You are on page 1of 2

SỞ GG & ĐT PHÚ THỌ ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: Vật lí


HÙNG VƯƠNG Ngày 22 tháng 7 năm 2020

Bài 1:
Một sợi dây có chiều dài L, khối lượng m vắt qua ròng rọc bán kính R. Sợi dây bắt đầu trượt khỏi
ròng rọc không ma sát. Xét thời điểm khi chênh lệch độ cao của hai đầu dây bằng một nửa chiều dài của
nó. Tại thời điểm đó hãy tìm:
1) Gia tốc của dây.
2) Lực căng của dây ở đỉnh ròng rọc.
3) Điểm trên dây có lực căng lớn nhất.

Bài 2:
Xét một mô hình đơn giản khí quyển trái đất. Bỏ qua gió, sự đối lưu ... và sự biến thiên của lực hấp
dẫn.
1) Giả thuyết khí quyển là đẳng nhiệt (ở 200 C). Thiết lập một biểu thức về sự phân bố các phân tử
khí theo độ cao. Đánh giá sơ bộ độ cao mà ở đó chỉ còn phân nửa số phân tử khí.
2) Giả thuyết khí quyển là đoạn nhiệt lý tưởng. Chứng minh rằng nhiệt độ giảm tuyến tính theo độ
cao. Ước tính tốc độ giảm nhiệt độ đó đối với trái đất.

Bài 3:
Hai đĩa kim loại hình tròn giống nhau R1 và R2, mỗi đĩa
có bán kính a, khối lượng m. Chúng có thể quay tự do xung quanh 0
các trục vuông góc mặt đĩa và đi qua các tâm O1, O2 của chúng. R1 R2
C
Tất cả đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc
với các mặt đĩa. Nhờ hệ thống tiếp điểm mà mép và tâm các đĩa O1 O2
nối qua một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có
điện dung C. Bỏ qua điện trở thuần của mạch, ma sát ở các ổ trục L
và các tiếp điểm (Hình 2). Tại thời điểm ban đầu t = 0, đĩa R1
quay với tốc độ góc 0 còn đĩa R2 đứng yên. Xác định biểu thức Hình 2
dòng điện qua cuộn dây và điện áp trên hai bản tụ theo thời gian.

Bài 4:
Hai bản thủy tinh mỏng, phẳng, mặt song song ABCD x
và A’B’C’D’ úp vào nhau tạo thành một nêm không khí có C
cạnh nêm là AB (Hình 2). Ở tại điểm M cách cạnh nêm một
khoảng 0  20 cm, độ dày của nêm tại đó là d0  10 m . O M D
Nêm được chiếu vuông góc bằng một chùm ánh sáng đơn sắc B
có bước sóng   0,5 m .
1) Tìm tổng số vân tối có thể quan sát được trên nêm kể từ cạnh A,A’ D’
nêm đến điểm M.
Hình 2
2) Bây giờ người ta thay ánh sáng đơn sắc bằng một chùm ánh
sáng trắng và cũng chiếu vuông góc vào mặt nêm. Vân giao thoa được quan sát tại vị trí N, tại đó độ dày
của nêm là d '  30 m , bằng cách chiếu nó lên khe của một máy quang phổ. Tính số vân tối quan sát được
trong máy quang phổ giữa các vạch ứng với bước sóng 1  0, 45 m và 2  0,68 m .
Bài 5:
Xác định nhiệt nóng chảy λ của nước đá và hệ số truyền nhiệt k của nhiệt lượng kế.
Công suất tỏa nhiệt ra môi trường của một vật tỷ lệ thuận với độ chênh lệch nhiệt độ giữa vật và
môi trường xung quanh, nghĩa là: P = k(T – T0).

Trong đó: k là hệ số truyền nhiệt ra môi trường, phụ thuộc vào bản chất của môi trường và diện tích
xung quanh của vật; T là nhiệt độ của vật; T0 là nhiệt độ của môi trường (được coi là không đổi).

Cho các dụng cụ thí nghiệm:

(1) Một nhiệt lượng kế có nhiệt dung C đã biết


(2) Một nhiệt kế bán dẫn.
(3) Một đồng hồ.
(4) Một cân.
(5) Chậu đựng nước sạch có nhiệt dung riêng C0 đã biết.
(6) Chậu đựng nước đá.
(7) Giấy vẽ đồ thị.
Trình bày cơ sở lý thuyết, cách bố trí và các bước tiến hành thí nghiệm, dạng đồ thị, cách hiệu chỉnh
số liệu.

------------------------------HẾT----------------------------

You might also like