You are on page 1of 5

Minh: Hi các bạn, hôm nay chúng tớ sẽ thuyết trình và giới thiệu về tác giả O.

Henry. Nhóm 7 bọn tớ gồm 5 thành viên, là Quang Hưng, Chí Bảo, Tấn Phú, Đức
Minh và Gia Bách. Không chờ đợi lâu, chúng ta sẽ cùng đi vào nội dung thuyết
trình của ngày hôm nay.

Bảo: Nội dung thuyết trình của bọn tớ hôm nay gồm có 3 phần: đầu tiên là cuộc
đời- sự nghiệp của O.Henry, tiếp đến là một số tác phẩm tiêu biểu, và cuối cùng,
phong cách – nội dung – nghệ thuật.

Bách: Chúng ta sẽ cùng đi vào phần đầu tiên: Cuộc đời và sự nghiệp của O.Henry.

Hưng: Trước hết là phần giới thiệu về cuộc đời của ông. O.Henry, tên thật là
William Sydney Porter, sinh ngày 11/9/1862 tại Greensboro, bắc California, Hoa Kỳ.
Ông có tuổi thơ không mấy hạnh phúc, khi mẹ ông mất vì bệnh lao năm ông 3
tuổi. Ông chuyển đến nhà bà nội, bắt đầu theo học ngôi trường của bà cô.

Phú: Khi ông bắt đầu có triệu chứng của bệnh lao năm 1882, ông đã được gửi đến
một trang trại Texas với hy vọng khí hậu nơi đồng nội sẽ giúp ông mau chóng lành
bệnh và hồi phục. Sau khi ông có một số truyện ngắn đầu tay, ông đã làm khá
nhiều nghề, như thư ký, đầu bếp nhà hàng, làm nhân viên cho công ty địa ốc,
xưởng in để kiếm sống..

Bảo: Porter chuyển đến Austin năm 1884, và có cuộc sống khá sôi nổi. Năm 1887,
ông kết hôn với con gái của một gia đình giàu có, và họ có con gái đầu lòng năm
1889. Ông bị kết án 5 năm tù do bị nghi ngờ biển thủ tiền của ngân hàng, nhưng
được tha bổng 3 năm sau đó. Cố gắng giấu tung tích của mình, ông chuyển đến
New York năm 1902 và sáng tác đều đặn hơn, nổi danh với ngòi bút xuất sắc của
mình.

Bách: Cho dù ông đã nổi danh và có được tiền nhuận bút tương đối nhiều, ông
vẫn không được hưởng hạnh phúc, khi cuộc hôn nhân thứ 2 của ông đổ vỡ, khó
khăn tài chính chồng chất, thêm chứng lao phổi lây từ mẹ và tật nghiện rượu của
cha. Ông qua đời một cách khổ sở do bệnh lao và xơ gan ngày 5 tháng 6 năm 1910.

Minh: Không thể thiếu, chính là sự nghiệp của O.Henry. Từ thuở bé, khi còn học
trong ngôi trường của bà cô, Porter đã đọc rất nhiều sách, và đó chính là tiền đề
cho ngòi bút xuất sắc sau này của ông. Trong giai đoạn từ 1882-1884, ông bắt đầu
có một số truyện ngắn đầu tay, làm nhiều công việc khác nhau và tích lũy được
nhiều tư liệu. Đầu năm 1894, ông lập tờ san hài hước The Rolling Stone,nhưng
không thành công, và ông vẫn tiếp tục sự nghiệp làm báo, ký họa của mình.
Bảo: Từ năm 1896 đến 1897, ông trốn sang Honduras sau lệnh truy tố của tòa án,
tích lũy tư liệu cho các truyện phiêu lưu. Sau khi ra khỏi tù, từ năm 1904 cho đến
cuối đời, ông xuất hiện đều đặn trên các tạp chí với những tác phẩm lừng danh
của mình. Các tác phẩm ấy sẽ được giới thiệu ở phần sau, Một số tác phẩm của
O.Henry.

Hưng: Số lượng các tác phẩm của O.Henry khá nhiều, hơn 400 tác phẩm, trong
đó số lượng truyện ngắn chiếm nhiều hơn cả. Các truyện ngắn của ông đã đóng
một vai trò lớn trong nền văn học Mỹ hiện đại. Một số tác phẩm tiêu biểu được
trình bày theo dòng thời gian.

Phú: Đầu tiên, là tác phẩm Hoàng tử xứ Chaparral năm 1903. Kế đến, là truyện
ngắn Tên cớm và bản thánh ca năm 1904. Hai truyện ngắn được yêu thích nhất:
Quà tặng của các đạo sĩ, và Sau hai mươi năm ra đời vào giai đoạn 1905-1906.
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng hoàn thành năm 1907, và 3 năm sau đó, truyện
ngắn Giấc mộng ra đời.

Bách: Tiếp đến là Tóm tắt một số tác phẩm của O.Henry. Đầu tiên chính là tác
phẩm Chiếc lá cuối cùng. Truyện ngắn này nói về hai họa sĩ trẻ khá nghèo, là Xiu
và Giôn-xi. Giôn-xi bị viêm phổi nặng, và đã mất hết nghị lực sống. Cô chỉ chờ lìa
đời khi chiếc lá cuối cùng trên cây rụng xuống.

Minh: Cụ Bơ-men là một họa sĩ già sống ở tầng dưới. Cụ rất lạc quan: hàng ngày
ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để có tiền thực hiện ước mơ của mình. Cụ
muốn cứu lấy Giôn-xi khi biết cô ấy không còn hy vọng vào cuộc đời. Vì vậy, vào
một đêm mưa bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân để tiếp sức cho cô.

Hưng: Khi nhìn thấy chiếc lá ấy, Giôn-xi đã được ban lại niềm tin và hạnh phúc ở
cuộc đời. Nhưng đó cũng chính là sự đánh đổi mạng sống cao cả của cụ Bơ-men:
cụ đã đổi cuộc đời mình để trả lại màu xanh cho chiếc lá sự sống của Giôn-xi, giúp
cô tìm lại được sự sống vốn đã bị đánh mất. Kết thúc của truyện tuy buồn, nhưng
nó thể hiện được sức mạnh của nghệ thuật trong cuộc sống – luôn bắt nguồn từ
tình yêu thương con người.

Phú: Ngoài Chiếc lá cuối cùng, không thể không kể đến truyện ngắn Sau 20 năm.
Đây chính là một trong các tắc phẩm được yêu thích nhất của O.Henry. Truyện
ngắn này kể về cuộc hẹn của hai người bạn từ thơ ấu Gim-my Oen và Sin-ky bốp
sau hai mươi năm. Gim-my là một viên cảnh sát ở New York, trong khi người bạn
Bốp lại là một tên tội phạm bị truy nã ở Chicago, phía Tây nước Mỹ. Khi người
bạn đến chỗ hẹn, Gim-my cho dù rất đau khổ, nhưng ông không đành lòng bắt
giữ người bạn của mình. Ông đã nhờ một viên cảnh sát khác làm hộ điều đó, gửi
gắm mọi suy nghĩ của mình qua bức thư cho Bốp.

Bảo: Cái kết truyện để lại trong bạn đọc nhiều day dứt, cho thấy hiện thực nghiệt
ngã giữa tình bạn, tâm lý và lương tâm con người trong cuộc sống.

Bách: Cuối cùng, chính là tác phẩm Quà tặng của các đạo sỹ. Nội dung truyện nói
về đôi vợ chồng trẻ và cách họ đối mặt với thách thức mua quà Giáng sinh bí mật,
với số tiền ít ỏi, chỉ 1 đồng 87 xu của gia đình. Người vợ Đen-la muốn mua chiếc
dây đeo đồng hồ bằng vàng cho chồng, nên cô đã bán đi mái tóc dài và đẹp của
mình chỉ để đổi lấy 20 đồng xu.

Bảo: Ngược lại, Gim cũng đã bán đi chiếc đồng hồ vàng của gia đình anh để mua
bộ kẹp tóc cho Đen-la, thứ mà người vợ của anh luôn mong ước có được từ lâu.
Trớ trêu thay, họ đã đánh đổi những thứ quý giá nhất của mình, chỉ để đổi lấy
niềm vui cho nhau. Cho dù không còn sử dụng được những món quà, họ vẫn cảm
thấy hạnh phúc vì sự ấm áp của tình yêu dành cho nhau. Những tình huống bất
ngờ cũng như tình cảm ấm áp hai vợ chồng trao cho nhau đã để lại dấu ấn sâu
đậm cho truyện ngắn này.

Minh: Tiếp theo, là phần giới thiệu một số trích đoạn tiêu biểu trong các tác phẩm
của ông. <Đọc diễn cảm> Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện
rồi”.“Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái
đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Trích Chiếc lá cuối cùng.

Bách: Đây là câu kết của câu chuyện, để lại cho đọc giả nhiều trăn trở, suy tư: Cụ
Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi”. “Ồ, em thân yêu, đó chính
là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã
rụng”. Câu nói trên là điểm kết bất ngờ, đầy thấm thía của câu chuyện, thể hiện rõ
nét thủ pháp đảo ngược tình huống hai lần trứ danh của O Henri. Đồng thời,
trích đoạn này đã nói lên quan điểm của tác giả về nghệ thuật chân chính.

Phú: Bốp! Tôi đã đến đúng giờ hẹn tại chỗ. Tôi đã thấy rõ khuôn mặt mà cảnh sát
Chi-ca-go muốn bắt giữ. Tôi không muốn đích thân bắt anh. Vì vậy tôi gửi đến một
cảnh sát viên khác gặp anh để làm nhiệm vụ. Chào Bốp! Trích Sau hai mươi năm
Đây chính là nội dung bức thư mà Gim-my Oen gửi cho Bốp ở cuối truyện. Câu
nói ẩn chứa trong đó là những trăn trở, bối rối của Jimmy. Bởi lẽ, hai mươi năm
trước, anh đã từng coi Bob là người bạn quý giá nhất của mình. Nhưng bây giờ,
anh là một viên cảnh sát trong khi chính người bạn chí cốt khi năm xưa lại là một
tên tội phạm bị truy nã. Cuối cùng, cho dù lương tâm cắn rứt, Gimmy đã lựa chọn
công lý và để cho cảnh sát bắt giữ Bob. Đoạn trích trên đã làm nổi bật cái kết
nghiệt ngã của câu chuyện, mang lại bao xúc cảm cùng những day dứt cho người
đọc.

Hưng: Chợt Gim vòng tay ôm lấy Den-la và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên
bàn. Anh nói: "Anh yêu em, Den-la, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra
em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy". Đây chính là khoảnh khắc bất ngờ
của câu truyện Quà tặng của các đạo sĩ. Gim sững sờ bởi vì trước đó không lâu,
anh đã bán đi chiếc đồng hồ quý giá để mua bộ kẹp tóc. Vậy nhưng, món quà đó
đã trở nên vô dụng khi mái tóc của Đen-la đã không còn như trước nữa. Tình
huống trớ trêu này đã đem lại dấu ấn của câu chuyện, đồng thời thể hiện cách xây
dựng tình huống cũng như cốt truyện đầy khéo léo của O.Henry.

Bách: Và đây là phần trình bày cuối cùng, Phong cách, nội dung và nghệ thuật viết.
Đầu tiên, tiêu biểu là tính đa dạng trong các tác phẩm của O.Henry. Từ bối cảnh,
không gian cho đến các nhân vật của ông luôn đậm chất riêng, có sức hút lớn với
độc giả. Trò chuyện với bạn bè trong một hiệu ăn, khi trả lời câu hỏi: làm thế nào
tìm được tình tiết, cốt truyện cho nhiều truyện ngắn, O’Henry nói: “Từ mọi nơi.
Mọi thứ đều có sẵn câu chuyện'”, và cầm lấy tờ thực đơn, ông liền nói: “có một
câu chuyện trong bản thực đơn này”. Sau đó, truyện ngắn “Xuân về trên thực đơn”
đã ra đời.

Bảo: Không thể thiếu, đó chính là phong cách viết của ông. O.Henry luôn hướng
đến những con người nghèo khổ trong xã hội, như trong tác phẩm Quà tặng của
các đạo sỹ, hay như 3 họa sĩ trong tác phẩm chiếc lá cuối cùng. Ông luôn viết về
những gì đẹp đẽ nhất trong tâm hồn mỗi người. Qua những tuyên ngôn nghệ
thuật được phát biểu trực tiếp hoặc bằng lời người trần thuật hay bằng hình
tượng nghệ thuật trong truyện ngắn, O’Henry đã thể hiện quan niệm sáng tác của
một nghệ sĩ hiện thực, một nghệ sĩ của tình thương yêu, lòng nhân ái.

Phú: Nội dung trong các truyện ngắn của ông luôn giàu nhân văn, đề cao giá trị
của nghệ thuật và tình yêu, như hai vợ chồng trong Quà tặng của các đạo sĩ, hay
cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, cũng như để lại những trăn trở
trong lòng bạn đọc, như lá thư của Gim-my gửi cho Bốp trong truyện ngắn Sau hai
mươi năm.

Minh: Phần cuối cùng, trong văn phong của ông, chính là mặt nghệ thuật.
O.Henry là một nhà văn hiện thực, đầy sáng tạo trong việc sử dụng các thủ pháp,
đặc biệt là thủ pháp đảo ngược tình huống hai lần, kết hợp với việc xây dựng cốt
truyện linh hoạt, khéo léo, luôn mạng lại sự hấp dẫn và tính bất ngờ trong các tác
phẩm của ông.
Minh: Phần trình bày của bọn tớ đến đây là kết thúc, các cậu có câu hỏi nào
không?

Phản ứng nhanh: Hưng, Phú và Minh

- Google as fast as possible

- Tổng hợp câu trả lời trong zalo

- Tóm gọn

- Kết luận và phát biểu.

You might also like