You are on page 1of 50

Chương 1: Tổng quan về kế toán

1.1. Anh/chị hãy phân loại các nhiệm vụ kế toán thành các nhóm “Nhận dạng (I)”, “Xử lý
số liệu (P)” và “Cung cấp thông tin (C)” từ các nhiệm vụ được liệt kê bên dưới.
______Tóm tắt các sự kiện kinh tế.
______Lựa chọn các hoạt động kinh tế liên quan đến công ty.
______Báo cáo thông tin theo quy định chuẩn của nhà nước.
______Lập báo cáo kế toán.
______Đo lường các sự kiện theo đơn vị tiền tệ.
______Ghi chép các sự kiện theo trật tự phát sinh.
______Giải thích ý nghĩa, sử dụng và giới hạn của số liệu.
______Phân loại các sự kiện kinh tế.
______Phân tích và diễn dịch thông tin trình bày.

1.2. Từ các đối tượng được cho bên dưới, anh/chị hãy phân loại đối tượng sử dụng thông
tin kế toán theo quy ước bên trong (IU), bên ngoài (EX)
______Khách hàng ______Ủy ban chứng khoán nhà nước
______Cơ quan thuế ______Quản lý mua hàng
______Liên đoàn lao động ______Nhà cung cấp
______Quản lý bán hàng ______Phó Tổng phụ trách tài chính
______Giám sát sản xuất ______Người lao động trong công ty

1.3. Theo anh/chị, các câu bên dưới thường được hỏi bởi đối tượng sử dụng nào, bên trong
(IU), bên ngoài (EX)
______ Công ty có thể trả các khoản nợ ngắn hạn không?
______ Dòng sản phẩm nào cần tập trung kinh doanh?
______ Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm là bao nhiêu?
______ Lợi nhuận công ty như thế nào so với công ty khác?
______ Có nên vay tiền ngân hàng trong thời gian tới?
______ Thu nhập công ty thỏa mãn mục tiêu đề ra?
______ Có nên tăng lương cho người lao động?

1.4. Giả sử anh/chị được tuyển dụng vào vị trí trợ lý tại phòng Công nghệ thông tin, nhiệm
vụ của anh/chị là thu thập các thông tin và đề xuất khai thác, phát triển thông tin kế
toán hữu dụng cho các cấp quản lý trong doanh nghiệp. Ngày đầu tiên làm việc,
anh/chị quyết định đến gặp giám đốc nhà máy.
Sau khi chào hỏi và giới thiệu bản thân, anh/chị được giám đốc nhà máy trả lời như
sau: “Tôi thực sự không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai trong phòng kế toán. Họ chỉ gặp
tôi khi chi phí phát sinh tăng lên vượt mức kế hoạch được trình bày trên “Báo cáo kết
quả hoạt động”, toàn số với số, chẳng hiểu họ lấy ở đâu ra hay tạo ra như thế nào. Các
số này không liên quan đến thực tế điều hành, thậm chí tôi hay nhân viên của tôi cũng
không hiểu mẫu thu thập số liệu họ yêu cầu nên cứ điền cho xong. Thôi tôi phải xuống
xưởng đây, tôi còn rất nhiều việc phải làm!”
Yêu cầu:
a. Từ những thông tin trên, anh/chị hãy chỉ ra những vấn đề đã xảy ra giữa bộ
phận sản xuất và bộ phận kế toán.
b. Anh/chị sẽ làm gì tiếp theo để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 1/50
1.5. Ông A (giám đốc) đã yêu cầu chị B (kế toán trưởng) trình bày giá trị “Đất” 150.000
đvtt theo giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo trong khi giá của nó tại thời điểm
mua 100.000 đvtt. Ông A cho rằng “con số 150.000 đvtt trên báo cáo cho thấy công ty
đã đầu tư nhiều khi chúng ta muốn thu hút thêm các nhà đầu tư mới trong tháng sau.”
Anh/chị hãy đóng vai là đối tượng sử dụng bên trong, bên ngoài để bình luận tình
huống trên.

1.6. Chọn các mô tả ở cột B sao cho phù hợp với các khái niệm tương ứng ở cột A

Cột A Cột B
DN thương mại Do một cá nhân bỏ vốn và tự đứng ra điều hành hoạt động DN
DN cổ phần Mua nguyên liệu về chế biến tạo thành phẩm và tiêu thụ
DN tư nhân Một số cá nhân góp vốn và cùng điều hành hoạt động kinh doanh
DN sản xuất Cung cấp dịch vụ để tạo thu nhập
DN hợp danh Mua hàng hóa về bán lại để kiếm lời
DN dịch vụ Chủ DN không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của DN

1.7. Anh/chị hãy phân tích những ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình công ty: tư
nhân, hợp danh, TNHH, công ty cổ phần.

1.8. Anh/chị hãy bình luận phát biểu “Bộ phận kế toán là bộ phận vô vị nhất trong doanh
nghiệp, không có thì không được, mà có cũng chẳng đem lại lợi nhuận cho công ty.”

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 2/50
Chương 2: Tổng quan Báo cáo kế toán

2.1. Một doanh nghiệp quyết định thay đổi hệ thống thông tin kế toán hiện hành vì ban
quản trị tin rằng hệ thống mới sẽ cung cấp thông tin đa chiều hơn hệ thống cũ. Hệ
thống hiện hành chủ yếu lập báo cáo tài chính nộp cho các bên liên quan, thuận tiện
trong việc sửa số liệu khi phát hiện sai sót.
a. Theo anh/chị động lực nào thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi hệ thống thông tin
kế toán.
b. Anh/chị hãy nêu một số tiêu chí giúp ban quản trị quyết định nên hay không
nên đầu tư cho hệ thống mới.

2.2. Anh/chị hãy nhận diện các đặc điểm chính, các liên kết trên báo cáo tài chính bên dưới
Báo cáo kết quả kinh doanh
Tháng 05 Năm ___
Đvtt: $
Doanh thu 11.500
Chi phí hoạt động
Chi phí nhân viên 3.900
Chi phí tiện ích 800
Chi phí quảng cáo 500
Chi phí bảo hiểm 450
Chi phí vật dụng văn phòng 1.550
Chi phí khấu hao - TNKS 300
Chi phí khấu hao - TB 250
Chi phí lãi vay 180 (7.930)
Thu nhập trước thuế 3.570
Chi phí thuế TNDN, 20% (714)
Thu nhập sau thuế 2.856

Báo cáo Lợi nhuận giữ lại


Ngày 31/05/___
Đvtt: $
Lợi nhuận giữ lại, đầu kỳ -
Thu nhập sau thuế 2.856
Chia cổ tức (500)
Lợi nhuận giữ lại, cuối kỳ 2.356

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 3/50
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31/05/___
Đvtt: $
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền 2.000
Bảo hiểm trả trước 1.350
Vật dụng văn phòng 1.050 4.400
Tài sản dài hạn
Đất 15.000
Tòa nhà khách sạn 70.000
Khấu hao tích lũy - TNKS (300) 69.700

Thiết bị 16.800
Khấu hao tích lũy - TB (250) 16.550 101.250
Tổng tài sản 105.650
Nguồn vốn
Nợ ngắn hạn
Khoản phải trả 4.700
Lãi vay phải trả 180
Lương phải trả 900
Thuế TNDN phải nộp 714
Doanh thu nhận trước 800 7.294
Nợ dài hạn
Vay (có thế chấp) 36.000 36.000
Vốn cổ đông
Vốn cổ phần 60.000
Lợi nhuận giữ lại 2.356 62.356
Tổng nguồn vốn 105.650

2.3. Anh/chị hãy xác định các số liệu còn thiếu trong bảng bên dưới.
Cty A Cty B
Đầu năm
Tổng tài sản $ 95.000 $129.000
Tổng nợ phải trả 80.000 (c)
Tổng vốn cổ đông (a) 90.000
Cuối năm
Tổng tài sản 160.000 180.000
Tổng nợ phải trả 120.000 50.000
Tổng vốn cổ đông 40.000 130.000
Vốn cổ đông thay đổi trong năm
Thu từ phát hành cổ phiếu phổ thông (b) 3.000
Chia cổ tức 20.000 (d)
Tổng doanh thu dịch vụ 215.000 120.000
Tổng chi phí hoạt động 185.000 75.000

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 4/50
Chương 3: Lập báo cáo tài chính

3.1. Anh/chị hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lợi nhuận từ số liệu sau:

LNGL, 01/01/17 $ 42.000 Chi phí quảng cáo $ 1.300


Chia cổ tức năm 2017 4.000 Chi phí thuê ngoài 10.200
Doanh thu dịch vụ 60.500 Chi phí tiện ích 3.000
Chi phí lương nhân viên 28.000 Thuế suất thuế TNDN 15%

3.2. Bảng cân đối kế toán cho bên dưới được trình bày chưa chính xác, anh/chị hãy lập lại
báo cáo mới.
Công ty cổ phần Phương Bắc
Bảng cân đối kế toán
31/12/2017
Tài sản Nợ phải trả
Tiền $ 17.000 Khoản phải trả $ 19.000
Văn phòng phẩm 7.000 Khoản phải thu (9.500)
Thiết bị 45.000 Vốn cổ phần 49.000
Chia cổ tức 5.000 Lợi nhuận giữ lại 15.500
Tổng tài sản $ 74.000 Tổng nguồn vốn $ 74.000

3.3. Trung tâm SPA Angle được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/06, với số tiền mặt
đầu tư ban đầu 22.000 đvtt. Số liệu kế toán vào ngày 30/06 được trình bày bên dưới.
Tiền 8.800 Phiếu nợ phải trả 13.000
Khoản phải thu 4.000 Khoản phải trả 1.400
Doanh thu dịch vụ 5.300 Chi phí thuê mặt bằng 1.200
Văn phòng phẩm 1.300 Chi phí xăng dầu 600
Chi phí quảng cáo 500 Chi phí tiện ích 300
Thiết bị 25.000
Yêu cầu:
a. Lập báo cáo tài chính tháng 06, giả sử thuế suất thuế TNDN 10%
b. Lập lại báo cáo tài chính tháng 06 nếu vào ngày 30/06 còn có phát sinh nghiệp vụ
(i) cung cấp dịch vụ khách hàng chưa thanh toán 800 đvtt, (ii) nhận phiếu yêu cầu
thanh toán dịch vụ vệ sinh 100 đvtt.

3.4. Anh/chị hãy nhận diện và phân tích các khoản mục (tài khoản) bên dưới được trình
bày trên báo cáo tài chính nào và cụ thể trong nhóm nào?
Báo cáo Nhóm
Khoản phải trả
Khoản phải thu
Thiết bị
Thu từ thanh lý thiết bị
Doanh thu dịch vụ
Khấu hao tích lũy - thiết bị
Vay (có thế chấp)
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí lương
Chi phí khấu hao - thiết bị

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 5/50
3.5. Anh/chị hãy lập báo cáo tài chính từ bảng cân đối thử đã hiệu chỉnh bên dưới.
Tài khoản Nợ Có
Tiền mặt 93.280
Khoản phải thu 139.520
Phiếu nợ phải thu 170.000
Văn phòng phẩm 2.400
Thiết bị 88.000
Khấu hao tích lũy - Thiết bị 17.600
Khoản phải trả 82.000
Vay ngắn hạn 24.000
Vốn cổ phần 300.000
Lợi nhuận giữ lại 21.640
Thu nhập từ dịch vụ 600.000
Thu nhập từ tiền lãi 1.000
Chi phí trả lãi 600
Chi phí lương bán hàng 141.600
Chi phí quảng cáo 78.000
Chi phí văn phòng phẩm 2.960
Chi phí thuê văn phòng 9.880
Chi phí bảo hiểm 4.800
Chi phí lương nhân viên 80.800
Chi phí lương cán bộ quản lý 160.000
Chi phí kiểm toán và pháp lý 10.000
Chi phí điện thoại 4.800
Chi phí thuê cửa hàng 57.600
Chia cổ tức 2.000
Tổng cộng 1.046.240 1.046.240

3.6. AN, nhân viên kế toán tập sự của công ty MH, đang cố lập bảng cân đối kế toán tháng
này nhưng chưa chắc chắn nó đúng mặc dù hai bên của báo cáo đã cân. Chi tiết báo
cáo như sau:
Công ty cổ phần PB
Bảng cân đối kế toán
31/12/2017
Tài sản Nợ phải trả
Thiết bị $ 18.000 Vốn cổ phần $ 12.000
Tiền 9.000 Khoản phải thu (6.000)
Công cụ dụng cụ 1.000 Chia cổ tức (2.000)
Khoản phải trả (4.000) Lợi nhuận giữ lại 10.000
Phiếu nợ phải trả 10.000
Tổng $ 24.000 Tổng $ 24.000
Yêu cầu:
a. Giải thích tóm tắt cho AN về cấu trúc và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán.
b. Chỉ ra các điểm chưa đúng của báo cáo trên và lập lại báo cáo chính xác.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 6/50
3.7. Công ty GC được thành lập và hoạt động từ ngày 01/01/X8. Vào ngày 31/12/X8, chủ
tịch hội đồng thành viên và cũng là người nhiều vốn nhất của GC, NVA, đã quyết định
lập bảng cân đối kế toán, cụ thể số liệu tài chính như sau:

Tiền $ 20.000 Khoản phải trả $ 30.000


Khoản phải thu 50.000 Phiếu nợ phải trả 15.000
Tồn kho hàng hóa 36.000 Vay mua du thuyền 22.000
Du thuyền 24.000 Vốn góp kinh doanh 64.000

Ông NVA thừa nhận mình không là người được đào tạo về kế toán nên cũng nghi ngờ
báo cáo đã lập, ông cung cấp thêm một số thông tin liên quan và đề nghị anh/chị soát
xét lại bảng cân đối trên.
 Du thuyền thuộc sở hữu của NVA, không phải của GC. Nhưng ông đưa vào tài
sản của GC vì nhiều lúc ông sử dụng du thuyền đưa đón khách của công ty. Để
đảm bảo tính nhất quán và hợp lý, ông cũng đưa khoản nợ vay cá nhân mua du
thuyền vào báo cáo.
 Tồn kho hàng hóa có giá mua 25.000$ nhưng được báo cáo 36.000$ vì đây là
giá trị ông kỳ vọng bán được sau này.
 Trong khoản phải thu bao gồm 10.000$ mà ông cho anh mình mượn cách đây
5 năm, ghi vào sổ sách để tránh quên.
Yêu cầu:
a. Đưa ra các bình luận cho các lập luận trên của ông NVA
b. Lập lại bảng cân đối kế toán chính xác cho GC

3.8. Anh/chị hãy phân loại các tài khoản bên dưới vào mục cụ thể trên bảng cân đối kế
toán cho công ty cổ phần SJC, quy ước như sau: tài sản ngắn hạn (CA), Đầu tư dài hạn
(LTI), Tài sản cố định hữu hình (TA), Tài sản cố định vô hình (IA), Nợ ngắn hạn
(CL), Nợ dài hạn (LTL), Vốn cổ đông (SE)
Khoản phải trả ...................... Thuế TNDN phải nộp ....................
Khoản phải thu ...................... Tồn kho hàng hóa ....................
Khấu hao tích lũy - TB ...................... Cổ phiếu đầu tư ....................
Nhà văn phòng ...................... Đất ....................
Tiền ...................... Vay có thế chấp ....................
Lãi phải trả ...................... Công cụ dụng cụ ....................
Lợi thế thương mại ...................... Thiết bị ....................
Nhãn hiệu ...................... Tiền thuê trả trước ....................
Lương phải trả ...................... Trái phiếu phát hành ....................
Lợi nhuận giữ lại ...................... Vốn cổ phần ....................
Bản quyền ...................... Doanh thu nhận trước ....................

3.9. Anh/ chị hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh cho năm 201X từ các số liệu sau.
Tiền mặt 84.700 Khoản phải thu 88.419
Lợi nhuận giữ lại 123.192 Doanh thu bán hàng 584.951
Giá vốn hàng bán 438.458 Thuế TNDN phải nộp 6.499
Chi phí lương 115.131 Khoản phải trả 49.384
Bảo hiểm trả trước 7.818 Thu tiền lãi ngân hàng 4.806
Tồn kho hàng hóa 64.618 Chi phí bán hàng 1.882

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 7/50
3.10. Anh/chị hãy lập báo cáo tài chính từ bảng cân đối thử đã hiệu chỉnh năm X2 bên dưới.
Tài khoản Nợ Có
Tiền mặt 147.200
Khoản phải thu 48.000
Lãi phải thu 400
Phiếu nợ phải thu 20.000
Bảo hiểm trả trước 2.000
Văn phòng phẩm 1.800
Đất đai 32.000
Nhà cửa 190.000
Khấu hao tích lũy - Nhà cửa 40.000
Thiết bị văn phòng 28.000
Khấu hao tích lũy - Thiết bị văn phòng 8.000
Khoản phải trả 43.000
Lương phải trả 8.500
Lãi phải trả 900
Vay ngắn hạn 14.000
Vay dài hạn (tới hạn năm X3) 10.000
Nợ vay (tới hạn sau năm X3) 40.000
Vốn cổ phần 150.000
Lợi nhuận giữ lại 42.800
Chia cổ tức 40.000
Thu nhập dịch vụ 378.520
Chi phí quảng cáo 14.400
Chi phí hoa hồng 80.440
Chi phí đi lại 12.880
Chi phí khấu hao - Nhà cửa 8.500
Chi phí lương 94.400
Chi phí khấu hao - Thiết bị văn phòng 2.800
Chi phí văn phòng phẩm 3.800
Chi phí bảo hiểm 3.600
Chi phí sửa chữa nhà 1.900
Chi phí điện, nước 3.400
Chi phí lãi 1.800
Thu nhập từ lãi tiền gửi 1.600
Tổng cộng 737.320 737.320

3.11. Anh/chị hãy điền các số liệu còn thiếu được cho trong bảng bên dưới
Công ty Công ty Công ty
Mỹ phẩm A Bánh kẹo B Thực phẩm C
Doanh thu $ 90.000 $ (e) $ 127.000
Hàng bán bị trả lại (a) 5.000 12.000
Doanh thu ròng 88.000 93.000 (i)
Giá vốn hàng bán 56.000 (f) (j)
Lãi gộp (b) 33.000 31.000
Chi phí hoạt động 15.000 (g) 18000
Thu nhập từ HĐ kinh doanh (c) (h) (k)
Các khoản lỗ khác 4.000 7.000 (l)
Thu nhập trước thuế (d) 6.000 10.000

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 8/50
3.12. Trích số liệu kế toán tại công ty TNHH dược phẩm năm hiện hành như sau:
LNGL, đầu năm 43.700.000
Giá vốn hàng bán 9.000.000
Chi phí bán hàng 8.500.000
Chia lợi nhuận 3.500.000
Doanh thu bán hàng 28.000.000
Chi phí nghiên cứu thị trường 5.800.000
Chi phí thuế TNDN 2.200.000
Doanh thu khác 11.147.000
Yêu cầu:
a. Phân tích dữ liệu trên để lập báo cáo kết quả kinh doanh và lợi nhuận giữ lại cho
năm hiện hành
b. Giả sử công ty quyết định điều chỉnh giảm chi phí nghiên cứu thị trường xuống
50% cho năm tới thì điều gì sẽ xảy ra trong ngắn hạn, trong dài hạn, giải thích.

3.13. Anh/chị hãy lập báo cáo tài chính từ bảng cân đối thử đã hiệu chỉnh bên dưới.
Tài khoản Nợ Có
Tiền mặt 3.600
Khoản phải thu 9.300
Tồn kho 24.850
Tiền thuê trả trước - Cửa hàng 2.700
Thiết bị cửa hàng 41.400
Khấu hao tích lũy - Thiết bị cửa hàng 6.200
Khoản phải trả 8.750
Vốn cổ phần 44.670
Lợi nhuận giữ lại 20.000
Chia cổ tức 26.160
Doanh thu 219.840
Hàng bán bị trả lại 4.120
Giá vốn hàng bán 127.650
Giảm giá hàng bán 2.310
Thu nhập khác 1.030
Chi phí thuê văn phòng 19.000
Chi phí vận chuyển hàng bán 6.500
Chi phí lương nhân viên bán hàng 14.320
Chi phí điện 2.330
Chi phí lương nhân viên văn phòng 15.270
Chiết khấu bán hàng 980

3.14. Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 7 của công ty Sáng Tâm cho thấy thu nhập kinh
doanh trước thuế 1.500$ dựa trên cơ sở Doanh thu dịch vụ 5.000$; Chi phí lương
2.100$; Chi phí vật dụng văn phòng 900$; Chi phí tiện tích 500$. Trong quá trình soát
xét báo cáo, anh/chị phát hiện các sự kiện sau:
1. Chi phí bảo hiểm tháng 7 chưa được ghi nhận, trị giá 350$
2. Chi phí vật dụng văn phòng có cả 200$ vật dụng chưa sử dụng đến cuối tháng
3. Chưa ghi nhận chi phí khấu hao 150$/tháng
4. Chưa trích lương nhân viên đến ngày 31/7 sẽ trả vào tháng sau, số tiền 360$
5. Doanh thu đã cung cấp cho khách hàng, chưa được ghi nhận, trị giá 700$
Yêu cầu:
Anh/chị hãy lập lại báo cáo kết quả kinh doanh chính xác cho tháng 7.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 9/50
3.15. Chi phí sản xuất dự kiến tại công ty ABC được trình bày như sau:
Phương án A Phương án B Phương án C
Chi phí NVL trực tiếp $ (a) $ 85.500 $ 78.050
Chi phí nhân công TT 47.000 46.000 (g)
Chi phí sản xuất chung 46.500 45.500 47.750
Tổng chi phí sản xuất trong kỳ 175.575 (d) 178.375
Sản phẩm dở dang đầu kỳ (b) 21.500 (h)
Tổng tích lũy CPSX 197.075 (e) 199.875
Sản phẩm dở dang cuối kỳ (c) 35.231 35.751
Giá trị thành phẩm nhập kho 162.844 (f) (i)
Yêu cầu:
a. Anh/chị hãy điền những số liệu khuyết vào bảng trên
b. Công ty cần đưa ra quyết định chọn một trong các phương án trên, anh/chị hãy tư
vấn cho nhà quản lý, biết rằng:
- Phương án A có giá nguyên liệu trung bình, thường đáp ứng nhu cầu số lượng
nguyên liệu công ty cần;
- Phương án B có giá nguyên liệu cao hơn và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản
lượng. Do chất lượng nguyên liệu tốt hơn nên công ty giảm bớt chi phí lao
động và chi phí sản xuất cho hoạt động kiểm tra chất lượng;
- Phương án C có giá nguyên liệu thấp nhất trong các phương án nên chi phí
nhân công và chi phí sản xuất cao hơn 2 phương án A và B.

3.16. Anh/chị hãy cho biết các tài khoản bên dưới được trình bày trên (các) báo cáo nào
bằng cách đánh dấu vào các cột tương ứng
Tài khoản/ Khoản mục BCSX KQKD CĐKT
1. CP nhân công trực tiếp
2. Tồn kho NVL (1/1)
3. Sản phẩm dở dang (31/12)
4. Tồn kho thành phẩm (1/1)
5. CP nhân công gián tiếp
6. Khấu hao máy móc – NX
7. Sản phẩm dở dang (1/1)
8. Tồn kho thành phẩm (31/12)
9. CP lương NV bảo trì – NX
10. Giá trị hàng sản xuất trong kỳ
11. CP khấu hao xe giao hàng
12. Giá trị hàng sẵn có chờ bán
13. CP NVL trực tiếp
14. CP nhiên liệu và điện -NX
15. Mua NVL

3.17. Anh/chị hãy điền số liệu còn khuyết vào bảng bên dưới
A B C
CP NVL trực tiếp $ (a) $ 68.400 $ 130.000
CP NC trực tiếp 57.000 86.000 (f)
CP SXC 46.500 81.600 102.000
SPDD, 01/01 (b) 16.500 (g)
Tổng CP sử dụng cho SX 221.500 (d) 337.000
SPDD, 31/12 (c) 11.000 70.000
Giá trị hàng SX trong kỳ 185.275 (e) (h)

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 10/50
3.18. Số liệu kế toán cho quý 1 kết thúc ngày 31/03 năm hiện hành như sau:
Tài khoản Đvt: 1.000 đ
Doanh thu 900.000
Nguyên vật liệu (NVL) mua trong kỳ 135.000
Chi phí mua NVL 1.500
Tồn kho NVL đầu kỳ 18.000
Tồn kho NVL cuối kỳ 15.000
Sản phẩm dở dang đầu kỳ 39.000
Sản phẩm dở dang cuối kỳ 32.400
Tồn kho thành phẩm đầu kỳ 54.000
Tồn kho thành phẩm cuối kỳ 45.000
Chi phí lao động trực tiếp 158.000
Chi phí lao động gián tiếp 60.000
Chi phí tiện ích nhà xưởng 6.000
Chi phí sửa chữa thiết bị nhà xưởng 1.800
Chi phí bán hàng 100.000
Chi phí quản lý 200.000
Tiền thuê sử dụng đất nhà xưởng 1.320
Thuế TNDN quý 1 20.000
Chi phí bảo hiểm văn phòng 1.800
Chi phí khấu hao nhà xưởng 9.000
Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất 12.000
Yêu cầu:
a. Lập báo cáo giá trị hàng sản xuất cho quý 1
b. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 1
c. Giả sử công ty kỳ vọng đạt tỷ lệ lãi gộp, lãi ròng lần lượt là 40% và 15% doanh
thu. Hãy cho biết công ty có đạt được mục tiêu không?

3.19. Công ty D là một nhà sản xuất máy tính. Trưởng phòng kế toán vừa thôi việc từ tháng
10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho tháng 10 do trợ lý kế toán, nhân viên
chưa có nhiều kinh nghiệm, lập như sau:
Doanh thu (ròng) $ 780.000
Chi phí hoạt động
Mua NVL trong kỳ $ 264.000
CP nhân công trực tiếp 190.000
CP quảng cáo 90.000
CP lương NV bán hàng và quản lý 75.000
CP thuê thiết bị nhà xưởng 60.000
CP khấu hao thiết bị bán hàng 45.000
CP khấu hao máy móc nhà xưởng 31.000
CP nhân công gián tiếp 28.000
CP tiện ích 12.000
CP bảo hiểm 8.000 (803.000)
Lỗ ròng $ (23.000)

Khi nhận báo cáo, Giám đốc cân nhắc sự chính xác của báo cáo vì từ trước đến nay,
công ty luôn có lãi hàng tháng.
Giả sử anh/chị nhận được yêu cầu xem lại báo cáo và thực hiện những chỉnh sửa cần
thiết, các thông tin được bổ sung như các bảng bên dưới.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 11/50
1. Giá trị tồn kho:
01/10 31/10
Nguyên vật liệu $ 18.000 $ 34.000
Sản phẩm dở dang 16.000 14.000
Thành phẩm 30.000 48.000

2. Chỉ có 75% chi phí tiện ích và 60% chi phí bảo hiểm được phân bổ cho hoạt
động sản xuất, phần còn lại được phân bổ cho hoạt động bán hàng và quản lý.
Yêu cầu:
a. Lập báo cáo giá trị hàng sản xuất cho tháng 10
b. Lập lại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 10

3.20. Số liệu kế toán cho năm tài chính kết thúc ngày 30/06 năm hiện hành của Công ty sản
xuất B như sau:
Nguyên vật liệu, 01/07 $ 48.000 CP bảo hiểm nhà xưởng $ 4.600
Nguyên vật liệu, 30/06 39.600 CP khấu hao MM nhà xưởng 16.000
Thành phẩm, 01/07 96.000 CP tiện ích nhà xưởng 27.600
Thành phẩm, 30/06 95.900 CP tiện ích văn phòng 8.650
SPDD, 01/07 19.800 Doanh thu 554.000
SPDD, 30/06 18.600 Khoản giảm trừ doanh thu 4.200
CP nhân công trực tiếp 149.250 CP lương quản lý phân xưởng 29.000
CP nhân công gián tiếp 24.460 Tiền thuê đất nhà xưởng 9.600
Khoản phải thu 27.000 CP sửa chữa nhà xưởng 1.400
Tiền mặt 32.000 Mua NVL trong kỳ 96.400
Yêu cầu:
a. Lập báo cáo giá trị hàng sản xuất (giả sử tất cả nguyên vật liệu sử dụng đều là
NVL trực tiếp).
b. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến phần lãi gộp.
c. Lập bảng cân đối kế toán phần tài sản ngắn hạn tại ngày 30/06.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 12/50
Chương 4: Các phương pháp kế toán

4.1. Các tài khoản của Công ty Anh Đào vào ngày 31/12 cho thấy số dư trước hiệu chỉnh
tài khoản Khoản phải thu 82.500$; tài khoản Dự phòng nợ khó đòi: 525$; tài khoản
Doanh thu: 543.750$; tài khoản Hàng bán bị trả lại: 9.750$. Anh/chị hãy xác định giá
trị chi phí nợ khó đòi được hiệu chỉnh cuối kỳ là bao nhiêu nếu:
a. Dự phòng nợ khó đòi ước tính theo tỷ lệ 1% doanh thu ròng
b. Dự phòng nợ khó đòi ước tính theo tỷ lệ 3% khoản phải thu

4.2. Từ bảng phân tích tuổi nợ bên dưới, anh/chị hãy xác định giá trị chi phí nợ khó đòi
được hiệu chỉnh cuối kỳ.
Khoản phải thu ($) Thời gian nợ (tháng) Xác suất thu được nợ
270.000 <1 0,95
135.500 1-<3 0,85
65.000 3-<6 0,75
17.500 6-<9 0,35
3.750 9 -12 0,10

4.3. Vào đầu kỳ kế toán hiện hành, số dư thông thường Khoản phải thu và Dự phòng nợ
khó đòi tại công ty T&T lần lượt là 200.000$ và 9.000$. Trong kỳ này phát sinh các
sự kiện sau:
- Doanh thu bán chịu đạt 800.000$ và đã thu 763.000$;
- Tiến hành xóa khoản nợ không thu được có giá trị 7.300$;
- 3.100$ đã xử lý xóa nợ trước đó nay lại thu hồi được;
- Khoản nợ khó đòi cuối kỳ này dự kiến là 25.000$
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Phân tích biến động từng tài khoản cho các sự kiện phát sinh.
b. Xác định số dư cuối kỳ của Khoản phải thu và Dự phòng nợ khó đòi.

4.4. Số liệu trên bảng cân đối thử cho năm hiện hành kết thúc vào ngày 31/12 cho thấy số
dư thông thường các tài khoản Khoản phải thu, Doanh thu bán chịu và Hàng bán bị trả
lại lần lượt là 78.000$, 810.000$ và 40.000$.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Nếu công ty sử dụng phương pháp xóa nợ trực tiếp cho khoản nợ khó đòi, thực
hiện bút toán nhật ký khi cuối kỳ có cơ sở khách hàng A, đang nợ 900$, đang làm
thủ tục phá sản.
2. Nếu công ty sử dụng phương pháp lập dự phòng 10% trên Khoản phải thu và số
dư thông thường trên bảng cân đối thử của tài khoản Dự phòng nợ khó đòi là
1.100$, thực hiện bút toán nhật ký vào cuối kỳ.
3. Nếu công ty sử dụng phương pháp lập dự phòng 8% trên Khoản phải thu và số dư
không thông thường (bất thường) trên bảng cân đối thử của tài khoản Dự phòng
nợ khó đòi là 500$, thực hiện bút toán nhật ký vào cuối kỳ.
4. Nếu công ty sử dụng phương pháp lập dự phòng 1% trên Doanh thu ròng và số dư
thông thường trên bảng cân đối thử của tài khoản Dự phòng nợ khó đòi là 1.100$,
thực hiện bút toán nhật ký vào cuối kỳ.
5. Nếu công ty sử dụng phương pháp lập dự phòng 1% trên Doanh thu ròng và số dư
không thông thường (bất thường) trên bảng cân đối thử của tài khoản Dự phòng
nợ khó đòi là 500$, thực hiện bút toán nhật ký vào cuối kỳ.
6. So sánh số dư cuối kỳ của tài khoản Dự phòng nợ khó đòi cho các trường hợp nêu
trên.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 13/50
4.5. Công ty Alpha sử dụng phương pháp lập dự phòng nợ khó đòi trên khoản phải thu, giá
trị khoản phải thu và tuổi nợ tương ứng vào cuối năm hiện hành như sau:
Diễn giải Tổng Tuổi nợ (ngà)
0-30 31-60 61-90 91-120 Trên 120
Khoản phải thu 377.000 222.000 90.000 38.000 15.000 12.000
Tỷ lệ dự phòng 1% 4% 5% 8% 10%
Dự phòng nợ khó đòi
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện bút toán nhật ký ghi nhận nợ khó đòi theo bảng thống kê trên.
b. Thực hiện bút toán nhật ký ghi nhận nợ khó đòi theo bảng thống kê trên, giả sử
Dự phòng nợ khó đòi đang có số dư bên Nợ là 4.000.
c. Thực hiện bút toán nhật ký cho nghiệp vụ xóa khoản phải thu 5.000 cho X
d. Thực hiện bút toán nhật ký cho nghiệp vụ thu được 5.000 của X sau khi thực hiện
nghiệp vụ c
e. Thực hiện lại các nghiệp vụ trên, giả sử công ty lập dự phòng 3% trên tổng khoản
phải thu.
f. Bình luận về sự khác biệt khi lập dự phòng trên tuổi nợ với tổng nợ phải thu.

4.6. Bạn đã mua hàng với giá theo bảng giá là 36.000$, có chuỗi chiết khấu thương mại
như sau: 30%, 20%, và 10%. Phương thức bán 2/EOM, n/60. Nếu trả tiền vào cuối
tháng mua hàng, bạn sẽ trả số tiền là bao nhiêu? Bạn sẽ trả bao nhiêu nếu trả vào tháng
sau tháng mua hàng?

4.7. Giả sử giá niêm yết trên hàng hóa là 30.000 đvtt, bạn mua hàng vào ngày 01/07, xác
định giá thực mua và giá thực thanh toán cho sản phẩm này cho các tình huống độc
lập bên dưới.
Chiết khấu TM Phương thức bán Ngày trả
a. 30%, 20% 2/10, n/30 10 tháng 7
b. 40%, 10% 2/EOM, n/60 10 tháng 8
c. 30%, 10%, 5% 3/10/EOM, n/60 10 tháng 8
d. 40% 1/10, n/30 12 tháng 7

4.8. Các NVKT sau đây của Công ty Hữu Thông:


1. Mua 100 đơn vị hàng hóa với đơn giá 60$ theo phương thức 2/10, n/30.
2. Trả tiền cho NVKT (1) trong thời hạn được chiết khấu.
3. Bán 80 đơn vị hàng hóa với đơn giá 96$, thu tiền mặt.
4. Mua 100 đơn vị hàng hóa với đơn giá 90$ theo phương thức 2/10, n/30.
5. Trả tiền cho NVKT (4) trong thời hạn được chiết khấu.
6. Bán 60 đơn vị hàng hoá với đơn giá 138$, thu tiền mặt
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Lập bảng kê nhập xuất tồn cho lần lượt 3 phương pháp tính giá bình quân gia
quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước. Giả sử công ty quản lý hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
b. Xác định giá vốn hàng bán cho lần lượt 3 phương pháp tính giá bình quân gia
quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước nếu công ty quản lý hàng tồn
kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
c. So sánh lãi gộp cho từng phương pháp trên.
(Để đơn giản, các khoản chiết khấu được hưởng xem là thu nhập khác)

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 14/50
4.9. Ngày 15/01 năm nay, ngân hàng VNB nhận được đề nghị cung cấp khoản tín dụng của
công ty TT. Trước khi đi đến thương thuyết hợp đồng, nhân viên tín dụng tiến hành
soát xét lại số liệu hàng tồn kho của TT, giá trị 275.000$ tại ngày 31/12 năm vừa qua.
Kết quả phỏng vấn nhân viên kế toán công ty TT, phát sinh một số nghiệp vụ như sau:
1. Ngày 28/12, TT bán hàng cho AIT theo điều khoản FOB điểm chuyển, trị giá vốn
55.000$. Lô hàng này dự kiến AIT sẽ nhận được vào ngày 12/01. Trên sổ kế toán
TT, không có giá vốn cho lô hàng này vì hàng không còn có trong kho.
2. Ngày 27/12, TT bán hàng cho MHA theo điều khoản FOB điểm đến, hàng đã xuất
kho nhưng chưa nhận được thông tin MHA nhận được hàng đến ngày 31/12, kế
toán không phản ánh 95.000$ giá vốn lô hàng này trên sổ sách kế toán.
3. Ngày 02/01 năm nay, công ty nhận được lô hàng mua từ LC có giá trị 25.000$
nên ghi tăng Hàng tồn kho. Theo hợp đồng, điều khoản giao nhận FOB điểm
chuyển, hàng được giao vào ngày 26/12 năm vừa rồi.
4. Ngày 03/01 năm nay, công ty nhận được lô hàng mua có giá trị 42.000$ theo điều
khoản FOB điểm đến. Lô hàng này đã được người bán giao từ ngày 27/12 và dự
kiến đến kho TT ngày 30/12 nên kế toán đã ghi nhận vào hàng tồn kho trong ngày
31/12
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Chỉ ra những sai sót của kế toán công ty TT
b. Tính lại giá trị đúng của hàng tồn kho tại ngày 31/12 năm vừa qua để làm cơ sở
cung cấp tín dụng

4.10. Ban giám đốc công ty NBH đang đánh giá lại phương pháp tính giá bình quân hiện
nay, xem xét lại hiệu quả kinh doanh 6 tháng vừa qua bằng cách sử dụng phương pháp
tính giá FIFO, LIFO. Số liệu kế toán 6 tháng qua như sau:
- Tồn kho đầu kỳ: 10.000 đơn vị, trị giá 22.500$
- Tồn kho cuối kỳ: 20.000 đơn vị
- Tổng doanh thu ròng: 862.000$
- Tổng giá trị hàng mua: 230.000 đơn vị, trị giá 567.500$. Chi tiết các lần mua
theo thứ tự như sau:
o 60.000 đơn vị với đơn giá 2,30$
o 50.000 đơn vị với đơn giá 2,40$
o 50.000 đơn vị với đơn giá 2,55$
o 70.000 đơn vị với đơn giá 2,60$
- Chi phí kinh doanh 147.000$
- Thuế suất thuế TNDN 32%
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Lập báo cáo kết quả kinh doanh cho từng phương pháp giá AVG, FIFO, LIFO
b. Gửi thư đến Ban giám đốc giải thích tóm tắt sự khác biệt số liệu giữa các phương
pháp từ đó đưa ra tư vấn cho họ nên chọn phương pháp tính giá nào.

4.11. Ngày 01/01 năm hiện hành, tồn kho hàng hóa của công ty G. là 12.000 đơn vị với đơn
giá mua 40$. Trong năm, lượng hàng hóa thay đổi do phát sinh mua vào và bán ra.
Đơn giá mua trong năm đã giảm dần, mức giá cuối năm là 30$/đơn vị. Tồn kho hàng
hóa cuối năm là 18.000 đơn vị. Cho biết trong 2 phương pháp tính giá tồn kho LIFO
và FIFO, phương pháp nào dẫn đến mức thu nhập sau thuế lớn hơn? Giải thích.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 15/50
4.12. Công ty SMT chuyên doanh sản phẩm ghế đá và quản lý hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ. Trong tháng 9, công ty tiêu thụ được 117 sản phẩm với giá bán
120$/ cái. Số liệu hàng trên sổ kế toán như sau:
Ngày Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền
01/09 Tồn kho 12 100 $ 1.200
12/09 Mua 45 103 4.635
19/09 Mua 20 104 2.080
26/09 Mua 50 105 5.250
Tổng cộng 127 $ 13.165
Theo biên bản kiểm kê ngày 30/09, số liệu hàng tồn kho là: tình huống 1: 10 sản
phẩm; tình huống 2: 8 sản phẩm; tình huống 3: 12 sản phẩm.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Lập bảng kê nhập xuất tồn cho từng tình huống
b. Lập báo cáo kết quả kinh doanh (đến lãi gộp) cho từng tình huống
c. Bình luận kết quả trên và nêu ý nghĩa quản lý

4.13. Các số liệu về mua và bán của Công ty Anh Thư trong năm được trình bày trong bảng
bên dưới. Lượng hàng hóa ngày 01/01 là 25.000 đơn vị với đơn giá 2,50
Mua Bán
Ngày Đơn vị (cái) Đơn giá Ngày Đơn vị (cái) Đơn giá

20/02 5.000 2,60 02/02 7.500 3,50


18/04 12.500 2,65 23/04 10.000 3,65
28/08 12.500 2,80 22/08 10.000 3,83
22/12 10.000 3,00 24/12 20.000 4,00
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Tính trị giá tồn kho hàng hóa cuối kỳ và giá vốn hàng bán theo hai phương pháp:
LIFO và FIFO. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
b. Tính lại câu (a) khi công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, tồn kho hàng
hóa cuối kỳ theo biên bản kiểm kê 17.500 đơn vị.

4.14. Ngày 01/07/2015, Công ty Mai Hà mua một thiết bị trị giá 288.000$, và phải chi ngay
khoản tiền 12.000$ để lắp đặt. Tuổi thọ ước tính của thiết bị là 8 năm, và giá trị còn lại
vào cuối thời đoạn sử dụng là 18.000$. Sản lượng sản xuất ước lượng trong thời gian
sử dụng thiết bị là 500.000 đơn vị sản phẩm. Sản lượng trong năm đầu: 100.000 đơn vị
sản phẩm.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Tính chi phí khấu hao năm 2016 theo 4 phương pháp khấu hao đều, sản lượng,
tổng số thứ tự năm và kết số giảm nhanh kép. Giả sử năm tài chính kết thúc ngày
30/06 hàng năm
b. Giả sử năm tài chính theo lịch, tính lại chi phí khấu hao năm 2015 và 2016 theo 3
phương pháp khấu hao đều, tổng số thứ tự năm và kết số giảm nhanh kép.

4.15. Công ty DK có một thiết bị trị giá 120.000$, tuổi thọ ước tính là 20 năm. Sau 10 năm
sử dụng, một bộ phận rất quan trọng của thiết bị bị hỏng và được thay thế, bộ phận
này chiếm 40% giá trị của thiết bị. Chi phí thay thế là 36.000$, tuổi thọ của bộ phận
mới này bằng với tuổi thọ còn lại của thiết bị.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện các bút toán nhật ký cho việc thay thế trên.
b. Xác định chi phí khấu hao sau khi thay mới, công ty vẫn sử dụng khấu hao đều.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 16/50
4.16. Công ty NBH mua 3 máy móc thiết bị trong những năm gần đây, được đánh số lần
lượt là 1,2 và 3. Thông tin tóm tắt về các MMTB này được trình bày bên dưới.
MMTB Ngày mua Giá gốc GTCL Số năm Phương pháp khấu hao sử dụng
1 02/01/13 $ 96.000 $ 12.000 8 Đường thẳng, tổng stt năm
2 01/07/14 85.000 10.000 5 Kết số giảm nhanh kép
3 01/11/14 66.000 6.000 6 Mức độ sử dụng, tổng stt năm
Tổng số giờ chạy máy ước tính là 30.000 giờ, số giờ chạy máy sử dụng cho năm 2014,
2015, 2016 lần lượt là 800, 4.500 và 6.000.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Lập bảng tính khấu hao cho các MMTB trên cho 3 năm 2014, 2015 và 2016
b. Nếu máy số 2 được mua vào ngày 01/04 thay vì ngày 01/07 thì chi phí khấu hao
năm 2014, 2015 sẽ là bao nhiêu?

4.17. Công ty SIM mua một thiết bị và đưa vào sử dụng từ ngày 02/01 năm nay với giá
250.000$, ước tính sử dụng trong 4 năm và giá trị thanh lý ước tính thu hồi là 30.000$
vào cuối thời kỳ sử dụng. Các phương pháp khấu hao khác nhau đang được cân nhắc
để lập báo cáo tài chính cuối năm.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Lập bảng tính khấu hao cho từng năm theo 2 phương pháp khấu hao đều (SL) và
kết số giảm nhanh kép.
b. Phương pháp khấu hao nào làm cho thu nhập trước thuế của công ty cao nhất/ thấp
nhất năm nay?
c. Bình luận về việc lựa chọn phương pháp khấu hao sử dụng trong doanh nghiệp.

4.18. Số liệu tài sản cố định tại ngày 01/01/2018 như sau:
Đất $ 3.000.000
Tòa nhà $ 26.500.000
Khấu hao tích lũy – tòa nhà (11.925.000) 14.575.000

Thiết bị 40.000.000
Khấu hao tích lũy – thiết bị (5.000.000) 35.000.000
Tổng $ 52.575.000
Trong năm 2018, các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Ngày 01/04: Mua đất với giá 2.200.000$, thanh toán ngay bằng tiền.
2. Ngày 01/05: Bán thiết bị có giá gốc 600.000$ được mua và đưa vào sử dụng liên
tục từ ngày 02/01/12. Giá thanh lý 170.000$, thu ngay bằng tiền.
3. Ngày 01/06: Bán đất có giá gốc 1.000.000$ thu ngay 1.600.000$.
4. Ngày 01/07: Mua thiết bị thanh toán ngay với giá 1.100.000$.
5. Ngày 31/12: Thanh lý thiết bị có giá gốc 700.000$ được mua và đưa vào sử
dụng từ 31/12/09. Giá thanh lý 0 đồng
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện các bút toán nhật ký. Biết rằng công ty áp dụng phương pháp khấu hao
đường thẳng, thời gian khấu hao cho Tòa nhà là 40 năm và Thiết bị là 10 năm.
b. Lập bảng cân đối kế toán cho năm tài chính 2018, phần tài sản cố định.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 17/50
4.19. Chi tiết các khoản công nợ tại ngày 31/01 như sau:
Khoản phải trả $ 4.263 Vay có thế chấp $ 6.747
Trích trợ cấp mất việc 1.115 Thuê hoạt động 1.642
Doanh thu chưa thực hiện 1.058 Phiếu nợ phải trả 335
Trái phiếu phát hành 1.961 Phải trả nhân viên 858
Vay có thế chấp đến hạn trả 1.992 Thuế TNDN phải nộp 265
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Nhận dạng các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn.
b. Lập bảng cân đối kế toán, phần Nợ phải trả.

4.20. Số dư đầu tháng các tài khoản Khoản phải trả, Thuế GTGT đầu ra và Doanh thu chưa
thực hiện lần lượt là 42.500$, 6.600$ và 19.000$. Trong tháng có các sự kiện phát sinh
như sau:
- Ngày 1: Vay 18.000$ từ ngân hàng ANX thời hạn 4 tháng, lãi suất 5%/năm
- Ngày 5: Bán hàng thu ngay tiền, giá bán chưa thuế GTGT 6.250$, thuế suất thuế
GTGT 10%
- Ngày 12: Cung cấp dịch vụ cho khách hàng đã thanh toán trước, trị giá 10.000$
- Ngày 14: Thanh toán thuế GTGT còn nợ đầu tháng cho cơ quan thuế địa phương
- Ngày 20: Bán 500 sản phẩm có đơn giá 48$, thuế suất thuế GTGT 10%, điều
khoản 2/10, n/30
- Ngày 31: chi phí lương nhân viên 70.000$, thuế TNCN phải nộp 5.355$, công ty
trả lương vào ngày 05 tháng sau. Thuế TNDN phải nộp 3.000$
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện các bút toán nhật ký liên quan.
b. Lập bảng cân đối kế toán, phần Nợ phải trả vào cuối tháng.

4.21. Ngày 02/01/18, công ty phát hành 3.000.000$ trái phiếu theo mệnh giá, 8%, kỳ hạn 10
năm, lãi trả vào ngày 02/01 hàng năm. Chênh lệch giá phát hành và mệnh giá được
phân bổ đều hàng năm.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện bút toán nhật ký khi giá phát hành lần lượt là 103 và 98.
b. Lập bảng phân bổ chênh lệch giá cho 3 kỳ thanh toán lãi hàng năm.
c. Thực hiện bút toán nhật ký liên quan vào ngày 31/12/18.
d. Lập báo cáo tài chính, phần nợ phả trả vào ngày 31/12/18.

4.22. Bảng cân đối kế toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 như sau:
Tiền $ 30.000 Khoản phải trả $ 13.750
Khoản phải thu - Lãi phải trả 2.500
Tồn kho hàng hóa 30.750 Trái phiếu phát hành 50.000
Bảo hiểm trả trước 5.600 Vốn cổ phần 25.000
Thiết bị 38.000 Lợi nhuận giữ lại 13.100
Tổng cộng $ 104.350 Tổng cộng $ 104.350

Các nghiệp vụ phát sinh trong năm 2018 như sau:


1. Thanh toán 2.500$ lãi trái phiếu vào ngày 02/01
2. Mua chịu hàng tồn kho trị giá 241.100$
3. Bán hàng tồn kho thu ngay 480.000$, bao gồm 28.800$ thuế GTGT. Giá vốn hàng
bán 265.000$
4. Thanh toán 230.000$ lãi phải trả
5. Chi trả 2.500$ lại trái phiếu vào ngày 01/07

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 18/50
6. Bảo hiểm trả trước (5.600$) hết hạn vào ngày 31/07
7. Ngày 01/08, mua bảo hiểm thời hạn 1 năm, tính từ 01/08/15, trị giá 10.200$
8. Nộp 17.000$ thuế GTGT
9. Thanh toán chi phí hoạt động khác 91.000$
10. Thanh toán 48.000$ trái phiếu đến hạn và 2.500$ lãi vào ngày 31/12
11. Ngày 31/12, phát hành 90.000$ trái phiếu, lãi 8% với giá 103, lãi thanh toán 2 lần
trong năm 30/06 và 31/12

Thông tin bổ sung


12. Ghi nhận bảo hiểm cho nghiệp vụ 7
13. Thiết bị được khấu hao trong thời gian 5 năm, giá trị thanh lý ước tính thu hồi
3.000$
14. Thuế suất thuế TNDN 30%
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Sử dụng tài khoản chữ T để ghi nhận các nghiệp vụ trên.
b. Lập báo cáo tài chính năm 2018.

4.23. Các sự kiện phát sinh trong năm hiện hành tại công ty DAT như sau:
1. Phát hành 80.000 cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 1$, thu 300.000$
2. Phát hành 3.000 cổ phiếu ưu đãi, mệnh giá 100$, giá giao dịch thực tế 106$/cổ
phiếu
3. Mua lại 2.000 cổ phiếu phổ thông, trị giá 9.000$
4. Thu nhập sau thuế đạt 250.000$
5. Công bố chi trả cổ tức 1,5$/cổ phiếu
6. Chi trả cổ tức cho cổ đông
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện bút toán nhật ký.
b. Lập bảng cân đối kế toán, phần Vốn cổ đông.

4.24. Công ty ST được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 02/01 năm nay, đăng
ký phát hành 20.000 cổ phiếu ưu đãi, mệnh giá 50$ với lãi suất 6% và 500.000 cổ
phiếu phổ thông với giá phát biểu 1$. Các sự kiện kinh tế xảy ra trong năm đầu tiên
như sau:
1. Ngày 10/01: phát hành 70.000 cổ phiếu phổ thông, giá giao dịch 4$/ cổ phiếu
2. Ngày 01/03: phát hành 12.000 cổ phiếu ưu đãi, giá giao dịch 53$/ cổ phiếu
3. Ngày 01/05: phát hành 120.000 cổ phiếu phổ thông, giá giao dịch 6$/ cổ phiếu
4. Ngày 01/09: phát hành 5.000 cổ phiếu phổ thông, giá giao dịch 5$/ cổ phiếu
5. Ngày 01/11: phát hành 3.000 cổ phiếu ưu đãi, giá giao dịch 56$/ cổ phiếu
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện bút toán nhật ký.
b. Lập bảng cân đối kế toán, phần Vốn cổ đông.

4.25. Tại ngày 31/12/2017 công ty cổ phần Vina có 1.300.000 cổ phiếu phổ thông đang lưu
hành với mệnh giá 5$/cổ phiếu, chi tiết các tài khoản phần Vốn cổ đông như sau:
Vốn cổ phần $ 6.500.000
Thặng dư vốn cổ phần 1.800.000
Lợi nhuận giữ lại 1.200.000
Các nghiệp vụ phát sinh trong năm 2018 như sau:
1. Ngày 10/01, phát hành 120.000 cổ phiếu ưu đãi, lãi suất 9% - tích lũy, mệnh giá
100$, giá giao dịch 107$.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 19/50
2. Ngày 08/02, mua lại 15.000 cổ phiếu phổ thông với giá 11$/cổ phiếu.
3. Ngày 08/06, công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 1,2$ cho mỗi cổ
phiếu phổ thông đang lưu hành, ngày chốt danh sách 01/07, ngày chi trả 10/07.
4. Ngày 09/12, công bố chi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi, ngày chốt danh sách
31/12, ngày chi trả 10/01 năm sau.
5. Thu nhập sau thuế năm nay 3.600.000$.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện bút toán nhật ký.
b. Lập bảng cân đối kế toán, phần Vốn cổ đông.

4.26. Số dư các tài khoản vào đầu năm như sau:


Cổ phiếu phổ thông (MG 10$, 70.000 cổ phiếu phát hành và lưu hành) $ 700.000
Thặng dư vốn góp – cổ phiếu phổ thông 500.000
Lợi nhuận giữ lại 620.000
Các nghiệp vụ phát sinh trong năm:
1. Ngày 15/01, công bố chia cổ tức bằng tiền mặt theo mức 0,5$/cổ phiếu, chốt
danh sách ngày 31/01, chi trả 15/02.
2. Ngày 15/02, chi trả cổ tức.
3. Ngày 15/04, công bố chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 10%, chốt danh sách
ngày 30/04, phân phối ngày 15/05. Vào ngày 15/04, giá cổ phiếu trên thị
trường 14$/cổ phiếu.
4. Ngày 15/05, phát hành cổ phiếu chia cổ tức như công bố.
5. Ngày 01/12, công bố chi trả cổ tức 0,6$/cổ phiếu bằng tiền mặt, ngày chốt
danh sách 15/12, chi trả vào ngày 10/01 năm sau.
6. Thu nhập sau thuế trong năm đạt 400.000$.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Thực hiện bút toán nhật ký.
b. Lập bảng cân đối kế toán, phần Vốn cổ đông.

4.27. RI là đơn vị kinh doanh bán lẻ sản phẩm sử dụng ngoài trời, công ty áp dụng chính
sách mua chịu nên toàn bộ hàng mua phải được ghi nhận vào “Khoản phải trả” khi
phát sinh, quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Trích số liệu các
năm tài chính như sau:
2012 2013 2014 2015
Dữ liệu trên BC KQKD
Doanh thu $ 96.890 $ e $ 82.220
Giá vốn hàng bán a 28.060 26.490
Lãi gộp 67.800 59.620 i
Chi phí hoạt động 63.640 f 52.870
Thu nhập sau thuế b 3.510 j
Dữ liệu trên BCĐKT
Tồn kho hàng hóa $ 13.000 $ c $ 14.700 k
Khoản phải trả 5.800 6.500 4.600 l
Thông tin bổ sung
Mua hàng trong kỳ $ 25.890 g $ 24.050
Tiền chi trả cho mua hàng/ NCC d h 24.650
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Tính toán các giá trị còn thiếu
b. Ban quản trị công ty đang thảo luận về việc doanh thu bị giảm qua 3 năm vừa qua,
2013 – 2015, điều này đồng nghĩa TNKD giảm, bạn hãy giải thích.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 20/50
4.28. Anh/chị hãy lập báo cáo tài chính năm hiện hành từ những dữ liệu bên dưới.
Cân đối thử chưa hiệu chỉnh Nợ Có
Tiền mặt 3.600
Khoản phải thu 9.300
Tồn kho 24.850
Tiền thuê trả trước - Cửa hàng 2.700
Thiết bị cửa hàng 41.400
Khấu hao tích lũy - Thiết bị cửa hàng 6.200
Khoản phải trả 8.750
Vốn cổ phần 44.670
Lợi nhuận giữ lại 20.000
Chia cổ tức 26.160
Doanh thu 219.840
Doanh thu giảm do hàng bị trả lại 4.120
Giá vốn hàng bán 127.650
Chi phí vận chuyển hàng mua 2.310
Chiết khấu mua hàng 1.030
Chi phí thuê văn phòng 19.000
Chi phí vận chuyển hàng bán 6.500
Chi phí lương nhân viên bán hàng 14.320
Chi phí điện 2.330
Chi phí lương nhân viên văn phòng 15.270
Chiết khấu bán hàng 980
Thông tin hiệu chỉnh bổ sung:
a. Chi phí khấu hao thiết bị cửa hàng là 2.800$/ năm.
b. Chi phí thuê cửa hàng là 1.600$/ năm.
c. Chi phí điện chưa đến hạn trả: 205$
d. Lương nhân viên bán hàng và nhân viên văn phòng chưa đến hạn trả lần lượt là:
300$ và 350$.

4.29. Lấy lại số liệu bài 3.5 bên trên, xem các số liệu đã cho là chưa hiệu chỉnh. Anh/chị hãy
sử dụng tiếp các thông tin bổ sung bên dưới để lập báo cáo tài chính cho công ty.
Các số liệu được bổ sung vào ngày 31/12:
a. Chi phí bảo hiểm chưa hết hạn 1.000$.
b. Văn phòng phẩm tồn kho 1.400$.
c. Thuê trả trước (cửa hàng) 7.000$.
d. Tuổi thọ ước lượng của thiết bị là 10 năm và giá trị còn lại bằng 0, khấu hao đều.
e. Lương nhân viên bán hàng chưa trả 4.000$.
f. Lương nhân viên văn phòng chưa trả 3.000$.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 21/50
4.30. Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/17
Tiền $ 13.100 Khoản phải trả $ 8.750
Khoản phải thu 19.780
Dự phòng nợ khó đòi (800) Vốn cổ phần 20.000
Tồn kho hàng hóa 9.400 Lợi nhuận giữ lại 12.730
Tổng cộng $ 41.480 Tổng cộng $ 41.480

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 01/18:


1. Chấp nhận chuyển 1.200$ khoản nợ đến hạn của khách hàng ANB sang
phiếu nợ, thời hạn 4 tháng, lãi suất 8%/năm.
2. Chấp nhận xóa nợ cho khách hàng ECC 450$, RCC 280$.
3. Mua chịu 17.200$ hàng hóa về kinh doanh.
4. Phát hành hóa đơn bán hàng, trị giá 25.000$, điều khoản thanh toán 2/10,
n/30. Giá vốn lô hàng 17.500$.
5. Bán 1.000$ hàng hóa cho FB, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản,
ngân hàng thu phí người nhận 3%. Giá vốn lô hàng 700$
6. Khách hàng thanh toán nợ 22.900$.
7. Trả 16.300$ cho nhà cung cấp.
8. Thu được 280$ từ RCC, khoản nợ đã xóa tại nghiệp vụ 2.
9. Thanh toán 1.400$ phí quảng cáo.
10. Chi trả chi phí hoạt động khác 3.218$.
Thông tin bổ sung
a. Công ty lập báo cáo tài chính hàng tháng
b. Dự phòng nợ khó đòi 6% trên khoản phải thu
c. Tại ngày 31/01, còn 560$ phí đăng quảng cáo chưa sử dụng
d. Thuế suất thuế TNDN 20%

4.31. Công ty Minh Ánh sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, số liệu phát sinh trong tháng hiện
hành như sau:
SP A SP B Tổng
Sản lượng sản xuất & tiêu thụ 40.000 60.000 100.000
Đơn giá bán 2.000 1.000
Chi phí sản xuất chung (đồng) 110.000.000
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Xác định chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm khi tiêu thức phân bổ
là sản lượng sản xuất.
b. Xác định chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm khi tiêu thức phân bổ
là doanh thu bán hàng.
c. So sánh sự khác nhau giữa 2 kết quả tính toán trên. Theo anh/chị, tiêu thức phân
bổ nào cho kết quả hợp lý hơn, giải thích.

4.32. Trong tháng hiện hành, công ty Tấn Tuấn bắt đầu thực hiện và hoàn thành đơn hàng
A, chi phí NVL chính sử dụng 5.500.000 đồng, chi phí lao động trực tiếp 9.600.000
đồng, sử dụng 1.920 giờ máy. Anh/chị hãy xác định giá phí cho đơn hàng này nếu tiêu
thức phân bổ chi phí là 5.000 đồng/ giờ máy.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 22/50
4.33. Việc lựa chọn cơ sở phân bổ chi phí gián tiếp tùy thuộc vào đặc thù hoạt động tại từng
doanh nghiệp, anh/chị hãy tính tỷ lệ phân bổ chi phí SXC kế hoạch cho từng đơn vị từ
các số liệu đã cho bên dưới.
Doanh nghiệp
Kế hoạch thực hiện Đvt A B C
Số giờ chạy máy H 200.000 420.000 250.000
Số giờ LĐTT H 100.000 96.000 78.000
Chi phí NCTT 1.000 đ 1.600.000 1.470.000 820.000
Chi phí SXC 1.000 đ 800.000 864.000 750.000
Cơ sở phân bổ Cp SXC Giờ máy Cp NCTT Giờ LĐTT

Giả sử số liệu sử dụng thực tế trong tháng hiện hành tại các doanh nghiệp được cho
bên dưới, anh/chị hãy tính chi phí SXC phân bổ cho từng đơn vị.
Doanh nghiệp
Thực tế phát sinh Đvt A B C
Số giờ chạy máy H 210.000 400.000 260.000
Số giờ LĐTT H 90.000 92.000 76.000
Chi phí NCTT 1.000 đ 1.700.000 1.400.000 800.000
Chi phí SXC 1.000 đ 900.000 800.000 750.000
Cơ sở phân bổ Cp SXC Giờ máy Cp NCTT Giờ LĐTT

4.34. Công ty TNHH Thanh Thanh chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng, số dư các tài khoản
tại ngày 01/01 năm hiện hành (đvt: 1.000 đồng): NVL 27.000; SPDD 51.600; Thành
phẩm (đơn hàng 101) 60.000. Chi tiết SPDD như sau:
SPDD Tổng ĐH 102 ĐH 103
Chi phí NVL TT 19.200 9.000 10.200
Chi phí NCTT 21.600 12.000 9.600
Chi phí SXC 10.800 4.800 6.000
Tổng 51.600 25.800 25.800
Số liệu phát sinh trong tháng 01(đvt: 1.000 đồng):
1. Mua chịu NVL 97.000
2. Bảng lương tháng 200.000, trong đó chi phí trực tiếp 140.000 (ĐH 102: 20.000,
ĐH 103: 48.000, ĐH 104: 72.000) và chi phí gián tiếp 60.000
3. Chi phí sản xuất chung không bao gồm chi phí lương và NVL phụ gồm chi phí
khấu hao 6.000, dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán 6.000
4. Bảng tổng hợp xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất ghi nhận chi phí trực tiếp
92.600 (ĐH 102: 15.000, ĐH 103: 28.800, ĐH 104: 48.800) và chi phí gián tiếp
2.400
5. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đơn hàng theo mức 6/giờ LĐTT, số giờ
LĐTT sử dụng cho từng đơn hàng 102, 103 và 104 lần lượt là 8.000 giờ, 2.000
giờ và 2.000 giờ
6. Vào cuối tháng, đơn hàng 102 và 103 hoàn tất, tiến hành nhập kho thành phẩm.
7. Doanh thu đơn hàng 101, 102 trong tháng là 240.000
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Lập báo cáo sản xuất tháng 01
b. Lập bảng phân tích trạng thái các đơn hàng trong tháng.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 23/50
4.35. Công ty Toàn Mỹ sản xuất bình chứa nước inox, áp dụng tính chi phí sản xuất theo
phương pháp kết hợp, chi phí trực tiếp tính theo thực tế, chi phí gián tiếp tính theo kế
hoạch. Cơ sở phân bổ chi phí SXC tại công đoạn A và B lần lượt là số giờ chạy máy
và số giờ lao động trực tiếp cho sản phẩm sản xuất ra.
Dự toán đầu năm Đvt Công đoạn A Công đoạn B
Số giờ chạy máy H 350.000 20.000
Số giờ LĐTT H 90.000 125.000
Chi phí NCTT 1.000 đ 1.500.000 1.200.000
Chi phí SXC 1.000 đ 1.820.000 1.000.000
Cơ sở phân bổ Cp SXC Giờ máy Giờ LĐTT

Dữ liệu sản xuất SP M Đvt Công đoạn A Công đoạn B


Số giờ chạy máy H 3.500 150
Số giờ LĐTT H 900 1.250
Chi phí NVL TT 1.000 đ 12.000 32.000
Chi phí NCTT 1.000 đ 10.800 10.000

Thực tế phát sinh/năm Đvt Công đoạn A Công đoạn B


Số giờ chạy máy H 300.000 25.000
Số giờ LĐTT H 80.000 120.000
Chi phí SXC 1.000 đ 1.300.000 1.200.000
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Giả sử sản lượng sản xuất sản phẩm M trong năm 120 đơn vị, lập bảng tính chi
phí cho đơn hàng này
b. Phân tích chi phí SXC phân bổ cho từng công đoạn và thực hiện bút toán điều
chỉnh liên quan.

4.36. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho các đơn hàng trong năm tài chính kết thúc ngày
31/12 như sau:
Cp NVL Cp Cp
ĐH Diễn giải Cộng
TT NCTT SXC
7640 Số dư ngày 1/1 25.000 24.000 28.800 77.800
Chi phí trong năm 30.000 36.000 43.200 109.200
7641 Số dư ngày 1/1 11.000 18.000 21.600 50.600
Chi phí trong năm 43.000 48.000 57.600 148.600
7642 Chi phí trong năm 48.000 55.000 66.000 169.000
Thông tin bổ sung:
1. Tồn kho nguyên vật liệu 01/01: 15.000. Trong năm, mua chịu 140.000.
2. Thành phẩm 01/01: 87.000 của đơn hàng 7638; 92.000 của đơn hàng 7639.
3. Đơn hàng số 7640 và 7641 được hoàn thành trong năm.
4. Thành phẩm của đơn hàng 7638, 7639 và 7641 được bán với giá 530.000,
khách hàng chưa thanh toán.
5. Chi phí sản xuất chung phát sinh chưa thanh toán 120.000.
6. Các chi phí sản xuất chung khác bao gồm 14.000$ chi phí nguyên vật liệu gián
tiếp, 20.000 chi phí lao động gián tiếp và khấu hao máy móc nhà xưởng là
8.000.
Yêu cầu: Anh/chị hãy lập các báo cáo liên quan đến những dữ liệu trên.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 24/50
4.37. Công ty sản xuất Hsung sử dụng hệ thống kế toán theo đơn hàng cho từng bộ phận
trong toàn bộ đơn vị sản xuất của mình. Chi phí sản xuất chung được phân bổ như sau:
Cơ sở phân bổ Bộ phận
E G I
Chi phí nhân công trực tiếp x
Số giờ lao động trực tiếp x
Số giờ chạy máy x

Để ước tính tỷ lệ phân bổ chi phí SXC năm tới, công ty đã lập bảng số liệu như sau:
Khoản mục ước tính E G I
Chi phí sản xuất chung $ 1.050.000 $ 1.500.000 $ 840.000
Chi phí lao động trực tiếp $ 1.500.000 $ 1.250.000 $ 450.000
Số giờ lao động trực tiếp h 100.000 h 125.000 h 40.000
Số giờ chạy máy h 400.000 h 500.000 h 120.000

Trong tháng 01, dữ liệu sản xuất phát sinh như sau:
Bộ phận
E G I
Chi phí NVL trực tiếp $ 140.000 $ 126.000 $ 78.000
Chi phí NC trực tiếp $ 120.000 $ 110.000 $ 37.500
Chi phí SXC phát sinh $ 89.000 $ 124.000 $ 74.000
Số giờ lao động trực tiếp h 8.000 h 11.000 h 3.500
Số giờ chạy máy h 34.000 h 45.000 h 10.400

Yêu cầu: Anh/chị hãy


a. Tính tỉ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng bộ phận sản xuất.
b. Lập báo cáo chi phí sản xuất tháng 01 cho từng bộ phận, toàn công ty.
c. Xác định trên lệch chi phí SXC vào cuối tháng cho từng bộ phận và ghi các bút
toán nhật ký liên quan, giả sử chênh lệch được điều chỉnh vào tài khoản GVHB.

4.38. Trong phân xưởng sản xuất, nguyên vật liệu chính được đưa vào khi bắt đầu sản xuất,
chi phí chuyển đổi phát sinh trong suốt quá trình sản xuất. Giả sử sản lượng tồn kho
đầu kỳ 800 với mức độ hoàn thành chi phí chuyển đổi 40%, sản lượng được đưa vào
sản xuất trong kỳ 10.900, sản lượng thành phẩm nhập kho 7.100. Tồn kho cuối kỳ tại
phân xưởng sản xuất có mức độ hoàn thành chi phí chuyển đổi 20%.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Xác định sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân
b. Xác định sản lượng tương đương theo phương pháp nhập trước xuất trước.

4.39. Công ty Mai Thanh áp dụng hệ thống tính chi phí theo quy trình. Trong quá trình sản
xuất, nguyên vật liệu được đưa vào ngay khi bắt đầu sản xuất, chi phí lao động và chi
phí sản xuất chung được đưa vào từ từ theo trình tự sản xuất. Dữ liệu sản xuất trong
tháng 8 của công ty như sau: SPDD đầu kỳ 120.000 đơn vị, mức độ hoàn thành chi phí
chuyển đổi 70%; đưa vào sản xuất 170.000 đơn vị; nhập kho thành phẩm 260.000 đơn
vị; SPDD cuối kỳ có tỷ lệ hoàn thành chi phí chuyển đổi 20%
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Xác định sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân
b. Xác định sản lượng tương đương theo phương pháp nhập trước xuất trước.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 25/50
4.40. Các số liệu sau đây tại xưởng X sản xuất sản phẩm A, toàn bộ nguyên vật liệu chính
được đưa vào khi bắt đầu sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu 1 kg/sản phẩm.
Đvt: 1.000 đ
SPDD 01/11 (1.200 sản phẩm)
Chi phí nguyên vật liệu chính 3.504
Chi phí chuyển đổi (mức độ hoàn thành 20%) 592
Đưa vào sản xuất (8.000 sản phẩm)
Chi phí nguyên vật liệu chính (8.000 kg x 2.000 đồng) 16.000
Chi phí lao động trực tiếp (900 giờ x 6.500 đồng) 5.850
Chi phí sản xuất chung 8.780
SPDD 30/11 (1.800 sản phẩm)
Chi phí chuyển đổi (mức độ hoàn thành 65%)

Yêu cầu: Anh/chị hãy


a. Lập báo cáo sản xuất cho xưởng X theo phương pháp giá bình quân.
b. Lập báo cáo sản xuất cho xưởng X theo phương pháp nhập trước xuất trước.

4.41. Dây chuyền sản xuất tại công ty Alpha gồm 2 công đoạn, chế tạo và lắp ráp. Sản
phẩm sau khi hoàn tất công đoạn chế tạo sẽ chuyển toàn bộ sang công đoạn lắp ráp,
hoàn thành công đoạn lắp ráp sẽ nhập kho thành phẩm chuyển đi tiêu thụ. Dữ liệu sản
xuất tháng 5 của bộ phận lắp ráp như sau:
Chuyển NVL LĐ trực CPSXC
đến chính tiếp
SPDD đầu kỳ % HT 100 80 40 30
8.000 đơn vị
đồng 66.000 24.960 6.720 3.580

Chuyển đến trong kỳ đồng 320.000 161.600 85.600 43.200


40.000 đơn vị
SPDD cuối kỳ % HT 100 70 50 40
4.000 đơn vị

Yêu cầu: Anh/chị hãy


a. Lập báo cáo sản xuất tháng 5 theo phương pháp giá bình quân.
b. Lập báo cáo sản xuất tháng 5 theo phương pháp nhập trước xuất trước.

4.42. Doanh nghiệp Mai Phương chuyên sản xuất thùng giấy với quy trình công nghệ gồm
hai công đoạn, thực hiện ở hai bộ phận. Sản phẩm hoàn thành bộ phận 1 được chuyển
hết sang bộ phận 2 để tiếp tục đóng gói. Dữ liệu sản xuất tại 2 bộ phận trong tháng
hiện hành như sau:
Bộ phận 1:
Lượng sản phẩm (kg)
SPDD đầu kỳ 3.000 kg (100% NVLC, 50% NCTT, 40%CPSXC)
Đưa vào sản xuất 4.000 kg
Hoàn thành chuyển đi 3.600 kg
SPDD cuối kỳ 3.400 kg (100%NVLC, 50% NCTT, 40% CPSXC)

Chi phí (1.000 đồng) CP NVLC CP NCTT CP SXC


SPDD đầu kỳ 4.400 1.950 1.800
Phát sinh trong kỳ 7.200 5.600 6.400

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 26/50
Bộ phận 2:
Lượng sản phẩm (kg)
SPDD đầu kỳ 2.250 kg (100% chuyển đến, 40% chuyển đổi)
Đưa vào sản xuất ? kg
Hoàn thành chuyển đi 3.500 kg
SPDD cuối kỳ 2.350 kg (100% chuyển đến, 40% chuyển đổi)

Chi phí (1.000 đồng) CP chuyển đến CP chuyển đổi


SPDD đầu kỳ 10.125 2.700
Phát sinh trong kỳ ? 5.640

Yêu cầu: Anh/chị hãy


a. Lập báo cáo sản xuất cho từng bộ phận theo phương pháp giá bình quân.
b. Lập báo cáo sản xuất cho từng bộ phận theo phương pháp nhập trước xuất trước.

4.43. Video Plus, nhà sản xuất đầu DVD với hai loại cao cấp và phổ thông. Trong khi loại
cao cấp đọc được nhiều định dạng cùng khả năng kết nối mạng, kỹ thuật số Dolby và
bộ giải mã DTS; loại phổ thông có khả năng quét chuyên nghiệp. Sản lượng hàng năm
dự kiến 50.000 đơn vị loại cao cấp và 20.000 đơn vị loại phổ thông.

Cả hai loại sản phẩm đều cần 2 giờ nhân công trực tiếp để hoàn thành. Vì thế, tổng số
giờ lao động trực tiếp hằng năm là 140.000 [2 giờ x (20.000 + 50.000)]. Chi phí sản
xuất chung hàng năm dự kiến 1.050.000$. Do đó, tỷ lệ phân bổ tính theo giờ lao động
trực tiếp 7,5$/h (1.050.000/140.000). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42$/đơn vị cho sản
phẩm cao cấp và 11$/đơn vị cho sản phẩm phổ thông. Chi phí nhân công trực tiếp 18$/sp
cho cả hai loại sản phẩm.

Nhà quản lý công ty nhận thấy chi phí SXC có thể được chia thành 6 nhóm để áp dụng
phương pháp ABC, với các tiêu thức phân bổ và các ước tính liên quan như sau:

Chi phí Tiêu thức CP SXC Mức sử dụng ước tính


phân bổ ước tính Tổng Phổ thông Cao cấp
Mua nguyên liệu Số lần đặt mua $ 126.000 400 100 300
Nhận nguyên liệu Trọng lượng 30.000 20.000 4.000 16.000
Lắp ráp Số chi tiết 444.000 74.000 20.000 54.000
Kiểm tra Số lần kiểm tra 115.000 23.000 10.000 13.000
Nhập kho Số đơn vị 140.000 70.000 20.000 50.000
Đóng gói, giao nhận Trọng lượng 195.000 80.000 18.000 62.000
Cộng 1.050.000

Yêu cầu: Anh/chị hãy


a. Lập báo cáo CPSX cho 2 loại sản phẩm khi công ty phân bổ chi phí SXC theo
phương pháp truyền thống, sử dụng số giờ lao động trực tiếp là cơ sở phân bổ.
b. Lập báo cáo CPSX cho 2 loại sản phẩm khi công ty áp dụng phương pháp ABC.
c. Bình luận về sự khác nhau của chi phí đơn vị của hai loại sản phâm khi áp dụng 2
phương pháp truyền thống và ABC.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 27/50
4.44. LP chuyên thiết kế, thi công các sản phẩm làm từ gỗ sồi. Chi phí sản xuất chung kế
hoạch cho năm tới như sau:
Chi phí SXC cho hoạt động Số tiền
Mua NVL 45.000
Sắp xếp NVL 50.000
Thực hiện SX (cắt, định hình, đóng gói) 130.000
Cân chỉnh thiết bị 85.000
Giám sát 60.000
Kiểm tra hàng tồn (NVL, TP) 80.000
Tiện ích 100.000
Cộng $ 550.000

Trong 4 năm vừa qua, công ty phân bổ chi phí SXC trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên vật liệu dự kiến năm tới 500.000$. Hiện tại, giám đốc công ty yêu cầu
nhân viên kế toán thực hiện hệ thống tính chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) mà
anh ta đã đề xuất. Theo yêu cầu của giám đốc bộ phận kế toán và quản lý sản xuất đã
nhận dạng các tiêu thức phân bổ chi phí và dự toán chi phí SXC phát sinh tương ứng.
Bảng phân tích hoạt động như sau:
Chi phí SXC cho hoạt động Tiêu thức pbổ Mức HĐ ước tính
Mua NVL Số lần đặt mua 500
Sắp xếp NVL Số lần sắp xếp 5.000
Thực hiện SX (cắt, định hình,…) Số giờ LĐTT 65.000
Cân chỉnh thiết bị Số lần cân chỉnh 1.000
Giám sát Số lần giám sát 4.000
Kiểm tra hàng tồn (NVL, TP) Số lượng chi tiết 40.000
Tiện ích Diện tích sử dụng 50.000

Một khách hàng yêu cầu 12 tủ đứng cao cấp, theo tính toán đơn hàng này sử dụng
nguồn lực công ty như sau:
Diễn giải Mức sử dụng
Chi phí NVL trực tiếp $ 5.200
Chi phí NC trực tiếp 3.500
Số lần đặt mua 3
Số lần sắp xếp NVL 32
Số giờ lao động trực tiếp 200
Số lần cân chỉnh máy 4
Số lần giám sát 20
Số lượng chi tiết 640
Diện tích sử dụng 320

Yêu cầu: Anh/chị hãy


a. Lập bảng tính chi phí sản xuất cho đơn hàng yêu cầu theo 2 phương pháp truyền
thống và ABC.
b. Hệ thống tính chi phí nào thích hợp để định giá và tại sao?

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 28/50
4.45. Kinnard Electronics sản xuất hai loại âm thanh Elite với giá bán 1,400$/cái và loại mới
Preferred với giá bán 1,100$/cái. Chi phí sản xuất đơn vị theo phương pháp truyền
thống đối với từng loại sản phẩm trong năm 2014 như sau:

Elite Preferred
NVL trực tiếp $ 600 $ 320
NC trực tiếp (20$/h) 100 80
SXC (35$/giờ LĐTT) 175 140
Cộng $ 875 $ 540

Năm 2014, Kinnard sản xuất 20.000 sản phẩm Elite và 10.000 sản phẩm Preferred. Tỷ
lệ phân bổ chi phí SXC ước tính 35$ cho 1 giờ lao động trực tiếp, được xác định bằng
cách chia tổng chi phí sản xuất kế hoạch 4.900.000$ cho tổng giờ lao động trực tiếp
140.000 giờ cho cả hai loại sản phẩm.
Theo cách tính chi phí truyền thống, lãi gộp của Elite 525$/sp và Preferred 560$/sp. Do
vậy nhà quản lý đang xem xét giảm dần sản lượng Elite và tăng sản xuất Preferred.
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, nhà quản lý yêu cầu kế toán trưởng xác định
chi phí sản xuất đơn vị bằng cách sử dụng hệ thống tính chi phí ABC để so sánh với
phương pháp hiện nay. Kế toán trưởng tổng hợp thông tin liên quan từ số liệu kế toán
năm 2014 như sau:
Chi phí Tiêu thức pb CP SXC Mức sử dụng ước tính
ước tính Tổng Elite Preferred
Mua nguyên liệu Số lần đặt mua $ 775.000 25.000 11.250 13.750
Lắp đặt máy Số lần lắp đặt 580.000 20.000 11.000 9.000
Khấu hao Số giờ chạy máy 3.100.000 100.000 40.000 60.000
Kiểm tra CL Số lầm kiểm tra 445.000 5.000 2.750 2.250
Cộng $ 1.050.000
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Lập báo cáo CPSX cho 2 loại sản phẩm khi công ty phân bổ chi phí SXC theo
phương pháp truyền thống, sử dụng số giờ lao động trực tiếp là cơ sở phân bổ.
b. Lập báo cáo CPSX cho 2 loại sản phẩm khi công ty áp dụng phương pháp ABC.
c. Bình luận sự khác nhau về chi phí cho cả 2 nhóm dịch vụ với cả hai hệ thống
truyền thống và ABC.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 29/50
4.46. Công ty Smith & Jone chuyên tư vấn luật cho cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Các
thành viên tiếp tục tranh cãi việc phân bổ chi phí chung cho 2 đối tượng khách hàng,
một số thành viên cá nhân cho rằng phân bổ chi phí theo tỷ lệ 30% chi phí nhân công
trực tiếp, trong khi thành viên tổ chức cho rằng cần phân bổ chi phí trên cơ sở hoạt
động. Cuối cùng, các thành viên đều đồng ý sử dụng dữ liệu ngân sách năm tiếp theo
để phân tích và so sánh cách phân bổ chi phí. Dữ liệu được thu thập như sau:
Chi phí Tiêu thức CP chung Mức hoạt động ước tính KH
phân bổ ước tính Tổng Tổ chức Cá nhân
Đào tạo nhân viên CP NC TT $ 120.000 $ 1.600.000 $ 900.000 $ 700.000
Thư ký đánh máy SL báo cáo 60.000 2.000 500 1.500
Thiết bị Số phút sd 130.000 40.000 17.000 23.000
Thuê cơ sở vật chất SL nhân viên 100.000 25 14 11
Chi phí đi lại CP/báo cáo 70.000 Thực tế 48.000 22.000
Cộng $ 480.000

Yêu cầu: Anh/chị hãy


a. Lập bảng tính chi phí chung phân bổ cho cả 2 nhóm dịch vụ khách hàng cá nhân
và tổ chức theo 2 phương pháp truyền thống và ABC.
b. Bình luận sự khác nhau về chi phí cho cả 2 nhóm dịch vụ với cả hai hệ thống
truyền thống và ABC.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 30/50
Chương 5: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5.1. Các phát biểu bên dưới đều có liên quan trực tiếp đến tiền mặt trừ phi có thông tin
ngược lại
1. Thanh toán lãi phiếu nợ ............... 8. Phát hành cổ phiếu ...............
2. Đổi đất lấy bản quyền ............... 9. Khấu hao bản quyền ...............
3. Bán tòa nhà theo giá sổ sách ............... 10. Chi trả cổ tức ...............
4. Phát hành trái phiếu lấy đất ............... 11. Mua đất ...............
5. Khấu hao tài sản cố định ............... 12. Nhận chia cổ tức ...............
6. Chuyển phiếu nợ sang cổ phiếu ............... 13. Lỗ do thanh lý đất ...............
7. Thu từ lãi phiếu nợ ............... 14. Thanh toán trái phiếu ...............
Yêu cầu: Anh/chị hãy
a. Phân tích từng mục trên được trình bày trong phần nào của báo cáo LCTT theo
phương pháp gián tiếp.
b. Phân tích từng mục trên được trình bày trong phần nào của báo cáo LCTT theo
phương pháp trực tiếp.

5.2. Anh/chị hãy lập báo cáo LCTT cho công ty TNG năm 2018 từ những số liệu bên dưới
theo phương pháp trực tiếp.
Chi mua lại cổ phiếu đã phát hành $ 48.100
Chi trả cổ tức 21.800
Chi trả lãi vay 22.400
Thu nhập sau thuế 464.300
Doanh thu 802.000
Chi nộp thuế 99.000
Tiền nhận từ khách hàng 566.100
Tiền nhận từ bán đất theo giá sổ sách 197.600
Tiền chi cho phí hoạt động 77.000
Tiền tồn đầu kỳ 11.000
Tiền chi trả cho hàng hóa và dịch vụ 279.100
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu 355.000
Tiền chi trả trái phiếu đến hạn 200.000
Tiền chi mua thiết bị 113.200

5.3. Anh/chị hãy sử dụng các thông tin bên dưới để tính toán các giá trị sẽ được trình bày
trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
Thuê mặt bằng Chi phí thuê $ 30.000
Tiền thuê trả trước, 01/01 5.900
Tiền thuê trả trước, 31/12 7.400
Lương Chi phí lương 4.000
Lương phải trả, 01/01 2.000
Lương phải trả, 31/12 8.000
Doanh thu Doanh thu bán hàng 160.000
Khoản phải thu, 01/01 16.000
Khoản phải thu, 31/12 7.000

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 31/50
5.4. Trích bảng cân đối kế toán so sánh năm 20X4-20X5 của công ty THM như sau:
31/12/20X5 31/12/20X4
Tài sản ngắn hạn $ 380.000 $ 382.000
Tiền 105.000 99.000
Khoản phải thu 80.000 89.000
Tồn kho hàng hóa 168.000 172.000
Bảo hiểm trả trước 27.000 22.000
Nợ ngắn hạn $ 100.000 $ 97.000
Trích trước chi phí bảo hành 15.000 5.000
Khoản phải trả 85.000 92.000

Giả sử trong năm 20X5, công ty phát sinh thu nhập trước thuế 53.000$ (miễn thuế
TNDN), chi phí khấu hao 27.000$, không có thanh lý bất kỳ tài sản cố định nào.
Anh/chị hãy lập Báo cáo LCTT, phần dòng tiền từ hoạt động SXKD.

5.5. Báo cáo kết quả kinh doanh năm XX


Doanh thu $ 7.600.000
Giá vốn hàng bán
Tồn kho hàng hóa, đầu kỳ $ 1.900.000
Mua hàng trong kỳ 4.400.000
Tồn kho hàng hóa, cuối kỳ (1.600.000) (4.700.000)
Lãi gộp 2.900.000
Chi phí hoạt động
Chi phí bán hàng 450.000
Chi phí quản lý 700.000 (1.150.000)
Thu nhập trước thuế 1.750.000
Chi phí thuế TNDN (0%) -
Thu nhập sau thuế $ 1.750.000
Thông tin bổ sung:
1. Trong năm, tài khoản “Khoản phải thu” giảm 380.000$, “Tồn kho hàng hóa”
giảm 300.000$, “Bảo hiểm trả trước” tăng 150.000$, “Khoản phải trả” nhà
cung cấp hàng hóa giảm 350.000$, “Trích trước chi phí phải trả” giảm
100.000$.
2. Chi phí khấu hao trong năm 110.000$ được trình bày trong chi phí quản lý

Yêu cầu: Anh/chị hãy


1. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bắt đầu từ thu nhập trước thuế.
2. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bắt đầu từ thu nhập sau thuế.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 32/50
5.6. Trích bảng cân đối kế toán so sánh năm 20X4-20X5 của công ty BHM như sau:
31/12/20X5 31/12/20X4
Tài sản $ 597.000 $ 555.000
Tiền 68.000 22.000
Khoản phải thu 88.000 76.000
Tồn kho hàng hóa 167.000 189.000
Đất 80.000 100.000
Thiết bị 260.000 200.000
Khấu hao tích lũy - TB (66.000) (32.000)
Nguồn vốn $ 597.000 $ 555.000
Khoản phải trả 30.000 40.000
Thuế TNDN phải nộp 9.000 3.000
Trái phiếu phát hành 150.000 200.000
Vốn cổ phần (MG 1$) 216.000 174.000
Lợi nhuận giữ lại 192.000 138.000
Thông tin bổ sung trong năm 2015:
1. Thu nhập trước thuế đạt được 116.250$, thuế suất thuế TNDN 20%.
2. Chi phí khấu hao 34.000$
3. Công bố và chi trả cổ tức 39.000$
4. Thanh toán trái phiếu đến hạn 50.000$
5. Phát hành cổ phiếu thu tiền mặt theo mệnh giá
6. Không có thiết bị nào được thanh lý trong năm
7. Bán lô đất theo giá sổ sách
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bắt đầu từ thu nhập trước thuế.
2. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bắt đầu từ thu nhập sau thuế.

5.7. Công ty Đức Thịnh có Bảng Cân đối kế toán như sau:
31 tháng 12
20X6 20X5
Tiền mặt 47.000 26.000
Khoản phải thu (ròng) 141.000 134.000
Tồn kho hàng hóa 83.000 102.000
Chi phí trả trước 9.000 11.000
Nhà xưởng (ròng) 235.000 230.000
Khoản phải trả 122.000 127.000
Nợ phải trả 40.000 41.000
Vốn cổ phần 300.000 300.000
Lợi nhuận giữ lại 53.000 35.000
Yêu cầu:
1. Nếu chi phí khấu hao năm X6 là 15.000$. Hãy tính lượng tiền mặt đã chi cho
việc mua nhà xưởng, không có TSCĐ nào được bán hoặc thanh lý.
2. Nếu lợi tức ròng năm X6 là 24.000$, chi phí khấu hao là 15.000$, và chia cổ
tức là 6.000$. Hãy lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 33/50
5.8. Bảng cân đối kế toán 31/12/X6 31/12/X5
Tài sản $ 197.000 $ 108.000
Tiền 121.000 20.000
Khoản phải thu 20.000 14.000
Tồn kho hàng hóa 28.000 20.000
Thiết bị 60.000 78.000
Khấu hao tích lũy - TB (32.000) (24.000)
Nguồn vốn $ 197.000 $ 108.000
Khoản phải trả 19.000 15.000
Thuế TNDN phải nộp 7.000 8.000
Trái phiếu phát hành 17.000 33.000
Vốn cổ phần 18.000 14.000
Lợi nhuận giữ lại 136.000 38.000

Báo cáo kết quả kinh doanh năm X6


Doanh thu $ 388.460
Chi phí kinh doanh
Giá vốn hàng bán $ 135.460
Chi phí hoạt động (chưa có KH) 12.410
Chi phí khấu hao 46.500
Chi phí thuế TNDN 27.280
Chi phí lãi vay 4.730
Lỗ do thanh lý thiết bị 7.500 (233.880)
Thu nhập sau thuế $ 154.580

Thông tin bổ sung phát sinh trong năm X6:


1. Mua thiết bị mới thanh toán ngay, nguyên giá 29.500$
2. Thanh lý thiết bị cũ có nguyên giá 47.500$, khấu hao tích lũy đến ngày thanh
lý 38.500$, thu về 1.500$
3. Thanh toán trái phiếu phát hành theo thời hạn
4. Công bố và chi trả 56.580$ cổ tức
5. Khoản phải trả chỉ liên quan đến hoạt động mua chịu hàng hóa
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
2. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, theo phương pháp gián tiếp.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 34/50
Chương 6: Tổng quan kế toán quản trị

6.1. Công ty Alpha chuyên sản xuất và kinh doanh các loại ba lô học sinh. Kế hoạch năm
20X9 doanh thu đạt 1 tỷ đồng với chi phí dự kiến như sau: giá vốn hàng bán 500 triệu,
lương nhân viên 250 triệu, chi phí khác 90 triệu.
Báo cáo kết quả thực hiện năm 20X9: doanh thu 1,2 tỷ, giá vốn hàng bán 600 triệu,
lương nhân viên 280 triệu, chi phí khác 100 triệu.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh so sánh thực tế và kế hoạch.
2. Giả sử công ty áp dụng phương pháp quản lý theo nguyên tắc loại trừ, anh/chị
hãy cho biết công ty cần tập trung phân tích sâu chi phí nào?

6.2. Anh/chị hãy so sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị bằng cách điền vào các tiêu
chí được cho bên dưới
Tiêu chí Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Người sử dụng Nhà đầu tư, chủ nợ và những Nhà quản lý, nhân viên và
& người ra người bên ngoài công ty những người ra quyết định
quyết định bên trong công ty
Mục tiêu thông Trợ giúp đối tượng sử dụng Trợ giúp đối tượng sử dụng
tin cung cấp cho bên ngoài công ty ra các quyết bên trong công ty ra các quyết
người sử dụng định đầu tư, cho vay, … định kế hoạch và kiểm soát
Hình thức báo Có cấu trúc và theo quy định Cấu trúc linh hoạt theo yêu
cáo chung cầu quản trị
Bản chất thông Thông tin quá khứ, hạn chế Thông tin quá khứ và các dự
tin trên báo cáo việc dự đoán báo/ dự toán cho kỳ tới
Mức độ tập Nhấn mạnh toàn bộ hoạt động Nhấn mạnh cho từng dự án,
trung của thông trong công ty quy trình, các phòng ban trong
tin trên báo cáo công ty
Đơn vị sử dụng Tiền tệ Tiền tệ, phi tiền tệ
trên báo cáo

6.3. Anh/chị hãy đánh dấu X vào các cột tương ứng cho các phát biểu liên quan đến quyết
định trong doanh nghiệp được đưa ra trong bảng bên dưới.
Các phát biểu … KTQT KTTC
1. Ngân sách cho quý tới X
2. Đo lường khả năng sinh lời các cửa hàng X X
3. Lập báo cáo theo GAAP X
4. Xác định vị trí và quy mô nhà máy X
5. Xác định mức cổ tức chi trả cổ đông X X
6. Đánh giá hiệu quả bộ phận mua hàng X
7. Báo cáo kết quả tài chính cho BGĐ X X
8. Ước tính chi phí sản xuất đơn vị cho SP mới X

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 35/50
6.4. Anh/chị hãy phân loại chi phí bên dưới bằng cách đánh dấu X vào (các) cột tương ứng

Nội dung CP sản phẩm Chi phí Chi phí Chi phí
Cơ sở Chuyển đổi thời kỳ trực tiếp gián tiếp
Chi phí văn phòng phẩm X
Chi phí nợ khó đòi X
Chi phí công cụ dụng cụ SX X X
Chi phí tiện ích nhà máy X X
Chi phí quảng cáo X
Chi phí bản quyền máy SX X X
Chi phí bảo hiểm tai nạn SX X X X X
Chi phí lương SX X X X X
Chi phí NVL trực tiếp X X

6.5. Anh/chị hãy phân loại chi phí bên dưới bằng cách đánh dấu X vào (các) cột tương ứng

Chi phí cho sản xuất Theo cách ứng xử Theo sản phẩm
Định phí Biến phí Trực tiếp Gián tiếp
Tiền thuế đất X X
Khấu hao MMTB X X
Dầu mỡ bôi trơn MMTB X X
Lương công nhân may X X
Lương công nhân bảo trì X X
Lương công nhân đóng gói X X
Lương bảo vệ nhà xưởng X X

6.6. Anh/ chị hãy phân tích và lựa chọn báo cáo trình bày thông tin được cho bên dưới.

BCĐKT BC KQKD BCSX Bảng kê


CP SXC
Khoản phải thu X
Chi phí sửa chữa nhỏ VP X
Tồn kho TP đầu kỳ X
SPDD đầu kỳ X
Tồn kho NVL đầu kỳ X
Tiền mặt X
Chi phí khấu hao – nhà máy X X
Chi phí khấu hao – TBSX X X
Chi phí khấu hao – TBVP X
Chi phí khấu hao – nhà VP X
Chi phí nhân công trực tiếp X
Tồn kho TP cuối kỳ X X
SPDD cuối kỳ X X
Tồn kho NVL cuối kỳ X X
Chi phí lương NV bảo trì X X
Chi phí thuế TNDN X
Mua NVL trong kỳ X
Doanh thu X
Chi phí VPP văn phòng X

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 36/50
Chương 7: Phân tích CVP

7.1. Một số thông tin vào tháng 09 tại công ty CTU như sau:
Đơn giá bán thiết bị 400$
Biến phí đơn vị 270$
Tổng định phí 52,000$
Số lượng bán ra 620đv
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Tính sản lượng và doanh thu hòa vốn.
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí (SDĐP)

7.2. Công ty sản xuất một loại sản phẩm. Chi phí đơn vị sản phẩm bao gồm: NVL trực tiếp
10$/đv, NC trực tiếp 8$/đv, biến phí SXC 6$/đơn vị; định phí sản xuất hàng tháng
250.000$, định phí bán hàng và quản lý hàng tháng 30.000$. Trong tháng 10 công ty
sản xuất 25.000 sản phẩm và bán 20.000 sản phẩm với đơn giá 50$.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 10 theo KTTC và KTQT.
2. Giải thích sự khác biệt của thu nhập kinh doanh giữa 2 báo cáo trên.

7.3. Công ty TNHH A ký hợp đồng với năm thợ cắt tóc với mức lương cơ bản 1.000$/ tháng.
Trong 5 người này có một người đảm nhiệm vai trò quản lý và được trả thêm 500$/
tháng
. Ngoài lương cơ bản, mỗi người thợ còn được nhận hoa hồng là 5,5$/ khách. Các chi
phí khác như sau:
Quảng cáo 200$/tháng
Thuê mặt bằng 900$/tháng
Trợ cấp nhân viên 0,3$/khách
Dụng cụ 175$/tháng + 0,2$/khách
Tạp chí 25$/tháng
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Xác định số lượng khách hàng công ty cần phục vụ để đạt mức hòa vốn, giả sử
công ty thu 10$/khách cắt tóc.
2. Giả sử tháng hiện hành công ty phục vụ 1.900 lượt khách, đơn giá 10$/khách, lập
báo cáo kết quả kinh doanh dạng SDĐP.

7.4. Ông Minh phụ trách công việc quảng cáo tại cửa hàng giày Hồng An, đang thực hiện
một chiến dịch truyền thông rộng rãi. Ý tưởng lần này bao gồm lắp đặt hệ thống ánh
sáng mới và tăng không gian trưng bày, việc này làm định phí tăng thêm 34.000$ so
với mức hiện nay 270.000$. Thêm vào đó, ông còn đề nghị giảm giá bán 5% (từ 40$
xuống còn 38$) để kỳ vọng tăng thêm 20% sản lượng bán ra (từ 20.000 đơn vị lên
24.000 đơn vị). Biến phí vẫn duy trì 22$/đôi. Người quản lý ấn tượng với kế hoạch này
nhưng vẫn cân nhắc về những thay đổi của điểm hòa vốn và biên an toàn khi thực
hiện thay đổi.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Xác định điểm hòa vốn, tỷ lệ biên an toàn cho cả 2 trường hợp, hiện nay và kế
hoạch mới đưa ra.
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng CVP cho cả 2 trường hợp, hiện nay và kế
hoạch mới đưa ra.
3. Xác định phương án nào nên chọn.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 37/50
7.5. Doanh thu công ty giảm nghiêm trọng trong năm nay qua lịch sử 10 năm kinh doanh.
Báo cáo HĐKD cho thấy công ty đã bán được 600.000 sản phẩm, trong đó: doanh thu
ròng 2.400.000 đvtt; tổng chi phí 2.540.000đtt dẫn đến lỗ 140.000đvtt. Chi phí bao gồm
các khoản như sau:
Tổng Biến phí Định phí
Giá vốn hàng bán 2.100.000 1.440.000 660.000
Chi phí bán hàng 240.000 72.000 168.000
Chi phí quản lý 200.000 48.000 152.000
2.540.000 1.560.000 980.000
Ban giám đốc công ty cân nhắc các phương án kinh doanh cho năm tới như sau:
(1) Tăng giá bán 20% và không có sự thay đổi về chi phí hay sản lượng bán ra.
(2) Thay đổi tổng lương nhân viên bán hàng từ lương cố định hàng năm 150.000$
thành lương cố định 60.000$ cộng với 3% hoa hồng từ doanh thu ròng.
(3) Mua thiết bị tự động để thay đổi cơ cấu chi phí, giá vốn hàng bán bao gồm 54%
biến phí và 46% định phí.
Yêu cầu: Anh/chị hãy
1. Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn cho năm nay.
2. Phân tích doanh thu hòa vốn và chọn phương án tối ưu cho năm tới.

7.6. Thông tin kinh doanh năm đầu tiên tại công ty Lopez như sau: Doanh thu ròng
1.600.000$ cho 100.000 sản phẩm; chi phí NVL trực tiếp 511.000$; chi phí nhân công
trực tiếp 285.000$; chi phí SXC 360.000$ (70% biến phí, 30% định phí); chi phí bán
hàng 240.000$ (40% biến phí, 60% định phí); chi phí quản lý 280.000$ (20% biến phí,
80% định phí);. Nhà quản lý cấp cao yêu cầu kế toán thực hiện phân tích CVP để lập
kế hoạch cho năm sau. Dự báo doanh số sẽ tăng 10% năm tiếp theo.
Yêu cầu:
1. Giả sử định phí năm sau không thay đổi, xác định điểm hòa vốn năm nay và
năm sau.
2. Giả sử định phí năm sau không thay đổi và công ty đặt mục tiêu đạt thu nhập từ
hoạt động kinh doanh năm sau 310.000$, xác định doanh thu kỳ vọng và tỷ lệ
biên an toàn.
3. Công ty cân nhắc mua thiết bị để giảm chi phí nhân công trực tiếp đi 104.000$
và thay đổi cấu trúc chi phí SXC thành 30% biến phí và 70% định phí (giả sử
tổng chi phí SXC là 360.000$ như trên). Ngoài ra, công ty cân nhắc thay đổi
cách tính lương nhân viên bán hàng sang 90% biến phí và 10% định phí (giả sử
tổng chi phí bán hàng là 240.000$ như trên). Giả định doanh thu ròng không đổi,
tính số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí, tính lại doanh thu hòa vốn. Giải thích
sự khác biệt khi thay đổi cấu trúc chi phí.

7.7. Năm 20X7, năm đầu tiên hoạt động của công ty BLT, công ty sản xuất 6.000 tấn nhựa
và bán ra 5.000 tấn. Năm 20X8, sản lượng sản xuất và bán hàng đảo ngược lại, sản
xuất 5.000 tấn nhựa và bán ra 6.000 tấn. Trong mỗi năm, giá bán mỗi tấn 1.000$; biến
phí sản xuất chiếm 15% giá bán; biến phí bán hàng chiếm 10% giá bán; định phí sản
xuất 2.100.000$ và định phí quản lý 500.000$.
Yêu cầu: Anh/ chị hãy
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh cho 2 năm theo KTTC và KTQT.
2. Chỉ ra lý do khác biệt về thu nhập kinh doanh theo 2 cách báo cáo trên và đưa ra
nhận xét.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 38/50
7.8. Mega sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, thành phẩm được giao cho khách hàng
ngay sau khi sản xuất xong nên tồn kho thành phẩm luôn bằng không. Năm tài chính
của công ty kết thúc vào ngày 31/12, doanh thu hòa vốn 2.400.000$. Với mức doanh
thu 2.000.000$, báo cáo KQKD cho thấy lợi nhuận 400.000$, chi phí NVL trực tiếp
600.000$, chi phí nhân công trực tiếp 700.000$. Số dư đảm phí 150.000$ và biến phí
chi phí SXC 200.000$.
Yêu cầu:
1. Xác định biến phí chi phí bán hàng và chi phí quản lý, định phí chi phí SXC và
định phí chi phí bán hàng và quản lý.
2. Bỏ qua câu trả lời ở câu 1, giả sử định phí chi phí SXC 100.000$ và định phí chi
phí bán hàng và quản lý 80.000$. Phó tổng giám đốc phụ trách tiếp thị cảm nhận
rằng nếu công ty tăng cường quảng cáo thì doanh thu sẽ tăng lên 15%. Xác định
mức tăng chi phí quảng cáo tối đa là bao nhiêu để thu nhập kinh doanh vẫn như
trước khi thực hiện quảng cáo này?

7.9. Khách sạn Hoa Mai có 100 phòng, giá thuê phòng trung bình là 250.000
đồng/phòng/ngày. Định phí là 300 triệu đồng/năm, tổng biến phí là 350 triệu đồng với
suất cho thuê phòng trung bình là 70%.
Yêu cầu:
1. Xác định điểm hòa vốn theo suất thuê phòng trung bình.
2. Xác định mức doanh thu để có thu nhập trước thuế 100 triệu đồng.
3. Xác định số phòng có thể giảm trong một ngày đêm (so với trường hợp câu b)
nếu giá thuê phòng tăng thêm 50.000 đồng/ngày, thu nhập kinh doanh kỳ vọng
100 triệu đồng/năm.

7.10. Công ty Keppel sản xuất và bán 3 mẫu sản phẩm cửa. Mặc dù những sản phẩm cửa đa
dạng về chất lượng và đặc tính, tất cả đều là những mặt hàng tốt. Công ty Keppel
đang hoạt động hết công suất với thời gian máy chạy có giới hạn. Doanh thu và chi
phí sản xuất của mỗi mặt hàng như sau:
Sản phẩm
Kinh tế Tiêu chuẩn Sang trọng
Đơn giá bán $ 270 $ 450 $ 650
Biến phí đơn vị $ 144 $ 260 $ 430
Thời gian sản xuất h 0,6 h 0,8 h 1,1
Yêu cầu:
1. Bỏ qua ràng buộc về số giờ chạy máy, loại sản phẩm nào nên sản xuất?
2. Tính số dư đảm phí đơn vị cho từng sản phẩm khi nguồn lực sản xuất bị giới hạn.
3. Giả sử có thể tăng thêm thời gian chạy máy, công ty nên sử dụng thời gian chạy
máy này như thế nào?

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 39/50
7.11. Dữ liệu doanh thu và tổng biến phí của ba sản phẩm A, B, C trong tháng vừa qua tạo
công ty Minh Tân như sau:
Đvtt: ___
Sản phẩm
A B C
Doanh thu 80 40 30
Biến phí 40 15 25
Yêu cầu:
1. Tính doanh thu hòa vốn nếu tổng định phí là 30 đvtt tháng.
2. Tính mức thu nhập kinh doanh tăng thêm khi doanh thu tăng thêm 10 đvtt, giả sử
cấu trúc bán hàng không đổi.

7.12. Công ty sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y, tổng định phí hàng tháng 234.000 đvtt. Đơn
giá bán và biến phí đơn vị lần lượt cho sản phẩm X là 46 đvtt, 38 đvtt và sản phẩm Y
là 36 đvtt, 24 đvtt. Sản lượng bán ra tháng 6 dự kiến cho X và Y lần lượt 21.000 đvsp
và 7.000 đvsp
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng CVP cho tháng 6.
2. Giả sử cấu trúc bán hàng là 3 sản phẩm X, 1 sản phẩm Y, xác định sản lượng hòa
vốn cho từng sản phẩm.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 40/50
Chương 8: Phân tích giá trị tăng thêm

8.1. Công ty B sản xuất lò nướng bánh. Trong tám tháng đầu năm, công ty hoạt động ở
mức 75% công suất nhà máy, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty như sau:
Doanh thu (400.000 đơn vị) $ 4.000.000
Giá vốn hàng bán (2.400.000)
Lãi gộp 1.600.000
Chi phí hoạt động (900.000)
Lợi nhuận $ 700.000
Giá vốn hàng bán bao gồm 70% biến phí và 30% định phí. Chi phí hoạt động bao
gồm 60% biến phí 40% định phí.
Trong tháng này công ty nhận được một đơn đặt hàng yêu cầu 40.000 lò nướng bánh
với giá 6$/lò từ công ty DC. Nếu chấp nhận đơn đặt hàng này, công ty sẽ phát sinh
8.000$ chi phí vận chuyển, định phí hoạt động không tăng.
Yêu cầu:
1. Lập bảng phân tích chi phí cho đơn đặt hàng đặc biệt này.
2. Công ty B có nên chấp nhận đơn hàng này không? Giải thích?

8.2. Công ty A sản xuất gậy đánh golf cung cấp cho các nhà bán lẻ với giá 7$/gậy, khách
hàng được hưởng hoa hồng 5% trên giá bán ra (0,35$/gậy). Chi phí sản xuất 20.000 gậy
đánh golf như sau:
Nguyên vật liệu $ 10.000
CP nhân công 30.000
Biến phí SXC 20.000
Định phí SXC 40.000
Tổng cộng $ 100.000
Công ty M đưa ra đề nghị mua với giá 4,75$/gậy cho 5.000 gậy để bán ra thị trường
nước ngoài dưới thương hiệu riêng của mình, do vậy không ảnh hưởng đến A. Nếu A
chấp nhận cung cấp, định phí SXC của nó sẽ tăng từ 40.000$ lên 45.000$ do mua máy
in mới, không phát sinh hoa hồng bán hàng.
Yêu cầu:
1. Lập bảng phân tích chi phí cho đơn đặt hàng đặc biệt này.
2. Công ty A có nên chấp nhận đơn hàng này không? Giải thích?
3. Giả định nào là cơ sở cho quyết định trong câu (b)?

8.3. Công ty Jaime hiện đang sử dụng 80% công suất thiết bị, sản xuất 16.000 sản phẩm
mỗi tháng. Biến phí sản xuất hiện nay 8$/sp, định phí sản xuất hàng tháng 56.000$.
Jaime trả tiền hoa hồng bán hàng 9% doanh thu, định phí quản lý 30.000$/tháng, doanh
thu bình quân tháng 320.000$.
Một công ty nước ngoài đặt một đơn hàng đặc biệt mà công ty có thể khai thác hết
100% công suất. Công ty nước ngoài đề nghị giá bằng 75% giá bán hiện tại của Jaime
trên mỗi đơn vị. Nếu đơn hàng được chấp nhận, Jaime sẽ phải mất thêm 2$/sp để đóng
gói sản phẩm và vận chuyển ra nước ngoài. Ngoài ra, Công ty Jaime sẽ phải thuê một
máy dán tem mới để in logo của công ty nước ngoài lên sản phẩm với chi phí hàng
tháng 2.500$. Đơn hàng đặc biệt yêu cầu một khoản hoa hồng bán hàng 3.500$.
Yêu cầu:
1. Theo anh/chị, công ty Jaime có nên chấp nhận đơn hàng này không? Giải thích.
2. Giả sử công ty Jaime kỳ vọng lợi nhuận 1,2$/sp từ đơn hàng đặc biệt này, mức giá
bán thấp nhất sẽ là bao nhiêu?
3. Các thông tin phi tài chính cần xem xét trong việc đưa ra quyết định là gì?

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 41/50
8.4. Công ty đang sản xuất cả chụp đèn và đèn bàn, đang hoạt động 100% công suất. Biến
phí SXC được phân bổ theo tỷ lệ 50% chi phí NCTT. Chi phí NVL và NCTT cho một
chụp đèn tương ứng là 4$ và 6$. Mỗi năm, công ty sản xuất 40.000 chụp đèn.
Một nhà cung cấp đề nghị cung cấp chụp đèn với giá 13,5$/cái. Nếu chấp nhận đề nghị
này, tất cả biến phí SXC được loại bỏ, nhưng 40.000$ định phí sản xuất của chụp đèn
sẽ phải được tính cho các sản phẩm khác.
Yêu cầu:
1. Lập bảng phân tích chi phí cho quyết định mua hoặc tự sản xuất chụp đèn và đưa
ra đề xuất.
2. Giả sử khi công ty chấp nhận mua ngoài, đồng thời sử dụng nguồn lực sẵn có
đang sản xuất chụp đèn để sản xuất sản phẩm khác tạo ra lợi nhuận 35.000$, công
ty sẽ quyết định thế nào?

8.5. TG có thể bán xe đạp của mình cho các nhà bán lẻ ở dạng đã và chưa lắp ráp. Chi phí
của một chiếc xe đạp chưa được lắp ráp như sau:
NVL trực tiếp $ 150
CP nhân công trực tiếp 70
Biến phí SXC (70% nhân công trực tiếp) 49
Định phí SXC (30% nhân công trực tiếp) 21
CP sản xuất đơn vị $ 290
Những chiếc xe chưa lắp ráp được bán cho các nhà bán lẻ với giá 400$ mỗi chiếc.
TG hiện còn năng lực sản xuất chưa sử dụng nên nhà quản lý xem xét sử dụng năng
lực này để lắp ráp xe đạp và bán với giá 450$ mỗi chiếc. Khi thực hiện công đoạn lắp
ráp xe đạp, NVL trực tiếp sẽ tăng 5$ và chi phí lao động tăng 20$ mỗi chiếc, biến phí
SXC tăng theo tỷ lệ bình thường, nhưng không phát sinh tăng định phí SXC.

Yêu cầu: Anh/chị hãy phân tích và đề xuất phương án tối ưu cho công ty.

8.6. Quản lý công ty sản xuất Garcon đã yêu cầu sự hỗ trợ để quyết định có nên tiếp tục
sản xuất hay mua ngoài một chi tiết trong sản phẩm tên là Tropica. Sau khi phân tích
các ghi chép kế toán và các dữ liệu sản xuất có thông tin năm vừa qua như sau:
1. Bộ phận Cắt sản xuất 36.000 đơn vị Tropica.
2. Mỗi đơn vị Tropica cần 10 phút để sản xuất. Ba người trong Bộ phận Cắt làm
việc toàn thời gian (2.000 giờ mỗi năm). Mỗi người được trả 11$/h.
3. Chi phí NVL sản xuất Tropica 2$/sp.
4. Chi phí SXC phân bổ trực tiếp để sản xuất Tropica bao gồm: lao động gián tiếp
5.500$; tiện ích 1.300$; khấu hao 1.600$; thuê nhà xưởng và bảo hiểm 1.000$.
Tất cả các chi phí sẽ được loại bỏ nếu Tropica được mua ngoài.
5. Nếu mua ngoài, giá chào bán thấp nhất của nhà cung cấp là 3,9$/sp. Chi phí vận
chuyển dự kiến 0,3$/sp, và phải có một nhân viên nhận hàng với mức lương
8.500$/năm.
6. Nếu Tropica được mua ngoài, phần diện tích sử dụng của chi tiết này sẽ được sử
dụng để lưu kho thành phẩm. Hiện nay, Garcon đang thuê nhà kho khoảng
0,6$/sp mỗi năm. Khoảng 6.000 đơn vị thành phẩm được dự trữ mỗi năm.
Yêu cầu:
1. Phân tích và tư vấn cho công ty Garcon phương án tối ưu.
2. Giả sử khi mua ngoài Tropica, công suất máy còn lại có thể được sử dụng để tạo
ra 10.000$ lợi nhuận cộng với khoản tiết kiệm về tiền thuê nhà kho. Công ty nên
thực hiện phương án nào?

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 42/50
8.7. Công ty Nimoy sản xuất 3 loại máy in với thông tin như sau:
Stunner Double-Set Mega-Power
Doanh thu $ 300.000 $ 500.000 $ 200.000
Biến phí (150.000) (200.000) (140.000)
Số dư đảm phí 150.000 300.000 60.000
Định phí riêng sản phẩm (30.000) (75.000) (30.000)
Định phí phân bổ (90.000) (150.000) (60.000)
Lợi nhuận $ 30.000 $ 75.000 $ (30.000)

Tổng định phí 300.000$, được phân bổ cho ba sản phẩm dựa trên doanh thu. Chi phí
chung luôn phát sinh bất kể có bao nhiêu loại sản phẩm được sản xuất. Định phí riêng
sản phẩm sẽ không phát sinh nếu dòng sản phẩm bị loại bỏ. Ông giám đốc công ty
cảm thấy dòng Mega-Power nên ngưng sản xuất để lợi nhuận công ty tăng lên.

Yêu cầu: Anh/chị hãy phân tích và tư vấn cho ông giám đốc ra quyết định.

8.8. Công ty sản xuất Pierre có bốn khu vực kinh doanh. Trong Quý I năm nay, tổng lợi
nhuận kinh doanh đạt 61.000$, chi tiết cho từng khu vực như sau:
KV 1 KV 2 KV 3 KV4
Doanh thu $ 455.000 $ 730.000 $ 920.000 $ 515.000
GVHB (380.000) (480.000) (576.000) (430.000)
CP BH & QL (120.000) (207.000) (120.000)
(246.000)
Lợi nhuận $ (45.000) $ 43.000 $ 98.000 $ (35.000)

Theo phân tích, tỷ lệ biến phí cho các khu vực như sau:
Biến phí KV 1 KV 2 KV 3 KV4
GVHB 95 % 80 % 90 % 90 %
CP BH & QL 80 % 60 % 70 % 60 %

Bất kỳ khu vực kinh doanh nào ngừng hoạt động sẽ tiết kiệm được 60% định phí và
chi phí hoạt động của bộ phận đó. Quản lý cấp cao đang hết sức quan ngại về hoạt
động kinh doanh tại khu vực 1 và 4, cân nhắc việc đóng của 1 hay cả 2 khu vực này.
Yêu cầu:
1. Tính số dư đảm phí cho hai khu vực không có lợi nhuận.
2. Phân tích chi phí liên quan đến việc loại bỏ khu vực kinh doanh 1 và 4. Đưa ra
các kế hoạch hành động cho 2 khu vực này.
3. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng CVP, giả sử Khu vực 1 bị đóng
cửa, định phí và chi phí hoạt động bắt buộc của khu vực 1 được phân bổ 30% cho
khu vực 2, 50% cho khu vực 3 và 20% cho khu vực 4.
4. So sánh biến động lợi nhuận giữa việc duy trì và loại bỏ khu vực kinh doanh 1.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 43/50
8.9. Đầu năm trước, công ty SC lắp đặt thang máy cho người thuê nhà. Sau khi tham dự
triển lãm thiết bị công nghiệp vào cuối năm trước, chủ công ty SC ấn lượng về loại
thang máy mới, từ tốc độ đến sự thoải máy và hiệu quả kinh tế. Ông yêu cầu nhân
viên thu thập giá bán và chi phí hoạt động của thang máy mới để có thể mua và đưa
vào sử dụng đầu năm nay. Thêm vào đó, ông cũng yêu cầu kế toán cung cấp số liệu sổ
sách cho thang máy đang sử dụng. Thông tin được tóm tắt như sau:
Thang máy cũ Thang máy mới
Giá mua $ 120.000 $ 80.000
Giá trị thanh lý ước tính thu hồi - -
Thời gian sử dụng ước tính 6 năm 5 năm
Phương pháp tính khấu hao Đường thẳng Đường thẳng
Chi phí vận hành hàng năm
Biến phí $ 35.000 $ 12.000
Định phí 23.000 8.400
$
Doanh thu hàng năm 240.000 ; chi phí bán hàng và quản lý bắt buộc phát sinh
29.000$ không phân biệt có sử dụng thang máy không. Nếu thang máy cũ thanh lý
ngay vào đầu năm nay, SC có thể bán với giá 25.000$.
Yêu cầu:
1. Xác định bất kỳ khoảng lãi hay lỗ khi thay mới thang máy.
2. Lập báo cáo kinh doanh tóm tắt cho 5 năm sử dụng còn lại cho cả 2 phương án
giữ và thay thế thang máy.
3. Đưa ra đề xuất cho chủ công ty.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 44/50
Chương 9: Lập ngân sách

9.1. Tập đoàn Antwon Electronics sản xuất và kinh doanh 2 mẫu máy tính khoa học bỏ túi
là XQ-103 và XQ-104 với giá bán lần lượt là 12$ và 25$. Do Antwon đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên ban quản lý lập dự toán bán hàng nửa năm một
lần. Giá bán dự kiến, sản lượng bán ra dự toán như sau:
Số lượng bán ra
Sản phẩm Quý 1 Quý 2
XQ-103 20.000 25.000
XQ-104 12.000 15.000

Yêu cầu: Anh/chị hãy lập dự toán doanh thu cho từng quý và cho nửa năm.

9.2. Số liệu doanh thu dự kiến cho 3 tháng 7, 8, 9 năm hiện hành của công ty như sau:
Đvt: 1.000 đồng
Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
Doanh thu bán chịu 1.820 1.960 2.100
Doanh thu tiền mặt 240 250 260
Tổng doanh thu 2.060 2.210 2.360

Doanh thu bằng 120% giá vốn hàng mua. Mức tồn kho quy định cho mỗi đầu tháng
của công ty là 30% giá vốn hàng bán dự kiến trong tháng đó.

Yêu cầu:
1. Tính giá vốn hàng bán dự kiến của tháng 7,8 và 9.
2. Lập dự toán mua hàng 2 tháng 7 và 8

9.3. Chính sách thanh toán tại công ty như sau: thanh toán ngay tại thời điểm mua hàng sẽ
được hưởng chiết khấu 2%, nếu thanh toán trong vòng 10 ngày đầu tính từ thời điểm
mua hàng sẽ được hưởng chiết khấu 1%. Thời hạn nợ tối đa trong vòng 60 ngày, sau
thời hạn này được xem là nợ khó đòi. Theo số liệu thống kê, xu hướng trả tiền của
khách hàng trong thời gian vừa qua được trình bày như bảng bên dưới.
Phương thức thanh toán %
Trả ngay khi mua 50
Trong vòng 10 ngày đầu khi mua 10
Trả trong vòng từ ngày 11 đến ngày 30 25
Trả trong vòng từ ngày 31 đến ngày 60 13
Sau 60 ngày (nợ khó đòi) 2
Tổng 100

Yêu cầu: Lập dự toán thu tiền cho 3 tháng 1, 2 vả 3 khi doanh thu dự báo lần lượt là
360 triệu đồng, 400 triệu đồng và 450 triệu đồng.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 45/50
9.4. Công ty Minh Trí bán hàng theo hình thức 2/10, n/30. Theo thống kê, 80% khách
hàng thanh toán trong vòng 10 ngày đầu kể từ ngày mua để hưởng chiết khấu 2%,
18% khách hàng thanh toán sau 30 ngày và 2% khách hàng có nguy cơ không thu
được. Doanh thu thực tế tháng 5 năm hiện hành 750 triệu, dự báo doanh thu cho 4
tháng tiếp theo lần lượt là 800 triệu, 900 triệu, 900 triệu và 600 triệu. Tỷ lệ lãi gộp
bình quân 40%.
Mức tồn kho yêu cầu vào mỗi cuối tháng là 25% giá vốn hàng bán dự kiến của tháng
tiếp theo. Phương thức thanh toán mua hàng: trả ngay 50% giá trị hàng mua trong
tháng mua hàng và 50% còn lại trong tháng tiếp theo.

Yêu cầu:
1. Lập dự toán lãi gộp cho từng tháng.
2. Lập dự toán mua hàng cho từng tháng.
3. Lập bảng kê thu/chi tiền cho từng tháng.

9.5. Công ty M&A đang xem xét các số liệu liên quan để lập dự toán tiền mặt tháng 4 năm
hiện hành, chi tiết như sau:
- Tiền mặt 31/03: 100 triệu đồng.
- Khoản phải thu tại ngày 31/03 là 530 triệu đồng, trong đó gồm 80 triệu đồng
nợ tháng 2 và 450 triệu đồng nợ tháng 3.
- Khoản phải trả 31/03: 460 triệu đồng.
- Giá trị hàng mua tháng 4: 450 triệu đồng.
- Chi phí lương tháng 4 thanh toán trong tháng 90 triệu đồng.
- Chi phí khác thanh toán ngay 45 triệu đồng.
- Thuế phải nộp phát sinh tháng 4 thanh toán trong tháng sau 7,5 triệu đồng.
- Nợ ngân hàng đến hạn thanh toán vào ngày 10/04 bao gồm 90 triệu đồng vốn
gốc và 7,2 triệu đồng lãi vay.
- Chi phí khấu hao tháng 4 là 2,1 triệu đồng.
- Chi 1,5 triệu đồng để tiếp tục hợp đồng bảo hiểm sẽ hết hạn vào ngày 14/04.
- Doanh thu tháng 4 là 1.000 triệu đồng.
- Chính sách thanh toán cho hàng bán: 50% thu trong tháng bán hàng, 40% thu
vào tháng tiếp theo và 10% thu vào tháng sau đó; cho hàng mua: thanh toán
ngay 40% và 60% giá trị còn lại thanh toán vào tháng sau.
Yêu cầu:
1. Lập dự toán tiền mặt tháng 4.
2. Giả sử định mức tiền tối thiểu 200 triệu đồng, nếu thiếu công ty sẽ vay ngắn hạn
để đảm bảo hoạt động hàng ngày. Lập lại dự toán tiền mặt.
9.6. Công ty Paulina sản xuất và kinh doanh ắc quy ô tô dành cho xe tải nặng HD-240. Dự
toán sản lượng bán hàng theo từng quý cho năm 2018 như sau:
Quý HD-240
1 5.000
2 7.000
3 8.000
4 10.000
Ngày 01/01/2018, tồn kho sản phẩm HD-240 là 2.500 cái. Nhà quản lý mong muốn số
lượng tồn kho cuối mỗi quý bằng 50% sản lượng tiêu thụ của quý kế tiếp. Sản lượng
tiêu thụ quý 1 năm 2019 được kỳ vọng cao hơn 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Yêu cầu: Lập dự toán sản lượng sản xuất cho từng quý và cả năm 2018.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 46/50
9.7. Đầu năm nay, Ban dự thảo ngân sách tại công ty Jorge đã thống nhất số liệu dự toán
cho 6 tháng kết thúc vào ngày 30/06 như sau:
Số lượng bán ra Quý 1: 5.000; Quý 2: 6.000 và Quý 3: 7.000
Tồn kho NVL cuối kỳ 50% số lượng sản xuất cho quý kế tiếp
Tồn kho thành phẩm cuối kỳ 30% số lượng bán ra cho quý kế tiếp
Sản lượng sản xuất quý 3 7.250 đơn vị
Mức tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm cuối kỳ năm trước không thay đổi cho
đến hiện nay. Mỗi đơn vị thành phẩm cần 3 đơn vị nguyên vật liệu để sản xuất, giá
nguyên vật liệu được kỳ vọng là 4$/đơn vị.

Yêu cầu: Lập dự toán sản lượng sản xuất và mua NVL cho từng quý và nửa năm.

9.8. Chi phí bán hàng và quản lý tại công ty Duke được lên kế hoạch cho 6 tháng đầu năm
như sau:
1. Số lượng bán ra trong Quý 1: 20.000; Quý 2: 22.000 đơn vị. Đơn giá bán: 20$
2. Mức biến phí theo doanh thu: hoa hồng 5%; giao hàng 2% và quảng cáo 3%.
3. Tổng định phí hàng quý bao gồm: lương nhân viên bán hàng 10.000$; lương
nhân viên văn phòng 6.000$; chi phí khấu hao 4.200$; chi phí bảo hiểm 1.500$;
chi phí tiện ích 800$ và chi phí sửa chữa 600$.

Yêu cầu: Lập dự toán chi phí kinh doanh cho từng quý và nửa năm.

9.9. Ban ngân sách Công ty Earnhart chuẩn bị lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
dự toán tháng 05 và 06 cho cửa hàng Del Fuego, thông tin thu thập được như sau:
1. Doanh thu tháng 05 được kỳ vọng là 800.000$. Theo kế hoạch, doanh thu tháng
sau cao hơn tháng trước 10%.
2. Giá vốn hàng bán ước tính bằng 75% doanh thu.
3. Tồn kho hàng hóa cuối kỳ được duy trì ở mức 20% giá vốn hàng bán của tháng
kế tiếp.
4. Chi phí hoạt động ước tính bao gồm:
Lương nhân viên bán hàng 30.000$/tháng
Chi phí quảng cáo 5% doanh thu hàng tháng
Chi phí giao hàng 3% doanh thu hàng tháng
Chi phí hoa hồng bán hàng 4% doanh thu hàng tháng
Chi phí thuê mặt bằng 5.000$/tháng
Chi phí khấu hao MMTB 800$/tháng
Chi phí công cụ 600$/tháng
Chi phí bảo hiểm 500$/tháng
5. Thuế suất thuế TNDN 20%.

Yêu cầu:
1. Lập dự toán mua hàng cho từng tháng.
2. Lập Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh dự toán cho từng tháng.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 47/50
9.10. Công ty T đang lập ngân sách hàng năm cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018.
Nhân viên kế toán cung cấp các số liệu sau:
Sản phẩm Sản phẩm
JB 50 JB 60
Dự toán doanh thu
Doanh số bán/ Sản lượng bán 400.000đv 200.000đv
Đơn giá bán 20$ 25$
Dự toán sản xuất
Sản lượng TP tồn cuối kỳ kế hoạch 25.000đv 15.000đv
Sản lượng TP tồn đầu kỳ 30.000 đv 10.000 đv
Dự toán chi phí NVL trực tiếp
Lượng NVL trực tiếp sử dụng cho 1 TP 2đv 3đv
Lượng NVL trực tiếp tồn cuối kỳ kế hoạch 30.000 đv 15.000 đv
Lượng NVL trực tiếp đầu kỳ 40.000 đv 10.000đv
Chi phí 1 đơn vị NVL trực tiếp 3$ 4$
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Số giờ lao động trực tiếp để sản xuất 1 TP 0,4h 0.6h
Chi phí lương/giờ 12$ 12$
Dự toán Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng chi phí sản xuất đơn vị 12$ 21$

Nhân viên kế toán đã lập dự toán chi phí sản xuất chung phân bổ 25% chi phí NCTT
và dự toán chi phí bán hàng và quản lý. Cụ thể chi phí bán hàng 660.000$ cho sản
phẩm JB 50 và 360.000$ cho sản phẩm JB 60; chi phí quản lý 540.000$ cho sản phẩm
JB 50 và 340.000$ cho sản phẩm JB 60. Thuế suất thuế TNDN 20%.

Yêu cầu: Lập ngân sách hoạt động cho từng sản phẩm và toàn công ty năm 2018.

9.11. Doanh thu năm 2017 tại nhà máy Remington đạt 6.400.000$ và lãi gộp 1.100.000$.
Nhà quản lý đang xem xét 2 bảng ngân sách nhằm tăng thêm lãi gộp năm 2018.

Kế hoạch A sẽ tăng giá bán đơn vị từ 8,00$ lên 8,40$; điều này làm cho lượng hàng
bán giảm đi 5% so với năm 2017. Kế hoạch B thì lại giảm giá bán đơn vị đi 0,50$; bộ
phận Marketing dự kiến lượng hàng bán ra dự kiến tăng thêm 150.000 đơn vị.

Cuối năm 2017, Remington có 40.000 sản phẩm tồn kho. Nếu chấp nhận kế hoạch A,
lượng tồn kho cuối năm sẽ bằng 5% lượng hàng bán ra năm 2018. Còn nếu chấp nhận
kế hoạch B, lượng tồn khi cuối năm sẽ là 50.000 đơn vị. Mỗi đơn vị sản xuất ra cần
1,8$ chi phí nhân công trực tiếp, 2,00$ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và 1,20$ biến
phí sản xuất chung. Định phí sản xuất chung trong năm 2018 ước tính 1.895.000$.

Yêu cầu:
1. Lập dự toán doanh thu năm 2018 cho cả 2 kế hoạch A và B.
2. Lập dự toán sản xuất năm 2018 cho cả 2 kế hoạch A và B.
3. Xác định chi phí sản xuất/đơn vị cho cả 2 phương án. Giải thích tại sao chi phí
đơn vị của 2 phương án khác nhau? (Làm tròn đến 2 chữ số thập phân)
4. Theo anh/chị, công ty nên chấp nhận kế hoạch nào? (dùng lãi gộp để so sánh).

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 48/50
9.12. Lập ngân sách tổng thể cho từng tháng và cả quý 1 năm hiện hành từ những dữ kiện
được cho bên dưới. Đơn vị tiền tệ: 1.000 đồng, trừ trường hợp ghi rõ.
1. Bảng cân đối kế toán quý IV năm trước
Tài sản Nguồn vốn
Tiền 4.864 Phiếu nợ phải trả 25.000
Khoản phải thu 26.500 Khoản phải trả 2.148
Tồn kho NVL 1.000 Cổ tức phải trả 10.000 37.148
Tồn kho TP 2.120
Đầu tư ngắn hạn 1.200 35.684

Thiết bị 300.000 Vốn cổ phần 150.000


KHTL - TB (20.000) 280.000 Lợi nhuận giữ lại 128.536 278.536
Tổng 315.684 Tổng 315.684

2. Khoản phải thu ngày 31/12 bao gồm phần doanh thu chưa thu của tháng 11 và 12.
Doanh thu tháng 11 và 12 lần lượt là 70.000 và 65.000
3. Đơn giá bán 12/sp, sản lượng bán dự kiến từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay lần
lượt là 8.000 sp, 10.000 sp, 15.000 sp, 12.000 sp và 11.000 sp.
4. Phương thức thu tiền bán hàng: 70% thu trong tháng bán hàng; 20% thu vào
tháng tiếp sau tháng bán hàng, 10% thu vào tháng tiếp sau đó. Theo kinh nghiệm,
công ty dự kiến mức nợ khó đòi bằng không và không khách hàng nào trả tiền
sớm để hưởng chiết khấu.
5. Chi phí sản xuất định mức như sau:
- Nguyên vật liệu chính: 1,0/sp (1kg/sp)
- Nhân công trực tiếp: 3,0/sp
- Biến phí sản xuất chung: 0,3/sp
- Tổng định phí sản xuất chung năm là 120.000, định phí sản xuất được phân
bổ theo mức 1/sp, sản lượng sản xuất dự kiến là 120.000 sp/năm. Định phí
SXC bao gồm:
o Lương 78.000
o Tiện ích 12.000
o Bảo hiểm nhà máy 2.400
o Chi phí khấu hao nhà máy 27.600
6. Sản phẩm sản xuất được hoàn tất ngay trong kỳ sản xuất, không có SPDD đầu
hay cuối kỳ. Tồn kho nguyên vật liệu đầu năm là 1.000 kg nguyên liệu với giá
mua định mức là 1.000 đồng/kg. Tồn kho thành phẩm đầu kỳ là 400 sp với chi
phí sản xuất định mức đơn vị sp 5,3
7. Khoản phải trả chỉ liên quan tới việc mua nguyên liệu sản xuất. Phương thức
thanh toán: 60% thanh toán trong tháng mua hàng và 40% thanh toán vào tháng
tiếp theo. Không có quy định về chiết khấu.
8. Cổ tức phải trả dự kiến chi trả trong tháng 1.
9. Ngày 1/3 công ty dự kiến mua một thiết bị văn phòng mới giá 9.000. Tiền mua
thiết bị được thanh toán như sau: 80% trong tháng 3 và 20% trong tháng 4. Thiết
bị có tuổi thọ là 3 năm, giá trị còn lại ước tính của thiết bị bằng 0.
10. Phiếu nợ phải trả có lãi suất 12%/năm; lãi suất được thanh toán vào mỗi cuối
tháng. Vốn gốc được thanh toán ngay khi công ty có tiền mặt nhàn rỗi.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 49/50
11. Số dư tiền mặt tối thiểu yêu cầu là 5.000. Các khoản đầu tư và vay mượn đều là
bội số của 1.000 đồng. Các khoản đầu tư sẽ có suất thu lợi là 9%/ năm thu hàng
tháng.
12. Theo yêu cầu, lượng tồn kho thành phẩm cuối kỳ phải bằng 5% lượng hàng bán
dự kiến tháng tiếp theo. Yêu cầu này không đúng so với mức tồn kho thành phẩm
đầu năm do tính sai doanh thu bán hàng tháng 12. Tồn kho nguyên liệu cuối kỳ
phải bằng 5% lượng hàng dự kiến cần có để đưa vào sản xuất ở tháng tiếp theo.
13. Chi phí bán hàng và quản lý hàng tháng bao gồm: lương nhân viên 18.000, chi
phí thuê ngoài 7.000, chi phí tiện ích 800. Các chi phí này được thanh toán ngay
trong kỳ phát sinh.
14. Thuế suất thuế TNDN 20%, nộp vào ngày thứ 20 đầu quý sau.

Bài tập KTVM – QLKT Lớp Việt Pháp 2018 Trang: 50/50

You might also like