
Độ sụt (mm)

80
80

60

40

20

0
0 60 70 80

Hàm lượng tro bay (%)

Độ sụt

Hình 3. 5: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi độ sụt của bê tông theo hàm lượng tro bay trong
bê tông
 Nhận xét:
˗ Khi hàm lượng tro bay càng cao thì độ sụt của các mẫu bê tông cũng tỉ lệ thuận tăng
theo do hiệu ứng ổ bi của tro bay giúp hỗn hợp mềm dẻo hơn nên độ sụt cũng vì thế
tăng theo.
˗ Mẫu chứa 80% có độ sụt quá cao, ảnh hưởng lớn đến tính công tác của bê tông, sở dĩ
nói ảnh hưởng đến tính công tác là do khi bê tông quá dẻo phải tốn thêm chi phí để sử
dụng cốt liệu đặc chắc hơn.
˗ Mẫu 70% tro bay có độ sụt thấp hơn mẫu 80% tro bay là 11mm, con số không quá lớn,
không khác biệt lắm về sự ảnh hưởng của mẫu 70% đến tính công tác của bê tông.
˗ Tuy mẫu chứa 60% tro bay có độ sụt thấp hơn mẫu chứa 70% tro bay cũng là 11mm
nhưng lại có khác biệt rất lớn so với mẫu 80%.
˗ Điều này khiến cho mẫu 60% có nhiều ưu điểm về mặt thi công.
3.2.4. Độ sụt của mẫu khi có thêm vôi
3.2.4.1. Mẫu bê tông 60% tro bay khi có thêm vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 74


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Biểu đồ đường biểu diễn độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay 60 % khi có thêm
vôi
300 284
265 270
250
200
Độ sụt (%)

172
150 126 133
105
100
50
0
0 5 10 15 20 25 30
Độ sụt Hàm lượng vôi (%)

Hình 3. 6: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay
60% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.
 Nhận xét:
˗ Qua khảo sát ta thấy khi có hàm lượng vôi càng cao thì độ sụt cũng tăng theo, điều đó
làm tăng tính công tác cho bê tông. Đường biểu diễn cho ta thấy được độ sụt tăng đột
biến từ giai đoạn 15% đến 20%.
˗ Nhưng từ giai đoạn 20% đến 30%, độ sụt thay đổi không nhiều, khác với giai đoạn
trước đó tăng đột biến.
3.2.4.2. Mẫu bê tông 70% tro bay khi có thêm vôi

Biểu đồ đường biểu diễn độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay 70% khi có thêm
vôi
350
308
292
300
250 240
Độ sụt (mm)

200 189
138 150
150116
100
50
0
0 5 10 15 20 25 30

Độ sụt Hàm lượng vôi (%)

Hình 3. 7: Biểu đồ biễu diễn sự thay đổi độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay
70% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 75


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

 Nhận xét:
˗ Khác với mẫu bê tông 60%, ở mẫu 70% thì độ sụt tăng tiến đều từ 0% đến 30%.
˗ Không có giai đoạn bất thường diễn ra trên đường biểu diễn, chỉ có giai đoạn từ 10%
đến 25% tăng lên nhanh các giai đoạn khác nhưng không quá nhiều.
3.2.4.3. Mẫu bê tông 80% tro bay khi có thêm vôi

Biểu đồ đường biểu diễn độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay 80% khi có
thêm vôi
350

300 282 288


274
259
250
210
Độ sụt (mm)

200

153
150
127

100

50

0
0 5 10 15 20 25 30
Độ sụt Hàm lượng vôi (%)

Hình 3. 8: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi độ sụt của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay
80% khi có thêm vôi với hàm lượng 5, 10, 15, 20, 25, 30%.
 Nhận xét:
˗ Qua đường biểu diễn có thể thấy giai đoạn từ 0% đến 15% vôi, độ sụt tăng nhanh đột
biến.
˗ Sau giai đoạn đó độ sụt vẫn tăng nhưng tăng không đáng kể, có thể thấy trên đường
biểu diễn hầu như tăng rất ít.
˗ Qua đó thấy được hàm lượng vôi ảnh hưởng rất nhiều không chỉ vệ thời gian ninh kết
mà còn ảnh hưởng đến độ sụt của bê tông.
˗ Mặc dù sự ảnh hưởng này chỉ ảnh hưởng lớn khi dùng với hàm lượng từ 5 đến 15%
nhưng điều này thể hiện được liều lượng vôi hợp lí có thể dùng cho hỗn hợp bê tông có
hàm lượng cho cao đến 80%.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 76


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

3.3. Ảnh hưởng của tro bay đến tính chất của bê tông đã đóng rắn
 Khảo sát sự thay đổi cường độ nén của mẫu bê tông theo hàm lượng tro bay

Biểu đồ cột biểu diễn cường độ nén của mẫu bê tông có hàm lượng tro bay cao qua
các ngày tuổi
70
62.55
60 55.33
Cường độ nén (MPa)

50.55
48.66 48.66
50 46.4
44.34

40
34.45
29.53
30
20.15 20.89
20 17.8
13.07 11.44 10.89
10 4.8

0
0 60 70 80
R3 R7 R28 R56
Hàm lượng tro bay (%)

Hình 3. 9: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi cường độ nén khi dùng cho tro thay thế 60, 70,
80% xi măng trong bê tông
 Nhận xét:
˗ Cường độ nén mẫu của mẫu đối chứng 0% đạt cường độ nén sớm khi mới 3 ngày tuổi
và có cường độ nén lớn nhất trong các mẫu là 44,34 ở tuổi ngày 3.
˗ Khác với mẫu không có tro bay thì các mẫu có tro bay lại có cường độ nén ở ngày tuổi
thứ 3 rất thấp. Mẫu 60% và 70% tro bay có cường độ nén ở tuổi ngày 3 không lớn lắm
nhưng mẫu 80% lại rất bé và nhỏ hơn nhiều so với 2 mẫu còn lại.
˗ Ở mốc 7 ngày tuổi, cường độ nén của các mẫu có tro bay vẫn thấp hơn rất nhiều so với
mẫu không có tro bay. Đặc biệt là mẫu 80% tro bay vẫn có cường độ nén thấp nhất
trong các mẫu và sự phát triển cường độ nén vẫn rất chậm.
˗ Ở mốc 28 ngày tuổi, các mẫu có tro bay đã bắt đầu có sự phát triển cường độ nén
nhanh và nhanh hơn nhiều so với mẫu không có tro bay. Qua biểu đồ biểu diễn ta thấy
được mẫu chứa 60% và 70% tro bay phát triển nhanh nhất và gần như bằng nhau.
˗ Tuy vậy khi ở mốc 28 ngày tuổi thì mẫu 80% đã có sự phát triển cường độ nén rất
nhanh. Minh chứng là cường độ nén đã gần như bằng 2 mẫu 60, 70% tro bay và ở mốc
56 ngày tuổi thì mẫu k có tro bay đã thể hiện sự phát triển cường độ nén chậm hơn rất
nhiều dù đã đạt cường độ nén sớm trước đó.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 77


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

3.4. Kết quả vi cấu trúc


 Kết quả SEM

Hình 3. 10: Mẫu bê tông không tro bay

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 78


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 3. 11: Mẫu bê tông 60% tro bay thay thế xi măng

Hình 3. 12: Mẫu bê tông 70% tro bay thay thế xi măng

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 79


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Hình 3. 13: Mẫu bê tông 80% tro bay thay thế xi măng
 Nhận xét:
˗ Qua những hình ảnh trên, sản phẩm giữa tro bay và sản phẩm thủy thóa được hình
thành phủ lấp lấy các hạt xi măng và hình thành vùng liên kết giữa các hạt xi măng. Do
tro bay có rất nhiều kích thước, bù đắp vào những khoảng trống rỗng giữa những hạt xi
măng và hình thành vùng liên kết.
˗ Ta có thể thấy rõ ở hình 3.6, xung quanh tro bay đã hình thành sản phẩm từ việc kết
hợp với sản phẩm thủy hóa là C-S-H hay còn gọi là vùng chuyển tiếp.
˗ Khác biệt rất nhiều so với hình 3.4, chỉ có xi măng nên có rất nhiều khe nứt giữa chúng
với nhau.
˗ Ở hình 3.5 các hạt tro đã phủ lấp các hạt cốt liệu bằng hiệu ứng ổ bi, giúp chung bao
bọc xung quanh hạt cốt liệu, sau thời gian phát triển cường độ nén thì hình thành vùng
chuyển tiếp rất đặc chắc.
˗ Cuối cùng là hình 3.7 ta có thể thấy các hạt tro bay vẫn đang tiếp tục phát triển vùng
chuyển tiếp ở tuổi ngày 28 do mẫu này có đến 80% tro bay thay thế xi măng nên sự
phát triển cường độ rất chậm.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 80


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


 Kết luận
Từ các kết quả thực nghiệm ở chương 3 ta có được kết luận sau:
˗ Mặc dù bê tông với hàm lượng tro bay lớn có độ sụt tăng do hiệu ứng ổ bi của tro bay,
góp phần làm bôi trơn cho hỗn hợp nên làm hỗn hợp dẻo hơn dẫn đến độ sụt tăng,
nhưng điều này cũng dẫn đến việc hỗn hợp bê tông lâu đông kết hơn. Nên nếu áp dụng
vào thi công cho xây dựng sẽ dẫn đến thời gian thi công lâu, gây khó khăn trong quá
trình xây dựng. Tuy nhiên thì việc sử dụng nhiều tro bay trong cấp phối bê tông cũng
sẽ hình thành nhiều vùng liên kết do sản phẩm của tro bay kết hợp với sản phẩm thủy
hóa, điều này cũng làm giảm đáng kể chi phí xây dựng lên một cấp phối bê tông nếu
áp dụng vào thực tiễn.
˗ Về cường độ nén, mặc dù khi không sử dụng tro bay trong mẫu bê tông thì mẫu đã đạt
cường độ nén sớm ở tuổi ngày 3 nhưng sự phát triển cường độ lại kém hơn những có
sử dụng nhiều tro bay. Ngoài ra thì việc sử dụng tro bay với hàm lượng cao thay thế xi
măng trong bê tông cũng đã giúp giảm nhiệt hydrat hóa, giảm lỗ rỗng xốp, tăng khả
năng chống thấm, kháng ăn mòn sulfate, độ bền theo thời gian cao do có những vùng
liên kết dày đặc trong mẫu.Cần có những biện pháp để cải thiện cường độ nén cho bê
tông hàm lượng tro bay cao như:
+ Sử dụng vôi để tăng tốc cho khả năng đông kết của hỗn hợp bê tông do sản phẩm thủy
hóa Ca(OH)2 sinh ra không đủ cung cấp cho phản ứng pozzolan để phát triển cường độ
nén nhanh.
+ Sử dụng Silica fume vì đây được coi là chất tăng tốc đóng rắn và phát triển cường độ
tuổi sớm cho bê tông.
+ Ngoài ra còn có thể sử dụng các phụ gia tăng tốc cho bê tông như:Natri Thiocyanate
(NaSCN), diethanolamine (DEA), Glycerol (Gly),....
 Kiến nghị
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, kinh nghiệm nghiên cứu còn chưa nhiều nên
chưa thu được kết quả tối ưu nhất của bê tông HVFC. Nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp
tục, em sẽ:
˗ Mở rộng số lượng mẫu ở mỗi cấp phối để tăng độ chính xác về sự phát triển cường độ
nén của bê tông HVFC.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 81


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

˗ Đồng thời tìm ra biện pháp tăng tốc tối ưu thích hợp cho mỗi cấp phối.
˗ Tìm ra tỉ lệ cấp phối có khả năng áp dụng thực tiễn tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Diễn đàn Đà Nẵng cho thuê (2019), “Bê tông là gì? Các khái niệm liên quan đến bê
tông”.
2. Bộ Xây Dựng (1993), “TCVN 3106:1993 - Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ
sụt”, Tiêu chuẩn quốc gia.
3. Bộ Xây Dựng (1993), “TCVN 3118:1993 - Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường
độ nén”, Tiêu chuẩn quốc gia.
4. Diễn đàn Vật Liệu Xây Dựng (2016) “Bê tông và phân loại bê tông”.
5. Lê Văn Quang (2020), Nghiên cứu chế tạo bê tông hàm lượng tro bay cao dùng cho các
kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, Thuyết minh đề cương nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và công nghệ, Phân Viện Vật Liệu Xây Dựng Miền Nam, TP. Hồ Chí
Minh.
6. Lê Văn Quang (2020), Tổng quan tình tình nghiên cứu và ứng dụng xỉ nhiệt điện trên
thế giới và tại Việt Nam, Báo cáo phân tích tình hình chung, Phân Viện Vật Liệu Xây
Dựng Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
7. Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam (2014), “TCVN 10302:2014 - Phụ gia kháng hoạt
tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng”, Tiêu chuẩn quốc gia.
8. Hội công nghiệp Bê tông Việt Nam (2011), “TCVN 8827:2011 - Phụ gia kháng hoạt
tính cao dùng cho bê tông và vữa - Silicafume và tro trấu nghiền mịn”, Tiêu chuẩn quốc
gia.
9. Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng (2009) “TCVN 2682:2009 - Xi măng Portland -
Yêu cầu kỹ thuật”, Tiêu chuẩn quốc gia.
10. Viện Vật liệu Xây Dựng - Bộ Xây Dựng (2016), “TCVN 2231:2016 - Vôi Canxi cho
xây dựng”, Tiêu chuẩn quốc gia.
11. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (2006), “TCVN 7570:2006 - Cốt liệu cho bê tông
và vữa - Yêu cầu kỹ thuật”, Tiêu chuẩn quốc gia.
12. Viện Khoa học Công Nghệ Xây Dựng - Bộ Xây Dựng (2012), “TCVN 9338:2012 -
Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết”, Tiêu chuẩn quốc gia.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 82


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

13. Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, “Tro bay”.


14. Wikipedia Bách khoa toàn thư mở “Bê tông”.
15. Viện Vật Liệu Xây Dựng (2014), “Nghiên cứu sử dụng tro bay hàm lượng mất khi
nung cao làm phụ gia bê tông và vữa xây dựng”.
16. Trần Văn Miền, Nguyễn Lê Thi (2013), “Nghiên cứu đặc trưng nhiệt của bê tông sử
dụng hàm lượng tro bay lớn”, Tạp Chí khoa học công nghệ xây dựng số 3 +4.
17. Vũ Hải Nam, Nguyễn Như Quý (2011), “Nghiên cứu nhiệt độ đoạn nhiệt của bê tông
khối lớn hàm lượng tro tuyển Phả Lại cao”, Tạp chí xây dựng số 2, tr. 67-69.
18. Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2010), Nghiên cứu sử dụng tro bay nhiệt điện Phả
Lại từ công nghệ tuyển nổi của Công ty Cổ Phần Cao Cường - Sông Đà 12 để chế tạo bê
tông chất lượng cao, bê tông tự đầm và bê tông bền trong môi trường xâm thực, Báo cáo
tổng kết đề tài, Viện Vật Liệu Xây Dựng, Hà Nội.
Tiếng Anh
19. A. Parvulescu, M. Rossi, C.D. Pina, R. Ciriminna, M. Pagliaro (2011), Investigation of
glycerol polymerization in the clinker grinding process, Green Chem. 13, pp. 143–148.
20. D. Burke (2012), Development of Concrete Mixtures with High-Volume Fly Ash
Cement Replacement, International Concrete Sustainability Conference, National Ready
Mixed Concrete Association.
21. ASTM C311 (2000), “Standard Test Methods for Sampling and Testing Fly Ash or
Natural Pozzolans for Use as a Mineral Admixture in Portland-Cement Concrete”, ASTM
International West Conshohocken.
22. A. Bilodeau and V. MalhotraI (1992), Concretes Incorporating High Volumes of
ASTM Class F Fly Ashes: Mechanical Properties and Resistance to De-icing Salt Scaling
and to Chloride-Ion Penetration. Special Publication, 132: p. 319-350.
23. D. Burden (2006), The durability of concrete containing high levels of fly ash,
University of New Brunswick, Department of Civil Engineering.
24. C.Y. Lee, H.K. Lee, K.M. Lee (2003), Strength and microstructural characteristics of
chemically activated fly ash cement systems, Cem. Concr. Res. 33,p. 425–431.
25. Aggarwal, V, Gupta, S & Sachdeva, S 2012, “High volume fly ash concrete: A green
concrete”, Journal of Environmental Research And Development, vol. 6, no. 3A.

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 83


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

26. B.E.I. Abdelrazig, D.G. Bonner, D.V. Nowell, J.M. Dransfield, P.J. Egan (1990),
Effects of accelerating admixtures on cement hydration, Admixture for Concrete,
Improvement of Properties, Barcelona, Spain, Chapman and Hall, p.120–136.
27. Josa, Alejandro, Aguado, Antonio, Heino, Atte, Byars, Ewan and Cardim, Arnaldo,
(2004), Comparative analysis of available life cycle inventories of cement in the EU
Cement and Concrete Research, p.1313-1320.
PHỤ LỤC

Phụ lục 5: Hình ảnh SEM của mẫu bê tông 60% tro bay và 10% vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 84


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Phụ lục 6: Hình ảnh SEM của mẫu bê tông 60% tro bay và 15% vôi

Phụ lục 7: Hình ảnh SEM của mẫu bê tông 70% tro bay và 5% vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 85


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Phụ lục 8: Hình ảnh SEM của mẫu bê tông 70% tro bay và 10% vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 86


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Phụ lục 9: Hình ảnh SEM của mẫu bê tông 70% tro bay và 15% vôi

Phụ lục 10: Hình ảnh SEM của mẫu bê tông 80% tro bay và 15% vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 87


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Khoa Công nghệ Hoá học

Phụ lục 11: Hình ảnh SEM của mẫu bê tông 80% tro bay và 10% vôi

Phụ lục 12: Hình ảnh SEM của mẫu bê tông 80% tro bay và 20% vôi

GVHD: TS. Nguyễn Học Thắng 88

You might also like