You are on page 1of 11

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

Chuyển hóa vật chất và NL gồm 2 quá trình:


Đồng hóa: sử dụng NL để tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản
Dị hóa: phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, đồng thời giải phóng
NL cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể
2 quá trình này ngược nhau nhưng có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
Xét về mặt chuyển hóa NL, đồng hóa là quá trình hấp thu và chuyển hóa NL (dạng quang
năng hay hóa năng) từ nguồn NL thành dạng NL hóa năng trong các hợp chất hữu cơ phức tạp.
Ngược lại dị hóa là quá trình chuyển hóa NL trong các liên kết của các hợp chất hữu cơ thành
NL ATP, cung cấp cho các hoạt động sống của TB rồi cuối cùng NL chuyển thành dạng nhiệt
thải ra ngoài MT.
Như vậy trong sinh vật chuyển hóa vật chất đi kèm với chuyển hóa NL. Chuyển hóa vật
chất được diễn ra theo chu kì kín, còn chuyển hóa NL được diễn ra 1 chiều, nghĩa là hệ sống luôn
nhận NL từ ngoài MT chuyển hóa và thải ra ngoài dưới dạng nhiệt hoặc bức xạ
1. Đồng hóa ở vi sinh vật và các kiểu dinh dưỡng
VSV cần phải lấy nguyên liệu (thực chất là các nguyên tố hóa học) và NL để tổng hợp
các chất hữu cơ tham gia xây dựng TB và cơ thể. Dựa vào nguồn Cacbon (nguyên liệu quan
trọng nhất để tổng hợp chất hữu cơ) và nguồn NL; VSV chia thành các kiểu dinh dưỡng
Kiểu dinh dưỡng Nguồn Cacbon Nguồn năng lượng
Quang tự dưỡng CO2 Ánh sáng
Quang dị dưỡng Chất hữu cơ Ánh sáng
Hóa tự dưỡng CO2 Hóa học
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Hóa học
a. Vi sinh vật quang tự dưỡng
Là các VSV có khả năng quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ CO 2 nhờ NL ánh sang
được hấp thu bởi hệ sắc tố quang hợp. Phương trình đồng hóa của VSV này có dạng
CO2 + HX NL ánh sáng, hệ sắc tố quang hợp (CH2O)n + X
Trong cơ chế này, HX đóng vai trò là chất cho hiđro và electron
Kiểu dinh dưỡng này có ở các nhóm VSV như VK lam, VK lưu huỳnh màu lục, màu tía
và các loài tảo. Kiểu dinh dưỡng này cũng có ở các sinh vật đa bào như thực vật
Trong các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước, VSV quang tự dưỡng đóng vai
trò là sinh vật sản xuất, cung cấp phần lớn nguồn NL hữu cơ cho toàn bộ sinh vật trong thủy vực
Quang hợp thải Oxi (của VK lam, tảo lam) tiến hóa hơn qunag hợp không thải oxi (VK
lưu huỳnh màu tía, VK lưu huỳnh màu lục) vì hình thức này sử dụng chất cho electron là nước
phổ biến hơn các chất vô cơ; Thải oxi thúc đẩy cho sự tiến hóa của các sinh vật khác; Có sắc tố
diệp lục nên sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn
b. Vi sinh vật quang dị dưỡng
Các VSV này cũng có khả năng hấp thu và chuyển hóa NL ánh sáng thành dạng NL có
thể cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể trong đó có việc tổng hợp các chất hữu cơ cấu
trúc nên TB. Tuy nhiên chúng bắt buộc phải lấy C từ MT ở dạng hữu cơ. Phương trình đồng hóa
của VSV này có dạng C hữu cơ + HX NL ánh sáng, khuẩn diệp lục Chất hữu cơ của cơ thể + X
Kiểu dinh dưỡng này chỉ gặp ở 1 số loài VK ở biển và VK ưa mặn. HX là nguồn hidro và
electron, thường là các axit hữu cơ, hoặc H2
c. Vi sinh vật hóa tự dưỡng
Đây là loài VSV lấy NL từ các phản ứng OXH các hợp chất vô cơ và sử dụng nguồn CO 2
làm nguồn C. Năng lượng có được là nhờ OXH các hợp chất vô cơ như NH 4, NO2, H2, H2S, S..
chúng hình thành 1 nhóm rất hạn chế tham gia vào các chu trình vật chất sống ở trong đất và
nước như OXH hydro, OXH NH3… Kiểu dinh dưỡng này chỉ có ở sinh vật nhân sơ

A + O2 AO2 + Năng lượng

CO2 + HX (CH2O)n +X
d. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
Nhóm VSV này phải tiêu thụ chất hữu cơ để lấy cả năng lượng và các bon. Nhóm này gồm VK,
nấm, động vật nguyên sinh. Rất nhiều loài trong nhóm này gây bệnh cho người
Để lấy được NL hữu cơ, VSV phải phân giải chúng thành những chất đơn giản, quá trình này
được thực hiện bằng chuỗi phản ứng OXH khử liên tiếp mà bản chất của chúng là quá trình dị
hóa. Một phần NL tạo ra được sử dụng cho quá trình đồng hóa, phần còn lại cung cấp cho các
hoạt động sống khác của TB

Chất hữu cơ (CO2 và H2O) hoặc chất


dạng khử hữu cơ dạng OXH + Năng lượng

Các hoạt động khác

Cacbon hữu cơ Chất hữu cơ của cơ thể

2. Quang hợp ở vi sinh vật


Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ nhờ NL ánh sáng
Về cơ chế, QH ở VSV giống như ở thực vật, tuy nhiên C và H có thể lấy từ nhiều nguồn khác
nhau, tạo ra nhiều kiểu QH khác nhau, do đó sản phẩm của QH rất đa dạng. Những loài sử dụng
H2O làm nguồn cung cấp H và electron thì chúng có quá trình quang phân li nước và thải O 2 (gọi
là QH thải O2; gặp ở tảo, vi khuẩn lam…). Còn các loài lấy H và electron từ H2S, chất hữu cơ..)
thì trong sản phẩm không có oxi gọi là QH không thải oxi gặp ở VK lưu huỳnh tía, VK lưu
huỳnh màu lục
Quá trình QH của sinh vật nhân sơ xảy ra trên màng TB và trong TBC. Trong đó chuỗi
truyền điện tử của pha sáng diễn ra trên màng TB, pha tối diễn ra trong TBC. Để tăng hiệu quả
QH, màng của TB VK quang hợp thường lõm vào hình thành cấu trúc mesoxom. Ở một nhóm
như VK lam, mesoxom rất phát triển, thậm chí chúng tách ra khỏi màng TB tạo các túi kín kiểu
túi tilacoit ở thực vật. Ngoài ra, sắc tố quang hợp ở VK cũng có sự khác biệt. Khuẩn diệp lục có
phổ hấp thu rộng hơn của diệp lục ở thực vật
Bảng 1. Tổng hợp các hình thức quang hợp ở vi khuẩn
Kiểu quang Đại diện Sắc tố quang hợp Nguồn H và e Nguồn Cacbon
hợp
Quang hợp thải Vi khuẩn lam Diệp lục a H2O CO2
oxi
Quang hợp Vi khuẩn lưu Khuẩn diệp lục a, H2, H2S, S2O3 CO2 hoặc chất
không thải oxi huỳnh màu tía b hữu cơ hoặc cả 2
VK lưu huỳnh Khuẩn diệp lục a, H2, H2S, S2O3 CO2 hoặc chất
màu lục c, d, e hoặc chất hữu cơ hữu cơ hoặc cả 2
Vi khuẩn cổ Bacteriorhodopsin Chất hữu cơ Chất hữu cơ
3. Cố định nito ở vi sinh vật
Cố định nito là quá trình chuyển hóa nito từ dạng N 2 thành dạng NH4. PTTQ: N2 + 6H
→2NH3
Trong điều kiện bình thường, N2 là một khí trơ về mặt hóa học. Do vậy để tách 2 nguyên
tử N và gắn H vào thì phải có một lực khử mạnh, năng lượng ATP và enzyme nitrogenaza. Vì
vậy chỉ có 1 số nhóm VSV mới thực hiện được quá trình này. VSV cố định N gồm 2 nhóm
- Nhóm VSV sống tự do gồm VK lam, Azotobacter, Clostridium..
- Nhóm VSV sống cộng sinh. VK sống trong nốt sần cây họ đậu Rhizobium
Về cơ chế, cố định N là qua trình khử liên tiếp phân tử N thành sản phẩm cuối cùng là
NH3. Quá trình này cần có sự tham gia của ATP và chất khử mạnh như NADH…
N≡ N 2[H], 4ATP NH=NH 2[H], 4ATP H2N – H2N 2[H], 4ATP 2NH3
Nhưng enzyme nitrogenaza chỉ hoạt động trong MT kị khí (không có oxi nguyên tử). Vì
thế các loài hiếu khí luôn biến đổi để phù hợp với sự hoạt động của enzyme này
Ở các VK sống tự do (trừ VK lam), tiếp xúc trực tiếp với oxi, chúng có cơ chế ngăn chặn
sự xâm nhập của oxi vào trong TBC. Quá trình hô hấp hiếu khí luôn xảy ra trên màng, làm cho
phần lớn oxi được hấp thu và chuyển thành H 2O trước khi vào TBC. Phần oxi dư thừa sẽ được
biến đổi thành H2O bởi hệ enzyme hydrogenaza trên màng TB.
Ở VK lam, chúng hạn chế tạo oxi trong màng TB khi quang hợp bằng cách thực hiện cố
định N trong các TB dị hình, nơi mà quá trình tổng hợp ATP được thực hiện theo con đường
photphoryl hóa vòng và không tạo oxi (ở TB dị hình, chất cho H và e là H2S)
Đối với các loài VK sống cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu; nốt sần đã tạo ra những cấu
trúc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của VSV. Phần vỏ quanh TB VK có sự xuất hiện của
leghemglobin, loại sắc tố có khả năng kết hợp với oxi cung cấp cho VK giống như Hb của người.
Sắc tố này đảm bảo không có oxi tự do nhưng vẫn đủ oxi cho VK. Ngược lại cây nhận từ VK
NH4
* Ý nghĩa quá trình cố định N:
- Chuyển hóa N từ dạng cây không hấp thụ được sang dạng cây hấp thụ được. Đây là
dạng phân bón quan trọng với cây trồng - Chu trình N trong tự nhiên được
khép kín
4. Hô hấp và lên men
Để có thể thực hiện các hoạt động sống, VSV trải qua các quá trình dị hóa, phân giải các chất
hữu cơ thành các chất đơn giản để giải phóng NL dạng ATP. Bản chất của con đường này là
chuyển hóa NL e trong các liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ thành NL ATP. Electron bị
mất NL sẽ được chuyển cho chất nhận cuối cùng. Dựa vào chất nhận e cuối cùng mà người ta
phân chia thành các con đường dị hóa ở VSV là hô hấp và lên men
a. Hô hấp: Là con đường thu nhận NL của TB mà chất nhận e cuối cùng là một chất vô cơ lấy từ
MT. Nếu chất nhận e cuối cùng là oxi thì gọi là hô hấp hiếu khí, nếu oxi ở dạng liên kết NO 2,
CO2, SO2…gọi là hô hấp kị khí.
Nguyên liệu của hô hấp là các hợp chất hữu cơ nhưng phổ biến là glucozo. Hô hấp gồm 3 giai
đoạn
- Gđ đường phân có vai trò phân giải glucozo thành 2 axit pyruvic
- Chu trình Krebs phân giải hoàn toàn axetyl CoA thành CO 2 tích lũy e và H giàu NL vào NADP
và FADH2 (trước khi vào chu trình Krebs axit piruvic được chuyển thành axetyl CoA)
- Chuỗi chuyền e hô hấp chuyển hóa NL NADH và FADH 2 thành NL ATP (tổng hợp ATP theo
cơ chế hóa thẩm thấu) đồng thời tái tạo NAD+, FAD+ cho chu trình Krebs
Ở sinh vật nhân sơ đường phân và chu trình Krebs diễn ra ở TBC, chuỗi chuyền e diễn ra trên
màng TB Còn sinh vật nhân thực, đường phân ở TBC, chu trình Krebs trong chất nền ti thể,
chuỗi chuyền e hô hấp diễn ra ở màng trong ti thể
Mặc dù con đường như nhau nhưng hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP hơn hô hấp kị khí do mức NL
của chất nhận e cuối cùng ở hô hấp kị khí cao hơn.
b. Lên men: Là con đường thu nhận NL của TB mà chất nhận e cuối cùng là hợp chất hữu cơ.
Gồm
- Đường phân: Phân giải glucozo thành 2 axit pyruvic
- Lên men: Biến đổi axit pyruvic thành sản phẩm lên men, tái tạo NAD+ cho đường phân.
Do lên men không tạo ATP nên chỉ có 2ATP chỉ được tạo thành
Các giai đoạn của lên men xảy ra trong TBC không cần oxi.
* Có 2 quá trình lên men được con người quan tâm là lên men rượu và lên men lactic
Lên men rượu Lên men lactic
Chất nhận e cuối Acetaldehyt Axit pyruvic
cùng
Sản phẩm lên men Rượu etilic Axit lactic
Thời gian Lâu Nhanh
Tác nhân Nấm men Vi khuẩn lactic
PTTQ C6H12O6 →2C2H5OH + 2 CO2 C6H12O6 →2C3H6O3
Nhận biết Dịch lên men có mùi rượu Dịch lên men có mùi chua
Ứng dụng Sản xuất đồ uống có cồn Muối chua rau quả, sữa chua, phomat,
sản xuất axit lactic…
* Con đường thu nhận năng lượng của VSV được tóm tắt
Chất nhận e cuối Sản phẩm khử Hiệu quả năng lượng
cùng
Hô hấp hiếu khí O2 CO2, H2O 38ATP/ 1 glucozo
Hô hấp kị khí Oxi liên kết NO2, CO2, CO2, H2O, sản phẩm Ít hơn 38ATP/1
SO2 phụ (N2, S, H2S, glucozo
CH4..)
OXH không hoàn O2 Ít hơn hô hấp hiếu khí
toàn
Lên men Chất hữu cơ Chất hữu cơ 2ATP/ 1glucozo
Ứng dụng
Câu 1. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn NL, nguồn Cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hóa. Vai
trò của vi khuẩn này đối với cây trồng?
Kiểu dinh dưỡng: hóa tự dưỡng; - Nguồn C từ CO2; Kiểu hô hấp: hiếu khí bắt buộc
- Nguồn năng lượng: Lấy từ quá trình OXH NH3 thành NO2 và từ NO2 thành NO3
Câu 2. Ở đáy các ao hồ có các nhóm VSV phổ biến:
- Nhóm biến đổi SO42- thành H2S: Các VK khử sunphat; Chất cho electron là H 2, chất nhận
electron là SO42-. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hóa tự dưỡng
- Nhóm biến đổi NO3- thành N2: Các VK phản nitrat hóa; Chất cho electron là H 2 (có thể là H2S,
S0), chất nhận electron là Oxi của nitrat. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hóa tự dưỡng
- Nhóm biến đổi CO2 thành CH4: Các VK và VK cổ sinh metan; Chất cho electron là H 2 (H2O),
chất nhận electron là oxi của CO2. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hóa tự dưỡng
- Nhóm biến đổi cacsbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi protein thành axitamin và NH 3: Các
VK lên men và các VK amon hóa kị khí protein; Kiểu dinh dưỡng của chúng là hóa dị dưỡng
Câu 3. Hoàn thành bảng
Chất nhận electron Sản phẩm Kiểu phân giải Đại diện
khử
1 O2 H2O Hô hấp hiếu khí ĐV nguyên sinh, vi tảo, VK lam
2 NO3 NO2, N2 Hô hấp nitrat VK nitrat Pseudomanas
2-
3 SO4 H2S Hô hấp sunfat VK phản sunfat
4 Axit pyruvic Axit lactic Lên men lactic VK lactic đồng hình, VK lactic dị
hình
5 Acetaldehyde Rượu ethylic Lên men ethylic Nấm men Sacharomyces
6 O2 Axit acetic Lên men acetic VK acetic Azotobacter
 Có 2 nhóm VK sử dụng H2S cho hoạt động sống của chúng:
- Một nhóm sử dụng NL từ H2S gọi là VK hóa tổng hợp lấy NL từ H2S để đồng hóa CO2
H2S + O2 → S + H2O +Q S + O2+H2O →H2SO4 +Q H2S +CO2+Q→CH2O +S+ H2O
- Một nhóm sử dụng H2S là chất cho điện tử là VK quang tổng hợp (VK lưu huỳnh màu lục,
màu tía)
H2S +CO2 →CH2O +S+ H2O (NL ánh sáng)
- Thực tế sử dụng VK lưu huỳnh màu lục, màu tía để xử lí MT ON H 2S vì 2 loại VK này sử dụng
H2S làm chất cho e trong quá trình quang hợp và tích lũy S trong TB
- Còn VK hóa tổng hợp sử dụng H2S tạo ra S hoặc H2SO4 giải phóng ra MT
Câu 4. So sánh quá trình lên men ở VSV và quá trình hô hấp hiếu khí ở cây xanh
* Giống nhau: - Đều là quá trình phân giải cácbohidrat để sinh năng lượng
- Nguyên liệu là đường đơn(glucozo)
- Đều xảy ra quá trình đường phân C6H12O6 enzim→ CH3COCOOH (axit pyruvic) +H+
Lên men Hô hấp hiếu khí
- Xảy ra trong điều kiện kị khí - Xảy ra trong điều kiện hiếu khí
- Điện tử được truyền cho phân tử hữu cơ oxi - Điện tử được truyền cho phân tử oxi, chất
hóa, chất nhận điện tử là chất hữu cơ nhận điện tử là oxi
- Chất hữu cơ bị phân giải không hoàn toàn - Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn
- Sản phẩm tạo thành là chất hữu cơ, CO2 - Sản phẩm tạo thành là H2O, CO2, năng lượng
- Năng lượng được giải phóng ra rất ít - Năng lượng được giải phóng ra nhiều

 Việc muối dưa, cà là ứng dụng của lên men lactic. tác nhân là VK lactic sống kị khí
- Để lên men xảy ra tốt người ta dùng vỉ tre nén chặt để tạo MT kị khí cho VK hoạt động tốt
- Ngâm rau quả trong dung dịch muối 5-6% để đường và nước từ không bào rút ra ngoài, VK
lactic có sẵn trên bề mặt dưa cà phát triển tạo axit lactic. Lúc đầu VK lên men thối (80-90%)
cùng phát triển với VK lactic nhưng do sự lên men tạo nhiều axitlactic làm giảm pH của MT, ức
chế sự phát triển của VK gây thối. Nồng độ cao của axit lactic (1,2%) làm VK gây thối bị tiêu
diệt, đồng thời ức chế hoạt động của VK lactic, kết thúc giai đoạn muối chua
Câu 5. Một cốc rượu nhạt (5-6% độ etanol) hoặc bia, có thể cho thêm 1 ít chuối chín, đậy cốc
bằng vải màn để ở nơi ấm sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ kín lên mặt MT, rượu biến thành
giấm.
a. Hãy hoàn thành PTPU sau: CH3CH2OH (rượu etylic) + O2 →A + H2O +Q (năng lượng)
Chất A là axit axetic (giấm) CH3COOH
b. Váng trắng do VSV nào tạo ra, đáy cốc có VSV này không, tại sao?
- Váng trắng là những VK axetic liên kết với nhau tạo nên.
- Ở đáy cốc không có loại VK này vì nó là VK hiếu khí bắt buộc
c. Nếu để cốc giấm cùng váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm giảm dần, tại sao? Do VK này
tiếp tục chuyển hóa axit axetic thành CO2 và H2O nên vị chua mất dần
d. Sản xuất giấm có phải là quá trình lên men không, tại sao?
Không vì quá trình lên men là quá trình phân giải kị khí nhưng quá trình sản xuất dấm lại là quá
trình oxihóa từ rượu etylic thành dấm lại là quá trình phân giải hiếu khí
e. Cho biết phương thức thu nhận NL của VK dùng trong sản xuất giấm. VK axetic thu nhận NL
bằng con đường hô hấp hiếu khí. Quá trình này khác với hình thức hô hấp hiếu khí thông
thường vì rượu etylic chỉ được oxi hóa đến axit axêtic mà không phải sản phẩm cuối cùng (OXH
không hoàn toàn)
 Tiến hành thí nghiệm: Cho 50ml dung dịch đường saccarozo 10% vào một chai nhựa
dung tích
75ml, cho khoảng 10g bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai. Đậy nắp kín, để nơi có nhiệt độ 30-
350C. Sau vài ngày đem quan sát
a. Hiện tượng: Chai nhựa phồng to. Dung dịch trong chai bị xáo trộn, có nhiều bọt khí nổi lên có
mùi rượu
Giải thích: Trong bánh men rượu có chứa nấm men rượu. Trong MT không có oxi, nấm men
phân giải saccarozo thành glucozo và fructozo, sau đó sử dụng chúng để lên men rượu
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
Quá trình lên men tạo khí CO 2 nên có nhiều bọt khí bay lên, do chai bị đậy kín nên CO 2 không
thoát được ra ngoài tích tụ làm tăng thể tích của chai. Hoạt động của nấm men làm dung dịch bị
xáo trộn, đục. Quá trình này tạo rượu etilic nên dung dịch có mùi rượu
b. Nếu không đậy nắp chai thì có các hoạt động sau:
- Phần mặt thoáng của dung dịch có O 2, nấm men sẽ tiên hành phân giải hiếu khí theo chuỗi
chuyển hóa sau: C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 +O → 6CO2 + 6 H2O
2

- Trong lòng dung dịch, các TB lên men không tiếp xúc với O2 nên tiến hành lên men rượu
Trong chai vừa có hô hấp hiếu khí, vừa có lên men: Hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP hơn, nấm
men sinh trưởng mạnh hơn nên tốc độ xáo trộn dung dịch cao hơn, tạo ít CO 2 hơn vì CO2 bay
lên, mùi rượu nhẹ hơn
Câu 6. Trong tiết thực hành một HS thắc mắc: Vì sao lọ dưa muối của em lại có 1 lớp váng trắng
phía trên còn các bạn khác thì không? Giải thích, đưa ra biện pháp phòng tránh
Hiện tượng này là do dưa bị khú: do dưa quá chua, VK lactic bị ức chế, lượng đường, lượng
muối giảm; nấm men, nấm sợi phát triển tạo váng trắng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
VK gây thối phát triển.
Biện pháp phòng tránh: Cho thêm muối với nồng độ phù hợp, nhằm rút nhanh dịch TB ra
ngoài, tăng lượng đường, giảm độ pH cho VK lactic phát triển. Dùng nước ấm để muối. Thêm
đường, nước dưa cũ, nén chặt
Câu 7. Một HS đã viết 2 phương trình lên men của VSV ở trạng thái kị khí như sau:
C12H22O11 → CH3CHOHCOOH (1) CH3CH2OH + O2 →CH3COOH +H2O (2)
- Phản ứng 1 là quá trình lên men lactic (lên men kị khí) do đó cơ chất phải là đường glucozo
chứ không phải là đường saccarozo. Chất tạo thành là axit lactic nên tác nhân là VK lactic
- Phản ứng 2 là quá trình oxi hóa, không phải là quá trình lên men nên không phù hợp với đề bài.
Chất tạo thành là axit axetic nên cần VK axetic
 Lên men lactic và lên men etylic:
- Giống nhau: Chất hữu cơ đều được phân giải đến axit piruvic nhờ đường phân. Từ 1 glucozo
tạo 2ATP và 2 NADH
Lên men Lactic Lên men Etylic
- VK thực hiện - Nấm men
- Chất nhận điện tử cuối cùng là axit pyruvic bi - Axit piruvic bị loại CO2 thành axetandehit,
khử ngay thành axit lactic sau đó chất này bị khử thành rượu etylic
Câu 8. Trong các kiểu dinh dưỡng của sinh vật, những kiểu dinh dưỡng chỉ có ở vi khuẩn là
quang dị dưỡng (nguồn NL là ánh sáng, nguồn C là chất hữu cơ) và hóa tự dưỡng ( nguồn NL là
chất vô cơ, nguồn C là CO2)
Câu 9. Vi khuẩn có đặc điểm cơ bản gì mà chúng được sử dụng trong các nghiên cứu di truyền
học hiện đại? – Bộ gen của chúng đơn giản, thường gồm 1 NST và ở trạng thái đơn bội
- Sinh sản nhanh vì vậy, có thể nghiên cứu trên 1 số lượng lớn cá thể trong thời gian ngắn. Có thể
nuôi cấy dễ dàng trong phòng thí nghiệm
- Dễ tạo dòng biến dị. Là vật liệu DT nghiên cứu hiện tượng biến nạp, tải nạp, tiếp hợp
 Các cách gây hại của vi khuẩn: Cạnh tranh dinh dưỡng; Tiết độc tố; Phá hủy TB chủ
 Các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn: Tác động lên thành TB; Tác động
vào màng
sinh chất; Ức chế sự tự sao, phiên mã, dịch mã
 Các loài VK sống ở vùng Bắc Cực có cấu trúc đặc biệt:
- Các enzyme, protein vận chuyển, RBX có cấu trúc thích nghi với việc hoạt động bình thường ở
nơi có nhiệt độ thấp. – Màng sinh chất có chứa nhiều axit béo không no nên duy trì tốt trạng
thái bán lỏng ở nhiệt độ thấp.
Câu 10. Vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp lại vừa có khả năng cố định nito, nhưng tất cả
các hệ thống cố định nito đều rất mẫn cảm với oxi. VK lam giải quyết tình hình thế nào?
Cố định nito là quá trình hoạt động cần enzim nitrogenaza hoạt động trong điều kiện kị khí; còn
quang hợp lại tạo oxi. VK lam dùng 2 quá trình tách biệt nhau để giải quyết. Cố định nito xảy ra
trong các TB chuyên biệt là dị bào nang, các TB này không tiến hành quang hợp nên không tạo
oxi bên trong TB, chúng có thành dày nên ngăn không cho oxi thấm vào TB; còn quang hợp xảy
ra trong các TB bình thường
Câu 11: VSV có thể tổng hợp được những chất nào? Con người ứng dụng sự tổng hợp của VSV
trong việc sản xuất sản phẩm gì?
* VSV có khả năng tổng hợp tất cả các thành phần chủ yếu của TB như axit nucleic, protein,
polisaccarit
- Tổng hợp axit nucleic và pr: Diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật, là biểu hiện của dòng
TTDT từ nhân TBC, ADN cóa khả năng tự sao chép, ẢN được tổng hợp trên đoạn mạch ADN,
pr được tổng hợp tại RBX. Ở một số virut có phiên mã ngược, ARN dùng làm khuôn để tổng
hợp ADN.
- Tổng hợp polisaccarit; ở VK và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicogen cần có chất mở đầu là
adenozin diphotphat – glucozo (ADP – glucozo). Phương trình tổng quát của quá trình tổng hợp
polisaccarit: (glucozo)n + [ADP + glucozo]  (Glucozo)n + 1 + ADP
- Tổng hợp lipit: VSV tổng hợp lipit bằng cách liên kết glicerol và các axit béo với nhau.
Glixerol là dẫn xuất tạo ra từ dihidroxiaxeton – P trong quá trình đường phân. Các axit béo được
tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục của các phân tử axetyl – CoA.
* Con người ứng dụng sự tổng hợp của VSV vào nhiều lĩnh vực:
- Sản xuất sinh khối (pr đơn bào) : nhiều loại nấm là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, một số loại VK
lam, một số loại tảo được dùng làm thực phẩm, pr, VTM bổ sung là kem, sữa chua, bánh mì.
- Sản xuất axitamin: các aa không thay thếđược thu nhận chủ yếu từ lên men VSV như axit
glutamic.
- Sản xuất các chất xúc tác sinh học; Các enzim ngoại bào của VSV như amilaza,
proteaza,...được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân.
- Sản xuất gôm sinh học: Nhiều loại VSV tiết vào môi trường một loại polisaccarit gọi là gôm.
Gôm được dùng trong công nghiêp săn xuất kem, làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác
dầu hỏa, làm hóa chất, thay huyết tương trong y học và dùng tách chiết enzim trong sinh hóa
học.
* Trên thị trường có các loại bột giặt sinh học. Chất sinh học ở đấy có nghĩa là trong bột giặt
chữa một hoặc nhiều loại enzim để tẩy sạch một số vết bẩn. Enzim đó là enzim ngoại bào của
VSV có thể được sử dụng rộng rãi, ví dụ amilaza để loại bỏ tinh bột, proteaza để loại bỏ pr,
lipaza để loại bỏ dầu mỡ.
* Trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, có giảu chất xơ là do trong dạ cỏ của trâu cò có chứa
các VSV. Các VSV tiết enzim phân giải xenlulozo, hemixenlulozo, và pectin trong rơm rạ thành
các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 12: VSV có thể phân giải được những chất nào?
- Khi môi trường có các chất dinh dưỡng với kích thước lớn như tinh bột xenlulozo, pr, lipit,
kitin,.. (trong bã thực vật, xác động vật) thì VSV tiết ra enzim tương ứng (xenlulaza, protelaza,
lipaza, litilaza,...) để thủy phân cơ chất trên thành các chhaats đơn giản như glucozo, axitamin,
axit béo, glixerol,... Các chất này mới vào qua màng nhờ vận chuyển chủ động.
- Các chất bên trong tế bào được phân giải nội bào. Khi Mt giảu nito nhưng nghèo cacbon, VSV
sẽ tích lũy chất nito. Ngược lại, khi MT giàu cacbon, nghèo nito, VSV sẽ tích lũy các hạt tinh bột
hoặc các giọt lipit. Khi tỉ lệ C/N thấp, các chất dự trữ trên bị phân giải cung cấp nguồn C và năng
lượng cho tế bào. Một số pr mất hoạt tính, bị biến tính (do đột biến, tổng hợp sai, pH thay đổi)
trở thành phế phẩm bị phân giải nội bào.
* Con người ứng dụng sự phân giải các chất của VSV trong việc:
- Sản xuất thực phẩm cho người, thức ăn gia súc: phân giải xenlulozo trong bã thực vật: rơm, rạ,
lõi ngô,... để trồng nấm. Nuôi nấm man có khả năng phhaan giải tinh bột trong nước tahir của
các xí nghiệp chế biến sắn, khoai,... thu nhận sinh khối làm thức ăn cho gia súc.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho câu trồng: nhờ các hoạt tính phân giải của VSV, xác động
thực vật trong đất chuyển thành chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Phân giải các chất độc: nhiều vi khuẩn, nấm có khả năng phân giải các hóa chất độc như thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm,... có trong đất.
- Ứng dụng trong công nghiệp bột giặt sinh học: tẩy các vết bẩn người ta cho thêm một số enzim
của VSV.
- Dùng trong công nghiệp thuộc da: sử dụng enzim của VSV như lipaza, proteaza để tẩy sạch
lông trên da động vật thay cho việc dùng hóa chất, tránh ô nhiễm môi trường và tăng chất lượng
da.
* Tại sao khi phân giải các chất VSV lại tiết các enzim vào môi trường? Nêu vài ví dụ về lợi
ích và tác hại của VSV có hoạt tính phân giải tinh bột và protein.
Tác hai; gây hư hỏng thực phẩm: các loại đò ăn, thức uống giàu tinh bột và pr dễ bị ôi, thiu do vi
khuẩn, nấm mốc phân hủy.
Làm giảm chất lượng của lương thực, thực phẩm, hoa màu. Hỏng đồ dùng hàng hóa làm bằng
thực vật.
Câu 13. Trong quá trình lên men để sản xuất rượu từ nguyên liệu gạo, hãy cho biết:
a. Vai trò của các vi sinh vật trong các giai đoạn lên men
- Quá trình đường hóa: Là q.trình phân giải tinh bột thành đường glucozo nhờ nấm mốc tiết
enzim amylase và glucoamylase. Đường vừa tạo ra trở thành thức ăn để nấm men thực hiện
q.trình lên men rượu.
- Quá trình lên men rượu diễn ra do nấm men sử dụng đường để tạo thành rượu etylic và CO 2.
CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt khí bám vào bề mặt nấm men và làm các tế
bào nấm men nổi lên trên, khi lên đến bề mặt, bọt khí vỡ ra và tế bào nấm men lại chìm xuống
tạo ra sự đảo trộn giúp quá trình lên men được tốt hơn.
b. Những điểm khác nhau về cấu tạo, hình thức sống, cách sinh sản của các sinh vật tham gia quá
trình lên men
* Cấu tạo: Cũng như nấm men, nấm mốc có cấu tạo tế bào điển hình như ở sinh vật bậc cao.
Thành phần hoá học và chức năng của các cấu trúc này cũng tương tự như ở nấm men. Điều sai
khác cơ bản giữa nấm mốc và nấm men là ở tổ chức tế bào.
Nấm men chỉ là những tế bào riêng rẽ hoặc xếp với nhau theo kiểu cây xương rồng nhưng nấm
mốc có tổ chức tế bào phức tạp hơn, đa số nấm mốc có cấu tạo đa bào, tạo thành những tổ chức
khác nhau như sợi khí sinh, sợi cơ chất. Các sợi nấm nối với nhau thông qua các cầu nối, các cầu
nối hình thành giữa các sợi nằm gần nhau gọi là sự hợp nối do có hiện tượng 2 khối nguyên sinh
chất trộn lẫn với nhau. Một số loài nấm mốc có cấu tạo gần giống mô thực vật gọi là mô giả. Đó
là các tổ chức sợi xốp gồm các sợi nấm xếp song song với nhau tạo thành một tổ chức sợi xốp.
Ngoài tổ chức sợi xốp còn có tổ chức màng mỏng giả gần giống như màng mỏng ở thực vật bậc
cao. Chúng gồm những tế bào có kích thước xấp xỉ nhau hình bầu dục, xếp lại với nhau.
* Sinh sản: a. Ở 3 nấm men có 3 hình thức sinh sản
- Sinh sản sinh dưỡng :gồm nảy chồi và hình thức ngang phân đôi tế bào. Ở hình thức nảy chồi, từ một cực
của tế bào mẹ nảy chồi thành một tế bào con, sau đó hình thành vách ngăn ngang giữa hai tế bào. Tế bào còn
có thể tách khỏi tế bào mẹ hoặc có thể dính với tế bào mẹ và lại tiếp tục nảy chồi làm cho nấm men giống như
hình dạng cây xương rồng tai nhỏ.
- Sinh sản đơn tính: bằng hai hình thức bào tử túi và bào tử bắn
- Sinh sản hữu tính: do hai tế bào nấm men kết hợp với nhau hình thành hợp tử. Hợp tử phân chia thành các
bào tử nằm trong nang, nang chín bào tử được phát tán ra ngoài. Nếu 2 tế bào nấm men có hình thái kích thước
giống nhau tiếp hợp với nhau thì được gọi là tiếp hợp đẳng giao. Nếu 2 tế bào nấm men khác nhau thì gọi là
tiếp hợp dị giao.
b. Nấm mốc có 3 hình thức sinh sản chính
- Sinh sản dinh dưỡng: bằng khuẩn ti (là hình thức từ một khuẩn ti gây ra những đoạn nhỏ, những đoạn nhỏ
này phát triển thành một hệ khuẩn ti). Sinh sản dinh dưỡng bằng hạch nấm. Sinh sản dinh dưỡng bằng bào tử
dày: trên phần giữa của khuẩn ti hoặc phần đầu khuẩn ti hình thành tế bào có màng dầy bao bọc, bên trong
chứa nhiều chất dự trữ. Gặp điều kiện thuận lợi bào tử dầy sẽ nảy mầm thành một hệ sợi nấm. Bào tử dầy
thường là đơn bào, đôi khi là 2 hoặc nhiều tế bào.
- Sinh sản vô tính:
+ Bào tử kín: là bào tử hình thành trong một nang kín. Từ một khuẩn ti mọc lên cuống nang, cuống nang
thường có đường kính lớn hơn đường kính khuẩn ti. Cuống nang có loại phân nhánh và có loại không phân
nhánh. Trên cuống nang hình thành nang bào tử. Cuống nang có phần ăn sâu vào trong nang gọi là nang trụ.
+ Bào tử đính: là hình thức bào tử được hình thành bên ngoài cơ quan sinh bào tử chứ không nằm trong nang
kín. Có loại bào tử nằm hoàn toàn bên ngoài cơ quan sinh bào tử. Từ sợi nấm mọc lên cuống sinh bào tử,
cuống sinh bào tử có thể phân nhánh hoặc không.
- Sinh sản hữu tính
+ Đẳng giao: Từ sợi khuẩn ti sinh ra các túi giao tử trong có chứa giao tử. Các giao tử sau khi ra khỏi túi kết
hợp với nhau thành hợp tử. Hợp tử phân chia giảm nhiễm thành các bào tử. Mỗi bào tử khi được giải phóng ra
từ hợp tử có thể phát sinh thành sợi nấm. Các giao tử và túi giao tử hoàn toàn giống nhau giữa cơ thể “đực” và
cơ thể “cái”.
+ Dị giao: là trường hợp các giao tử và túi giao tử ở cơ thể “đực” và “cái” khác nhau..
+ Tiếp hợp: Từ 2 khuẩn ti khác nhau gọi là sợi âm và sợi dương mọc ra 2 mấu lồi gọi là nguyên phối nang. Các
nguyên phối nang mọc hướng vào nhau dần dần hình thành màng ngăn với khuẩn ti sinh ra nó tạo thành tế bào
đa nhân. Hai tế bào đa nhân tiếp hợp với nhau tạo thành hợp tử đa nhân gọi là bào tử tiếp hợp có màng dầy.
Hợp tử sau một thời gian nảy mầm mọc thành một ống mầm. Đầu ống mầm sau phát triển thành một nang vô
tính chứa những bào tử. Ống mầm trở thành cuống nang giống như trường hợp hình thành bào tử kín. Sau một
thời gian nang vỡ giải phóng bào tử ra ngoài. Mỗi bào tử phát triển thành một sợi nấm.
c. Quá trình lên men rượu cần đậy kín ở giai đoạn nào, giải thích?
Quá trình này cần đậy kín ở giai đoạn lên men của nấm men để chuyển hóa đường thành rượu.
Vì khi thiếu oxi thì nấm men sẽ lên men tạo rượu. Nếu không đậy kín mà có oxi thì nấm men sẽ
phân giải đường thành CO2 và H2O nhờ quá trình hô hấp hiếu khí mà không tạo thành rượu
Câu 14. Các câu sau đúng hay sai, giải thích
1. Các tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân. Sai vì TB nhân sơ chỉ có vùng nhân
2. Vi sinh vật cổ có thành tế bào bằng peptidoglican, hệ gen của chúng chứa intron. Sai vì
thành VSV cổ từ speudomonat, không phải peptidoglican
3. Chỉ có TB vi khuẩn, TB thực vật mới có thành TB. Sai nấm và 1 số động vật có thành từ
kitin
4. Bào tử VK rất bền với nhiệt, vì trong vỏ của nó chứa hợp chất canxidipicolinat Sai, chỉ
đúng với nội bào tử, các bào tử khác như ngoại bào tử, bào tử đốt không chứa vỏ và hợp chất
canxidipicolinat
5. Trong tế bào chất của VSV đều chứa các bào quan tương tự nhau: riboxom, ti thể, bọ máy
gôngi, lưới nội chất.. Sai vì VSV nhân sơ chỉ có riboxom, còn VSV nhân thực mới có các bào
quan khác
6. Trong khi lên men rượu không nên mở nắp bình rượu ra xem
Đúng, vì nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc, Khi không có oxi, nấm men gây hiện tượng
lên men biến glucozo thành CO2 và rượu etylic. Khi có đủ oxi, nấm men oxihóa glucozo thành
CO2 và H2O không tạo nên rượu nên làm rượu bị nhạt
7. Virus có thể tránh được sự tiêu diệt của chất kháng sinh
Đúng do virút kí sinh trong TB và nhân TB nên tránh được sự tiêu diệt của thuốc kháng sinh
8. Vi sinh vật là nhóm phân loại quan trọng của hệ thống phân loại sinh học Sai,
không thể coi VSV là một nhóm phân loại vì nó là tập hợp của các sinh vật có chung những đặc
điểm nhất định
9. Một VSV hiếu khí không thể thực hiện hô hấp kị khí khi không có oxi phân tử. Sai, có
những VSV hô hấp hiếu khí không bắt buộc, ở MT không có oxi chúng thực hiện hô hấp kị khí
10. Phân tử ATP là hợp chất dự trữ năng lượng duy nhất mà VK có thể sử dụng trực tiếp Sai,
vì nó còn sử dụng năng lượng từ GTP, AcetylCoA, PEP.. hoặc từ tự chênh lệch gradient nồng độ
ở màng
11. Một chu kì phân bào của TB VK trải qua các pha: G1, S, G2, M
Sai, vì VK phân bào trực phân nên không trải qua các kì phân bào như trên
12. Gọi là xạ khuẩn vì khuẩn lạc của chúng mọc theo hình phóng xạ đây là 1 loại VK
13. Không cần thiết phải dung nước đun sôi để nguội để muối dưa vì khi dưa đã chua rồi thì
VSV gây bệnh bị ức chế Đúng. Vì khi VK lactic hoạt động sẽ sinh ra axit lactic làm giảm
độ pH của MT (VSV gây hại đa số sống trong MT trung tính) và loại kháng sinh tự nhiên là
nizin (polipeptit) có khả năng tiêu diệt VK. Nhưng vẫn nên dung nước đun sôi để nguội vì khi
đun sôi, nước sẽ bị thay đổi tính chất lí, hóa và có thể bốc hơi các chất không có lợi cho con
người có trong nước
14.VK có thể thực hiện lên men etilic bằng con đường giống nấm men rượu.
Đúng đó là VK Sarcira ventriculi

You might also like