You are on page 1of 4

ÔN TẬP VIỆT BẮC

1. Tác giả Tố Hữu


Sự nghiệp
- Vị trí: gương mặt lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam- lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng
Việt Nam (Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho nền văn học cách mạng VN)- người lĩnh
xướng trong dàn đồng ca thời đại của văn học VN 1945- 1975- người đại diện cho thế hệ của
mình cất lên tiếng nói của thời đại
- Quá trình sáng tác: sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu khởi đầu cùng một lúc với con đường cách
mạng, Tố Hữu là một nhà thơ và đồng thời là một người chiến sĩ, quá trình sáng tác song hành
cùng lịch sử dân tộc, đồng hành với sự nghiệp cách mạng hào hùng vẻ vang
+ Từ ấy
+ Việt Bắc
+ Gió lộng
+ Ra trận, Máu và hoa
+ Một tiếng đờn, Ta với ta
- Phong cách sáng tác:
+ Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị (hiểu bản chất
của trữ tình và chính trị, nhấn mạnh sự kết hợp đặc biệt, sự hài hòa tự nhiên giữa chất trữ tình và
chính trị trong thơ Tố Hữu, thơ Tố Hữu được khơi nguồn cảm hứng từ đời sống chính trị của đất
nước, Tố Hữu là nhà thơ của những lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn như tình yêu quê hương
đất nước, tình cảm cách mạng, tình cảm thời đại, thơ Tố Hữu là tiếng nói đại diện, là khúc hát
tâm tình của hàng triệu trái tim Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh…)
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Giọng điệu tâm tình ngọt ngào
+ Tính dân tộc: đặc điểm thể hiện mối quan hệ giữa tác phẩm văn học với nền văn hóa đã sinh
thành nên nó. Tác phẩm nào cũng có mối liên kết đối với nền văn hóa nơi nó được sinh
thành- tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ dân tộc thì sẽ chứa đựng bên trong vẻ đẹp của văn hóa
dân tộc, bản sắc, tâm hồn dân tộc; nhà văn nào cũng là con đẻ của một nền văn hóa, nền văn hóa
dân tộc đã hình thành tư tưởng, nuôi dưỡng tình cảm, cảm xúc của tác giả. Tác phẩm nào cũng
sẽ có dấu ấn dân tộc. Nhưng một tác phẩm được đánh giá là có tính dân tộc/ đậm đà tính
dân tộc là khi dấu ấn dân tộc đậm nét trên cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật.
Về nội dung tư tưởng: tác phẩm khắc họa những khung cảnh thiên nhiên đặc trưng, nếp sống,
nếp sinh hoạt in đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc; thể hiện cái nhìn, tư tưởng, truyền thống văn
hóa, những nét đẹp trong tâm hồn Việt- đặc trưng, in đậm bản sắc
Về hình thức nghệ thuật: tác phẩm sử dụng chất liệu dân tộc để biểu đạt tâm tư tình cảm, thể
hiện tư tưởng của người cầm bút: thể thơ dân tộc, chất liệu văn học, văn hóa dân gian, các hình
ảnh, ngôn từ in đậm dấu ấn bản sắc, thể hiện mĩ cảm truyền thống…
Những biểu hiện đậm dấu ấn dân tộc trên phương diện nội dung và hình thức hài hòa với
nhau, tạo thành một chỉnh thể, góp phần làm nên giá trị cho tác phẩm
2. Tác phẩm Việt Bắc
- Hoàn cảnh ra đời: tháng 10/1954- sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi-
cuộc chia ly lịch sử. (xem lại vở ghi)
- Vị trí của thi phẩm Việt Bắc trong sự nghiệp thơ ca Tố Hữu
- Thành công nghệ thuật
+ Thể thơ lục bát- thể thơ dân tộc- âm hưởng thiết tha dìu dặt- thủ thỉ tâm tình- thơ Tố Hữu nói
chuyện chính trị bằng lời của trái tim, thể hiện tình cảm cách mạng, ân tình kháng chiến bằng lời
của tình yêu
+ Kết cấu đối đáp- mình- ta; cán bộ miền xuôi- đồng bào miền núi, người ra đi- người ở lại- dấu
ấn của kết cấu đối đáp trong ca dao, dấu ấn của các bài ca dao giao duyên, tạo nên sự hô ứng,
đồng vọng trong cảm xúc lưu luyến, thiết tha, khẳng định ân tình thủy chung từ cả hai phía
+ Cặp đại từ xưng hô mình- ta- cặp đại từ xưng hô quen thuộc trong ca dao, trong mối quan hệ
vợ chồng thủy chung gắn bó- khai thác ý nghĩa của cặp đại từ mình- ta
+ Trường từ vựng tình yêu: điệp từ “nhớ” được sử dụng xuyên suốt tác phẩm, tạo nên một điệp
khúc nhớ thương mãnh liệt từ những câu thơ đầu tiên cho đến tận những câu thơ cuối cùng; tha
thiết, bâng khuâng, bồn chồn, cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… - âm hưởng tình ca cho thi
phẩm Việt Bắc, giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tình cảm của thời đại, ân tình cách mạng được
nói bằng lời của tình yêu…
+ Cách diễn đạt in đậm dấu ấn ca dao: mình – ta, thơ lục bát, âm hưởng, công thức ngôn từ: “bao
nhiêu… bấy nhiêu”…
+ Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ; so sánh, nhân hóa, hoán dụ, câu hỏi tu từ…
Tác phẩm rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, phát huy giá trị biểu đạt
về cả hình ảnh, âm hưởng, nhịp điệu của ngôn ngữ, đồng thời rất thành công trong việc sử
dụng chất liệu dân tộc để truyền tải tư tưởng, tình cảm, cảm xúc một cách thuyết phục.
- Về mặt nội dung: cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ- công thức của nỗi nhớ: nhớ những nơi
mình từng sống (không gian thiên nhiên núi rừng Việt Bắc), nhớ những điều mình từng trải
qua (kỉ niệm về cuộc sống ở Việt Bắc, kỉ niệm về những năm kháng chiến hào hùng), nhớ
những con người mình đã từng gắn bó (con người Việt Bắc- ân tình cách mạng, chia ngọt sẻ
bùi trong những năm tháng chiến tranh gian khổ)- sắc thái của nỗi nhớ trong lời của người ở
lại và người ra đi (Người ở lại: vừa giãi bày niềm nhớ thương, lưu luyến, vừa gợi nhắc kỉ niệm
đối với người ra đi, vừa thể hiện niềm băn khoăn trăn trở về ân tình đã qua; Người ra đi: giãi bày
niềm nhớ thương, trả lời cho niềm băn khoăn của người ở lại, khẳng định tấm lòng thủy chung
trọn vẹn ân tình…)- lưu ý giá trị biểu đạt của các hình ảnh: hình ảnh cụ thể, gần gũi, quen
thuộc, đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, đây là những hình ảnh để lại nhiều lưu luyến, vấn
vương và thương nhớ bởi ra đi biết bao giờ gặp lại; nỗi nhớ tha thiết, lưu lại trong ký ức
từng hình ảnh nhỏ bé, giản dị như muốn ôm trọn nhớ thương của 15 năm Việt Bắc, nỗi nhớ
hiện diện ở khắp không gian, trong tâm trí… - giờ phút cận kề chia ly
3. Dạng bài phân tích/ cảm nhận 1 đoạn thơ để làm nổi bật 1 đặc điểm phong cách nghệ
thuật Tố Hữu (chất trữ tình chính trị/ tính dân tộc đậm đà)
1. Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận: chất trữ tình chính trị/ tính dân tộc đậm đà- phạm vi đoạn
thơ đề bài yêu cầu
2. Thân bài:
2.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2.2. Khái quát về chất trữ tình chính trị/ tính dân tộc (Thao tác giải thích- đặt nền tảng cho
lập luận)
- Nhấn mạnh đây là những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Tố Hữu
- Giải thích khái niệm- nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa, tự nhiên của chất trữ tình chính trị trong
thơ Tố Hữu; nhấn mạnh tính dân tộc đậm đà làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho những vần thơ Tố
Hữu
2.3. Phân tích đoạn thơ (định hướng làm nổi bật chất trữ tình chính trị/ tính dân tộc)
- Chất trữ tình chính trị:
+ Hoàn cảnh ra đời tác phẩm (Linh hoạt với đề này, không giới thiệu sâu về hoàn cảnh ở trên,
đến đây sử dụng hoàn cảnh ra đời để nhấn mạnh thơ Tố Hữu được khơi nguồn cảm hứng từ
những sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc)
+ Phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ- nhấn mạnh đó là tình cảm kháng
chiến, ân tình chung thủy giữa cán bộ miền xuôi với đồng bào miền núi, giữa con người cách
mạng với quê hương cách mạng- tình cảm ấy được thể hiện bằng ngôn ngữ của tình yêu, bằng
thể thơ lục bát âm hưởng thiết tha dìu dặt, kết cấu đối đáp, cặp đại từ xung hô mình- ta…
- Tính dân tộc:
Cách 1: Triển khai tính dân tộc trên hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật
Cách 2: Phân tích đoạn thơ theo mạch cảm xúc, sau đó khái quát lại tính dân tộc trên phương
diện nội dung và hình thức
2.4. Đánh giá khái quát
3. Kết bài
4. Dạng cảm nhận về hai đoạn thơ:
- Hai đoạn thơ trong bài Việt Bắc: 1 đoạn là lời của người ở lại- 1 đoạn là lời của người ra
đi
Lưu ý: triển khai thân bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm- Dẫn dắt- Phân tích lần lượt hai đoạn thơ-
Xâu chuỗi, đánh giá (làm nổi bật sự hô ứng, đồng vọng trong cảm xúc của kẻ ở, người đi, từ đó
làm nổi bật ân tình chung thủy trong tác phẩm; những thành công về nghệ thuật; phong cách
nghệ thuật Tố Hữu)
- 1 đoạn thơ trong tác phẩm Tây Tiến và 1 đoạn thơ trong tác phẩm Việt Bắc
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Và 1 đoạn trong lời giãi bày của người ra đi
“Nhớ gì như nhớ người yêu… Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
Hoặc “Ta về mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Lưu ý: triển khai thân bài:
Bước 1. Phân tích đoạn thơ trong tác phẩm Tây Tiến
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vào đoạn thơ cần phân tích
- Phân tích đoạn thơ, làm nổi bật kí ức, ấn tượng của tác giả về một thiên nhiên miền Tây nên
thơ, trữ tình
Bước 2. Phân tích đoạn thơ trong tác phẩm Việt Bắc
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vào đoạn thơ cần phân tích
- Phân tích đoạn thơ, làm nổi bật nỗi nhớ của người ở lại
Bước 3. Liên hệ, so sánh, đánh giá
- Chỉ ra điểm tương đồng: nỗi nhớ về một chặng đời đã qua, kỉ niệm về những năm kháng chiến,
nỗi nhớ cảnh sắc thiên nhiên và con người gắn với những vùng đất ấy, tình cảm thiết tha, chân
thành, ân tình chung thủy.
- Chỉ ra điểm khác biệt: Tây Tiến: nỗi nhớ về một miền Tây đã xa, có khoảng cách, chập chờn,
chơi vơi, mơ hồ của khói sương kỷ niệm. Việt Bắc: tâm trạng trong giờ phút sắp chia ly, nỗi nhớ
sống động, hiện hữu
Sự khác biệt về phong cách nghệ thuật: nỗi nhớ trong bài thơ Tây Tiến in đậm dấu ấn của một
hồn thơ lãng mạn, bay bổng, hào hoa của Quang Dũng, chất họa trong thơ Quang Dũng, sử dụng
ngôn từ tinh tế, tài hoa. Đoạn trích trong Việt Bắc thể hiện phong cách trữ tình chính trị của Tố
Hữu, giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tính dân tộc…
- Khái quát sức sống của tác phẩm

You might also like