You are on page 1of 3

Hoàng Trọng Hiệp (2016), Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

ộễ
ụủớọếằảọ
ữọộểựắắợ
ữấềầểếảấ
ọếộựợởếữ
ấềầảếọẻ
Phương pháp vốn chủ sở hữu.

Tính phần của nhà đầu tư trong công ty liên kết. Phần này nằm trong tài sản thuần của công ty liên
kết (= VCSH = TS – NPT). Tài sản thuần của công ty liên kết bắt đầu ở mức (số dư) tồn tại tại ngày
mua, và sau đó thay đổi theo kết quả của công ty liên kết.

Tại ngày mua, giá trị khoản đầu tư đáng lẽ phải được ghi nhận theo phần của nhà đầu tư trong tài
sản thuần của công ty liên kết. Tuy nhiên, giá trị này còn bị ảnh hưởng bởi giá mua. Theo đó, giá trị
của khoản đầu tư là giá trị cao hơn của giá mua và phần của bên đầu tư trong giá trị hợp lý của tài
sản thuần của công ty liên kết.

Giá mua Tài sản thuần Phân tích Ghi nhận


nhận được
100 90 Giá trị khoản đầu tư là 90. Lợi Nợ Giá trị khoản đầu tư 100
thế thương mại 10. Trong Có Phần thanh toán 100
trường hợp này, LTTM được
ghi nhận chung vào giá trị
khoản đầu tư.
100 110 Giá trị khoản đầu tư là 110. Nợ Giá trị khoản đầu tư 110
Thu nhập do mua rẻ là 10 Có Phần thanh toán 100
Có Thu nhập do mua rẻ 10

Sau ngày mua, giá trị khoản đầu tư thay đổi theo sự thay đổi của công ty liên kết (tương ứng với tỉ lệ
sở hữu của nhà đầu tư). Sự thay đổi của công ty liên kết đến từ hoạt động kinh doanh, hoặc từ hoạt
động khác (ví dụ: đánh giá lại tài sản, hoặc chuyển đổi báo cáo tài chính từ đồng tiền chức năng sang
đồng tiền trình bày).

Giả sử sau giao dịch mua ở trên, công ty đầu tư chiếm 20% quyền kiểm soát của công ty liên kết. Kết
quả kinh doanh trong năm của công ty liên kết của nhà đầu tư là 50 (1). Kết quả do các hoạt động
đánh giá lại làm tăng thu nhập tổng hợp khác lên 20 (2). Giá trị của khoảng đầu tư tăng 14 (50 x 20%
+ 20 x 20%). Thu nhập từ công ty liên kết tăng 14, trong đó 10 trình bày trên P/L và 4 được trình bày
trên OCI.

Khi kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty liên kết, chúng ta cần lưu ý đến các thông tin chưa
được trình bày trên báo cáo tài chính của công ty liên kết, bao gồm: (3) phân bổ phần chênh lệch tài
sản thuần được đánh giá lại tại ngày mua, (4) lợi thế thương mại bị tổn thất, (5) lãi nội bộ chưa thực
hiện bị loại trừ. Những nội dung này sẽ tác động đến kết quả kinh doanh của công ty liên kết, do đó
tác động đến báo cáo tài chính của công ty đầu tư.

Tất cả tài sản và nợ phải trả của công ty liên kết được công ty đầu tư đánh giá lại theo giá trị hợp lý
tại ngày mua. Tại ngày mua, thông tin đánh giá lại sẽ tác động đến giá trị hợp lý của tài sản thuần.
Sau ngày mua, phần chênh lệch do đánh giá lại phải được phân bổ vào chi phí để điều chỉnh kết quả
kinh doanh của công ty liên kết (3).

pg. 1
Hoàng Trọng Hiệp (2016), Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Lợi thế thương mại bị tổn thất làm tăng chi phí, do đó sẽ điều chỉnh giảm kết quả kinh doanh của
công ty liên kết(4).

Lợi nhuận chưa thực hiện của bên đầu tư trong các giao dịch “upstream” cần phải được loại bỏ, điều
chỉnh giảm kết quả kinh doanh của công ty liên kết tính cho phần của công ty đầu tư (5).

Tất cả các thông tin (1) -> (5) sẽ làm thay đổi giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, và chúng cũng
được ghi nhận vào kết quả của việc đầu tư, tức thu nhập từ công ty liên kết.

Chia cổ tức là trường hợp đặc biệt. Nó chỉ làm giảm giá trị khoản đầu tư, và không làm thay đổi kết
quả kinh doanh từ công ty liên kết. (6)

Bên cạnh việc lựa thông tin cần sử dụng, ta cần phải định lượng các thông tin đó để có bút toán điều
chỉnh đầy đủ. Nhìn chung, tất cả các nội dung điều chỉnh đều là các giá trị sau thuế, và tính cho bên
đầu tư. Vì bản chất của các thông tin điều chỉnh khác nhau, nên giá trị được điều chỉnh sẽ khác nhau.
Ví dụ như khấu hao tài sản đánh giá lại tại ngày mua, hay loại bỏ lãi chưa thực hiện của giao dịch
“upstream” là giá trị trước thuế nên ta cần phải chuyển về sau thuế, và tính cho công ty đầu tư.
Trong khi đó P/L, OCI là giá trị sau thuế nên ta chỉ việc tính toán thêm một bước cho phần của bên
đầu tư. Thông tin chia cổ tức thường là “Công ty đầu tư được bao nhiêu”, nên có thể lấy nguyên giá
trị đã được đề cập.

Chỉ có tổn thất lợi thế thương mại là trường hợp đặc biệt, ta phải lấy toàn bộ giá trị tổn thất để điều
chỉnh vì đây là giá trị chỉ được công ty đầu tư tưởng tưởng ra, nên họ phải ghi nhận toàn bộ. Và cũng
không chuyển sang sau thuế. (Chuẩn mực IAS 12).

Bảng tóm tắt các nội dung cần điều chỉnh.

Đặc Thông tin Giá trị khoản


TN từ công Giá trị Bút toán
điểm đầu tư CTLK
CTLK (1) Kết quả Tăng nếu lãi,
Tăng nếu lãi, P/L x tỷ lệ Nợ Khoản đầu tư
đã kinh doanh giảm nếu lỗ
giảm nếu lỗ sở hữu Có thu nhập từ công ty LK
ghi (Ghi vào P/L (P/L)
nhậ của CTĐT)
n (2) Kết quả Tăng nếu lãi, Tăng nếu lãi, OCI x tỷ lệ Nợ Khoản đầu tư
không quả giảm nếu lỗ giảm nếu lỗ sở hữu Có thu nhập từ công ty LK
kinh doanh (Ghi vào OCI (OCI)
của CTĐT)
CTLK (3) Khấu hao Giảm (nếu có Giảm (nếu có Giá trị Nợ Thu nhập từ công ty LK
chưa tài sản đánh giá lại) đánh giá lại) được phân (P/L)
ghi thuần được bổ sau thuế Có Khoản đầu tư
nhậ đánh giá lại x tỷ lệ sở
n tại ngày hữu
mua
(4) Tổn thất lợi Giảm (nếu có Giảm (nếu có Ghi toàn Nợ Thu nhập từ công ty LK
thế thương tổn thất) tổn thất) bộ. (P/L)
mại Có Khoản đầu tư
(5) Giao dịch Giảm (nếu có Giảm (nếu có Nợ Thu nhập từ công ty LK
upstream giao dịch) giao dịch) (P/L)
Có Khoản đầu tư
(6) Chia cổ tức Giảm Không ảnh Nợ Tiền/Thu nhập tài chính (*)
hưởng Có Khoản đầu tư

pg. 2
Hoàng Trọng Hiệp (2016), Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

(*) Tài khoản tiền nếu kế toán trên báo cáo tài chính theo phương pháp vốn chủ sở hữu; Tài khoản
Thu nhập tài chính nếu kế toán trên báo cáo tài chính riêng theo phương pháp giá gốc.

pg. 3

You might also like