You are on page 1of 4

1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


Câu 1: Mệnh đề nào dưới đây thể hiện đúng bản chất giai đoạn lứa tuổi học sinh THCS
(tuổi thiếu niên)?
a. Tuổi dậy thì.
b. Tuổi khủng hoảng, khó khăn.
c. Tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành.
d. Về cơ bản, thiếu niên vẫn là trẻ con không hơn không kém.
Câu 2: Nguyên nhân khiến thiếu niên thường mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt... chủ yếu là
do:
a. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ tuần hoàn.
b. Sự phát dục.
c. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ cơ.
d. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ xương.
Câu 3: Sự phát triển thể chất của lứa tuổi thiếu niên về cơ bản là giai đoạn:
a. Phát triển chậm, theo hướng hoàn thiện các yếu tố từ lứa tuổi nhi đồng.
b. Phát triển với tốc độ nhanh, không đồng đều, không cân đối.
c. Phát triển với tốc độ nhanh, đồng đều, cân đối.
d. Phát triển mạnh về tầm vóc cơ thể (chiều cao, cân nặng).
Câu 4: Sự phát dục ở tuổi thiếu niên, khiến các em:
a. Ngại tiếp xúc với người khác giới.
b. Quan tâm nhiều hơn đến người khác giới.
c. Tâm lí mặc cảm, lo lắng về cơ thể.
d. Quan tâm nhiều hơn đến bạn cùng giới cùng tuổi.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu niên thường dễ bị kích động, có cảm xúc mạnh,
dễ bực tức, nổi khùng, phản ứng mạnh mẽ với các tác động bên ngoài là do:
a. Sự phát triển hệ xương mạnh hơn hệ cơ.
b. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
c. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ tuần hoàn, ảnh hưởng tới hệ thần
kinh.
2

d. Trẻ em ý thức về sự phát triển không cân đối của cơ thể.


Câu 6: Hệ xương của thiếu niên phát triển như thế nào?
a. Có sự phát triển nhảy vọt về chiều cao.
b. Hệ xương phát triển không đồng đều, thiếu cân đối.
c. Phần nối giữa các đốt sống vẫn còn sụn nên xương sống dễ bị biến dạng nếu
đứng ngồi không đúng
tư thế.
d. Cả a, b, c.
Câu 7: Quá trình hoạt động thần kinh cấp cao ở thiếu niên có đặc điểm:
a. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với ức chế.
b. Phản xạ có điều kiện với tín hiệu trực tiếp thành lập nhanh hơn phản xạ với tín
hiệu từ ngữ.
c. Khả năng chịu đựng các kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài còn yếu, nên dễ bị
ức chế, hoặc dễ bị kích động mạnh.
d. Cả a, b, c.
Câu 8: Biểu hiện của hiện tượng dậy thì là:
a. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động.
b. Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu giới tính phụ (nách mọc lông, nam mọc ria mép...).
c. Nam có sự xuất tinh, nữ có kinh nguyệt.
d. Cả a, b, c.
Câu 9: Trong giai đoạn phát dục (dậy thì), đa số các em thiếu niên:
a. Thiết lập được sự cân bằng giữa sự phát triển yếu tố tâm lí tính dục với tâm lí xã
hội.
b. Đã trưởng thành về mặt tâm lí tính dục nhưng chưa phát triển về mặt tâm lí xã
hội.
c. Đã trưởng thành về mặt tính dục nhưng chưa trưởng thành về cơ thể, đặc biệt là
chưa trưởng thành về mặt tâm lí và xã hội.
d. Cơ thể phát triển không cân đối, còn mang nhiều nét trẻ con.
Câu 10: Điểm nào dưới đây không đặc trưng cho sự phát triển tâm lí của tuổi thiếu niên?
3

a. Sự phát triển mạnh mẽ, cân đối các yếu tố thể chất và tâm lí.
b. Sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về mặt trí tuệ, cảm xúc và xu hướng, đạo
đức.
c. Sự phát triển mạnh mẽ tính tích cực xã hội hướng đến các chuẩn mực văn hoá -
xã hội.
d. Sự phát triển diễn ra không đều, tạo ra tính hai mặt: "vừa là trẻ con vừa là người
lớn".
Câu 11: Những đặc trưng tâm lí của tuổi thiếu niên có được là do điều kiện nào?
a. Sự phát triển cơ thể và hoạt động hệ thần kinh mạnh mẽ nhưng không cân đối.
b. Hiện tượng dậy thì xảy ra ở tuổi này.
c. Sự thay đổi các điều kiện xã hội và hoạt động chủ đạo.
d. Cả a, b, c.
Câu 12: Hoàn cảnh sống và hoạt động của thiếu niên thường:
a. Không thay đổi nhiều so với lứa tuổi nhi đồng.
b. Bao hàm cả yếu tố thúc đẩy và kìm hãm phát triển tính người lớn ở các em.
c. Chỉ bao hàm những yếu tố thúc đẩy tính người lớn.
d. Chỉ bao hàm những yếu tố thúc đẩy duy trì tính trẻ con.
Câu 13: Những thay đổi về vị trí của thiếu niên trong gia đình có tác động như thế nào đối
với thiếu niên?
a. Tăng cường sự lệ thuộc của các em vào cha mẹ.
b. Thúc đẩy tính tích cực, độc lập trong suy nghĩ và hành động.
c. Một mặt thúc đẩy phát triển tính người lớn nhưng mặt khác lại làm kìm hãm tính
người lớn ở các em.
d. Cả a, b, c.
Câu 14: Thiếu niên thích tham gia công tác xã hội, vì các em:
a. Có sức lực và hiểu biết nhiều hơn.
b. Muốn được thừa nhận là người lớn, vì cho rằng công tác xã hội là của người lớn.
c. Muốn được làm việc có tính chất tập thể, muốn được nhiều người biết đến.
d. Cả a, b, c.
4

Câu 15: Phẩm chất đạo đức đầu tiên được thiếu niên tự nhận thức là:
a. Phẩm chất liên quan đến hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b. Phẩm chất thể hiện thái độ đối với người khác.
c. Phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân.
d. Cả a, b, c cùng xuất hiện.
Câu 16: Nhu cầu tự ý thức xuất hiện là do:
a. Sự phát triển của cơ thể.
b. Sự phát triển của trí tuệ.
c. Sự phát triển của các quan hệ xã hội.
d. Cả a, b, c.
Câu 17: Nội dung tự ý thức của thiếu niên được xuất hiện dần theo thứ tự nào ?
a. Tự ý thức hành vi  phẩm chất liên quan đến tình bạn  phẩm chất liên quan
đến bản thân  phẩm chất liên quan đến học tập  phẩm chất thể hiện nhiều
mặt của nhân cách.
b. Tự ý thức hành vi  đồng thời tự ý thức những phẩm chất liên quan đến tình
bạn, đến học tập, đến bản thân  phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân
cách.
c. Tự ý thức hành vi  phẩm chất liên quan đến học tập  phẩm chất liên quan
đến người khác  phẩm chất liên quan đến bản thân  phẩm chất liên quan đến
nhiều mặt của nhân cách.
d. Tự ý thức hành vi  phẩm chất liên quan đến bản thân  phẩm chất liên quan
đến người khác  phẩm chất liên quan đến công việc  phẩm chất liên quan
đến nhiều mặt của nhân cách.
Câu 18: Đặc trưng trong tình cảm của tuổi thiếu niên là tính dễ xúc động, dễ bị kích động,
bồng bột, dễ thay đổi và hay mâu thuẫn.
Đúng------- Sai-------

You might also like