You are on page 1of 602

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA


KHOA CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
---[›\---

TRẦN VĂN THẮM


Bài giảng:

Organic Chemistry O

NH
NH2

N N O
N
HO
Uracil
N O
N O NH2
H H
HO
Adenine
H H
O N
NH OH OH N
H H
H H
O OH OH N N O NH2 N O

- Guanine Cytosine
O P O -
O P O
O O
O - H H H H
O-
H H H H
OH OH OH OH

Tuy Hòa, năm 2007


Hoá học hữu cơ - phần mục lục Trang 1

PHẦN MỤC LỤC

Trang

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

1.1. Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ 4

1.2. Phương pháp tách và tinh chế chất hữu cơ 6

1.3. Phân tích nguyên tố và thiết lập công thức phân tử 8

1.4. Liên kết trong hoá học hữu cơ 10

Chương 2: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN TRONG HÓA HỮU CƠ 16

2.1. Đồng phân cấu tạo 16

2.2. Đồng phân lập thể 17

Chương 3: SỰ TÁC DỤNG TƯƠNG HỖ CÁC NGUYÊN TỬ TRONG PHÂN TỬ 24

3.1. Hiệu ứng cảm ứng 24

3.2. Hiệu ứng liên hợp 26

3.3. Hiệu ứng siêu liên hợp 29


3.4. Hiệu ứng không gian 30

Chương 4: PHẢN ỨNG HỮU CƠ 32

4.1. Một số khái niệm chung 32

4.2. Đặc điểm của phản ứng hữu cơ 32

4.3. Phản ứng thế trong hoá học hữu cơ 34

4.4. Phản ứng tách loại trong hoá học hữu cơ 36

4.5. Phản ứng cộng hợp trong hoá học hữu cơ 39

Chương 5: HIĐROCACBON 42

5.1. Hiđrocacbon no 42

http://www.ebook.edu.vn
Hoá học hữu cơ - phần mục lục Trang 2

5.2. Hiđrocacbon không no 50

5.3. Hiđrocacbon thơm 67

Chương 6: HỢP CHẤT HỮU CƠ ĐƠN CHỨC VÀ ĐA CHỨC 77

6.1. Dẫn xuất halogen 77

6.2. Hợp chất cơ nguyên tố 85

6.3. Ancol và phenol 90

6.4. Anđehit và xeton (hợp chất cacbonyl) 102

6.5. Axit cacboxylic và dẫn xuất 110

6.6. Amin 124

Chương 7: HỢP CHẤT TẠP CHỨC 130

7.1. Hiđroxiaxit 130

7.2. Gluxit 131

7.3. Aminoaxit 140

7.4. Protein 141

Chương 8: HỢP CHẤT DỊ VÒNG 145

8.1. Khái niệm 145

8.2. Dị vòng 5 cạnh một dị tử 147

8.3. Dị vòng 6 cạnh một dị tử - Piriđin 149

THỰC HÀNH 152

Bài 1- Phân tích nguyên tố trong HCHC 152

Bài 2- Hiđro cacbon 154

Bài 3- Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon 161

http://www.ebook.edu.vn
Hoá học hữu cơ - phần mục lục Trang 3

Bài 4- Ancol – phenol – ete 165

Bài 5- Anđehit – xeton 170

Bài 6- Axit cacboxylic và dẫn xuất 175

http://www.ebook.edu.vn
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 4

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ


1.1. Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
1.1.1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
Cacbon là một nguyên tố hoá học rất đặc biệt: các nguyên tử C có thể kết hợp với nhau và
với nguyên tử của nguyên tố khác tạo nên khoảng 10 triệu hợp chất khác nhau, ấy là những hợp
chất của cacbon. Trong khi đó, các nguyên tố hoá học còn lại trong BTH chỉ có thể tạo nên chừng 1
triệu hợp chất không chứa cacbon.
Những hợp chất của C (trừ CO, CO2, các muối cacbonat, ...) được gọi là hợp chất hữu cơ.
Ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ, tức là các hợp chất chứa cacbon,
được gọi là ngành hoá học hữu cơ.
1.1.2. Lược sử phát triển ngành hoá học hữu cơ
Loài người biết điều chế và sử dụng các sản phẩm hữu cơ ở dạng không tinh khiết hoặc
hỗn hợp đã từ rất lâu (đường mía, giấm, phẩm nhuộm, tinh dầu, ...), song mãi tới giữa thế kỷ XVIII
mới tách được từ thực vật và động vật một số hợp chất hữu cơ tương đối tinh khiết (axit citric, axit
tactric, ure, ...)
Đầu thế kỷ XIX hoá học hữu cơ tách ra từ hoá học nói chung, và trở thành một ngành khoa
học độc lập. Người ta gọi hoá học hữu cơ (Beczeliuyt, 1806) vì hồi đó chỉ có các chất hữu cơ thiên
nhiên tồn tại trong cơ thể động vật và thực vật. Vì thế, thời bấy giờ đã xuất hiện một quan niệm duy
tâm gọi là “thuyết lực sống”, theo đó các chất hữu cơ chỉ có thể sinh ra trong cơ thể sống nhờ một
lực huyền bí nào đó. Quan niệm này chỉ tồn tại được vài chục năm, và đã bị bác bỏ bởi công trình
tổng hợp hàng loạt hợp chất hữu cơ xuất phát từ các chất hữu cơ khác hoặc các chất vô cơ, như
tổng hợp axit oxalic (1824), ure (1828), chất béo (1854), .... Cùng với những thành tựu về tổng hợp
hữu cơ, từ giữa thế kỷ XIX đã hình thành thuyết cấu tạo hoá học (1861) và quan niệm đầu tiên về
hoá học lập thể (1874).
Bước sang thế kỷ XX, trong hoá học hữu cơ đã hình thành thuyết electron về cấu trúc phân
tử và khởi đầu thời kỳ phát triển mạnh mẽ công nghiệp hữu cơ (nhiên liệu, dược phẩm, phẩm
nhuộm, polime, ...).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với sự phát triển vũ bảo của hoá học lập thể, các
thuyết electron về cấu trúc phân tử và cơ chế phản ứng. Sự thâm nhập của toán học, cơ học, vật lý
học, ... vào hoá học hữu cơ và sự thâm nhập sâu mạnh của hoá học hữu cơ vào các ngành sinh
học, y dược, nông nghiệp, ... và đặc biệt là sự phát triển các phương pháp vật lý nghiên cứu chất
hữu cơ cùng với các phép phân tích và tổng hợp hữu cơ hiện đại.
Hiện nay hoa shọc hữu cơ đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất và có vai trò quan trọng
trong mọi ngành kinh tế quốc dân. Các chất hữu cơ có mặt khắp nơi, ngoài cơ thể sống ta gặp chất
hữu cơ trong thực phẩm, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo, sợi tơ, cao su, mĩ phẩm, bột giặt,
chất phòng trừ dịch hại, chất kích thích tăng trưởng, thuốc nổ, nhiên liệu, .... Trong thế giới quanh
ta, đâu đâu cũng có bóng dáng hợp chất hữu cơ.
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 5

Nhờ có hoá học hữu cơ người ta mới hiểu được sâu sắc các chất tạo nên cơ thể sống và
bản chất qui trình diễn ra trong cơ thể sống. Vì vậy, hoá học hữu cơ là cơ sở của các ngành hoá
học trung gian như hoá sinh, hoá dược, .... Hoá học hữu cơ không còn là môn học mô tả thuần tuý
như trước đây, mà từ lâu đẫ trở thành một môn học suy luận, vừa có lý thuyết vừa có thực
nghiệm.
1.1.3. Phân loại hợp chất hữu cơ
Có thể phân loại hợp chất hữu cơ theo hai cách chính sau đây:
a) Phân loại thành H – C và dẫn xuất của H – C
H – C là những hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi hai nguyên tố H và C.
Các dẫn xuất của H – C chứa trong phân tử không những C và H mà còn có cả những
nguyên tố khác như O, N, S, .... Đó là những hchc có nhóm chức.
Nhóm chức là nhóm nguyên tử (or: nguyên tử) quyết định tính chất hoá học đặc trưng của
cả dãy hợp chất có cùng loại nhóm chức trong phân tử (gọi là chức hoá học).
Khi phân tử chỉ có một nhóm chức duy nhất ta gọi là hợp chất hữu cơ đơn chức. Thí dụ:
C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, ...
Khi phân tử có hai hay nhiều nhóm chức đồng nhất ta gọi là hợp chất hữu cơ đa chức. Thí
dụ: (COOH)2, CH2OH – CHOH – CH2OH, ...
Khi phân tử có hai hay nhiều nhóm chức khác ta gọi là hợp chất hữu cơ tạp chức chức. Thí
dụ: NH2CH2-COOH, CH2OH – (CHOH)4 – CHO, ...
b) Phân loại theo mạch C
H – C và dẫn xuất của chúng đều có thể được phân loại theo mạch C (mạch hở, mạch
vòng, mạch no, mạch không no, ...)

Các hợp chất hữu cơ

Hợp chất mạch hở Hợp chất mạch vòng


(hợp chất không vòng) (hợp chất vòng)

Hợp chất no Hợp chất không no Hợp chất đồng vòng Hợp chất dị vòng
(mạch C chỉ có LK đơn) (mạch C có LK bội) (trong vòng chỉ có C) (Trong vòng ngoài C
còn có O, N, S, ...)

Vòng no Dị vòng no
Vòng không no Dị vòng không no
Vòng thơm Dị vòng thơm
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 6

1.1.4. Nguồn hợp chất hữu cơ


Trong thiên nhiên: có nhiều nguồn hợp chất hữu cơ rất phong phú. Đó là, dầu mỏ và khí
thiên nhiên (chủ yếu là các H – C), than đá (cung cấp nhựa than đá chứa H – C thơm, phenol, ...),
các sản phẩm động - thực vật (cung cấp gluxit, lipit, protein, ...)
Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp: người ta có thể tổng hợp hàng triệu hợp
chất hữu cơ khác nhau, xuất phát từ các chất hữu cơ và vô cơ, trong đó có nhiều sản phẩm công
nghiệp được ssản xuất trên cơ sở các nguồn nguyên liệu thiên nhiên nêu trên.
1.2. Phương pháp tách và tinh chế chất hữu cơ
Hầu hết các chất trong thiên nhiên hay mới điều chế trong phòng thí nghiệm đều ở trạng
thái hỗn hợp với thành phần khác nhau. Để khảo sát cấu trúc và tính chất của một chất hữu cơ
bằng thực nghiệm và để sử dụng trong thực tiễn người ta phải tách chất đó ra khỏi hỗn hợp, nhằm
tinh chế nó thành một chất tinh khiết hay chất nguyên chất.
1.2.1. Các phương pháp thông thường
a) Chiết
Người ta dùng một dung môi thích hợp (như ete, benzen, nước, ...) có khả năng hoà tan tốt
chất hữu cơ cần tách từ một hỗn hợp lỏng hoặc rắn với chất khác sang dung dịch trong dung môi
đó. Sau khi đuổi dung môi ra khỏi dung dịch ta sẽ thu được chất cần tách.
Thí dụ: khi điều chế C6H5NH2 bằng phương pháp khử C6H5NO2 có một phần nhỏ anilin tan trong nước. Để tách
anilin ra khỏi nước, người ta cho ete vào và lắc kĩ, anilin dễ tan trong ete hơn nước sẽ chuyển sang ete. Tách anilin/ete ra
khỏi và duổi ete đi ta sẽ thu được anilin.

Hiện nay có rất những dụng cụ cho phép chiết liên tục.
b) Kết tinh
Phương pháp này dựa vào sự khác nhau về độ tan của các chất (chủ yếu là các chất rắn)
trong dung môi thích hợp, và sự khác nhau về độ tan của một chất trong một dung môi ở nhiệt độ
khác nhau.
Người ta hoà tan một hỗn hợp rắn trong một dung môi thích hợp bằng cách đun nóng và
lắc, sau đó lọc nóng để loại bỏ tạp chất không tan rồi làm lạnh. Khi ấy chất ít tan hơn sẽ tách ra
trước ở dạng tinh thể sạch và được lấy ra bằng cách lọc.
Thí dụ: axit benzoic là chất rắn tan nhiều trong nước nóng và rất ít tan trong nước nguội. Để tinh chế người ta đun
axit này trong nước để được dung dịch bão hoà nóng, ddem lọc nóng, rồi để nguội các tinh thể axit tinh khiết hơn sẽ tách ra.

c) Chưng cất
Phương pháp này dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất khác nhau ở một áp
suất nhất định. Người ta dùng nhiệt (đun nóng) để chuyển hỗn hợp chất lỏng sang pha hơi và thu
chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp bằng cách cho hơi ngưng tụ. Có ba kiểu chưng cất thông
dụng:
Chưng cất thường: Khi tách một chất lỏng có nhiệt độ sôi không cao ra khỏi các chất
khác có nhiệt độ sôi khác xa ta có thể chưng cất bằng cách đưon giản nhất gọi là chưng cất
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 7

thường. Thí dụ, đun sôi nước sinh hoạt trong bình, nước sẽ bốc thành hơi, dẫn hơi qua bộ phân
làm lạnh để hơi nước ngưng tụ thành nước tinh khiết hơn, còn lại trong bình là các chất khó bay
hơi.
Chưng cất phân đoạn: Phương pháp này dùng tách hỗn hợp lỏng gồm các chất có nhiệt
độ sôi cách xa nhau không nhiều lắm, nhờ một dụng cụ gọi là “cột cất phân đoạn” gắn liền hoặc lắp
thêm vào bình cưng cất. Chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi trước rồi ngưng tụ rồi lấy
riêng ra, tiếp theo đến chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn. Thí dụ, hỗn hợp gồm benzen và toluen
trong bình có lắp cột cất phân đoạn, benzen sẽ bay hơi và thoát ra trước, sau đó đến toluen.
Đối với chất có nhiệt độ sôi cao và dễ phân huỷ ở nhiệt độ sôi của nó, người ta chưng cất
dưới áp suất thấp để hạ nhiệt độ sôi và tránh sự phân huỷ.
Chưng cất bằng cách cho lôi cuốn theo hơi nước: Có những chất hữu cơ ở nhiệt độ
sôi rất cao và rất ít tan trong nước, song có thể được chưng cất ở dạng hỗn hợp với hơi nước ở
nhiệt độ sôi của nước.
Cách tiến hành: cho một dòng hơi nước nóng đi qua hỗn hợp các chất cần tách ra, hơi nước sẽ làm cho một vài
thành phần của hỗn hợp bay hơi theo hơi nước. Thí dụ, chưng cất anilin, tinh dầu thực vật, ...

1.2.2. Phương pháp sắc kí


Nguyên tắc: hỗn hợp các chất cần tách và dung môi được dùng làm pha động ở thể lỏng
hoặc khí. Pha động thường xuyên tiếp xúc với pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt rất lớn,
hoặc một chất lỏng tráng lên bề mặt chất rắn, khiến cho các thành phần của hỗn hợp có tốc độ
chuyển dịch khác nhau sẽ tách ra khỏi nhau.
Phân loại: ta phân biệt hai loại chính là sắc kí hấp phụ và sắc kí phân bố.
a) Sắc kí hấp phụ
Dựa theo sự khác nhau về hệ số hấp phụ của các chất. Pha tĩnh là một chất rắn, pha động
là chất lỏng hoặc chất khí. Sắc kí hấp phụ có thể có các dạng sắc kí cột, sắc kí lớp mỏng, sắc kí
khí.
b) Sắc kí phân bố
Pha tĩnh là chất lỏng, pha động là chất lỏng hoặc chất khí. Sắc kí phân bố có thể là sắc kí
cột, sắc kí lớp mỏng, sắc kí khí.
Sắc kí cột: thường gặp là loại mà pha tĩnh là chất rắn như alumin (Al2O3), silicagen
(SIO2.nH2O) được đặt trong một ống thẳng đứng (cột), pha động là dung dịch chứa hỗn hợp cần
tách trong dung môi thích hợp.
Sắc kí giấy: thường pha tĩnh là nước địng vị trên giấy.
Sắc kí lớp mỏng: pha tĩnh là lớp mỏng chất hấp phụ như silicagen tráng trên mặt bản thuỷ
tinh hoặc bảng nhôm, pha động là dung dịch chứa hỗn hợp cần tách được đưa vào bằng cách
nhúng hoặc nhỏ giọt, chất lỏng di chuyển nhờ tác dụng mao dẫn.
Sắc kí khí: Pha động là một chất khí, còn pha tĩnh có thể là chất rắn hoặc chất lỏng.
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 8

1.3. Phân tích nguyên tố và thiết lập công thức phân tử


1.3.1. Phân tích định tính nguyên tố
Phân tích định tính nguyên tố nhằm xác định các loại nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu
cơ.
Nguyên tắc chung là chuyển các nguyên tố trong hợp chất cần khảo sát thành những chất
vô cơ đơn giản rồi nhận ra các sản phẩm này dựa vào những tính chất đặc trưng của chúng.
a) Xác định C và H
Đun nóng chất hữu cơ với CuO (chất oxy hóa) để chuyển C thành CO2 và H thành H2O, rồi
nhận biết CO2 bằng nước vôi trong (tạo kết tủa trắng CaCO3) và nhận biết H2O bằng CuSO4 khan
(màu trắng chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O)

[C]hchc + 2CuO ⎯
⎯→ CO2 + 2Cu

[H]hchc + CuO ⎯
⎯→ H2O + Cu

CO2 + Ca(OH)2 ⎯
⎯→ CaCO3↓ + H2O

5H2O + CuSO4 ⎯
⎯→ CuSO4.5H2O
b) Xác định N
Đun nóng hợp chất hữu cơ với Na sẽ xinh ra NaCN. Để nhận ra ion CN- ta cho thêm Fe2+
và Fe3+ rồi axit hoá nhẹ, nếu có CN- sẽ sinh ra kết tủa màu xanh đậm rất đặc trưng của
Fe4[Fe(CN)6]3:

Na + [C] + [N] ⎯
⎯→ NaCN
hợp chất hữu cơ

Fe2+ + 6CN- ⎯
⎯→ [Fe(CN)6]4-

4Fe3+ + 3[Fe(CN)6]4- ⎯
⎯→ Fe4[Fe(CN)6]3↓
c) Xác định halogen
Đốt một băng giấy lọc tẩm chất hữu cơ có chứa Hal và ancol etylic (nhiên liệu) sẽ sinh ra
HX. Ta nhận biết HX bằng dd AgNO3 (sinh ra kết tủa AgX) sau đó xác nhận AgX bằng dd NH3 (hoà
tan kết tủa):

[X]hchc + [H]hchc or ancol ⎯


⎯→ HX
HX + AgNO3 ⎯
⎯→ AgX↓ + HNO3

AgX + 3NH3 + H2O ⎯


⎯→ [Ag(NH3)2]OHtan + NH4X
1.3.2. Phân tích định lượng nguyên tố
Phân tích định lượng nhằm xác định thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong
hợp chất hữu cơ. Nguyên tắc chung là chuyển hoàn toàn các nguyên tố trong một lượng cân nhất
định của chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản, sau đó xác định khối lượng (hoặc thể tích đối
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 9

với chất khí) củ sản phẩm đó, rồi tính thành phần % các nguyên tố.
a) Định khối lượng C và H
Nung nóng một lượng cân chính xác a gam hợp chất hữu cơ với CuO dư trong dòng khí
O2. Khí CO2 và hơi nước sinh ra được hấp thụ hoàn toàn và riêng rẽ bởi những bình chứa các chất
hấp thụ thích hợp được cân trước và sau khi thí nghiệm. Giả sử trong thí nghiệm sinh ra mCO2 và

mH 2O , ta tính:

12 × mCO2 2 × m H 2O
mC = mH =
44 18
12 × mCO2 2 × mCO2
%C = × 100 %H = × 100
44 × a 18 × a
b) Định lượng N
Đun nóng một lượng cân chính xác a gam hợp chất hữu cơ với CuO dư trong dòng khí
CO2 để chuyển hết N trong hợp chất thành khí N2 và dẫn vào “nitơ kế” (dụng cụ đo khí nitơ) chứa
trong dd KOH đậm đặc (để hấp thụ CO2 và H2O). Giả sử thu được V ml khí N2, đo ở nhiệt độ t, áp
suất khí quyển p, áp suất hơi nước bão hoà f, ta tính được :

28 p− f 1
mN2 = ×V × ×
22400 760 1 + t
273
mN 2
%N = × 100
a
c) Định lượng halogen
Sau khi phân huỷ mẫu chất hữu cơ chẳng hạn bằng oxi hay axit nitric bốc khói, các
halogen được chuyển thành AgX để định lượng.
d) Định lượng oxi
Thông thường hàm lượng oxi trong một hợp chất hữu cơ được xác định trực tiếp bằng
cách lấy 100% trừ đi tổng số % của các nguyên tố khác có trong hợp chất. tuy vậy, khi cần thiết
cũng có thể xác định trực tiếp bằng cách chuyển oxi trong mẫu thành CO rồi định lượng CO dựa
theo phản ứng:

5CO + I2O5 ⎯
⎯→ 5CO2 + I2

1.3.3. Xác định phân tử khối


Đối với các chất khí hoặc chất lỏng dễ bay, ta có thể xác định tỷ khối d của chất đó so với
một khí đơn giản nào đó (thí dụ: H2, N2, không khí, ...) rồi tính khối lượng phân tử:

MA
dA =
B MB
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 10

Đối với chất rắn hoặc chất lỏng không bay hơi: dựa vào phương pháp nghiệm lạnh và
phương pháp nghiệm sôi:

g1 × 1000
M =k×
g 2 × Δt
Phép nghiêm lạnh được dùng rộng rãi hơn phép nghiệm sôi.
1.3.4. Thiết lập công thức phân tử
Giả sử hợp chất hữu cơ có CTPT là CxHyOzNt

mC mH mO mN
Lập công thức đơn giản nhất: x : y : z : t = : : :
12 1 16 14
Lập công thức phân tử dựa vào khối lượng các nguyên tố:

12 x y 16 z 14t M
= = = =
mC mH mO mN a
Lập công thức phân tử dựa vào phần trăm các nguyên tố:

12 x y 16 z 14t M
= = = =
%C % H %O % N 100
Thí dụ: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một hợp chất hữu cơ A, sản phẩm cháy được hấp
thu hoàn toàn vào bình 1 đựng P2O5, và bình 2 đựng dung dịch KOH. Sau thí nghiệm thấy khối
lượng bình 1 tăng 0,36g và bình 2 tăng 0,88.
a) Xác định CTđơn giản nhất của A?
b) Xác định CTCT đúng của A, biết để phản ứng hết với 0,05 mol A cần dùng 250ml dung
dịch NaOH 0,2M và A có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
1.4. Liên kết trong hoá học hữu cơ
1.4.1. Liên kết xích ma (σ) và liên kết pi (π)
Liên kết hoá học quan trọng và phổ biến nhất trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá
trị. Liên kết này được hình thành bằng sự xen phủ các obitan nguyên tử (AO) tạo nên obitan phân
tử (MO) chung cho cả hai nguyên tử tham gia liên kết. Có hai kiểu xen phủ chính:
a) Xen phủ trục
MO có trục đối xứng trùng với trục nối hai hạt nhân nguyên tử liên kết:

s - s (xichma) p - p (xichma) s - p (xichma)

Hình 1.1: Obitan σ

Đó là những MO bền vững, được gọi là MO σ. Liên kết cộng hoá trị được hình thành bằng
sự xen phủ trục như trên được gọi là liên kết xích ma.
Liên kết σ tương đối bền, hai nguyên tử nối với nhau chỉ bằng liên kết σ thôi thì có khả
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 11

năng quay quanh trục liên kết mà không làm mất sự xun phủ (thí dụ: CH3 – CH3), do đó có khả
năng xuất hiện cấu dạng ở hợp chất hữu cơ.
b) Xen phủ bên
Vùng xen phủ nằm ở hai bên tục nối hai hạt nhân nguyên tử liên kết nên MO tương đối
kém bền. Đó là MO π, và liên kết tương ứng là liên kết π. So với liên kết xích ma thì liên kết pi kém
bền.
Hai nguyên tử nối với nhau bằng liên kết pi (và một liên kết xích ma) không thể quay quanh
trục nối hai hạt nhân được vì như thế sẽ vi phạm sự xen phủ cực đại của hai AO. Do đó, có khả
năng xuất hiện đồng phân hình học ở các hợp chất có nối đôi: C = C, C = N, ...

p-p

Hình 1.2: Obitan pi

1.4.2. Sự lai hoá obitan và các liên kết đơn, đôi, ba


2 2 1 1
Ở trạng thái cơ bản nguyên tử C có cấu hình electron: 1s 2 s 2 p x 2 p y

Ở trạng thái liên kết năng lượng cao, một electron 2s chuyển chỗ sang obitan còn trống

2pz, do đó C* có cấu hình: 1s 2s 2 p x 2 p y 2 p z


2 1 1 1 1

Khi ấy có sự tổ hợp giữa obitan 2s với một số obitan 2p, gọi là sự lai hoá obitan. Các
obitan mới hình thành được gọi là obitan lai hoá. Cacbon có 3 kiểu lai hoá:
a) Lai hoá sp3 (hay lai hoá tứ diện)

• Lai hoùa sp3: Moät obitan 2s lai hoùa vôùi 3 obitan 2p taïo thaønh 4 obitan lai hoaù sp3 gioáng heät

nhau. Boán obitan naøy höôùng tôùi 4 ñænh cuûa hình töù dieän maët ñeàu, taïo thaønh goùc giöõa caùc obitan lai

hoùa laø 109028/ (hình 1.3)

+
+
-
- -
+ -
- - sp3
+ +
+
+ -
109o28/

Hình 1.3: Söï lai hoaù sp3

Caùc obitan sp3 seõ xen phuû truïc vôùi AO cuûa caùc nguyeân töû khaùc taïo thaønh nhöõng lieân keát σ.
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 12

Thí duï:

CH4 C2H6

Hình 1.4: Các obitan σ trong phân tử CH4 và C2H6


b) Lai hoá sp2 (hay lai hoá tam giác)

Lai hoùa sp2: Moät obitan 2s lai hoùa vôùi 2 obitan 2p taïo thaønh 3 obitan lai hoùa sp2 gioáng heät

nhau. Ba obitan naøy höôùng tôùi 3 ñænh cuûa tam giaùc ñeàu, hình thaønh goùc giöõa caùc obitan lai hoùa baèng

1200 (hình 1.5).

+
+ +
+ -
- + - -
120o sp2
+
- +

Hình 1.5: Sự lai hoá sp2


Các obitan sp2 sẽ xen phủ trục với obitan của các nguyên tử khác tạo thành các liên kết
xích ma. Còn lại một obitan 2p chưa lai hoá có trục thẳng góc với mặt phẳng chứa 3 obitan lai hoá
sp2 sẽ dùng để xen phủ bên với obitan 2p của nguyên tử khác tạo thành liên kết pi (thí dụ hình 1.6).

H H

H H

(a) (b)

Hình 1.6: Sự hình thành liên kết xích ma (a) và liên kết pi (b) trong phân tử C2H4
c) Lai hoá sp (hay lai hoá đường thẳng)

Lai hoùa sp: Moät obitan 2s lai hoùa vôùi 1 obitan 2p taïo thaønh 2 obitan lai hoùa sp gioáng heät

nhau. Hai obitan naøy naèm treân moät ñöôøng thaúng taïo thaønh goùc giöõa hai obitan lai hoùa baèng 1800
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 13

(hình 1.7).

2s
sp sp

2p
180O

Hình 1.7: Sự lai hoá sp


Các obitan sp sẽ xen phủ trục với obitan của hai nguyên tử khác tạo thành hai liên kết xích
ma. Còn lại hai obitan chưa lai hoá 2p có trục đối xứng thẳng góc với nhau và cùng thẳng góc với
trục đối xứng chung của hai obitan lai hoá sp, sẽ dùng để xen phủ bên với obitan chưa lai hoá của
nguyên tử khác tạo nên những liên kết pi.
Thí dụ:
180o 180o
H C C H H H

a) b)
Hình 1.8: Sự hình thành liên kết xích ma (a) và liên kết p (b) của C2H2
1.4.3. Liên kết hiđro
a) Khái niệm
Liên kết hiđro là liên kết được hình thành giữa một nguyên tử H đã tham gia liên kết cộng
hoá trị với một nguyên tử khác cũng dã tham gia liên kết cộng hoá trị và còn chứa cặp electron tự
do.
Thí dụ: liên kết hiđro được hình thành giữa phân tử H2O
H O ... H O ... H O ... H O

H H H H

Điều kiện để hình thành liên kết hiđro: là LKCHT X – H chứa nguyên tử H phải phân cực
mạnh, nguyên tử H mang một phần mang điện tích dương (δ+), còn nguyên tử thứ hai Y phải có
cặp e tự do mang một phần điện tích âm (δ-) và có độ âm điện lớn hơn.
δ− δ+ δ−
X H ••• Y
LKCHT Liên kết
phân cực hiđro

Ở đây X cũng như Y thường là O, N, F. Liên kết X – H càng phân cực và khả năng nhường
electron của Y càng lớn thì liên kết hiđro càng bền vững.
b) Phân loại liên kết hiđro
Liên kết hiđro liên phân tử: đó là liên kết giữa X – H và Y thuộc về hai phân tử riêng rẽ
(giống nhau hoặc khác nhau). Thí dụ:
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 14

O ... H O
H O ... H O H O ... H O CH3 C C CH3

C2H5 C2H5 C6H5 CH3 O H ... O

Liên kết hiđro nội phân tử: đó là liên kết giữa X – H và Y của một phân tử. Thí dụ:
O H
H
CH2 O
F
H
CH2 O

c) Sự ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất của hợp chất hữu cơ
Liên kết hiđro liên phân tử làm tăng mạnh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy so với những
chất có phân tử khối tương đương mà không có liên kết hiđro hoặc chỉ có liên kết hiđro nội phân tử.
Thí dụ:

Hợp chất M ts (oC) tnc (oC)

CH3 – CH2 – OH 46 78 -

CH3 – O – CH3 46 -24 -

CH3 – SH 48 6 -

p-NO2 – C6H4 – OH 139 - 114

o-NO2 – C6H4 – OH 139 - 44

Sự hình thành liên kết hiđro giữa chất tan và dung môi làm tăng mạnh độ tan trong dung
môi đó. Nhóm chức có khả năng tạo liên kết hiđro với dung môi càng tăng thì độ tan của chất càng
lớn, trái lại gốc H – C càng lớn độ tan của chất càng nhỏ. Thí dụ:

Hợp chất M Độ tan (g/100g H2O)

CH3 – CH2 – OH 46 ∞
N – C4H9 – OH 74 7,4

n – C6H13 – OH 102 0,6

C6H12O6 (glucozơ) 180 83

n – C6H14 86 0,01

CH3 – COOH 60 ∞
HCOOCH3 60 30

Chú ý rằng ngoài liên kết hiđro ra, giữa các phân tử hợp chất hữu cơ còn có thể có các lực
liên kết yếu như lực hút lưỡng cực giũă các phân tử phân cực, lực Vandecvan, ...
Chương 1: Đại cương về hoá học hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 15

BÀI TẬP
1.1. Hãy nêu định nghĩa: chất hữu cơ, hoá học hữu cơ, H – C, gốc H – C, gốc tự do, dẫn xuất của
hiđrocacbon.
1.2. Cho các công thức sau đây: CH3Cl (A); COCl2 (B); CaC2 (C); C2H6 (D); C6H6 (E); CH3COOH
(F); CH3 – C+H – CH3 (G); H2C2O4 (H); CH3 – CH2*(I). Hãy chỉ rõ hchc, H – C, nhóm chức?
1.3. Nguyên tắc chung của phép phân tích hoá học các nguyên tố trong hchc là gì? Minh hoạ bằng
hai thí dụ cụ thể ?
1.4. Adrenalin là một hocmon. Trộn 18,3 mg adrenalin với bột CuO (lấy dư) rồi nung nóng thì thu
được 1,27 ml khí nitơ (đo ở 270C và 750 mmHg). Nếu đốt cháy hoàn toàn cùng adrenalin
lượng trên như vậy trong oxi thì thu được 39,6 mg CO2 và 11,7 mg H2O. Tìm thành phần %
các nguyên tố trong adrenalin ?
1.5. Có một chất hữu cơ khôn gtinh khiét lấy từ nguồn thiên nhiên. Hãy nêu các bước thực nghiệm
và tính toán để thiết lập CTPT của hợp chất đó?
1.6. Phân tích định lượng 10,5 mg hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 30,8 mg CO2 và 4,5
mg H2O. Hoà tan 1,03g A trong 50 gam benzen rồi xác định nhiệt độ sôi của dung dịch thấy
ts=80,3560C, trong khi benzen nguyên chất có ts = 80,10C. xác định CTPT của A, biết hằng số
nghiệm sôi trong trường hợp này là 2,61.
1.7. Hãy nêu nguyên tắc của một vài phương pháp tinh chế hchc: chất rắn và chất lỏng?
1.8. Hợp chất hữu cơ A có khối lượng phân tử nhỏ hơn khối lượng phân tử của benzen chỉ chứa 4
nguyên tố C, H, O, N, trong đó hiđro 9,09% nitơ 18,18% đốt cháy 7,7 gam chất A thu được
4,928 lít khí CO2 đo ở 27,30C, 1atm và A tác dụng với dung dịch NaOH. Cho biết công thức
cấu tạo có thể có của A?
1.9. Chất X chứa các nguyên tố C, H, O trong đó hiđro chiếm 2,439% về khối lượng. Khi đốt cháy X
đều thu được số mol nước bằng số mol mỗi chất đã cháy, biết 1 mol X phản ứng vừa hết với
2,0 mol Ag2O trong dung dịch amoniac. Xác định công thức cấu tạo của X?
1.10. Đốt cháy hoàn tòa 4,5 gam chất hữu cơ A (gồm C, H, O) thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và
2,7 gam H2O. Tỷ khối của Z so với H2 bằng 30.
a) Xác định CTPT của chất A?
b) A có đồng phân thứ nhất là X tác dụng với Na2CO3 giải phóng CO2, đồng phân thứ hai là
Y tác dụng với dd NaOH tạo ra rượu metylic và đồng phân thứ 3 là Z vừa tác dụng với Na và vừa
có phản ứng tráng gương. Xác định CTCT của X, Y và Z.
1.11. Bản chất của liên kết CHT là gì? Hãy trình bày bằng hình vẽ theo quan niệm hiện đại sự
hình thành các liên kết cộng hoá trị trong mỗi phân tử sau đây:
CH3 – CH3 ; CH2 = CH2 ; CH ≡ CH ; CH2 = CH – CH = CH2 và C6H6
1.12. Bản chất của liên kết hiđro là gì? Nêu thí dụ minh hoạ. Trình bày bằng CTCT liên kết hiđro
giữa các phân tử trong trường hợp: metanol, axit axetic, dd phenol trong etanol.
Chương 2: Các hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 16

Chương 2: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN TRONG HÓA HỮU CƠ


Các hiện tượng đồng phân gắn liền với cấu tạo và cấu trúc không gian của phân tử. Đây là
một hiện tượng rất phổ biến trong hóa học hữu cơ. Nhờ có hiện tượng đồng phân này mà số các
hợp chất hữu cơ tăng lên rất nhiều.
Các chất gọi là đồng phân với nhau là những chất có cùng công thức nguyên, nhưng khác
nhau về CTCT và tính chất.
Ngày nay người ta biết rất nhiều hiện tượng đồng phân. Để phân biệt và sử dụng có thể
chia ra làm hai dạng biểu diễn:
Đồng phân cấu tạo (đồng phân mặt phẳng)
Đồng phân lập thể (đồng phân cấu trúc)
2.1. Đồng phân cấu tạo
2.1.1. Đồng phân về mạch cacbon
Đồng phân về mạch C là đồng phân về cách sắp xếp mạch C theo các trật tự cấu tạo khác
nhau, dẫn đến tính chất khác nhau.
Ví dụ: C4H10 (butan) có các đồng phân sau:
CH3 - CH2 - CH2 - CH3 CH3 - CH - CH3
n-butan CH3 iso-butan

2.1.2. Đồng phân về vị trí nhóm chức


Đồng phân về vị trí nhóm chức là những đồng phân có cùng nhóm chức, chỉ khác nhau về
vị trí nhóm chức trên mạch C.
Ví dụ: ancol C3H7OH có hai đồng phân về nhóm chức sau:

CH3 - CH2 - CH2 - OH CH3 - CH - CH3

propanol-1 OH propanol-2
Hay: C6H4CH3OH có các đồng phân về vị trí nhóm OH sau:

CH3 CH3
CH3
OH
OH
m-cresol OH p-cresol
o-cresol
2.1.3. Đồng phân về chức hữu cơ
Nhóm chức là nhóm đặc trưng cho tính chất hóa học của hợp chất. Đồng phân về chức
hữu cơ là đồng phân tạo ra các nhóm chức khác nhau của hợp chất có cùng thành phần.
Về chức ancol và ete: CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3
Về chức axit và este: CH3COOH và HCOOCH3
Về chức andehit, xeton và rượu:
CH3 – CH2 – CHO ; CH3 – CO – CH3 ; CH2 = CH – CH2 – OH.
Chương 2: Các hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 17

Về bậc của nhóm chức: CH3 – CH2 – CH2 – NH2 ; CH3 – NH – CH2 – CH3
CH3 N CH3
CH3

2.1.4. Đồng phân hổ biến (tautome)


Đồng phân hổ biến là đồng phân của hai chất có cùng thành phần nhưng khác nhau về cấu
tạo. Hai chất này ở trạng thái chuyển hóa lẫn nhau:
O

CH3 - C - CH2 - C - CH3 CH3 - C = CH - C - CH3

O O OH
axetyl xeton 2-hodroxyl-2-pentenon

Chuyển hóa này được gọi là hỗ biến xeton – anol. Ngoài ra trong hữu cơ còn gặp nhiều
dạng hổ biến khác.

Nitroso - oximino CH - N = O C = N - OH

Amido - imidol NH - C = O N = C - OH

Nguyên nhân gây ra đồng phân hỗ biến là do sự chuyển chỗ của nguyên tử H trên các
trung tâm O, N, …
2.2. Đồng phân lập thể
2.2.1. Đồng phân hình học (đồng phân Cis – Trans)
Các đồng phân khác nhau về vị trí các nhóm thế đốI vớI mặt phẳng liên kết đôi, hoặc đối
với mặt phẳng của vòng (đối với hợp chất có cấu tạo vòng)

H H H Cl CH3
H H H
C=C C=C
Cl Cl Cl H CH3 CH3 H CH3
Cis-1,2-dicloeten trans-1,2-dicloeten Cis-1,2-dimetyl xiclohexan Trans-1,2-dimetyl xiclohexan

Điều kiện để có đồng phân hình học:


- Phân tử phải chứa liên kết đôi hoặc vòng kín.
- Các nguyên tử C có chứa liên kết đôi và vòng kín phải liên kết với hai nguyên
tử hoặc 2 nhóm thế có bản chất khác nhau.
Khi hai nhóm thế ở cùng phía ta có dạng đồng phân cis, hai nhóm thế ở khác phía cho
dạng đồng phân trans.
Đồng phân cis và trans khác nhau về tính chất vật lý. Nhiệt độ nóng chảy của cis thấp hơn
trans, nhưng nhiệt độ sôi của cis lại cao hơn nhiệt độ của trans.
Ví dụ, diphenyl butadien có 3 đồng phân:
Chương 2: Các hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 18

C6 H5 H C6 H5 H H H
C=C H C=C C6H5 C=C
C6 H5
H C=C H C=C C6 H5
C=C
H C6H5
H H H H
trans - trans cis - cis
trans - cis

Số đồng phân của phân tử có n nối đôi tính theo công thức:
N = 2n-1 + 2p-1

n n +1
N là số chẵn thì p = , n là số lẽ thì: p =
2 2
2.2.2. Đồng phân cấu dạng
Như chương 1 về liên kết hóa học đã trình bày liên kết σ có cơ chế xen phủ các obitan lai
hóa dọc theo trục nối hai tâm hạt nhân. Vì vậy, các nguyên tử hay nhóm nguyên tử có khả năng
quay quanh liên kết này mà liên kết vẫn tồn tại.
Do án ngữ không gian, do khoảng cách thay đổi của các nguyên tử, nhóm nguyên tử khác
nhau khi quay quanh liên kết thế năng tương tác thay đổi. Năng lượng tiêu tốn quay khoảng 4
kcal/mol nhỏ hơn rất nhiêu so với các năng lượng khác.
Mỗi trạng thái của nguyên tử, nhóm nguyên tử trong không gian có dạng hình thể xác định
và năng lượng tương tác nhất định. Dạng hình thể này gọi là cấu dạng.
Các cấu dạng hình thành khi quay quanh liên kết xích ma có năng lượng không khác nhau
lắm, khó tách ra riêng được. Trong vô số vị trí trong không gian, có một số vị trí trong không gian
mà ở đó các nguyên tử, nhóm nguyên tử có khoảng cách xa nhau nhất và tương tác nhau sẽ nhỏ
nhất. Cấu dạng tạo thành trong trạng thái này sẽ bền nhất. Ở điều kiện bình thường các phân tử
thường tồn tại ở cấu dạng này.
Để biểu diễn các cấu dạng trên mặt phẳng mà thể hiện được cấu trúc không giam 3 chiều.
Việc làm này không đơn giản với các phân tử có nhiều nguyên tử. Vì vậy, phải có một hình thức
biểu diễn tượng trưng khác. Sau đây minh họa một số cách biểu diễn đơn giản cấu dạng phân tử.
Biểu diễn theo phối cảnh: Cấu dạng của buttan
CH3
CH3 H H
H H
C C
C C
H H
H H CH3
CH3 CH3
CH3 CH3 CH3

C C
C C
H H H H
H H H H

Theo Newman, nét đậm thể hiện liên kết hướng ra ngoài tờ giấy trước mặt người quan sát,
Chương 2: Các hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 19

nét thường biểu diễn liên kết nằm trên tờ giấy, nét chấm chấm nằm phía sau tờ giấy.
CH3
H3C CH3
H H
H
H H H H
CH3 H

Biểu diễn theo Newman cấu dạng của butan.


a) Đồng phân cấu dạng mạch hở
Metan có cấu trúc một tứ diện đều, góc liên kết 109028, độ dài liên kết C – H bằng 1,1A0.
Nó có cấu hình xác định và không có đồng phân cấu dạng. Etan là chất đầu tiên của ankan có khả
năng tồn tại đồng phân cấu dạng.
Khi nhóm metyl của etan quay quanh liên kết xíchma 3600, các vị trí nguyên tử H trong
phân tử cũng thay đổi, thế năng tương tác của chúng cũng thay đổi theo.
Sự biến thiên thế năng tương tác (năng lượng tương tác) của nguyên tử H khi nhóm CH3
quay từ 0 – 3600 được biểu diễn trên hình 3.1:

HH H H HH

H
H
kcal/mol

H H H
H H

H
0 60 120 180 240 300 360
Hình 2.1: Giản đồ thế năng
Phân tích cấu dạng của metan trên giản đồ nhận thấy ở các vị trí góc quay 600, 1200, 3000
tưong ứng với cấu dạng có năng lượng tương tác cực tiểu. Đó là cấu dạng xen kẽ (cấu dạng
trống).
Các hợp chất kiểu X3C – CX3 đều có giãn đồ thế năng tương tự như etan. Nhưng đối với
butan vì xuất hiện hai nhóm thế lớn CH3 so với nguyên tử H, cho nên giản đồ thế năng tương tác
có dạng khác, không đơn điệu như etan, … Rỏ ràng tương tác của nhóm CH3 vớI H sẽ khác tương
tác của CH3 với CH3 bên cạnh và tương tác của H với H. Cho nên khi quay vòng 0 – 3600 butan có
thể hình thành các cấu dạng đặc trưng như hình 2.1.
Butan khác với etan có hai dạng bền: cấu dạng ứng với năng lượng cực tiểu số (1) và (3),
Chương 2: Các hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 20

(5), cấu dạng (1) gọi là cấu dạng đối (anti) và cấu dạng lệch (gaucher) số (3). Riêng cấu dạng lệch
phải và cấu dạng lệch trái (3) và (5).
CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3
CH3 CH3 H C
3

CH3 H 3C
CH3
(1) (2) (4) (5) (6)
(3)

kcal/mol

(4)
6

(2) (6)
3

(1) (3) (5)

60 120 180 240 300 360

Hình 2.2: Giản đồ thế năng của butan


0
Ở nhiệt độ 300 K butan tồn tại ở cấu dạng (1) khoảng 2/3 và khoảng 1/3 cấu dạng (3) và
(5).
Số cấu dạng của phân tử có n liên kết σ ở như trên có thể có 3n cấu dạng khác nhau.
b) Đồng phân cấu dạng mạch vòng
Để giảI thích một số mạch vòng bền và một số mạch vòng không bền Bayer đưa ra “thuyết
căng vòng”. Vòng có góc bằng 109o28 là vòng chuẩn, vòng bền. Các vòng có góc càng lệch với
vòng chuẩn có sức căng vòng lớn và kém bền.

180(n − 2)
Góc hóa trị được tính theo công thức: , trong đó n là số cạnh mạch vòng.
2

1090 28 − x
Độ lệch được tính theo công thức: , trong đó x là góc hóa trị của vòng.
2
Theo thuyết Bayer vòng 5 cạnh và 6 cạnh có độ lệch nhỏ và sức căng vòng nhỏ, là vòng
bền nhất.
Các vòng lớn hơn và nhỏ hơn vòng 5 và 6 có sức căng vòng lớn kém bền. Nhưng thực tế
cũng có nhiều vòng lớn có tính bền cao.
Về sau Sahse, Mohz, Pitre cho rằng các mạch vòng 6 cạnh và lớn hơn 6 cạnh không có
cấu dạng phẳng mà có cấu dạng không gian, nghĩa là các nguyên tử H và các nguyên tử C không
Chương 2: Các hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 21

nằm trên một mặt phẳng. Do chúng đẩy nhau để tạo ra cấu dạng có thế năng tương tác nhỏ nhất
và đồng thời cũng tạo ra cấu trúc bền có góc gần bằng với góc chuẩn 109028.
Thí dụ vòng 6 cạnh xyclo hexan có một cấu số cấu dạng điển hình như hình 2.3:
H (a)H
H H
H H H H(e)
H H
H
H H(e) H H
H
H H H
H
H H(a) H H

Dạng thuyền (cấu dạng C) Dạng ghế (cấu dạng Z)

H H
H H(a)
H H H(e)
H
H
H (He) H H
H
H H(a)
H

Dạng ghế Dạng xoắn


H
H H

H H
H H
H H
H

HH HH
H
H

Dạng nửa ghế Dạng thuyền


Hình 2.3: Các cấu dạng của xyclo hexan
Ở nhiệt độ bình thường phân tử xyclo hexan có gần 990 tồn tại ở dạng ghế. Cấu dạng ghế
có năng lượng nhỏ và bền hơn cấu dạng thuyền.
Nguyên tử H ở vị trí equatorial (e) là vị trí thuận lợi về mặt không gian và năng lượng, cho
nên các nhóm thế đều có xu hướng định hướng hoặc chuyển vị trí về equatorial (e).
Thí dụ, metyl xyclohexan ở nhiệt độ bình thường gần 95% nhóm metyl ở vị trí (e) và
khoảng 5% ở vị trí axial (a).
Trong trường hợp mạch vòng có hai nhóm thế: như vòng 6 cạnh sẽ có các đồng phân Cis
và Trans như sau:
Cis: ea, ae: vị trí 1,2 Trans: aa, ae vị trí 1,2
ea, ae: vị trí 1,4 ee, aa vị trí 1,4
aa, ae: vị trí 1,3 ae, ae vị trí 1,3
2.2.3. Đồng phân quang học
Chương 2: Các hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 22

a) Chất hoạt động quang học có C đối xứng


Điều kiện để xuất hiện đồng phân quang học là các chất có phân tử cấu trúc bất đối xứng
trong đó có thể bất đối xứng phân tử hoặc có nguyên tử C bất đối xứng.

Để hình dung về C bất đối xứng ta nhắc lạI H

thuyết hoá lập thể của Lơben và Vanhốp về cấu trúc


metan. Theo hai ông phân tử metan có cấu trúc Hình 3.8: Caáu daïng hình hoïc cuûa
phaân töû CH4 theo thuyeát
không gian trong đó 4 nguyên tử H phân trên 4 đỉnh lai hoùa. C H
của tứ diện đều và trung tâm của tứ diện là nguyên
tử C, hóc hoá trị (HCH) bằng 109028. H
H
Thuyết này còn gọi là thuyết cacbon tứ diện.
Hình 2.4: Cấu trúc dẫn xuất của metan

Nếu thay 4 nguyên tử H trong CH4 bằng 4 nhóm thế a, b, c, d khác nhau thì nguyên tử C
này được gọi là nguyên tử C bất đốI, ký hiệu là C*. Việc biểu diễn các đồng phân quang học bằng
hình tứ diện như trên mặt phẳng không phải trường hợp nào cũng thuận lợi vì vậy năm 1891,
E.Fischer đề nghị sử dụng công thức chiếu phẳng thay cho các công thức tứ diện.
Tuỳ thuộc vào việc chọn cạnh tứ diện là cạnh nằm ngang và quay về phía người quan sát
mà có thể có công thức chiếu khác nhau.
a a
a

b c b c
d
b c

d d

Hình 2.5: Công thức chiếu thẳng của Fischer


b) Đồng phân quang học (các dạng cấu hình)
Như đã nói ở trên, phân tử có cấu trúc bất đối xứng đều có khả năng tạo ra đồng phân
quang học. Trước hết chúng ta làm quen với trường hợp đơn giản có một C* là axit lactic:

CH3 C* COOH

OH
Axit này có hai đối quang (hai chất nghịch quang) là đồng phân quay phải, kí hiệu là (d)
hoặc (+) góc quay theo chiều kim đồng hồ và đồng phân quay trái, kí hiệu là l hoặc (-), góc quay
ngược chiều kim đồng hồ.
Xem hình 2.6, hai đối quang này (hai cấu hình) chúng rất giống nhau nhưng không thể xem
chồng khít lên nhau được, chúng đối xứng nhau như vật và ảnh trong gương, như bàn tay trái và
bàn tay phải. Chúng là hai đồng phân quang học có tính chất lý hoá giống nhau, chỉ khác nhau khả
Chương 2: Các hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 23

năng làm quay mặt phẳng phân cực ánh sáng của một sang phải, một sang trái và khác nhau về
hoạt động sinh vật.

COOH COOH COOH COOH

hay: H OH HO H
H OH HO H

CH3 CH3 CH3


CH3
Göông
Hình 2.6: Cấu hình của axit lactic
Một cặp nghịch quang như hình 2.6 có góc quay về trị số tuyệt đối bằng nhau nhưng khác
nhau về dấu. Hỗn hợp 50% đồng phân quay phải và 50% đồng phân quay trái cùng một phân tử
bất đối gọi là hỗn hợp Raxemic (biến thể raxemic).
Dĩ nhiên hỗn hợp raxemic có trị số quay cực bằng không.
Các hợp chất propadiol-1,2, andehit glyxeric là chất có một C* và cũng có một cặp đối
quang như axit lactic.
BÀI TẬP
2.1. Viết công thức cấu trúc các đồng phân hình học (nếu có) trong mỗi trường hợp sau:
(A): CH3 – CH = CH – CH3 (E): CH3 – CH = CH – CH = CH – CH3
(B): (CH3)2 – CH = CH – CH3 (F): CH3 – CH = CH – COOH
(C): CH3 – CH = CH – C6H5 (G): 1,1-đimetyl xiclohexan
(D): CH3 – C ≡ C – CH3 (H): 1,2-đimetyl xiclohexan
2.2. Khái quát về điều kiện cần và đủ để có đồng phân hình học?
2.3. Nguyên tử cacbon bất đối là gì? Điều kiện để xuất hiện đồng phân quang học là gì? Nêu thí dụ
minh hoạ?
2.4. Chất nào dưới đây có thể có đồng phân quang học? Số lượng đông phân là bao nhiêu?
(A): CH3 – CHBr – CH3 (D): CH3 – CHOH – COOH
(B): CH3 – CHBr – CH2 – CH3 (E): HOOC – CH2 – CHNH2 – COOH
(C): CH3 – CHBr – CHBr – CH3 (G): HOOC – CHOH – CHOH – COOH
2.5. Cấu dạng là gì? Viết công thức cấu dạng bền của etan; propan; butan; isopentan; 1,2-điclo
etan.
Chương 3: Sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử trong phân tử http://www.ebook.edu.vn Trang 24

Chương 3: SỰ TÁC DỤNG TƯƠNG HỖ CÁC NGUYÊN TỬ TRONG PHÂN TỬ


Các liên kết cộng hoá trị trong phân tử các chất hữu cơ bị thay đổi nhiều so với lúc chúng
mới được hình thành. Đó là do các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử luôn luôn tác dụng
tương hỗ lẫn nhau để sắp xếp lại mật độ điện tử trong các liên kết, để tạo ra một phân tử có cấu
trúc thích ứng với thành phần khác nhau tạo ra nó.
Các tính chất lý hoá, khả năng phản ứng hoá học của mỗI hợp chất hữu cơ đều bị ảnh
hưởng mạnh bởi tác dụng tương hỗ này. Người ta đã biết được sự tác dụng tương hỗ nhờ qua các
hiệu ứng: hiệu ứng cảm ứng, hiệu ứng liên hợp (cộng hưởng), hiệu ứng siêu liên hợp, … Sau đây
chúng ta lần lượt nghiên cứu các hiệu ứng tác dụng tương hỗ trong nội phân tử các hợp chất hữu
cơ.
3.1. Hiệu ứng cảm ứng
Hiệu ứng cảm ứng là sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử
các hợp chất H – Cno hoặc H - Ckhông no không liên hợp gây ra.
Hợp chất H – C không no có liên kết pi liên hợp với liên kết xích ma sự tác dụng tương hỗ
trong hệ này phức tạp, cho nên để tìm ra một số qui luật tác dụng cảm ứng ta chỉ xét trong hệ hợp
chất H – C no và chưa no không liên hợp.
Trước hết ta đi xét một số thí dụ sau:
CH3 – CH2 – CH2 – CH3 : n – butan
HCOOH có pKa = 3,7 ; CH3 – COOH có pKa = 4,7; C2H5 COOH có pKa = 4,9
HO – CH2 – COOH có pKa = 3,0; Cl – CH2 – COOH có pKa = 2,9.
Trong phân tử butan chỉ có hai nguyên tử C và H. Hai nguyên tố này có độ âm điện gần
bằng nhau. Cho nên các liên kết xíchma trong phân tử hầu như không phân cực. Nguyên tử H
không gây ra hiệu ứng. Người ta lấy hiệu ứng của H bằng không để so sánh với các trường hợp.
Các thí dụ trên khi thay thế nguyên tử H ở axit fomic bằng nhóm nguyên tử khác sẽ nhận các axit
có độ axit khác nhau.
Thay H bằng nhóm -CH3 và –C2H5. Tính axit giảm so với axit fomic. Theo lý thuyết điện tử
nhóm –CH3 và –C2H5 không phải là nhóm đẩy điện tử hoá trị ra khỏi mình về phía nhóm –COOH,
làm cho liên kết O – H giảm sự phân cực so với nhóm O – H trong HCOOH. H khó phân ly ra nên
tính axit giảm.
H H H

H C C O H H C C C O H

H O H H O

pKa của axit propionic lớn hơn pKa của axit axetic. Điều này chứng tỏ nhóm etyl đẩy mạnh
hơn nhóm metyl.
Hai axit cuối cùng trong phân tử có nguyên tố Oxy và Clo là hai nguyên tố có độ âm điện
Chương 3: Sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử trong phân tử http://www.ebook.edu.vn Trang 25

lớn. Chúng có khả năng hút các điện tử liên kết khác về mình. Do đó cặp điện tử liên kết O – H bị
lệch về phía Oxy nhiều hơn, liên kết O – H trở nên phân cực mạnh hơn so với axit fomic, … Sự
phân ly H mạnh hơn nên độ axit tăng lên.
Qua các thí dụ chúng ta có thể tìm ra một số quy luật tác dụng tương hỗ trong phân tử như
sau:
3.1.1. Khái niệm hiệu ứng cảm ứng
Hiệu ứng cảm ứng: là sự tác dụng của các nguyên tử, nhóm nguyên tử có độ âm điện lớn
làm chuyển dịch điện tử liên kết xích ma, gây ra sự phân cực phân tử. Hay nói cách khác sự tác
dụng tương hỗ gây ra từ một trung tâm nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử có độ âm điện lớn truyền
đi dọc theo mạch cacbon, làm ảnh hưởng đến các nguyên tử, nhóm nguyên tử khác trong phân tử
gọi là tác dụng cảm ứng, gây ra hiệu ứng cảm ứng.
3.1.2. Phân loại hiệu ứng cảm ứng
Hiệu ứng cảm ứng của nguyên tử hay nhóm nguyên tử có thể có giá trị dương hoặc âm và
kí hiệu bằng chữ I. Dấu trừ (-I) dùng để chỉ hiệu ứng cảm ứng gây ra bởi nguyên tử hay nhóm
nguyên tử hút điện tử, gọi là hiệu ứng cảm ứng âm.
Ngược lại, nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra hiệu ứng bằng cách nhường (đẩy) điện
tử, thì đó là hiệu ứng cảm ứng dương (+I). Chiều chuyển dịch mật độ điện tử theo hiệu ứng cảm
ứng được mô tả theo bằng mũi tên thẳng: →

// / /
C δ+ C δ+ C δ+ X δ−

X có độ âm điện lớn và trung tâm gây ra hiệu ứng cảm ứng: δ + > δ +/ > δ +// , chiều của tác
dụng cảm ứng được biểu thị bằng mũi tên dọc theo liên kết.
Sự phân cực cảm ứng được mô tả ở trên luôn luôn có sẵn trong phân tử vì nó do các yếu
tố cấu trúc trong phân tử gây ra. Đó là sự phân cực tĩnh (Is). Bên cạnh đó, còn có sự phân cực
động do hiệu ứng cảm ứng động (Iđ). Tuy nhiên liên kết xích ma là những liên kết bền, cho nên ta ít
gặp hiệu ứng Iđ và trong thực tế người ta thường dùng và hiểu hiệu ứng về phương diện tĩnh thôi.
Các nhóm nguyên tử gây ra hiệu ứng cảm ứng âm (-I) là những nguyên tử, nhóm nguyên
tử có độ âm điện lớn, là các ion dương có khả năng hút các điện tử liên kết xích ma về phía mình.
Thí dụ: (-I): CN > NO2 > F > Cl > Br > I > OCH3 > C6H5
Hiệu ứng cảm ứng dương (+I) gồm các gốc ankyl, các iion âm, có khả năng đẩy điện tử
liên kết khỏi mình.
Thí dụ: (+I): (CH3)3 > (CH3)2CH > CH3CH2 > CH3 > H
3.1.3. Đặc điểm của hiệu ứng cảm ứng
Hiệu ứng cảm ứng phát sinh và truyền đi dọc theo liên kết xích ma tương đối nhanh, nhưng
yếu dần và tắt đi cũng nhanh, chỉ qua độ 4, 5 liên kết xích ma hầu như mất đi.
Chương 3: Sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử trong phân tử http://www.ebook.edu.vn Trang 26

3.2. Hiệu ứng liên hợp


3.2.1. Định nghĩa
Khác với hiệu ứng cảm ứng, hiệu ứng liên hợp thể hiện ở những phân tử có hệ thống liên
kết pi và xích ma liên hợp. Nghĩa là trong đó có liên kết pi luân phiên liên kết xích ma và hệ liên hợp
“mở rộng”. Nó gồm những phân tử có nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử có cặp điện tử không liên
kết (:) liên kết trực tiếp với hệ liên hợp. Cặp điện tử này sẽ liên kết với liên kết pi của hệ liên hợp và
hệ liên hợp này được kéo dài thêm, nó được gọi là hệ liên hợp “mở rộng”.
Thí dụ:

CH2 = CH - CH = CH2 CH2 = C - CH = CH2 CH2 = CH - Cl


butadien-1,3 CH3 isopren vinyl clorua

cyclohexandien napthalen
benzen
OH
NH2

N
p-quinon phenol piridin anilin

Đặc điểm của hệ liên hợp: không có liên kết xích ma và liên kết pi thuần tuý. Các điện tử
pi trong hệ liên hợp không định cư một chỗ, chúng được giải toả trong toàn hệ. Các điện tử pi
không thuộc một nguyên tử cacbon nào. Chúng có khả năng phản ứng cao hơn điện tử pi trong
olefin mặc dù hệ liên hợp về mặt năng lượng bền hơn hệ không liên hợp.
Để thể hiện chiều của dịch chuyển điện tử pi, cũng như sự phân bố lạI mẩ độ điện tử pi
trong hệ có thể dùng hai cách sau:
Biểu diễn bằng mũi tên cong:

CH2 = CH - Cl CH2 = CH - CH = CH2

O
:OH :NH2 C-H

Biểu diễn bằng phương pháp cộng hưởng (mesome): Phương pháp này dựa vào đặc điểm
của hệ liên hợp các điện tử pi không định cư tại một chỗ, cho nên khó dùng một công thức cổ điển
nào đó thể hiện được đầy đủ trạng thái thực của hệ. Phương pháp cộng hưởng cho rằng một phân
Chương 3: Sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử trong phân tử http://www.ebook.edu.vn Trang 27

tử của hệ liên hợp phải được biểu diễn ít nhất hai công thức cổ điện trở lên (còn gọi là công thức
giới hạn hay công thức cộng hưởng) công thức thực là công thức trung gian giữa các công thức
đó.

+ - + -
CH2 = CH - CH = CH2 CH 2 - CH = CH - CH2 CH 2 = CH - CH - CH2

Phương pháp này được áp dụng nhiều để giải thích cơ chế phản ứng. Trong phần này ta
chỉ sử dụng phương pháp mũi tên công tiện lợi hơn.
3.2.2. Hiệu ứng liên hợp
Các quy luật tác dụng tương hỗ trong hệ liên hợp có nhiều điểm khác quy luật tác dụng
cảm ứng trong hệ không liên hợp. Nhiều trường hợp không thể giải thích được nếu chỉ sử dụng
một hiệu ứng cảm ứng.
Hai thí dụ sau đây phần nào cho thấy sự khác nhau đó.
Thí dụ 1:
R - CHO + CH3 - CHO R - CH = CH - CHO + H2O (1)

R - CHO + CH3 - CH = CH - CH =CH - CHO R - CH = CH - CH = CH - CH = CH - CHO + H2O (2)

Mặc dù, trung tâm gây hiệu ứng là nhóm CHO trong trường hợp (1) gần nhóm CH3, trường
hợp (2) cách nhóm CH3 bốn nguyên tử C, nhưng hiệu ứng tác dụng không giảm, (thể hiện khả
năng phản ứng (1) và (2) như nhau).
Hiệu ứng cảm ứng khoảng cách xa như vậy xem như không còn tác dụng.
Thí dụ 2:

H COOH Ka = 6,27.10-5

F COOH Ka = 7,20.10-5

Cl COOH Ka = 10,0.10-5

Br COOH Ka = 10,0.10-5

Thay H ở axit benzoic bằng các nguyên tử F, Cl, Br. Tính axit đều tăng lên. Điều này có thể
dùng hiệu ứng cảm ứng giả thích được. Vì F, Cl, Br có độ âm điện lớn kéo các điện tử liên kết về
phía mình làm cho liên kết phân cực, do đó độ axit tăng lên so vớI axit benzoic.
O

F C
O H

Nhưng độ mạnh của tính axit lại tăng ngược lại so với quy luật tác dụng cảm ứng, axit p-flo
Chương 3: Sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử trong phân tử http://www.ebook.edu.vn Trang 28

benzoic là axit mạnh nhất, ở đây yếu hơn axit p-brom benzoic. Như vậy trong hệ liên hợp ngoài
hiệu ứng cảm ứng còn có hiệu ứng khác đó là hiệu ứng liên hợp.

O
..
F C
.O. H

Hiệu ứng liên hợp có thể hiểu điều đó là sự tác dụng tương hỗ của các nguyên tử, nhóm
nguyên tử trong hệ liên hợp làm chuyển dịch các điện tử liên kết pi gây ra sự phân cực phân tử.
Hiệu ứng liên hợp cũng có hiệu ứng liên hợp tĩnh và động. Khi một phân tử chứa nối đôi
liên hợp tham gia phản ứng cùng với hiệu ứng liên hợp tĩnh có thường xuyên sẽ xuất hiện hiệu ứng
liên hợp động. Nó biểu hiện bằng sự phân bố lại mật độ điện tử mà hiệu ứng tĩnh đã phân bố. Khi
phân tử ở trạng thái bình thường hiệu ứng động không toát ra. Trong hệ chỉ có liên kết xích ma bền
vững, hiệu ứng cảm ứng động không đáng kể có thể bỏ qua, nhưng trong hệ liên hợp pi, hiệu ứng
động đóng vai trò quan trọng để giải thích cơ chế phản ứng.
Hiệu ứng liên hợp gồm hai loại đó là hiệu ứng liên hợp dương (+C) và hiệu ứng liên hợp
âm (-C) (chữ C: conjugation).
Hiệu ứng +C: gồm các nguyên tử, nhóm nguyên tử có cặp điện tử không liên kết (:) sẽ gây
ra hiệu ứng liên hợp dương: Trong chu kỳ và phân nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,
hiệu ứng liên hợp dương sẽ giảm.
F > Cl > Br > I
NH2 > OH > F
OR > SR > SeR
Các nguyên tử và nhóm nguyên tử này cho hiệu ứng +C và cảm ứng (-I) ngược chiều
nhau. Hiệu ứng liên hợp âm (-C): gồm các nguyên tử, nhóm nguyên tử cho –C thường là những
nhóm có liên kết pi.
O
..
HO C
.O. H

NO2, COOH, CHO, CONH, C ≡ N, COR, -SO3H.


Trong đó: C = O > C = NR > C = CR2
NO2 > CN > CHO > COOH
Các nhóm này có hiệu ứng –C và hiệu ứng –I cùng chiều nhau, trường hợp này hiệu ứng
được tăng cường.
Cũng như hiệu ứng cảm ứng, hiệu ứng liên hợp mạnh ở những nguyên tử có độ âm điện
lớn, … nhóm nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn sẽ chi phối chiều của hiệu ứng.
Chương 3: Sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử trong phân tử http://www.ebook.edu.vn Trang 29

NO2 NH2
CH3 - O - CH = CH2
+C -C +C -C -C +C

Đặc điểm của hiệu ứng liên hợp:


- Hiệu ứng liên hợp xuất hiện nhanh, lan truyền trong hệ cũng nhanh và giảm không
đáng kể khi mạch kéo dài (xa trung tâm gây hiệu ứng).
- Hiệu ứng liên hợp còn phụ thuộc vào yếu tố tập thể, khi hệ giảm tính chất liên hợp (cấu
tạo phẳng) thì hiệu ứng liên hợp cũng giảm theo. Nó không có hiệu lực khi hệ mất tính
chất đồng phẳng.
3.3. Hiệu ứng siêu liên hợp
Đây là hiệu ứng đặc biệt, có thể nói là trường hợp riêng, trường hộp mở rộng của hệ liên
hợp theo kiểu δ⎯π.

Hiệu ứng này chỉ cho trường hợp liên kết C⎯H cách liên kết π một liên kết δ (hiệu ứng cảm
ứng δ - δ, liên hợp π - π, n - π, siêu liên hợp δ - π).
Thí dụ:

H H H

H C CH CH2 H C C H H C C N

H H O H

H H H

CH3 C CH CH2 CH3 C C H H C

H H O H

Trường hợp các iion dương cũng cacboni cũng có tác dụng như nối đôi :
H H

H C C
+ CH3 C C+

H H

Ở đây chỉ có liên kết C ⎯ H được viết tách rời ra như trên mớI tham gia tác dụng siêu liên
hợp với điện tử pi. Obitan nguyên tử H cùng một lúc xen phủ vớI obitan của C liên kết và obitan pi.
Các điện tử liên kết tương tác với điện tử pi gây ra hiệu ứng siêu liên hợp. Có thể biểu diễn sự tác
dụng siêu liên hợp như sau:
Chương 3: Sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử trong phân tử http://www.ebook.edu.vn Trang 30

H H H H

+
H C CH CH2 H C C H H C C N H C C

H H O H H

Kết quả tương tác liên hợp này độ dài liên kết C⎯C gần liên kết pi ngắn hơn trường hợp
bình thường và đặc biệt là hiđro ở C⎯H trở nên linh động thể hiện trong các phản ứng ancol hoá
và các phản ứng khác.
Để chứng minh sự có mặt tương tác gây ra hiệu ứng siêu liên hợp chúng ta phân tích một
số thí dụ sau:
CH3 ⎯ CH = CH ⎯ C2H5 + HCl →
Theo hiệu ứng cảm ứng nhóm C2H5 cho hiệu ứng +I mạnh hơn nhóm CH3 vì vậy sản phẩm
cộng hợp là:
CH3 ⎯ CH = CH ⎯ C2H5 + HCl → CH3 ⎯ CH2 ⎯ CHCl ⎯ C2H5
Nhưng thực nghiệm nhận được nhóm CH3 > C2H5 nên:
CH3 ⎯ CH = CH ⎯ C2H5 + HCl → CH3 ⎯ CHCl ⎯ CH2 ⎯ C2H5
Như vậy, các nhóm ankyl khi gần liên kết pi gây ra hiệu ứng siêu liên hợp ngược lại hiệu
ứng cảm ứng.
3.4. Hiệu ứng không gian
Nguyên nhân gây ra hệu ứng không gian là do kích thước các nhóm thế lớn ảnh hưởng
nhau. Kích thước các nhóm, các ion lớn cồng kềnh cản trở các tác nhân khó tiếp cận nhau, khó tạo
thành trạng thái chuyển tiếp trong phản ứng.
Đặc biệt, các phản ứng xảy ra ở vị trí octo của nhân benzen, ảnh hưởng không gian các
nhóm thế chẳng những gây khó khăn vị trí thế vào octo mà còn làm mất tính cấu tạo phẳng nhóm
thế với nhân benzen. Do đó, phản ứng ở nhân benzen thay đổi.

CH3
(2)
(1) + IC2H5
CH3 + IC2H5 N
N

Phản ứng (1) thực hiện khó hơn phản ứng (2) do mhóm CH3 án ngữ không gian CH3.
Chương 3: Sự tác dụng tương hỗ các nguyên tử trong phân tử http://www.ebook.edu.vn Trang 31

BÀI TẬP
3.1. Hiệu ứng cảm ứng là gì? Nêu đặc điểm quan trọng nhất của hiệu ứng cảm ứng ?
3.2. a) Sắp các nguyên tử và nhóm nguyên tử theo chiều tăng dần của hiệu ứng cảm ứng âm trong
mỗi dãy sau đây:
–F ; –Cl ; –Br ; –I
–OH ; –NH2 ; –F
b) Sắp các nhóm nguyên tử theo chiều tăng dần của hiệu ứng cảm ứng âm trong dãy sau
đây: –CH3 ; –C(CH3)3 ; –CH2CH3 ; –CH(CH3)2.
3.3. Hiệu ứng liên hợp là gì? Nêu đặc điểm quan trọng nhất của hiệu ứng liên hợp?
3.4. a) Sắp xếp theo chiều tăng dần của hiệu ứng +C trong mỗi dãy sau đây:
–F ; –Cl ; –Br ; –I
–OH ; –NH2 ; –F
b) Sắp xếp theo chiều tăng dần của hiệu ứng -C trong mỗi dãy sau đây:
>C = O ; >C = NH ; >C = CH2
3.5. Cho ba hợp chất chứa oxi: CH3OH; C6H5OH; HCOOH. Hãy cho biết nguyên nhân của tính axit
trong mỗi trường hợp sau. So sánh tính axit của ba chất đó. Giải thích?
3.6. Cho ba hợp chất chứa nitơ: NH3; CH3NH2 ; C6H5NH2. So sánh tính bazơ của ba chất đó. Giải
thích?
3.7. Giải thích tại sao khi cho HCl tác dụng với penten-2 sinh ra chủ yếu 2-clopentan?
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 32

Chương 4: PHẢN ỨNG HỮU CƠ


4.1. Một số khái niệm chung
Như chúng ta thường nói phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác,
trong đó có quá trình phá vỡ liên kết cũ tạo ra liên kết mới. Quá trình phá vỡ liên kết cũ có thể tạo
ra ion, tạo ra gốc tự do.

. . + - + -
A + B AB A B A + B

Các phản ứng phân cực, các ion, các gốc tự do tác dụng các chất khác tạo ra chất mới.
Phản ứng hoá học có sự tham gia của gốc tự do gọi phản ứng theo gốc tự do. Các gốc tự
do có năng lượng lớn, thời gian tồn tại ngắn, có khả năng cho phản ứng cao. Các hợp chất hyđro
peroxit và peroxit dễ phân huỷ cho gốc tự do.
Phản ứng hoá học có sự tham gia của các ion gọi phản ứng ion. Tác nhân tương tác A+ gọi
là tác nhân ái điện tử. Tác nhân B- gọi là tác nhân ái nhân. Tác nhân ái nhân cũng là một bazơ của
Lewis, tác nhân ái điện tử là một axit của Lewis.
Trong phản ứng oxy hoá khử có thể xem tác nhân ái nhân là chất khử, còn tác nhân ái điện
tử nhận điện tử của tác nhân ái nhân nên có thể xem là chất oxy hoá.
Như vậy các phản ứng hoá học: phản ứng cộng hợp, phản ứng thế, phản ứng tách loại, …
có thể xảy ra theo cơ chế gốc tự do, hoặc cơ chế ion. Phản ứng theo cơ chế ion có cơ chế ái điện
tử và cơ chế ái nhân.
Tuỳ thuộc vào số lượng các phân tử hoặc ion, … tham gia vào giai đoạn quyết định tốc độ
phản ứng mà có loại phản ứng đơn phân tử, lưỡng phân tử hoặc nhiều phân tử.
Trong phản ứng hoá hữu cơ, các chất tham gia phản ứng có thể thực hiện ở trạng thái hơi,
trạng thái lỏng, trạng thái rắn có dung môi hòa tan hoặc không dung môi hoà tan.
4.2. Đặc điểm của phản ứng hữu cơ
Phản ứng hoá học hữu cơ không những có nhiều về số lượng, rất phức tạp và về cơ chế
mà còn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Phản ứng xảy ra thường là chậm.
- Phản ứng xảy ra qua nhiều giai đoạn (phản ứng nối tiếp).
- Phản ứng xảy ra song song nhau (phản ứng cạnh tranh sinh ra sản phẩm phụ).
Phản ứng hữu cơ thường xảy ra không qua giai đoạn phân ly ra ion, mà qua giai đoạn tạo
ra trạng thái trung gian gọi là trạng thái phức hoạt động hay trạng thái chuyển tiếp rồi sau đó tạo ra
chất mới. Bằng con đường qua trạng thái chuyển tiếp phản ứng tiêu tốn năng lượng ít hơn nhiều
so với phân ly ra ion.
4.2.1. Tốc độ phản ứng
Các phản ứng hoá học xảy ra một giai đoạn như:
aA + bB → eE
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 33

Vận tốc của phản ứng được xác đinh: v = k[A]a [B]b. Phản ứng bậc a đối với A, bậc b đối
với B và bậc của phản ứng là (a+b).
Các phản ứng qua nhiều giai đoạn việc tính vận tốc trở nên phức tạp hơn. Trường hợp này
có thể tính gần đúng là bỏ qua các giai đoạn phản ứng nhanh, giai đoạn chậm nhất là giai đoạn
quyết định tốc độ phản ứng.
4.2.2. Phản ứng cạnh tranh
Đặc điểm đặc biệt trong phản ứng hữu cơ là một trong các chất như nhau phản ứng xảy ra
nhiều hướng khác nhau cho sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phản ứng song song nhau).
Thí dụ: Chất A đồng thời phản ứng với chất B và D (hoặc cùng một chất B nhưng ở vị trí
khác nhau trong phân tử):

A + B ⎯⎯→
K1
E

A + D ⎯⎯→
K2
G

Đối với phản ứng một chiều, có cùng bậc phản ứng thì tương quan giữa sản phẩm E và G
tạo thành không đổi trong quá trình phản ứng. Tỷ lệ này là thước đo hoạt tính tương tác của B và D
đối với A.

[E ] = K1
[G ] K 2
4.2.3. Trạng thái chuyển tiếp
Thuyết va chạm: muốn phản ứng hoá học xảy ra các chất tham gia phản ứng phảI va chạm
nhau. Người ta tính được số va chạm giữa hai phân tử trong 1 giây ở thể tích 1cm3 và 150C
khoảng 1014 va chạm. Nếu mỗi va chạm đều xảy ra phản ứng thì tốc độ phản ứng rất lớn. Thực sự
không phải va chạm nào cũng xảy ra phản ứng. Các va chạm gây ra phản ứng chỉ đối với phân tử
có năng lượng cao, ở năng lượng đó mỗi va chạm đều sinh ra chất mới. Năng lượng này được gọi
là năng lượng hoạt hoá.
Nghiên cứu về vấn đề này Arenius đưa ra phương trình xác định sự phụ thuộc hằng số vận
tốc phản ứng:
−E
K = p.z. e RT

Với: K là hằng số vận tốc


z là số va chạm (vận tốc phản ứng tỷ lệ thuận với z)
E là năng lượng hoạt hoá
p là tác nhân xác suất, tác nhân lập thể. Nó cho biết sự khác nhau giữa tốc độ thực
và tốc độ tính theo lý thuyết (p = 10-1 – 10-3).
Việc tính yếu tố xác suất p không đơn giản, vì vậy thuyết va chạm bị hạn chế áp dụng cho
nhiều phản ứng. Thuyết trạng thái chuyển tiếp ra đời. Đây là thuyết có giá trị trong việc giải quyết
các cơ chế phản ứng hoá học.
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 34

Xét phản ứng hoá học: A + BC → AB + C


Muốn phản ứng hoá học xảy ra, trước hết BC phải phân ly thành B và C. Sau đó B kết hợp
với A tạo ra AB. Phản ứng thực hiện bằng con đường này phải tiêu tốn năng lượng lớn để phân ly
BC thành B + C. Năng lượng này xa với năng lượng thực tế cần thiết để tạo ra phân tử AB.
Theo Hayle – London – Ingold phản ứng xảy ra không qua giai đoạn BC phân ly thành B và
C, mà BC cùng A tạo ra trạng thái chuyển tiếp, ở trạng thái này A...B...C cùng nằm trên một trạng
thái đảm bảo năng lượng tương tác nhỏ nhất.
Có thể biểu diễn thuyết trạng thái chuyển tiếp áp dung cho khả năng phản ứng hệ 3 trung
tâm như A + BC là:
A + BC → A...B...C → AB + C

Đối với hệ có 4 trung tâm AB + CD → AC + BD có thể biểu diễn trạng thái chuyển tiếp:

A C A C A C
+ +
B D B D B D

trạng thái chuyển tiếp


4.3. Phản ứng thế trong hoá học hữu cơ
4.3.1. Khái niệm
Phản ứng thế kí hiệu bằng chữ S (xuất phát từ Substitution có nghĩa là “sự thay thế”) là
phản ứng trong đó một nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong phân tử được thay thế bằng nguyên
tử hay nhóm nguyên tử khác.

Thí dụ: CH4 + Cl2 ⎯


⎯→ CH3Cl + HCl
CH3 ⎯ Cl + NaOH ⎯
⎯→ CH3 ⎯ OH + NaCl
Phản ứng trùng ngưng thực chất là những phản ứng thế nối tiếp nhau.
Phản ứng thế là phản ứng rất phổ biến trong hoá học hữu cơ, là phản ứng được nghiên
cứu kỹ và rất lâu đời, ... Tuỳ thuộc vào bản chất từng loại tác nhân tương tác mà có thể chia các
loại phản ứng sau:
4.3.2. Cơ chế phản ứng thế
a) Phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do
• •
R + R , − R ,, ⎯
⎯→ R , − R + R ,,
Các gốc tự do được tạo thành có thể do tác dụng nhiệt hoặc ánh sáng, ví dụ:
• •
R − O − O − H ⎯⎯→ R O+ O H
0
t
Các hydro peroxyt, peroxyt:
• •
R − O − O − R , ⎯⎯→ R O+ R , O
0
t

• •
Cl2 ⎯⎯→
hv
Cl + Cl
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 35

Các phản ứng halogen hoá ankan, phản ứng ankyl halogenua với kim loại, ... là những
phản ứng thế theo gốc tự do.
• •
R − Cl + Mg ⎯
⎯→ R + Mg Cl
• •
R − Cl + Mg Cl ⎯
⎯→ R + MgCl2
• •
⎯→ R − Mg ⎯+⎯
R + Mg ⎯ R −Cl
⎯→ R − MgCl + R

Phản ứng clo hoá: R ⎯ H + Cl2 ⎯⎯→


hv
RCl + HCl
• •
Cl2 ⎯⎯→
hv
Cl + Cl
• •
R − H + Cl ⎯
⎯→ R + HCl
• •
R + Cl2 ⎯
⎯→ RCl + Cl
b) Phản ứng thế theo cơ chế ái điện tử
1 2
Phản ứng thế ái điện tử được kí hiệu là SE ( S E , S E là phản ứng đơn phân tử hay lưỡng

phân tử). Sơ đồ tổng quát:

R+ + R/(-)⎯R//(+) ⎯
⎯→ R/ ⎯ R + R//+
Thí dụ:
- +
CH3 ... CH3 CH3 CH3
CH3 I + CH3 Na +
+ -
Na ... I NaI

4.3.3. Phản ứng thế ái nhân vào nguyên tử C no


Phản ứng thế ái nhân chủ yếu tập trung vào nguyên tử C bão hoà và phản ứng thế H ở
nhân benzen nghèo điện tử.

Sơ đồ chung: R(-) (R:) + R/ - ⎯ R// ⎯


⎯→ R// ⎯ R + R/(-) (R/:)
Với R (-) (R:): là các anion, các hợp chất có cặp điện tử tự do (:) như Cl-, Br-, I-, OH-, RO-,
RS-, CN-, ROH, RCOO-, NH3, RNH2.
Còn R/ -⎯ R// là các ankyl halogen, rượu, ete, este, hợp chất diazo, các ankyl sunphat.

Thí dụ: CH3 – CH2 – CH2 Cl + OH- → CH3 – CH2 – CH2 – OH + Cl-

C2H5 – O – C2H5 + HBr → C2H5OH + C2H5Br


c) Phản ứng thế theo cơ chế nucleophin (SN)
1 2
Phản ứng thế nucleophin có hai cơ chế: cơ chế đơn phân tử ( S N ) và lưỡng phân tử ( S N ).

1
Phản ứng thế đơn phân tử ( S N )
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 36

Thí dụ:

CH3 CH3

- -
CH3 C Cl + OH CH3 C OH + Cl

CH3 CH3

Cơ chế:

CH3 CH3

- cham
C+
-
CH3 C+ Cl CH3 + Cl

CH3 CH3

CH3 CH3 CH3 CH3 CH3


+ - nhanh
C+
nhanh C CH3
CH3 + OH HO C CH3 C OH
CH3
CH3 CH3 CH3

Giai đoạn đầu là giai đoạn ion hóa tạo ra ion, giai đoạn này thường chậm, cho nên tốc độ
ion hoá cũng là tốc độ của phản ứng.
Giai đoạn hai có tính chất ion tương tác nên được thực hiên nhanh. Trước khi thực hiện
giai đoạn hai ion cacboni ở trung tâm sẽ chuyển từ trạng thái tứ diện sang trạng thái mặt phẳng
bền hơn. Nhờ vậy nhóm OH có xác suất tấn công vào hai phía như nhau.
2
Phản ứng thế lưỡng phân tử ( S N )

Thí dụ: CH3 – Cl + OH- ⎯


⎯→ CH3OH + Cl-
Cơ chế:
H H H H
+ -
OH- + H C+ Cl
- HO- C Cl HO C H + Cl -
H
H H
(TTCT
Giai đoạn chậm nhất là giai đoạn tạo thành) TTCT có sự tham gia của CH3Cl và ion OH-.
Theo thuyết TTCT, ba trung tâm phản ứng OH, C và Cl ở TTCT phải nằm trên một đường thẳng.
Đó là điều kiện đảm bảo năng lượng tiêu tốn cho phản ứng cực tiểu. Khi liên kết OH và C đạt đến
hàng rào năng lượng chuyển tiếp thì Cl tách ra khỏi C.
4.4. Phản ứng tách loại trong hoá học hữu cơ
4.4.1. Khái niệm
Phản ứng tách loại kí hiệu bằng chữ E (xuất phát từ Elimination có nghĩa là “sự tách bỏ”) là
phản ứng làm cho hai nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi một phân tử mà không có
nguyên tử hay nhóm nguyên tử nào thay thế vào.
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 37

Thí dụ: CH3 ⎯ CH3 ⎯


⎯→ CH2 = CH2 + H2
C2H5OH ⎯
⎯→ CH2 = CH2 + H2O
Crackinh thực chất là phản ứng tách loại.
Phản ứng tách loại có thể xảy ra với hai nhóm tách ra ở cùng một nguyên tử C hoặc khác
nguyên tử C. Sản phẩm tách loại có thế là hợp chất không no, hoặc hợp chất vòng.
Trong phản ứng đóng vòng có phản ứng đóng vòng kiểu Dikman (hai nhóm tách loại không
cạnh tranh)
Trong phản ứng đóng vòng thường thực hiên bằng sự tách loại, nhưng cơ chế phản ứng
tách loại kiểu đóng vòng nhiều trường hợp theo cơ chế thế nội phân tử.
Các phản ứng đóng vòng thường gặp:

CH2Br CH2

H2C + 2Na H2C + 2NaBr


(or: Zn/ROH)
CH2Br CH2
1,3-dibrom propan Xyclo propan

Đóng vòng tạo nhóm êpoxy:

CH2 CH CH2 CH2 CH CH2 + HCl

Cl OH OH O OH

.....
Phản ứng tách loại có giá trị là phản ứng tách loại tạo ra olefin, ankin. Đây là phần chính
của chương trình. Trước hết dẫn chứng một số phản ứng tách loại tạo ra nối đôi thường gặp trong
hoá hữu cơ.
R CH CH2 R CH CH2 + HX
H X

H+
R CH CH2 R CH CH2 + H2O

H OH

+H2O
R CH CH2 R CH CH2 + H2SO4

H OSO3H

4.4.2. Cơ chế phản ứng tách loại


a) Phản ứng tách loại đơn phân tử (E1)
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 38

CH3 CH3
cham + -
CH3 CH2 C Cl CH3 CH2 C + Cl

CH3 CH3
CH3
nhanh
CH3 CH2 C
+ CH3 CH C CH3 + H+

CH3 CH3

CH3 CH3
H
+ nhanh +
CH3 C OH + H CH3 C O
- H
CH3 CH3
cham
CH3
CH3 nhanh
CH3 C+ + H2O

CH3 C CH2 + H+ CH3

Hai phản ứng trên viết theo cơ chế loại đơn phân tử. Giai đoạn tạo ra cation cacboni là giai
đoạn chậm nhất, nên đó là giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng.
Vai trò của dung môi phân cực đối với phản ứng tách loại là sonvat hoá, tạo khả năng cho
chất phân ly ra ion. Dung môi càng phân cực, phản ứng tách loại E1 xảy ra nhanh và thuận lợi.
b) Cơ chế phản ứng tách loại lưỡng phân tử

Giống như phản ứng thế S N2 , phản ứng tách loại E2 cũng trải qua giai đoạn tạo thành trạng
thái chuyển tiếp.
R H
- HO-... H ... C C+... Cl
HO + R CH2 CH2 Cl

(TTCT) H H
-H2O

R CH CH2 + Cl-

Theo chơ chế tách loại trên H+ và Cl- tách ra cùng một lúc. Thực nghiệm đã xác nhận tốc
độ phản ứng phụ thuộc vào tác nhân tách loại (OH-).
Phản ứng tách loại E2 không những phụ thuộc vào nồng độ tác nhân ái nhân mà còn phụ
thuộc vào sức ái nhân và độ bazơ của nó, ... Nồng độ tăng lên, tính bazơ tăng lên phản ứng tách
loại E2 xảy ra càng nhanh.
Phản ứng tách loại E2 rõ ràng theo cơ chế còn phụ thuộc vào cấu trúc phân tử chất tách
loại. Yếu tố cấu trúc ở đây chủ yếu phụ thuộc vào bậc C có H tách loại ra. Bậc C càng lớn ảnh
hưởng yếu tố không gian càng mạnh, tác nhân ái nhân càng khó tiếp cận H+, khó hình thành trạng
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 39

thái chuyển tiếp. Hướng tách loại E2 bị hạn chế hoặc thay đổi.
Các tác nhân ái nhân thường gặp trong phản ứng tách loại E2: H2O, CH3COO-, C6H5O-,
OH-, CH3O-, NH2-, CO32-. Trong đó tác nhân bazơ mạnh RO-, OH-, NH2- dễ dàng loại proton cho
phản ứng E2.
Các nhóm chức trong phân tử tách loại có khả năng tách theo E2: R3N+, R3P+, R3S+, -SO2R,
X-, OSO2R, RCOO-. Trong đó dễ tách nhất là R3N+, R3P+, R3S+ còn X- cần tác nhân bazơ mạnh mới
tách được.
4.4.3. Sự cạnh tranh phản ứng tách loại và thế
Cơ chế phản ứng thế và tách loại có những điểm giống nhau. Trong phản ứng thế bao giờ
cũng kèm theo phản ứng tách loại và ngược lại. Tỷ lệ sản phẩm thế và tách loại phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Phản ứng thế đơn phân tử SN1 và tách loại đơn phân tử E1 đều qua giai đoạn tạo
thành ion cacboni. Khi tăng nhóm thế ankyl sẽ tăng khả năng tách loại E1 hơn thế SN1.
R – CH2 – CH2 – X < R – CH2 – CHR1 – X < R – CH2 – CR1R2 – X
Đối với phản ứng tách loại theo cơ chế SN2 và E2 cũng vậy, việc tăng nhóm thế ankyl sẽ
tăng phản ứng E2 hơn SN2.
4.5. Phản ứng cộng hợp trong hoá học hữu cơ
4.5.1. Khái niệm
Phản ứng cộng được kí hiệu là bằng chữ A (xuất phát từ Addition có nghĩa là “sự công
hợp”) là phản ứng trong đó có hai phân tử kết hợp với nhau tạo thành phân tử mới.
Phản ứng trùng hợp có bản chất là phản ứng cộng hợp nhiều lần.
Trong phản ứng hữu cơ thường gặp các dạng phản ứng cộng hợp sau:

R – CH = CH2 + Cl2 ⎯
⎯→ R – CHCl – CH2Cl
R – C ≡ CH + 2Cl2 ⎯
⎯→ R – CCl2 – CHCl2
ONa
O
R C + NaHSO3 CH3 C SO3H
H
H

CH3 CH CH2 + NH3 CH3 CH CH2


O OH NH2

Liên kết pi là liên kết giàu năng lượng, có khả năng phản ứng khá mạnh dưới tác dụng môi
trường bên ngoài hoặc do các hiệu ứng nội phân tử. Các nhóm thế gây hiệu ứng điện tử làm giảm
hoặc tăng mật độ điện tử ở liên kết pi dẫn đến sự tăng phân cực của nó.
Trường hợp các hiệu ứng làm tăng mật độ điện tử ở liên kết pi, liên kết pi sẽ tăng hoạt hoá
để tác dụng với nhiều ái nhân ái điện tử. Trường hợp này chính điện tử pi là tác nhân ái nhân, một
bazơ mạnh.
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 40

Trong trường hợp ngược lại nhóm thế gây hiệu ứng làm giảm mật độ điện tử pi ở liên kết
pi thì khả năng cộng hợp ái điện tử sẽ giảm, có xu hướng cộng hợp ái nhân.
Riêng liên kết ba như axetylen có khả năng cộng hợp ái nhân lẫn ái điện tử. Một số tác
nhân ái nhân mạnh RO-, RCOO- trong môi trường bazơ, axetylen cộng hợp ái nhân.
Phản ứng cộng hợp có 3 cơ chế: cộng hợp ái nhân, ái điên tử và gốc tự do.
4.5.2. Cơ chế của phản ứng cộng hợp
a) Phản ứng cộng hợp ái điện tử vào liên kết đôi C = C
Thí dụ:

nhanh cham +
CH2 CH2 + Cl Cl CH2 CH2 CH2 CH2 + Cl -
Cl+ Cl

Cl-
Cl
phức π +
CH2 CH2
+ Cl - CH2 CH2
Cl
Cl

Phản ứng cộng hợp vào nối đôi C = C theo cơ chế ái điện tử cần phải có mặt của dung môi
phân cực hoặc xúc tác như xúc tác Lewis để làm cho liên kết pi dễ phân cực và tác nhân cộng hợp
phân cực (Cl2). Nhờ sự phân cực trước nên gai đoạn tạo phức π nhanh. Quá trình phức π phá vỡ
liên kết π tạo ra ion là quá trình khó và chậm. Vì vậy tốc độ phản ứng cộng hợp được xác định là
gia đoạn phá vỡ liên kết pi tạo ra ion. Hơn nữa tác nhân ái điện tử sẽ cộng hợp vào trước và được
cộng hợp vào giai đoạn quyết định này. Cho nên phản ứng cộng hợp vào nối đôi C = C là phản
ứng cộng hợp ái điện tử.
Cơ chế phản ứng: cơ chế AE

- + +
cham C C + Y-
C C + X+ Y-

Y X
+ nhanh
C C + Y- C C

X X

b) Phản ứng cộng hợp ái nhân vào liên kết đôi C = O


Nhóm cacbonyl có khả năng cộng hợp rất nhiều chất (H2, HCN, NaHSO3, H2O, NH2-OH, R-
MgX, ...). Khả năng cộng hợp được nhiều của nhóm cacbonyl là do nguyên tử O có độ âm điện lớn
làm cho liên kết pi bị phân cực mạnh về phía O

+ -
C O
Chương 4: Phản ứng hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 41

Tạo ra hai trung tâm: 1 trung tâm dương (Cδ+) và một trung tâm âm (Oδ-). Trung tâm dương
sẽ tương tác với tác nhân ái nhân, trung tâm âm sẽ tương tác với tác nhân ái điện tử. Trong phản
các ứng hoá học trung tâm dương có vai trò quyết định cho giai đoạn đầu của cộng hợp ái nhân.
Cơ chế phản ứng: cơ chế AN

R1 R1 O-
+ - cham
C O + X+ Y- C + X+
R2 R2 Y
R1 O- R1 OX
nhanh
C + X+ C
R2 Y R2 Y

Thí dụ:

CH3 CH3 O-
- cham
C O + H+ CN - C + H+
H H CN
CH3 O- CH3 OH
C + H+ nhanh
C
H CN H CN

BÀI TẬP
4.1. Cơ chế phản ứng là gì? Hãy minh hoạ bằng cơ chế phản ứng sau:

a) CH4 + Cl2 ⎯
⎯→ CH3Cl + HCl

b) CH2 = CH2 + Br2 ⎯


⎯→ CH2Br - CH2Br

c) CH2 = CH2 + HBr ⎯


⎯→ CH3 - CH2Br

d) CH3 – CHO + NaHSO3 ⎯


⎯→ ?
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 42

Chương 5: HIĐRO CACBON


5.1. HIĐROCACBON NO

Hiđrocacbon no là những H – C mà trong phân tử của chúng chỉ có nguyên tử Csp3, cho
nên phân tử chỉ có liên kết đơn.

Phân loại: gồm hai loại H – C no mạch hở (ankan) và H – C no mạch vòng (xicloankan)

5.1.1. Cấu trúc phân tử

a) Đối với ankan

Phân tử ankan chỉ có những nguyên tử C sp3 với góc hoá trị ∼ 109028/, do đó mạch C

thường ziczac và tồn tại chủ yếu ở dạng xen kẽ, vì đó là những dạng bền (hình 5.1)

H CH3 CH3 CH3


H H H H H H H CH3

H H H H H H H H
H H CH3 H
anti syn
CH3 - CH3 CH3 -CH2 - CH3
CH3 -CH2 - CH2 - CH3

Hình 5.1: Cấu dạng xen kẻ của một số dạng ankan

b) Đối với xicloankan

Xiclopropan và xiclobutan là những vòng kém bền. Do góc (CCC) bị ép nhiều so với góc
bình thường (109028/), liên kết C – C trong phân tử xiclopropan chẳng hạn được hình thành bằng
cách xen phủ một bên, chính vì vậy liên kết này kém bền. Ngoài ra, nếu nhìn theo trục dọc liên kết
C – C ta thấy các nguyên tử H ở vị trí che khuất nhau, yếu tố đó cũng góp phần làm cho vòng kém
bền.

Xiclopentan và xiclohexan là những vòng bền. Vòng xiclohexan có dạng ghế nên góc liên
kết tứ diện vẫn được bảo đảm còn các nguyên tử H luôn luôn ở vị trí xen kẽ. Dạng thuyền tuy vẫn
đảm bảo góc liên kết, song có một nguyên tử H ở vị trí che khuất (hình 5.2) nên dạng thuyền không
bền.

H (a)H
H H
H
H H H H(e)
H H
H H(e) H H
H
H H H
H
H H(a) H
H
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 43

H H(a)
H H
H(e) H

H H
H HH HH

Dạng ghế Dạng thuyền

Hình 5.2: Cấu dạng của xiclohexan

5.1.2. Tính chất vật lý

Giữa các phân tử ankan chỉ có lực hút vandevan nên các chất đầu dãy đồng đẳng là
những chất khí (từ metan đến butan), những chất sau là lỏng (từ C5 đến C19) hoặc rắn (từ C20 trở
lên). Nói chung, khi phân tử khối của ankan tăng thì nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cũng tăng
theo (bảng 5.1). Sự phân nhánh làm cho nhiệt độ sôi giảm đi.

Bảng 5.1: Hằng số vật lý của một số ankan

CTPT Tên t nc0 t s0 d

CH4 Mêtan -183 -162 0,415

C2H6 Etan -183 -89 0,561

C3H8 Propan -188 -42 0,585

n– butan -138 -0,5 0,600


C4H10
Iso butan -159 -10 0,603

n- pentan -130 36 0,626

C5H12
2 – metyl butan (iso pentan) -160 28 0,620

2,2 – đimetyl propan (iso pentan) - 9,5 -

C8H18 n - octan -57 126 0,703

C10H22 n – decan -30 174 0,730

C20H42 n - icosan 37 343 0,778

Các ankan đều không tan trong nước (hoặc ít tan). Ngược lại chúng dễ tan trong nhiều
dung môi hữu cơ, hoà tan được chất béo.

5.1.3. Tính chất hoá học

So với một số hợp chất hữu cơ khác, ankan có khả năng phản ứng rất kém. Ở điều kiện
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 44

thường, ankan không tác dụng với axit, bazơ, chất oxi hoá, kim loại hoạt động, ... vì thế ankan là
một parafin (từ tiếng Latin parum affinis có nghĩa là ái lực)

Các phản ứng hoá học của ankan thường chỉ xảy ra khi đun nóng, khi chiếu sáng hoặc có
mặt các chất khơi mào và xúc tác và hầu hết theo cơ chế đồng ly.

a) Phản ứng thế hiđro bằng halogen

Phản ứng chỉ xảy ra với clo hoặc brom, trong điều kiện chiếu sáng, iốt không phản ứng,
còn flo gây ra phản ứng nổ.

• Sơ đồ phản ứng: R–H + X2 ⎯⎯→


hv
R – X + HX

Thí dụ:

+ Cl2 + Cl2 + Cl2 + Cl2


CH4 CH3Cl CH2Cl2 CHCl3 CCl4
- HCl - HCl - HCl - HCl
metyl metyl clorua metylenclorua clorofom cacbon tetraclorua

Cơ chế phản ứng: Cơ chế thế gốc tự do SR

X2 ⎯⎯→ 2X*
hv
- Khơi mào phản ứng:

- Phát triển mạch: X* + R⎯H ⎯


⎯→ R* + HX

R* + X⎯X ⎯
⎯→ R ⎯ X + X*
X* lại tiếp tục phản ứng với R ⎯ H như trên, quá trình được lặp lại n lần (nếu RH là CH4
n∼10000)

- Giai đoạn tắc mạch theo các hướng sau: X* + X* ⎯


⎯→ X2

R* + X* ⎯
⎯→ R ⎯ X

R* + R* ⎯
⎯→ R ⎯ R

• Khả năng phản ứng và hướng phản ứng: Khi halogen hoá các đồng đẳng của etan có thể sinh
ra một hỗn hợp dẫn xuất monohalogen của nhau. Thí dụ:

CH3 CH2 CH2Cl (A)


+ Cl2
CH3 CH2 CH3 hv Cl
-HCl
CH3 CH CH3 (B)

Tỷ lệ % các sản phẩm đó phụ thuộc vào số lượng ni các nguyên tử H cùng một loại, tức là
liên kết với nguyên tử C bậc i (bậc I, bậc II hay bậc III) và phụ thuộc khả năng phản ứng ri của
nguyên tử H ở cacbon bậc i đó. Thực nghiệm cho thấy ri của phản ứng ở 1000C như sau:
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 45

CI ⎯ H CII ⎯ H CIII ⎯ H

Clo hoá 1 4,3 7

Brom hoá 1 82 1600

Ta thấy bậc của C càng cao thì khả năng phản ứng của H càng lớn vì C bậc càng cao sẽ
cho gốc tự do bậc cao bền hơn. Sự khác nhau về ri trong phản ứng brom hoá rõ rệt hơn trong phản
ứng clo hoá.

Giữa tỷ lệ % ai của sản phẩm thế với ni và ri có mối quan hệ nư sau:

100 × ri × ni
ai (%) =
∑ ni × ri
Trong thí dụ về clo hoá propan ở trên nI = 6; nII = 2; rI = 1; rII = 4,3. Áp dụng biểu thức ở
trên ta tính được:

Sản phẩm A: aI(%) ≈ 41% Sản phẩm B: aII ≈ 59%

• Phản ứng của xicloankan với halogen:

Xiclohexan, xiclopentan, ... tác dụng với halogen tương tụ ankan, nghĩa là cho sản phẩm
thế. Thí dụ:

Br
hv
+ Br2 + HBr

Tuy nhiên, xicloprpan lại tham gia phản ứng cộng - mở vòng, vì vòng này kém bền. Thí dụ:

CCl4
+ Br2 Br CH2 CH2 CH2 Br

Ngoài phản ứng cộng brom, xiclopropan còn dễ dàng cộng hiđro, HBr, H2SO4, ....

b) Phản ứng tác dụng nhiệt

• Đehiđro hoá hay là tách H2: Khi đun nóng ankan có mạch ngắn với xúc tác (Cr2O3, Cu, Pt, ...)
xảy ra phảnứng tách H2 tạo thành H – C không no. Thí dụ:

xt, t0
CH3 CH3 CH2 CH2 + H2

Khi nhiệt phân CH4, tuỳ thuộc ở điều kiện phản ứng có thể thu được muội than hoặc
axetylen:

xt, 10000
CH4 C + 2H2
1400 - 15000
2CH4 HC CH + 3H2
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 46

Phản ứng tách H2 những ankan có 5 – 7 C trong mạch chính có thể dẫn tới sự đóng vòng
hoặc xa hơn nữa là thơm hoá. Thí dụ:

H2
C
H2C CH3
xt, t0 xt, t0
H2C - H2 - 3H2
CH2 CH3

• Crackinh: là quá trình bẻ gãy mạch C của ankan để tạo ra một hỗn hợp những anken và ankan
có mạch C ngắn hơn. Quá trình này xảy ra nhờ tác dụng đơn thuần của nhiệt (500 – 7000C) gọi là
crackinh nhiệt, hoặc nhờ chất xúc tác ở nhiệ độ thấp hơn (450 – 5000C) gọilà crackinh xúc tác. Thí
dụ:

CH4 + C3H6
C4H10
C2H6 + C2H4

c) Phản ứng oxi hoá

• Oxi hoá hoàn toàn: đốt cháy trong không khí

Khi có tia lửa đốt và đủ oxi, ankan và xicloankan có thể cháy hoàn toàn sinh ra CO2, H2O
và toả nhiệt mạnh:

3n + 1
O2 ⎯⎯→ nCO2 + (n+1)H2O
t0
CnH2n+2 +
2

3n
O2 ⎯⎯→ nCO2 + nH2O
t0
CnH2n +
2
Phản ứng cháy ankan được dùng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.

• Oxi hoá không hoàn toàn: Tuỳ theo điều kiện phản ứng, ankan bị oxi hoá không hoàn toàn cho
những sản phẩm khác nhau trong công nghiệp.

Oxi hoá metan:

200 at, 300oC, Cu


HCHO + H2O
+ O2 (kk)
CH4 Ni, 5000C
CO2 + 2H2

thieáu oxi
C + 2H2O

Oxi hóa butan:

+ O2 (kk)
CH3 CH2 CH2 CH3 2CH3 COOH
Mn2+
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 47

Oxi hoá ankan cao:

R1 CH2 R1 COOH
+ O2 (kk)
+
Mn2+
R2 CH2 R2 COOH

Oxi hoá xiclohexan:

OH
ZnO, to

+ O2 (40at)
150oC
O

xiclohexanon
+ O2 , NO

5.1.4. Phương pháp điều chế

a) Phương pháp tăng mạch cacbon

• Từ cacbon oxyt và hiđro có xúc tác Fe, Co, Ni

Hỗn hợp CO và H2 cho đi qua nhiệt độ 2000C và áp suất khí quyển có chất xúc tác sắt,
coban cho hỗn hợp ankan

(2n + 1) H2 ⎯⎯ ⎯ ⎯
⎯→ CnH2n + 2 + nH2O
2000 C , Fe ,Co
nCO +

• Phản ứng Wurtz – Fittig (Pháp 1855)

Đây là phản ứng tổng hợp quan trọng để điều chế H – C loại no đi từ ankyl halogenua và
natri kim loại.

R R

R X + 2Na + R/ X R R/ + 2NaX

R/ R/

Ví dụ: 2C2H5I + 2Na ⎯


⎯→ C2H5 – C2H5 + 2NaI

Cơ chế phản ứng: 2C2H5I + 2Na → 2 C2 H 5 + 2NaI


2 C2 H 5 → C2H5 – C2H5

Như vậy cơ chế gốc giải thích sự tồn tạo thành sản phẩm chính và phụ.

• Phản ứng tổng hợp Kolbe (Đức 1849): Điện phân dd muối Na của axit cacboxylic
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 48

2RCOONa + 2H2O ⎯dpdd


⎯⎯→ R ⎯ R + 2CO2 + 2NaOH + H2
b) Phương pháp giữ nguyên mạch cacbon

• Phản ứng khử rượu bằng axit HI đậm đặc 80% ở 180 – 2000C: Phản ứng tiến hành qua hai
giai đoạn:

ROH + HI → RI + H2O

RI + HI → RH + I2

Đôi khi thêm vào phản ứng một ít phôtpho đeer có tác dụng tạo ra HI bớit lượng HI đưa
vào phản ứng:

3I2 + 2P ⎯
⎯→ 2PI3

PI3 + 3H2O ⎯
⎯→ H2PO3 + 3HI

• Phản ứng khử H – C không no bằng H2 có xúc tác:

⎯⎯⎯→ R – CH2 – CH2 – R/


0
R – CH = CH – R/ + H2
Ni ,t

⎯⎯⎯→ R – CH2 – CH2 – R/


0
R – C ≡ C – R/ + 2H2
Ni ,t

c) Phương pháp giảm mạch cacbon

Khi cất khan muối kiềm hoặc kiềm thổ của axit cacboxylic với vôi tôi xút sẽ thu được H – C
có mạch C giảm đi một nguyên tử so với axit cacboxylic.

R – COONa + NaOH ⎯⎯⎯→


CaO ,t 0
R–H + Na2CO3

Thí dụ: CH3 – COONa + NaOH ⎯⎯⎯→


CaO ,t 0
CH4 + Na2CO3

5.1.5. Ứng dụng


- Dùng làm nhiên liệu (CH4 dùng trong đèn xì để hàn, cắt kim loại).
- Dùng làm dầu bôi trơn.
- Dùng làm dung môi.
- Để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác: CH3Cl, CH2Cl2, CCl4, CF2Cl2,…
- Đặc biệt từ CH4 điều chế được nhiều chất khác nhau: hỗn hợp CO + H2, amoniac,
CH ≡ CH, rượu metylic, anđehit fomic
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 49

BÀI TẬP
Câu 5.1: Viết CTCT và gọi tên các ankan có CTPT C5H12, C6H14 và xicloankan C5H10. Dùng số la
mã để chỉ rõ bậc của nguyên tử C và gọi tên CTCT tương ứng.


Câu 5.2: Có bao nhiêu gốc tự do tương ứng với công thức C4 H 9 . So sánh độ bền tương đối của

các gốc tự do?

Câu 5.3: Cho n-butan phản ứng với clo theo tỷ lệ 1:1 có chiếu sáng ta được hỗn hợp 2 sản phẩm
hữu cơ và một chất khí A.

a) Viết phương trình phản ứng và cơ chế phản ứng.

b) So sánh khối lượng hai sản phẩm hữu cơ, biết rằng một nguyên tử H ở CII có khả năng
phản ứng co hơn 3 lần so với một nguyên tử H ở CI.
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 50

5.2. HIĐRO CACBON KHÔNG NO

Hiđrocacbon không no là những H – C có chứa liên kết đôi hoặc liên kết ba, hoặc cả liên
kết đôi và liên kết ba trong phân tử.

Ta phân biệt H – C có một nối đôi (anken CnH2n n ≥ 2), nhiều nối đôi (polien), một nối ba
(ankin CnH2n-2 n ≥ 2), nhiều nối ba (poliin), cả nối đôi lẫn nối ba (ankenin). Ngoài ra có những H – C
không no mạch vòng, như xicloanken, ....

5.2.1. Cấu trúc phân tử

a) Anken

Phân tử anken có liên kết đôi, đó là tập hợp của một liên kết σ và một liên kết π.

Lieân keát pi: do hai obitan p xen phuû beân vôùi nhau taïo neân

C C

Lieân keát xíchma: do hai obitan lai hoaù sp2 xen phuû vôùi nhau taïo neân

Ví dụ phân tử etilen có 6 nguyên tử (2C và 4H), tất cả đều nằm trên 1 mặt phẳng chứa trục
của 5 liên kết σ. Độ dài của liên kết C – C là 1,34A0 (trong khi đó của etan là 1,54A0) góc liên kết
(HCC và HCH gần bằng 1200).

Năng lượng liên kết đôi C = C bằng 616 kJ/mol, nhỏ hơn nhiều so với năng lượng của hai
liên kết đơn C – C (2 x 348 = 696 kJ/mol). Điều đó chứng tỏ năng lượng của liên kết pi nhỏ hơn so
với liên kết xíchma, do đó lien kết pi kém bền.

H H H H
hay
H H H H

Hình 5.3: Sự hình thành liên kết pi của etilen

Nguyên tử C sp 2 có độ âm điện lớn hơn C sp3 . Hai nguyên tử C sp 2 liên kết với nhau không

thể quay tự do được, do đó, có thể xuất hiện đồng phân hình học nếu mỗi nguyên tử C sp 2 đó nối

với hai nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau.

b) Ankadien

Ankadien hoặc olephin là những H – C trong phân tử chứa hai liê kết đôi.

Công thức chung CnH2n-2 (n ≥ 2)

Phân loại: tuỳ thuộc vào vị trí của liên kết đôi trong phân tử mà người ta chia ra làm 3 loại:
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 51

• Loại ankadien có nối đôi biệt lập: loại này có công thức chung:

C C (CH2)n C C

Ví dụ: n = 1: CH2 = CH – CH2 – CH2 – CH = CH2 (hexadien – 1,5)

• Loại ankadien có nối đôi tiếp cận nhau (liền nhau): loại này có công thức chung:

R1 C C C R2

Ví dụ: CH2 = C = CH2 alen (propadien – 1,5)

• Loại ankadien có nối đôi liên hợp: loại này có công thức chung:

R1 CH CH CH CH R2

Ví dụ: CH2 = CH – CH = CH2 (butadien – 1,3)

CH2 C CH CH2

CH3 2 - metyl butadien - 1,3 (isopren)

Cấu trúc phân tử: butadien – 1,3

Trong phân tử butadien – 1,3 tất cả 10 nguyên tử (4C và 6H) và 9 liên kết σ (3 C – C và 6
C – H) đều nằm trên một mặt phẳng và tạo nên những góc liên kết ∼ 1200.

Các obitan p không những xen phủ bên với nhau tạo thành liên kết π giữa C1 với C2 và C3
với C4 mà còn xen phủ giữa C2 với C3 do xuất hiện obitan π bao trùm tất cả bốn nguyên tử C
(h.5.4)

H
H
H H
H H
H H
H
H H H
b)
a)

Hình 5.3: Sự xen phủ các AOp (a) tạo thành liên kết π chung cho toàn phân tử butadien (b)

Hiên tượng xen phủ obitan như trên gọi là liên hợp, và do đó butandien – 1,3 là 1 đien liên
hợp.

Ankadien liên hợp cũng có các cấu dạng khác nhau và cũng có đồng phân hình học, nếu
nguyên tử C sp2 đầu mạch nối với hai nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau. Thí dụ:

CH3 – CH = CH – CH = CH2 có hai đồng phân hình học


Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 52

CH3 – CH = CH – CH = CH – C2H5 có 4 đồng phân hình học

c) Ankin

Ankin là lạo hiđrocabon mạch hở, trong phân tử của chúng có liên kết ba.

Công thức phân tử CnH2n-2 (n≥2)

Phân tử chứa một liên kết ba, đó là tập hợp của liên kết σ (do hai AOsp tạo nên) và hai liên
kết π (do 4 AO2p xen phủ nhau).

180o 180o
H C C H H H

a) b)
Hình 5.4: Sự hình thành liên kết xích ma (a) và liên kết p (b) của C2H2
Độ dài liên kết C ≡ C chỉ bằng 1,2A0 (ngắn hơn C = C). Liên kết Csp- H phân cực mạnh hơn

Csp2 − H vì độ âm điện của C sp 〉 Csp2 .

Năng lượng liên kết ba bằng 813 kJ/mol, nhỏ hơn nhiều so với năng lượng của 3 liên kết
đơn (3 x 348 = 1044 kJ/mol); điều đó cũng chứng tỏ liên kết pi linh động.

5.2.2. Tính chất vật lý

Hiđrocacbon khôngno có nhiều tính chát vật lý như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tỉ khối,
tính tan, ... tương tự H – C no có cùng số nguyên tử C và cùng bộ khung C (xem bảng 5.2)

Bảng 5.2: Hằng số vật lý của một số hiđrocacbon không no

CTPT Tên t nc0 t s0 d

C2H4 Etylen CH2 = CH2 -169 -105 0,566

C3H6 Propen CH3 – CH = CH2 -185 -48 0,609

Buten – 1: CH2 = CH – CH2 – CH3 -185 -6 0,630

Trans – butan - 2 -106 1 0,660


C4H8
Cis – butan - 2 -139 4 0,644

C4H6 Butadien – 1,3 -109 -4,5 0,646

Isopren -120 34 0,681

C5H8
Pentadien – 1,3 -88 42 0,683
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 53

Pentadien – 1,4 -148 26 0,659

C2H2 axetylen -82 -84 -

C3H4 Propin -103 -223 -

Butin - 1 -122 8,6 0,650


C4H6
Butin - 2 -24 27 0,694

5.2.3. Tính chất hoá học

Sự có mặt của liên kết pi trong phân tử làm cho H – C không no có khả năng phản ứng cao
hơn H- C no. Chính nối đôi và nối ba là những trung tâm phản ứng được coi là nhóm chức.

5.2.3.1. Phản ứng cộng H2 trên bề mặt xúc tác kim loại

Những phản ứng này tỏa nhiệt và chỉ xảy ra khi có chất xúc tác như Ni, Pt, Pd, ...

Ni
CH2 CH2 + H2 CH3 CH3

H2 H2
CH CH CH2 CH2 CH3 CH3
Pb-PbCO3 Ni

CH3 CH2 CH CH2


45%
Ni
CH2 CH CH CH2 + H2 -120c CH3 CH CH CH2
48% Ni H2

CH3 CH2 CH2 CH3


6%

5.2.3.2. Phản ứng cộng electrophin

a) Anken

♦ Sơ đồ phản ứng:

Y
- +
C C + X+ Y- C C

X – Y : H – X ; H – OH ; HO – SO3H; Br – Br ; ...

♦ Cơ chế phản ứng: cơ chế AE


Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 54

- + +
cham C C + Y-
C C + X+ Y-

Y X
+ nhanh
C C + Y- C C

X X

♦ Hướng của phản ứng:

Phản ứng cộng một tác nhân không đối xứng (như HCl, H2SO4, HOH, ...) vào moọt anken
không đối xứng sẽ ưu tiên theo hướng tạo thành cacbocation trung gian bền hơn (quy tắc
Maccôpnhicôp). Thí dụ:

(+)
+ Br-
CH3 CH CH3 CH3 CH CH3
CH3 CH CH2 + HBr - Br- beàn hôn 95% Br
(+) + Br-
CH3 CH2 CH2 CH3 CH2 CH2
keùm beàn 5%
Br

♦ Khả năng phản ứng của anken:

Khi thay thế nguyên tử H trong etylen bằng nhóm đẩy electron (CH3, C2H5, ...) mật độ
electron ở nối đôi sẽ tăng lên và cacbocation sinh ra cũng bền hơn do đó phản ứng cộng cũng xảy
ra dễ dàng hơn. Trái lại, nhóm thế hút electron sẽ làm giảm mật độ electron và cacbocation sinh ra
cũng kém bền, do đó phản ứng cộng xảy ra khó khăn hơn. Vì vậy, ta có trình tự về khả năng phản
ứng như sau:

CH2 = CHCOOH < CH2 = CHCl < CH2 = CH2 < CH2 = CHCH3 < CH2 = C(CH3)2

♦ Khả năng phản ứng của HX vào anken:

Phản ứng cộng HX vào anken sẽ dễ dàng nếu HX có tính chất mạnh và X(-) có tính
nucleophin cao. Vì vậy, khả năng phản ứng của HX giảm dần theo trình tự:

HI > HBr > HCl > HF

b) Ankin

• Phản ứng cộng: gồm hai giai đoạn

- Giai đoạn 1: Chuyển nối ba thành nối đôi

- Giai đoạn 2: Chuyển nối đôi thành nối đơn

Phản ứng cộng halogen và HX vào ankin cũng tương tự phản ứng của anken về cơ chế
phản ứng, hướng của phản ứng và ảnh hưởng của nhóm thế đến khả năng phản ứng. So với
anken, thì ankin có khả năng phản ứng thấp hơn đôi chút.
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 55

CH3 – C ≡ CH > CH ≡ CH > CH ≡ C – COOH

CH2 = CH2 > CH ≡ CH

c) Ankađien

Ankađien có thể cộng halogen và HX tạo ra hỗn hợp gồm sản phẩm cộng 1,2 và cộng 1,4.
Tuỳ theo tác nhân phản ứng và nhiệt độ mà một sản phẩm nào đó sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn. Thí dụ:

(1,2)
CH2 CH CH CH2 20%
Br2
CH2 CH CH CH2 Br Br
400

CH2 CH CH CH2 80%


(1,4)
Br Br

5.2.3.3. Phản ứng cộng đóng vòng

H2
CH2 C
CH CH2 CH CH2
2000C
+
CH CH2 CH CH2
CH2 C
H2
cis-butadien Etylen Xiclohexen

5.2.3.4. Phản ứng trùng hợp

Trùng hợp là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau
tạo thành phân tử có phân tử khối lớn (cao phân tử).

Chất đầu tham gia trùng hợp gọi là monome, trong phân tử monome thường phải có liên
kép. Sản phẩm thu được là polime chứa n mắt xích cơ bản sinh ra từ n phân tử monome.

Nếu n = 2 → 10 polime được gọi là oligome bao gồm đime (n=2), trime (n=3), ....

n là hệ số trùng hợp hay độ trùng hợp

a) Anken

Các anken và dẫn xuất có công thức chung CH2 = CH – R tương đối dễ trùng hợp ở điều
kiện nhiệt độ và áp suất nhất định có mặt của chất xúc tác, sinh ra polime tương ứng. Thí dụ:

TlCl4, Al(C2H5)3
n CH2 CH2 CH2 CH2
2-3 at n
Etylen Polietylen (PE)

xt, p, toC
n CH CH2 CH CH2
CH3 CH3 n
Propilen
Polipropilen (PP)
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 56

b) Ankađien

Các ankađien liên hợp và đơn giản như butadien, isopren, ... có thể tham gia phản ứng
trùng hợp tạo thành polime dùng làm cao su. Thí dụ:

TlCl4, Al(C2H5)3 Cis


nCH2 CH CH CH2 CH2 CH CH CH2
2-3 at n
Butadien Polibutadien

c) Ankin

- Nhị hợp

Cu2Cl2
2CH CH CH2 CH C CH

- Tam hợp

3CH CH 6000C
C

- Đa hợp

2500C
nCH CH Cu
(CH)n
Cupren

CH3

toC
3CH3 C CH
xt
CH3 CH3

5.2.3.5. Phản ứng thế

a) Anken

Ở nhiệt độ cao (500 – 600oC) một số anken đầu dãy đồng đẳng có thể tham gia phản ứng
thế bởi clo. Thí dụ:

500oC
CH2 CH2 + Cl2 CH2 CH + HCl
Etilen Vinylclorua Cl

CCl4
CH2 CH2 + Cl2 CH2 CH2
0 -20oC
Etilen Cl Cl

500oC
CH3 CH CH2 + Cl2 CH2 CH CH2 + HCl

Cl
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 57

CCl4
CH3 CH CH2 + Cl2 CH2 CH CH3
0 -20oC
Cl Cl

b) Ankin

- Thế bằng kim loại kiềm

1500C
2R C CH + 2Na 2R C CNa + H2

- Thế bằng các kim loại khác: Cu, Ag

ddNH3
2R C CH + Ag2O 2R C CAg + H2O

(+) (-)
CH CH + 2 Ag(NH3)2 OH AgC CAg + 4NH3 + 2H2O
traéng ngaø

ddNH3
R C CH + CuCl R C C-Cu + HCl

5.2.3.6. Phản ứng oxy hoá

a) Oxy hoá không hoàn toàn

♦ Tác dụng của dung dịch KMnO4

Dung dịch KMnO4 loãng nguội bị mất màu bởi các H – C không no, nhờ đó có thể phân biệt
với H – C no.

Dung dịch KMnO4 đậm đặc và nóng oxi hoá mạnh làm đứt mạnh liên kết kép sinh ra hỗn
hợp axit cacboxylic hoặc xeton hoặc cả hai, tuỳ theo mức độ thế của nguyên tử C không no. Đối
với anken ta có sơ đồ sau:

R R2 R
KMnO4
C C C O + R2 C OH
R1 H R1
O

Thí dụ:

C2H5 C2H5
KMnO4
C C C2H5 C CH3 + C2H5 C OH
CH3 H O O
3- metylhexen-3 Butanon-2 Axit propanoic

♦ Tác dụng của Ozon (O3):

Tác dụng của ozon, sau khi khử bằng Zn, sơ đồ phản ứng của anken:
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 58

R R2 R O O R2 R
+ O3 Zn C O + R2 C H
C C C C
coäng khöû
R1 H R1 O H R1
O
anken xeton andehit
ozonit

Thí dụ:

C2H5 C2H5 O O
C2H5 C2H5
C C + O3 Zn
C C C2H5 C CH3 + C2H5 C H
CH3 H coäng
CH3 O H
khöû
O O
Butanon-2 Propanal
3- metylhexen-3 ozonit

♦ Oxi hoá nhẹ bằng oxi không khí:

Oxi hoá nhẹ bằng oxi không khí trên hệ xúc tác PdCl2 – Cu2Cl2. Phản ứng này được dùng
trong công nghiệp sản xuất anđehit axetic từ etylen:

PdCl2-Cu2Cl2
2CH2 CH2 + O2 2CH3 CHO
100oC

5.2.4. Phương pháp điều chế

5.2.4.1. Điều chế anken

a) Tách nước ra khỏi ancol

Đun nóng ancol với axit mạnh như với axit sunfuric hoặc axit photphoric, axit sẽ tương tác
với ancol trước hết tạo este (este vô cơ) sau đó este bị phân huỷ cho anken theo sơ đồ sau:

ñun
R CH2 CH2OH + H2SO4 noùng R CH2 O SO3H + H2O

R CH2 O SO3H R CH CH2 + H2SO4

Thí dụ: đung nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở nhiệt độ trên 170oC sẽ thu được etylen

CH3 CH2OH + HO SO3H CH3 CH2 O SO3H + H2O

170oC
CH2 CH2 CH2 CH2 + H2SO4
H OSO3H

b) Tách HX từ các dẫn xuất halogen

Các dẫn xuất monohalogen no, đặc biệt là dẫn xuất bậc ba khi tương tác với dung dịch
bazơ mạnh như KOH, NaOH trong ancol và đun nóng sẽ bị tách một phân tử HX cho anken tương
ứng.

Các dẫn xuất halogen bậc hai bị tách HX khó hơn dẫn xuất bậc 3 và khó hơn cả các dẫn
xuất bậc nhất.
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 59

So sánh khả năng tách HX của các dẫn xuất clo, brom, iốt, flo nhận thấy dẫn xuất iốt dễ bị
tách HX hơn cả sau đó đến brom, clo và khó nhất HF.

CH3
röôïu
R C CH3 R C CH2 + HX
KOH
X CH3

c) Đi từ dẫn xuất đihalogen

Tương tác giữa dẫn xuất đihalogen có 2 halogen đính vào 2 C liên tiếp nhau với bột kẽm
trong dung dịch axit axetic, sẽ tách hai halogen tạo ra anken.

R1 CH CH R2 + Zn R CH CH R2 + ZnX2
X X

d) Đecacbonyl hoá axit chưa no

Khi đun nóng các axit chưa no, nhóm cacboxyl bị tách ra dễ hơn các axit no.

CH CH COOH CH CH2

toC
+ CO2

axit xinnamic Stiren

e) Đehiđro hoá ankan

Trong công nghiệp các anken thường điều chế bằng cách đehiđro hoá ankan dưới tác
dụng của xúc tác CrO3 ở 45oC.

5.2.4.2. Điều chế ankadien

a) Điều chế butadien – 1,3

- Từ rượu etylic:

Al2O3
2C2H5OH CH2 = CH - CH - CH2 + 2H2O + H2
450-500oC

- Từ n-butan và buten

CH3 CH2 CH2 CH3


Al2O3
CH2 CH CH CH2
CH3 CH2 CH CH2 500-600oC

- Từ axetylen

Cu2Cl2
2CH CH CH2 CH C CH
t0, Pd + H2

CH2 CH CH CH2
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 60

b) Điều chế isopren

- Tách hiđro khỏi hiđrocacbon no


Phản ứng xảy ra ở 600oC, xúc tác Cr2O3 + Al2O3, áp suất thấp.
CH3 CH CH CH3 CH2 C CH CH2 + 2H2

CH3 CH3

- Từ axeton:

OH
NaNH2
CH3 C CH3 + CH CH CH3 CH C CH

O CH3

OH OH
+ H2
CH3 CH C CH CH3 CH CH CH2
t0, Pd
CH3 CH3
-H2O

CH3 CH CH CH2

CH3

5.2.4.3. Điều chế ankin

a) Điều chế axetylen:

- Thuỷ phân canxi cacbua: CaC2

CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2

CaC2 + 2HCl C2H2 + CaCl2

- Piroly metan ở 1400 – 15000C

1400 - 15000
2CH4 HC CH + 3H2

b) Điều chế dãy đồng đẳng axetylen:

- Từ dẫn xuất đi halogen

OH-
R CH CH2 R C CH + 2HBr

Br Br

- Từ đồng đẳng của axetylen:

CH CNa + RI R C CH + NaI

5.2.4.5. Ứng dụng


Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 61

a) Ứng dụng anken


Dùng để sản xuất rượu, các dẫn xuất halogen và các chất khác.
Để trùng hợp polime: polietilen, poliprpilen.
Etilen còn được dùng làm quả mau chín.
b) Ứng dụng của ankin
Chỉ có axetilen có nhiều ứng dụng quan trọng.
Để thắp sáng (khí đất đèn).
Dùng trong đèn xì để hàn, cắt kim loại.
Dùng để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác nhau: anđehit axetic, cao su tổng hợp
(policlopren), các chất dẻo và các dung môi,…
5.2.5. Khái niệm về tecpen
Tecpen theo nghĩa hẹp là tên gọi một nhóm H – C đa số không no, thường gặp trong giới
thực vật, nhất là trong tinh dầu thảo mộc (các tinh dầu thông, sả, cam, hoa hồng, ...).
Những H – C này có công thức chung (C5H8)n (n≥2).
Mạch cacbon dù hở hay vòng, dường như do isopren C5H8 kết hợp với nhau theo kiểu
“đầu nối với đuôi” tại thành.
Các dẫn xuất chứa oxi của tecpen (ancol, anđehit, xeton, este, ...) được gọi là tecpenoit.
Tecpenoit cũng rất phổ biến trong các loại tinh dầu thảo mộc và thường có tầm quan trọng lớn hơn
chính H – Ctecpen.
Trong thực tế người ta thường dùng khái niệm “tecpen” cho cả tecpen thực thụ (H – C) và
tecpenoit (dẫn xuất chứa oxi của tecpen)
Tecpen được phân loại theo n như sau:
n=2 monotecpen (hợp chất C10)
n=3 sesquitecpen (hợp chất C15)
n=4 đitecpen (hợp chất C20)
n=6 tritecpen (hợp chất C30)
n=8 tetratecpen (hợp chất C40)
Cao su thiên nhiên được coi là politecpen cao phân tử.
5.2.5.1. Monotecpen
Môntecpen có thể có cấu trúc mạch hở hoặc mạch vòng (đơn vòng hoặc đa vòng). Chúng
là những chất lỏng hoặc chất rắn có mùi thơm đặc trưng. Monotecpen tham gia các phản ứng của
nhóm chức (nếu có) và phản ứng theo cơ chế gốc H – C.
Một số tecpen được dùng làm dược phẩm, pha chế nước hoa, tổng hợp hữu cơ, ... Sau
đây là một số tecpen quan trọng.
a) Hiđrocacbon – tecpen
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 62

CH2 CH3 CH3

CH3
CH2
CH3

CH3 CH3 CH3 CH2

Miaxen Linomen - Pinen


(Tinh daàu caây nguyeät queá) (Tinh daàu cam, chanh, thoâng) (Tinh daàu thoâng)

b) Ancol – tecpen

CH3 CH3 CH3

CH2OH

CH2OH
OH

CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3

Geraniol Xit ronelol Metol


(Tinh daàu hoa hoàng, saû) (Tinh daàu hoa hoàng, saûá) (Tinh daàu baïc haø)

c) Anđehit và xeton – tecpen


CH3
CH3 CH3

O
CHO
O
CH3 CH3

CH3 CH3 CH3


CH3

Xitronelal Campho Menton


(Tinh daàu saû) (loâng naõo) (Tinh daàu baïc haø)

5.2.5.2. Các loại tecpen khác


a) Sesquitecpen (hợp chất C15): Có cấu trúc mạch hở hoặc mạch vòng:
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 63

CH3 CH3 CH3

CH2OH
CH3 CH3 CH3

CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3

- Cadinen Bisabolen Fanesol

b) Đitecpen (hợp chất C20)


Quan trọng nhất là C20H39OH (trong thành phần phân tử clorophin dưới dạng este) và
retinol hay vitamin A C20H29OH (trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, ...)

CH3 - CH - CH2 - CH2 CH2 - CH - CH2 - CH2 CH2 - C = CH - CH2OH


2
CH3 CH3 CH3
Phitol

CH3 CH3 CH3


CH3
CH2OH

CH3 Retinol

Trong mắt người, nhờ có enzim thích hợp, retinol tham gia quá trình chuyển hoá qua lại
(oxi hoá, đồng phân hóa, ...) với hai dạng andehit tương ứng là politrans-retinal và 11-cis-retinal:

CH3 CH3 CH3


CH3
CH2OH

CH3 Politrans-Retinol

CH3 CH3 CH3


CH3

CH3
CH3
11-cis-Retinol CHO

c) Tetratecpen (hợp chất C40)


Phổ biến nhất trong số các tetratecpen là những carotenoit. Đó là những sắc tố có màu
vàng đến đỏ, rất phổ biến trong giới thực vật (và cả động vật), bao gồm hơn 60 chất, mà quan
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 64

trọng nhất là licopen và caroten.


Licopen C40H56 là sắt tố màu đỏ của củ cà chua:

CH3 CH3 CH3


CH3
CH3

CH3 CH3 CH3 CH3 CH3


Licopenl

Caroten C40H56 sắc tố màu da cam trong củ cà rốt , qủa gấc, ... có cấu trúc gần giống
licopen, chỉ khác nhau ở chỗ có hai vòng 6 cạnh ở hai đầu. Trong thiên nhiên có 3 dạng caroten là
α−, β−, γ −; chúng khác nhau về vị trí của nối đôi trong vòng. Đồng phân β chiếm tỷ lệ cao nhất
(85%):

CH3 CH3 CH3


CH3
CH3

CH3 CH3 CH3 CH3


Caropenl

Caropen còn được gọi là provitamin A vì dưới tác dụng của enzim carotenaza có trong
gan, mỗi phân tử caroten được chuyển thành hai phân tưr vitamin A.
5.2.6. Khái niệm về Steroit
Steroit là những hợp chất thiên nhiên, trong phân tử có chứa khung pehiđro
xiclopentanophenantren:

C D

A B

Thuộc vào nhóm steroit là các sterol, axit mật, hocmon sinh dục và các chất độc động và
thực vật.
Sterol thuộc nhóm các ancol đa vòng, rất phổ biến trong cơ thể động vậtvà thực vật. Sterol
động vật có chứa 27 nguyên tử C trong phân tử, còn sterol thực vật có chứa 28 hay 29 nguyên tử
cacbon trong phân tử.
Sterol quan trọng và được biến sơm nhất là cholesterol (cholestorin), C27H45OH. Nó có
trong hầu hết các bộ phận của cơ thể động vật, nhưng đặc biệt có lượng lớn trong tuỷ sống và
trong não:
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 65

21
CH3 22 24 26

18 25 CH3
CH3 20 23

27
19 12 17 CH3
11 13 16
CH3
14 15
1 9
2 10 8

3 5 7
4 6 Cholesterol
HO
Cholesterol được phân lập lần đầu tiên từ sỏi mật (1775) và là thành phần chính của sỏi
mật. Cholestrol là một ancol bậc hai, kết tinh hình kim.
Ecgosterol (ecgosterin), C28H43OH được phân lập từ nấm men. Khi chiếu sáng bằng tia tử
ngoại, ecgosterol đồng phân hoá thành vitamin D2 hay canxipherol. Trong phản ứng chuyển hoá
này,vòng B của ecgosterol bị mở ở liên kết C9 – C10, đồng thời tạo liên kết đôi giữa các nguyên tử
C10 và C19.
21
CH3 26 CH3
22 24
CH3 CH3
25
18
CH3 20 23
CH3
27
CH3 CH3
19 12 17
11 16
CH3 13
CH2
14 15
1 9
2 10 8
H H
3 5 7
HO 4 6
Ecgosterol HO Vitamin D2

Như vậy ecgosterol là provitamin D2. Vitamin D3 được tạo thành từ 7-đehiđrôchlesterol.
Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, ... Trong nhóm các vitamin D. Vitamin D2 và D3
là quan trọng nhất. vitamin D cần thiết cho mọi người. Thiếu vitamin D, ở trẻ em thường bị còi
xương, ở người lớn bị nhuyễn xương.
Axit mật: gồm một nhóm các axit có cấu tạo gần với sterol và được tách ra từ mật. Thí dụ,
các axit cholic, đeoxicholic và liôchlic, ... có trong mật của người và động vật có sừng. Axit mật có
vai trò sinh lý quan trọng, có khả năng nhũ twong háo và làm dễ dàng cho quá trình tiêu hoá và
đồng hoá mỡ.
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 66

CH3 CH3

OH OH
CH3 CH3
COOH COOH
CH3 CH3

HO OH HO

Axitcholic Axit dexicholic

Các hocmon steroit, được phân lập từ tuyến sinh dục và vỏ tuyến thượng thận; các
hocmon này có vai trò đặc biệt quan trọng, như điều hoà các quá trình trao đổi chất, phát triển, sinh
sản và lão hoá.
Tuỳ thuộc vào tác dụng sinh học, người ta chia hocmon steroit thành hocmon sinh dục và
hocmon coticoit.
Hocmon sinh dục: được phân lập từ tuyến sinh dục. Hocmon sinh dục nữ estron được
phân lập lần đầu tiên bởi Butenan (Butenand – 1929), còn hocmon sinh dục nam testosteron đựoc
phân lập năm 1935.

O OH
CH3 CH3

CH3

H H

HO O
Estron Testosteron

Việc phát triển hoá học các steroit đã dẫn tới tổng hợp ở qui mô công nghiệp các hệ steroit
quan trọng nhất.
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 67

5.3. HIĐROCACBON THƠM


Hiđrocacbon thơm là những H – C mạch vòng chưa no nhưng có tính chất rất đặc trưng
không giống các H – C không no ở trên, tính chất đó được gọi là tính thơm.
Benzen C6H6 là H – C thơm tiêu biểu và quan trọng nhất vì vòng này có mặt trong tất cả
các H – C thơm có vòng benzen mà ta gọi là aren. Thí dụ:
CH3

Benzen Toluen Naphtalen

Ngoài ra còn có một số hợp chất thơm khác lại chứa những vòng thơm khác.
5.3.1. Cấu trúc phân tử benzen và khái niệm về vòng thơm
Benzen có cấu trúc phân tử C6H6 ứng với công thức chung CnH2n-6 (n≥6). Theo công thức
này thì dường như benzen là hợp chất rất không no. Thực tế benzen là hợp chất vòng rất bền, có
thể cộng H2 một cách không dễ dàng (so với etylen, hexadien – 1,3, ....) tạo thành xiclohexan. Song
lại thể hiện tính chất của một hợp chất no, như không tác dụng với nước brôm và dung dịch KMnO4
loãng, dễ tham gia phản ứng thế với brôm, axit nitric, ... khi có mặt chất xúc tác, ... Đặc tính đó
được gọi là tính thơm.
Các kết quả khảo sát cấu trúc phân tử benzen bằng phương pháp hoá học và phương

pháp vật lý cho thấy benzen có vòng sáu cạnh đều và phẳng, tất cảc các góc CCC đều bằng 1200,
tất cả các liên kết C⎯C đều bằng 1,39 A0 (dài hơn liên kết C = C trong etylen và ngắn hơn liên kết
C⎯C trong etan).
Theo Kekule (1865) thì benzen là vòng sáu cạnh có ba liên kết đôi và ba liên đơn xen kẽ
nhau. Công thức này không giải thích được tính thơm và đặc điểm hình học của benzen.

CT: Kekule

Theo quan điểm hiện nay: benzen có 6 nguyên tử C sp2 , mỗi nguyên tử đó đã sử dụng ba

obitan sp2 để tạo ra 3 liên kết σ với 2 C sp2 và một H.

H H

120o
H 120o H
120o

H
H
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 68

Hình 5.7: các liên kết xích ma trong phân tử bezen.


Còn lại obitan 2p có trục thẳng góc với mặt phẳng chứa các liên kết xích ma thì xen phủ
bên với obitan 2p của hai nguyên tử C bên cạnh tạo thành obitan phân tử pi, tức là tạo liên kết π ở
khắp vòng (hình 5.8)

H H

hay H H

H H

Hình 5.8: Liên kết pi trong phân tử benzen


Để biểu diễn vòng benzen trên mặt phẳng giấy ta có thể dùng công thức Kekule (a) với
cách hiểu nội dung mới ở trên. Hoặc công thức vòng đối xứng (b).

(a) (b)

Vòng benzen là mọtt vòng thơm điển hình. Những vòng khác cũng có thể được coi là vòng
thơm, nếu thoả mãn điều kiện sau đây:
a) Vòng có cấu trúc phẳng và phải có hệ thống liên hợp khép kín: Những vòng đó không
nhất thiết chỉ do C tạo nên mà có thể do nguyên tử của các nguyên tố khác. Thí dụ:

N O
Benzen Piridin Furan Naphtalen

b) Hệ liên hợp khép kín đó có số electron π hoặc p cặp đôi đều với tổng số k=4n+2 (n= 1,
2, 3, 4, ....). Thí dụ: k = 2 (hay n= 0)
C3H7 C3H7 C6H5
C6H5
+
2+

C6H5 C6H5
C3H7

Vì vậy, những vòng sau đây không phải là vòng thơm, nên không bền hoặc kém bền:
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 69

H
H

k=4 k = 10 (khoâng phaúng)

5.3.2. Tính chất vật lý


Aren là những chất lỏng hoặc rắn khôn gtan trongnước, tan trong các H – C khác và nhiều
dung môi hữu cơ. Các aren lỏng đều nhẹ hơn nước. Hằng số vật lý của một số aren được trình bày
ở bảng 5.3:

Bảng 5.3 Hằng số vật lý của một số hiđrocacbon thơm

Hợp chất Công thức t nc0 t s0 d

Benzen C6H6 5,5 80 0,879

Toluen C6H5 – CH3 -95 111 0,867

Etyl bezen C6H5 – C2H5 -95 136 0,867

Cumen C6H5 – CH(CH3)2 -96 152 0,862

o-Xilen 1,2-C6H4(CH3)2 -25 144 0,880

m-Xilen 1,3-C6H4(CH3)2 -48 139 0,864

p-Xilen 1,4-C6H4(CH3)2 13 138 0,861

Stiren C6H5 – CH = CH2 -2 182 0,997

Naphtalen C10H8 80 218 1,145

Antraxen C14H10 217 340 1,250

5.3.3. Tính chất hoá học


Benzen có tính chất hoá học đặc trưng là phản ứng thế electrophin, còn những phản ứng
cộng và phản ứng oxi hoá chỉ xảy ra trong điều kiện khắc nghiệt.
Các đồng đẳng của benzen cũng tham gia các phản ứng thế ở nhân thơm, ngoài ra còn
các phản ứng ở nhóm ankyl, như thế hiđro và oxi hoá.
5.3.3.1. Phản ứng thế electrophin ở nhân thơm
a) Sơ đồ phản ứng
xt
Ar H + Z E Ar E + HZ
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 70

Với: Ar: gốc thơm


Z – E: có thể là Br – Br (xt), HO – NO2, HO – SO3H, HO – C3H7, ...
Thí dụ:

Fe Br
+ Br2 + HBr

H2SO4 NO2
+ HO NO2 + H2O

SO3 SO3H
+ HO SO3H + H2O

b) Cơ chế phản ứng


Nhờ có chất xúc tác thích hợp, tác nhân phản ứng Z – E cho ta ion E(+) (hoặc một dạng
tương tự), ion này tấn công vòng benzen ở chỗ nào giàu mật độ electron hơn, theo sơ đồ sau:

H E E
chaäm nhanh
+ E(+) + + H(+)

Benzen Phöùc pi (Saûn phaåm theá)

Thí dụ 1: Cơ chế phản ứng brôm hoá benzen:


2Fe + 3Br2 2FeBr3

δ+ δ− (+)
⎯⎯→ Br ...Br Fe Br3 hoặc Br [FeBr4 ]
(−)
Br − Br + FeBr3

H Br Br
chaäm nhanh
+ Br(+) + + H(+)

Benzen Phöùc pi (Saûn phaåm theá)

(-)
FeBr4 + H(+) FeBr3 + HBr

Thí dụ 2: Cơ chế phản ứng nitro hoá benzen:


(-)
H2SO4 H(+) + HSO4
(+)
HO NO2 + H(+) H O NO2 H2O + NO2
H
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 71

H NO2 NO2
chaäm nhanh
+ NO2(+) + + H(+)

Benzen Phöùc pi (Saûn phaåm theá)

c) Quy luật thế ở vòng benzen


Quy luật thế trong nhân benzen nghiên cứu và giải thích khả năng định hướng và khả năng
phản ứng của các nhóm thế có sẵn trong nhân. Quy luật này gồm 4 điểm sau:
♦ Nhóm thế loại I: Nhóm thế loại I định hướng nhóm thế sau vào vị trí octo và para. Dẫn xuất
meta tạo thành không đáng kể. Khi trong nhân tồn tại nhóm thế loại I (trừ halogen) thì phản ứng thế
xảy ra dễ dàng hơn. Ta nói nhóm thế loại I làm cho nhân hoạt hoá. Nhóm thế loại I thuộc nhóm thế
no (khôn gbị oxi hoá, không kết hợp với hiđro). Những nhóm thế loại I:
O-, OH, OR, NH2, NRH, NR2, NHCOR, CH3, C2H5, ..., C6H5, F, Cl, Br, I

OH OH OH

NO2
+ NO2(+) +

Phenol
NO2

♦ Nhóm thế loại II: Định hướng nhóm thế sau vào vị trí meta. Dẫn xuất octo và para tạo thành
không đáng kể. Nhóm thế loại II làm cho nhân thụ động hoá. Nhóm thế loại II thuộc nhóm thế
không no (dễ bị hiđro hoá, kết hợp với hiđro). Nhóm thế loại II là:
+ +
R C , -CHO, -CN, -CCl3, -COOH, -SO3H, -COOR, -COCl, CONH2, -NH3, NH2R, NO2, ...
O

NO2 OH

+ SO3
SO3H
Phenol

♦ Nhóm thế trung gian: Định hướng nhóm thế sau vào 3 vị trí octo, para và meta. Những nhóm
thế trung gian là:
CH2F, CH2NO2, CH2-CH2-NO2, NO, ....

- Nếu trong nhân benzen tồn tại hai nhóm thế cùng loại: thì nhóm thế nào mạnh hơn quyết
định hướng nhóm thế sau vào nhân benzen.
Nhóm thế loại I: O- > NR2 > NRH > NH2 > OH > OR > X > R
Nhóm thế loại II: NR3+ > COOH > SO3H > NO2
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 72

NH2 NH2 NH2


(+) (+)
(+)
N(CH3)2 (+) N(CH3)2 & NO2 N(CH3)2
+ NO2

NO2

NH2 NH2 NH2


CH3 CH3 CH3
+ Cl(+) & Cl
- H+

Cl

- Nếu trong nhân benzen tồn tại hai nhóm thế khác loại: thì nhóm thế loại I quyết định
hướng nhóm thế sau vào nhân.

CH3 CH3 CH3


(+) NO2
+ NO2 +
NO2 NO2 NO2

NO2

♦ Giải thích quy luật thế trong nhân benzen:


Theo thuyết điện tử giải thích sự định hướng và khả năng phản ứng của hợp chát H – C
thơm có chứa nhóm thế bằng sự chuyển dịch điện tử (do hiệu ứng C và I) của phân tử ở trạng thái
tĩnh và trạng thái động. Sự chuyển dịch điện tử này là do các nhóm thế gây nên.
Yếu tố tĩnh: Nhóm thế loại I (trừ halogen) là những nhóm thế đaayr điện tử, làm giàu
mật độ điện tử trong nhân benzen đặc biệt ở vị trí o và p. Phản ứng thế vì vậy dễ xảy ra hơn. Ta
nói nhóm thế loại một làm cho nhân hoạt hoá:
CH3 OH NH2

Nhóm thế loại II: là những nhóm thế hút electron, làm nghèo mật độ điện
tích trong nhân đặc biệt ở vị trí o, p. Phản ứng thế xảy ra khó hơn so với benzen không có nhóm
thế. Tác nhân Z+ sẽ tấn công vào vị trí meta là nơi mật độ electron giàu tương đối hơn so với các vị
trí kia (o, p). Nhóm thế loại II làm thụ động hoá nhân.
CH3

COOH NO2 CH3 N CH3


Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 73

Yếu tố động: Giải thích sự định hướng và kảh năng phản ứng của các nhóm thế dựa vào
cơ sở của hiệu ứng nhiệt (độ bền của sản phẩm phức σ. Tác nhân Z+ sẽ tấn công vào vị trí nào mà
phức σ tạo thành có năng lượng bé nhất.
Nhóm thế loại I ở trạng thái động cũng thể hiện khả năng cho điện tử, vì vậy những phức
tạo thành có năng lượng bén nhất.
Nhóm thế loại I ở trạng thái động cũng thể hiện khả năng cho điện tử, vì vậy những phức σ
tạo thành liên hợp với nhóm thế (o, p) sẽ được đèn bù mật độ điện tử (mật độ điện tử hao hụt do
tác nhân Z+ lấy ra) làm cho phức ở trạng thái như phân tử trung hoà. Năng lượng tạo phức bé,
phức dễ tạo thành. Điều đó giải thích vì sao nhóm thế loại I định hướng nhóm thế sau vào vị trí o
và p.
Nhóm thế loại II ở trạng thái động cũng hút điện tử. Vì vậy, khi giải toả điện tích dương của
tác nhân NO2+ ở 3 vị trí o, p, m không có nhóm thế tham gia, nghĩa là không có sự đền bù điện tử từ
nhóm thế vào nhân mà có thể ngược lại làm cho nhân tích điện dương nhiều hơn ở các vị trí o, p.
Như vậy, yếu tố động không giải thích được sự định hướng của nhóm thế loại II vào vị trí meta.
5.3.3.2. Phản ứng cộng
Phản ứng cộng vào vòng benzen có thể xảy ra, song tương đối khó khăn.
a) Cộng hiđro

Ni
+ 3H2
150oC

Chú ý: xiclohexen có phản ứng nhanh, ngay ở nhiệt độ phòng

Ni
+ H2

b) Cộng clo
Cl
Cl Cl
as
+ 3Cl2
Cl Cl
Cl

Sản phẩm sinh ra có tên 1,2,3,4,5,6-hexacloxiclohexan. Có 8 đồng phân lập thể, trong các
đồng phân lập thể đó chỉ có đồng phân γ có hoạt tính trừ sâu rất cao. Trong một thời gian dài đồng
phân này đã được dùng làm thuốc trừ sâu, trừ muỗi dưới các tên gọi hexacloran, 666, lindan, ....
Phản ứng cộng theo cơ chế:
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 74

H Cl Cl
H
+ Cl* . Cl2 Cl
H
...
Cl Cl

Cl Cl Cl
Benzen
Cl

5.3.3.3. Phản ứng oxy hoá


a) Phản ứng oxy hoá không hoàn toàn
Benzen không phản ứng cao với dung dịch KMnO4, nhưng ở nhiệt độ cao có và có mặt
chất xúc tác V2O5 benzen bị oxy hoá thành anđehit maleic. Phản ứng xảy ra:
O

9 V2O5 O
+ O2 + 2H2O + 2CO2
2 450 - 500oC
Benzen
O

b) Phản ứng cháy


Benzen và các đồng đẳng của nó cháy trong không khí với ngọn lửa màu vàng và thường
có mụi đen. Nếu có đủ oxi, phản ứng oxi hoá sẽ xảy ra hoàn toàn:

15
C6H6 + O2 ⎯⎯→ 6CO2 + 3H2O ; ΔH = 3350 kJ/mol
2

5.3.3.4. Các phản ứng ở mạch nhánh của ankylbenzen


a) Halogen hoá mạch nhánh
Khi chiếu sáng và đun nóng, clo và brôm có thể thế hiđro ở nhánh ankyl một cách dẽ dàng,
nhất là ở vị trí α (do ảnh hưởng của vòng benzen). Thí dụ:
CH3 CH2Br

as, toC
+ Br2 + HBr

as, toC
CH2 CH3 CH CH3 + HBr
Br

b) Oxy hoá mạch nhánh


Vị trí α của ankylbenzen rất hoạt động đối với chất oxy hoá mạnh như KMnO4 hoặc
K2Cr2O7 trong môi trường axit H2SO4. Thí dụ:
CH3 COOK COOH
KMnO4 H(+)
toC

Nếu ở vị trí α không còn H thì phản ứng xảy ra khó khăn hơn.
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 75

5.3.4. Phương pháp điều chế


a) Nguồn chủ yếu hợp chất H – C thơm là dầu mỏ, sản phẩm crắcking dầu và từ nhựa than đá.
Hợp chất thơm được tách ra từ nhựa than đá hoặc dầu lửa bằng cách chưng cất phân
đoạn. Các phần của nhựa than đá:
- Dầu nhẹ (sôi 80 – 170oC, hiệu suất 3 – 5%) chứa benzen, toluen, xilen và một ít etyl
benzen, ...
- Dầu trung bình (phần sôi 170 – 240oC, hiệu suất 10%) chủ yếu là phenol, crezol và
naphtalen.
- Dầu nặng (phần sôi 240 – 270oC, hiệu suất 10 – 15%) chứa naphtanlen, crezol, điphenyl,
antraxen và một ít quinolin.
- Dầu antraxen hay dầu xanh (phần sôi ở 360oC, hiệu suất 20%) chứa antraxen, ...
- Phần cặn bã gọi tắc là hắc in (hiệu suất 5 – 6%) dùng để làm nhựa trải đường.
Dầu mỏ chứa nhiều H – C thơm chủ yếu là benzen và các đồng đẳng của nó. Tách H – C
khỏi H – C no bằng cách dùng SO2 lỏng ở -60oC chỉ tan H – C thơm.
b) Điều chế benzen
- Từ axetylen:

6000C
3CH CH
C

- Từ paraphin
Phản ứng “thơm” hoá paraphin tạo thành hợp chất H – C thơm có mặt xúc tác Pt, Pd,
Cr2O3 được tìm ra cùng một lúc bởi nhiều tác giả: Kazan, Plate, Mondap, Kamusep.

Pt, 300oC
n - hexan

- Chưng khô muối axit benzoic:


COONa
CaO, toC
+ NaOH + Na2CO3

c) Điều chế dãy đồng đẳng của benzen


- Phản ứng Wurts – Fitting: Đồng đẳng của benzen có thể điều chế được bằng cách cho
Na kim loại tác dụng với halogen thơm và thẳng trong môi trường ete khan:

Br C2H5

+ 2Na + Br C2H5 ete khan + 2NaBr

- Phản ứng Friede – Crabt: Các đồng đẳng của benzen có thể điều chế bằng cách ankyl
hoá benzen có AlCl3 làm xúc tác.
Chương 5: Hiđrocacbon http://www.ebook.edu.vn Trang 76

CH3
AlCl3
+ CH3Cl + HCl

- Từ paraphin:

Pt, 300oC
CH3 CH CH2 CH2 CH CH3 CH3 CH3

CH3 CH3

- Từ propin:
CH3

toC
3CH3 C CH
xt
CH3 CH3
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 77

Chương 6: HỢP CHẤT HỮU CƠ ĐƠN CHỨC VÀ ĐA CHỨC


6.1. Dẫn xuất halogen
6.1.1. Khái niệm chung
Khi thay thế một hoặc vài nguyên tử H trong phân tử các H – C bằng các nguyên tử
halogen sẽ thu được các hợp chất hữu cơ chứa halogen, gọi là dẫn xuất halogen.
Công thức tổng quát có dạng sau: R – X (vớii R: gốc H – C, X: halogen)
Can cứ vào đặc điểm cấu tạo trong phân tử có thể phân loại các dẫn xuất halogen theo
nhiều cách khác nhau:
- Dựa vào bản chất của halogen: có 4 loại dẫn xuất halogen (dẫn xuất florua, clorua,
bromua, iôtua)
- Dựa vào bản chất mạch C trong phân tử: dẫn xuất halogen no, dẫn xuất halogen không
no, dẫn xuất halogen vòng no, dẫn xuất halogen thơm, ....
- Dựa vào số lượng nguyên tử halogen: dẫn xuất monohalogen và dẫn xuất polihalogen
(đihalogen, trihalogen, ..., polihalogen)
Danh pháp:
- Tên thông thường: đọc tên gốc H – C (R) rồi thêm tên halogen tương ứng
- Tên quốc tế IUPAC: Vị trí của hal – tên hal + tên của H – C tương ứng.
Bảng 6.1: Danh pháp của một số dẫn xuất hal

Công thức Danh pháp thông thường Danh pháp quốc tế

CH3 – Cl Metyl clorua Clo metan

C2H5 – Cl Etyl clorua Clo etan

CH3 – CH2 – CH2 – I n – propyl iotua 1 - iốt propan

CH3 CH CH3 izo – propyl iotua 2 – iốt propan

C6H5 – Br Phenyl bromua Brom benzen

CH2 = CH – Cl Vinyl clorua Clo eten

6.1.2. Tính chất vật lý


Tính chất vậtlý của các dẫn xuất hal phụ thuộc vào thành phần và cấu tạo của gốc H – C
cũng như vào hal. Các ankyl halogenua có khối lượng phân tử thấp là những chất khí, trung bình là
chất lỏng, cao là chất rắn.
Các dẫn xuất hal đều là hợp chất cộng hoá trị nên thực tế không tan trong nước, chúng tan
trong dung môi hữu cơ và bản thân dẫn xuất hal cũng là dung môi hữu cơ tốt. Bảng 6.2 dẫn ra tính
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 78

chất vật lý của một số dẫn xuất hal.


Bảng 6.2: Hằng số vật lý của một số dẫn xuất halogen

CTPT Tên t nc0 t s0 d

CH3 – Cl Clometan (metyl clorua) -97,00 -23,70 0,920

CH3 – Br Brom metan -93,00 4,600 1,932

CH3 – I Iôt metan -66,00 42,30 2,280

C2H5 – Cl Clo etan -139,0 12,00 0,898

CH3 – CH2 – CH2 – Cl 1 – clo propan -122,8 47,20 0,890

CH2 = CH – Cl Vinyl clorua (clô eten) -154,0 -14,00 0,911

CH2 = CH – CH2 – Cl 3-clo propen - 1 -136,0 45,70 0,938

C6H5 – Cl Clo benzen -45,20 132,0 1,107

C6H5 – Br Brom benzen -30,60 155,1 1,499

CHCl3 Clorofom -63,50 61,20 1,500

CCl4 Cacbon tetraclorua -22,90 77,00 1,600

6.1.3. Điều chế dẫn xuất hal


a) Tác dụng trực tiếp hal với H – C tương ứng
Thí dụ: - Halogen hoá anken

CH3 – CH2 – CH3 + Cl2 ⎯⎯→


as
CH3 – CHCl – CH3 + HCl

- Halogen hoá anken

CH3 – CH = CH2 + Br2 ⎯⎯→ CH3 – CHBr – CH2Br

+ Cl2 ⎯⎯⎯→ CH2 = CH – Cl + HCl


300 0 C
CH2 = CH2
- Halogen hoá H – C thơm

Fe Br
+ Br2 + HBr

3Cl2 ⎯⎯→ C6H6Cl6


as
C6H6 +

b) Đi từ ancol
Khi đun nóng ancol với HX (HCl, HBr, HI) có mặt của xúc tác ZnCl2, ancol sẽ chuyển hóa
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 79

dễ dàng thành dẫn xuất hal tương ứng.


ZnCl 2
R – OH + HX ⎯⎯ ⎯→ R – X + H2O
ZnCl 2
Thí dụ: C2H5 – OH + HCl ⎯⎯ ⎯→ C2H5 – Cl + H2O
c) Cộng HX vào anken

R – CH = CH2 + HX ⎯⎯→ R – CHX – CH3


Thí dụ: CH3 – CH = CH2 + HBr ⎯⎯→ CH3 – CHBr – CH3
6.1.4. Tính chất hoá học
♦ Bản chất của liên kết C – X
Trung tâm phản ứng của dẫn xuất hal là liên kết C – X. Do χX > χC, nên liên kết C – X là
liên kết cộng hoá trị phân cực:
δ+ δ−
C C
♦ Khả năng phản ứng của các dẫn xuất hal
Khả năng phản ứng của các dẫn xuất hal , trước hết phụ thuộc vào bản chất của liên kết
các hal. Tuỳ theo bản chất của hal, khả năng phản ứng của dẫn xuất hal được sắp xếp như sau:
R – I > R – Br > R – Cl > R – F
Như vậy dẫn xuât iốt là hoạt động nhất, loại kếm nhất là dẫn xuất flo. Điều này được giải
thích là do độ phân cực lớn của liên kết C – I lớn nhất so với các liên kết C – X khác.
Mặt khác khả năng liên kết của các dẫn xuất hal còn phụ thuộc vào đặc điểm của gốc H –
C liên kết với hal. Đứng về mặt này, các dẫn xuất hal có thể được chia thành 3 loại:
- Loại có khả năng phản ứng cao: gồm các dẫn xuất hal, trong đó nguyên tử hal đính với
nguyên tử C bê cạnh nguyên tử C mang nối đôi, hoặc với nguyên tử C ở cạnh nhân thơm. Thí dụ:

CH2 CH CH2 Cl CH2 Cl

Alyl clorua benzyl clorua

- Loại có khả năng phản ứng trung bình: gồm các ankyl và xicloankyl hal. Thí dụ

CH3 CH CH3 CH2 Cl


Cl
2-clo propan Metyl clorua xiclophenyl

- Loại có khả năng phản ứng kém gồm các ankenyl và aryl halogenua, trong đó hal nối trực
tiếp với Csp2. Khả năng phân cắt liên kết C – X giảm vì trong phân tử còn có hiệu ứng liên hợp +C
của cặp electron p của hal với electron pi của liên kết đôi hoặc với hệ thống electron pi của nhân
thơm. Thí dụ:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 80

.. ..
CH2 CH Cl Cl

Vinyl clorua Clobenzen

Những phản ứng quan trọng của dẫn xuất hal là thế, tách và tác dụng với kim loại. Ngoài
ra, các hợp chất đó còn có thể tham gia phản ứng ở gốc H – C (thế nhân thơm, cộng vào gốc
không no, ...)
6.1.4.1. Phản ứng thế
Phản ứng thế nguyên tử hal trong dẫn xuất hal xảy ra chủ yếu theo cơ chế SN.

R – X + KOH ⎯⎯→ R – OH + KX
R – X + R1ONa ⎯⎯→ R – O – R1 + NaX
R – X + 2NH3 dư ⎯⎯→ R – NH2 + NH4X
R – X + KCN ⎯⎯→ R – CN + KX
R – X + R1COONa ⎯⎯→ R1COOR + NaX

Thí dụ: CH3 – Cl + KOH ⎯⎯→ CH3 – OH + KCl


C2H5 – Cl + CH3ONa ⎯⎯→ C2H5 – O – CH3 + NaCl
C2H5 – Br + 2NH3 dư ⎯⎯→ C2H5 – NH2 + NH4Br
C2H5 – I + KCN ⎯⎯→ C2H5 – CN + KI
C2H5 – Cl + CH3COONa ⎯⎯→ CH3COOC2H5 + NaCl

Sơ đồ diễn ra như sau:

Y(-) + R–X ⎯⎯→ R – Y + X(-)

Tác nhân nucleophin Y(-) có thể gọi là anion hay phân tửu trung hoà có cặp e tự do ở một
nguyên tử Cl-, Br-, I-, OH-, CN-, H3N:, .... Nguyên tử hay nhóm nguyên tử X bị thay thế là nhóm hút e
(-Cl, -Br, -I, -OH, -NR3, -SR2, ...)
Tuỳ theo số phân tử tham gia vào giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng, ta phân biệt phản

ứng thế SN2 và S1N . Các kết quả khảo sát bằng thực nghiệm cũng như lý thuyết đều đi đến kết luận
rằng:

“bậc của gốc ankyl R càng cao thì khả năng tham gia phản ứng SN càng giảm, trong
2

khi đó khả năng phản ứng SN càng tăng”.


1

Thí dụ 1: phản ứng thế theo cơ chế SN :


1
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 81

CH3 CH3

- -
CH3 C Cl + OH CH3 C OH + Cl

CH3 CH3

Cơ chế:

CH3 CH3

+ Cl -
cham
Cl- C+
+ CH3
CH3 C

CH3 CH3

CH3 CH3 CH3 CH3 CH3

+ nhanh
+ - nhanh
CH3 C C + OH HO C CH3 CH3 C OH
CH3
CH3 CH3 CH3

Thí dụ 2: Phản ứng thế lưỡng phân tử SN


2

CH3 – Cl + OH- ⎯
⎯→ CH3OH + Cl-
Cơ chế:
H H H H
HO- - Cl -
OH- + - +
H C+
Cl C Cl HO C H +
H
H H
(TTCT)

6.1.4.2. Phản ứng tách HX


Khi đun nóng dẫn xuất hal với dung dịch kiềm trong etanol sẽ xảy ra phản ứng tách HX để
tạo thành H – C không no. Thí dụ:

CH3 – CH2 – Br ⎯⎯ ⎯ ⎯→ CH2 = CH2 + HBr


KOH,ancol

Đặc điểm cấu tạo của dẫn xuất hal có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng phản ứng tách. Đối
với các dẫn xuất hal có cùng gốc R, nhưng có hal khác nhau thì khả năng tách theo trật tự sau:
R – I > R – Br > R – Cl > R – F
Phản ứng tách các dẫn xuất hal bậc 1 thường chỉ tạo ra một olephin, trong khi đó các dẫn
xuất hal bậc 2 và bậc 3 tương ứng có thể tham gia phản ứng tách theo hai hoặc ba hướng khác
nhau, tạo ra hai hoặc ba olephin đồng phân khác nhau.
Hướng chính của những phản ứng tách HX tuân theo qui tắc chung gọi là qui tắc Zaixep:
Trong đó phản ứung tách nucleophin, hal bị tách ra cùng với H ở nguyên tử C có bậc tương đối cao
hơn, tạo ra olefin có tương đối nhiều nhóm thế hơn ở hai nguyên tử C mang nối đôi.
Thí dụ:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 82

CH3 CH CH CH3 + HBr


KOH
CH3 CH2 CH CH3 81%
etanol
Br
CH3 CH2 CH CH2 + HBr
19%

6.1.3.3. Phản ứng với kim loại


Dẫn xuất hal phản ứng với kim loại tạo thành hợp chất cơ kim:

C2H5 – Br + 2Li ⎯⎯ ⎯⎯→ C2H5 – Li + LiBr


etekhan

C2H5 – Br + Mg ⎯⎯ ⎯⎯→ C2H5 – Mg – Br


etekhan

Với kim loại natri ta thu được ankan (phản ứng Wurtz):

2C2H5 – Br + 2Na ⎯⎯ ⎯⎯→ C2H5 – C2H5 + 2NaBr


etekhan


Phản ứng xảy ra: 2C2H5Br + 2Na → 2 C2 H5 + 2NaBr


2 C2 H5 → C2H5 – C2H5

Khả năng tách theo trật tự sau: R – I > R – Br > R – Cl > R – F


6.1.5. Giới thiệu các chất tiêu biểu
a) Metyl clorua, CH3Cl
Là chất khí không màu, có thể điều chế cùng với các dẫn xuất clo khác của metan bằng
cách clo hoá trực tiếp H – C này.

CH4 + Cl2 ⎯⎯→


as
CH3 – Cl + HCl

Metyl clorua tinh khiết có thể được điều chế bằng cách cho ancol metylic tác dụng với HCl
ở áp suất cao.

CH3 – OH + HCl ⎯⎯ ⎯→ CH3 – Cl + H2O


p,cao

Ứng dụng: CH3Cl được dùng làm chất sinh hàn cho tử lạnh, làm dung môi và tác nhân
metyl hóa.
b) Vinyl clorua, CH2 = CH – Cl
Vinyl clorua là chất khí, được điều chế bằng cáhc cộng HClkhí vào axetylen hay clo hoá
etylen:

+ Cl2 ⎯⎯⎯→ CH2 = CH – Cl + HCl


300 0 C
CH2 = CH2

120 0 C,Cu Cl
CH ≡ CH + HCl ⎯⎯ ⎯ ⎯ ⎯→ CH2 = CH – Cl
2 2

Dưới tác dụng của chất khơi mào, vinyl clorua trùng hợp theo cơ chế gốc tự do tạo thành
polivinyl clorua (PVC):
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 83

n CH2 CH CH2 CH

Cl Cl n

Ứng dụng: Dùng làm vải giả da, vật liệu cách điện, ...
c) Clo benzen, C6H5 – Cl
Clo benzen là chất lỏng, được đieefu chế bằng cách clo hoá trực tiếp benzen:

Fe Cl
+ Cl2 + HCl

Ứng dụng: dùng để tổng hợp phenol, anilin và nhất là dùng để sản xuất thốc trừ sâu DDT:

Cl + CHO + Cl Cl CH Cl + H2O

Clobenzen CCl3 Cl3 (DDT)


Cloral

BÀI TẬP
6.1: Gọi tên hợp chất sau theo danh pháp IUPAC:

a) CH3 CH2 CH CH2 CH CH3

CH3 Cl

b)
I Br
Cl CH3

c) Br

6.2: Đun nóng mỗi dẫn xuất sau đây với dung dịch NaOH đậm đặc trong nước.
a) CH3 – CH2 – Cl
b) (CH3)2CH – Cl
c) (CH3)3C – Cl
Hãy viết phương trình phản ứng và so sánh tốc độ phản ứng.
6.3: Người ta chuyển hoá hợp chất A có CTPT C4H9Br theo sơ đồ:

KOHñ, etanol
(1) B
KOH loaõng, nöôùc
A C
(2)
Mg, ete khan
D
(3)

B là sản phẩm chính và có cấu hình trans.


Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 84

a) Viết CTCT của A, B, C, D.


b) Cho biết (1) và (2) thuộc loại phản ứng nào? (cộng, thế, tách).
6.4: Từ C2H5Br và các hoá chất cần thiết, viết ptpứ điều chế các ancol sau:
a) CH3 – CH2 – CH2 – OH
b) CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3
c) (CH3)2 – C(OH) – CH2 – CH3
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 85

6.2. Hợp chất cơ nguyên tố


Cơ nguyên tố là ngành hoá học các hchc của hầu hết các nguyên tố trong BTH trừ các
nguyên tố hữu cơ (oganogen) cổ điển như H, O, N, S, các hal. Trong phân tử của hợp chất cơ
nguyên tố, nguyên tử của các nguyên tố liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon.
Phần lớn các nguyên tố trong BTH là kim loại cho nên hơn nửa các hợp chất cơ nguyên tố
là hợp chất cơ kim. Giữa kim loại và phi kim không có giới hạn rõ ràng, tuy vậy người ta vẫn chia
hợp chất cơ nguyên tố ra thành cơ kim và cơ phi kim.
6.2.1. Hợp chất cơ magie
Nhiều kim loại như các kim loại kiềm Li, Na, K; các kim loại nhóm II như Mg, Ca; kim loại
nhóm III như Al; nhóm IV như Sn, Pb và các kim loại chuyển tiếp như Zn, Cd, Hg, ... có thể tạo
thành các hợp chất cơ kim tương ứng. Các gốc hữu cơ liên kết với kim loại có thể là ankyl,
ankenyl, ankinyl hoặc aryl.
Các hợp chất cơ kim được gọi theo tên gốc H – C với tên kim loại và hal.
C2H5Na CH3MgBr C6H5HgCl
etyl natri metyl magie bromua phenyl thuyngan clorua

6.2.1.1. Điều chế


- Từ ankyl halogenua: cho kim loại tác dụng với dẫn xuất alkyl halogenua trong môi trường
ete khan (tránh để thuỷ phân)

R–X + 2Li ⎯⎯ ⎯⎯→ R – Li + LiX


ete,khan

R–X + Mg ⎯⎯ ⎯⎯→ R – MgX


ete,khan

3R – X + 2Al ⎯⎯ ⎯⎯→ R – AlX2 + R2AlX


ete,khan

- Tác dụng kim loại với các hợp chất cơ kim có sẵn: Các kim loại nặng hoạt động yếu
không tác dụng trực tiếp với các hợp chất hal, song hợp kim của chúng với kim loại Na thì cho
phản ứng với hiệu suất cao.

2CH3 – I + Hg(Na) ⎯⎯→ CH3 – Hg – CH3 + 2NaI


6.2.1.2. Hoá tính
Hợp chất cơ magie thuộc loại có khả năng phản ứng cao, liên kết C – Mg dễ đứt ra để
tham gia nhiều loại phản ứng khác nhau:
a) Phản ứng với hợp chất có H linh động
Sơ đồ chung:
δ+ δ− δ− δ+
H⎯ A + R ⎯ Mg X ⎯⎯→ R ⎯ H + A ⎯ MgX
Thí dụ:

Nước: H – OH + RMgX ⎯⎯→ R – H + HO – MgX


Ancol: H – OR1 + RMgX ⎯⎯→ R – H + R1O – MgX
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 86

Amin: H – NHR1 + RMgX ⎯⎯→ R – H + R1NH – MgX


Axit: H – OCOR1 + RMgX ⎯⎯→ R – H + R1COO – MgX
Dựa trên cơ sở các phản ứng trên, người ta đã đưa ra phương pháp dùng metyl magie
iođua CH3MgI để định tính và định lượng H linh động trong các hợp chất hữu cơ theo thể tích khí
metan thoát ra:

H – OH + CH3MgX ⎯⎯→ CH4↑ + HO – MgX


Phương pháp này có thể dùng để đo độ ẩm các dung môi.
b) Phản ứng cộng với hợp chất cacbonyl và nitrin
Hợp chất magie cộng hợp dễ dàng vào các liên kết bội phân cực như C = O (hay C ≡ N) để
hình thành ra các liên kết C – C mới. Cacbanion Rδ- tấn công vào Cδ+ của nhóm C = O (hoặc C ≡ N)
và Mg2+ kết hợp với nguyên tử O (hay N) mang điện tích âm, sau đó thuỷ phân tiếp theo để cho
sản phẩm.
Sơ đồ chung của phản ứng cộng với hợp chất cacbonyl như sau:
R1
R1
XMgR + C O R C OMgX
R2 Magie ancolat
R2

Magie ancolat được thuỷ phân thành ancol:


R1 R1

R C OMgX + H2O R C OH + XMgOH

R2 R2
Ancol

Nếu R1 = R2 = H ta có fomandehit HCHO và sản phẩm của phản ứng là ancol bậc môt, R–
CH2OH.
Nếy R1 hoặc R2 = H ta có một andehit đồng đẳng của HCHO là R1 – CHO và sản phẩm của
phản ứng là một ancol bậc hai, R – CH(OH) – R2.
Nếu R1 và R2 đều là gốc H – C, ta có xeton R1 – CO – R2 và sản phẩm của phản ứung là

một ancol bậc ba (RR1R2)– OH.

6.2.2. Hợp chất cơ phốtpho


Hợp chất cơ phi kim được nghiên cứu nhiều và có ứng dụng thực tế rộng rãi là hợp chất
cơ photpho. Nó được dùng làm thuốc trừ sâu có hiệu lực cao, làm thuốc chữa bệnh, các hợp chất
cao phân tử không cháy, chát phụ gia dầu nhờn, chất tuyển nổi quặng,....
Các hợp chất cơ photpho được chia thành hai nhóm:
- Hợp chất có liên kết C – P, gồm các ankyl (aryl) photphin; các ankyl (aryl) thế của axit
photphinơ, axit photphonơ, axit photphonic, axit photphoric và các photphinoxit.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 87

- Hợp chất có liên kết gián tiếp của C với P: C – O – P gồm dẫn xuất của axit photphorow,
axit photphoric.
6.2.2.1. Hợp chất cơ photpho có liên kết C – P
Trong số các hợp chất có liên kết C – P, đáng chú ý hợp chất trong đó, photpho tạo 5 liên
kết cộng hoá trị đồng nhất.
Thí dụ 1: pentaphenylphotphoran (Wittig, 1949):
C6H5 C6H5
P
C6H5 C6H5 C6H5

Đặc tính: tan trong dung môi hữu cơ và không tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Thí dụ 2: Ngoài ra cũng cần phải kể đến các dẫn xuất có chứa nhóm chức của axit ankyl
photphonic, chẳng hạn như:

OH OH OH

HO P C P OH

O CH3 O
1-hidroxi etylidenphotphonic

Đặc tính: có khả năng tạo phức bền với các nguyên tố kiềm thổ, chuyển tiếp và hiếm.
6.2.2.2. Hợp chất cơ photpho có liên kết C – O – P
Thuộc vào loại hợp chất này là các dẫn xuất của axit photphorơ và axit photphoric. Este
hoàn toàn của axit photphorơ nhận được khi cho ancol tác dụng với photpho triclorua với sự có
mặt của bazơ hay ancolat:
C2H5O
bazo
3C2H5 OH + PCl3 P O C2H5
C2H5O trietyl photphit

PCl3
C2H5O
P Cl
C2H5O Dietyclophotphit

Còn etyl este hoàn toàn của axit photphoric (trietyl photphat) thu được bằng cách cho ancol
etylic tác dụng với photphotriclorua với sự có mặt của bazơ hoặc natri etylat. Khi thuỷ phân trietyl
este của axit photphoric bằng một lượng NaOH vừa đủ sẽ thu được natri đietylphotphat:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 88

O
C2H5O
3C2H5 OH + POCl3 P O C2H5
-3HCl
C2H5O trimetyl photphat
+NaOH
-C2H5OH
C2H5O
P ONa
C2H5O Natri dietylcltphat

Nhiều hợp chất cơ photpho loại này có hoạt tính sinh lý mạnh, do đó chúng được ứng
dụng rộng rãi làm chất phòng trừ dịch hại, nhất là trong lĩnh vực chất trừ sâu. Ưu điểm của chúng
so với các dẫn xuất hal (hexacloran, DDT, ...) là bị phân huỷ tương đối nhanh, do đó ít gây ô nhiễm
môi trường, có tính chọn lọc cao. Chúng có thể tiêu diệt côn trùng gây hại mà không ảnh hưởng
đến các sinh vật có ích khác.
6.2.2.3. Một số hợp chất trừ sâu cơ phốtpho
a) Vophatoc [o,o – đimetyl – o-(4-nitrophenyl) photphothioat]
Đây là chất rắn có nhiệt độ nóng chảy 420C, diệt nhiều loại côn trùng gây hại, bảo vệ cây
trồng như lúa, ngô, mía, cafe, bông, rau, ...
S
CH3O
CTCT: P O NO2
CH3O
Vophatoc (metyl parathion)

Đặc tính: rất độc, được xếp vào nhóm hoá chất bảo vệ thực vật chỉ được dùng hạn chế.
Thời gian ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 20 ngày.
Thuốc giải độc Vophatoc: atropin, PAM, ...
b) Parathion [o,o – đietyl – o-(4-nitrophenyl) photphothioat]
Đây là chất rắn có nhiệt độ chớp cháy 1740C, diệt nhiều loại côn trùng gây hại, tác dụng
mạnh hơn vophatoc.
S
C2H5O
CTCT: P O NO2
C2H5O
Parathion (thiophot)

Đặc tính: Parathion thuộc loại chất rất độc nguy hiểm, chỉ được dùng hạn chế.
Thuốc giải độc Parathion: atropin, PAM, ...
c) Đipterex
Là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy khoảng 81 – 820C, diệt nhiều loại côn trùng gây hại, bảo vệ
cây trồng như lúa, ngô, mía, các loại quả dễ rụng, đặc biệt chống côn trùng 2 cánh như bướn, ruồi,
gián, bọ chét, rệp giường, ....
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 89

O OH
CH3O
CTCT: P CH CCl3
CH3O
Dipterex Clorophot)

Đặc tính: Đipterex thuộc loại chất độc.


c) Tuban, Sarin, Soman
Đây là những loại chất độc mà Đức quốc xã đã sản xuất dùng trong chiến tranh thế giới
thứ hai, nhưng âm mưu của chúng chưa kịp thực hiện thì chúng đã bị đồng minh đánh bại.

O CH3 O
N C O CH3
P CH3
CTCT: P P
(CH3)2N OCH(CH3)2 F O CH C CH3
OC2H5 F
Tabun Sarin Soman CH3 CH3

Đặc tính: gây hại thần kinh.


BÀI TẬP
6.5: Xuất phát từ n – propyl magie bromua và những hoá chất cần thiết khác, hãy điều ché các hợp

chất sau đây bằng phản ứng Grignard (Victor Grignard, 1900: R – X + Mg ⎯⎯ ⎯⎯→ R – MgX) ete,khan

a) 2-metyl pentanol – 2
b) 4-metyl pentanol – 1
c) Rượu n-butylic
6.6: Đi từ các dẫn xuất hal có số nguyên tử C ít hơn hay bằng ba và những hoá chất cần thiết
khác, hãy điều chế các hợp chất dưới đây:

a) CH3 CH CH2OH OH

CH3 OH c) CH3 CH2 C CH2 CH3

b) CH3 CH2 C CH3 C2H5

CH3
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 90

6.3. Ancol và phenol


6.3.1. Khái niệm chung
Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử H – C bằng nhóm hiđroxyl (hay hiđroxi) OH ta được
những dẫn xuất hiđroxyl, gọi là ancol (rượu) hoặc phenol tuỳ theo bản chất của gốc H – C nối với
nhóm hiđroxi.
Phenol khác với ancol ở chỗ trong phân tử phenol nhóm OH liên kết trực tiếp với vòng
thơm, còn trong phân tử ancol nhóm OH có thể liên kết với một gốc no, gốc không no hay ở mạch
nhánh của vòng thơm. Thí dụ:
OH
H
OH CH2 CH CH2OH CH2OH

Ancol no Ancol thom


Ancol no
(R. alylic) R. benzylic
(Xiclo hexanol)

Dựa vào số nhóm hiđroxi có trong phân tử, có thể phân biệt monophenol, điphenol, ...
poliphenol hoặc monoamcol (monol), điol, ... và poliol. Thí dụ:

OH OH OH

CH3
HO OH
Monophenol
(m-Crezol) OH
Triphenol
Diphenol (Phlorogluxinol)
(Hidrquinol)

CH3 OH CH2 CH2 CH2 CH CH2


Monoancol OH
(metanol) OH OH OH OH
Diol Triol
(Etylenglicol) (Propatriol - 1,2,3)

Đối với ancol người ta còn phân biệt ancol bậc 1, bậc 2 và ancol bậc 3 tuỳ theo nhóm OH
liên kết với C bậc 1 hay 2 hay 3. Thí dụ:
CH3

C2H5 OH CH3 CH CH3 CH3 C CH3


Ancol b-1 OH Ancol b-2 OH Ancol b-3
(etanol) (Propanol-2) (2-metyl Propanol-2)

6.3.2. Tính chất vật lý


Khi so sánh tính chất vật lý của ancol và phenol với các H – C và nhiều dẫn xuất khác có
khối lượng phân tử tương đương, ta thấy có nhiều điểm khác biệt, nhất là ở các chất đầu dãy đồng
đẳng. Chẳng hạn ancol và phenol có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn rất nhiều:

Hợp chất C2H5OH CH3 – O – CH3 CH3 – CH2 – CH3

M 46 46 44
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 91

ts(oC) 78 -25 -42

tnc(oC) 114 -140 -189

Sở dĩ có sự khác biệt như trên là do các phân tử ancol và phenol kết hợp với nhau bằng
những liên kết hiđro (biểu diễn bằng đường chấm):

R R
O : . . .H O : . . .H
. . .H O : . . .H O:
R R

Ancol và phenol cũng có thể tạo liên kết với H với nước:
R
. . .H O: ...
O : . . .H
R

Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho ancol dễ tan trong nước (CH3OH, C2H5OH, C3H7OH
tan vô hạn trong nước). Khi số nguyên tử C trong phân tử tăng lên, độ tan trong nước giảm rất
nhanh vì phần gốc H – C kị nước tăng lên.
Liên kết O – H ở phenol phân cực mạnh hơn ở ancol. Do đó, phênol tạo liên kết hiđro
mạnh hơn ancol, thể hiện ở chỗ phenol có nhiệt độ sôi cao hơn và độ tan trong nước lớn hơn.
Phenol khác với ancol cao là tan tốt trong dd kiềm, có khả năng tách ra khỏi dd kiềm khi tác
dụng với CO2.
6.3.3. Tính chất hoá học
Trong phân tử ancol và phenol, nhóm chức đặc trưng có vai trò quyết định đến tính chất
của phân tử là nhóm OH. Vì oxi có độ âm điện lớn hơn C và H, các liên kết C – O và O – H phân
cực mạnh về phía oxi.
Tuỳ theo đặc điểm cấu tạo của gốc H – C, sự phân cực của liên kết C – O có thể tăng hoặc
giảm, khi đó độ phân cực của liên kết O – H cũng biến đổi theo nhưng hướng ngược lại. Nói cách
khác C – O càng ít phân cực thì O – H càng phân cực mạnh và ngược lại.
Thí dụ: Trong phenol, nhóm OH nối với Csp2 của nhân thơm, cặp ep trên Oxi liên hợp với eπ
của nhân, khiến proton của nhóm OH dễ tách ra và các phenol có tính axit.
Mặt khác, do có hiệu ứng liên hợp p - π này mà mật độ e của nhân thơm được
tăng thêm và phenol dễ tiếp nhận phản ứng thế electrophin hơn so với benzen.
:O H

6.3.3.1. Đối với ancol


Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 92

a) Phản ứng ở liên kết O – H


♦ Sự tạo thành ancolat
Do sự phân cực của liên kết O – H (O ← H), các ancol có thể tách proton tạo thành ion
ancolat. Nói chung, các ancol là những axit yếu (yếu hơn nước). Thí dụ:
pKa (CH3OH) = 16
Tính axit phụ thuộc vào cấu tạo R, tính axit tăng khi gốc R hút địên tử (hiệu ứng –I), giảm
khi R đẩy điện tử (+I). So sánh tính linh động của H trong nhóm OH giữa ancol các bậc ta có:
Ancol bậc I > Ancol bậc II > Ancol bậc III
Ancol có thể phản ứng với kim loại kiềm (Na, K, ...) kém mãnh liệt hơn so với nước, giải
phóng ra H2 và tạo thành ancolat kim loại:
2R OH + 2Na 2R ONa + H2
Natri ancolat

Các ancolat là những chất rắn dễ tan trong etanol tạo ra dung dịch ancolat trong etanol có
tính bazơ mạnh. Vì ancol là những axit yếu nên các ancolat nhất là ancolat kim loại kiềm rất dễ bị
thuỷ phân:
R ONa + H2O R OH + NaOH
Natri ancolat Ancolat

♦ Sự tạo thành este: ancol có thể tác dụng với axit cacboxylic, có mặt chất xúc tác axit tạo
thành este:
H2SO4
R1COOH + R2OH R1COOR2 + H2O
toC

Cơ chế phản ứng:


OH
OH OH
+ R2OH
R1 C + H+ R1 C R1 C OH
O OH
R2 O+ H

-H2O
O OH
+
R1 C R1 C
OR2 OR2

Thí dụ:
H2SO4
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2 O
toC
Etyl axetat (90%)

Phản ứng nàu có tính thuận nghịch. Hằng số cân bằng:

K CB =
[CH3COOC2H5 ] × [H2O] = 4
[CH3COOH] × [C2H5OH]
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 93

Hiệu suất phản ứng đạt khoảng 66% tạo thành este.
Ancol cũng tác dụng với axit vô cơ tạo thành este vô cơ:
OR
ROH
ROH + H2SO4 -H2O
ROSO2OH O2S
-H2O
OR

OCH3
CH3OH
CH3OH + H2SO4 -H2O
CH3OSO2OH O2S
-H2O
OCH3
Metyl sunfat
Dimetyl sunfat

b) Phản ứng ở liên kết C – O


♦ Sự tạo thành halogenua ankyl:
Khi rượu tác dụng với HX ta thu được RX:

R OH + H X R X + H2O

Phản ứng tạo thành R – X từ HX và rượu là phản ứng thuận nghịch xảy ra với tốc độ lớn
khi có mặt của của axit vô cơ hoặc khi dùng thừa HX.
Khả năng phản ứng: HI > HBr > HCl > HF
Ancol bậc I > bậc II > bậc III
Có thể dùng halogenua photpho (PX5, PX3) để tạo thành R – X:
R OH + PCl5 R Cl + POCl3 + HCl

R1 CH R2 + PCl5 R1 CH R2 + POCl3 + HCl

OH Cl
R3 R3

R1 C OH + PCl5 R1 C Cl + POCl3 + HCl

R2 R2

♦ Đehyđrat hoá ancol:


Phản ứng loại nước từ ancol xảy ra khi đun nóng ancol có H2SO4 đặc làm xúc tác. Có hai
trường hợp:
- Loại nước giữa hai phân tử ancol tạo ete: khi đun nóng ancol ở 1400C và có mặt
H2SO4 đặc, ancol có thể phản ứng với nhau tạo thành ete. Thí dụ:
H2SO4
2R OH R O R + H2O
140oC
Ete
H2SO4
2C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O
140oC
Dietyl ete (80%)

- Loại nước nội phân tử tạo thành olefin: khi đun nóng ancol ở 1700C và có mặt H2SO4
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 94

đặc thì ancol sẽ tách nước (tuân theo quy tắc Maccopnhicop) tạo thành olefin:
H2SO4
R1 CH CH R2 R1 CH CH R2 + H2O
170oC

H OH

Phản ứng loại nước ancol tạo thành anken có thể xảy ra khi cho hơi ancol đi qua xúc tác
Al2O3 ở 3750C:
Al2O3
R1 CH CH R2 R1 CH CH R2 + H2O
375oC

H OH

c) Phản ứng oxy hoá và đehiđrô hoá ancol


♦ Phản ứng oxy hóa:
Ancol có thể bị oxy hoá dưới tác dụng của những chất oxy hóa mạnh như hỗn hợp (K2-
Cr2O7 + H2SO4 và K2MnO4 + H2SO4) trong quá trình oxh thường hướng vào nguyên tử C liên kết
với nhóm OH. Tuỳ theo cấu tạo của ancol mà sản phẩm thu được khác nhau.
OXH
R CH2OH R CHO R COOH
OXH OXH
R1 CH R2 R1 C R2 R1COOH + R2COOH

OH O

Đối với ancol bậc III: trong ancol bậc 3 nguyên tử C mang nhóm OH không còn H do đó
chúng rất khó bị oxh. Trường hợp dùng chất oxh mạnh sẽ cho ra hỗn hợp xêton và axit:
CH3
oxh
CH3 C OH CH3 C CH2 CH3 C CH3 + HCOOH

CH3 CH3 O

Khả năng phản ứng: Ancol bậc I > ancol bậc II > ancol bậc III
Tuỳ theo bậc C mà cho sản phẩm oxy hóa khác nhau. Vì vậy có thể sử dụng phản ứng này
để phân định cấu tạo các hchc.

♦ Phản ứng đềhiđro hóa:


Khi cho hơi ancol đi qua kim loại Cu nung nóng ở 200 – 300oC thì từ ancol bậc I thu được
anđehit, ancol bậc II thu được xeton. Còn ancol bậc III không cho phản ứng tương tự, mà lại loại
nước tạo anken:

Ancol bậc I: R – CH2OH ⎯⎯→


Cu
R – CHO + H2

Ancol b-II: Cu
R1 CH R2 R1 C R2 + H2
200 - 300oC
OH O
Xeton
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 95

R2 R2
Cu
Ancol b-III: R1 C CH2 R3 R1 C CH R3 + H2O
200 - 300oC

OH

Các phản ứng này được dùng để phân biệt 3 loại ancol.
6.3.3.2. Đối với Phenol
a) Hoá tính của nhóm OH
♦ Tính axit:
Phenol có tính axit mạnh hơn ancol nên có khả năng tạo muối với Na hoặc NaOH:

OH ONa

2 + 2Na 2 + H2
Natri phenolat

OH ONa

+ NaOH + H2O
Natri phenolat

Phenol khác với ancol cao là tan tốt trong dd kiềm, có khả năng tách ra khỏi dd kiềm khi tác
dụng với CO2.

ONa OH

+ CO2 + H2O + NaHCO3


Natri phenolat Phenol

Khi so sánh giá trị pKa của phenol và các phenol thế ta dễ thấy rằng, nhóm thế hút e làm
tăng độ axit của nhóm OH và ngượi lại:

OH OH OH

pKa = 9,98 NO2 pKa = 7,15 CH3 pKa = 10,14

♦ Phản ứng tạo ete:


Đối với phenol sự phân cắt liên kết C – O xảy ra khó hơn ở ancol nên ete của phenol được
điều chế bằng cách cho phenolat natri tác dụng với ankyl halogenua, điankyl sunfat, ...
C6H5ONa + R I ROC6H5 + NaI

C6H5ONa + CH3 I CH3OC6H5 + NaI


Metoxibenzen (anisol)

♦ Phản ứng tạo este:


Không thể este hoá trực tiếp phenol bằng axit cacboxylic có xúc tác như ancol mà muốn
tạo este người ta cho phenolat tác dụng với các anhyđrit axit hữu cơ. Thí dụ:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 96

ONa O C R

+ R C Cl O + NaCl

♦ Phản ứng tạo aryl halogenua:


OH Cl

2 + PCl5 2 + POCl3 + H2O

b) Hoá tính của nhân benzen


Phenol chứa nhóm OH là nhóm thế loại một, nên nó sẽ định hướng nhóm thế sau vào vị trí
o, p và làm cho nhân hoạt hoá hơn.

♦ Halogen hóa:
Clo hoá phenol sẽ nhận được hỗn hợp o, p - clo phenol. Tiếp tục clo hoá sẽ nhận được
2,4-điclo phenol và cuối cùng là 2,4,6-triclo phenol:

OH OH OH OH OH
Cl2 Cl Cl2 Cl Cl2 Cl Cl
AlCl3 & AlCl3 AlCl3

Cl Cl Cl

Phenolat hoạt tính cao hơn phenol phân tử, vì vậy cho dd nước brom và dd phenolat natri
tác dụng với nhau cho kết tủa trắng ngay tức khắc:
ONa ONa
Br Br
+ 3Br2 + 3HBr
2,4,6- tribrom phenol
Br

♦ Nitro hoá:
Nitro hoá phenol bằng HNO3 loãng thu được o,p-nitro phenol. Tiếp tục nitro hóa sẽ thu
được đinitro và trinitro phenol (axit picric):
OH OH OH OH
HNO3 HNO3 NO2 NO2
HNO3
NO2
H2SO4 H2SO4
H2SO4
NO2
NO2 NO2
2,4,6- trinitro phenol

c) Phản ứng ngưng tụ


Phenol dễ dàng tham gia phản ứng ngưng tụ với andehit và axit.

♦ Ngưng tụ với anđehit fomic:


Khi có mặt của xúc tác axit hoặc kiềm, phenol sẽ tham gia phản ứng với HCHO cho nhựa
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 97

phenol focmanđehit:

OH OH

n CH2
+ nHCHO + nH2O
n

Nhựa phenol focmanđehit bền với axit và bazơ nên được dùng làm chất cách điện trong
ngành điện máy và vô tuyến điện.

♦ Ngưng tụ với anhyđrit phtalic:


OH OH

O
C C
O + 2HO O
C -H2O
C
O O
Anhydric phtalic Phenolphtalein

Trong môi trường kiềm phenolphtalein tạo thành muối và cho màu đỏ:

OH OH OH

C + OH- C O
O -H2O
C C O
Maøu ñoû
O O
Phenol phtalein

6.3.4. Phương pháp điều chế


6.3.4.1. Điều chế ancol
a) Thuỷ phân dẫn xuất halogen
Các ankyl halogenua (R – X) tham gia phản ứng thuỷ phân cho các ancol có số C tương
ứng với số C của gốc H – C:
R X + HOH R OH + HX

Phản ứng thuỷ phân trực tiếp dẫn xuất halogen là phản ứng thuận nghịch. Để phản ứng
xảy ra dễ dàng cho ancol hiệu suất cao ta thường cho tác dụng dẫn xuất hal với AgOH:

R X + AgOH R OH + AgX

Nguyên tử hal trong R – X càng linh động thì phản ứng thuỷ phân càng dễ dàng xảy ra. Vì
vậy, khả năng phản ứng của R – X như sau:
R – I > R – Br > R – Cl > R – F
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 98

b) Thuỷ phân este trong môi trường kiềm

R1COOR2 + NaOH toC R2 OH + R1COONa

c) Khử andehit và xeton


Ni
R CHO + H2 toC
R CH2OH

Ni
R1 C R2 + H2 toC
R1 CH R2

O OH

d) Đi từ dẫn xuất cơ kim


R1 R1

R C OMgX + H2O R C OH + XMgOH

R2 R2
Ancol

e) Hiđrat hoá olefin


Tuỳ theo cấu tạo của olefin, khi hiđrat hoá có thể thu được ancol có bậc khác nhau. Etylen
cho ancol bậc I, còn đồng đẳng của etylen cho ancol bậc II hay bậc III:
H+
CH2 CH2 + H 2O CH3 CH2 OH

H+
R CH CH2 + H OH R CH CH3

OH

OH
H+
R1 C CH2 + H OH R C CH3

R2 R2

6.3.4.2. Điều chế phenol


a) Chưng khan than đá
Chưng khan than đá ở 170 – 2700C thu được phenol. Để loại bỏ tạp chất khác nhau như
naphtalen người ta đem chế hoá với kiềm thu được natri phenolat. Sau đó bơm khí CO2 vào để
chuyển hoá thành phenol.

ONa OH

+ CO2 + H2O + NaHCO3

b) Thuỷ phân dẫn xuất halogen


+ Cl2 +NaOHñaëc
C6H6 C6H5Cl C6H5OH
Fe t 0cao, p cao

c) Phản ứng tan chảy kiềm


Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 99

Cho tan chảy kiềm với dẫn xuất sunfonic axit thơm ta nhận được phenol:
SO3H OH
H2SO4 + NaOH
250 - 350oC

d) Trong công nghiệp


Hiện nay người ta hay dùng phương pháp oxi hóa cumen (iso-propylbenzen), vì cả hai sản
phẩm của phản ứng (phenol và xeton) đều quan trọng đối với công nghiệp hoá học:
CH3 CH3
CH3 C H CH3 C O H OH
O2 (OH-) H2SO4
+ CH3 C CH3
65oC

Cumen Cumen hidropeoxit Phenol O

6.3.5. Hợp chất tiêu biểu


a) Metanol
Là chất lỏng không màu, dễ cháy và rất độc. Uống một lượng nhỏ metanol (10 ml) cũng có
thể làm mù mắt, với số lượng lớn hơn có thể gây tử vong.
Tù lâu metanol được sản xuất bằng cách chưng cất khan gỗ.
Ngay nay người ta sản xuất metanol chủ yếu từ hh cacbon monoxit và H2 với sự có mặt
của chất xúc tác ZnO – Cr2O3 ở 300oC và 200 atm:
200 atm, 300oC
CO + 2H2 ZnO-Cr2O3
CH3OH

Ứng dụng: dùng để sản xuất HCHO và tert-Butyl metyl ete (MTBE) để thay thế tetra etyl chì
làm phụ gia chống nổ cho xăng:
CH3
H2SO4
CH3 C CH2 + CH3OH CH3 C OCH3

CH3 CH3
2-metyl propen tert-butyl metyl ete (MTBE)

b) Etanol
Được điều chế trong công nghiệp bằng cách lên men rượu C6H12O6 hoặc hiđrat hoá etylen
với sự có mặt của xúc tác như P2O5, V2O5, đất sét đã được xử lý:

C6H12O6 ⎯⎯⎯→ 2C2H5OH + 2CO2


LMR

100 - 300 atm


CH2 CH2 + H2O CH3 CH2 OH
300oC

Ứng dụng: được dùng để pha rượu uống, điều chế butadien trong sản xuất cao su tổng
hợp. etanol 90% - 95% được dùng chủ yếu trong công nghiệp sơn, vecni, pha chế hương liệu,
dược phẩm.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 100

c) Ancol benzylic: C6H5 – CH2OH


Là ancol thơm đơn giản nhất, có ở trạng thái tự do và dưới dạng các este trong tinh dầu
hoa nhài và các hoa khác.
Ứng dụng: nó được dùng trong công nghiệp hương liệu để sản xuất nước hoa.
d) Phenyl etanol: C6H5 – CH2 – CH2 – OH
Thành phần chính của tinh dầu hoa hồng.
Ứng dụng: được dùng để sản xuất nước hoa.
e) Phenol
Là chất kết tinh không màu, nóng chảy ở 410C, sôi 182oC. Trong không khí phenol bị oxy
hóa, lúc đầu có màu hồng nhạt, sau tím thẫm lại. Khó tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước
nóng. Tan trong ancol, ete và benzen theo bất cứ tỷ lệ nào.
Phenol độc gây bỏng da, phenol cho với sắt (III) màu tím đặc trưng.
Ứng dụng: phenol là sản phẩm trung gian quan trọng của công nghiệp tổng hợp hữu cơ,
dùng để sản xuất nhựa phenol focmandehit, tơ sợi tổng hợp (capron, nilon), tổng hợp phẩm
nhuộm, dược phẩm, các chất diệt cỏ, ...
f) Các naphtol
Quan trong nhất là α-naphtol (hay 1-naphtol) và β-naphtol (hay 2-naphtol)
OH
OH

α-naphtol (t0nc=960C, ts = 2880C) β-naphtol (t0nc=1220C, ts = 2940C)


Ứng dụng: dùng trong công nghiệp sản xuất phẩm nhuộm.
g) Đioxin: 2,3,7,8-tetraclođibenzo-p-đioxin
Chất diệt cỏ 2,4,5-T (axit 2,4,5-triclo phenoxi axetic) được điều chế bằng cách đun nóng
2,4,5-triclo phenol với axit cloaxetic và NaOH, rồi xử lý tiếp theo bằng axit loãng:
6 6
Cl 5
OH Cl OCH2 COOH
5
1 1
+ CH2 COOH
4 2 4 2
Cl 3
Cl Cl Cl 3
Cl
2,4,5-triclophenol Axit cloaxetic Axit 2,4,5-triclophenoxiaxetic

Sản phẩm của phản ứng này là chất độc 2,3,7,8-tetraclođibenzo-p-đioxin, thường gọi tắc là
đioxin
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 101

6
Cl 5
OCH2 COOH
1
Saûn phaån chính
6
Cl 5
OH Cl
4 2
Cl
3
1
+ CH2 COOH Axit 2,4,5-triclophenoxiaxetic
4 2
Cl 3
Cl Cl Cl O Cl
2,4,5-triclophenol Axit cloaxetic
Saûn phaåm phuï

Cl O Cl
2,3,7,8-tetraclodibenzo-p-dioxin

Chất diệt cỏ 2,4,5-T luôn luôn có lẫn một lượng rất nhỏ đioxin. Đioxin bị phân huỷ rất chậm
nên nó tích luỹ dần trên đồng ruộng và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, từ lâu người ta không dùng
2,4,5-T làm chất diệt cỏ nữa.
Các thí nghiệm trên cơ sở súc vật cho thấy đioxin là một trong những chất độc nhất mà
người ta biết được. Thử trên chuột, đioxin độc hơn strichnin 2000 lần và độc hơn natri xianua
khoảng 150.000 lần.
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam quân dội Mỹ đã rải một lượng lớn chất làm rựng lá
“màu da cam”, còn gọi là chất độc “màu da cam” (gồm chủ yếu là 2,4,5-T) có chứa 2ppm đioxin.

BÀI TẬP
6.7: So sánh xiclohexanol và phenol về cấu trúc phân tử và tính chất hoá học.
6.8: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho phenol, rượu benzylic riêng rẽ tác dụng lần lượt
với: Na, NaOH, HBr, Br2 (nước). Giải thích?
6.9: Từ đất đèn và các chất vô cơ cần thiết viết phương trình phản ứng điều chế:
a) Phenol, rượu benzylic
b) Nhựa phenol focmandehit
c) CH3COOC6H5, CH3COOCH2C6H5
d) 2,4,5-T
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 102

6.4. Andehit và xeton


6.4.1. Khái niệm chung
Hợp chất cacbonyl là những hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức (C=O) hoá trị hai gọi là
nhóm cacbonyl
Nếu nhóm cacbonyl liên kết với một gốc H – C và một nguyên tử H ta có andehit.
Nếu nhóm cacbonyl liên kết với hai gốc H – C ta có xeton:
R C H R1 C R2

O Andehit O Xeton

Các hợp chất cacbonyl còn được chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng
nhóm cacbonyl và bản chất của gốc H – C trong phân tử.
Theo số lượng nhóm cacbonyl trong phân tử ta phân biệt hợp chất:
Monocacbonyl: CH3CHO, CH3COCH3, ...
Đicacbonyl: HOC – CHO, CH3COCH2COCH3, ...
Theo bản chấtgốc H – C ta có hợp chất:
Cacbonyl no: xiclohaxancacboxandehit C6H11 – CHO, đietyl xeton C2H5–CO–C2H5
Cacbonyl không no: acrolein CH2 = CH – CHO, ....
Cacbonuy thơm: C6H5 – CHO, axetophenon C6H5 – CO – CH3, ...
6.4.2. Tính chất vật lý
Khác với ancol, trong phân tử andehit và xeton không có nguyên tử H linh động, cho nên
chúng tồn tại ở trạng thái không cộng kết (vì không có liên kết hiđro) và có nhiệt độ sôi thấp hơn
đáng kể so với các ancol tương ứng.
Andehit fomic là chất khí ở điều kiện thường, các andehit tiếp theo là chất lỏng, còn andehit
cao là chất rắn.
Xeton và các chất tiếp theo là chất lỏng, xeton cao là chất rắn.
Andehit thấp và xeton thấp tan trong nước, andehit và xeton cao ít tan trong nước. Các
andehit thấp có mùi thơm.
6.4.3. Tính chất hoá học
Andehit và xeton là những hợp chất có khả năng phản ứng cao do có chứa nhóm cacbonyl
phân cực mạnh.

C O

Sự phân cực mạnh nhóm cacbonyl gây ra khả năng phản ứng cao của nhóm cacbonyl
trong andehit và xeton đặc biệt là phản ứng cộng.
Mặt khác sự phân cực của nhóm cacbonyl làm phân cực liên kết C – H trong gốc H – C
mạch thẳng làm cho các H đặc biệt ở vị trí Cα trở nên linh động hơn nên dễ tham gia phản ứng thế.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 103

6.4.2.1. Phản ứng của nhóm cacbonyl


a) Phản ứng cộng H2 (khử, hiđro hóa)
Phản ứng xảy ra phá vỡ LK đôi của nhóm cacbonyl chuyển thành liên kết đơn. Andehit
chuyển thành rượu bậc một, xeton chuyển thành rượu bậc hai:
R
Ni, toC
C O + H2 R CH2OH
H

Ar
Ni, toC
C O + H2 Ar CH2OH
H

R1
Ni, toC
C O + H2 R1 CH R2
R2 OH

Ar
Ni, toC
C O + H2 Ar CH CH3
CH3 OH

b) Cộng hiđroxianua (HCN)


Phản ứng tạo thành hiđroxynitrin (xyanhiđrin) là sản phẩm trung gian quan trọng trong tổng
hợp hiđroxiaxit và aminoaxit:
R
OH-
C O + HCN R CH CN
H OH

CN
R1
OH-
C O + HCN R1 C R2
R2 OH

Ar
OH-
C O + HCN Ar CH CN
H OH

c) Cộng với bisunfitnatri


Andehit và xeton (chỉ có loại R – CO – CH3) cộng với bisunfitnatri tạo thành hợp chất
bisunfit kết tủa:
R
C O + HSO3Na R CH OH
H SO2ONa
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 104

Ar
C O + HSO3Na Ar CH OH
H SO2ONa

OH
R
C O + HOSO2Na R C OSO2Na
CH3 CH3

Ứng dụng của phản ứng này để tách và tinh chế các andehit
d) Cộng hợp với hợp chất cơ magiê
Phản ứng này quan trọng và dùng để phân biệt các rượu. Sau khi thuỷ phân, từ
focmandehit cho rượu bậc 1, từ andehit khác cho rượu bậc 2 và từ xeton cho rượu bậc 3:

O OMgX OH
H 2O
H C + RMgX H CH R CH2OH + Mg
H R X
Röôïu baäc I
Andehit formic

O OMgX OH
H2O
R1 C + R2MgX R1 CH R1 CH R2 + Mg
H X
R2
Andehit khaùc OH
Röôïu baäc II

R1 R1
R1 H2O
OH
C O + XMgR R C OMgX R C OH + Mg
R2 Xeton R2 Magie ancolat
R2 X
Röôïu baäc III

e) Cộng với rượu:


Andehit cộng với rượu tạo thành hemiaxetal:
O OH
R1 C + R2OH R1 CH
H
OR2
Andehit Hemiaxetal

Đun nóng andehit với rượu trong môi trường axit sản phẩm tạo ra axetal:
O OR2
R1 C + 2R2OH R1 CH + H2O
H
OR2
Andehit
axetal

Xeton cũng cho sản phẩm tương tự như axetal gọi là xetal nhưng không thu được bằng
cách tác dụng trực tiếp với rượu mà bằng cách tác dụng với este octofomiat ankyl:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 105

OR OR
H2SO4
R1 C R2 + H C OR R1 C R2 + RCOOH

O OR OR

Axetal và xetal dễ thuỷ phân trong môi trường axit, bền trong môi trường kiềm.
f) Cộng hợp với amoniac:
Andehit cộng với amoniac tạo thành andehit amoniac:
R C H + NH3 R CH NH2

O OH

Andehit amoniac dễ loại nước và trùng hợp (tam hợp) cho ra hợp chất dị vòng:
H
N
R CH CH R
R CH NH2 R CH NH
-H2O HN NH
OH CH

g) Phản ứng trùng hợp:


Phản ứng này chỉ đặc trưng cho loại andehit béo. Andehit thơm và xeton khác không cho
phản ứng trùng hợp. Trùng hợp andehit xảy ra khi có xúc tác axit vô cơ như clohydric. Chẳng hạn
andehit fomic, ở trạng thái khí trùng hợp thành trioxit vòng – trioximetylen:
O
H2C CH2
3HCHO
O O
C Trioximetylen
H2

Ở trạng táhi dd 40% andehit fomic trùng hợp cho polime có cấu tạo thẳng polioximetylen
hay polifomandehit:

(n+1) HCHO + H2O ⎯⎯→ HOCH2 – (OCH2)n – OH


6.4.3.2. Phản ứng của gốc:
a) Phản ứng thế với sự tham gia của nguyên tử H ở vị trí Cα:
+NaOH
CH3 – CHO + 3I2 ⎯⎯→ CI3 – CHO ⎯⎯ ⎯
⎯→ CHI3 (Iodofom) + HCOONa
Phản ứng này được dùng để tổng hợp các halofom (clorofom, bromofom, Iođofom) và
dùng để xác định sự có mặt của các nhóm CH3CO- và CH3CHOH- trong các phân tử hữu cơ.
Nguyên tử H ở Cα của xeton cũng dễ bị clo hoá và brom hoá:
CH3 C CH3 + Br2 CH3 C CH2Br + HBr

O O
Bromaxeton
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 106

b) Phản ứng canizaro:


Đối với các andehit không có H ở Cα như andehit fomic, benzoic có khả năng tham gia
phản ứng oxi hoá khử trong môi trường kiềm mạnh:

2HCHO + NaOH ⎯⎯⎯→ CH3OH + HCOONa


H2O

2C6H5 – CHO + NaOH ⎯⎯⎯→ C6H5 – CH2OH + C6H5 – COONa


H2O

c) Phản ứng thế vào nhân benzen:


Nhóm andehit hay nhóm cacbonyl là nhóm thế loại II, nhóm định hướng nhóm thế tiếp theo
vào vị trí meta và làm thụ động hoá nhân benzen:

CHO CHO

H2SO4 + H2O
+ HNO3
NO2

6.4.3.3. Phản ứng oxy hóa


Andehit và xeton bị oxi hóa khác nhau. Andehit rất dễ bị oxi hóa ngay cả với tác nhân oxi
hoá yếu như ddAgNO3/ddNH3 hay Cu(OH)2

H O H
dd AgNO3
NH3
R C + Ag2O R C + 2Ag
to traéng
andehit O axit O

Hay: R – CHO + 2[Ag(NH3)2]OH ⎯⎯→ R – COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O


H O H
to + 2H2O
R C + 2Cu(OH)2 R C + Cu2O
axit O ñoû
O

Đặc biệt:

H O H
dd AgNO3
NH3 + 2Ag
H C + Ag2O o H C
t traéng
andehit fomic O axit fomic O

ddAgNO3
,t 0
Nếu dư AgNO3 thì: HCOOH + Ag2O ⎯⎯ ⎯ ⎯ ⎯⎯→ CO2 + H2O + 2Ag
3 NH

H O H
to
H C + 2Cu(OH)2 H C + Cu2O + 2H2O
axit fomic ñoû gaïch
O O

Nếu dư Cu(OH)2 thì: HCOOH + 2Cu(OH)2 ⎯⎯→ CO2 + 3H2O + Cu2O


t

Phản ứng oxi hóa bằng phức bạc – amoniac còn được dùng để tráng gương, tráng phích
nước.
Andehit nói chung dễ bị oxi hoá khi tiếp xúc với không khí, dễ chuyển thành axit. Khác với
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 107

andehit, xeton chỉ bị oxy hóa khi đun nóng với oxi hóa mạnh và phân tử bị đức ra ở hai bên nhóm
cacbonyl tạo thành hỗn hợp các axit cacboxylic.
6.4.4. Phương pháp điều chế
a) Đehidro hoá và oxy hoá ancol
Khi đêhidro hoá ancol có xúc tác Cu ta thu được andehit hoặc xeton tương ứng:
Sơ đồ:
OXH
R CH2OH R CHO + H 2O
OXH
R1 CH R2 R1 C R2 + H 2O

OH O

H
toC
Hay: R CH 2 OH + CuO R C + Cu + H 2O
O

Ví dụ:
H
toC
CH3 C H2O H + C uO CH3 C + C u + H 2O
O

b) Nhiệt phân muối của axit cacboxylic (Piria, 1856) hoặc axit cacboxylic
♦ Đối với muối:
Khi chưng khan muối canxi hoặc muối bari của axit cacboxylic ta được hợp chất cacbonyl theo sơ
đồ sau:

⎯⎯ ⎯→ R – CO – R + CaCO3
0
300 C
(R – COO)2Ca

+ (R/ – COO)2Ca ⎯⎯⎯→ 2R – CO – R/


3000 C
Hoặc: (R – COO)2Ca + 2CaCO3

Sản phẩm phụ là: R – CO – R và R/ – CO – R/

+ (H – COO)2Ca ⎯⎯⎯→ 2R – CHO


3000 C
Nếu (R – COO)2Ca + 2CaCO3

Sản phẩm phụ là: R – CO – R


♦ Đối với axit:
Người ta cho hơi axit đi qua nhiệt độ hơn 300oC có xúc tác MnO thu được:

⎯⎯ ⎯⎯ ⎯→ R – CO – R + CO2 + H2O
0
MnO,300 C
2R – COOH
Trường hợp hỗn hợp axit khi phản ứng cho xeton:

R – COOH + R/ – COOH ⎯⎯ ⎯ ⎯
⎯→ R – CO – R/ + CO2 + H2O
MnO,3000 C

Và một trong các axit là axit fomic cho andehit:

R – COOH + H – COOH ⎯⎯ ⎯ ⎯
⎯→ R – CHO + CO2 + H2O
MnO,3000 C
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 108

c) Điều chế từ dẫn xuất cơ Magiê:


Cho hợp chất cơ kim (thuốc thử Grinhe) tác dụng với dẫn xuất axit fomic tạo thành andehit,
với dẫn xuất của axit khác, tạo thành xeton:

R – MgBr + HCOONa ⎯⎯→ R – CHO + NaBr + MgO


R – MgBr + HCOOC2H5 ⎯⎯→ R – CHO + C2H5MgBr
R – MgBr + R/ – COCl ⎯⎯→ R – CO – R/ + ClMgBr
d) Thuỷ phân các axetylen
Axetylen và các đồng đẳng của nó khi tác dụng với nước có xúc tác HgSO4 cho andehit
hoặc xeton:

CH ≡ CH + HOH ⎯⎯ ⎯
⎯→ CH3 – CHO
HgSO4

R – C ≡ CH + HOH ⎯⎯ ⎯
⎯ → R – CO – CH3
4 HgSO

e) Điều chế xeton thơm (phản ứng Friedel – Craft)


Khi có xúc tác AlCl3, benzen pứ với clorua axit hay andehit tạo ra xeton:

+ R C Cl
AlCl3 C R + HCl

O O

f) Tổng hợp andehit thơm theo Gateman - Cốc:


Cho H – C thơm tác dụng với hỗn hợp khí CO + HCl có AlCl3 xúc tác và Cu2Cl2 xúc tác ta
sẽ thu được andehit thơm:

AlCl3
+ CO + HCl CHO + HCl
Cu2Cl2

6.4.5. Giới thiệu các chất tiêu biểu


a) Fomandehit, HCHO:
Được tạo thành với lượng rất nhỏ khi đốt cháy không hoàn toàn nhiều chất hữu cơ như gỗ,
đường, H – C, ... Vì vậy, trong khói bếp thường có chút ít fomandehit, góp phần làm cho khói bếp
có tính sát trùng.
Trong công nghiệp, fomandehit được điều chế từ metanol hoặc metan. Dung dịch HCHO
30 - 40% trong nước được gọi là fomon hay fomalin.
Fomandehit là chất khí , có mùi xốc; fomadehit độc, dùng để tẩy uế, sát trùng. Bảo quản
các mẫu giải phẫu.
b) Benzandehit, C6H5 – CHO
Có trong dầu hạnh nhân và hạt đào, mận, ... dưới dạng glicozit gọi là aminđalin. Thuỷphân
amiđalin sẽ được banzandehit.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 109

Trong công nghiệp, benzandehit được điều chế từ benzyliđen clorua (thuỷ phân bằng
kiềm), benzyl clorua, ...
Benzandehit là chất lỏng không màu, sôi ở 180oC, có mùi thơm đặc trưng. Benzandehit
được dùng để tổng hợp chất màu và chất thơm. Vanilin là dẫn xuất của benzandehit:
CHO

OCH3
4-hidroxi - 3 - metoxibenzandehit (Vanilin)
OH

c) Axeton, CH3 – CO – CH3


Được điều chế trong công nghiệp theo nhiều cách khác nhau: cất khan gỗ, cất khan canxi
axetat, nhiệt phân axit axetic, ... Đáng chú ý là phương pháp đi từ axetylen và nước, với sự có mặt
của chất xúc tác ZnO ở 4000C.
ZnO,400o C
2C2H2 + 3H2O ⎯⎯ ⎯ ⎯
⎯→ CH3 – CO – CH3 + CO2 + 2H2
Axeton là chất lỏng không màu, sôi ở 56,5oC, tan vô hạn trong nước, udngf làm dung môi
trong tổng hợp hữu cơ, trong sản xuất tơ nhân tạo, gelantin hoá nitrat xenlulozơ trong ssản xuất
thuốc súng không khói.
BÀI TẬP
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
+ H2 (Ni) +HBr +Mg(ete)
(1)
A (2) B (3) C

(4) +HCHO

+HCN +H2O, HCl


CH3COCH2CH3 G (7)
H D
(6)

(5) +HCl

+NaHSO3 +H2O, HCl


(8)
I (9)
K E

a) Viết sơ đồ phản ứng


b) Viết cơ chế phản ứng (6)
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 110

6.5. Axit cacboxylic và dẫn xuất

6.5.1. Axit cacboxylic

6.5.1.1. Khái niệm chung

a) Khái niệm

Axit hữu cơ (còn gọi là axit cacboxylic là những hợp chất có một hay nhiều nhóm cacboxyl
(-COOH) liên kết với nguyên tử C hoặc H.

Công thức tổng quát: R(COOH)n

R có thể là H hay gốc hiđrocacbon.

- R = O, n = 2 → axit oxalic: HOOC - COOH

- Nếu R là gốc hiđrocacbon chưa no, ta có axit chưa no.

- Nếu R có nhóm chức khác chứa axit, ta có axit tạp chức.

Axit no một lần axit có công thức tổng quát: CnH2n+1 – COOH hay CTPT: CmH2mO2.

b) Cấu tạo

♦Trong nhóm – COOH:

C
O H

Do nguyên tử O hút mạnh cặp electron liên kết của liên kết đôi C = O đã làm tăng độ phân
cực của liên kết O - H. Nguyên tử H trở nên linh động, dễ tách ra. Do vậy tính axit ở đây thể hiện
mạnh hơn nhiều so với phenol.

♦ Ảnh hưởng của gốc R đến nhóm - COOH:

- Nếu R là gốc ankyl có hiệu ứng cảm ứng +I (đẩy electron) thì làm giảm tính axit. Gốc R
càng lớn hay bậc càng cao. +I càng lớn, thì tính axit càng yếu.

Ví dụ: Tính axit giảm dần trong dãy sau.

CH3 COOH C2H5 COOH CH3 CH COOH


CH3

- Nếu trong gốc R có nhóm thế gây hiệu ứng cảm ứng -I (như F > Cl > Br > I hay NO2 > F >
Cl > OH) thì làm tăng tính axit.

Ví dụ: Tính axit tăng theo dãy sau.


Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 111

CH3 COOH CH2 COOH CH2 COOH

Br Cl

- Nếu trong gốc R có liên kết bội như C = C gây ra hiệu ứng –I cũng làm tăng tính axit:

Ví dụ:

CH2 CH COOH CH3 CH2 CH2 COOH

- Nếu có 2 nhóm -COOH trong 1 phân tử, do ảnh hưởng lẫn nhau nên cũng làm tăng tính
axit.

♦ Ảnh hưởng của nhóm -COOH đến gốc R:

Nhóm -COOH hút electron gây ra hiệu ứng -I làm cho H đính ở C vị trí α trở nên linh động, dễ bị
thế.
γ β α
Ví dụ: − C H2 − C H2 − C H2 − COOH

CH3 CH2 COOH + Cl2 as CH3 CH COOH

Cl

c) Cách gọi tên

♦Tên thông dụng:

Thường bắt nguồn từ tên nguồn nguyên liệu đầu tiên đã dùng để tách được axit.

Ví dụ Axit fomic (axit kiến), axit axetic (axit giấm)

♦ Danh pháp quốc tế:

Tên axit = Tên hiđrocacbon tương ứng +oic.

CH3 - CH2 - COOH : propanoic

CH2 = CH - CH2 - COOH : butenoic.

6.5.1.2. Tính chất vật lý

a) Tính chất vật lý của axit no, mạch hở một lần axit (CnH2n+1 - COOH)
Ba chất đầu dãy đồng đẳng là chất lỏng, có vị chua, tan vô hạn trong nước, điện li yếu
trong dung dịch.

Những chất sau là chất lỏng, rồi chất rắn, độ tan giảm dần. Nhiệt độ sôi tăng dần theo n.
Giữa các phân tử axit cũng xảy ra hiện tượng liên hợp phân tử do liên kết hiđro.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 112

O...H O
R C C R
O H...O

Do đó, axit có nhiệt độ sôi cao hơn anđehit và rượu tương ứng
b) Đối với điaxit
Là những chất tinh thể, tan được trong nước, độ tan giảm khi số nguyên tử C tăng.

Ví dụ: Axit oxalic HOOC – COOH. Là chất tinh thể, thường ở dạng C2H2O4.2H2O, Khi đun
nóng dễ bị mất CO2.

6.5.1.3. Tính chất hoá học

Về hình thức, nhóm – COOH là tổ hợp của nhóm CO và nhóm OH. Hai nhóm này ảnh
hưởng lẫn nhau rất mạnh, chủ yếu vì có sự liên hợp giữa obitan π của nhóm C = O và obitan n của
nhóm OH. Kết qủa là liên kết O – H ở axit yếu hơn ở ancol và điện tích dương δ+ ở nguyên tử
cacbon cacbonyl có giá trị nhỏ hơn andehit tương ứng. Ngoài ra, người ta còn thấy ảnh hưởng
giữa nhóm C=O và gốc H – C đã gặp ở các hợp chất cacbonyl:

C
O
.. H

Phản ứng hóa học của axit cacboxylic gồm 4 loại chính:
Phản ứng làm đứt liên kết O – H
Phản ứng vào nhóm C= O
Phản ứng đêcacboxyl hoá
Phản ứng ở gốc H – C
a) Phản ứng làm đứt liên O – H. Sự phân ly axit
Trong dung dịch nước điện li ra ion H+ (H3O+) theo cân bằng:

O O

R C + H2O R C + H3O+

O H O
..

R càng nhiều C, axit điện li càng yếu.

Nếu so sánh với ancol, ta thấy axit monocacboxylic phân li mạnh hơn nhiều.

♦ Làm đỏ giấy quỳ (axit yếu).

♦ Phản ứng trung hoà

R – COOH + NaOH ⎯⎯→ R – COONa + H2O


Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 113

2R – COOH + CaO ⎯⎯→ (R – COO)2Ca + H2O


♦ Hoà tan kim loại đứng trước H trong dãy Bêkêtôp.

2R – COOH + Mg ⎯⎯→ (R – COO)2Mg + H2


♦ Đẩy mạnh axit yếu hơn ra khỏi muối:

2R – COOH + CaCO3 ⎯⎯→ (R – COO)2Ca + CO2 + H2O


b) Phản ứng cộng và thế ở nhóm cacboxylic

♦ Phản ứng thế nhóm OH tạo thành este

Cho axit tác dụng với rượu tạo thành este.

R1COOH + R2OH R1COOR2 + H2O

C6H5COOH + CH3OH C6H5COOCH3 + H2O

♦ Phản ứng tạo thành halogen axit

Axit phản ứng với halogenua photpho (PX5, PX3) hay thionylclorua SOCl2 tạo thành
halogen axit trong đó nhóm OH được thay thế bằng hal:

3R – COOH + PCl3 ⎯⎯→ 3R – COCl + H3PO3

R – COOH + PCl5 ⎯⎯→ R – COCl + POCl3 + HCl

R – COOH + SOCl2 ⎯⎯→ R – COCl + HCl + SO2

Ví dụ: C6H5 – COOH + PCl5 ⎯⎯→ C6H5 – COCl + POCl3 + HCl


♦ Phản ứng tạo thành anhyđrit

Khi đun nóng axit có P2O5 sẽ xảy ra loại nước giữa hai phân tử axit tạo thành anhyđrit là
sản phẩm thế nhóm OH bằng gốc R – COO-:

O O

R C R C
O H P2O5 O + H2O

O H R C
R C O
Anhidrit
O

♦ Phản ứng tạo thành amit

Cho tác dụng axit với amoniac tạo thành muối amon. Nhiệt phân muối amon của axit sẽ
loại nước tạo thành amit là sản phẩm thế OH của axit bằng nhóm NH2:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 114

o
R – COOH + NH3 ⎯⎯→ R – COONH4 ⎯⎯⎯→ R – CONH2 + H2O
t C

o
Ví dụ: C6H5 – COOH + NH3 ⎯⎯→ C6H5 – COONH4 ⎯⎯⎯→ C6H5 – CONH2 + H2O
t C

c) Phản ứng đêcacboxyl hoá (loại nhóm cacboxyl)

Nhiệt phân hay điện phân muối của axit béo hoặc thơm sẽ loại CO2 của nhóm cacboxyl tạo
thành H – C hay andehit và xeton:

toC
R – COOH + NaOH ⎯⎯
⎯→ R–H + Na2CO3

t oC
(R – COO)2Ca ⎯⎯
⎯→ R – CO – R + CaCO3

d) Phản ứng ở gốc hiđrocacbon

Đối với axit béo, do ảnh hưởng của nhóm cacboxyl là nhóm hút điện tử gây ra hiệu ứng -I
làm cho H đính ở C vị trí α trở nên linh động, dễ bị thế.
γ β α
Ví dụ: − C H2 − C H2 − C H2 − COOH

CH3 CH2 COOH + Cl2 as CH3 CH COOH

Cl

Đối với gốc H – C thơm thì nhóm thế COOH (nhóm thế loại II) sẽ định hướng nhóm thế tiếp
theo vào vị trí meta. Nhóm COOH làm cho nhân thụ động hóa:

COOH COOH

Fe
+ Cl2 + HCl
Cl
axit m-clo benzoic

6.5.1.4. Phương pháp điều chế

a) Oxy hóa ancol, andehit cho axit cùng số cacbon


[O ] [O ]
R – CH2OH ⎯⎯→
⎯ R – CHO ⎯⎯→
⎯ R – COOH
[O ] [O ]
Ví dụ: C6H5 – CH2OH ⎯⎯→
⎯ C6H5 – CHO ⎯⎯→
⎯ C6H5– COOH
b) Oxi hoá các hiđrocacbon
Oxi hoá hiđrocacbon no bằng O2 của không khí với chất xúc tác (các muối Cu2+, Mn2+,
Cr3+,…) ở P = 7 - 20 atm và đun nóng sẽ thu được axit béo có từ 10 -20 nguyên tử C trong phân tử.
c) Thủy phân dẫn xuất trihalogen

R – CCl3 + 3NaOH ⎯⎯→ R – C(OH)3 ⎯⎯→


kb
R - COOH

d) Tổng hợp qua nitril


Tác dụng dẫn xuất monohalogen với xyanua kali cho nitril:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 115

R – Cl + KCN ⎯⎯→ R – C ≡ N + KCl


Thuỷ phân nỉtin cho axit:

R – C ≡ N + 2H2O ⎯⎯→ R – COOH + NH3


e) Tổng hợp từ hợp chất cơ magie
Cho tác udngj dẫn xuất hal với Mg trong ete khan sẽ tạo thành hợp chất cơ magiê. Dẫn
xuất cơ magiê tác dụng với khí CO2 tạo thành sản phẩm cộng rồi thuỷ phân cho axit tăng 1 C so
với dẫn xuất hal ban đầu:

R – Br + Mg ⎯⎯→
⎯ R – MgBr
ete

+ H2O
RMgBr + O = C = O ⎯⎯→ R – COOMgBr ⎯⎯ ⎯→ R – COOH + BrMgOH
6.5.1.5. Giới thiệu một số axit cacboxylic tiêu biểu
a) Axit fomic, H - COOH
Là chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước, có mùi xốc, nhiệt độ sôi = 100,5oC.
Trong phân tử có nhóm chức anđehit -CHO nên có tính khử mạnh của anđehit.
Axit fomic có trong nọc kiến, trong một số trái cây, trong mồ hôi động vật.
Điều chế: có thể điều chế từ CO và NaOH (cho CO đi qua kiềm nóng)
o
CO + NaOH ⎯⎯→

t C
HCOONa

HCOONa + H2SO4(loãng) ⎯⎯→ HCOOH + NaHSO4


Axit fomic được dùng làm chất khử trong ngành nhuộm, tổng hợp các hợp chất hữu cơ
khác.
b) Axit axetic, CH3 - COOH
Là chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước, có mùi chua, xốc, nhiệt độ sôi = 118,5oC.
Dung dịch 5 - 8% là giấm ăn.
Điều chế: ngoài các phương pháp chung, axit axetic còn được điều chế bằng những cách
sau.
+ Đi từ axetilen.
+ Cho rượu etylic lên men giấm.
+ Chưng khô gỗ: trong lớp nước có 10% CH3COOH. Trung hoà bằng vôi thành
(CH3COO)2Ca. Tách muối ra rồi chế hoá bằng H2SO4 để thu axit axetic.
Axit axetic được dùng trong công nghiệp thực phẩm, trong công nghiệp dược phẩm và kỹ
nghệ sản xuất chất dẻo và tơ nhân tạo.
c) Axit béo có KLPT lớn
Quan trọng nhất là
C15H31COOH C17H35COOH
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 116

(axit panmitic) (axit stearic)


Cả hai đều có cấu tạo mạch thẳng, không phân nhánh.
Là những chất rắn như sáp, không màu.
Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Phản ứng với kiềm và tan trong dung dịch kiềm.
Muối của các axit này với Mg và kim loại kiềm thổ (Ca, Ba, …) không tan trong nước.
d) Axit oxalic, HOOC - COOH
Là chất tinh thể, thường ở dạng C2H2O4.2H2O.
Khi đun nóng dễ bị mất CO2:

HOOC – COOH ⎯⎯→ HCOOH + CO2


t0

Dễ bị oxi hoá:

5HOOC – COOH + 2KMnO4 + 3H2SO4 ⎯⎯→ 10CO2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O


Axit oxalic được dùng làm chất khử và để định phân KMnO4.
- Điều chế
o
2HCOONa ⎯⎯ ⎯→ NaOOC – COONa
400 C

NaOOC – COONa + 2HCl ⎯⎯→ HOOC – COOH + 2NaCl


e) Axit ađipic, HOOC - (CH2)4 - COOH
Dùng để sản xuất nhựa tổng hợp (amit), sợi tổng hợp (nilon)
Điều chế: Oxi hóa xiclohexan (lấy từ dầu mỏ).
f) Axit acrilic, CH2 = CH - COOH
Là chất lỏng không màu, mùi xốc, tan vô hạn trong nước, tan nhiều trong rượu, ete.
Este của axit acrilic dùng để sản xuất chất dẻo.
Là chất lỏng không màu, tan được trong nước, rượu, ete.
Este của nó với rượu metylic được trùng hợp để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglat).
g) Axit sorbic, CH3 - CH = CH - CH = CH - COOH
Chất tinh thể màu trắng, ít tan trong nước.
Dùng để bảo quản thực phẩm.
h) Axit oleic, CH3 – (CH2)7 – CH = CH – (CH2)7 - COOH
Là chất lỏng như dầu.
Có trong dầu động, thực vật dưới dạng este với glixerin, đặc biệt có tới 80% trong dầu oliu.
Phản ứng với hiđro tạo thành axit stearic.
Muối oleat của Na, K dùng làm xà phòng giặt. Các oleat của Ca, Mg không tan trong nước.
6.5.2. Dẫn xuất của axit cacboxylic
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 117

6.5.2.1. Khái niệm chung

Khi thay thế OH ở nhóm cacboxyl của cacboxylic bằng những nhóm thế khác nhau ta được
dẫn xuất ở nhóm chức của axit cacboxylic:

R C OH R C Y

O O

Tuỳ theo bản chất của nhóm thế Y ta có:

♦ Halogenua axit (hay axyl halogenua): R – COX

Thí dụ: CH3 – COCl (axetyl clorua) ; C6H5 – COCl (benzoyl clorua)

♦ Anhidrit axit:

R C O C R

O O

Thí dụ:

CH3 C O C CH3 C6H5 C O C C6H5

O O O O
anhidrit axetic anhidrit bezoic

♦ Este: R – COOR/

♦ Amit: R – CONH2

Thí dụ: axetamit: CH3 – CONH2; benzamit: C6H5 – CONH2

Các dẫn xuất nêu trên đều có gốc chung là R – CO - gọi là axyl:

H-CO- CH3-CO- CH3CH2-CO- C6H5-CO-


Fomyl axetyl propionyl benzoyl

Dẫn xuất ở nhóm chức của axit cacboxylic còn là những sản phẩm thế nguyên tử O trong
nhóm cacboxyl, thí dụ axit hiđroxamic:

R C OH
NH

Hoặc sản phẩm thế cả nguyên tử oxi lẫn nhóm OH trong nhóm cacboxyl, thí dụ nitrin:

R–C≡N

6.5.2.2. Tính chất hóa học

Các dẫn xuất của axit cacboxylic có một số phản ứng chung sau đây:

a) Phản ứng thuỷ phân


Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 118

Các dẫn xuất axit dễ bị thuỷ phân, hồi lại axit cacboxylic, nhất là khi có mặt xúc tác axit
hoặc bazơ. Các halogenua axit và anhiđrit thuỷ phân nhanh, không cần xúc tác:
+ −
R – COY + H2O ⎯⎯ ⎯⎯→ R – COOH + HY
H hayOH

Y có thể là: Hal, OR, NH2, OCOR.

Khả năng phản ứng của các dẫn xuất của axit cacboxylic giảm theo thứ tự:

R – COCl > R – COOCO – R > R – COOR/ > RCONH2

Các phản ứng thuỷ phân đều theo một quy tắc chung, trên cơ sở giải thích có chế phản
ứng thuỷ phân este. Thuỷ phân là quá trình thuận nghịch của phản ứng este hóa. Quá trình thuỷ
phân có thể được xúc tác bằng axit hoặc bazơ.

Vai trò của axit là proton hoá este, tạo điều kiện cho tác nhân nucleophin (HOH) dễ dàng
tấn công vào nhóm C=O, sinh ra sản phẩm cộng không bền, sản phẩm này chuyển hoá ngay thành
axit và ancol:

R1 C OR2 + H(+) R1 C O(+) R2

O O H

(+)
OH2
.. (+) (+) (+)
H O + R1 C O R2 R1 C O R2 R1 C O H + R2OH
H O H (--)
O H O H
Traïng thaùi trung gian

(+)
(+)
R1 C O H R1 C O H + H

O H O a xitcacboxylic

Tất cả các giai đoạn trong sơ đồ phản ứng trên đều là thuận nghịch; vì vậy axit vô cơ vừa
xúc tác cho quá trình thuỷ phân lại vừa xúc tác cho quá trình este hóa.

Trong phản ứng thuỷ phân nhờ xúc tác bazơ, ion hiđroxyl HO- đóng vai trò một tác nhân
nucleophin, sẽ tấn công vào nhóm C=O của este. trạng thái trung gian sinh ra có thể trở về trạng
thái đầu hay chuyển thành axit và anion ancolat theo những quá trình thuận nghịch. Nhưng ion này
là bazơ rất mạnh, nó tác dụng rất nhanh và bất thuận nghịch với axit, cho nên toàn bộ phản ứng
thuỷ phân là bất thuận nghịch. Do đó, không thể thực hiện trong môi trường kiềm:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 119

OH
(--) (--)
H O + R1 C O R2 R1 C O R2 R1 C O H + R2O
(--)
O O O
Traïng thaùi trung gian

(--)
R1 C O H + R2O R1 C O(--) + R2OH

O O

Những phản ứng thuỷ phân ở trên đều là những phản ứng lưỡng phân tử kiểu SN2 . Phân tử

este (và phân tử axit trong quá trình este hóa) bị phân cắt ở liên kết axyl – oxi:

R1 C O R2

b) Phản ứng với hợp chất cơ kim

Các dẫn xuất của axit đều có thể phản ứng với hợp chất cơ kim (RMgX, RLi), giai đoạn
quyết định là sự tấn công của R2 vào cacbon cacbonyl:

R1 Y
C O + R2 MgX R1 C OMgX
Y R2
Y = Cl; OR; RCO2

Phản ứng không ngừng ở giai đoạn này mà tiếp tục cho đến khi tạo thành ancol bậc ba

c) Phản ứng oxy hóa

Clo axit, anhiđrit và este có thể bị khử bằng liti nhôm hiđrua để tạo thành ancol bậc một:
+
R – COY ⎯⎯ ⎯ ⎯ ⎯⎯→ R – CH2OH
1.LiAlH4 ;2.H ,H2O

+
Thí dụ: R – CONH2 ⎯⎯ ⎯ ⎯ ⎯⎯→ R – CH2 – NH2
1.LiAlH4 ;2.H ,H2O

6.5.3. Axit mono và điaxitcacboxylic

a) Axit không no đơn chức

Axit không no là nững axit chứa nối đooi C = C hoặc nối ba C ≡ C trong phân tử.

Axit cacboxylic khôngno có một nối đôi có công thức chung: CnH2n-1COOH. loại đơn giản
nhất là axit acrylic: CH2 = CH – COOH.

Ngoài đồng phân về mạch C, về vị trí liên kết bội, axit không no còn có đồng phân hình học
cis – trans. Thí dụ:
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 120

CH3 H CH3 COOH


C C C C
H COOH H H

Axit crotonic (trans) Axit crotonic (cis)

Các axit không nó có đầy đủ tính chất của tất cả các tính chất của nhóm cacboxyl như axit
no và có tính chất của nối đôi hay nối ba như trong anken, ankin. Do ảnh hưởng của nối đooi C = C
và nối ba C ≡ C có hiệu ứng –I, axit không no có tính axit mạnh hơn axit no tương ứng.

Nối đôi càng gần nhóm COOH, hiệu ứng –I càng tăng, do đó axit càng mạnh. Tuy vậy, nếu
nối đôi ở vị trí α, β đối với nhóm cacboxyl thì ngoài hiệu ứng –I còn có hiệu ứng liên hợp +C:

C C C O

OH

Hiệu ứng +C làm giảm tính axit, do đó axit α, β không no tuy mạnh hơn axit no tương ứng,
nhưng không mạnh bằng đồng phân β, γ không no.

Axit không no có thể cộng tác nhân electrophin vào nối đôi C = C, phản ứng ngược với
quy tắc Maccopnhicop và theo kiểu cộng hợp 1,4:

CH2 = CH – COOH + HBr ⎯⎯→ CHBr – CH2 – COOH

sp chính CH - CH - COOH
2
CH2 = CH - COOH + HBr
Br H
CH2 - CH - COOH
sp phuï
H Br

Axit không no và este của nó có khả năng trùng hợp , chẳng hạn axit acrylic trùng hợp cho
poliacrylic:

truøng hôïp
n CH2 = CH - CH2 - CH -

COOH COOH
n

nCH2 = CH Truøng hôïp - CH2 - CH -

COOC2H5 COOC2H5
n

b) Axit đicacboxylic

♦ Khái niệm: là loại axit có hai nhóm cacboxylic ở hai đầu mạch cacbon.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 121

Axit đicacboxylic không no đặc trưng nhất là axit etylen-1,2-điaxitcacboxylic

HCOO – CH = CH – COOH

Tồn tại ở hai dạng đồng phân hình học:

H H H COOH
C C C C
HOOC COOH HOOC H
Axit maleic (cis) Axit maleic (trans)
(ñoäc) (Khoâng ñoäc)

Axit amelic không có trong tự nhiên, nó được điều chế bằng cách oxy hóa benzen hoặc oxy
hoá hỗn hợp n-buten.

Ngoài ra còn có một số điaxit thường gặp:

COOH COOH COOH

CH2 (CH2)2 (CH2)4

COOH COOH COOH


Axit maloic Axit sucxinic Axit adipic
COOH COOH COOH

COOH

COOH
Axit p-phtalic
Axit o-phtalic Axit m-phtalic
COOH

♦ Tính chất:

Tính chất điaxit tương tự như monoaxxit, song do trong phân tử của nó có chứa hai nhóm
COOH nên các phản ứng thường xảy ra theo hai giai đoạn:

COOH K1 =3,8.10-2 COO- COO-


K2 =1,85.10-5
+ H+ + H+
COOH COOH COO-

Axit hai chức có tính axit cao hơn axit đơn chức do ảnh hưởng của hai nhóm cacboxyl với
nhau (có hiệu ứng âm). Trong axit béo, axit oxalic là axit mạnh nhất, nếu mạch giữa hai nhóm
cacboxyl tăng lên thì tính axit giảm dần.

- Phản ứng của este malonat: vì có nhóm CH2 ở giữa hai nhóm COOH nên H của nó linh
động. Người ta dùng nó để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ khác.

6.5.4. Lipit

Lipit là tên gọi chung bao gồm các chất béo và các chất tương tự chất béo gọi là lipoit. Các
chất lipit lại chia thành nhiều nhóm nhỏ như photphatit, xerebrozit, sáp.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 122

a) Chất béo

Chất béo (nguồn gốc động vật, thực vật) là este của glixerin với axit béo (axit hữu cơ một
lần axit mạch thẳng, khối lượng phân tử lớn).
Các chất béo được gọi chung là glixerit.
Công thức tổng quát của chất béo.
CH2 OCOR1

- CTCT: CH OCOR2 Vôùi:R1, R2, R3 laø goác H - C

CH2 OCOR3
no: môõ (TT raén)
Neáu R1, R2, R3 laø goác H - C
khoâng no: daàu (TT loûng)

Một số axit béo thường gặp.


Axit panmitic: C15H31 – COOH
Axit stearic: C17H35 – COOH
Axit oleic: C17H33 – COOH (có một nối đôi)
Hai axit sau đây có nhiều nối đôi cũng thường gặp trong dầu:
Axit linoleic: C17H31 – COOH (có hai nối đôi)
Axit linolenoic: C17H29 – COOH (có ba nối đôi)
Thường gặp các glixerit pha tạp. Ví dụ:
CH2 OCOC15H31

CH OCOC17H33

CH2 OCOC17H35

Trong chất béo, ngoài este của glixerin với axit béo còn có một lượng nhỏ axit ở dạng tự do
được đặc trưng bởi chỉ số axit.
Chỉ số axit của một chất béo là số miligam KOH cần thiết để trung hoà axit tự do trong một
gam chất béo.
Ví dụ: Một chất béo có chỉ số axit bằng 9 (Nghĩa là để trung hoà 1 gam chất béo cần 9 mg
KOH)
♦ Tính chất của chất béo:

- Phản ứng thuỷ phân: Chất béo ít tan trong nước nên không bị thuỷ phân bởi nước lạnh hay
nước sôi.

Để thuỷ phân chất béo phải đun nóng trong nước ở áp suất cao (25atm) để đạt đến nhiệt
độ cao (220oC):
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 123

CH2 OCOR1 CH2 OH R1COOH


+
H
CH OCOR2 + 3H2O CH OH + R2COOH
t0

CH2 OCOR3 CH2 OH R3COOH


Glixerin Caùc axit beùo

Có thể dùng axit vô cơ (axit sunfuric loãng) để tăng tốc độ phản ứng thuỷ phân. Axit béo
không tan trong nước, được tách ra.
- Phản ứng xà phòng hoá: Nấu chất béo với kiềm
CH2 OCOR1 CH2 OH R1COONa

t0
CH OCOR2 + 3NaOH CH OH + R2COONa

CH2 OCOR3 CH2 OH R3COONa


Glixerin Xaø phoøng

Các muối tạo thành là xà phòng tan trong dung dịch. Khi thêm NaCl vào hỗn hợp phản
ứng, xà phòng sẽ nổi lên thành lớp, đông đặc. Glixerin tan trong dung dịch được tách bằng cách
chưng phân đoạn.
- Phản ứng cộng của glixerit chưa no, biến dầu thành mỡ.
Quan trọng nhất là phản ứng cộng hiđro (sự hiđro hoá) biến glixerit chưa no (dầu) thành glixerit
no (mỡ).
Ví dụ:
CH2 OCOC17H33 CH2 OCOC17H35
0
Ni,t
CH OCOC17H33 + 3H2 CH OCOC17H35

CH2 OCOC17H33 CH2 OCOC17H35


Glixeryl trioleat Glixeryl tristearat

- Các glixerit chưa no dễ bị oxi hoá ở chỗ nối đôi.


Làm mất màu dung dịch KMnO4.
Bị oxi hoá bới oxi của không khí.
b) Sáp

Sáp có thành phần chủ yếu là este của axit monocacboxxylic no hay không no với các
ancol đơn chức, trong đó phần lớn lag axit và ancol có số C chẵn (C16 – C36). Ngoài ra, sáp còn
chứa các axit và ancol tự do và cả H – C nữa.

Trong các chất phụ kèm theo ssáp, đáng chú ý là stearin và các chất màu loại carotenoit.

Sáp thực vật là những lớp mỏng trên lá, qủa, thân, làm chất bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn có
hại và sự mất nước.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 124

Sáp động vật, trước hết kể đến sáp cá voi, sáp ong.

Sáp cá có trong dầu cá voi, thành phần chủ yếu là este xetyl panmitat
C15H31COOC16H33.

Sáp ong có chứa este của ancol C24 – C34 và các axit cao, thí dụ este mirtixyl
panmitat C15H31COOC31H63, ...

c) Xà phòng và chất giặt rửa

Ngoài xà phòng thường, hiện nay người ta còn dùng nhiều loại chất tẩy rửa tổng hợp khác
nhau. Đó cũng là những chất hoạt động bề mặt, thuộc mấy loại sau.
- Những chất tẩy rửa sinh ion (iongen)
Phân tử gồm gốc hiđrocacbon R và nhóm phân cực. Ngoài loại R - COONa, còn có những chất
hoạt động bề mặt nhờ ion phức tạp.
Ví dụ:
Các ankyl sunfat: R - O - SO3Na (R có > 11C)
Các ankyl sunfonat: R - SO3Na, điều chế bằng cách.
NaOH
R H + HO SO2 OH R SO2 OH R SO3Na

(R có 10 - 20 nguyên tử C)
Các ankyl aryl sunfonat:
R C6H4 SO3Na

Những chất hoạt động bề mặt nhờ cation phức tạp. Ví dụ :

C18H37NH3 Cl C16H33(CH3)3N Cl

Những chất tẩy rửa không sinh ion


Phân tử chứa gốc R không phân cực và các nhóm phân cực như -OH, -O- (ete). Ví dụ:

R OH + nCH2 CH2 R O CH2 CH2 OH


O n

R : có thể có tới 18C,


n : có thể bằng 6 - 30 tuỳ theo công dụng.
Các chất tẩy rửa trên vẫn giữ được tác dụng tẩy rửa cả trong môi trường axit và nước
cứng.
6.6. Amin

6.6.1. Khái niệm về amin

Amin là dẫn xuất của NH3 khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H bằng gốc hiđrocacbon.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 125

Cũng có thể xem amin như dẫn xuất của hiđrocacbon khi thay thế nguyên tử H bằng nhóm
NH2. Phân loại: bậc của amin:

Amin bậc một: R – NH2

Amin bậc hai: R – NH – R/

Amin b.3 R1 N R2

R3

Tùy theo số nhóm NH2 ta có monoamin, điamin,… Ví dụ:

CH3 NH2 NH2 CH2 CH2 NH2


Etylamin Etyldiamin

Trong phân tử amin (giống trong phân tử NH3), nguyên tử N có 1 cặp electron không phân
chia.

H H R2

R N: ; R1 N: ; R1 N:

H R2 R3

Vì thế amin có khả năng kết hợp proton (H+), thể hiện tính bazơ.
Nếu R là gốc no mạch hở, có khuynh hướng đẩy electron, làm tăng điện tích âm ở N, làm
tăng khả năng kết hợp H+, nghĩa là làm tăng tính bazơ. Amin bậc cao có tính bazơ mạnh hơn amin
bậc thấp.
Nếu R là nhân benzen, có khuynh hướng hút electron, ngược lại làm giảm tính bazơ của
amin (tính bazơ yếu hơn NH3)
6.6.2. Tính chất vật lý
a) Các amin mạch hở: Những chất đơn giản nhất (CH3 - NH2, C2H5 - NH2) là những chất khí,
tan nhiều trong nước, có mùi đặc trưng giống NH3.
Khi khối lượng phân tử tăng dần, các amin chuyển dần sang lỏng và rắn, độ tan trong
nước cũng giảm dần.
Ví dụ.
Chất : CH3CH2, (CH3)2NH, C2H5NH2, C2H4(NH2)2
Nhiệt độ sôi -6,3oC +6,9oC +16,6oC +116,5oC
b) Các amin thơm: là những chất lỏng hoặc chất tinh thể, có nhiệt độ sôi cao, mùi đặc trưng, ít
tan trong nước.
6.6.3. Tính chất hoá học
Nói chung amin là những bazơ yếu, có phản ứng tương tự NH3.
a) Tính bazơ
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 126

- Các amin mạch hở tan được trong nước cho dung dịch có tính bazơ.

C2H5 – NH2 + H2O ⎯⎯→ C2H5 – NH3+ + OH-


Do đó làm quỳ có màu xanh.
- Anilin (C6H5 - NH2) và các amin thơm khác do tan ít trong nước, không làm xanh giấy quỳ.
- Phản ứng với axit tạo thành muối.

R – NH2 + HCl ⎯⎯→ R – NH3Cl


+ -
NH2 NH3Cl

+ HCl

Các muối của amin là chất tinh thể, tan nhiều trong nước. Khi cho các muối này tác dụng với
kiềm mạnh lại giải phóng amin.
-
NH+3Cl NH2

+ NaOH + NaCl + H O
2

b) Các điamin: Các điamin có thể tham gia phản ứng trùng ngưng với các điaxit tạo thành
polime.
c) Amin thơm:
- Nhóm NH2 có ảnh hưởng hoạt hoá nhân thơm và định hướng thế vào vị trí o-, p-.
Ví dụ:

NH2 NH2

Br Br
+ 3Br2 + 3HBr
tr
Br

- Do ảnh hưởng của nhóm NH2, tính bền của nhân benzen giảm xuống, dễ bị oxi hoá (ví dụ
bằng hỗn hợp K2Cr2O7 + H2SO4) cho nhiều sản phẩm khác nhau. Ví dụ:
NH2 O
K2Cr2O7
+ 2(O) + NH3
H2SO4

6.6.4. Phương pháp điều chế


a) Khử hợp chất nitro bằng hiđro mới sinh:
Fe +HCl
R – NO2 + 6[H] ⎯⎯ ⎯
⎯→ R – NH2 + 2H2O
b) Phản ứng giữa NH3 với R - X (X = Cl, Br, I)
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 127

R – I + 2NH3 ⎯⎯→ R – NH2 + NH4I


Phản ứng có thể tiếp tục cho amin bậc cao:
NH3 + R1 NH2 + R2 I R1 NH R2 + NH4I

c) Phương pháp Sabatie


oC
R – OH + NH3 ⎯⎯ ⎯→ R – NH2 + H2O
350

6.6.5. Giới thiệu một số amin


a) Metylamin CH3 - NH2
Là chất khí, có mùi giống NH3, tan nhiều trong nước, trong rượu và ete.
b) Etylamin C2H5 - NH2
Là chất khí (nhiệt độ sôi bằng 16,6oC), tan vô hạn trong nước, tan được trong rượu, ete.
c) Hecxametylđiamin H2N - (CH2)6 - NH2:
Là chất tinh thể, nhiệt độ sôi = 42oC.
Được dùng để chế nhựa tổng hợp poliamit, sợi tổng hợp.
d) Anilin C6H5 - NH2:
Là chất lỏng như dầu, nhiệt độ sôi = 184,4oC. Độc, có mùi đặc trưng. ít tan trong nước
nhưng tan tốt trong axit do tạo thành muối. Để trong không khí bị oxi hoá có màu vàng rồi màu nâu.
Dùng để sản xuất thuốc nhuộm.
e) Toluđin CH3 - C6H4 - NH2
Dạng ortho và meta là chất lỏng. Dạng para là chất kết tinh.
Điều chế bằng cách khử nitrotoluen.
6.6.6. Muối điazo thơm

a) Khái niệm

Hợp chất điazo có công thức chung C6H5N2X

Trong đó X là: Cl-, HSO4-, NH3-, OH-, -OMe, ...

Công thức cấu tạo có hai dạng cấu tao:

C6H5 – N = N – X (1):hợp chất điazo thật ; C6H5 – N+ ≡ N – X- (2): muối điazo

Thực tế chứng minh rằng hợp chất điazo có tính dẫn điện. Nó là một muối amonium bậc 4.
Điện tích dương ion điazon ở nguyên tử N nối với gốc phenyl (công thức 2). Công thức cổ điển của
hợp chất điazoni (công thức 1) không phản ánh được đặc tính muối của hợpc chất này.

b) Điều chế

Hợp chất điazo thơm được điều chế bằng cách điazo hóa hợp chất amin thơm bằng axit
nitơ và axit vô cơ khác như HCl, H2SO4 ở 0 – 40C.
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 128

0−4 C
⎯⎯ ⎯→ C6H5 – N+ ≡ NCl-
0
C6H5 – NH2 + HNO2 + HCl

c) Hoá tính

Hợp chất điazo thuộc loại hợp chất hữu cơ có khả năng hoạt động hoá học lớn nhất. Từ
hợp chất điazo ta có thể điều chế hầu hết các hợp chất thơm khác chỉ trừ andehit và xeton thơm.

Các phản ứng của hợp chất điazo có thể chia làm hai loại:

♦ Phản ứng thoát nitơ

- Phản ứng thuỷ phân: Điazo hoá amin bậc 1 ở nhiệt độ thấp (0 – 40C) ta nhận được dd
muối điazonium. Khi nấu nóng dd (50 – 800C) hoặc đun sôi thì quan sát thấy nitơ thoát ra mãnh liệt
và ta thu được phenol.

50 − 80 C
⎯⎯ ⎯⎯→ C6H5 –OH + N2 + HCl
0
C6H5 – N2Cl + H2O

- Thế nhóm điazo bằng H: Cho dd muối điazo tác dụng với một số hợp chất có tính khử sẽ
xảy ra phản ứng thay thế nhóm điazo bằng H. Thí dụ:

C6H5 – N2Cl + C2H5 – OH ⎯⎯ ⎯⎯ ⎯→ C6H6 + N2 + CH3CHO + HCl


CH3COONa

- Thế nhóm điazo bằng nhóm alkoxyl (-OR): Đun nóng rượu với hợp chất điazo cho ta ete

⎯⎯→

0
tC
C6H5 – N2Cl + CH3 – OH C6H5 – O – CH3 + N2 + HCl

- Thế nhóm điazo bằng xyanua: Cho dd muối điazo tác dụng với CuCN thu được hợp chất
nitrin:

C6H5 – N2Cl + CuCN ⎯⎯→ C6H5 – CN + N2 + CuCl


- Thế nhóm điazo bằng halogen: Khi đun nóng dd muối điazo với KI sẽ thu được iod
benzen:

C6H5 – N2Cl + KI ⎯⎯→ C6H5 – I + N2 + KCl


- Thế nhóm điazo bằng nhân benzen: chế hoá muối điazo bằng NaOH hoặc CH3COONa
với hợp chất H – C thơm thì sẽ thu được hợp chất điaryl:

C6H5 – N = N – OCOCH3 + C6H6 → C6H5 – C6H5 + N2 + CH3COOH

♦ Phản ứng không thoát nitơ:

- Phản ứng ghép azo: muối điazo dễ dàng phản ứng với phenol, amin thơm và các dẫn
xuất của chúng ở 0 – 50C tạo thành hợp chất hyđroxyazo và aminoazo:

C6H5 – N2Cl + C6H5 – OH ⎯⎯⎯→ C6H5 – N ≡ N – C6H4 – OH + HCl


NaOH

p-hyđroxy azobenzen
Chương 6: Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức http://www.ebook.edu.vn Trang 129

- Phản ứng tạo hợp chất dị vòng điazo aminobenzen: một số amin bậc 1 và bậc 2 ngưng tụ
với hợp chất điazo tại nguyên tử N, mà không ở nguyên tử C vòng benzen như amin bậc 3, tạo
thành hợp chất điazo aminobenzen:

CH3COOH
N NCl + NH2 N N NH NH2

điazo aminobenzen

- Khử thành hiđrazin: khử muối điazo bằng NaHSO3, sau đó thuỷ phân sẽ nhận được
phenyl hyđrazin:

−1000 C
C6H5 – N2Cl + 2NaHSO3 + 2H2O ⎯⎯ ⎯
⎯→ C6H5 – NH – NHH2 + 2NaHSO4 + HCl
phenyl hyđrazin

BÀI TẬP
Viết đầy đủ các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
H2O
D
t oC

HNO3 Fe NaNO2+HCl C6H5N(CH3)2


C6H6 H2SO4 A HCl
B C E
toC

D F
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 130

Chương 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ TẠP CHỨC


7.1. Hiđroxiaxit
Hợp chất tạp chức: Trong phân tử có nhiều nhóm chức khác nhau.
Ví dụ: các aminoaxit
H2N - R - COOH, HO - CH2 - CH2 - CHO,…
Các hiđroxiaxit được chia làm hai nhóm lớn: các hợp chất có chứa nhóm hiđroxi nối với
mạch không vòng hay với mạch nhánh của vòng thơm và các hợp chất có chứa nhóm hiđroxi nối
trực tiếp với vòng thơm (hay axit phenolcacboxylic)
7.1.1. Hiđroxiaxit dãy béo
Nhiều hiđroxiaxit có trong thiên nhiên và được gọi theo tên thông thường. Axit glicolic có
trong thành phần nước ép cây mía.
Axit lactic lần đầu tiên được phân lập từ sữa chua. Nhiều hiđroxiaxit quan trọng là axit
đicacboxylic, như axit malic có trong nước ép trái cây, axit tactric có trong cặn rượu vang.

CH2 COOH CH3 CH COOH

OH axit glicolic OH axit lactic

HOOC CH2 CH COOH HOOC CH CH COOH

axit malic OH OH OH axit tactric

Đa số các hiđroxiaxit đều có C* trong phân tử, nên tồn tại đồng phân quang học.
a) Tính chất hoá học
Tuỳ thuộ vào vị trí của nhóm OH, các hiđroxiaxit dễ dàng mất nước, tạo thành hợp chất
hoàn toàn khác nhau:
Khi đun nóng, hai phân tử α-hiđroxiaxit dễ dàng mất nước tạo thành este vòng được gọi là
lactit:
OH HOOC O CO
CH3 CH CH CH3 CH3 CH CH CH3 + 2H2O
COOH HO CO O
axit lactic lactit

Lactit là chất rắn kết tinh, đun sôi với nước và có mặt của axit hay kiềm nó bị xà phòng hóa
và tạo thành hiđroxiaxit ban đầu.
b) Phương pháp điều chế
Các α-hiđroxiaxit thường được điều ché bằng cách thuỷ phân α-halogenaxit hoặc thuỷ
phân hợp chất xianhiđrin. Thí dụ:
+ Cl2 +NaOH
CH3 CH2 COOH CH3 CH COOH CH3 CH COOH
Cl OH
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 131

+HCN +HCl
C6H5 CHO C6H5 CH CN C6H5 CH COOH
100oC
OH OH

7.1.2. Hiđroxiaxit dãy thơm


Hiđroxit dãy thơm tiêu biểu và quan trọng nhất là axit salixylic (axit 2-hiđroxi benzoic). Nó
tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng este trong thành phần của một số tinh dầu.
Điều chế: từ natri phenolat và CO2 ở nhiệt độ 120 – 1400C theo phản ứng:

ONa OH OH
COONa COOH
+HCl
+ CO2

axit salixylic

Axit salixilic có nhiều ứng dụng, dùng làm điều chế chất thơm, làm chất khử trùng trong y
học, dưới dạng natri salixylat làm chất bảo quản thực phẩm.
Dẫn xuất axetyl của axit salixylic được gọi là aspirin, là một loại thuốc giảm sốt và giảm đau
thần kinh tốt:
O
O
OH O C CH3
COOH COOH
CH3COCl
+ HCl
axit salixylic axit axetylsalixylic (Aspirin)

7.2. Gluxit
Gluxit (saccarit) là các polihiđroxiandehit và polihiđroxixeton. Gluxit là tên gọi một loại hợp
chất hữu cơ rất phổ biến trong cơ thể sinh vật
Công thức phân tử Cn(H2O)m.
Các chất gluxit được phân làm 3 loại.

glucozô
monosaccarit
fructozô
saccarozô
Gluxit disaccarit
mantozô
tinh boät
polisaccarit
xenlulozô

- Monosaccarrit là những gluxit đơn giản nhất, không bị thuỷ phân thành những gluxit đơn giản
hơn. Ví dụ: glucozơ, fructozơ (C6H12O6), ribozơ (C5H10O5)
- Oligosaccarit là những sản phẩm ngưng tụ từ 2 đến 10 phân tử monosaccarit với sự tách bớt
nước. Quan trọng nhất là các đisaccarit hay điozơ có công thức chung C12H22O11. Các đisaccarit
này bị thuỷ phân tạo thành 2 phân tử monosaccarit. Ví dụ thuỷ phân saccarozơ.
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 132

+
C12H22O11 + H2O ⎯⎯→
H
C6H12O6 + C6H12O6
- Polisaccarit là những hợp chất cao phân tử. Khi bị thủy phân, polisaccarit tạo thành một số lớn
phân tử monosaccarit.
+
(C6H10O5)n + nH2O ⎯⎯→
H
nC6H12O6
Ví dụ: Tinh bột, xenlulozơ, glicogen đều có công thức chung là (C6H10O5)n.
7.2.1. Monosaccarit
a) Khái niệm, phân loại và cấu trúc

Monosaccarit là những gluxit không thể thuỷ phân được.

Tuỳ thuộc vào nhóm C=O nằm ở dưới dạng andehit hay xeton, các monosaccarit được
phân chia thành andozơ (có nhóm andehit) và xetozơ (có nhóm xeton)

Công thức phân tử: C6H12O6

Công thức cấu tạo:

CH2 - CH - CH - CH - CH - C - H CH2 - CH - CH - CH - C - CH2

OH OH OH OH OH O OH OH OH OH O OH
andozô Xetozô

Tuỳ theo số nguyên tử cacbon trong phân tử, monosaccarit (anđozơ và xetozơ) được gọi
là triozơ (3C), tetrozơ (4C), pentozơ (5C), hexozơ (6C), heptozơ (7C). Những monosaccarit quan
trọng đều là hexozơ và sau đó là pentozơ. Ví dụ: glucozơ, frutozơ,…

Ngoài đồng phân cấu tạo (anđozơ và xetozơ), monossaccarit còn có đồng phân không gian
gọi là đồng phân quang học, mỗi đồng phân không gian lại có tên riêng.

♦ Cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ.

- Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc và khử được Cu2+, do vậy phân tử phải có nhóm
chức anđehit (-CH = O).

- Glucozơ tác dụng với (CH3CO)2O sinh ra pentaeste C6H7O(OCOCH3)5, chứng tỏ trong
phân tử có 5 nhóm -OH; các nhóm -OH đó có thể tạo phức chất màu xanh lam khi tác dụng với
Cu(OH)2 (tương tự như glixerin).

- Từ các kết quả thực nghiệm, người ta thấy rằng glucozơ là một pentahiđroxi anđehit có
mạch thẳng không phân nhánh.
6 5 4 3 2 1
CH2 - CH - CH - CH - CH - C - H

OH OH OH OH OH O
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 133

Do sự phân bố khác nhau của các nhóm -OH trong không gian, glucozơ có nhiều đồng
phân không gian. Glucozơ thiên nhiên, được gọi là D-glucozơ (có nhóm -OH tại C5 ở bên phải) để
phân biệt với một đồng phân điều chế trong phòng thí nghiệm là L-glucozơ (nhóm -O đó ở bên trái).
Công thức cấu trúc như sau:

CHO CHO

H OH HO H

HO H H OH

H OH HO H

H OH OH H

CH2OH CH2OH
D-Glucozo L -Glucozo

♦ Cấu trúc dạng mạch vòng của glucozơ

Ngoài dạng mạch hở, glucozơ còn có các dạng mạch vòng 6 cạnh hoặc 5 cạnh. Glucozơ vòng
6 cạnh được gọi là glucopiranozơ vì vòng này có dạng của dị vòng piran, còn vòng 5 cạnh được
gọi là glucofuranozơ vì có dạng dị vòng furan.

CH2OH CH2OH
O HO H O
H OH
H OH
H H
HO H OH H
OH H
H OH
H OH
Glucopiranozo Glucofuranozo

Glucopiranozơ bền hơn rất nhiều so với glucofuranzơ.

♦ Cấu trúc phân tử fructozơ

Fructozơ trong thiên nhiên được gọi là D-fructozơ, có công thức cấu trúc.

OH

CH2 CH CH CH C CH2

OH OH OH O OH

b) Tính chất vật lý - trạng thái tự nhiên

Monosaccarit là những chất không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước, không tan trong dung
môi hữu cơ, có khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực sang phải và hoặc sang trái.
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 134

Trong thiên nhiên, glucozơ có trong hầu hết các bộ phận cơ thể thực vật: rễ, lá, hoa… và nhất là
trong quả chính. Glucozơ cũng có trong cơ thể người, động vật.

Fructozơ ở trạng thái tự do trong quả cây, mật ong. Vị ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ.

c) Tính chất hoá học

♦ Phản ứng của nhóm anđehit - CH = O

Phản ứng oxi hoá nhóm chức anđehit thành nhóm chức axit. Khi đó glucozơ trở thành axit
gluconic.

+ Phản ứng tráng gương.


AgNO3
CH2 - CH - CHO + Ag2O o
NH3
CH2 - CH - COOH + 2Ag
t
OH OH 4 OH OH 4
glucozô axit gluconic

+ Phản ứng với Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm)


o
t
CH2 - CH - CHO + Cu(OH)2 CH2 - CH - COOH + 2H2O + Cu2O

OH OH 4 OH OH 4

glucozô axit gluconic

(màu đỏ gạch)

+ Phản ứng oxi hoá trong môi trường trung tính và axit, ví dụ bằng HOBr:

CH2OH – (CHOH)4 – CHO + HOBr → CH2OH – (CHOH)4 – COOH + HBr

+ Phản ứng khử nhóm -CHO tạo ra rượu 6 lần rượu.

CH2 - CH - CHO + Ag2O Nio CH2 - CH - CH2


t
OH OH 4 OH OH 4
OH
glucozô sobit

♦ Phản ứng của các nhóm -OH

- Phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

CH2 - OH CH2 - OH HO - CH2

CH - OH CH - OH HO - CH

2 CH - OH + Cu(OH)2 CH - OH HO - CH + 2H2O

CH - OH CH - O O - CH
Cu
CH - OH CH - O O - CH
H H
CHO CHO CHO
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 135

- Tạo este có chứa 5 gốc axit một lần axit. Ví dụ glucozơ phản ứng với axit axetic
CH3COOH tạo thành pentaaxetyl glucozơ :

CH2 - OH CH2 - OCOCH3

CH - OH CH - OCOCH3

CH - OH + 5CH COOH H+
3
o
CH - OCOCH3 + 5H2O
t
CH - OH
CH - OCOCH3
CH - OH
CH - OCOCH3
CHO
CHO

♦ Phản ứng của glucozơ dạng vòng:

Nhóm OH ở nguyên tr C1 trong phân tử glucozơ dạng vòng linh động hơn các nhóm OH
khác nên dễ dàng tạo ete với các phân tử rượu khác (ví dụ với CH3OH) tạo thành glucozit:

CH2OH CH2OH
O O
H H H H OH
H HCl + H2O
HO OH + HO R HO O R
OH H OH H

H OH H OH

♦ Phản ứng lên men

Dưới tác dụng của các chất xúc tác men do vi sinh vật tiết ra, chất đường bị phân tích
thành các sản phẩm khác. Các chất men khác nhau gây ra những quá trình lên men khác nhau.

Ví dụ:

- Lên men etylic tạo thành rượu etylic.

C6H12O6 LM röôïu 2C2H5OH + 2CO2

- Lên men butyric tạo thành axit butyric:

C6H12O6 ⎯⎯ ⎯ ⎯→ CH3 – CH2 – CH2 – COOH + 2H2 + 2CO2


LM:butylric

- Lên men lactic tạo thành axit lactic:

LM lactic
C6H12O6 2CH3 - CH - COOH
glucozô axit lactic
OH

d) Điều chế
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 136

- Quá trình quang hợp của cây xanh dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, tạo thành glucozơ và
các monosaccarit khác:

6CO2 + 6H2O ⎯⎯→


qh
C6H12O6 + 6O2

- Thuỷ phân đi, polisaccarit có trong thiên nhiên (như saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ…) dưới tác
dụng của axit vô cơ hay men.

Axit, toC
C12H22O11 + H 2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozô fructozô

Axit, toC
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
Glucozô

- Trùng hợp anđehit fomic

6HCHO ⎯⎯ ⎯⎯→ C6H12O6


Ca( OH)2

7.2.2. Đisaccarit
Đisaccarit là loại gluxit phức tạp hơn, khi thuỷ phân cho hai phân tử monosaccarit.
Những monosaccarit tiêu biểu và quan trọng là saccarozơ, mantozơ, lactozơ đều có công
thức phân tử C12H22O11.
a) Tính chất vật lý
Tất cả các đisaccarit đèu là những chất không màu, kết tinh được và tan tốt trong nước.
b) Tính chất hóa học
♦ Phản ứng thuỷ phân
Axit, toC
C12H22O11 + H 2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozô fructozô

o
Axit, t
C12H22O11 + H2O 2C6H12O6
Mantozô Glucozô

♦ Phản ứng của nhóm anđehit


- Saccarozơ không có nhóm chức anđehit nên không tham gia phản ứng tráng gương và
phản ứng với Cu(OH)2.
- Mantozơ và lactozơ khi hoà tan trong dung dịch chuyển một phần sang dạng tautome có
nhóm chức anđehit nên có phản ứng tráng gương và phản ứng với Cu(OH)2.
♦ Phản ứng với hiđroxit kim loại (tác dụng với Cu(OH)2) và tham gia phản ứng tạo ete và
este (phản ứng của rượu nhiều lần rượu).
c) Điều chế
Các đisaccarit được điều chế từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Ví dụ
Saccarozơ lấy từ mía, củ cải đường.
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 137

Saccarozơ trong mía tác dụng với sữa vôi tạo thành dung dịch canxi saccarat trong suốt.
Khi sục CO2 vào dung dịch canxi saccarat lại tạo thành saccarozơ:
C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O C12H22O11.CaO.2H2O
Canxi saccarat

CO2 + C12H22O11.CaO.2H2O C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O

Mantozơ là chất đường chủ yếu trong mạch nha (đường mạch nha). Nó là sản phẩm của
sự thuỷ phân tinh bột.
Lactozơ có trong sữa người, động vật (vì vậy còn có tên là đường sữa). Ngoài ra cũng tìm
thấy có lactozơ trong thực vật.
7.2.3. Polisaccarit
Polisaccarit là những gluxit được cấu thành bởi nhiều đơn vị monosaccarit nối với nhau
bằng những liên kết glicozit.

Những polisaccarit thường gặp: tinh bột, xenlulozơ,…

7.2.3.1. Tinh bột (C6H10O5)n

a) Cấu tạo:

Tinh bột là hỗn hợp các polisaccarit (C6H10O5)n, khác nhau về số n và cấu trúc của chuỗi
polime. Tinh bột có trong củ và hạt nhiều loại cây.

Các phân tử tinh bột gồm 2 loại:

- Loại amilozơ cấu tạo từ chuỗi polime không phân nhánh gồm các mắt xích a- glucozơ
mạch vòng với n vào khoảng 200¸ 400 và có khi tới 1000.

Giữa 2 mắt xích là một cầu oxi nối nguyên tử C1 của gốc thứ 1 với nguyên tử C4 của gốc
thứ 2. Cầu oxi này được gọi là liên kết a-1, 4 glicozit.

CH2OH CH2OH
O O
OH H OH
H H

. . .O OH H O OH H O. ..

H OH H OH

- Loại amilopectin: Chuỗi polime có sự phân nhánh, hệ số n từ 600 - 6000. Sự hình thành
mạch nhánh là do liên kết a - 1,6 glicozit, được biểu diễn như sau:
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 138

CH2OH
O
OH
H

. . .O OH H O

H OH CH2
O
H OH
H

. . .O OH H O. ..

H OH

Tỷ lệ amilozơ và amilopectin thay đổi tuỳ theo từng loại tinh bột, amilozơ thường chiếm
20% và amilopectin chiếm khoảng 80%.

b) Tính chất vật lý

Tinh bột cấu tạo từ những hạt nhỏ có hình dạng và kích thước khác nhau, phần ngoài của
hạt tinh bột cấu tạo từ amilopectin, phần bên trong cấu tạo từ amilozơ.

Các hạt tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng hạt bị phồng lên rồi vỡ thành
dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

c) Tính chất hoá học

- Hồ tinh bột + dung dịch iot ® dung dịch màu xanh.

- Tinh bột không tham gia các phản ứng khử (phản ứng tráng gương và với Cu2+) vì trong
phân tử không có chức anđehit.

- Phản ứng thuỷ phân tinh bột thành glucozơ xảy ra khi đun nóng với xúc tác axit vô cơ
loãng hoặc nhờ các enzim, phương trình tổng quát:

Axit, toC
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
Glucozô

d) Sự tạo thành tinh bột từ CO2 và H2O

Năng lượng mặt trời được lá cây hấp thụ, chuyển qua các sắc tố: clorofin (màu xanh lục),
carotin (màu da cam), xantofin (màu vàng) và dùng để thực hiện quá trình quang hợp.

e) Ứng dụng của tinh bột

- Làm lương thực cho người và động vật.

- Điều chế glucozơ.

- Điều chế mạch nha.

- Điều chế rượu etylic


Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 139

- Hồ vải.

7.2.3.2. Xenlulozơ (C6H10O5)n

a) Cấu tạo phân tử

Khác với tinh bột, cấu tạo phân tử của xenlulozơ có những đặc điểm sau:

- n rất lớn ( từ 6000 ® 12000 ).

- Chuỗi polime của xenlulozơ là mạch thẳng không phân nhán, vì vậy nó tạo thành sợi (sợi
bông, sợi gai, sợi đay…) trong đó các chuỗi polime được xếp theo cùng một phương và xuất hiện
lực tương tác giữa các chuỗi đó.

- Mỗi mắt xích (1 mắt xích glucozơ) có 3 nhóm OH, trong đó 1 nhóm chức rượu bậc 1 và 2
nhóm chức rượu bậc 2. Để nhấn mạnh đặc điểm này, người ta thường viết công thức phân tử của
xenlulozơ như sau:

C6H7O2(OH)3
n

b) Tính chất vật lý

Xenlulozơ là chất rắn, không mùi, không có vị, có dạng sợi, có tính thấm nước.

Xenlulozơ không tan trong nước, ete, rượu nhưng tan trong một số dung môi đặc biệt như
dung dịch Sveze gồm Cu(OH)2 trong NH3 đặc, dung dịch H2SO4 đặc.

c) Tính chất hoá học

- Bền hơn tinh bột (không tạo màu xanh với iot)

- Tạo thành este

H2SO4, ñ
C7H6O2(OH)3 + 3nHNO3 C6H7O2(NO2)3 + 3nH2O
n to n
Xenlulozô trinitrat (Piroxylin)

Trinitroxenlulozơ là chất nổ mạnh, được dùng làm thuốc súng không khói.

Khi este hoá không hoàn toàn sẽ thu được mono, đinitroxenlulozơ dùng để chế sơn, làm
phim, keo dán,…

- Phản ứng tạo thành xenlulozơ điaxetat và xenlulozơ triaxetat.

Các chất trên được điều chế bằng phản ứng giữa xenlulozơ và anhiđrit axetic có H2SO4
xúc tác:

Xenlulozơ axetat không dễ cháy như xenlulozơ nitrat, được dùng để chế tơ nhân tạo, đồ
nhựa, sơn.
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 140

- Khi chế hoá với kiềm đặc (NaOH) xenlulozơ bị phồng lên thành xenlulozơ kiềm là sản
phẩm thế không hoàn toàn.

Xenlulozơ kiềm khi chế hoá với CS2 tạo thành xenlulozơ xantogenat

Xenlulozơ xantogenat hoà tan trong dung dịch kiềm loãng thành dung dịch rất nhớt gọi là
visco. Khi ép để visco chảy qua lỗ nhỏ vào dung dịch axit sẽ thu được sợi xenlulozơ hiđrat, đó là tơ
visco.

- Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ.

Xenlulozơ khó bị thuỷ phân hơn tinh bột. Phải đun nóng lâu với axit vô cơ loãng ở áp suất
cao, xenlulozơ thuỷ phân hoàn toàn thu được glucozơ:

Axit, toC
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
Glucozô

d) Xenlulozơ trong tự nhiên - Ứng dụng

- Xenlulozơ có nhiều trong sợi bông (98%), sợi đay, gai…Trong gỗ cớ khoảng 50%
xenlulozơ.

- Xenlulozơ được dùng để làm giấy, làm vải, sợi, tơ nhân tạo (ví dụ tơ visco), thuốc súng
không khói, chất dẻo (xenluloit), sơn, sản xuất rượu etylic.

7.3. Aminoaxit
7.3.1. Khái niệm về aminoaxit
Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, có chứa cả nhóm -NH2 (bazơ) và nhóm -COOH
(axit) trong phân tử.
Công thức tổng quát : (NH2)x - R - (COOH)y
Có thể coi aminoaxit là dẫn xuất thế NH2 vào nguyên tử H ở gốc R của axit cacboxylic, khi
đó nhóm NH2 có thể đính vào những vị trí khác nhau (α, β, γ,…) trên mạch C.
γ β α
C− C− C− COOH
Các aminoaxit có trong các chất anbumin tự nhiên đều là α-aminoaxit.
Có những aminoaxit trong đó số nhóm NH2 và số nhóm COOH không bằng nhau. Tính axit
- bazơ của aminoaxit tuỳ thuộc vào số nhóm của mỗi loại.
7.3.2. Tính chất vật lý
Các aminoaxit đều là những chất tinh thể, nóng chảy ở nhiệt độ tương đối cao đồng thời bị
phân huỷ. Phần lớn đều tan trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ.
7.3.3. Tính chất hoá học
a) Vừa có tính axit, vừa có tính bazơ
- Trong dung dịch tự ion hoá thành lưỡng cực:
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 141

(+)
H2N R COOH H3N R COO(-)

- Tạo muối với cả axit và kiềm:


NH2 - CH2 - COOH + NaOH NH2 - CH2 - COONa + H2O
(+)
H2N R COOH + HCl H3N R COOH
(-)
Cl

- Phản ứng este hoá với rượu.


+
H
NH2-CH2-COOH + C2H5OH NH2-CH2-COOC2H5+ H2O

b) Phản ứng trùng ngưng tạo polipeptit


- Trùng ngưng giữa 2 phân tử tạo đipeptit.
2H2N R COOH H 2O + H 2N CH2 C N CH2 COOH

O H LK peptit

- Trùng ngưng tạo ra polipeptit

- NH - CH2 - C -
nNH2 - CH2 - COOH + nH2O
O
n

Các polipeptit thường gặp trong thiên nhiên (protein)


7.3.4. Điều chế
a) Thuỷ phân các chất protein thiên nhiên

⎯⎯→
0
t
Protein + H2O Các aminoaxit
b) Tổng hợp
- Từ dẫn xuất halogen của axit.
CH3 R COOH + 2NH3 CH3 R COOH + NH4Br

Br NH2

- Tổng hợp nhờ vi sinh vật.


7.4. Protein

7.4.1. Thành phần - cấu tạo


- Thành phần nguyên tố của protein gồm có: C, H, O, N, S và cả P, Fe, I, Cu.
- Protein là những polime thiên nhiên cấu tạo từ các phân tử aminoaxit trùng ngưng với
nhau.
- Sự tạo thành protein từ các aminoaxit xảy ra theo 3 giai đoạn.
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 142

+ Giai đoạn 1: Tạo thành chuỗi polipeptit nhờ sự hình thành các liên kết peptit.
+ Giai đoạn 2: Hình thành cấu trúc không gian dạng xoắn (như lò xo) của chuỗi
polipeptit nhờ các liên kết hiđro giữa nhóm C=O của vòng này với nhóm - NH - của vòng tiếp theo.

C O. . . H N

ở dạng xoắn, gốc R hướng ra phía ngoài.


+ Giai đoạn 3 các chuỗi polipeptit ở dạng xoắn cuộn lại thành cuộn nhờ sự hình
thành liên kết hoá học giữa các nhóm chức còn lại trong gốc aminoaxit của chuỗi polipeptit.
Với cách cấu tạo như vậy từ hơn 20 aminoaxit đã tạo thành hàng ngàn chất protein khác
nhau về thành phần, cấu tạo trong mỗi cơ thể sinh vật. Mỗi phân tử protein với cấu hình không gian
xác định, với nhóm chức bên ngoài hình xoắn mang những hoạt tính sinh học khác nhau và thực
hiện những chức năng khác nhau trong hoạt động sống của cơ thể.
7.4.2. Tính chất
a) Các protein khác nhau tạo thành những cuộn khác nhau: Có 2 dạng chính.
- Hình sợi: như tơ tằm, lông, tóc.
- Hình cầu: Như anbumin của lòng trắng trứng, huyết thanh, sữa.
b) Tính tan: rất khác nhau
- Có chất hoàn toàn không tan trong nước (như protein của da, sừng, tóc…)
- Có protein tan được trong nước tạo dung dịch keo hoặc tan trong dung dịch muối loãng.
Tính tan của một số protein có tính thuận nghịch: nếu tăng nồng độ muối thì protein kết tủa,
nếu giảm nồng độ muối protein tan.
c) Hiện tượng biến tính của protein
Khi bị đun nóng hay do tác dụng của muối kim loại nặng hoặc của axit (HNO3, CH3COOH),
protein bị kết tủa (đông tụ) kèm theo hiện tượng biến tính. Khi đó, các liên kết hiđro, liên kết muối
amoni, liên kết đisunfua, liên kết este bị phá huỷ và làm mất hoạt tính sinh học đặc trưng của
protein.
d) Tính lưỡng tính của protein
Vì trong phân tử protein còn có nhóm - NH2 và - COOH tự do nên có tính bazơ và tính axit
tuỳ thuộc vào số lượng nhóm nào chiếm ưu thế.
+
Trong dung dịch, protein có thể biến thành ion lưỡng cực H3N - R - COO-.
Khi tổng số điện tích dương và điện tích âm của ion lưỡng cực bằng không thì protein
được gọi là ở trạng thái đẳng điện.
e) Thuỷ phân protein
+ H O,H+ + H O,H+ +H O
Protein ⎯⎯2⎯⎯→ các poli peptit ⎯⎯2⎯⎯→ các peptit ⎯⎯⎯
2
→ các aminoaxit
f) Phản ứng có màu của protein
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 143

Tương tự peptit và aminoaxit, protein tham gia phản ứng cho màu.
- Phản ứng biure: Cho protein tác dụng với muối đồng (CuSO4) trong môi trường kiềm cho
màu tím do sự tạo thành phức chất của đồng (II) với hai nhóm peptit.
- Phản ứng xantoproteinic: Cho HNO3 đậm đặc vào protein sẽ xuất hiện màu vàng. Nguyên
nhân do phản ứng nitro hoá vòng benzen ở các gốc aminoaxit tạo thành các hợp chất nitro dạng
thơm có màu vàng.
7.4.3. Phân loại protein
Gồm 2 nhóm chính:
a) Protein đơn giản: chỉ cấu tạo từ các aminoaxit, khi thuỷ phân hầu như không tạo thành các sản
phẩm khác. Các protein đơn giản lại được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Ví dụ:
- Anbumin: Gồm một số protein tan trong nước, không kết tủa bởi dung dịch NaCl bão hoà
nhưng kết tủa bởi (NH4)2SO4 bão hoà. Đông tụ khi đun nóng. Có trong lòng trắng trứng, sữa.
- Globulin: Không tan trong nước, tan trong dung dịch muối loãng, đông tụ khi đun nóng.
Có trong sữa, trứng.
- Prolamin: Không tan trong nước, không đông tụ khi đun sôi. Có trong lúa mì,ngô.
- Gluein: Protein thực vật tan trong dung dịch kiềm loãng. Có trong thóc gạo.
- Histon: Tan trong nước và dung dịch axit loãng.
- Protamin: Là protein đơn giản nhất. Tan trong nước, axit loãng và kiềm. Không đông tụ
khi đun nóng.
b) Các protein phức tạp: Cấu tạo từ protein và các thành phần khác không phải protein. Khi thuỷ
phân, ngoài aminoaxit còn có các thành phần khác như hiđratcacbon, axit photphoric.
Protein phức tạp được chia thành nhiều nhóm.
- Photphoprotein: có chứa axit photphoric.
- Nucleoprotein: trong thành phần có axit nucleic. Có trong nhân tế bào động, thực vật.
- Chromoprotein: có trong thành phần của máu.
- Glucoprotein: trong thành phần có hiđratcacbon.
- Lipoprotein: trong thành phần có chất béo.
7.7.4. Sự chuyển hoá protein trong cơ thể
Protein là một thành phần quan trọng nhất trong thức ăn của người và động vật để tái tạo
các tế bào, các chất men, các kích thích tố, xây dựng tế bào mới và cung cấp năng lượng.
Khi tiêu hoá, đầu tiên protein bị thuỷ phân (do tác dụng của men) thành các polipeptit (trong
dạ dày) rồi thành aminoaxit (trong mật) và được hấp thụ vào máu rồi chuyển đến các mô tế bào
của cơ thể. Phần chủ yếu của aminoaxit này lại được tổng hợp thành protein của cơ thể. Một phần
khác để tổng hợp các hợp chất khác chứa nitơ như axit nucleic, kích thích tố…Một phần bị phân
huỷ và bị oxi hoá để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức http://www.ebook.edu.vn Trang 144

Đồng thời với quá trình tổng hợp, trong cơ thể luôn xảy ra quá trình phân huỷ protein qua
các giai đoạn tạo thành polipeptit, aminoaxit rồi các sản phẩm xa hơn, như NH3, ure O = C(NH2)2
tạo thành CO2, nước…Quá trình tổng hợp protein tiêu thụ năng lượng, quá trình phân huỷ protein
giải phóng năng lượng.
7.4.5. Ứng dụng của protein
- Dùng làm thức ăn cho người và động vật.
- Dùng trong công nghiệp dệt, giày dép, làm keo dán.
- Một số protein dùng để chế tạo chất dẻo (như cazein của sữa).
Chương 8: Hợp chất dị vòng http://www.ebook.edu.vn Trang 145

Chương 8: HỢP CHẤT DỊ VÒNG


8.1. Khái niệm
Hợp chất dị vòng là những hợp chất hữu cơ có vòng kín trong phân tử, nhưng trong vòng
đó ngoài C ra còn có một vài nguyên tử của nguyên tố khác được gọi là dị tử. Những hợp chất dị
vòng quan trọng thường chứa các dị tử là nitơ, oxi và lưu huỳnh. Tuy vậy, người ta cũng còn gặp
các dị vòng chứa dị nguyên tử selen, telu, photpho, silic và các nguyên tố khác.
Trong chương này chúng ta chỉ xét chủ yếu các hợp chất dị vòng 5 và 6 cạnh có chứa dị
tử, cụ thể là furan, pirol, thiophen và piridin:

4 3 4 3 4 3
H
H-C C-H H-C C-H H-C C-H C
4
HC 5 CH
3

H - C5 ..
2
C-H H - C5 .. C-H
2
H - C5 .. C-H
2
2
O N1 S HC6 CH
..1 H ..1 N
1
..
Furan Pirol Thiophen Piridin

Các dị vòng 5 cạnh như furan, pirol và thiophen có thể coi như những dẫn xuất của
xiclopentadien trong đó nhóm metylen CH2 có thể thay thế bằng dị tử O, NH và S.
Nếu trong các dị vòng 5 cạnh ở trên, một nhóm CH được thay thế bằng một dị tử N ta sẽ
được những dị vòng 2 dị tử là oxazol và isooxazol; thiazol và isothiazol; imidazol và pirazol:
H H H H H
C C C N C C
&
HC CH HC CH HC N
O O O
Furan Oxazol Isoxazol

H H H H H
C C C N C C
&
HC CH HC CH HC N
S S S
Thiophan Thiazol Isothiazol

H H H H H
C C C N C C
&
HC CH HC CH HC N
N N N
H H H
Pirol Imidazol

Tiếp theo đó nếu đi từ pirazol, ta thay thế một nhóm – CH = bằng một dị tử nitơ – N = thứ
ba ta sẽ có các triazol:
Chương 8: Hợp chất dị vòng http://www.ebook.edu.vn Trang 146

H H
C N N C

HC N HC N
N N
H H
1,2,3- Triazol 1,2,4- Triazol

Nếu một dị tử nitơ thứ tư – N = thế cho một nhóm – CH = ta có một tetrazol:
N N

HC N
N
H
1,2,3,4- Tetrazol

Người ta thường dùng đuôi “ol” hay “ole” cho tên các vòng 5 cạnh, chú ý là không nên
nhầm với đuôi “ol” dành cho nhóm OH của ancol.
Ngoài các dị vòng 5 cạnh, người ta cũng biết các dị vòng 6 cạnh có một dị tử, hai, ba, bốn
dị tử. Piridin là dị vòng 6 cạnh một dị tử N. Người ta thường coi dị vòng piridin như một nhân
benzen có hình lục giác đều với 6 cạnh trên cùng một mặt phẳng, trong đó một nhóm – CH = đã
được thay thế bằng một nguyên tử nitơ – N =:
H
C
4
HC 5 CH
3
hay:
2
HC6 1
CH
N
.. N
Piridin

Nếu một nhóm – CH = thứ hai trong vòng piridin được thay thế bằng một dị tử nitơ ta sẽ
được những điazin:

N
N

N
N N N N
Piridin Piridazin Pirimidin Pirazin
(o-diazin) (m-diazin) (p-diazin)

Nếu nhóm – CH = thứ ba trong nhân benzen được thay thế bàng một dị tử nitơ – N = thứ
ba, ta sẽ được những triazin:

N
N N N

N N
N N N
1,2,3- Triazin 1,2,4- Triazin 1,3,5- Triazin
Chương 8: Hợp chất dị vòng http://www.ebook.edu.vn Trang 147

Theo lí thuyết ta phải có 3 đồng phân triazin như trên đây, nhưng trong thực tế chỉ mới biết
được một số hợp chất của chúng mà thôi.
Ngoài ra, người ta cũng biết được hợp chất dị vòng 7 cạnh một dị tử:

Azepin
N
H

8.2. Dị vòng 5 cạnh một dị tử


8.2.1. Tính thơm
Các dị vòng 5 cạnh biểu lộ tính thơm là do sự liên hợp của hệ lục tử thơm. Thí dụ trong dị
vòng pirol, sự hình thành hệ lục tử thơm là do sự liên hợp của 4 electron pi với một cặp electron
chưa sử dụng của nitơ. Đối với dị vòng furan và thiophen cũng vậy:

. .
hay: . . hay:
.. ..
N N N
H H H

8.2.2. Hoá tính của các hợp chất dị vòng 5 cạnh


a) Phản ứng thé electrophin trong pirol
Đối với pirol thì sự thế electrophin chủ yếu vào vị trí 2, và cũng cần chú ý là có thể nitro
hóa, sunfo hóa vòng pirol nhưng chỉ trong môi trường phản ứng không có axit, bởi vì nếu có axit thì
pirol sẽ bị trùng hợp.
Mặt khác pirol có thể tiếp nhận phản ứng halogen hóa và axyl hoá mà không cần xúc tác.
Tuy vậy, nếu trong phân tử pirol mà có chứa nhóm thế hút electron (nhóm – NO2 và – COOH) thì
lúc đó khả năng phản ứng sẽ kém hơn pirol không có nhóm thế và đòi hỏi phải có xúc tác phản
ứng mới xảy ra:

CH3COO NO2

(CH3CO)2O, 5oC NO2


N 2-nitro pirol
H

SO3, piridin, 90oC

SO3H
N N
H H

(CH3CO)2O, 250oC
COCH3
N
H
Chương 8: Hợp chất dị vòng http://www.ebook.edu.vn Trang 148

b) Phản ứng thế electrophin trong furan


Về khả năng phản ứng thì furan tương tự pirol, nhưng có phần mạnh hơn pirol. KHi clo hóa
furan ở -40oC có thể dẫn tới 2-clofuran và 2,5-điclofuran:

(-) (+)
CH3COO NO2

NO2
O 2-nitrofuran

SO3, piridin

SO3H
O O

(CH3CO)2O, BF3
COCH3
O

c) Phản ứng thế electrophin trong thiophen


Khả năng phản ứng của thiophen kém hơn furan và pirol (nhất là khi tác dụng với các axit
mạnh) do đó nó có thể tiếp nhận phản ứng nitro hóa, sunfo hóa trong điều kiện độ axit cao. Clo hóa
thiophen dãn tới hỗn hợp phức tạp của các sản phẩm tổng hợp, nhưng brom hóa và iốt hóa có thể
dãn tới sự tạo thành 2-brom và 2-iotthiophen:

(-) (+)
CH3COO NO2
(CH3CO)2O NO2
S 2-nitrothiophen

H2SO4

SO3H
S S

Br2, benzen
Br
S

d) Phản ứng cộng hợp theo Đinxơ – Anđơ (Diels – Alder)


Trong số các dị vòng thơm 5 cạnh, chỉ có furan có đặc tính liên hợp đien, nghĩa là có thể
tham gia vào phản ứng cộng 1,4:
CH
C=O C=O
HC CH
O + O O O
HC CH
C=O CH C=O
Furan
Anhidrit maleic
Chương 8: Hợp chất dị vòng http://www.ebook.edu.vn Trang 149

e) Phản ứng chuyển hóa lẫn nhau giữa các dị vòng 5 cạnh mộ dị tử (Iurep, 1936)
Ở nhiệt độ khoảng 300oC, với sự có mặt của chất xúc tác Al2O3, sẽ xảy ra phản ứng sau:

N
H
NH3 H2S
H2O NH3

H2S

H2O
O S

8.2.3. Điều chế


a) Furan: Decacboxyl hóa axit furoic

- CO2
CHO COOH
O O O

b) Pirol
Điều chế từ axetylen và NH3

CH CH Al2O3

CH 450oC
CH
O
H H
N

8.3. Dị vòng 6 cạnh một dị tử - Piriđin


8.3.1. Cấu trúc của piriđin
Cấu trúc của piriđin làm ta nhớ lại cấu trúc của benzen. Tất cả các liên kết C – C nằm trên
một mặt phẳng, có độ dài giống nhau 1,39A0 (độ dài liên kết của C – C là 1,54A0 và C = C là
1,34A0). Hai liên kết C – N cũng có độ dài giống nhau 1,37A0 (ngắn hơn độ dài của liên kết đơn C-
N là 1,4A0 và dài hơn liên kết C = N là 1,28A0).
4

5 3

6 2
N
1

Các thông số của phân tử piriđin và độ bền thơm đặc biệt của nó nói lên sự giải toả 6
electron p - π (của 5 nguyên tử C và của N).
8.3.2. Tính chất của piriđin
Chương 8: Hợp chất dị vòng http://www.ebook.edu.vn Trang 150

Dựa trên cơ sở cấu trúc của piriđin, ta có thể dự đoán được tính chất của nó. Phần nhân
tham gia phản ứng thế (thế electrophin và thế nucleophin) và nguyên tử N có ảnh hưởng rõ rệt đến
các phản ứng này.
Ngoài ra, piriđin tác dụng như một bazơ hoặc tác nhân nucleophin. Các phản ứng này do
nitơ trực tiếp tham gia phản ứng và được gây do cặp electron chưa sử dụng của nó.
a) Phản ứng thế electrophin
Phản ứng thế electrophin trong nhân piriđin thực hiện rất khó khăn, phần thì do tác dụng vô
hoạt hóa của dị tử lên nhân, phần thì do trong môi trường axit, khi nitro hóa và sunfo hóa, vòng còn
bị hoạt hóa do tạo thành ion piriđin. Cũng vì vậy mà điều kiện thực hiện phản ứng thế khắt khe, và
đa số trường hợp cho hiệu suất thấp:
NO2
KNO3 - H2SO4
H2SO4 370oC
N(+)
H
N(+) SO3H
H SO3, H2SO4, HgSO4
220oC, 24h
N(+)
Br H
Br2
300oC

N N
Br2
300 - 500oC
N Br

b) Phản ứng thế nucleophin


Phản ứng thế quan trọng nhất trong nhân piriđin là phản ứng thế nucleophin. Piriđin có thể
được amin hóa (bằng natri amiđua khi đun nóng), hyđroxyl hóa (với tác dụng của KOH), cũng như
ankyl hóa và aryl hóa:

1. Na(+)NH2(-), 100oC
2. H2O
N NH2
2 - Aminopiridin

KOH
320oC, O
N OH N O
2 - Hidroxipiridin H
Piridon
N
+ LiH
110oC, toluen
N C6H5
2 - Phenylpiridin

n - C4H9Li
+ LiH
100oC
N C4H9-n
2 - n - Butylpiridin
Chương 8: Hợp chất dị vòng http://www.ebook.edu.vn Trang 151

BÀI TẬP
8.1: Hợp chất dị vòng là gì ? Trình bày sự phân loại hợp chất dị vòng kèm theo các thí dụ minh
hoạ?
8.2:Viết công thức cấu tạo của các dị vòng furan, thiophen, pirol và piriđin. Vì sao những dị vòng
này có tính thơm? Đặc điểm chung về cấu tạo của hợp chất thơm là gì?
8.3: So sánh hoá tính của pirol, piriđin và benzen ?
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 152

Bài 1: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.1. XÁC ĐỊNH CACBON VÀ HYĐRO BẰNG PHƯƠNG PHÁP OXI HÓA

Hóa chất: Sacarozơ (hoặc axit benzoic), bột CuO, dung dịch bão hòa Ca(OH)2,
Ba(OH)2,CuSO4 khan bột.

Trộn đều 0,2 -0,3g saccarozơ với 1 – 2g CuO trên mặt kính hoặc giấy. Cho hỗn hợp vào
ống nghiệm khô. Cho tiếp thêm khoảng 1 g CuO trên mặt kính hoặc giấy. Cho hỗn hợp vào ống
nghiệm khô. Cho tiếp thêm khoảng 1g Cuo để phủ kín hỗn hợp. Phần trên của ống nghiệm được
dồn một nhúm bông, rắc lên nhúm bông đó một ít CuSO4 khan. Lắp dụng cụ như hình 1.

Đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng, lúc đầu đun nhẹ nhàng toàn bộ ống nghiệm, sau
đó đun mạnh ở phần có hỗn hợp phản ứng.

?
1. Nêu nguyên tắc phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

2. Những hiện tượng gì đã xảy ra trong cả hai ống nghiệm? Giải thích?

3. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.

1.2. XÁC ĐỊNH NITƠ

Hóa chất: Ure (khan), axetamid, Na, dung dịch FeSO4 1%, dung dịch FeCl3 1%, dung dịch
HCl đặc, dung dịch HCl 10%, hỗn hợp vôi-xut (rắn), C2H5OH 960.

a. Trường hợp riêng: Hợp chất có N liên kết trực tiếp với C và H.

Trộn đều khoảng 0.1g ure và 1 g vôi –xut rồi cho vào ống nghiệm khô. Đun nóng ống nghiệm. Nhận
xét kết quả thí nghiệm bằng 3 cách sau:

- Ngửi mùi khí thoát ra ở miệng ống nghiệm.

- Đặt mẫu giấy quỳ đỏ đã thấm ướt trên miệng ống nghiệm.

- Đưa mẫu đũa thuỷ tinh có tẩm dung dịch HCl đặc vào miệng ống nghiệm.

b. Trường hợp chung

Lấy khoảng 0.5g ure (hoặc hợp chất hữu cơ khác có N như anilin, axetamit…) và chia
thành 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất được cho vào đáy ống nghiệm khô. Cho tiếp vào đó một
mẫu Na (đã được cạo sạch ở lớp ngoài và ép khô giữa hai mảnh giấy lọc). Phần ure còn lại cho
tiếp vào ống nghiệm để phủ kín mẫu Na.

Đun nóng (cẩn thận) ống nghiệm trên đèn cồn cho đến khi đáy ống nghiệm nóng đỏ. Để
nguội, nhỏ từ từ vào ống nghiệm khoảng 1mL ancol etylic để phân huỷ Na còn dư. Cho thêm 2 mL
nước cất, khuấy đều, lọc hỗn hợp để thu lấy dung dịch trong. Nhỏ 2-3 giọt dung dịch FeSO4 1% và
1-2 giọt dung dịch FeCl3 1% vào dung dịch vừa thu được. Quan sát màu sắc kết tủa:
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 153

Axit hóa hỗn hợp bằng vài giọt dung dịch HCl 10 % cho đến khi xuất hiện màu xanh da trời.

?
1. Viết các phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra.

2. Những kết tủa nào được tạo ra khi cho các muối sắt vào dung dịch lọc?

1.3. XÁC ĐỊNH LƯU HUỲNH

Hóa chất: Axit sunfanilic hoặc thioure, Na, dung dịch Pb(CH3COO)2 2%, dung dịch NaOH
10%, dung dịch HCl 10%.

Tiến hành phân huỷ hợp chất chứa lưu huỳnh bằng cách nung nóng với Na như phần b
của thí nghiệm 2. Lọc nhiều lấn để lấy dung dịch trong. Chia dung dịch vừa lọc thành hai phần để
làm các thí nghiệm tiếp theo.

a. Lấy một ống nghiệm khác đã có 0.5mL dung dịch Pb(CH3COO)2 2%, nhỏ từ từ vào đó
tứng giọt dung dịch NaOH 10% cho đến khi hòa tan hết chì hidroxit (vừa sinh ra). Rót dung dịch
muối chì vừa thu được vào dung dịch lọc ở trên (Phần thứ nhất)

Quan sát hiện tượng xảy ra:

b. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl 10% vào phần dung dịch lọc còn lại. Nhận xét mùi đặc
trưng của khí thoát ra.
?
Những hiện tượng gì đã xảy ra ở thí nghiệm a và b ? Giải thích bằng phương trình phản
ứng hoá học.

1.4. XÁC ĐỊNH HALOGEN

Hóa chất: Cloroform (hoặc dicloetan, clobenzen, brombenzen, idofom…), dung dịch AgNO3
1%, dung dịch NH3, ancoletylic.

Dụng cụ: Dây đồng, phễu thuỷ tinh.

Phương pháp 1: Lấy một sợi dây đồng nhỏ uốn thành những vòng lò xo nhỏ và buộc vào
đầu đũa thuỷ tinh. Đốt dây đồng trên ngọn lủa đèn cồn tới khi không còn ngọn lủa màu xanh của
tạp chất. Nhúng dây đồng vào hợp chất hữu cơ có chứa halogen, đem đốt trên ngọn lửa đèn cồn,
Nhận xét màu đặc trưng của ngọn lửa.

Phương pháp 2: lấy một mảnh giấy nhỏ, tẩm ancol etylic và nhỏ thêm mấy giọt hợp chất
hữu cơ có chứa halogen (chất lỏng hoặc dung dịch trong etanol). Đồng thời chuẩn bị một phễu thuỷ
tinh, nhỏ vào thành phía trong của phễu mấy giọt dung dịch AgNO3 1%, úp phễu lên phía trên
mảnh giấy rồi đốt cháy giấy. Nhận xét hiện tượng xảy ra ở thành phễu. Sau đó nhỏ lên thành phía
trong của phễu mấy giọt dung dịch NH3
?
Tiếp tục theo dõi hiện tượng xảy ra.

Phân tích quá trình tiến hành thí nghiệm tìm halogen theo phương pháp 1 và 2. Viết
phương trình phản ứng.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 154

Bài 2: HIĐRO CACBON

2.1. HIĐRO CACBON NO

a) Điều chế và tính chất của metan

Hóa chất: Natri acetat khan, vôi xut khan (hỗn hợp NaOH rắn và CaO), nước brôm bão
hòa, dung dịch KmnO4 rất loãng, dung dịch Na2Co3 5%.

TN1: Điều chế và đốt cháy Mêtan

Cho vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí cong (hình 1) khoảng 4-5g hỗn hợp natri
acetat khan và vôi xut (theo tỉ lệ 1 phần muối, 2 phần vôi xút về khối lượng) đã được nghiền nhỏ và
trộn đều trong cối xứ. Kẹp ống nghiệm trên giá sắt và đun nóng bằng ngọn lửa đèn cồn. Lúc đầu
đun nóng nhẹ toàn bộ ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần có hỗn hợp phản ứng. Đầu tiên
không khí trong ống nghiệm thoát ra, tiếp theo là khí metan.

Đốt khí mêtan ở đầu ống dẫn khí (*). Nhận xét mâù ngọn lửa. Đưa nắp chén sứ chạm vào
ngọn lửa của metan đang cháy. Quan sát màu sắc của nắp chén sứ trước vàsau thí nghiệm.

Lượng khí mêtan còn lại để làm các thí nghiệm tiếp theo.
?
1. Cho biết màu ngọn lửa do Mêtan cháy. Tại sao trên nắp chén sứ (của thí nghiệm trên)
không xuất hiện vết muội đen?

2. Viết các phương trình phản ứng điều chế và đốt cháy mêtan.

TN2: Tương tác của Metan với nước brom và dung dịch kali permanganat

Trong khi chuẩn bị thí nghiệm điều chế Metan cũng chuẩn bị sẵn hai ống nghiệm sau: Ống
1 chứa 2mL nước brom, ống thứ hai chứa 2mL dung dịch KMnO4 loãng và 1mL dung dịch Na2CO3
5%.

Sau thí nghiệm đốt cháy dẫn khí mêtan còn lại vào ống nghiệm chứa nước brom trong
khoảng 1 phút. Nhận xét xem nước brom có bị mất màu không ?

Đưa ống dẫn khí metan vào ống nghiệm chứab dung dịch KMnO4. Quan sát màu của dung
dịch.

? Ở nhiệt độ phòng metan có phản ứng với nước brom hoặc dung dịch KMnO4 không?

b) Phản ứng brom hóa hidrocacbon no

Hóa chất: n-Hexan hoặc hỗn hợp hidrocacbon no* (thí dụ ete dầu hoả có nhiệt độ sôi
khoảng 60-700C), dung dịch Br2 5% trong CCl4, dung dịch NH3 25%.

Rót vào ống nghiệm khô khoảng 1 ml hidrocacbon no. Nhỏ thêm vài giọt dung dịch Br2 5%
trong CCl4. Lắc nhẹ hỗn hợp phản ứng. Quan sát màu của dung dịch Br2.

Đun hỗn hỗn hợp trong nồi nước nóng. Theo dõi kết quả thí nghiệm bằng các cách sau:
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 155

- Quan sát sự đổi màu của dung dịch Br2

- Đưa mẫu giấy quỳ xanh tẩm ướt vào miệng ống nghiệm

- Đưa đầu đũa thuỷ tinh tẩm dung dịch NH3 vào miệng ống nghiệm.

1. Nêu những hiện tượng xảy ra khi cho brom tác dụng với hiđrocacbon no

2. Điều kiện xảy ra phản ứng brom hoá hidrocacbon no?

c) Tác dụng của kali permaganat với hiđro cacbon no

Hóa chất: Hiđrocacbon no lỏng (xem thí nghiệm 2.2), dung dịch Na2CO3 5%, dung dịch

Cho vào ống nghiệm khoảng 0.5mL hiđrocacbo no, 0.5ml dung dịch Na2CO3 5%, sau đó
nhỏ thêm vài giọt dung dịch KMnO4 1% và lắc đều. Quan sát mầu sắc của dung dịch KMnO4.
?
Kết luận gì được rút ra từ kết quả thí nghiệm?

d) Tác dụng của axit sunfuric với hiđrocacbon no

Hóa chất: Hiđrocacbon no lỏng (xem thí nghiệm 2.2), axit sunfuric đặc.

Cho vào ống nghiệm khô khoảng 0,5ml hiđrocacbon lỏng, 0,5 ml H2SO4 đặc. Lắc nhẹ hỗn
hợp trong khoảng 2 – 3 phút. Theo dõi mầu sắc và nhiệt của hỗn hợp.

e) Tác dụng của axit nitric với hiđrocacbon no

Hóa chất: Hidrocacbon lỏng (xem thí nghiệm 2.2 ), HNO3 đặc.

Cho khoảng 0,5mL. Lắc nhẹ hỗn hợp trong khoảng 2 – 3 phút. Để yên và quan sát hỗn hợp
phản ứng.

? Kết luận gì được rút ra rừ kết quả thí nghiệm cho hidrocacbon no tác dụng với H2SO4 đặc
và HNO3 đặc ở nhiệt độ phòng?

2.2. HIDROCACBON KHÔNG NO

a) Điều chế etilen

Hóa chất: Ancol etylic 960, axit sufuric đặc, vôi xút, cát sạch hoặc sứ xốp (hạt nhỏ).

Cho 2ml ancol etylic vào ống nghiệm khô, cẩn thận nhỏ thêm từng giọt 4ml H2SO4 đặc
đồng thời lắc đều. Cho vào hỗn hợp vài hạt cát hoặc vài viên sứ xốp. Kẹp ống nghiệm vào giá và
lắp ống dẫn khí có nối với ống đựng vôi xút.

Đun nóng cẩn thận hỗn hợp phản ứng và không cho hỗn hợp trào sang ống chứa vôi xút.

Nhận xét màu của hỗn hợp phản ứng.

Đốt khí etylen ở đầu ống dẫn khí. nhận xét mầu ngọn lửa. Đưa nắp chén sứ chạm vào
ngọn lửa etylen đang cháy. Quan sát mầu của nắp chén sứ trước và sau thí nghiệm.

Lượng khí etylen còn lại để làm các thí nghiệm tiếp theo.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 156

?
1. Tại sao phải cho thêm cát hoặc sứ xốp vào hỗn hợp phản ứng?

2. Tại sao phải nối ống dẫn khí với ống đựng vôi xút?

3. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra?

b) Phản ứng cộng brom vào etylen

Hóa chất: Dung dịch nước brom bão hòa.

Cho 1ml dung dịch nước brom bão hòa vào ống nghiệm. Dẫn khí etilrn vào nước brom.
Quan sát sự biến đổi màu của dung dịch.

c) Phản ứng oxihóa etilen bằng dung dịch kali permanganat

Hóa chất: Dung dịch KMnO4 2%, dung dịch Na2CO3 10%

Cho 2ml dung dịch KMnO4 2% và 0,5ml dung dịch Na2CO3 10% vào ống nghiệm. Dẫn khí
etilen vào hỗn hợp. Qu8an sát sự biến đổi màu của dung dịch.

Kết luận nào được rút ra từ các kết quả của thí nghiệm 3.2 và 3.3? Viết các phươong trình
phản ứng xảy ra.

d) Điều chế axetilen

Hóa chất: Canxi cacbua

Cho vào ống nghiệm vài viên canxi cacbua. Rót nhanh khoảng 1ml nước vào ống nghiệm
và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí với đầu vuốt nhọn. Đốt khí axetilen ở đầu ống dẫn khí. Nhận
xét màu ngọn lửa.

Đưa nắp chén sứ chạm vào ngọn lửa. Quan sát mầu của nắp chén sứ trước và sau thí
nghiệm. So sánh với thí nghiệm đốt cháy metan và etilen.

1. Viết phương trình phản ứng điều chế axetilen từ canxi cacbua và phương trình đốt cháy
của axetilen (cháy hoàn toàn và không hoàn toàn).

2. Khí sinh ra trong quá trình đốt cháy axetilen có múi khó ngửi. Giải thích.

e) Phản ứng cộng brom vào axetilen

Hóa chất: Dung dịch nứơc brom bão hòa.

Cho 1ml dung dịch nước brom bão hòa vào ống nghiệm (chuẩn bị sẵn ngay khi lắp dụng cụ
điều chế axetilen. Dẫn khí axetilen vào dung dịch bằng ống dẫn khí cong hình 3.3). Nhận xét quá
trình biến đổi màu của nước brom.

f) Phản ứng oxi hóa acxetilen bằng dung dịch permaganat

Hóa chất: Dung dịch KMnO4 1%, dung dịch Na2CO3 10%
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 157

Cho 1ml dung dịch KMnO4 1% v à 1ml dung dịch Na2CO3 10% v ào ống nghiệm. Dẫn khí
C2H2 vào hỗn hợp. Quan sát màu của dung dịch.
?
Nêu những kết luận được rút ra từ kết quả của các thí nghiệm 3.5 và 3.6. Viết các phương
trình phản ứng.

g) Phản ứng tạo thành bạc axerilua

Hóa chất: Dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%

Cho 2ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm. Nhỏ thêm tứng giọt dung dịch NH3 5% cho
đến khi hòa tan hoàn toàn kết tủa Ag2O (vừa được sinh ra). DẪn khí axetilen vào hỗn hợp. Quan
sát sự xuất hiện kết tủa bạc axetilua và màu sắc kết tủa.

Lọc lấy kết tủa bạc axetilua, rửa kết tủa bằng lượng nhỏ nước, ép kết tủa trong tờ giấy lọc.
Nung nóng cẩn thận kết tủa trên tấm lưới amiăng bằng đèn cồn hoặc bếp điện (cẩn thận! Cần bảo
vệ mắt). Theo dõi quá trình phân huỷ và những tiếng nổ nhỏ của bạc axetilua.

Giấy lọc và những vết bạc axetilua còn lại được cho vào cốc nước. Cho thêm một lượng
nhỏ axit clohidric đặc hoặc axit nitric đặc (khoảng ¼ thể tích nước trong cốc).

h) Phản ứng tạo thành đồng (I) axetilua

Hóa chất: Đồng (I) clorua, dung dịch NH3 đặc.

Điều chế dung dịch phức [Cu(NH3)2]Cl

Lắc 1g muối CuCl với 1,5 – 2,0ml dung dịch NH3 đặc pha loãng hỗn hợp bởi 10ml nước.
Để lắng kết tủa, gạn lấy dung dịch không màu để làm thí nghiệm.
? Nếu dung dịch nhóm màu xanh (do có lẫm ion Cu2+) thì đun nhẹ dung dịch, đồng thời nhỏ
vào từng giọt dung dịch hidroxilamin clohidrat 1% ( hoặc hidroxilamin sunfat 1%) cho tới khi dung
dịch trở thành không màu.

Hydroxylamin là chất khử:

4Cu2+ + 2 H2NOH → 4Cu+ + 4 H+ + N2O + H2O

Cho 2 ml dung dịch phức [Cu(NH3)2]Cl vào ống nghiệm và dẫn dòng khí axetlen vào dung
dịch. Quan sát quá trình xuất hiện kết tủa đồng axetilua và màu sắc của kết tủa.

Sau thí nghiệm đồng acetilua được phân giải bằng cách nhỏ vào kết tủa vài giọt HCl đặc
hoặc HNO3 đặc.

?
1. Những kết luận gì được rút ra từ kết quả thí nghiệm tạo ra bạc và đồng axetilua? Viết
các phương trình phản ứng.

2. Tại sao phải cho dung dịch axit vào kết tủa đồng và bạc axetilua? Viết các phương
trình phản ứng.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 158

2.3. HIDROCACBON THƠM

a) Phản ứng oxi hóa benzen và toluen

Hóa chất: Benzen (tinh khiết), toluen, dung dịch KMnO4 5%, dung dịch H2SO4 2N.

Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 1ml dung dịch KMnO4 5% và 1ml dung dịch H2SO4 2N.
Cho tiếp vào ống thứ nhất 0,5ml benzen, ống thứ hai 0,5ml Toluen. Cả hai ống nghiệm được đậy
nút có ống thuỷ tinh thẳng đứng. Lắc nhẹ và đun nóng cả hai ống nghiệm trên nồi nước. Quan sát
hiện tượng( màu, kết tủa) xảy ra trong cả hai ống nghiệm.

?
Nêu mục đích của thí nghịêm. Giải thích nguyên nhân sự khác nhau về tính chất của
benzen và toluen đối với kalipermanganat. Viết phương trình phản ứng.

b) Phản ứng brom hóa benzen và toluen

Hóa chất: Benzen (tinh khiết), dung dịch brom trong cacbon tetraclorua (tỉ lệ 1:5 theo thể
tích). Bột sắt.

a. Lấy hai ống nghiệm khô, cho 1ml benzen vào ống thứ nhất và 1 ml toluen vào ống thứ
hai. Cho tiếp vào mỗi ống 1mldung dịch brom rồi lắc đều.

Chia dung dịch trong mỗi ống thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được đặt trên giá.
Phần thứ hai đun nóng đến sôi nhẹ (nên đậy ống nghiệm bằng nút có lắp ống thuỷ tinh thẳng đứng)
trên nồi nước rồi đặt vào giá. Quan sát và so sánh màu dung dịch của phần thứ nhất và phần thứ
hai của từng hidrocacbon.

b. Cho một nhúm bột sắt (bằng hạt đậu xanh), 1ml benzen và 1ml dung dịch brom vào ống
nghiệm khô. Lắc nhẹ và đun nóng hỗn hợp đến sôi nhẹ trên nồi nước. Khi hỗn hợp đang sôi đưa
mảnh giấy quỳ xanh tẩm ướt vào miệng ống nghiệm. Quan sát sự biến đổi màu của dung dịch và
màu của mảnh giấy quỳ.

? 1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra. Viết các phương trình phản ứng.

3. Vai trò của bột sắt? Có thể thay bột sắt bằng chất nào?

c) Phản ứng nitro hóa benzen

Hóa chất: Benzen, axit sunfuric (D=1,84 g/ml), axit nitric (D=1,4 g/ml).

Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 50ml.

Rót từ từ 2ml axit sufuric vào ống nghiệm (hoặc bình cầu nhỏ) đã chứa sẵn 1,5ml axit nitric
và làm lạnh trong chậu nước. Nhỏ từ từ 1ml benzen vào hỗn hợp axit đồng thời lắc mạnh ống
nghiệm trong chậu nước. Sau khi đã lắc liên tục hỗn hợp trong vòng 6-10 phút rót từ từ hỗn hợp
vào cốc chứa 20 -30 ml nước lạnh. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều hỗn hợp, sau đó để yên. Quan
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 159

sát quá trình phân lớp của hỗn hợp! Nhận xét mầu và mùi thơm đặc trưng (mùi hạnh nhân) của lớp
chất hữu cơ (ở dưới) có chứa nitro benzen.

?
1. Vai trò của axit sunfuric trong phản ứng nitro hóa? Viết phương trình phản ứng tạo ra
nitro benzen bằng hỗn hợp nitro hóa.

2. Tại sao phải làm lạnh hỗn hợp phản ứng (tạo ra nitro benzen)?

d) Phản ứng sunfo hóa benzen và toluen

Hóa chất: Benzen, toluen, axit sunfuric đặc (D=1,84 g/ml). Dụng cụ: Ống nghiệm có nút lắp
với ống thuỷ tinh thẳng, cốc thuỷ tinh 50ml.

Cho 0,5ml benzen vào ống nghiệm thứ nhất, 0,5ml toluen vào ống nghiệm thứ hai. Cho
tiếp vào mỗi ống 2ml axit sunfuric. Cả hai ống nghiệm được đậy bằng nút có ống thuỷ tinh thẳng
đứng và đun nóng trên nồi nước sôi, đồng thời lắc đều. Theo dõi quá trình hòa tan dần các chất
trong hỗn hợp. Tiếp tục đun nóng đến khi được hỗn hợp đồng nhất. Để nguội. Từng hỗn hợp được
rót vào một cốc riêng chứa sẵn 20ml nước. Nhận xét khả năng hòa tan của hỗn hợp phản ứng
trong nước.
? 1. Đặc điểm của phản ứng sunfo hóa hidrocacbon thơm ?Viết phương trình phản ứng sunfo
hóa benen và toluen bằng axit sunfuric.

2. Giải thích tại sao hỗn hợp sản phẩm phản ứng tan được trong nước.

e) Phản ứng nitro hóa naphtalen

Hóa chất: Naphtalen (bột) axit nitric đặc (D=1,4 g/ml)

Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh nhỏ.

Cho 0,5g naphtalen (dạng bột) vào ống nghiệm đã chứa sẵn 2ml axitnitric đặc. Lắc hỗn
hợp ở nhiệt độ phòng . Nhận xét sự biến đổi màu của hỗn hợp! Đun nóng hỗn hợp trên nồi nuớc
sôi và lắc nhẹ cho đến khi hòa tan hết naphtalen. Rót hỗn hợp vào cốc chứa 10ml nước lạnh. Quan
sát màu sắc của các tinh thể alpha-nitronaphtalen. Lọc lấy sản phẩm. Rửa kết tủa bằng nước.

? 1. Tại sao khi nitro hóa nitro naphtalen không cần cho thêm axit sunfuric? Viết phương trình
phản ứng tạo ra alpha-nitronaphtalen.

2. Tại sao khi nitro hóa nitro naphtalen bằng axitnitric đặc không thu được beta-
nitronaphtalen.

f) Phản ứng sunfo hóa naphtalen

Hóa chất: Naphtalen (bột), axit sunfuric đặc.

TN1: Axit β - naphtalensunfonic


Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 160

Cho 1g naphtalen vào ống nghiệm và đun trên ngọn lửa đèn cồn cho naphtalen nóng chảy.
Sau khi để nguội, cho thêm 1ml axit sunfurcic đặc vào ống nghiệm. Đun nóng cẩn thận hỗn hợp
trên đèn cồn và lắc đều, đến khi tạo ra chất lỏng đồng nhất; Làm lạnh chất lỏng, cho thêm 2-3 ml
nước và đun nóng nhẹ. Khi để nguội axit β - naphtalensunfonic từ từ kết tủa xuống (không có kết
tủa khi cho nhiều nước).

TN2: Axit - naphtalensunfonic

Cho 1g naphtalen và 1ml và axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Đun nóng hỗn hợp trên nồi
nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút cho đến khi naphtalen tan hết. Làm nguội và cẩn thận rót 2 –
3ml nước vào hỗn hợp. Nhận xét khả năng tan của axit α - naphtalensunfonic trong nước.

?
Nêu sự khác nhau cơ bản về điều kiện phản ứng tạo ra axit α- và β - naphtalensunfonic.
Viết phương trình phản ứng.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 161

Bài 3: DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON


3.1. ĐIỀU CHẾ ETYL BROMUA

Hóa chất: Ancol etylic, axit sunfuric đặc, kali bromua (dạng bột).

Cho 1,5ml ancol etylic và 1ml nước vào ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm vào chậu nước
lạnh, nhỏ từ từ từng giọt 1,5ml H2SO4 đặc vào dung dịch ancol đồng thời lắc đều. Làm lạnh hỗn
hợp tới nhiệt độ phòng, cho tiếp 1,5g KBr vào hỗn hợp. Lắp dụng cụ như (hình vẽ). Ống nghiệm
hứng (ống 2) chứa 1ml nước và vài viên nước đá.

Đun nóng hỗn hợp phản ứng, lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun nóng đến sôi. Quan sát những
giọt chất lỏng từ từ lắng xuống đáy ống nghiệm hứng. Ngừng đun khi thấy lượng chất lỏng trong
bình hứng không tăng. Dùng pipet lấy 1 giọt chất lỏng ở đáy ống nghiệm hứng . Nhỏ giọt chất
lỏng đ ó chứa 1ml nước vài viên nước và vài viên nước đá.

Đun nóng hỗn hợp phản ứng, lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun nóng đến sôi. Quan sát những
giọt chất lỏng từ từ lắng xuống đáy ống nghiệm hứng. Ngừng đun khi thấy lượng chất lỏng trong
bình hứng không tăng. Dùng pipet lấy một giọt ở đáy ống nghiệm hứng. Nhỏ giọt chất lỏng đó lên
sợi dây đồng (uốn thành những vòng lò xo nhỏ và đã được đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn) và đưa
ngọn dây đồng vào ngọn lửa đèn cồn. Nhận xét màu ngọn lửa.

?
1. Tại sao phải đưa thêm nước vào hỗn hợp phản ứng ?

2. Viết phương trình phản ứng điều chế etyl bromua từ ancol etylic. Nêu những phương
pháp đã dùng để chuyển dịch cân bằng phản ứng sang phía tăng hiệu suất etyl
bromua.

3. Những phản ứng phụ xảy ra trong quá trình điều chế etyl bromua?

3.2. ĐIỀU CHẾ ETYL CLORUA

Hóa chất: Alcol etylic, axit sunfuric đặc, natri clorua (dạng bột).

Cho vào ống nghiệm 2ml ancol etylic, 1ml H2SO4 đặc và 0.1g natri clorua. Đậy ống nghiệm
bằng nút có lắp ống thuỷ tinh thẳng và đầu vuốt nhọn (H5). Lắc nhẹ, đun hỗn hợp phản ứng trên
ngọn lửa đèn cồn (cẩn thận! hỗn hợp dễ bị trào). Đốt khí etyl clorua ts = 12,40C thoát ra ở đầu ống
dẫn khí. Quan sát màu ngọn lửa.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 162

? Viết các phương trình phản ứng điều chế etylclorua từ ancol etylic, natriclorua và axit
sunfuric. Giải thích màu đặc trưng của ngọn lửa khi đốtetyl clorua.

3.3. ĐIỀU CHẾ IODOFOM TỪ RƯỢU ETYLIC VÀ ACETON

Hóa chất: Rượu etylic, axeton, dung dịch KI bão hòa I2, dung dịch NaOH 2N.

a) Điều chế iodofom từ rượu etylic

Cho vào ống nghiệm 0.5ml rượu etylic 1.5ml dung dịch KI bão hòa iod và 1.5ml dung dịch
NaOH 2N. Lắc đều ống nghiệm và đun nhẹ (không được đun sôi!) cho đến khi dung dịch xuất hiện
kết tủa vẩn đục. Làm lạnh ống nghiệm bằng nước lạnh. Quan sát màu chất kết tủa.

b) Điều chế iodofom từ axeton

Cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch KI bão hòa I2 và 2ml dung dịch NaOH 2N. Rót 0.5ml
dung dịch axeton vào hỗn hợp trên và lắc nhẹ. Quan sát màu của chất kết tủa.

?
1. Viết phương trình phản ứng điều chế iodofom từ rượu etylic và aceton.

2. Tại sao không được đun sôi hỗn hợp phản ứng.

3. Cho biết đặc điểm cấu tạo của các hợp chất có khả năng phản ứng với I2 để tạo ra
iodofom.

3.4. ĐIỀU CHẾ BROMOFOM TỪ AXETON

Hóa chất: Axeton, brom, dung dịch NaOH 10%

Cho 1.5ml axeton, 3ml dung dịch NaOH 10% và 10 giọt Br2 (Cẩn thận!bLàm trong tủ hót)
vào ống nghiệm. Lắc nhẹ hỗn hợp. Quan sát dung dịch phản ứng (màu sắc, trạng thái…)

Gạn bỏ lớp nước ở trên, lấy sợi dây đồng nhúng vào phần còn lại của đáy ống nghiệm rồi
đưa vào ngọn lửa đèn cồn (làm tương tự thí nghiệm 5 chương 1). Nhận xét màu ngọn lửa.

1. Viết phương trình phản ứng điều chế bromofom từ axeton.

2. Nhận xét về độ tan của bromofom trong nước và so sánh khối lượng riêng của
bromofom với nước. Giải thích.

3.5. ĐIỀU CHẾ BROM BENZEN

Hóa chất: Benzen, brom, sắt (bột), vôi xút, dung dịch NaOH 2N

Thí nghiệm được tiến hành trong tủ hốt, dụng cụ theo hình 6. Cho vào ống nghiệm khô một
ít bột sắt, 1ml benzen và 0.5ml brom.

Miệng ống nghiệm được đậy ngay bằng nút có ống dẫn khí cong. Đầu cuối của ống dẫn khí
nối với ống hấp thụ.Lắc đếu ống nghiệm.Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (màu của
dung dịch, bọt khí…).
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 163

Sau khi không còn bọt khí tách ra, đặt ống nghiệm vào nồi nước nóng (60 – 700C) khoảng
2 phút. Đưa ống nghiệm ra khỏi nước nóng, làm lạnh. Lắc hỗn hợp sản phẩmvới dung dịch NaOH
cho đến khi dung dịch không còn màu brom. Lớp nước ở trên được hút bằng pipet. Lớp chất lỏng
còn lại chứa brom benzen. Có thể sơ bộ nhận ra brombenzen nhờ phản ứng xác định định tính
brom (tương tự thí nghiệm 5 chương 1).

?
1. Viết phương trình phản ứng điều chế brmbenzen từ benzen

2. Tại sao phải lập ống hấp thụ khí vào ống nghiệm phản ứng?

3. Tại so phải đun nóng hỗn hợp phản ứng trong nồi nước nóng ?

3.6. PHẢN ỨNG CỦA DẪN XUẤT HALOGEN VỚI DUNG DỊCH KIỀM

Hóa chất: Dẫn xuất halogen mạch hở (C2H5Br, C2H5Cl), dung dịch NaOH 10% (trong nước,
không lẫn ion halogen), dung dịch HNO3 20%, dung dịch AgNO3 1%.

Cho 0.5ml dẫn xuất halogen và 2-3 ml nước cất vào ống nghiệm rồi lắc đều. Để hỗn hợp
tách thành 2 lớp, gạn bỏ lớp nước ở trên sang ống nghiệm khác đã chứa sẵn vài giọt AgNO3. Nếu
thấy có kết tủa bạc halogenua, tiếp tục tiến hành như trên đến khi thử nước rửa không còn ion
halogen.

Sau đó cho 2 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm chứa dẫn xuất halogen. Lắc nhẹvà
đun hỗn hợp phản ứng đến sôi. Để nguội, gạn lớp nước ở trên sang ống nghiệm khác, axit hóa lớp
nước này bằng HNO3 20% và nhỏ thêm vài giọt dung dịch AgNO3. Nhận xét hiện tượng xảy ra.

?
1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Giải thích quá trình tiến hành thí nghiệm.

3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

4. Nêu dự kiến kết quả thí nghiệm thu được khi thay dung dịch NaOH trong nước bằng
dung dịch NaOH trong ancol.

3.7. PHẢN ỨNG CLOROFORM VỚI DUNG DỊCH KIỀM

Hóa chất: Cloroform, dung dịch NaOH 10%(trong nước, không lẫn ion halogen), dung dịch
HNO3 20%, dung dịch dung dịch Amoniac 10%, dung dịch KMnO4 1%.

Cho 1ml CHCl3 đã rửa sạch ionhalogen (xem thí nghiệm 5.6) và 3ml dung dịch NaOH 10%
vào ống nghiệm. Lắc đều và cẩn thận đun sôi hỗn hợp. LÀm lạnh hỗn hợp phản ứng, gạn lấy phần
dung dịch trong ở phía trên rối chia thành 3 phần:

- Phần thứ nhất được axit hóa bằng HNO3, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch AgNO3 1%.
Nhận xét hiện tượng xảy ra.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 164

- Cho 1ml dung dịch bạc amoniacat vào phần thứ hai và đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng
kết tủa bám vào thành ống nghiệm.

?
1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Giải thích quá trình tiến hành thí nghiệm

3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3.8. KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA NGUYÊN TỬ HALOGEN LIÊN KẾT VỚI NHÂN THƠM

Hóa chất: Clobenze hoặc brombenzen, dung dịch NaOH 10% (trong nước, không lẫn
halogen), dung dịch HNO3 10%, dung dịch AgNO3 1%.

Cho 0.5ml clobenzen đã loại hết halogen (xem thí nghiệm 5.6) và 1- 2ml dung dịch NaOH
10% vào ống nghiệm. Lắc đều và đun hỗn hợp đến sôi. Làm lạnh hỗn hợp, gạn lấy phần dung dịch
ở phía trên. Axit hóa phần đó bằng dung dịch HNO3 20%, nhỏ thêm 1-2 giọt dung dịch AgNO3 1%.
Quan sát xem có hiện tuợng kết tủa hay không?

1. Nêu mục đích của thí nghiệm


?
2. Từ kết quả thí nghiệm hãy rút ra nhận xét về khả năng phản ứng của dẫn xuất halogen
thơm. Giải thích.

3.9. KHẢ NĂNG CỦA PHẢN ỨNG CỦA NGUYÊN TỬ HALOGEN LIÊN KẾT VỚI MẠCH BÊN
CỦA NHÂN THƠM.

Hóa chất: Benzyl clorua, dung dịch NaOH 10% (trong nước, không lẫn ion halogen), dung
dịch HNO3 20%, dung dịch AgNO3 1%.

a/ Cho 0.5ml benzyl clorua đã loại hết ion halogen (xem thí nghiệm 3.6) và 1-2ml dung dịch NaOH
10% vào ống nghiệm.

Lắc đều và đun cẩn thận hỗn hợp đến sôi. Làm lạnh hỗn hợp rồi gạn lấy phần dung dịch
trong ở phía trên. Axit hoá phần dung dịch vừa gạn được bằng HNO3 20% và nhỏ thêm vào đó 1-2
giọt dung dịch AgNO3 1%. Quan sát hiện tuợng xẩy ra.

b/ Cho 0.5ml enzyl clorua đã loại hết ion halogen, và 1-2ml nước cất vào ống nghiệm. Lắc đều và
đun cẩn thận hỗn hợp đến sôi. Làm lạnh hỗn hợp, gạn lấy phần dung dịch trong ở trên. Nhỏ vào
phần dung dịch trong đó 1-2giọt dung dịch AgNO3 1%. Quan sát hiện tuợng xẩy ra.

? 1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Từ các kết quả thí nghiệm ở phần a/ và b/ hãy rút ra nhận xét về khả năng phản ứng
của của dẫn xuất halogen có nguyên tử halogen liên kết với mạch ben của nhân thơm.
Giải thích.

3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.


Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 165

Bài 4: ANCOL – PHENOL – ETE


4.1. ĐIỀU CHẾ ANCOL ETYLIC TUYỆT ĐỐI

Hóa chất: Ancol etylic 960, CuSO4.

Cho 1g CuSO4 vào chén sứ, đun nóng chén sứ cho đến khi được CuSO4 khan (có màu
trắng). Để nguội.

Cho CuSO4 khan và 2-3 ml ancol etylic 960 vào ống nghiệm khô. Lắc đều hỗn hợp và đun
nóng nhẹ ống nghiệm.

Nhận xét sự thay đổi màu của CuSO4. Gạn ancol etylic tuyệt đối sang ống nghiệm khô để
làm thí nghiệm 6.2.

4.2. PHẢN ỨNG CỦA ANCOL ETYLIC VỚI NATRI

Hóa chất: Ancol etylic tuyệt đối, natri kim loại, phenolphtalein (dung dịch 1% trong ancol
etylic).

Cho một mẫu Na (bằng hạt đậu xanh nhỏ) đã được cạo sạch (lớp oxit…) vào ống nghiệm
khô đã chứa sẵn 2ml ancol etylic khan. Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái. Khi phản ứng đã
kết thúc, đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và bỏ ngón tay bịt miệng ống nghiệm ra.

Kết tủa trắng còn lại trong ống nghiệm được hòa tan bằng 0.5 – 1.0ml nước cất. Nhỏ vào miệng
ống nghiệm một vài giọt phenolphtalein. Nhận xét các hiện tượng xảy ra trong quá trinnh2 thí
nghiệm.

?
1. Nêu mục đích của thí nghiệm

2. Tại sao phải dùng ancol etylic tuyệt đối

3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

4.3. OXI HÓA ANCOL ETYLIC BẰNG ĐỒNG (II) OXIT

Hóa chất: Ancol etylic, dây đồng (uốn thành vòng xoắn), dung dịch axit fucsinsunfurơ
(thuốc thử Sip).

Cho 0.5 – 1.0ml ancol etylic vào ống nghiệm khô. Nung nóng sợi dây đồng (phần vòng
xoắn) trên ngọn lửa đèn cồn cho tới khi tạo ra lớp đồng (II) oxit mầu đen. Nhúng ngay sợi dây đồng
đang còn nóng vào ống nghiệm chứa ancol etylic. Quan sát sự biến màu của sợi dây đồng. Lặp lại
quá trình trên vài lần. Nhỏ vào ống nghiệm 5-6 giọt dung dịch axit sunfurơ. Quan sát sự thay đổi
màu của dung dịch (xem thí nghiệm về phản ứng màu andehit, chương VII).

1. Giải thích quá trình tiến hành thí nghịêm và các hiện tượng xảy ra.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.


Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 166

4.4. OXI HÓA ANCOL ETYLIC BẰNG DUNG DỊCH KALI PERMANGANAT

Hóa chất: Ancol etylic, dung dịch KMnO4 0.1N, dung dịch H2SO4 2N , dung dịch axit
fucsinsunfurơ (thuốc thử Sip).

Cho 1ml ancol etylic, 1ml dung dịch KMnO4 0.1N và 1ml dung dịch H2SO4 2N vào ống
nghiệ. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (đun nóng nhẹ để tránh rượu, đặc biệt sản
phẩm sinh ra dễ bay hơi) và quan sát sự thay đổi màu của dung dịch. Nếu dung dịch vẫn còn màu
tím hồng thì thêm vào đó vài tinh thể natri sunfit hoặc tinh thể natri hidrosunfit.

Sau khi hỗn hợp phản ứng đã mất màu hoàn toàn, nhỏ vào đó 5- 6 giọt dung dịch axit
fucsinsunfurơ. Quan sát màu của hỗn hợp.

1. Giải thích sự biến đổi màu của dung dịch trong quá trình thí nghiệm.
?
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

4.5. PHẢN ỨNG CỦA ANCOL VỚI THUỐC THỬ LUCA

Hóa chất: Ancol n-propylic, ancol iso propylic, ancol tert-butylic, thuốc thử Luca (ZnCl2 trong
HCl đặc).

Cho vào ống nghiệm khô, mỗi ống nghiệm 0.5ml một trong các ancol sau ancol n-propylic,
ancol iso propylic, ancol tert-butylic. Cho tiếp vào mỗi ống 1.5ml thuốc thử Luca. Lắc đều hỗn hợp,
sau đó để yên trên giá ống nghiệm khoảng 2-3 phút. Quan sát hiện tượng phân lớp, đục…) xảy ra
trong 3 ống nghiệm.
?
1. Nêu mục đích của thí nghiệm

2. Nhận xét gì được rút ra từ kết quả thí nghiệm? Viết phương trình phản ứng.

3. Trong phản ứng với thuốc thử Luca, ancol thể hiện tính chất gì (axit hay bazơ) ?

4.6. PHẢN ỨNG CỦA ETYLENGLYCOL VÀ GLIXERIN VỚI ĐỒNG (II) HIDROXIT

Hóa chất: Etylenglycol, glixerin, ancol etylic, dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NaOH 10%,
dung dịch HCl 10%.

Chuẩn bị ba ống nghiệm, cho vào mỗi ống 3-4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2-3ml dung
dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ. Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 2-3 giọt etylenglycol, ống thứ hai 2-3 giọt
glixerin, ống thứ 3 2-3 giọt ancol etylic. Lắc nhẹ cả 3 ống nghiệm và quan sát các hiện tượng (mầu
sắc dung dịch, kết tủa) xảy ra. Sau đó thêm vào 3 ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl và quan sát
các hiện tượng (màu sắc dung dịch….) xảy ra.

? 1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Cho biết môi trường ( axit hay bazơ) của phản ứng giữaetylenglycol hoặc glyxerin với
đồng (II) hidroxit?
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 167

4.7. PHẢN ỨNG ĐEHYDRAT HÓA GLIXERIN

Hóa chất: Glixerin, kali hoặc natri hidrosufat khan, dung dịch axit fucsinsunfurơ.

Cho khoảng 1g kali hydrosunfat khan vào ống nghiệm khô và nhỏ thêm vào đó 5-6 giọt
glixerin. Đun nóng mạnh ống nghiệm và đặt một mảnh nhỏ giấy lọc có tẩm dung dịch axit
fucsinsunfurơ lên miệng ống nghiệm. Nhận xét mùi đặc trưngcủa sản phẩm và quan sát sự xuất
hiện màu của mảnh giấy lọc.

?
1. Vai trò của kalihydrosunfat khan và axit fucsinsunfurơ trong thí nghiệm?

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

4.8. ĐIỀU CHẾ DIETYLETE (ETE ETYLIC)

Hóa chất: Ancol etylic, H2SO4 đặc.

Cho 1ml ancol etylic vào ống nghiệm khô, cho tiếp từng giọt từ từ từng giọt H2SO4 đặc
(1ml) và lắc đều. Đun hỗn hợp cẩn thận đến sôi nhẹ. Đưa ống nghiệm ra xa nguồn nhiệt và nhỏ từ
từ 5-10 giọt ancol etylic theo thành ống nghiệm vào hỗn hợp đang nóng. Nhận xét mùi đặc trưng
của dietyl ete bay ra. Sau đó đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí vuốt nhỏ ở đầu phía trên.
Tiếp tục đun nóng cẩn thận hỗn hợp và dùng que diêm cháy để đốt ete thoát ra từ ống dẫn khí.
Nhận xét màu ngọn lửa cháy của ete.

?
1. Tại sao cần nhỏ thêm ancol etylic vào hỗn hợp ancol etylic và axit sunfuric?

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Ngọn lửa cháy của dietyl ete sáng hơn ngọn lửa cháy của ancol etylic. Giải thích.

4.9. NHẬN BIẾT PEOXIT TRONG DIETYL ETE

Hóa chất: Dietyl ete (đã bảo quản lâu), dung dịch KI 1% (không lẫn I2), dung dịch hồ tinh
bột

Cho vào ống nghiệm 1ml dietyl ete, 1ml KI 1% và 0.5% dung dịch H2SO4 10%. Lắc nhẹ ống
nghiệm. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ thêm 2 giọt dung dịch hồ tinh bột 0.5% vào hỗn hợp và
lắc nhẹ. Tiếp tục quan sát màu của dung dịch.

? 1. Khi để lâu trong không khí, đặc biệt có chiếu sáng, dietyl ete bị oxi hóa bởi oxi không khí
tạo ra hợp chấthidropeoxit. Viết phương trình phản ứng oxi hóa dietyl ete bởi oxi không khí.

2. Mô tả các hiện tượng xảy ra và viết phương trinh phản ứng của hidropeoxit với KI trong
môi trường axit.

4.10. PHẢN ỨNG CỦA PHENOL VỚI NATRI HIDROXIT VÀ MUỐI NATRI CACBONAT
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 168

Hóa chất: Dung dịch bão hòa phenol trong nước, dung dịch NaOH 2N, dung dịch Na2CO3
2N, dung dịch NaHO3 2N, dung dịch HCl 2N.

a/ Cho 1ml dung dịch phenol vào ống nghiệm và cho thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2N đến
khi được dung dịch trong suốt.

Chia hỗn hợp thành hai phần để làm tiếp các thí nghiệm sau:

- Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào phần thứ nhất, lắc nhẹ và quan sát hiện tượng xảy
ra.

- Dẫn luồng khí CO2 dư vào phần thứ hai. Quan sát hiện tượng xảy ra.

b/ Cho vào hai ống nghiệm,mỗi ống 1mL dung dịch phenol bão hòa trong khi lắc nhẹ thêm vào ống
thứ nhất 1ml dung dịch Na2CO3 2N và vào ống thứ hai 1ml dung dịch NaHCO3 2N. Theo dõi hiện
tượng xảy ra ở cả hai ống nghiệm.

? 1. Nêu mục đích của thí nghiệm

2. Những nhận xét được rút ra từ các kết quả thí nghiệm?

3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

4.11. PHẢN ỨNG CỦA CÁC PHENOL VỚI SĂT (III) CLORUA

Hóa chất: Dung dịch phenol 5%, dung dịch m-crezol 5%, dung dịch p-crezol 5%, dung dịch
FeCl3 5%, ancol etylic, dung dich HCl 2N.

Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống một ml dung dịch của một trong các chất sau: phenol 5%,
m-crezol 5%, p-crezol 5%. Cho tiếp vào mỗi ống một giọt dung dịch FeCl3 1% và lắc nhẹ. Nhận xét
sự đổi màu của các dung dịch.

Mỗi dung dịch được chia thành 2 phần. Nhỏ từ từ từng giọt ancol etylic vào phần thứ nhất và dung
dịch HCl 2N vào phần thứ hai cho đến khi dung dịch mất màu.

4.12. PHẢN ỨNG BROM HÓA PHENOL

Hóa chất: Dung dịch phenol 5%, dung dịch bão hòa brom trong nước

Cho 0.5ml dung dịch phenol vào ống nghiệm và nhỏ tiếp từng giọt dung dịch nước brom,
đồng thời lắc nhẹ dung dịch cho đến khi xuất hiện kết tủa. Tiếp tục nhỏ thật dư nước brom vào
dung dịch. Nhận xét sự biến đổi màu sắc của dung dịch.

?
1. Nêu nục đích của thí nghiệm

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Từ kết quả của thí nghiệm hãy rút ra kết luận về khả năng phản ứng thế
của phenol. Giải thích.

4.13. ĐIỀU CHẾ AXIT PICRIC (2,4,6 - TRINITROPHENOL)


Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 169

Hóa chất: Phenol, axit sunfuric đặc, axit nitric đặc (D = 1.5 g/ml)

Cho 0.5g phenol và 1.5ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm, sau đó đun nóng hỗn hợp để thu
được chất lỏng đồng nhất. Rót cẩn thận hỗn hợp lỏng đã được làm nguội sang ống nghiệm khác có
chứa sẵn 2ml nước lạnh. Nhỏ từ từ axit nitric đặc vào hỗn hợp và lắc đều. Dung dịch nhóm màu đỏ
tối. Đun nóng hỗn hợp trên nồi nước nóng trong vòng 15 phút. Sau khi làm lạnh đem pha loãng
bằng một thể tích nước tương đương. Axit picric kết tủa ở dạng tinh thể màu vàng.

?
1. Để điề chế axit picric người ta phải tiến hành phản ứng sunfo hóa trước phản ứng itro
hóa. Giải thích.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

4.14. ĐIỀU CHẾ PHENOLPHTALEIN

Hóa chất: Phenol, anhydric phtalic, axit sunfuric đặc (D = 1,84g/ml), dung dịch NaOH 2N,
dung dịch HCl 2N.

Cho 0.05 – 0.1 g anhydric phtalic (nghiền nhỏ) 0.1 – 0.2g phenol và 3-4 giọt H2SO4 đặc vào
ống nghiệm khô. Đun nóng hỗn hợp đến nóng chảy (hỗn hợp nhuốm màu đỏ tối) trên ngọn lửa đèn
cồn trong vòng 2 – 3 phút. Làm nguội hỗn hợp, rót vào đó 5-6ml nước. Đun nóng nhẹ ống nghiệm
để sản phẩm mau tan. Lấy một giọt dung dịch nhỏ trên tờ giấy lọc. Sau khi giọt dung dịch đã thấm
hết vào giấy, đem nhỏ thêm vào giữa vết thấm 1 giọt dung dịch kiềm. Nhận xét màu của vết thấm
trên giấy lọc.

Nhỏ lên vết thấm có màu 1 giọt dung dịch HCl. Nhỏ tiếp vào đó 1 giọt dung dịch kiềm. Theo
dõi sự biến đổi màu trên vết thấm.

?
1. Viết phương trình phản ứng điều chế phenolphtalein

2. Giải thích hiện tượng biến đổi màu của phenolphtalein trong môi trường bazơ và môi
trường axit.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 170

Bài 5: ANĐEHIT – XETON


5.1. ĐIỀU CHẾ AXETANDEHIT TỪ AXETILEN

Hóa chất: Cnxi cacbua (đất đèn), thuỷ ngân oxit, axit sunfuric đặc, dung dịch axit
fucsinsunfurơ.

Cho vào bình cầu 1 (hình vẽ ) vài viên canxi cacbua. Cho vào ống nghiệm (2) khoảng 0.1g
HgO. Rót vào ống nghiệm (3) khoảng 1 – 2 ml nước lạnh và vài viên nước đá nhỏ.

Sau khi đã chuẩn bị xong mới lắp dụng cụ như hình vẽ. Hệ thống ống dẫn khí phải thật kín.
Đặt ống nghiệm (2) trong cốc nước nóng (nhiệt độ khoảng 80 – 900C và duy trì nhiệt độ này trong
suốt thời gian thí nghiệm). Đặt ống nghiệm (3) trong cốc nước đá. Từ phễu nhỏ giọt (6) nhỏ từng
giọt nước lạnh xuống bình cầu với tốc độ vừa phải để có thể đếm được từng bọt khí axetilen đi
sang ống nghiệm (2) trong thời gian 10 phút. Nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm (2).

Axetandehit (t0sôi : 20.80C) được dòng khí axetilen dư cuốn theo sang ống nghiệm (3) và tan vào
nước lạnh. Nhỏ vào ống nghiệm (3) vài giọt dung dịch axit fucsinsunfurơ. Theo dõi màu của dung
dịch trong ống nghiệm (3).

?
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Phản ứng cộng nước vào axetilen xảy ra ở ống nghiệm nào? Chất xúc tác của phản
ứng? Tại sao phải đặt ống nghiệm 3 trong cốc nước đá?

5.2. ĐIỀU CHẾ ACETON TỪ CANXI ACETAT

Hóa chất: Canxi acetat khan (nghiền nhỏ thành bột), dung dịch NaOH 10%, dung dịch HCl
10%, iot tinh thể.

Cho canxi acetat khan vào ống nghiệm khô (lượng canxi acetat chiếm khoảng ¼ chiều cao
ống nghiệm). Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí cong. Đầu cuối của ống dẫn khí nhúng vào
ống nghiệm hứng chứa sẵn 1 – 1.5ml H2O (xem hình 1, chương I). Đun nóng nhẹ toàn bộ ống
nghiệm, sau đó tập trung đun nóng phần chứa canxi acetat trong khoảng 5-7 phút. Nhận xét sự
tăng thể tích của dung dịch trong ống nghiệm hứng.

Cho vài tinh thể iot vào dung dịch trong ống nghiệm hứng lắc đều và cho thêm từng giọt
dung dịch NaOH 10% cho đến khi mất màu iot. Theo dõi hiện tượng kết tủa trong dung dịch.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 171

Sau khi làm lạnh ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng ban đầu, nhỏ vào đó 1 – 2 ml dung dịch HCl
10%. Theo dõi hiện tượng sủi bọt khí.

1. Viết phương trình phản ứng điều chế axeton từcanxi axeta.t

2. Tại sao có sự tăng thể tích dung dịch trong ống nghiệm hứng?

3. Mục đích của thí nghiệm cho iot và dung dịch NaOH vào dung dịch trong ống nghiệm
hứng cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng ban đầu?

5.3. PHẢN ỨNG MÀU CỦA ANDEHIT VỚI AXIT

Hóa chất: Dung dịch fomendehit 40%,dung dịch axetandehid 20%, dung dịch axit
fucsinsunfurơ, dung dịch HCl đặc.

Dung dịch axit fucsinsunfurơ được điều chế bằng cách hòa tan 0.2g fucsin (rosanilin) trong
200ml nước cất và cho thêm vài ml dung dịch nước bão hòa khí SO2 (hoặc 2g NaHSO3 và 2ml
dung dịch HCl đặc). Nếu sau 15 – 20 phút mà dung dịch không mất màu thì cho thêm một ít tha
hoạt tính, lắc cho đến khi mất mà, sau đó lọc bỏ than hoạt tính..

Thuốc thử được giữ trong bình kín, tránh ánh sáng. Lượng dư của SO4 trong thuốc thử càng ít,
thuốc thử càng nhạy.

Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống hai giọt dung dịch axit fucsinsunfurơ. Nhỏ vào ống nghiệm thứ
nhất 5 giọt dung dịch axetandehit 20%. Nhận xét hiện tượng xuất hiện màu ở cả hai ống nghiệm.

?
1. Bản chất của phản ứng màu giữa andehit với axit fucsinsunfurơ? Tại sao các xeton
không có phản ứng với axit fucsinsunfurơ.

2. Giải thích các kết quả thí nghiệm.

5.4. PHẢN ỨNG OXI HÓA ANDEHIT BẰNG HỢP CHẤT PHỨC CỦA BẠC (THUỐC THỬ TOLEN)

Hóa chất: Dung dịch fomandehit 5% (hoặc dung dịch axetandehit), dung dịch AgNO3 1%,
dung dịch NaOH 10%, dung dịch NH3 5%.

Các ống nghiệm dùng trong thí nghiệm này phải rửa thật sạch bằng cách nhỏ vào mấy giọt
dung dịch kiềm đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng ống nghiệm bằng nước cất.

Cho vào ống nghiệm (đã rửa sạch) 1ml dung dịch AgNO3 1%, lắc ống nghiệm và nhỏ thêm
từ từ từng giọt NH3 5% cho đến khi vừa hòa tan kết tủa bạc oxit (thuốc thử Tolen sẽ kém nhạy nếu
cho dư dung dịch NH3).

Nhỏ vài giọt dung dịch fomandehit vào dung dịch thuốc thử Tolen. Đun nóng hỗn hợp vài
phút trên nồi nước nóng 60-700C. Quan sát lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm (đôi khi
bạc kim loại tách ra ở dạng kết tủa vô định hình màu đen).
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 172

Tiến hành thí nghiệm tương tự với axetandehit.

?
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Tại sao cần rửa sạch ống nghiệm bằng dung dịch kiềm trước khi tiến hành thí nghiệm?

5.5. PHẢN ỨNG OXI HÓA ANDEHIT BẰNG ĐỒNG (II) HIDROXIT

Hóa chất: Dung dịch fomendehit 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 2%.

Cho 1ml dung dịch fomandehit 5% và 1ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc hỗn
hợp và nhỏ từ từ từng giọt CuSO4 2% cho đến khi xuất hiện huyền phù. Đun nóng phần trên của
hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi, còn phần dưới của hỗn hợp để so sánh. Quan sát hiện
tượng biến đổi từ màu xanh nhạt (của huyền phù) sang màu vàng (của kết tủa) rồi mầu đỏ (của kết
tủa).

?
1. Viết phương trình phản ứng oxi hóa andehit fomic đến axit fomic bởi đồng (II) hidroxit.

2. Những hợp chất nào (của đồng) có màu xanh nhạt, màu vàng, màu đỏ?

5.6. PHẢN ỨNG OXI HÓA ANDEHIT BẰNG THUỐC THỬ FELING

Hóa chất: Dung dịch fomandehit 5%, dung dịch thuốc thử feling.

Thuốc thử feling là hỗn hợp của dung dịch feling A và feling B.

Feling A: Hoà tan 34.6g CuSO4.5H2O trong 500ml nước.

Feling B: Hoà tan 173g muối natrikali tactrat, 70g NaOH trong 500ml nước.

Khi cần làm thí nghiệm, người ta trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch Feling A và B
sẽ được dung dịch xanh thẩm, gọi là thuốc thử Feling.

Cho 1ml dung dịch thuốc thử Feling và 1-2 giọt dung dịch fomadehit vào ống nghiệm. Đun
nóng nhẹ hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng xảy ra trong hỗn hợp.

?
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi trộn Feling A với Feling B.

2. Viết phương trình phản ứng oxi hóa andehit fomic bằng thuốc thử Feling tạo ra axit
fomic.

3. Dùng thuốc thử Feling để oxi hoá andehit thuận lợi hơn dùng đồng (II) hidroxit. Giải
thích.

5.7. PHẢN ỨNG CỦA AXETON VÀ ANDEHID BENZOIC VỚI NATRI HIDROSUNFIT.

Hoá chất: Axeton, andehit benzoic, dung dịch bão hòa NaHSO3, dung dịch HCl 10%, dung
dịch Na2CO3 10% .
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 173

a/ Rót 3ml dung dịch bão hòa NaHSO3 vào ống nghiệm. Lắc mạnh và cho tiếp 1ml axeton vào dung
dịch chứa NaHSO3. Hỗn hợp toả nhiệt. Đặt ống nghiệm trong cốc nước đá và quan sát sự xuất
hiện kết tủa tinh thể trong ống nghiệm. Nếu hiện tượng kết tủa xảy ra chậm thì có thể khơi mào kết
tủa bằng cách dùng đũa thuỷ tinh cọ nhẹ vào thành ống nghiệm (chỗ có dung dịch). Lọc lấy kết tủa
tinh thể. Chia thành hai phần và cho vào hai ống nghiệm. Rót vào phần thứ nhất 1ml dung dịch HCl
10%, vào phần thứ hai 1ml dung dịch Na2CO3 10%. Đun nóng nhẹ cả hai ống nghiệm và nhận xét
mùi bay lên (cẩn thận khi ngửi mùi).

b/ Rót 0.5ml benzoic, 2ml dung dịch bão hòa NaHSO3 vào ống nghiệm và lắc mạnh. Mùi đặc trưng
của andehit benzoic dần dần biến mất và sản phẩm tạo ra ở dạng tinh thể. Tiếp tục lắc hỗn hợp tới
khi lượng kết tủa không tăng lên. Rót 6-8ml nước vào hỗn hợp và đặt ống nghiệm vào nồi nước
nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra (lượng kết tủa, mùi).

?
1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Nếu thay oxeton trong thí nghiệm trên bằng metyletylxeton hoặc dietylxeton thì phản
cộng có xảy ra không?

5.8. PHẢN ỨNG TẠO 2,4-DINITROPHENYLHIDRAZON CỦA BENZANDEHIT VÀ AXETON

Hóa chất: Benzandehit, axeton, dung dịch 2,4 – dinitro –phenyl hydrazin hidroclorua.

Cho vào ống nghiệm 1-2m dung dịch 2,4-dinitrophenylhidrazin và 1-2 giọt benzandehit. Lắc
nhẹ hỗn hợp. Theo dõi hiện tượng xảy ra(kết tủa, màu). Lọc và rửa kết tủa bằng nước, sấy khô sản
phẩm để dùng cho thí nghiêm 7.14

Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với axeton.

?
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Tại sao phải dùng 2,4-dinitrophenylhidrazin ở dạng muối với axit clohidric?

5.9. PHẢN ỨNG TẠO RA SEMICACBAZON CỦA AXETON

Hóa chất: Axeton, semicacbazit hidroclorua, kali axxetat.

Hòa tan 0.5g semicacbazit hidroclorua trong 2ml nước sau đó cho tiếp 0.2m axeton và 0.4g
kali axxetat. Đậy ống nghiệm bằng nút và lắc mạnh hỗn hợp trong 2-3 phút. Đậy ống nghiệm bằng
nút và lắc mạnh hỗn hợp trong 2-3 phút. Đặt ống nghiệm vào cốc nước lạnh và quan sát sự xuất
hiện kết tủa.

? 1. Tại sao phải đưa thêm kali axxetat vào hỗn hợp phản ứng?

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.


Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 174

5.10. PHẢN ỨNG NGƯNG TỤ ANDOL VÀ CROTON CỦA ANDEHIT AXETIC

Hóa chất: Andehit axetic, dung dịch NaOH 10%.

Rót 3ml dung dịch NaOH 10% vào óng nghiệm. Cho thêm 5-6 giọt andehit axetic và đun
nóng nhẹ hỗn hợp. Lúc đầu phản ứng tạo ra andol (có mùi dễ chịu), sau đó andol chuyển thành
andehit crotonic (có mùi khó chịu, cần cẩn thận khi ngửi mùi). Khi tiếp tục đun nóng lâu hơn, chất
lỏng chuyển thành nhựa màu nâu.

1. Viềt các phương trình phản ứng ngưn tụ của andehit axetic.

2. Tại sao khi đun nóng lâu, chất lỏng chuyển thành nhựa.

5.11. PHẢN ỨNG CỦA ANDEHIT BENZOIC VỚI DUNG DỊCH KIỀM

(Phản ứng Kanizaro - Tisenco)

Hóa chất: Andehit benzoic, dung dịch KOH 10% (trong ancoletylic, vừa mới pha), kali
bicromat (bột) axit sunfuric đặc.

Rót 5ml dung dịch KOH 10% (trong ancol etylic) vào 1ml andehit benzoic trong ống nghiệm
và lắc đều. Hỗn hợp phát nhiệt và xuất hiện khối đông đặc các tinh thể sản phẩm (tinh kali
banzoat). Lọc lấy phần kết tủa tinh thể, rồi chuyển vào ống nghiệm. Cho thêm vào đó 4-5ml nước,
lắc cho tan hết kết tủa, rồi rót thêm 1ml dung dịch HCl loãng. Theo dõi sự xuất hiện kết tủa.

Chuyển phần dung dịch lọc (sau khi đã lọc lấy phần kali benzoat trên phễu) vào ống
nghiệm và đun trong nồi nước sôi để làm bay hơi phần lớn ancol etylic. Cho 1-2ml nước, một ít bột
kali bicromat và 1ml axit sunfuric đặc vào phần còn lại trong ống nghiệm. Đun hỗn hợp đến sôi trên
ngọn lửa đèn cồn. Nhận xét mùi của hỗn hợp.

?
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Tại sao phải dùng dung dịch kiềm trong ancol etylic?

3. Cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử của các andehit có khả năng tham gia phản ứng
Kanizaro – Tisenco.
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 175

Bài 6: AXIT CACBOXYLIC VÀ DẪN XUẤT


6.1. TÍNH CHẤT AXIT CỦA AXIT CACBOXYLIC

Hóa chất: Dung dịch CH3COOH 10%, axit axetic kết tinh, dung dịch Na2CO3 10%, Mg (bột),
dung dịch Metyl da cam, dung dịch quỳ xanh, dung dịch phenolphtalein 1% (trong ancol etylic).

a/ Nhỏ vào ba ống nghiệm, mỗi ống 1 -2 giọt dung dịch CH3COOH 10%. Thêm vào ống thứ nhất 1
giọt metyl da cam, ống thứ hai một giọt quỳ xanh, ống thứ ba một giọt phenolphtalein. Theo dõi sự
biến đổi màu trong cả ba ống nghiệm.

b/ cho thêm một ít Magiê bột (bằng hạt đậu xanh). Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí thẳng,
đầu phía trên được vuốt nhỏ (xem hình 5). Đưa đầu que diêm đang cháy vào đầu vuốt nhỏ của ống
dẫn khí. Quan sát hiện tượng bùng cháy của ngọn lửa.

c/ Cho khoảng 0.1 – 0.2 gam CuO vào ống nghiệm. Rót tiếp vào đó 2 – 3ml axit axetic và đun nhẹ
hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát mầu của dung dịch.

d/ Rót 1 – 2 ml axit axetic kết tinh vào ống nghiệm đã chứa sẵn 1 – 2ml dung dịch Na2SO3 10%.
Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra trong dung dịch và
ngọn lửa ở đầu que diêm.

?
1. Nêu các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm và giải thích.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

3. Những kết luận nào được rút ra từ các kết quả thí nghiệm.

6.2. PHẢN ỨNG OXI HÓA AXIT FOMIC

Hóa chất: Axit formic, dung dịch NaOH 10%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%,
dung dịch H2SO4 10%, dung dịch KMnO4 5%, dung dịch nước vôi trong.

a/ Oxi hóa axit fomic bằng thuốc thử Tolen

Cho vào ống nghiệm thứ nhất 1 – 2 ml dung dịch AgNO3 1%, cho tiếp khoảng 1 – 2 giọt
dung dịch NaOH 10% tới khi thấy xuất hiện kết tủa. Nhỏ thêm từng giọt dung dịch NH3 5% để vừa
hòa tan kết tủa.

Cho vào ống nghiệm thứ hai 0.5ml axit fomic, nhỏ thêm từng giọt dung dịch NaOH 10%
cho tới khi đạt môi trường trung tính (thử bằng giấy quỳ trung tính).

Rót hỗn hợp trong ống nghiệm hai vào hỗn hợp trong ống nghiệm một. Đun nóng hỗn hợp
phản ứng trong nồi nước nóng 60 – 700C. Nhận xét hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm.

b/ Oxi hóa axit fomic bằng dung dịch kali permanganat


Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 176

Cho 0.5ml axit fomic, 0.5ml dung dịch H2SO4 10%, và 1ml dung dịch KMnO4 5% vào ống
nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí cong, đầu cuối của ống dẫn khí nhúng vào ống
nghiệm chứa sẵn 2ml dung dịch nước vôi trong. Đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng và ống nghiệm chứa nước
vôi trong.

?
1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Nêu các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm.

3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

6.3. PHẢN ỨNG OXI HÓA AXIT OXALIC

Hóa chất: Dung dịch axit oxalic bão hòa, dung dịch KMnO4 5%, dung dịch H2SO4 10%,
dung dịch nước vôi trong.

Cho vào ống nghiệm 3 – 4ml dung dịch KMnO4 5%, 1 – 2ml dung dịch H2SO4 10% và 1ml
dung dịch axitoxalic bão hòa. Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí cong. Đầu cuối của ống
dẫn khí được dẫn vào ống nghiệm khác đã chứa sẵn 1 – 2 ml dung dịch nước vôi trong. Đun nóng
cẩn thận hỗn hợp phản ứng. Nhận xét sự biến đổi mầu trong ống nghiệm chứa nước vôi trong.

? 1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Nêu các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng.

6.4. TÍNH CHẤT CỦA AXIT OLEIC

Hóa chất: Axit oleic, nước brom boã hòa, dung dịch KMnO4 2%, dung dịch Na2CO3 10%.

a/ Phản ứng của axit oleic với nước brom

Cho vào ống nghiệm khoảng 0.5ml axit oleic và 2ml nước brom. Lắc mạnh hỗn hợp. Theo
dõi sự biến đổi màu của nước brom.

b/ Phản ứng của axit oleic với dung dịch kali permanganat

Cho khoảng 0.5ml axit oleic, 1ml dung dịch KMnO4 5% và 1ml dung dịch Na2CO3 10% vào
ống nghiệm. Lắc mạnh hỗn hợp. Quan sát sự biến đổi màu của dung dịch kali pemanganat.

? 1. Nêu mục đích của các thí nghiệm.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

6.5. ĐIỀU CHẾ VÀ THUỶ PHÂN AXETAT

Hoá chất: Dung dịch Natri axetat 10%, dung dịch sắt (III) clorua 3%.

Nhỏ 2 -3 giọt dung dịch CH3COONa 10% vào ống nghiệm, nhỏ thêm vài giọt dung dịch
FeCl3 3%. Dung dịch nhóm màu đỏ sẫm của hợp chất phức (tan trong dung dịch).
Phần 2: Thực hành Hóa hữu cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 177

Đun sôi dung dịch. Hợp chất phức của sắt bị thuỷ phân, tạo ra muối baz của sắt ở dạng kết tủa
bông màu nâu đỏ.

?
1. Viết phương trình phản ứng điều chế và thuỷ phân sắt (III) axetat.

2. Nêu một số ứng dụng của phản ứng thuỷ phân sắt (III) axetat.

6.6. ĐIỀU CHẾ ETYL AXETAT

Hóa chất: Ancol etylic, axit axetic kết tinh, axit sunfuric đặc, dung dịch natri clorua bão hòa.

Cho vào ống nghiệm thứ nhất (khô) 2ml ancol etylic, 2ml axit axetic kết tinh và 2 giọt axit
sunfuric đặc.

Cho vào ống nghiệm thứ hai (khô) lượng ancol etylic, 2ml axit axetic kết tinh tương tự như
ở ống nghiệm thứ nhất.

Liên tục lắc đều ở hai ống nghiệm và đồng thời đun nóng 8 – 10 phút trong nồi nước nóng
0
65 – 70 C (không được đun sôi phản ứng!) Sau đó làm lạnh cả hai ống nghiệm. Rót vào mỗi ống 3
– 4 mldung dịch natri clorua bão hòa. Theo dõi sự phân lớp chất lỏng và so sánh lượng chất lỏng ở
lớp trên trong cả hai ống nghiệm.

?
1. Cho biết vai trò của axit sunfuric trong thí nghiệm điều chế este.

2. Etyl axetat hầu như không sinh ra khi cho quá dư axitsunfuric vào hỗn hợp phản ứng.
Giải thích.

3. Viết phương trình phản ứng điều chế ety axetat từancol etylic và axit axetic.

4. Tại sao phải cho dung dịch natriclorua bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm? Este nằm ở
lớp trên hay lớp dưới? Tại sao?

6.7. PHẢN ỨNG THUỶ PHÂN ESTE

Hóa chất: Etyl axetat, dung dịch H2SO4 20%, dung dịch NaOH 30%.

Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ông chứa 2ml etyl axetat. Cho thêm vào ống thứ nhất 1ml
nước, ống thứ hai 1ml dung dịch H2SO4 20%, ống thứ ba 1ml dung dịch NaOH 30%. Lắc đều cả 3
ống nghiệm, đồng thời đun nóng 5 – 10 phút trong nồi nước nóng 65 – 750C. Sau khi ngừng đun,
so sánh lớp este còn lại trong cả ba ống nghiệm.

? 1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Viết phương tình phản ứng thuỷ phân ety axetat trong ba môi tường phản ứng.

3. Những nhận xét nào được rút ra từ các kết quả thí nghiệm?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN

BÀI GIẢNG
HOÁ HỮU CƠ

Người biên soạn: Phan Thị Diệu Huyền

Huế, 08/2009
CHƯƠNG I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT
HÓA HỮU CƠ

1.1. Phản ứng hữu cơ


1.1.1. Phân loại hợp chất hữu cơ
1.1.1.1. Phân loại theo nhóm chức
Hợp chất cơ bản của Hoá hữu cơ là hydrocacbon. Các chất khác được xem là
dẫn xuất của hydrocacbon, các dẫn xuất nầy được hình thành bằng cách thay thế
một hay nhiều nguyên tử H trong hydrocacbon bằng các nhóm chức khác, chẳng
hạn: -OH, -CO-, -COOH, -NH2 ....
Khi phân tử có một nhóm chức ta có hợp chất đơn chức, có nhiều nhóm
chức đồng nhất ta có hợp chất đa chức, có nhiều nhóm chức khác nhau ta có hợp
chất tạp chức.
1.1.1.2. Phân loai theo mạch C
Mach C có thể hở, vòng, mạch thẳng, phân nhánh, mạch no, không no ...
Về cơ bản người ta phân thành 2 loại chính: mạch hở và mạch vòng, trong
mỗi loại lại có những dạng khác nhau.
- Mạch hở
+ Hợp chất no: chỉ chứa liên kết (liên kết đơn)
+ Hợp chất không no: chứa liên kết bội (đôi, ba)
- Mạch vòng
+ Đồng vòng: các nguyên tố tạo vòng đều là C
+ Dị vòng: nguyên tố tạo vòng ngoài C còn các nguyên tố khác
Các dị tố thường gặp: O, S, N ...
1.1.2. Phân loại phản ứng hữu cơ
1.1.2.1. Phản ứng thế (S: Substitution)
Phản ứng thay thế nhóm thế này bằng nhóm thế khác
Ví dụ:
as
CH4 + Cl2 CH3 Cl + HCl (S R: thế gốc tự do)
bột Fe
+ Cl2 Cl + HCl (SE: thế electronphin)

CH3 Cl + NaOH CH3OH + NaCl (SN: thế nucleophin)


Tổng quát:

1
R-X + Y R- Y + X
( X: nhóm bị thế, Y: nhóm thế )
1.1.2.2. Phản ứng cộng (A: Addition)
Phản ứng kết hợp một hay nhiều nhóm thế vào phân tử chưa no.
Phản ứng thường xảy ra trong các hợp chất có nối đôi, nối ba.
Ví dụ:
CH3 - CH = CH2 + HCl CH3 - CHCl - CH3 (AE)
CH3 - CH = O + HCN CH3 - CH(CN) - OH (AN)
peroxit

CH3 - CH = CH2 + HBr CH3 - CH2 - CH2Br (AR)


1.1.2.3. Phản ứng tách (E: Elimination)
Phản ứng loại một hay nhiều nhóm nguyên tử ra khỏi phân tử
Ví dụ:
H2 SO4
CH3 - CH2OH CH2 = CH2 + H2O
1800 C

kiềm/rượu
CH3 - CHCl - CH3 CH3 - CH = CH2 + HCl
1.2. Bản chất liên kết trong Hoá hữu cơ
Có nhiều loại liên kết nhưng trong Hoá hữu cơ liên kết quan trọng nhất là
liên kết cộng hoá trị.
Theo quan điểm hiện đại liên kết cộng hoá trị được hình thành do sự xen phủ
các orbital nguyên tử (AO), orbital nhận được gọi là orbital phân tử (MO). Tuỳ vào
sự xen phủ người ta phân biệt 2 loại liên kết sau:
1.2.1. Liên kết (xen phủ trục)
Liên kết này được hình thành do sự xen phủ cực đại của các cặp orbital: s-s, s-p,
p-p.Trục đối xứng trùng với đường thẳng nối liền với 2 hạt nhân nguyên tử.
Mô tả:

s - s s - p p - p
Các orbital p ở dạng lai hoá có hình quả tạ đôi không cân đối.
Đặc điểm:
- Liên kết tương đối bền, do vậy các chất được cấu tạo bởi chỉ liên kết nầy
ở điều kiện thường khá trơ về mặt hoá học.

2
- Các nhóm thế nối với nhau bằng liên kết có thể quay quanh trục liên kết.
1.2.2. Liên kết (xen phủ bên)
Liên kết nầy được hình thành do sự xen phủ từng phần của các cặp orbital: p-
p, p-d, d-d. Trục đối xứng có thể song song hoặc cắt nhau.
Mô tả:

Các orbital p ở dạng chưa lai hoá có hình quả tạ đôi cân đối.
Đặc điểm:
- Liên kết kém bền
- Các nhóm thế nối nhau bằng liên kết không thể quay tự do được
1.3. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
Thuyết cấu tạo hoá học của ButLeRop ra đời đã giải quyết được rất nhiều
vấn đề trong đó nổi bậc nhất là hiện tượng đồng phân.
Có 2 loại đồng phân:
1.3.1. Đồng phân cấu tạo (mặt phẳng)
- Đồng phân mạch C
- Đồng phân nhóm chức
- Đồng phân vị trí nhóm chức
- Đồng phân liên kết
Ưu nhược điểm của đồng phân cấu tạo
Ưu điểm: phản ánh được cấu tạo của chất từ đó cho phép dự đoán được tính
chất đặc trưng của chất đó.
Ví dụ:
C2H5-OH: có H linh động
C2H6O
CH3-O-CH3: không có H linh động
Nhược điểm: Chưa phản ánh được cấu tạo thực sự (cấu trúc) của các chất, từ
đó chưa giải thích được một vài hiện tượng thực tế.
1.3.2. Đồng phân không gian (lập thể)

3
1.3.2.1. Thuyết tứ diện của C
Van Hop và Lơ Ben đã tìm ra cấu trúc đặc biệt của C (năm 1874), hai ông
đưa ra thuyết tứ diện của C.
Nội dung:
"Trong hợp chất hữu cơ 4 hoá trị của C hướng ra 4 đỉnh của một hình tứ
diện, các góc ở tâm đều bằng nhau và bằng 1090 28' ".
Mô tả: a
1090 28’

C
b 0
109 28’
d
c

Có 2 loại đồng phân không gian:


1.3.2.2. Đồng phần hình học
1. Định nghĩa: là loại đồng phân gây nên do sự phân bố khác nhau trong không gian
của các nhóm thế xung quanh một bộ phận cố định (nối đôi, vòng no)
a. Trường hợp nối đôi
Phân tử có 1 nối đôi sẽ có 2 đồng phân hình học được gọi là cis và trans (nếu
nối đôi là C=C), gọi là syn và anti (nếu nối đôi là C = N hay N = N).
Hai nhóm thế giống nhau nằm cùng phía đối với nối đôi thì gọi là đồng
phân dạng cis hay syn.
Ngược lại nằm khác phía thì gọi là trans hay anti.

H H H COOH

C C C C
HOOC COOH HOOC H

dạng cis dạng trans

C6 H5 C6 H5 C6 H5

N N N N

dạng syn dạng anti C6 H5

b. Trường hợp vòng no: cũng tương tự

4
OH
OH
OH

OH
dạng cis dạng trans
2. Điều kiện để có đồng phân hình học
- Phân tử phải có nối đôi hay vòng no.
- Hai nhóm thế gắn với mỗi C của nối đôi hay vòng no phải khác nhau.
1.3.2.3. Đồng phân quang học
1. Định nghĩa:
Những đồng phân có tính chất lý, hoá giống nhau chỉ khác nhau về khả năng
làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng phân cực gọi là đồng phân quang học
của nhau.
Chất làm quay mặt phẳng phân cực gọi là chất quang hoạt.

mặt phẳng bị lệch

chất hoạt quang

as phân cực
nicol

as tự nhiên

Khi cho ánh sáng phân cực đi qua chất hoạt quang mặt phẳng dao động của
ánh sáng bị lệch đi một góc ( : góc quay cực) được đo bằng máy phân cực kế.
Chất làm quay mặt phẳng sang trái ( < 0) gọi là chất quay trái
Chất làm quay mặt phẳng sang phải ( > 0) gọi là chất quay phải
Khi trộn 50% đồng phân quay trái với 50% đồng phân quay phải ta thu được
hỗn hợp gọi là biến thể racemic
2. Điều kiện để có đồng phân quang học

5
Điều kiện cơ bản là phân tử phải có cấu hình bất đối xứng, một trong những
yếu tố tạo nên sự bất đối của phân tử là sự xuất hiện của nguyên tử C bất đối, ký
hiệu: C*.
C*: 4 hoá trị của C liên kết với 4 nhóm thế khác nhau.
a

C*
b d

Phân tử có 1C* thì sẽ có 2 cấu hình giống nhau nhưng không thể chồng khít
lên nhau được mà chỉ đối xứng nhau qua gương phẳng. Hai cấu hình như vậy gọi là
2 đồng phân quang học của nhau (1 cặp đối quang).
Khi số C* tăng thì số đồng phân quang học tăng nhanh
Số đồng phân quang học được tính:
N = 2n
Trong đó: n: số C*
N: số đồng phân quang học
Đối với trường hợp phân tử có 1C* thì việc biểu diễn cấu hình dưới dạng tứ
diện dễ dàng nhưng phân tử có từ 2C* trở lên thì việc biểu diễn khó khăn. Do vậy
để đơn giản khi biểu diễn người ta dùng công thức chiếu Fischer.
Công thức Fischer là hình chiếu của công thức tứ diện lên mặt phẳng thoả
mãn các quy ước:
- Đường thẳng đứng ứng với 2 liên kết hướng xa theo hướng nhìn
- Đường nằm ngang ứng với 2 liên kết ở gần theo hướng nhìn.
Lưu ý:
Nhóm có bậc oxi hóa của C cao được đặt nằm trên, nhóm có bậc oxi hóa
thấphơn được đặt nằm dưới đường thẳng đứng.
Bậc oxi hoá của C: - COOH > - CHO (-CO-) > - CH2OH > - R

a
a

c d
b C
d
c b

6
a a
a
c b
C C
c c c b
b b
a
3. Các ví dụ cụ thể
Ví dụ 1:
Xét phân tử axit lactic CH3 - C*HOH - COOH
Phân tử có 1C*  có 2 đồng phân quang học (1cặp đối quang)
COOH COOH
H OH HO H
CH3 CH3

Ví dụ 2:
Xét phân tử C6H5 - C*H(NH2)-C*H(NH2)-COOH
axit 2,3-diamino - 3phenyl propanoic
Phân tử có 2C*  có 4 đồng phân quang học (2 cặp đối quang)
COOH COOH COOH COOH
H NH2 H2N H H NH2 H2N
H
H NH2 H2N H H2N H H NH2
C6H5 C6H5 C6H5 C6H5

4. Danh pháp D,L


Để sắp xếp các chất hoạt quang theo dạng D hay L chọn cấu hình glyxeraldehyt
làm chuẩn.
CHO CHO
H OH HO H
CH2 OH CH2OH
D (+) glyxeral L(-) glyxeral
(+): chỉ chất đó làm quay mặt phẳng sang phải

7
(-): chỉ chất đó làm quay mặt phẳng sang trái
- Nếu phân tử chỉ có 1C*
Chẳng hạn:
Hợp chất R - C*HX - R' với X (halogen, - OH, - NH 2 ...)
Tuỳ vị trí X ở bên phải hay bên trái C* mà ta có cấu hình D hay L.
R R
H X X H
R' R'
dạng D dạng L
- Nếu phân tử có nhiều C* ta chọn cấu hình C* xa nhóm chức nhất.

CHO CHO
H OH HO H
HO H H OH
H OH HO H
H OH HO H
CH2 OH CH2 OH

D (+) glucose L (-) glucose


1.4. Hiệu ứng hoá học
Các nhóm thế trong phân tử có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp. Sự ảnh hưởng qua lại đó dẫn đến làm thay đổi sự phân cực của các liên
kết trong phân tử. Ảnh hưởng như vậy của các nhóm thế gọi là hiệu ứng hoá học.
Các loại hiệu ứng thường gặp.
1.4.1. Hiệu ứng cảm ứng (I)
1.4.1.1. Khái niệm
3
Xét phân tử: CH3 - 2CH2 - 1CH2  Cl
Liên kết 1C  Cl phân cực (do Cl có độ âm điện lớn hơn C) làm cho các liên
kết 2C  1C 3C2 C cũng phân cực theo tuy mức độ yếu dần. Ta nói Cl đã gây hiệu
ứng cảm ứng.
Hiệu ứng cảm ứng biểu diễn bằng mũi tên thẳng 
Định nghĩa: Hiệu ứng cảm ứng sinh ra do sự dịch chuyển mật độ e gây
nên do sự chênh lệch độ âm điện.
1.4.1.2. Quy luật
- H không hút, không đẩy e (I = 0)
- Nhóm thế hút e mạnh hơn H gây hiệu ứng cảm âm (-I).

8
Độ âm điện càng lớn, nhóm càng chưa no gây hiệu ứng - I càng mạnh.
- F > - Cl > - Br > - I
-I - F > - OH > - NH2
- C  CH > - CH = CH2
Một số nhóm thế khác gây hiệu ứng – I: - OR, - CN, - NO2, SO3 H ......
- Nhóm thế đẩy e mạnh hơn H gây hiệu ứng cảm dương (+I).
Các nhóm gây +I là gốc ankyl, gốc càng phức tạp gây hiệu ứng càng mạnh.
CH3)3C - > (CH3)2CH-CH2 - > (CH3)2CH - > C 2H5 - > CH3 -
1.4.1.3. Đặc điểm - Ý nghĩa
- Hiệu ứng ± I chỉ truyền theo mạch và giảm nhanh cường độ khi mạch
kéo dài.
C - C -  C Cl 1 (+) > 2 (+) > 3 (+)

- Hiệu ứng ± I giúp ta giải thích tính axit, bazơ và khả năng phản ứng của
các chất.
Các nhóm thể gây +I làm giảm tính axit, tăng tính bazơ và ngược lại các
nhóm thế gây -I làm tăng tính axit, giảm tính bazơ.
Chẳng hạn:
Tính axit: CH2Cl - COOH > CH3 - COOH
-I +I
Tính bazơ: CH3 - NH2 > O2 N - CH2 - NH2
+I -I
1.4.2. Hiệu ứng liên hợp (C)
1.4.2.1. Khái niệm
* Hệ liên hợp
- Hệ liên hợp - : hệ chứa liên kết đôi xen kẻ liên kết đơn.
- Hệ liên hợp p - : hệ chứa nguyên tử còn cặp e chưa chia liên kết với C
mang nối đôi.
CH2 = CH - CH = CH2
  

Cl - CH = CH2 OH

p- p-
Xét phân tử có hệ liên hợp:

9
5
CH2 = 4CH - 3CH = 2 CH - 1CH = O
Liên kết C = O phân cực về phía O, 1C = O phân cực dẫn đến liên kết 3 C =
2
C cũng bị phân cực về 2 C, liên kết 5C = 4C tương tự.

CH2 = CH - CH = CH - CH = O
Ta nói nhóm - CHO gây hiệu ứng liên hợp.
Hiệu ứng liên hợp được biểu diễn bằng mũi tên cong đi từ liên kết đôi đến
liên kết đơn hoặc từ đôi điện tử chưa chia đến liên kết đơn theo hệ.
Định nghĩa: Hiệu ứng dịch chuyển e trong hệ liên hợp gây ra do sự chênh
lệch độ âm điện gọi là hiệu ứng liên hợp.
Nhóm hút e gây hiệu ứng liên hợp âm (-C)
- NO2, - CHO, - COOH, - CN ...(các nhóm không no)
Nhóm đẩy e gây hiệu ứng cảm dương (+C)
- OH, - OR, - NH2, halogen ... (các nhóm có đôi e chưa chia)
Lưu ý: Một số nhóm có hiệu ứng C với dấu không cố định như vinyl,
phenyl ...
O
N NH 2
O

+C -C -C +C
1.4.2.2. Quy luật
- Độ âm điện nguyên tử càng lớn  - C càng lớn.
- C: - CO - > - C = N - > - C = C -
- Trong 1 phân nhóm +C giảm từ trên xuống
- Trong 1 chu kỳ +C giảm từ trái sang phải
- F > - Cl > - Br > - I
+C
- NH2 > - OH > - F
1.4.2.3. Đặc điểm
- Hiệu ứng C chỉ lan truyền theo hệ liên hợp phẳng.
- Ít thay đổi khi mạch kéo dài
Chú ý:
1. Hiệu ứng do nhóm thế gây ra còn tuỳ thuộc vào nhóm mà nó nối.

10
O2N - CH2 - CH2 - COOH (NO2: - I)
O2N COOH (NO2: -I, -C)
CH2 = CH - O - CH3 (CH2 = CH - : -C)
CH2 = CH - C  N (CH2 = CH - : +C)
2. Trong phân tử thường gặp các nhóm thế có cả 2 loại hiệu ứng I, C.
+ Khi I và C cùng dấu  tăng cường tác dụng
Chẳng hạn: - NO2 , - SO3H .....
Chẳng hạn:
O
-N (-I, -C): hút e mạnh
O
+ Khi I và C ngược dấu  giảm tác dụng của nhau  hiệu ứng tổng quát.
- NH2, - OH, - OR có + C > - I  hiệu ứng tổng quát là đẩy e.
Đặc biệt các nguyên tử halogen có – I > + C do vậy hiệu ứng tổng quát là hút e.
Tóm lại hai loại hiệu ứng trên đều được dùng để giải thích tính chất của các
chất và khả năng phản ứng của chúng.

11
CHƯƠNG II. HYDROCACBON

Hydrocacbon là hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử chỉ gồm 2 nguyên tố là C và H.
Tuỳ vào khả năng liên kết và tính chất của chúng người ta chia làm 3 loại:
Hydrocacbon

Hydrocacbon no Hydrocacbon chưa no Hydrocacbon thơm

ankan xycloankan ankan ankadien ankyn aren


2.1. Hydrocacbon no
2.1.1. Ankan
2.1.1.1. Khái niệm - Danh pháp
1. Khái niệm: Ankan là loại hydrocacbon mạch hở trong phân tử chỉ gồm các liên kết .
Công thức tổng quát: Cn H2n + 2
2. Danh pháp
Bốn chất đầu có tên gọi ngẫu nhiên tuỳ theo ý muốn của người tìm ra chúng.
CH4 : metan C3 H8 : propan
C2 H6 : etan C4 H10 : butan
Từ C5 H12 trở đi tên gọi có quy luật:
Tên các chữ số Hylap + an
C5 H12 : pentan C8 H18 : octan
C6 H14 : hexan C9 H20 : nonan
C7 H16 : heptan C10 H22 : decan
Đó là tên gọi các chất trong trường hợp mạch C thẳng, khi mạch C phân nhánh tức xuất
hiện đồng phân tên gọi của chúng phức tạp hơn. Để thống nhất người ta đưa ra danh pháp
chung gọi là danh pháp IUPAC. Để gọi tên theo danh pháp này người ta thực hiện các bước
sau:
- Chọn mạch C dài nhất làm mạch chính
- Đánh số mạch chính: theo quy tắc tổng số nhánh bé nhất
- Gọi tên: Vị trí nhánh + số nhánh + tên nhánh + tên mạch chính
Chú ý: Khi gọi tên các nhánh gọi theo thứ tự alphabet (nếu có nhiều nhóm thế khác nhau)
Một số nhánh thường gặp:
- CH3 : metyl, - C2 H5 : etyl, - CH2 - CH2 - CH3 : n-propyl, - CH(CH3 )2 : isopropyl

11
CH3 - CH(CH3 ) - CH(CH3 ) - CH2 - CH3 2,3-dimetyl pentan
CH3 - CH(CH3 ) - CH - CH2 - CH3 3-etyl-2-metyl pentan
CH3 -CH2
2.1.1.2. Lý tính
Bốn chất đầu ở thể khí do lực nối các phân tử yếu, các chất sau ở thể lỏng và thể rắn, t0 s
và t0 nc tăng theo chỉ số C do lực liên kết phân tử mạnh.
Tất cả chúng đều là những chất không màu, không mùi, ít tan trong nước, dễ tan trong
các dung môi không phân cực hoặc kém phân cực.
2.1.1.3. Điều chế

1. Hydro hoá anken: Cho anken tác dụng với H2 có Ni xúc tác
Cn H2n + H2 Cn H2n+2

2. Đi từ muối axit hữu cơ: Cho muối tác dụng với NaOH co mặt CaO
RCOONa + NaOH RH + Na2 CO3

3. Phương pháp ghép mạch (Wurts - Fittig)


Cho dẫn xuất monohalogen tác dụng với Na trong môi trường ete khan.
2R - X + 2 Na R - R + 2NaX
Phương pháp này thường dùng điều chế các ankan có tính chất đối xứng.
2.1.1.4. Hoá tính
Do phân tử bền nên ở điều kiện thường ankan khá trơ về mặt hoá học. Khi có điều kiện:
(t0 cao, bức xạ, as ... ) ankan cũng tham gia phản ứng và phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.
1. Phản ứng thế
Các H của ankan được thế dần bởi các tác nhân thế.
Tác nhân thế: halogen (X2 ), HNO3 l, H2 SO4 l ...
Tên phản ứng: halogen hoá, nitro hoá, sunfo hoá ...
a. Phản ứng halogen
R- H + X2 R- X + HX
Khả năng phản ứng:
giảm dần
F2 I2

Tác nhân halogen hoá thường gặp: Cl2 , Br2 , xúc tác: ánh sáng, nhiệt độ....
Xét phản ứng cụ thể: CH4 phản ứng với Cl2
CH3 Cl: metyl clorua
CH4 + Cl2 as CH2 Cl2 : metylen clorua
- HCl CHCl3 : clorofoc
CCl4 : cacbontetraclorua

12
Cơ chế phản ứng: xảy ra theo cơ chế gốc tự do (SR) gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn khởi đầu

as •
Cl2 2Cl
Giai đoạn 2: giai đoạn phát triển mạch
• •
CH4 + Cl CH3 + HCl
• •
CH3 + Cl2 CH3 Cl + Cl
• •
CH3 Cl + Cl CH2 Cl + HCl
• •
CH2 Cl + Cl2 CH2 Cl2 + Cl
Phản ứng cứ tiếp tục xảy ra cho đến khi tạo thành sản phẩm cuối cùng (phản ứng dây chuyền)
Giai đoạn 3: giai đoạn tắt mạch
Xảy ra khi các gốc tự do kết hợp với nhau tạo phân tử bền
• •
Cl + Cl Cl2
• •
CH3 + Cl CH3 Cl
Quy tắt thế: Phản ứng xảy ra ưu tiên thế H ở nguyên tử C bậc cao.

as
CH3 -CH-CH2-CH3 + Br2 CH3 -CBr - CH2 - CH3 + HBr
CH3 CH3
b. Phản ứng nitro hoá:tương tự phản ứng halogen hoá về cơ chế cũng như quy tắc thế.

H2 SO4
R - H + HO - NO2 R - NO2 + H2 O
t0

2. Phản ứng huỷ: ở t0 cao không có O2KK các ankan bị phân huỷ bẻ gãy mạch C tạo thành
những hydrocacbon có mạch ngắn hơn. Quá trình này gọi là quá trình cracking.
Cn H2n+2 Cx H2x+2 + Cy H2y
( x, y < n )
Quá trình cracking được sử dụng nhiều trong kỹ nghệ chế biến dầu mỏ.
3. Phản ứng oxi hoá
- Oxi hoá hoàn toàn: sản phẩm là CO2 , H2 O
- Oxi hoá không hoàn toàn: tuỳ điều kiện cho sản phẩm khác nhau.
+ Đối với CH4
200at, 3000 C,
H - CHO + H2 O
0
500 C, Ni
CH4 + O2KK CO2 + H2
thiếu kkh í
C + H2 O
13
+ Đối với các ankan khác: oxi hoá kèm theo sự bẻ gãy mạch C.

[o]
R-CH2 -CH2 -R' R - COOH + R’ - COOH
Chất tiêu biểu: CH4
CH4 : là chất khí có nhiều trong tự nhiên: hầm mỏ, đầm ao do sự phân hủy xenlulo dưới
tác dụng của vi khuẩn yếm khí.
v.k.y.k
(C6 H10O5 )n + nH2 O 3nCH4 3nCO2
CH4 được dùng làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ: CH3 OH, HCHO, C2 H2 và
các dẫn xuất halogen.
2.1.2. Xycloankan
2.1.2.1. Khái niệm - Danh pháp
Xycloankan là loại hydrocacbon mạch vòng, no.
Công thức tổng quát: Cn H2n (n  3)
Xycloankan được gọi tên như ankan chỉ thếm tiếp đầu ngữ là xyclo (vòng)

xyclopropan xyclohexan
Xycloankan ngoài các loại đồng phân thông thường còn có đồng phân hình học (đồng
phân cis-trans) và đồng phân quang học, trong đó đồng phân hình học phổ biến nhất.
2.1.2.2. Độ bền và cấu tạo lập thể các vòng.
Năm 1885 Baeyer đưa ra giả thuyết sức căng vòng để giải thích độ bền vòng. Theo ông
góc liên kết ở C no bình thường là 1090 28' còn góc liên kết giữa các C trong vòng tuỳ thuộc số
cạnh vòng (3 cạnh: 600 , 4 cạnh: 900 , 6 cạnh: 1200 ...) Sự sai khác giữa các vòng này với 1090 28'
gây nên sức căng vòng, sai khác càng lớn thì sức căng càng lớn và vòng càng kém bền.
Vòng 3,4 cạnh: kém bền
Vòng 5,6 cạnh: bền hơn
Cấu tạo lập thể các vòng.
- Vòng 3 cạnh: cấu tạo phẳng - Vòng 5 cạnh: dạng nửa ghế
- Vòng 4 cạnh: cấu tạo gãy gấp - Vòng 6 cạnh: dạng ghế, dạng thuyền
Thường gặp nhất là vòng 6 cạnh, dạng bền của vòng 6 cạnh là dạng ghế.

dạng ghế (99,9%)

14
2.1.2.3. Hoá tính
Vòng 3, 4 cạnh kém bền nên tính chất giống anken phản ứng đặc trưng là phản ứng
cộng.
+H2
CH3 - CH2 - CH3
0
Ni, t

+Br2
CH2 Br - CH2 - CH2 Br
Vòng 6 cạnh bền nên tính chất giống ankan phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.

xúc tác Cl
+ Cl2 + HCl

2.2. Hydrocacbon chưa no


2.2.1. Anken
2.2.1.1. Khái niệm - Danh pháp
- Anken là loại hydrocacbon chưa no trong phân tử có chứa 1 liên kết đôi (1 liên kết 
vaì 1 liên kết )
Công thức tổng quát: Cn H2n (n  2)
- Danh pháp: đổi đuôi an thành en kèm theo vị trí nối đôi
CH2 = CH2 : eten (etylen)
CH3 - CH = CH - CH3 : 2-butten
CH3 - C(CH3 ) = CH - CH3 : 2-metyl-2-buten
Các gốc thường gặp:
CH2 = CH - : etenyl (vinyl)
CH3 - CH = CH -: propenyl-1
CH2 = CH - CH2 - : propenyl-2 (allyl)
2.2.1.2. Điều chế
1. Đi từ dẫn xuất monohalogen
Cho dẫn xuất đi qua môi trường kiềm/rượu
K/R
R - CH2 - CHX - R' R - CH = CH - R'
-HX

Phản ứng tuân theo quy tắc Zay Xep (tách H ở C bậc cao)

2. Đi từ dẫn xuất dihalogen


Cho dẫn xuất tác dụng với bột Zn có mặt xúc tác CH3 COOH
x/t
R - CHX - CHX - R' + Zn R - CH = CH - R' + ZnX2
15
3. Đi từ ancol
Đun hỗn hợp ancol với H2 SO4 đ ở t0  1700C
H+, 1800 C
R - CH2 - CHOH - R' R - CH = CH - R' + H2 O
2.2.1.3. Hoá tính

C C

Liên kết  kém bền nên dễ bị bẻ gãy.


Do vậy phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng cộng.
1. Phản ứng cộng
Phản ứng
C=C + X+ - Y- CX - CY
Cơ chế: cộng elctronphin (AE)
Phản ứng xảy ra qua 2 giai đoạn

chậm
C=C + X+ C - C+
X
nhanh
C - C+ + Y- C-C
X X Y
Tác nhân: X2 (halogen), HX, H2 O ...
Minh hoạ bằng một số phản ứng:

CCl4
CH2 = CH2 + Br2 CH2 Br - CH2 Br
nâu đỏ không màu
CH3 - CH = CH2 + HCl CH3 - CHCl - CH3
CH3 - CH(CH3 ) - CH = CH2 + H2 O CH3 - CHOH - CH(CH3 ) - CH3
(Qui tắc Maccopnhicop)

+HBr
CH3 - CHBr - CH3 (1) AE
CH3 - CH = CH2
+HBr
CH3 - CH2 - CH2 Br (2) AR
peroxit

(1) : phản ứng tuân theo qui tắc Maccopnhicop


(2) : phản ứng ngược với qui tắc Maccopnhicop

16
2. Phản ứng oxi hoá
Tuỳ điều kiện và tác nhân mà cho sản phẩm khác nhau
a. Tác nhân oxi hoá yếu: sản phẩm là -diol
R - CH = CH - R' + KMnO4 + H2 O R - CH - CH - R ' + MnO2 + KOH
OH OH
-diol
Phản ứng này chứng minh anken làm mất màu thuốc tím loãng.
b. Tác nhân oxi hoá mạnh: tuỳ mức độ mà tạo thành hợp chất cacbonyl hay axit cacboxylic.
* Với O3 (phản ứng ozon phân):
Sản phẩm là hợp chất cacbonyl
R' H2 O
R - CH = C + O3 R - CHO + R' - CO - R'' + H2 O2
+
R'' H

Mục đích phản ứng này dùng để xác định vị trí liên kết đôi trong hợp chất đầu.
* Với KMnO4 đđ: sản phẩm có thể là axit hoặc xeton tuỳ cấu tạo chất đầu.
R'
t0
R - CH = C + KMnO4đđ R - COOK + R' -CO - R'' + MnO2 + H2 O + KOH
R''
3. Phản ứng trùng hợp t0 , p, x/t
nR - CH = CH - R' (- CHR – CHR’ -)n
Phản ứng này được dùng để điều chế chất dẻo, cao su, nhựa ...
Chất tiểu biểu: C2 H4
C2 H4 là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, có tác dụng kích
thích sự hoạt động của enzym làm quả mau chín.
C2 H4 còn được dùng để điều chế rượu etylic, đây là hợp chất rất quan trọng trong công
nghiệp và cả trong đời sống.
2.2.2. Ankadien
2.2.2.1. Khái niệm - Danh pháp
Ankadien là loại hydrocacbon chưa no có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử.
Có 3 loại:
- Hai nối đôi liền nhau: CH2 = C = CH2 propadien
- Hai nối đôi cách xa nhau: CH2 = CH - CH2 - CH = CH2 1,4 - pentadien
- Hai nối đôi xen kẻ nhau (ankadien liên hợp): đây là loại có ý nghĩa nhất chẳng hạn:
CH2 = CH - CH = CH2 1,3 - butadien
CH2 = C(CH3 ) – CH = CH2 2- metyl – 1,3 - butadien

17
2.2.2.2.Hoá tính
Các ankadien liên hợp có tính chất tương tự anken tuy nhiên do có đến hai nối đôi nên
hoạt tính mạnh hơn đồng thời do xuất hiện hiệu ứng liên hợp nên ảnh hưởng nhiều đến tính
chất của nó cũng như các dẫn xuất của nó.
Phản ứng đặc trưng cũng là phản ứng cộng.
1. Phản ứng cộng: cho 2 phẩm vật cộng tuỳ điều kiện, điều kiện quyết định nhất là nhiệt độ.
- Nhiệt độ thấp: cho phẩm vật cộng 1-2
- Nhiệt độ cao: cho phẩm vật cộng 1-4
CH2 Br - CHBr - CH = CH2
+Br2 t0 , thấp
CH2 = CH - CH = CH2 t0 , cao
CHBr - CH = CH - CH2 Br
2. Phản ứng trùng hợp
t0 , p, x/t
n CH2 = CH - CH = CH2 (- CH2 - CH = CH - CH2 -)n
cao su Buna
2.2.2.3. Hợp chất có nhiều nối đôi
1. Tecpen: là loại hydrocacbon tự nhiên có công thức tổng quát là: (C5 H8 )n với n  2, tecpen có
nhiều ở tinh dầu thực vật.
Chẳng hạn tinh dầu myxen ở cây nguyệt quế.
CH3 - C = CH - CH2 - CH2 - C = CH2
CH3 CH = CH2
Dẫn xuất của tecpen gọi là tecpenoit cũng có trong tinh dầu thực vật (cánh hoa hồng,
hoa bưởi, vỏ cam chanh, lá sả ...)

CH3 - C = CH - CH2 - CH2 - C = CH - CH2OH (tinh dầu hoa hồng)


CH3 CH3
2. Caroten:
Caroten là những sắc tố tự nhiên thường có màu vàng, da cam, đỏ xuất hiện ở các loại
quả như: cà chua, cà rốt, gấc ... phân tử chứa một loạt các liên kết đôi xen kẻ liên kết đơn tức
có chứa nhóm -C = C - (nhóm mang màu)
Có 3 loại caroten: , ,  caroten
Cấu tạo  caroten:

CH3 CH3 CH3 CH3

CH CH C CH CH ..... CH =C CH CH

CH3 CH3
CH3 CH3
vòng  ionon (mạch thẳng chứa 18C)

18
 caroten khi bị thuỷ phân cho 2 phân tử vitamin A
C H3 C H3
H2 O CH CH C CH CH CH
 caroten 
C H3 C H3 C CH3
carotenase
CH
vitamine A CH2OH
 và  caroten khi bị thuỷ phân cũng cho vitamin A nhưng hàm lượng ít hơn (chỉ 1
phân tử)
Vitamin A có nhiều công dụng:
- Chữa bệnh quáng gà, khô mắt
- Tạo sắc tố thị giác giúp người và động vật nhìn được trong bóng tối.
Sơ đồ tổng hợp Rodopsin:

Rodopsin

Opsin

cis Retinal trans Retinal


NADH, H+ NADH, H+

NAD+ NAD+
enzyme
cis Retinol trans Retinol

Rodopsin: sắc tố thị giác


Opsin: protein
Retinol: vitamin A
Thiếu vitamin A gây bệnh lý nhưng thừa vitamin A cũng gây nguy hiểm: bệnh thần
kinh (mơ sảng, loạn tâm thần), khô da, nứt môi, giảm bạch hầu ...
2.2.3. Ankyn
2.2.3.1. Khái niệm - Danh pháp
- Ankyn là hydrocacbon chưa no trong phân tử có chứa 1 liên kết ba
Công thức tổng quát: Cn H2n-2 (n  2)
- Danh pháp: đổi đuôi an thành yn kèm theo vị trí nối ba
CH  CH: etyn (axetylen)
CH3 - CH2 - C  CH: 1-butyn

19
2.2.3.2. Điều chế
1. Từ dẫn xuất dihalogen
Cho dẫn xuất đi qua môi trường kiềm/rượu
R - CHX - CHX - R'
R - C  C - R' + 2HX
R - CH2 - CX2 - R'
2. Từ dẫn xuất tetra halogen
Cho dẫn xuất tác dụng với bột Zn có mặt xúc tác CH3 COOH

xúc tác
R - CX2 - CX2 - R' + 2Zn R - C  C - R' + 2ZnX2
3. Thuỷ phân CaC2 (điều chế C2 H2 )
CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2 H2
2.2.3.3. Hoá tính
Cũng như anken là một hydrocacbon chưa no nên phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng.
1 liên kết : bền
- C C - 2 liên kết : kém bền
1. Phản ứng cộng
Xảy ra qua 2 giai đoạn: - Chuyển nối ba thành đôi
- Chuyển nối đôi thành đơn
Tuỳ điều kiện mà sản phẩm cộng có thể no hay chưa no (tức cộng tỷ lệ 1: 1 hay 1: 2)

Pd
CH  CH + H2 CH2 = CH2

Ni
CH  CH + 2H2 CH3 - CH3
CH2 = CHCl (1:1)
CH  CH + HCl
CH3 - CHCl2 (1:2)
Đặc biệt khi cho ankyn tác dụng với H2 O thì chỉ riêng C2 H2 cho sản phẩm là andehyt
còn các ankyn khác cho sản phẩm là xeton.

ch. vị
Hg 2+
CH  CH + H2 O [CH2 = CH] CH3 - CHO
OH
2+ ch. vị
Hg
R - C  C - R' + H2 O [R - C = CH - R'] R - CO - CH2 - R'
OH

20
2. Phản ứng oxi hoá
Do có đến 2 liên kết  kém bền nên quá trình oxi hoá xảy ra mạnh hơn bẻ gãy cả nối ba,
sản phẩm thu được đa phần là axit cacboxylic.
[O]
R - C  C - R' R - COOH + R' - COOH
CH3 - C  C - CH3 [O] 2CH3 - COOH
Đặc biệt các ankyn có nối ba đầu mạch (còn H linh động) có thể tham gia phản ứng thế.
3. Phản ứng thế
Các ankyn có nối ba đầu mạch gọi là ankyn -1.
C2 H2 và các ankyn -1 có thể thế H của nối ba bởi kim loại hay ion kim loại.
Chẳng hạn: t0

R - C  CH + Na R - C  C Na + 1/2H2
R - C  CH + NaNH2 R - C  CNa + NH3
R - C  CH + Ag(NH3 )2 OH R - C  CAg vàng nhạt + NH3 + H2 O
R - C  CH + Cu (NH3 )2 Cl R - C  CCu đỏ gạch + NH3 + H2 O
Phản ứng này được dùng để nhận biết ankyn -1.
4. Phản ứng trùng hợp
Xét trường hợp điển hình là C2 H2
Tuỳ điều kiện mà xảy ra các kiểu trùng hợp khác nhau: trùng hợp vòng, trùng hợp
thẳng hay tạo polime.
Khả năng trùng hợp vòng thường xảy ra nhất và đây là phương pháp để điều chế
benzen.
600 – 8000 C, C
3C2 H2 C6 H6
Chất tiêu biểu: C2 H2
C2 H2 là chất khí không màu khi cháy toả ngọn lửa màu xanh rất sáng tạo nhiệt lớn vì
vậy được dùng để hàn và cắt kim loại (các loại đèn xì).
C2 H2 được dùng để điều chế các hoá chất cần thiết khác: andehyt, axit, một số nhựa
quan trọng: P.V.C, P.V.A ...
Có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng nhất là kích thích sự ra hoa, kết quả,
làm quả mau chín.
2.3. Hydrocacbon thơm
2.3.1. Khái niệm - Phân loại
Hydrocacbon thơm là loại hydrocacbon có chứa vòng benzen trong phân tử.
Công thức tổng quát: Cn H2n-6 (n  6)
Dựa vào cấu tạo người ta chia làm 2 loại chính:

21
- Hydrocacbon thơm một nhân (đơn vòng)
- Hydrocacbon thơm nhiều nhân (đa vòng)
Trong phần này chúng ta chủ yếu khảo sát loại một nhân, loại này khả năng phản ứng
mạnh cũng như ứng dụng thực tế nhiều hơn.
Tất cả hydrocacbon thơm đều có vòng benzen, do vậy trước hết chúng ta xét cấu tạo
của vòng benzen.
2.3.2. Cấu tạo benzen
Công thức phân tử benzen: C6 H6
* Cấu tạo của KeKuLe (cổ điển):

Ưu điểm: đảm bảo hoá trị các nguyên tố


Nhược điểm:
- d C - C > d C = C, như vậy khoảng cách C - C trong benzen phải khác nhau nhưng
thực tế chúng lại bằng nhau.
- Phân tử có đến 3 liên kết đôi đáng lẽ phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng nhưng thực
tế phản ứng đặc trưng lại là phản ứng thế.
* Cấu tạo theo quan điểm hiện đại
Theo quan điểm hiện đại C trong benzen có lai hoá sp2 mỗi C còn 1 orbital p thuần tuý
chưa lai hoá, 6 orbital này xen phủ lẫn nhau tạo hệ thống liên kết  bền vững gọi là hệ liên hợp
thơm bền vững.
Do hệ thơm bền nên phản ứng đặc trưng của benzen là phản ứng thế. Trong hệ thơm
mật độ e  dàn đều trên tất cả các liên kết do vậy khoảng cách C - C đều như nhau.




Cấu tạo benzen có thể được biểu diễn:

hay

2.3.3. Danh pháp - Vị trí các nhóm thế


Các đồng đẳng của benzen được xem là dẫn xuất của benzen do vậy tên gọi chúng được
gọi theo benzen.

22
CH3 CH(CH3)2

metyl benzen isopropyl


(toluen) benzen
(cumen)
Trường hợp phân tử có nhiều nhóm thế người ta tiến hành đánh số thứ tự ở 6 đỉnh của
vòng bắt đầu từ đỉnh nào gắn với nhóm thế đơn giản nhất.
CH3 CH3
1 1
2 2
6 CH3 6

5 3 5 3 C2 H5
4 4

1,2 - dimetyl benzen 1,3 -dimetylbenzen


(o. xylen) (m. xylen)
Vị trí (2)  (6):vị trí octo (o), vị trí (3)  (5: vị trí meta (m),vị trí (4): vị trí para (p)
2.3.4. Điều chế:
Nhựa than đá là nguồn nguyên liệu chủ yếu và quan trọng cung cấp hydrocacbon thơm.
Ngoài ra có thể điều chế hydrocacbon thơm bằng phương pháp hóa học.
Cho ben zen tác dụng với ankylhalogenua có mặt xúc tác AlCl3

AlCl3
C6 H6 + R- X C6 H5 - R + HX
2.3.5. Hoá tính
Do hệ thơm bền vững nên phản ứng đặc trưng của aren là phản ứng thế, phản ứng cộng
và oxi hoá xảy ra khó khăn hơn
2.3.5.1. Phản ứng thế
Phản ứng tổng quát:
xúc tác
Ar - H + X- Y Ar - X + H - Y
Cơ chế: xảy ra theo cơ chế thế electronphin (SE) phần tử tấn công đầu tiên vào aren là
tác nhân electronphin. Gồm 2 giai đoạn:

R
R + X X
X X
H H Y- + HY
+

phức  phức 
(kém bền) 
giai đoạn 1 giai đoạn 2
23
Các phản ứng thường gặp (lấy benzen minh hoạ):

+ X2 X + HX :halogen
bột sắt hoá
+ HNO3 l NO2
H2 SO4 l + H2 O : nitro hoá

+RX
R + HX : ankyl hoá
AlCl3

+ R - CO - X
CO-R
AlCl3
+ HX : axyl hoá

Khả năng phản ứng phụ thuộc vào các nhóm thế có trên nhân.
- Nhóm trên nhân đẩy e  hoạt hoá nhân  khả năng phản ứng tăng.
- Nhóm trên nhân hút e  giảm hoạt  khả năng phản ứng giảm.
Lưu ý: Đối với các đồng đẳng của benzen phản ứng có thể xảy ra theo 2 khuynh hướng tuỳ
điều kiện.
- Thế vào nhân: nếu xúc tác tạo tác nhân electronphin (cơ chế SE)
+ Nhóm đẩy e định hướng nhóm thế mới vào vị trí o và p
+ Nhóm hút e định hướng nhóm thế mới vào vị trí m
- Thế vào nhánh: nếu điều kiện tạo gốc tự do (cơ chế SR)
2.3.5.2. Phản ứng cộng: xảy ra khó khăn hơn cần điều kiện đặc biệt.
Cl
Cl Cl
as
+ 3Cl2
Cl
Cl
Cl
(đun sôi)
hexacloxyclohexan

Sản phẩm tạo thành có 8 đồng phân hình học, trong 8 đồng phân đó chỉ có đồng phân 
(14%) có tính độc dược được dùng làm thuốc trừ sâu (6.6.6.)
2.3.5.3. Phản ứng oxi hoá
Do vòng bền nên khó bị oxi hoá, dưới tác dụng của chất oxi hoá vòng hầu như không bị phá vỡ.
Tuy nhiên các đồng đẳng của benzen thì vẫn bị oxi hoá ở phần nhánh, phản ứng xảy ra
làm đứt mạch C và chỉ để lại trên nhân 1C duy nhất.
KMnO4 đđ
C6 H5 - CH2 - CH2 - CH3 C6 H5 - COOH + CH3 - COOH

24
25
CHƯƠNG III. DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL

3.1. Dẫn xuất halogen


Dẫn xuất halogen là hợp chất thu được khi thay thế một hay nhiều nguyên tử
H bằng nguyên tử halogen (X).
Dẫn xuất halogen được phân loại dựa vào 2 yếu tố:
Gốc R Số nguyên tử halogen
Dẫn xuất no, chưa no, thơm Dẫn xuất mono, di,
polihalogen
Quan trọng nhất là dẫn xuất monohalogen no
3.1.1. Danh pháp
Công thức tổng quát:
CnH2n+1 X hay R - X (R: gốc ankyl)
- Tên thường: tên gốc ankyl + halogenua
CH3Cl: metylclorua
CH3- CH-Br: isopropylbromua
CH3
- Tên quốc tế: vị trí + tên halogen + tên ankan
CH3 - CH - Br : 2-brompropan
CH3
Cl
CH3 - C - CH3 : 2-Clo-2-metylpropan
CH3
3.1.2. Điều chế
3.1.2.1. Halogen hoá ankan as

R - H + X2 R - X + HX
(Chú ý quy tắc thế)
3.1.2.2. Cộng hợp HX vào anken
Tuỳ điều kiện mà cho sản phẩm khác nhau
R - CH = CH - R' + HX R - CH2 - CHX - R'
(Chú ý hiệu ứng hoá học)

25
3.1.2.3. Đi từ ancol
Cho ancol tác dụng với các tác nhân chứa halogen
R - OH + HX R - X + H2O
R - OH + PX5 R - X + POX3 + HX
R - OH + SOX2 R- X + SO2 + HX
3.1.3. Hoá tính
R- C- X
Liên kết C - X phân cực về phía X do X có độ âm điện lớn vì vậy phản ứng
đặc trưng của dẫn xuất halogen là phản ứng thế X bằng các tác nhân nucleophin.
3.1.3.1. Phản ứng thế
Phản ứng tổng quát:
R - X + Z + - Y- R- Y + Z- X
Cơ chế: thế nucleophin (SN)
Tác nhân tấn công đầu tiên vào RX là Y- tạo thành phức chất hoạt động sau
đó phức nầy sẽ phân ly dể tạo sản phẩm.
Y- Z+

R-X Y- .... R ..... X- R - Y + Z - X-


phức chất hoạt động
Các phản ứng thường gặp:

+OH-
ROH + X- : phản ứng thuỷ phân
+ NH3
R-X RNH2 + HX: phản ứng tạo amin
+ CN-
RCN + X- : phản ứng tạo nitrin
3.1.3.2. Phản ứng loại HX
Phản ứng được thực hiện trong môi trường kiềm/rượu
K/R
R - CH2 - CHX - R' R - CH = CH - R' + HX
(Chú ý quy tắc ZayXep)
Môi trường kiềm: để trung hoà axit tạo thành
Môi trường rượu: tránh sự thuỷ phân của dẫn xuất
3.1.3.3. Phản ứng tạo hợp chất cơ kim
RX có khả năng tác dụng với một số kim loại trong môi trường ete khan tạo
thành dẫn xuất cơ kim.
ete khan
26
R-X + Mg R - MgX (cơ magie)

ete khan
R-X + Zn R - ZnX (cơ kẽm)
Hợp chất cơ kim được dùng để điều chế axit cacboxylic và ancol các bậc.
- Điều chế axit: sục CO2 vào hợp chất cơ kim

CO2 H2 O
R - MgX RCOOMgX RCOOH +
Mg(OH)X
- Điều chế ancol các bậc: cho hợp chất cơ kim tác dụng với hợp cacbonyl.

HCHO
ancol bậc 1
R'CHO
R - MgX ancol bậc 2
R'COR''
ancol bậc 3

Ngoài dẫn xuất monohalogen no ra các loại dẫn xuất khác cũng có nhièu ứng
dụng thực tế.
Một số dẫn xuất quan trọng.
CH3Cl: Clorofoc dùng làm chất gây mê, sát trùng.
CHI3: Iodofoc dùng chữa vết thương, làm dung môi tách chiết.
CCl4: cacbontetraclorua dùng làm dung môi.
Các hợp chất nầy được điều chế bằng cách thực hiện phản ứng halogen hóa
ankan.
C6H6Cl6: hexacloxyclohexan (dạng làm thuốc trừ sâu) được điều chế bằng
cách thực hiện phản ứng cộng Cl2 vào benzen.
CH2Cl - CHCl - CH2 Cl: 1,2,3-triClopropan được dùng để điều chế glyxerin
bằng cách thực hiện phản ứng kiềm hóa, glyxerin là hóa chất cơ bản dùng để sản
xuất xà phòng.
D.D.T: diclodiphenyltricloetan đựoc điều chế bằng cách cho Cloral (CCl3 -
CHO) tác dụng với Clobenzen được dung lam thuốc trừ sâu.

Cl CH Cl

CCl3

27
Hiện nay loại hóa chất nầy bị cấm sử dụng.
CH2 = CH - Cl: vinylClorua khi trùng hợp tạo polivinylClorua một loại
nhựa tốt được sử dụng rộng rãi trong đời sông hằng ngày của con người.
CH2 = CH - CH2Cl: allylClorua dùng để điều chế rượu allylic và glyxerin
Nhìn chung dẫn xuất halogen là hoá chất cơ bản được sử dụng để điều chế
các loại dẫn xuất khác. Dẫn xuất polihalogen là những chất có hoạt tính hoá học vai
trò sinh học cao được ứng dụng nhiều trong thực tế.
3.2. Ancol
Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm - OH.
Phân loại ancol chủ yếu dựa vào gốc R và số nhóm - OH
Gốc R Số nhóm - OH
ancol no, chưa no, thơm monoancol, poliancol
Ancol có 3 bậc:
Ancol bậc 1: có nhóm OH đính vào C bậc 1
R - CH2 OH
Ancol bậc 2: có nhóm OH đính vào C bậc 2
R
CHOH
R'
Ancol bậc 3: có nhóm OH đính vào C bậc 3
R R''
C
R' OH
Quan trọng nhất là monoancol no.
3.2.1. Danh pháp
Công thức tổng quát: CnH2n+1OH
- Tên thường: rượu + tên gốc ankyl + ic
- Tên quốc tế: vị trí OH + tên ankan + ol
C2H5 - OH: etanol (rượu etylic)
CH3 - CH - OH: 2- propanol (rượu isopropylic)
CH3
3.2.2. Điều chế - Lý tính

28
3.2.2.1. Hydrat hoá anken
H+
R - CH = CH - R' + H2 O R - CH2 - CHOH - R'
Phương pháp này được dùng để điều chế các ancol thấp (C2 đến C4)
Chẳng hạn:
H+
CH2 = CH2 + H2O CH3 - CH2OH
3.2.2.2. Thuỷ phân dẫn xuất halogen
R- X + OH- R - OH + X-
Thường dùng để điều chế các ancol có chỉ số cao (từ C5 trở đi)
C5H11 - Cl + NaOH C5H11 - OH + NaCl
3.2.2.3. Phương pháp Grignard: điều chế ancol các bậc
Thuỷ phân sản phẩm cộng của hợp chất cơ magie với hợp chất cacbonyl
- Điều chế ancol bậc 1
2)H2 O
R - MgX + 1) H - CHO H+
R - CH2 OH + Mg(OH)X
- Điều chế ancol bậc 2

2)H2 O
R
R - MgX + 1) R'CHO CHOH + Mg(OH)X
HH+2
R
- Điều chế ancol bậc 3
R R''
2)H2 O
R - MgX + 1) R'COR'' C +
Mg(OH)X H+2
H

R OH
Ancol từ C1 - C10 là những chất lỏng trừ tertbutylic (CH3)3C - OH là chất rắn.
Các ancol có chỉ số C cao là các chất rắn
Các ancol lỏng là những chất không màu, t0s và t0nc thường cao hơn so với
các chất lỏng khác cùng phân tử lượng do có khả năng tạo liên kết hydro liên phân
tử.
.....OH .... OH .... OH .... OH ..... OH ....
R R R R R
Ancol tan tốt trong nước một phần cũng nhờ tạo liên kết hydro với nước
.....OH .... OH .... OH .... OH ..... OH ....
R H R H R

29
3.2.3. Hoá tính
R- C- O- H đứt liên kết O-H

đứt liên kết C-OH


3.2.3.1. Phản ứng đứt liên kết O - H
1. Phản ứng thể hiện tính axit
R - OH + HOH R - O- + H3O+ Ka = 10-18
Ka rất bé nên monancol no có tính axit yếu không đổi màu quỳ tím, không
tác dụng được với bazơ chỉ có khả năng phản ứng với các kim loại mạnh (kiềm,
kiềm thổ).
R - OH + K R - OK + 1/2H2
2. Phản ứng este hoá
Phản ứng xảy ra giữa axit và ancol tạo este và nước gọi là phản ứng este hoá
H+
R' - COOH + HO* - R R' - COO*R + H2 O
+
H
CH3COOH + HO-CH2-CH2-CH-CH3 CH3-COO-CH2-CH2-CH-CH3 +
H2O
CH3 CH3
3.2.3.2. Phản ứng đứt liên kết C - OH
1. Phản ứng tạo dẫn xuất halogen
+ Cho ancol tác dụng với PX5, SOX2 đun nóng nhẹ ta thu được dẫn xuất
halogen.
R - OH + PCl5 R - Cl + POCl3 + HCl
R - OH + SOCl2 R - Cl + SO2 + HCl
+ Với HX chỉ có ancol bậc 2,3 phản ứng tạo dẫn xuất halogen
Đặc biệt: ZnCl2 khan
R - OH + HCl đặc R - Cl + H2O
Hỗn hợp (HCl đặc + ZnCl2 khan): thuốc thử Lucas
thuốc thửLucas
Ancol bậc 1 dung dịch đồng nhất (không
xảy ra)

thuốc thửLucas
Ancol bậc 2 dung dịch có hạt dầu vàng (chậm)

thuốc thử Lucas


Ancol bậc 3 dung dịch có lớp dầu vàng (nhanh)

30
2. Phản ứng loại nước
Có 2 khả năng:
Ancol loại nước tạo ete: điều kiện có H2SO4đđ xúc tác t0 < 1700C
H2 SO4 đđ

R - OH + HO - R R - O - R + H2O
0
140 C

Ancol loại nước tạo anken: có H2SO4đđ xúc tác t0 ≥ 1700C


H2 SO4 đđ

R – CH2 – CH2 OH R - CH = CH2 + H2O


0
180 C

3. Phản ứng oxi hoá


Nguyên tử C ở nhóm chức tích điện dương càng lớn thì khả năng oxi hoá
càng dễ.
Ancol bậc 1 > Ancol bậc 2 > Ancol bậc 3
- Ancol bậc 1: phản ứng xảy ra dễ dàng, sản phẩm là andehyt hay axit
cacboxylic tuỳ tác nhân. 0
CuO, t

R - CHO + H2O
R - CH2 OH
KMnO4
R - COOH + H2 O
H2 SO4
- Ancol bậc 2: phản ứng xảy ra khó khăn, sản phẩm là xeton
[O]

R – CHOH - R’ R - CO - R' + H2O


- Ancol bậc 3: rất khó bị oxi hoá
3.2.3.3. Phản ứng halofoc
Phản ứng xảy ra đối với các ancol có nhóm CH3 - CH -
OH
Các ancol có nhóm nầy có khả năng tác dụng với X2 / NaOH
CH3 - CH(OH) - CH3 + 4I2 + 6NaOH CHI3 vàng + CH3 COONa +
5NaI + H2O
iodofoc

31
Các chất tiêu biểu
1. CH3 - OH: metanol
- Là chất lỏng không tan trong nước, tiếp xúc nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt
đến cơ thể (gây mù mắt, suy giảm nội tạng)
- Trong công nghiệp metannol được điều
ZnO
CO + H2 CH3 - OH
2. C2H5 - OH: etanol
- Là chất lỏng tan tốt trong nước, có nhiều ứng dụng thực tiễn.
- Trong tự nhiên etanol có ở thực vật (quá trình lên men rượu ở các loại quả)
- Trong công nghiệp etanol được điều chế bằng cách lên men gluxit

+ H2 O
(C6H10O5)n nC6H12O6
tinh bột enzym glucose

lên men rượu


C6H12O6 2C2H5 - OH + 2CO2
3.3. Phenol.
Phenol là hợp chất trong phân tử có chứa nhóm -OH đính trực tiếp vào nhân
thơm OH OH OH OH OH OH

CH3 OH OH

. OH OH

OH

phenol o. cresol pyrocatechin resorcin hydroquinon


pyrogalol
3.3.1. Cấu tạo phenol

O H

Nhận xét:

32
- Oxi còn cặp e chưa chia nên tham gia liên kết với nhân thơm gây hiệu ứng
+C. Kết quả liên kết -O-H phân cực mạnh, phenol có tính axit mạnh hơn
monoancol.
- OH gây hiệu ứng +C đẩy e là nhóm thể loại 1 tăng hoạt do vậy nó sẽ định
hướng nhóm thế mới vào vị trí o và p.
3.3.2. Điều chế
Phương pháp chủ yếu nhất là thuỷ phân clobenzen
3000 C
C6H5 Cl + 2NaOH C6H5ONa + NaCl +
H2O 140-210 atm
+ HCl
C6H5 OH + NaCl
Hoặc: 4000 C

C6H5Cl + H2O C6H5OH + HCl


xúc tác
3.3.3. Hoá tính
3.3.3.1. Tính axit
Trong dung dịch nước
C6H5 OH + H2O C6H5O- + H3O + Ka =
-10
10
Phenol làm hồng quỳ tím, tác dụng được với kim loại, bazơ
C6H5OH + K C6H5OK + 1/2H2
C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O
Tính axit của phenol tuy mạnh hơn monoancol nhưng vẫn là một axit yếu,
yếu hơn cả H2 CO3.
C6H5ONa + H2CO3 C6H5OH + NaHCO3
3.3.3.2. Phản ứng thế
Nhóm -OH là nhóm thế loại 1 định hướng nhóm thế mới vào vị trí o và p
Tác nhân thế: X2, (dung dịch Br2), HNO3 loãng, H2 SO4loãng ...
OH
OH Br Br

+ 3Br2 dd

Br  trắng
OH OH
O2N NO2
H2 SO4
+ 3HNO3 + 3H2 O

33
NO2
3.3.3.3. Phản ứng định tính
Phenol được nhận biết bằng thuốc thử đặc trưng là dung dịch FeCl3
6C6H5OH + FeCl3 H3[Fe (C6 H5O)6] + 3HCl
phức tím hoa cà
3.3.3.4. Phản ứng cacboxyl hoá (phản ứng Kolbe)
OH
ONa OH
COOH
CO2 COONa H+
0
120 C, 5atm

axit salixylic
salixylatnatri

Salixylat dùng để xoa bóp thấp khớp cấp tính


Axitsalixylic dùng điều chế những phẩm vật quan trọng.
OH OCOCH3

COOH + Cl –CO – CH3 COOH


+ HCl

axetylsalixylic
(Aspirin)
OH OH

COOH + C6 H5 OH COOC6 H5
+ H2 O

salixylatphenyl
(Salol)

Aspirin: trị bệnh nhức đầu


Salol: thuốc chữa đường ruột, sát trùng đường niệu, chữa bệnh phân trắng ở
gia súc.

34
35
CHƯƠNG IV: HỢP CHẤT CACBONYL – GLUXIT

4.1. Hợp chất cacbonyl


Hợp chất cacbonyl là loại hợp chất trong phân tử có chứa nhóm chức cacbonyl (- CO -)
Có 2 loại:
Hợp chất andehyt: R- C - H (R - CHO)
O
Hợp chất xeton: R - C - R' (R - CO - R')
O
Chủ yếu xét hợp chất cacbonyl thẳng, no
4.1.1. Danh pháp
Đối với andehyt
- Tên thường: mang tính chất lịch sử (gọi theo axit tương ứng)
- Tên quốc tế: tên hydrocacbon + al
H - CHO : metanal (andehyt focmic)
CH3 - CHO : etanal (andehyt axetic)
Nếu là nhóm phụ thì có tên nhóm là focmyl
OHC - CH2 - CH2 - COOH : axit 3- focmylpropanoic
Đối với xeton
- Tên thường: tên gốc hydrocacbon + xeton

- Tên quốc tế: vị trí + tên hydrocacbon + on


CH3 - CO - CH3 : propanon (dimetylxeton hay axeton)
CH3 - CO - CH3 - CH2 - CH3 : 2-pentanon (metylpropylxeton)
Nếu là nhóm phụ thì có tên là oxo hay là xeto
CH3 - CO - CH2 - COOH : axit 3-oxobutanoic
4.1.2. Điều chế - Lý tính
4.1.2.1. Oxi hoá ancol
4.1.2.2. Hydrat hoá ankyn
Chỉ riêng H - CHO ở thể khí còn các andehyt khác ở thể lỏng (C2 - C7 ) và thể rắn (C8 ...)
Andehyt focmic là chất tiêu biểu nhất của hợp chất andehyt, tan tốt trong nước, có mùi
xốc, dung dịch HCHO 30 - 40% gọi là focmon được dùng trong ngành y và nông lâm để ngậm
xác sinh vật và xử lý hạt giống.
Axeton là chất tiêu biểu của hợp chất xeton được sử dụng làm dung môi.

34
4.1.3. Hoá tính 
C O

Nguyên tử C luôn luôn mang 1 phần điện tích dương, điện tích dương càng lớn thì khả
năng phản ứng càng dễ.
4.1.3.1. Phản ứng cộng
Phản ứng tổng quát:

C=O + X+ - Y- C - OX
Y
Cơ chế: cộng nucleophin (AN)
Tác nhân tấn công đầu tiên là phần tử mang điện tích âm (tác nhân nucleophin). Phản
ứng xảy ra qua 2 giai đoạn:

chậm
C =O + Y- CY - O-

nhanh
- +
CY - O + X CY - OX
Khả năng phản ứng: andehyt > xeton
 
R C H R C R'

O O

 (+) > ' (+)
Các phản ứng cộng thường gặp:
- Cộng HCN: cả andehyt và xeton đều phản ứng

C=O + HCN C(OH) - CN


Sản phẩm tạo thành dễ bị thuỷ phân tạo axit cacboxylic

H+ OH
C(OH )- CN + 2H2 O C + NH3
COOH
Có thể dùng xúc tác là OH- khi đó sản phẩm là muối của axit hữu cơ.
- Cộng dẫn xuất NH3 : cả andehyt và xeton đều phản ứng
Dẫn xuất NH3 : H2 N - A
H2 N - OH: hydroxylamin
H2 N - NH - C6 H5 : phenylhydrazin

35
H+

- CO - + H2N - OH C = N - OH + H2 O

H+ (oxim)
- CO - + H2N - NH - C6 H5 C = N - NH - C6 H5 + H2 O
(phenylhydrazon)
- Cộng hợp bisunfit: tất cả andehyt và chỉ riêng metylxeton (CH3 - CO -) tham gia
phản ứng.
O OH
CH3 - CHO + S ONa CH3 - CH
OH SO3Na
(sản phẩm cộng bisunfit)
- Cộng hợp chất cơ magie: sán phấm là ancol các bậc
4.1.3.2. Phản ứng oxi hoá
Cũng như phản ứng cộng andehyt tham gia phản ứng dễ dàng hơn xeton.
* Đối với chất oxi hoá yếu: chỉ có andehyt phản ứng
- Thuốc thử Tollens:
Thành phần: AgNO3 / NH3 loãng dư ( thực chất là Ag(NH3 )2 OH )
t0
R - CHO + 2Ag(NH3 )2 OH R - COONH4 + 2Ag bạc sáng + 3NH3 + H2 O
Phản ứng tráng gương
Phản ứng tráng gương được ứng dụng nhiều trong thực tiễn
- Thuốc thử Feling:
Thành phần: FeLing A và FeLing B (tỉ lệ 1:1)

COOK COOK
 H H 
CH – O O- CH + H2 O
 Cu 
CH – O O- CH
| |
COONa COONa

Tactrat kali natri đồng

t0 COOK
R - CHO + thuốc thử Feling R - COOH + Cu2 O đỏ gạch + CH - OH
CH - OH
COONa
36
* Đối với chất oxi hoá mạnh
Với hỗn hợp (KMnO4 + H2 SO4 đđ) hoặc (K2 Cr2 O7 + H2 SO4 đđ) xeton mới bị oxi hoá,
phản ứng xảy ra làm đứt mạch C, sản phẩm là axit cacboxylic.

[O]
R - CO - CH2 - R' R - COOH + R' - COOH
(Cắt mạch về phía C bậc cao)
4.1.3.3. Phản ứng với thuốc thử Schiff
Thuốc thử Schiff:

H2 N NHSO3 H
C
H2 N CH3 SO3 H

R- CH - SO2 – NH
RCHO + t2 Schiff (+)
C NH
(không màu) OH
R- CH - SO2 – NH
OH CH3

(dung dich màu hồng)


Tất cả andehyt và chỉ riêng axeton tham gia phản ứng nầy
4.1.3.4. Phản ứng halofoc
Xảy ra với các hợp chất chứa nhóm CH3 - CO - (metylxeton)

t0
CH3 - CO - CH3 + 3I2 + 4NaOH CHI3vàng nhạt + CH3 - COONa + 3NaI + 3H2 O
Cơ chế: I2 OH-
O-
CH3 - CO - CH3 CH3 - CO - CI3 CH3 - C - CI3
OH

CHI3 + CH3 COO- -


CI3 + CH3 - CO - OH
4.1.3.5. Phản ứng thế H
Các Hlinh động dễ bị thế bởi các nguyên tử halogen.

t0 , p, H+
CH3 - CHO + Cl2 CH2 Cl - CHO + HCl
Dư Cl2 sẽ thế tiếp và cho các sản phẩm thế CHCl2 - CHO và CCl3 -CHO.

37
Các chất tiểu biểu
1. HCHO: andehyt fomic
Là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.
Dung dịch HCHO 30 - 40% gọi là focmon
Focmon được sử dụng
- Ngâm tiêu bản
- Ướp xác động vật
- Làm chất sát khuẩn
- Xử lý hạt giống
2. CH3 -CHO: andehyt axetic
Là chất lỏng dễ bay hơi, mùi xốc, tan tốt trong nước CH3 -CHO có nhiều ứng dụng.
- Điều chế axit axetic: là hoá chất cơ bản trong kỹ nghệ hoá học
- Điều chế thuốc trừ sâu D.D.T

t0, p
CH3 - CHO + 3Cl2 CCl3 - CHO + 3HCl
H+

oleum Cl
Cl3 C – CHO + 2H Cl Cl3 C- CH + H2 O
Cl
D. D . T
(diclodiphenyl tricloetan)
Lưu ý:
+ Đối với hợp chất cacbonyl chưa no ngoài các tính chất trên còn có tính chất của liên kết bội.
+ Đối với hợp chất cacbonyl thơm ngoài tính chất trên còn có tính chất của nhân thơm.
• Nếu -CHO gắn trực tiếp vào nhân thơm: - CHO gây hiệu ứng -C hút e nên là nhóm giảm
hoạt hạn chế làm giảm khả năng phản ứng và định hướng nhóm thế mới vào vị trí m.
• Nếu -CHO không gắn trực tiếp: tuỳ trường hợp cụ thể của từng chất.
4.2. Gluxit.
Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử chứa đồng thời 2 nhóm chức: chức cacbonyl -
CO - và chức rượu - OH.
Gluxit còn được gọi là cacbonhydrat
Công thức tổng quát: Cn (H2 O)m
Gluxit được chia làm 3 loại chính:
- Monosaccarit – Oligosaccarit – Polisaccarit
38
4.2.1. Monosaccarit
4.2.1.1. Danh pháp
Danh pháp monosaccarit tuỳ thuộc 2 yếu tố:
- Số C trong phân tử:
3C : triose 5C: pentose
4C: tetrose 6C: hexose
- Nhóm chức trong phân tử:
Nhóm aldehyd: gọi là aldose
Nhóm ceton: gọi là cetose
Chẳng hạn:
CH2 OH - (CHOH)3 - CHO : aldopentose
CH2 OH - (CHOH)4 - CHO : aldohexose
CH2 OH - (CHOH)3 - CO - CH2OH: cetohexose
4.2.1.2. Cấu tạo
1. Cấu tạo thẳng
Đa số các monosaccarit đều có đồng phân quang học. Để biểu diễn các đồng phân đó ta
dùng công thức Fischer.
Xét 2 dang điển hình: aldohexose và cetohexose.
* Xét phân tử aldohexose
Cấu tạo thu gọn: CH2 OH - (C* HOH)4 - CHO
Phân tử có 4C* nên có N = 24 = 16 đồng phân quang học (8 cặp đối quang)
Trong 8 cặp đối quang đó thì có 2 cặp tiêu biểu D, L glucose và D, L galactose.
CHO CHO CHO CHO
H OH HO H H OH HO H
HO H H OH HO H H OH
H OH HO H HO H H OH
H OH HO H H OH HO H
CH2 OH CH2 OH CH2 OH CH2 OH
D-glucose L-glucose D-galactose L-galactose

* Xét phân tử cetohexose


Cấu tạo thu gọn: CH2 OH - (C* HOH)3 - CO - CH2 OH

Phân tử có 3C* nên có N = 23 = 8 đồng phân quang học (4 cặp đối quang)

39
Trong 4 cặp đó cặp D, L fructose là tiêu biểu nhất.
CH2 OH CH2 OH

C=O C=O
HO H H OH
H OH HO H
H OH HO H
CH2 OH CH2 OH
D-fructose L-fructose

Hầu hết các monosaccarit dạng D có nhiều ứng dụng hơn dạng L
** Hạn chế của cấu tạo thẳng
Cấu tạo thẳng không giải thích được một số trường hợp sau:
- Một số aldose không phản ứng được với NaHSO3 , thuốc thử Schiff ...
- Phân tử có nhóm - OH đặc biệt so với các nhóm - OH khác ( - OH gắn với C nhóm
chức).
- Số lượng đồng phân quang học tìm được bằng thực nghiệm lớn hơn nhiều so với
lý thuyết.
Để giải thích các hiện tượng này hai nhà bác học Kolli và Tollens cho rằng ngoài cấu
tạo thẳng các monosaccarit còn có cấu tạo vòng.
2. Cấu tạo vòng
a. Xét cấu tạo vòng của D - glucose:
Chủ yếu xảy ra quá trình tạo vòng 6 cạnh ở C1 và C5 .
CH2OH
H O H
CHO H
OH H OH
HO
H OH
H OH
HO H D - glucopyranose
H OH
CH2OH
H OH
H O OH
CH2 OH H
OH H
HO H
D-glucose
H OH
D-glucopyranose

40
Nhận xét:
- Ở dạng vòng các aldose không còn nhóm - CHO tự do nên không do vậy nó không tác
dụng được với một số chất như NaHSO3 , thuốc thử Schiff ...
- Khi tạo vòng xuất hiện thêm 1 nhóm - OH ở C nhóm chức (C1 ), - OH này gọi là - OH
glucosid hay - OH bán axetal, nó có tính chất khác biệt so với các - OH khác (có khả năng m
vòng, tạo được hợp chất glucosid ...)
- Thêm 1C* trong phân tử (C1 * ) vì vậy số đồng phân quang học tăng lên.
Như vậy cấu tạo vòng đã giải thích được một số vấn đề mà cấu tạo thẳng không giải
thích được.
b. Xét cấu tạo vòng của D - fructose:
Chủ yếu xảy ra quá trình tạo vòng 5 cạnh ở C2 và C5 .

HOCH2 O CH2OH
CHO H HO OH
H
C O
OH H
HO H
H OH D-fructofuranose

H OH
HOCH2 O OH
CH2 OH
H H HO CH OH
D- fructose 2

OH H

D-fructofuranose
4.2.1.3. Hoá tính
1. Phản ứng của nhóm cacbonyl
a. Phản ứng cộng
Cộng H2 : sản phẩm tạo thành là các polipol
Glucose chỉ tạo 1 poliol
Fructose tạo được 2 poliol
Cộng HCN: sản phẩm tạo thành là các polioxinitrin
OH
CH2 OH - (CHOH)4 - CHO + HCN CH2 OH - (CHOH)4 - CH
(độc) (không độc) CN
b. Phản ứng oxi hoá

** Đối với chất oxi hoá yếu: thuốc thử Tollens, FeLing.

41
Phản ứng xảy ra dễ dàng với các aldose, với cetose thì chậm hơn.

CH2 OH-(CHOH)4 -CHO + Ag(NH3 )2 OH t0 CH2 OH-(CHOH)4 -COONH4 + Ag


+ NH3 + H2 O
Sở dĩ các xetose cũng tham gia phản ứng này đó là do có quá trình đồng phân hoá xảy
ra trong môi trường kiềm.
OH- OH-
cetose enol aldose
Cụ thể:
CH2 OH H OH
C CHO
C=O C - OH H OH
HO H OH H OH H
OH- OH-
H OH H OH H OH
H OH H OH H OH
CH2 OH CH2 OH CH2 OH
D-fructose enol D-glucose
Do vậy thuốc thử Tollens và Feling không phải là thuốc thử đặc trưng để phân biệt 2
dạng andose và xetose trong monosaccarit.
Thuốc thử đặc trưng để phân biệt 2 dạng nầy là thuốc thử Selivanop.
Thuốc thử Selivanop: HClđđ / Resorcin
Khi cho 2 dạng andose và xetose tác dụng với thuốc thử Selivanop chỉ có dạng xetose
tham gia phản ứng. Sản phẩm thu được là hợp chất màu đỏ anh đào.
Phản ứng xảy ra như sau:

OH
OH
HO C H 2 O C H 2O H
2 OH OH
H H HO O H HCl
HOCH2 CH
CHO
OH H HOCH2 OH

OH

hợp chất đỏ anh đào

** Đối với chất oxi hoá mạnh: HNO3 đđ


Đối với aldose cả nhóm - OH bậc 1 cũng bị oxi hoá
HNO3dđ
CH2 OH - (CHOH)4 - CHO HOOC - CHOH)4 - COOH

42
Đối với cetose khi bị oxi hoá chúng thường bị oxi hoá ở dạng hỗ biến enol và phân tử
bị cắt mạch.
Chẳng hạn D-fructose khi bị oxi hoá cho sản phẩm là axit tactric vaì axit oxalic

* * * Nhìn chung đối với phản ứng của nhóm cacbonyl thì khả năng phản ứng của monosaccarit

mạnh hơn so với hợp chất cacbonyl, sở dĩ như vậy là do trong monosaccarit xuất hiện hiệu ứng

-I tương hỗ giữa các nhóm –OH.

2. Phản ứng của nhóm – OH: đặc trưng nhất là phản ứng este hoá.

Este quan trọng nhất là este photphat

CH2OH
H O H H3 PO4  D glucose – 6 P
H
OH H  D glucose – 1 P
HO OH
H OH  D glucose – 1, 6 di P
Fructose cũng cho sản phẩm tương tự
Các sản phẩm này tham gia vào các chu trình trong cơ thể sống (quá trình đường phân,
chu trình pentophotphat ...) tạo ra năng lượng cho cơ thể.
4.2.2. Oligosaccarit
Oligosaccarit là hợp chất bao gồm từ 2 -10 gốc, monosaccarit kết hợp với nhau trong
đó chủ yếu nhất là disaccarit.
Disaccarit là nhị đường gồm 2 monosaccarit kết hợp với nhau bằng cách loại một phân
tử nước. Công thức tổng quát: C12 H22 O11
Dựa vào cấu tạo và tính chất người ta chia thành 2 loại.
4.2.2.1. Disaccarit không có tính khử: điển hình là saccarose
- Saccarose có nhiều ở mía và củ cải đường phân tử, được hình thành từ D glucosevà
D fructose liên kết nhau bằng liên kết , -1,2 glucosid.
CH2OH
CH2OH
HOCH2 O OH
O
O H
H
+ HO H
H OH CH2OH HO
HO
OH
OH OH
HOCH2 O + H2 O

HO
CH2OH

OH
saccarose
43
- Saccacrose không còn nhóm - OH bán axtal nên không có tính khử tức không tác
dụng được với các chất oxi hoá: thuốc thử Tollens, Feling ...
- Dưới tác dụng của axit hay enzym saccarose bị thuỷ phân tái tạo các chất ban đầu D
glucose và D fructose.

enzym
C12 H22O11 + H2O C6 H12 O6 + C6 H12 O6
H+
saccarose D glucose D fructose
[D: + 66,50 + 52,50 - 92,40

-39,90
Vì vậỵ saccrose được gọi là đường nghịch đảo

4.2.2.2. Disaccarit có tính khử: điển hình là maltose


- Maltose có nhiều ở lúa đại mạch phân tử được hình thành từ 2 gốc D glucose liên
kết nhau bằng liên kết -1,4 glucosid.

CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH


O O O O
H H H H
+ + H2 O
H H H O H OH
HO OH HO OH HO
OH OH OH OH
mantose
- Phân tử còn 1 nhóm -OH bán axetal nên có tính khử dưới tác dụng của chất oxi hoá
vòng ete bị đứt ra để lộ nhóm -CHO tự do.
CH2 OH CH2 OH CH2 OH
O O
O COOH
CHO
OH

Dưới tác dụng của axit hay enzym maltose bị thuỷ phân tạo thành 2 phân tử glucose.
C12 H22O11 + H2O H+ 2C6 H12 O6
enzym
maltose D glucose
4.2.3. Polisaccarit
Công thức tổng quát: (C6 H10 O5 )n
Hợp chất quan trọng: tinh bột, cellulose
4.2.3.1. Tinh bột
Tinh bột là nguồn thức ăn chính của con người và động vật, tinh bột có nhiều ở gạo, mì,
khoai, sắn ...

44
1. Cấu tạo:tinh bột được cấu tạo bởi 2 phần
- Amylose: chiếm khoảng 10-20% tinh bột được cấu tạo bởi các gốc D gluco liên kết
nhau bằng liên kết  -1,4 glucosid tạo mạch thẳng.
CH2 OH CH2 OH CH2 OH
O O O

O O O

liên kết  -1,4


- Amylopectin: chiếm khoảng 80 -90% tinh bột được cấu tạo bởi những phân tử D
glucose liên kết nhau bằng liên kết  -1,4 và  -1,6 glucosid.

O O

O O

lk  -1, 4 glucosid O lk glucosid


CH2
O O

O O O

2. Tính chất
Tinh bột dễ bị thuỷ phân bởi axit hoặc enzym

H2 O H2 O H2 O
(C6 H10O5 )n (C6 H10O5 )x C12 H22O11 C6 H12 O6
+ + +
H , enzym H , enzym H enzym
tinh bột dextrin mantose D glucose
4.2.3.2. Xenlulo
Xenlulo là thành phần chính của màng tế bào, ở thực vật cellulose chiếm khoảng 40-
50%, đặc biệt ở sợi bông cellulose chiếm đến 90%.
Xenlulo không tan trong nước, không có tính khử, phân tử lượmg rất lớn (250.000 –
1.000.000) bao gồm trên 1500 gốc glucose
1. Cấu tạo:
Xenlulo được tạo thành từ các phân tử D-glucose liên kết nhau bằng liên kết -1,4
glucosid.
CH2 OH CH2 OH CH2 OH
O O O
O O O
O

lk -1,4 glucosid
45
2. Tính chất
a. Phản ứng thuỷ phân

H2 O H2 O H2 O
(C6 H10O5 )n (C6 H10O5 )x C12 H22O11 C6 H12 O6
H +
H+ H+
xenlulo amyloit xenlobio D-gluco
Xenlulo ít bị thuỷ phân bởi enzym, enzym xenlulaza rất hiếm chỉ có ở một vài động vật
đặc biệt: (động vật nhai lại, ốc sên, mối ... ). Các động vật nầy tự phân xenlulo do vâỵ xenlulo
là thức ăn chính của nó.
b. Phản ứng của nhóm - OH
Do có cấu tạo thẳng nên cellulose để lộ các nhóm -OH ra ngoài, mỗi mắc xích để lộ 3
nhóm -OH. Vì vậy công thức xenlulo có thể được viết: [C6 H7 O2 (OH)3 ]n
Các phản ứng quan trọng:
- Tác dụng với NaOH đặc
[C6 H7 O2 (OH)3 ]n + 3nNaOH [C6 H7 O2 (ONa)3 ]n + 3nH2 O
Phản ứng này được dùng để đánh bóng vải sợi
- Tác dụng với axit
[C6 H7 O2 (OH)3 ]n + 3nCH3 COOH [C6 H7 O2 (OCOCH3 )3 ]n + 3nH2 O
Axetat xenlulo được dùng làm chất dẻo, phim ảnh, sơn ...

46
CHƯƠNG V. AXIT CACBOXYLIC - DẪN XUẤT AXIT

5.1. Axit cacboxylic


5.1.1. Khái niệm - Phân loại
Axit cacboxylic là hợp chất trong phân tử có chứa nhóm cacboxyl - COOH.
Công thức tổng quát: Cn H2n+1 - COOH hay R - COOH
Tuỳ thuộc gốc R và số nhóm -COOH ta có các loại
Gốc R Số nhóm - COOH
Axit no, chưa no, thơm Axit mono, di, policacboxylic
Chúng ta xét chủ yếu dạng axit monocacboxylic no.
5.1.2. Danh pháp
- Tên thường: mang tính chất ngẫu nhiên liên quan đến lịch sử hay người tìm ra nó.
- Tên quốc tế: axit + tên ankan + oic
HCOOH axit metanoic (axit focmic)
CH3 COOH axit etanoic (axit axetic)
C15 H31COOH axit hexadecanoic (axit panmitic)
C17 H35COOH axit octadecanoic (axit stearic)
5.1.3. Điều chế - Lý tính
5.1.3.1. Phương pháp oxi hoá
Oxi hoá các hợp chất có bậc oxi hoá C thấp: anken, ankyn, ancol, hợp chất cacbonyl....
5.1.3.2. Phương pháp thuỷ phân
Thuỷ phân các dẫn xuất của axit: este, hợp chất nitrin, anhydrit axit, clorua axit ...

H+
R - COOR' + H2 O R - COOH + R'OH
este
H+
R- C N + 2H2 O R - COOH + H2 O
nitrin
Các axit từ C1 - C3 là những chất lỏng không màu, dễ bay hơn, có mùi dấm, có ts0 khá
cao và tan vô hạn trong nước.
Nguyên nhân có t s0 cao và tan tốt trong nước là do tạo được liên kết hydro.

O H O
R C C R
O H O

47
O H O H O H O H

C R H C R H
O O
Các axit từ C4 - C9 là những chất lỏng, sánh ít tan trong nước có mùi khó chịu.
Các axit từ C10 trở đi là những chất rắn, không mùi, không tan trong nước.
5.1.4. Hoá tính
R C O H

O
- Nhóm - CO - vừa gây hiệu ứng -I vừa gây hiệu ứng - C làm sự phân cực liên kết O -
H tăng, axit cacboxylic có tính axit rõ rệt.
- R càng lớn, càng phức tạp thì tính axit càng yếu.
5.1.4.1. Phản ứng đứt liên kết O - H
1. Tính axit
Trong dung dịch nước:
R - COOH + H2 O R - COO- + H3 O+
Thể hiện:
R - COOH + Na R - COONa + 1/2H2
R - COOH + KOH R - COOK + H2 O
2. Phản ứng tạo anhydrit
Dưới tác dụng của những chất hút nước như H2 SO4 đ, P2O5 hai phân tử axit mất 1 phân
tử nước tạo anhydrit.
O
R C
O O P 2O 5
O + H2O
R C + C R 0
t R C
OH HO
Hoạt tính anhydrit mạnh hơn axit tương O
ứng
5.1.4.2. Phản ứng làm đứt liên kết C - OH
1. Phản ứng este hoá
Phản ứng xảy ra giữa axit và ancol cho este và nước
2. Phản ứng tạo amit
R - COOH + NH3 to R - CO - NH2 + H2 O
3. Phản ứng tạo halogenua axit
to
R - COOH + PX5 R - CO - X + POX3 + HX

to
R - COOH + SOX2 R - CO - X + SO2 + HX

48
5.1.4.3. Phản ứng ở gốc hydrocacbon
1. Phản ứng oxi hoá
Nhóm -COOH không bị oxi hoá (trừ HCOOH bị oxi hoá ở nhóm -CHO) nhưng gốc
hydrocacbon trong axit có thể bị oxi hoá tuỳ điều kiện.
Trong cơ thể sinh vật gốc hydrocacbon bị oxi hoá bởi tác dụng của các enzym, quá
trình oxi hoá chủ yếu xảy ra ở vị trí C .

enzym enzym RCOOH


R - CH2 - CH2 - COOH R - CO - CH2 - COOH +
[o] [o] CH3 COOH
Axit béo RCOOH mới tạo thành lại tiếp tục quá trình chuyển hoá như ban đầu. Sản phẩm
cuối cùng của sự oxi hoá là CH3 COOH tồn tại dưới dạng CH3 COSCoA (axetyl coenzym A),
CH3 COSCoA là sản phẩm quan trọng trong quá trình chuyển hoá chất, tham gia vào chu trình
Crebs tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
2. Phản ứng thế H
Tương tự hợp chất cacbonyl các H linh động dễ tham gia phản ứng thế bởi các
halogen.
t0 , p, H+

CH3 - COOH + Cl2 CH2 Cl - COOH + HCl


Nếu thừa Cl2 có thể tạo thêm các sản phẩm CHCl2 - COOH và CCl3 - COOH
Các chất tiêu biểu
1. HCOOH: axit focmic
HCOOH có nhiều ở ong và kiến, là chất lỏng không màu, mùi xốc, có tính sát khuẩn,
có thể gây bỏng da.
HCOOH bị oxi hoá tạo sản phẩm CO2 và H2 O
[O]
H - COOH HO - CO - OH CO2 + H2O
2. CH3 COOH: axit axetic
Axit này có từ thời thượng cổ (dung dịch 3 - 5%: giấm ăn)
Muối của axit axetic có nhiều ứng dụng:
(CH3 COO)2 Pb. Pb(OH)2 : chì axetat bazơ dùng chữa bỏng hay bong gân.
(CH3 COO)3 Al, (CH3 COO)3 Fe: dùng làm chất cầm màu.
3. C17 H35COOH: axit stearic
Là loại axit béo cao no thường tồn tại trong chất béo rắn (mỡ) trộn với parafin dùng làm
nến, muối natri và kali của chúng là xà phòng.
5.2. Dẫn xuất của axit
Dẫn xuất của axit là hợp chất thu được khi thay thế H trong phần gốc hoặc -OH trong
nhóm chức bằng nhóm thế khác.

49
Chẳng hạn:
R - C - OR' R- C - X R - C - NH2 R - CH - COOH R - CH - COOH
O O O OH NH2
este halogenua axit amit oxiaxit aminoaxit
Trong phần này chúng ta chỉ khảo sát dẫn xuất quan trọng nhất của axit là este
5.2.1. Khái niệm – Phân loại
Este là dẫn xuất của axit khi thay thế nhóm - OH bằng nhóm - OR'.
Có 2 loại: este đơn giản (este hoa quả hay este) và este phức tạp (lipit hay chất béo).
5.2.2. Este đơn giản
Công thức tổng quát: R - CO - OR'
* Tên gọi: este + tên gốc hydrocacbon + tên gốc axit
CH3 - COOC2 H5 este etylaxetat
CH3 - COO(CH2 )2 CH(CH3 )2 este isoamylaxetat
H - COOC6 H5 este fomiatphenyl
* Điều chế:
+ Thực hiện phản ứng este hoá: xúc tác H+
H+

R - COOH + R'OH R - COOR' + H2 O


+ Đi từ halogenua axit: xúc tác H+
H+

R - CO - X + R'OH R - COOR + HX
* Tính chất
+ Đa số chúng là những chất lỏng không màu, dễ bay hơi, không tan trong nước,
nhẹ hơn nước và có mùi thơm dễ chịu (mùi thơm hoa quả: lê, táo, chuối ...)
+ Phản ứng đặc trưng của este là phản ứng thuỷ phân. Quá trình thuỷ phân xảy ra
có thể thực hiện trong môi trường axit hoặc bazơ.

H+, (OH-)
R - COOR' + H2 O R - COOH + R'OH
Este đơn giản (este) được dùng nhiều trong kỹ nghệ về hương liệu.
5.2.3. Este phức tạp
Một loại hợp chất cũng được gọi là este đó là lipit hay chất béo thuộc loại este phức tạp
Lipit là hợp chất rất quan trọng đối với con người, nó là nguồn năng lượng dự trữ cho
cơ thể, là thành phần cơ bản cấu thành nên cơ thể sống.
Lipit động vật gọi là mỡ, lipit thực vật gọi là dầu.

50
Có 2 dạng:
* Lipit đơn giản: là este của glyxerin và axit béo, lipit đơn giản còn gọi là glyerit.
Công thức tổng quát:
CH2 - O - CO - R1
CH - O - CO - R2
CH2 - O - CO - R3
R1 , R2 , R3 có thể giống hay khác nhau có thể no hay chưa no.
CH2 - O - CO - C17 H35 CH2 - O - CO - C15 H31
CH - O - CO - C17 H35 CH - O - CO - C17 H33
CH2 - O - CO - C17 H35 CH2 - O - CO - C17 H35
tristearin panmito-oleo-stearin
(glyxerit đơn giản) (glyxerit phức tạp)
Tính chất:
1. Phản ứng thuỷ phân
Lipit dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm
CH2 OCOR1 CH2 OH R1 COONa
t0
CHOCOR2 + 3NaOH CHOH + R2 COONa
CH2 OCOR3 CH2 OH R3 COONa
xà phòng
Phản ứng xà phòng hoá
2. Phản ứng hydro hoá
Phản ứng chuyển dầu thành mỡ
Các lipit ở thể lỏng (dầu) có thể bị hydro hoá tạo thành dạng rắn (mỡ). Quá trình này
thực chất là cộng H2 vào liên kết đôi trong gốc hydrocacbon.

t0
- (CH2 )n - CH = CH - (CH2 )m- + H2 - (CH2 )n - CH2 - CH2 - (CH2 )m-
3. Sự hoá ôi chất béo
Chất béo để lâu trong không khí dễ bị hoá ôi có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân do chất
béo bị O2KK oxi hoá thành peroxit sau đó peroxit không bền tiếp tục phân giải cho hợp chất
cacbonyl, những sản phẩm này có mùi hôi khó chịu.
- (CH2 )n - CH = CH - (CH2 )m- - (CH2 )n - CH - CH - (CH2 )m-
[o] O O

- (CH2 )n - CHO + - (CH2 )m - CHO

51
* Lipit phức tạp: thành phần ngoài glyxerin, axit béo còn có mặt các chất khác, đa phần
là gốc photphat và hợp chất chứa nitơ.
Có nhiều dạng nhưng điển hình là photphat.
Công thức tổng quát:
CH2 OCOR1
CHOCOR2 OH
CH2 - O - P
O X
Chất tiêu biểu:
CH2 OCOR1
CHOCOR2 OH
CH2 - O - P
O O - (CH2 )2 - N(CH3 )3
OH
Colinphotphatit (Lecitin)
Lecitinase có nhiều ở nọc độc rắn, dưới tác dụng của enzym này Lecitin sẽ bị thuỷ phân
tạo thành chất isolecitin (chất hoại huyết).

52
CHƯƠNG VI. HỢP CHẤT CHỨA NITƠ

6.1. Amin
6.1.1. Khái niệm - phân loại

- Amin là dẫn xuất của NH3 khi thay thế các nguyên tử H bằng các gốc hydrocacbon.

- Tuỳ thuộc số nguyên tử H bị thay thế ta có amin các bậc:


H
Amin bậc 1: R- N
H
H
Amin bậc 2: R- N
R’
Amin bậc 3: R
N - R''
R'
Ngoài ra người ta còn phân loại amin dựa vào cấu tạo gốc hydrocacbon: amin béo,
amin vòng thơm.
6.1.2. Amin béo
6.1.2.1. Danh pháp
- Tên thường: tên gốc hydrocacbon + amin
CH3 - NH2 CH3 - NH - C2 H5 CH3 - N(CH3 ) - CH3
metyl metyletylamin trimetylamin
- Tên quốc tế:
Đối với amin bậc 1: nhóm NH2 gọi là amino.
Vị trí + amino + tên hydrocacbon
CH3 - CH2 - CH - CH3 CH3
NH2 CH3 - C - CH3
NH2
2-aminobutan 2-amino- 2- metyl propan
Đối với amin bậc 2 và bậc 3: N tên nhánh + tên hydrocacbon + amin
CH3 - CH2 - N - CH2 - CH - CH3
CH3 CH3
Nmetyl Netyl-2- metylpropan amin

53
6.1.2.2. Điều chế
1. Ankyl hoá NH3

NH3 NH3
R- X R - NH3 X R - NH2 + NH4 X

RNH2 NH3
R- X R2 NH2 X R2 NH + NH4 X

R 2 NH NH3
R- X R3 NHX R3 N + NH4 X
2. Khử hợp chất nitro, nitrin
Dùng các chất khử để khử hợp chất nitro, nitrin thành amin tương ứng

LiAIH4
R - NO2 R - NH2 + H2 O
[H]

LiAIH4
R- C N R - CH2 - NH2
[H]

3. Tách loại amit (phương pháp Hoffman)


Cho hợp chất amit tác dụng với halogen trong môi trường kiềm
Phương pháp nầy điều chế được amin có số nguyên tử C nhỏ hơn amit là 1.
R - C - NH2 + Br2 + NaOH R - NH2 + NaBr + CO2 + H2O
O
6.1.2.3. Hoá tính
Cấu tạo amin: R - N

N còn cặp e tự do có khả năng thu nhận proton H+ thể hiện tính bazơ
1. Tính bazơ
Trong dung dịch nước:
R - NH2 + HOH R - NH3 + OH- R - NH3 + + OH-
Tính bazơ được sắp xếp:
amin bậc 2 > bậc 1 > bậc 3
Tính bazơ mạnh hay yếu phụ thuộc vào khả năng thu nhận H+, khả năng này lại phụ
thuộc vào mật độ e, mật độ e càng lớn khả năng thu nhận H+ càng dễ.

54
Như vậy, đáng lẽ amin bậc 3 có tính bazơ lớn nhất vì mật độ e của N lớn nhất nhưng
thực tế thì ngược lại đó là do ảnh hưởng hiệu ứng cản trở không gian của các gốc
hydrocacbon.
Cụ thể:
Hằng số cân bằng Kb của một số hợp chất

Hợp Chất Kb

NH3 1,76 . 10-5


CH3 NH2 4,4 . 10-4
(CH3 )2 NH 5,1 . 10-4
(CH3 )3 N 0,6 . 10-4

Tính bazơ của amin thể hiện:


- Làm quỳ tím hoá xanh
- Phenolphtalein không màu chuyển màu hồng
- Tác dụng với axit
R - NH2 + HCl R - NH3 Cl

1:1
R - NH3 HSO4
R - NH2 + H2 SO4
2:1
(RNH3 )2 SO4
2. Phản ứng axyl hoá
Đối với amin bậc 1 và bậc 2 một nguyên tử H nối với N có thể bị thay thế bởi nhóm axyl
của axit cacboxylic hay anhydrit axit.
R - NH -H + R - C - O - C - R R - NH - CO - R + R - COOH
O O
R - NH - H + HO - C - R R - NH - CO - R + H2 O
O
Hoạt tính: (RCO)2 O > R - COOH
3. Phản ứng với HNO2
Đây là phản ứng đặc trưng để phân biệt bậc các amin, thuốc thử: dung dịch
(NaNO2 + HCl)

Với amin bậc 1 khi phản ứng với HNO2 (dung dịch NaNO2 + HCl) cho khí N2
thoát ra.
R - NH2 + HO - NO R - OH + N2 + H2 O

55
Với amin bậc 2 khi phản ứng với HNO2 cho hợp chất nitrozoamin màu vàng không
tan trong nước.
R - NH - R' + HO - NO R - N - N = O + H2 O
R'

Amin bậc 3 tác dụng với HNO2 chỉ tạo muối tan (không có dấu hiệu)
4. Tác dụng với hợp chất cơ kim
Amin bậc 1 và bậc 2 tác dụng được với CH3 - MgI giải phóng CH4
R - NH - R' + CH3 - MgI R - N - MgI + CH4
R'
6.1.3. Amin thơm
* Amin thơm là hợp chất trong phân tử có chứa nhân thơm gắn trực tiếp với nguyên tử N.

NH2 NH - CH3 NH2

CH3

anilin metylanilin o. toludin


Đa số chúng là những chất lỏng không màu, có mùi thơm, ít tan trong nước.
* Hoá tính
1. Tính bazơ
Tính bazơ của amin thơm yếu hơn nhiều so với amin dãy béo đó là do ảnh hưởng của
nhân thơm đến nhóm chức, nhân thơm hút e làm giảm mật độ e của N. Kết quả làm giảm khả
năng thu nhận H+ tức làm giảm tính bazơ.
Tinhs bazo
Kb NH3 = 1,76.10-5
Kb C6 H5NH2 = 4,8.10-10
Do tính bazơ quá yếu nến amin thơm chỉ tác dụng với axit mạnh.

NH3 Cl
NH2

+ HCl

Tính bazơ của amin thơm được sắp xếp:


amin 1 vòng > amin 2 vòng > amin 3 vòng

56
2. Tác dụng với HNO2
Amin vòng bậc 1 tác dụng với HNO2 tạo muối diazo

+
NH2 N N

HCl Cl- + 2H2 O


+ HNO2
0-50C

Muối diazo dễ bị thuỷ phân


OH
+
N N
1100 C
-
Cl + 2H2 O + N2 + HCl

Quá trình này gọi là quá trình diazo hoá.


Amin vòng bậc 2 tác dụng với HNO2 tạo hợp chất nitrozo màu vàng không tan.
NH - CH3 CH3 - N – N = O

+ H2 O
+ HNO2

nitrozometylanilin
Amin vòng bậc 3 tác dụng với HNO2 cho sản phẩm o hay p. nitrozo có màu xanh ve.
N ( CH3 )2 N (CH3 )2

+ H2 O
+ HNO2

N=O
3. Phản ứng thế ở nhân

Nhóm NH2 (nhóm thế loại 1) định hướng nhóm thế mới vào vị trê o và p.
NH2 NH2
Br Br
+ H2 O
+ 3Br2dd

 trắng
Br
Phản ứng xảy ra theo cơ chế thế ái điện tử (SE)

57
4. Phản ứng oxi hoá
Để lâu trong không khí anilin sẽ bị oxi hoá dần cho ra những phẩm vật khác nhau.
H
NH2 N NH2 NH O
OH
[O] [O]

OH O O

đen anilin hidroquinon


6.2. Aminoaxit
6.2.1. Khái niệm - Phân loại
- Amino axit là hợp chất tạp chức phân tử chứa đồng thời 2 nhóm chức: chức
cacboxyl- COOH và chức amin - NH2
Công thức tổng quát:

R - (COOH)n
(NH2 )m
Nếu nhóm -NH2 nằm ở vị trí C thì được gọi là axit amin.
Trong cơ thể sinh vật có khoảng 22 axit amin có khả năng tạo protein.
Một số axit amin đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nếu thiếu sẽ gây bệnh lý.
- Người ta có thể phân loại amino axit dựa vào các yếu tố sau:
+ Dựa vào cấu tạo gốc R
R' không vòng: hình thành amino axit không vòng
CH3 - CH - COOH Alanin
NH2
R vòng: hình thành amino axit vòng.
Loại vòng thơm

CH2 - CH- COOH OH


NH2

CH2 - CH- COOH


Phenylalanin NH2
Tyrosin

58
Loại dị vòng
Các axit amin có tầm quan trọng như: Tryptophan, Histidin…..
+ Dựa vào số nhóm n, m
n = 1, m = 1
H2 N - CH - COOH Serin
NH2
n = 2, m = 1
CH2 - (CH2 )3 - CH - COOH Lysin
NH2 NH2
n = 1, m = 2
HOOC - CH2 - CH2 - CH - COOH Axit glutamic
NH2
n = 2, m = 2
S - CH2 - CH - COOH Cystin
NH2
S - CH2 - CH - COOH
NH2
Ngoài ra người ta còn phân loại amino axit dựa vào mức độ quan trọng của nó đối với
cơ thể (các axit amin không thay thế được).
Axit amin không thay thế được: rất cần thiết cho cơ thể nhưng cơ thể không tự tổng
hợp được.
Gồm 9 axit amin:
Val, Leu, Ile, Met, Thr, Phe, Trp, Lys, His
Axit amin thay thế được: cơ thể tự tổng hợp được.
6.2.2. Hoá tính
Do trong phân tử chứa đồng thời 2 nhóm chức: - COOH và - NH2 nên amino axit vừa
có tính axit vừa có tính bazơ (tính lưỡng tính)
6.2.2.1. Tính lưỡng tính
Trong dung dịch nước aminoaxit điện ly theo 2 kiểu:
R - CH - COOH + H2 O R - CH - COO- + H3O+
NH2 NH2
R - CH - COOH + H2 O R - CH - COOH + OH-
+
NH2 NH3

59
Tuy nhiên H3 O+ do axit điện ly ra lập tức bị nhóm amino tiếp nhận nên trong dung
dịch bao giờ amino axit cũng tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.

R - CH - COOH R - CH - COO-
+
NH2 NH3
Trong dung dich H2 O có cân bằng:
- Dung dich aminoaxit trong môi trường axit thì axit liên hợp chiếm ưu thế.
- Dung dich aminoaxit trong môi trường bazơ thì bazơ liên hợp chiếm ưu thế.
Tính lưỡng tính thể hiện:
- Tính axit:
Thực hiện phản ứng este hoá, tác dụng được với bazơ ...

+ NaOH
R - CH - COONa + H2 O
R - CH - COOH NH2
+R'OH
NH2 R - CH - COOR' + H2 O
H+
NH2
- Tính bazơ:
Phản ứng được với axit, HNO2 ...
+ HCl

R - CH - COOH
R - CH - COOH NH3 Cl
+HNO2
NH2 R - CH – COOH + N2 + H2O
OH
6.2.2.2. Phản ứng loại nước của aminoaxit
Aminoaxit dễ tách nước từ nhóm – NH2 và – COOH tạo ra amit
Sản phẩm tạo thành phu thuộc vào vị trí của – NH2 so với – COOH
6.2.2.3. Phản ứng ngưng tụ
Trong những điều kiện nhất định các aminoaxit có thể tương tác nhau để tạo chuỗi
polipeptit và giải phóng H2 O.

nH2 N - CH - COOH H2 N - CH - C - N - …… .- CH - C - N - CH - COOH


R R O H R O H R
+ (n-1) H2 O

60
6.2.2.4. Phản ứng định tính
Thuốc thử: Nin hydrin

O O
C OH C
CH2 - CH- COOH + C CH-OH
NH2
C OH C + RCHO+ CO2
+ NH3
O O
ninhydrin dixetooxyhydrin đen

Hợp chất nầy phản ứng tiếp với Ninhydrincó mặt NH3 cho sản phẩm màu xanh tím

O O
C C
C–N= C

C C

O O
(màu xanh tím)
Tóm lại:
R - CH - COOH + thuốc thử Ninhydrin hợp chất màu xanh tím
NH2
6.2.2.5. Điểm đẳng điện của axit amin
Trong dung dịch aminoaxit luôn tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. Tuỳ vào pH của
môi trường mà ta có thể điều chỉnh aminoaxit trung hoà điện, mang điện tích dương hay âm.
Môi trường axit: ion H+ kìm hãm sự điện ly của nhóm - COOH và aminoaxit sẽ tích
điện dương.
R - CH - COO- + H+ R - CH - COOH
+ +
NH3 NH3
Môi trường bazơ: ion OH- kìm hãm sự điện ly của nhóm - NH2 và aminoaxit sẽ tích
điện âm.
R - CH - COO- + OH- R - CH - COO-
+
NH3 NH2 . H2 O
Như vậy ta có thể điều chỉnh pH của môi trường để axit amin trung hoà về điện.
Giá trị pH tại thời điểm axit amin trung hoà về điện gọi là điểm đẳng điện của axit
amin.ký hiệu: pI.
61
Thông thường:
Số nhóm - COOH = NH2 pI = 6
Số nhóm - COOH > NH2 pI < 7
Số nhóm - COOH < NH2 pI > 7
Công thức xác định pI:
pKa + pKb
pI =
2
Ka: hằng số axit của nhóm – COOH
Kb: hằng số bazơ cuả nhóm – NH2
6.3. Protein
Protein là hợp chất cao phân tử được cấu thành từ các axit amin.
Protein là một trong các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào và mô cơ thể, là nguồn
thức ăn chính của người và động vật.
6.3.1. Phân loại
Có 2 loại:
6.3.1.1. Protein đơn giản: thành phần chỉ gồm các axit amin
Abumin: có ở lòng trắng trứng
Globulin: có ở mạch máu và huyết thanh
6.3.1.2. Protein phức tạp:
Phân tử được cấu tạo bởi 2 phần:
- Phần protein: gọi là nhóm nội hay apoprotein
- Phần không phải protein: gọi là nhóm ngoại
Chẳng hạn:
Nucleoprotein: nhóm ngoại là axit nucleic, nucleoprotein là thành phần tạo nên ribosom
Lipoprotein: nhóm ngoại là lipit, liprotein đóng vai trò vận chuyển lipit trong cơ thể
6.3.2. Các mức cấu trúc của protein
6.3.2.1. Cấu trúc bậc 1.
Cấu trúc này được giữ vững nhờ liên kết peptit.
Liên kết peptit được hình thành do sự kết hợp của nhóm -cacboxyl của axit amin
này với nhóm -amino của nhóm kia bằng cách loại đi 1 phân tử H2 O.
H2 N - CH - C - N - ............. - CH - C - N - CH - COOH
đầu N R O H R O H R đầu C
(+) (-)

62
Chuỗi polipeptit bao giờ cũng bắt đầu từ đầu N ( + ) và kết thức bằng đầu C ( - )
** Ý nghĩa:
- Cấu trúc bậc 1 là yếu tố góp phần nghiên cứu bệnh lý phân tử: thay đổi thứ tự axit
amin dù chỉ là 1 gốc cũng làm thay đổi hoạt tính sinh học dẫn đến gây bệnh.
- Là bản phiên dịch mã di truyền. Cấu trúc bậc 1 xác định mối quan hệ họ hàng giữa
các sinh vật.
6.3.2.2. Cấu trúc bậc 2.
Cấu trúc này được giữ vững nhờ liên kết hydro.
Liên kết hydro được hình thành giữa nhóm - CO - của liên kết peptit này với nhóm
NH của liên kết peptit kia, liên kết hydro có thể xảy ra trên một mạch hoặc cả 2 mạch.
Nhờ có liên kết hydro mà chuỗi polipep có những hình dạng khác nhau: xoắn 
(75%), xoắn xếp  (25%).

C
C
O
O

H
H C
N
N C
O
O

H
H
N
N

xoắn  (75%)
6.3.2.3. Cấu trúc bậc 3.
Là cấu trúc không gian của toàn mạch polipeptit (sự cuộn lại của các chuỗi polipeptit
có cấu trúc bậc 2), cấu trúc này được giữ vững nhờ liên kết disunfua, lực hút VanderWaals.
Liên kết disunfua được hình thành giữa 2 mạch hay 1 mạch polipeptit, liên kết này được tạo
bởi 2 nhóm -SH của 2 gốc cysterin biến đổi thành 1 gốc cystin.
- NH - CH - CO - NH - CH - CO - - NH - CH - CO - NH - CH - CO -
CH2 - S - S - CH2 CH2 - S R
CH2 - S
- NH - CH - CO - NH - CH - CO -
trên 1 mạch trên 2 mạch R
Lực hút VanderWaals hình thành do sự tương tác của các nhóm thế không phân cực
có kích thước lớn.

63
6.3.2.4. Cấu trúc bậc 4.
Tập hợp 2 hay nhiều cấu trúc bậc 3 gọi là "phần dưới đơn vị" bằng liên kết hydro,
lực hút VanderWaals ta được cấu trúc bậc 4.
Cấu trúc bậc 4 có hoạt tính sinh học cao.

Ví dụ: Hemoglobin (Hb) được cấu tạo từ 4 phần d i nv với 1 nhóm heme
(chứa Fe2+).
Hb có chức năng vận chuyển O2 trong máu đến các cơ quan.
6.3.3. Hoá tính
6.3.3.1. Tính lưỡng tính
Trong phân tử protein vẫn còn nhóm - NH2 và nhóm - COOH tự do nên có tính
lưỡng tính như axit amin
6.3.3.2. Phản ứng thuỷ phân
Protein bị thuỷ phân đến cùng cho các axit amin

H2 O H2 O H2 O H2 O
Protein pepton polipeptit dipeptit axit amin
Tác nhân thuỷ phân
Axit, bazơ: HCl, NaOH ...
Enzym : pepsin, tripsin
6.3.3.3. Phản ứng nhận biết lưu huỳnh trong protein
Các protein có chứa lưu huỳnh được nhận biết bằng thuốc thử (CH3 COO)2 Pb/NaOH
- Đầu tiên đun nóng protein với NaOH
- NH - CH - CO - NH - + NaOH - NH - CH - CO - NH - + Na2 S + H2 O
SH OH
- Sau đó cho dung dịch (CH3 COO)2 Pb vào nếu có S sẽ thấy xuất hiện kết tủa đen của
PbS.
(CH3 COO)2 Pb + Na2 S 2CH3 - COONa + PbS

64
ĐẠI HỌC HUẾ
TRUNG TÂM GIẢNG DẠY VÀ THỰC HÀNH CƠ BẢN
BỘ MÔN HOÁ

BÀI GIẢNG

HOÁ HỌC HỮU CƠ

Th.S. PHAN THỊ DIỆU HUYỀN

HUẾ, 2007
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT


HÓA HỮU CƠ

1.1. Phản ứng hữu co ......................................................................................................................... 1


1.1.1. Phân loại hợp chất hữ u co ................................................................................................ 1
1.1.2. Phân loại phản ứ ng hữu co............................................................................................... 1
1.2. Bản chất liên kết trong Hóa hữu co............................................................................................ 2
1.2.1. Liên kết δ .......................................................................................................................... 2
1.2.2. Liên kêt π ........................................................................................................................... 3
1.3. Cấu trúc phân tử các hợp chất hữu co ....................................................................................... 3
1.3.1. Đồng phân cấu tạo ............................................................................................................ 3
1.3.2. Đồng phân không gian...................................................................................................... 3
1.4. Hiệu ứng hóa học.......................................................................................................................... 8
1.4.1. Hiệu ứng cảm ứng ............................................................................................................. 8
1.4.2. Hiệu ứng liên hợp.............................................................................................................. 9

CHƯƠNG II. HYDROCACBON


2.1. Hydrocacbon no ........................................................................................................................... 11
2.1.1. Ankan................................................................................................................................. 11
2.1.2. Xycloankan ........................................................................................................................ 14
2.2. Hydrocacbon chưa no.................................................................................................................. 15
2.2.1. Anken................................................................................................................................. 15
2.2.2. Ankadien............................................................................................................................ 17
2.2.3. Ankyn................................................................................................................................. 19
2.3. Hydrocacbon thơm ...................................................................................................................... 21
2.3.1 Khái niệ m - Phân loại ....................................................................................................... 21
2.3.2 Cấu tạo benzen.................................................................................................................. 22
2.3.3. Danh pháp - Vị trí các nhóm thế ..................................................................................... 22
2.3.4. Điều chế - Lý tính.............................................................................................................. 23
2.3.5. Hóa tính.............................................................................................................................. 23
CHƯƠNG III. DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL
3.1. Dẫn xuất halogen.......................................................................................................................... 25
3.1.1. Danh pháp.......................................................................................................................... 25
3.1.1. Điều chế - Lý tính.............................................................................................................. 25
3.1.3. Hoá tính ............................................................................................................................. 26
3.2. Ancol.............................................................................................................................................. 27
3.2.1. Danh pháp.......................................................................................................................... 28
3.2.2. Điều chế - Lý tính.............................................................................................................. 28
3.2.3. Hoá tính.............................................................................................................................. 29
3..3. Phenol........................................................................................................................................... 31
3.3.1. Cấu tạo phenol................................................................................................................... 32
3.3.2. Điều chế .............................................................................................................................. 32
3.3.3. Hóa tính.............................................................................................................................. 32

CHƯƠNG IV. HỢP CHẤT CACBONYL - GLUXIT

4.1. Hợp chất cacbonyl........................................................................................................................ 34


4.1.1 Danh pháp........................................................................................................................... 34
4.1.2. Điều chế - Lý tính.............................................................................................................. 34
4.1.3. Hoá tính.............................................................................................................................. 35
4.2. Gluxit............................................................................................................................................. 38
4.2.1. Monosaccarit ..................................................................................................................... 38
4.2.2. Disaccarit ........................................................................................................................... 43
4.2.3. Polisaccarit......................................................................................................................... 44

CHƯƠNG V. AXIT CACBOXYLIC - DẪN XUẤT CỦA AXIT


5.1. Axit cacboxylic.............................................................................................................................. 47
5.1.1. Khái niệ m - Phân loại ....................................................................................................... 47
5.1.2. Danh pháp.......................................................................................................................... 47
5.1.3. Điều chế - Lý tính.............................................................................................................. 47
5.1.4. Hóa tính.............................................................................................................................. 48
5.2. Dẫn xuất của axit ......................................................................................................................... 49
5.2.1. Khái niệ m – Phân loại....................................................................................................... 50
5.2.2. Este ..................................................................................................................................... 50
5.2.3. Lipit .................................................................................................................................... 50
CHƯƠNG VI. HỢP CHẤT CHỨA NITƠ
6.1. Amin .............................................................................................................................................. 53
6.1.1. Khái niệ m- Phân loại ....................................................................................................... 53
6.1.2. Amin béo........................................................................................................................... 53
6.1.3. Amin thơm........................................................................................................................ 56
6.2. Amino axit.................................................................................................................................... 58
6.2.1. Khái niệ m- Phân loại ....................................................................................................... 58
6.2.2. Hóa tính............................................................................................................................. 59
6.3. Protein.......................................................................................................................................... 62
6.3.1. Phân loại ........................................................................................................................... 62
6.3.2. Các mức cấu trúc cúa protein......................................................................................... 62
6.3.3. Hóa tính............................................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Như Tại - Trần Quốc Sơn. Hóa hoc hữu cơ. Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội (2003).
2. Hoàng Trọng Yêm. Hóa học hữu cơ. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
(2003).
3. Trương Thế Kỷ. Hóa học hữu cơ. Trường Đại học Y - Dược, T.P Hồ Chí Minh
(1999).
4. Thái Doãn Tĩnh - Tập I,II. Cơ sở hóa học hữucơ. Nxb Khoa học và Kỹ thuật ,
Hà Nội (2006).
5. Nguyễn Hữu Đình - Đỗ Đình Răng. Hóa học hữu cơ. Nxb Giáo Dục Hà Nội,
(2006).
6. Trần M ạnh Bình - Nguyễn Quang Đạt. Hoá học hữu cơ. Trường Đại học Dược
Hà Nội (2004)
7. Đinh văn Hùng - Trần thị Từ. Hóa học hữu cơ. Nxb Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, Hà Nội (1990).
http://www.ebook.edu.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI
--------------------------

ĐINH VĂN HÙNG - TRẦN VĂN CHIẾN


PGS.TS. ĐINH VĂN HÙNG (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH

HOÁ HỌC HỮU CƠ

Năm 2007

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


1 hữu cơ …………………………………………..1
http://www.ebook.edu.vn

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình “ hoá hữu cơ” này được biên soạn theo đề cương môn học chính thức dùng cho
khối ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp do bộ môn hoá trường Đại học Nông nghiệp I chủ trì và đã
được hội đồng khối ngành thông qua. Giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cơ bản về Hoá hữu cơ.

Trọng tâm của giáo trình là cấu tạo và tính chất của các hợp chất hữu cơ, cấu tạo và tính
chất của một số loại hợp chất tự nhiên có liên quan nhiều đến các môn học cơ sở và chuyên môn
của khối ngành.

Tuy nhiên, do thời lượng môn học rất ít (2 ĐVH), nên chúng tôi đã cải tiến chương mục sao
cho gọn nhất. Cũng chính vì vậy không tránh khỏi sai sót khi biên soạn. chúng tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn cho
lần tái bản sau.

Hà Nội, 2007

Các tác giả

Chương I.

ĐẠI CƯƠNG

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


2 hữu cơ …………………………………………..2
http://www.ebook.edu.vn

Xưa kia, người ta không phân biệt chất vô cơ và chất hữu cơ, mặc dù từ thời cổ đại người ta
đã biết dùng và sản xuất một số chất hữu cơ như người Ấn Độ đã biết lấy đường từ mía, biết lấy
chàm từ cây chàm; người Ai Cập biết lấy tinh dầu thơm, cho lên men nước ngọt thành rượu.
Cũng chính vì vậy, khi đó người ta chưa phân biệt hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ.

Sự phát triển của hóa học hữu cơ bắt đầu từ thế kỷ XVII, khi các hợp chất lấy từ cây cối và
động vật được đưa vào nghiên cứu. Đến giữa thế kỷ XVIII, trên cơ sở phản ứng đốt cháy người ta
đã xác định được cacbon, hiđro, nitơ, oxi có trong các hợp chất tách từ động vật và thực vật, từ
đó hóa học hữu cơ thực sự bắt đầu phát triển. Khái niệm hóa học hữu cơ do Beczeliuyt (Bezelius)
đề xuất năm 1807. Ông cho rằng cơ thể sinh vật là xưởng hóa học, ở đó có bộ phận riêng biệt sản
xuất các sản phẩm quan trọng cho sự sống.

Năm 1824 Vuele (Wohler) đã tổng hợp được axit oxalic (H2C2O4) từ xianogen (C2N2) và
năm 1828 ông cũng đã tổng hợp được urê (H2N-CO-NH2) từ amoni xianat (H4NOCN). Tiếp sau
đó hàng loạt các công trình mới được công bố, kể cả các công trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ
không tách được từ tự nhiên. Đến đầu thế kỷ XIX người ta đã khẳng định rằng cacbon là thành
phần cơ bản không thể thiếu được trong các hợp chất hữu cơ. Người ta đưa ra định nghĩa:

Hoá học hữu cơ là học thuyết về hoá học của các hợp chất của cacbon.

Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo chung của các hợp chất hữu cơ, Soolemme
(Soorlemmer) và một số tác giả đã định nghĩa:

Hoá học hữu cơ là ngành hoá học của hiđrocacbon và các dẫn xuất của chúng.

Cho đến nay cả hai định nghĩa trên vẫn được công nhận.

Sự phát triển của hoá học hữu cơ không những có tác dụng trực tiếp đến các ngành kinh tế
quốc dân có liên quan đến hoá học hữu cơ, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các ngành khoa học
khác như sinh học, hoá sinh, y học, dược học, nông nghiệp ...làm cho con người ngày càng làm
chủ thiên nhiên và bắt thiên nhiên, điều khiển thiên nhiên phục vụ đời sống con người.

Hoá học hữu cơ là hoá học về những hợp chất của cacbon. Đối tượng nghiên cứu của môn
học này là các hiđrocacbon và các dẫn xuất của chúng. Đối tượng này được khảo sát riêng là do
một số nguyên nhân sau đây:

- Số lượng các hợp chất hữu cơ rất lớn và tăng rất nhanh. Khoảng trên 10 triệu hợp chất
hữu cơ đã được biết. Trong đó có những hợp chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các
quá trình hoạt động sống của cơ thể sinh vật như các hợp chất gluxit, các hợp chất protein, các
axit nucleic, các vitamin, các hocmon…

- Vai trò to lớn và ứng dụng phong phú của hoá học hữu cơ trong đời sống hằng ngày và
trong các ngành kinh tế quốc dân: Nhiên liệu và dầu nhờn, các loại nông dược, thuốc chữa bệnh,
các chất hoạt động bề mặt, các chất màu và phẩm nhuộm…

- Đối với các ngành sinh học nói chung và các ngành Nông-Lâm-Ngư nói riêng, hoá học
hữu cơ được coi như là môn học cơ sở để nghiên cứu các quy luật và cơ chế của các quá trình
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
3 hữu cơ …………………………………………..3
http://www.ebook.edu.vn

chuyển hoá các chất trong cơ thể, từ đó có thể đề ra những biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động
làm tăng năng suất, chất lượng của cây trồng và vật nuôi.

1. CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CACBON

Như trên đã nói, hoá học hữu cơ là ngành hoá học dành riêng cho nguyên tố cacbon. Số
lượng các hợp chất hữu cơ rất nhiều và ngày càng được tăng lên rất nhanh bởi những hợp chất
mới tìm được trong thế giới tự nhiên và bằng con đường tổng hợp trong các phòng thí nghiệm.

Vấn đề đặt ra là tại sao nguyên tố cacbon lại có khả năng hình thành nhiều hợp chất đến
như vậy? Muốn giải quyết vấn đề này trước hết chúng ta nghiên cứu cấu tạo và đặc điểm của
nguyên tố cacbon.

Cacbon là nguyên tố thuộc chu kì hai, phân nhóm chính nhóm bốn của bảng hệ thống tuần
hoàn. Lớp vỏ điện tử của nó có 6 điện tử được chia thành 2 lớp : lớp trong có 2 điện tử ( 1s2); lớp
ngoài có 4 điện tử ( 2s22p2).

↑↓ ↑↓ ↑ ↑

1s2 2s2 2p2


Các lớp điện tử s và p sẽ tạo nên những đám mây điện tử (obitan) khác nhau. Obitan s có
dạng hình cầu. Các obitan p có dạng số 8 nổi. Các obitan p phân chia trong không gian theo 3
chiều px, py và pz.

y y
+ x + x

z
z

y
y
y +
-
x x x
- +
z +
z - z

Sự phân bố điện tử trên các obitan như vậy chính là cấu tạo của nguyên tử cacbon ở trạng
thái cơ bản hay trạng thái tĩnh. Ở trạng thái này, cacbon có 2 điện tử độc thân (2p2), do vậy ta có
thể nghĩ rằng cacbon có hoá trị 2.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


4 hữu cơ …………………………………………..4
http://www.ebook.edu.vn

Thực tế thì trong các hợp chất hữu cơ, cacbon bao giờ cũng có hoá trị 4. Điều này có thể
giải thích được trên cơ sở thuyết lượng tử. Theo quan niệm của thuyết này, trước khi tạo thành
các liên kết, dưới tác dụng của năng lượng, một điện tử ở phân lớp 2s sẽ được kích thích để
chuyển lên phân lớp 2p :

1s2 2s2 2p2 → 1s2 2s1 2p3

Năng lượng cần thiết để dùng cho quá trình này gọi là năng lượng kích thích và nó sẽ được
bù lại sau khi hình thành liên kết.

Ở trạng thái kích thích, nguyên tử cacbon có 4 điện tử độc thân, vì thế cacbon có hoá trị 4.

Bốn điện tử độc thân của cacbon được phân bố ở hai trạng thái khác nhau về mặt năng
lượng. Một điện tử 2s ở trạng thái năng lượng thấp hơn, khả năng đi vào liên kết khó hơn. Ba
điện tử 2p tồn tại ở trạng thái năng lượng cao hơn, khả năng đi vào liên kết dễ dàng hơn. Do vậy,
một trong bốn liên kết của cacbon tạo bởi điện tử 2s phải khác với ba liên kết còn lại tạo bởi các
điện tử 2p.

Tuy nhiên, trong thực tế hoá học hữu cơ lại khác. Người ta gặp các hợp chất hữu cơ, trong
đó bốn liên kết của nguyên tử cacbon hoàn toàn giống nhau.

Để giải thích vấn đề này người ta cho rằng, obitan 2s đã trộn lẫn với các obitan 2p để tạo
thành các obitan mới có năng lượng và hình dạng không gian giống nhau. Đó là sự lai hoá (hay
còn gọi là sự lai tạo) của các obitan.

z
Hình dạng của obitan lai hoá

Trong các hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon có thể tham gia vào ba trạng thái lai hoá
khác nhau.

Lai hoá sp3 hay lai hoá tứ diện : Ở trạng thái này, một obitan 2s đã trộn lẫn với ba obitan 2p
để được bốn obitan lai hoá giống hệt nhau hướng về bốn đỉnh của một hình tứ diện đều. Trục của
các obitan lai hoá tạo với nhau những góc bằng nhau và bằng 109028’ (góc hoá trị). Đây chính là
góc hoá trị bền vững nhất của nguyên tử cacbon.

Trạng thái lai hoá sp3 là cơ sở giải thích khái niệm của Lơ Ben và Van Hốp (1874) về
thuyết tứ diện của nguyên tử cacbon. Trạng thái lai hoá sp3 gặp trong các hợp chất no, trong đó
mối liên kết giữa nguyên tử cacbon với nguyên tử của nguyên tố khác hoặc với chính nguyên tử
cacbon là những mối liên kết đơn (nối đơn).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


5 hữu cơ …………………………………………..5
http://www.ebook.edu.vn

Lai hoá sp2 hay lai hoá tam giác: Ở trạng thái này, obitan 2s trộn lẫn với hai obitan 2p để
tạo thành ba obitan lai hoá. Ba obitan lai hoá này nằm trên cùng một mặt phẳng và trục của chúng
tạo với nhau những góc 1200. Ở trạng thái lai hoá sp2 nguyên tử cacbon còn lại một điện tử 2p
không tham gia vào sự lai hoá, trục của nó vuông góc với mặt phẳng chứa ba obitan lai hoá. Địên
tử p này sẽ tham gia vào sự hình thành liên kết π cùng với các điện tử p của các nguyên tử cacbon
bên cạnh. Trạng thái lai hoá sp2 thường gặp trong các hợp chất chứa liên kết đôi (nối đôi).

Lai hoá sp hay lai hoá đường thẳng : Ở trạng thái này, obitan 2s trộn lẫn với một obitan 2p
để được hai obitan lai hoá giống hệt nhau. Hai obitan này cùng nằm trên một mặt phẳng và trục
của chúng tạo với nhau góc 1800. Ở trạng thái lai hoá sp, nguyên tử cacbon còn hai obitan p
không tham gia vào sự lai hoá. Cũng giống như điện tử p ở trạng thái lai hoá sp2, các điện tử p
này sẽ tham gia vào sự hình thành các liên kết π. Trạng thái lai hoá sp thường gặp trong các hợp
chất chứa liên kết ba (nối ba).

Dưới đây mô tả hình dạng và sự phân bố đám mây điện tử ở các trạng thái lai hoá khác
nhau.

+
+
- -
- + - -
- + - ++ + +
-
- +
+ +
+

Lai hoá sp3 Lai hoá sp2 Lai hoá sp

Như vậy nguyên tử cacbon hoá trị bốn là viên gạch để xây dựng nên toàn bộ hoá hữu cơ cấu
tạo. Trừ một vài ngoại lệ, ta có thể biểu diễn những hợp chất của cacbon bằng những công thức
trong đó cacbon có bốn liên kết cộng hoá trị (bất kể là nguyên tử cacbon đó liên kết với nguyên
tử cacbon hay nguyên tử của nguyên tố khác).

Để biểu diễn công thức của các hợp chất hữu cơ, ngày nay người ta thường dùng công thức
cấu tạo, trong đó quy ước rằng một vạch nối liền các kí hiệu nguyên tử tượng trưng cho một liên
kết đơn, hai vạch cho một liên kết đôi và ba vạch cho một liên kết ba.

Cách hay được dùng nhất là biểu diễn dưới dạng công thức nửa cấu tạo. Cách này cho phép
tiết kiệm chỗ và thời gian, nhưng đồng thời cũng khá rõ ràng:
CH4 CH3-CH3 CH2=CH2 CH≡CH
metan etan etylen axetylen

CH2 CH
H 2C CH2 HC CH
CH3 -CH2 -OH
H 2C CH2 HC CH
CH2 CH

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


6 hữu cơ …………………………………………..6
http://www.ebook.edu.vn

xiclohexan benzen ancol etylic


CH3 OH
CH3 -O -CH3 CH3 -C =O CH3 -C =O
đimetyl ete axeton axit axetic

Khác với các nguyên tố khác, ngoài khả năng có thể tham gia vào cả ba trạng thái lai hoá để
sau đó hình thành nên các liên kết khác nhau, nguyên tố cacbon còn có những đặc điểm mà các
nguyên tố khác không có được để làm tăng khả năng hình thành các hợp chất khác nhau, làm cho
số lượng các hợp chất hữu cơ rất lớn. Những đặc điểm đó là các nguyên tử cacbon có khả năng
kết hợp với nhau để tạo thành mạch, trong đó liên kết cacbon- cacbon rất bền. Mạch cacbon có
thể là mạch không phân nhánh (mạch thẳng), mạch phân nhánh hoặc mạch vòng. Những mạch đó
có thể rất ngắn chỉ gồm vài nguyên tử cacbon nối với nhau, nhưng cũng có thể rất dài, bao gồm
hàng trăm, hàng ngàn nguyên tử:

C
-C-C-C-C- -C-C-C- C C
-C- C

mạch không phân nhánh mạch phân nhánh mạch vòng

Khi tạo thành mạch, các nguyên tử cacbon liên kết với nhau. Các nguyên tử cacbon ở đầu
mạch chỉ liên kết trực tiếp với một nguyên tử cacbon khác, các nguyên tử cacbon giữa mạch có
thể liên kết với hai, ba hoặc bốn nguyên tử cacbon khác. Tuỳ thuộc số liên kết mà một nguyên tử
cacbonầnò đó liên kết trực tiếp với các nguyên tử cacbon khác, người ta phân biệt thành cacbon
bậc 1, cacbon bậc 2, cacbon bậc 3 hoặc cacbon bậc 4. Thí dụ, trong phân tử etan:

CH3- CH3

hai nguyên tử cacbon đều là bậc 1, bởi vì mỗi nguyên tử cacbon trong đó chỉ được liên kết trực
tiếp với một nguyên tử cacbon khác. Trong phân tử propan:
1 2 3
CH3- CH2- CH3

các nguyên tử cacbon số 1 và số 3 là cacbon bậc 1 do chúng chỉ liên kết trực tiếp với một nguyên
tử cacbon khác. Nguyên tử cacbon số 2 là cacbon bậc 2 vì nó liên kết trực tiếp với hai nguyên tử
cacbon số 1 và số 3. Trong phân tử isobutan:
1 2 3
CH3- CH- CH3
CH3
nguyên tử cacbon số 2 là cacbon bậc 3 vì nó liên kết trực tiếp với ba nguyên tử cacbon khác.
Tương tự như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, trong phân tử neopentan:

CH3
CH3- C- CH3

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


7 hữu cơ …………………………………………..7
http://www.ebook.edu.vn

CH3

nguyên tử cacbon số 2 là cacbon bậc 4.

Khả năng phản ứng của các nguyên tử liên kết với các nguyên tử cacbon có bậc khác nhau
sẽ khác nhau. Vì vậy, việc nhận biết bậc của các nguyên tử cacbon cho phép phán đoán được khả
năng phản ứng của các phân tử hợp chất hữu cơ. Điều này sẽ được chúng ta đề cập tới ở các
chương sau.

2. LIÊN KẾT HOÁ HỌC TRONG CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ

Nguyên tử của các nguyên tố, trừ các khí trơ, đều có thể phản ứng với nhau để tạo nên phân
tử, tức là liên kết với nhau để tạo nên các hợp chất. Nói một cách khác, các nguyên tử đều có
khuynh hướng bão hoà lớp vỏ điện tử ngoài cùng để trở thành lớp vỏ điện tử bền vững (lớp vỏ
của khí trơ).

Có nhiều kiểu liên kết hoá học với những đặc điểm khác nhau: liên kết ion, liên kết cộng
hoá trị, liên kết phối trí, liên kết hiđro, liên kết kim loại...các loại liên kết này đều đã được nghiên
cứu trong môn cơ sở lí thuyết hoá học.

Trong các loại liên kết trên, liên kết cộng hoá trị là phổ biến và quan trọng nhất đối với các
hợp chất hữu cơ. Vì vậy chúng ta nhắc lại một số điểm cơ bản về loại liên kết này.

2.1. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ

Liên kết hoá học thực hiện bằng những cặp điện tử dùng chung gọi là liên kết cộng hoá trị.
Cặp điện tử dùng chung này tất nhiên phải có spin ngược chiều nhau và khi đó nó thuộc về cả hai
nguyên tử.

Theo quan điểm hiện đại thì liên kết hoá học được hình thành khi có sự xen phủ tối đa của
hai obitan nguyên tử. Obitan xen phủ nhau nhận được khi ấy gọi là obitan phân tử.

Tuỳ theo kiểu xen phủ của các obitan nguyên tử, người ta phân biệt liên kết cộng hoá trị
thành liên kết xicma (σ) và liên kết pi (π).

a. Liên kết σ

Liên kết σ là liên kết mà các obitan nguyên tử xen phủ nhau theo kiểu “nối đuôi”. Obitan
phân tử bao quanh trục nối hai nhân nguyên tử. Liên kết σ có thể tạo bởi các obitan nguyên tử s
với s, s với p, p với p hoặc sp3, sp2, sp với nhau.

Dưới đây giới thiệu sơ đồ phân bố mật độ điện tử khi tạo thành liên kết σ giữa hiđro-hiđro,
giữa cacbon-hiđro và giữa cacbon-cacbon.

C C C
H H H

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


8 hữu cơ …………………………………………..8
http://www.ebook.edu.vn

Liên kết σ giữa H-H, H-C, C-C

Vùng xen phủ của các obitan nguyên tử là cực đại, do vậy liên kết σ là loại liên kết bền
vững.

Liên kết σ có đối xứng trục, do vậy hai nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử có thể quay tương
đối tự do quanh trục đối xứng làm xuất hiện các cấu dạng khác nhau trong một số hợp chất hữu
cơ.

b. Liên kết π

Liên kết π là liên kết mà các obitan nguyên tử xen phủ nhau theo kiểu “cạnh sườn”. Obitan
phân tử đối xứng nhau qua mặt phẳng nút (mặt phẳng chứa trục nối hai nhân nguyên tử và vuông
góc với trục của obitan nguyên tử).

Liên kết π chỉ tạo thành giữa hai obitan p với nhau, p với d hoặc d với d. Hình dưới dây là
sơ đồ phân bố mật độ điện tử của liên kết π tạo bởi các obitan nguyên tử p.

+ + +
CC CC

- - -

Sự phân bố mật độ điện tử của liên kết π

Các obitan nguyên tử xen phủ nhau ít, do vậy các liên kết π thường kém bền, dễ bị phá vỡ
để tham gia trong các phản ứng hoá học.

Liên kết π không có đối xứng trục, do vậy các nhóm thế không có khả năng quay tự do
xung quanh trục đối xứng. Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện đồng phân hình học cis- trans
trong các hợp chất có nối đôi C=C.

Trong các hợp chất hữu cơ, liên kết π được thực hiện giữa hai nguyên tử cacbon với nhau
như trong các hợp chất hữu cơ chưa no chứa liên kết đôi và liên kết ba:

C=C C=C

giữa cacbon và nguyên tử của nguyên tố khác như oxi, nitơ...

C=O C = NH C=N

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


9 hữu cơ …………………………………………..9
http://www.ebook.edu.vn

Trường hợp các liên kết π hình thành giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố có độ âm điện
chênh lệch nhau thì nó sẽ bị phân cực.

Thí dụ:

δ+ δ−
C=O

Ở những hợp chất có liên kết đôi liên hợp, chẳng hạn như trong phân tử butađien (CH2=CH-
CH=CH2), các điện tử π linh động, chúng thường được giải toả trên toàn bộ mạch liên hợp làm
cho các hợp chất thuộc loại này thường có những tính chất đặc biệt so với các hợp chất chứa nối
đôi bình thường.

c. Một số đặc điểm của liên kết cộng hoá trị

Liên kết cộng hoá trị có một số đặc tính khác với những loại liên kết khác:

- Độ dài liên kết

Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được rằng, khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên
tử trong liên kết cộng hoá trị là một đại lượng không đổi. Khoảng cách đó được gọi là độ dài liên
kết. Độ dài liên kết thường được kí hiệu là d, đơn vị tính bằng angxtron (A0) hay nanomet (nm)
(1nm = 10A0; 1A0 = 10-8cm).

Độ dài liên kết không phải là tổng bán kính của hai nguyên tử, mà là tổng bán kính cộng hoá
trị của hai nguyên tử liên kết với nhau.

Biết bán kính cộng hoá trị của nguyên tử ta có thể tính được một cách gần đúng độ dài liên
kết. Thí dụ, bán kính của nguyên tử hiđro là 0,54A0, bán kính cộng hoá trị của nó là 0,37A0, thì
độ dài liên kết H-H là 0,37A0 +0,37A0 = 0,74A0, chứ không phải là 0,54A0 + 0,54A0 = 1,08A0.

Như vậy khi tạo thành phân tử hiđro đã có sự xen phủ nhau giữa hai obitan 1s của hai
nguyên tử hiđro.

Các công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, sự xen phủ giữa hai nguyên tử càng nhiều, độ
dài liên kết càng ngắn, liên kết càng bền, càng khó bị phá vỡ. Song, độ dài liên kết không phải là
đại lượng cơ bản để đánh giá sự bền vững của một liên kết hoá học.

- Độ phân cực của liên kết

Trong liên kết cộng hoá trị, nếu obitan phân tử có cấu tạo cân đối, nghĩa là mật độ điện tử
của obitan phân tử phân bố đều giữa hai hạt nhân, trọng tâm điện tích dương và âm trùng nhau
thì liên kết là không phân cực.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


10 hữu cơ …………………………………………..10
http://www.ebook.edu.vn

Liên kết cộng hoá trị không phân cực chỉ tạo thành giữa hai nguyên tử của cùng một
nguyên tố. Thí dụ, liên kết H- H trong phân tử H2, liên kết Cl- Cl trong phân tử Cl2, liên kết C- C
trong phân tử CH3- CH3 và CCl3- CCl3...là những liên kết cộng hoá trị không phân cực.

Trong trường hợp nếu obitan phân tử có cấu tạo không cân đối, nghĩa là mật độ điện tử của
obitan phân tử lệch về phía một trong hai nguyên tử thì liên kết cộng hoá trị đó là phân cực.

Liên kết cộng hoá trị phân cực tạo thành do các nguyên tử có độ âm điện khác nhau liên kết
với nhau. Khi ấy, mật độ điện tử của obitan phân tử sẽ lệch về phía nguyên tử nào có độ âm điện
lớn hơn, làm cho nguyên tử đó giàu điện tử hơn, tức nó mang một phần điện tích âm (kí hiệu δ-
). Ngược lại, nguyên tử kia nghèo điện tử hơn, mang một phần điện tích dương (kí hiệu δ+). Như
vậy, trọng tâm điện tích dương và âm không trùng nhau, mà cách nhau một khoảng l nào đó. Thí
dụ, trong liên kết C- F, flo có độ âm điện là 4, còn của cacbon là 2,5, nghĩa là flo có độ âm điện
lớn hơn, liên kết C- F bị phân cực về phía nguyên tử flo, flo mang một phần điện tích âm, còn
cacbon mang một phần điện tích dương:

Để đặc trưng cho liên kết cộng hoá trị phân cực người ta dùng đại lượng mômen lưỡng cực,
kí hiệu là muy (μ). Mômen được tính bằng công thức:

μ = e.l

e là điện tích điện tử

l là độ dài lưỡng cực (khoảng cách giưã các trọng tâm điện tích dương và âm)

Đơn vị của mômen lưỡng cực là đơbai (D) hay culong.met (C.m), 1C.m = 3.1029 D.

Thí dụ, mômen lưỡng cực μ của một vài liên kết như sau: μC- C = 0, μC- H = 0,4D, μC-
N=1,2D, μC- O =1,6D, μC- Cl =2,3D. Mômen lưỡng cực đặc trưng cho độ phân cực của liên kết
cộng hoá trị. Liên kết không phân cực có μ = 0, liên kết phân cực có μ ≠ 0. Mômen lưỡng cực
càng lớn liên kết càng phân cực và ngược lại. Nói chung, liên kết càng phân cực, càng kém bền,
càng dễ bị phá vỡ trong quá trình tham gia phản ứng. Song, cũng có khá nhiều trường hợp ngoại
lệ. Trong những trường hợp đó, người ta phải xét tới độ “khả phân cực” của liên kết hay đúng
hơn là xét tới năng lượng liên kết.

Độ phân cực của liên kết quyết định trước hết bởi độ âm điện của các nguyên tử liên kết với
nhau. Hai nguyên tử có độ âm điện chênh lệch nhau càng lớn liên kết với nhau thì liên kết ấy
càng phân cực và ngược lại.

Cần chú ý thêm rằng, đại lượng mômen lưỡng cực không phải là đại lượng cố định mà nó
thay đổi do ảnh hưởng của các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử, ảnh hưởng của
môi trường. Độ phân cực của liên kết C- H còn phụ thuộc vào trạng thái lai hoá của nguyên tử
cacbon.

Thí du, μ Csp3-H =0,307D (metan), μ Csp2-H =0,629D (etylen), μ Csp-H =0,754D (axetilen)

2.2. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
11 hữu cơ …………………………………………..11
http://www.ebook.edu.vn

Trong quá trình hình thành phân tử các chất từ các nguyên tử tự do có sự giải phóng năng
lượng. Năng lượng đó gọi là năng lượng nguyên tử và được tính bằng Kcal/mol.

Vậy năng lượng nguyên tử hình thành phân tử là năng lượng giải phóng ra khi hình thành
một phân tử gam chất từ các nguyên tử tự do ở điều kiện tiêu chuẩn.

Thí dụ, khi tạo thành một phân tử gam HCl từ các nguyên tử tự do H và Cl giải phóng ra
một năng lượng 102 Kcal/mol, nên năng lượng nguyên tử hình thành phân tử bằng 102 Kcal/mol.

Đối với phân tử hai nguyên tử thì năng lượng nguyên tử hình thành phân tử cũng chính là
năng lượng liên kết.

Vậy năng lượng liên kết chính là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết đó. Năng lượng
liên kết càng nhỏ, liên kết càng kém bền, càng dễ bị phá vỡ và ngược lại.

Đối với phân tử nhiều nguyên tử như CH4, C2H6... người ta dùng khái niệm năng lượng liên
kết trung bình bởi vì trong phân tử nhiều nguyên tử dù rằng gồm những liên kết giống nhau, các
liên kết đó vẫn có năng lượng liên kết khác nhau tuỳ theo thứ tự hình thành trước hoặc sau. Thí
dụ, trong phân tử metan (CH4) có 4 liên kết C-H. Liên kết thứ nhất có năng lượng 102 Kcal/mol,
liên kết thứ hai là 83 Kcal/mol, liên kết thứ ba là 128 Kcal/mol, liên kết thứ tư là 80 Kcal/mol. Do
vậy năng lượng nguyên tử hình thành phân tử CH4 là 102 + 83 + 128 + 80 = 393 Kcal/mol. Năng
lượng liên kết trung bình của liên kết C- H là 393:4 = 98,25 Kcal/mol.

3. PHÂN LOẠI CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ PHẢN ỨNG HỮU CƠ

3.1.PHÂN LOẠI CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ

Theo cách phân loại phổ biến nhất, các hợp chất hữu cơ được phân thành dãy các hợp chất
không vòng và dãy các hợp chất vòng. Mỗi dãy lại được phân chia thành những nhóm và những
phân nhóm nhỏ hơn, mà ta có thể hình dung bằng sơ đồ tóm tắt sau đây:
Các hợp chất hữu cơ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


12 hữu cơ …………………………………………..12
http://www.ebook.edu.vn

Các hợp chất không vòng Các hợp chất vòng

No Không no Các hợp chất Các hợp chất


đồng vòng dị vòng

Các hợp chất Các hợp chất Dị vòng Dị vòng


vòng không thơm vòng thơm không thơm thơm

No Không no No Không no

Hệ thống phân loại trên đây lấy hiđrocacbon hoặc hợp chất dị vòng đơn giản nhất làm hợp
chất cơ sở. Nếu ta thay thế nguyên tử hiđro của hợp chất cơ sở đó bằng một nguyên tử hoặc
nhóm nguyên tử khác ta sẽ được các hợp chất có nhóm định chức. Mỗi nhóm định chức này lại
được chia thành các phân nhóm theo mạch không vòng, mạch vòng...

3.2. PHÂN LOẠI CÁC PHẢN ỨNG HỮU CƠ

Các phản ứng hữu cơ được phân loại theo nhiều cách khác nhau: Theo đặc điểm của sự biến
đổi liên kết, theo đặc điểm của tác nhân phản ứng, theo số lượng các tiểu phân tham gia vào giai
đoạn quyết định tốc độ phản ứng, theo hướng của phản ứng hoặc phối hợp tất cả các cách phân
loại nói trên.

a. Phân loại theo đặc điểm của sự biến đổi liên kết

Các phản ứng hữu cơ thông thường xẩy ra bằng cách làm đứt liên kết cộng hoá trị cũ và tạo
thành liên kết cộng hoá trị mới. Một liên kết cộng hoá trị có thể bị đứt theo hai cách khác nhau.

Theo cách thứ nhất, sau khi liên kết cộng hoá trị bị đứt mỗi nguyên tử đem theo nó một
electron của đôi electron liên kết. Khi đó trong môi trường phản ứng xuất hiện những gốc tự do
hay nguyên tử hoạt động.

R:X R. + X .

Hay R X R . + X.

Cách đứt như vậy được gọi là đứt đối xứng hay đồng li và phản ứng tương ứng được gọi là
phản ứng đồng li hay phản ứng gốc tự do.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


13 hữu cơ …………………………………………..13
http://www.ebook.edu.vn

Theo cách thứ hai, sau khi liên kết cộng hoá trị bị đứt thì đôi electron liên kết ở lại một
nguyên tử, còn nguyên tử kia không đem theo electron liên kết nào.

R : X R + X

Hay R X R + X

Đó chính là cách đứt không đối xứng hay dị li và phản ứng xảy ra trong trường hợp này là
phản ứng dị li hay phản ứng ion.

b. Phân loại theo đặc điểm của tác nhân phản ứng

Những tác nhân phản ứng (Y-) là các anion, các phân tử trung hoà trong đó có nguyên tử
còn cặp electron tự do có thể cho đi một cách dễ dàng, một số phân tử có chứa electron π có ái
lực mạnh đối với trung tâm mang điện tích dương.

r y ; c y

Những tác nhân như vậy được gọi là các tác nhân nucleophin (tác nhân ái nhân). Phản ứng
xảy ra với sự tham gia của các tác nhân nucleophin gọi là phản ứng nucleophin.

Các tác nhân là những ion dương, những phân tử có chứa nguyên tử không có bát tử đầy đủ
(axit liuyt), các lưỡng cực hoặc phân tử bị phân cực dưới ảnh hưởng của môi trường phản ứng
thường có ái lực đối với trung tâm mang điện tích âm.

x z ; c z

Đó là các tác nhân electrophin (tác nhân ái điện tử). Phản ứng xảy ra với sự tham gia của
tác nhân electrôphin được gọi là phản ứng electrophin.

c. Phân loại theo hướng của phản ứng

Theo cách này người ta chia các phản ứng hữu cơ thành phản ứng thế, phản ứng cộng hợp
và phản ứng tách.

Phản ứng thế (kí hiệu là S) là phản ứng trong đó một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử
trong phân tử này được thay thế bằng một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử khác. Thí dụ, phản ứng:

askt
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


14 hữu cơ …………………………………………..14
http://www.ebook.edu.vn

Ở đây một nguyên tử hiđro trong phân tử metan đã được thay thế bằng nguyên tử clo.

Phản ứng cộng hợp (kí hiệu là A) là phản ứng trong đó hai hay nhiều phân tử kết hợp với
nhau để tạo thành phân tử mới. Thí dụ, phản ứng cộng hợp phân tử hiđro vào phân tử etylen để
tạo thành etan.

Ni
H2C = CH2 + H2 CH3-CH3

Phản ứng tách (kí hiệu là E) là phản ứng trong đó một phân tử bị loại đi một số nguyên tử
hoặc nhóm nguyên tử để tạo thành hợp chất mới có nối kép. Thí dụ, phản ứng loại nước của
ancol etylic để tạo thành etylen.

H2SO4đ
CH3-CH2-OH CH2=CH2 + H2O

Trong các loại phản ứng nói trên, tùy thuộc vào đặc điểm của tác nhân phản ứng chúng còn
có thể được phân chia chi tiết và cụ thể hơn. Chẳng hạn, phản ứng thế có thể gồm phản ứng thế
gốc (SR), phản ứng thế electrophin (SE), phản ứng thế nucleophin (SN).

Cần chú ý thêm rằng, trong quá trính phản ứng của cả ba loại phản ứng trên đều có thể xảy
ra sự đổi chỗ một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử trong phân tử được gọi là “sự chuyển vị”.
Sự chuyển vị cũng có thể được coi là loại phản ứng thứ tư.

d. Phân loại theo số lượng tiểu phân tham gia vào giai đoạn quyết định vận tốc của phản
ứng

Theo cách phân loại này ta phân biệt thành phản ứng đơn phân tử, phản ứng lưỡng phân tử,
phản ứng tam phân tử và phản ứng đa phân tử.

4. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG

Cơ chế phản ứng là con đường chi tiết mà phản ứng diễn ra từ chất đầu đến chất cuối qua
các hợp chất trung gian và trạng thái chuyển tiếp.

Hợp chất trung gian (hay sản phẩm trung gian) là các gốc tự do hay các ion ứng với các cực
tiểu năng lượng, còn trạng thái chuyển tiếp (hay phức hoạt động) là trạng thái có năng lượng cực
đại của hệ phân tử trước khi phản ứng.

Thí dụ:
HO- + CH3B r HOδ- ... CH3 ... Brδ- HO- CH3 + Br-
Chất đầu trạng thái chuyển tiếp chất cuối

TTCT1 TTCT
E E
TTCT2
E
E2
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
HCTG 15 hữu cơ …………………………………………..15
E1

Chất đầu Chất đầu ΔH


http://www.ebook.edu.vn

Tiến trình phản ứng Tiến trình phản ứng

E là năng lượng hoạt hóa, ΔH là hiệu ứng nhiệt của phản ứng trong điều kiện đẳng áp. Phản
ứng xảy ra khi ΔH< 0.

5. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Trong hoá học hữu cơ ta thường gặp nhiều hợp chất khác nhau về tính chất, song lại có
cùng một công thức phân tử. Hiện tượng một công thức phân tử ứng với hai hoặc nhiều hợp chất
khác nhau được gọi là hiện tượng đồng phân. Hiện tượng đồng phân đã được giải thích trên cơ sở
thuyết cấu tạo hoá học của nhà bác học Nga A. M. Butlêrôp. Do có hiện tượng đồng phân mà số
lượng các các hợp chất hữu cơ được tìm thấy tăng lên gấp bội. Có hiện tượng đồng phân là do
các chất có cấu trúc khác nhau.

Người ta đã biết rất nhiều loại đồng phân khác nhau, nhưng chung quy lại dựa vào các đặc
điểm về cấu trúc ta có thể phân chúng thành hai loại chính, đó là đồng phân cấu tạo (đồng phân
mặt phẳng) và đồng phân không gian (đồng phân lập thể).

5.1. ĐỒNG PHÂN CẤU TẠO

Các đồng phân cấu tạo phân biệt nhau về trật tự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử
hoặc về loại liên kết giữa các nguyên tử, tức là phân biệt nhau về mặt cấu tạo. Sau đây là một số
đồng phân cấu tạo chủ yếu.

a. Đồng phân mạch cacbon

Các đồng phân loại này phân biệt nhau về cách sắp xếp các nguyên tử cacbon trong mạch.
Thí dụ, n-pentan; isopentan và neopentan đều có công thức phân tử là C5H12, nhưng có cấu tạo
mạch cacbon khác nhau:

CH3 CH3
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 CH3-CH-CH2-CH3 CH3-C-CH3
CH3
n-pentan isopentan neopentan

Số đồng phân mạch cacbon tăng lên rất nhanh theo số nguyên tử cacbon có trong phân tử.
Thí dụ, butan C4H10 có 2 đồng phân, heptan C7H16 có 9 đồng phân, đecan C10H22 có 159 đồng
phân, triđecan C13H28 có 803 đồng phân, tricontan C30H62 có 411846763 đồng phân ...

b. Đồng phân nhóm định chức


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
16 hữu cơ …………………………………………..16
http://www.ebook.edu.vn

Các đồng phân nhóm định chức có cùng thành phần phân tử, nhưng khác nhau về nhóm định
chức.

Thí dụ: CH3-CH2-C-H và CH3-C-CH3


O O
anđehit propionic axeton

Hai chất này cùng có thành phần phân tử C3H6O, nhưng có nhóm định chức khác nhau.
Nhóm định chức của anđehit propionic là -CH=O, còn của axeton là >C=O. Anđehit propionic có
điểm sôi ở 500C, tham gia được phản ứng tráng bạc và phản ứng với thuốc thử Phêlinh. Axeton
sôi ở 400C, không tham gia được phản ứng tráng bạc cũng như phản ứng với thuốc thử Phêlinh.

c. Đồng phân vị trí nhóm định chức

Các đồng phân loại này có cùng thành phần phân tử, cùng nhóm định chức, nhưng phân biệt
nhau về vị trí của nhóm định chức trong mạch cacbon.

Thí dụ:

CH3-CH2-CH2-OH CH3-CH-CH3
OH
propan-1-ol propan-2-ol

Hai đồng phân này có cùng thành phần phân tử C3H8O, cùng nhóm định chức rượu (nhóm -
OH), nhưng vị trí của nhóm -OH trong mạch cacbon khác nhau.

d. Đồng phân liên kết

Các đồng phân này phân biệt nhau về loại liên kết giữa các nguyên tử cacbon. Thí dụ, buten-2
và xiclôbutan.

H2C CH2

CH3-CH=CH-CH3 H2C CH2

But-2-en xiclobutan

Trong phân tử hai đồng phân này các nguyên tử cacbon liên kết với nhau theo các cách khác
nhau.

Ngoài bốn loại đồng phân cấu tạo chính trên đây, hiện tượng hỗ biến hay hiện tượng
tautome là hiện tượng tự chuyển hoá qua lại giữa hai dạng đồng phân không bền cũng được xếp
vào một loại của đồng phân cầu tạo.
Thí dụ, hai dạng cấu tạo tồn tại trong dung dịch của axetamit:
CH3-C-NH2 CH3-C=NH
O OH
(dạng amit) (dạng imit)
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
17 hữu cơ …………………………………………..17
http://www.ebook.edu.vn

5.2. ĐỒNG PHÂN KHÔNG GIAN

Các đồng phân không gian có cùng thành phần phân tử, cùng một cấu tạo, nhưng khác nhau
về sự phân bố không gian của các nguyên tử hoặc các nhóm nguyên tử trong phân tử. Hai loại
đồng phân không gian chính là đồng phân hình học và đồng phân quang học. Ở hai loại này các
chất đồng phân phân biệt nhau về “cấu hình”, tức là sự phân biệt trong không gian của các
nguyên tử hay các nhóm nguyên tử xung quanh phần “cứng nhắc” hoặc phần “không trùng với
ảnh” của phân tử. Ngoài ra, các đồng phân cấu dạng cũng có thể được coi là loại đồng phân
không gian thứ ba. Tất cả các loại đồng phân không gian này nhiều khi xuất hiện xen kẽ nhau.

a. Đồng phân hình học

Nếu có hai nguyên tử nối với nhau bằng một liên kết cộng hoá trị “cứng nhắc”, nghĩa là
không có sự quay của hai phần phân tử quanh trục nối của hai nguyên tử này thì hai nhóm thế nối
với chúng có thể có những cách phân bố không gian khác nhau: Nếu chúng ở cùng phía đối với
nhau ta gọi là đồng phân cis, khác phía là đồng phân trans.

Dựa trên cơ sở đó, đồng phân hình học thường có ở các hợp chất có nối đôi cacbon-cacbon,
nối đôi giữa cacbon và một số dị tố nào đó hoặc giữa các dị tố với nhau và ở các hợp chất mạch
vòng. Đó là những phần cứng nhắc, làm cho các nhóm thế nối với chúng không có khả năng quay
tự do. Sau đây là một số thí dụ:

h h h
cooh
c C c C
hooc cooh hooc
h
axit maleic (cis) axit fumaric (trans)

h h
h ch3
c C c C
hooc ch3 hooc h
axit iso crotonic (cis) axit crotonic (trans)
r1 r2 r1 r2 C6H5 C 6H 5 C6H5
C C
N N N N
n n
C 6H5
ho oh
oxim azobenzen

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


18 hữu cơ …………………………………………..18
http://www.ebook.edu.vn

ch3 ch3 ch3

ch3
cis-1,2-đimetylxiclopropan trans-1,2-đimetyl xiclopropan

Các đồng phân hình học khác nhau rõ rệt về tính chất vật lí và hoá học.

Để phân biệt các đồng phân dạng cis và dạng trans người ta có thể căn cứ vào:

- Mômen lưỡng cực: mômen lưỡng cực của đồng phân dạng cis luôn luôn lớn hơn
mômen lưỡng cực của dạng trans.

Thí dụ, phân tử 1,2-đicloeten:

H Cl H Cl
C C
C C
Cl H H Cl

trans-1,2-đicloeten cis-1,2-đicloeten
μ =0 μ = 1,89D

- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tỉ khối khác nhau. Chẳng hạn, cis-1,2-đicloeten sôi ở
60,80C, tỉ trọng là 1,283, còn trans- 1,2-đicloeten sôi ở 47,90C và tỉ trọng là 1,256.
- Khả năng tham gia phản ứng hoá học của đồng phân dạng cis thường mạnh hơn đồng
phân dạng trans.

Thí dụ, axit maleic (dạng cis) dễ dàng tham gia phản ứng loại nước để tạo thành anhiđrit
maleic.

H H
O
C C OH = C C =O
O + H2O
C C= OH C C=
H O H O

trong khi đó dạng trans (axit fumaric) không thể tham gia phản ứng này.

b. Đồng phân quang học

Điều kiện cần và đủ để xuất hiện đồng phân quang học ở các hợp chất hữu cơ là phân tử của
chúng phải có các trung tâm bất đối xứng. Trung tâm bất đối xứng phổ biến nhất đối với các hợp
chất hữu cơ là nguyên tử cacbon bất đối, tức là nguyên tử cacbon mà bốn hoá trị của nó được liên
kết với bốn nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử hoàn toàn khác nhau.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


19 hữu cơ …………………………………………..19
http://www.ebook.edu.vn

Thí dụ: Trong phân tử axit lactic:

H
CH3 C COOH
OH

Nguyên tử C2 được liên kết với các nguyên tử và nhóm nguyên tử -H, -OH, -CH3, -
COOH hoàn toàn khác nhau, do vậy C2 là nguyên tử cacbon bất đối.

Người ta kí hiệu nguyên tử cacbon bất đối là C*.

Những phân tử hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử cacbon bất đối có thể tồn tại ở những
cấu hình không gian khác nhau và để biểu diễn chúng người ta có thể dùng các kiểu mô hình hoặc
công thức khác nhau, phổ biến nhất là các mô hình tứ diện, mô hình quả cầu và đặc biệt là công thức
chiếu Fisơ (Fisher)..

Phân tử axit lactic trên đây có hai cấu hình không gian đối xứng nhau qua mặt phẳng
gương.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


20 hữu cơ …………………………………………..20
http://www.ebook.edu.vn

cooh
cooh

oh
ho h h
ch3
ch3
(a)
cooh cooh

C
C
ho
h h oh
ch3 ch3
(b)
ho
cooh cooh

ho h h oh

ch3 ch3
(c)

Cấu hình không gian của axit lactic

a) Mô hình tứ diện
b) Mô hình khối cầu và thanh nối
c) Công thức chiếu Fisơ

Hai cấu hình này trông chúng rất giống nhau, song không bao giờ có thể trùng khít lên nhau
được, mà chúng luôn luôn đối xứng nhau như vật và ảnh trong gương, như bàn tay trái và bàn tay
phải, như hai chiếc giầy của một đôi…Khi ở trạng thái lỏng, khí hoặc trong dung dịch chúng đều
có khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực. Góc quay đối với cả hai dạng đều bằng
nhau về giá trị tuyệt đối, nhưng hướng quay thì đối lập nhau. Người ta gọi đó là những đồng phân
quang học.

Vậy, đồng phân quang học là những chất có cùng thành phần phân tử, có cùng cấu tạo, nhưng
có cấu hình không gian khác nhau do đó có khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực khác
nhau.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


21 hữu cơ …………………………………………..21
http://www.ebook.edu.vn

Ngoài nguyên tử cacbon, còn một số nguyên tử khác như nitơ, photpho, silic cũng có thể
đóng vai trò trung tâm bất đối xứng. Chẳng hạn, người ta đã phân lập được các muối amoni, các
hợp chất silic và các photphin quang hoạt của các hợp chất sau đây:

(ch3)2ch ch3

(ch3)2chch2 n ch2ch3.cl ; si ch3 ; c6h5 p


h
ch3 n-c3h7
c6h5

Tính quang hoạt còn được tìm thấy ở cả một số trường hợp phân tử không trùng với ảnh mà
không có các trung tâm bất đối xứng.

Thí dụ: axit 6,6’- đinitro điphenic

NO2 COOH COOH NO


2

NO2 COOH
COOH NO2

Hai đồng phân quang học có trị số tuyệt đối của góc quay cực bằng nhau nhưng khác dấu
được gọi là hai chất nghịch quang và chúng tạo thành một cặp nghịch quang.

Trong tự nhiên và trong các phản ứng tổng hợp nhiều khi người ta nhận được các đồng
phân đối quang cùng với nhau. Một tập hợp gồm các lượng bằng nhau của các đồng phân quay
phải và đồng phân quay trái gọi là biến thể raxemic. Ở trạng thái rắn ta còn phân biệt hỗn hợp
raxemic và hợp chất raxemic. Hỗn hợp raxemic là một hỗn hợp với lượng bằng nhau các tinh thể
của dạng quay phải và dạng quay trái, khi hình thành tinh thể từ một dung dịch biến thể raxemic
thì các dạng này kết tinh riêng rẽ. Trái lại, khi hình thành hợp chất raxemic thì các phân tử nghịch
quang kết hợp từng đôi một thành tế bào cơ bản của tinh thể, trong tế bào này luôn có một lượng
bằng nhau của các đồng phân quay phải và quay trái.

Trong trường hợp phân tử có nhiều trung tâm bất đối xứng thì số đồng phân quang học tăng
lên rất nhanh. Chẳng hạn, với phân tử có n nguyên tử cacbon bất đối khác nhau thì số đồng phân
quang học là 2n, số cặp nghịch quang và số biến thể raxemic sẽ là 2n-1. Tuy nhiên, nếu có những
trung tâm bất đối xứng giống nhau trong phân tử thì số đồng phân quang học, cũng như số cặp
nghịch quang và số biến thể raxemic sẽ ít hơn so với cách tính trên.

Thí dụ, phân tử α, β-đihiđroxibutyric.

* *
ch3-choh-choh-cooh

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


22 hữu cơ …………………………………………..22
http://www.ebook.edu.vn

Trong phân tử của nó có hai nguyên tử cacbon bất đối, do vậy sẽ có 4 đồng phân quang học,
tạo thành hai cặp nghịch quang và hai biến thể raxemic. Công thức chiếu Fisơ của các đồng phân
quang học đó như sau:

cooh cooh cooh cooh


h h oh ho h
h oh ho

h oh ho h ho h h oh

ch3 ch3 ch3 ch3

Căn cứ vào cấu hình, các chất hoạt quang có thể được chia thành hai dãy lớn: Dãy D và dãy
L. Đó là những kí hiệu dùng để chỉ cấu hình của phân tử chất hoạt quang. Căn cứ để xếp một chất
hoạt quang nào đó vào dãy D hay dãy L là các cấu hình chuẩn của phân tử glixeranđehit. Phân tử
glixeranđehit có một C*, do đó có hai cấu hình không gian khác nhau, ứng với hai đồng phân
quang học.

cho cho

h oh ho h

ch2-OH ch2-OH
D(+)glixeran®ehit L(-)glixeran®ehit

Những chất hoạt quang có 1 C*, nếu sự sắp xếp H và OH quanh nguyên tử C* giống sự sắp xếp
của D-glixeranđehit thì chất đó thuộc dãy D, nếu sự sắp xếp đó giống L-glixeranđehit thì thuộc dãy L.

Thí dụ:

cooh cooh

h oh ho h

ch3 ch3
axit d(-)lactic axit l(+)lactic

Đối với những chất có nhiều nguyên tử C* người ta cũng xếp tương tự, nhưng phải căn cứ
vào cấu hình của nguyên tử C* xa nhóm chức, trong đó nguyên tử cacbon có chỉ số oxi hoá cao
nhất.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


23 hữu cơ …………………………………………..23
http://www.ebook.edu.vn

Thí dụ:

cho cho
h oh ho h

ho h h oh
h oh ho h
h oh ho h

ch2oh ch2oh
D(+) glucoz¬ L(-) glucoz¬

Dấu (+), (-) trong các công thức chiếu là dùng để chỉ chiều quay của mặt phẳng ánh sáng
phân cực.

Trong các hợp chất khác, nhóm chuẩn có thể là SH, NH2, X, CH3.

Hiện tượng quang hoạt rất phổ biến trong các hợp chất hữu cơ, đặc biệt trong các hợp chất
tự nhiên và có ý nghĩa sinh học rất lớn. Trong tự nhiên, có nhiều chất (gluxit, axit amin, protein,
ankaloit…) là những chất quang hoạt.

c. Cấu dạng

Khái niệm các cấu dạng hay còn gọi là các hình thể của một phân tử dùng để chỉ các dạng
cấu trúc không gian của nó chỉ phân biệt nhau do quay quanh một liên kết đơn và không thể đưa
về trùng khít lên nhau. Chẳng hạn, ở phân tử etan, hai nhóm metyl có thể quay quanh trục liên kết
cacbon-cacbon và do đó phân tử có thể có vô số cấu dạng khác nhau, trong đó hai cấu dạng điển
hình là cấu dạng che khuất và cấu dạng xen kẽ. Để biểu diễn các cấu dạng người ta dùng công
thức phối cảnh hoặc thuận tiện hơn là công thức Niumen.

Cấu dạng che khuất: Cấu dạng xen kẽ:

h
h h h h h h
h h
h h
h h h
h h h h
h h h
h h
h

công thức phối cảnh công thức Niumen công thức phối cảnh công thức Niumen

Ở cấu dạng che khuất, các nguyên tử hiđro của hai nhóm metyl che khuất nhau. Ở cấu dạng
xen kẽ, các nguyên tử hiđro của hai nhóm metyl ở vào chỗ trống của nhau. Cấu dạng xen kẽ bền
hơn cấu dạng che khuất, hiệu số năng lượng giữa hai dạng này là 2,8 kcal/mol.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


24 hữu cơ …………………………………………..24
http://www.ebook.edu.vn

Ở các dẫn xuất thế 1,2 của etan ta cũng xét tương tự. Tuy nhiên, số cấu dạng điển hình ở
đây không phải là hai, mà là sáu, trong đó có ba là dạng xen kẽ và ba là dạng che khuất. Thí
dụ, ở n-butan ta có ba cấu dạng xen kẽ và ba cấu dạng che khuất như sau:

ch3 ch3 ch3 ch3ch3 h ch3 h ch3


h h ch3 h h ch3
h h ch3
h h h h h h h
ch3 h h h h h
ch3 h hh h

dạng đối (anti) các dạng lệch dạng khuất các dạng nửa khuất

Các dạng lệch và nửa khuất ở mức năng lượng như nhau. Cấu dạng ưu tiên là cấu dạng đối.
Cấu dạng này bền hơn cấu dạng lệch 0,8 kcal/mol, bền hơn cấu dạng nửa khuất 3,4 kcal/mol và
cấu dạng khuất khoảng 4,4 - 6,1 kcal/mol.

Ta gọi các cấu dạng có thể tồn tại bền vững là các đồng phân cấu dạng.

Các đồng phân cấu dạng thực tế có tồn tại và có thể nhận biết được thông qua việc khảo sát
các tính chất vật lí và hoá học, song không thể phân lập được chúng riêng biệt bởi vì chúng rất dễ
dàng chuyển hoá lẫn nhau qua việc quay quanh trục liên kết đơn.

6. ẢNH HƯỞNG TƯƠNG HỖ GIỮA CÁC NGUYÊN TỬ VÀ NHÓM NGUYÊN TỬ


TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Vấn đề ảnh hưởng tương hỗ giữa các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất
hữu cơ đã được nhà bác học Nga A. M. Butlêrôp trình bày trong thuyết “cấu tạo hoá học” năm
1861. Sau đó, Maccôpnhicôp đã phát triển thành học thuyết gọi là thuyết “ảnh hưởng tương hỗ
giữa các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ”. Nội dung của học thuyết
này được trình bày dưới dạng một số “hiệu ứng” điện tử sau đây.

6.1. HIỆU ỨNG CẢM ỨNG

Để hiểu thế nào là hiệu ứng cảm ứng, trước hết chúng ta xét một số thí dụ sau đây.

Thí dụ 1, so sánh mức độ linh động của nguyên tử hiđro trong nhóm hiđroxyl của axit
axetic và axit cloaxetic.

CH3-C-O-H Cl-CH2-C-O-H
O O

axit axetic axit cloaxetic

Ka= 1,8. 10-5 Ka= 155. 10-5

Ở cả hai axit trên đều có nhóm cacboxyl (-COOH). Trong nhóm này liên kết O-H vốn là
liên kết phân cực về phía nguyên tử oxi do nó có độ âm điện lớn hơn. Mặt khác, nhóm cacbonyl
(>C=O) cũng hút electron dùng chung trong liên kết C-O về phía mình, khiến cho nguyên tử oxi
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
25 hữu cơ …………………………………………..25
http://www.ebook.edu.vn

càng hút cặp electron dùng chung của liên kết O-H về phía nó mạnh hơn. Kết quả là liên kết O-H
càng phân cực mạnh và nguyên tử H trong nhóm -OH trở nên linh động. Ta có thể biểu diễn quá
trình đó như sau:

c o h
o

Qua hằng số Ka ta thấy tính axit của axit cloaxetic mạnh hơn rất nhiều so với axit axetic.
Nói một cách khác, nguyên tử H trong nhóm OH của axit cloaxetic linh động hơn của axit axetic.
Nguyên nhân của điều đó được giải thích như sau: Trong phân tử axit cloaxetic, nhóm cacboxyl
được liên kết trực tiếp với nhóm -CH2Cl, do ảnh hưởng của nguyên tử clo có độ âm điện lớn mà
liên kết C-Cl bị phân cực về phía nguyên tử clo. Nhờ sự phân cực này mà nguyên tử clo mang
phần điện tích âm (kí hiệu δ-), nguyên tử cacbon trong nhóm CH2 mang phần điện tích dương (kí
hiệu δ+), nguyên tử cacbon này lại hút cặp electron dùng chung giữa nó và nguyên tử cacbon
trong nhóm cacboxyl về phía nó, từ đó gây ảnh hưởng tiếp theo và cuối cùng dẫn đến liên kết O-
H trở nên rất phân cực.

δ− δ+ δ+
cl ch2 c o h
o

Ngược lại, trong phân tử axit axetic, nhóm cacboxyl liên kết với nhóm metyl (-CH3). Người
ta đã chứng minh được rằng nhóm metyl có khả năng đẩy lùi cặp electron ra xa mình. Trong
trường hợp đó nhóm metyl trung hoà bớt phần điện tích dương của nguyên tử cacbon trong nhóm
cacboxyl, từ đó gây ảnh hưởng tiếp theo làm giảm bớt sự phân cực của liên kết O-H.

δ+
ch3 c o h

Ảnh hưởng của nguyên tử clo và nhóm metyl theo kiểu như vậy được gọi là hiệu ứng cảm
ứng. Nguyên tử clo và nhóm metyl là những trung tâm gây nên hiệu ứng cảm ứng.

Thí dụ 2, xét hai phân tử propan và n-propyl clorua ta thấy rằng, khác với propan, phân tử
n-propyl clorua có liên kết C1-Cl bị phân cực mạnh về phía nguyên tử clo là nguyên tử có độ âm
điện lớn hơn.

h h h h h h
"
δ+ '
δ+ δ+ δ−
h c c c h h c c c cl
3 2 1
h h h h h h

Do đó nguyên tử clo mang một phần điện tích âm, còn nguyên tử C1 mang một phần điện
tích dương. Vì nguyên tử C1 mang một phần điện tích dương nên liên kết C1-C2 cũng bị phân cực
về phía C1, rồi đến liên kết C2-C3 cũng bị phân cực về phía C2, mặc dù sự phân cực đã yếu hơn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
26 hữu cơ …………………………………………..26
http://www.ebook.edu.vn

nhiều. Sự phân cực cũng xảy ra ở cả các liên kết C-H trong phân tử. Kết quả chung là phân tử
n-propyl clorua là phân tử phân cực.

Từ những thí dụ trên ta có thể hiểu về hiệu ứng cảm ứng như sau: Hiệu ứng cảm ứng là sự
di chuyển mây electron dọc theo mạch cacbon dưới tác dụng hút hoặc đẩy của các nguyên tử thế
hay nhóm thế; hay hiệu ứng cảm ứng là sự phân cực lan truyền các liên kết liên tiếp theo mạch
liên kết σ do sự phân cực của một liên kết nào đó.

Người ta thường dùng mũi tên thẳng ( ) để chỉ hướng lan truyền của hiệu ứng cảm ứng.

Hiệu ứng cảm ứng được kí hiệu bằng chữ I (Inductive effect). Nếu quy ước rằng trong liên
kết σ (C-H), nguyên tử H có I=0 thì những nhóm thế có khả năng hút electron mạnh hơn H được
coi là những nhóm có hiệu ứng cảm ứng âm (-I), còn những nhóm có khả năng đẩy electron
mạnh hơn H là những nhóm có hiệu ứng cảm ứng dương (+I).

δ+ δ− δ− δ+
y c h c x c
+i i=0 -i

Hiệu ứng +I thường thấy ở các nhóm ankyl và các nhóm mang điện tích âm. Nhóm ankyl
càng lớn, càng phân nhánh hiệu ứng +I càng lớn. Trong các nhóm mang điện tích âm, độ âm điện
càng nhỏ hiệu ứng +I càng lớn.

ch3 ch3
-ch3 < -ch2-ch3 < -ch < -c ch3
ch3 ch3

-o < -s < -se


Hiệu ứng -I thường thấy ở các nhóm không no, các nhóm mang điện tích dương và các
nhóm ứng với những nguyên tố có độ âm điện lớn. Nói chung, các nhóm càng không no, có độ
âm điện càng lớn thì hiệu ứng -I càng lớn.
-c cr > -cr=cr2 > -cr2-cr3

-f > -cl > -Br > -I

-or2 > -or ; -NR3 > -NR2

-or2 > -sr2 > SeR2 , ...


Đặc tính quan trọng nhất của hiệu ứng cảm ứng là nó giảm rất nhanh khi mạch các liên kết
σ kéo dài. Thí dụ, phân tử axit butyric:
γ β α
ch3 - ch2 - ch2 - c - o - h
=

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


27 hữu cơ …………………………………………..27
http://www.ebook.edu.vn

Nếu thay thế một nguyên tử H ở các vị trí α, β, γ bằng nguyên tử clo thì làm cho lực axit
tăng lên. Nếu nguyên tử clo ở vị trí α lực axit tăng 92 lần, nếu ở vị trí β lực axit tăng 6 lần, còn
nếu ở vị trí γ lực axit chỉ tăng có 2 lần so với lực axit của axit butyric.

6.2. HIỆU ỨNG LIÊN HỢP

Hiệu ứng liên hợp chỉ đặc trưng cho các phân tử có chứa hệ liên hợp.

Phân tử có chứa hệ liên hợp là những phân tử t.rong đó có các liên kết bội luân phiên liên
kết đơn π-π) hoặc những phân tử trong đó còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử có cặp electron
không phân chia (cặp electron tự do, chưa tham gia liên kết) cách liên kết π bằng một liên kết
đơn.

Thí dụ: Các phân tử sau đây có chứa hệ liên hợp:

ch2 = ch - ch = ch2 ; ch2 = ch - ch = ch - ch =O

ch3 - c - nh2 ; ch2 = ch -cl


=

o
oh
;

Ở các hệ liên hợp như vậy có một cơ chế chuyển dịch electron đặc trưng cho obitan phân tử
của hệ liên hợp, khác hẳn cơ chế chuyển dịch cảm ứng ở trên. Để biểu diễn chiều chuyển dịch
điện tử trong hệ liên hợp người ta dùng mũi tên cong.

Thí dụ: Phân tử liên hợp but-1,3-đien ở trạng thái bình thường không phân cực, 4 electron p
của 4 nguyên tử cacbon đã xen phủ lẫn nhau, pha hoà chung vào nhau để tạo thành một obitan
phân tử π duy nhất giải tỏa đều trên cả 4 nguyên tử cacbon.

+
CH2 CH CH CH2
-

CH2 CH CH CH2

Nếu thay thế một nguyên tử H ở nhóm -CH2 bằng nhóm -CHO chẳng hạn thì nhóm này sẽ tham
gia liên hợp với obitan phân tử π của butađien. Nhờ đặc tính phân cực sẵn có của nhóm -CHO, toàn
bộ obitan phân tử π mới hình thành của phân tử bị dịch chuyển một phần về phía nguyên tử ôxi.
Ta nói ở đây có hiệu ứng liên hợp π-π.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


28 hữu cơ …………………………………………..28
http://www.ebook.edu.vn

++

CH2 CH CH CH CH O
-

CH2 CH CH CH CH O

Một thí dụ khác, trong phân tử vinyl clorua:

ch2 = ch - cl

Nguyên tử clo còn ba cặp electron p tự do chưa tham gia liên kết. Một trong ba cặp này có
trục song song với trục của các electron tại vùng nối đôi, vì vậy chúng sẽ tham gia liên hợp với
nhau để tạo thành obitan phân tử mới. Toàn bộ obitan phân tử mới này bị đẩy lệch về phía
nguyên tử C2.

ch2 = ch cl

Hiệu ứng liên hợp trong trường hợp này là hiệu ứng liên hợp p-π.

Vậy, hiệu ứng liên hợp là hiệu ứng dịch chuyển mây electron π trong hệ liên hợp dưới ảnh
hưởng hút hoặc đẩy electron của các nhóm thế.

Hiệu ứng liên hợp được kí hiệu bằng chữ C (conjugate effect). Người ta cũng phân biệt hiệu
ứng liên hợp thành hai loại: Hiệu ứng liên hợp âm (-C) và hiệu ứng liên hợp dương (+C).

Những nhóm thế có khả năng hút electron gây ra hiệu ứng liên hợp âm, thường là những
nhóm thế không no như các nhóm -NO2, -CN, -CHO, -COOH, >C=O, >C=NH ...Hướng chuyển
dịch electron trong hệ liên hợp có chứa nhóm với hiệu ứng -C được mô tả như sau:

c c c y

Dãy nhóm thế sau đây gây ra hiệu ứng -C giảm dần:

-no2 > -cho > -c-r > -c-oh


=

o o

Các nhóm thế có khả năng đẩy electron gây ra hiệu ứng liên hợp dương, đó là các nhóm thế
có cặp electron p tự do như các halôgen (-X), -NH2, -OCH3, ...Hướng chuyển dịch electron theo
hướng đi về phía liên kết π.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
29 hữu cơ …………………………………………..29
http://www.ebook.edu.vn

x c c

Dãy nhóm thế sau đây gây ra hiệu ứng +C giảm dần:

- F > - Cl > - Br > -I > -OH > - NH2

Ngoài những nhóm thế luôn luôn biểu hiện hiệu ứng -C hoặc +C, còn có một số nhóm có
hiệu ứng liên hợp với chiều thay đổi tuỳ thuộc vào bản chất của nhóm thế liên kết với chúng. Đó
là các nhóm như vinyl (CH2=CH-), phenyl (C6H5-), etinyl (CH ≡C-) ...

Thí dụ:

o
n nh2
o

+c -c -c +C

Một số nhóm thế như các halogen, -NH2, -OH, vv…đồng thời gây hai hiệu ứng +C và -I
ngược chiều nhau. Trong những trường hợp như vậy, nói chung +C > -I và hiệu ứng +C quyết
định cả khả năng lẫn chiều hướng phản ứng. Riêng trường hợp các halogen, do có độ âm điện
lớn nên -I > +C, hiệu ứng -I quyết định khả năng phản ứng, nhưng hiệu ứng +C quyết định chiều
hướng của phản ứng.

Xét về đặc tính của hiệu ứng liên hợp người ta thấy rằng khác với hiệu ứng cảm ứng, hiệu
ứng liên hợp chỉ thay đổi rất ít nếu tăng chiều dài mạch liên hợp. Đặc tính nữa là hiệu ứng liên
hợp chỉ xuất hiện trên hệ liên hợp phẳng hay gần phẳng, tức là hệ liên hợp trong đó trục của các
ocbitan π và p song song hay gần như song song với nhau.

HÖ π−π ph¼ng HÖ π−π kh«ng ph¼ng


xen phñ kh«ng xen phñ

6.3. HIỆU ỨNG SIÊU LIÊN HỢP

Trong hệ thống những phân tử có chứa những liên kết C-H đứng cách liên kết kép bởi liên
kết đơn C-C như:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


30 hữu cơ …………………………………………..30
http://www.ebook.edu.vn

H H H
-C-C=C ; -C-C N ; -C-C=O

Ở những hệ thống như vậy có sự liên hợp giữa cặp electron π của liên kết kép với cặp
electron σ của liên kết C-H (dùng mũi tên cong đi từ liên kết C-H đến liên kết C- C để chỉ sự liên
hợp đó). Sự liên hợp như vậy được gọi là hiệu ứng siêu liên hợp hay hiệu ứng liên hợp σ-π.

H H H
C c c ; C c N ; C c O

Hiệu ứng siêu liên hợp được kí hiệu bằng chữ H (hyperconjugate effect). Hiệu ứng siêu liên
hợp tăng theo số lượng liên kết C-H ở vị trí α của nhóm ankyl.

- CH3 > - CH2- CH3 > -CH(CH3)2 > - C(CH3)3

Trên đây chúng ta đã đề cập đến ba loại hiệu ứng chính thường được biểu hiện trong các
hợp chất hữu cơ. Việc xem xét các hiệu ứng này cho phép ta tiên đoán được khả năng phản ứng
và những chiều hướng chính sẽ xảy ra của các phản ứng hữu cơ, đồng thời còn cho phép giải
thích đượcnhiều tính chất của các hợp chất hữu cơ. Vì vậy hiểu được chúng là rất cần thiết để
nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và các phản ứng hữu cơ.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


31 hữu cơ …………………………………………..31
http://www.ebook.edu.vn

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Các loại đồng phân? Biểu diễn các đồng phân bằng công thức cấu tạo hoặc cấu hình
không gian thích hợp.
2. Các loại hiệu ứng điện tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. Ứng dụng của việc xét các
hiệu ứng điện tử trong hoá học hữu cơ.
3. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của các hợp chất có công thức phân tử
C6H12; C4H8; C2H4O2; C3H6O.
4. Cấu hình không gian và gọi tên các đồng phân hình học của các hợp chất sau:
But-2-en
2-metylbut-2-enoic
1,2- điclo xiclopropan
But-2-enđioic
5. Công thức chiếu Fisơ và gọi tên các đồng phân quang học của các hợp chất sau:
Axit lactic
Alanin
Anđehit glixeric
Serin
Glucozơ
Fructozơ
6. So sánh tính linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau và giải
thích bằng các hiệu ứng điện tử:

HOH; C2H5OH; HCOOH

7. So sánh tính axit của các axit sau và giải thích:


HCOOH; CH3- CH2- COOH; CH3- CH2-CH2- COOH và CH3- CH- COOH
CH3

CH3- CH2- CH2- COOH; CH2= CH- CH2- COOH và CH3- CH= CH- COOH
CH3- CH2- COOH; CH3- CH- COOH và CH2- CH2 - COOH
Cl Cl

8. So sánh sự phân cực của liên kết C- Cl giữa các hợp chất sau và giải thích.

CH3
CH3- CH2- CH2- Cl; CH3- CH- Cl và CH3- C- Cl
CH3 CH3

CH3- CH2- Cl và C6H5- Cl


9. Xét chiều phân cực của các liên kết π trong các hợp chất sau đây và giải thích.
Pent- 2-en
2- metylbut-2-en

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


32 hữu cơ …………………………………………..32
http://www.ebook.edu.vn

Vinyl clorua
Allyl clorua

Chương II

HIĐROCACBON

Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ gồm các nguyên tử cacbon và hiđro. Các
nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành mạch cacbon.

Tuỳ theo cấu tạo mạch cacbon người ta chia hiđrocacbon thành: Hiđrocacbon dãy không
vòng (hiđrocacbon axiclic) và hiđrocacbon dãy vòng (hiđrocacbon xiclic).

Trong mỗi dãy, tuỳ thuộc bản chất của liên kết giữa cacbon và cacbon có thể chia
hiđrocacbon thành ankan, anken, ankađien, ankin, xiclo anken, xiclo anken, hiđrocacbon thơm.

Trong chương này chúng ta chỉ đề cập đến một số hiđrocacbon chính, đó là hiđrocacbon no,
hiđrocacbon không vòng chưa no và hiđrocacbon thơm.

1. HIĐROCACBON NO (ANKAN, XICLOANKAN)

Hiđrocacbon no bao gồm ankan và xicloankan.

Trong phân tử hiđrocacbon no, các nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nhau bằng liên
kết xích ma (σ).

An kan là hiđrocacbon mạch không vòng có công thức chung là CnH2n+2 ( n ≥1).

Xicloankan là hiđrocacbon mạch vòng có công thức chung là CnH2n ( n ≥3).

1.1. CÁCH GỌI TÊN VÀ ĐỒNG PHÂN

a. Tên gọi thông thường

Các ankan có tận cùng là đuôi “an” (nghĩa là no). Bốn chất đầu của dãy đồng đẳng có tên
gọi không hệ thống:

CH4 C2H6 C3H8 C4H8


metan etan propan butan

Những ankan tiếp theo gọi tên theo thứ tự:

Chữ số Hilạp chỉ số nguyên tử cacbon + an

Thí dụ:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
33 hữu cơ …………………………………………..33
http://www.ebook.edu.vn

C5H12 C6H14 C7H16


pentan hexan heptan
C8H18 C9H20 C10H22
octan nonan đecan

Để chỉ hiđrôcacbon không phân nhánh thường thêm tiếp đầu ngữ “n” (normal) hoặc không
có. Tiếp đầu ngữ “iso” để gọi những hợp chất có hai nhóm metyl ở đầu mạch không phân nhánh,
còn tiếp đầu ngữ “neo” để chỉ hợp chất có 3 nhóm metyl ở đầu mạch không phân nhánh.

Thí dụ: CH3


CH3- CH2 -CH2- CH2- CH3 CH3 - CH- CH2- CH3 CH3- C- CH3
CH3 CH3
n-pentan isopentan neopentan

b. Tên gốc và bậc của gốc

Trong hợp chất hữu cơ thường gặp những nhóm nguyên tử được xem như một đơn vị cấu
trúc có thành phần, số lượng tương tự ankan, chỉ ít hơn một nguyên tử hiđro được gọi là gốc
ankyl (công thức chung CnH2n+1-). Tên gốc ankyl giống ankan tương ứng chỉ thay đuôi “an” bằng
đuôi “yl”.

Thí dụ:
CH3- C2H5- C3H7-
metyl etyl propyl

Dựa vào bậc của nguyên tử cacbon mang hoá trị tự do, các gốc ankyl lại được chia thành:
gốc ankyl bậc I, gốc ankyl bậc II, gốc ankyl bậc III.
Thí dụ:
CH3-CH2-CH2-CH2- CH3- CH2 - CH-
CH3
n- butyl (gốc bậc I) sec- butyl (gốc bậc II)
CH3 - CH - CH2- CH3
CH3 CH3- C-
CH3
iso- butyl (gốc bậc I) tert- butyl (gốc bậc III)

c. Tên gọi IUPAC

Danh pháp hệ thống hoá đầy đủ nhất là danh pháp IUPAC của hiệp hội hoá học quốc tế và
ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry). Nguyên tắc gọi tên ankan theo
IUPAC bao gồm các điểm sau:
- Tên của ankan được kết thúc bằng “an”.
- Mạch chính được chọn là mạch cacbon dài nhất không phân nhánh. Những nhóm
ankyl kết hợp với mạch chính được xem như nhóm thế.
- Việc đánh số mạch chính được tiến hành từ phía nào đó sao cho tổng các chỉ số của
nhóm thế là bé nhất. Mỗi nhóm thế có chỉ số tương ứng với vị trí của nó trong mạch.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


34 hữu cơ …………………………………………..34
http://www.ebook.edu.vn

- Trường hợp có các nhóm thế giống nhau ở cùng một nguyên tử cacbon hoặc ở các
nguyên tử cacbon khác nhau thì phải ghi số chỉ của mỗi một nhóm thế trong chúng.
- Gọi tên theo thứ tự:

Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính

Khi có mặt nhiều nhóm thế khác nhau thì thứ tự gọi tên có thể theo thứ tự tăng dần tính
phức tạp của nhóm thế hoặc theo a, b, c.

Thí dụ:

CH3 - CH - CH - CH2 - CH2 - CH3 CH3


CH3 CH3 CH3 -C - CH - CH2 - CH2 - CH3
CH3 CH2-CH3

2,3 -đimetyl hexan 2,2-đimetyl-3-etyl-hexan

Các xicloankan được gọi tên theo cách gọi IUPAC. Mạch chính luôn phải là mạch vòng.
Việc đánh số chỉ được tiến hành đối với các xicloankan có hai nhánh trở lên. Bắt đầu đánh số từ
nguyên tử cacbon liên kết với nhánh đơn giản nhất và theo chiều sao cho tổng số số chỉ vị trí
mạch nhánh là nhỏ nhất, sau đó gọi tên theo thứ tự:

Vị trí nhánh + tên nhánh + xiclo + tên ankan tương ứng

Thí dụ:

CH3 CH3
CH2 -CH3

mªtylxicl«hexan 1-mªtyl-2-ªtylxicl«pentan

d. Đồng phân

Các ankan có ba loại đồng phân chính là đồng phân mạch cacbon, đồng phân quang học và
đồng phân hình thể.
Thí dụ 1: Các đồng phân về cấu tạo mạch cacbon của pentan.
CH3
CH3- CH2 -CH2- CH2- CH3 CH3 -CH- CH2- CH3 CH3- C- CH3
CH3 CH3
n- pentan isopentan neopentan
Thí dụ 2: C7H16 có hai công thức cấu tạo chứa nguyên tử cacbon bất đối, do đó có các đồng
phân quang học.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


35 hữu cơ …………………………………………..35
http://www.ebook.edu.vn

* -CH -CH -CH


CH3 -CH2-CH 2 2 3
CH3
CH3
*
CH3 -CH -CH -CH2 -CH3
CH3
Thí dụ 3: Đồng phân cấu dạng của n-butan
CH3 CH3CH3
H H
H
H H H H
CH3 H
d¹ng ®èi cña butan d¹ng khuÊt cña butan
Xicloankan có số đồng phân nhiều hơn số đồng phân của ankan. Xicloankan có các loại
đồng phân sau:
- Đồng phân về cấu tạo mạch cacbon ở phần nhánh
Thí dụ:
CH3
CH2 -CH2 -CH3 CH -CH3

n propylxiclopentan isopropylxiclopentan
- Đồng phân về cấu tạo mạch vòng
Thí dụ:

CH3

metylxiclopentan xiclohexan
- Đồng phân về vị trí nhánh
Thí dụ:
CH3 CH3
CH2 -CH3

CH2 -CH3
1-metyl-2-etyl xiclohexan 1-metyl-4-etyl xiclohexan
- Đồng phân hình học
Thí dụ:
CH3 CH3
CH3
CH3
cis -1,2-®imetyl trans -1,2-®imetyl
xiclopropan xiclopropan

1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


36 hữu cơ …………………………………………..36
http://www.ebook.edu.vn

a. Phản ứng Vuyêc- Fittic

Nguyên tắc của phương pháp này là cho dẫn xuất halôgen tác dụng với kim loại Na.
0
CH3 - CH -Cl + 2 Na + Cl - CH -CH3 t CH3 - CH2 - CH -CH3 + 2NaCl
2
CH3 CH3
CH2 -CH2 - CH2 + 2 Na t0 + 2NaBr
Br Br

b. Phản ứng đêcacboxyl hoá

Ở điều kiện nhiệt độ cao và có xúc tác, axit cacboxylic bị loại CO2 tạo thành ankan.

Thí dụ:

CH3 - CH2-COOH t0 CH3 - CH3 + CO2


xt
O
CH2 - CH2-C OH MnO , t0 CH2 - CH2 CH2 - CH2
2 C =O [H] CH2
CH2 - CH2-C OH - H2O, -CO2 CH2 - CH
2 Zn + HCl CH2 - CH2
O - H 2O

Thông thường người ta tiến hành đêcacboxyl hoá muối cacboxylat.

Thí dụ:

CH3COONa + NaOH r¾n CaO CH + Na CO


4 2 3
t0
O
CH2 - CH2-C O CH2 - CH2 CH2 - CH2
Ca t0 [H]
CH2 - CH2-C C =O CH2
O -CaCO3 CH2 - CH Zn + HCl CH2 - CH2
2
O - H2O

c. Điện phân dung dịch muối natri của axit monocacboxylic

®p R -R + 2 NaOH + 2 CO + H
2 RCOONa + 2 H2O 2 2

1.3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Ankan là những chất không màu, không mùi, ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi
hữu cơ, có khối lượng riêng nhỏ hơn 1,0.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


37 hữu cơ …………………………………………..37
http://www.ebook.edu.vn

Bốn chất đầu của dãy đồng đẳng là chất khí, những ankan có từ 5-17 nguyên tử cacbon
trong phân tử là chất lỏng, từ C18H28 trở lên là những chất rắn.

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng mạch cacbon. Các đồng phân
mạch nhánh có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân mạch thẳng. nhiệt độ sôi càng thấp nếu số nhánh
càng nhiều và càng gần đầu mạch chính.

Xicloankan cũng là những chất không màu, không mùi có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi
của ankan tương ứng. Xiclopentan và xiclohexan là những chất lỏng, còn các xicloankan cao hơn
là những chất rắn.

1.4. CẤU TẠO

Trong phân tử ankan và xiclôankan các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hoá sp3. Bốn
obitan lai hoá sp3 của nguyên tử cacbon có hình dạng, mức năng lượng như nhau hướng về bốn
đỉnh của một tứ diện đều. Góc hoá trị là 109028’. Bốn obitan lai hoá sp3của nguyên tử cacbon này
tạo với obitan sp3 của nguyên tử cacbon khác hoặc với obitan s của nguyên tử hiđrô bốn liên kết
σ. Do trong phân tử ankan chỉ gồm các liên kết σ bền vững nên ankan khó tham gia các phản ứng
hoá học.

Hình 2.1. Các liên kết σ trong phân tử metan và etan

Trong phân tử xicloankan cũng chỉ gồm các liên kết σ bền vững, nhưng do mạch cacbon
đóng vòng làm cho góc liên kết bị thay đổi so với góc hoá trị 109028’, dẫn đến độ bền của các
xicloankan thay đổi. Các xicloankan có số cạnh của vòng khác nhau, góc liên kết khác nhau, độ bền
sẽ khác nhau.

Để giải thích độ bền khác nhau của các xicloankan, năm 1885 Anđônphơ Bayer đã đưa ra
thuyết sức căng Bayer. Nội dung của thuyết sức căng Bayer như sau:

- Mọi nguyên tử cacbon tạo vòng cùng nằm trên một mặt phẳng, nghĩa là vòng có cấu tạo
phẳng.
- Góc hoá trị bền là góc 109028’. Các góc hoá trị của vòng lớn hơn hay nhỏ hơn 109028’
đều làm cho liên kết cacbon-cacbon kém bền vì nó phải chịu một lực “căng ra” hay “ép
lại”. Góc căng hay góc ép càng lớn vòng càng kém bền và khả năng phản ứng của vòng
càng lớn.

Góc căng hay ép được tính bằng biểu thức:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


38 hữu cơ …………………………………………..38
http://www.ebook.edu.vn

109028' -β
α=
2

Trong đó: α là góc căng hay góc ép

β là góc của vòng

Kết quả tính độ chênh lệch góc hoá trị của một số xicloankan như sau:

n 3 4 5 6 7 8
α +24044 +9044 +0044 -5016 -9033 -12051

Như vậy sức căng lớn nhất là xiclopropan, nhưng sức căng này giảm bớt một chút do những
obitan lai hoá của nguyên tử cacbon bị xen phủ theo dạng liên kết hình quả chuối.

1600 600

Hình 2.2. Liên kết hình quả chuối

Liên kết này kém hiệu quả, là trung gian giữa liên kết σ và liên kết π. Điều đó cho phép giải
thích xiclopropan có khuynh hướng tham gia phản ứng cộng hợp mở vòng.

Khi tăng kích thước của vòng độ chênh lệch của góc hoá trị so với góc lí tưởng giảm.
Nhưng xiclohexan có góc của vòng là 1200, vậy nó phải có sức căng lớn hơn xiclopentan. Kết
luận này mâu thuẫn với tính chất. Sở dĩ như vậy là vì thuyết sức căng Bayer dựa vào giả thuyết
cấu tạo phẳng của mọi hệ thống xicloankan. Thực tế chúng có sự sắp xếp không gian không
phẳng của các nguyên tử cacbon trong vòng, do đó sức căng giảm.

1.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Ở điều kiện thường các ankan kém hoạt động hoá học, chúng không phản ứng với kiềm
đặc, axit đặc và các chất oxi hoá như kali pecmanganat, kali bicromat. Ở nhiệt độ cao hoặc trong
những điều kiện đặc biệt ankan tham gia một số phản ứng, trong đó phản ứng thế, phản ứng huỷ
là những phản ứng quan trọng nhất.

a. Phản ứng thế

Quan trọng hơn cả là phản ứng halogen hoá, đó là phản ứng thay thế nguyên tử hiđro của
ankan bằng nguyên tử halogen. Phản ứng chỉ thực hiện được khi có ánh sáng khuếch tán hoặc
nhiệt độ cao.
Phương trình phản ứng tổng quát:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
39 hữu cơ …………………………………………..39
http://www.ebook.edu.vn


RH + X2 (t0) RX + HX

Để thấy rõ trung tâm phản ứng, ta có thể biểu diễn dưới dạng sau:

C - H + X2 hν C -X + HX
(t0)

Ở đây, X2 là F2, Cl2, Br2, I2.

Phản ứng xảy ra theo cơ chế thế gốc (SR)qua các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khơi mào phản ứng. Do tác dụng của ánh sáng tử ngoại
hoặc nhiệt độ cao, liên kết giữa hai nguyên tử halogen bị cắt đứt theo kiểu đồng li tạo
thành hai nguyên tử halogen hoạt động, mỗi nguyên tử halogen mang một điện tử tự do:


X X 2X

- Giai đoạn tiếp theo, nguyên tử halogen hoạt động tác dụng với ankan cắt đứt đồng li liên
kết C-H tạo ra một gốc cacbô tự do, gốc này phản ứng tiếp với phân tử halogen khác tạo
ra dẫn xuất halogen và nguyên tử halogen hoạt động. Phản ứng tiếp tục xảy ra lặp đi lặp
lại theo kiểu phản ứng dây chuyền. Giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn phát triển
mạch.
C-H +X C + HX

C + X2 CX + X
- Phản ứng dừng lại khi xảy ra một trong số các phản ứng sau:
X + X X2

C + C C C

C + X C -X

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tắt mạch.


Khả năng tham gia phản ứng halogen hoá giảm dần từ flo đến iôt. Flo phản ứng cực kì
mãnh liệt với ankan cho sản phẩm của phản ứng huỷ do tất cả các liên kết C-C và C-H đều bị cắt
đứt.
Các ankan có các nguyên tử cacbon bậc khác nhau trong phân tử khi tham gia phản ứng sẽ cho
nhiều sản phẩm, nhưng sản phẩm thế nguyên tử hiđro của nguyên tử cacbon bậc cao là sản phẩm
chính.
Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


40 hữu cơ …………………………………………..40
http://www.ebook.edu.vn

Cl

2 CH3 -CH -CH3 + 2Cl2 CH3 -C -CH3 + CH3 -CH -CH2Cl + 2 HCl
CH3 CH3 CH3
s¶n phÈm chÝnh s¶n phÈm phô

b. Phản ứng cộng hợp của xicloankan

Các vòng 3, 4 cạnh kém bền, có tính chất giống anken, chúng dễ dàng tham gia các phản
ứng cộng hợp mở vòng.
Thí dụ:
CH2
+ Br2 Br -CH2 -CH2 -CH2 -Br
H2 C CH2

c. Phản ứng oxi hoá

Ở điều kiện bình thường các ankan không bị oxi hoá bởi oxi không khí, các chất oxi hoá
mạnh như H2SO4 đặc, KMnO4…Nhưng ở nhiệt độ cao, các ankan bị oxi hoá để tạo thành sản
phẩm chứa oxi. Khi đun nóng từ 100 - 1600C với sự có mặt của các chất xúc tác (KMnO4,
Na2CO3…) các ankan bị oxi hoá bởi oxi không khí để tạo thành các axit.

Thí dụ:

100 -1600C
CH3 -(CH2)16 -CH3 + 3 O2 2CH3 -(CH2)16 -COOH + 2 H2O

Trong một số trường hợp có thể gây nên sự đứt mạch cacbon.

O2,xt
CH3 -(CH2)n -CH3 CH3 -(CH2)x -COOH
CH3 -(CH2)y -COOH

Khi có mặt oxi dư, các ankan bị cháy tạo thành khí CO2 và H2O, đồng thời giải phóng một
lượng nhiệt lớn.

Thí dụ:

CH4 + 2 O 2 CO2 + 2 H2O +885Kj

Chính vì thế mà một số ankan được dùng làm nhiên liệu đốt.

d. Phản ứng huỷ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


41 hữu cơ …………………………………………..41
http://www.ebook.edu.vn

Ở nhiệt độ cao, không có oxi không khí, các ankan bị phân huỷ gãy mạch tạo thành các ankan
và các hiđrocacbon không no (anken) có mạch ngắn hơn. Quá trình này được gọi là quá trình
crăckinh.
cr¨ckinh
CnH 2n+2 CxH 2x+2 + CyH 2y
ankan anken

2 CH3-CH2-CH2-CH3 CH3-CH=CH2 + CH4 + CH2=CH2 + CH3-CH3

Phản ứng này được dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ để điều chế xăng.

2. HIĐROCACBON KHÔNG VÒNG CHƯA NO (ANKEN, ANKAĐIEN, ANKIN)

Hiđrocacbon chưa no là những hiđrocacbon mà trong phân tử có một hay nhiều liên kết pi
(π). Những hiđrocacbon thuộc loại này chủ yếu gồm có: anken, ankađien, ankin.

Anken là hiđrocacbon chưa no, mạch hở có một liên kết đôi trong phân tử. Công thức
chung là CnH2n (n≥2).

Các anken lập thành một dãy đồng đẳng, đứng đầu dãy đồng đẳng là êtylen (C2H4).

Ankađien là hiđrocacbon chưa no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử. Công thức
chung là CnH2n -2 (n≥3). Tuỳ theo vị trí của hai liên kết đôi người ta phân ankađien thành ba loại:

- Ankađien có hai liên kết đôi cách xa nhau

Thí dụ: CH2=CH - CH2 - CH2 - CH=CH2

hex-1,5-đien

- Ankađien có hai liên kết đôi liền nhau

Thí dụ: CH2=C = CH2 CH3- CH = C = CH2

prop-1,2-đien but-1,2-đien

- Ankađien có hai liên kết đôi xen kẽ một liên kết đơn (ankađien liên hợp)

Thí dụ: CH2=CH - CH = CH2 CH2=C - CH = CH2


CH3
but-1,3 -đien 2-metylbut-1,3-đien
(iso pren)

- Ankin là hiđrocacbon chưa no, mạch hở có một liên kết ba trong phân tử. Công thức
chung là CnH2n -2 (n≥2). Chúng lập thành một dãy đồng đẳng, đứng đầu dãy đồng
đẳng là axetylen (C2H2).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


42 hữu cơ …………………………………………..42
http://www.ebook.edu.vn

2.1. CÁCH GỌI TÊN VÀ ĐỒNG PHÂN

a. Tên gọi thông thường

Cách gọi tên này chỉ áp dụng cho các hiđrôcacbon không vòng, chưa no đơn giản, có một
liên kết đôi. Người ta gọi tên ankan tương ứng rồi thay đuôi “an” bằng đuôi “ylen”.

Thí dụ:

CH2=CH2 CH3-CH=CH2 CH3-C=CH2


CH3
etylen propylen isobutylen

Một số ankađien có tên gọi hệ thống như sau:

CH2=C=CH2 CH2=CH-CH=CH2 CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2 CH2=C-


CH=CH2
CH3
allen đivinyl điallyl isopren
Đối với các ankin, người ta lấy axetilen làm chất gốc, còn các đồng đẳng của axetilen được
coi là dẫn xuất thế của axetilen khi thế nguyên tử hiđrô trong axetilen bằng gốc ankyl và gọi tên
như sau:
Tên gốc ankyl + axetilen
Thí dụ:
CH3-C ≡CH CH3-C ≡C-CH3
metyl axetilen đimetyl axetilen

b. Tên gọi IUPAC

Để gọi tên các hiđrocacbon không vòng chưa no theo tên gọi IUPAC, thứ tự các bước tương
tự như để gọi tên ankan, nhưng chỉ khác:

- Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất chứa liên kết kép.
- Đánh số thứ tự cacbon trên mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết kép nhất.
- Mạch chính có tên gọi của ankan tương ứng bỏ đuôi “an”, số chỉ vị trí liên kết kép và đuôi
“en”, “đien” hoặc “in”.

Thí dụ:

CH3-CH=CH-CH3 CH2=C-CH=CH2 CH3 –C ≡C-CH-CH3


CH3 CH3
but-2-en 2-metylbut-1,3-đien 4-metyl pent-2-in

Các gốc chứa liên kết đôi có tên gọi chung là ankenyl. Cần chú ý tên gọi thông dụng của
một số ankenyl sau đây:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
43 hữu cơ …………………………………………..43
http://www.ebook.edu.vn

CH2=CH- CH2=CH-CH2- CH2=C-


CH3
vinyl allyl iso- propenyl
CH2= CH3-CH=
metylen etyliđen
Gốc hoá trị một của ankin gọi là ankinyl.
CH=C - CH=C -CH2 -
etinyl prop-2-inyl

c. Đồng phân

Các hiđrocacbon chưa no có các loại đồng phân:

- Đồng phân về cấu tạo mạch cacbon

Thí dụ:
CH3-CH-CH=CH2 CH3-CH2-CH2-CH=CH2
CH3
3-metyl but-1-en pent-1-en
(isopentylen) (pentylen)

- Đồng phân về vị trí liên kết kép

CH3 -CH2 -C=CH CH3 -C=C -CH3

but-1-in but-2-in

- Đồng phân hình học

CH3 H CH3 CH2 -CH3


C =C C =C
H CH2 -CH3 H H
trans-pent-2-en cis-pent-2-en

2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

a. Đi từ dẫn xuất halogen

Các hiđrocacbon chưa no có thể điều chế bằng cách loại HX của dẫn xuất halogen trong
môi trường kiềm/rượu:

CH3 -CH -CH -CH3 KOH CH - CH =C -CH + HBr


r−îu 3 3
Br CH3 CH3
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
44 hữu cơ …………………………………………..44
http://www.ebook.edu.vn

CH3 -CH2 -CHCl2 KOH CH - C =C + 2 HCl


3
r−îu

CH2 -CH2 -CH2 -CH2 KOH CH = CH -CH =CH + 2 HBr


r−îu 2 2
Br Br

b. Đi từ ancol

Các hiđrocacbon chưa no có thể điều chế bằng cách loại nước của ancol trong điều kiện có
H2SO4 đặc làm chất hút nước ở nhiệt độ trên 1700C.

H2SO4 ®
CH3 -CH2 -OH CH2 = CH2 + H2O
>1700C
H SO ®
CH3 -CH -CH2 -OH 2 04 CH3 - C = CH + 2H2O
>170 C
OH
H SO ®
CH2 -CH2 -CH2 -CH2 2 04 CH2 = CH - CH =CH2 + 2H2O
>170 C
OH OH

Khi có mặt Al2O3 và nhiệt độ thích hợp có thể tổng hợp được but-1,3-đien từ ancol etylic.

Al2O3
2 CH3 -CH2 -OH CH2 = CH - CH =CH2 + 2H2O + H2
t0

c. Các phương pháp riêng điều chế axetilen

CaC2 + 2 H2O Ca(OH)2 + C2H2


0
1500 C
2 CH4 CH =CH + 3 H2

2.3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Các anken từ C2H4 đến C4H8 là chất khí, từ C5H10 đến C16H32 là chất lỏng, còn lại từ C17H34
trở lên là những chất rắn. Các anken có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với ankan
tương ứng. Nhiệt độ sôi của đồng phân cis cao hơn đồng phân trans, còn nhiệt độ nóng chảy thì
ngược lại.
Các ankin tính chất vật lí cũng tương tự như anken. Khi trọng lượng phân tử của các ankin
tăng lên thì nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy, tỷ trọng cũng tăng.

2.4. CẤU TẠO

a. Cấu tạo của các anken


Hai nguyên tử cacbon ở liên kết đôi ở trạng thái lai hoá sp2. Ba obitan lai hoá sp2 của
nguyên tử cacbon ở nối đôi hình thành ba liên kết σ, trong đó có một liên kết σ (C-C) hình thành
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
45 hữu cơ …………………………………………..45
http://www.ebook.edu.vn

do sự xen phủ của obitan sp2- sp2 và hai liên kết σ khác có thể là liên kết σ (C-H) do sự xen phủ
của obitan sp2- s hoặc liên kết σ (C-C) do sự xen phủ của obitan sp2 của cabon ở nối đôi và sp3
của cacbon. Mỗi nguyên tử cacbon ở liên kết đôi còn lại một obitan 2pz chưa tham gia lai hoá,
chúng có trục vuông góc với mặt phẳng chứa liên kết σ, song song với nhau, có spin ngược chiều
nhau, chúng xen phủ với nhau hình thành liên kết π. Do đó liên kết đôi gồm một liên kết σ và
một liên kết π. Vì trong phân tử có chứa liên kết π kém bền, dễ dàng bị phá vỡ để tham gia các
phản ứng cộng hợp, oxi hoá và trùng hợp.

H H
C C
H H

Hình 2-3. Liên kết σ trong phân tử etylen Hình 2-4. Liên kết π trong phân tử etylen
b. Cấu tạo của ankađien
Các ankađien có cấu tạo tương tự như anken. Riêng các ankađien liên hợp các điện tử π đã
liên hợp với nhau tạo thành một obitan phân tử π duy nhất giải toả trên toàn bộ hệ liên hợp.

H
H
H
H H
H

Hình 2-5: Liên kết π trong phân tử but-1,3-đien

c. Cấu tạo của ankin

Hai nguyên tử cacbon ở liên kết ba ở trạng thái lai hoá sp. Hai obitan lai hoá sp tạo thành
hai liên kết σ, trong đó có một liên kết σ (C-C) hình thành do sự xen phủ của hai obitan lai hoá
sp, và một liên kết σ, do sự xen phủ của obitan lai hoá sp của cacbon ở nối ba với obitan s của
nguyên tử hiđrô hoặc hình thành do sự xen phủ của hai obitan lai hoá sp với sp3.
Mỗi nguyên tử cacbon ở nối ba còn lại hai obitan p chưa tham gia lai hoá, chúng có trục
vuông góc với mặt phẳng chứa liên kết σ, song song với nhau và có spin ngược chiều nhau. Các
obitan p này xen phủ với nhau từng đôi một hình thành nên hai liên kết π. Các liên kết π kém bền
nên các ankin là hợp chất hoạt động hoá học mạnh, dễ dàng tham gia các phản ứng cộng hợp, ôxi
hoá, phản ứng trùng hợp.

H H

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


46 hữu cơ …………………………………………..46
http://www.ebook.edu.vn

Hình 2-6: Các liên kết σ trong phân tử axetilen Hình 2-7: Các liên kết π trong phân tử axetilen

2.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Trong phân tử của tất cả các hiđrocacbon chưa no đều có liên kết π kém bền, liên kết này bị
phân cực hoá mạnh bởi các hiệu ứng điện tử có trong nội bộ phân tử, bởi tác nhân phản ứng và
điều kiện phản ứng, do vậy các hiđrocacbon chưa no dễ dàng tham gia phản ứng cộng hợp, phản
ứng oxi hoá, phản ứng trùng hợp.

a. Phản ứng cộng hợp vào liên kết kép

Phản ứng cộng hợp xảy ra ở liên kết π, chẳng hạn phản ứng cộng hợp của anken xảy ra theo
sơ đồ tổng quát sau:
A
δ+ δ−
C C + A+B- C C
B

Ở đây AB có thể là X2, HOH, HX, HOX, H2SO4

Phản ứng xảy ra theo cơ chế cộng hợp ái điện tử qua hai gia đoạn:

- Ở giai đoạn đầu, tác nhân ái điện tử (cation A+) cộng hợp vào nguyên tử cacbon mang
phần điện tích âm ở nối đôi tạo thành cacbocation trung gian. Đây là giai đoạn chậm,
thuận nghịch, quyết định tốc độ phản ứng.
AB A + + B-
A
δ+ δ− chËm +
C C + A+ C C
- Ở giai đoạn sau, cacbocation trung gian tác dụng với anion B- cho sản phẩm. Giai đoạn
này phản ứng xảy ra nhanh, một chiều.
A A
+ nhanh
C C + B- C C
B

Sau đây ta xét một số phản ứng cộng hợp cụ thể:

- Phản ứng cộng hợp halogen

C C + X2 C C
X X
Ở đây X2 là F2, Cl2, Br2, I2.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


47 hữu cơ …………………………………………..47
http://www.ebook.edu.vn

Thí dụ:

CH3 -CH =CH2 + Br2 CH3 -CH -CH2


Br Br
2 CH2 =CH -CH =CH2 +2Br2 CH2 -CH -CH =CH2 + CH2 -CH =CH -CH2
Br Br Br Br
Br Br
Br2 Br2
CH3 -C =CH CH3 -C =CH CH -C -CH
Br Br Br Br

Phản ứng cộng hợp Br2 được dùng để nhận biết liên kết kép.

- Phản ứng cộng hợp hiđro halogenua (HX)

Tất cả các hiđrocacbon chưa no đều dễ dàng cộng hợp với HX.
δ+ δ−
C C + HX C C
X H
Thí dụ:
Br
δ+ δ−
CH3 -C = CH -CH3 + HBr CH3 -C -CH2 -CH3
CH3 CH3

Cơ chế cộng hợp ái điện tử:


HBr H+ + Br-
δ+ δ−
CH3 -C = CH -CH3 + H CH3 -C -CH2 -CH3
CH3 CH3
Br
CH3 -C -CH2 -CH3 + Br CH3 -C -CH2 -CH3
CH3 CH3
Các ankađien liên hợp cộng hợp với hiđrohalogenua bao giờ cũng cho hai loại sản phẩm
cộng hợp 1,2 và cộng hợp 1,4.

Thí dụ:

Br
2 CH2 =C - CH =CH2 +2 HBr CH3 -C -CH =CH2 + CH3 -C =CH -CH2
CH3 CH3 CH3 Br
Cơ chế phản ứng:
HBr H+ + Br-
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
48 hữu cơ …………………………………………..48
http://www.ebook.edu.vn

+
+
CH2 C - CH CH2 + H CH3 - C CH CH2
CH3 CH3

Trong cacbocation liên hợp điện tích dương giải toả trên cả ba nguyên tử cacbon, nhưng tập
trung hơn là ở C2, C4.
Br
δ+ δ+ -
2 CH3 C CH CH2 + 2Br CH3 - C CH CH2 CH3 - C CH CH2
CH3 CH3 CH3 Br

Hiđrohalogenua cộng hợp vào ankin sẽ cho sản phẩm là gem đihalogen ankan.
Thí dụ:
Cl
+ HCl + HCl
CH3 -C=C -CH3 CH3 -C =CH -CH3 CH3 -C -CH2 -CH3
Cl Cl
- Cộng hợp nước
Trong môi trường axit các anken và ankađien cộng hợp nước tạo ra các ancol.
H H OH
C C + HOH C C
Thí dụ:
H
CH3 -CH =CH2 + H2O CH3 -CH - CH3
OH
H
CH2 =CH -CH =CH2 + H2O CH3 -CH = CH -CH2 -OH
2+
Khi có mặt của xúc tác Hg và axit mạnh (H2SO4), các ankin phản ứng với nước tạo thành
enol, chất này không bền chịu sự đồng phân hoá tạo thành hợp chất cacbonyl. Nếu ankin là
axetilen sẽ thu được anđehit axetic, còn ankin là đồng đẳng của axetilen thu được xeton.
Thí dụ:
Hg2+ chuyÓn vÞ
CH = CH + H2O CH2=CH - OH CH3 -CHO
H2SO4
Hg2+ chuyÓn vÞ
CH3 -C = CH + H2O CH3-C= CH2 CH3 -C -CH3
H2SO4
=

OH O

b. Phản ứng oxi hoá

Phụ thuộc vào điều kiện của phản ứng các hiđrocacbon chưa no có thể bị oxi hoá tạo thành
các sản phẩm khác nhau: poli ancol, anđehit, xeton, axit, …

Ở nhiệt độ bình thường các hiđrocacbon chưa no bị oxi hoá bởi dung dịch KMnO4 hoặc
dung dịch H2O2 trong môi trường axit yếu tạo thành poli ancol.

Thí dụ:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
49 hữu cơ …………………………………………..49
http://www.ebook.edu.vn

CH3 - Ch = CH2 +KMnO4 +H2O CH3 - CH -CH2 + KOH + MnO2


oh oh
CH2 =Ch - CH = CH2 +KMnO4 +H2O CH2 - CH -CH-CH2 + KOH + MnO2
oh oh oh oh
Với tác nhân oxi hoá mạnh như hỗn hợp KMnO4 + H2SO4 hoặc K2Cr2O7, …các
hiđrocacbon chưa no bị oxi hoá cho sản phẩm là axit cacboxylic, xeton và cacbon đioxit.
Thí dụ:
K Cr O +H2SO4
CH3 - Ch =CH - CH3 2 2 7 2 CH3 - COOH + H2O
K2Cr2O7 +H2SO4
CH2 =Ch - CH = CH2 HOOC -COOH + 2CO2 + H2O
K2Cr2O7 +H2SO4
Ch3 - C = CH2 CH3 - C -CH3 + CO2 + H2O

=
CH3 O
Những phản ứng này được dùng để xác định vị trí của liên kết đôi trong phân tử anken hoặc
ankađien.
Khi bị oxi hoá bởi ozon (O3), liên kết đôi trong phân tử anken bị đứt ra tạo thành những hợp
chất cacbonyl.
Thí dụ:
O
H2 O
CH3 - Ch =CH - CH3 + O3 CH3 - CH CH -CH3 2 CH3CHO + H2O2
O O

O O
CH2 =Ch - CH = CH2 + O3 CH2 CH - CH CH2
O O O O
H2 O
2HCHO + OHC -CHo + H2O2

O H2 O
Ch3 - C = CH -CH3 + O3 CH3 - C CH -CH3 CH3 - C -CH3 + CH3CHO + H2O2
=

CH3 CH3 O O O

Khi có mặt chất xúc tác Ag kim loại ở 150 -3500C hiđrocacbon chưa no bị oxi hoá bởi oxi
không khí tạo thành ete oxit.
Thí dụ:
Ag O
CH2 =CH2 + O2 CH2 CH2
1500-3500C
O O
Ag
CH2 =C - CH =CH2 +O2 0 0 CH2 C - CH CH2
150 -350 C
CH3 CH3

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


50 hữu cơ …………………………………………..50
http://www.ebook.edu.vn

Phản ứng oxi hoá đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cấu tạo của những hợp chất tự
nhiên phức tạp và xác dịnh cấu tạo của những hợp chất chứa liên kết đôi.

c. Phản ứng trùng hợp

Phản ứng trùng hợp là phản ứng tạo thành hợp chất cao phân tử từ những phân tử đơn giản.
Thí dụ:
n CH2 =CH2 1900-2100C n ( - CH - CH -) (-CH2 -CH2 -)n
2 2
1500-2000at p«li ªtylen
ªtylen
n CH2 =Ch - CH = CH2 n ( -CH2 -CH =CH -CH2 -) (-CH2 -CH =CH -CH2 -)n
cao su buna
d. Phản ứng thế

Những ankin có chứa nguyên tử hiđro liên kết với cacbon ở trạng thái lai hoá sp có thể tham
gia phản ứng thế. Nguyên tử hiđro đó được thay thế bởi nguyên tử kim loại tạo thành muối.
Trong phản ứng này ankin thể hiện tính axit. Điều này được giải thích do nguyên tử cacbon ở
trạng thái lai hoá sp có độ âm điện lớn, liên kết Csp-H bị phân cực mạnh.

Kali hiđroxit khan có thể chuyển ankin-1 thành kali axetilua, tuy nhiên phản ứng này xảy ra
thuận lợi hơn nếu ta dùng kali amiđua trong amôniac lỏng.

NH3 láng
R -C =CH + KNH2 R -C =C -K + NH3

Các ankin -1 và axetilen dễ dàng phản ứng với phức bạc amoniacat cho kết tủa bạc axetilua.

R -C =CH + 2[Ag(NH3)2]OH R -C =C Ag + 2NH3 + H2O

HC =CH +2[Ag(NH3)2]OH AgC =C Ag + 4 NH3 +2 H2O

3. HIĐROCACBON THƠM

Hiđrocacbon thơm là những hiđrocacbon có chứa nhân benzen trong phân tử.

Dựa vào cấu tạo người ta chia hiđrocacbon thơm thành hai loại:

- Hiđrocacbon thơm một nhân


- Hiđrocacbon thơm nhiều nhân

3.1. HIĐROCACBON THƠM MỘT NHÂN BENZEN

Hiđrocacbon thơm một nhân benzen có công thức chung CnH2n-6 (n≥6), kí hiệu Ar-H.

Gốc hiđrocacbon thơm hoá trị một có tên gọi là gốc aryl, kí hiệu Ar-
Thí dụ:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
51 hữu cơ …………………………………………..51
http://www.ebook.edu.vn

C6H5- C6H5-CH2-
phenyl benzyl

a. Cách gọi tên và đồng phân

Người ta thường dùng tên gọi hợp lí để gọi tên đồng đẳng của benzen. Theo tên gọi này
người ta lấy chất gốc là benzen, còn các đồng đẳng khác của benzen được coi là dẫn xuất thế của
benzen khi thế nguyên tử hiđrô trong nhân benzen bằng gốc ankyl và gọi tên theo nguyên tắc:

Tên gốc ankyl +benzen

Ngoài ra một số đồng đẳng khác của benzen còn được gọi tên theo tên gọi hệ thống.

Thí dụ:
CH3
CH -CH3
CH3
metylbenzen isopropylbenzen
(toluen) (cumen)
CH3 CH3 CH3
CH3
CH3
CH3
o-xilen p-xilen m-xilen

Nhân thơm có hai nhóm thế ankyl trở lên thì hình thành đồng phân về vị trí nhóm thế. Để
gọi tên các đồng phân người ta tiến hành đánh số các nguyên tử cacbon của vòng benzen. Bắt đầu
đánh số từ nguyên tử cacbon trong vòng benzen liên kết với nhóm thế đơn giản nhất. Đánh số
theo chiều sao cho tổng các con số chỉ vị trí nhóm thế là nhỏ nhất. Gọi tên theo nguyên tắc:

Vị trí nhóm thế + tên nhóm thế + benzen

Thí dụ:
CH3 CH3 CH3
CH2 -CH3
CH2 -CH3
CH2 -CH3
1-metyl-2-etylbenzen 1-metyl-3-etylbenzen 1-metyl-4-etylbenzen

Người ta qui ước vị trí số 2 và số 6 được gọi là vị trí octo (viết tắt là o-), vị trí số 3 và số 5
được gọi là vị trí meta (viết tắt là m-), vị trí số 4 gọi là vị trí para (viết tắt là p-). Theo qui ước đó
các đồng phân trên được gọi tên tương ứng là o-etyl toluen, m-êtyl toluen, p-etyl toluen.

Với các dẫn xuất của benzen những nguyên tắc cơ bản trên đây vẫn được áp dụng.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
52 hữu cơ …………………………………………..52
http://www.ebook.edu.vn

Thí dụ:

NO2 Cl

nitrobenzen clobenzen
Br NO2
Br
Br Cl

1,2-đibrom benzen 3-clo-5-brom nitrobenzen

Tuy nhiên nhiều benzen thế một lần mang tên hệ thống vì chúng phổ biến rắt rộng rãi đòi
hỏi chúng ta phải nhớ.

Thí dụ:

NH2 OH OCH3 CHO COOH

anilin phenol anisol benzanđehit axit benzoic

Các đồng đẳng của benzen có hai loại đồng phân:

- Đồng phân về cấu tạo mạch nhánh.

CH2 - CH2 -CH3 CH -CH3


CH3
n- propylbenzen isopropylbenzen
- Đồng phân về vị trí nhóm thế
CH3 CH3 CH3
CH3
CH3
CH3
1,2-đimetylbenzen 1,3-đimetylbenzen 1,4-đimetylbenzen

b. Phương pháp điều chế

Benzen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp ba phân tử axetilen ở 6000C.
3 CH =CH 6000C
C

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


53 hữu cơ …………………………………………..53
http://www.ebook.edu.vn

Các đồng đẳng của benzen được điều chế bằng hai phương pháp chính sau đây:
- Phản ứng Vuyêc-Fittic

Ar -X + 2Na + X -R Ar -R + 2NaX
Thí dụ:
Cl CH3

+ 2Na + Cl -CH3 + 2NaCl

- Phản ứng Friđen-Crap


R
AlCl3
+ RX HX

Thí dụ:
CH2 -CH3
AlCl3
+CH3 -CH2 -Cl HCl

c. Tính chất vật lí

Phần lớn các hiđrocacbon thơm là những chất có mùi đặc trưng. Các đồng phân khác nhau
về vị trí của gốc ankyl trong nhân benzen có nhiệt độ sôi gần giống nhau, nhưng nhiệt độ nóng
chảy lại khác nhau rất nhiều. Các đồng phân para có điểm nóng chảy cao nhất.

d. Cấu tạo của benzen

Tất cả các hiđrocacbon thơm đều có chứa nhân benzen. Vì vậy việc nghiên cứu cấu tạo của
benzen cho phép hiểu về cấu tạo của các hiđrocacbon thơm.
- Cấu tạo phân tử benzen theo Kêkulê:
Ben zen có công thức C6H6. Theo Kêkulê cấu tạo của benzen là như sau:

Cấu tạo này thể hiện sự không no rất lớn, nghĩa là nó dễ dàng tham gia phản ứng cộng hợp
và khó đối với phản ứng thế. Ngược lại, benzen tương đối trơ với các tác nhân oxi hoá, dễ tham
gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng hợp.

- Cấu tạo phân tử benzen theo quan điểm hiện đại:

Benzen có cấu tạo vòng 6 cạnh phẳng, tất cả 6 nguyên tử cacbon và 6 nguyên tử hiđro đều
nằm trên mặt phẳng đó. Các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hoá sp2, đó là kiểu lai hoá tam
giác, góc lai hoá 1200. Mỗi nguyên tử cacbon tạo thành ba liên kết σ, trong đó có hai liên kết
C-C (sp2-sp2) và một liên kết C-H (sp2-s).
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
54 hữu cơ …………………………………………..54
http://www.ebook.edu.vn

Mỗi nguyên tử cacbon còn lại một obitan 2pz chưa tham gia lai hoá. Các obitan này vuông
góc với mặt phẳng chứa liên kết σ (mặt phẳng vòng benzen), có spin ngược chiều nhau. Tất cả 6
obitan 2pz này xen phủ, pha hoà lẫn vào nhau, liên hợp với nhau tạo thành một obitan phân tử π
khép kín. Do sự liên hợp như vậy làm cho khoảng cách giữa các nguyên tử cacbon trong phân tử
đều bằng nhau (1,40A0), vòng trở nên bền vững khó tham gia phản ứng cộng hợp, bền với tác
nhân oxi hoá và dễ tham gia phản ứng thế. Đặc tính này của benzen được gọi là tính thơm.

h
h
C C
h C C h
C C
h h

Các liên kết trong phân tử benzen

Để biểu diễn công thức cấu tạo của benzen ta có thể dùng một trong ba công thức sau:

c. Tính chất hoá học

- Phản ứng thế

Benzen và đồng đẳng của benzen dễ dàng tham gia phản ứng thế nguyên tử hiđro trong
nhân thơm bằng nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Phương trình phản ứng tổng quát:

xt
Ar -H + AB Ar -A + HB

Phản ứng xảy ra theo cơ chế thế ái điện tử (electrophin) hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu, tác nhân ái điện tử ( cation A+) tấn công vào hệ thống điện tử π trong nhân,
một cặp điện tử π được A nhận để tạo thành liên kết σ với một nguyên tử C, trong nhân còn lại
hai cặp điện tử π được giải toả đồng đều trên năm nguyên tử cacbon còn lại. Sản phẩm trung gian
không bền này được gọi là phức σ.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


55 hữu cơ …………………………………………..55
http://www.ebook.edu.vn

H
chËm
Ar -H + A Ar - A

Giai đoạn sau, phức σ loại proton ở cacbon bị thế để tạo thành sản phẩm.

+
H
+
Ar A Ar A + H

Sau đây ta xét một số phản ứng cụ thể.

- Phản ứng halogen hoá

Là phản ứng thay thế nguyên tử hiđro trong nhân benzen bằng nguyên tử halogen. Tác nhân
của phản ứng là halogen và xúc tác thường dùng là các axit liuyt như AlCl3, FeX3.

Trong thực tế phản ứng này thường dùng xúc tác là bột sắt. Bột sắt tác dụng với các
halogen tạo thành các axit liuyt là FeX3.

Sơ đồ phản ứng tổng quát như sau:


X
Fe bét
+ X2 + HX
Cl2 và Br2 halogen hoá benzen một cách bình thường, I2 phản ứng thuận nghịch, F2 không
phản ứng trực tiếp với benzen.

Thí dụ:
Br
Fe bét
+ Br2 + HBr

CH3 CH3 CH3


Br
+ 2Br2 Fe bét +
+ 2HBr
Br

Tác nhân ái điện tử được tạo thành như sau:


2 Fe + 3 X 2 2FeX3
δ δ
FeX3 + X2 X. ..... X. ....FeX3 FeX4 + X
Sau đó phản ứng xảy ra.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


56 hữu cơ …………………………………………..56
http://www.ebook.edu.vn

H X
+ X +
+X + + H

Ở điều kiện nhiệt độ cao hoặc chiếu ánh sáng tử ngoại, các đồng đẳng của benzen thực hiện
phản ứng halogen hoá ở phần nhánh theo cơ chế thế gốc tương tự các ankan.

Thí dụ:

Cl
CH -CH3 hυ C -CH3
+ Cl2 + HCl
CH3 t0 CH3

- Phản ứng nitro hoá

Tác nhân phản ứng thường dùng là hỗn hợp nitro hoá ( HNO3 đặc + H2SO4 đặc).

Thí dụ:

H2SO4 NO2
+HNO3 + H2O

Tác nhân ái điện tử NO2+ được tạo ra do phản ứng:

HNO3 + 2H2SO4 NO2 + 2HSO4 + H3O

H NO2
+ NO2 + NO2 + H

H + 2HSO4 + H3O H2SO4 + H2O

- Phản ứng ankyl hoá

Có thể ankyl hoá hiđrocacbon thơm bằng các tác nhân ankyl halogenua, anken, vv…Khi
dùng tác nhân ankyl halogenua cần có xúc tác là AlCl3 khan hoặc FeCl3 làm xúc tác.

R
AlCl3
+R -X + HX

Tác nhân ái điện tử R+ được tạo thành do:


δ− δ+ - +
AlCl3 + RX AlCl3 ....X....R AlCl3X + R

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


57 hữu cơ …………………………………………..57
http://www.ebook.edu.vn

H
R R
+ R+ R+ +
+ H
+

H+ + AlCl3X - HX + AlCl3
- Phản ứng axyl hoá

Tác nhân axyl hoá thường dùng là axyl halogenua R-CO-X, xúc tác là AlCl3.

C -R

=
+ R -C -X O + HX
=

Tác nhân ái điện tử được hình thành và cơ chế phản ứng xảy ra như sau:

δ+ δ− + -
R -C + AlCl4
R -C -Cl + AlCl3 R -C ...Cl ....AlCl3

=
=

O O O

H
+ + C -R C -R +
=

+ R -C O O + H
=

O
+ -
H + AlCl4 HCl + AlCl3

+ Quy tắc thế ái điện tử trong nhân thơm

Khi trong nhân thơm đã có sẵn nhóm thế thì các nhóm thế này sẽ ảnh hưởng đến sự thế tiếp
tục về hai phương diện:

- Làm tăng hay giảm tốc độ phản ứng thế


- Hướng tác nhân thế vào vị trí nhất định đối với nhóm thế đã có sẵn.

Điều đó được quyết định chủ yếu là do bản chất điện tử của nhóm thế. Có thể phân chia các
nhóm thế thành hai loại như sau:

- Những nhóm thế định hướng octo và para gồm có: -R, -X, -OH, -NH2, -NHR, -NR2, -NH-CO-R

Những nhóm thế này đều hoạt hoá nhân thơm (trừ những nguyên tử halôgen X), do chúng
có đồng thời hiệu ứng cảm ứng dương (+I) và hiệu ứng siêu liên hợp (σ-π) hoặc hiệu ứng liên
hợp dương (+C) lớn hơn hiệu ứng cảm ứng âm (-I) làm cho mật độ điện tử trong nhân benzen
tăng lên và tăng chủ yếu ở các vị trí octo và para. Do vậy phản ứng xảy ra dễ dàng hơn và cho sản
phẩm thế ở vị trí octo và para.

Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


58 hữu cơ …………………………………………..58
http://www.ebook.edu.vn

H δ−π
H C H +C NH2 +C OH
+I -I -I

Khi nhân benzen có mặt nguyên tử halogen, mật độ điện tử trong nhân giảm đi bởi nguyên
tử halogen gây hiệu ứng cảm ứng âm (-I) mạnh hơn hiệu ứng liên hợp dương (+C). Tốc độ phản
ứng thế ái điện tử chậm hơn so với benzen, nhưng nguyên tử halogen vẫn thuộc nhóm thế định
hướng octo và para, vì hiệu ứng liên hợp dương (+C) quyết định chiều phân cực của liên kết kép
làm cho mật độ điện tử ở các vị trí octo và para lớn hơn ở vị trí meta.
+C Cl
-I

- Những nhóm thế định hướng meta: Gồm có -CN, -NO2, -CH=O, -COR, -COOH, -COOR
Những nhóm này có đồng thời hai hiệu ứng hút điện tử (-I, -C) làm mật độ điện tử trong
nhân giảm đi, phản hoạt hoá nhân thơm và giảm chủ yếu ở các vị trí octo và para. Phản ứng thế
xảy ra khó khăn hơn so với benzen và cho sản phẩm thế ở vị trí meta.

Thí dụ:

-C -C -C
O O O
C C N
-I H -I OH -I O

Sự tồn tại hai nhóm thế trong vòng benzen làm phức tạp hoá tác dụng định hướng. Có thể
tiên đoán hướng của phản ứng dựa theo nguyên tắc sau: Nếu trong vòng benzen tồn tại hai nhóm
thế cùng hoạt hoá vòng hoặc có tác dụng định hướng khác nhau thì nhóm hoạt hoá mạnh sẽ
khống chế hướng của nhóm thế thứ ba.

- Phản ứng cộng hợp

Phản ứng cộng hợp phá vỡ hệ liên hợp của nhân thơm xảy ra tương đối khó khăn so với
cộng hợp vào anken.

- Cộng hợp hiđro: Phản ứng xảy ra khi có xúc tác Ni, Pt, Pd…ta thu được xiclo ankan tương ứng.

Thí dụ:

+3 H2

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


59 hữu cơ …………………………………………..59
http://www.ebook.edu.vn

benzen xiclohexan
CH3 CH3

+3H2

toluen metyl xiclohexan


- Cộng hợp halogen: Quan trọng hơn cả là phản ứng cộng hợp clo. Khi cho clo đi qua
benzen có chiếu ánh sáng khuếch tán, phản ứng xảy ra ta thu được hexaclo xiclohexan.
Cl
0 Cl
50 C Cl
+ 3 Cl2
hυ Cl
Cl
Cl
Hexaclo xiclohexan có nhiều đồng phân lập thể, trong đó đồng phân gamma (γ) có hoạt tính
độc đối với côn trùng, vì vậy đồng phân này được dùng làm thuốc trừ sâu (có tên gọi là thuốc trừ
sâu 6.6.6). Hiện nay thuốc trừ sâu này đã được cấm sử dụng do sự tồn lưu lâu dài và gây độc hại
đối với môi trường.

Phản ứng oxi hoá

Benzen chỉ bị oxi hoá khi cho oxi không khí tác dụng ở nhiệt độ cao, có V2O5 xúc tác tạo
thành anhiđrit maleic.

O
4000C-4500C C=
+ O2 O + CO2
V2O5
C=
O

anhiđrit maleic

Benzen cũng tham gia phản ứng ozon hoá tạo thành glioxal.

H2O CHO
+ O3 3 + H2O2
CHO

Với các chất oxi hoá mạnh: KMnO4 +H2SO4, K2Cr2O7 +H2SO4…các đồng đẳng của
benzen bị oxi hoá ở mạch nhánh, cắt đứt liên kết Cα - Cβ và oxi hoá chúng thành nhóm chức axit.

Thí dụ:

CH2 -CH2 -CH3 COOH


t0
+ KMnO4 + H2SO4 + CH3COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O

n- propyl clorua axit benzoic

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


60 hữu cơ …………………………………………..60
http://www.ebook.edu.vn

CH3 0 COOH
+ KMnO4 + H2SO4 t + CH3COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O
CH3 COOH
o-xilen axit o- phtalic

3.2. HIĐROCACBON THƠM NHIỀU NHÂN

Hiđrocacbon thơm nhiều nhân còn gọi là hiđrocacbon thơm đa vòng. Chúng được chia làm hai
loại:

- Hiđrocacbon thơm đa vòng rời rạc

Thí dụ:

- CH2 -

điphenyl điphenylmetan

- Hiđrocacbon thơm đa vòng ngưng tụ

Thí dụ:

naphtalen anthraxen

a. Hiđrocacbon thơm đa vòng rời rạc

- Đi phenyl

Đi phenyl có thể được điều chế từ dẫn xuất monohalogen thơm bằng phản ứng Fittic.

Thí dụ:

Br +2Na + Br + 2NaBr

Điphenyl là những tinh thể rắn, không màu, nóng chảy ở 710C, tan tốt trong etanol và ete.

Điphenyl cũng tham gia các phản ứng thế ái điện tử như nitro hoá, halogen hoá…

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


61 hữu cơ …………………………………………..61
http://www.ebook.edu.vn

Đầu tiên phản ứng ở vị trí 4, sau đó là vị trí 4’.

Thí dụ:

HNO3
NO2 O2N NO2
H2SO4

b. Hiđrocacbon thơm đa vòng ngưng tụ

- Naphtalen (băng phiến)

8 1
9 2
7

6 3
10
5 4

Naphtalen nguyên chất là chất kết tinh thành những lá mỏng óng ánh, nóng chảy ở 80,30C
và sôi ở 2180C, có mùi thơm đặc trưng, dễ bay hơi và dễ thăng hoa.

Naphtalen giống benzen ở nhiều phản ứng, nhưng khả năng phản ứng của naphtalen mạnh
hơn benzen.

Những phản ứng thế có thể xảy ra ở vị trí α (vị trí 1, 4, 5 hoặc 8)

Thí dụ:

NO2

+ HNO3 + H2O

Khi bị oxi hoá, naphtalen biến thành anhiđrit phtalic.


=O
C
O2
O +2 H2O
V2O5, 4500C
C
=

- Phenanthren

Phenanthren là chất rắn kết tinh dưới dạng tinh thể không màu, nóng chảy ở 1010C và sôi ở
0
340 C. Phenanthren có tính chất hoá học tương tự như naphtalen. Phenanthren rất gần với nhiều
hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh lí quan trọng như vitamin D, các kích thích tố sinh dục.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
62 hữu cơ …………………………………………..62
http://www.ebook.edu.vn

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Cơ chế thế gốc tự do và hướng của phản ứng halogen hoá ankan? Giải thích độ bền của
các xicloankan.
2. Cấu tạo và tính chất của các hiđrocacbon không no. Cơ chế cộng hợp ái điện tử và
hướng của phản ứng cộng hợp vào liên kết đôi C=C; liên kết ba C≡C.
3. Cấu tạo của benzen. Tính thơm và tính chất hoá học của cac hiđrocacbon thơm. Cơ chế
thế ái điện tử và quy luật thế trong nhân thơm.
4. Gọi tên các hợp chất sau đây theo tên gọi thông thường và tên gọi IUPAC.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
63 hữu cơ …………………………………………..63
http://www.ebook.edu.vn

4.1. CH3- CH2- CH2- CH2- CH3


4.2. CH3- CH- CH2- CH2- CH3
CH3
CH3
4.3. CH3- C- CH2- CH2- CH3
CH3
4.4. CH3- C=CH2
CH3

CH3- CH2- C≡CH


5. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau:
5.1. 2,5-đimetyl octan
5.2. neoheptan
5.3. 2,5,5-trimetyl hept-3-en
5.4. isopropylbenzen
6. Viết công thức cấu tạo các đồng phân của các hiđrocacbon có công thức phân tử C6H14;
C5H10 và gọi tên chúng theo tên gọi IUPAC.
7. Viết phương trình và cơ chế các phản ứng sau:

7.1. 2-metyl propan + Cl2 ⎯askt


⎯→
7.2. 2-metyl butan + Cl2 ⎯⎯→
askt

)
7.3. isopropyl benzen + Cl2 ⎯⎯→
t

7.4. 2-metyl buta-1,3-đien + HCl ⎯


⎯→
7.5. Pent- 2-en + HCl ⎯ ⎯→
7.6. Vinyl clorua + HCl ⎯ ⎯→
7.7. Bezen + HNO3đ ⎯ ⎯→
7.8. Toluen + Br2 ⎯⎯→ Fe

8. Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau:
8.1. 2-metylpropen + KMnO4 + H2O→
t)
8.2. Axetilen + KMnO4 + H2O ⎯ ⎯→
8.3. isopropyl benzen + KMnO4 + H2SO4 →
8.4. Buta-1,3-đien + O3 →
9. Cho biết công thức cấu tạo và gọi tên các hợp chất có công thức phân tử:
9.1. C5H12; có một nguyên tử cacbon bậc 3.
9.2. C4H8; khi cho tác dụng với dung dịch KMnO4 thu được rượu hai chức, trong đó có
một nhóm chức rượu bậc một và một nhóm chức rượu bậc 3.
9.3. C9H12; khi halogen hoá ở nhiệt độ cao thu được dẫn xuất halogen bậc 3.

9.4. C5H10; oxi hoá bằng ozon, sau đó thuỷ phân thu được anđehit axetic và axeton.

10. Từ benzen và các hợp chất khác, hãy viết phương trình phản ứng hoá học dùng để điều chế:
10.1. Axit “o” và “m” nitro benzoic.
10.2. Metyl phenyl xeton.
10.3. 2-clo- 2- phenylpropan.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
64 hữu cơ …………………………………………..64
http://www.ebook.edu.vn

10.4. “p” và “m” clo nitrobenzen.

Chương III

DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON

Dẫn xuất của hiđrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử của chúng chứa một hay một
số nhóm chức liên kết với gốc hiđrocacbon.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
65 hữu cơ …………………………………………..65
http://www.ebook.edu.vn

Dựa vào bản chất của nhóm chức mà dẫn xuất của hiđrocacbon được chia thành những loại
khác nhau. Thí dụ dẫn xuất halogen, ancol, ete, axit cacboxylic vv…

Trong nội dung chương này chúng ta chỉ xét một số dẫn xuất quan trọng, đó là dẫn xuất
halogen, ancol- phenol, anđehit-xeton, axit cacboxylic và amin.

1. DẪN XUẤT HALOGEN

1.1. PHÂN LOẠI

Dẫn xuất halogen là loại hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử halogen (X) liên kết với gốc
hiđrocacbon. Để phân loại, ta dựa vào những cơ sở sau đây:

- Cấu tạo của gốc hiđrocacbon: Dựa vào cấu tạo của gốc ta có dẫn xuất halogen không vòng
no, không vòng chưa no; dẫn xuất halogen vòng no, vòng chưa no và dẫn xuất halogen thơm.

Thí dụ:

CH3- CH2- Cl CH2=CH-Br, CH2=CH-CH2-Cl

dẫn xuất halogen không vòng no dẫn xuất halogen không vòng chưa no

Cl Cl
Cl

dÉn xuÊt halogen vßng no dÉn xuÊt halogen vßng ch−a no dÉn xuÊt halogen th¬m

- Bản chất của nguyên tử halogen: Dựa vào bản chất của nguyên tử halogen ta có dẫn xuất
flo, dẫn xuất clo, dẫn xuất brom và dẫn xuất iot.

- Số lượng halogen có mặt trong phân tử: Dựa vào số lượng của halogen ta có dẫn xuất
monohalogen, đi, polihalogen.

Thí dụ:

CH3Cl CCl4

dẫn xuất monohalogen dẫn xuất polihalogen

- Dựa vào bậc của nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử halogen ta có dẫn xuất
halogen bậc một, bậc hai và dẫn xuất halogen bậc ba.

Thí dụ:

CH3 CH3

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


66 hữu cơ …………………………………………..66
http://www.ebook.edu.vn

CH3- CH2-Cl CH3-CH-Cl CH3-C-CH3


Cl
dẫn xuất bậc 1 dẫn xuất bậc 2 dẫn xuất bậc 3

1.2. CÁCH GỌI TÊN VÀ ĐỒNG PHÂN

a. Tên gọi thông thường

Theo cách gọi tên thông thường, ta gọi tên gốc hiđrocacbon rồi đến tên anion halogen
(halogenua).

Thí dụ:
CH3- CH-Br CH2=CH-Cl CH2=CH-CH2-Cl
CH3

Vị trí halogen + tên halogen + tên hiđrocacbon tương ứng theo IUPAC

isopropyl bromua vinyl clorua allyl clorua

Br CH2 -Cl

phenylbr«mua benzylclorua

b. Tên gọi IUPAC

Để gọi tên các dẫn xuất halôgen theo tên gọi IUPAC cần tiến hành các bước giống như gọi tên các
hiđrôcacbon.
Mạch cacbon được đánh số sao cho cacbon liên kết với halogen có số thứ tự thấp. Sau đó
việc gọi tên được tiến hành theo quy tắc sau đây:
Vị trí halogen + tên halogen + tên hiđrocacbon tương ứng theo IUPAC

Nếu phân tử có chứa hai, ba…nguyên tử halogen giống nhau, thì trước tên halogen có thêm
các từ đi, tri,…
Thí dụ:
CH3-CH-CH-CH3 CH2=CH-CH2-Cl ClCH2-CH2Cl
Br CH3
2-brom-3-metylbutan 1-clo prop-2-en 1,2-điclo etan

Cl CH2 -Cl
CH C -Cl

clo etin clo benzen clo phenylmetan

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


67 hữu cơ …………………………………………..67
http://www.ebook.edu.vn

c. Đồng phân

Dẫn xuất halogen không vòng no có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức. Dẫn
xuất halogen không vòng chưa no có thêm đồng phân vị trí của liên kết đôi và đồng phân hình học.

Thí dụ 1: C4H9Cl có các đồng phân mạch cacbon:

CH3-CH2-CH2-CH2-Cl CH3-CH-CH2-Cl
CH3
1- clo butan 1- clo- 2- metylpropan
Ứng với mỗi đồng phân mạch cacbon ở trên lại có một đồng phân vị trí nhóm chức:
Cl CH3
CH3-CH-CH2CH3 CH3-C-Cl CH3-CH2-CH2-CH2-Cl
CH3
2- clobutan 2- clo-2- metylpropan 1-clobutan
Thí dụ 2: C3H5Cl có các đồng phân vị trí của liên kết đôi và đồng phân vị trí nhóm chức:
CH2=CH-CH2-Cl CH3-CH=CH-Cl CH2=C-CH3
Cl
1-cloprop-2-en 1-cloprop-1-en 2-cloprop-1-en

Thí dụ 3: C2H2Cl2 có các đồng phân hình học:


h h h cl
c= C c= C
Cl cl Cl h
cis ®iclo ªten trans ®iclo ªten

1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

a. Halogen hoá hiđrocacbon

Tùy thuộc vào điều kiện phản ứng (chiếu sáng hoặc ở nhiệt độ thích hợp), người ta có thể
điều chế dẫn xuất halogen bằng phản ứng thay thế nguyên tử hiđro trong hiđrocacbon bằng
nguyên tử halogen.
Thí dụ:
askt
CH3 - CH3 + Cl2 CH3 - CH2 - Cl + HCl
5000C
CH2 = CH2 + Cl2 CH2 = CH - Cl + HCl
vinyl clorua
450 -5000C
CH2 = CH - CH3 + Cl2 CH2 = CH -CH2 -Cl + HCl
allyl clorua
Fe Br
+Br2 + HBr

b. Cộng hợp HX vào hiđrocacbon chưa no


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
68 hữu cơ …………………………………………..68
http://www.ebook.edu.vn

Thí dụ:
CH2 = CH - CH3 + HBr CH3 - CH - CH3
Br
2-brom propan

1.4. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Ankyl halogenua là những chất không màu, không tan trong nước, dễ hoà tan trong ancol,
ete và các dung môi hữu cơ khác.

Allyl clorua là chất lỏng, có nhiệt độ sôi 450C.

Vinyl clorua là chất khí không màu, nhiệt độ sôi là 13,80C.

1.5. CẤU TẠO CỦA DẪN XUẤT HALOGEN

Tính chất hoá học của dẫn xuất halogen được quyết định bởi sự có mặt của nguyên tử
halogen ở trong phân tử. Do vậy xét cấu tạo của dẫn xuất halogen thực chất là xét liên kết
cacbon-halogen và ảnh hưởng của gốc hiđrocacbon đến liên kết này.

Liên kết C-X là liên kết cộng hoá trị phân cực về phía nguyên tử halogen (X) do nguyên tử
halogen có độ âm điện lớn hơn độ âm điện của nguyên tử cacbon.

Sự phân cực của liên kết C-X được mô tả như sau:

δ δ
C X

Gốc hiđrocacbon có ảnh hưởng quyết định đến sự phân cực của liên kết C-X và khả năng
hoạt động của nguyên tử halogen.

- Gốc ankyl gây hiệu ứng cảm ứng dương +I làm tăng sự phân cực của liên kết C-X, số
lượng các gốc ankyl tăng, trọng lượng của gốc và bậc của gốc tăng thì hiệu ứng cảm ứng dương
tăng, dẫn đến sự phân cực của liên kết C-X tăng.

R
R CH2 X R CH X R C X
R R
Gốc vinyl và gốc phenyl gây hiệu ứng liên hợp –C làm giảm sự phân cực của liên kết C-X.
Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


69 hữu cơ …………………………………………..69
http://www.ebook.edu.vn

+C
-C +C X

CH2 CH X
-C

Do đó khả năng phản ứng của nguyên tử halogen trong dẫn xuất thơm ( kiểu clo benzen) và
trong dẫn xuất chưa no (kiểu vinyl clorua) khó khăn hơn so với dẫn xuất không vòng no.

Liên kết Cα-H cũng là một trung tâm phản ứng của dẫn xuất halogen. Do ảnh hưởng của
hiệu ứng cảm ứng âm -I của nguyên tử halogen mà liên kết Cα-H phân cực mạnh, nguyên tử Hα
hoạt động.

Sự phân cực đó được mô tả như sau:

δ+ δ+ δ−
C C X

1.6. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

a. Phản ứng thế nguyên tử halogen

* Cơ chế tổng quát

Phản ứng xảy ra theo cơ chế thế ái nhân (SN). Tác nhân ái nhân thường là một anion tấn
công vào nguyên tử cacbon mang một phần giá trị điện tích dương của liên kết C-X.

δ+ δ−
C X +Y C Y +X

Phản ứng xảy ra theo hai loại cơ chế

+ Cơ chế thế ái nhân đơn phân tử (SN1)

theo cơ chế này, phản ứng qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 tạo ra cabocation trung gian bền
vững. Giai đoạn này chậm, thuận nghịch và quyết định tốc độ phản ứng; giai đoạn 2 tạo ra sản
phẩm phản ứng.

δ+ δ− ChËm
C X C + X

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


70 hữu cơ …………………………………………..70
http://www.ebook.edu.vn

nhanh
C + Y C Y

Tốc độ phản ứng chỉ phụ thuộc nồng độ dẫn xuất halogen v = k.[RX].

+ Cơ chế thế ái nhân lưỡng phân tử (SN2).

Theo cơ chế này, phản ứng xảy ra 1 giai đoạn qua bước tạo thành phức trung gian hoạt
động hay trạng thái chuyển tiếp:

δ+ δ− δ− δ−
Y + C X Y C X Y C +X

phøc trung gian

Tốc độ phản ứng phụ thuộc nồng độ dẫn xuất halogen và kiềm: v =k.[RX].[OH-]

* Những phản ứng cụ thể

+ Phản ứng thuỷ phân

Phản ứng thuỷ phân các dẫn xuất halogen cho sản phẩm là các ancol hoặc phenol tương
ứng. Tác nhân ái nhân là HO-.

RX + H2O ROH + HX

R : gốc hiđrocacbon.

Để cho phản ứng chỉ xảy ra theo chiều thuận, người ta tiến hành trong môi trường kiềm:

OH-
RX + H2O ROH + HX

Phản ứng thuỷ phân ankyl halogenua dễ dàng xảy ra khi đun nóng với kiềm trong dung dịch
nước hay etanol-nước.

Thí dụ:

to
CH3Cl +KOH CH3OH + KCl
Các dẫn xuất kiểu vinyl và phenyl halogenua chỉ bị thuỷ phân trong những điều kiện rất khắc
nghiệt.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


71 hữu cơ …………………………………………..71
http://www.ebook.edu.vn

Thí dụ:
Cl OH
0
+NaOH400 C + NaCl
(r¾n)200at
clo benzen phenol

Dẫn xuất polihalogen thường là những hợp chất hoạt động hoá học mạnh hơn các dẫn xuất
monohalogen no.

Thí dụ, clorofoc rất dễ dàng bị thuỷ phân trong môi trường kiềm.

Cl OH
OH - - H2O
H C Cl + 3 HOH H C OH H -C -OH
-3 HCl

=
Cl OH O
clorofoc gem triol (kh«ng bÒn) axit fomic

+ Phản ứng với amoniac

Phản ứng này được dùng để điều chế các amin

R -X + NH3 to R -NH2 + HX

Thí dụ:

Cl NH2
2000C
+ 2 NH3 + NH4Cl
60-100 at
xt
clo benzen anilin

+ Phản ứng với kali xianua ( KCN).

Sản phẩm của phản ứng này là hợp chất nitrin. Tác nhân ái nhân là CN-.

R -X + KCN R -CN + KX

b. Phản ứng loại hiđro halogenua

Phản ứng loại HX được thực hiện trong môi trường kiềm-ancol:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


72 hữu cơ …………………………………………..72
http://www.ebook.edu.vn

α kiÒm-ancol
C C C C + HX

H X

Hoặc:
H X
α kiÒm-ancol
C C C C + HX

OH- + HX HOH + X-
Thí dụ:
KOH
CH3 -CH2 -Cl CH2 =CH2 + HCl
C2H5OH

Phản ứng loại HX có thể xảy ra theo cơ chế loại E1 hoặc cơ chế loại E2.

- Cơ chế tách loại ái nhân đơn phân tử ( E1)

Theo cơ chế E1, phản ứng xảy ra qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tạo ra cacbocation, tương
tự cơ chế SN1. Giai đoạn sau cacbocation loại H+ để tạo thành sản phẩm chưa no:

chËm C C X
C C
H X H
cacbocation
nhanh C =C H
C C
H

- Cơ chế tách loại ái nhân lưỡng phân tử (E2)

Cơ chế E2 xảy ra một giai đoạn qua phức trung gian hoạt động hay trạng thái chuyển tiếp.
Cơ chế E2 tương tự cơ chế SN2.

δ− δ−
Y H C C X Y H C C X C C + HY + X
tr¹ng th¸i chuyÓn tiÕp
Các dẫn xuất bậc một chỉ có một nguyên tử cacbon ở vị trí α nên phản ứng loại chỉ tạo ra
một hiđrocacbon chưa no.

Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


73 hữu cơ …………………………………………..73
http://www.ebook.edu.vn

α KOH
CH3 -CH2 -CH2 -Br CH3 - CH =CH2 + HBr
C2H5OH

Các dẫn xuất bậc hai và bậc ba khi tham gia phản ứng loại sẽ tạo ra một hỗn hợp các
hiđrocacbon chưa no. Phản ứng xảy ra theo hướng ưu tiên loại H liên kết với Cα có bậc cao hơn.

Thí dụ:

α α
2 CH3 -CH -CH2 -CH3 KOH CH3 - CH =CH -CH3 + CH2 =CH -CH2 -CH3 + 2 HBr
C2H5OH
Br (chÝnh) (phô)

c. Phản ứng với kim loại

Trong môi trường ete khan, dẫn xuất halogen tác dụng với magiê tạo hợp chất cơ magiê,
còn gọi là hợp chất Grinha.
t0
R -X + Mg R -Mg -X
ete khan
Thí dụ:
t0
CH3 -CH2 -Br + Mg CH3 -CH2 -Mg -Br
ete khan
etylmagiª bromua

d. Phản ứng của gốc hiđrocacbon

Những gốc chưa no và gốc thơm của ankenyl và aryl halogenua có những tính chất tương tự
anken và tương tự hiđrocacbon thơm.

Các dẫn xuất chưa no dễ dàng tham gia các phản ứng cộng hợp theo cơ chế ái điện tử.

Thí dụ:

CH2 CH Cl + HBr CH3 - CH - Cl


Br

CH2 CH CH2 Cl + HBr CH3 CH CH2Cl


Br

Ngoài ra chúng còn tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra các hợp chất cao phân tử.

Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


74 hữu cơ …………………………………………..74
http://www.ebook.edu.vn

n CH2 =CH -Cl CH2 -CH


Cl n
vinyl clorua P.V.C

Những dẫn xuất halogen thơm tham gia các phản ứng thế nguyên tử H ở nhân thơm theo cơ
chế thế ái điện tử.

Thí dụ:
CH2Br CH2Br CH2Br
Fe + 2 HBr
2 +2 Br2 +
Br Br

2. ANCOL VÀ PHENOL

Khi thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử hiđrocacbon bằng nhóm OH (nhóm hiđroxyl) ta
được các dẫn xuất hyđroxyl. Tuỳ theo bản chất của gốc hiđrocacbon liên kết với nhóm hyđroxyl
mà ta phân biệt ancol (rượu) và phenol.

Phenol khác ancol là nhóm hyđroxyl liên kết trực tiếp với nhân thơm, còn ancol nhóm
hyđroxyl liên kết với gốc hiđrocacbon mạch hở hay ở mạch nhánh của nhân thơm.

Thí dụ:

OH CH2OH
CH3 -CH2 -OH CH2 =CH -CH2 - OH

phenol ancol no ancol ch−a no ancol th¬m

2.1. PHÂN LOẠI

Tuỳ theo số lượng nhóm hyđroxyl có trong phân tử, ta phân biệt thành dẫn xuất mono,
polihyđroxyl.

Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


75 hữu cơ …………………………………………..75
http://www.ebook.edu.vn

OH OH OH

OH HO OH
mono phenol ®i phenol tri phenol

CH3 -CH2 -OH HO -CH2 -CH2 -OH HO -CH2 -CHOH -CH2 -OH
mono ancol ®i ancol tri ancol

Đối với các ancol, người ta còn phân biệt ancol bậc một, ancol bậc hai và ancol bậc ba
tương ứng với nhóm hyđroxyl liên kết với cacbon bậc một, cacbon bậc hai, cacbon bậc ba.
R
R -CH2 -OH R -CH -OH R -CH -OH
R R
ancol bËc 1 ancol bËc 2 ancol bËc 3

Các ancol không vòng chưa no có một liên kết đôi được phân biệt với nhau bởi vị trí của
liên kết đôi và nhóm hyđroxyl.

Nếu nhóm hyđroxyl liên kết trực tiếp với cacbon sp2 ta có enol. Các enol không bền, đồng
phân hoá thành hợp chất cacbonyl tương ứng.

Thí dụ:

CH2 =CH - OH CH3 -CH =O

Những ancol chưa no khác có nhóm hyđroxyl liên kết không trực tiếp với nguyên tử cacbon
sp2, đại diện tiêu biểu là ancol allylic CH2=CH-CH2-OH.

2.2. CÁCH GỌI TÊN VÀ ĐỒNG PHÂN

a. Tên gọi thông thường

Tên gọi thông thường chỉ được áp dụng để gọi tên cho các monoancol đơn giản và theo quy
tắc chung như sau:

Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic


Thí dụ:

CH3-CH2- OH CH3CH2CH2-OH CH3 -CH-OH CH3-CH-CH2-OH


CH3 CH3

ancol etylic ancol n propylic ancol isopropylic ancol isobutylic

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


76 hữu cơ …………………………………………..76
http://www.ebook.edu.vn

CH2 -OH

ancol benzylic

b. Tên gọi IUPAC

Tên gọi của các ancol được dựa theo nguyên tắc:
Tên hiđrocacbon tương ứng theo IUPAC + số chỉ vị trí nhóm OH+Ol

Mạch cacbon được đánh số sao cho cacbon chức có số thứ tự thấp nhất. Nếu trong mạch có
2, 3, 4, …nhóm OH thì ta thêm các từ đi, tri, têtra…vào trước âm ol.
Thí dụ:
CH3CH2CH2-OH CH3-CH-CH3 CH3-CH-CH2-OH CH2=CH-CH2-OH
OH CH3

propan-1-ol propan-2-ol 2-metyl propan-1-ol prop-2-en-1-ol

CH2-OH CH2OH-CHOH-CH2OH
CH2-OH
etan -1,2-điol (etylen glicol) propan-1,2,3-triol (glixêrin)

Hiđroxyl benzen (C6H5OH) là đại diện đầu tiên của các phenol, còn được gọi là axit phenic.
Sau này để thể hiện mối quan hệ với ancol, người ta gọi là phenol.
OH

c. Đồng phân

Tương tự dẫn xuất halogen, ancol có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm chức
và đồng phân liên kết.

Thí dụ 1:

C4H9OH có các đồng phân:


CH3 CH3
CH3-CH2-CH2-CH2-OH CH3-CH -CH2-OH CH3-CH-CH2-CH3 CH3-C-CH3
CH3 OH OH
butan-1-ol 2-metylpropan-1-ol butan-2-ol 2-metylpropan-2-ol

Thí dụ 2: C3H5OH có các đồng phân liên kết:


CH2=CH-CH2-OH
prop-2-en-1-ol

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


77 hữu cơ …………………………………………..77
http://www.ebook.edu.vn

OH
xicl« pr«panol

2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

Ta có thể điều chế các ancol và phenol bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây xin
giới thiệu một số phương pháp thường được dùng trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

a. Tổng hợp từ hợp chất cơ magiê

Từ hợp chất cơ magiê có thể tổng hợp các ancol có bậc khác nhau:

Anđehit fomic hoặc etylen oxit tác dụng với hợp chất cơ magiê cho ancol bậc một:

Các anđehit khác hoặc dẫn xuất ankyl thế của etylen oxit tác dụng với hợp chất cơ magiê
cho ancol bậc hai:

R' R' X
R -CH=O HOH
R MgX R -CH -O -MgX R -CH-OH Mg OH

Xeton, este hoặc clorua axit tác dụng với hợp chất cơ magiê cho ancol bậc ba:

R -C -R R R X
=

HOH
R MgX O R -C -O -MgX R -C-OH Mg OH
R R

b. Tổng hợp từ hợp chất chưa no

H+
R- CH CH2 + H2O R -CH CH3
OH

Thí dụ:

H+
CH3 - CH CH2 + H2O CH3 -CH CH3
OH

c. Thuỷ phân dẫn xuất halogen

Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


78 hữu cơ …………………………………………..78
http://www.ebook.edu.vn

CH2 -Cl CH2 -OH


OH-
+ HOH + HCl

benzyl clorua ancol benzylic


Cl OH
4000C
+NaOH r¾n + NaCl
200at
clo benzen phenol

2.4. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Ancol là những chất lỏng hoặc rắn. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của ancol tăng dần khi
trọng lượng phân tử tăng và cao hơn so với nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của những
hiđrocacbon tương ứng. Điều này được giải thích bởi sự hình thành những liên kết hiđro giữa
các phân tử ancol:

R
R
O H
H O H O H O
R
R

Ở nhiệt độ thường, phenol là chất rắn kết tinh không màu. Phenol ít tan vào nước, tan nhiều
trong những dung môi hữu cơ.

2.5. CẤU TẠO CỦA ANCOL VÀ PHENOL

Để xét cấu tạo của ancol và phenol ta xét bản chất của liên kết oxi-hiđro, những yếu tố ảnh
hưởng đến sự phân cực của liên kết này và ảnh hưởng của nhóm hiđroxyl đến gốc hiđrocacbon.

Liên kết oxi-hiđro là liên kết phân cực về phía nguyên tử oxi, do oxi có độ âm điện lớn hơn
độ âm điện của hiđro.

Gốc hiđrocacbon gây những hiệu ứng quyết định sự phân cực mạnh hay yếu của liên kết
này:

- Các gốc ankyl gây hiệu ứng cảm ứng dương +I làm giảm sự phân cực của liên kết oxi-
hiđro. Khi số lượng của gốc R tăng, hiệu ứng +I tăng, do vậy sự phân cực của liên kết O-H giảm
dần từ ancol bậc một, ancol bậc hai, ancol bậc ba.

R"

R CH2 O H R CH O H R C O H

R' R'
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
79 hữu cơ …………………………………………..79
http://www.ebook.edu.vn

- Những gốc chưa no gây hiệu ứng hút điện tử –I và σ-π làm tăng sự phân cực của liên kết
O-H, làm tăng khả năng hoạt động của hiđro trong nhóm OH.

Thí dụ:

CH2 =CH C O H

H
- Gốc phenyl có hiệu ứng liên hợp -C với cặp điện tử p của oxi trong nhóm OH, đồng thời
còn có hiệu ứng -I. Những hiệu ứng này đều làm tăng sự phân cực của liên kết O-H, quyết định
tính axit của phenol.
-C
O H
-I

Các nhóm hiđroxyl trong poliancol no gây hiệu ứng -I và ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, làm
tăng sự phân cự của liên kết O-H, làm cho khả năng hoạt động của nguyên tử hiđro trong nhóm
OH mạnh hơn các ancol no tương ứng.

Thí dụ:

-I CH2 O H
CH2 O H CH2 OH
-I
CH O H CH OH
CH2 -I OH
CH2-I OH CH -I OH
2
ªtylenglicol
glixªrin

Ngoài liên kết oxi-hiđro, liên kết cacbon-oxi cũng là một trung tâm phản ứng của loại hợp
chất này. Liên kết cacbon-oxi phân cực về phía nguyên tử oxi, vì oxi có độ âm điện lớn hơn. Mọi
hiệu ứng cùng phương, cùng chiều với chiều phân cực của liên kết C-O đều làm tăng sự phân cực
của liên kết này, và ngược lại những hiệu ứng cùng phương nhưng ngược chiều với chiều phân
cực của liên kết C-O đều làm giảm sự phân cực.

Đối với các monoancol không vòng no sự phân cực của liên kết C-O tăng dần từ ancol bậc
một đến ancol bậc ba, do hiệu ứng +I của gốc ankyl tăng dần.

R CH2 OH R CH OH R C R

R OH

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


80 hữu cơ …………………………………………..80
http://www.ebook.edu.vn

Ngược lại, trong phân tử phenol thì sự phân cực của liên kết C-O bị giảm đi do hiệu ứng +C
của nhóm OH.

+C

OH

Bên cạnh những trung tâm phản ứng đã được xét ở trên, chúng ta thấy nhóm hyđroxyl cũng
gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của gốc hiđrocacbon.

Đối với các gốc no, nhóm OH gây hiệu ứng -I làm tăng khả năng hoạt động của những nguyên tử
Hα.

α
C C

OH H

Đối với các gốc chưa no, nhóm OH gây hiệu ứng -I làm giảm mật độ điện tử của liên kết
đôi cacbon-cacbon.

Thí dụ:

CH2 =CH CH2 OH

Trong phân tử phenol, nhóm OH gây hiệu ứng +C làm tăng mật độ điện tử trong nhân thơm
và tăng chủ yếu ở vị trí o. và p.

+C OH

2.6. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

a. Phản ứng của nguyên tử hiđro trong nhóm OH

- Phản ứng với kim loại và hiđroxit kim loại

Ancol no tác dụng với kim loại kiềm và một vài kim loại khác tạo thành ancolat.

Thí dụ:

2C2H5-OH +2 Na 2 C2H5-ONa + H2
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
81 hữu cơ …………………………………………..81
http://www.ebook.edu.vn

Ancolat kim loại kiềm là những chất rắn, dễ bị thuỷ phân:

C2H5-ONa + H2O C2H5-OH + NaOH

Poliancol và phenol có tính axit yếu nên chúng không chỉ phản ứng với kim loại kiềm mà
còn phản ứng với hiđroxit kim loại.

Thí dụ: Glixerin tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra phức màu xanh.

CH2 - OH CH2 - O O -CH2


2 CH -OH Cu
Cu(OH)2 CH -O O -CH 2 H2 O
H H
CH2 - OH CH2 - OH HO -CH2

Phenol có tính axit yếu hơn so với axit cacbonic, nên phênolat phản ứng với axit cacbonic
giải phóng phenol.

OH O Na

+ NaOH + H2O

phenol natri phenolat


O Na OH

+ CO2 + H2O + NaHCO3

- Phản ứng este hoá

Ancol phản ứng với axit cacboxylic, anhiđrit axit, axyl halogenua và axit vô cơ khác để tạo
ra các este. Phản ứng này được gọi là phản ứng este hoá.

H+
R -OH + R' -C -OH R' -C -OR + H2O
t0
=
=

O O

OH O C R
H+
=

+ (R -C -O)2 O +RCOOH
t0
=

Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


82 hữu cơ …………………………………………..82
http://www.ebook.edu.vn

H2SO4®
CH3 -CH -CH2 -CH2 -OH + CH3-C -OH CH3-C -OCH2 -CH2 -CH -CH3 + H2O
t0

=
=
CH3 O O CH3

ancol isoamylic isoamyl axetat (dầu chuối)

b. Phản ứng của nhóm hiđroxyl

Nhóm hiđroxyl trong ancol dễ dàng được thay thế bằng nhóm NH2 hoặc bằng nguyên tử
halogen khi ancol phản ứng với amoniac, HX, PCl3, PCl5 hay SOCl2.

Al2O3
R -OH + NH3 R -NH2 + H2O
R -OH + HX R -X + H2O

R -OH + PCl5 R -Cl + POCl3 + H2O

c. Phản ứng loại nước (phản ứng đề hiđrat hoá)

Khi có mặt chất hút nước (H2SO4 đặc) ở nhiệt độ cao (1700C), các ancol tham gia phản ứng
đề hiđrat hoá để tạo thành các hiđrocabon không no.

H+
R- CH CH2 R- CH CH2 + H2O
t0
H OH

Cơ chế:

-H2O H2SO4
R - CH2 - CH2 -OH + HOSO3H 0 R - CH2 - CH2 -OSO3H R -CH =CH2
t

Đối với ancol bậc hai, bậc ba, phản ứng chủ yếu xảy ra theo hướng loại hiđro liên kết với
Cα có bậc cao hơn để tạo thành anken có cấu tạo bền vững.
Đối với những ancol không còn nguyên tử Hα phản ứng đề hiđrat hoá xảy ra cùng với sự
chuyển vị nội phân tử.
Thí dụ:
CH3
-H2O
CH3 -C -CH2 -OH CH3 -C =CH -CH3
H+
CH3 CH3
Cơ chế:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


83 hữu cơ …………………………………………..83
http://www.ebook.edu.vn

CH3 CH3 H CH3 H


+ -H2O
CH3 -C -CH2 -OH H CH3 -C - C -OH2 CH3 -C - C
CH3 CH3 H CH3 H
CH3 CH3
H
CH3 -C C CH3 -C C H CH3 -C =CH -CH3 + H+
CH3 H CH3 H CH3
0
Khi có mặt axit sunfuric đặc và nhiệt độ <140 C, hai phân tử ancol bị đề hiđrat hoá tạo ête.
H2SO4
R -OH + HO -R 0 R -O -R + H2O
t
ªte
Thí dụ:
H SO
CH3 -CH2 -OH + HO -CH2 -CH3 0 2 4 CH3 -CH2 -O -CH2 -CH3 + H2O
140 C
ancol etylic ®ietyl ete

d. Phản ứng oxi hoá

Ancol dễ dàng bị oxi hoá bởi các tác nhân khác nhau, trong những điều kiện khác nhau để
tạo thành hợp chất cacbonyl, hoặc axit cacboxylic.

Trong phòng thí nghiệm người ta oxi hoá ancol bằng CuO và nhiệt độ, KMnO4 trong môi
trường kiềm hay môi trường trung tính, trong cơ thể sống có sự tham gia của men đề
hiđrogenaza.

Trong những điều kiện như trên, oxi hoá ancol bậc một cho anđehit, ancol bậc hai cho
xeton.

R- CH2- OH R-CHO + H2O


anđehit
R-CH- OH R- C – R + H2O
R O
axeton
Phản ứng oxi hoá ancol bậc một và ancol bậc hai xảy ra qua giai đoạn tạo thành gem điol.
H H
[O]
R C OH R C OH R -CH =O + H2O
H OH
gem ®iol

Ancol bậc ba chỉ bị oxi hoá trong điều kiện rất khắc nghiệt tạo thành hỗn hợp axit
cacboxylic. Chẳng hạn, khi đun nóng với hỗn hợp K2Cr2O7 +H2SO4 đặc, phản ứng xảy ra theo
phương trình tổng quát sau đây:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


84 hữu cơ …………………………………………..84
http://www.ebook.edu.vn

R3
[O]
R1 -CH2 -C -OH R1 -COOH + R2 -COOH + R3 -COOH
CH2 R2

Phản ứng này xảy ra qua giai đoạn tạo thành các hợp chất không no:

R3 R3
H2SO4 ®Æc, t0 [O]
R1 -CH2 -C -OH R1 -CH =C -CH2 -R2
-H2O -R1COOH
CH2 R2
R2 -CH2 -C -R3 R2 -CH =C -R3 R2 -COOH + R3 -COOH
=

O OH

Phenol dễ bị oxi hoá ngay trong không khí ở nhiệt độ thường tạo ra quinon có màu hồng:

OH O
=

[O] +H2O
=

O
phenol quinon

c. Phản ứng của gốc hiđrocacbon

Phụ thuộc vào bản chất của phần gốc hiđrocacbon, ancol và phenol có tính chất của
hiđrocacbon tương ứng.

Các ancol chưa no tham gia phản ứng cộng hợp vào liên kết đôi theo cơ chế ái điện tử.

Thí dụ:

CH2 = CH - CH2 - OH + HBr CH3 - CH - CH2OH


Br

Ancol thơm và phenol dễ dàng tham gia phản ứng thế ái điện tử trong nhân thơm:

Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


85 hữu cơ …………………………………………..85
http://www.ebook.edu.vn

CH2OH CH2OH CH2OH


Br
2 + 2Br2 + +2HBr

Br
po- brom op- brom
ancol benzylic ancol benzylic ancol benzylic

OH OH
Br Br
+ 3Br2 + 3HBr

Br
phenol 2, 4,6- tribrom phenol

3. HỢP CHẤT CACBONYL (ANĐEHIT VÀ XETON)

Hợp chất hữu cơ có chứa nhóm >C=O ( nhóm cabonyl) liên kết trực tiếp với gốc
hiđrocacbon được gọi là hợp chất cacbonyl.

Nếu nhóm >C=O liên kết với một gốc hiđrocacbon và một nguyên tử hiđro ta gọi hợp chất
cacbonyl đó là anđehit, nếu nhóm >C=O liên kết với hai gốc hiđrocacbon ta gọi là xeton.

R-C-H R-C-R
O O

anđehit xeton

3.1. PHÂN LOẠI

Anđehit và xeton được chia thành những loại khác nhau tuỳ theo bản chất của gốc
hiđrocacbon và số lượng nhóm cacbonyl.

Theo bản chất của gốc hiđrocacbon ta có:

- Hợp chất cacbonyl no

Thí dụ:

CH3- CH=O CH3-C-CH3


O
axetanđehit axeton

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


86 hữu cơ …………………………………………..86
http://www.ebook.edu.vn

CH=O
C

=
O

xicl«hexyl cacb«xan®ªhit ®ixicl« hexyl xªt«n

- Hợp chất cacbonyl thơm:


Thí dụ:
CH=O
C CH3

=
O
benzan®ehit axeto phenon
- Hợp chất cacbonyl chưa no: Tiêu biểu là hợp chất cacbonyl chưa no có hai liên kết đôi liên
hợp.

Thí dụ:

CH2=CH-CH=O

acrolein (anđehit acrylic)


CH2 =CH - C CH3
=

O
mªtyl vinyl xªt«n
Theo số lượng của nhóm cacbonyl ta có hợp chất monocacbonyl, đi,…và policacbonyl.

Thí dụ:

O=CH-CH=O O=CH-C6H4-CH2-CH=O
glioxan anđehit phtalic
CH3 - C CH2 - C CH3
=

O O
axªtyl axªt«n

3.2. CÁCH GỌI TÊN VÀ ĐỒNG PHÂN

a. Tên gọi thông thường

Tên của anđehit được gọi theo tên của axit cacboxylic tương ứng, chỉ khác là thay từ axit
bằng từ anđehit, hoặc là bỏ từ axit và đổi đuôi “oic” trong tên gọi của axit bằng từ “anđehit”.
Thí dụ:
H-CH=O CH3-CH=O CH2=CH-CH=O
anđehit fomic anđehit axetic anđehit crotonic
(fomanđehit) (axetanđehit) (acrolein)

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


87 hữu cơ …………………………………………..87
http://www.ebook.edu.vn

CH=O

an®ehit benzoic
(benzan®ehit)

Tên của xeton được gọi theo quy tắc:

Tên gốc hiđrocacbon + xeton

Thí dụ:
CH3-CO-CH3 CH3-CO-CH2-CH3 CH2=CH-CO-CH3
đimetyl xeton (axeton) metyl etyl xeton metyl vinyl xeton

b. Tên gọi IUPAC

Tên của anđehit được gọi theo quy tắc:

Tên hiđrocacbon tương ứng theo IUPAC + al

Mạch cacbon được đánh số bắt đầu từ cacbon nhóm chức anđehit.

Thí dụ:

(CH3)2CH-CH=O CH2=CH-CH=O CH3-CH=CH-CH=O

2-metylpropanal prop-2-enal but-2-enal

Tên của xeton được gọi theo quy tắc:

Tên hiđrocacbon tương ứng theo IUPAC + số chỉ vị trí nhóm cacbonyl + on

Mạch cacbon được đánh số sao cho cacbon của nhóm cacbonyl có số thứ tự thấp nhất.

Đối với các hợp chất policacbonyl có thêm các từ đi, tri, vv…trước âm “on” để chỉ số nhóm
>C=O trong phân tử là hai, ba,vv…

Thí dụ:
CH3CH2-CO-CH3 CH3CH2-C-CH2- CH3 CH3- CH- C- CH3
O CH3 O
butanon pentan-3-on 3- metyl butan-2-on

CH3- C -CH=CH2 CH3CH2- C- C- CH3


O O O
but-3-en-2-on pentan -2,3-đion

c. Đồng phân
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
88 hữu cơ …………………………………………..88
http://www.ebook.edu.vn

Mono anđehit không có đồng phân vị trí nhóm chức, chỉ có đồng phân mạch cacbon, đồng
phân liên kết và đồng phân hình học.

Thí dụ 1: C3H7-CH=O có hai đồng phân mạch cacbon.

CH3-CH2-CH2-CH=O (CH3)2CH-CH=O
butanal 2-metylpropanal

Thí dụ 2: C3H5-CH=O có các đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí của liên kết π,
đồng phân liên kết và đồng phân hình học.

- Đồng phân mạch cacbon:

CH2=CH-CH2-CH=O CH2=C-CH=O
CH3
But-3-enal 2-metylprop-2-enal

- Đồng phân vị trí liên kết π:

CH2=CH-CH2-CH=O CH3-CH=CH-CH=O
But-3-enal but-2-enal

- Đồng phân loại liên kết:

CH2=CH -CH2 -CH =O CH=O


buten -3 -al fomyl xicl«pr«pan
- Đồng phân hình học:
h cHO h h
c C c C
CH3 h CH3 cHO

cis buten-2-al trans buten-2-al


Mono xeton có đầy đủ các loại đồng phân như mono anđehit và còn thêm đồng phân vị trí nhóm
chức.

Thí dụ 1: C4H10C=O có các đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức.

CH3 -C -CH2 -CH2 -CH3 CH3 -C -CH -CH3 CH3 -CH2 -C -CH2 -CH3
=
=
=

O O CH3 O
pentanon-2 3-mªtyl butanon-2 pentanon-3

Thí dụ 2: C3H6C=O có các đồng phân loại liên kết:


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
89 hữu cơ …………………………………………..89
http://www.ebook.edu.vn

H2C CH2
CH2 = CH -C -CH3
H2C C=O

=
O
mªtyl vinyl xªt«n xicl« butanon

Thí dụ 3:

C4H8C=O có các đồng phân vị trí của liên kết π, đồng phân hình học và các đồng phân
khác:

CH2 = CH -CH2 -C -CH3 CH3 - CH=CH -C -CH3


=

=
O O
penten-4-on-2 penten-3-on-2

CH3 CH3 h
C -CH3 c C
=

c C O h C -CH3
=
h h O
cis penten-3-on-2 trans penten-3-on-2

3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

a. Oxi hoá hiđrocacbon

Người ta có thể oxi hoá những hiđrocacbon khác nhau. Thí dụ khi đốt cháy chậm n-ankan ở
tướng khí sinh ra một lượng nhỏ anđehit, hoặc xeton.

Thí dụ:

600-7000C
CH4 + O2 xt H -CH=O + H2O
metanal
CH2 -CH3
O2 C - CH3+ H2O
=

0
xt, t O
axeto phenon
1 xt
CH2 = CH2 + O2 0 CH3 -CH=O
2 50 C
axetan®ehit

b. Oxi hoá ancol

Đây là phương pháp quan trọng để điều chế các anđehit, xeton
Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


90 hữu cơ …………………………………………..90
http://www.ebook.edu.vn

Cu, t0
2 CH3OH + O2 2H -CH=O + 2 H2O

[O]
CH3 -CH -CH3 CH3 -C -CH3 + H2O

=
OH O

c. Phản ứng Friđen- Crap

Thí dụ:
AlCl3
2C6H6 +Cl -C -Cl C6H5 -C -C6H5 + 2HCl

=
=

O O
AlCl3
C6H6 + (CH3CO)2O C6H5 -C -CH3 + CH3COOH

=
O
AlCl3
C6H6 +C6H5 -C -Cl C6H5 -C -C6H5 + HCl
=

=
O O

d. Thuỷ phân dẫn xuất gem đi halogen

Phản ứng xảy ra trong môi trường kiềm


R X OH R OH - H2O
C + H2O C R -C -R
- HX

=
R X R OH O
Thí dụ:
OH
C6H5 -CHCl2 + 2 H2O C6H5 - CH=O + 2 HCl

benzyli®en clorua benzan®ehit

3.4. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Anđehit fomic là chất khí, có mùi xốc, cay khó chịu, tan nhiều vào nước. Các anđehit khác
và các xeton là những chất lỏng hoặc chất rắn. Axeton có mùi xốc nhẹ. Benzanđehit và nhiều
anđehit thơm khác có mùi đặc trưng của hạnh nhân. Nói chung anđehit và xeton có nhiệt độ sôi
thấp hơn so với ancol bậc một và bậc hai tương ứng.

3.5. CẤU TẠO CỦA NHÓM CACBONYL

Trong phân tử anđehit và xeton, nguyên tử cacbon của nhóm cacbonyl ở trạng thái lai hoá sp2,
với góc hoá trị 1200. Hai nguyên tử oxi và cacbon liên kết với nhau bằng một liên kết σ và một liên
kết π.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


91 hữu cơ …………………………………………..91
http://www.ebook.edu.vn

1,22A0
π
C O
σ
1200
Liên kết π trong nhóm C=O luôn phân cực về phía oxi, vì oxi có độ âm điện lớn hơn độ âm
điện của cacbon. Ta có thể mô tả:
δ δ
C O

Sự phân cực này đã tạo ra một trung tâm Cδ+ cho phản ứng ái nhân.
Gốc hiđrocacbon khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến giá trị điện tích dương của cacbon chức.
- Gốc ankyl gây hiệu ứng cảm ứng dương +I làm giảm giá trị điện tích dương của cacbon
trong nhóm C=O. Số lượng của gốc ankyl tăng, trọng lượng của gốc ankyl tăng thì hiệu ứng +I
tăng, do vậy δ+ của cacbon trong nhóm C=O giảm.
δ δ δ'
R CH O R C= R

O
δ > δ' δ'
- Gốc phenyl gây hiệu ứng +C làm giảm giá trị điện tích dương của cacbon chức.
Thí dụ:

δ δ
CH O
+C
- Trong phân tử anđehit và xeton chưa no liên hợp, gốc vinyl gây hiệu ứng liên hợp dương
+C. Hiệu ứng này làm giảm giá trị điện tích dương của cacbon chức.
Thí dụ:
+C δ δ
CH2 CH CH O
Với các policacbonyl, đặc biệt 1,2-đicacbonyl, các nhóm C=O gây hiệu ứng –I và ảnh
hưởng tương hỗ lẫn nhau. ảnh hưởng đó đã làm tăng giá trị điện tích dương của cacbon chức.
Thí dụ:
-I δ δ
O CH CH O

Bên cạnh ảnh hưởng của gốc hiđrocacbon đến nhóm cacbonyl, nhóm cacbonyl cũng gây
ảnh hưởng nhất định đến gốc hiđrocacbon và liên kết Cchức-hiđro.

- Với các gốc no, nhóm C=O gây hiệu ứng cảm ứng âm (-I). Hiệu ứng này làm tăng sự phân
cực của liên kết Cα-H.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


92 hữu cơ …………………………………………..92
http://www.ebook.edu.vn

Thí dụ:

H
-I
H C CH=O
H
- Với các gốc thơm, nhóm C=O gây các hiệu ứng hút điện tử –I và -C. Những hiệu ứng này
làm giảm mật độ điện tử trong nhân thơm, và chủ yếu giảm ở vị trí octo và para. Do vậy đã tạo ra
trung tâm phản ứng thế ái điện tử ở vị trí meta.
Thí dụ:
-C
CH O
-I

Những hợp chất cacbonyl chưa no liên hợp, nhóm C=O gây hiệu ứng liên hợp âm (-C).
Hiệu ứng này làm phân cực hoá hệ liên hợp.

Thí dụ:

-C
δ δ
CH2 CH CH O

Các liên kết trong nhóm C=O luôn phân cực về phía oxi, làm cho mật độ điện tử ở cacbon
giảm đi, cacbon mang một phần điện tích dương, dẫn đến làm tăng sự phân cực của liên kết Cchức-
H trong anđehit và tạo ra trung tâm của phản ứng oxi hoá ở liên kết này.

δ
O
δ
C H

3.6. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

a. Phản ứng cộng hợp vào nhóm C=O

δ+ δ− δ+ δ− OH
C O +H Y C
hoÆc X Y Y

HY là H-OH, H-OR, H-SO3Na, …XY là R-MgX, CH≡CNa,…

Phản ứng cộng hợp vào nhóm C=O xảy ra theo cơ chế cộng hợp ái nhân hai giai đoạn.

Giai đoạn một: Tác nhân ái nhân Y- kết hợp với nguyên tử cacbon mang điện tích dương
của nhóm C=O và tạo thành sản phẩm trung gian là một anion.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
93 hữu cơ …………………………………………..93
http://www.ebook.edu.vn

Giai đoạn hai: Giai đoạn proton hoá sản phẩm trung gian, xảy ra nhanh.

δ+ δ− O nhanh OH
chËm
C O +Y C C
Y H Y

- Các phản ứng cụ thể

+ Cộng ancol: Phản ứng của anđehit, xeton với ancol tạo thành sản phẩm gọi là hợp chất bán
axetal.

R CH = O + R OH R - CH - OH
OR
Khi đun nóng bán axetal với lượng dư ancol sẽ thu được axetal.
R - CH - OH R OH R - CH - OR' OH2
OR OR
b¸n axetal axetal
+ Cộng hiđro xianua (HCN)
δ+ δ− OH
C O + HCN C
CN
Phản ứng xảy ra khi có bazơ làm chất xúc tác và tạo ra sản phẩm xianhiđrin.
Thí dụ:
CH3 CH3
CH3 C = O + HCN CH 3 C OH
CN
Khi thuỷ phân hợp chất xianhiđrin sẽ tạo thành α- hiđroxi axit.
CH3 CH3
CH3 C OH 2 H2O CH3 C COOH NH3
CN OH
+ Cộng natribisunfit (NaHSO3)
δ+ δ− OH
C O + NaHSO3 C
SO3Na
Sản phẩm của phản ứng ở trạng thái tinh thể và gọi là hợp chất cộng bisunfit. Phản ứng này
được dùng để tách các anđehit hoặc xeton ra khỏi hỗn hợp với các chất khác.
Thí dụ:
OH
C6H5CH =O + HSO3Na C6H5 -CH -SO3Na
OH
CH3 -C -CH3 + HSO3Na CH3 -C -SO3Na
=

O CH3
Cơ chế chung như sau:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


94 hữu cơ …………………………………………..94
http://www.ebook.edu.vn

O O
δ+ δ−

=
C = O + S - O Na
C H C OH
S = O
OH ONa SO3Na
OH

+ Cộng hợp chất cơ kim

Từ hợp chất cơ magiê và các anđehit hoặc xeton, có thể tổng hợp được các ancol có bậc
khác nhau. Trong các phản ứng này thì hợp chất cơ magiê tác dụng như là một chất phân cực:

δ− δ+
R MgX ( R: gèc ankyl)

δ+ δ− δ− δ+ HOH
C = O + R MgX C OMgX C OH
-MgXOH
R R

Hợp chất cacbonyl ban đầu là HCHO ta được rượu bậc một, nếu là đồng đẳng của anđehit
fomic được rượu bậc hai, còn nếu là xeton được rượu bậc ba.

+ Phản ứng với amoniac và dẫn xuất của nó ( NH3 và B-NH2. B có thể là: Gốc hiđrocacbon;
-NH2; -OH, vv…)

Vì nguyên tử nitơ còn một cặp điện tử sp3 tự do, nên nitơ trong NH3 và B-NH2 đóng vai
trò là tác nhân ái nhân. Phản ứng diễn ra qua quá trình cộng ái nhân vào nhóm C=O và sau đó là quá
trình loại nước của sản phẩm cộng hợp tạo sản phẩm ngưng tụ hay sản phẩm thế nguyên tử oxi của
nhóm >C=O.

Sơ đồ tổng quát của phản ứng:

δ+ δ− H2 O
C O N -B C NH2 -B C NH -B C = N -B
O OH

Phenyl hiđrazin (C6H5NHNH2) phản ứng với anđehit hay xeton tạo thành sản phẩm kết tủa màu
vàng.

C O H2N -NH -C6H5 C = N -NH -C6H5 + H2O


Thí dụ:
CH =O H2N -NH -C6H5 CH =N -NH -C6H5 H2N -NH -C6H5 CH =N -NH -C6H5
CH =O - H2O CH =O - H2O CH =N -NH -C6H5
bis phenylhi®razon

b. Phản ứng oxi hoá

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


95 hữu cơ …………………………………………..95
http://www.ebook.edu.vn

Phản ứng oxi hoá tạo thành axit cacboxylic.


Anđehit dễ dàng bị oxi hoá bởi các chất oxi hoá khác nhau, ngay cả bởi các tác nhân oxi
hoá yếu như thuốc thử Tôlens, thuốc thử Phêlinh…

Phương trình tổng quát:

R -CH=O + [O] R -C =O
OH
an®ehit axit cacboxylic

Phản ứng với thuốc thử Tôlens và Phêlinh được dùng để phát hiện nhóm chức anđehit.

Anđehit phản ứng với thuốc thử Tôlens tạo thành bạc kết tủa.

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH RCOONH4 + 2Ag +3NH3 + H2O

thuốc thử Tôlens

Thuốc thử Tôlens được điều chế bằng cách cho AgNO3 phản ứng với NH4OH dư.

AgNO3 + NH4OH AgOH + NH4NO3

AgOH + 2 NH4OH [Ag(NH3)2]OH + H2O

Phản ứng này còn được gọi là phản ứng tráng gương.

Thí dụ:

0
CH2=CH -CH=O +2[Ag(NH3)2]OH t CH2=CH -COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
acr«lªin
Anđehit khi phản ứng với thuốc thử Phêlinh, ta thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch của Cu2O.

COOK COOK
CH O t0 CH OH
R CH =O 2 Cu + 2H2O R -COOH 2 CH
OH Cu2O
CH O
COONa COONa

Thuốc thử Phêlinh được điều chế như sau:

CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


96 hữu cơ …………………………………………..96
http://www.ebook.edu.vn

COOK COOK
CH O H CH O
CH OH Cu(OH)2 Cu 2 H2O
CH O
COONa COONa
kali natri tactrat

Thuốc thử Tôlens oxi hoá được cả anđehit béo và thơm, còn thuốc thử Phêlinh chỉ oxi hoá
được anđehit béo.

Khi tiếp xúc với oxi không khí anđehit nói chung dễ dàng bị oxi hoá.

Thí dụ:

2C6H5CH=O + O2 2C6H5COOH

anđehit benzoic axit benzoic

Khác với anđehit, xeton chỉ bị oxi hoá bởi các chất oxi hoá mạnh như KMnO4 + H2SO4,
K2Cr2O7 + H2SO4 khi đun nóng. Khi phản ứng xảy ra, liên kết σ giữa nguyên tử Cα với cacbon
cacbonyl bị đứt ra tạo thành hỗn hợp các axit cacboxylic.

R -CH2 -C -R' + [O] R -COOH + R' -COOH


=

Trước khi bị oxi hoá, dạng xeton đồng phân hoá thành dạng enol.

[O]
R -CH2 -C -R' R -CH =C -R' R -COOH + R' -COOH
=

O OH
d¹ng xeton d¹ng enol

Nếu trong phân tử xeton có nhiều nguyên tử Cα có bậc khác nhau, thì phản ứng ưu tiên cắt
dứt liên kết σ ở phía nguyên tử Cα có bậc cao hơn.

Thí dụ:

[O]
CH3 -CH2 -C -CH3 2CH3 -COOH
=

c. Phản ứng của gốc hiđrocacbon

- Thế Hα bằng halogen

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


97 hữu cơ …………………………………………..97
http://www.ebook.edu.vn

Do ảnh hưởng của nhóm cacbonyl mà nguyên tử Hα linh động và dễ dàng được thế bởi clo,
brom, thậm chí cả iot.

Thí dụ:

hv
CH3 -CH =O + Cl2 xt CH2Cl -CH =O + HCl
clo axetan®ehit
Những hợp chất kiểu R-CO-CH3 khi halogen hoá trong môi trường kiềm cho dẫn xuất
trihalogen.
R - C -CH3 + 3X2 + 3 NaOH R -C -CX3 + 3NaX + 3 H2O

=
=

O O
Dẫn xuất trihalogen bị phân cắt tạo halofoc.
R -C -CX3 + NaOH CHX3 + R -COONa
=

O
- Phản ứng thế ở nhân thơm
Thí dụ:
CHO
CH = O+ Br2 Fe
+ HBr
Br
m- brombenzan®ehit

- Phản ứng cộng hợp

Hợp chất cacbonyl chưa no dễ dàng tham gia phản ứng cộng hợp theo cơ chế ái điện tử vào
liên kết π của gốc hiđrocacbon chưa no.

Những hợp chất cacbonyl chưa no liên hợp tham gia phản ứng cho sản phẩm cộng hợp 3,4 là chủ
yếu.

Thí dụ:

CH2 =CH -CH=O + HBr CH2 -CH2 -CH=O


Br
Cơ chế:

δ δ
CH2 CH -CH O +H CH2 CH CH - OH

Br CH2 -CH =CH CH2 -CH2 CH=O


CH2 CH CH - OH
Br OH Br

4. AXIT CACBOXYLIC

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


98 hữu cơ …………………………………………..98
http://www.ebook.edu.vn

Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ có nhóm cacboxyl –COOH liên kết với gốc
hiđrocacbon.

4.1. PHÂN LOẠI

Người ta phân loại axit cacboxylic dựa vào cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số lượng nhóm
cacboxyl.
Dựa vào cấu tạo của gốc ta có:

- Axit cacboxylic no, thí dụ:


COOH

CH3 -CH2 -COOH

axit pr«pi«nic axit xicl«hexyl cacb«xylic


- Axit cacboxylic thơm, thí dụ:
COOH

axit benzoic
- Axit cacboxylic chưa no, thí dụ:
CH2=CH-COOH CH≡C-COOH
axit acrylic axit propinoic

Phần lớn các axit chưa no quan trọng đều chứa liên kết đôi liên hợp ở vị trí α, β đối với
nhóm cacboxyl.

Dựa vào số lượng nhóm cacboxyl ta có:

- Axit mono cacboxylic (có một nhóm cacboxyl)

Thí dụ:

COOH
CH3 -COOH
axit axªtic axit xicl«pentan cacb«xylic

- Axit đi cacboxylic (có hai nhóm cacboxyl)


HOOC-COOH HOOC-CH2-COOH
axit oxalic axit malonic

4.2.CÁCH GỌI TÊN, ĐỒNG PHÂN

a. Tên gọi thông thường

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


99 hữu cơ …………………………………………..99
http://www.ebook.edu.vn

Axit cacboxylic thường có tên gọi liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng.
Thí dụ:

H-COOH CH3-CH=CH-COOH

axit fomic axit crotonic

CH3- COOH HOOC-CH2-CH2-COOH

axit axetic axit sucxinic

CH3- CH2- CH2- COOH HOOC-CH2-CH2-CH2-COOH

axit butyric axit glutaric

Tên gọi hợp lí coi axit cacboxylic là dẫn xuất của axit axetic khi thế nguyên tử Hα bằng
các gốc hiđrocacbon, và được gọi tên theo qui tắc:

Axit + gốc hiđrocacbon + axetic

Thí dụ:
CH3 -CH3 -COOH CH2COOH
CH2 =CH -CH2 -COOH

axit metylaxetic axit phenyl axetic axit vinylaxetic

b. Tên gọi IUPAC

Theo danh pháp này, tên của axit cacboxylic được gọi theo qui tắc sau:

Axit + tên hiđrocacbon tương ứng theo IUPAC + oic

Mạch cacbon được đánh số bắt đầu từ nhóm cacboxyl. Những axit có hai, ba…nhóm
cacboxyl có thêm từ đi, tri…vào trước âm “oic”.
Thí dụ:
CH3- CH2- COOH CH3-CH=CH-COOH
axit propanoic axit but-2-enoic
CH3 - C H-COOH CH2 = C-COOH
CH3 CH3
axit 2-mªtyl pr«pan«ic axit 2-mªtyl pr«pen«ic

c. Đồng phân

Axit cacboxylic không vòng no có các loại đồng phân tương tự mono anđehit không vòng
no, các axit mono cacboxylic chưa no (có một liên kết đôi) có thêm đồng phân hình học.

Thí dụ 1:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
100 hữu cơ …………………………………………..100
http://www.ebook.edu.vn

C3H7-COOH có hai đồng phân mạch cacbon.


CH3- CH2- CH2- COOH axit butanoic
CH3 - C H-COOH axit 2-metyl propanoic
CH3

Thí dụ 2: C3H5-COOH có các đồng phân mạch cacbon, đồng phân loại liên kết và đồng
phân hình học.

CH2=CH-CH2-COOH CH3-CH=CH-COOH
axit but-3-enoic axit but-2-enoic
CH2 = C-COOH
CH3 COOH
axit 2-mªtyl pr«pen«ic axit xicl«pr«pan cacb«xylic

CH3 h CH3 COOH


c C c C
h h h
cOOH
axit trans buten-2-«ic axit cis buten-2-«ic

4.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

a. Phương pháp thuỷ phân

+ Thuỷ phân dẫn xuất của axit cacboxylic


Các dẫn xuất của axit dễ dàng bị thuỷ phân trong môi trường axit hay kiềm tạo ra axit tương
ứng theo phương trình sau:
H
R -C -Y + HOH R -C -OH + HY
=

O O
Y có thể là halogen (halogenua axit), -OCOR (anhiđrit axit), -NH2 (amit), -OR ( este), v.v…
Thí dụ:
H
CH3 -C -O -CH2 -CH3 + HOH CH3 -C -OH + CH3 -CH2 -OH
=

O O
+ Các hợp chất nitrin khi bị thuỷ phân trong môi trường axit hay bazơ cũng sinh ra axit
cacboxylic.
H
R -C N + 2 HOH R -COOH + NH3
Thí dụ:
H2SO4
CH2=CH -CN + 2H2O CH2=CH -COOH + NH3
+ Thuỷ phân dẫn xuất poli halogen

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


101 hữu cơ …………………………………………..101
http://www.ebook.edu.vn

Cl OH
+3H2O -HOH
R -C -Cl R - C - OH R -C -OH
-3HCl

=
Cl OH O

b. Phương pháp oxi hoá

Bằng cách sử dụng các tác nhân oxi hoá thích hợp có thể oxi hoá hiđrocacbon, ancol,
anđehit và xeton thành axit cacboxylic. Những phản ứng này đã được nghiên cứu ở những
chương trước.

c. Cacboxyl hoá hợp chất cơ kim và anken

Thí dụ:
H2O/H+
CH3 -CH2 MgBr + CO2 CH3 -CH2 -COOMgBr CH3CH2COOH + Mg(OH)Br
xt
CH2 =CH2 +CO CH3 -CH2 -COOH
+ H2O

4.4. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Các axit mono cacboxylic no là chất lỏng hoặc rắn, các axit thơm và axit đicacboxylic đều
là các chất rắn. Nhiều axit cacboxylic tan tốt vào trong nước.
Giữa những phân tử axit có những liên kết hiđro. liên kết này bền hơn ở ancol vì nhóm OH
phân cực mạnh. Sự có mặt của những liên kết hiđro làm cho axit cacboxylic có nhiệt độ sôi cao
hơn so với dẫn xuất halogen và ancol tương ứng. Nhiệt độ sôi của axit mono cacboxylic no
không phân nhánh tăng dần khi trọng lượng phân tử tăng. Nhiệt độ nóng chảy của axit có số
nguyên tử cacbon chẵn cao hơn so với axit có số nguyên tử cacbon lẻ.

4.5. CẤU TẠO CỦA NHÓM CACBOXYL

Nhóm cacboxyl là sự tổ hợp chặt chẽ giữa nhóm cacbonyl và nhóm hiđroxyl.
-C -O -H
=

O
Nhóm cacboxyl quyết định tính chất hoá học của axit cacboxylic. Khi xét cấu tạo của nhóm
cacboxyl chúng ta xét bản chất của những liên kết trong nhóm này, và xét các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phân cực của chúng.
- Liên kết oxi-hiđro: Đây là liên kết σ phân cực về phía oxi, vì oxi có độ âm điện cao hơn
dộ âm điện của hiđro. Mặt khác, cặp điện tử p của oxi trong nhóm OH tham gia liên hợp với
nhóm cacbonyl, trong đó nhóm C=O gây hiệu ứng -C, đồng thời nhóm C=O còn gây hiệu ứng -I.
Những hiệu ứng này (-C, -I) đã đồng thời làm tăng sự phân cực của liên kết oxi-hiđro, làm cho
nguyên tử hiđro trong nhóm OH rất linh động và quyết định tính axit của axit cacboxylic.
C O H
-I
=

-C
O

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


102 hữu cơ …………………………………………..102
http://www.ebook.edu.vn

Những gốc hiđrocacbon khác nhau có ảnh hưởng rất khác nhau đến sự phân cực của liên kết
O-H.
Gốc ankyl đẩy điện tử theo hiệu ứng cảm ứng dương +I, làm giảm sự phân cực của liên kết
O-H. Khi trọng lượng của gốc tăng, cấu tạo của gốc càng phân nhánh thì hiệu ứng +I càng mạnh,
do vậy sự phân cực của liên kết O-H càng giảm.
Thí dụ: Sự phân cực của liên kết O-H giảm dần theo thứ tự sau:
H - C -O H CH3 C -O H CH3CH2 C -O H

=
=
=

O O O
axit fomic axit axetic axit propionic
Gốc phenyl gây hiệu ứng -I làm tăng sự phân cực của liên kết O-H.

Thí dụ:
C O H
-I
=

O
axit benzoic
Vì vậy nguyên tử hiđro trong nhóm OH của axit thơm hoạt động nmạnh hơn so với những
axit không vòng no. Những gốc chưa no, tương tự các gốc thơm, gây hiệu ứng -I làm tăng sự
phân cực của liên kết O-H, do vậy các axit chưa no đều có tính axit mạnh hơn axit no tương ứng.
Khi liên kết đôi C=C càng ở xa liên kết O-H, thì ảnh hưởng -I của gốc chưa no yếu dần. Khi liên
kết đôi C=C ở vị trí α, β thì ngoài hiệu ứng -I, nó còn tham gia liên hợp với nhóm C=O của chức
axit, hiệu ứng liên hợp +C này làm giảm sự phân cực của liên kết O-H. Do vậy trong dẫy đồng
đẳng của các axit cacboxylic chưa no, axit chưa no α, β có liên kết O-H phân cực yếu nhất và
axit chưa no β, γ có liên kết O-H phân cực mạnh nhất.
Thí dụ:
+C
CH2 =CH C O H CH2 =CH -I CH2 - C O H
-I
=
=

-C O O
Trong phân tử axit poli cacboxylic, nhóm cacboxyl gây hiệu ứng -I và chúng có ảnh hưởng
tương hỗ lẫn nhau làm tăng sự phân cực của liên kết O-H.
Thí dụ:
HOOC -I CH - C O 2 H
=

O
Khi hai nhóm cacboxyl ở những vị trí càng xa nhau thì ảnh hưởng tương hỗ yếu dần, sự
phân cực của liên kết O-H giảm dần.
- Liên kết cacbon-oxi: Những liên kết C-O đều là những liên kết phân cực về phía oxi, vì
nguyên tử oxi có độ âm điện cao hơn độ âm điện của nguyên tử cacbon.
C OH
=

O
Mọi hiệu ứng cùng phương, cùng chiều với chiều phân cực của liên kết C-O đều làm tăng
sự phân cực của liên kết này.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


103 hữu cơ …………………………………………..103
http://www.ebook.edu.vn

Gốc ankyl gây hiệu ứng đẩy điện tử +I cùng phương, cùng chiều làm tăng sự phân cực của liên kết
C-O.

R C OH

=
O
Những hiệu ứng cùng phương nhưng ngược chiều với chiều phân cực của liên kết C-O đều
làm giảm sự phân cực của liên kết này.
Thí dụ:

C OH
-I
=

Do những ảnh hưởng đó mà nhóm OH hoạt động.

Ngoài những trung tâm phản ứng đó, chúng ta thấy nhóm cacboxyl còn gây hiệu ứng cảm
ứng âm (-I), hiệu ứng này đã hoạt hoá nguyên tử hiđro ở vị trí α (Hα).
Thí dụ:
H
-I
H C C OH
=

H O
Trong phân tử axit cacboxylic chưa no hoặc chưa no liên hợp (chưa no α, β), nhóm
cacboxyl cũng gây hiệu ứng -I hoặc -C. Những hiệu ứng này có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng
cộng hợp ái điện tử vào liên kết đôi C=C.
Thí dụ:
-C
= -I
CH2 =CH C O CH2 =CH CH2 C O H
=

-I
OH O
Đối với axit thơm, nhóm cacboxyl gây hiệu ứng -C và -I tạo ra những trung tâm phản ứng
thế ái điện tử ở vị trí meta.
Thí dụ:
C O
OH

4.6. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

a. Tính axit của axit cacboxylic

Sự phân li axit cacboxylic trong dung dịch nước xảy ra theo một cân bằng:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


104 hữu cơ …………………………………………..104
http://www.ebook.edu.vn

RCOOH + H2O RCOO + H3O


ion cacboxylat
Tất cả mọi yếu tố (hiệu ứng) làm tăng sự phân cực của liên kết O-H và làm tăng độ bền của
anion cacboxylat đều làm tăng sự phân li axit.
- Do có tính axit nên axit cacboxylic phản ứng được với một số kim loại, oxit kim loại và
kiềm tạo muối.

2R-COOH + 2 Na 2R-COONa + H2
2R-COOH + MgO (R-COO)2Mg + H2O
R-COOH + NaOH R-COONa + H2O

Vì axit cacboxylic là axit yếu nên muối của nó bị thuỷ phân trong dung dịch nước.
R-COONa + H2O R-COOH + NaOH

b. Phản ứng của nhóm OH

- Phản ứng với ancol tạo este- phản ứng este hoá

Phản ứng này được áp dụng rộng rãi để điều chế este từ axit cacboxylic và ancol.

R -COOH +H -OR' R -COOR' + H2O

xúc tác: H2SO4 đặc hoặc HCl khan vv…

Cơ chế của phản ứng este hoá như sau:

δ−
O δ+ δ− OH H
δ+ H R OH
R- C R C OH R C O R
OH t0
OH OH

- H 2O
R C O R R C O R +H
OH O
Thí dụ:
H
CH3COOH + CH3CHCH2CH2 -OH 0 CH3C -O -CH2CH2CHCH3 H2O
t
CH3 O CH3
axit axetic ancol isoamylic iso amylaxetat (dầu chuối)
- Phản ứng với amoniac tạo amit
Khi phản ứng xảy ra ta thu được muối amoni, khi đun nóng muối amoni tách nước tạo thành amit.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


105 hữu cơ …………………………………………..105
http://www.ebook.edu.vn

t0
R -COOH + NH3 R-COONH4 R -C -NH2 + H2O
O
- Phản ứng tạo thành axyl halogenua ( R-C-X )
O
Axit cacboxylic phản ứng với PCl5, SOCl2, COCl2 tạo ra axyl halogenua.
R -C -OH + PCl5 R -C -Cl + HCl + POCl3
=

=
O O
R -C -OH + SOCl2 R -C -Cl + HCl + SO2
=

=
O O
R -C -OH + COCl2 R -C -Cl + HCl + CO2
=

=
O O
- Phản ứng tạo thành anhiđrit axit

Từ hai phân tử axit cacboxylic, với sự có mặt của P2O5, POCl3vv... loại đi một phân tử nước
cho ta anhiđrit axit.

O
R -C
2 R -C -OH t0 O + H2O
R -C
=

O O

Những axit đi cacboxylic có 4, 5 nguyên tử cacbon khi loại nước cho anhiđrit nội phân.

Thí dụ:
O
CH2 -COOH
3000C CH2 -C O + H O
2
CH2 -COOH CH2 -C
O

c. Phản ứng đêcacboxyl hoá (loại nhóm cacboxyl)

Có thể thực hiện phản ứng đêcacboxyl hoá bằng cách nhiệt phân axit cacboxylic hoặc nhiệt
phân một số muối của axit.
Thí dụ:
xt
H -COOH CO2 + H2
tia tö ngo¹i
H2SO4 ®
H -COOH CO2 + H2
Những axit đi cacboxylic ở vị trí 1,2 hoặc 1,3 khi nhiệt phân tạo axit mono cacboxylic.
Thí dụ:
HOOC -COOH H -COOH + CO2
axit oxalic axit fomic
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
106 hữu cơ …………………………………………..106
http://www.ebook.edu.vn

Những axit đi cacboxylic 1,6; 1,7 hoặc xa hơn nữa khi bị nhiệt phân tạo xeton vòng.

Thí dụ:

CH2 -CH2 -COOH 3000C CH2 -CH2


C =O + CO2 + H2O
CH2 -CH2 -COOH CH2 -CH2
axit ađipic xiclo pentanon
Axit axetic khó bị đêcacboxyl hoá hơn axit fomic. Do vậy cần phải nhiệt phân muối natri
axetat với vôi tôi xút.
t0
CH3 -COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
CaO

d. Phản ứng của gốc hiđrocacbon

- Oxi hoá: Nhóm cacboxyl của axit cacboxylic rất trơ với tác dụng của các chất oxi hoá, vì
nguyên tử cacbon-cacboxyl đã có số oxi hoá cao nhất. Riêng axit fomic H-COOH, do cấu tạo
trong phân tử còn nhóm chức anđehit, nên axit fomic dễ bị oxi hoá ngay bởi các tác nhân oxi hoá
yếu như thuốc thử Tôlens và thuốc thử Phêlinh.
Thí dụ:
t0
H -C -OH + [Ag(NH3)]OH H2O + CO2 + Ag
- NH3
=

Trong các quá trình sinh học sự oxi hoá xảy ra nhờ chất xúc tác enzim đêhiđrogenaza và
xảy ra ở vị trí β.

R -CH2 -CH2 -COOH R -C -CH2 -COOH


=

axit β-xeto cacboxylic

Axit β-xeto cacboxylic tiếp tục bị oxi hoá cắt đứt mạch cacbon tạo thành axit axetic và axit
cacboxylic có mạch ngắn hơn so với axit ban đầu hai nguyên tử cacbon.

enzim
R -C -CH2 -COOH CH3 -COOH+ R -COOH
=

O H2O

Axit cacboxylic mới tạo thành lại tiếp tục bị oxi hoá. Sản phẩm cuối cùng của quá trình oxi
hoá trong cơ thể sống là axit axetic tồn tại dưới dạng axetyl coenzim-A (CH3-C∼CoA).
O
- Halogen hoá gốc ankyl
Tuỳ điều kiện của phản ứng mà quá trình halogen hoá gốc ankyl của axit cacboxylic có thể
xảy ra theo những cơ chế khác nhau (cơ chế gốc hay cơ chế ion). Nếu dùng clo, hoặc brom và có
mặt P đỏ hoặc FeCl3...thì phản ứng xảy ra chủ yếu ở vị trí α.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


107 hữu cơ …………………………………………..107
http://www.ebook.edu.vn

P, Br2 P, Br2
R -CH2 -COOH R-CHBr -COOH R -CBr2 -COOH
-HBr -HBr

Nếu dùng clo có ánh sáng khuếch tán thì phản ứng chủ yếu ở các vị trí β và chỉ một lượng
rất nhỏ ở vị trí α.

- Phản ứng thế ở gốc thơm

Nhóm -COOH phản hoạt hoá nhân thơm, nên các phản ứng thế ái điện tử trong nhân thơm
của axit cacboxylic thơm thường xảy ra khó khăn hơn so với benzen, đồng thời phản ứng ưu tiên
thế ở vị trí “meta”.
Thí dụ:
H2SO4
COOH + HNO3 COOH + H2O
t0

NO2
axit benzoic axit m- nitro benzoic
Do sự phản hoạt hoá nhân thơm của nhóm cacboxyl mà axit benzoic không tham gia phản
ứng Friđen-Crap.

- Phản ứng cộng hợp

Axit chưa no tham gia phản ứng cộng hợp ái điện tử tương tự các anken.

Thí dụ:
CH2 =CH -COOH + HBr CH2 -CH2 COOH
Br
Cơ chế cộng hợp vào axit chưa no liên hợp tương tự như phản ứng của but-1,3-đien và
acrolein.
Cơ chế như sau:
δ δ
CH2 CH -C O + H CH2 CH C - OH Br CH2 -CH =C -OH CH2 -CH2 C=O
OH OH Br OH Br OH

4.7. HIĐRO XI AXIT


Hiđroxi axit là những axit tạp chức vừa có nhóm hiđoxyl vừa có nhóm cacboxyl trong phân tử.
Công thức chung:
COOH (COOH)n
R vμ R
OH (OH)m
Các hiđroxi axit thường được gọi theo tên riêng, tên thông thường hay tên IUPAC như là
axit thế. Vị trí nhóm hiđroxyl được kí hiệu bằng chữ số Hilạp hoặc bằng chữ số.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


108 hữu cơ …………………………………………..108
http://www.ebook.edu.vn

CH3
CH3 -CH -COOH CH3 -C -COOH
OH OH
axit lactic axit α- hiđroxi isobutyric
axit α- hiđroxi propionic axit 2-hiđroxi-2-metyl propanoic
axit 2-hiđroxi propionic
Hiđroxi axit có các đồng phân về mạch cacbon, đồng phân vị trí tương đối giữa các nhóm
chức và đồng phân quang học.

CH3 -CH2 -CH -COOH CH3 -CH -CH2 -COOH CH2 -CH2 -CH2 -COOH
OH OH OH
axit α- hiđroxi butyric axit β- hiđroxi butyric axit γ- hiđroxi butyric

COOH COOH COOH COOH


H C OH HO C H HO C H H C OH
H C OH HO C H H C OH HO C H
COOH COOH COOH COOH
axit D-tactric axit L-tatric axit meso tatric

Để điều chế các hiđroxi axit có thể áp dụng các phương pháp điều chế ancol và axit, nhưng
phương pháp phổ biến nhất là cộng hợp HCN với anđehit hoặc xeton rồi thuỷ phân.

Thí dụ:

CH3CHO + HCN CH3 -CH -CN


OH
CH3 -CH -CN + 2 H2O CH3 -CH -COOH + NH3
OH OH
Hiđroxi axit có tính axit mạnh hơn axit tương ứng do hiệu ứng -I của nhóm -OH.
- Hiđroxi axit có các tính chất riêng của nhóm hiđrôxyl và nhóm cacbôxyl.
- Hiđroxi axit có các phản ứng đồng thời của cả hai nhóm chức.
- α- hiđroxi axit khi đun nóng, tách nước tạo este vòng giữa hai phân tử gọi là lactit.

CH3 -CH -OH + HO C=O t0 CH3 -CH -O -C=O + H2 O


COOH HO -CH -CH3 O=C - O - CH -CH3
- β- hiđroxi axit tách nước nội phân tử cho axit chưa no.
t0
CH3 -CH -CH2 -COOH CH3 -CH=CH -COOH + H2O
OH
- γ và δ- hiđroxi axit tạo thành lacton.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


109 hữu cơ …………………………………………..109
http://www.ebook.edu.vn

CH2 -CH2 CH2 -CH2


C=O t0 CH2 C=O + H2O
CH2
OH OH O
Axit γ- hiđroxi butyric γ-butyro lacton
Các hiđroxi axit tiêu biểu nhất là axit lactic và axit xitric.
Axit lactic tạo thành trong sữa, rau, hoa quả khi có tác dụng của enzim. Axit lactic có trong
cơ bắp, đầu khớp xương, là sản phẩm phân tích của glicogen. Khi làm việc cơ bắp hàm lượng axit
lactic tăng mạnh làm người mệt mỏi. Khi được nghỉ ngơi, một phần chuyển lại glicogen, một
phần bị oxi hoá thành CO2 và nước.
Axit xitric (còn gọi là axit limonic) có công thức:
OH
HOOC -CH2 -C -CH2 -COOH
COOH
Axit xitric có trong thực vật, đặc biệt là trong quả chanh (7-10%). Axit xitric đóng vai trò
quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể sống, trong chu trình xitric.

4.8. AMIT

Công thức chung của các amit:


R - C NH2 amit bËc 1
=

R - C NH - C - R amit bËc 2
=

O O
R C=O
R - C N - C - R' amit bËc 3
=

O O
Thí dụ:
H-CO-NH2 C6H5-CO-NH2
fomamit benzamit
CH3-CO-NH2 CH2-CO NH
axetamit CH2-CO
sucxinimit

Amit có thể tồn tại ở hai dạng cấu tạo sau đây:
R - C - NH2 R - C = NH
O OH

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


110 hữu cơ …………………………………………..110
http://www.ebook.edu.vn

Giống như amin, amoniac, amit có tính bazơ, nhưng do cặp điện tử tự do của nitơ liên hợp
với nhóm >C=O, nên tính bazơ rất yếu. Dung dịch nước của các amit không tạo ra môi trường
kiềm.
R - C NH2
O
Ở dạng cấu tạo thứ hai, cặp điện tử tự do của oxi trong nhóm -OH liên hợp với nhóm >C=N
làm cho liên kết O-H phân cực mạnh, nguyên tử hiđro linh động quyết định tính axit của amit.
R-C OH
NH

Amit phản ứng với axit, bazơ tạo muối.

Thí dụ:
CH3 - C - NH2 + HCl CH3 - C - NH3 Cl
O O

CH3 - C - NH2 +NaOH CH3 - C = NH + H2O


O ONa

5. AMIN

Amin là dẫn xuất thế của amoniac, chúng có công thức chung:
R - NH2 amin bËc 1

R -NH - R1 amin bËc 2

R -N -R1 amin bËc 3


R3
Bậc của amin được xác định bởi số gốc hiđrocacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử nitơ.
Tuỳ thuộc vào bản chất của gốc hiđrocacbon (R), ta có các amin khác nhau.

5.1. CÁCH GỌI TÊN

a. Tên gọi thông thường


Tên gọi thông thường của các amin tuân theo theo quy tắc:

Tên gốc hiđrocacbon + amin

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


111 hữu cơ …………………………………………..111
http://www.ebook.edu.vn

Các amin thơm có nguyên tử nitơ liên kết trực tiếp với vòng thơm còn được gọi như dẫn
xuất của anilin.
Thí dụ:
CH3 -CH -NH2 CH3 -NH -CH2 -CH3
CH3
isopropy lamin metyl etyl amin

NH2 CH3 -N -CH3

phenyl amin (anilin) N-N ®imetyl anilin

b. Tên gọi IUPAC

Tên gọi IUPAC của amin được tóm tắt theo quy tắc:
Số chỉ vị trí của cacbon liên kết với nguyên tử N + amino hoặc amino có nhóm thế + tên
của hiđrocacbon theo IUPAC

Thí dụ:
4 3 2 1 4 5 6 7
CH3 -CH - CH -CH3 CH3 -CH2 -CH -CH2 -CH2 -CH3
CH3 NH2 3 CH - N -CH2 -CH3
2 CH2 CH3
2- amin« 3-mªtyl butan
3 1 CH3
4 5
CH3 -CH2 -CH -CH2 -CH3
3- mªtyl ªtyl amin« 4-ªtyl heptan
2 CH -NH -CH3
1 CH3
2- mªtylamin« 3-ªtyl pentan

5.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

a. Ankyl hoá trực tiếp

Ankyl hoá amoniac bằng akyl halogenua ta được amin có các bậc khác nhau và muối amoni
bậc bốn.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


112 hữu cơ …………………………………………..112
http://www.ebook.edu.vn

NH3
R - X + NH3 RNH3X R -NH2 + NH4X

NH3
R - X + R -NH2 R2NH2X R2NH + NH4X

NH3
R - X + R2NH R3NHX R3N + NH4X

R - X + R3N R4NX
Tuỳ theo tỉ lệ số mol của các chất tham gia phản ứng, ta có thể nhận được các amin có bậc
khác nhau.
Nếu đi từ dẫn xuất halogen thơm để ankyl hoá amoniac, thường phải thực hiện phản ứng ở
nhiệt độ cao và áp suất cao.
Thí dụ:
X 3400C NH2
+ 2 NH3 + NH4Cl
340at

b. Khử hợp chất nitro

Phương pháp khử hợp chất nitro cho phép điều chế amin bậc một, đặc biệt là amin thơm.
Ar-NO2 + 6 H Ar-NH2 + 2 H2O
Các chất khử được dùng thường là hiđro mới sinh do tác dụng của kim loại và axit.

Thí dụ:

NO2 NH2
+ 3Fe + 6HCl + 3 FeCl2 + H2O

c. Phản ứng Hôpman (phản ứng thoái biến)

Khi cho amit tác dụng với brom trong kiềm hay natri hipoclorit hoặc natri hipobromit, ta
thu được amin bậc một có số nguyên tử cacbon ít hơn amit ban đầu một nguyên tử.
+ NaOH
R -C -NH2 + Br2 R -NH2 + CO2 + NaBr
=

Thí dụ:
+ NaOBrH
CH3(CH2)4 -C -NH2 CH3(CH2)4 -NH2 + CO2 + NaBr
=

5.3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
113 hữu cơ …………………………………………..113
http://www.ebook.edu.vn

Các amin thấp là những chất khí, có mùi gần giống mùi amoniac, các amin cao là những
chất lỏng, một số là chất rắn.

5.4. CẤU TẠO CỦA AMIN

Để xét tính chất hoá học của amin, chúng ta xét cấu tạo của nguyên tử nitơ trong nhóm
aminô và ảnh hưởng của các gốc hiđrocacbon đến nhóm này.
Giống như amoniac, nguyên tử nitơ trong amin ở trạng thái lai hoá sp3. Trục của bốn obitan
lai hoá sp3 này tạo thành cấu trúc không gian dạng hình tháp. Nguyên tử nitơ đã sử dụng ba
obitan lai hoá để tạo thành ba liên kết cộng hoá trị với những nguyên tử hiđrô hoặc những gốc
hiđrocacbon. Góc hoá trị của những liên kết đó là 10905’.
Như vậy, ở nguyên tử nitơ còn một cặp điện tử sp3 tự do, chiếm obitan riêng. Chính cặp
điện tử tự do này là nguyên nhân gây nên tính bazơ của các amin.

N
R R
R
Cặp điện tử tự do của nitơ hoạt động càng mạnh, hay nói cách khác, mật độ điện tử ở
nguyên tử nitơ càng lớn thì tính bazơ của amin càng mạnh.
Mật độ điện tử ở nguyên tử nitơ lại phụ thuộc chủ yếu vào gốc hiđrocacbon liên kết với nó.
Gốc ankyl gây hiệu ứng cảm ứng dương +I làm tăng mật độ điện tử ở nitơ. Số gốc ankyl
liên kết với nguyên tử nitơ tăng lên thì hiệu ứng +I tăng lên và mật độ điện tử ở nitơ tăng lên.
Điều đó được mô tả như sau:
R1 R1
δ− δ− δ−
R NH2 R2 NH R2 N
R3
Tuy nhiên, do ảnh hưởng hiệu ứng không gian ba gốc ankyl, amin bậc ba có tính bazơ yếu nhất.
Trong các amin thơm, gốc phênyl gây hiệu ứng -C và -I những hiệu ứng này làm mật độ
điện tử ở nitơ giảm đi. Tính bazơ của anilin yếu hơn tính bazơ của các amin không vòng no.
+C
-C
NH2
-I

5.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

a. Tính bazơ

Trong dung dịch nước, nitơ nhường cặp điện tử tự do cho proton H+ và tạo ra môi trường
bazơ.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


114 hữu cơ …………………………………………..114
http://www.ebook.edu.vn

R -NH2 + HOH R -NH3OH R -NH3 + OH


ankyl amoni hi®roxit
Vì có tính bazơ nên amin phản ứng với axit để tạo muối.
R -NH2 + HCl R -NH3Cl

Tuy nhiên các amin đều có tính bazơ yếu hơn kiềm, các muối amoni bị kiềm phân tích:
R -NH3Cl + NaOH R -NH2 + NaCl + H2O

b. Tác dụng với axit nitrơ

Các amin có bậc khác nhau, khi phản ứng với axit nitrơ sẽ tạo ra những sản phẩm khác
nhau.
Các amin bậc một tác dụng với axit nitrơ tạo thành ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.
Thí dụ:
C2H5NH2 + HONO C2H5OH + N2 + H2O

NH2 N N Cl OH
HCl t0
+HONO + HCl + N2
OH2 OH2
phenyl ®iazoniclorua
Các amin bậc hai đều dễ dàng tác dụng với axit nitrơ tạo nitrozamin.
Thí dụ:
(CH3-CH2)2 NH + HONO (CH3 -CH2)2 N-N=O + H2O
đietylnitrozamin
Khi đun nóng, nitrozamin thơm dễ dàng chuyển vị thành p- nitrozo amin.
Thí dụ:
H H
N CH3 CH3 N N=O N CH3
0
HONO t

N -nitrozo N =O
N -meylanilin N -metylanilin p. nitrozo metylanilin
Các amin bậc ba nói chung không phản ứng với axit nitrơ, trừ amin bậc ba kiểu Ar-NR2
tham gia phản ứng nitrozo hoá nhân thơm.
CH3 CH3
CH3 CH N
N 3

HONO
-H2O
N =O
N, N -®imetylanilin P- nitrozo ®imetylanilin
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
115 hữu cơ …………………………………………..115
http://www.ebook.edu.vn

c. Phản ứng thế ở nhân thơm

Các amin thơm tham gia những phản ứng thế ái điện tử tương tự hiđrocacbon thơm. Nhóm
amino trong amin thơm gây hiệu ứng +C hoạt hoá nhân thơm và điịnh hướng nhóm thế mới vào
vị trí octo và para.
- Phản ứng halogen hoá
Khi brom hoá hoặc clo hoá anilin ta thu được sản phẩm thế ba lần, còn iôt hoá chỉ cho sản
phẩm thế một lần ở vị trí para.
Thí dụ:
NH2 NH2
Br Br
3 Br2 3 HBr

Br
tr¾ng
- Phản ứng nitro hoá
Nhóm amino dễ bị oxi hoá bởi axit nitric, nên trước khi thực hiện phản ứng nitro hoá cần
phải khoá nhóm amino bằng phản ứng axyl hoá.
Thí dụ điều chế p- nitro anilin:
NH2 NH -COCH3 NH -COCH3 NH2
(CH3CO)2O HNO3 -H2O
- CH3COOH -H2O - CH3COOH
NO2 NO2

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Tính chất hoá học của dẫn xuất halogen. Cơ chế thế ái nhân SN1, SN2.
2. Ảnh hưởng của các gốc hiđrocacbon khác nhau và ảnh hưởng tương hỗ của các nhóm
OH đến sự phân cực của liên kết O- H trong ancol và phenol. Tính chất hoá học của
ancol và phenol.
3. Tính chất hoá học của anđehit và xeton. Cơ chế cộng hợp ái nhân (AN) vào nhóm
cabonyl.
4. Cấu tạo của nhóm cacboxyl và tính axit của các axit cacboxylic. Tính chất hoá học của
axit cacboxylic.
5. Giải thích tính bazơ của các amin. Ảnh hưởng của các gốc hiđrocacbon đến tính bazơ
của các amin.
6. Gọi tên các hợp chất sau đây theo tên gọi IUPAC.
CH3- CH2- CH- Cl
CH3
CH3
CH3- C- CH3
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
116 hữu cơ …………………………………………..116
http://www.ebook.edu.vn

Br
CH3
CH3- C- CH2- CHO
CH3
CH2= C- CHO
CH3
CH3- CH- CH- C- CH3
CH3 CH3 O
CH3- CH- COOH
CH3

HOOC- CH2- CH2- CH3


7. Viết công thức cấu tạo các đồng phân của các chất có công thức phân tử sau đây và gọi
tên chúng: C4H10O; C2H4O2 và C3H9N.
8. Cho biết công thức cấu tạo và gọi tên các chất:
8.1. Dẫn xuất halogen bậc 3 thu được khi halogen hoá hiđrocacbon C4H10.
8.2. Dẫn xuất halogen bậc 1 có công thức phân tử C3H5Cl.
8.3. Thu được khi cho ankin- 1 có 4 nguyên tử cacbon tác dụng với nước trong điều
kiện thích hợp.
8.4. Axit thơm thu được khi oxi hoá ankyl benzen.
8.5. Có công thức phân tử C7H8O, khi tác dụng với FeCl3 cho màu xanh tím.
9. Giải thích bằng cấu tạo và chứng minh bằng các phản ứng hoá học:
9.1. Hoạt tính của nguyên tử H trong nhóm OH của glixerin và phenol.
9.2. Tính axit của nguyên tử H trong nhóm cacboxyl.
9.3. Tính bazơ của các amin.
10. Viết phương trình và cơ chế các phản ứng sau:
10.1. 2- brombutan + KOH →
10.2. 2- clo-2- metylpentan + NaOH →
10.3. Axeto + C6H5- NH- NH2 →
10.4. Ancol allylic + HBr →

10.5. Anđehit acrylic + NaHSO3 →


10.6. Axit benzoic + Br2 ⎯⎯→Fe

11. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:

OH-/rượu HBr
11.1. 2-clo-2-metylpentan A → B

KOH/H2O H2SO4/1800C HBr Mg/ete khan


11.2. 2-brom-2-metylbutan A B →C D

CH3CHO H2 O
E F

H2SO4/1800C H 2O
11.3. Ancol bậc 3 2-metylbut-2-en B

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


117 hữu cơ …………………………………………..117
http://www.ebook.edu.vn

H 2O
11.4. CH3- CHO + B → C butan-2-ol

H2O
11.5. HCHO + A → B butan-1-ol

H 2O
11.6. Anđehit acrylic + HCN → B C

H 2O
11.7. A + C2H5MgCl → B pentan-3-ol

H2 O
11.8. Axeton + B → C 2-metyl propan-2-ol

12. Từ benzen và các chất khác, hãy tổng hợp các hợp chất sau:
12.1. Ancol benzylic
12.2. Tribrom anilin
12.3. Axit pycric
13. Từ êtan và các hoá chất khác, hãy tổng hợp các chất sau:
13.1. Butan-2-ol
13.2. 2- metyl butan-2-ol
13.3. Axit lactic
14. Bằng các phản ứng hoá học, hãy phân biệt:
14.1. Glixerin và propan-1-ol
14.2. Propan-1-ol và propan-2-ol
14.3. Axit fomic và axit benzoic
15. So sánh sự phân cực của liên kết C-X trong dẫn xuất mono halogen không vòng no và
dẫn xuất mono halogen thơm. Giải thích bằng cấu tạo và chứng minh bằng phản ứng
hoá học.

CHƯƠNG IV

CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

Hoá học các hợp chất thiên nhiên là một lĩnh vực khoa học gắn liền với cuộc sống con
người. Từ những sinh vật phong phú và đa dạng xung quanh chúng ta bao gồm các thực vât, động
vật và vi sinh vật, người đã nghiên cứu chiết xuất được nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học
nhằm sử dụng vào việc phòng và chữa bệnh cho con người, gia súc, gia cầm, bảo vệ thực vật,
nâng cao sức khoẻ và mức sống cho con người. Trên cơ sở nắm vững cấu trúc hoá học của các
chất đó con người đã tổng hợp, phân tích,…để nhận được những hợp chất có hoạt tính tốt hơn,
cao hơn, ít độc hơn và tiến tới sản xuất được nhiều hợp chất bằng nhiều phương pháp hoá học.

Trong chương này chúng ta chủ yếu chỉ đề cập đến cấu trúc hoá học và tính chất hoá học
của một số nhóm hợp chất thiên nhiên chính, nhằm tiếp cận nghiên cứu các giáo trình cơ sở và
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
118 hữu cơ …………………………………………..118
http://www.ebook.edu.vn

chuyên môn của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Những nhóm hợp chất sau đây sẽ được đề
cập, nghiên cứu trong giáo trình: các hợp chất gluxit, lipit, axit amin và protein.

1. GLUXIT (CACBO HIĐRAT)

Trong các bộ phận của thực vật, động vật, trong cơ thể của vi sinh vật, thậm chí trong thành
phần các chất hữu cơ của đất có chứa một lượng lớn các hợp chất gluxit. Trong cơ thể sinh vật
các hợp chất này tham gia vào các quá trình trao đổi chất, cung cấp các chất dinh dưỡng và năng
lượng cho sự phát triển của cơ thể. Trong đất, khi phân huỷ các di tích thực vật và phân hữu cơ,
các chất này chịu những tác động của các quá trình sinh hoá khác nhau và đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành những tính chất, xác định độ phì của đất, chúng tham gia vào quá
trình hình thành mùn đất và các chất hoạt động sinh học khác của đất.

Thực vật có khả năng quang hợp để tổng hợp nên phân tử glucozơ là một gluxit đơn giản từ
khí cacbonic và nước. Quá trình này xảy ra rất phức tạp, nhưng có thể tóm tắt như sau:

¸nh s¸ng
6 co2 + 6 h2o c6h12o6 + 6 o2
diÖp lôc tè

Từ phân tử glucozơ bằng những cách kết hợp khác nhau sẽ tạo nên những hợp chất gluxit
phức tạp như tinh bột, xenlulozơ, vv…

Các hợp chất gluxit đơn giản, trong phân tử của chúng luôn luôn bao gồm nhóm cacbonyl (
của anđehit hoặc xeton) và nhiều nhóm hiđroxyl. Các hợp chất gluxit phức tạp khi thuỷ phân đến
cùng luôn tạo thành các phân tử gluxit đơn giản.

Do vậy, gluxit là những poli hiđroxicacbonyl (poli hiđroxi anđehit hoặc poli hiđroxi xeton)
cùng các sản phẩm ngưng tụ của chúng.

Có nhiều cách để phân loại các hợp chất gluxit. Cách phổ biến nhất là dựa vào mức độ phức
tạp của phân tử. Theo cách này các hợp chất gluxit được chia thành ba loại chính:

- Mono saccarit (monozơ)


- Oligo saccarit
- Polisaccarit (poliozơ)

Các hợp chất gluxit còn được phân chia thành các gluxit khử và gluxit không khử tuỳ thuộc
vào quan hệ tính chất của chúng với các tác nhân oxi hoá là thuốc thử Tôlens và thuốc thử
Phêlinh.

1.1. MONOSACCARIT (MONOZƠ)

Monosaccarit hay còn gọi là monozơ thuộc những gluxit đơn giản nhất. Trong phân tử các
monosaccarit thường chứa từ 3 đến 9 nguyên tử cacbon. Tuỳ thuộc vào số lượng nguyên tử
cacbon có trong phân tử mà các monosaccarit được phân biệt thành các triozơ, tetrozơ, pentozơ,
hexozơ,vv…

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


119 hữu cơ …………………………………………..119
http://www.ebook.edu.vn

Về bản chất hoá học, các monosaccarit là các polihiđroxi cacbonyl. Tuỳ thuộc vào nhóm
cacbonyl là anđehit hay xeton mà monosaccarit tương ứng là anđozơ hay xetozơ.

Dựa vào những cơ sở như vậy mà một monosaccarit có 6 nguyên tử cacbon và nhóm chức
anđehit (hay nhóm chức xeton) chẳng hạn sẽ được gọi là anđo hexozơ (hay xeto hexozơ).

Thuộc vào các monosaccarit còn có cả các hợp chất xuất hiện do sự thay thế một trong các
nhóm OH bằng nguyên tử H, nhóm aminô, hoặc cả những hợp chất có chứa nhóm cacboxyl,
chẳng hạn:

CHO CH2OH CHO CHO CHO


C=O CH2 CHNH2
(CHOH)n (CHOH)n
(CHOH)n (CHOH)n (CHOH)n
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH COOH
An®oz¬ xetoz¬ ®−êng ®Ò oxi ®−êng amin axit uronic

a. Cấu tạo của các monosaccarit

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực nghiệm người ta thấy rằng, các monosaccarit đều
song song tồn tại ở hai dạng cấu tạo: Cấu tạo dạng không vòng và cấu tạo dạng vòng. Trong dung
dịch nước hai dạng cấu tạo này tồn tại ở trạng thái cân bằng động, hỗ biến:

D¹ng kh«ng vßng d¹ng vßng

Dạng cấu tạo không vòng của các anđozơ có thể biểu diễn bằng công thức tổng quát:

CH2OH (CHOH)n C -H
=

và công thức tổng quát của các xetozơ là:


CH2OH (CHOH)n C -CH2OH
=

Nhìn vào các công thức tổng quát trên ta có nhận xét rằng: Các anđozơ có một đầu mạch là
nhóm chức anđehit, đầu mạch kia là nhóm chức rượu bậc một (CH2OH), trong mạch là những
nhóm rượu bậc hai (CHOH). Các xetozơ, hai đầu mạch là hai nhóm rượu bậc một, nguyên tử
cacbon thứ hai là nhóm chức xeton (C=O), còn lại trong mạch là những nhóm rượu bậc hai.

Trong phân tử các monosaccarit đều có các nguyên tử cacbon bất đối, do đó chúng đều có
tính quang hoạt và có các đồng phân quang học. Ở mỗi đồng phân quang học, vị trí của H và
nhóm OH xung quanh nguyên tử cacbon bất đối là hoàn toàn xác định và mỗi đồng phân quang
học ứng với một hợp chất gluxit riêng biệt.

ThÝ dô 1. *
An®«hex«za : CH2OH (CHOH)4 CHO
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
120 hữu cơ …………………………………………..120
http://www.ebook.edu.vn

Trong phân tử có 4 nguyên tử cacbon bất đối hoàn toàn khác nhau, nên có 24 = 16 đồng
phân quang học, tạo thành 8 cặp nghịch quang. Công thức chiếu Fisơ của 16 đồng phân quang
học đó được biểu diễn như sau:

CHO CHO CHO CHO


H C OH HO C H HO C H H C OH
H C OH HO C H H C OH HO C H
H C OH HO C H H C OH HO C H
H C OH HO C H H C OH HO C H
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D (+) aloz¬ L (-) aloz¬ D (+) altroz¬ L (-) altroz¬

CHO CHO CHO CHO


HO C H H C OH HO C H H C OH
HO C H H C OH HO C H H C OH
H C OH HO C H HO C H H C OH
H C OH HO C H H C OH HO C H
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH

D (+) manoz¬ L (-) manoz¬ D (+) taloz¬ L (-) taloz¬

CHO CHO CHO CHO


H C OH HO C H H C OH HO C H
HO C H H C OH H C OH HO C H
H C OH HO C H HO C H H C OH
H C OH HO C H H C OH HO C H
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D (+) glucoz¬ L (-) glucoz¬ D (+) huloz¬ L (-) huloz¬

CHO CHO CHO CHO


H C OH HO C H HO C H H C OH
HO C H H C OH H C OH HO C H
HO C H H C OH HO C H H C OH
H C OH HO C H H C OH HO C H
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D (+) galact«za L (-) galact«za D (+) I®«za L (-) I®«za

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


121 hữu cơ …………………………………………..121
http://www.ebook.edu.vn

ThÝ dô 2.
*
Xªt«hex«za : CH2OH (CHOH)3 C -CH2OH

=
O

Trong phân tử có ba nguyên tử cacbon bất đối, nên có 23= 8 đồng phân quang học, tạo
thành 4 cặp nghịch quang.

Sau đây là công thức chiếu Fisơ của 8 đồng phân quang học đó.

CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH


C O C O C O C O
H C OH HO C H HO C H H C OH
H C OH HO C H H C OH HO C H
H C OH HO C H H C OH HO C H
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D (-) aluloz¬ L (+) aluloz¬ D (-) fructoz¬ L (+) fructoz¬

CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH


C O C O C O C O
H C OH HO C H HO C H H C OH
HO C H H C OH HO C H H C OH
H C OH HO C H H C OH HO C H
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D (-) socboz¬ L (+) socboz¬ D (-)tagaloz¬ L (+) tagaloz¬

Các monosaccarit tự nhiên phần lớn đều tồn tại ở cấu hình D. Ở dạng cấu tạo không vòng,
các monosaccarit có các nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) và các nhóm chức rượu, do vậy khi
ở dạng cấu tạo này chúng biểu hiện các tính chất của hợp chất cacbonyl và tính chất của rưọu
(poliancol).

Tuy vậy, khi nghiên cứu về tính chất người ta cũng nhận thấy rằng công thức cấu tạo dạng
mạch hở không giải thích được một số tính chất, chẳng hạn:

- Các anđozơ mặc dù có chứa nhóm chức anđehit nhưng lại không tạo màu với thuốc thử
Shiff, không có phản ứng cộng hợp với natribisunfit (NaHSO3).

- Khi hoà tan những tinh thể D (+) glucôza với nhiệt độ nóng chảy 1460C vào nước, dung
dịch có góc quay cực riêng ban đầu là +10906, sau đó góc quay cực của dung dịch giảm dần theo
thời gian đến khi đạt tới giá trị +5207. Hiện tượng này được gọi là sự đổi quay. Nếu glucozơ chỉ có
một dạng cấu tạo thì không thể có hiện tượng này.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


122 hữu cơ …………………………………………..122
http://www.ebook.edu.vn

- Khi ete hoá một phân tử hexozơ cần 5 phân tử ancol, sản phẩm là một pentaete. Khi
thuỷ phân pentaete này người ta nhận thấy chỉ một nhóm ete bị thuỷ phân giải phóng một
nhóm -OH tự do. Điều này chứng tỏ trong năm nhóm -OH của các hexozơ có một nhóm -OH
khác với các nhóm -OH kia.

- Các monosaccarit có số đồng phân quang học tìm được trong thực tế lớn hơn số đồng
phân tính theo lí thuyết.

Những tính chất không bình thường trên đây đã giải thích được khi các nhà khoa học cho
rằng, trong dung dịch các monosaccarit ngoài dạng cấu tạo không vòng còn tồn tại dạng cấu tạo
vòng. Dạng cấu tạo vòng được hình thành do kết quả của phản ứng cộng hợp ái nhân giữa
nhóm -OH với nhóm >C=O. Thí dụ, quá trình tạo thành vòng 6 cạnh của phân tử D (+) glucozơ
và 5 cạnh của phân tử D (-) fructozơ được biểu diễn như sau:

OH H
H C CHO HO C
H C OH H C OH H C OH
HO C H O HO C H HO C H O
H C OH H C OH H C OH
H C H C OH H C
CH2OH CH2OH CH2OH

α -D (+) glucopyranoz¬ D (+) glucoz¬ β -D (+) glucopyranoz¬

CH2OH CH2OH CH2OH


OH
C C O HO C
HO C H HO C H HO C H
H C OH O H C OH H C OH O
H C H C OH H C
CH2OH CH2OH CH2OH

α−D (-) fructofuranoz¬ D (-) fructoz¬ β−D (-) fructofuranoz¬

Dạng vòng 5 cạnh có cấu tạo của khung furan, do vậy thường được gọi là dạng furanozơ.
Dạng vòng 6 cạnh có cấu tạo của khung pyran, do vậy thường được gọi là dạng pyranozơ.

Khi chuyển sang dạng cấu tạo vòng, nguyên tử cacbon vốn là nguyên tử cacbon cacbonyl
(C1 của anđozơ và C2 của xetozơ ) cũng trở thành nguyên tử cacbon bất đối, do vậy tuỳ theo sự
phân bố không gian của nhóm -OH liên kết với nó ở dạng cấu tạo vòng lại được phân biệt thành
dạng α và dạng β. Hai dạng này đều là những đồng phân quang học nhưng không phải là nghịch
quang của nhau, bởi vì giữa chúng chỉ khác nhau về cấu hình của nguyên tử cacbon bất đối mới
(C1 của anđozơ và C2 của xetozơ ) mà thôi. Các đồng phân đó được gọi là đồng phân đia. Nhóm
hiđroxyl mới được hình thành ở C1 hoặc C2 được gọi là nhóm hiđroxyl sơmi axetal hay nhóm
hiđroxyl glucozit.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


123 hữu cơ …………………………………………..123
http://www.ebook.edu.vn

Như vậy, ở dạng cấu tạo vòng các monosaccarit trong phân tử chỉ có các nhóm chức rượu
và nhóm hiđroxyl glucozit. Do vậy ở dạng cấu tạo vòng các monosaccarit chỉ có tính chất của
rượu và tính chất của nhóm hiđroxyl glucozit.

Để biểu diễn công thức cấu tạo dạng vòng của các monosaccarit ta có thể dùng cách biểu
diễn đơn giản của Fisơ như trên. Song cách biểu diễn này không cho biết sự phân bố thực của các
nhóm thế trong không gian, do vậy người ta còn dùng các cách biểu diễn khác như cách biểu diễn
của Havooc.

Trên cơ sở những trình bày trên đây ta có thể biểu diễn các dạng cấu tạo của một
monosaccarit cụ thể nào đó, chẳng hạn của D (+) glucozơ và D (-) fructozơ như sau:

HO C H CHO H C OH
CH2OH CH2OH
H O OH H C OH H C OH H C OH H O H
H H
OH H HO C H HO C H HO C H O OH H
H O OH OH
OH H C OH H C OH H C OH
H OH H OH
H C H C OH H C
CH2OH CH2OH CH2OH
β -D (+) glucopyranoz¬ α -D (+) glucopyranoz¬
D (+) glucoz¬
0 0 0 0
(Tnc: 150 C, [α]=+19 ) (Tnc: 146 C, [α]=+109 6)

CH2OH CH2OH CH2OH

CH2OH OH HO C C O C OH CH2OH
O CH2OH
O
H OH HO C H HO C H HO C H H OH
H CH2OH H C OHO H C OH H C OHO H OH
OH H OH H
H C H C OH H C
CH2OH CH2OH CH2OH
β-D (-) fructofuranoz¬ D (-) fructoz¬ α-D (-) fructofuranoz¬

b. Tính chất của các monosaccarit

Monosaccarit là những chất rắn, kết tinh, có vị ngọt. Tất cả các monosaccarit đều là các
chất hoạt quang.

Tuỳ thuộc vào bản chất của tác nhân phản ứng mà các monosaccarit tham gia các phản ứng
hoá học ở dạng cấu tạo không vòng hoặc dạng cấu tạo vòng.

- Các phản ứng của nhóm cacbonyl

Các monosaccarit tham gia phản ứng ôxi hoá, các phản ứng cộng hợp ái nhân tương tự các
anđehit và xeton nhưng với mức độ mạnh hơn.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


124 hữu cơ …………………………………………..124
http://www.ebook.edu.vn

Đối với các anđozơ, tuỳ thuộc vào điều kiện và tác nhân oxi hoá mà phản ứng oxi hoá chỉ ở
nhóm chức anđehit hoặc ở cả nhóm chức anđehit và nhóm rượu bậc một. Với các tác nhân oxi
hoá yếu như dung dịch nước brom trong kiềm, thuốc thử Tôlens, thuốc thử Phêlinh, v v…chỉ
nhóm chức anđehit bị oxi hoá tạo thành axit polihiđroxi monocacboxylic. Với các tác nhân oxi
hoá mạnh như hỗn hợp KMnO4 + H2SO4, K2Cr2O7 + H2SO4, HNO3 vv…cả hai nhóm chức
anđehit và rượu bậc một đều bị oxi hoá để tạo thành sản phẩm là các axit polihiđroxi
đicacboxylic tương ứng.

Thí dụ. Phản ứng oxi hoá của D (+) glucozơ:

COOH
HO C OH
HO C H
[Ag(NH3)2]OH + Ag + NH3 + H2O
CHO H C OH
HO C OH H C OH
HO C H CH2OH
H C OH
COOH
H C OH
KMnO4 + H2SO4 HO C OH
CH2OH
HO C H + MnSO4 + K2SO4 + H2O
H C OH
H C OH
COOH

Trong cơ thể sinh vật còn xảy ra sự oxi hóa lựa chọn, nghĩa là chỉ oxi hoá nhóm rượu bậc
một, còn nhóm chức anđehit vẫn được bảo toàn. Trong phòng thí nghiệm người ta cũng thực hiện
được phản ứng này bằng cách tạo axetal trước khi tiến hành phản ứng oxi hoá.

[O]
CH2OH (CHOH)4 CHO HOOC (CHOH)4 CHO
glucoz¬ axit gluco uronic

Khác với các xeton, các xetozơ cũng bị oxi hoá bởi các chất oxi hoá yếu trong môi trường
kiềm như thuốc thử Phêlinh. Điều này được giải thích là do trong môi trường kiềm một phần
xetozơ bị đồng phân hoá thành anđozơ . Thí dụ:

fructoz¬ glucoz¬

Với các chất oxi hoá mạnh các xetozơ bị oxi hoá theo cách tương tự như các xeton, sản
phẩm chủ yếu của các phản ứng là hỗn hợp các axit đicacboxylic.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


125 hữu cơ …………………………………………..125
http://www.ebook.edu.vn

CH2OH COOH
[O] COOH
C=O H2 O
(CHOH)2
(CHOH)3 COOH
CH2OH COOH

Các phản ứng oxi hoá của các monosaccarit rất có ý nghĩa trong thực tiễn. Chẳng hạn, phản
ứng oxi hoá bằng tác nhân oxi hoá Tôlens được sử dụng trong công nghệ tráng gương, tráng ruột
phích, vv…phản ứng oxi hoá bởi thuốc thử Phêlinh được dùng để định lượng đường trong cơ thể sinh
vật.

Các monosaccarit tham gia phản ứng cộng hợp ái nhân tương tự như các anđehit và xeton.
Riêng phản ứng cộng hợp natribisunfit (NaHSO3) không xảy ra bởi vì trong môi trường của phản
ứng này các monosaccarit chỉ tồn tại dưới dạng cấu tạo vòng.

Phản ứng cộng hợp với phenylhiđrazin (C6H5-NH-NH2) có thể tạo thành phenyl hiđrazon
hoặc ozazon tuỳ thuộc vào lượng tác nhân phản ứng. Nếu lượng tác nhân phenylhiđrazin không
dư sản phẩm tạo thành là phenylhiđrazon, nếu dư tác nhân sản phẩm tạo thành là ozazon.

CH=N -NH -C6H5 CH2OH CH=N -NH -C6H5


C=N -NH -C6H5 C=N -NH -C6H5
(CHOH)n
(CHOH)n (CHOH)n
CH2OH CH2OH CH2OH
phenylhi®razon ozazon

Thí dụ.

Phản ứng của D (+) glucozơ với phenylhiđrazin để tạo thành phenylhiđrazon và ozazon xẩy
ra như sau:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


126 hữu cơ …………………………………………..126
http://www.ebook.edu.vn

CHO C =N -NH -C6H5


H C OH H C OH
HO C H +C6H5NHNH2 HO C H + C6H5NHNH2
H C OH H C OH
-H2O (C6H5 -NH2 + NH3)
H C OH H C OH
CH2OH CH2OH
phenyl hi®razon

C =N -NH -C6H5 CH =N -NH -C6H5


C= O C = N -NH -C6H5
HO C H +C6H5NHNH2 HO C H
H C OH H C OH
-H2O
H C OH H C OH
CH2OH CH2OH
ozazon

Phản ứng đầu tiên xảy ra quá trình tạo thành phenylhiđrazon, sau đó là quá trình oxi hoá
nhóm rượu bậc hai, rồi quá trình tạo ozazon. Phản ứng dừng lại ở bước tạo thành ozazon. Ozazon
là những hợp chất ổn định do việc tạo thành 2 liên kết hiđro -NH…N và -NH…OH cũng như hệ
liên hợp dài giữa hai vòng benzen.

N
N H
=

C N N
H C=
Ch
H
O
(CHOH)2
H
CH2OH

Phản ứng của D(-) fructozơ với phenylhiđrazin cũng xảy ra theo cách tương tự, nhưng quá
trình oxi hoá xảy ra ở nhóm rượu bậc một. D(+) glucozơ và D(-) fructozơ cho cùng một ozazon.
Ozazon là những chất rắn kết tinh màu vàng đặc trưng, khó tan trong nước. Nhiều ozazon không
có nhiệt độ nóng chảy xác định hoặc bị phân huỷ ở nhiệt độ nóng chảy và khó kết tinh lại. Phản
ứng tạo ozazon được dùng để xác định cấu tạo, nhận dạng các monosaccarit.

- Các phản ứng của nhóm hiđroxyl

Đại đa số các phản ứng của nhóm hiđroxyl đều xảy ra ở dạng cấu tạo vòng. Riêng phản ứng
với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng xảy ra với dạng cấu tạo thẳng. Phản ứng có thể xảy ra ở một, một
vài hoặc tất cả các nhóm hiđroxyl, do vậy sản phẩm phản ứng thường rất phức tạp. Chẳng hạn,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
127 hữu cơ …………………………………………..127
http://www.ebook.edu.vn

khi đun nóng monosaccarit với dung dịch rượu metylic có mặt HCl thì chỉ có nhóm hiđroxyl
glucozit tham gia phản ứng ete hoá.

CH2OH CH2OH
H O H H O H
H HCl H + H2O
OH H +CH3OH OH H
OH t0 OCH3
OH OH
H OH H OH
α -D (+) glucopyranoz¬ α -D (+) metylglucopyranozit

Nhưng khi đun nóng với metyliôtua có oxit bạc làm xúc tác phản ứng ete hoá lại xảy ra ở
tất cả các nhóm hiđroxyl.

CH2OH CH2OCH3
H O H H O H
H Ag2O H + 5hi
+5CH3I OCH3 H
OH H t0
OH OH CH3O OCH3
H OH H OCH3
α -D (+) glucopyranoz¬ α -D (+) pentametylglucopyranozit

Trong các phản ứng este hoá với các axit thì quan trọng nhất là este của monosaccarit với
axit photphoric. Các este này tham gia vào các quá trình đồng hoá trong sinh vật. Các este thường
gặp là glucozo-6-photphat, glucozo-1-photphat, glucozo-1,6-điphotphat và fructozo-1,6-
điphotphat.

CH2OPO3H2 CH2OH
H O H H O H
H H
OH H OH H
OH OH OH OPO3H2
H OH H OH
α -D (+) glucozo-6-photphat α -D (+) glucozo-1photphat

CH2OPO3H2 CH2OPO3H2
O H OH
H O
H H OH
OH H
OH OPO3H2 H CH2OPO3H2
H OH OH H
α -D (+) glucozo-1,6-®iphotphat α -D (-) fructozo-1,6-®iphotphat

Nhóm hiđroxyl glucozit còn có thể tham gia phản ứng ngưng tụ với nhóm hiđroxyl ancol
hoặc nhóm hiđroxyl glucozit của phân tử monosaccarit khác để tạo thành các hợp chất glucozit
khác nhau.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


128 hữu cơ …………………………………………..128
http://www.ebook.edu.vn

Thí dụ, phản ứng ngưng tụ hai phân tử α D(+) glucopyranozơ để tạo thành phân tử mantozơ
xảy ra như sau:

CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH


H O H H O H H O H H O H
H + H H H
OH H OH H OH H +H2O
OH H
OH O-H OH OH OH O OH
H OH H OH H OH H OH

Phản ứng này là cơ sở quan trọng của các quá trình hình thành các hợp chất oligosaccarit và
polisaccarit.

Sự chuyển hoá của các monosaccarit

Dưới tác dụng của kiềm ở nhiệt độ phòng các monosaccarit xảy ra sự epime hoá hoặc đồng
phân hoá. Thí dụ, dưới tác dụng của kiềm, D (+) glucozơ bị epime hoá hoặc đồng phân hoá như
sau:

CHO CHO
H C OH HO C H
HO C H ªpime ho¸ HO C H
H C OH H C OH
H C OH H C OH
CH2OH CH2OH
D(+)glucoz¬ D(+)manoz¬
®å
ng

CH -OH CH2 -OH


ph
©

C O
nh

C OH

HO C H HO C H

H C OH H C OH

H C OH H C OH

CH2OH CH2OH
D(-)fructoz¬

Trong cơ thể sinh vật các quá trình này xảy ra dưới tác dụng của enzim epimeraza và
izomeraza.

- Sự lên men của các monosaccarit

Sự lên men của các monosaccarit là một quá trình quan trọng xảy ra dưới tác dụng của các
enzim khác nhau. Thí dụ, các quá trình lên men thường gặp của các hexozơ như sau:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
129 hữu cơ …………………………………………..129
http://www.ebook.edu.vn

Sự lên men rượu etylic:

C6H12O6 2 C2H5OH + 2 CO2

Sự lên men lactic:

C6H12O6 2 CH3 -CH -COOH


OH

Sự lên men xitric:

CH2-COOH
C6H12O6 HO C COOH 2 H2O
CH2 -COOH

Phản ứng này được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau trong sinh hoạt cũng như trong
công nghiệp.

1.2. OLIGOSACCARIT

Oligosaccarit còn được gọi là các polisaccarit có tính chất đường. Nhóm này có vị ngọt, tan
trong nước. Oligosaccarit quan trọng và phổ biến nhất trong tự nhiên là các đisaccarit. Đisaccarit
là những gluxit phức tạp khi thuỷ phân tạo thành hai phân tử monosaccarit tương ứng. Chúng có
công thức chung là C12H22O11.

Căn cứ vào cấu tạo và tính chất người ta chia các đisaccarit thành hai loại: Đisaccarit không
có tính khử và đisaccarit có tính khử.

a. Cấu tạo của các đisaccarit.

- Đisaccarit không có tính khử

Nét đặc trưng của các đisaccarit thuộc loại này là trong phân tử của chúng không còn nhóm
hiđroxyl glucozit, do vậy vòng eteoxit không có khả năng bị đứt để trở thành dạng cấu tạo không
vòng có nhóm cacbonyl và cũng vì vậy chúng không biểu hiện tính khử. Đại diện quan trọng của
các đisaccarit không có tính khử là saccarozơ (còn gọi là đường mía, đường củ cải). Khi thuỷ
phân bằng dung dịch axit loãng hoặc enzim invertaza tạo thành α-D (+) glucopyranozơ và β-D(-)
fructofuranozơ, do vậy có thể kết luận rằng saccarozơ do hai phân tử monosaccarit là α-D (+)
glucopyranozơ và β-D(-) fructo furanozơ liên kết với nhau bằng liên kết α, β-1,2-glicozit.

6
CH2OH 6
5 O CH2OH
H O H 2 5
4 H 1 O OH H
OH H 3
OH 3 2 1 4 H
HOCH2
H OH H OH
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
130 hữu cơ …………………………………………..130
http://www.ebook.edu.vn

Dung dịch saccarozơ có góc quay cực riêng [α]D=+6605. Khi thuỷ phân góc quay cực thay
đổi đạt [α]D=- 4005 thì ổn định. Hiện tượng này được gọi là sự nghịch đảo đường.

- Đisaccarit có tính khử

Trong phân tử của các đisaccarit có tính khử vẫn còn một nhóm hiđroxyl glucozit, do vậy
vòng ete oxit dễ bị phá vỡ trở về dạng không vòng có nhóm chức anđehit. Điều này có nghĩa rằng
trong dung dịch các đisaccarit này luôn tồn tại dưới hai dạng cấu tạo vòng và cấu tạo không vòng
tương tự như các monosaccarit. Sau đây là một số đisaccarit có tính khử quan trọng.

Mantozơ: C12H22O11

Khi thuỷ phân bằng dung dịch axit hoặc enzim mantaza tạo thành hai phân tử α-D (+)
glucopyranozơ. Mantozơ hai phân tử α-D(+) glucopyranozơ liên kết với nhau bằng liên kết
α-1,4- glucozit.

CH2OH CH2OH
H O H H O H
H H
OH H OH H
OH O OH
H OH H OH

Xenlobiozơ: C12H22O11

Xenlobiozơ chỉ khác mantozơ ở chỗ là khi nó thuỷ phân dưới tác dụng của enzim emunxina
chứ không phải là enzimmantaza. Enzim emunxina chỉ thuỷ phân liên kết β- glucozit, vì vậy, cấu
tạo của xenlobiozơ khác cấu tạo mantozơ ở chỗ, các gốc β-D (+) glucopyranozơ liên kết với
nhau bằng liên kết β-1,4- glucozit.

CH2OH CH2OH
H O H O OH
H H
OH H O OH H
OH H H
H OH H OH

Lactozơ ( đường sữa): C12H22O11

Khi thuỷ phân bởi axit hoặc enzim emunxina, lactozơ chuyển thành α-D (+) glucopyranozơ
và β-D (+) galactopyranozơ. Lactozơ do hai monosaccarit β-D (+) galactopyranozơ và α-D (+)
gluco pyranozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-galactozit.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


131 hữu cơ …………………………………………..131
http://www.ebook.edu.vn

CH2OH CH2OH
HO O H H O H
H H
OH O OH H
H H OH
H OH H OH

b. Tính chất của các đisaccarit

Các đisaccarit có tính chất tương tự như các monosaccarit: Có tính chất hoạt quang, làm tan
kết tủa của Cu(OH)2, khi cộng hợp với phenylhiđrazin tạo thành ozazon. Ngoài ra, các đisaccarit
là do các monosaccarit liên kết với nhau bằng liên kết glucozit, bản chất của các liên kết này là
liên kết cầu ete, do vậy đisaccarit còn có phản ứng thuỷ phân. Khi bị thuỷ phân các đisaccarit tạo
thành các monosaccarit tương ứng.

Thí dụ, khi thuỷ phân mantozơ bằng xúc tác axit thu được hai phân tử monosaccarit là α-D
(+) glucopyranozơ.

CH2OH CH2OH CH2OH


H O H H O H H O H
H H +H2O H+ 2 H
OH H OH H OH H
OH O OH OH OH
H OH H OH H OH

Các đisaccarit có tính khử tham gia phản ứng oxi hoá tương tự các anđozơ. Thí dụ, phản
ứng oxi hoá mantozơ với thuốc thử Tôlens xảy ra như sau:

CH2OH CH2OH
H O H H O H
H H + [Ag(NH3)2]OH t0
OH H OH H
OH O OH
H OH H OH
CH2OH CH2OH
H O H H OH + Ag + NH3 + H2O
H H H H COOH
OH OH
OH O
H OH H OH

1.3. POLISACCARIT (POLIOZA)

Polisaccarit là những polime tự nhiên, sản phẩm ngưng tụ của một số lớn phân tử
monosaccarit. Phân tử của chúng gồm hàng trăm đến hàng ngàn gốc monosaccarit liên kết với
nhau bằng liên kết glucozit. Công thức chung của các polisaccarit là (C6H10O5)n. Quan trọng nhất
trong số các polisaccarit là tinh bột và xenlulozơ, cả hai đều có giá trị lớn đối với đời sống con
người.

a. Tinh bột: (C6H10O5)n


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
132 hữu cơ …………………………………………..132
http://www.ebook.edu.vn

Tinh bột là polisaccarit dự trữ quan trọng và rất phổ biến trong thiên nhiên. Nó là sản phẩm
quang hợp ở cây xanh. Nó có ở mọi bộ phận của thực vật, chủ yếu tập trung ở hạt như gạo, ngô,
mạch và các loại củ như khoai, sắn…

Thông thường phân tử tinh bột chứa khoảng 20% phần hoà tan trong nước gọi là amylozơ
và 80% phần không tan được trong nước gọi là amylopectin. Hai thành phần cấu tạo này được
cấu tạo từ các gốc α-D (+) glucopyranozơ, nhưng khác nhau về kích thước và hình dạng phân tử.

Amylozơ được cấu tạo từ khoảng 200-400 gốc α-D(+) glucopyranozơ, có khi tới 1000 gốc
α-D(+) glucopyranozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4- glucozit tạo thành mạch thẳng
không phân nhánh. Phân tử lượng của amylozơ thay đổi từ 35000 -100000 đvC.

CH2OH CH2OH CH2OH


H O H H O H H O H
H H H
OH H OH H OH H
O O O O
H OH H OH H OH

Mặt khác, bằng tia Rơnghen người ta đã chứng minh được rằng amylozơ có cấu trúc xoắn
ốc tạo ra các “ống tự do”, mỗi vòng xoắn gồm khoảng 6 gốc α-D(+) glucopyranozơ.

Amylopectin được cấu tạo từ 600 - 6000 gốc α-D(+) glucopyranozơ, với phân tử lượng
khoảng 100.000 - 1000.000 đvC. Các gốc α-D(+) glucopyranozơ liên kết với nhau chủ yếu bằng
liên kết α-1,4-glucozit, tại các điểm phân nhánh là liên kết α-1,6-glucozit. Do vậy amylopectin
có cấu tạo phân nhánh, các nhánh cách nhau chừng 18 -26 gốc.

CH2OH CH2OH
H O H H O H
H H H
OH H OH
O O
H OH H OH O
CH2OH CH2 CH2OH
O H O H H O H
H H
H H H
OH H OH H OH H
O O O O
H OH H OH H OH

Tinh bột không tan trong nước lạnh, trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh
bột. Dung dịch hồ tinh bột có góc quay cực riêng [α]D=+1500 -2200. Hồ tinh bột phản ứng với iôt
tạo thành dung dịch màu xanh. Phản ứng này do mạch polime của amylozơ cuộn theo đường
xoắn ốc tạo thành ống, phân tử iôt chui vừa lọt vào ống đó tạo thành phân tử màu xanh có thành
phần (C6H10O5)n.I2, màu xanh này mất đi khi đun nóng và lại xuất hiện trở lại khi để nguội.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


133 hữu cơ …………………………………………..133
http://www.ebook.edu.vn

Tinh bột không có tính khử, không tham gia phản ứng oxi hoá. Các nhóm hiđroxyl ở C2, C3
và C6 trong mỗi mắt xích của phân tử tinh bột có thể tham gia các phản ứng ete hoá và este hoá.

Khi tham gia phản ứng thuỷ phân các liên kết glucozit bị phá vỡ dần dần để tạo thành các
phân tử đextrin (tinh bột tan), sau đó là mantozơ và nếu thuỷ phân hoàn toàn tinh bột sẽ tạo thành
α-D(+) glucopyranozơ.
H2O (H+) H2O (H+) H2O (H+)
(c6h10o5)n (c6h10o5)x C12H22O11 C6H12O6
x <n
tinh bét c¸c ®extrin mantoz¬ α-D(+)glucopyranoz¬
Trong cơ thể sinh vật tinh bột bị thuỷ phân bởi hai hệ thống enzim là α-amylaza và enzim
mantaza, enzim α-amylaza xúc tác cho quá trình thuỷ phân tinh bột đến tạo thành mantozơ, sau
đó enzim mantaza xúc tác cho quá trình thuỷ phân tiếp theo từ mantozơ thành glucozơ.

b. Glicozen : (C6H10O5)n

Glicozen cũng là polime cấu tạo từ các gốc glucozơ nhưng với số mắt xích lớn hơn so với
tinh bột ( n từ 6000 - 24000). Glicozen có cấu tạo tương tự như amylopectin, nhưng mạch phân
nhánh nhiều hơn.

Glicozen là chất bột màu trắng, vô định hình, tan trong nước, không có phản ứng màu với iôt.

Glicozen được tạo thành trong gan động vật từ glucoza của máu và là chất polisaccarit dự
trữ để khi cần thiết lại thuỷ phân thành glucozơ, do vậy glicozen còn được gọi là tinh bột động
vất.

c. Xenlulozơ: (C6H10O5)n

Xenlulozơ rất phổ biến trong thực vật, nó là thành phần chính của màng tế bào tạo nên bộ
khung của thực vật, giữ cho thực vật có hình dạng cố định và có tính bền cơ học. Trong thực vật
xenlulozơ thường liên kết với các chất khác như linhin, hêmixenlulozơ, pectin, nhựa, vv…

Về mặt cấu tạo, xenlulơ là polime cấu tạo từ các gốc D(+) glucopyranozơ, nhưng khác với
tinh bột ở những điểm sau:

- Số mắt xích n rất lớn, từ 6000 - 12000


- Chuỗi polime của xenlulozơ là mạch thẳng không phân nhánh, vì vậy xenlulozơ có thể tạo
thành sợi ( sợi bông, sợi gai, vv…)
- Xenlulozơ cấu tạo từ các gốc β-D(+) glucopyranozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-
glucozit.

CH2OH CH2OH
CH2OH
H H O
O H O
H H H
H H O OH O
O OH O OH H H
H H
H H OH
OH H OH
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
134 hữu cơ …………………………………………..134
http://www.ebook.edu.vn

Xenlulozơ là chất rắn, có dạng sợi, có tính thấm nước, không tan trong nước, ete và rượu,
chỉ tan được trong một số dung môi đặc biệt như dung dịch Svâyze ( hỗn hợp Cu(OH)2 và NH3
đậm đặc), dung dịch H2SO4 đặc (trên 72%), dung dịch HCl đặc có hoà tan ZnCl2.

Xenlulozơ khó bị thuỷ phân hơn tinh bột, phải đun nóng lâu với axit vô cơ loãng, đôi khi
phải dùng áp suất cao. Xenlulozơ bị thuỷ phân dần dần thành amyloit, xenlobiozơ và cuối cùng là
β-D(+) glucopyranozơ.

H2O (H+) H2O (H+) H2O (H+)


(c6h10o5)n (c6h10o5)x C12H22O11 C6H12O6
x <n
xenluloz¬ amyloit xenlobioz¬ β−D(+)glucopyranoz¬

Phản ứng này được ứng dụng để chuyển gỗ thành đường, sau đó cho lên men rượu trong
công nghiệp.

Xenlulozơ không bị thuỷ phân do các hệ thống men có trong hệ thống tiêu hoá của con
người. Tuy nhiên nó có thể bị thuỷ phân hoặc bị phân giải bởi các men đặc hiệu được tiết ra từ
các vi khuẩn có trong dạ cỏ của các loài động vật nhai lại, các vi khuẩn trong đất, vv…

Do có cấu tạo dạng sợi nên các nhóm -OH bị lộ ra ngoài, do vậy xenlulozơ biểu hiện các
tính chất giống như ancol, như các phản ứng với kiềm, phản ứng este hoá với các axit khác nhau.
Những tính chất này được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Chẳng hạn, khi cho
xenlulozơ tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, khi đó có thể một, hai hoặc cả ba nhóm
OH trong gốc glucozơ bị este hoá tạo thành sản phẩm tương ứng là mononitroxenlulozơ
[C6H7O2(OH)2(ONO2)]n, đinitroxenlulozơ [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n được dùng để chế sơn, làm
phim, làm keo dán, chế đồ nhựa xenluloit và trinitroxenlulozơ [C6H7O2 (ONO2)3]n là chất nổ
mạnh được dùng làm thuốc súng không khói.

2. LIPIT ( CHẤT BÉO)

Cùng với các chất gluxit, protit, lipit là những chất rất quan trọng trong đời sống của con
người. Lipit là nguồn nguyên liệu để cung cấp năng lượng cho các quá trình biến đổi sinh hoá
trong cơ thể sinh vật.

Lipit của động vật thường được gọi là mỡ (mỡ lơn, mỡ bò, mỡ cừu, vv…), còn lipit thực vật
được gọi là dầu ( dầu lạc, dầu dừa, dầu ôliu, vv…). Mỡ và dầu có tính chất giống nhau nhưng lại
có vai trò khác nhau trong cơ thể.

Trong cơ thể sinh vật có thể bắt gặp nhiều loại lipit khác nhau, nhưng phổ biến nhất là lipit
đơn giản và phôtpholipit. Do vậy chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu về cấu tạo và tính chất của hai
loại lipit này.

Lipit đơn giản hay còn gọi là glixerit có thể có các loại sau đây:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


135 hữu cơ …………………………………………..135
http://www.ebook.edu.vn

CH2 - O - C R CH2 - O - R CH2 - O - Gl

=
O
CH - O - C R' CH - O - C R' CH - O - C R'

=
O O O
CH2 - O - C R" CH2 - O - C R" CH2 - O - C R"
=

=
=
O O O
triglixerit ankyl®iglixerit glicozyl®iglixerit

Các gốc rượu, axyl, glicozyl cũng có thể được phân bố ở các vị trí khác nhau.

Trong tự nhiên bắt gặp chủ yếu là các triglixerit, còn các loại glixerit khác bắt gặp với
lượng nhỏ. Các triglixerit tự nhiên lại bắt gặp chủ yếu là các triglixerit hỗn tạp.

Thí dụ:

CH2 - O - C C15H31
=

O
CH - O - C C17H33
=

O
CH2 - O - C C17H35
=

O
panmito - oleo -stearin

Rất hiếm có các triglixerit của cùng một axit.

Các axit tham gia vào thành phần cấu tạo của triglixerit có thể là axit béo no hoặc không no,
nhưng đều có cấu tạo mạch không phân nhánh, số nguyên tử cacbon trong phân tử thường chẵn
và trongkhoảng từ 4- 26, chủ yếu là 16 và 18. Các axit thường gặp là axit panmitic C15H31COOH,
axit stearic C17H35COOH, axit ôlêic C17H33COOH, axit linoleic C17H31COOH, axit linolenoic
C17H29COOH, vv…

Trong lipit thực vật thì axit chưa no chiếm thành phần chủ yếu, còn trong lipit động vật thì
phần lớn lại là các axit béo no.

Photpholipit hay photphatit tự nhiên chủ yếu có cấu tạo dạng tổng quát:

CH2 - O - C R
=

O
CH - O - C R'
=

O OH
CH2 - O - P X
=

O
(X lμ gèc ancolat chøa nit¬)

Thí dụ.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
136 hữu cơ …………………………………………..136
http://www.ebook.edu.vn

Cholinphotphatit

CH2 - O - C R

=
O
CH - O - C R'

=
O OH
CH2 - O - P O - CH2 - CH2 - CH2 -N (CH3)3
=O

Serinphotphatit

CH2 - O - C R
=

O
CH - O - C R'
=

O OH
CH2 - O - P O - CH2 - CH - COOH
=

O NH2

Các lipit nói chung có tính kị nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong rượu, ete
và các dung môi hữu cơ khác.

Tính chất hoá học cơ bản của lipit là tham gia phản ứng thuỷ phân. Phản ứng thuỷ phân xẩy
ra dưới tác dụng của axit, kiềm hoặc men, đôi khi có thể đun sôi nó với nước ở áp suất cao, nhiệt
độ cao ( 25 atm, 2200C). Sản phẩm thuỷ phân rất khác nhau tuỳ thuộc vào chủng loại và cấu tạo
của lipit. Chẳng hạn, khi thuỷ phân các triglixerit xẩy ra như sau:

CH2 - O - C R CH2 - O H RCOOH


=

O xt
CH - O - C R' 3 HOH CH - OH R'COOH
=

O
CH2 - O - C R" CH2 - OH R"COOH
=

Nếu thuỷ phân bằng kiềm sẽ thu được glixerin và các muối. Các muối này có khả năng tẩy
rửa gọi là xà phòng. Phản ứng thuỷ phân còn được gọi là phản ứng xà phòng hoá. Trong cơ thể
phản ứng thuỷ phân được thực hiện dưới tác dụng của enzim lipaza.

Ngoài phản ứng thuỷ phân các glixerit chưa no còn tham gia phản ứng cộng hợp (cộng H2),
làm mất màu nước brom, iôt, oxi hoá (làm mất màu dung dịch KMnO4, oxi hoá bởi oxi không
khí, vv…Mỡ để lâu ngày trong không khí tạo ra mùi hôi khét, vị đắng do tác dụng của ánh sáng,
hơi ẩm và vi khuẩn.

3. AXIT AMIN ( AMINO AXIT)


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
137 hữu cơ …………………………………………..137
http://www.ebook.edu.vn

Axit amin là loại hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử vừa có nhóm cacboxyl vừa có
nhóm chức amin. Công thức chung của các axit amin có thể biểu diễn dưới dạng tổng quát:

(COOH)m
R
(NH2)n

Trong các axit amin tự nhiên hay gặp chủ yếu là các α- amino axit, nghĩa là trong phân tử
của chúng luôn luôn có một nhóm amino ở vị trí Cα so với nhóm cacboxyl.

3.1. GỌI TÊN VÀ PHÂN LOẠI

Đa số axit amin được gọi theo tên riêng hoặc gọi theo tên các axit tương ứng với tiếp đầu
ngữ “ amino” và vị trí của nhóm này bằng các chữ số α, β, γ, vv…

Thí dụ:

CH2-COOH CH3 - CH-COOH CH3 -CH2 - CH CH-COOH


NH2 NH2 CH3 NH2
glixin, glicocol alanin izol¬xin
( axit amino axetic) ( axit α −amino propionic) ( axit α − amino, β -metylvaleric)

HO -CH2 - CH-COOH HS -CH2 - CH-COOH


NH2 NH2
serin xistein
(axit α -amino -β − hi®roxipropionic) (axit α -amino -β − thiopropionic)

H2N -CH2 -CH2 - CH-COOH CH2 - CH-COOH


NH2 NH2
lizin phenylalanin
(axit -α,ϖ-®iamino caproic) (axit α -amino -β − phenylpropionic)

HO CH2 - CH-COOH HOOC -CH2 -CH2 - CH-COOH


NH2 NH2
tyrozin axit glutamic
(axit α -amino -β (p-hi®roxiphenyl) propionic) (axit -α −amino glutaric)

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


138 hữu cơ …………………………………………..138
http://www.ebook.edu.vn

N
CH2 - CH-COOH CH2 - CH-COOH
N NH2 NH2
NH

histi®in triptophan
(axit -α −amino -β -in®olylpropionic)

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, trong phân tử các axit amin, phần gốc hiđrocacbon có
thể thuộc dãy không vòng, vòng thơm, dị vòng, đồng thời tương quan tỉ lệ giữa nhóm cacboxyl
và amin cũng khác nhau.

Hiện nay người ta đã biết khoảng trên 100 axit amin khác nhau, trong số đó có 26 axit amin
tham gia vào thành phần cấu tạo của protein. Người ta cũng đã biết trong số các axit amin tìm
thấy trong thành phần của protein thì có khoảng 10 axit amin chỉ tổng hợp được trong thực vật
còn động vật không tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn thực vật. Các axit amin này
được gọi là các axit amin không thay thế được, đó là valin, izolơxin, treonin, metionin, lizin,
histiđin, triptophan, phenylalanin, lơxin và acginin.

3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ

Để điều chế các axit amin ta có thể thuỷ phân protein thiên nhiên với xúc tác axit, kiềm
hoặc men. Đầu tiên thu được hỗn hợp các axit amin, sau đó tách các axit amin này dưới dạng tinh
khiết bằng các phương pháp hoá lí và hoá học.

Trong các phương pháp tổng hợp, có ý nghĩa nhất là các phương pháp:

- Cho tác dụng amoniac đặc, dư với các α- halogenaxit.

Thí dụ:

CH3 - CH-COOH NH3 CH3 - CH-COOH HCl


Cl NH2

- Tác dụng kaliphtalimit với các α- halogen este.

O O
=
=

C C
N -K Cl -CH2 -COOC2H5 N - CH2 -COOC2H5 KCl
C C
=
=

O O
H2O
COOH
NH2 -CH2 -COOH C2H5OH
COOH

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


139 hữu cơ …………………………………………..139
http://www.ebook.edu.vn

3.3. TÍNH CHẤT

Axit amin thường là những chất rắn kết tinh không màu, có nhiệt độ nóng chảy cao, phần
lớn dễ tan trong nước.

a. Ion lưỡng cực và điểm đẳng điện

Trong dung dịch nước, axit amin điện li theo hai kiểu: kiểu axit và kiểu bazơ.

(COOH)m (COO)m
R + mHOH R +m H3O
(NH2)n (NH2)n

(COOH)m (COOH)m
R + nHOH R + n OH
(NH2)n (NH3)n

Thực ra hai quá trình này xảy ra gần như đồng thời, nhóm cacboxyl điện li mạnh hơn nên
điện li trước, H+ được điện li ra lập tức nhóm amin nhận, do vậy trong dung dịch nước các axit
amin luôn tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.

(COO)m
R
(NH3)n

Nếu số nhóm -COOH bằng số nhóm -NH2 thì pH của dung dịch ≈ 7, nếu số nhóm -COOH
nhiều hơn số nhóm NH2 thì pH < 7 và ngược lại, nếu số nhóm COOH ít hơn số nhóm NH2 thì pH >
7.

Mặc dù luôn tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực, nhưng độ lớn điện tích của ion lưỡng cực này
trước hết phụ thuộc vào số lượng nhóm cacboxyl và nhóm amino, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn
vào pH của môi trường. Trong môi trường axit, do nồng độ H+ lớn, nên cản trở quá trình điện li
của nhóm cacboxyl, axit amin khi đó mang điện tích dương.

(COO)m (COOH)m
R +
+ mH R
(NH3)n (NH3)n

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


140 hữu cơ …………………………………………..140
http://www.ebook.edu.vn

Nếu thiết lập một điện trường ion này sẽ chạy về cực âm, ngược lại, trong môi trường kiềm
axit amin mang điện tích âm sẽ chạy về cực dương.

(COO)m (COO)m
- + nH2O
R + nOH R
(NH3)n (NH2)n

Như vậy, bằng cách điều chỉnh pH của môi trường ta có thể làm cho dung dịch axit amin
trung hoà điện.

Giá trị pH tại đó phân tử axit amin trung hoà điện tích gọi là điểm đẳng điện của axit amin.
Điểm đẳng điện được kí hiệu là pI. Các axit amin khác nhau có điểm đẳng điện khác nhau. Tại
điểm đẳng điện axit amin không bền, dễ bị kết tủa. Biết điểm đẳng điện ta có thể tách được các
axit amin trong hỗn hợp ra khỏi nhau bằng phương pháp kết tủa hay phương pháp điện di.

b. Tính chất quang hoạt

Tất cả các axit amin tự nhiên (trừ glixin), trong phân tử của chúng đều có nguyên tử cacbon
bất đối, do đó chúng đều có tính hoạt quang. Tuy nhiên, trong cơ thể động vật và thực vật các axit
amin đều tồn tại dạng đồng phân có cấu hình L.

COOH
H2N -C -H
R
L -axit amin

Nguyên nhân của điều đó là do hệ thống men của cơ thể chỉ thích ứng một cách đặc hiệu
với các L- axit amin.

c. Tính chất hoá học

Về mặt tính chất hoá học, do sự có mặt đồng thời của cả nhóm cacboxyl và amin mà các
axit amin có đầy đủ các tính chất của nhóm chức axit như phản ứng tạo muối với kim loại hoặc
bazơ, phản ứng tạo este, tạo amit, vv…,và tính chất của nhóm chức amin như tạo muối với axit,
phản ứng với axit nitrơ, vv…

Tính chất lưỡng tính

Trong phân tử axit amin có nhóm cacboxyl mang tính axit và nhóm amin mang tính bazơ,
do vậy axit amin là hợp chất có tính lưỡng tính, khi phản ứng với axit hoặc bazơ đều tạo muối.

Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


141 hữu cơ …………………………………………..141
http://www.ebook.edu.vn

CH3 - CH-COOH HCl CH3 - CH-COOH


NH2 NH3Cl
CH3 - CH-COOH NaOH CH3 - CH-COONa H 2O
NH2 NH2

Phản ứng ngưng tụ

Các axit amin ngưng tụ với nhau tạo thành các hợp chất peptit. Trong phản ứng ngưng tụ,
phân tử nước được tách ra từ nhóm -OH trong nhóm -COOH của phân tử axit amin này với
nguyên tử H trong nhóm -NH2 của phân tử axit amin kia.
.... H - NH - CH-CO OH H - NH - CH-CO OH - H 2O
....
r r .... - NH - CH-CO - NH - CH-CO - ....
r r

Liên kết -CO -NH- được gọi là liên kết peptit.

Khi hai phân tử axit amin ngưng tụ với nhau sẽ tạo thành hợp chất đipeptit, ba phân tử axit
amin ngưng tụ tạo thành hợp chất tripeptit, và nếu nhiều phân tử axit amin ngưng tụ với nhau sẽ
được hợp chất polipeptit.

Theo nguyên tắc của phản ứng ngưng tụ, khi các axit amin giống nhau ngưng tụ chỉ thu
được một hợp chất peptit duy nhất, nhưng khi ngưng tụ các axit amin khác nhau ta có thể thu
được nhiều hợp chất peptit khác nhau.

Trong cơ thể sinh vật phản ứng ngưng tụ xẩy ra dưới tác dụng của men. Phản ứng này là cơ
sở của các quá trình hình thành các hợp chất peptit và protein từ các axit amin.

Tạo muối phức nội

Các axit amin có thể tạo muối phức nội với kim loại nặng. Các muối này thường rất bền,
khó tan và có màu đặc trưng. Thí dụ, muối phức của glixin với đồng và coban:

CH2 -NH2 O-CO O - CO


Cu Co
CO-O nh2 CH2 NH2 -CH2
3

Phản ứng đề cacboxyl hoá

Phản ứng này đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sinh vật để chuyển hoá các axit amin thành
amin. Phản ứng được thực hiện nhờ tác dụng của enzim đề cacboxylaza.

CH3 - CH-COOH men CH3 - CH2 -NH2 CO2


NH2

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


142 hữu cơ …………………………………………..142
http://www.ebook.edu.vn

Phản ứng với axit nitrơ

Phản ứng xảy ra tương tự các amin.

CH3 - CH-COOH HNO2 CH3 - CH-COOH N 2 + H 2O


NH2 OH

Phản ứng này được dùng để định lượng axit amin dựa trên cơ sở đo lượng khí N2 thoát ra.

Phản ứng oxi hoá

Dưới tác dụng của men sẽ xảy ra phản ứng loại bỏ nhóm amino, giải phóng NH3 tạo thành
xeto axit.

[O]
CH3 - CH-COOH CH3 - C-COOH NH3
men
=
NH2 O
axit piruvic

Phản ứng màu của axit amin

Phản ứng màu đặc trưng nhất dùng để định tính và định lượng axit amin là phản ứng với
ninhiđrin. Khi đun nóng dung dịch axit amin với dung dịch ninhiđrin ( trong axêton) ở pH < 5 thu
được hợp chất có màu xanh tím. Phản ứng này xẩy ra qua một số giai đoạn, nó được biểu diễn
tóm tắt như sau:

O O O
=
=
=

C C C
0
R -CH -COOH C =O t C =N -C RCHO +CO2
NH2 C C C
=
=

O O OH

4. PROTIT

Protit là những hợp chất hữu cơ có phân tử lượng lớn, thành phần cấu tạo chủ yếu của
chúng là các phân tử axit amin.

Cùng với các chất gluxit, lipit, protit là loại hợp chất quan trọng cho sự hình thành và phát
triển của cơ thể, là thành phần không thể thay thế được của cơ thể sống. Khối lượng protit khá
lớn, chiếm khoảng 0,01% khối lượng của vỏ trái đất.

4.1. PHÂN LOẠI

Căn cứ vào thành phần cấu tạo hoá học, protit được phân chia thành protit đơn giản hay
protein mà phân tử của nó được cấu tạo chỉ từ các axit amin và protit phức tạp hay proteit, cấu tạo
nên chúng ngoài các axit amin còn có các thành phần khác.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
143 hữu cơ …………………………………………..143
http://www.ebook.edu.vn

Trong nhóm protein bao gồm:

- Anbumin: Hoà tan được trong nước, khi đun nóng chúng bị kết tủa. Chất tiêu biểu của
anbumin là protit của trứng. Rất nhiều anbumin của động vật và thực vật có thể thu được dưới
dạng tinh thể.

- Globulin: Không tan trong nước nhưng tan được trong các dung dịch muối khác nhau.
Globulin có phổ biến trong thực vật, chúng là những thành phần quan trọng trong protit các hạt,
đặc biệt ở các cây họ đậu và cây có dầu.

- Prolamin: Nhóm protit này đặc trưng cho hạt của các cây thuộc họ hoà thảo, chúng có khả
năng hoà tan tốt trong ancol etylic. Khi thuỷ phân chúng tạo thành lượng lớn axit amin prolin.

Proteit được phân biệt nhau theo thành phần phi protein và được chia thành những proteit
sau: lipoproteit, glucoproteit, cromoproteit và nucleoproteit.

Lipoproteit chứa nhiều trong thành phần nguyên sinh chất của tế bào. Chất điển hình của
cromoproteit là hồng cầu của máu. Nucleoproteit chứa nhiều trong nhân tế bào và đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể, nhất là vấn đề di truyền.

4.2. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO CỦA PROTEIN

Thành phần nguyên tố của protein gồm có: C (50-55%), H (6,5-7,3%), O (21,5-23,5%), N
(15-18%), S (0,3-2,5%) và một số nguyên tố khác như P, Fe, Cu, I.

Protein là những polime thiên nhiên có cấu trúc phức tạp, cấu tạo từ các phân tử axit amin.
Trong số rất nhiều các axit amin thiên nhiên chỉ có khoảng 26 axit amin là tham gia vào thành
phần cấu tạo nên phân tử protein, đó là: glixin, alanin, serin, treonin, valin, lơxin, izolơxin, axit
apactic, axit glutamic, xisêin, metionin, phenylalanin, tirozin, prolin, triptophan, lizin, acginin,
histiđin, asparagin, glutamin, oxilizin, oxiprolin, xistin, tirozin, 3,5-đibromtirozin và 3,5-điiotirozin.

Theo E. Fisơ và nhiều nhà khoa học khác thì phân tử protein được cấu tạo bởi một hoặc một
số chuỗi polipeptit khổng lồ liên kết lại với nhau. Để cấu tạo nên phân tử protein các phân tử axit
amin đã kết hợp với nhau bằng những liên kết chính sau đây:

Liên kết peptit ( - C-NH- )


O
Liên kết peptit được hình thành do phản ứng ngưng tụ giữa các axit amin để tạo thành mạch
poli peptit:

-NH - C - CH -NH - C - CH -NH - C - CH


=

=
=

O R O R O R

Ở liên kết peptit các nguyên tử đều nằm trong một mặt phẳng. Độ dài liên kết C -N bằng
1,32A0, ngắn hơn liên kết C-N bình thường (1,47 A0), do đó liên kết C-N có một phần đặc trưng
của liên kết đôi (khoảng 40%). Độ dài liên kết C=O là 1,28 A0, dài hơn độ dài liên kết bình
thường 0,04A0. ( C=O bình thường là 1,24A0).
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
144 hữu cơ …………………………………………..144
http://www.ebook.edu.vn

Các góc liên kết ở nguyên tử nitơ gần bằng các góc của cacbon lai hoá tam giác sp2.

O
H

=
1 21 0
R

125
H H
0 C
110 1200

0
N C 0
N 1,4
2A 7A 0
C 1140 1,3
N C C
H R
1,28A0

=
R H H
O
7,2A0

Trong trường hợp phân tử protein được tạo thành từ một số mạch polipeptit, khi đó còn có
cả liên kết peptit nhánh giữa các mạch với nhau.

Liên kết peptit là loại liên kết bền vững nhất trong các loại liên kết có trong phân tử protein.
Liên kết này phản ánh trật tự sắp xếp của các phân tử axit amin trong mạch polipeptit (cấu trúc
bậc một). Trật tự sắp xếp của các axit amin trong mạch polipeptit là nguyên nhân chủ yếu quyết
định tính chất đặc thù và đa dạng của các nhóm protein.

7
6 Val
I leu
Val Glu Xis Leu His Glu Asp Phe
Xis
Gli
Ala 28 Xis
11 Ser Gli
Xis Val Ser
Ser His Leu
Leu
Tir Val
Glu Glu
Leu Ala
Gli Leu
Asp 20 40 Tir
Tir Val Leu
Xis Xis

Asp Gli
Ala 51
Glu
Met
Arg Gli
Phe Pro
45 Phe Tir Tre

Mô hình cấu tạo của phân tử polipeptit- insulin

Liên kết hiđro (>C=O…H-N<)

Liên kết hiđro được hình thành giữa nhóm imino (>NH) của liên kết peptit này với nhóm
cacbonyl ( >C=O) của liên kết peptit khác. Liên kết này có thể được thực hiện giữa hai mạch
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
145 hữu cơ …………………………………………..145
http://www.ebook.edu.vn

polipeptit hoặc trên cùng một mạch polipeptit. Nhờ liên kết này mà phân tử protein thường có
những hình dạng không gian khác nhau: duỗi thẳng, uốn cong, cuộn tròn, xoắn, vv…Cấu trúc
không gian này được gọi là “cấu trúc bậc hai” của phân tử protein. Cấu trúc bậc hai là cấu dạng
của phân tử protein, trong đó mỗi axit amin chiếm một vị trí không gian xác định của mạch
polipeptit. Có hai cấu dạng: cấu dạng xoắn α và cấu dạng gấp β.

H
C N
C
H O H
=

N
N C C C
=
=

C HO O H O H H

=
N
C C
H O
R H C C N
C
H H R
=
C C C N C N N R N R
=

O H C C C C C
=

O H H
=

O R

=
H N C O

=
R O O
N C HC R H
=
H C H H H
=

H C O N C O
N C NC N C C

=
NC C H H N C
C

=
=
=

=
H O
C O H O H C H O
C N R
C H
H R
=

O N C
N
C
=

Cấu dạng xoắn α và gấp β

Trong cấu dạng xoắn α liên kết hiđro hình thành giữa hai mắt xích của cùng một chuỗi
polipeptit, còn trong dạng gấp β, liên kết hiđro xuất hiện giữa hai hoặc nhiều chuỗi polipeptit trên
từng mặt phẳng khác nhau.

Liên kết đi sunfua ( -S-S-)

Liên kết đi sunfua được hình thành do sự oxi hoá nhóm -SH của những gốc axit amin
xistein có trong mạch polipeptit. Cũng như liên kết hiđro, liên kết đi sunfua có thể được thực hiện
trên hai mạch polipeptit khác nhau hoặc trên cùng một mạch polipeptit.

O O O
=

=
=

- NH - CH -C -NH - - NH - CH -C - NH -CH -C -
CH2 - S CH2 -S - S - CH2
CH2 - S
- NH - CH -C -NH -
=

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


146 hữu cơ …………………………………………..146
http://www.ebook.edu.vn

Liên kết đi sunfua là một trong những nhân tố quyết định “cấu trúc bậc ba” và “cấu trúc bậc
bốn” của phân tử protein.

Cấu trúc bậc ba của phân tử protein được dùng để chỉ sự phân bố chung trong không gian
của một hoặc một số mạch polipeptit được kết hợp với nhau bằng những liên kết đồng hoá trị (liên
kết đi sunfua, liên kết kiểu muối giữa nhóm -COOH và nhóm -NH2, liên kết kiểu este giữa nhóm -
COOH và nhóm -OH).

Các phân tử protein tạo nên từ một số mạch polipeptit kết hợp với nhau bằng những liên kết
hiđro, liên kết ion hoặc bằng những liên kết kị nước gọi là “ tiểu đơn vị”. Mỗi phân tử protein
được tạo thành từ một số tiểu đơn vị kết hợp với nhau được gọi là cấu trúc bậc bốn của phân tử
protein.

Tóm lại, ta có thể hình dung sự tạo thành phân tử protein từ các axit amin xảy ra theo ba
giai đoạn chính sau đây:

- Giai đoạn 1: Hình thành cấu trúc bậc một nhờ liên kết peptit.
- Giai đoạn 2: Hình thành cấu trúc bậc hai nhờ liên kết hiđro.
- Giai đoạn 3: Hình thành cấu trúc bậc ba, bốn nhờ liên kết đi sunfua và các liên kết muối,
liên kết este.

Với cách cấu tạo như vậy thì với hơn 20 axit amin đã tạo nên muôn vàn protein khác nhau
về thành phần và cấu tạo trong mỗi cơ thể sinh vật. Mỗi phân tử protein mang những hoạt tính
sinh học đặc thù khác nhau và thực hiện những chức năng khác nhau trong hoạt động sống của cơ
thể.

4.3. TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN

Đa số protein tự nhiên ở dạng bột trắng, không tan trong rượu và các dung môi hữu cơ. Một
số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo. Một số khác tan được trong dung dịch
muối loãng, dung dịch axit hoặc bazơ.

Protein rất dễ dàng bị biến tính dưới tác dụng của các tác nhân vật lí, hoá học. Khi đun nóng
hoặc do tác dụng của các muối kim loại nặng hay axit (HNO3, CH3COOH…) protein bị kết tủa
không thuận nghịch (đông tụ) kèm theo hiện tượng biến tính. Khi bị biến tính hầu như tất cả các
loại liên kết hiđro, liên kết đi sunfua, liên kết muối, liên kết este bị phá huỷ làm cho cấu trúc bậc
hai và ba bị biến dạng và mất hoạt tính sinh học đặc trưng của protein đó.

Tương tự như các axit amin, trong phân tử protein còn có các nhóm -NH2 và nhóm -COOH
tự do nên protein cũng có tính chất lưỡng tính, điểm đẳng điện.

Protein bị thuỷ phân hoàn toàn sẽ tạo thành các axit amin. Thực tế thường thuỷ phân protein
trong dung dịch HCl 6N hoặc NaOH 5N. Trong cơ thể sinh vật protein bị thuỷ phân dưới tác
dụng của enzim proteinaza và peptiđaza.

H2O ®ipeptit H2O


protein H2O pepton H2O polipeptit axit amin

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


147 hữu cơ …………………………………………..147
http://www.ebook.edu.vn

Để phân tích định tính và định lượng protein ta có thể sử dụng một số phản ứng màu đặc
trưng. Những phản ứng này có được là do sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử protein.
Phản ứng màu biure cho màu tím, đặc trưng cho sự có mặt của liên kết peptit. Khi đun nóng dung
dịch protein với dung dịch HNO3 đặc thì xuất hiện màu vàng do các gốc hiđrocacbon thơm trong
protein tham gia phản ứng nitro hoá.

OH O O O O
N= N=
=

=
O2N O2N
HNO3®Æc OH NH OH ONH4
4

Ch2 -CH -C CH2 -CH -C CH2 -CH -C

=
=

NH O NH O NH O

Khi đun nóng protein với chì axetat trong môi trường kiềm tạo thành kết tủa màu đen của
sunfua chì.

Ngoài ra, còn nhiều phản ứng màu khác cũng đặc trưng cho protein.

5. AXIT NUCLEIC

Trong tế bào sống có chứa nucleoproteit, đó là loại hợp chất gồm protein kết hợp với phần
phi protein là axit nucleoproteinic. Axit nucleic và protein là hai nhân tố quyết định hiện tượng
sống, nếu không có chúng thì không có sự sống.

Về mặt cấu tạo, axit nucleic là những polinucleotit. Nucleotit là este của axit photphoric với
các nucleozit và nucleozit là N-glucozit của bazơ purin hoặc bazơ pirimidin. Ta có thể mô tả sơ
đồ tổng quát cấu tạo của axit nucleic như sau:

baz¬ O baz¬ O
gluxit O P O gluxit O P O
OH OH

Có hai loại axit nucleic tuỳ thuộc vào bản chất của cấu tử gluxit trong phân tử. Thành phần
gluxit là D-ribozơ gọi là axit ribonucleic (ARN), là D-2-đeoxiribozơ thì gọi là axit
đeoxiribonucleic (ADN).

Cả hai loại gluxit này đều tồn tại ở dạng cấu tạo furanozơ liên kết với gốc photphat qua các
nhóm hiđroxyl ở C3 và C5.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


148 hữu cơ …………………………………………..148
http://www.ebook.edu.vn

5 5
CH2OH CH2OH
O OH O OH
4 H H 1 4 H H 1
H 3 2 H H 3 2 H
OH OH OH H
D- riboz¬ D- 2- ®eoxirib¬

O
CH2 R
O
H H
O
H H CH2
O OH O R
HO P=O H H
OCH2 R
O H H
H H O H
H H ADN
O OH
HO P=O
O CH2 R
O
H H
H H
O OH
HO P=O
ARN

R có thể là gốc bazơ dị vòng ađenin, guanin, xitozin và timin.

NH2 O NH2 O O
N N H3C
N NH N NH NH

N N N N NH2 N O N O N O
H H H H H
a®enin guanin xitozin timin uraxin

Nguyên tử C1 của pentozơ liên kết β với một bazơ chứa nitơ nào đó ở vị trí 9 đối với các
bazơ ađenin và guanin hoặc vị trí 3 đối với các bazơ xitozin và timin, uraxin. Mạch bazơ- gluxit
gọi là mạch nucleozit, còn mạch bazơ- gluxit - axit photphoric gọi là nucleotit. Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


149 hữu cơ …………………………………………..149
http://www.ebook.edu.vn

NH2
N A a®enin a®enozin
O axit a®enilic
CH2 N
O N
H H
H H
O OH
HO P= O
O

Các nucleotit cũng có thể bị photphoril hoá tiếp tục để tạo thành các đi và tri
photphonucleotit. Chẳng hạn, khi photphoril hoá axit ađenilic ta sẽ được axit ađenozin điphotphat
(ADP) và axit ađenozintriphotphat (ATP). Những hợp chất này có liên kết cao năng, khi phân
giải chúng sẽ giải phóng năng lượng. Những hợp chất này được gọi là các hợp chất cho năng
lượng.

Thành phần của các nucleotit trong các axit nucleic luôn luôn tuân theo một quy luật chặt
chẽ. Dựa trên nhiều công trình nghiên cứu Chahaff đã đưa ra quy tắc sau:

- Đối với các ADN, số gốc ađenin bằng số gốc timin và số gốc guanin bằng số gốc
xitozin: A = T; G = X.
- Đối với các ARN, số gốc uraxin bằng số gốc guanin và số gốc xitozin bằng số gốc
ađenin: U = G; X = A.

Những nghiên cứu bằng phương pháp Rơnghen đã chứng minh rằng, phân tử ADN được tạo
thành bởi hai mạch polinucleotit kết hợp với nhau theo kiểu xoắn ốc sao cho mạch cacbon,
photphat và gluxit đezoxiriboza ở phía ngoài, còn các bazơ nitơ ở phía trong. Hai mạch này liên kết
với nhau bằng liên kết hiđro sinh ra giữa các bazơ pirimiđin và purin của các nucleotit riêng biệt.

Sự phân bố của các nucleotit riêng biệt trong mạch rất nghiêm ngặt, đồng thời cấu trúc của
một mạch sẽ phản ánh cấu trúc của mạch kia theo quy luật: timin tương ứng với ađenin, xitozin
tương ứng với guanin và ngược lại. Liên kết hiđro nối hai mạch nucleotit phôtphat tạo thành một
hệ thống nhất làm cho phân tử ADN trở nên bền vững.

Khác với ADN, sự xoắn ốc của mạch polinucleotit của ARN được thực hiện trong giới hạn của
một phân tử.

Axit nucleic là những chất màu trắng, có cấu tạo dạng sợi. Ở trạng thái tự do khó hoà tan trong
nước, nhưng ở dạng muối của các kim loại kiềm lại rất dễ hoà tan. Dễ hoà tan trong các dung dịch
muối.

Axit nucleic có tính quang hoạt, dung dịch của chúng có độ nhớt cao. Khi đun nóng đến
nhiệt độ 80-900C axit nucleic nóng chảy, đồng thời kèm theo sự thay đổi độ nhớt. Trong quá trình

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


150 hữu cơ …………………………………………..150
http://www.ebook.edu.vn

nóng chảy các liên kết hiđro vốn có giữa các bazơ pirimiđin và purin bị đứt, khi làm lạnh cấu trúc
ban đầu lại được tái tạo.

Về mặt hoá học, nói chung các axit nucleic rất trơ. Chúng liên kết một cách bền chặt với
các ion kim loại, đặc biệt là ion Cu2+, Mg2+ tạo thành những phức hợp không tan.

Những phản ứng quan trọng nhất của axit nucleic là sự ankyl hoá nhóm amin của ađenin,
guanin và quá trình khử amin hoá các bazơ đó.

6. TECPENOIT

Tecpen là tên gọi chung của những hiđrocacbon tự nhiên có thành phần được biểu diễn
bằng công thức chung (C5H8)n (n≥2).

Căn cứ theo thành phần và cấu tạo, các tecpen được chia thành 3 loại:

- Tecpen chính thức có công thức C10H16. Nhóm này bao gồm các tecpen không vòng với
ba liên kết đôi, tecpen một vòng với hai liên kết đôi và tecpen hai vòng với một liên kết
đôi.
- Sesquitecpen có công thức chung (C5H8)3 . Nếu n= 4 ta có tecpen C20H32 gọi là
đitecpen, n=6 ta có (C30H48 là các tritecpen…

Tất cả các loại tecpen nói trên cùng các dẫn xuất chứa oxi của chúng được gọi chung là các
tecpenoit. Tecpenoit có nhiều trong thực vật, chúng là thành phần chính của các loại tinh dầu tự
nhiên.

6.1. TECPEN KHÔNG VÒNG VÀ DẪN XUẤT

Tiêu biểu cho loại tecpen này là myrxen với công thức cấu tạo:

CH3- C=CH-CH2-CH2-C-CH=CH2
CH3 CH2

Myrxen là chất lỏng sôi ở 1670C, có trong thành phần của cây hốtbô (houblon).

Trong cây húng dổi người ta tìm thấy oximen, là đồng phân của myrxen:

CH3- C=CH-CH2-CH2=C-CH=CH2
CH3 CH3

Trong tự nhiên phổ biến và quan trọng hơn là các dẫn xuất chứa oxi của chúng. Các dẫn
xuất này phổ biến dưới dạng ancol và anđehit. Thí dụ:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


151 hữu cơ …………………………………………..151
http://www.ebook.edu.vn

OH

CH2OH CH2OH CH2OH


CH2 CHO CHO

geranddiol linalool xitrtonelol ro®inol xitral xitronelal


Geraniol có trong tinh dầu hoa hồng, linalool có trong tinh dầu hoa linh lan, còn xitral và
xitronelal có trong vỏ chanh, vỏ cam, lá bưởi…

6.2. TECPEN VÒNG VÀ DẪN XUẤT

Hầu hết các tecpen vòng và dẫn xuất của chúng đều có khung cấu tạo từ 4 hiđrocacbon
vòng no là mentan, caran, piran và camphan.

mentan caran piran camphan

Tecpen quan trọng nhất của nhóm mentan là limonen.

Limonen là chất lỏng, sôi ở 1760C. Limonen có một nguyên tử cacbon bất đối (C4)

7. ANCALOIT
Ancaloit là những hợp chất có nguồn gốc thực vật, có tính kiềm và phần lớn có tác dụng
sinh lí mạnh.
Theo A.P.Orêkhốp, các ancaloit chỉ gồm các hợp chất hữu cơ tự nhiên hay tổng hợp có các
nhân dị vòng, có tính kiềm.
Việc phân loại các ancaloit được dựa trên cơ sở cấu tạo hoá học. Chúng bao gồm:
- Các dẫn xuất của:

N
N N N
H
piroliđin piriđin quinolin isoquinolin

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


152 hữu cơ …………………………………………..152
http://www.ebook.edu.vn

N N NH
N N
N N
H H
inđol quinoxalin imiđazol purin
- Các ancaloit steroit
- Các ancaloit mạch thẳng

Vai trò của các ancaloit cho đến nay chưa được giải thích rõ ràng. Theo A.P.Orêkhốp và
một số tác giả thì ancaloit là những chất xúc tác hoạt tính có tác dụng giải độc và các sản phẩn
độc của sự chuyển hoá. Một số ancaloit (nicotin, covolamin...) có khả năng chuyển hoá cacs
nhóm metyl của mình cho các chất khác. Một số ancaloit khác dưới dạng N-oxit (platifilin,
senesefilin) có khả năng cho oxi và chúng tham gia vào các phản ứng oxi hoá khử của tế bào.
Người ta cũng còn nhận thấy có sự giống nhau về cấu tạo với các men hoạt tính, với các
vitamin... của một số ancaloit, nên làm cho chúng có khả năng tham gia vào hoạt động sống của
thực vật.
Các ancaloit thường có trong cây với lượng không nhiều và hàm lượng này phụ thuộc một
phần vào nhiệt độ, độ chiếu sáng, các biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
Các ancaloit là những hợp chất có tính kiềm, chúng ở trong dịch của cây dưới dạng dung
dịch muối của các axit hữu cơ hay vô cơ và vì vậy có khả năng lưu chuyển trong cây. Thường
ancaloit chỉ tập trung trong một số cơ quan của cây như lá, hạt, rễ.
Đa số các ancaloit là những chất rắn kết tinh, có độ chảy nhất định, hiếm có ancaloit lỏng.
Khi ở dạng bazơ tự do chúng thường ít tan trong nước, nhưng dễ tan trong các dung moi hữu cơ
như ancol, ete...
Hầu như tất cả các ancaloit không có mùi. Nhiều ancaloit có tính quang hoạt.

Với các axit các ancaloit tạo muối. Các muối này phần lớn tan trong nước, dễ phân li, bị
phân huỷ bởi kiềm mạnh, amoniac.

Một số ancaloit ngoài tính kiềm còn cho các phản ứng đặc trưng khác tuỳ thuộc vào sự có
mặt của các nhóm chức có trong phân tử, như nhóm phenol (trong mocphin và sansolin), xeton
(trong lobelin), nhóm vinyl (trong quinin)...Chẳng hạn, morphin hoà tan trong các dung dịch
kiềm mạnh, quinin cộng hợp được với hiđro, halogen...
Các ancaloit còn được đặc trưng bởi hàng loạt các phản ứng tạo kết tủa chung. Các phản
ứng này được dùng để phát hiện và xác định chúng. Chẳng hạn, thuốc thử Vacne (dung dịch
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
153 hữu cơ …………………………………………..153
http://www.ebook.edu.vn

I2/KI) cho kết tủa màu nâu xám với các ancaloit hoặc các muối của chúng, thuốc thử Maver
(dung dịch HgCl2/KI) cho kết tủa vàng hoặc trắng, thuốc thử Macme (CdI2/KI) cũng tạo kết tủa
trắng hoặc vàng nhạt... Ngoài các phản ứng tạo kết tủa chúng còn có khả năng cho các phản ứng
màu với các axit đậm đặc (H2SO4, HCl, HNO3), với FeCl3 và các chất khác. Thí dụ, H2SO4 đậm
đặc làm cho papaverin có màu tím xanh, veratrin có màu vàng da cam chuyển thành đỏ, cođein
có màu vàng...
Sau đây chúng ta xem xét sơ bộ một số nhóm ancaloit tiêu biểu.
7.1. NICOTIN VÀ ANABAXIN

N N
CH3 H
N N
nicotin anabaxin
Nicotin được cấu tạo từ các dị vòng piriđin và piroliddin. Nicotin có nhiều trong là thuốc lá,
thuốc lào. ở trạng thái tự do, nicotin là chất lỏng không màu, sôi ở 2470C, tan được trong nước và
dung môi hữu cơ.
Nicotin thuộc loại hợp chất độc, tác dụng đến hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Nó
được dùng làm chất phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, thuốc chữa bệnh ngoài da cho gia súc.
Anabaxin cấu tạo từ dị vòng piriđin và piperiđin. Chủ yếu nó được dùng làm chất sát trùng,
có tác dụng độc đối với côn trùng.
7.2. CÁC ANCALOIT NHÓM QUININ
Quinin là ancaloit chính của các cây thuộc loài Chinchona và Renmija thuộc họ Rubiaceae.
Tên quinin có nguồn gốc từ chữ kina, nghĩa là vỏ. Vỏ cây kí ninh được dùng để điều trị bệnh sốt
rét. Trong vỏ cây này có khoảng 10% các ancaloit. Ngoài quinin trong vỏ cây kí ninh còn có
khoảng trên 25 ancaloit khác. Các ancaloit này có thể tách riêng bằng phương pháp sắc kí.
Cấu tạo của quinin bao gồm 6-metoxiquinolin nối với nhân quinucliđin qua nhóm ancol bậc hai.
4
7
3
5 CH2
9 6 CH
HO-CH 2 2
8
5' 4'
N1
6'
CH3O 3'

7' 2'

8' N 1'

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


154 hữu cơ …………………………………………..154
http://www.ebook.edu.vn

Các ancaloit khác của nhóm quinin chỉ khác quinin ở đặc tính của các nhóm thế ở vị trí 6’
và 3. Trong phân tử của các ancaloit nhóm này có 4 C*, do đó có 16 đồng phân quang học.
Quinin là chất bột kết tinh nhỏ, ngậm 1,2,3,8 và 9 phân tử nước. Nhiệt độ nóng chảy của
quinin khan là 1770C. Quinin ít tan trong nước, dễ tan trong ancol và ete. Dung dịch quinin trong
nước có tính kiềm, tạo muối được với axit. Dung dịch muối của các axit có oxi có huỳnh quang
xanh, ngay cả khi pha loãng đến 1:50000. Quinin và các muối của nó có vị đắng. Các chế phẩm
quinin được dùng là quinin sunfat (C20H24O2N2).H2SO4.2H2O, quinin clohiđrat (C20H24O2N2).
2HCl
7.3. Các ancaloit của thuốc phiện
Thuốc phiện là nhựa khô lấy từ quả thuốc phiện papaversomniferum, họ papaveraceae.
Thành phần chính của thuốc phiện là mocphin, papaverrin, cođein và thebain.
a. Mocphin : C17H19O3N
HO

O
N-CH3

HO
Dung dịch mocphin trong nước không màu, trung tính. Với FeCl3 hoặc axit fomalin
sunfuric cho màu xanh nước biển. Với hỗn hợp HNO3 + H2SO4 cho màu đỏ máu, khi đó mocphin
chuyển thành apomocphin.
-H2O
C17H19O3N C17H19O2N
Mocphin khử kali ferixianua thành hợp chất có màu vàng:
4C17H19O3N + 4K3[Fe(CN)6] → C17H18O3N + 3 K3[Fe(CN)6] + H4[Fe(CN)6]
C17H18O3N
Mocphin bị kết tủa bởi amoniac tạo thành mocphin bazơ, chất này hoà tan trong các kiềm mạnh.
Ngoài không khí khi có kiềm, mocphin bị oxi hoá thành pseuđômcphin hay oximocphin:
Mocphin có tác dụng giảm đau, gây ngủ, nhưng có nhược điẻm quen thuốc và gây nghiện.

b. Cođein : C18H21O3N

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


155 hữu cơ …………………………………………..155
http://www.ebook.edu.vn

CH3O

O
N-CH3

HO
Cođein là những tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, vị đắng, tan từ từ trong nước,
dễ tan trong ancol, ete, clorofocm, benzen và cacbon đisunfua. Gần như không tan trong kiềm.
Không bị kết tủa bởi amoniac, bị kết tủa bởi kiềm mạnh, [α]15D =-138,50. Với FeCl3 khi có mặt
H2SO4 đậm đặc cho màu xanh, cho thêm HNO3 chuyển thành màu đỏ máu.
Cođein có tác dụng tương tự như mocphin. Chủ yếu được dùng chữa ho và giảm đau khi
viêm phổi.

c. Papaverin : C20H20O3N
CH2
CH3O N
CH3O OCH3
OCH3

Papaverin là chất kết tinh nóng chảy ở 1470C.

7.4. ANCALOIT NHÓM PURIN


Các ancaloit nhóm này có nhiều trong tự nhiên như trong các loại chè (Thea chinensis. L),
quả ca cao ( Thea brome cacao L),...Trong lá chè và hạt cà phê có từ 1-3% cafein, trong quả ca
cao có 3% theobromin.

a. Cafein (1,3,7-trimetyl xanthin mono hiđrat) : C8H10O2N4.H2O


O CH3
N
CH3 N
H2O
O
N CH N
3

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


156 hữu cơ …………………………………………..156
http://www.ebook.edu.vn

Cafein là những sợi hình kim dài, vị đắng, không mùi, nóng chảy ở 234-2370C. Tan nhiều
trong CHCl3, CCl4, ít tan trong ete, benzen, CS2...Kết tinh với một phân tử nước, nước bay hơi
một phần trong không khí và hoàn toàn mất nước ở 1000C, quá 1000C bắt đầu thăng hoa.
Cafein là một kiềm yếu. Tự phân li trong dung dịch nước. Cafein bị kết tủa bởi các thuốc
thử của ancaloit và cả với tanin (kết tủa bị tan trong thuốc thử dư).

b. Theobromin (3,7-đimetyl xanthin) : C7H8O2N4


O
=

N-CH3
HN
=
O N N
CH3

Theobromin là chất bột kết tinh màu trắng, nóng chảy ở 342-3430C, thăng hoa ở 3900C, rất
ít tan trong nước, ancol, không tan trong ete và clorofoc. Tan trong các dung dịch kiềm mạnh tạo
thành các dẫn xuất kim loại. Với axit tạo muối dễ phân li. Khi oxi hoá phân huỷ thành 3-metyl
alloxan và metyl ure.

O O
=

HN N-CH3 HN
= O
[O]
= = =
O + CH3-NH-C-NH2
=

O N N O N O
CH3 CH3

Dung dịch theobromin với bạc nitrat trong amoniac cho kết tủa trắng bạc theobrominat.
O
=

AgN N-CH3
=
O N N
CH3

7.5. ANCALOIT MẠCH THẲNG


Nhóm này gồm các ancaloit có nguyên tử nitơ ở ngoài nhân. Chất tiêu biểu của nhóm này là
colchamin và colchixin.
Colchamin (C21H25O5N):

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


157 hữu cơ …………………………………………..157
http://www.ebook.edu.vn

CH3O
NH-CH3
CH3O
CH3O

=O
OCH3

Colchamin có trong cây tỏi độc và cây ngọt nghẹo. Colchamin là chất bột kết tinh màu
trắng hay hơi vàng nóng chảy ở 181- 1820C, [α]D = 1250. Tan trong nước khoảng 1%, tan trong
clorofoc, khó tan trong ancol và axeton, không tan trong ete.
Dung dịch của nước clorofoc có phản ứng kiềm. Khi tan trong các axit vô cơ loãng tạo
thành các dung dịch màu vàng. Khi đun sôi với axit HCl loãng tạo thành colchamein, chất này
cho màu xanh với FeCl3.
Colchixin (C22H25O6N) :

CH3O
NH-C-CH3
=

CH3O
O
CH3O

=O
OCH3

Colchixin ít tan trong nước, tan nhiều trong rượu, benzen, clorofocm.
Colchixin có tác dụng kích thích gây đột biến giống cây trồng.

8. STEROIT
Steroit là những hợp chất phổ biến trong động vật. Chỉ một lượng nhỏ là chúng có tác động
mạnh đến cơ thể, do đó mấy năm gần đây người ta đã chú ý nhiều đến việc nghiên cứu steroit
Về việc cấu tạo, steroit chính là dẫn xuất của hiđrocacbon nhiều vòng ngưng tụ xyclo
pentan pehiđrophenantren:

C D

A B

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


158 hữu cơ …………………………………………..158
http://www.ebook.edu.vn

Các steroit khác nhau về mức độ không bão hoà của bộ khung cacbon 4 vòng và về đặc tính
của mạch nhánh gắn vào hệ thống vòng. Các nhánh gắn vào các vị trí 10, 13 thường là những gốc
metyl.
Các steroit có chứa nhiều cacbon bất đổi nên chúng tồn tại nhiều dưới dạng đồng phân
không gian khác nhau. Bản thân hệ thống vòng của nó cũng có sự phân bố không gian phức tạp.
8.1 NHÓM CÁC STEROL
Sterol là những chất có nguồn gốc thực vật. Este của nó với axit là các sterit. Sterol và sterit
đều là cấu tử của chất béo thực vật. Chất quan trọng nhất trong nhóm này là colesterol có công
thức cấu tạo như sau:
CH3
CH3 CH3
CH3
CH3 C D

A B
HO
Colesterol là ancol bậc 2, là chất rắn kết tinh, nóng chảy ở 1480C, có tính chất hoạt quang
[α] = -360 ( trong clorofocm ).
Khi oxi hoá colesterol thu được colesteron có công thức như sau:

O
Trong phân tử colesterol có 8 nguyên tử cacbon bất đối nên có tất cả 512 đồng phân quang
học và 256 hỗn hợp raxemic.
Esgosterol cũng là một steroit quan trọng thuộc nhóm này. Chất này có nhiều trong nấm, lá,
quả và rễ của nhiều loại cây.

Công thức của esgosterol như sau:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


159 hữu cơ …………………………………………..159
http://www.ebook.edu.vn

OH
8.2. NHÓM CÁC SAPOGENIN
Sapogenin có bản chất steroit rất phổ biến trong thực vật thượng đẳng. Trong thực vật,
sapogenin tồn tại ở dạng glucozit-saponin.
Saponin là những chất độc, đồng thời là những chất tạo bọt rất tốt nên được dùng trong
những dụng cụ để dập tắt lửa.
Thí dụ, đigosgenin là sapogenin của glucozit saponin , có công thức như sau:
O

OH
Khi khử hoá thu được tigogenin với công thức:
O

OH
Nói chung, với nồng độ thấp, các steroit nhóm saponin tác động kích thích sự nảy mầm của
chồi và rễ cây, đóng vai trò xúc tác cho quá trình tổng hợp diệp lục tố v.v...ở nồng độ cao thì
ngược lại, nó kìm hãm sự nảy mầm.
8.3. CÁC STEROIT NHÓM ANCALOIT
Các ancaloit có bản chất steroit chi gặp trong một số loài thực vật.

Sau đây là một số chất điển hình:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


160 hữu cơ …………………………………………..160
http://www.ebook.edu.vn

O
CH3
O N CH3
O

OH
solasođin solaniđiza
Nói chung, cac ancaloit đều làm cho cây có vị đắng, nên người ta cho rằng, chức năng chủ
yếu của chúng là bảo vệ cây khỏi bị côn trùng phá hại.
8.4. CÁC STEROIT –GLUCOZIT TIM
Steroit -glucozit tim thường gặp trong 11 họ thực vật, ngoài ra không thấy trong các sản
phẩm thiên nhiên khác.
Steroit -glucozit tim có hai dạng là cacđenolit và bufađienolit. Hai loại này không bao giờ
tồn tại trong cùng một họ thực vật.
Các chất tiêu biểu của steroit loại này là đegoxigenin và benđebrigenin. Chúng có cấu tạo
như sau:
O
O =O
=O
HO

CHO
OH OH
HO HO
đegoxigenin benđebrigenin
8.5. CÁC STEROIT KHÁC
Ngoài các steroit đã mô tả ở trên người ta còn tách được một số hocmon có bản chất steroit.
Các hocmon này cũng có trong thực vật.
Hocmon sinh dục được tạo thành ở tuyến sinh dục nam và nữ. Hocmon sinh dục điều khiển
sự sinh trưởng của cơ thể và quyết định tính tình, hình dáng, phong thái của nam và nữ.

Hocmon sinh dục nữ ( estrogen) gồm các chất tiêu biểu như estrađiol, estron và estriol:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá
161 hữu cơ …………………………………………..161
http://www.ebook.edu.vn

HO O HO
OH

HO HO HO
estrađiol estron estriol
Estrađiol được tạo thành trong buồng trứng, estron và estriol là sản phẩm oxi hoá estrađiol
trong cơ thể và được thải ra ngoài theo nước tiểu.
Hocmon sinh dục nam (anđragen ) gồm có testosteron và anđrosteron.
Testosteron được tạo thành trong tinh hoàn. Còn anđrosteron là dẫn xuất của testosteron, nó
được thải ra ngoài theo nước tiểu. Công thức của chúng như sau:
HO O

O HO
testosteron anđrosteron
Hocmon vỏ tuyến thượng thận costicosteroit: Từ vỏ tuyến thượng thận người ta tách ra
được gần 40 hocmon khác nhau. Các hocmon này điều khiển sự trao đổi chất khoáng, nước và
gluxit trong cơ thể. Tất cả các costicosteroit đều là dẫn xuất của pregnan.
Các chất tiêu biểu của nhóm này là: hiđrocortizon và cortizon. Công thức của hiđrocortizon
và cortizon như sau:
CH2OH CH2OH
C=O C=O
OH OH
HO O

O O
hiđrocortizon cortizon

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


162 hữu cơ …………………………………………..162
http://www.ebook.edu.vn

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Cấu tạo của D (+) glucozơ, D(-) fructozơ, mantozơ, lactozơ, saccarozơ, tinh bột và
xenlulozơ.
2. Phản ứng cộng hợp của các monosaccarit.
3. Phản ứng ngưng tụ và este hoá các monosaccarit, ý nghĩa của các phản ứng này.
4. Phản ứng oxi hoá các monosaccarit và đi saccarit.
5. Phản ứng thuỷ phân của các đi saccarit và poli saccarit.
6. Cấu tạo và tính chất của lipit. Cho biết ý nghĩa của phản ứng thuỷ phân trong quá trình
trao đổi chất của cơ thể sinh vật.
7. Cấu tạo lưỡng cực và điểm đẳng điện của các axit amin.
8. Cho biết công thức cấu tạo và gọi tên các axit amin tự nhiên có công thức phân tử
C3H7O2N; C3H7O2NS; C9H11O2N. Giải thích tính chất lưỡng tính của chúng bằng cấu
tạo và chứng minh bằng các phản ứng hoá học.
9. Phản ứng ngưng tụ các axit amin và ý nghĩa của nó.
10. Cấu tạo và phản ứng thuỷ phân protit, ý nghĩa của phản ứng này.
11. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:

11.1. Alanin + NaOH


+ HCl
H+
+ H 2O

+ glixin

D(+) glucozơ + Tôlens


t0
+ KMnO4 + H2SO4

+ Cu(OH)2

D(-) fructozơ + Phêlinh

+ C6H5NH-NH2

t0
+ KMnO4 + H2SO4

Tolens
A + B → đisaccarit

Phêlinh
2B → đisaccarit

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


163 hữu cơ …………………………………………..163
http://www.ebook.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Văn Hùng, Trần Thị Từ- Hoá học hữu cơ -NXB Đại học và giáo dục chuyên
nghiệp, 1990
2. Đinh Văn Hùng, Trần Văn Chiến- Hoá học hữu cơ- Trường Đại học Nông nghiệp I,
1996
3. Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Hồ- Hoá học hữu cơ-NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997
4. Robert Thornton Morison- Organic Chemistry- Allyl and Bacon, Inc. Boston 1970

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


164 hữu cơ …………………………………………..164
http://www.ebook.edu.vn

Mục lục

Chương 1. Đại cương…………………….. 3

1. Cấu tạo và đặc điểm của Cacbon 4

2. Liên kết hoá học trong các hợp chất hữu cơ 8

3. Phân loại các hợp chất hữu cơ và phản ứng hữu cơ 12

4. Cơ chế phản ứng 15

5. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ 15

6. Ảnh hưởng tương hỗ giữa các nguyên tử và nhóm nguyên tử

trong phân tử hợp chất hữu cơ 24

Câu hỏi và bài tập 31

Chương II. Hiđrôcacbon 32

1. Hiđrocacbon no (ankan, xicloankan) 32

2. Hiđrocacbon không vòng chưa no (anken, ankađien, ankin) 40

3. Hiđrocacbon thơm 50

Câu hỏi và bài tập 62

Chương III. Dẫn xuất của hiđrocacbon 64

1. Dẫn xuất halogen 64

2. Ancol và phenol 73

3. Hợp chất cacbonyl (anđehit và xeton) 83

4. Axit cacboxylic 95

5. Amin 108

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


165 hữu cơ …………………………………………..165
http://www.ebook.edu.vn

Câu hỏi và bài tập 113

Chương IV. Các hợp chất tự nhiên 115

2. Gluxit (Hiđrat cacbon) 115

2. Lipit (chất béo) 131

3. Axit amin (amino axit) 133

4. Protit 139

5. Axit nucleic 144

6. Tecpenoit 146

7. Ancaloit 148

8. Steroit 153

Câu hỏi và bài tập 158

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - - Giáo trình Hoá


166 hữu cơ …………………………………………..166
1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. HOÁ HỮU CƠ - CHẤT HỮU CƠ
1.1.1. Đặc điểm và sự phát triển của hoá học hữu cơ
Đối tượng nghiên cứu của hoá học là những chất hoá học riêng biệt và sự biến đổi của
chúng. Một lĩnh vực cơ bản của hoá học là hoá học hữu cơ nghiên cứu các hợp chất của
cacbon với các nguyên tố khác, chủ yếu là hợp chất của cacbon với Hyđrô, Oxi, Nitơ,
Phốtpho, Lưu huỳnh và Halogen.
Nhiều hợp chất hữu cơ đã được con người biết rất lâu như: dấm (axit axetic lỏng), một
số thuốc nhuộm, rượu etylic, các hợp chất axit oxalic, axit xitric, axit tatric và một số bazơ hữu
cơ (các ancaloit) được tách từ động và thực vật vào cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19.
Thời điểm này cũng được tính là thời điểm đầu của môn hoá học hữu cơ.
Ở thế kỷ thứ 18 và thế kỷ thứ 19, người ta cho rằng hoá học của thế giới các chất SỐNG
khác với thế giới hoá học của các chất chết, là cơ thể sống được cấu tạo từ những hợp chất đặc
biệt do một ngoại lực sống (Trời, Chúa, Phật…) tạo nên mà các chất đó bản thân con người
không thể tổng hợp được. Nhưng những phát hiện ở thế kỷ 19 cho thấy rằng tất cả các hợp chất
cấu tạo nên cơ thể động vật và thực vật đều có thành phần giống nhau đã phá vỡ sự khác biệt
giữa hoá học động vật và thực vật. Hai lĩnh vực nghiên cứu này đã sát nhập vào nhau và hình
thành môn hoá học hữu cơ. Nhà bác học Thuỵ Điển Berceluyci (1779-1848) đã có rất nhiều
công trong lĩnh vực sát nhập này. Sau ông, nhà bác học Lavuaze, bằng những phương pháp
phân tích định lượng đã phát hiện được một số nguyên tố mới, xác định được nguyên tử lượng
của nhiều nguyên tố, đã đặt nên móng cho hiện tượng đồng phân. Nhà hoá học Đức Beler bằng
phản ứng thuỷ phân hợp chất đixianua (vô cơ) đã thu được axit oxalic (hữu cơ) năm 1824 và
xiaoxit amoni (vô cơ) thu được urê (hữu cơ) năm 1828 đã phá vỡ sự phân biệt giữa hợp chất vô
cơ và hữu cơ. Điều này cũng chứng minh rằng các hợp chất hữu cơ có thể thu nhận được bằng
con đường tổng hợp mà không cần sự tham gia của một ngoại lực huyền bí nào cả. Điều đó đã
được khẳng định bằng các công trình của Buttlerôp đã tổng hợp các hợp chất đường từ
formalin (1861), Farađây thu nhận được bezen (1825), Zinin tổng hợp được aniline từ
nitrobezen (1842) và từ aniline đã thu nhận được các hợp chất màu vào những năm 50 của thế
kỷ 19. Cũng vào những năm này Gmelin đã đưa ra định nghĩa hoá học hữu cơ – đó là hoá học
các hợp chất cacbon và nó tại đến ngày nay.

1.1.2. Cấu tạo của các hợp chất hữu cơ


2
Từ định nghĩa trên đây xuất hiện một vấn đề lớn là tại sao từ hàng trăm nguyên tố đã
biết chỉ có cacbon tạo thành nhiều hợp chất như vậy?
Thứ nhất: do hiện tượng đồng phân được Berceluyci phát hiện cho tất cả các chất hoá
học mà đặc biệt là chất hữu cơ – có thể tồn tại nhiều hợp chất khác nhau có cùng thành phần
nguyên tố, cùng phân tử lượng nhưng khác nhau về cấu tạo. Ví dụ: C20H42 có 366.319 hợp chất
khác nhau, C30H62 tồn tại 4.111.846.768 hợp chất khác nhau.
Thứ 2: do hiện tượng đồng đẳng - tồn tại các hợp chất hoá học mà thành phần của mỗi
chất chỉ khác nhau bởi một nhóm CH2 (mêtylen) một số nguyên tử cacbon như nhau nhưng
hợp chất sau có ít hơn hợp chất trước đó 2 nguyên tử Hyđrô (êtan C2H6, axetylen C2H2).
Vậy tại sao các hợp chất hữu cơ lại tồn tại dưới các dạng đồng đẳng, đồng phân?
Trong các thuyết đưa ra để giải thích vấn đề này của nhiều nhà bác học thuộc nhiều thế
hệ khác nhau có thể lưu ý một vài giả thiết sau đây:
Thuyết kiểu của Zerar – các hợp chất được phân bố theo các kiểu H2O, HCl, H3N, H2.
Ở đây chỉ cần thay thế hyđrô của các kiểu bằng phần gốc hữu cơ thì ta sẽ thu được các hợp
chất khác nhau.
Ví dụ: H CH3 C2H5 C2H3O
O O O O
H H H H
nước mêtanol êtanol axit axetic
H CH3 C2H5 C2H3O

Cl Cl Cl Cl
hyđrôclorua mêtylclorua êtylclorua axêtylclorua
H CH3 C2H5 C2H3O

H H H H
Hyđrô mêtan êtan axêtanđêhyt
Năm 1851, Viliamxơn đưa ra thuyết rađical của nhiều nguyên tử - tức là các rađical có
khả năng thay thế 2 hoặc nhiều hyđrô ở trong các kiểu.
Ví dụ: axit aminôaxêtic là kiểu H2O và NH3
H
H O
C2H2O
3
H N
H
Đặc biệt quan trọng là kiểu mêtan của Kêkukê
H
H C
H
H
Kêkulê đã sử dụng khái niệm hoá trị của nhà hoá học Anh Franklanđ cho nguyên tử
cacbon 1857. Từ việc công nhận nguyên tử cacbon có hoá trị 4, Kêkulê đã đi đến kết luận là
nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau.
Ví dụ êtan có thể viết: CH3
H
H C
H
Như vậy cacbon liên kết với nhau tạo thành các mạch dài ngắn khác nhau.
Một trong những đóng góp quan trọng cho thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ đó là
thuyết cấu tạo của Buttlêrôp (1861): bản chất hoá học của một phân tử của một chất được xác
định bởi bản chất các nguyên tử được hợp thành, bởi số lượng của chúng và bởi cấu tạo hoá
học. Từ nội dung của thuyết ta có thể rút ra các kết luận sau:
1. Các nguyên tử trong phân tử không phải sắp xếp hỗn độn, vô trật tự, chúng kết
hợp với nhau theo một trật tự xác định, theo đúng hoá trị của chúng.
2. Tính chất của các chất không những phụ thuộc vào thành phần nguyên tố, vào số
lượng nguyên tử của các nguyên tố đó mà còn phụ thuộc vào cấu tạo hoá học của chúng nữa.
3. Cấu tạo của các chất có thể xác định được khi nghiên cứu tính chất của chúng. Cấu
tạo hoá học của mỗi chất có thể biểu thị bằng một công thức hoá học nhất định gọi là công
thức cấu tạo.
Thuyết cấu tạo Buttlêrôp chính là nền tảng cho sự phát triển của hoá học hữu cơ từ năm
1861 đến nay. Bằng các phương pháp hoá học người ta đã xác định được cấu tạo của nhiều
hợp chất khác nhau. Ngày nay, tuy các phương pháp hoá học vẫn còn được ứng dụng trong
thực tế nhưng đã xuất hiện các phương pháp vật lý như khối phổ, phổ cộng hưởng từ nhân, phổ
điện tử…giúp cho các nhà hoá học xác định nhanh chóng và chính xác cấu tạo của các hợp
chất hoá học.
4
Tóm lại, sự hình thành khối lượng khổng lồ các hợp chất hữu cơ là do khả năng tạo
thành dãy đồng đẳng, đồng phân, khả năng tạo thành những mạch dài (có thể nói là vô tận),
khả năng tạo liên kết bền vững với các tác nhân electronphin (như hyđrô), với tác nhân
nucleophin (như halogen, Ôxy, Lưu huỳnh, Nitơ..) của nguyên tố cacbon.
1.1.3. Các phương pháp biểu diễn trong hoá học hữu cơ
Như ta đã biết hoá học vô cơ nghiên cứu chủ yếu các hợp chất phân cực và các liên kết
hoá học phân cực. Trái lại hoá học hữu cơ nghiên cứu chủ yếu các hợp chất không phân cực và
các liên kết không phân cực. Thuyết điện ly trong những năm đầu của thế kỷ 20 đặt nền tảng
cho lý thuyết cấu tạo ion của các muối và các chất điện ly. Sự phát minh electron và các định
luật định lượng của quá trình điện ly là cơ sở cho thuyết hoá trị điện tử. Theo các thuyết này
một hợp chất điện ly được cấu tạo từ cation và anion. Cation là nguyên tử kim loại bị mất điện
tử, còn anion là nguyên tử khác nhận thêm điện tử. Lý thuyết này được Kosel ứng dụng cho
nhiều hợp chất và nhiều quá trình trong hoá học vô cơ (1917). Mặt khác Kosel cũng nhận thấy
rằng, đối với các chất không phân cực như H2, O2, N2, hyđrôcacbon… thì thuyết điện ly không
thích hợp mà phải tìm kiếm những thuyết hoá học khác. Điều đó đã được Luit giải thích bằng
liên kết cộng hoá trị (1916) được tạo thành do cặp điện tử góp chung giữa các nguyên tử. Theo
Luit, liên kết giữa các chất không phân cực được biểu diễn như sau:
H2 CH4 C2H6 CH3CH2OH
.. H:H H H H H H
.. .. .. .. ..
H: C:H H : C : C :H H : C : C :O:H
.. .. .. .. ..
H H H H H
Ở đây cặp điện tử có thể thay thế bằng (-). Do đó các hợp chất liên kết đôi hay liên kết
ba có thể biểu diễn:
H H H H
C C
H : C :: C : H hoặc H : C ::: C : H HC CH hoặc
H H
1.1.4. Phân loại các hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ được phân loại theo cấu tạo của chúng, đặc trưng bởi các liên kết
giữa các nguyên tử cacbon với nhau. Các hợp chất có chứa các nguyên tử không phải là
cacbon được xem như dẫn xuất của hyđrôcacbon mà trong đó nguyên tử hyđrô được thay thế
các nguyên tử khác. Tất cả các hợp chất hữu cơ được chia làm 2 nhóm lớn: các hợp chất mạch
hở và các hợp chất mạch vòng.
Các hợp chất mạch hở là những hợp chất béo:
5
Mạch thẳng không phân nhánh (normal).
H H H H H H H H H H H H H
H C C C C C H H-C-C-C-C-C-C-C-C-H
H H H H H
H H H H H H H H
n-pentan n-ôctan
Mạch phân nhánh:
H H H H H CH3 H
H C C C C H H C C C H
H CH3H H H CH3 H
Izô-pentan neôpentan
Các hợp chất không no (chứa nối đôi, nối ba):
H-C =C - C =C -H CH CH C C H
3 2
H H H H
Butađien-1, 3 butin-1
Các hợp chất vòng gồm:
Vòng riêng biệt-chỉ có nguyên tử cacbon tham gia đóng vòng:
C C C C C C
C C C C
C C C C C C
Dị vòng-các nguyên tử tham gia đóng vòng ngoài nguyên tử cacbon còn có các nguyên
tử không phải là cacbon như Oxi, Nitơ…Cũng tương tự như các hợp chất mạch hở, các hợp
chất mạch vòng cũng có vòng không no chứa nối đôi hoặc nối ba. Đặc biệt một trong những
vòng không no rất quan trọng đó là loại vòng thơm-vòng chứa 6 nguyên tử có ba nối đôi liên
hợp của cacbon hoặc cacbon với các nguyên tử dị tố.

N N
Bezen Naphtalen Piriđin Kinôlin
Trong loại hợp chất thơm này còn có loại vòng 5 nguyên tử chứa 2 nối đôi và một
nguyên tử dị tố chứa cặp điện tử tự do:

..
N O
.. S
..
H
Pirol Furan Tiôphen
1.1.5. Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ
Trong hoá học hữu cơ cho đến nay tồn tại nhiều cách gọi tên khác nhau. Để gọi các dãy
đồng đẳng của hyđrôcacbon, người ta thường sử dụng tên gọi của các hợp chất đơn giản nhất.
Ví dụ hyđrôcacbon dãy mêtan, hyđrôcacbon dãy êtylen, hyđrôcacbon dãy axêtylen…Tất cả
6
các chất hữu cơ khác còn lại được xem như là dẫn xuất của hyđrôcacbon. Để gọi tên các chất
hữu cơ riêng biệt, thường sử dụng các danh pháp: danh pháp thông thường, danh pháp Giơ-ne-
vơ (1892), danh pháp IUC (International Union Chemistry) 1950, danh pháp IUPAC
(International Union of Pure and Applied Chemistry) 1957…
A. Danh pháp thông thường
Gọi tên các hợp chất theo lịch sử thu nhận được, theo nguồn gốc của nguyên liệu ban
đầu, theo phương pháp tổng hợp…Ví dụ: khí mỏ (từ mỏ), axit focmic (focmic-kiến), vanilin
(vani-cây vani)…Nhiều chất được gọi tên của nhà bác học thu nhận được nó.Ví dụ xêton
Micler, hyđrôcacbon Titibabin…Một số tên gọi thông thường được sử dụng rất rộng rãi trong
hệ thống tên gọi thế giới. Ví dụ tên gọi của dãy đồng đẳng ankan từ C5 trở đi có phần gốc là số
đếm hệ latinh cộng thêm đuôi –an (pentan, hexan, heptan…) nhưng 4 hợp chất đầu (mêtan,
êtan, propan, butan) lại là tên gọi thông thường vì phần gốc không phải là số đếm hệ latinh.
B. Danh pháp IUPAC
Gọi tên các hợp chất mạch hở:
1. Gọi tên 4 hợp chất đầu của hyđrôcacbon no là: mêtan, êtan, propan, butan. Gọi tên
các hợp chất tiếp theo của dãy này bằng phần gốc là số đếm hệ latinh cộng đuôi –an: pentan,
hexan, heptan, octan, nônan, đêkan…Tên gọi chung của hyđrôcacbon mạch thẳng no là ankan.
2. Các rađical (phần gốc) có hoá trị I được tạo thành từ hyđrôcacbon no mạch hở bằng
cách tách đi một nguyên tử hyđrô ở đầu mạch được gọi tên bằng cách thay đuôi-an bằng đuôi –
yl.
Vídụ: CH3CH2CH2CH2CH3 CH3CH2CH2CH2CH2-
Pentan Pentyl
CH3-CH2-C7H14-CH3 CH3-CH2-C7H14-CH2-
Đêkan Đêkyl
3. Mạch dài nhất được đánh số từ đầu này đến đầu kia bằng chữ số latinh sao cho vị trí
các nhóm mạch nhánh có tổng các chỉ số là nhỏ nhất. Trường hợp khi đánh số từ đầu này đến
đầu kia mà thu được một số dãy chỉ số của các nhóm mạch nhánh khác nhau thì phải sắp xếp
chúng lại theo thứ tự tăng dần. Dãy có tổng các chỉ số nhỏ nhất được xem là dãy có chỉ số đầu
nhỏ nhất.
Ví dụ: CH-CH-CH-CH-CH
2 2 3
CH-CH-CH-CH-CH 3
2
3 3 2

CH3 CH
3

3-mêtylpentan 2-mêtylpentan (không đọc 4-mêtylpentan)


7
CH-CH-CH-CH-CH-CH
3 2 3
CH CH CH
3 3 3

2, 3, 5-trimêtylhexan (không đọc 2, 4, 5-trimêtylhexan)


CH-CH-CH-CH-CH-CH-CH-CH-CH
3 2 2 2 2 2 3

CH3 CH2 CH2 CH


3

5-mêtyl-4-propylnonan (không đọc 5-mêtyl-6-propylnonan)


4. Các phần gốc (rađical phân nhánh hoá trị 1) được gọi tên bằng cách
thêm vào mạch thẳng không phân nhánh dài nhất ankyl (bắt đầu từ phía có hoá trị tự do số 1)
tên gọi các mạch nhánh.
Ví dụ: CH3CH2CH2 CH2 CH (CH3)- CH3CH2 CH2 CH (CH3)CH2-
1-mêtylpentyl 21-mêtylpentyl
Một số nhóm gọi tắt như sau:
(CH3)2CH- (CH3)2CHCH2- CH3 CH2CH(CH3)- (CH3)3C-
Izôprôpyl izôbutyl secbutyl tecbutyl
(CH3)2CHCH2 CH2- (CH3)3C-CH2- CH3 CH2C(CH3)2-
Izôpentyl nêopentyl tecpentyl
5. Nếu có 2 nhóm mạch nhánh khác nhau trở lên thì có thể gọi chúng theo thứ tự chữ
cái hoặc theo độ phức tạp của nhóm (độ lớn không gian của nhóm).
CH
Ví dụ: Theo vần chữ cái: 3

CH-CH-CH-CH-CH-CH-CH
3 2 2 2 3

C2 H5
Hai nhóm êtyl (C2H5) và mêtyl (CH 3) thì chữ E đứng trước chữ M nên gọi là 4-êtyl-3-

mêtylheptan.
Theo độ phức tạp của nhóm:
Nhóm có số nguyên tử cacbon nhiều phức tạp hơn nhóm có số nguyên tử cacbon ít:
(CH3)3C- < CH3CH2CH2 CH2 CH 2-
Nhóm phụ có chỉ số nhỏ, ít phức tạp nhóm có chỉ số lớn:
CH3CH2 CH(CH3) CH (C2 H5)CH2- < CH3CH2 CH(C2 H5) CH (CH3)CH2-
Gốc no nhỏ hơn gốc không no:
CH3CH2 CH2- < CH3CH = CH-
Gốc có chỉ số vị trí không no nhỏ sẽ nhỏ hơn vị trí lớn:
CH3CH = CH- < CH2 = CH-CH2-
8
6. Khi có mặt nhiều nhóm thế giống nhau ta dùng các tiếp đầu ngữ: đi-(2), tri-(3),
têtra-(4), penta-(5), hexa-(6), hepta-(7)…Ví dụ:
CH3CH2 CH(CH3)2 CH2 CH3 đọc là 3, 3-đimêtylpentan.
7. Các hợp chất không no có một nối đôi, gọi tên bằng cách thay đuôi –an bằng đuôi –
en, 2 nối đôi thành –ađien, 3 nối đôi thành –atrien…Tên gọi chung cho các hợp chất đó là
anken, ankađien, ankatrien…
Ví dụ: Hợp chất CH3CH2CH2 CH=CH-CH 3 gọi là 2-hexen
CH3CH = CHCH2 CH=CH2 gọi là 1,4-hexađien
Chú ý: CH2 =CH2 êtylen và : CH2 =C=CH2 allen không theo hệ thống danh pháp
IUPAC.
Bằng cách chuyển đổi tương tự như vậy để gọi các chất chứa nối 3: có 1 nối 3 thì đổi
đuôi –an thành đuôi –in, có 2 nối 3 thì đổi thành đuôi –ađiin, có 3 nối 3 thì đổi thành –atriin…
Tên gọi axêtylen là danh pháp thông thường nên nó không thay đổi theo quy luật trên.
Các gốc anken có hoá trị I được gọi bằng cách thêm vào phần đuôi từ -enyl, -
đienyl…còn các gốc ankin có hoá trị I thì thêm vào đuôi –inyl, -điinyl…
Ví dụ:
CH3- CH =CH- CH3- CH =CH-CH2-
1-prôpenyl 2-butenyl
CH C CH C CH2

êtylnyl 2-prôpynyl
8. Gọi tên các hợp chất vòng tương tự như các hợp chất mạch hở có thêm tiếp đầu ngữ -
xyclo-
CH 2 CH 2
Ví dụ:
CH2 CH2
CH 2 CH 2 2 HC 2 HC

2
HC CH2 2
HC CH
CH CH CH CH CH CH
2 2 2 2 2
Xyclôprôpan Xyclôprôpyl Xyclôhexan Xyclôhexyl
1.2. CHẤT TINH KHIẾT
Khái niệm về chất nguyên chất (một chất đơn giản hay một hợp chất) là những chất
được cấu tạo từ những phân tử giống nhau. Nhưng trong thực tế khó có thể thu nhận được
những cất như vậy, do đó các nhà hoá học hữu cơ tính rằng những chất có chứa 99% chất hữu
cơ được gọi là chất hoá học tinh khiết. Để đánh giá độ tinh khiết của các chất, thường dùng các
9
phương pháp vật lý như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ sôi ở áp suất nhất
định, chỉ số khúc xạ, độ quay cực, các loại quang phổ…
1.2.1. Các phương pháp thu nhận chất tinh khiết
1.2.1.1. Phương pháp kết tinh
Đây là phương pháp quan trọng nhất để tinh chế các chất rắn. Ta hoà tan đến mức bão
hoà sản phẩm thô trong một dung môi thích hợp ở nhiệt độ cao, lọc nóng dung dịch khỏi các
thành phần không hoà tan rồi để nguội và như thế là hợp chất sẽ kết tinh lại dưới dạng tinh
khiết hơn.
a. Lựa chọn dung môi: trong dung môi được lựa chọn hợp chất phải ít tan ở nhiệt độ
thấp nhưng tan tốt khi đun nóng còn các tạp chất nếu tan càng nhiều thì càng tốt. Theo kinh
nghiệm, thường một chất được hoà tan tốt trong dung môi có cấu trúc hoá học tương tự với nó,
nhất là đối với các hợp chất có cấu trúc đơn giản. Ví dụ các hyđrôcacbon tan tốt trong các dung
môi thuộc loại hyđrôcacbon, ête, còn các anđehyt, phênol, ancol, axit cacbôxylic tan tốt trong
H2O, ancol…Tất nhiên dung môi được lựa chọn không được làm thay đổi chất hoà tan về mặt
hoá học.
b. Cách tiến hành: trước hết ta đun nóng hợp chất cần kết tinh trong một lượng dung môi
không đủ để hoà tan lượng chất đó, sau đó ta đun sôi dung môi và qua sinh hàn cẩn thận cho
thêm dung môi vào cho đến khi hoà tan hoàn toàn chất kết tinh trong dung môi dang sôi. Lọc
nóng dung dịch, làm lạnh sẽ thu được chất rắn tinh khiết hơn.
1.2.1.2. Phương pháp chưng cất.
Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế quan trọng nhất đối với các chất lỏng. Trong
trường hợp chưng cất đơn giản, ta cung cấp nhiệt cho một chất lỏng đến khi chất đó sôi và hơi
ngưng tụ được tạo thành trong một ống sinh hàn. Hứng lấy chất lỏng đó ta được chất lỏng đã
chưng cất tinh khiết hơn. Vì trong trường hợp này chỉ có một tướng (tức là hơi) chuyển động
nên ta gọi là chưng cất cùng dòng hay chưng cất đơn giản. Ngược lại nếu có một phần hơi
được ngưng tụ chảy ngược lại với dòng hơi và lại nhỏ vào bình đang sôi ta gọi là chưng cất
ngược dòng (còn gọi là chưng luyện – rectification).
a. Chưng cất đơn giản: Tiến hành chưng cất đơn giản hơn cả là khi nhiệt độ sôi ở vào
khoảng 40-150oC (ở cao hơn 1500C các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, thấp hơn 400C dễ bị mất
mát nhiều). Vì vậy các chất lỏng sôi cao hơn 1500C phải tiến hành chưng cất dưới chân không.
Chưng cất đơn giản chỉ thích hợp với các hỗn hợp lỏng gồm các cấu tử có nhiệt độ sôi
khác xa nhau.
10
Chú ý khi tiến hành phải điều chỉnh sao cho tốc độ chưng cất trong một giây không quá
1 đến 2 giọt rơi xuống bình hứng. Khi chưng cất phải lập đường cong cho quá trình sôi- tức là
vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với lượng chất lỏng chưng cất được T= f(x) ml.
b. Chưng cất phân đoạn (tinh cất): Trường hợp này áp dụng khi chưng cất đơn giản
không tách được hỗn hợp ra khỏi nhau (thường là khi hiệu số điểm sôi của các chất nhỏ hơn
800C. Khi tiến hành bằng phương pháp này trong cột chưng cất ở phía dưới có nhiệt độ cao
hơn ở phía trên nên hơi có nhiệt độ cao đi từ dưới lên truyền nhiệt cho chất lỏng ngưng tụ từ
trên xuống, làm cho một phần cấu tử dễ bay hơi trong chất lỏng bị ngưng tụ lại, tiếp tục bay
hơi lần 2, lần 3…còn một phần cấu tử khó bay hơi trong pha hơi bị ngưng tụ thành lỏng và tiếp
tục đi xuống gần dưới cột cất. Kết quả của quá trình lặp lại nhiều lần như vậy cho ta thu được
chất lỏng cất ra tinh khiết hơn và chất lỏng còn lại trong bình cất cũng tinh khiết hơn.
c. Chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước: Nếu hai hợp chất không hoà tan vào nhau thì áp
suất hơi của chúng không ảnh hưởng đến nhau. Ta có:
f A = pA
và p = pA + pB
fB = pB
Trong đó fA, fB là áp suất riêng phần của A, B.
pA, pB là áp suất hơi bão hoà của A,B tinh khiết ở cùng nhiệt độ T0C.
Một chất sôi ở nhiệt độ mà áp suất hơi của nó cân bằng với áp suất hơi của khí quyển.
Như vậy nếu ta đun hai chất lỏng không hoà tan vào nhau thì hỗn hợp đó sẽ sôi ở nhiệt độ mà
tổng áp suất hơi của 2 chất lỏng bằng áp suất khí quyển. Điều đó có nghĩa là điểm sôi của hốn
hợp như vậy bao giờ cũng thấp hơn điểm sôi của cấu tử có điểm sôi thấp nhất. Trong thực tế
thường dùng chất lỏng thứ 2 là nước, vì vậy chưng cất hỗn hợp như vậy có thể tiến hành ở
nhiệt độ thấp hơn 1000C. Tất nhiên nước không được trộn lẫn và tác dụng với chất cần chưng
cất.
Cách tiến hành: Ta dẫn hơi nước được tạo ra từ một bình bằng kim loại hoặc thuỷ tinh
vào đáy của bình cất hình cầu. Trước đó cần đun dung dịch cần chưng cất cho tới gần sôi để
trợ lực cho quá trình cất . Bình thu sản phẩm sẽ thu được hai lớp chất lỏng (nước và chất cần
tinh chế) được tách ra bằng phương pháp gạn hoặc bằng xiphông. Nói chung ta chưng cất đến
khi nào chất lỏng cất không còn tách thành hai lớp nữa. Đối với chất lỏng có nhiệt độ sôi cao
có thể thay nước bằng êtylen hoặc glyxêrin.
1.2.1.3. Phương pháp thăng hoa
11
Phương pháp thăng hoa là phương pháp mà trong đó người ta làm bốc hơi các chất rắn
mà sau đó để nguội chúng có thể ngưng tụ trực tiếp lại dưới dạng chất rắn mà không phải làm
nóng chảy chúng.
1.2.1.4. Chiết
Chiết là việc chuyển một chất ở dạng hoà tan hay dạng huyền phù từ một tướng này
sang một tướng khác.
a. Chiết các chất rắn: Ví dụ chiết đường ra khỏi mía hoặc củ cải đường. Trong phương
pháp chiết đơn giản một lần, ta đun nóng hợp chất cần thiết với dung môi trong một bình cầu
có sinh hàn hồi lưu, lọc nóng hoặc để lắng cho trong rồi tách các phần riêng ra khỏi nhau.
Trong phương pháp chiết đơn giản nhiều lần, người ta lặp đi lặp lại nhiều lần như đã mô tả ở
trên.
b. Chiết chất lỏng, chiết các dung dịch huyền phù: Ta cho dung dịch nước hoặc huyền
phù nước để chiết vào một phễu chiết và cho thêm dung môi chiết với khoảng 1/5 đến 1/3 thể
tích chất lỏng đó vào phễu. Đóng kín nút phễu chiết và lắc mạnh một số lần, sau đó để yên,
dung dịch phân thành 2 lớp và tách lấy lớp dung môi. Theo kinh nghiệm thì dùng ít dung môi
và chiết nhiều lần có lợi hơn là chiết một lần với cả lượng dung môi để chiết.
1.2.1.5. Sắc ký
Phương pháp sắc ký do nhà bác học người Nga Svet lần đầu tiên đưa ra và ngày nay nó
được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực tế. Phương pháp sắc ký gồm có các dạng:
sắc ký giấy, sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí.
a. Sắc ký giấy: Đây là loại sắc ký phân bố mà trong đó tướng động là hỗn hợp chất cần
tách và tướng tĩnh là nước (hoặc dung môi khác như dầu silicol, dầu parafin, dầu hoả) tẩm lên
giấy (xenlulô). Ta cho chất lên một điểm nhất định trên mặt giấy (điểm xuất phát), khi tướng
động chảy qua, các chất được tách ra. Ta tiến hành sắc ký giấy trong một bình kín mà không
gian đã được bão hoà với tất cả các cấu tử của hệ dung môi được sử dụng.
Đại lượng đặc trưng cho vị trí của các hợp chất sau khi tách là trị số Rf (ratio of front):
khoảng cách từ điểm xuất phát đến trung tâm vệt chất (h)
Rf =
khoảng cách từ điểm xuất phát đến tuyến dung môi (H)

h1
h2

h3
12

b. Sắc ký cột: Ta cho chất mạnh (ôxit silic xốp, silicagen, bột xenlulô) có tẩm tướng tĩnh
vào cột, sau đó hoà tan hỗn hợp chất cần tách trong tướng động và cho lên đầu cột. Sau khi
dung dịch đã thấm vào cột, ta rửa với những lượng tướng động khác nhau. Ta thu sản phẩm
tách vào những bình hứng khác nhau, làm bay hơi hết dung môi và thu lấy sản phẩm tinh khiết.
c. Sắc ký lớp mỏng: Đây là loại sắc ký hấp phụ mà trong đó ta sử dụng một cột hở dưới
dạng một hợp chất hấp phụ mỏng được trải lên một tấm kính. Thường dùng những tấm kính cỡ
(50 x 200mm, 200 x 200mm) để đỡ lớp chất hấp phụ (silicagen, ôxít nhôm trộn đất sét…).
Cách tiến hành sắc ký lớp mỏng giống như sắc ký giấy trên đây.
d. Sắc ký khí: Đây là một phương pháp hiện đại có hiệu lực cao mà trong đó hỗn hợp
chất được phân bố giữa tướng tĩnh (lỏng) và một khí trơ và việc vận chuyển được tiến hành
trong tướng khí. Phương pháp chỉ giới hạn cho những chất dễ bốc hơi mà không bị phân huỷ ở
nhiệt độ cao hay trong khi phân huỷ cho những sản phẩm xác định dưới thể hơi.
Nguyên tắc hoạt động của một máy sắc ký khí: tướng tĩnh (parafin, các điankyl phtalat,
các polyglycol…) được tẩm trên một vật liệu mang ở thể rắn (ôxít silic, đất sét…) được đặt
trong cột tách (đường kính cột khác nhau khoảng từ 6mm đến 0,25m). Dưới một thế hiệu áp
suất không đổi, một luồng khí (hyđrô, hêli, nitơ, agon, ôxít cacbon) chảy qua cột tách và hỗn
hợp chất cần tách vào đầu cột được đưa vào luồng khí này. Dòng khí mang chất chạy qua cột
và trong quá trình đó, các chất đã được tách ra khỏi nhau, được đo và được ghi nhận bằng một
hệ thống phát hiện thích hợp.
13
Chất cần tách đưa vào

Khí mang

Tướng tĩnh

Máy phát hiện


Máy tự
ghi

Thiết bị
Khí quyển
hứng
Sơ đồ một máy sắc ký khí.
1.3. Công thức phân tử của các chất hữu cơ .
Để tiến hành xác định công thức phân tử của một chất hữu cơ ta cần phải:
1. Phân tích định tính các nguyên tố - tức là xác định những nguyên tố nào cấu tạo nên
phân tử.
2. Phân tích định lượng các nguyên tố - tức là xác định số lượng các nguyên tử của các
nguyên tố cấu tạo nên phân tử và lập công thức đơn giản của phân tử.
3. Xác định phân tử lượng của phân tử - lập công thức đúng của phân tử.
1.3.1. Phân tích định tính các nguyên tố.
a. Phát hiện cacbon và hyđrô: Sự có mặt của cacbon và hyđrô được phát hiện bằng phản
ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ với ôxít đồng.
(C, H) + CuO------đốt----- Cu + CO2 + H2O
CO2 thoát ra trong phản ứng được phát hiện bằng Ba(OH)2 cho kết tủa BaCO3 màu
trắng, còn H2O được phát hiện bằng CuSO4 cho hợp chất CuSO4.5H2O có màu xanh.
b. Phát hiện Nitơ: Nếu trong hợp chất có chứa Nitơ thì khi đốt cháy nó sẽ toả mùi khét,
giống như mùi tóc cháy hoặc đun với vôi tôi xút sẽ ngửi thấy mùi amôniac bay ra. Một phương
pháp tốt hơn là đun nóng chảy mẩu hợp chất cần xác định với natri kim loại. Nếu phản ứng xảy
ra thì sẽ tạo thành muối natri xyanua. Nhỏ vào dung dịch của muối này một vài giọt của dung
14
dịch muối sắt II và sắt III, đun tới sôi và sau khi làm lạnh axit hoá bằng dung dịch HCl. Nếu có
kết tủa xanh phổ (xanh pơ-ruyt-xơ) thì chứng tỏ hợp chất có nitơ.
Na + (C, N) → NaCN
2NaCN + FeSO4 → Fe(CN)2 + Na2SO4
Fe(CN)2 + 4NaCN → Na4 [Fe(CN)6 ]
HCl
Na4 [Fe(CN)6 ] + 4 FeCl3 → Fe4 [Fe(CN)6 ]3 + 12 NaCl
Xanh phổ
Phát hiện halogen: Dùng dây đồng mỏng đốt trên ngọn lửa cho đến khi hết ngọn lửa
màu xanh, sau đó cho một lượng nhỏ mẫu chất lên đầu dây đồng và đốt tiếp. Nếu ngọn lửa lại
xuất hiện màu xanh thì chứng tỏ hợp chất có halogen. Ta cũng có thể phát hiện halogen bằng
cách đun nóng chảy mẫu chất với natri kim loại.
(C, H, X) + Na → NaX
Phát hiện ion X- bằng Ag+ cho kết tủa AgX.
1.3.2. Phân tích định lượng các nguyên tố.
Nguyên tắc chung: Đốt cháy hoàn toàn một lượng đã được cân chính xác của một hợp
chất hữu cơ tinh khiết với một lượng dư CuO khan. Cacbon và hyđrô sẽ chuyển hoàn toàn
thành khí cacbonic và nước. Dùng một lượng ôxy khô để đuổi hết sản phẩm đốt cháy vào
những ống hấp thụ riêng biệt: ống đựng clorua canxi khan hấp thụ hơi nước, còn ống đựng
hyđrôxit kali hấp thu khí CO2. Hai ống này đã được cân chính xác từ trước và sau khi thí
nghiệm. Hiệu số giữa hai lần cân sẽ cho biết khối lượng và khí CO2 đã được tạo thành, từ đó
có thể tính ra được hyđrô và cacbon. Ngày nay người ta dùng máy xác định nguyên tố của
Libis-Pregli.
Để chuyển NO thành HNO3, cần cho vào bình chứa KMnO4 và H2SO4 đậm đặc. Ta
cũng có thể dùng máy phân tích này để định lượng halogen.
Để định lượng nitơ có thể dùng các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp Dumas-Pregli: trong phương pháp này, người ta đốt cháy hoàn toàn một
chất hữu cơ đã được cân chính xác với CuO dư trong một dòng khí cacbonic. Ôxít nitơ tạo
thành được khử bằng Cu kim loại và N2 giải phóng được dẫn vào nitơ kế để xác định thể tích.
Biết thể tích khí nitơ, áp suất và nhiệt độ của khí có thể tính được lượng nitơ của hợp chất.
b. Phương pháp Kien-đan (Kjeldahl): Một chất hữu cơ đã được cân chính xác, được
đun với axit sunfuric đậm đặc có một ít muối thuỷ ngân làm xúc tác. Trong phản ứng này nitơ
sẽ chuyển hoá thành muối amôni sunfat, sau đó đun với dung dịch kiềm mạnh sẽ giải phóng
15
NH3. Cho NH3 vào một axit dư đã được chuẩn độ. Sau khi định lượng phần axit dư không bị
trung hoà bởi NH3 sẽ tính ra được lượng NH3 từ đó suy ra khối lượng nitơ.
(C, H, N) + H2SO4 → (NH4)2SO4 + ...
(NH4)2SO4 + HO- → NH3 + …
c. Định lượng ôxy: Ôxy khó định lượng trực tiếp nên thường người ta định lượng các
nguyên tố khác trước rồi lấy hiệu số giữa 100% với tổng số phần trăm của các nguyên tố đã
tìm thấy.
1.3.3. Xác định phân tử lượng.
Có nhiều cách khác nhau để xác định phân tử lượng của hợp chất nhưng thường hay
dùng tỷ khối hơi của chất hữu cơ cần xác định so với không khí:
M= 29D (D- tỷ khối hơi của chất hữu cơ so với không khí)
Người ta cũng thường dùng phương pháp khối lượng riêng của Dumas bằng cách đo thể
tích của một lượng khí đã biết trước ở một nhiệt độ và áp suất xác định, từ đó có thể tính ra
phân tử lượng của nó.
1.3.4. Lập công thức phân tử.
Để lập công thức phân tử của một hợp chất hữu cơ thường phải:
1. Tính khối lượng các nguyên tố ra phần trăm.
2. Chia thành phần phần trăm các nguyên tố cho khối lượng nguyên tử của chúng để
biết nguyên tử gam của mỗi nguyên tố.
3. Thiết lập tỷ lệ số lượng các nguyên tử của các nguyên tố bằng cách chia cho số nhỏ
nhất.
4. Lập công thức phân tử đơn giản.
5. Lập công thức đúng của phân tử bằng cách đối chiếu với phân tử lượng của nó.
1.4. CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
1.4.1. Đồng phân cấu tạo.
Nếu hai hoặc nhiều hợp chất khác nhau có cùng công thức phân tử nhưng có một số tính
chất vật lý hoặc hoá học khác nhau thì người ta gọi chúng là các hợp chất đồng phân của nhau.
Đồng phân cấu tạo là loại đồng phân mà trong đó cấu tạo của chúng có sự khác nhau về
thứ tự liên kết giữa các nguyên tử với nhau. Người ta còn gọi đồng phân này là đồng phân liên
kết.
Ví dụ: Hợp chất hyđrôcacbon C4H10 có thể tồn tại dưới hai dạng đồng phân cấu tạo sau
đây: H H H H
H H H
H C C C H C C C H
C H
H H H H H H
H H H
16
Hyđrôcacbon C5H12 tồn tại dưới 3 dạng đồng phân cấu tạo:
H H H H H H H H H H CH3 H
H C C C C C H H C C C C H H C C C H
H H H H H H CH3H H H CH3 H
+
Khi số lượng của nguyên tử cacbon trong phân tử hyđrôcacbon tăng lên thì số lượng các
đồng phân cấu tạo tăng rất nhanh. Ví dụ C6 có 5 đồng phân, C7-9, C8-18, C20-366 319, C40-
62 491 178 805 831 đồng phân.
Một loại đồng phân cấu tạo khác xuất hiện khi phân tử của các hợp chất hyđrôcacbon
có chứa các liên kết bội. Ví dụ hợp chất hyđrôcacbon C4H8 tồn tại dưới 2 dạng đồng phân sau:
H H H H H H H H
H-C-C-C=C-H H-C-C=C-C-H
H H H H
1.4.2. Đồng phân lập thể.
Đồng phân lập thể là những hợp chất có cùng thành phần cấu tạo nhưng khác nhau về sự
phân bố không gian của các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử. Hiện nay người ta
chia đồng phân lập thể thành 3 loại: đồng phân quang học, đồng phân hình học, đồng phân
cấu dạng dựa vào đặc điểm cấu trúc không gian cũng như các tính chất lý hoá khác nhau của
chúng.
1.4.2.1. Đồng phân quang học.
Đồng phân quang học là những hợp chất có một hay nhiều trung tâm vật (cacbon bất đối
xứng, một phần của phân tử) không trùng với ảnh. Có hai loại đồng phân quang học là đồng
phân quang học đối quang và đồng phân quang học không đối quang.
a. Đồng phân quang học đối quang: Đồng phân quang học đối quang là 2 chất có thành
phần giống nhau, chỉ khác nhau một tính chất là mặt phẳng phân cực của ánh sáng phân cực
quay đi những góc có trị số giống nhau nhưng ngược chiều nhau (chiều quay sang phải được
ký hiệu bằng dấu +, chiều quay sang trái bằng dấu -) và 2 đồng phân như vậy với nhau tạo
thành một cặp đối quang.
Trường hợp trung tâm bất đối là nguyên tử cacbon bất đối xứng (ký hiệu là *C) - tức là
nguyên tử cacbon liên kết với 4 nhóm thế hoàn toàn khác nhau. Một phân tử có chứa một
nguyên tử *C có thể tồn tại dưới 2 dạng đồng phân: 1 quay phải và 1 quay trái đối xứng với
nhau như vật và ảnh qua gương nhưng không thể chồng khít lên nhau được, tương tự như 2
chiếc giày của một đôi giày hoặc bàn tay phải và bàn tay trái. Ví dụ mô hình tứ diện của axit (-
)-lactic và (+)-lactic sau đây: COOH COOH

H H
OH HO
17

Cặp đối quang trên đây của axit lactic được biểu diễn bằng mô hình không gian nhưng
đối với những phân tử phức tạp thì sử dụng phương pháp này không thuận tiện. Vì vậy Fishơ
đã đề nghị một phương pháp biểu diễn không gian của các đồng phân quang học trên mặt
phẳng gọi là công thức chiếu Fishơ. Để có công thức chiếu Fishơ, ta đạt mô hình tứ diện của
phân tử sao cho nguyên tử cacbon bất đối xứng nằm trong mặt phẳng giấy, các liên kết *C-b và
*
C- c nằm trong mặt phẳng nằm ngang hướng từ mặt phẳng giấy đến người quan sát. Các liên
kết *C-a và *C- d nằm trong mặt phẳng thẳng đứng hướng ra xa người quan sát.
a a

b c

b c
d d
Chiếu các liên kết xuống mặt phẳng giấy, ta sẽ có công thức chiếu Fishơ. Axit lactic trên
đây được biểu diễn dưới dạng công thức chiếu Fishơ như sau:
COOH COOH

H OH HO OH

CH3 CH3

Đối với một chất quang hoạt, người ta thường dùng độ quay cực riêng [] để đặc trưng
cho nó. [] có thể có giá trị âm hoặc dương khác nhau tuỳ theo chất quang hoạt làm quay mặt
phẳng của ánh sang phân cực về bên phải hoặc bên trái.
b. Đồng phân quang học không đối quang: Đồng phân quang học không đối quang là
những đồng phân lập thể của nhau theo nghĩa chung nhưng chúng không phải là những đồng
phân vật ảnh của nhau. Đồng phân quang học không đối quang có thể xuất hiện trong một số
trường hợp sau:
1. Các tổ hợp bất kỳ của một dạng đối quang của các đối quang này với các dạng đối
quang của những cặp đối quang kia (trường hợp của các hợp chất có từ hai cặp đối quang trở
lên). Ví dụ 3-phenylbutanol-2 có đồng phân I và II là một cặp đối quang, III và IV là một cặp
đối quang khác. Còn các tổ hợp của I với III hoặc IV, II với III hoặc V là những đồng phân
quang học không đối quang của nhau.
2. Các đồng phân mêzô: Chúng là những đồng phân lập thể mà phân tử của chúng có
chứa 2 hoặc nhiều trung tâm bất đối xứng nhưng giữa hai nửa của chúng có sự đối xứng vật
18
ảnh, do đó độ quay cực của chúng bị triệt tiêu khiến cho đồng phân mêzô không quang hoạt.
Ví dụ axit tactric chứa hai nguyên tử *C (giống nhau) có một cặp đối quang:
I II III IV
CH 3 CH 3 CH 3 CH 3

H OH HO H HO H H OH

H C H C H H H C H C H H
6 5 6 5 6 5 6 5

CH CH3 CH CH3
3 3
[] = -0,69 [] = +0,68 []= -30,2 []= +30, 9
và một đồng phân mêzô được biểu diễn bằng công thức chiếu Fishơ như sau:
COOH COOH
COOH

HO H H OH H OH

H OH HO H H OH

COOH COOH COOH


cặp đối quang đồng phân mêzô
c. Biến thể Raxêmic: Biến thể Raxêmic là hỗn hợp gồm các lượng bằng nhau của đồng
phân quay phải và đồng phân quay trái. Nó có độ quay cực riêng bằng 0 và được ký hiệu là
().
1.4.2.2. Đồng phân hình học.
Đồng phân hình học là đồng phân lập thể gây nên bởi sự phân bố không gian khác nhau
của nguyên tử hay nhóm nguyên tử xung quanh phần cứng nhắc của phân tử. Phần cứng nhắc
có thể là một nối đôi, 1vòng hoặc 1 phần vòng trong cycloankan…
1. Trường hợp phần cứng nhắc trong phân tử là một nối đôi ta có các loại đồng phân:
a. Đồng phân cis-trans xuất hiện ở các nối đôi C-C khi có hai nguyên tử hoặc nhóm
nguyên tử nằm cùng phía hoặc khác phía của mặt phẳng

a a a b
C C C C
b b b a

Đồng phân cis Đồng phân trans


19
Ví dụ: 1, 2-đicloêtan có 2 đồng phân sau đây:
Cl Cl Cl H

C C C C

H H H Cl
Cis-đicloêtan Trans-đicloêtan
Đồng phân syn-anti cũng là đồng phân cis-trans nhưng chúng được xuất hiện ở các hợp
chất có nối đôi giữa nguyên tử cacbon với một nguyên tử dị tố hoặc giữa các dị tố với nhau.

H C6
H5 C6 CH
5 H5 C6 C H H C6
6 5 5
3
C ..
N
.. N N N N
C N .. .. ..
..
Syn H anti CH3 syn anti C5 H6
H

b. Trường hợp phần cứng nhắc của phân tử là một nối đơn hoặc một phần vòng trong
các hợp chất vòng. Ví dụ axít mêtylxyclôpôpanôic có: đồng phân cis và trans như sau:

CH COOH H COOH
3

H H CH3 H
Cis trans
Tương tự như vậy hợp chất 1, 3-đimêtylxyclôhexan có 2 đồng phân:

CH
3

CH3 CH 3 CH
3

Trans cis
1.4.2.3. Đồng phân cấu dạng.
Đồng phân cấu dạng là đồng phân lập thể động của các phân tử hữu cơ được phân biệt
nhau bởi sự phân bố không gian của các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử ở trong cùng một cấu
hình. Sự chuyển hoá tương hỗ giữa các đồng phân cấu dạng được thực hiện bởi sự quay quanh
các liên kết đơn hoặc sự bẻ gập của các phần vòng.
Đồng phân cấu dạng quay xuất hiện ở các hợp chất mạch hở khi có sự quay của các
nguyên tử xung quanh trục của một hay nhiều liên kết đơn mà không làm đứt liên kết này. Để
20
biểu diễn các đồng phân cấu dạng, người ta thường dùng công thức phối cảnh, hoặc công thức
chiếu Niumen.
Theo cách biểu diễn phối cảnh, liên kết giữa hai nguyên tử cacbon hướng theo đường
chéo từ trái qua phải, đường kẻ vạch dùng để chỉ các liên kết nằm trong mặt phẳng giấy, đường
đậm hình tam giác chỉ các liên kết hướng về phía trên mặt phẳng giấy.
Trong công thức chiếu Niumen, phân tử được nhìn dọc theo liên kết C-C (nghĩa là trục
liên kết này trưc giao với mặt phẳng giấy).
b b a
d
a a

a d
c d c b
Như vậy hai nguyên tử này hoàn toàn che khuất nhau và người ta biểu diễn chúng bằng
một vòng tròn chung (thực tế là hai vòng tròn chồng khít lên nhau). Các liên kết và các nhóm
thế nối với các nguyên tử cacbon được chiếu lên mặt phẳng vuông góc với trục nối hai nguyên
tử cacbon (mặt phẳng giấy). Để phân biệt hai hệ thống các liên kết nối với các nguyên tử
cacbon thứ nhất và thứ hai, người ta kéo dài các liên kết của các nhóm thế với các nguyên tử
cacbon ở gần đến tâm của đường tròn, còn các liên kết của nguyên tử với nguyên tử cacbon ở
xa thì chỉ gặp đường tròn mà thôi.
cc
b d
\

a b
c
Ví dụ ở êtan hai nhóm mêtyl có thể quay xung quanh liên kết đơn C-C khiến cho phân
tử có thể có vô số cấu dạng khác nhau trong đó có hai cấu dạng tới hạn. Một cấu dạng có thế
năng cao nhất ứng với góc quay của nhóm mêtyl là 1200, 2400, 3600 gọi là cấu dạng che khuất
II, IV, VI (thế năng cao nhất do 3 cặp hyđrô ở đối diện nhau nhất và ở gần nhau nhất nên đẩy
nhau mạnh nhất), và một cấu dạng có thế năng cao nhất ứng với các góc quay của nhóm mêtyl
là 600, 1800 và 3000 gọi là cấu dạng xen kẽ I, III, V (có thế năng thấp nhất do 3 cặp hyđrô nằm
ở vị trí cách xa nhau nhất nên đẩy nhau yếu nhất).
H HH H HH H HH
H H H H H H
H H H
H H H H H H H H H
H HH H HH H HH
I II III IV V VI
21
Sự biến đổi thế năng khi nhóm mêtyl quay một vòng từ 0 đến 3600 được biểu diễn trên
giản đồ sau (phân tử mêtan trải qua 3 cấu dạng che khuất không khác biệt nhau và 3 cấu dạng
xen kẽ đồng nhất nhau hàng rào thế năng lặp lại 3 lần). Như vậy cấu dạng xen kẽ có thế năng
thấp nhất nên là dạng bền nhất. Trường hợp ở mêtan dãy các cấu dạng I, III, V có thế năng
thấp nhất do đó chúng bền nhất, dãy các cấu dạng II, IV, VI có thế năng cao nhất nên ít bền
nhất.
E(Kcal/mol)
II IV VI

I III V
0 60 120 180 240 300 360 góc quay 0
Giản đồ năng lượng của êtan
1.5. LIÊN KẾT HOÁ HỌC.
1.5.1. Các loại liên kết hoá học.
Sự phát triển của lý thuyết về liên kết hoá học - tức là lực giữ các nguyên tử lại với nhau
trong phân tử được chia làm hai thời kỳ: thời trước năm 1926 và từ đó cho đến nay. Năm 1926,
nhà bác học Kosen đã đưa ra thuyết liên kết ion và nhà bác học Luit đã đưa ra thuyết liên kết
cộng hoá trị. Nội dung của hai lý thuyết đó có thể tóm tắt như sau:
Trong nguyên tử hạt nhân mang điện tích dương được bao quanh bởi các điện tử phân
bố thành các lớp khác nhau. Trên mỗi lớp có số điện tử nhất định: 2 điện tử trên lớp thứ nhất, 8
điện tử trên lớp thứ hai, 8 hoặc 18 trên lớp thứ 3…Sự tạo thành hợp chất là kết quả tạo thành
lớp điện tử bão hoà (giống khí trơ) của các nguyên tử trong phân tử. Liên kết ion xuất hiện do
kết quả của sự chuyển dịch electron. Ví dụ quá trình tạo thành hợp chất LiF.
Do lực hút tĩnh điện dẫn đến tạo thành LiF.
Liên kết cộng hoá trị được hình thành bằng đôi điện tử góp chung. Ví dụ sự tạo thành
phân tử hyđrô. Mỗi nguyên tử hyđrô có 1 điện tử nên khi tạo thành phân tử 2 nguyên tử đã góp
chung các điện tử lại để làm đầy lớp điện tử cho nhau.
H. + H. H:H
Tương tự: .. .. .. ..
: ..F . + : ..F . F : ..
: .. F:

. .. ..
H + F.
: .. H : ..
F:
22

1.5.2. Thuyết cơ học lượng tử.


Năm 1926, nhà bác học Schrodinger đã đưa ra thuyết cơ học lượng tử được biểu diễn
dưới dạng một phương trình toán học về sự phụ thuộc của sự chuyển động của các điện tử vào
năng lượng của nó. Phương trình này gọi là phương trình sóng (electron không những mang
tính chất hạt mà còn mang tính chất sóng). Phương tình sóng rất phức tạp không thể cho kết
quả chính xác nên phải dùng phương trình gần đúng gọi là hàm số sóng. Hàm sóng nào cho giá
trị năng lượng càng thấp hàm sóng đó càng đúng. Tuy mang tính chất gần đúng song thuyết cơ
học lượng tử đã giải thích được nhiều hiện tượng đặc biệt là sự tạo thành phân tử và nguyên tử.
1.5.3. Ocbitan nguyên tử.
Phương trình sóng không cho phép xác định chính xác vị trí của điện tử trong một thời
điểm nhất định, tốc độ và quỹ đạo chuyển động của nó nhưng cho phép xác định xác suất tìm
thấy điện tử ở một thời điểm xác định. Đơn vị không gian mà xác suất tìm thấy điện tử ở đó là
lớn nhất gọi là ocbitan. Có nhiều ocbotan sắp xếp xung quanh hạt nhân khác nhau, có hình
dạng và kích thước khác nhau. Dạng ocbitan của điện tử được xác định bởi năng lượng của nó.
Để thuận tiện người ta biểu diễn điện tử dưới dạng các đám mây (giống như tấm ảnh bị mờ).
Hình dáng của đám mây chính là hình dáng của ocbitan. Các đám mây này không đồng nhất.
Ocbitan có năng lượng thấp nhất là 1s-ocbitan.

1s-ocbitan
Ocbitan không có giới hạn xác định vì xác suất tìm thấy điện tử ở rất xa hạt nhân vẫn có.
Trong giới hạn biểu diễn ở hình trên có nghĩa là xác suất tìm điện tử ở đó là 95%.
Tiếp theo 1s-ocbitan là 2s-ocbitan có mức năng lượng cao hơn do lực liên kết tĩnh điện
giữa hạt nhân và electron yếu hơn. Các ocbitan tiếp theo là 3s-ocbitan, 2p-ocbitan: Px, py,
pz …
y

x z
Px Py x Pz
23
Các ocbitan 2p
Sự phân bố điện tử ở trên các ocbitan tuân theo nhiều nguyên lý khác nhau, đặc biệt
nguyên lý ngoại trừ Pauli có ý nghĩa rất lớn. Theo nguyên lý này trên một ocbitan xác định chỉ
có thể có tối đa là 2 electron với điều kiện chúng có số lượng tử spin đối nhau.
I.5.4. Ocbitan phân tử.
Trong phân tử cũng như trong các nguyên tử riêng biệt các electron chiếm các ocbitan
tương ứng với các quy tắc phân bố chúng, chỉ khác ở ocbitan phân tử có nhiều hạt nhân. Để sử
dụng phương trình sóng trên đây cho ocbitan phân tử người ta đưa ra 2 điều cho phép:
a. Mỗi một cặp điện tử chỉ định vị (giới hạn) xung quanh hai hạt nhân nguyên tử
b. Dạng các ocbitan của các electron định vị và sự sắp xếp của chúng phụ thuộc vào
dạng và sự sắp xếp các ocbitan nguyên tử tạo nên phân tử
I.5.5 Liên kết cộng hoá trị.
Để tạo liên kết cộng hoá trị ocbitan của nguyên tử này phải xen phủ ocbitan của nguyên
tử kia và mỗi một ocbitan phải có 1 electron. Ở đây xảy ra sự phối hợp 2 ocbitan nguyên tử tạo
thành một ocbitan. Liên kết hai electron trên ocbitan liên kết phải có số kượng spin đối nhau.
Mỗi một nguyên tử nằm trên ocbitan liên kết chung này cũng được xem như chúng thuộc về
của cả hai hạt nhân nguyên tử. Ví dụ sự tạo thành phân tử H2 từ 2 nguyên tử hiđro. Ở đây mỗi
nguyên tử hiđro có một electron chiếm một ocbitan 1s. Để tạo thành liên kết 2 hạt nhân nguyên
tử phải tiến tới gần nhau sao cho các ocbitan nguyên tử xen phủ nhau. Phân tử H2 bền vững
nhất là khi khoảng cách giữa 2 hạt nhân nguyên tử là 0,74A0. Khoảng cách này được gọi là độ
dài kiên kết.

H H H H H-H

s-ocbitan riêng biệt s-ocbitan xen phủ


Tại khoảng cách r = 0,74 A0 tổ hợp năng lượng của sự xen phủ các electron của phân tử
hyđrô và sự đẩy nhau giữa các hạt nhân nguyên tử là nhỏ nhất.
1.5.6. Các phương pháp tính gần đúng trong liên kết cộng hoá trị.
Để giải phương trình sóng  cho phân tử người ta đã đưa ra hai phương pháp giải gần
đúng.
a- Khi ở xa lực hút giữa các phân tử mang điện tích trái dấu là chủ yếu, khi ở gần lực đẩy là
chủ yếu.
b- Luôn luôn đẩy nhau nên không thể tạo thành liên kết bền vững được.
24
E

b
a
r
0,74A0

a. Phương pháp sơ đồ hoá trị


Trong phương pháp này các electron có spin đối nhau của hai nguyên tử khác nhau A
và B có thể ghép đôi lại tạo thành liên kết cộng hoá trị lưỡng electron. Khi tạo thành liên kết
giữa A và B, ta không thể phân biệt được electron I của A với electron II của B. Để mô tả điều
đó người ta thường dùng công thức giới hạn. Ví dụ:
A có (AI) và (AII)
 AIBII và AIIBI
B có (BI) và (BII) (1) (2)
Theo công thức này trạng thái thực của phân tử phải là cái gì đó trung gian giữa (1) và
(2). Do đó ta có:
1 = IA. IIB và 2 = IIA. IB
- là hàm sóng ocbitan nguyên tử .
Phương trình thực của ocbitan nguyên tử sẽ là:
 = C11 + C22
Phương pháp sơ đồ hoá trị dùng để làm cơ sơ toán học cho quan niệm về sự cấu tạo
cộng hưởng các cấu tạo. Ví dụ benzen có thể biểu diễn bằng hai công thức I và II của Kêkulê
và ba công thức III, IV, V của Đioa.

I II III IV V
Do đó phương trình thực của benzen sẽ là:
 = C1(1 + 2) + C2(III + IV + V)
Các hệ số C1, C2 có giá trị sao cho năng lượng ứng với hàm số là cực tiểu.
b. Phương pháp ocbitan.
Phương pháp ocbitan dùng hàm sóng của từng electron trong trường bao gồm các hạt
nhân và electron còn lại.
25
 = C1 1 + C2 2 + …….+ C3 3 =  Ci i
Xét liên kết hoá học theo phương pháp ocbitan phân tử thực chất là mô tả sự phân bố
electron trong phân tử theo ocbitan của nó theo các nguyên lý cho nguyên tử chỉ khác là
ocbitan nguyên tử có nhiều ở trung tâm hạt nhân. Ví dụ ocbitan nguyên tử hyđrô có hai trung
tâm hạt nhân. Trong trường hợp này nghiệm của phương trình sóng giải ra phải có hai nghiệm
ứng với những trạng thái khác nhau của phân tử. Trạng thái thứ nhất ứng với sự hút nhau có
năng lượng thấp hơn năng lượng của nguyên tử đó là trạng thái ocbitan phân tử liên kết:
lk = C1 1 + C2 2
E
Ở ocbitan liên kết mật độ gặp electron giữa hai hạt nhân là lớn nhất, trái lại ở ocbitan
phản liên kết là bằng 0.
E
00 Ocbitan phản liên kết
+
phản liên kết
+ + +
1s 1s
+
liên kết Ocbitan liên kết

Đối với những hệ có nhiều trung tâm và nhiều electron việc giải phương trình sóng sẽ
dẫn đến nhiều nghiệm ứng với những trạng thái năng lượng khác nhau.
1.5.7. Sự xen phủ và sự lai hoá.
a. Sự xen phủ.
Liên kết cộng hoá trị được hình thành là do sự xen phủ của các ocbitan nguyên tử thành
các ocbitan phân tử liên kết. Ocbitan phân tử liên kết càng bền và năng lượng thoát ra khi hình
thành ocbitan đó càng lớn nếu vùng xen phủ ocbitan đó càng lớn. Khuynh hướng của sự xen
phủ là tiến tới cực đại. Muốn cho các ocbitan nguyên tử tương tác có hiệu lực với nhau thành
ocbitan phân tử chúng phải thoả mãn 3 điều kiện sau đây:
1- Năng lượng của chúng gần bằng nhau.
2- Sự xen phủ ở mức độ lớn.
Chúng phải có cùng một kiểu đối xứng với trục nối hai nhân nguyên tử.
Xét điều kiện 3 ta có thể xen phủ:
- Hai ocbitan s
- Một ocbitan s với một ocbitan p nào đó có trục đối xứng trùng với trục nối hai hạt
nhân.
- Hai ocbitan p có trục đối xứng song song với nhau (cùng px, py hoặc pz)
26
Sự xen phủ có thể theo trục hay ở bên trục nối giữa hai hạt nhân nguyên tử.
Theo trục
+
*

+ + +
P s +

Ocbitan liên kết có trục đối xứng là đường thẳng nối giữa hai hạt nhân và được gọi là
ocbitan . Liên kết cộng hoá trị được hình thành gọi là liên kết . Sự xen phủ xảy ra tương tự
như vậy đối với trường hợp ocbitan p + p.

- + +
*

+ + +
p p + +
Sự xen phủ bên trục: 

+
+ + + 
*
+

+
p p -

Sự xen phủ bên trục sẽ tạo thành ocbitan  và liên kết .


Vì ocbitan  không có tính đối xứng đối với trục hai hạt nhân mà chỉ đối xứng với mặt
phẳng nút chứa 2 trục đó nên liên kết  ít bền, dễ phân cực hoá. Mặt khác  cản trở sự quay tự
do của nguyên tử hay nhóm nguyên tử xung quanh trục liên kết (do sự quay sẽ vi phạm nguyên
lý cực đại). Đó là nguyên nhân làm xuất hiện các đồng phân hình học.
b. Sự lai hoá.
Phù hợp với nguyên lý xen phủ cực đại, để tăng hiệu lực của sự liên kết, các ocbitan
tham gia xen phủ có thể bị lai hoá. Nội dung của sự lai hoá có thể tóm tắt trong trường hợp
hình thành CH4 như sau:
Cacbon C6 -1s22s22p2 1S
2
2S
2
2P
2
27
Theo sơ đồ hoá trị trên đây thì cácbon có hoá trị 2 do đó nếu kết hợp với nguyên tử
hyđrô thì phải tạo thành hợp chất CH2. Thế nhưng trong phân tử mêtan, cacbon có hoá trị 4.
Điều đó được giải thích rằng: có một electron của ocbitan 2s chuyển qua ocbitan p còn trống.
C6 1S
2
2S
1
2 P
3

Kết quả tạo thành 4 điện tử độc thân và do đó có thể


hợp với 4 nguyên tử hyđrô tạo thành CH4. Như vậy có thể nhận thấy rằng cacbon sẽ tạo thành
3 liên kết có cùng một loại liên kết của các ocbitan p và một liên kết của ocbitan s. Nhưng thực
tế 4 liên kết của CH4 hoàn toàn giống nhau. Điều đó được giải thích bởi sự lai hoá của các
ocbitan-tức là sự tổ hợp lai tạo thành những ocbitan có dạng khác với ocbitan ban đầu có khả
năng xen phủ cao hơn do đó liên kết hình thành bền vững hơn. Thực vậy các kết quả tính toán
cho thấy rằng:
1- Ocbitan lai tạo tốt nhất có hướng xen phủ cao hơn ocbitan s hoặc ocbitan p.
2- 4 ocbitan lai tạo tốt nhất có hướng xen phủ cao hơn hoàn toàn đồng nhất với nhau.
3- Các ocbitan này hướng đến góc của một tứ diện đều- tức là sự sắp xếp mà trong đó
các ocbitan nằm ở vị trí cách xa nhau nhất. Sự lai hoá này gọi là lai hoá tứ diện. Góc
lai hoá trong trường hợp này là 109028’. 2 1 3
6 1S 2S 2 P
C

6
Lai hoá sp3
C
2
1s sp3
3
Sự lai hoá sp có thể biểu diễn như sau:

+
1 3 2

s p sp3
z

Lai hoá
x
z
y
s + 3p sp3
Các kết quả tính toán đã cho thấy rằng nếu coi khả năng xen phủ của ocbitan s là 1 thì
ocbitan p là 3 và ocbitan lai hoá sp3 là 2. Trong phân tử mêtan cũng như các đồng đẳng của
28
nó, ocbitan lai tạo sp3 của cacbon xen phủ với ocbitan 1s của hyđrô tạo thành liên kết  (C-H).
Ở các đồng đẳng của mêtan 2 ocbitan sp3 của hai nguyên tử cacbon bên cạnh nhau tạo thành
liên kết  (C-C). Vì góc hoá trị của nguyên tử cacbon sp3 là 109028’ nên mạch cacbon trong
phân tử ankan là đường gấp khúc khúc hình ziczắc.

CH4 CH3-CH3 CH3-CH2-CH2-CH3


Kiểu lai hoá thứ hai là sự tổng hợp 1 ocbitan s với 2 ocbitan p tạo thành 3 ocbitan sp2
(lai tạo tam giác hoặc lai hoá phẳng). Trục đối xứng của 3 ocbitan sp2 nằm trên một mặt phẳng
tạo thành góc 1200. Khả năng xen phủ tương đối của ocbitan sp2 là 1,99.

+ +
+ +

2 1 3
1S 2S 2 P
C6
Lai hoá sp2

C6
2
1s sp2 2p

Trong phân tử êtylen các ocbitan sp2 tham gia xen phủ tạo nên 5 liên kết  có trục nằm
trong một mặt phẳng. Còn lại 2 ocbitan p thuần khiết chưa lai tạo xen phủ bên nhau tạo thành
liên kết .

HH H H H
HH
C C
 H
H H H

Kiểu lai sp-tổ hợp của một ocbitan s và một ocbitan p gặp trong các phân tử có nối 3 với
khả năng xen phủ là 1, 93 và góc tạo bởi trục đối xứng của 2 ocbitan là 1800 (kiểu lai hoá
đường thẳng).

+
29

s+p 2 1 sp 3
1S 2S 2 P
6
C
Lai hoá sp2

C6
2
1s sp 2p2

 Trong phân tử axêtylen, các ocbitan lai hoá sp xen phủ lẫn nhau và với ocbitan hyđrô
(1s) tạo thành 3 liên kết  mà trục liên kết cùng nằm trên một đư\ờng thẳng, còn lại 4 ocbitan p
thuần khiết chúng sẽ xen phủ bên nhau từng đôi một tạo nên 2 liên kết .
H–C–C-H
  
Các liên kết  của axêtylen.

 

H H C C H
H C C H
H
 H

1.5.8. Một số đặc tính của liên kết cộng hoá trị .
a. Năng lượng liên kết.
Năng lượng liên kết A-B là số năng lượng thoát ra khi hình thành liên kết đó từ hai
nguyên tử A và B hay hai gốc tự do A. và B.. Đó cũng chính là năng lượng cần thiết để làm
đứt liên kết A-B thành 2 nguyên tử hoặc 2 gốc tự do. Tuy vậy năng lượng liên kết chỉ những
giá trị trung bình gần đúng của năng lượng phân ly. Ví dụ khi dùng khái niệm năng lượng liên
kết ta đã giả thiết rằng tất cả các liên kết C-H chẳng hạn trong ankan là như nhau. Thực ra
năng lượng cần thiết để làm đứt liên kết C-H thứ nhất trong mêtan chẳng hạn không phải bằng
¼ năng lượng cần thiết để phân cấp hoàn toàn phân tử này thành cacbon và hyđrô, cũng không
phải bằng năng lượng làm đứt C-H trong êtan, prôpan, bezen…Năng lượng liên kết của C=C
và CC không lớn gấp đôi hay gấp ba của C-C.
b. Sự phân cực.
Trong liên kết cộng hoá trị cặp electron liên kết hay ocbitan phân tử liên kết chỉ được
phân bố thật đều giữa hai nguyên tử và mômen lưỡng cực bằng 0 khi nào hai nguyên tử đó
hoàn toàn đồng nhất như hệ A-A: Cl-Cl, H-H, H3C-CH3…Trong trường hợp hai nguyên tử
30
liên kết với nhau không đồng nhất hệ A-B: H-Cl, CH3-Cl…cặp electron liên kết sẽ lệch đi ít
nhiều về phía một nguyên tử nào đó có độ âm điện lớn hơn và do đó liên kết có mômen lưỡng
cực khác 0 ( 0).

A A A B
A B

Hệ A-A Hệ A-B Hệ A=B


AB
Sự phân cực không những có thể xảy ra ở liên kết  mà còn xảy ra ở cả liên kết , hệ
A=B hoặc AB, ví dụ H2C=O, -CN…
Để mô tả sự phân cực của liên kết cộng hoá trị người ta thường dùng mũi tên thẳng cho
liên kết  và mũi tên cong cho liên kết  (chiều mũi tên là chiều chuyển dịch của các electron).
H3CCl hoặc H3C+Cl- hoặc H3C+Cl-
H2C = O hoặc H2C+ = O- hoặc H2C+ = O-
1.6. LÝ THUYẾT VẦ SỰ CHUYỂN DỊCH ELECTRON TRONG PHÂN TỬ CÁC
HỢP CHẤT HỮU CƠ.
1.6.1. Hiệu ứng cảm ứng.
a. Định nghĩa và phân loại.
Xét hai phân tử prôpan và n-prôpylclorua.
H H H H H H

H C C C H H C C C Cl
1 2 3 1 2 3
H H H H H H
Khác với prôpan, prôpylclorua có nguyên tử clo với độ âm điện lớn do đó liên kết C1-Cl
bị phân cực và kết quả clo mang một phần điện tích âm và CI mang một phần điện tích dương.
Vì C1 có mật độ điện tích dương nhỏ nên liên kết C1-C2 bị phân cực về phía C1, đến lượt C3-C2
lại cũng bị phân cực về phía C2. Sự phân cực đó không những xảy ra ở liên kết C-C mà còn ở
cả liên kết C-H. Kết quả là phân tử bị phân cực và xuất hiện một mômen lưỡng cực, còn hyđrô
thì trở nên linh động hơn (so với hyđrô ở prôpan). Dạng phân cực này gọi là phân cực cảm ứng
hay hiệu ứng cảm ứng.
Vậy bản chất của vấn đề hiệu ứng cảm ứng là sự phân cực các liên kết lan truyền theo
mạch các liên kết do sự khác nhau về độ âm điện. Người ta ký hiệu hiệu ứng cảm ứng I
(Inductive Effect). Hiệu ứng cảm ứng có thể gây ra bởi nguyên tử hay nhóm nguyên tử hút
31
electron gọi là hiệu ứng cảm ứng âm (-I), nguyên tử hay nhóm nguyên tử nhường electron gọi
là hiệu ứng cảm ứng dương (+I). Chiều chuyển dịch electron được mô tả bằng mũi tên.
Y C C-H C X
(+I) I=0 (-I)
b. Quy luật về hiệu ứng cảm ứng của nguyên tử và nhóm nguyên tử.
Phân tích những dữ kiện về hiệu ứng cảm ứng những nguyên tử hay nhóm nguyên tử
khác nhau người ta rút ra một số quy luật sau:
1. Các nhóm mang điện tích dương có hiệu ứng +I, các nhóm mang điện tích âm có
hiệu ứng –I. Ví dụ -N+R3 là nhóm –I mạnh còn –O- là nhóm +I mạnh.
2. Nếu các nguyên tử của cùng các nguyên tố cùng một chu kỳ nhỏ hay phân nhóm
chính trong hệ thống tuần hoàn đều có hiệu ứng –I thì hiệu ứng đó càng lớn khi nguyên tố
tương ứng càng ở về phía bên phải chu kỳ hoặc càng ở phía trên phân nhóm chính.
F > Cl > Br > I
F > OR > NR2
3. Các nhóm ankyl luôn luôn có hiệu ứng +I, hiệu ứng đó tăng theo bậc của nhóm:
CH3 < CH3CH2 < CH(CH3)2 < C(CH3)3
4. Trạng thái lai tạo của cacbon có –I biến đổi:
Csp > Csp2 > Csp3 tức là RCC- > C6H5- > R2C=CR-
c. Đặc điểm của hiệu ứng cảm ứng.
Đặc điểm nổi bật của hiệu ứng cảm ứng I là giảm rất nhanh khi kéo dài mạch truyền
ảnh hưởng.Ví dụ ảnh hưởng của clo đến lực của axít butyric như sau:
   
CH3CH2CH2COOH Cl CH2CH CH2COOH Cl Cl CH COOH
2 CH CH COOH
2

1, 5 3, 0 CH CH2 CH3
8,9 3
139, Ka.105
Theo kết quả của bảng trên đây thì clo ở vị trí  làm tăng lực axit lên 87 lần, ở vị trí 
làm tăng 6 lần, ở vị trí  làm tăng 2 lần.
1.6.2. Hiệu ứng liên hợp.
a. Định nghĩa và phân loại.
Để xét hiệu ứng liên hợp ta xét phân tử đơn giản có hệ các liên kết liên hợp là butađien.
Tương tự như trong phân tử êtylen, các nguyên tử cacbon trong phân tử butađien đều ở trạng
thái lai hoá sp2 và hệ thống các liên kết  là một hệ phẳng. Mỗi nguyên tử cacbon còn lại một
ocbitan p thuần khiết xen phủ với nhau tạo thành 4 ocbitan phân tử  khác nhau I, II, III, IV.
Các tính toán cơ lượng tử cho thấy rằng ocbitan phân tử IV có năng lượng thấp nhất ( bao
32
trùm cả 4 nguyên tử cacbon gọi là ocbitan giải toả hay không khu trú). Hệ phân tử có ocbitan
giải toả như butađien gọi là hệ liên hợp. Hệ liên hợp thường gặp , p và , …
Ví dụ:

-C = C - C =Y
hệ mạch hở ,  I

CH2 = CH – CH = CH2 II

hệ mạch vòng ,  III

..
-C = C - X
hệ liên hợp p,  IV
..
CH = C - Cl

Bình thường phân tử butađien có giải toả như IV. Nếu thay một nguyên tử hyđrô ở CH2
bằng CH=O chẳng hạn thì do đặc tính phân cực sẵn có của nhóm CHO sẽ làm cho mật độ
electron  chuyển động dịch một phần về phía nó làm cho toàn bộ phân tử bị phân cực.

CH = CH - CH = CH2
2

CH 2= CH - CH = CH - CH = O
Ta nói ở đây có hiệu ứng liên hợp và nhóm CHO gây
hiệu ứng liên hợp (ký hiệu là C). Nhóm CHO làm chuyển dịch mật độ electron về phía nó nên
có hiệu ứng liên hợp âm (-C). Ngược lại, nếu nguyên tử hay nhóm nguyên tử làm mật độ
electron chuyển dịch từ phía nó đến cacbon thì nó có hiệu ứng liên hợp dương (+C).
Vậy hiệu ứng liên hợp là hiệu ứng electron truyền trên hệ liên hợp gây nên sự phân cực
hệ electron  trên đó.
b. Quan hệ giữa cấu tạo của nhóm thế với hiệu ứng liên hợp.
Hiệu ứng liên hợp có 3 loại:
1. Các nhóm +C. Các nhóm này nói chung đều có cặp electron chưa sử dụng hay
electron dư:
-O-, -S-, -OH, -SH, -NH2, -NR2, -NHCOCH3, -F, -Cl, -Br.
Đáng chú ý là hầu hết các nhóm có hiệu ứng +C đồng thời có hiệu ứng –I ở mức độ
khác nhau. Vì vậy trong trường hợp cụ thể cần phân biệt ảnh hưởng của mỗi loại. Ví dụ CH3O-
là nhóm đẩy electron nói chung và cả khi nói riêng về ảnh hưởng liên hợp vì +C > -I.

..
CH3O CH = CH - CH = CH2
33

Trái lại clo là nhóm hút electron nói chung vì +C< -I.
..
Cl CH = CH - CH = CH2
Đối với các nguyên tử hay nhóm nguyên tử có cùng hiệu ứng liên hợp +C thì: nguyên tử
mang điện âm có hiệu ứng +C mạnh hơn nguyên tử tương tự không mang điện.
–O- > -OR
-S- > - SR
Trong một chu kỳ nguyên tố càng bên phải thì +C càng yếu:
-NR2 > -OR > -F
Trong một phân nhóm chính lực +C giảm từ trên xuống dưới:
-F > -Cl > -Br >-I
-OR > -SR .-SeR
2. Các nhóm –C: đa số các nhóm này là những nhóm không no:
-NO2, -CN, -CHO, -COR, -COOH, -CONH2…
Thường các nhóm –C có cả hiệu ứng –I.
Các nhóm C=Z có lực –C phụ thuộc vào Z ( nếu Z càng ở bên phải chu kỳ thì lực –C
càng lớn):
C=O > C=NR > C=CR
2

Nhóm mang điện tích dương có –C lớn hơn không mang điện:
+
C=NR > C=NR
2

3. Các nhóm có hiệu ứng C với dấu không cố định.


Loại này thường là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử chưa no như: vinyl, phenyl…Ví
dụ trong phân tử nitrobenzene và anilin phenyl có thể biểu hiện hiệu ứng +C hay –C tuỳ theo
nhóm nguyên tử gắn với phenyl là -NO2 (nhóm –C) hay –NH2 (nhóm +C).

ON ..
2
H2 N

-C +C +C -C
Đặc điểm của hiệu ứng liên hợp: nó thay đổi tương đối ít khi kéo dài mạch các liên kết
liên hợp. Hiệu ứng liên hợp chỉ có hiệu lực mạnh trên hệ liên hợp phẳng (tức là các ocbitan p
thuần khiết phải có trục song song với nhau).
34 X
X

N N

X X

hệ , p phẳng hệ , p không phẳng


1.7. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ THƯỜNG DÙNG TRONG HOÁ HỌC HỮU

Để xác định công thức cấu tạo của một hợp chất hữu cơ, trong phần trước ta đã xem xét
các phương pháp tinh chế các hợp chất, xác định thành phần và khối lượng các nguyên tố có
trong một phân tử. Ngày nay để xác định cấu tạo của một hợp chất hữu cơ nhanh hơn và chính
xác hơn, người ta dùng các phương pháp vật lý như khối phổ, quang phổ hồng ngoại, phổ cộng
hương từ hạt nhân…
1.7.1. Khối phổ.
Nếu ta bắn phá phân tử của một hợp chất hữu cơ bằng một dòng electron có năng lượng
trung bình (20-70 electron-vôn) thì các phân tử sẽ bị ion hoá và phá vỡ thành nhiều mảnh khác
nhau, trong đó có một số mảnh là ion dương. Tỷ lệ khối lượng của mỗi loại ion với diện tích
(m/e) chính là khối lượng của ion. Ví
CHdụ nếu ta bắn phá phân tử nêopentan:
3
H3 C - C - CH3
CH
3
+ + + +
M (C5H12) M1 (C4H9) M2+(C3H5)+ M3+(C2H5)+ M4+(C2H3)+…
m/e 72 57 41 29 27
Nếu cho dòng các ion dương này vào một từ trường hướng vuông góc với hướng của từ
trường thì các ion có tỷ lệ m/e khác nhau nên dưới tác dụng của từ trường sẽ bị lệch đi khỏi
hướng ban đầu những quỹ đạo khác nhau. Tín hiệu thay đổi này của các ion sẽ được một bộ
phận ghi tự động ghi lại và cho ta phổ khối lượng của hợp chất cần xác định mà trong đó mỗi
loại ion sẽ được thể hiện bằng một pic riêng biệt có cường độ ứng với đại lượng m/e. Pic cơ
bản có cường độ tương đối lớn nhất M+ tương ứng với phân tử lượng của phân tử. Tuy nhiên
nhiều khi pic M+ là một pic có cường độ tương đối yếu. Ví dị khối phổ của nêopentan, M+ ứng
với phân tử lượng của phân tử có cường độ tương đối yếu, còn M+ ứng với phân tử lượng của
butanđêhytcó cường độ tương đối lớn nhất.
1.7.2. Quang phổ hấp phụ.
a. Quang phổ điện từ.
35
Chúng ta đã biết một số bức xạ điẹn từ như ánh sang thường, ánh sáng cực tím, hồng
ngoại, tia Rơngen, sóng rađiô…
Tất cả các loại sóng trên đây đều có một tốc độ truyền sóng là 3.1010 cm/s và tần số  =
c/ trong đó c là tốc độ truyền sóng,  là độ dài sóng (cm).
Khi một chùm tia sóng điện từ gặp phải một vật nào đó thì nó có thể xuyên qua, cũng có
thể bị hấp thụ lại phụ thuộc vào tần số của sóng và cấu tạo của vật thể. Ta biết rằng, bức xạ
điện từ là một dạng năng lượng, do đó khi phân tử hấp thụ bức xạ điện từ thì nó đã được cung
cấp thêm một năng lượng E= E1-E0 = h = hc/.
Năng lượng E được phân tử hấp thụ, có thể gây ra sự dao động, sự quay của các
nguyên tử trong phân tử hoặc bước chuyển electron đến một mức năng lượng cao hơn. Tần số
bức xạ mà ở đó một phân tử nhất định có thể hấp thu phụ thuộc vào trạng thái dao động hay
trạng thái quay của các nguyên tử cấu tạo nên phân tử.
Vậy phổ của một hợp chất là đồ thị cho phép xác định phần nào của bức xạ điện từ bị
hấp thụ (hay đi qua) vật thể ở một tần số nhất định. Nó mang tính chất đặc trưng cho cấu tạo
của chất.
b. Quang phổ hồng ngoại.
Trong hoá học hữu cơ, phổ hồng ngoại có ý nghĩa rất lớn để xác định cấu tạo của hợp
chất.
Phân tử luôn luôn dao động. Nếu dao động làm thay đổi độ dài các liên kết thì người ta
nói đó là dao động hoá trị, còn nếu thay đổi góc liên kết thì người ta gọi đó là dao động biến
dạng.
Giả sử phân tử có n nguyên tử, vậy có 3n bậc tự do trong đó 3 bậc dùng để xác định
chuyển động tịnh tiến, 3 bậc dùng để xác định chuyển động quay và còn lại 3n-6 bậc là dao
động tự do (phân tử thẳng hàng, có 3n-5 bậc dao động tự do vì chỉ có hai bậc chuyển động
quay). Ví dụ phân tử H2O có n=3 do đó 3.3-6=3 bậc dao động tự do.

a b c
a, b-dao động hoá trị c-dao động biến dạng
36
Sự thay đổi dao động tự do của phân tử được gây được gây ra bởi sự hấp thụ trong vùng
hồng ngoại. Để chỉ ra vị trí hấp thụ trong vùng ngoại, có thể sử dụng độ dài sóng hay tần số
(thường hay dùng tần số được biểu thị bằng đơn vị số sóng cm-1)
Phổ hồng ngoại có giá trị để xác định những nguyên tử hay nhóm nguyên tử nào có
(hoặc không) trong phân tử.
Bảng tần số hấp thụ của một số nhóm trong phổ hồng ngoại.
Liên kết Loại hợp chất Tần số cm-1
C-H Ankan 2850-2960
C-H Anken 3020-3080
C-H Ankin 3300-3340
C-C Anken 1640-1680
C-C Ankin 2100-2260
C-O Anđêhyt, xêton 1690-1760
O-H Ancol 3610-3640

1.7.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (CTN).


Hạt của một số nguyên tử giống như electron có spin. Theo tính toán của cơ học lượng
tử thì số spin của hạt nhân nguyên tử có thể phân thành:
12 16 28
I=0 C, O, Si…
1 3 13 19 31
I=1/2 H, H, C, F, P…
2 14
I=1 H, N
1 35 37
I=3/2 B, Cl, Cl…
I= có những giá trị cao hơn.
Vì các hạt nhân nguyên tử là những phần mang điện tích nên những hạt nhân có I0 khi
quay quanh trục của nó sẽ sinh ra một mômen từ . Các hạt nhân có mômen từ I=0 không có
tín hiệu cộng hưởng từ nhân. Các hạt nhân có I>1/2 cho các tín hiệu cộng hưởng từ nhân rất
phức tạp nên ít sử dụng. Chỉ có các hạt nhân có I=1/2 thuận tiện cho CTN. Đặc biệt trong hoá
học hữu, thường sử dụng phổ cộng hưởng từ hạt nhân của proton (CTP) vì proton có hầu hết
trong các hợp chất hữu cơ.
Nếu đặt proton trong từ trường H0, theo định luật cơ học lượng tử mômen từ của proton
có thể có 2I+1 định hướng, tức là 2.1/2 +1 = 2:
- Một định hướng theo từ trường H0 (m=+1/2)
37
- một địng hướng đối lập với từ trường H0 (m=-1/2)
Điều đó có nghĩa là proton trong từ trường H0 được xếp trên 2 mức năng lượng: E1= +
.H0 E2= -H0
Như vậy để chuyển hướng đối lập với từ trường theo hướng với từ trường cần phải có
một năng lượng E= E1-E2 = 2.H0.
Thay  = h/4 (trong đó  hằng số đặc trưng cho mọi hạt nhân, h là hằng số Plăng).
Ta có: E = hH0/2 (E chỉ phụ thuộc vào H0)
Mặt khác theo định luật hấp thụ, sự cộng hưởng chỉ xảy ra khi:
E = h
Suy ra: h= hH0/2 do đó  = H0/2
 là tần số mà tại đó xảy ra cộng hưởng.
Nguyên tắc hoạt động của một máy CHP như sau:
Trong thực tế có thể thu nhận phổ CHP bằng hai cách:
1- Cố định từ trường H0 và làm thay đổi tấn số  của trường điện từ.
2- Cố định tần số  và làm thay đổi H0 (phương pháp này thường hay sử dụng hơn).
Nếu tất cả xảy ra đơn giản như trình bày trên đây thì tất cả mọi prôton của các phân tử
của các chất hữu cơ đều hấp thụ ở một H0 nhất định và phổ cộng hưởng prôton chỉ có một
vạch. Nhưng để đạt được một cường độ H0 (cường độ hiệu dụng) thì do mật độ điện tích bao
quanh các proton khác nhau nên cần phải tác dụng lên mỗi một proton một từ trường H (cường
độ tác dụng khác nhau).
Như vậy ở một tần số  xác định các proton đều hấp thụ ở một cường độ hiệu dụng như
nhau nhưng khác nhau về cường độ tác dụng H. Chính sự khác nhau nay cho phép thu nhận
phổ CHP thành những dãy pic hấp thụ đặc trưng cho sự bao bọc của các electron xung quanh
proton.

I/I0

H
Phổ CHP cho ta thông tin cần thiết để xác định cấu tạo của phân tử sau đây:
38
1- Số lượng các tín hiệu cộng hưởng chỉ ra có bao nhiêu loại proton khác nhau trong
phân tử.
Ví dụ: CH3-CH2-Cl CH3CHCl-CH3 CH3-CH2-CH2-Cl
a b a b a a b c
(2 tín hiệu) (2 tín hiệu) (3 tín hiệu)
2- Vị trí tín hiệu cộng hưởng chỉ ra thông tin về sự bao bọc của electron xung quanh
proton. Vị trí này được đánh giá bằng khoảng cách giữa tín hiệu của những nhóm hạt nhân
được khảo sát và tín hiệu của chất làm chuẩn. Đại lượng đó được gọi là độ chuyển dịch hoá
học. Độ chuyển dịch hoá học được đo bằng đơn vị phần triệu (pt). Chất làm chuẩn thường
chọn là têtramêtylsilan (TMS) vì TMS chỉ có một vạch hẹp và vạch này ở xa các tín hiệu cộng
hưởng prôton khác. Hiện nay trong hoá học tồn tại hai loại thang đo đo độ chuyển dịch hoá
học  và  liên hệ với nhau theo =10-
Trong ví dụ dưới đây độ chuyển dịch hoá học của –CH3 là 0,9pt; -CH2 là 1,3pt; -CH là
1,5pt được viết như sau: phổ CHP, , phân tử. 0,9(CH3); 1,3(CH2); 1,5(CH).
HÌNH
3- Cường độ (diện tích của pic) chỉ ra số lượng của proton mỗi loại trong phân tử.
Thường cường độ này được chỉ ra trên phổ CHP bằng đường bậc thang và mỗi bậc của nó tỷ lệ
với diện tích của tín hiệu.Ví dụ trong phổ CHP của p-tecbutyltoluen sau đây có số lượng
proton a là 9 tương ứng với 18mm, proton b là 3 tương ứng với 6mm, proton c là 4 tương ứng
với 8mm.
HÌNH
4- Sự phân chia tín hiệu thành các vạch chỉ ra ảnh hưởng của các proton xung quanh
đến proton khảo sát do sự tương tác spin-spin. Ví dụ trong phổ CHP của etylbrômua tín hiệu
cộng hưởng của nhóm CH3 là 3 vạch, còn của CH2 là 4 vạch.
HÌNH
Xét nhóm CH3 ta thấy proton của nó bị ảnh hưởng bởi nhóm CH2. Trong từ trường
proton CH2 có thể định hướng:
 -1/2 + (-1/2) = 1
  ,  -1/2 +1/2 –1/2 +1/2 = 0
 +1/2 +1/2 = 1
Do ảnh hưởng của proton CH2 như trên nên proton nhóm CH3 bị phân thành 3 vạch theo
tỷ lệ 1:2:1.
39
Xét proton CH2 ta thấy nó bị ảnh hưởng của nhóm CH3. Trong từ trường của CH3 nó có
thể định hướng:

   , , 
, , 

 H0
Do ảnh hưởng của nhóm CH3 nên proton của nhóm CH2 bị phân thành 4 vạch theo tỷ lệ
1:3:3:1.
Khoảng cách giữa các vạch kề nhau của một tập hợp được đo bằng ? gọi là hằng số
tương tác spin-spin J. Hằng số này đặc trưng cho sự tương tác giữa các nhóm nguyên tử trong
phổ CHP.
1.8. PHÂN LOẠI CÁC PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC HỮU CƠ.
Các phản ứng hữu cơ phân loại bằng nhiều cách khác nhau: theo tiến trình phản ứng,
theo phương thức sắp xếp lại liên kết và theo số các phân tử tham gia vào bước quyết định tốc
độ phản ứng.
1.8.1. Theo tiến trình phản ứng.
a. Các phản ứng cộng hợp (kí hiệu là A từ chữ addition tức là cộng hợp). Ví dụ:
-C = C- + Br-Br  -C - C-
Br Br
R-NH2 + H+  R-NH3+
b. Các phản ứng tách loại (ký hiệu Elimination tức là tách)
Ví dụ: -C - C-  -C = C- + H2 O
H OH
c. Các phản ứng thế (ký hiệu là S từ chữ Substitution tức là thế).
Ví dụ: R-H + Cl-Cl  R-Cl + HCl
R-X + Y-  R-Y + X-
Theo phương thức sắp xếp lại liên kết.
a. Các phản ứng gốc.
Đây là loại phản ứng mà trong đó ở một số giai đoạn của phản ứng đã xuất hiện những
sản phẩm (hay sản phẩm trung gian) có một điện tử không liên kết. Thường các gốc tự do được
tạo thành do sự phân cắt đồng ly.
40
Ví dụ: A : B  A. + B.
Cl : Cl  2Cl.
RO: OR  2RO.
b. Các phản ứng phân cực hay phản ứng ion.
Trong những phản ứng này các liên kết được tách ra hay tạo thành bằng một cách bất
đối xứng, tức là cặp liên kết được một bên giữ lại hoặc do một bên của liên kết mang đế.
Thường cặp liên kết điện tử được tạo thành do sự phân cắt dị ly.
Ví dụ : A:B  A+ + B-
H :Cl Cl- + H+
Ta phân biệt những phản ứng ái nhân N (Nucleophin) và những phản ứng ái điện tử E
(Electronphin). Theo qui định bao giờ cũng căn cứ vào tác nhân phản ứng (reagent) để xác
định xem một phản ứng là ái nhân hay ái điện tử. Nhưng cũng giống như phản ứng Ôxi hoá-
khử ái nhân và ái điện tử là hai mặt của một quá trình gắn bó với nhau cho nên nhiều khi gọi
một cấu tử tham gia phản ứng là tác nhân hay là hợp chất (substrat) chỉ là điều kiện tuỳ ý.
Thường thì chất có cấu trúc ít phức tạp là tác nhân, còn chất có cấu trúc phức tạp là chất nền.
Ví dụ trong phản ứng cộng triankylamin với boriflorua thì triankylamin là tác nhân ái nhân
còn boriflorua là tác nhân ái điện tử.

Ái nhân
R F R F
R N + B -F R-N-B-F
R F R F
Ái điện
tử

Các tác nhân ái nhân thường là:


- Các ion có điện tích âm, các hợp chất có cặp điện tử tự do, các hợp chất có liên kết bội
hoặc các hợp chất thơm.
Các tác nhân ái điện tử thường là:
- Các ion có điện tích dương, các hợp chất có vỏ điện tử chưa hoàn chỉnh (Axit Liut),
các hợp chất axêtylen, các hợp chất có nhóm cacbônyl, các halogen.
1.8.3 Theo số các phân tử tham gia bước quyết định tốc độ phản ứng.
1, Các phản ứng đơn phân tử
2, Các phản ứng lưỡng phân tử
41
3, Các phản ứng có số phân tử cao hơn
42
CHƯƠNG II
HYĐRÔCACBON NO
(ANKAN)
Các hợp chất hữu cơ chỉ có chứa 2 nguyên tố hyđrô và cacbon được gọi là hyđrôcacbon.
Dựa vào sự cấu tạo khác nhau, các hyđrôcacbon được chia làm hai loại chính: hợp chất không
thơm và hợp chất thơm. Các hợp chất không thơm được chia thành ankan, anken, ankin và các
hợp chất mạch vòng tương ứng của chúng (xyclôankan, xyclôanken, xiclôankin).
2.1. Dãy đồng đẳng, đồng phân.
Hợp chất đơn giản nhất của ankan là CH4. Nó có cấu tạo tứ diện (nguyên tử cacbon có
ocbitan lai tạo sp3, góc liên kết là 109028’, độ dài liên kết là 1,09 A0).
Các hợp chất tiếp theo là êtan, prôpan, butan…gọi là các hợp chất đồng đẳng của ankan:
CH4, CH3-CH3, CH3-CH2-CH3, CH3-CH2-CH2-CH3…
Dãy hợp chất mà trong đó thành phần phân tử của hợp chất tiếp theo khác với thành
phần phân tử của hợp chất trước đó một đơn vị cấu tạo nhất định gọi là dãy đồng đẳng. Các
hợp chất của dãy gọi là chất đồng đẳng.
Như vậy các hợp chất ankan tạo thành dãy đồng đẳng ankan mà trong đó hai hợp chất kề
nhau khác nhau bởi một đơn vị cấu tạo là CH2. Từ đó ta suy ra công thức tổng quát của ankan
là: CnH2n+2.
Cùng với sự tăng lên của số lượng nguyên tử cacbon trong phân tử sẽ làm tăng số lượng
những khả năng phân bố khác nhau của các nguyên tử cacbon dẫn đến sự tạo thành các đồng
phân khác nhau.
Ví dụ: pentan có 3 đồng phân, hecxan có 5 đồng phân, heptan có 9 đồng phân, đêkan có
75 đồng phân, êkôzan (C20H42) có 366.319 đồng phân.
Pentan (C5H12)
C
C-C-C-C-C C-C-C-C
C-C-C
C
C
n-pentan izôpentan neopentan
2.2. Danh pháp
Các hyđrôcacbon được gọi tên thao các danh pháp như đã trình bày ở phần đại cương
(1.1.5).
2.3. Tính chất vật lý.
Lực liên kết phân tử gồm 2 loại: lực tác dụng lưỡng cực và lực Van-đec-van.
43
Lực tác dụng lưỡng cực được gây ra bởi sự hút nhau của đầu mang điện tích dương của
phân tử phân cực này với đầu âm của phân tử kia. (ví dụ như trong phân tử HCl).

+ -

- +
Trong trường hợp hợp chất không phân cực, sự phân bố của điện tích là
đối xứng (ví dụ CH4) do đó tổng các mômen phân cực bằng 0. Nhưng mặt khác điện tích luôn
luôn chuyển động, vì vậy ở một thời điểm xác định nào đó sự phân bố của chúng thay đổi do
đó làm xuất hiện một sự phân cực nhỏ. Chính sự phân cực tức thời này làm ảnh hưởng đến sự
phân bố của các điện tử trong phân tử CH4 khác. Kết quả làm phân tử phân cực cảm ứng. Sự
phân cực này tạo ra lực liên kết các phân tử lại với nhau. Lực đó chính là lực Van-đec-van.
Lực này có hiệu lực trong một khoảng cách ngắn và chỉ giữa các phân tử tiếp xúc với nhau, tức
là giữa các bề mặt của các phân tử. Vì vậy phân tử càng lớn, tức là bề mặt của các phân tử
càng lớn thì lực đó càng mạnh. Thực nghiệm đã chứng minh rằng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ
nóng chảy của ankan tăng theo chiều tăng của số nguyên tử cacbon có trong phân tử.
Bảng tính chất vật lý của một số ankan.
Hợp chất Công thức phân tử t0nc t0s dg/ml
Mêtan CH4 -183 -162
Êtan CH3CH3 -172 -88, 5
Prôpan CH3CH2CH3 -187 -42
n-butan CH3(CH2)2CH3 -138 0
n-pentan CH3(CH2)3CH3 -135 36 0, 625
n-hecxan CH3(CH2)4CH3 -95 69 0, 659
n-heptan CH3(CH2)5CH3 -90 89 0, 684
n-octan CH3(CH2)6CH3 -57 126 0, 703
n-nonan CH3(CH2)7CH3 -54 151 0, 718
n-đêkan CH3(CH2)8CH3 -31 174 0, 730

Nếu biểu diễn sự phụ thuộc cuả nhiệt độ nóng chảy của các hyđrôcacbon no mạch thẳng
vào số nguyên tử cacbon có trong phân tử thì ta sẽ thu được đồ thị hình răng cưa.
HÌNH
44
Theo quy tắc kinh nghiệm, trừ một số ankan thấp nếu mạch của phân tử tăng thêm một
nguyên tử cacbon thì nhiệt độ sôi của ankan tăng lên 20-300C.
Trên thực tế 4 ankan đầu là những chất khí, 13 ankan tiếp theo (từ C5 đến C17) là chất
lỏng, từ ankan C18 trở đi là chất rắn.
Ankan không phân cực nên tan tốt trong dung môi không phân cực.
Tỷ trọng của các ankan tăng lên khi phân tử lượng tăng nhưng không quá 0, 8 g/ml.
Điều đó có nghĩa là ankan nhẹ hơn nước.
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ.
Thường các phương pháp điều chế các hợp chất hữu cơ được chia làm 2 loại: phương
pháp công nghiệp và phương pháp phòng thí nghiệm. Hai phương pháp này có những điểm
khác nhau sau đây:
Phương pháp công nghiệp thường thu nhận một khối lượng hợp chất lớn với giá thấp
trong khi đó phòng thí nghiệm cần tổng hợp một vài trăm gam, một vài gam hoặc ít hơn,
không quan tâm đến giá cả và thời gian cần thiết để tổng hợp.
Phương pháp công nghiệp sử dụng các hợp chất không chỉ dạng tinh khiết mà cả dạng
hỗn hợp nhiều chất, còn trong phòng thí nghiệm luôn luôn đòi hỏi phải ở dạng tinh khiết.
Phương pháp công nghiệp thường chọn cách thu nhận hợp chất sao cho thuận lợi về việc
vận dụng các dây chuyền công nghệ và thiết bị. Vì vậy thường phương pháp công nghiệp chỉ
có ý nghĩa với cách thu nhận một hợp chất nhất định. Trái lại phương pháp phòng thí nghiệm
quan tâm đến việc sử dụng cho cả một loạt hợp chất cùng loại với nhau.
2.4.1. Phương pháp công nghiệp.
a. Nguồn thu nhận chính của ankan là dầu mỏ và khí thiên nhiên. Sự thối rữa hàng triệu
năm của các tầng địa chất đã chuyển hoá các hợp chất hữu cơ phức tạp của động thực vật thành
hồn hợp ankan có thành phần từ 1 đến 30, 40 nguyên tử cacbon. Thường khí thiên nhiên chỉ
chứa những ankan nhẹ (có phân tử lượng nhỏ) chủ yếu là CH4. Dầu mỏ có thành phần ankan
phức tạp hơn. Bằng phương pháp chưng cất dầu mỏ, người ta tách các loại ankan ra khỏi nhau,
được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, công nghiệp. Các ankan là chất khí được sử dụng làm
nhiên liệu đốt. Các ankan là chất lỏng được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ dốt trong, các
ankan cao hơn dạng dầu (luille) dùng bôi trơn. Các ankan rắn như parafin dùng làm nến…
crăcking
CnH2n+2 + CmH2m+2 + C(n-m)H2(n-m)
b. Phương pháp tổng hợp từ ôxyt cacbon CO.
45
Cho hỗn hợp ôxyt cacbon với hyđrô ở nhiệt độ 2500C và áp suất thường đi qua xúc tác
kim loại hay Co.
nCO + (2n+1) H2 cnH2n+2 + nH2O
2.4.2. Phương pháp phòng thí nghiệm.
a. Tổng hợp mêtan từ cacbua nhôm.
Al4C3 + 12H2O 4Al(OH)3 + 3CH4
Từ sunfua cacbon
CS2 + 2H2S +8 Cu CH4 + 4 Cu2S
Từ axêtat natri (phương pháp kiềm nóng chảy)
CH3COONa + 2Na CH4 + Na2CO3
b. Tổng hợp êtanP: phản ứng Vuyếc.
2CH3Cl + NaOH CH3CH3 + 2NaCl
Phản ứng Kôbe: điện phân muối axêtat. Tại anốt anion CH3COO- bị phóng điện tích
thành rađical CH3COO. Và bị phân huỷ thành CO2 và êtan.
2CH3COO. CH3CH3 + CO2
c. Tổng hợp các ankan cao hơn.
Khử hoá các dẫn xuất ankylhalogenua.
HOH
RX + Mg RMgX RH (RMGX là tác nhân GRINHA)
Mg
Ví dụ: CH3CH2CHBrCH3 CH3CH2CHMgBrCH3 HOH CH3CH2CH2CH3
Sec-butylbrômua n-butan
Khử bằng kim loại trong môi trường axít.
RX + Zn + H+ RH + Zn2+ + X-
Zn/H+
CH3CH2CHBrCH3 CH3CH2CH2CH3
Khử bằng axít iôđic ở nhiệt độ cao.
RX + 2HI RH + HX + I2
CH3CH2CH2CH2CH2Cl + HI CH3CH2CH2CH2CH3
d. Hyđrô hoá anken.
H2/Ni
CnH2n CnH2n+2
Trong tất cả các phương pháp trên đây, phương pháp hyđrô hoá các anken có ý nghĩa
nhất vì: phản ứng tiến hành đơn giản (khuấy trộn một anken với hyđrô ở một áp suất vừa phải
và một lượng xúc tác nhỏ, ta sẽ thu được một ankan có khung cacbon giống như anken ban
đầu). Mặt khác nguồn nguyên liệu anken rẻ, dễ thu nhận bằng nhiều phương pháp khác nhau.
46
Khử hoá các ankylhalogenua bằng tác nhân Grinha là phản ứng thế trực tiếp nguyên tử
halogen bằng hyđrô. Ankan thu được cũng giữ nguyên khung cacbon ban đầu. Đây cũng là
phương pháp có ý nghĩa thực tế lớn vì các alkylhalogenua dễ dàng thu nhận từ các hợp chất
khác. Tuy nhiên trong trường hợp yêu cầu điều chế một chất nào đó mà có thể sử dụng được cả
2 phương pháp thì nên chọn phương pháp hyđrô hoá anken vì nó đơn giản hơn và có hiệu suất
phản ứng cao hơn. Phản ứng Vuyêc chỉ có ý nghĩa dùng để điều chế các ankan đối xứng.
Na
Ví dụ: 2CH3Br CH3CH3
Na
2CH3CH2Br CH3CH2CH2CH3
Trong trường hợp dùng để điều chế cacbon bất đối xứng thì phản ứng Vuyêc ít có ý
nghĩa vì tạo thành một hỗn hợp sản phẩm do đó làm tăng thêm khối lượng chất ban đầu và làm
phức tạp quá trình tách sản phẩm.
Ví dụ: R1X + 2Na + R2X R1-R2 + NaX
2R1X R1-R1 (sản phẩm phụ)
2R2X R2-R2 (sản phẩm phụ)
Cơ chế của phản ứng Vuyêc cho đến nay vẫn chưa được chứng minh nhưng trong đó có
hai giai đoạn cơ bản là:
RX + 2Na RNa + NaX
RNa + RX R-R + NaX
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
Ankan trước đây gọi là parafin (từ chữ latinh parumaffinis tức là ái lực hoá học yếu) đã
nói lên rằng khả năng phản ứng của chúng yếu. Ankan không có khả năng kết hợp với hyđrô
nên được gọi là hyđrôcacbon no. Ankan không phản ứng trực tiếp với clo, brôm, chỉ bị oxy hoá
bởi các tác nhân mạnh ở nhiệt độ cao như KMnO4.
Các phản ứng của ankan.
1- Phản ứng halogen hóa.
R-C-H + X2 R-C-X + HX
2- Phản ứng với điazômêtan và kêten.
CH2N2

R-C-H + điazômêtan R-C-CH-H + (N2 hay CO)


2
CH2=C=O
Kêten
3- Phản ứng đốt cháy. CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n+1) H2O
47
4- Phản ứng crăcking.
400-6000 C
CnH2n+2 CmH2m+2 + Cn-mH2(n-m)
5- Phản ứng sunfônic hoá:
R-C-H + HO-SO3H R-C-SO H + H2 O
3
6- Phản ứng sunfôclo hoá:
R-C-H + SO2 + Cl2 R-C-SO Cl + HCl
2
7- Phản ứng nitrô hoá:
R-C-H + HO-NO2 R-C-NO + H2 O
2

2.5.1. Phản ứng halogen hoá.


a. Trước hết ta nghiên cứu phản ứng clo hoá mêtan.
Hỗn hợp khí mêtan và clo dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ (250-4000C) thì
chúng sẽ tác dụng mãnh liệt với nhau tạo thành phân tử mêtylclorua. Mêtylclorua có thể tiếp
tục tham gia phản ứng clo hoá tạo thành mêtylenclorua. Phản ứng có thể tiếp tục xảy ra và tạo
thành triclomêtan (clorofoc) hoặc têtraclomêtan (cacbon têtraclorua).
Cl2 Cl2 Cl2 Cl2
CH4 as
CH3Cl as
CH2Cl2 CHCl3 CCl4
as as
Vì vậy để hiểu rõ phản ứng ta phải làm sáng tỏ mấy vấn đề sau:
Mêtan và clo không tác dụng với nhau trong bóng tối ở nhiệt độ thường. Phản ứng dễ
dàng xảy ra trong bóng tối ở nhiệt độ 2500C hoặc ở nhiệt độ thường khi được chiếu sáng. Nếu
phản ứng được khơi mào bằng ánh sáng thì có hàng ngàn phân tử mêtylclorua được tạo thành
khi phản ứng hấp thụ một phôton ánh sáng. Khi có một lượng nhỏ oxy sẽ làm giảm tốc độ phản
ứng đi một thời gian. Thời gian này phụ thuộc vào lượng oxy có trong phản ứng.
Để giải thích phù hợp với các vấn đề đặt ra trên đây, người ta đã đề nghị một cơ chế
tổng quát cho phản ứng clo hoá mêtan như sau:
t0C
Cl2 2Cl. (1)
CH4 + Cl. CH3. + HCl (2)
CH3. + Cl2 CH3Cl + Cl. (3)
tiếp theo (2), (3), (2), (3)…
Quá trình víêt phản ứng hoá học theo từng giai đoạn xảy ra gọi là cơ chế phản ứng. Loại
cơ chế trên đây gọi là cơ chế gốc. Ở giai đoạn (1) xảy ra sự phá vỡ phân tử clo thành các gốc tự
do cần một năng lượng để phá vỡ liên kết. Năng lượng đó được cung cấp bằng sự đun nóng
hoặc chiếu sáng. Gốc tự do Cl. cũng giống như các gốc tự do khác có khả năng phản ứng rất
mạnh và do đó nó tìm cách kết hợp với một electron để làm đầy lớp 8 điện tử của mình. Để đạt
48
được điều đó gốc Cl. cần phải va chạm với các nguyên tử hoặc các phân tử khác. Sự va chạm
với các gốc tự do Cl. khác có xác suất rất nhỏ vì rằng nồng độ của chúng tạo thành ở một thời
điểm bất kỳ rất ít. Sự va chạm với phân tử clo chỉ dẫn đến sự thay đổi một gốc tự do này bằng
một gốc tự do khác mà thôi.
Cl. + Cl:Cl Cl:Cl + Cl.
Vì vậy chỉ có sự va chạm với phân tử mêtan mới dẫn đến việc tạo thành một gốc tự do
mới (giai đoạn 2).
Gốc mêtyl CH3. mới sinh ra cũng tương tự như gốc clo trước đây tìm cách làm đầy lớp
8 điện tử của mình bằng sự va chạm với các phân tử hoặc nguyên tử khác. Sự va chạm cũng chỉ
có ý nghĩa với phân tử clo vì mới tạo thành mêtylclorua và Cl. (giai đoạn 3). Gốc tự do clo mới
sinh ra này lại tham gia vào phản ứng (2), tiếp theo là phản ứng (3). Quá trình này được lặp đi
lặp lại nhiều lần tạo thành nhiều phân tử mêtylclorua.
Tuy nhiên các phân tử trên đây xảy ra không phải là vĩnh cửu vì rằng tuy sự va chạm
của các gốc tự do với nhau rất ít nhưng vẫn có thể xảy ra và do đó dẫn đến sự mất đi các gốc tự
do:
Cl. + Cl. Cl:Cl
CH3. + CH3. CH3CH3
CH3. + Cl. CH3Cl
Nếu trong phản ứng có mặt oxy thì:
CH3. + O2 CH3-O-O.
Gốc tự do CH3OO. Có khả năng phản ứng thấp hơn nhiều so với gốc CH3. nên làm cho
tốc độ phản ứng chậm lại. Hợp chất có khả năng làm cho phản ứng bị chậm lại hoặc làm dừng
phản ứng ngay cả khi với một lượng rất nhỏ gọi là chất ức chế. Trong ví dụ trên đây oxy là chất
ức chế CH3OO. là gốc ức chế.
Điều cuối cùng chúng ta cần phải giải thích là tại sao thu được một hỗn hợp nhiều sản
phẩm và có thể khống chế phản ứng để thu được một sản phẩm duy nhất là mêtylclorua hay
không?
Ở thời gian đầu của phản ứng, mêtan tác dụng với clo tạo thành mêtylclorua (I). Theo
thời gian khối lượng mêtan bớt dần và mêtylclorua tăng lên do đó mêtylclorua sẽ tham gia cạnh
tranh với mêtan trong phản ứng clo hoá. Khi nồng độ của mêtylclorua lớn hơn nồng độ mêtan
thì clo sẽ tác dụng nhiều hơn với mêtylclorua, II trở thành chủ yếu. Tương tự như vậy sẽ xảy ra
các phản ứng III, IV. Vì vậy sản phẩm của phản ứng là một hỗn hợp 4 dẫn xuất
49
ankylhalogenua. Có thể khống chế để phản ứng chỉ tạo ra một sản phẩm chủ yếu là mêtylclorua
bằng cách cho dư mêtan. Trong trường hợp này lượng mêtan luôn luôn nhiều hơn mêtylclorua
và do đó sẽ hạn chế được phản ứng II.
b. Phản ứng dây chuyền.
Phản ứng giữa mêtan và clo trên đây người ta gọi là phản ứng dây chuyền tức là phản
ứng xảy ra qua nhiều giai đoạn mà trong đó giai đoạn này làm sinh ra những trung tâm có khả
năng phản ứng mạnh để gây ra phản ứng của giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là phản ứng đặc
trưng cho các hợp chất ankan nói chung.
Giai đoạn tạo gốc X2 2X. (1)
Giai đoạn phát triển mạch X. + X. R. + RX (2)
R. + X2 RX + X. (3)
tiếp theo (2), (3), (2), (3)…
Giai đoạn tắt mạch X. + X. X2 (4)
X. + R. RX (5)
R. + R. R-R (6)
Trên giản đồ năng lượng của phản ứng clo hoá mêtan ta nhận thấy rằng E2, E3 có
nghĩa là trong hai phản ứng phát triển mạch, phản ứng (2) xảy ra chậm hơn nhiều so với (3) do
đó phản ứng (2) có tính chất quyết định tốc độ phản ứng.
E trạng thái chuyển tiếp

E2

E3
CH4+Cl.

CH3. + Cl2
CH3Cl+ Cl.

c. Định hướng phản ứng halogen hoá. tiến trình phản ứng

Xét các phản ứng halogen hoá các hợp chất sau:
Cl. Cl2
CH4 CH3. CH3Cl
.
Cl . Cl2
CH3-CH3 CH3-CH2 CH3-CH2Cl
Cl2
CH3-CH2-CH2. CH3-CH2-CH2-Cl
CH3-CH2-CH2-H
gốc n-prôpyl n-prôpylclorua
. Cl2
CH -CH -CH CH -CHCl-CH3
Trong phản ứng của prôpan với3 clo, gốc 3prôpyl được 3tạo thành khi tách đi một hyđrô
gốc izôprôpyl izôprôpylclorua
bậc I, izôprôpyl được tạo thành khi tách hyđrô bậc II. Ta nhận thấy rằng trong phân tử prôpan
50
có 6 hyđrô bậc I và 2 hyđrô bậc II nên xác suất va chạm của Cl. với các loại hyđrô này là 6:2
(hay 3:1) có nghĩa là sản phẩm n-prôpylclorua: izôprôpylclorua là 3:1. Nhưng trong thực tế tỷ
lệ thu được là 1:1 (45:55). Nghĩa là izôprôpylclorua được tạo thành vào khoảng 3 lần nhiều
hơn là n-prôpylclorua. Điều đó chỉ có thể giải thích bằng năng lượng hoạt hoá Ea (Ea dùng để
tách hyđrô bậc II nhỏ hơn rất nhiều so với hyđrô bậc I). Bằng sự khảo sát tương tự người ta đã
đi đến kết luận rằng khả năng tham gia phản ứng halogen hoá của các nguyên tử hyđrô biến
đổi theo dãy sau:
Hyđrô bậc I < Hyđrô bậc II < Hyđrô bậc III
Ở nhiệt độ phòng tỷ lệ đó vào khoảng 5, 0:3, 8:1, 0. Tỷ lệ này cho phép tiên đoán tỷ lệ
các sản phẩm sinh ra trong một phản ứng clo hoá.
Ví dụ: CH3CH2CH2CH3 Cl2/as CH3CH2CH2CH2Cl - CH3CH2CHClCH3
n-butylclorua izôbutylclorua
Ta có tỷ lệ sản phẩm:
n-butylclorua số hyđrô bậc I khả năng phản ứng hyđrô bậc I
= X
izôbutylclorua số hyđrô bậc II khả năng phản ứng hyđrô bậc II
6 1, 0 6 28%
= X = =
4 3, 8 15, 2 72%
Khả năng tham gia phản ứng của hyđrô với brôm xảy ra theo tỷ lệ hyđrô bậc I :
hyđrô bậc II : hyđrô bậc III = 1600 : 82 : 1
Sở dĩ khả năng tham gia phản ứng của các loại hyđrô trong phản ứng halogen hoá
thay đổi như trên là vì do ảnh hưởng của hiệu ứng +I của các nhóm ankyl nên dẫn đến độ
bền của các rađical biến đổi như sau:
CH CH3 H H
3
. C H3 . CH 3 . H .
CH3 C C C C

CH3 H H H
c. Sự xuất hiện nguyên tử cacbon bất đối xứng.
Trong phản ứng clo hoá n-butan có sản phẩm thu được sec-butylclorua có nguyên tử C2
bất đối, nhưng thực nghiệm chứng minh rằng sec-butylclorua
*
CH 3CH2-CH -CH3
Cl
là một hợp chất không quang hoạt. Điều đó được giải thích rằng ở giai đoạn (2) gốc Cl. tách đi
một nguyên tử hyđrô bậc II tạo thành sec-butylclorua. Nguyên tử cacbon trong gốc tự do có
51
ocbitan lai tạo sp2. Giai đoạn tiếp theo để tạo thành liên kết C-Cl clo có thể tấn công cả từ hai
phía của mặt phẳng chứa ocbitan lai tạo sp2. Vì xác suất tấn công vào hai phía của mặt phẳng
như nhau nên tạo thành một số lượng bằng nhau các sản phẩm quay phải và quay trái, do đó
góc quay của ánh sáng phân cực triệt tiêu lẫn nhau nên hỗn hợp sản phẩm thu được không
quang hoạt. Người ta gọi hỗn hợp này là biến thể Raxêmic.

Vậy hỗn hợp Raxêmic tức là hỗn hợp một số lượng bằng nhau của đồng phân quang học
quay phải và quay trái. Phản ứng tạo thành hỗn hợp Raxêmic gọi là phản ứng Raxêmic hoá.
2.5.2. Mêtylen hoá.
Mêtylen được tạo thành trong phản ứng phân tích các hợp chất điazômêtan hoặc xêten
dưới tác dụng của nhiệt:
t0 C
CH2=N+=N- CH2 + N2
0
CH2=C=O tC CH2 + CO
Mêtylen có tính hoạt động hoá học mạnh và do đó tham gia phản ứng mêtylen hoá:
CH3CH2CH2CH2CH2CH3 n-hexan
CH2N2
CH3CH2CH2CH2CH3 CH 3 CH 2 CH 2 CHCH 3 2-mêtylpentan
t0C
CH 3
CH 3 CH 2 CHCH 2 CH 3 3-mêtylpentan

CH 3
CH2=C=O
CH3CH2CH2CH3 CH3CH2CH2CH2CH3 + CH 3 CH 2 CHCH 3
t0C
CH 3
2.5.3. Phản ứng đốt cháy.
Phản ứng ankan với ôxy tạo thành CO2 và nước cùng với sự giải phóng một năng lượng
lớn thường được sử dụng để thu năng lượng. Cho đến nay cơ chế của phản ứng này chưa được
chứng minh nhưng chắc chắn rằng đây là phản ứng dây chuyền cơ chế gốc. Một trong những
ứng dụng rất quan trọng của phản ứng này là dùng nhiệt đốt cháy các hyđrôcacbon để chạy các
động cơ đốt trong. Việc sử dụng các động cơ áp suất cao đã có ý nghĩa rất lớn nhưng làm xuất
hiện một khó khăn: nhiên liệu trong xylanh thường tự nổ ở những thời điểm chưa cần thiết nên
làm giảm sức máy. Để khắc phục điều này người ta khắc phục bằng hai phương pháp:
52
1- Chọn những hyđrôcacbon thích hợp để làm nhiên liệu động cơ.
2- Cho thêm hợp chất têtramêtyl chỉ vào nhiên liệu.
Theo phương pháp thứ nhất người ta đã phân loại rằng hyđrôcacbon tốt nhất để làm
nhiên liệu động cơ là hợp chất izôoctan.
CH3C(CH3)2CH2CH(CH3)2
2, 2, 4-trimêtylpentan (izôoctan)
Người ta quy định izôoctan có chỉ số octan là 100. Hợp chất có chỉ số octan kém nhất là
n-heptan (bằng 0). Chỉ số octan của nhiên liệu tăng lên rất mạnh khi cho thêm một lượng
têtraêtyl chì.

CHƯƠNG 3
ANKEN
Anken là loại hyđrôcacbon có số lượng nguyên tử hyđrô trong phân tử ít hơn trong
ankan tương ứng là hai nguyên tử. Vì nó có khả năng cộng hợp với hyđrô nên được gọi là
hyđrôcacbon chưa no. Công thức tổng quát của anken là CnH2n.
3.1. CẤU TẠO VÀ ĐỒNG PHÂN CỦA ANKEN.
3.1.1. Cấu tạo.
Cấu tạo đơn giản nhất của dãy anken là êtylen C2H4, trong phân tử êtylen 2 nguyên tử
cacbon đều có ocbitan lai toạ là sp2. Các ocbitan lai tạo này xen phủ với ocbitan s của hyđrô
vào với nhau tạo thành 5 liên kết  nằm trong một mặt phẳng. Mỗi nguyên tử cacbon còn lại
một điện tử tự do xen phủ với nhau tạo thành liên kết  (2 đám mây điện tử nằm phía trên và
phía dưới của mặt phẳng chứa liên kết ).
H H
H H 1,09A0
1,34A0
C C 117,50
C C
1210 H
H H H

Hợp chất tiếp theo là prôpen C3H6 có cấu tạo là CH3-CH=CH2.


Tiếp theo là butylen có một số cấu tạo:
CH3CH2-CH=CH2 CH3-CH=CH-CH3 CH3CH=CH2
CH3
Buten-1 buten-2 izôbuten
53
Hợp chất buten-2 có thể viết dưới 2 dạng đồng phân hình học:

H H H CH3
C= C C = C
CH3 CH3 CH3 H

Cis-buten-2 trans-buten-2
3.1.2. Đồng phân hình học.
Đồng phân hình học là loại đồng phân xuất hiện do sự cản trở quay tự do của các
nguyên tử xung quanh liên kết đôi C=C. Người ta ký hiệu các đồng phân có hai nhóm thế hoặc
hai nguyên tử giống nhau nằm về cùng một phía cuă mặt phẳng  là đồng phân cis, nếu nằm
khác phía là đồng phân trans.
Tất nhiên sự cản trở quay xung quanh liên kết đôi đối với các nguyên tử cacbon của
anken nào cũng có thể nhưng đồng phân hình học chỉ xuất hiện khi nào các nhóm thế ở các
nguyên tử cacbon nối đôi khác nhau.

H H H H CH3 H

C = C C = C C= C
CH3 H C2H5 H CH3 H

Không có đồng phân hình học


H H H Cl

C= C C= C
Cl Cl Cl H
Cis-đicloêtan trans-đicloêtan
Đặc điểm của các đồng phân hình học là chúng có các tính chất vật lý khác nhau, có các
tính chất hoá học tương tự nhau vì cùng một loại hợp chất nhưng mức độ tham gia các phản
ứng hoá học của chúng khác nhau vì có cấu tạo hình học khác nhau.
3.2. CÁCH GỌI TÊN.
3.2.1. Danh pháp thông thường.
Giống như ankan, các hợp chất anken đơn giản nhiều khi được gọi bằng các tên gọi
thông thường như: êtylen, prôpylen, butylen…Hợp chất butylen phân biệt nhau bởi các tiền tố
 , izô-. Các đồng phân hình học như đã nói ở trên phân biệt nhau bằng cis hoặc trans. Nhưng
cách gọi này bị hạn chế khi dùng để gọi tên các anken phức tạp.
54
3.2.2. Danh pháp IUPAC.
1- Mạch chính được chọn là mạch dài nhất có chứa nối đôi cacbon-cacbon. Hợp chất
cần gọi được xem như là dẫn xuất cuả mạch chính mà ở đó các nguyên tử hyđrô được thay thế
bằng các nhóm thế khác nhau. Tên gọi của mạch chính (êten, prôpen, buten, penten…) được
tạo thành bằng cách đổi đuôi –an của ankan tương ứng thành đuôi –en.
2- Đánh số mạch chính sao cho vị trí nối đôi là nhỏ nhất (lấy số đầu của nguyên tử
cacbon nối đôi).
3- Gọi tên các nhóm thế cùng với các chỉ ố của nó trước tên gọi của mạch chính.
Ví dụ:
CH3 CH3
CH3-C-CH=CH2 CH3-C-CH=CH-CH3
CH H4-mêtylbuten-2
3, 3-đimêtylbuten-1
3

3.2.3. Tính chất vật lý.


Tương tự như ankan, anken không hoà tan hoặc rất ít hoà tan trong nước nhưng tan tốt
trong các dung môi không phân cực như benzen, ête, CCl4…Chúng có tỷ trọng nhỏ hơn nước.
Nhiệt độ sôi của các anken tương tự như ankan, cứ tăng thêm một nguyên tử cacbon trong
mạch thì nhiệt độ sôi tăng lên 20-300C.
Bảng một số tính chất vật lý của anken.
Tên gọi Công thức T0 C Tnc0C D
Êtylen CH2=CH2 -102 -169
Prôpylen CH2=CH-CH3 -48 -185
Buten-1 CH2=CHCH2CH3 -6, 5
Penten-1 CH2=CH(CH2)2CH3 30 0, 648
Hexen-1 CH2=CH(CH2)3CH3 63, 5 -138 0, 675
Hepten-1 CH2=CH(CH2)4CH3 93 -119 0, 698
Octen-1 CH2=CH(CH2)5CH3 132, 5 -104 0, 716
Nonen-1 CH2=CH(CH2)6CH3 146 0, 731
Đêken-1 CH2=CH(CH2)7CH3 171 -87 0, 743

Nếu ankan hoàn toàn không phân cực thì anken tuỳ thuộc vào cấu tạo hình học của nó
có thể phân cực.
H H
H Cl
C = C
C = C
Cl Cl
Cl H
55

0  =0
3.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ.
3.4.1. Phương pháp công nghiệp.
Trong công nghiệp anken được điều chế bằng phương pháp crăcking dầu mỏ.
CnH2n+2 400-6000C CmH2m+2 + C(n-m)H2(n-m)
Các anken có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5 có thể thu nhận được dưới dạng tinh khiết
bằng cách chưng cất phân đoạn.
3.4.2. Phương pháp tổng hợp.
1- Tách loại anklhalogenua
KOH/ancol
-C-C- -C=C-
H X
KOH/ancol
CH3CH2CH2CH2Cl CH3CH2CH=CH2
KOH/ancol
CH 3CH2-CH -CH3 CH3CH=CHCH3 + CH3CH2CH=CH2
Cl
H2SO4 (đ)
2- Đề hyđrat ancol. - C - C - - C=C - + H2 O
H OH
H2SO4 (đ)
CH2 - CH2 CH2 = CH2 + HOH
1700C

H OH

H+
CH3CH2CH2CH2OH CH3CH=CHCH3 + CH3CH2CH=CH3
3. Tách loại alkylđihalogenua.

-C-C- + Zn -C=C- + ZnX2

X X
Ví dụ:
CH3CH - CHCH3 CH3CH = CHCH3 + ZnBr2
Br Br
4. Khử hoá các ankin. R R
H2/Ni (Pd, Pt)
C = C sản phẩm cis
H H
R-C C-R
R H
Na(Li)/NH3
C = C
H R
56

sản phẩm trans

Trong các phương pháp trên đây 2 phương pháp quan trọng nhất là tách loại
ankylhalogenua và đêhyđrat ancol. Tất nhiên cả 2 phương pháp đều có một hạn chế lớn là
hydrô có thể bị tách ở cả 2 nguyên tử cacbon cạnh cacbon mang nhóm halogen nên sản phẩm
của phản ứng không tinh khiết.
3.4.3. Phản ứng tách loại.
a. Phản ứng tách loại đơn phân tử E1.
Trong phản ứng E1 tốc dộ phản ứng được quyết định ở bước tạo thành cacbôcation

+
H-C-C-X X- + H - C - C+ -C=C- + H-X

Ví dụ:
(CH3)2C - CH3 + H+ (CH3)2C - CH3 (CH3)2C = CH3
OH2
OH
(CH3)2C = CH2 + H+
b. Phản ứng tách lưỡng phân tử E2.
Trong phản ứng E2 hợp chất bazơ tham gia trạng thái chuyển tiếp tấn công vào một
nguyên tử hyđrô ở cacbon

Y- + H - C - C - X Y -…H…C…C…X - -
- C = C - + X + H-Y
c. Ảnh hưởng của bậc liên kết và cấu trúc không gian nói chung tới hướng của phản ứng
tách loại.
Trong phản ứng tách loại các hợp chất mà nhóm thế X thuộc các nguyên tử cacbon bậc
II hoặc bậc III, phản ứng có thể xảy ra theo 2 hướng sau:

CH3-CH=CH-CH3 Tách loại Zaixep


CH3-CH-CH-CH3
H X CH3CH2CH=CH2 Tách loại Hốpman
Định hướng Zaixep xảy ra khi nào ôlêfin được tạo thành có số lượng các nhóm ankyl
nhiều nhất gắn vào 2 nguyên tử cacbonnối đôi. Trái lại định hướng Hôpman xảy ra khi ôlêfin

CH3 - CH2 - C = CH2


H2SO4
CH3 - CH- C(CH3)CH3 -HOH CH3
57
có số nhóm ankyl là nhỏ nhất. Thường thì các phản ứng E1 tạo ra chủ yếu sản phẩm tách loại
Zaixep.
Ví dụ: (12,5%)

(87,5%)

3.4.4. Tách loại ankylhalogenua.


Khi có mặt của các bazơ mạnh với nồng độ cao phản ứng tách loại các ankylhalogenua
xảy ra theo cơ chế E2.
X X
HO-
-C-C- -C…C- -
- C = C - + X + HOH
H
H…OH
Trạng thái chuyển
tiếp làm bazơ là: hyđrôxyt kiềm, ancolat kiềm, các hợp chất
Các chất thường được dùng
amin.
Ví dụ:
KOH/ancol
CH3CH2CHCH3 CH3 - CH = CH - CH3 + CH3 - CH2 - CH = CH2

Br 81% 19%
Tỷ lệ các sản phẩm anken trong một phản ứng tách loại được ưu tiên theo dãy biến đổi
sau:
R2C=CR2 > R2C-CHR > R2C=CH2 > RHC=CHR >RHC=CH2 > CH2=CH2
3.4.5. Tách loại ancol.
Phản ứng tách loại ancol xảy ra khi có mặt axit và đun nóng.
H+, t0C + HOH
-C-C- -C=C-
Khả năng tách
H loại
OH của ancol biến đổi:
Ancol bậc III > ancol bậc II > ancol bậc I
a. Cơ chế của phản ứng tách loại ancol.
H+ (1)
-C-C- nhanh -C-C-
H OH H +OH2

chậm
-C-C- -C-C- + HOH (2)
+
H +OH2 H

nhanh
-C-C- -C=C-
+
H
58

+ H+ (3)

b. Độ bền của cacbôcation


Trong phản ứng tách loại ancol, anken thu được nhiều khi không phù hợp với dự đoán
của cơ chế phản ứng.
H+
Ví dụ: CH3CH2CH2CH2OH -HOH CH3CH=CHCH3 + CH3CH2CH=CH2
chủ yếu

H+
CH3CH2CHCH2OH -HOH CH3 - CH = C - CH3 + CH3 - CH2 - CH = CH2

CH3 chủ yếu CH CH3


3

CH3 CH3 CH3


H+
CH3 - CH- CH - CH3 -HOH CH3 - C = C - CH3 + CH3 - C - CH = CH2
H3C OH chủ yếu CH3 CH3
Sở dĩ thu được sản phẩm của phản ứng tách loại không phù hợp với dự đoán của cơ chế
trong các phản ứng trên đây là do ion cacbôni tự chuyển vị để tạo thành ion cacbôni khác bền
hơn.
H+
CH3CH2CH2CH2OH CH3CH2CH2CH2+ ion bậc I
~H
CH3CH2CH2CH2+ CH3CH2C+HCH3 ion bậc II
CH3CH2C+HCH3 -H+ CH3CH=CHCH3 sản phẩm bền
Tương tự như vậy:

CH3 CH3
+ ~H
CH3CH2-C-CH2 CH3CH2-C-CH3
+
H
ion bậc I ion bậc III (bền hơn)
CH3 CH3CH3
+ ~CH3
CH3-C-CH-CH3 CH3 - C - CH - CH3
+
CH3
ion bậc II ion bậc III (bền hơn)
3.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ANKEN
Anken có chứa liên kết đôi giàu điện tử không bền nên phản ứng đặc trưng cho loại hợp
chất này là cộng hợp electrôphin phá vỡ liên kết.
59
3.5.1. Các phản ứng của anken.
a. Phản ứng cộng hợp.
Ni
1- Cộng hyđrô -C=C- + H2 - CH - CH -
H2 / Ni
CH3CH=CH2 CH3CH2CH3

2- Cộng halogen (X2 = Cl2, Br2)


-C=C- + X2 -C-C-
X X
Br2 / CCl4
CH3CH=CH2 CH3CHBr-CH2Br
3- Cộng hyđrôhalogenua
-C=C- + HX -C-C-
H X

CH3CH=CH2 + HI CH3CHICH3
CH3CHBrCH3
HBr
CH3CH=CH2
peôxit
CH3CH2CH2Br
4- Cộng nước
+ HOH H+ - CH - COH
-C=C-
CH3CH=CH2 HOH/H+ CH3CHOH-CH3
5- Cộng hypôhalogenua
-C=C- + X2 + HOH -C -C- + HX
OH X

CH3CH=CH2 + Cl2 + HOH CH3CHOHCH2Cl + HCl


6- Hyđrô bo hoá
H2O2
-C=C- + (BH3)2 -C -C- -C -C-
H BH2 H OH
7- Polyme hoá
n(-C = C-) (-C – C-)n
8- Cộng mêtylen
CH2N2 t0 C - C - C -
-C=C-
CH2-C-O CH2
9- Phản ứng ôxy hoá
-C=C- -C -C-
OH OH
60
+ KMnO4 (hoặc HCOOOH)
KMnO4
CH3CH=CH2 CH3CHOHCH2OH
b. Phản ứng thế
6000C
H-C-C=C- + X2 X-C-C=C-
0
600 C
CH3CH=CH2 + Cl2 Cl-CH2CH=CH2
c. Phản ứng ôzôn hoá O
HOH /Zn
-C=C- + O3 -C=O + O=C-
O O

O3 HOH /Zn
CH3CH2CH=CH2 CH3CH2CH=O + O=CH2
O3 HOH /Zn
CH3 C = CH2 CH3 C = O + O=CH2
CH3 CH3
3.5.2 Cơ chế phản ứng cộng hợp electrôphin.
Cơ chế của phản ứng cộng hợp electrôphin
+
AE xảy ra theo 2 bước.
Y +
+ -
- C = C - + Y -X - C = C - Y-C-C- (1) + X-
+
Y-C-C- (2)
Y-C-C-X
Bước (1) xảy ra chậm quyết định tốc độ phản ứng.
a. Phản ứng cộng halogen xảy ra trong môi trường trơ:
CCl4
CH2=CH2 + Br2 CH2Br=CH2Br
CCl4
CH3CH=CH2 + Br2 CH3CHBr-CH2Br
Đây là phản ứng dùng để phát hiện các hợp chất có chứa nối đôi C=C (làm mất màu đỏ
nâu của nước brôm).
b. Phản ứng cộng hợp hyđrôhalogenua
CH2=CH2 + HI CH3CH2I
CH3CH=CH2 + HI CH3CH2CH2I + CH3CHI-CH3\
CH3-C=CH2 + HI CH3-C-CH2I + CH3-CI-CH3
CH3 CH3 CH3
Khảo sát một lượng lớn các phản ứng cộng hợp tương tự như trên, Macôpnhicôp
(1869) đã đưa ra quy tắc: trong phản ứng cộng hợp electrôphin một axit có prôton vào một
ôlêfin, nguyên tử hyđrô liên kết với nguyên tử cacbon giàu hyđrô nhất. Như ta đã biết hướng
của phản ứng theo cơ chế AE được trình bày trên đây phụ thuộc vào ion cacboni. Do ảnh
hưởng của hiệu ứng +I nên độ bền vững của ion cacboni biến đổi:
R3C+ > R2C+H > RC+H2 > C+H2
61
Xét phản ứng:
+
CH3CHCH2 Ion bậc I
CH3CH=CH2 + HI H
+
CH3CHCH2-H Ion bậc II
Vì độ bền của cacbôcation bậc II lớn hơn bậc I nên sản phẩm chủ yếu là:
CH3C+HCH3 + I- CH3CHICH3
Theo kết quả của sự giải thích trên đây, quy tắc Macôpnhicôp có thể phát biểu tổng quát
như sau: phản ứng cộng hợp electrôphin vào liên kết đôi cacbon-cacbon xảy ra theo hướng nào
tạo thành ion cacbôni bền vững hơn.
Theo quy tắc này thì khả năng phản ứng của các anken với các axit biến đổi:
(CH3)2C=CH2 > CH3CH=CHCH3 > CH3CH2CH=CH2
hoặc CH3CH=CH2 > CH2=CH2 > CH2=CHCl
Do phản ứng xảy ra qua bước tạo thành cacbôcation nên sẽ tạo ra các sản phẩm chuyển
vị:
CH3 CH3 CH3
H + + Cl -
CH3-C-CH=CH2 CH3-C-CH-CH3 H+
CH3 - C - CH - CH3
CH3 CH3 CH3 Cl
Nhưng mặt khác trong phản ứng này còn tạo ra một sản phẩm chuyển vị sau đây:
CH3 CH3 CH3
+ ~CH3 -
CH3-C-CH-CH3 Cl CH3 - C - CH - CH3
CH3 - C - CH - CH3
+
CH3 CH3 Cl CH3
c. Phản ứng cộng halogen.
Đây là phản ứng xảy ra theo cơ chế AE 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 nguyên tử halogen dương điện cộng vào nối đôi tạo thành ion cacbôni.
- Giai đoạn 2 ion cacbôni kết hợp với nguyên tử halogen âm điện.
+
+ -
-C = C- + Br -Br -C = C- -C-C- - C - C - (1)
+
Br+
Br Br

-C-C- + Br- -C-C- (2)


+
Br Br Br
Phân tử Br2 bình thường không phân cực nhưng dưới ánh sáng của trường điện từ mạnh
của nối đôi nó bị phân cực. Hiện tượng này gọi là sự phân cực hoá.
Nếu phản ứng tiến hành trong môi trường có các anion khác thì sản phẩm tạo thành
không phải duy nhất là dẫn xuất đihalogenua vì ion cacbôni được tạo thành có thể kết hợp với
các tác nhân khác có trong môi trường phản ứng.
62
3.5.3. Phản ứng cộng hợp theo cơ chế gốc AR.
Khi có mặt của peôxit, phản ứng cộng hợp của hyđrôbrômua vào anken không xảy ra
theo quy tắc Macôpnhicôp. Kharash và Meo đã giải thích rằng, đay là phản ứng cộng hợp xảy
ra theo cơ chế cộng hợp gốc tự do.
Phản ứng tạo gốc:
t0 C
R-O:O-R 2 RO. (1)
RO. + HBr ROH + Br. (2)
Br. + -C = C- - C - C. - (3)
Br
Phát triển mạch:
- C - C. - + HBr -C-C- + Br. (4)
Br Br H
tiếp theo (3), (4), (3), (4)…
Xét phản ứng:
HBr
. .
CH3CH=CH2 CH3CH-CH2Br + CH3CHBrCH2
peôxit
gốc bậc 2 gốc bậc 1
Trong phản ứng này gốc bậc 2 được tạo thành sẽ bền hơn gốc bậc 1 nên sản phẩm chủ
yếu là prôpylbrômua.
Tương tự như vậy nếu cho anken tác dụng với CCl4 khi có mặt peôxit thì sẽ xảy ra theo
cơ chế gốc như sau:
t0 C
R-O:O-R 2 RO. (1)
.
RO. + Cl:CCl3 ROCl + .
CCl3 (2)
.
CCl3 + RCH=CH2 R-CH-CH
. 2-CCl3 (3)
.
R-CH-CH
. 2-CCl3 Cl:CCl3 RCHClCH2CCl3 + CCl3 (4)
tiếp theo (3), (4), (3), (4)…
3.5.4. Phản ứng ôxy hoá (hyđrôxyl hoá).
-C = C- + KMnO4 (hoặc HCO2OH) -C = C-
OH OH

Ví dụ: CH2=CH2 +KMnO4 + HOH CH2 - CH2


HCO2OH OH OH
CH3CH=CH2 CH3CHOHCH2OH
Nếu trong điều kiện khắc nghiệt (KMnO4 đun nóng) thì:
-C = C- -C = C- Axit, xêton hoặc CO2
OH OH
63

KMnO4, t0C
Ví dụ: CH3CH=C(CH3)2 CH3CHO + O=C(CH3)2
0
KMnO4, t C
CH3CH2CH2CH=CH2 CH3CH2CH2CHO + CO2 +HOH
3.5.5. Phản ứng thế.
Phản ứng thế nguyên tử hyđrô của các nhóm alkyl trong phân tử anken xảy ra ở nhiệt độ
cao hoặc được chiếu sáng bằng tia tử ngoại trong pha khí.
200C, CCl4
CH3CHClCH2Cl
Cl2
CH3CH=CH2
400-6000C
Cl-CH2CH=CH2 + HCl
Tiến hành halogen hoá nhiều anken khác nhau, người ta đã đi đến kết luận rằng hyđrô
vinyl được thay thế bằng halogen khó khăn hơn rất nhiều so với hyđrô allyl. Như vậy nếu kất
hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây ta có dãy hoạt động của nguyên tử hyđrô biến đổi
như sau:
Allyl > hyđrô 30 > hyđrô 20 > hyđrô 10 > CH4 > vinyl
3.5.6. Phản ứng ôzôn hoá.
Đây là phản ứng phá vỡ các liên kết đôi cacbon-cacbon của anken tạo thành những phân
tử nhỏ hơn. Phản ứng xảy ra trong môi trường trơ.

O3 O
-C = C- O H2O/Zn
-C=O + O=C-
O
O O O

Sản phẩm tạo ra là các anđêhyt hoặc xêton. Phản ứng thường dùng dể phát hiện sự có
mặt của các nối đôi trong phân tử.

CHƯƠNG4
ANKIN VÀ ĐIEN
Công thức tổng quát của loại hợp chất này là CnH2n-2
4.1. ANKIN.
4.1.1. Cấu tạo và cách gọi tên.
a. Cấu tạo.
Hợp chất đơn giản nhất của ankin là axêtylen trong đó các nguyên tử cacbon có ocbitan
lai tạo sp. Các ocbitan này liên kết với nhau và liên kết với hyđrô tạo thành 3 liên kết. Mỗi
nguyên tử cacbon còn lại 2 điện tử p tự do xen phủ với nhau tạo thành 2 liên kết. Các điện tử
64
của 2 liên kết này lại xen phủ với nhau tạo thành một đám mây điện tử giống như hình trụ bao
bọc xung quanh liên kết cacbon-cacbon.
  
H C 0
C H
1,2A
Các ankin cao hơn có cấu tạo giống như axêtylen mà trong đó các nguyên tử hyđrô
được thay thế bằng các gốc ankyl khác nhau.
b. Cách gọi tên.
Các hợp chất ankin thường được gọi tên theo 2 cách sau đây:
1- Gọi tên các ankin giống như là dẫn xuất của axêtylen mà trong đó các nguyên tử
hyđrô được thay thế bằng các gốc ankyl.
2- Gọi tên theo danh pháp IUPAC bằng cách đổi đuôi –an của hyđrôcacbon tương ứng
thành đuôi –in.
Ví dụ: H-C  C-C2H5 CH3-C  C-CH3 CH3-C  CH(CH3)2
Êtylaxêtylen đimêtylaxêtylen mêtylizôprôpylaxêtylen
Butin-1 butin-2 4-mêtylpentin-2
5.1.2. Tính chất vật lý.
Các ankin là những hợp chất phân cực yếu nên có các tính chất vật lý gần giống với
ankan và anken: không tan hoặc rất ít tan trong nước, tan tốt trong các dung môi không phân
cực như ête, benzen, CCl4…có tỷ trọng nhỏ hơn nước, nhiệt độ sôi tăng lên khi số nguyên tử
cacbon trong phân tử tăng.
5.1.3. Các phương pháp điều chế.
a. Các phương pháp công nghiệp.
Phương pháp điều chế axêtylen:
1- Than than cốc
HOH
20000C
CaC2 C2H2
Đá vôi vôi sống
2- Ôxy hoá không hoàn toàn khí mêtan:
6CH4 + O2 2H-CC-H + 2CO + 10H2
Axêtylen dùng để hàn, cắt kim loại (nó được giữ trong bình thép đặc biệt bằng cách hoà
tan trong axêton dưới áp suất cao), dùng để làm nguyên liệu các hợp chất khác.
b. Phương pháp tổng hợp.
Phương pháp tách loại:
z W z W
-C-C- -C=C-
X Y
65
- C  C-

1- Đề hyđrôhalogen hoá các hợp chất đihalogenua


KOH KOH -C  C-
- CH - CH - - C = CH -
X X X
KOH/ ancol KOH/ ancol
Ví dụ:CH3-CH-CH2 CH3-CH=CH CH3-C  CH
Br Br Br
2- Phản ứng axêtylua kim loại với ankylhalogenua bậc 1
NaNH2 RX
-C  C-H -C  C-Na+ -C  C-R
CH3-C  C-Na+ + CH3CH2Br CH3-CC-CH2CH3
3- Đêhalogen hoá têtrahalogenua
X X
-C-C- + 2Zn -CC- + 2ZnX2

X X
CH3-CBr - CBr + 2Zn CH3-C  CH + 2ZnBr2
Br Br

Trong tất cả các phương pháp đã nêu trên đây, phương pháp điều chế ankin bằng phản
ứng đêhyđrôhalogen hoá các hợp chất đihalogen là có ý nghĩa nhất vì các hợp chất này thường
dễ điều chế từ anken.
4.1.4. Tính chất hoá học của ankin.
Tương tự như anken, ankin có độ âm điện lớn do sự có mặt của liên kết nên nó có khả
năng tham gia các phản ứng AE. Mặt khác do mật độ điện tử tập trung rất lớn giữa hai nguyên
tử cacbon-cacbon của nối 3 làm cho liên kết C- H bị phân cực mạnh nên ankin tham gia một
số phản ứng biểu hiện tính axit.
a. Phản ứng cộng hợp AE X Y
X Y
XY
-CC- + XY -C=C- - CX - CY -

1- Cộng hợp hyđrô.


Xúc tác
-CC- + H2 -CH2-CH2-
R R
H2/Ni
C C
sản phẩm cis
H H
R-CC-R
R H
Na/NH3 sản phẩm trans
C C
2- Cộng halogen H R

X X
-C=C- -C-C-
66

-CC- X2 = Cl2, Br2

CH3-CCH + Br2 CH3-CBr=CHBr CH3-CBr2CHBr2


3- Cộng hợp hyđrôhalogenua
-CC- -CH=CX- -CH2-CH2- HX= HCl, HBr, HI
CH3-CCH CH3CCl=CH2 CH3-CCl2-CH3
4- Phản ứng hyđrat hoá
H2SO4/HgSO4
-CC- + HOH -CH=C-OH -CH2-C=O
H2SO4/HgSO4
H-CC-H + HOH H-CH=CHOH CH3CHO
Axêtanđêhyt
H2SO4/HgSO4
CH3-CC-H + HOH CH3- C- CH3
O Axêton

b. Các phản ứng thể hiện tính axit.


-CC-H + bazơ -CC-
1- Tạo thành axêtylua các kim loại nặng hoá trị 1
-CC-H + M+ -CC-M+ + H+
H-CC-H + 2Ag+ Ag -CC-Ag + 2H+
CH3-CC-H + Cu(NH3)2+ CH3-CC-Cu + NH4+ + NH3
Các muối axêtylua là những chất tan trong nước và thường có màu đặc trưng nên được
sử dụng để phân biệt các ankin đầu mạch.
2- Phản ứng với kim loại kiềm.
NH3
-CC-H + Na -CC-Na+ + H2
ête
(CH3)2CH-CC-H + NaNH2 (CH3)2CH-CC-Na+ + NH3
Một trong những ứng dụng của loại phản ứng này là dùng để tổng hợp những hợp chất
ankin cao hơn
NH3 R’X
R-CC-H + Na R-CC-Na+ R-CC-R’
4.2. HỢP CHẤT ĐIEN.
4.2.1. Cấu tạo và cách gọi tên.
Đien là những hợp chất hyđrôcacbon có hai nối đôi trong phân tử vì vậy nó có cấu tạo
tương tự như các hợp chất anken, do vậy chúng có những tính chất hoá học tương tự như
67
anken. Tất nhiên trong một vài trường hợp nó có một số tính chất đặc thù cho hệ phân tử có hai
nối đôi.
Các đien có thể được gọi tên theo danh pháp thông thường hoặc danh pháp quốc tế.
Trong danh pháp IUPAC, người ta gọi tên các đien tương tự như anken, chỉ khác là đổi đuôi
–en thành đuôi –đien cùng với 2 số chỉ số để chỉ các vị trí các nối đôi.
Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 CH2=CH-CH2-CH=CH2
Butđien-1, 3 pentađien-1, 4
Đien được chia làm 3 loại sau đây:
-C=C-C=C- -C=C-C=C-C=C- loại đien liên hợp
-C=C-C- C=C- -C=C-C-C-C=C- loại đien không liên hợp

-C=C=C- -C=C=C- C- C- loại nối đôi liên tiếp

4.2.2. Các phương pháp điều chế đien.


Thông thường các phương pháp điều chế các đien tương tự như các phương pháp dùng
đế điều chế anken. Ngoài ra trong công nghiệp để điều chế butađien-1,3 dùng trong tổng hợp
cao su nhân tạo, ở Mỹ người ta dùng phương pháp crăcking butan, ở Đức dùng phương pháp
tách loại butađiol-1,4 còn ở Liên Xô dùng phương pháp tổng hợp từ rượu êtylic.
t0C, xt
CH3CH2CH=CH2
t0C, xt
CH3CH2CH2CH3 CH2=CH-CH=CH2\
CH3CH=CHCH3 t0C, xt

t0C, axit CH2=CH-CH=CH2


CH2CH2CH2CH2
OH OH
Phương pháp LÊBÊĐEP tổng hợp butadien-1,4 từ rượu êtylic ở nhiệt độ 400-5000C với
xúc tác MgO-ZnO được dùng rộng rãi ở Liên Xô:
2 C2H5OH 2CH3CHO + H2
2CH3CHO CH 3 CH CH2 CHO
OH
H2/xt
CH3 CH CH2 CHO CH3 CH CH2 CH2 CH2=CH-CH=CH2
-2HOH
OH OH OH
4.2.3. Tính chất.
68
Tính chất của đien phụ thuộc vào sự sắp xếp của các nối đôi có trong phân tử. Nếu các
nối đôi không liên hợp thì nó có các tính chất tương tự như anken. Nếu các nối đôi liên hợp với
nhau thì nó có một số tính chất khác với anken như sau:
1- Bền hơn so với đồng phân không liên hợp.
2- Tham gia phản ứng cộng hợp AE 1,4.
3- Có khả năng tham gia các phản ứng mạnh hơn so với đồng phân không liên hợp.
a. Độ bền của đien liên hợp.
Độ bền của các đien liên hợp dược xác định bằng nhiệt hyđrô hoá các đien. Kết quả
thực nghiệm cho thấy rằng nhiệt hyđrô hoá của các anken dạng:
RCH=CH2 R2C=CH2, RCH=CHR R2C=CHR
30 Kcal/mol 28 Kcal/mol 27Kcal/mol.
Dựa vào các số liệu trên đây ta tính được nhiệt hyđrô hoá cho 2 chất:
CH2=CH-CH=CH2 CH3-CH=CH-CH=CH2
Theo tính toán: (30+30)=60Kcal/mol. (28+30)=58Kcal/mol.
Thực nghiệm: 57Kcal/mol. 54Kcal/mol.
So sánh các kết quả tính toán theo lý thuuyết và thực nghiệm ta thấy rằng nhiệt hyđrô
hoá của thực nghiệm thấp hơn. Điều đó chứng tỏ rằng các đien liên hợp bền hơn so với các
đien không liên hợp.
b. Phản ứng cộng 1, 4.
Nếu cho pentađien-1,4 tác dụng với brôm trong điều kiện thích hợp thì trước tiên ta thu
được 4,5-đibrômpenten-1 và tiếp theo là dẫn xuất 1,2,4,5-têtrabrômpentan.
CH2=CH-CH2-CH=CH2
Br2 Br2
CH2- CH-CH2-CH=CH2 CH2- CH-CH2-CH-CH2
Còn khi cho butađien-1,3
Br tácBr Br điều
dụng với brôm cũng trong Br kiện đó
BrthìBr
ngoài sản phẩm
3,4-đibrômbuten-1 ta còn thu được 1,4-đibrômbuten-2. Phản ứng cũng xảy ra tương tự dối với
các đien liên hợp khác và với các tác nhân khác nhau.
Br2
CH2 CH CH =CH2 + CH2-CH=CH-CH2
Br Br Br Br
HCl
CH2-CH=CH-CH2 CH3CHClCH=CH2 + CH3CH=CH2Cl
H2/Ni
CH3CH2CH=CH2 + CH3CH=CHCH3
Sự khác nhau về kết quả của sản phẩm thu được của các phản ứng của pentađien-1,4 và
butađien-1,3 với brôm được giải thích như sau:
69
Phản ứng cộng electrôphin xảy ra qua bước tạo thành ion cacbôni:
+
CH3-CH-CH=CH2 Ion bậc II
H+
CH2=CH-CH=CH2
+
CH2-CH2-CH=CH2 Ion bậc I
Theo sơ đồ phản ứng trên đây, ion cacbôni bậc II được tạo thành nhờ ảnh hưởng của
hiệu ứng –I nên bền hơn ion bậc I. Vì vậy phản ứng xảy ra chủ yếu theo hướng tạo thành ion
bậc II. Mặt khác ion bậc II này chủ yếu tồn tại dưới dạng cộng hưởng sau:
+
+
CH3-CH-CH=CH
Giai đoạn 2 anion có CH
tiếp theo các thể3-CH...CH...CH
cộng hợp vào2 cả 2 nguyên tử cacbon do đó tạo
thành một hỗn hợp 2 sản phẩm.
a
+ CH3CHX-CH=CH2 sản phẩm 1, 2
CH3-CH...CH...CH2
b
X- CH3CH=CHCH2X sản phẩm 1, 4
Khi khảo sát phản ứng butađien-1, 3 với HBr người ta nhận thấy:
HBr,-800C HBr,400C
CH2=CH-CH=CH2
CH3CHBr-CH=CH2 (80%) 400C
CH3CHBr-CH=CH2 (20%)
CH3-CH=CH-CH2Br (20%) CH3-CH=CH-CH2Br (80%)
Vậy ở nhiệt độ thấp sản phẩm 1,2 ưu tiên hơn, trái lại ở nhiệt độ cao sản phẩm 1,4 là
chủ yếu.

Ea1,4
Ea1,2

+
Br - Br -
CH3CHBr-CH=CH2 CH3-CH...CH...CH2 CH3-CH=CH-CH2Br
H+

CH2=CH-CH=CH2

tiến trình phản ứng 1,2 tiến trình phản ứng 1,4
Giản đồ năng lượng của phản ứng butađien-1,3 với HBr
70
4.2.4. Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
a. Cao su thiên nhiên.
Cao su thiên nhiên được khai thác từ mủ của các cây thực vật thuộc họ Hevia. Cây cao
su đầu tiên tìm thấy ở nam châu Phi, sau này được trồng ở Inđônêxia, ở Đông Dương. Ngoài ra
mủ cao su còn được khai thác ở một số loài cây khác như cây si, cây bồ công anh…Ở châu Âu,
cao su được sử dụng vào đầu thế kỷ 18.
Những người da đỏ là những người đầu tiên sử dụng cao su. Họ phủ bọc cao su bằng
những khuôn đất sét và sấy. Sau khi thu được những mẫu cao su đàn hồi và không thấm nước,
họ đập vỡ vụn khuôn đất sét ra thành mảnh và kéo các mảnh đó qua một lỗ ở miệng bình tạo
thành các loại bình để đựng nước.
Ở nước Anh, người ta dùng cao su thô hoà tan vào hyđrôcacbon của nhựa than đá và thu
được một dạng keo cao su. Người ta sử dụng keo cao su này phủ lên bề mặt của vải để làm vải
không thấm nước. Để bề mặt được phủ bằng nhựa cao su không thấm nước, không bị dính bẩn,
người ta gấp đôi chúng lại. Loại áo mưa có hai lớp dầu như vậy do Makintosh làm ra nên được
gọi là áo mămg tô. Về sau, để khắc phục sự dính bẩn này người ta cho thêm các loại bột khác
nhau. Một trong những loại bột đó là lưu huỳnh và nhờ đó đã phát hiện ra sự lưu hoá cao su.
b. Thu nhận và chế biến cao su.
Mủ cao su thu nhận được từ cây cao su được làm đông lại bằng axit axêtic (đây là dạng
mủ thô). Cao su thô được nghiền trên máy nghiền có nhiều răng cưa. Trong quá trình đó, cao
su thô cứng được chuyển thành dạng mềm mại, do đó có thể trộn lẫn chúng với các chất phụ
gia, chất lưu hoá (cao su xám được trộn thêm bồ hóng, cao su trắng được trộn thêm ôxit titan,
cao su đỏ trộn thêm sunfit antimô…)
Hành trăm năm sau của quá trình nghiền cao su, người ta mới giải thích được rằng:
trong quá trình đó, cao su thô (C5H8)n với phân tử lượng khoảng 100.000-150.000 dưới tác
dụng cơ học đã bị đứt ra thành những mảnh nhỏ hơn bằng sự phân cắt đồng ly. Các đầu mạch
gốc tự do này kết hợp với ôxy tạo thành peôxit và cuối cùng lại kết hợp với nhau tạo thành
những phân tử nhỏ hơn. Sự giảm độ lớn của các phân tử đã làm tăng thêm tính đàn hồi, mềm
mại của cao su tạo điều kiện cho sự lưu hoá hoặc trộn lẫn với các chất phụ gia.
c. Cấu tạo của cao su thiên nhiên.
Khi ôzôn hoá cao su thiên nhiên, người ta thu được các kết quả sau:
O3
...CH2-C=CH-CH2-CH2-C=CH-CH2-CH2-C=CH-CH2...
CH3 CH3 CH3
O O O O O O
HOH, Zn
...-CH2-C CH-CH2- CH2-C CH-CH2-CH2-C CH-CH2...
O O O
H3 C H3 C H3 C
71

+ + +…

Sự có mặt của nối đôi trong phân tử cao su rất quan trọng vì nó cho phép tiến hành lưu
hoá.
...CH2-C=CH-CH2-CH2-C=CH-CH2...
CH3 CH3 + nS
CH3 CH3
...CH2-C=CH-CH2-CH2-C=CH-CH2...
S S
S S
...-CH2-C-CH-CH2-CH2-C-CH-CH2-...
H3C S H3C S
H3C S H3C S
...-CH2-C-CH-CH2-CH2-C-CH-CH2-...
S S
S S

CH3 CH3
...-CH2-C=CH-CH2-CH-C=CH-CH2-...
S S
...-CH2-C=CH-CH2-CH2-C=CH-CH-...
CH3 CH3
Cao su lưu hoá có cấu tạo mạng không gian nên cứng hơn. Nếu lưu hoá nhiều sẽ có sản
phẩm là ebônít dùng làm chất cách điện.
Một hợp chất tự nhiên gutapetra cùng có công thức phân tử giống cao su tự nhiên
(C5H8)n nhưng hai hợp chất này khác nhau về sự phân bố hình học. Cao su tự nhiên có cấu
hình cis, còn gutapetra có cấu hình trans.
H3 C H H2 C CH2 H3C H

H2 C CH2 H C H CH2 CH2


3

Cao su tự nhiên (đồng phân cis)

H3C CH2 H3C CH2 H C CH2


3

H2C H H2C H CH2 H


72

Gutapetra (đồng phân trans)


Tại sao cao su có tính đàn hồi?
Ta biết rằng mạch cao su có phân tử lớn. Mặt khác do các nguyên tử cacbon có góc lai
tạo là 109028’ cùng với sự quay tự do của các liên kết  cacbon-cacbon tạo thành vô số cấu
dạng khác nhau nhưng vị trí nối đôi trong phân tử không thay đổi. Ở một phân tử lớn, sự xếp
đặt của mạch phân tử sẽ không điều hoà mà rất tuỳ tiện về cấu dạng. Khi kéo mạch những chỗ
sắp xếp không trật tự bị kéo ra làm cho mạch cao su bị giãn. Nếu bỏ lực kéo, nó lại trở về trạng
thái bình thường.

d. Cao su tổng hợp.


Cao su tổng hợp là polybutađien. Để thay đổi tính chất của nó, cao su tổng hợp thường
sử dụng các phản ứng đồng trùng hợp: butađien với styren, butađien với acriloonitrin…
CH2=CH-CH=CH2 +CH2=CH-CH=CH2+ CH2=CH-C6H5 + CH2=CH-CH=CH2
… -CH2-CH=CH-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-CH2-CH=CH-CH2-…
Cao su butađien Styren (Buna S)

CHƯƠNG 5
CÁC HỢP CHẤT HYĐRÔCACBON VÒNG
Các hợp chất mà trong đó các nguyên tử cacbon tạo với nhau thành mạch kín gọi là các
hợp chất vòng.
5.1. CÁCH GỌI TÊN VÀ CÁC ĐỒNG PHÂN.
Các hợp chất vòng được gọi tên bằng cách thêm tiếp đầu ngữ xyclô.
5.1.1. Cách gọi tên các hợp chất đơn vòng (mônôxyclô).
Để gọi tên các hợp chất đơn vòng, mạch chính được chọn là vòng xyclô sau đó đánh số
thứ tự các nhóm thế sao cho tổng các chỉ số là nhỏ nhất. Thường để tiện lợi, người ta đơn
giản viết các nguyên tử cacbon và hyđrô của vòng.
Ví dụ:
CH3
H3C
1, 2, 4-trimêtylxyclôhexan
CH3
73
Trong trường hợp phân tử lớn, mạch chính phức tạp thì tên gọi trên đây không phù hợp
nên người ta coi vòng xyclô như một nhóm thế.
Ví dụ:
CH3

CH2-C-CH-CH3 3,3-đimêtyl-4-xyclôpentylbutanol-2
CH3OH
5.1.2. Cách gọi tên các hợp chất đa vòng (polyxyclô).
Thông thường các hợp chất đa vòng được chia làm các loại sau:
1- Các vòng riêng biệt (CH2)n

2- Các vòng nối với nhau bởi một liên kết cacbon-cacbon

3- Các vòng có một nguyên tử cacbon chung

4- Các vòng có 2 nguyên tử cacbon chung

5- Các vòng có số nguyên tử cacbon chung lớn hơn 2


C H2

Tên gọi của 2 giống như đã trình bày ở phần trên.


Tất cả các vòng còn lại được xem như là hợp chất có cầu nối. Bắt đầu đánh số từ một
đầu cầu nối theo vòng lớn, tiếp đến vòng bé hơn và cuối cùng là các nguyên tử cacbon của cầu
nối. Nếu ở các nguyên tử cacbon của vòng còn có các nhóm thế thì chọn sao cho chỉ số là nhỏ
nhất. Gọi tên mạch chính của vòng, thêm tiếp đầu ngữ bixyclô- tiếp theo là số nguyên tử
cacbon của mỗi vòng đặt trong dấu ngoặc vuông (nguyên tử cacbon của 2 đầu cầu nối không
tính).
CH 3
5 7
4 6 1
O
8
3 6 2
2
1 9 7C(CH 3 ) 2
5 3
CH3
4

2-mêtyl-bixyclô[4,3,0]-nônan 1,7,7-trimêtyl-bixyclô[2,2,1]-heptanon-2
5.1.3. Đồng phân.
Đồng phân của một hợp chất vòng gồm các loại:
1- Đồng phân do sự thay đổi các nguyên tử cacbon của vòng.
Ví dụ: Hợp chất C5H10 có các đồng phân sau đây:
CH3

H3C CH3
74

2- Đồng phân do sự thay đổi cấu tạo của mạch nhánh:


Ví dụ:

H3C CH3 C2H5 C2H5 CH3 CH2CH2CH3 CH3CHCH3

3- Đồng phân do sự sắp xếp của các nhóm thế khác nhau ở các vị trí khác nhau:
Ví dụ:
R'
CH3
R
H3C CH3 CH3
R' R R' R

4- Đồng phân hình học:


Ví dụ:
CH3

CH3 CH3 CH3


Đồng phân trans Đồng phân cis
5- Đồng phân quang học xuất hiện khi trong phân tử có cacbon bất đối:
Ví dụ:
R R R R
C C C* C*
H H O H H O
6- Đồng phân cấu dạng:

Ghế Thuyền
5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ.
5.2.1. Phương pháp công nghiệp.
Từ dầu mỏ ta có thể thu nhận một số hợp chất vòng như: xyclôhecxan,
mêtylxyclôhecxan, mêtylxyclôpentan, 1,2-đimêtylxyclôpentan.n Các dẫn xuất xyclôhecxan có
thể điều chế bằng phản ứng hyđrô hoá benzen:

H2/Ni, 150-2000C, 25at


R R
0
Mo2O3, Al2O3, 560 C, 21at
75
5.2.2. Phương pháp tổng hợp.
Để tổng hợp một hợp chất vòng thường có 2 giai đoạn:
1- Chuyển hoá một hợp chất mạch hở nào đó thành mạch vòng (phản ứng đóng vòng).
2- Chuyển hoá một hợp chất vòng thu nhận được thành vòng cần thiết phải tổng hợp.
a. Tổng hợp các hợp chất xyclôprôpan và xyclôbutan.
- Từ ankylđihalogenua
CH2 Br
CH2 2Na
+ 2NaBr
CH2 Br
CH2 CH2Br
+ 2 Li-Hg + LiBr + Hg
CH2 CH2Br

- Phản ứng với điazômêtan

C C N Cu, t0C C
+ CH2N2 N CH2 + N2
C C CH2 C

- Các hợp chất đien-1, 3 dưới tác dụng của tia tử ngoại cho xyclôbuten
CH=CHR CH - CHR
h
CH=CHR CH - CHR

- Phản ứng quang hoá xyclôpentanon

O + CO

b. Tổng hợp các hợp chất xyclôpentan, xyclôhecxan hoặc lớn hơn.
- Từ ankylđihalogenua
CH2Br
CH2
(CH2)n + 2Li-Hg (CH2)n + 2LiBr + Hg
CH2Br CH2
- Từ muối canxi đicacbôxylat
O
CH2 CH2-C CH2 CH2
O t0 C H2/Ni
CH2 O Ca C=O
CH2-C CH2 CH2
O
- Từ ankan
CH3 CH3
Pt(3000C)
CH3 - C - CH2 - CH - CH3 H3C CH3
CH3
Pt
76

CH3CH2CH2CH2CH2CH3 + H2
c. Các hợp chất vòng không no có thể điều chế từ xyclôankan hoặc từ hợp chất thơm.

5.3. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HOÁ HỌC.


5.3.1. Tính chất vật lý.
Tương tự như ankan và anken tương ứng, các hợp chất vòng không phân cực, có tỷ
trọng nhỏ thua nước,có nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng của số nguyên tử cacbon…
5.3.2. Tính chất hoá học.
a. Tính chất chung.
Trừ một số phản ứng đặc biệt, xyclôankan và xyclôanken có các tính chất tương tự như
ankan và anken.
Phản ứng thế theo cơ chế gốc của xyclôankan:
+ Cl h + HCl
2 Cl

h
+ Br2 Br + HBr

Các phản ứng cộng electrôphin của anken:


Br
+ Br2
Br
1, 2-đibrômxyclôhecxan

CH3
CH3 + HI
I
1-iôd-1-mêtylxyclôpentan
H3C
O3 H2/Zn
OCH-CHCH3-CH2-CH2-CHO
77
b. Các phản ứng đặc biệt của xyclôprrôpan và xyclôbutan phản ứng thế theo cơ chế gốc
đặc trưng cho các xyclôankan kể cả xyclyprôpan và xyclôbutan. Nhưng mặt khác xyclyprôpan
và xyclôbutan còn tham gia một số phản ứng cộng sau đây:

H2/Ni,800C
CH3-CH2-CH3
Br2/CCl4
BrCH2-CH2-CH2Br
HI(đ.) CH3-CH2-CH2-I
H2/Ni,2000C
CH3-CH2-CH2-CH3
Br2/CCl4
Không có phản ứng
HI(đ.) Không có phản ứng
Như vậy xyclôbutan kém hoạt động hoá học hơn nhiều so với xyclôprôpan.
c. Thuyết sức căng Maye.
Để giải thích khả năng tham gia phản ứng của xyclôprôpan và xyclôbutan trên đây, năm
1885 giáo sư Baye Adong trường đại học tổng hợp Miukhen đã cho rằng tất cả các nguyên tử
của vòng đều nằm trong một mặt phẳng, do đó góc hoá trị của xyclôprôpan là 600, xyclôbutan
là 900, xyclôpentan là 1080, xyclôhecxan là 1200… Vì vậy khi tạo thành vòng, góc tứ diện của
nguyên tử cacbon bị xâm phạm gây ra một sức căng gọi là sức căng Maye. Theo Baye, sức
căng này càng lớn thì vòng đó càng ít bền, tức là khả năng phản ứng cộng dẫn đến phá vỡ vòng
càng lớn. Công thức toán học để tính sức căng Baye như sau:
[] = (109028’ - )/2  - góc đa diện đều của vòng
Giá trị sức căng Baye tính được cho các xyclôankan có n nguyên tử cacbon như sau:
n 3 4 5 6 7 8 9
24044’ 9044’ 0044’ -5016’ -9033’ -12046’ -36016’
Như vậy theo Baye, vòng có sức căng lớn nhất là xyclôprôpan và các vòng lớn. Vòng có
sức căng nhỏ nhất là xyclôpentan. Thực nghiệm cho thấy rằng đối với các vòng: xyclôprôpan,
xyclôbutan, xyclôpentan sức căng Baye phù hợp với các tính chất của vòng. Nhưng đối với
xyclôhecxan và các vòng lớn hơn sức căng Baye không còn ý nghĩa. Xyclôhecxan có sức căng
lớn hơn xyclôpentan nhưng nó lại rất bền và bền hơn cả xyclôpentan. Tại sao vậy? Điều đó chỉ
có thể giải thích rằng, trong khi đưa ra thuyết của mình, Baye đã phạm một sai lầm lớn là coi
tất cả các nguyên tử cấu tạo nên vòng đều nằm trong một mặt phẳng.
d. Quan niệm hiện đại về cấu tạo của hợp chất vòng.
78
Theo quan niệm ngày nay, độ bền của một hợp chất vòng phụ thuộc: sức căng Baye (sức
căng góc liên kết), sức căng Fitze (lực tác dụng tương hỗ giữa các nguyên tử hoặc nhóm
nguyên tử kề nhau của vòng) và lực Van-đec-van của các nhóm không kề nhau. Các nguyên tử
cacbon trong ankan có ocbitan lai tạo sp3 do đó để hình thành liên kết chúng hướng các ocbitan
lai hoá này lại với nhau và để có được sự xen phủ cực đại các góc liên kết phải là góc tứ diện
109028’.

600
109028’

Nhưng trong phân tử xyclôprôpan, góc liên kết không thể là 109028’ mà là 600, do đó
nguyên tử cacbon không thể hướng các ocbitan lai hoá sp3 thẳng hàng lại với nhau nên sự xen
phủ sẽ ít hơn, liên kết sẽ kém bền hơn. Trong trường hợp đối với xyclôbutan, để giảm bớt sức
căng một nguyên tử cacbon còn lại nên tạo khả năng xen phủ cao hơn, vòng bền hơn.

Để tránh các sức căng xyclôpentan có các cấu dạng thuận lợi, nhất là dạng phong bì và
dạng nửa ghế.

Xyclôhecxan có cấu dạng ghế, xoắn, thuyền.

ghế xoắn thuyền


Nếu phân tử xyclôhecxan tồn tại dưới dạng cấu tạo ghế thì trong đó có hai loại hyđrô
liên kết khác nhau: 6 liên kết thẳng góc với mặt phẳng ghế là liên kết axial (a), còn 6 liên kết
nằm trong mặt phẳng ghế là equatorial (electron).

eH
a
H

CHƯƠNG 6
79
HỢP CHẤT HYĐRÔCACBON THƠM
Các nhà hoá học chia các loại hợp chất hữu cơ thành 2 loại: hữu cơ béo và hợp chất
thơm gồm có benzen và các loại hợp chất khác có tính chất tương tự như benzen.
6.1. CẤU TẠO CỦA BENZEN.
Trong tất cả các hợp chất hữu cơ, benzen được nghiên cứu kĩ nhất. Benzen được phát
hiện từ năm 1825 nhưng mãi dến năm 1931 người ta mới đề nghị được một công thức cấu tạo
phù hợp và phải 10-15 năm sau công thức đó mới được các nhà hoá học chấp nhận.
6.1.1. Công thức phân tử, số lượng đồng phân và cấu tạo của Kêkulê
1- Benzen có công thức phân tử C6H6. Các phương pháp phân tích nguyên tố đã xác
định rằng điều đó hoàn toàn đúng. Với công thức C6H6, benzen có thể có các công thức cấu tạo
sau đây:
H H H
C C C
H-C C-H H-C C-H HC
C=CH2
H-C C-H H-C C-H HC C
C C H
H H

Công thức Kêkulê Công thức Đioa II III


CH3-CC-CC-CH3 CH2=CH-CC-CH=CH2
IV V
Vậy công thức nào trên đây sẽ phù hợp với benzen?
2- Benzen chỉ cho một sản phẩm thế một lần duy nhất là C6H5X. Tức là nếu brôm háo
benzen thì nó sẽ cho sản phẩm thế một lần duy nhất là C6H5Br, tương tự như vậy cũng chỉ thu
được sản phẩm thế một lần duy nhất là C6H5Cl, C6H5NO2…Điều đó chứng tỏ rằng, trong cấu
tạo của benzen, 6 nguyên tử hyđrô hoàn toàn tương đương như nhau, do đó khi thay thế một
nguyên tử hyđrô nào thì cũng chỉ cho một và chỉ một sản phẩm duy nhất mà thôi. Công thức
cấu tạo V có 2 loại hyđrô nên sản phẩm thế một lần là 2 sản phẩm, do đó V không thể là cấu
tạo của benzen. Tương tự như vậy các công thức cấu tạo II và III cũng không phù hợp và do đó
công thức cấu tạo của benzen chỉ có thể là I hoặc là IV.
b. Benzen cho 3 sản phẩm thế đồng phân 2 lần C6H4X2 hoặc C6H4XY, tức là chỉ thu
được 3 sản phẩm đồng phân brôm hoá 2 lần C6H4Br2 hoặc 3 sản phẩm C6H4NO2Cl.

CBr CBr CBr


H-C C-Br H-C C-H H-C C-H
H-C C-H H-C C-Br H-C C-H
C C
H H CBr
80
1,2-đibrômbenzen 1,3-đibrômbenzen 1,4-đibrômbenzen
Điều này chứng tỏ rằng, công thức cấu tạo của benzen không thể là IV mà chỉ có thể là I
vì như vậy mới có thể phù hợp với kết quả thực nghiệm trên đây. Tiếp tục nghiên cứu cấu tạo
I, người ta nhận thấy rằng 1,2-đibrômbenzen có 2 công thức cấu tạo VI và VII chỉ khác nhau
bởi vị trí của brôm so với nối đôi.
CBr CBr
H-C C-Br Br-C C-H
H-C C-H H-C C-H
C C
H H
VI VII
Vì vậy Kêkulê đã cho rằng công thức cấu tạo thật của benzen nằm giữa công thức VIII
và IX.
H H
C C
H-C C-H HC CH
H-C C-H HC CH
C C
H H
VIII IX
Điều đó có nghĩa là benzen chẳng phải là công thức VIII mà cũng chẳng phải là công
thức IX mà là một công thức cấu tạo trung gian giữa VIII và IX. Cũng không có nghĩa là
benzen được cấu tạo từ các phân tử mà trong đó một nửa tương ứng với VIII còn nửa kia tương
ứng với IX hoặc là mỗi phân tử cứ chuyển hoá từ VIII qua IX và ngược lại. Ở đây chỉ có nghĩa
là tất cả các phân tử hoàn toàn như nhau và mỗi một phân tử có cấu tạo trung gian giữa VIII và
IX.
Một công thức phân tử có thể biểu diễn bằng nhiều công thức cấu tạo mà trong đó chỉ có
sự khác nhau bởi sự phân bố điện tử (các hạt nhân nguyên tử sắp xếp như nhau) thì người ta
nói phân tử đó có khả năng cộng hưởng. Công thức cấu tạo đó là công thức cộng hưởng.
6.1.2. Độ bền của vòng benzen.
Công thức cấu tạo của Kêkulê trên đây phù hợp với các điểm a, b, c nhưng nhiều yếu tố
khác công thức đó chưa đề cập đến, đặc biệt là độ bền vững của vòng benzen. Ví dụ thực
nghiệm cho thấy rằng, phản ứng đặc trưng của benzen là phản ứng thế chứ không phải là phản
ứng cộng, mà đáng lẽ ra benzen theo công thức cấu tạo của Kêkulê thì có thể xem như là
xyclôhecxatrien nên nó phải dễ dàng tham gia các phản ứng cộng hợp.
Để so sánh, người ta nghiên cứu phản ứng cộng hợp của xyclôhecxen và benzen với một
số tác nhân sau đây:
81
Tác nhân xyclôhecxen benzen
KMnO4(lạnh, loãng) Bị oxy hoá rất nhanh Không phản ứng
Br2/CCl4 (bóng tối) Kết hợp rất nhanh Không phản ứng
HI Kết hợp nhanh Không phản ứng
H2/Ni Kết hợp nhanh ở 250C Hyđrô hoá chậm
và áp suất 1,4 at. ở 100-2000C, 105at.
Trong khi đó, benzen tham gia tốt một số phản ứng thế sau đây:
HONO2/H2SO4
C6H5NO2 + HOH nitrô hoá
HOSO3H/SO3
C6H5 SO3H + HOH sunfônic hoá
X2/Fe
C6H6 C6H5X + HX halogen hoá
RCl/AlCl3
C6H5R + HCl ankyl hoá
RCOCl/AlCl3
C6H5COR + HCl axyl hoá
Các kết quả định tính trên đây cho phép kết luận rằng benzen bền hơn rất nhiều so với
xyclôhecxatrien.
Bằng phương pháp định lượng nhiệt hyđrô hoá và nhiệt phân huỷ, người ta cũng đã thu
được kết quả tương tự.Ví dụ nhiệt hyđrô hóa thu được bằng thực nghiệm ít hơn so với tính
toán bằng lý thuyết là 36 Kcal/mol. Điều đó có nghĩa là benzen bền hơn 36 Kcal/mol so với sự
tính toán cho xyclôhecxatrien. Người ta gọi năng lượng này là năng lượng cộng hưởng.
6.1.3. Độ dài liên kết của cacbon-cacbon trong phân tử benzen.
Độ dài liên kết cacbon-cacbon của benzen như nhau và có giá trị ở vào khoảng giữa độ
dài liên kết và nối đôi. Phương pháp nhiễu xạ Rơngen đã xác định được độ dài liên kết cacbon-
cacbon trong benzen là 1,39A0.
6.1.4. Cấu tạo của benzen dưới ánh sáng của thuyết ocbitan phân tử.
Benzen có cấu tạo phẳng, trong đó tất cả 6 nguyên tử cacbon đều nằm trong một mặt
phẳng. Vòng benzen là một vòng đối xứng mà trong đó các nguyên tử có ocbitan lai tạo sp2,
với góc liên kết là 1200. Mỗi nguyên tử cacbon còn lại một điện tử p xen phủ với nhau tạo
thành một hệ đám mây điện tử  nằm ở phía trên và phía dưới mặt phẳng của vòng. Chính sự
xen phủ hệ thống 6 điện tử p này lại với nhau tạo cho vòng benzen có tính bền vững.

H H

H H

H H
82
6.1.5. Cách biểu diễn vòng benzen.
Người ta có thể biểu diễn vòng benzen bằng một trong các công thức cấu tạo sau đây:

6.1.6. Quy tắc (4n+2) của Huycken.


Ngoài những hợp chất có chứa vòng benzen, còn có rất nhiều hợp chất khác cũng được
gọi là hợp chất thơm, mặc dù bề ngoài chúng không giống benzen. Vậy đặc tính chung cho tất
cả các hợp chất thơm là gì?
Nếu nhìn nhận dưới góc độ thực nghiệm, các hợp chất thơm phải là những hợp chất mà
phân tử của nó phải có tính không no lớn nhưng lại không tham gia các phản ứng cộng hợp đặc
trưng cho các hợp chất không no. Trái lại dễ dàng tham gia các phản ứng thế giống benzen. Có
độ bền cao so với hyđrôcacbon tương ứng và có cấu tạo phẳng, có mạch vòng.
Nếu nhìn nhận từ góc độ lý thuyết, một hợp chất muốn là hợp chất thơm thì trong phân
tử của nó phải chứa hệ thống điện tử  cộng hưởng nằm ở phía dưới và phía trên mặt phẳng
phân tử. Mặt khác số điện tử  phải là (4n+2) điện tử, tức là các điện tử trong phân tử phải là 2,
6, 10…Đó chính là quy tắc Huycken. Vì vậy benzen có 6 điện tử  nếu nó là hợp chất thơm.
Dựa vào quy tắc Huycken ta xét một số hợp chất sau đây:

. ..
+

(I) (II)
. (III)
.. (IV) (V) (VI)
+
Trong các hợp chất trên đây ta nhận thấy:
(I) - Xyclôpentanđienyl-cation có 4 điện tử  (không thơm).
(II) - Xyclôpentanđienyl- rađical có 5 điện tử  (không thơm).
(III) - Xyclôpentanđienyl- anion có 6 điện tử  (hợp chất thơm).
Tương tự như vậy, trong các cấu tạo (IV), (V), (VI) chỉ có cation (IV) có 6 điện tử  là
thuộc loại hợp chất thơm.
6.1.7. Cách gọi tên các hợp chất của benzen.
Để gọi một số lớn hợp chất của benzen, người ta gọi bằng cách thêm tên gọi của nhóm
thế vào từ benzen.
Cl Br NO2

Clobenzen brômbenzen nitrôbenzen


83
Một số hợp chất có tên gọi riêng không liên quan đến nhóm thế.
CH3 NH2 OH COOH SO3H

Tôluen anilin phênol axít benzôic axít benzôsunfônic


Nếu trong vòng benzen có một số nhóm thế thì khi gọi cần phải gọi tên các vị trí nhóm
thế. Để gọi tên các dẫn xuất thế 2 lần của benzen thì dùng 3 tiếp đầu ngữ p- (para), m-(mêta),
o- (octô): Br
Br
Br

Br Br
Br
o-đibrômbenzen m- đibrômbenzen p-đibrômbenzen
Nếu 2 nhóm thế khác nhau thì gọi:
Br NO2 CH3 OH
NO2

Cl
I Br
p-brômiôđbenzen m-clonitrôbenzen o-nitrôtôluen p- brômphênol
Nếu trong vòng benzen có hơn 2 nhóm thế thì phải đánh số:
- Nếu cả 3 nhóm thế như nhau thì đánh số sao cho tổng của các chỉ số là nhỏ nhất
Br Br
1 1
Br 2
Br
2

3 3 5
4 4
Br
Gọi: 1, 2, 4-tribrômbenzen Br 1, 4, 6-tribrômbenzen
không gọi:
Nếu các nhóm thế khác nhau thì chọn một nhóm thế đánh số 1 và tiếp theo là các nhóm
thế khác, khi gọi tên nhóm số 1 không gọi chỉ số. Trường hợp có nhóm thế nào đó phù hợp với
tên gọi riêng thì xem như nó ở vị trí số 1.
OH
Ví dụ: NO2 CH3 Cl
O2N NO2

Br Cl NO2
3-clo-5-brômnitrôbenzen 2, 6-đinitrôtôluen 2-clo-4-nitrôphênol
6.2. PHẢN ỨNG THẾ ELETRÔPHIN CỦA HỢP CHẤT THƠM.
Các hợp chất thơm tương tự như benzen do cộng hưởng các điện tử của vòng nên làm
tăng tính bền vững. Mặt khác, mật độ điện tử lớn đã cho phép vòng thơm đóng vai trò là 1
nguồn điện tử. Vì vậy nó có khả năng tham gia các phản ứng với tác nhân electrôphin.
84
6.2.1. Một số phản ứng thế electrôphin SE của các chất thơm.
1- Nitrô hoá
H2SO4
Ar-H + HONO2 Ar-NO2 + HOH
2- Sunfônic hoá
SO3
Ar-H + HOSO3H Ar-SO3H + HOH
3- Halogen hoá
Fe
Ar-H + X2 Ar-X + HX (X2=Cl2, Br2)
4- Ankyl hoá Friđen-Crap
Ar-H + RCl AlCl3 Ar-R + HCl
5- Axyl hoá Friđen-Crap
AlCl3
Ar-H + RCOCl Ar-COR + HCl
6- Nitrôzô hoá
Ar-H + HONO Ar-NO + HOH
7- Điazô hoá
Ar-H + ArN=NX ArN=Nar + HX
8- Prôtôn hoá
Ar-SO3H + H+ Ar-H + H2SO4
HOH
Ar-H + D+ Ar-D + H+
6.2.2. Cơ chế chung của các phản ứng thế electrônphin của benzen.
Phản ứng thế electrônphin của các hợp chất thơm xảy ra theo một cơ chế duy nhất
không phụ thuộc vào sự cạnh tranh của các tác nhân, gồm có 2 giai đoạn:
C6H6 + Y+ Chậm + H (1)
C6H5
Y
+ H Nhanh
C6H5 + Z- C6H5Y + HZ (2)
Y

Giai đoạn (1) là sự tấn công của tác nhân electrôphin vào vòng thơm tạo thành ion
cacbôni. Giai đoạn (2) là sự tách ion hyđrô dưới tác dụng của một bazơ để tạo thành một sản
phẩm thế. Ngày nay, bằng các phương pháp vật lý hiện đại, người ta đã nhận thấy rằng giai
Y
đoạn (1) của SE xảy ra qua bước tạo thành phức sau đây:
Y+
+ Y+ + H (1)
Y
phức  phức 
Y
+ H + Z- + HZ (2)
85

Như vậy, cơ chế của SE ở giai đoạn (1) tương tự như AE là bước tạo thành ion cacbôni
nhưng khác với AE để bền hoá sản phẩm bằng cách cộng thêm 1 prôtôn thì ở SE lại tách đi 1
prôtôn để tạo thành hệ liên hợp điện tử .
6.2.3. Chứng minh cơ chế SE.
a. Khái niệm về hiệu ứng đồng vị.
Nếu một nguyên tử đã biết trong trạng thái chuyển tiếp của phản ứng có liên kết yếu hơn
so với trong hợp chất thì phản ứng đó với đồng vị nặng hơn của nó sẽ xảy ra chậm hơn. Sự
khác nhau của tốc độ phản ứng gây ra bởi các đồng vị khác nhau của một nguyên tố gọi là hiệu
ứng đồng vị. Hiệu ứng đồng vị thường biểu hiện ở các phản ứng có phân cắt liên kết.
Ví dụ:
KH
~C-H + Z- [~C…H…Z] ~C- + H-Z
KD
~C-D + Z- [~C…H…Z] ~C- + D-Z
Đo KH và KD người ta nhận thấy rằng KH/KD ~5-8, tức là phản ứng xảy ra với hyđrô
nhanh hơn khoảng 5-8 lần so với đêtêri.
b. Chứng minh cơ chế 2 bước của SE.
Ta nói phản ứng SE xảy ra theo cơ chế 2 giai đoạn như đã trình bày ở trên đây mà không
phải xảy ra một giai đoạn:
+
C6H6 + Y+ C 6H5 Y C6H5Y + H+
H
Tại sao vậy? Vì rằng nếu thay thế hyđrô trong nhân thơm bằng đêtêri hay triti và sau đó
tiến hành phản ứng SE thì nhận thấy rằng tốc độ phản ứng không thay đổi -tức là không có hiệu
ứng đồng vị. Điều đó có nghĩa là tốc độ phản ứng không phị thuộc vào giai đoạn làm đứt liên
kết cacbon-hyđrô. Nghĩa là tốc độ phản ứng chỉ phụ thuộc vào giai đoạn (1) tạo thành phức 
mà ở đó không xảy ra sự đứt liên kết nên đối với hyđrô, đêtêri, triti đều như nhau. Nếu phản
ứng xảy ra theo cơ chế một giai đoạn thì tất nhiên phải quan sát thấy hiệu ứng đồng vị vì có sự
phá vỡ liên kết cacbon-hyđrơnhng điều đó đã không nhận thấy. Tương tự nếu giai đoạn (2) của
cơ chế 2 giai đoạn xảy ra chậm hơn so với (1) (nó quyết định tốc độ phản ứng thì cũng phải
quan sát thấy hiệu ứng đồng vị. Điều này cũng không nhận thấy. Vậy cơ chế 2 giai đoạn và
giai đoạn (1) quyết định tốc độ phản ứng trên đây là đúng.
Ta có thể nhận thấy điều đó qua sự thay đổi của giản đồ năng lượng phản ứng dưới đây
(đường chấm chấm không liên tục chỉ trường hợp khi thay thế hyđrô bằng đêtêri).

+ Y
EA Ar
H

+
86

Vậy giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng là giai đoạn (1) tạo thành phức , không phụ
thuộc vào hyđrô hay đêtêri nằm ở vị trí tấn công của nhóm thế vì liên kết cacbon-hyđrô không
bị phã vỡ.
6.2.4. Cơ chế của phản ứng nitrô hoá.
Tác nhân electrôphin là cation nitrôni NO2+ được tạo thành trong phản ứng của axít
sunfuric và nitric đậm đặc.
HONO2 + 2H2SO4 H3O+ + 2HSO4- + NO2+
NO2
NO2+ + NO2
chậm
H
+
NO2 NO2
+ H + HSO4- + H2SO4

6.2.5. Cơ chế phản ứng sunfônic hoá.


Tác nhân sunfônic hoá thông dụng nhất là axít sunfuric từ 70-100% và ôlêum với hàm
lượng SO3 khác nhau.
2H2SO4 H3O+ + HSO4- + SO3
-
- +O SO3-
O
+ S O H
+ +
S O
O
SO3- O SO3-
H
+ + HSO4- + H2SO4
SO3- SO3H
+
+ H3 O + HOH
Trong các giai đoạn phản ứng trên đây, SO3 không mang điện tích dương nhưng nó cần
nhiều điện tử nên đóng vai trò là tác nhân electrophin.
6.2.6. Cơ chế phản ứng halogen hoá.
Cl2 + FeCl3 FeCl3…Cl- – Cl+
Cl
+ H
FeCl3…Cl- – Cl+ + Cl+ – Cl-…FeCl3

Cl
Cl
+ H
87
FeCl4- + + HCl + FeCl3

Trong phản ứng trên có thể thay xúc tác FeCl3 bằng các axít Luit khác như AlCl3…
6.2.7. Phản ứng ankyl hoá Friđen-Crap.
R-Cl + AlCl3 AlCl3…Cl- – R+

AlCl3…Cl- – R+ + R+-Cl-…AlCl3

AlCl4- + + HCl + AlCl3

Trong phản ứng này cũng có thể thay AlCl3 bằng BF, SnCl2, HF
Cơ chế cũng xảy ra tương tự như vậy với phản ứng axyl hoá Friđen-Crap.
6.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM THẾ ĐẾN PHẢN ỨNG SE.
6.3.1. Phân loại các nhóm thế NO2

Tôluen cũng giống như benzen, tham gia phản ứng SE nhưng các sảm phẩm tạo thành là
một hỗn hợp có tỷ lệ khác nhau. Ví dụ trong phản ứng sunfônic hoá tôluen người ta thu được
kết quả sau:
CH3 CH3
H3 C
H2SO4/SO3 SO3H

SO3H SO3H

p-tôluensunfônic o-tôluensunfônic m-tôluensunfônic


62% 32% 6%
Như vậy trong sản phẩm tạo thành chỉ có các đồng phân p- và o- là chủ yếu còn đồng
phân m- không đáng kể. Mặt khác thực nghiệm cũng cho thấy rằng, tôluen tham gia phản ứng
sunfônic hoá rất mạnh so với benzen. Nghiên cứu các phản ứng halogen hoá, ankyl hoá Friđen-
Crap.. người ta cũng thu được kết quả tương tự. Điều đó đã cho phép kết luận rằng nhóm mêtyl
đã làm tăng hoạt tính của vòng thơm so với benzen và hướng phản ứng thế SE vào các vị trí
octo và para. Ngược lại thực nghiệm cũng cho thấy rằng hợp chất nitrôbenzen có hoạt tính kém
hơn benzen và hướng phản ứng thế SE vào vị trí mêta.
Như vậy bất kỳ một nhóm thế nào liên kết với nhân benzen thì sẽ gây ảnh hưởng đến
khả năng phản ứng của nó và quyết định hớng phản ứng của SE.
88
Nhóm thế mà ảnh hưởng của nó gây ra làm cho nhân thơm trở nên hoạt động hơn vòng
benzen gọi là nhóm tăng hoạt (nhóm thế loại 1). Nhóm này chủ yếu định hướng các phản ứng
thế SE vào các vị trí o- và p-.
Nhóm thế làm giảm tính hoạt động của vòng thơm gọi là nhóm giảm hoạt (nhóm thế
loại 2). Nhóm này chủ yếu định hướng phản ứng thế vào vị trí m- (trừ halogen).
Bằng phương pháp thực nghiệm, người ta đã xác định được các nhóm thế thuộc loại 1
và loại 2 sau đây:
Các nhóm thế loại 1 Các nhóm thế loại 2
Tăng hoạt mạnh -NO2
-NH2(-NHR, -NR2) -N(CH3)2
-OH -CN
tăng hoạt vừa -COOH (COOR)
-OCH3 (-OR) -SO3H
-NHCOCH3 -CHO, -COR
tăng hoạt yếu các nhóm giảm hoạt nhưng
-C6H5 định hướng octô và para
-CH3(-R) -F, -Cl, -Br, -I
6.3.2. Thuyết định hướng.
a. Trường hợp thế loại 1.
Ta nói rằng nhóm mêtyl hoạt hoá nhân thơm và định hướng SE vào vị trí para và octô.
điều đó có nghĩa là nhóm mêtyl đã làm cho vòng thơm tham gia phản ứng nhanh hơn benzen
và phản ứng SE xảy ra ở vị trí octô và para nhanh hơn ở vị trí mêta. Nói cách khác nhóm mêtyl
đã làm thay đổi tốc độ phản ứng. Vì tốc dộ phản ứng được xác định bởi giai đoạn (1) tạo thành
phức  nên để nghiên cứu sự định hướng, ta có thể nghiên cứu phức  tạo thành. Phức  của
tôluen có thể được biểu diễn:
Các công thức định hướng của para.
+
Y + Y
Y CH3
CH3 CH3 H
H H
+
I II(bền nhất) III
Các công thức định hướng của mêta +

+ CH3
CH3 CH3
Y Y Y
+
H H H
89

IV V VI
Chỉ có cấu tạo cộng hưởng II trong 6 công thức trên đây có nguyên tử cacbon mang điện
tích dương liên kết trực tiếp với nhóm CH3 và do đó nó được nhóm này làm bền hoá nhiều
nhất bởi hiệu ứng +I. Điều đó giải thích rằng, phản ứng thế ở para xảy ra nhanh hơn so với
mêta.
Kết quả cũng thu được tương tự khi so sánh octô với mêta:
Các công thức cộng hưởng của
+
octô:
+
CH3 CH3 CH3

HY
+
HY HY
VII VIII IX
Công thức cấu tạo IX bền nhất nên phản ứng xảy ra ở octô nhanh hơn nhiêu so với mêta.
b. Trường hợp nhóm thế loại 2.
Các công thức cộng hưởng của ion cacbôni của phản ứng thế SE ở nitrôbenzen được
biểu diễn như sau: trong các công thức đó thì công thức cấu tạo XI kém bền nhất (khó có thể
tồn tại) do ảnh hưởng hiệu ứng –I của nhóm –NO2. Do đó định hướng para chỉ có 2 công thức
cộng hưởng X và XII ít hơn so với định hướng mêta có 3 công thức cộng hưởng XIII, XIV và
XV nên phản ứng xảy ra ở vị trí mêta nhanh hơn para.

+
Y Y + Y
NO2 NO2 NO2
H H H
X XI + XII

Các công thức cộng hưởng định hướng para của nitrôbenzen
+
+ NO2
NO2 NO2
Y + Y Y
H H H

XIII XIV XV
Các công thức cộng hưởng định hướng mêta của nitrôbenzen.
Kết quả thu được tương tự khi
+
so sánh định hướng octô và mêta.
+
NO2 NO2 NO2

HY
+
H .. HY HY
NH2
XVI XVII XVIII
90
Các công thức cộng hưởng định hướng octô của nitrôbenzen.
Trong các công thức cộng hưởng trên đây, công thức cộng hưởng XVIII không thể tồn
tại được nên định hướng mêta sẽ xảy ra nhanh hơn.
c. Sự dịch chuyển điện tử do hiệu ứng liên hợp.
Trong các trường hợp trên đây ta chỉ xét các định hướng gây ra do hiệu ứng cảm ứng.
Đối với các nhóm thế NH2, -OH… sự chuyển dịch điện tử gây ra hiệu ứng liên hợp. Sau đây là
các công thức cộng hưởng của ion cacbôni của anilin trong phản ứng SE.
+
Y .. + .. Y .. + ..
NH2 Y NH2 NH2
Y
NH2
H H H H
+

I II III IV
Các định hướng para.
+
.. .. ..
+ NH2 NH2 NH2
Y Y Y
+
H H H
V VI VII
Do sự tạo thành IV bền vững vì được bền hoá bởi hiệu ứng liên hợp nên định hướng
para ưu tiên hơn.
Kết quả cũng thu được tương tự trong trường hợp định hướng octô.
+
.. .. + .. + ..
NH2 NH2 NH2 NH2

HY
+
HY HY HY
VIII IX X XI
Các định hướng octô.
d. Định hướng của các nhóm halogen.
Các nhóm halogen là nhóm thế loại 2 nhưng lại định hướng para và octô vì do hiệu ứng
+C > +I.
.. X= {-F, -Cl, -Br, -I}
X

6.4. ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÁC HỢP CHẤT HAI LẦN THẾ.
Sự có mặt của 2 nhóm thế trong nhân thơm sẽ làm phức tạp sự định hướng của phản ứng
SE. Do đó ta có thể phân thành các trường hợp sau:
91
1- Hai nhóm thế cùng định hướng vào một vị trí thì định hướng theo chiều mũi tên như
sau: O2N CN

O2N CH3 SO3H NHCOCH3

2- Hai nhóm thế định hướng khác nhau thì theo quy tắc:
- Ảnh hưởng của nhóm hoạt hoá mạnh sẽ quyết định của phản ứng SE so với nhóm
hoạt hoá yếu.
- Ảnh hưởng của nhóm tăng hoạt sẽ quyết định hướng của SE so với nhóm giảm hoạt.
Ảnh hưởng thay đổi theo dãy sau:
-NH2 > -OH > -OCH3 > -NHCOCH3 > -C6H5 > -CH3 > nhóm định hướng mêta.

HNO3/H2SO4
HO CH3 HO CH3
NO2
Br2/Fe
CH3CONH CH3 CH3CONH CH3

HO HO Br HO
Br2/Fe
CHO CHO Br CHO
sản phẩm chính
Br
6.5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ SỰ TỔNG HỢP.
Như đã nêu ở trên phương pháp tổng hợp thường tiến hành sao cho thu nhận được hợp
chất tinh khiết và càng hạn chế được sản phẩm phụ xảy ra chừng nào càng tốt chừng đó. Ví dụ
trong phản ứng sau:
Br2/Fe
NO2 NO2

Br NO
2
HNO3/H2SO4
Br Br O2N Br

Trong sơ đồ phản ứng trên đây, ta nhận thấy rằng: muốn thu nhận m-brômnitrôbenzen
thì tiến hành nitrô hoá trước sau đó mới brôm hoá. Trái lại, muốn có đồng phân para hoặc octô
thì phải tiến hành ngược lại. Điều đó cũng xảy ra tương tự trong các trường hợp khác. Ví dụ
trong sơ đồ phản ứng sau đây, nếu muốn điều chế m-nitrôbenzôic axít từ tôluen thì trước hết

O2N
KMnO4 COOH C O OH
92
phải ôxy hoá rồi sau đó mới tiến hành nitrô hoá, trái lại muốn điều chế p- hoặc o-nitrôbenzôic
axít thì phải tiến hành ngược lại.

CHƯƠNG 7
DẪN XUẤT HALOGEN
7.1.CẤU TẠO.
Dẫn xuất halogen là những hợp chất có công thức R-X (trong đó R- là những nhóm
ankyl) và Ar-X ( Ar- là nhóm aryl).
1- ankylhalogenua:
Ví dụ:
(CH3)3-Cl CH2=CH-CH2Br C6H5CH2Cl
Tec-butylclorua Allylbrômua Benzylclorua
CH2=CH-Cl CH2Br-CH2Br CH2OH=CH2Br
Vinylclorua 1, 2-đibrômêtan 2-brômêtanol
2-arylhalogenua:
Ví dụ:
C6H5Br m-ClC6H4NO2 p-IC6H4CH3 o-ClC6H4COOH
Brômbenzen m-clonitrôbenzen p-iôđtôluen axít o-clobenzôic
7.2. CÁCH GỌI TÊN.
Các dẫn xuất halogen được gọi tên như đã trình bày ở chương 1.
93
7.3. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
Các dẫn xuất halogen có một số tính chất vật lý chung sau đây:
- Nhiệt độ sôi của ankylhalogenua cao hơn các ankan tương ứng.
- Nhiệt độ sôi tăng khi nguyên tử lượng của dẫn xuất halogen tăng lên: dẫn xuất flo có
nhiệt độ sôi thấp nhất, dẫn xuất iôđ có nhiệt độ sôi cao nhất.
- Phân tử ankylhalogenua phân cực nhưng không hoà tan trong nước (có thể do không
có khả năng tạo liên kết hyđrô) nhưng hoà tan tốt trong dung môi hữu cơ.
- Các dẫn xuất iôđ, brôm và polyclo có tỷ trọng nặng hơn nước.
7.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ.
7.4.1. Các phương pháp công nghiệp.
Trong công nghiệp các dẫn xuất ankylhalogenua thường được sản xuất nhiều nhất bằng
phương pháp clo hoá trực tiếp hyđrôcacbon ở nhiệt độ cao theo cơ chế gốc.
Ví dụ:
Cl2, 1000C, as
C6H5CH3 C6H5CH2Cl
Cl2, 6000C
CH2=CH-CH3 CH2=CH-CH2Cl
CH4 Cl2, as CH3Cl Cl2, as CH2Cl2 Cl2, as CHCl3 Cl2, as CCl4
Trong các phản ứng thường tạo thành một hỗn hợp sản phẩm nhưng trong công nghiệp
người ta không cần tách ra mà sử dụng luôn cho sản xuất.
Một số dẫn xuất halogen điều chế bằng phương pháp AE.
HCl
CHCH CH2=CH-Cl
Cl2/CCl4 KOH
CH2=CH2 CH2Cl-CH2Cl CH2=CHCl
7.4.2. Các phương pháp tổng hợp.
a. Từ ancol:
Ví dụ:
CH3CH2CH2OH CH3CH2CH2Br
C6H5CHOHCH3 C6H5CHBrCH3
CH3CH2OH CH3CH2I
b. Halogen hoá.
R-H R-X + HX (X2: Cl2, Br2)
c. Cộng hyđrôhalogenua và halogen vào anken và ankin.
(HX= HCl, HBr)
HX
-C=C- -C-C-
H X
94
X2
-C=C- -C-C- ( X2= Cl2, Br2)
X X
X2 -CX-CX-
-CC- ( X2= Cl2, Br2)
X X
d. Thay thế halogen lẫn nhau.
R-X + I- R-I + X- (X= Cl, Br)
7.5. Tính chất hoá học.
Trong phân tử ankylhalogenua, halogen rất dễ dàng tách ra dưới dạng anion bằng cách
thay thế bởi một tác nhân có tính bazơ mạnh hơn nó:
R : X + Z- R : Z + X-
Tác nhân bazơ có cặp điẹn tử tự do tấn công vào trung tâm dương của phân tử thay thế
nhóm halogen của nhóm hợp chất ankylhalogenua. Phản ứng loại này gọi là phản ứng thế
nuclêôphin SN. Mặt khác ankylhalogenua còn tham gia phản ứng tách loại tạo thành các hợp
chất hyđrôcacbon chưa no và một số phản ứng khác.
1- Phản ứng tách loại AE.
KOH
-C-C- -C=C- + HX
H X
KOH
Ví dụ: CH3CH-CH2 CH3CH=CH2 + HCl
H Cl

2- Phản ứng thế nuclêôphin SN.


:Z R-Z + X-
: OH R-OH + X- Ancol
: OR R-OR’ + X- Ête
HOH R-OH + HX Ancol
C-CR’ R-C-CR’ + X- Ankin
R-X + Na-R’ R-R’ + NaX Ankan
I- R-I + X- Ankyliôđua
CN- R-CN + X- Hợp chất nitrin
RCOO- R-OOCR’ + X- Este
:NH3 R-NH2 + HX Amin bậc I
R-NH2 R-NHR’ + HX Amin bậc II
R-NHR’ R-NRR’ + HX Amin bậc III
Ar-H R-Ar + HX Ankyl hoá
95
3- Tổng hợp Grinha
Ar-X + Mg Ête khan RMgX
Ête khan
CH3CH2Cl + Mg CH3CH2MgCl
4- Phản ứng khử:
- Khử bằng kim loại:
Ni
R-X + H2 R-H + HX
Ni
C4H9Br + H2 C4H10 + HBr
- Khử bằng hoá học:
H+
R-X + M R-H + M+ + X-
CCl4 Fe/HOH CHCl3
7.6. PHẢN ỨNG THẾ NUCLÊÔPHIN SN.
7.6.1. Phản ứng bậc I và bậc II.
a. Xét phản ứng điều chế rượu mêtylic từ mêtylbrômua:
CH3Br + OH- CH3OH + Br-
Nếu phản ứng là kết quả của sự va chạm giữa các ion hyđrôxyl và phân tử mêtylbrômua
thì vận tốc phản ứng phải phụ thuộc vào nồng độ của cả hai thành phần đó, nên nếu tăng nồng
độ của OH hoặc CH3Br lên hai lần thì tốc độ phản ứng cũng phải tăng gấp hai lần và ngược lại.
Thực nghiệm đã xác nhận điều đó đã xảy ra nên tốc độ của phản ứng trên đây là:
v = k [CH3Br] [OH-] k là hằng số
b. Xét phản ứng:
(CH3)3C-Br + OH- (CH3)3C-OH + Br-
Thực nghiệm cho thấy rằng, trong phản ứng này nếu tăng nồng độ của (CH3)3C-Br lên 2
lần thì tốc độ của phản ứng tăng gấp đôi và nếu giảm nồng độ (CH3)3C-Br 2 lần thì tốc độ của
phản ứng sẽ giảm 2 lần. Trái lại, nếu tăng hoặc giảm nồng độ OH- thì tốc độ của phản ứng vẫn
không thay đổi - tức là tốc độ của phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ của ion OH-. Vậy
tốc độ phản ứng tec-butylbrômua với ion OH- chỉ phụ thuộc vào nồng độ của (CH3)3C-Br cho
nên có thể viết:
v= k[(CH3)3C-Br]
Người ta nói rằng, phản ứng của rượu mêtylic với ion OH- là phản ứng bậc II, còn
phản ứng tec-butylbrômua với ion OH- là phản ứng bậc I. Vậy tại sao các phản ứng có bậc
khác nhau và trong phản ứng của tec-butylbrômua, tốc độ phản ứng lại không phụ thuộc vào
96
nồng độ của ion OH-? Để giải thích những vấn đề này người ta đã cho rằng phản ứng SN xảy
ra theo 2 cơ chế khác nhau.
7.6.2. Cơ chế SN2.
a. Cơ chế: Phản ứng của mêtylbrômua với ion OH- trên đây là phản ứng bậc II và nó
được viết dưới dạng cơ chế như sau:
H H H
- -
HO- + H - C - Br HO....C....Br HO - C - H + Br-
H H H H
Theo như cơ chế được trình bày trên đây thì chỉ những ion OH- nào va chạm với phân
tử mêtylbrômua từ phía sau (phía ngược với nguyên tử brôm) và chỉ có những va chạm nào đạt
được năng lượng hoạt hoá Ea cần thiết thì mới làm tách được ion Br- và hình thành liên kết C-
OH. Trạng thái chuyển tiếp có cấu tạo mà ở đó nguyên tử cacbon có một phần nào đó liên kết
với OH- và một phần nào đó liên kết với Br-. Ở đây liên kết C-OH chưa được hoàn toàn hình
thành và liên kết C-Br chưa hoàn toàn bị đứt ra còn các ion OH- và Br- được phân bố xa nhau
nhất, 3 nguyên tử hyđrô và nguyên tử cacbon nằm trong một mặt phẳng với góc liên kết là
1200. Giai đoạn tiếp theo, điện tích âm của OH- bị giảm dần vì nó chuyển giao điện tử để nó
tạo thành liên kết C-OH, brôm mang theo cặp điện tử và tạo thành ion Br-.
b. Hoá lập thể của phản ứng Sn2.
Thực nghiệm đã chứng minh rằng phản ứng SN2 xảy ra với sự đảo ngược hoàn toàn cấu
hình. Ví dụ khi cho R(-)-2-brômôctan tác dụng với NaOH nếu trong điều kiện của cơ chế SN2
thì sẽ thu được S(-)-ôctanol-2. Trong sản phẩm tạo thành của sự nghịch đảo hoàn toàn cấu hình
này nhóm OH- nằm ở vị trí đối nghịch với nhóm Br- trước đây (tương tự như một cái dù che
mưa bị lật ngược lại).
H3C CH3
NaOH
H - C - Br HO - C - H
C6H13 C6H13

(R)-brômôctan (S)-ôctanol-2
Sự đảo ngược cấu hình đã cho phép kết luận rằng trong phản ứng SN2 tác nhân
nuclêôphin tấn công từ phía đối ngược với nhóm halogen.
c. Ảnh hưởng của các nhóm thế đến phản ứng SN.
Trong phản ứng SN2 khả năng phản ứng của R-X thay đổi theo dãy sau:
CH3X > halogen bậc I > halogen bậc II > halogen bậc III
97
Sự biến đổi trên đây giải thích rằng, phản ứng SN2 xảy ra một giai đoạn qua bước hình
thành trạng thái chuyển tiếp nên các yếu tố điện tử không có ý nghĩa làm ảnh hưởng đến tốc độ
phản ứng mà chỉ có các yếu tố ảnh hưởng đến sự tấn công của nhóm OH vào trung tâm phản
ứng mới làm thay đổi tốc độ phản ứng.
Ta xét các trạng thái chuyển tiếp sau đây:
H H H CH3 CH3 CH3 CH3 CH3
Z… …X Z… …X Z… …X Z… …X
H H H CH3
Mêtyl- Êtyl- Izôprôpyl- Tec-butyl-
Qua các trạng thái chuyển tiếp trên đây, ta nhận thấy rằng nếu nguyên tử hyđrô trong
nhóm mêtyl được thay thế bởi nhiều nhóm mêtyl thì sự cản trở không gian làm ảnh đến sự tấn
công của tác nhân Z vào nguyên tử cacbon cũng tăng lên. Điều đó sẽ làm tăng năng lượng hoạt
hoá của phản ứng tức là làm giảm tốc độ phản ứng.
Vậy tốc độ của phản ứng SN2 được quyết định chủ yếu bởi ảnh hưởng của các yếu tố
không gian.
7.6.3. Cơ chế của phản ứng SN1.
a. Cơ chế: Cơ chế của phản ứng SN1 xảy ra như sau:
CH3 CH3 (1)
CH3 - C - Br chậm
CH3 - C - CH3
+
CH3
CH3 CH3
nhanh CH3 - C - CH3
CH3 - C - CH3
+ + OH- OH (2)
Ở đây tốc độ phản ứng được xác định bởi giai đoạn (1).
b. Hoá lập thể của phản ứng SN1.
Thực nghiệm chứng minh rằng, phản ứng SN1 xảy ra với sự raxêmic hoá. Ví dụ khi
hyđrat hoá (-)-2-brômôctan trong điều kiện của phản ứng SN1 (nồng độ OH thấp) thì sẽ thu
được biến thể raxêmic ()-ôctanol-2.
Br OH
(-)-C6H13CHCH3 HO-, HOH (-)-C
+ H CHCH3
6 13

Sự raxemic hoá của sản phẩm thế SN1 có thể giải thích như sau:
Phản ứng SN1xảy ra qua bước tạo thành ion cacbôni có cấu trúc phẳng:
a HO- b

H13C6 H

a b
H13C6 C6 H13
O - C - H H -C-O
98
+
CH3

(+)-ôctanol-2 (-)-ôctanol-2
Do có cấu trúc phẳng nên khả năng tấn công của ion OH- vào hai phía của mặt phẳng
hoàn toàn như nhau, kết quả tạo thành các lượng đồng phân quay phải và quay trái như nhau
(tức là tạo thành biến thể raxêmic).
c. Ảnh hưởng của các nhóm thế đến phản ứng SN1.
Thực nghiệm chứng minh rằng, khả năng phản ứng của R-X trong các phản ứng SN1
thay đổi như sau:
Allyl > benzyl > R3C-X > R2CH-X > R-CH2-X > CH3-X
Sự thay đổi khả năng phản ứng trên đây có thể giải thích rằng vì phản ứng xảy ra qua
bước hình thành ion cacbôni nên các yếu tố nào làm bền hoá ion này sẽ làm cho phản ứng xảy
ra nhanh hơn.
d. Phản ứng SN1 xảy ra với sự chuyển vị.
Vì qua bước tạo thành ion cacbôni nên phản ứng SN1 xảy ra cùng với sự chuyển vị.
Ví dụ:
CH3
CH3-C-CH2-OC2H5
CH3
CH3 CH3 sản phẩm chính
CH3-C-CH2-Br C2H5OH CH3-C-CH2-CH2CH3
SN1
CH3 OC2H5
CH3-C=CH-CH3
CH3
99
CHƯƠNG 8
HỢP CHẤT CƠ NGUYÊN TỐ
Hoá học cơ nguyên tố là hoá học của các hợp chất hữu cơ với tất cả các nguyên tố. Một
số lượng rất lớn các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là kim loại, do đó hơn một nửa các hợp
chất cơ nguyên tố là các hợp chất cơ kim. Đó là những hợp chất mà trong đó nguyên tố kim
loại liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon bằng liên kết cộng hoá trị hoặc liên kết ion. Các
hợp chất ankyl hoặc aryl của các nguyên tố kim loại kiềm hoặc kiềm thổ hoạt động mạnh:
chúng dễ bị phân huỷ bởi axít, nước, rượu cho sản phẩm là hyđrôcacbon, dễ bị oxy hoá bởi
oxy phân tử, tác dụng với các hợp chất có chứa nhóm cacbônyl, tham gia nhiều phản ứng với
các hợp chất có chứa các nhóm thế là oxy, lưu huỳnh, nitơ…
8.1. CÁC HỢP CHẤT CƠ NGUYÊN TỐ CỦA KIM LOẠI KIỀM.
8.1.1. Các phương pháp điều chế.
a. Từ ankyl- hoặc arylhalogenua.
(Ar-), R-X + 2M RM + MX (1)
RM + RX R-R + MX (2)
Trong phản ứng điều chế trên đây cần lưu ý rằng:
- Phản ứng phải tiến hành trong dung môi trơ (hecxan, ôctan…)
- Phản ứng với kim loại Natri không dừng ở (1) mà tiếp tục (2).
- Phản ứng với Kali thường chỉ xảy ra theo (1).
b. Từ hợp chất cơ thuỷ ngân.
R2Hg + 2M 2RM + Hg
Ví dụ: (CH3)2Hg + 2Li 2CH3Li + Hg
c. Từ axêtylen
HCCH + NaNH2 Na-CCH + NH3
HCCH + 2NaNH2 Na-CC-Na + 2NH3
8.1.2. Tính chất hoá học.
a. Phản ứng thế hyđrô bằng kim loại
(Ar-), R-H + RM (Ar-), R-M + RH
Ví dụ: CH3Na + C6H5CH3 C6H5CH2Na + CH4
HCCH + C6H5Na Na-CC-Na + C6H6
b. Phản ứng trao đổi thành hợp chất cơ kim mới.
R-X + R’-Li R-Li + R’-X
100
Ví dụ: C6H5CH2Br + C2H5Li C6H5CH2Li + C2H5Br
c. Phản ứng cộng vào các hợp chất không no.
(C6H5)2C=CH2 + C4H9Li (C6H5)2C-CH2C4H9
Li
Loại phản ứng này dùng để điều chế cao su tổng hợp.
Ví dụ:
+
CH2=C-CH=CH2 + C4H9Li C4H9-CH2-C=CH-CH2Li
CH3 CH3
H3 C H
C=C + CH2=C-CH=CH2
+
C4H9-CH2 CH2Li CH3

H3 C H
+
C=C CH2 CH2Li Izôpren
C4H9-CH2 CH2 C=C
H3C H

H3C H
C=C CH2 CH2 +
C4H9- Li
-CH2 CH2 C=C
H3C H
n

8.2. CÁC HỢP CHẤT CƠ KIM CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ.
8.2.1. Hợp chất cơ magiê.
Hợp chất cơ magiê gồm có 2 loại: R2Mg và RMgX (tác nhân Grinha).
a. Các phương pháp điều chế.
- Cho Magiê tác dụng với ankylhalogenua tong ete khan
R-X + Mg R-MgX
Ví dụ: C6H5Cl + Mg C6H5MgCl
ClCH2CH2CH2CH2Cl + 2Mg ClMg-(CH2)4-MgCl
Br-C6H4-Br + 2Mg BrMg-C6H4-MgBr
- Từ các hợp chất có hyđrô linh động
HCCH + RMgX HCCMgX + RH
HCCH + 2RMgX XMg-CC-MgX + 2RH
101
b. Cấu tạo.
Cho đến nay, một trong những hợp chất cơ nguyên tố quan trọng là hợp chất cơ magiê
vẫn chưa được xác định một cách chi tiết nhưng người ta giả thiết rằng trong dung môi ête hợp
chất Grinha tồn tại dưới dạng cân bằng như sau:
X
2R-MgX R-Mg Mg-X R2Mg + MgX2
R
Thông thường người ta thường hay viết công thức cấu tạo của hợp chất Grinha dưới
dạng:
- +
R - Mg – X
c. Các phản ứng quan trọng của hợp chất Grinha.
1- Phản ứng với các hợp chất có hyđrô linh động dạng H-A.
H-A
RH + A-MgX
KOH RH + HO-MgX
CH3OH
R-MgX RH + CH3O-MgX
RNH2 RH + RNH-MgX
RSH
RH + RS-MgX
Các phản ứng này thường được sử dụng để xác định độ linh động của hyđrô bằng cách
so sánh lượng khí mêtan bay ra khi sử dụng hợp chất Grinha là CH3MgCl.
2- Các phản ứng với halogen, ôxy, lưu huỳnh:
R-MgX + X2 R-X + MgX2
R-MgX + O2 RO-MgX + R-OH + HO-MgX
R-MgX + S RS-MgX + RSH + MgX2
3- Phản ứng với dãn xuất halogen.
R-MgX + R’-X R-R’ + MgX2
R-MgX + CdCl2 R2Cd + MgX2 + MgCl2
4- Các phản ứng với hợp chất cacbônyl.
HOH
R-MgX + HCHO R-CH2OMgX R-CH2OH + HO-MgX
Ancol bậc I
R-MgX + R’CHO R-CH-OMgX HOH R-CH-OH + HO-MgX
R' R'

Ancol bậc II

R" R"
HOH
R-C-OMgX R-C-OH
R' R'
102
R-MgX + R’-COR” + HO-MgX

Ancol bậc III


R-MgX + R’-COOR” R-COR’ + HO-MgX

Cơ chế của phản ứng trên đây đến nay chưa được chứng minh thật chi tiết nhưng phản
ứng xảy ra theo cơ chế vòng được nhiều người chấp nhận nhất.
R + R'
R R R'
C Mg X
C=O + 2R-MgX R' O R' C + R’-MgX
R' -
Mg R OMgX
HOH
X R R' OH
C + Mg
X
R OH
d. Một số phản ứng quan trọng khác của hợp chất Grinha.
1- Phản ứng với êtylenôxit
HOH
R-MgX + H2C CH2 R-CH2-CH2-OMgX R-CH2-CH2-OH
2- Phản ứng với điôxitcacbon
O
R-MgX + CO2 R-CO-OMgX HOH R-COOH + X-Mg-Cl
3- Phản ứng với hợp chất nitrin
HOH HOH
R-MgX +R’- CCN R-C=NMgX R-C=NH R-COR’+ NH3
R' R'
8.3. CÁC HỢP CHẤT CƠ PHI KIM.
8.3.1. Hợp chất cơ phốt pho.
Hợp chất cơ phốt pho gồm có 2 loại:
1- Loại liên kết P-C trong đó nguyên tử phốt pho liên kết với nguyên tử cacbon.
2- Loại các sản phẩm của các axít vô cơ của phốt pho trong đó phốt pho không liên
kết trực tiếp với nguyên tử cacbon mà qua một nguyên tố trung tâm như ôxy, lưu huỳnh,
nitơ…
a. Các hợp chất cơ phốt pho loại 1.
Tương tự như phân tử amôniăc NH3 hợp chất phốt phua hyđrô PH3 là hợp chất đầu của
dãy hợp chất này. Tiếp theo tuỳ thuộc vào số lượng số nguyên tử hyđrô trong phân tử PH3
được thay thế mà ta có các hợp chất phốt phin bậc I, bậc II, bậc III khác nhau. Khác với các
103
hợp chất amin, các hợp chất phốt phin dễ bị ôxy hoá tạo thành các ôxit RH2P=O, R2HP=O,
R3P=O.
Nếu ankyl hoá phốt phin thì sẽ thu được muối phốtphoni
R3P + RX R4P+X-
Một hợp chất khác khá quan trọng của loại hợp chất này là các axít hữu cơ phốt pho:

H H OH R
R-P=O R-P=O R-P=O R-P=O
CácOH
hợp chất phốt
R pho loại 1 được
OH điều chế bằng
OHphương pháp sau:
- Ankyl hoá các phốt phin kim loại.
Ví dụ: PH2Na + RI RPH2 + NaI
RPHLi + R’Br RR’PH + LiBr
- Khử các dẫn xuất clo phốt phin
RPCl2 RPH2
- Cộng phốt phin vào anken
C6H13CH=CH2 + PH3 C6H13- CH- CH3
- Tổng hợp bằng tác nhân Grinha. PH2

RMgX + PCl3 R3P + 3MgXCl


Các hợp chất phốt phin có một số tính chất hoá học đặc trưng sau:
- Dễ bị ôzôn hoá
RPH2 [O] RH2PO3
R2PH [O] R2HPO2
R3P [O] R3PO
- Ankyl hoá thành muối phốtphoni
(CH3)3P + CH3I (CH3)4P+I-
Từ muối phốtphoni có thể điều chế phốtphinêtylen được ứng dụng trong tổng hợp
Vitich như sau:
(C6H5)3P-CHR2X + C6H5Li (C6H5)3P=CR2
(C6H5)3P=CR2 (C6H5)3P+-CR2
+
- +
-
O=CR’2 O-CR’2
(C6H5)3P CR2
R2C=CR’2 + (C6H5)3P=O
104
O CR’2
b. Các hợp chất cơ phốt pho loại 2.
Loại hợp chất này có thể được điều chế bằng một trong các phương pháp sau:
RPCl2 + 2NaOC2H5 R-P(OC2H5)2 + NaCl
Este này dễ bị chuyển vị dưới tác dụng của R-X
R-P(OC2H5)2 + R’I RR'P=O + C2H5I
OC2H5

R-P(OC 2H5)2 + R’I RR'P=O + C2H5I


O OC2H5

Tương tự như vậy ta có:


C2H5I
P(OC2H5)3 C2H5-P(OC2H5)2
O

Các este này khi bị thuỷ phân thì tạo thành các axit tương ứng:
R-P(OC 2H5)2 + HX R-P(OH)2 + C2H5X
O O
105
CHƯƠNG 9
DẪN XUẤT HYĐRÔXI CỦA HYĐRÔCACBON
(Ancol và Phênol)
A. ANCOL.
9.1. CẤU TẠO, PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GỌI TÊN.
9.1.1. Cấu tạo.
Ancol là những hợp chất có công thức R-OH trong đó R- là của nhóm ankyl, ankenyl,
ankinyl, xyclôankyl…
Ví dụ:
(CH3)3C-OH H2C=CH-CH2OH Cl-CH2-CH2-OH
rượu tec-butylic rượu allylic rượu cloêtylic
CH2-CH-CH2
OH OH OH OH CH2-OH

Glyxêrin rượu xyclôhecxylic rượu benzylic


Tất cả các ancol đều có chứa nhóm –OH, là nhóm chức quyết định tính chất đặc trưng
cho loại hợp chất này.
9.1.2. Phân loại.
Người ta phân loại bằng nhiều cách khác nhau. Thông thường thì dựa vào số nhóm –
OH có trong các phân tử ancol để phân thành ancol đơn chức hoặc đa chức. Cũng rất nhiều khi
người ta dựa vào bậc liên kết của nguyên tử cacbon để phân loại ancol thành bậc I, bậc II, bậc
III.
Ví dụ: R-CH2-OH RR’CH-OH R3C-OH
Ancol bậc I Ancol bậc II Ancol bậc III
R-CH-R' R-CH-CH-R' R-CH-CH-CH-R'
OH OH OH OH OH OH
Ancol đơn chức Ancol đa chức
9.1.3. Cách gọi tên.
Để gọi các ancol người ta thường sử dụng các danh pháp sau:
a. Danh pháp thông thường.
Trong danh pháp này người ta gọi tên của nhóm chức ankyl, ankenyl, ankinyl… cộng
với đuôi –ic.
Ví dụ: CH3
CH3CH2OH CH3-CH-CH3 CH3-CH2-C-CH3
OH OH
106
Ancol êtylic Ancol izôprôpylic Ancol tec-pentylic
b. Tên gọi hợp lý (tên gọi cacbinol).
Trong danh pháp này người ta xem các ancol như các dẫn xuất của cacbinol CH3OH.
Ví dụ: (C6H5)3C-OH (C2H5)3C-OH
Triphênylcacbinol Triêtylcacbinol
c. Danh pháp IUPAC.
1- Chọn mạch dài nhất có chứa nhóm –OH làm mạch chính và coi hợp chất phải gọi là
dẫn xuất của mạch chính mà trong đó các nguyên tử hyđrô được thay thế bằng các nhóm thế.
2- Đánh số thứ tự mạch chính sao cho nhóm –OH có chỉ số là nhỏ nhất.
3- Gọi tên các hợp chất bằng cách để tên các nhóm thế cùng với các chỉ số của nó trước
tên gọi của mạch chính (tên gọi của mạch chính được tạo thành bằng cách cộng thêm đuôi –ol
vào tên gọi của các hợp chất hyđrôcacbon tương ứng).
Ví dụ: CH3 CH3
CH3-CH2-C-CH2-OH CH3-CH-CH-CH3
CH3OH
H OH
Mêtanol 2-mêtylbutanol-1 3-mêtylbutanol-2
9.2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
a. Sự có mặt của nhóm –OH trong phân tử ancol làm cho phân tử phân cực do đó dễ
hoà tan trong nước. Nhưng khi gốc R- trong các phân tử tăng lên thì độ hoà tan của các ancol
trong nước giảm dần. Trong thực tế chỉ có các ancol mạch thẳng co 4 đến 5 nguyên tử cacbon
trở xuống là hoà tan tốt trong nước.
b. Nhiệt độ sôi của ancol tăng khi phân tử lượng tăng lên. Mặt khác nhiệt độ sôi của
ancol cũng cao hơn nhiều so với các hợp chất có cùng phân tử lượng với nó.
Ví dụ: M  t0sC
CH3CH2CH2CH2CH3 72 0 36
CH3CH2OCH2CH3 74 1, 18 35
CH3CH2CH2CH2OH 74 1, 36 118
CH3CH2CH2Cl 79 2, 10 47
Các kết quả thu nhận được trên đây có thể giải thích bằng 2 yếu tố:
1- Phân tử ancol phân cực mạnh – do có mômen phân cực lớn nên có nhiệt độ sôi cao.
2- Ancol có khả năng tạo liên kết hyđrô.
R R R
O ... H O ... H O ... H
H
O ...H O ... H O ...
R R R
107

Liên kết hyđrô là liên kết mà trong đó nguyên tử hyđrô đóng vai trò làm cầu nối giữa 2
nguyên tử âm điện, mặt khác một trong hai nguyên tử âm điện phải có liên kết cộng hoá trị với
hyđrô còn nguyên tử kia được liên kết bằng lực hút tĩnh điện. Để tạo liên kết hyđrô trong phân
tử cần phải có mặt các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn như: F, O, N.
Trong phổ hồng ngoại: - nhóm hyđryl riêng biệt có (OH) = 3620cm-1
- nhóm OH liên kết hyđrô có (OH) = 3350cm-1.
9.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ.
9.3.1. Phương pháp công nghiệp.
Để thu nhận ancol trong công nghiệp có 2 phương pháp chính: hyđrat hoá các anken và
lên men, thuỷ phân các hyđrat cacbon.
a. Hyđrat hoá các anken.
Từ phương pháp crăcking dầu mỏ, người ta thu nhận được các anken có 4 đến 5 nguyên
tử cacbon, sau đó dễ dàng chuyển thành ancol bằng phản ứng hyđrat hoá.
Ví dụ: CH2=CH2 CH3CH2OH
HOH/H2SO4
CH3CH=CH2 CH3CHOHCH3
HOH/H SO
2 4
b. Lên men và thuỷ phân các yđrat cacbon.
Thuỷ phân đường bằng men rượu qua 2 giai đoạn chính: thuỷ phân và chưng cất. Chất
lượng rượu phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu; nếu từ đường sẽ thu được C2H5OH có chất
lượng tốt, từ tinh bột các loại sẽ có các sản phẩm phụ. Trong chiến tranh thế giới thứ II,
Beisman người Đức đã dùng men vi sinh Clostridum Acêtobutylicum (20%), axêton (30%).
Axêton đã được sử dụng làm thuốc súng không khói. Phương pháp này về sau được sử dụng
sản xuất n-butanol dùng cho công nghiệp ôtô.
c. Phương pháp riêng dùng để sản xuất mêtanol.
Cr2O3, ZnO, 300-4000C
CO + 2H2 210at CH3OH
0
2CH4 + O2 100at, 200 C CH3OH
9.3.2. Phương pháp tổng hợp phòng thí nghiệm.
a. Hyđrô bo hoá.
H2O2, OH-
- C = C - + (BH3)2 -C-C- - C - C - + B(OH)3
H B- H OH
(BH3)2 H2O2, OH-
Ví dụ: (CH3)3C-CH=CH2 (CH3)2C-CH2CH2OH
b. Tổng hợp Grinha.
108
Trong phòng thí nghiệm ancol được tổn hợp theo phản ứng Grinha như đã trình bày
trong phần hợp chất cơ magiê.
c. Thuỷ phân ankylhalogenua (xem phần dẫn xuất halogen)
Trong các phản ứng đã nêu trên đây, tổng hợp Grinha là quan trọng nhất vì: các hợp
chất đầu của phản ứng này là dẫn xuất halogen thường dễ tìm, phản ứng có hiệu suất cao, có
thể tổng hợp các ancol đơn giản hoặc phức tạp khác nhau. Điểm hạn chế lớn nhất của phản ứng
tổng hợp Grinha là ngoài nhóm thế trực tiếp tham gia phản ứng các hợp chất đầu không được
chứa các nhóm có chứa hyđrô linh động như –COOH, -OH, -NH2, -SO3H…cũng như các
nhóm cacbônyl không cần thiết khác.
d. Phương pháp thiết lập một phản ứng Grinha
Hầu hết các ancol đều có thể tổng hợp bằng phương pháp Grinha bằng những cách tổ
hợp các tác nhân khác nhau. Vì vậy phải chọn con đường tổng hợp sao cho tối ưu nhất.
Ví dụ: hợp chất 2-phênylhecxanol-2 có thể tổng hợp bằng 2 cách sau đây:
CH3
CH3CH2CH2CH2-C CH3CH2CH2CH2-C-CH3 + BrMg (1)
OH O
CH3
CH3CH2CH2CH2-MgBr + CH3-C (2)
CH3CH2CH2CH2-C
OH O

Trong 2 cách trên đây thì nên chọn (2) vì hợp chất xêton dễ điều chế hơn nhiều so với
(1).
9.4. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
Tính chất hoá học của ancol được xác định bởi nhóm –OH có trong phân tử. Vì vậy khả
năng có thể xảy ra các loại phản ứng sau đây:
- Phản ứng làm phá vỡ liên kết C – OH với sự tách đi nhóm –OH.
- Phản ứng làm phá vỡ liên kết O – H với sự tách đi nhóm hyđrô.
Nhóm R- nói chung chỉ có ý nghĩa làm ảnh hưởng đến tốc độ và hướng của phản ứng
mà thôi.
9.4.1. Các phản ứng làm đứt liên kết C – OH.
a. Phản ứng với hyđrôhalogenua.
R-OH + HX R-X + HOH
Khả năng phản ứng của HX: HI > HBr > HCl
Khả năng phản ứng của ROH: R3C-OH > R2CH-OH > RCH2-OH > CH3-OH.
HBr đ.
Ví dụ: CH3-CH-CH3 CH3-CH-CH3
OH Br
109

HCl
CH3CH2CH2CH2OH CH3CH2CH2CH2Cl
b. Phản ứng với trihalogen phốt pho.
R-OH + PX3 R-X + H3PO3 (PX3=PBr3, PI3)
PBr3
Ví dụ: CH3CH2CH2CH2OH CH3CH2CH2CH2Br
PBr3 C 6H5-CH-CH3
C6H5-CH-CH3
OH Br
P + I2
CH3CH2CH2OH CH3CH2CH2I
c. Phản ứng tách loại.
H2SO4
-C-C- -C=C-
H OH
Ví dụ: 0
OH Al2O3, 250 C

9.4.3. Phản ứng với hyđrôhalogenua.


Đây là phản ứng xảy ra khi cho khí hyđrôhalogenua đi qua ancol hoặc đun nóng ancol
với axít HX đậm đặc
HCl, ZnCl2, t0C
CH3CH2CH2OH CH3CH2CH2Cl
(CH3)3C-OH HCl đ. (CH3)3C-Cl
Các phản ứng của ancol với hyđrôhalogenua xảy ra theo cơ chế SN1 và SN2.
Cơ chế SN1: ROH + HX ROH+2 + X-
ROH+2 R+ + HOH
R+ + X- RX
Phản ứng xảy ra theo cơ chế này với hầu hết các ancol trừ mêtanol và các ancol bậc I.
Cơ chế SN2: ROH + HX ROH+2 + X-
ROH+2 + X- [X-…R…OH2+] R-X + HOH
Phản ứng xảy ra theo cơ chế này với mêtanol và các ancol bậc I.
9.4.4. Phản ứng ôxy hoá ancol.
a. Khái niệm ôxy hoá -khử trong hoá học hữu cơ.
Theo quan niệm trước đây, ôxy hoá tức là đưa thêm nguyên tử ôxy vào phân tử, khử tức
là bớt đi nguyên tử ôxy.
Ví dụ:
[O]
R-CHO R-COOH (ôxy hoá)
LiAlH4
R-CONH2 R-CH2NH2 (khử)
110
Trong hoá học vô cơ, sự ôxy hoá-khử gắn liền với sự nhận và cho điện tử, trái lại khái
niệm này không phù hợp với hoá học hữu cơ vì ở đây cacbon luôn có hoá trị 4. Vì vậy trong
hoá học hữu cơ, người ta dùng khái niệm số ôxy hoá (số phân cực…)- tức là số điện tích quy
ước của nguyên tử tính được khi giả thiết rằng phân tử gồm toàn những ion trái dấu (số ôxy
hoá có ký hiệu là n).
Trong khái niệm này số ôxy hoá có thể là âm, dương, bằng 0. Nguyên tử cacbon trong
các hợp chất hữu cơ có số ôxy hoá từ -4 đến +4.
Để xác định số ôxy hoá, người ta đưa ra một số quy ước sau đây:
- Tổng đại số của tất cả các số ôxy hoá của phân tử bằng 0, của ion bằng điện tích ion.
- Hai nguyên tử đồng nhất liên kết với nhau không làm xuất hiện số ôxy hoá. Số ôxy
hoá của mọi nguyên tố trong đơn chất đều bằng 0.
- Số ôxy hoá của hyđrro bằng 1 (trừ các hợp chất với kim loại), của ôxy bằng 2 (trừ các
hợp chất peôxít), của các nguyên tố kim loại bằng hoá trị của nó.
Như vậy từ khái niệm của số ôxy hoá trên đây ta có thể nhận thấy rằng: quá trình ôxy
hoá là quá trình làm tăng số ôxy hoá ở chất phản ứng (cơ chất, chất nền) và làm giảm số ôxy
hoá ở tác nhân phản ứng, còn quá trình khử là quá trình ngược lại.
Đối với nguyên tử cacbon, sự khử và sự ôxy hoá bién đổi theo dãy sau:
CH4 RCH3 CH3OH RCH2OH HCH=O HCOOH RCOOH CO2
-4 Sự ôxy hoá +4
Sự khử
b. Phản ứng ôxy hoá các hợp chất ancol.
Dung dịch KMnO4 axít
Ancol 10 +
Cu, 200-3000C anđêhyt
Ancol 20 + KMnO4 (CrO3, Cr2O7, Cu, 200-3000C) Xêton
Ancol 30 không bị ôxy hoá trong môi trường kiềm, trong môi trường axít, trước
nó bị tách thành anken sau đó tuỳ theo điều kiện phản ứng có thể bị ôxy hoá thành xêton hoặc
axít.
9.5. Giới thiệu một số ancol quan trọng.
9.5.1. Rượu êtylic.
111
Rượu êtylic được điều chế bằng phương pháp lên men tinh bột, hyđrat hóa
êtylen…Trong đời sống và công nghiệp, nó được sử dụng làm dung môi, làm nguyên liệu chất
ban đầu để tổng hợp, dùng cho công nghiệp thực phẩm, dùng trong y học…
Rượu êtylic 95% trong công nghiệp trong công nghiệp được thu nhận bằng phương
pháp chưng cất phân đoạn.
Rượu êtylic tuyệt đối 100% được thu nhận bằng cách chưng cất đẳng phí (hỗn hợp đẳng
phí gồm 7,5% nước, 18,5% rượu, 74% benzen sôi ở nhiệt độ 64,90C). Nhiều khi người ta còn
làm tuyệt đối rượu êtylic bằng cách đun rượu êtylic 95% với magiê sau đó đem chưng cất.
9.5.2. Êtylenglycol.
a. Êtylenglycol được điều chế bằng các phương pháp điều chế ancol thông thường.
Dưới đây là một số phương pháp quan trọng.
1- Thuỷ phân dẫn xuất halogen
Na2CO3
Cl-CH2CH2-Cl + 2HOH HO-CH2CH2-OH
2- Thuỷ phân êtylenôxít.
H+
CH2 - CH2 + HOH HO-CH2CH2-OH
O

3- Hyđrôxyl hoá các ankan bằng KMnO4 hoặc peaxít.


CH2=CH2 + KMnO4 HO-CH2CH2-OH
RCO2OH HOH, H+
OH CH2 - CH2 CH2-CH2
O OH OH
b. Tính chất
Êtylenglycol có các tính chất giống như ancol thông thường nhưng do ảnh hưởng của
nhóm –OH thứ 2 nên có tính axít mạnh hơn. Vì vậy nó có khả năng phản ứng với hyđrôxit
đồng. H
CH2-OH HO-CH2 CH2-O O-CH2
+ Cu(OH)2 Cu
CH2-OH + HO-CH2 CH2-O O-CH2
H
- Phản ứng ôxy hoá:

CH2-OH [O] CHO [O] COOH [O] COOH [O] COOH


CH2-OH CH2-OH CH2-OH CHO COOH
[O]
CHO-CHO axít ôxalic
glyôxal
- Phản ứng đêhyđrat hoá:
H2SO4
112
HO-CH2-CH2-OH CH3CHO
Êtylenglycol được ứng dụng làm dung môi, làm tác nhân phản ứng, làm chất truyền
nhiệt...
9.5.3. Glyxêrin.
a. Glyxêrin trong công nghiệp chủ yếu điều chế bằng phản ứng thuỷ phân các chất béo
trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá). Ngoài ra, người ta còn tổng hợp glyxêrin từ
prôpylen:
0
CH2=CH-CH3 Cl2, 400 C CH2=CH-CH2 Cl2, HOH CH -CH-CH HOH
2 2
Cl Cl OH Cl
CH2-CH-CH2
OH OH OH
b. Tính chất.
Tương tự như êtylenglycol, glyxêrin tác dụng với hyđrôxit đồng tạo thành hợp chất
glyxêrat đồng có màu xanh.
H
CH2-O O-CH2
Cu
CH-O O-CH
H
CH2-OH HO-CH2
Phản ứng tạo este glyxêrin trinitrat.
CH2-CH-CH2 + HNO3/H2SO4 CH2 - CH - CH2
OH OH OH
Glyxêrin ONO2làm
có rất nhiều ứng dụng trong thực tế như dùng ONO 2 ONO
chất truyền
2 nhiệt, làm tác

nhân phản ứng, làm mềm da, dùng để sản xuất thuốc nổ, dùng trong y học…
9.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ NHẬN BIẾT ANCOL
Để nhận biết ancol có thể dùng phương pháp phổ hồng ngoại:
- Nhóm –OH riêng biệt (không có liên kết hyđrô) có (OH) = 3620 đến 3640cm-1.
- Nhóm –OH có liên kết hyđrô có (OH) = 3200-3350cm-1.
Trong phương pháp hoá học, người ta dùng thuốc thử Luca. Đó là hỗn hợp axít HCl
đậm đặc và ZnCl2. Phương pháp này có thể dùng để phân biệt các ancol bậc I, bậc II, bậc III có
số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 6. Phản ứng tạo thành ankylclorua không tan trong hỗn hợp tác
nhân, làm đục dung dịch phản ứng. Ancol bậc III tác dụng ngay lập tức với hỗn hợp tác nhân,
ancol bậc II sẽ thấy phản ứng xảy ra sau 5 phút còn ancol bậc I ở nhiệt độ phòng sẽ không
phản ứng.
B. PHÊNOL
9.7. CẤU TẠO VÀ CÁCH GỌI TÊN.
113
9.7.1. Cấu tạo.
Phênol là những hợp chất có công thức phân tử Ar-OH trong đó Ar- là nhóm phênyl
hoặc các dẫn xuất của phênyl. Khác với ancol, trong hợp chất phênol nhóm –OH liên kết trực
tiếp với nhân thơm.
9.7.2. Cách gọi tên.
Các hợp chất phênol được gọi tên như là dẫn xuất, đơn giản nhất của dãy này là phênol.

OH OH OH
NO2

Phênol m-clophênol o-nitrôphênol


OH OH OHCl OH
OH OH
CH3
OH OH
(o, p, m)-crêzol catechon rêzôcxin hyđrôquinol -Naphtol

OH OH OH HO

-Naphtol Antranol-1 Antranol Phênantrol-4


9.8. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
Hợp chất đơn giản nhất của dãy này là phênol, ít tan trong nước ở nhiệt độ thường. Do
có khả năng tạo thành liên kết hyđrô nên phênol có nhiệt độ sôi cao. Các hợp chất phênol khác
hầu như không tan trong nước.
9.9. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ.
9.9.1. Phương pháp công nghiệp.
Một số lượng rất lớn phênol được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp như
phòng thí nghiệm. Ngoài ra còn có một số phương pháp dùng để điều chế phênol trong công
nghiệp như sau:
a. Chưng cất nhựa than đá ở 170-2400C để thu phênol thô. Dung dịch phênol sau khi
loại naphtalen cho tác dụng với NaOH thu được phênolat. Tách loại các chất không tác dụng
với NaOH có trong dung dịch sau đó cho khí CO2 dư vào để chuyển phênolat thành phênol tự
do và chưng cất lấy phênol.
114
b. Phản ứng nung nóng chảy benzensufônat natri với NaOH (phương pháp kiềm nóng
chảy).
C6H5SO3Na + NaOH C6H5OH + Na2SO3
SO3Na + NaOH OH
+ Na2SO3

c. Phương pháp thuỷ phân clobenzen.


- Thuỷ phân clobenzen bằng hơi nước dưới áp suất thích hợp ở nhiệt độ cao có xúc tác
đồng kim loại (phương pháp Rasic).
Cu
C6H6 + HCl + O2 C6H5Cl + HOH
0
C6H5Cl + HOH Cu, 425 C C6H5OH + HCl
- Thuỷ phân bằng NaOH nóng chảy.
C6H5Cl + NaOH 3600C, 315at C6H5ONa C6H5OH
d. Ôxy hoá tôluen hoặc cumen (izôprôpylbenzen).
C6H5CH3 O2/xt C6H5OH
CH3
CH3-CH-CH3 CH3-C-OOH OH
O2 kk HOH, H+
1000C + CH3-C-CH3
O
Phương pháp ôxy hoá cumen là phương pháp quan trọng nhất vì cả hai sản phẩm tạo
thành đều có ý nghĩa lớn sử dụng trong công nghiệp.
9.9.2. Các phương pháp tổng hợp.
a. Thuỷ phân muối điazô.
+
HNO3/H2SO4 Fe/HCl NaNO2/HCl
C6H6 C6H5NO2 C6H5NH2 C6H5N2Cl
+
C6H5N2Cl + HOH t0 C C6H5OH + N2 + HCl
b. Phương pháp kiềm nóng chảy cũng được sử dụng trong phòng thí nghiệm.
NaOH, 3000C H2SO4
p-CH3C6H4SO3Na p-CH3C6H4ONa p-CH3C6H4OH
c. Tổng hợp phênol bằng phản ứng thế SN.
Cl Cl ONa OH
NO2 NO2 NO2
HNO3/H2SO4 NaOH H+

NO2 NO2 NO2


OH
O2N NO2 HNO3/H2SO4

NO2
115

Axít picric
9.10. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
Tương tự như các hợp chất thơm, phênol tham gia các phản ứng thế electrôphin nhưng
do hiệu ứng liên hợp , p nên khả năng phản ứng của phênol rất mạnh. Mặt khác cũng do hiệu
ứng liên hợp , p nên liên kết O-H phân cực mạnh do đó phênol biểu hiện tính axít của phênol
mạnh hơn ancol nhưng yếu hơn axít cacbôxylic.

.. - +
O-H

9.10.1. Các phản ứng biểu hiện tính axít.


C6H5OH + HOH C6H5O- + H3O+
Những nhóm hút điện tử sẽ làm tăng tính axít của phênol, trái lại những nhóm đẩy điện
tử sẽ làm giảm tính axít của phênol.
a. Phản ứng tạo muối phênolat.
C6H5OH + NaOH C6H5O-Na+ + HOH
b. Phản ứng tạo ete (tổng hợp Williamxơn).
C6H5ONa + NaX C6H5-O-R + NaX
dd. NaOH C2H5I
Ví dụ: C6H5OH C6H5ONa C6H5-O-C2H5
dd. NaOH
p-O2NC6H4CH2Br + C6H5OH p-O2NC6H4CH2-O-C2H5
dd. NaOH
C6H5OH + Cl-CH2COOH C6H5-O-CH2COONa
c. Phản ứng tạo thành este. Chuuyển vị Frizơ.
RCOOH,
H+RCOCl
Ar-OH R-C-O-Ar
(RCO)2O O
dd. NaOH
C6H5-O-C-C6H5
Ví dụ: C6H5OH + C6H5COCl
CH3COONa O
p-O2NC6H4OH + (CH3CO)2O p-O2NC6H4COOCH3
Khi đun nóng este của phênol với AlCl3 sẽ xảy ra sự chuyển vị nhóm axyl đến vị trí
ôcto hoặc para của nhân thơm. Phản ứng này gọi là phản ứng chuyển vị Frizơ dùng để điều chế
các hợp chất hyđrôxi-xêton thơm. OH
Ví dụ: COCH3
0
AlCl3, 165 C
OCOCH3
H3C
OH
H3 C
AlCl3, 200C
H3 C
COCH3
116

Cơ chế:

+ AlCl3
O R-C=O + O AlCl3
C-R
O AlCl 2
O AlCl3 O OH
H O COR
-HCl C-R HCl
C=O
R
9.10.2. Các phản ứng thế SE.
Trong các phản ứng thế SE, nhóm –OH là nhóm thế loại 1 nên nó có định hướng chủ
yếu vào vị trí ôcto và para.
a. Phản ứng nitrô hoá. OH
HNO3 loãng, 200C O2N NO2

OH
NO2

OH
OH
NO2
HNO3 đặc +

NO2
b. Phản ứng sunfônic hoá. OH
15-200C SO 3H

OH
H2SO4, 1100C
H2SO4

OH
1000C

SO 3H
c. Phản ứng halogen hoá.
OH OH
Br2 dd. Br Br

Br
117

Nếu phản ứng xảy ra trong dung môi ít phân cực sẽ tạo thành hỗn hợp sản
OH OH OH
.
Br
Br2, CS2, 00C +

Br
d. Phản ứng ankyl hoá Friđen-Crap.
OH
OH
CH3
HF
+ CH3-C-CH3
Cl
H3C-C-CH3
CH3
e. Phản ứng axyl hoá Friđen-Crap.
Phản ứng axyl hoá các hợp chất phênol có thể xảy ra trực tiếp và cũng có thể xảy ra qua
bước tạo thành este rồi sau đó chuyển vị Frizơ.
OH OH OH
AlCl3 COR
+ RCOCl +

COR

OH
250C
OH OOCCH3
H3 C
(CH3CO)2 AlCl3 COCH3
H3C H3 C
OH
COCH3
1650C

H3C
g. Phản ứng nitrôzô hoá.
OH OH
CH3 CH3
NaNO2/H2SO4

NO
h. Phản ứng ghép với muối điazôni.
Đây là phản ứng được ứng dụng nhiều trong hoá học tổng hợp các thuốc nhuộm, các
chất chỉ thị màu.

+ R R
HO + N N HO N N
118

i. Phản ứng Konbe.


Đây là phản ứng dùng để điều chế các o-hyđrôxibenzôic axít.
ONa OH OH
- + - 1250C, 7at
COONa COOH
H+
+ O=C=O
k. Phản ứng Raimơ-Timan.
Đây là phản ứng dùng để điều chế các anđêhyt của các hợp chất thơm có chứa nhóm –
OH.
OH O O OH
CHCl2 CHO CHO
CHCl3, NaOHdd HCl
700C

Cơ chế của phản ứng Raimơ-Timan có thể viết như sau:


-
HO- + CHCl3 HOH + CCl3 Cl- + :CCl2
O O O
H CHCl2
+ :CCl2 CCl2

1. Phản ứng cới focmanđêhyt.


Phản ứng này dùng để tổng hợp polyphênolfocmanđêhyt. Phản ứng có thể xảy ra trong
môi trường kiềm hoặc axít.
OH OH OH
CH2OH
HCHO, H+ C6H5OH CH2 OH

CH2
OH
HCHO, H+
CH2 CH2 OH

CH2
CH2
9.11. CÁCH NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT PHÊNOL.
Để nhận biết các hợp chất phênol, người ta thường dựa cào tính axít: phênol có tính
axít mạnh hơn nước nhưng yếu hơn axít cácbonic, do đó nếu hợp chất không hoà tan trong
nước nhưng tan trong dung dịch NaOH và không hoà tan trong dung dịch bicacbônat natri thì
đó có thể là phênol. Cũng có khi người ta dùng phản ứng làm mất màu Br2 hoặc dùng phản
ứng với muối sắt III cho màu tím đặc trưng để phát hiện phênol.
9.12. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỢP CHẤT PHÊNOL QUAN TRỌNG.
119
9.12.1. Phênol.
Phênol là nguyên liệu công nghiệp quan trọng dùng để sản xuất nhựa,
phênolfocmanđêhyt, sản xuất axít xalixylic, phẩm nhuộm…Ngoài ra, nó còn được dùng để sát
trùng, bảo quản gỗ, sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D, thuốc trừ sâu…
9.12.2. Timol.
Timol (3-hyđrrôxi-4-izôprôpyltôluen) có nhiều trong các tinh dầu, là sản phẩm chuyển
hoá của các tecpen trong thực vật. Timol có thể tổng hợp bằng phản ứng sau:
CH3 CH3
+ CH3-CH=CH2
H+

OH
Timol dượcOH
dùng làm hương liệu, làm chất sát trùng. Khi tiến hành phản ứng đêhyđrô
CH3-CH-CH3
hoá timol sẽ thu được mentol.
9.12.3. Catechol.
Catechol (1,2-đihyđrôxibenzen) có thể thu nhận bằng cách chưng cất nhựa than đá hoặc
bằng phương pháp tổng hợp.
o-ClC6H4OH HOH, 1900C o-HOC6H4OH
Catechol
Trong catechol cả 2 nhóm –OH đều tham gia phản ứng tạo thành hợp chất vòng:

O CH2
O
CH2Cl2
ONa
ONa
O C=O
O
COCl2

Catechol rất dễ bị oxy hoá: OH O


2Ag+ + + 2Ag+ + 2H+
OH O
Catechol là nguyên liệu dùng để điều chế các ancalôit papaverin, pêparin, dùng để sản
xuất gaiancol, đrênalin…
9.12.4. Rezocxinol.
120
Rezocxinol (1,3-đihyđrôxibenzen) được điều chế bằng cách nung chảy kiềm với 1,3-
benzenđisunfônic axít. Rezocxinol thường tồn tại dưới các dạng:
O OH O

H2/Pd

OH
O O
Đihyđrôeocxinol 1,3-điôxôxyclôhecxen-4
9.12.5. Hyđrôquinon.
Hyđrôquinon (1,4-đihyđrrôxibenzen) được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm ảnh,
làm phim. Phim ảnh được tráng một lớp nhũ tương AgBr. Khi bị chiếu sáng, một số hạt bạc
brômua được hoạt hoá AgBr*. Nếu phim đã chụp tiếp xúc với hyđrôquinon thì các hạt bạc đã
được hoạt hoá sẽ bị khử thành bạc kim loại nhanh hơn bạc brômua chưa bị hoạt hoá.

OH O
+ 2AgBr* + 2OH- + 2Ag+ + 2Br - + HOH

OH O
Nếu ta dùng một dung dịch hiện hình, ví dụ tiôsunfit natri để loại phần AgBr không bị
khử (lưu hình) thì các hạt bạc mịn sẽ phân tán trên phim tạo thành một tấm ảnh trái (âm ảnh).
Đem tấm âm ảnh này vào máy in ảnh ta sẽ thu được dương ảnh.
CHƯƠNG 10
ETE.
10.1 CẤU TTẠO VÀ CÁCH GỌI TÊN.
Ête là những hợp chất có công thức phân tử R-O-R’, R-O-Ar hoặc Ar-O-Ar.
1- Tên gọi của ête được tạo thành từ tên gọi của 2 nhóm liên kết với nguyên tử ôxy và
chữ ête.
Ví dụ: C2H5-O-C2H5 C6H5-O-C6H5 CH3-O-C(CH3)3
Điêtylête Điphênylête Metyltecbutylête
2- Nếu một trong 2 nhóm liên kết với ôxy không có tên gọi đơn giản thì hợp chất được
gọi như dẫn xuất ankôxi: CH3O- (mêtôxi), C2H5O-(êtôxi), C6H5O-(phênôxi)…
Ví dụ:
CH3CH2CH2-CH-CH2CH3
p-C2H5O-C6H4-COOH HO-CH2CH2-OC2H5
O-CH3
3-mêtôxihecxan p-êtôxibenzôic axít 2-êtôxiêtanol
3- Hợp chất đơn giản nhất của ankylarylête là anizol C6H5-OCH3.
121
4- Nếu ête có hai nhóm thế giống nhau thì người ta gọi đó là ête đối xứng. nếu các
nhóm thế khác nhau thì đó là ête bất đối xứng.
10.2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
Do đặc điểm về cấu tạo: góc liên kết C-O-C trong phân tử ête không phải là 1800 nên
mômen lưỡng cực giữa 2 liên kết C-O không triệt tiêu lẫn nhau do đó ête phân cực yếu.

R
0
110 O
R
Nhưng sự có mặt của mômen phân cực này không ảnh hưởng đến nhiệt độ của ête vì
vậy ête có nhiệt độ sôi gần với ankan tương ứng và thấp hơn nhiều so với ancol tương ứng. Độ
hoà tan của ête thấp trong nước tương tự như các ancol. Ví dụ điêtylête và n-butanol có độ hoà
tan trong nước như nhau là 8g/100g (HOH). Điều đó có thể giải thích bằng sự liên kết hyđrô
của nước với ancol và ête tương tự như nhau.
10.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ.
10.3.1. Phương pháp công nghiệp.
Trong công nghiệp, để điều chế một số ête đối xứng thấp người ta dùng phương pháp
đehyđrat hoá giữa 2 phân tử ancol.
H2SO4
2R-O-H R-O-R + HOH
Sự cạnh tranh của phản ứng đêhyđrat hoá lưỡng phân tử với phản ứng tách loại được
khống chế bằng cách khống chế điều kiện phản ứng. Ví dụ êtylen được tạo thành là sản phẩm
chủ yếu khi đun nóng rượu êtylic với axít sunfuric đậm đặc ở nhiệt độ 1800C, trái lại điêtylête
là sản phẩm chủ yếu được tạo thành ở 1400C với lượng rượu êtylic luôn luôn dư.
Phản ứng tạo ête xảy ra theo cơ chế SN1 và SN2 như sau:
ROH + H+ ROH2+
+
R+ ROH ROR R-O-R + H+ SN1
+ H
ROH2
ROH - + +
RO...R...OH R-O-R ROR + H+ SN2
-HOH
H H H

Phương pháp điều chế trên đây chỉ có ý nghĩa đối với các ête đối xứng. Trong trường
hợp dùng các ancol khác nhau, phản ứng sẽ tạo thành hỗn hợp sản phẩm. Phương pháp này còn
dùng để điều chế các ête vòng với rượu đa chức.
CH2-CH2
CH2 H2SO4
CH2
O
O-H H-O
122
Têtrahyđrôfuran
Phản ứng tách loại nước không xảy ra đối với các hợp chất phênol nói chung do hiệu
ứng liên hợp , p của nhân thơm với ôxy nên không có khả năng bền hoá ionôxôni.
10.3.2. Phương pháp phòng thí nghiệm.
Trong phòng thí nghiệm để điều chế ête chủ yếu người ta sử dụng phương pháp
Uyliêmxơn.
R-X + NaOR’ R-OR’ + NaX
R-X + NaOAr R-O-Ar + NaX
Ví dụ: CH3Br + (CH3)2SO4 NaOH dd C6H5-O-CH3
NaOH dd
p-O2N-C6H4-OH + BrCH2-C6H5 p-O2N-C6H4OCH2C6H5
Phương pháp uyliêmxơn có thể điều chế ête đối xứng, ête không đối xứng và các ête
thơm. Mặt khác cũng cần lưu ý rằng trong phương pháp này không thể dùng arylhalogenua
(trừ trường hợp trong nhân thơm có các nhóm thế hút điện tử mạnh) cho tổng hợp Uyliêmxơn
vì phản ứng khó có thể xảy ra. Ví dụ để tổng hợp p-nitrôbenzylphênylête chỉ có thể tiến hành
theo sơ đồ (1) trong 2 sơ đồ phản ứng sau, vì theo (2) phản ứng sẽ không thể xảy ra.
p-O2N-C6H4-CH2Cl + NaO-C6H5 (1)
C6H5-OCH2-C6H4-NO2
x p-O2N-C6H4-CH2ONa + Br-C6H5 (2)
10.4. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
10.4.1. Phản ứng phân cắt ête.
Ête là một chất tương đối trơ. Nó bền vững dưới tác dụng của kiềm, tác nhân ôxy hoá
và tác nhân khử. Nó chỉ bị phân cắt bởi axít mạnh.
Ví dụ: ROR’ + HX R’OH + RX
ArOR + HX ArOH + RX
(HX= HI, HBr, HCl)
Các phản ứng phân cắt ête chỉ xảy ra trong điều kiện khắc nghiệt HX đun nóng, đậm
đặc. Các axít thường dùng là HI và HBr.
Ví dụ:
CH3CH2-O-CH2CH3 + HBr CH3CH2Br + CH3CH2OH
C6H5-O-CH3 + HI C6H5OH + CH3I
Phản ứng phân cắt ête xảy ra theo cơ chế SN1 và SN2.
+
ROR’ + H+ R-O-R prôton hoá
H
123
Theo SN1 +
R-O-R chậm
R+ + R’OH
H
nhanh
R+ + X- RX
Theo SN2
+ - +
R-O-R + X- X ...R...O R' RX + R’OH
H H
10.4.2. Chuyển vị Claizen.
Khi bị đun nóng đến 2000C, phênylallylête chuyển thành o-allylphênol.
OCH2CH=CH2
OH
2000C
CH2CH=CH2

Người ta gọi phản ứng trên đây là chuyển vị Claizen. Phản ứng này xảy ra theo cơ chế
vòng sau đây:
OCH2-CH OH
O
CH2 CH2CH=CH2 CH2CH=CH2
H
H

Nếu các vị trí ôcto bị chiếm chỗ thì nó xảy ra ở vị trí para.
OCH2CH=CH2 O OH
R R R R R
R
0
tC CH2CH=CH2

CH2CH=CH2
10.5. MỘT SỐ ÊTE QUAN TRỌNG.
10.5.1. Ête êtylic.
Ête êtylic được điều chế từ ancolêtylic với xúc tác nhôm triôxít hoặc H2SO4. Ête êtylic
là một chất lỏng có mùi đặc trưng, nhẹ, dễ bay hơi, dễ cháy. Ête êtylic được dùng làm dung
môi, làm chất gây mê trong y học. Khi để lâu, trong ête êtylic sinh ra peôxit nên khi chưng cất
rất dễ nổ. Ête êtylic tuyệt đối được thu nhận bằng cách chưng cất ête với H2SO4 đậm đặc và
sau đó đựng trong bình thuỷ tinh có chứa natri kim loại.
10.5.2. Êtylenôxit.
Êtylenôxit (ôxiran) trong công nghiệp được điều chế bằng phản ứng ôxy hoá êtylen với
xúc tác kim loại.
Ag, 2500C
CH2=CH2 + O2 H2C CH2

O
Trong phòng thí nghiệm các hợp chất êpôxít có thể điều chế theo các phương pháp sau:
124
a. Từ halogenhyđrin.
X2, HOH -C - C- OH-
-C - C- + HOH + X-
-C=C- X OH O
b. Ôxy hoá các anken bằng peaxít.
-C - C-
-C=C- + C6H5CO2OH + C6H5COOH
O
Êtlylenôxít là hợp chất hoạt động mạnh nên nó rất dễ tham gia các phản ứng mở vòng.
a. Phản ứng mở vòng được xúc tác bằng axít.

-C - C- H+ -C - C- Z- -C - C-
O +O H z OH
Ví dụ:
H+
H2 C CH2 + HOH CH2 - CH2
O OH OH
H2C CH2 + C2H5OH CH2 - CH2
O OH OC2H5
H+
H2 C CH2 + HBr CH2 - CH2
OH Br
O

b. Phản ứng Grinha.


RMgX + H2C CH2 RCH2CH2OMgX RCH2CH2OH
O
Ví dụ:
C2H5MgCl + H2C CH2 C2H5CH2CH2MgCl C2H5CH2CH2OH
O
125
CHƯƠNG 11
ANĐÊHYT VÀ XÊTON.
11.1. CẤU TẠO.
Anđehyt là những hợp chất có công thức phân tử là RCHO và xêton là RCOR’. Gốc R-
và R’- có thể là gốc béo hoặc thơm. Như vậy là cả anđêhyt lẫn xêton đều chứa nhóm –C=O
nên người ta xem nó là loại hợp chất cacbônyl. Chính sự có mặt của nhóm cacbônyl này xác
định những tính chất cơ bản của anđêhyt và xêton.
Nhìn chung nhiều tính chất cơ bản của anđêhyt và xêton giống nhau nhưng sự có mặt
của các nhóm thế khác nhau bên cạnh nhóm cacbônyl (trong anđêhyt là hyđrô còn trong xêton
là R’) đã dẫn đến một số tính chất khác nhau giữa anđêhyt và xêton:
1- Anđêhyt dễ dàng bị ôxy hoá còn xêton bị ôxy hoá khó khăn hơn.
2- Anđêhyt tham gia phản ứng cộng nuclêôphin, loại phản ứng đặc trưng cho nhóm
cacbônyl mạnh hơn xêton.
Xét về mặt cấu tạo ta nhận thấy rằng nguyên tử cacbon của nhóm cacbônyl có trạng
thái lai hoá sp2 do đó nó có 3 liên kết  với các nguyên tử khác. Ocbitan p tự do còn lại của
cacbon xen phủ với ocbitan p của ôxy tạo thành liên kết . Như vậy liên kết của cacbon và ôxy
trong nhóm cacbônyl là liên kết bội. Mặt khác do độ âm điện khác nhau nên nhóm cacbônyl bị
phân cực về phía ôxy.
R 1200 R
+ -
1200 C=O C=O
R 1200 R

11.2. CÁCH GỌI TÊN.


11.2.1. Tên gọi của anđêhyt.
Tên gọi của các anđêhyt được tạo thành từ tên gọi của các axít cacbôxylic tương ứng
bằng cách thay từ axít bằng từ anđêhyt.
Tên gọi các anđêhyt theo IUPAC được hình thành như sau: mạch chính được tính là
mạch dài nhất có chứa nhóm –CHO và tên gọi của mạch chính là tên gọi của hyđrôcacbon
tương ứng cộng với đuôi –al. Vị trí các nhóm thế được gọi tên cùng với các chỉ số mà trong đó
nguyên tử cacbon của nhóm cacbônyl có chỉ số 1.
Ví dụ:
HCHO CH3-CHO CH3CH2-CHO
Focmanđêhyt Anđêhyt axêtic Anđêhyt prôpanôic
126
Mêtanal Êtanal Prôpanal
(Axêtanđêhyt) (Prôpananđêhyt)
C6H5-CHO p-O2N-C6H5-CHO CH3CH2CH2CH(CH3)-CHO
Benzanđêhyt p-Nitrôbenzanđêhyt 3-Mêtylpentanal
11.2.2. Xêton.
Tên gọi thông thường của hợp chất xêton đơn giản nhất là axêton, tên gọi thông thường
của các xêton béo khác được hình thành bằng cách gọi tên của 2 nhóm thế liên tục liên kết với
nguyên tử cacbon cacbônyl cộng thêm đuôi xêton. Tên gọi của các xêton mà nhóm cacbônyl
liên kết trực tiếp với nhân benzen có đuôi là phênon.
Tên gọi xêton theo IUPAC được chon mạch chính là mạch dài nhất, có chứa nhóm
cacbônyl và gọi tên hyđrôcacbon tương ứng cộng thêm đuôi –on. Vị trí các nhóm thế được
đánh số sao cho nhóm cacbônyl có chỉ số là nhỏ nhất.
Ví dụ: CH3COCH3 CH3CH2-CO-CH3 (CH3)2CH-CO-CH3
Axêton Mêtylêtylxêton Mêtylizôprôpylxêton
Prôpanon Butanon-2 3-Mêtylbutanon-2
C6H5-CO-CH3 C6H5-CO-CH2CH2CH3 C6H5-CO-C6H5
Axetonphênon n-Butylrophênon Benzophênon
Ngoài ra còn có tên gọi theo nhóm ôxô (-CO-).
Ví dụ: O=CH-CH=O CH3-CO-CO-CH3
1, 2-điôxôêtan 2, 3-điôxôbutan
11.3. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
Như đã nói trên đây, phân tử anđêhyt và xêton phân cực nên chúng có nhiệt độ sôi cao
hơn các hợp chất có cùng phân tử lượng tương ứng. Các phân tử anđêhyt và xêton không có
khả năng tạo liên kết hyđrô với nhau nên chúng có nhiệt độ sôi thấp hơn các ancol hoặc axít
cacbôxylic tương ứng.
Ví dụ: Hợp chất M t0C
CH3CH2CH2-CHO (Butanal) 72 76
CH3-CO-CH2CH3 (Mêtylêtylxêton) 72 80
CH3-CO-CH2CH3 (Pentan) 72 36
CH3-(CH2)3-CH3 (Ête êtylic) 74 34
C3H7-CH2-OH (n-Butanol) 74 118
CH3CH2-COOH (A.Prôpanôic) 74 141
127
Cac anđêhyt và xêton thấp hoà tan tốt trong nước có thể do có khả năng tạo liên kết
hyđrô với nước. Anđêhyt và xêton tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
11.4. ĐIỀU CHẾ.
11.4.1. Phương pháp công nghiệp.
a. Điều chế focmanđêhyt.
Trong công nghiệp focmanđêhyt được điều chế bằng 2 phương pháp sau đây:
1- Ôxy hoá trực tiếp CH4 có xúc tác và nhiệt độ thích hợp
:NO, 450-6000C
CH4 + O2 HCHO + HOH
2- Ôxy hoá rượu mêtylic bởi không khí có xúc tác
:Cu, 500-6000C
CH3OH + O2 HCHO + HOH
Focmanđêhyt là chất khí thường được sử dụng trong công nghiệp dưới dạng dung dịch
(focmalin), dạng rắn polyme (CHO)n, parafocmanđêhyt hoặc triôxan (CH2O)3.
b. Axêtanđêhyt.
Axêtanđêhyt được điều chế bằng phản ứng hyđrat hoá axêtylen hoặc đêhyđrô hoá rượu
êtylic.
HCCH + HOH :H2SO4, HgSO4

CH3-CHO
0
:Cu, 250-300 C
CH3-CH2-OH
Trong công nghiệp axêtanđêhyt chủ yếu dùng để điều chế axít axêtic.
c. Benzanđêhyt.
Trong công nghiệp benzanđêhyt được điều chế từ tôluen bằng phản ứng clo hoá và
thuỷ phân sau đây:
:Cl2, t0C HOH, 1000C
C6H5-CH3 C6H5-CHCl2 C6H5-CHO
d. Anđêhyt xalixylic.
Anđêhyt xalixylic và một số anđêhyt có chứa nhóm phênol có thể điều chế bằng phản
ứng Raimơ-Timan như sau:
CH3-H + NaOH :CCl2 + HOH + NaCl
NaOH :CCl2 NaOH
C6H5-OH C6H5-ONa o-NaO-C6H4-CHCl2 o-NaC6H4CHO
Một số anđêhyt thơm dùng trong công nghiệp nước hoa, công nghiệp thực phẩm
thường được điều chế bằng phản ứng ôxy hoá nối dôi của các hợp chất tự nhiên.
O CH3 O CH3
K2Cr2O7, H2SO4

CH=CH-CH3 CHO
128
Anetol (dầu hoa hồi) Anđêhyt xalixylic
OH OK OCOCH3
O CH3 O CH3
O CH3
KOH, 2250C (CH3)2O, CH3COONa

CH2-CH=CH2 CH=CH-CH3 CH=CH-CH3


OCOCH3 OH
O CH3 O CH3
K2Cr2O7, H2SO4 HOH, H+, t0C

CHO CHO
Vanilin
Một số dung môi quan trọng như xêton, mêtylaxêton được điều chế bằng phản ứng
đêhyđrô hoá ancol.
:Cu, 250-3000C
CH3CH(OH)CH3 CH3-CO-CH3
0
:Cu, 250-300 C
CH3CH2-CH(OH)-CH3 CH3CH2-CO-CH3
11.4.2. Phương pháp phòng thí nghiệm.
a. Các phương pháp tổng hợp anđêhyt.
1- Ôxy hoá các ancol 10. Cu, t0C
R-CH2-OH R-CHO
K2Cr2O7

:Cu, 250-3000C
Ví dụ: CH3CH2CH2CH2-OH CH3CH2CH2-CHO
2- Ôxy hoá các ankylbenzen.
Cl2, t0C
Ar-CHCl2
Ar-CH3 Ar-CHO
CrO3, (CH3CO)2O
ArCH(OCOCH3)2
Ví dụ:
Cl2, t0C CaCO3, HOH
p-Br-C6H4-CH3 BrC6H4CH2Cl Br-C6H4-CHO
CrO3, (CH3CO)2O
O2NC6H4CH3 O2NC6H4CH(OCOCH3)2HOH, H2SO4 O2N-C6H4-CHO
3- Khử hoá cloranhyddrit.
H2, Pd-BaSO4
RCOCl hoặc ArCOCl H2, Pd/S RCHO hoặc ArCHO
H2, Pd-BaSO4
Ví dụ: p-O2N-C6H4-COCl p-O2N-C6H4-CHO
4- Phản ứng Raimơ-Taiman. (Xem phần 9.10.2.).
5- Phương pháp Gatteman-Kốc.
CO + HCl Cl-CHO
129
Cl-CHO + C6H6 C6H5-CHO
b. Các phương pháp tổng hợp xêton.
1- Ôxy hoá ancol bậc II.
Cu, t0C

R-CH(OH)-R’ KMnO4 R-CO-R’

K2Cr2O7
Ví dụ: CH3CH2CH2-CH(OH)-CH2CH3 Cu, 2500C C3H7-CO-C2H5
CH3 CH3
K2Cr2O7, H2SO4
H
OH O
CH3-CH-CH3 CH3-CH-CH3
(-)-Mentol (-)-Menton
2- Ankyl hoá Friđen-Crap.
Ar-H + R-COCl AlCl3 Ar-CO-R + HCl
3- Phản ứng cloranđêhyt với hợp chất cơ cadmium.
RCOCl
R’MgCl + CdCl2 + R2Cd ArCOCl
R-CO-R’ hoặc R-CO-Ar
Ví dụ:
CdCl2 (CH3)2CH-COCl
C4H9-MgBr (C4H9)2Cd C4H9-CO-CH(CH3)2
m-CH3-C6H4-Br Mg m-CH3-C6H4-MgBr CdCl2 (m-CH3-C6H5)Cd
CH3CH2CH2COCl m-CH3-C6H4-CO-CH2CH2CH3
4- Đêcacbôxyl hoá các axít cacbôxylic hoặc dẫn xuất của chúng.
RCH2OH
RCHO
RCOOH RCOCl
ArCH3
ArCHO
ArCOOH ArCOCl
- Từ muối đicacbôxylat canxi.
t0c
(RCOO)2Ca hoặc RCOO-Ca-OOCR’ R-CO-R hoặc R-CO-R’
11.5. TÍNH CHẤT HÓA HỌC.
11.5.1. Phản ứng cộng nuclêôphin.
Phản ứng nuclêôphin của các hợp chất anđêhyt và xêton xảy ra qua hai giai đoạn: giai
đoạn 1 cộng tác nhân mang điện tích âm vào nguyên tử cacbon cacbônyl, xảy ra chậm quyết
130
định tốc độ phản ứng, giai đoạn 2 bền hoá sản phẩm xảy ra nhanh bằng cách cộng với phần
mang điện tích dương.
R R X R X
+ - +
C=O chậm Y , nhanh C
+ Y
+
-X -
C
R R' O R' OY

Vì giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng được quyết định bởi sự tấn công của tác nhân
nuclêôphin nên đây là phản ứng AN.
Anđêhyt tham gia phản ứng AN dễ hơn xêton vì do ảnh hưởng của hiệu ứng không gian
và điện tử đến trạng thái chuyển tiếp:
R X
C
R' O
- Nhóm thế R’>H làm cản trở sự tấn công của tác nhân X-.
- Nhóm thế R’ có hiệu ứng +I làm giảm độ bền của trạng thái chuyển tiếp.
1.5.2. Một số phản ứng AN của anđêhyt và xêton.
1- Phản ứng ôxy hoá.
AgNO3/NH4OH
- Anđêhyt:
KMnO4
R-CHO hoặc Ar-CHO R-COOH hoặc Ar-COOH
K2Cr2O7
- Mêtylxêton:
OX-
R-CO-CH3 hoặc Ar-CO-CH3 -CHX3 R-COO- hoặc Ar-COO- Ví dụ:
C2H5-CO-CH3 + NaOI C2H5COO- + CHI3 + CHCl3
(CH3)2C=CH-CO-CH3 KOCl (CH3)2C=CH-COOK + CHCl3
2- Phản ứng khử.
- Khử thành ancol:
H2, Ni (Pd, Pt)
-C=O LiAlH4, NaBH4 -CH-OH
LiAlH4
C6H5-CO-CH3 C6H5-CHOH-CH3
- Khử thành hyđrôcacbon.
Zn (Hg), HCl đ.
(1)
-C=O -CH2
NH2-NH2, HO-
(2)

(1)- Gọi là phản ứng Klêmnxen dùng để khử các hợp chất không bền trong môi trường
kiềm.
131
(2)- Gọi là phản ứng Kizne-Vônfơ dùng để khử các hợp chất không bền trong môi
trường axít.
Zn (Hg), HCl đ.
Ví dụ: C6H5-CO-CH2CH2CH3 C6H5-CH2-CH2CH2CH3
3- Phản ứng Grinha. (Xem phần điều chế các hợp chất ancol).
-C=O + RMgX HOH, HCl
R-C-OMgX R-C-OH
4- Phản ứng tạo thành hợp chất xianhyđrin.
-C=O + CN- H+ -C-CN
OH
Ví dụ:
H2SO4 CH3-CH-CN HOH, HCl CH3-CH-COOH
CH3-CHO + NaCN
OH OH
Axít lactic
C6H5-CHO + NaCN H2SO4 C 6H5-CH-CN HOH, HCl C 6H5-CH-COOH
OH OH
Axít menđilic
CH3-CO-CH3 + NaCN
H2SO4 CH3-C(OH)-CN
CH3
Axêtôxianhyđrin
5- Phản ứng cộng đisunfit natri.
-C=O + Na+HSO3- -C-SO3Na
OH
Ví dụ:
C 6H5-CH-SO3Na
C6H5-CHO + NaHSO3
OH
CH3-CH2-CO-CH3 + NaHSO3 CH3CH2-C(OH)-SO3Na
CH3

Phản ứng này chỉ xảy ra ở những anđêhyt và xêton có hiệu ứng không gian nhỏ (chủ
yếu là các mêtylxêton). Sản phẩm phản ứng thu được là những chất kết tủa vì vậy người ta
thường dùng phản ứng này để tách các hợp chất cacbônyl ra khỏi các hợp chất hữu cơ không
phải là cacbônyl.
H+
SO2 + HOH
+
H
-C=O + NaHSO3 -C-SO3Na -C=O + HSO3-
OH HO- SO3 + HOH
6- Phản ứng với các dẫn xuất amôniăc.
-C=O + H2N-A -C-NH-A -C=N-A
OH

H2N-A Sản phẩm


H2N-OH Hyđrôxylamin -C=N-OH Ôxim
-C=N-NH2
-C=N-NHC 6H5

-C=N-NHC ONH 2
132
H2N-NH2 Hyđrazin Hyđrazôn
H2N-NHC6H5 Phênylhyđrazin Phênylhyđrazon
H2N-NHCONH2 Cemicacbazit Cemicacbazion
+
Ví dụ: CH3-CHO + H2N-OH H CH3CH=NOH
Axêtoxim
C6H5-CHO + H2N-NHC6H5 H+ C6H5CH=NHC6H5
Cơ chế của phản ứng: H
+ +
-C=O -C OH - C-N-A -C=N-A + HOH + H+
HO H
.. H+ +
H2N-A H3 A
Phản ứng thường xảy ra trong môi trường axít hoá nhiều, thuận lợi cho phản ứng AN
nhưng amin cũng bị prôton hoá nên làm giảm tính nuclêôphin của tác nhân và ngược lại khi
pH cao. Do đó các phản ứng của anđêhyt và xêton với cac dẫn xuất amin thường có một pH tối
ưu. Ví dụ phản ứng của axêton với hyđrôxylamin có pH tối ưu là 5.
Các phản ứng này thường dùng để định tính anđêhyt và xêton vì hợp chất chất tạo
thành có màu đặc trưng.
7- Phản ứng Canizaro.
Đây là loại phản ứng của các anđêhyt không chứa các -hyđrô linh hoạt trong phân tử
dưới tác dụng của kiềm mạnh.
2 -CHO + HO- -COO- + -CH2OH
Ví dụ: 2 HCHO 50%NaOCl HCOO- + CH3OH
(CH3)2C-CHO 50%KOH/ancol (CH3)2C-COO- + (CH3)2CCH2OH
Đây là loại phản ứng xảy ra theo cơ chế 2 giai đoạn:
R-CHO + HO- R-CH-O (1)
OH
H - H H
+
R-C =O + R-C-O R-C-O + R-C=O (2)
(Ar) (Ar) (Ar) OH
OH H
+H+ +H+
R-CH2OH R-COO-
(Ar) (Ar)

8- Phản ứng với các hợp chất có nhóm mêtylen linh động
Những hợp chất có nguyên tử hyđrô ở vị trí linh động được gây ra do hiệu ứng –C tham
gia phản ứng với cá hợp chất cacbônyl được gọi là hợp phần mêtylen.
133

H (hyđrô linh động)


(G= O, N…)
R-C-C=G
H
Phản ứng của hợp chất cacbônyl với hợp phần mêtylen có thể xảy ra như sau:
+
+ -
anđol hay anđol hoá. -C-C-C=O
ứng này gọi là cộng-C-C=O
Phản-C=O
H OH
Ví dụ: CH3CH=O + H-CH 2-CHO CH3-CH(OH)-CH2-CHO
Tiếp theo xảy ra giai đoạn tách nước, được gọi là phản ứng ngưng tụ crôton hay crôton
hoá:
CH3-CH-CH-CHO CH3-CH=CH-CHO
OH H
Anđêhyt crôtonic
Hợp chất crôton được tạo thành tiếp tục phản ứng với hợp phần mêtylen, gọi là phản
ứng Maicsơn. H
+ -
CH3-CH=CH-CH=O + H-C-C=O CH3-CH-CH2-CHO
H CH2-CHO
9- Các phương pháp nhận biết anđêhyt và xêton.
Người ta thường nhận biết các anđêhyt và xêton bằng các phương pháp sau đây:
- Cho anđêhyt và xêton tác dụng với 2,4-đinitrôphênylhyđrazin tạo kết tủa màu vàng
hoặc màu đỏ.
- Phân biệt anđêhyt và xêton bằng phản ứng tráng gương- thuốc thử Tôlen,
- Các mêtylxêtonđược nhận biết bằng phản ứng halofoc.
- Trong phổ hồng ngoại, nhóm cacbônyl có số sóng: (CO) = 1700cm-1
134
CHƯƠNG 12
AXÍT CACBÔXYLIC VÀ DẪN XUẤT CỦA NÓ.
A. AXÍT CACBÔXYLIC.
12.1. CẤU TẠO
Axít cacbôxylic là loại hợp chất hữu cơ có tính axít, chứa nhóm cacbônxyl –COOH liên
kết với các nhóm ankyl, ankenyl, aryl…
Ví dụ: HCOOH CH3COOH C6H5-COOH
Người ta phân loại các axít cacbôxylic theo 2 cách:
1- Theo số lượng nhóm cacbôxyl có trong phân tử:
- Mônôcacbôxylic axít chỉ chứa một nhóm cacbôxyl R-COOH
- Đicacbôxylic axít chứa 2 nhóm cacbôxyl
HOOC-COOH HOOC-CH2-COOH
Axít ôxalic Axít malônic
- Tricacbôxylic axít (có 3 nhóm -COOH); polycacbôxylic có chứa n nhóm -
COOH…
2- Theo bản chất gốc liên kết với nhóm –COOH:
- Axít cacbôxylic no CnH2n-1COOH
- Axít cacbôxylic thơm Ar-COOH.
- Axít cacbôxylic không thơm CnH2nCOOH.
12.2. CÁCH GỌI TÊN.
12.2.1. Tên gọi thông thường.
Tên gọi thông thường hay được sử dụng để gọi tên các axít cacbôxylic. Các tên gọi này
thường liên quan đến nguồn gốc thu nhận axít cacbôxylic. Ví dụ axít focmic (chất gây rát bỏng
khi bị kiến cắn) vì có trong cơ thể kiến (kiến theo tiếng Latinh là focmica) nên có tên là
focmic. Axít caprilic CH3(CH2)8COOH được tách ra từ mỡ của con dê cái (dê cái là caper)…
Trong tên gọi thông thường, người ta cũng hay dùng tiếp đầu ngữ izô- để chỉ nhóm
mêtyl phân nhánh ở đầu mạch.
CH3-CH-COOH CH3-CH-(CH2)n-COOH
Ví dụ:
CH3 CH3
Axít izôbutylic Axít izôcacbôxylic
Để đánh dấu các nhóm thế trong tên gọi thông thường, người ta sử dụng các chữ cái
Hylạp , , , …
-C-C-C-C-COOH
   
135
Trong nhiều trường hợp người ta gọi tên của các axít như là dẫn xuất của axít axêtic
(không thơm) và dẫn xuất của axít benzôic (hợp chất thơm).
12.2.2. Danh pháp IUPAC.
Trong danh pháp này, mạch chính được chọn là mạch dài nhất, có chứa nhóm –COOH
và đánh số thứ tự của các nguyên tử cacbon với nguyên tử cacbon của nhóm cacbôxyl mang số
1. Gọi tên các axít bằng cách gọi tên của hyđrôcacbon tương ứng cộng thêm đuôi –ÔIC và các
nhóm thế cùng với số chỉ của nó.
CH3CH2-CH-COOH
Ví dụ: HCOOH H3COOH CH3CH2COOH
CH3
A. Mêtanôic A.êtanôic A.prôpanôic A. 2-mêtylbutanôic
12.3. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
Phân tử axít cacbôxylic phân cực và tương tự như ancol nó có khả năng tạo liên kết
hyđrô giữa chúng với nhau và với các phân tử của các hợp chất khác. Do đó tính hoà tan của
các axít cacbôxylic béo tương tự như các ancol: các axít cacbôxylic có số nguyên tử cacbon C
<4 tan tốt trong nước; C>5 chỉ tan một phần còn C>10 không tan trong nước. Axít thơm đơn
giản nhất là axít benzôic hầu như không tan trong nước.
Các axít cacbôxylic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có cùng phân tử lượng tương ứng. Ví
dụ:
CH3CH2COOH M=74 t0sC = 141
CH3CH2CH2CH2OH M=74 t0sC = 118
Sự tăng lên về nhiệt độ sôi của các axít so với ancol được gây ra bởi sự liên kết hyđrô
hoặc sự sonvat hoá. H
O ... H-O O ... H-O...H-O
R-C C-R R-C C-R
O-H ... O O-H ...O-H..O
12.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ. H

12.4.1. Phương pháp công nghiệp.


a. Điều chế axít focmic.
2000C, 7at H+
CO + NaOH HCOONa HCOOH
b. Điều chế axít axêtic:
HOH, H2SO4, HgSO4
HCCH
KMnO4
CH3CHO CH3COOH
0
Cu, 250-300 C
CH3CH2OH
136
Axít axêtic có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghiệp. Một lượng lớn axít này thu
nhận bằng phương pháp lên men.
Ngoài ra trong công nghiệp, một nguồn nguyên liệu rất lớn để thu nhận axít cacbôxylic
là dầu mỡ thực vật và động vật các loại.
c. Điều chế axít benzôic.
0 HOH, HO-
C6H5-CH3Cl2, t C C6H5-CCl3 C6H5-COOH
Nhựa than đá Chưng cất
Dầu mỏ
O2, V2O5
o-CH3-C6H5-CH3 o-HOOC-C6H4-COOH
o-xylen axít phtalic
1.4.2. Phương pháp phòng thí nghiệm.
a. Ôxy hoá các ancol bậc I.
R-CH2-OH KMnO4 R-COOH
Ví dụ: CH3CH2CH(CH3)-CH2-OH KMnO4 CH3CH2CH(CH3)-COOH
b. Ôxy hoá các ankylbenzen.
KMnO4
Ar-R Ar-COOH
Ví dụ: O2N-C6H4-CH3 K2Cr2O7, H2SO4 p-O2N-C6H4-COOH
A. p-nitrôbenzôic
o-Br-C6H4-CH3 KMnO4, OH- o-Br-C6H4-COOH
c. Cacbôxyl hoá tác nhân Grinha.
(Ar)RX Mg, ête
(Ar)RMgX CO2 (Ar)RCOOMgX H+ (Ar)RCOOH
Ví dụ:
Mg, ête
C2H5-C(CH3)-Cl C2H5-C(CH3)-MgCl CO2 C2H5-C(CH3)-COOMgCl
CH3 CH3 CH3

H+
C2H5-C(CH3)-COOH
CH3
A. đimêtylêtylaxeetic
H+
C6H5-BrMg, ête C6H5-MgBr CO2
C6H5-COOMgBr C6H5-COOH
4- Thuỷ phân các hợp chất nitrin.
H+ +
RCOOH + NH4
R-CN + HOH HO- RCOO- + NH3
NaCN
Ví dụ: C6H5-CH2-Cl C6H5-CH2-CN H2SO4 (70%) C6H5-CH2-COOH
n-C4H9Br NaCN n-C4H9-CNNaOH dd n-C4H9-COO- H+ n-C4H9-COOH
137
A.valêric
+
m-CH3-C6H4-N=NCl NaCN m-CH3-C6H4-CNH2SO4 (75%) m-CH3-C6H4-COOH + NH4
Trong các phản ứng điều chế đã nêu trên đây, phản ứng ôxy hoá trực tiếp thu được axít
giữ nguyên khung cacbon. Các phản ứng Grinha hay tổng hợp nitrin làm tăng mạch thêm một
nguyên tử cacbon.
12.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
Tính chất hoá học của axít cacbôxylic được quyết định bởi nhóm cacbôxyl –COOH có
mặt trong phân tử. Mặt khác nhóm –COOH được tạo thành từ nhóm –CO và nhóm –OH mà 2
nhóm này tạo hiệu ứng liên hợp , p lẫn nhau làm cho liên kết O-H phân cực mạnh dẫn đến
hyđrô dễ tách ra dưới dạng ion H+.
O
-C ..
O H

Từ đặc điểm cấu tạo trên đây, có thể suy ra axít cacbôxylic có khả năng tham gia một
số phản ứng sau đây:
1- Phản ứng làm đứt liên kết O-H biểu hiện tính axít.
O
-C ..
O H
2- Phản ứng cộng vào nhóm cacbônyl làm đứt liên kết C-OH
O
-C
OH
3- Phản ứng đêcacbôxyl hoá (tách nhóm CO2).
O
-C
..
3- Phản ứng thế các nguyên tử hyđrô linh động.
O H
R-CH-COOH
H

12.5.1. Phản ứng làm đứt liên kết O-H biểu hiện tính axít.
RCOOH RCOO- + H+
RCOOH + HOH RCOO- + H3O++
Ví dụ: 2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + HOH
CH3(CH2)10COOH + NaOH CH3(CH2)10COO- + HOH
a. Lauric
138
C6H5-COOH + NaHCO3 C6H5-COONa +CO2 + HOH
Hằng số axít Ka của axít cacbôxylic có bậc vào khoảng 10-4 – 10-5. Điều đó có nghĩa là
axít cacbôxylic rất yếu. Khả năng biểu hiện tính axít của nó có thể so sánh với một số chất sau
đây:
RCOOH > HOH > ROH >HCCH > NH3 >RH
Các nhóm thế khác nhau có mặt trong gốc R gây ảnh hưởng đến tính axít:
- Các nhóm thế hút điện tử sẽ làm tăng tính axít.
- Các nhóm thế đẩy điện tử sẽ làm giảm tính axít.
O O
G C - G C -
O O
Nhóm hút bền hoá anion Nhóm đẩy giảm độ bền anion.
Ví dụ: HCOOH CH3COOH ClCH2COOH Cl2CHCOOH Cl3C-COOH
Ka.10-5 17, 7 1, 75 136 5.530 23.200
Các nhóm thế ở vị trí  gây ảnh hưởng lớn nhất:
  
CH3CH2CH2COOH CH3CH2CHCOOH CH3CHCH2COOH CH2CH2CH2COOH
Cl Cl Cl
Ka.10-5 1, 52 139 8, 9 2, 96
Qui luật trên đây cũng tìm thấy tương tự đối với các axít thơm.
12.5.2. Phản ứng cộng vào nhóm cacbônyl làm đứt liên kết C-OH

SOCl2
R-COOH + PCl3 R-COCl
PCl5
1000C
Ví dụ: C6H5-COOH + PCl5 C6H5-COCl + POCl3 + HCl
n-C17H35COOH + SOCl2 Đun sôi n-C17H35COCl + SO2 + HCl
0
PCl3, 50 C
CH3COOH CH3COCl
b. Phản ứng este hoá.
H+
RCOOH + R’OH RCOOR’
SOCl2 R’OH
RCOOH RCOCl RCOOR’
+
H
Ví dụ: C6H5COOH + CH3OH C6H5COOCH3 + HOH
SOCl2 C2H5OH
(CH3)3C-COOH (CH3)3C-COCl (CH3)3C-COOC2H5
c. Phản ứng tạo thành amit.
NH3 Đun nóng
139
RCOOH RCOONH4+ RCONH2
RCOOH SOCl2 RCOCl Đun nóng, NH3 RCONH2
NH3 Đun nóng
Ví dụ: CH3COOH CH3COONH4 CH3CONH2
SOCl2 NH3
C6H5CH2COOH C6H5CH2COCl C6H5CH2CONH2
12.5.3. Phản ứng đêcacbôxyl hoá.
t0c
RCOOH RH + CO2
t0c
Ví du: C6H5COONa + NaOH(CaO) C6H6 + 2 CO3
0
NaOH dd, t c
p-O2N-C6H4-COOH p-O2N-C6H5 + Na2CO3
Nhìn chung phương pháp đêcacbôxyl hoá chỉ có ý nghĩa đối với các axít cacbôxylic
thơm. Đối với các axít béo phương pháp này chỉ có ý nghĩa trong tổng hợp manôlic và tổng
hợp xêtôaxít mà thôi.
Ví dụ: COOC2H5
+ C2H5OH
COOC2H5 +
C2H5ONa
CH2 Na CH
COOC2H5 COOC2H5
R’X
Êtylmalônat
-CO2 COOH COOC2H5
RCOOH R'-CH R'-CH
Tổng hợp manôlic cho phép điều chế các dẫn xuấtCOOC
COOH H
của axít
2 5 cacbôxylic mà trong đó

hyđrô được thay thế bởi các nhóm ankyl khác nhau.
12.5.4. Phản ứng thế hyđrô.
a. Halogen hoá hyđrô của các axít béo (Phản ứng Hen-Fonhac-Zenlinxki).
R-CH-COOH + X2 P R-CH-COOH + HX
H X2 = Cl2, Br2 X
Ví dụ:
Cl2, P Cl2, P Cl2, P
CH3COOH Cl-CH2COOH Cl2CHCOOH Cl3C-COOH
(CH3)2CH-CH-COOH Cl2, P (CH3)2CH-CH-COOH
H Br

Phản ứng này chỉ xảy ra với -hyđrô. Với -hyđrô sẽ không có phản ứng xảy ra.
Cơ chế của phản ứng:
P + X2 PX3
R-CH-COOH + PX3 R-CH-COX + POX + HX
H H

R-CH-COX + X2 R-CH-COX + HX
H X

R-CH-COX R-CH-COOH R-CH-COOH R-CH-COX


X H X H
140

+ +

Các hợp chất halogenua axít có nhiều ý nghĩa trong thực tế vì qua nó có thể điều chế
được nhiều hợp chất khác nhau như axít không no, aminô axít, axít đa chức…

R-CH-COOH R-CH-COOH
NaCN NH3 dư
CN NH2
R-CH-COOH
HO-
KOH/ROH Br tiếp theo H+
R'- CH=CH-COOH R-CH-COOH
b. Phản ứng SE ở nhân thơm. OH
Nhóm cacbôxyl –COOH là nhóm thế loại 2 nên nó có khả năng định hướng mêta.

COOH COOH
HNO3, H2SO4

12.5.5. Phản ứng khử


NO2
Tác nhân thường dùng để khử các axít cacbôxylic là LiAlH4.
RCOOH LiAlH4 R-CH2OH
Cơ chế: R-COOH + LiAlH4 R-COO- + H2 + AlH3
O OLi
R-C + LiAlH4 R-C R-CH=O
OLi OLi
H
R-CH=O + LiAlH4 R-CH2-OLi R-CH2-OH
LiAlH4
Ví dụ: m-CH3-C6H4-COOH m-CH3-C6H4-CH2OH\
12.6. CÁCH NHẬN BIẾT AXÍT CACBÔXYLIC.
Axít cacbôxylic có thể nhận biết bằng tính axít của nó: tan trong kiềm, trong bicacbônat
natri có CO2 bay ra, hoặc bằng các phương pháp đặc trưng cho các tính chất của axít. Trong
phổ hồng ngoại, axít cacbôxylic có các số sóng đặc trưng sau:
(CO)= 1650-1750 cm-1 (OH) = 2500-3000cm-1
B. CÁC DẪN XUẤT CỦA AXÍT CACBÔXYLIC.
12.7. CẤU TẠO.
Dẫn xuất các axít cacbôxylic bao gồm cloranhyđrit, anhyđrit, amít và este. Chúng là
những hợp chất mà trong đó nhóm –OH của axít được thay thế bởi –Cl, -OCOR, -NH2, -OR.

O O O O O
R-C R- C R-C R-C R-C
OH Cl OCOR NH2 OR'
141
Axít Cloranhyđrit Anhyđrit Amít Este
Tất cả các hợp chất này đều chứa nhóm axyl, do đó cũng giống như các hợp chất khác
chính nhóm định chức này quyết định tính chất của các axít cacbôxylic.
R-C=O (nhóm axyl)
12.8. CÁCH GỌI TÊN.
Các dẫn xuất của axít cacbôxylic có tên gọi thông thường và IUPAC tương tự như tên
gọi của các axít tương ứng.
Ví dụ:
CH3COOH CH3-COCl (CH3CO)2O CH3-CONH2 CH3-COOC2H5
a.axêtic axêtylclorua anhydrit axêtic axêtamit êtylaxêtat
a.êtanôic êtanôylclorua anhyđrit êtanôic êtanamit êtylêtanôat
C6H5COOH C6H5COCl (C6H5CO)2O C6H5CONH2 C6H5COOC2H5
a.benzôic benzôylclorua anhyđrit benzôic benzamit êtylbenzôat
12.9. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
Sự có mặt của nhóm cacbônyl –CO đã làm cho tất cả dẫn xuất của axít cacbôxylic phân
cực, vì vậy chúng có nhiệt độ sôi gần giống nhiệt độ sôi của anđêhyt hoặc xêton có cùng phân
tử lượng tương ứng. Chỉ có amít có nhiệt độ sôi cao hơn vì có khả năng tạo liên kết hyđrô liên
phân tử.
H R
... O-C-N-H ... O-C-N-H ...
R H
Các dẫn xuất của axít cacbôxylic tan tốt trong dung môi hữu cơ và chỉ có một số dẫn
xuất có C<5 là tan trong nước.
12.10. PHẢN ỨNG THẾ NUCLÊÔPHIN Ở CÁC DẪN XUẤT AXÍT.
Các hợp chất axyl thường có xu hướng tham gia phản ứng thế SN mà trong đó các nhóm
–OH, -Cl, -OCOR, -NH2, -OR được thay thế bằng một nhóm khác. Phản ứng thế SN ở đây xảy
ra dễ dàng hơn so với trường hợp phản ứng thế xảy ra đối với các nhóm thế liên kết với nguyên
tử cacbon tứ diện.

W W
R-C=O + :W R-C-O R-C=O + :Z
z z Z=OH, Cl, OCOR, NH2, OR

a. Xét về mặt cấu tạo, giống như anđêhyt và xêton ở đây nhóm cacbônyl có ocbitan lai
hoá sp2, phân cực nên thuận lợi cho sự tấn công của các tác nhân nuclêôphin.
z
- +
O=C
1200C R
142

Phản ứng xảy ra ở giai đoạn đầu tạo thành trạng thái chuyển tiếp tứ diện như trong
trường hợp đối với anđêhyt hoặc xêton nhưng trong giai đoạn tiếp theo thay vì bền hoá sản
phẩm bằng sự kết hợp với prôton thì đã xảy ra sự tách loại nhóm Z.

R' R' R'


H+
O=C + :W R-C-O (2) R-C-OH AN
R (1)
W W
z W
R-C=O + :W (1)
R-C-O (2) R-C=O + :Z SN
z W
b. Phản ứng SN xảy ra ở các dẫn xuất của axít và có thể được xúc tác bằng axít hoặc
bazơ. Trong môi trường bazơ, nhóm –OH là một tác nhân nuclêôphin mạnh, còn trong môi
trường axít prôton sẽ prôton hoá nhóm cacbônyl làm giảm năng lượng hoạt hoá Ea của phản
ứng.
Thuỷ phâmn bằng bazơ:
z z
+ - HO- HO-
R-C=O R-C-O R-C=O RCOO + HOH
OH OH
Thuỷ phân bằng axít
z z z
H+ + HOH + +
R-C=O R-C=OH R-C-OH2 R-COOH + HZ + H
OH
c. Khả năng tham gia phản ứng nuclêôphin của các dẫn xuất axít cacbôxylic được sắp
xếp theo dãy sau:
R-CO-Cl > R-Cl
R-CO-NH2 > R-NH2
R-CO-OR’ > R-OR’
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng SN2 trong các hợp chất R-Z được gây ra bởi
hiệu ứng không gian (vì trạng thái chuyển tiếp nguyên tử cacbon có hoá trị 5):
:W + Z W… …Z W + :Z

Trái lại trong phản ứng SN của các dẫn xuất axít cacbôxylic tốc độ phản ứng không bị
ảnh hưởng bởi hiệu ứng không gian mà các yếu tố xúc tiến sự phá vỡ liên kết  sẽ làm tăng tốc
độ phản ứng vì phản ứng xảy ra qua trạng thái chuyển tiếp tứ diện.
R Z R
R W
W Z
O O- O
143
:W + + :Z

12.1. CLORANHYDDRAT.
12.11.1. Các phương pháp điều chế.
SOCl2
RCOOH + PCl5 RCOCl
PCl3
12.1.2. Tính chất hoá học.
Cloranhyđrat tương tự như các dẫn xuất của axít cacbôxylic tham gia các phản ứng đặc
trưng SN. Trong phản ứng này, clo bị tách ra dưới dạng ion clo hay HCl. Cloranhyđrat là hợp
chất có khả năng phản ứng mạnh nhất trong tất cả các dẫn xuất của axít cacbôxylic.
a. Phản ứng tạo thành axít hoặc dẫn xuất của chúng.
R-COCl + HZ R-CO-Z + HCl
Ví dụ:
- Phản ứng tạo thành axít (phản ứng thuỷ phân).
CH3COCl + HOH CH3COOH + HCl
C6H5-COCl + HOH C6H5-COOH + HCl
- Phản ứng tạo thành amít.
CH3CH2COCl + 2NH3 CH3CH2CONH2 + NH4Cl
C6H5-COCl + 2NH3 C6H5-CONH2 + NH4Cl
- Phản ứng tạo thành este.
CH3COCl + C2H5OH CH3COOC2H5 + HCl
C6H5-COCl + C2H5OH C6H5-COOC2H5 + HCl
b. Phản ứng tạo thành xêton (anxyl hoá Friđen-Crap).
AlCl3
R-COCl + C6H6 C6H5-CO-R + HCl
Phản ứng với hợp chất cơ cadium.
RCOCl R-CO-R’
CdCl2
R’MgX R’2Cd + ArCOCl Ar-CO-R’
c. Phản ứng khử tạo thành anđêhyt.
R-COCl H2, Pd-BaSO4 (Pd-S) R-CHO
Ar-COCl Ar-CHO
12.12. ANHYĐRIT AXÍT.
144
Anhyđrit có những tính chất tương tự như cloranhyđrat nhưng yếu hơn.
12.12.1. Các phản ứng điều chế.
Trong các hợp chất anhyđrit, thường gặp và có ý nghĩa lớn nhất là anhyđrit axêtic. Nó
được điều chế từ xêten như sau:
AlPO4, 7000C
CH3-COOH CH2=C=O + HOH
Xêten
CH2=C=O + CH3-COOH (CH3CO)2O
12.12.2. Tính chất hoá học.
a. Phản ứng tạo thành axít và các dẫn xuất của nó.
(RCO)2O + HZ RCOZ + RCOOH
Ví dụ : Tạo axít (CH3CO)2O + HOH 2CH3-COOH
- Tạo amít:
(CH3CO)2O + 2NH3 CH3CONH2 + CH3COONH4
- Tạo este:
(CH3CO)2O + CH3OH CH3COOCH3 + CH3COOH
b. Phản ứng tạo thành xêton (axyl hoá Friđen-Crap).
(RCO)2O + C 6 H6 R-CO-C6H5 + RCOOH

H3 C H3 C
AlCl3
(CH3CO)2O + C H3 C H3 C O C H3 + CH3COOH
H3 C H3C

Mêzytylen Mêtylmêzytylxêton
12.13. AMÍT.
12.13.1. Điều chế.
Từ amôniăc với axít cacbôxylic hoặc với dẫn xuất của chúng.
a. Từ cloranhyđrat.
RCOCl + NH3 RCONH2 + NH4Cl
Ví dụ: p-Br-C6H4-COCl + 2NH3 p-Br-C6H4-CONH2 + NH4Cl
b. Từ muối amôni.
t0 C
RCOOH + NH3 RCOONH4 RCONH2 + HOH
Ví dụ:
t0 C
n-C17H35COOH+NH3 n-C17H35COONH4 n-C17H35CONH2 +HOH
145
Axít stearic Stearamit
12.13.2. Tính chất hoá học.
a. Phản ứng thuỷ phân.
H+
RCOOH + NH4+
RCONH2 + HOH HO- RCOO- + NH3
Ví dụ: C6H5-CO-NH2 + H2SO4 + HOH C6H5-COOH + NH4HSO4
CH3CH2CH2CONH2 + NaOH + HOH CH3CH2CH2COONa + NH3
b. Phản ứng tách loại Hôpman.
RCONH2
OBr -
RNH2 + CO3-
ArCONH2
Đây là một trong những phản ứng có nhiều thuận lợi, dùng để điều chế các amin bậc I.
Cơ chế: + OBr - + HO-
O O
R-C .. R-C ..
NH2 N-H
O O
- Br
R-C .. + HO R-C .. + HOH
N-H N
Br Br
O O
R-C .. R-C + Br –
N N
..
Br
O
R ..
R-C R-N-C-O
N
..

R-N-C-O + 2HO- RNH2 + CO32-


12.14.ESTE.
Este là những hợp chất có công thức cấu tạo RCOOR’. Các este thường có mùi đặc
trưng cho hoa quả chín. Ví dụ êtylfocmiat có mùi rượu rum, êtylbutitat có mùi dứa,
izôamylaxêtat có mùi chuối…Vì vậy các este có nhiều ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm.
12.14.1. Điều chế.
Các este thường được điều chế bằng phản ứng của ancol hay phênol với axít hoặc dẫn
xuất của nó. Sau đây là một số phương pháp điều chế quan trọng.
a. Điều chế este từ axít.
H+
146
RCOOH + R’OH RCOOR’ + HOH
H+
Ví dụ: CH3COOH + HOCH2-C6H5 CH3COOCH2-C6H5
H+
C6H5-COOH + HOCH2-CH(CH3)2 C6H5-COOCH2-CH(CH3)2+ HO
Izôbutylbenzôat
b. Từ cloranhyđrat, anhyđrit axít.
RCOCl + R’OH hoặc ArOH RCOOR’ (hoặc RCOOAr)
(RCO)2O + R’OH hoặc ArOH RCOOR’ ( hoặc RCOOAr)
Ví dụ:
piriđin
o-Br-C6H4-COCl + C2H5OH o-Br-C6H4-COOC2H5
NaOH
(CH3)2O + p-HO-C6H4-NO2 p-CH3COO-C6H4-NO2
c. Phản ứng trao đổi este.
H+
RCOOR’ + R”OH RCOOR” + R’OH
Trong các phản ứng đã nêu trên đây, phản ứng tác dụng trực tiếp ancol hoặc phênol với
axít cacbôxylic là phản ứng thuận nghịch vì vậy muốn tăng hiệu suất của phản ứng cần phải
tiến hành trong điều kiện khắc nghiệt (đặc biệt đối với phản ứng của phênol) và chuyển hướng
phản ứng về phía bên phải bằng cách tăng nồng độ của một trong hai chất tham gia phản ứng,
tách sản phẩm ngay trong quá trình phản ứng (este hoặc nước), sử dụng xúc tác thích hợp…
Phương pháp este hoá có ý nghĩa lớn trong công nghiệp. Trong phòng thí nghiệm thường sử
dụng phương pháp điều chế este từ cloranhyđrat hoặc anhyđrit axít.
12.14.2. Tính chất hoá học.
Este tham gia phản ứng thế nuclêôphin đặc trưng cho các dẫn xuất của axít cacbôxylic
dẫn đến kết quả nhóm –OR’ được thay thế bởi các nhóm –OH, -OR’ hoặc –NH2.
R-CO-OR’ + :Z O R-CO-Z + :OR’
R-C-Z (Z= -OH, -OR’, :NH3)
a. Phản ứng tạo thành axít và dẫnOR'
xuất của nó.
- Tạo thành axít.
H+
RCOOH + R’OH
-
HO
RCOOR’ + HOH RCOO- + R’OH
H2SO4
Ví dụ: C6H5-COOH + C2H5OH
NaOH
C6H5-COOC2H5 + HOH C6H5-COONa + C2H5OH
- Tạo thành amít.
RCOOR’ + NH3 RCONH2 + R’OH
147
Ví dụ: CH3COOC2H5 + NH3 CH3CONH2 + C2H5OH
- Tạo thành este mới (phản ứng trao đổi este).
H+
RCOOR’ + R”OH RCOOR” + R’OH
Ví dụ: CH2-O-CO-R CH3-O-CO-R CH2-OH
CH-O-CO-R' H + CH3-O-CO-R' CH-OH
+ CH3OH + CH2-OH
CH2-O-CO-R' CH3-O-CO-R'

b. Phản ứng với tác nhân Grinha.


R'
RCOOR’ + 2R’MgX R- C- R' C6H5
OH C6H5- C- C6H5
Ví dụ: C6H5-COOC2H5 + 2C6H5-MgBr
OH
Triphênlcacbinol
c. Khử thành ancol .
- Khử hoá xúc tác:
CuO.CuCr2O4
RCOOR’ + H2 RCH2OH + R’OH
CuO.CuCr2O4
Ví dụ: (CH3)3C-COOC2H5 + H2 (CH3)3C-CH2OH + C2H5OH
- Khử hoá hoá học :
Na, ancol
RCOOR’ RCH2OH + R’OH
+
Ête khan, H
RCOOR’ + LiAlH4 RCH2OH + R’OH
Ví dụ:
CH3(CH2)6COOC2H5 Na, ancol CH3(CH2)6CH2OH + C2H5OH
d. Phản ứng thế -hyđrô linh động.
- Phản ứng ngưng tụ este (ngưng tụ Claizen).
Đây là phản ứng của 2 phân tử etse với nhau khi có xúc tác natri kim loại hoặc natri
ancolat tạo thành este axít -xêtô-cacbôxylic.
R-CO-OC2H5 + H-CH-COOC2H5 NaOC2H5 R-CO-CH-COOC2H5
R' R'
Êtylaxêtôaxêtat
Ví dụ:
CH3-CO-OC2H5 + H-CH2-COOC2H5 C2H5OH CH3-CO-CH2-COOC2H5
- Tổng hợp malônic.
COOC2H5 Na COOC2H5 R-X COOC2H5
CH2 CH R-CH
COOC2H5 +
Na COOC2H5 COOC2H5

HOH, H+ COOH t0c


R-CH R-CH2-COOH + CO2
COOH
148
12.14.3. Phản ứng thuỷ phân este.
Este của axít cacbôxylic có thể bị thuỷ phân tạo thành axít và ancol hoặc phênol bởi
axít hoặc bazơ khi đun nóng.
a. Thuỷ phân bằng bazơ.
Sự thuỷ phân este bằng bazơ được gây ra bởi sự tấn công của tác nhân nuclêôphin mạnh
OH-. Phản ứng thực tế không thuận nghịch vì anion cacbôxylic được bền hoá bởi sự cộng
hưởng nên rất khó phản ứng trở lại với ancol.
- Cơ chế:
O O O
R-C R-C-OR' R-C
OR' + OH- + R’OH
OH O (I)
Trong công thức cộng hưởng (I) trên đây điện tử p của nguyên tử cacon cacbônyl tham
gia xen phủ với điện tử p của cả 2 nguyên tử ôxi làm tăng thêm mật độ điện tử xen phủ cực đại
dẫn đến liên kết bền hơn nên anion cũng bền hơn.
- Chứng minh cơ chế phản ứng.
1- Phản ứng xảy ra bởi sự tấn công của nhóm –OH: điều này được xác nhận bằng thực
nghiệm động học, rằng đây là phản ứng bậc II và tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào của cả
este lẫn HO-:
v = k[RCOOR’][HO-]
2- Nhóm hyđrôxyl HO- được cộng vào nguyên tử cacbon cacbônyl và tách đi ion
ancolat - tức là phản ứng xảy ra với sự đứt liên kết giữa ôxy và nhóm axyl RCO OR’. Điều
này được chứng minh bằng 2 cách sau đây:
* Phương pháp hoá lập thể.
Khi cho benzôylclorua tác dụng với rượu (+)-sec-butylic quang hoạt, người ta thu được
sec-butylbenzôat mà trong đó không làm thay đổi cấu hình của nguyên tử cacbon bất đối vì
không làm phá vỡ liên kết nào của nó.

C2H5 C2H5
C6H5-CO-Cl + HO H H
C6H5-CO-O
Khi thuỷ phân este này bằng HOCH
- 3
sẽ xảy ra 2 khả năng sau: CH3

O C2H5 C2H5
(1)
C 6H5-C-O OH C6H5-CO-OH + HO H
(1)
HO (2)CH3
CH3
C2H5
(2)
H OH

CH3
149
C6H5-CO-OH +
Nếu phản ứng xảy ra theo (1) thì rượu sec-butylic thu được sẽ không bị đổi cấu hình vì
các liên kết với nguyên tử cacbon bất đối xứng không bị phá vỡ.
Nếu xảy ra theo (2) thì rượu sec-butylic thu được hoặc là bị thay đổi cấu hình hoàn toàn
(nếu xảy ra phản ứng thế SN2) hoặc tạo ra biến thể raxêmic (nếu xảy ra phản ứng SN1).
Thực nghiệm đã chứng minh rằng rượu sec-butylic thu được sau phản ứng hoàn toàn
không thay đổi cấu hình-nghĩa là đã xảy ra sự đứt liên kết giữa ôxy và nhóm cacbôxyl RCO-
OR’.
* Phương pháp đánh dấu nguyên tử.
Trong phương pháp này, người ta tiến hành thuỷ phân êtylprôpanôat được đánh dấu
bằng O18 và đã thu được rượu êtylic có chứa O18:
CH3CH2-CO-O18-C2H5 + HO- CH3CH2COOH + C2H5-O18-H
Điều đó một lần nữa đã chứng minh rằng trong phản ứng thuỷ phân este đã xảy ra sự
phân cắt liên kết giữa nguyên tử ôxy và nhóm axyl.
Phản ứng cũng xảy ra tương tự đối với các dẫn xuất khác của axít cacbôxylic.
b. Thuỷ phân bằng axít.
H+
RCOOR’ + HOH RCOOH + R’OH
OH +
O HOH O
R-C + H+ R-C +
H-OH2
R-C
OR' OR’ OR’

O
OH +
R-H
C-OH R-C
RCOOH
-R’OH -H+
HOR’ OH
+
Axít vô cơ trong phản ứng này đóng vai trò prôton hoá nguyên tử ôxy của nhóm
cacbônyl để làm tăng khả năng phản ứng nuclêôphin của nguyên tử cacbon.
12.15. CHẤT BÉO.
12.15.1. Chất béo trong tự nhiên và thành phần hoá học của nó.
Một số este thường gặp trong tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống đó là
chất béo (dạng lỏng thường gặp gọi là dầu): dầu dừa, dầu đậu phụng, dầu bông, dầu ngô, dầu
ôliu, dầu cá…(dạng sáp, mỡ): mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê, mỡ cừu…
Tất cả các loại este này đều được tạo thành từ một gốc rượu đa chức glyxêrin với các
gốc axít cacbôxylic khác nhau, do đó còn có tên gọi là các hợp chất glyxêrit.
150
Hầu hết các axít cacbôxylic tạo thành chất béo là axít mạch hở chứa từ 3 đến 18 nguyên
tử cacbon. Trừ 2 loại axít có số lẻ nguyên tử cacbon C3 và C5 còn lại tất cả các axít cấu tạo nên
chất béo đều có số nguyên tử cacbon là số chẵn. Ngoài ra các axít cacbôxylic cũng có thể no,
không no một hoặc nhiều nối đôi.
Như vậy thành phần của một chất béo là một hỗn hợp glyxêrit với những tỷ lệ khác
nhau và chính các tỷ lệ khác nhau đó có trong thành phần của chất béo quyết định loại chất
béo, dạng tồn tại và màu sắc, mùi vị…của chất béo.
12.15.2. Phản ứng thuỷ phân các chất béo.
Các chất béo có thể thuỷ phân bởi axít hoặc bazơ. Nếu thuỷ phân bằng bazơ thì người
ta gọi đó là phản ứng xà phòng hoá.
CH2-O-CO-R RCOONa CH2-OH
NaOH CH-OH
CH-O-CO-R' R'COONa +
CH2-O-CO-R' R'COONa CH2-OH

Xà phòng Glyxêrin
Như vậy, để có xà phòng người ta tiến hành thuỷ phân các chất béo bằng dung dịch
kiềm. Để có xà phòng không màu khi thuỷ phân cần cho thêm rượu, để xà phòng có màu, có
mùi cần cho thêm các chất phụ gia như phẩm màu, tinh dầu…Để tránh hại da cần cho thêm các
chất khử trùng.
Nếu thuỷ phân các este bằng NaOH ta sẽ có xà phòng cứng (rắn), còn nếu thuỷ phân
bằng KOH sẽ thu được xà phòng mềm (xà phòng nước).
151
CHƯƠNG 13
AMIN
13.1. CẤU TẠO PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GỌI TÊN.
13.1.1. Cấu tạo.
Amin là các hợp chất có công thức phân tử tổng quát: RNH2, R2NH hoặc R3N trong đó
R-ankyl hoạc aryl.
Ví dụ: CH3NH2 (CH3)2NH (CH3)3N H2N-CH2-CH2-NH2
Mêtylamin Đimêtylamin Trimêtylamin Êtylenđiamin\
(Amin 10) (Amin 20) (Amin 30) (Amin 10)
NH2 NHCH3 N(CH3)2

Anilin N-Mêtylanilin N, N-đimêtylanilin


(Amin 10) (Amin 20) (Amin 30)
13.1.2. Phân loại.
Amin được phân thành bậc I, bậc II, bậc III phụ thuộc vào số lượng các nhóm thế liên
kết với nguyên tử nitơ.
H H R
R-N-H0 R-N-R R-N-R
Amin 1 Amin 20 Amin 30
13.1.3. Cách gọi tên.
Tên gọi của các amin béo được hình thành bằng cách thêm đuôi amin vào tên gọi của
nhóm ankyl hoặc các nhóm thế liên kết với nhóm aminô. Trường hợp đối với các amin phức
tạp thường người ta thêm các tiếp tố aminô- (hoặc N-mêtylaminô-, N,N-đimêtylaminô-…) vào
tên gọi của mạch chính.
Ví dụ: (CH3)3C-NH2 CH3CH2-NH-CH3 CH3-N(CH3)-CH2CH3
Tec-butylamin Êtylmetylamin Đimêtylêtylamin
H2N-CH2CH2-OH CH3-NH-CH(CH3)-CH2-(CH2)3-CH3
2-Aminôêtanol 2-(N-Mêtylaminô)-heptan
Các amin thơm trong đó nguyên tử hyđrô liên kết trực tiếp với nhân thơm thường được
gọi như là dẫn xuất của anilin. Muối của các hợp chất này được gọi bằng cách thay đuôi amin
thành amôni (hoặc anilin thành anilini).
Ví dụ: (C2H5N+H3)2SO42- (CH3)3N+HNO3- C6H5N+H3Cl-
152
Sunfatêtylamôni Nitrat trimêtylamôni Clorua anilini

NH2 CH3N-C2H5 N(CH3)2 CH3


Br Br

Br NO2 NH2
2,4,6-tribrôm N-Mêtyl-N-êtyl p-Nitrô-N,N-đimêtyl- p-Tôluđin
anilin anilin anilin
13.4. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
Tương tự như amôniăc, các amin là những hợp chất phân cực trừ amin bậc III và chúng
có khả năng tạo liên kết hyđrô liên phân tử. Amin có nhiệt độ sôi cao hơn các hợp chất không
phân cực có cùng phân tử lượng nhưng thấp hơn nhiệt độ sôi củ ancol và axít cacbôxylic
tương ứng. Amin có khả năng tạo liên kết hyđrô với nước vì vậy những amin thấp (có số
nguyên tử cacbon nhỏ thua 6) hoà tan tốt trong nước. Amin ít tan trong các dung môi ít phân
cực như ete, benzen…
Mêtylamin và êtylamin có mùi giống amôniăc. Các amin cao hơn có mùi tựa mùi tanh
của cá. Amin thơm là những chất độc và dễ bị ôxy hoá bởi không khí.
13.5. ĐIỀU CHẾ.
13.5.1. Phương pháp công nghiệp.
Một số amin quan trọng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điều chế theo các
phương pháp sau đây:
a. Anilin.
Anilin được điều chế bằng cách:
1- Khử hoá hoá học hoặc khử hoá xúc tác các hợp chất nitrôbenzen.
Na, HCl dd, t0C Na2CO3
C6H5-NO2 C6H5NH3Cl C6H5-NH2
2- Chuyển hoá clobenzen bằng môniăc ở nhiệt độ và áp suất cao có xúc tác.
NH3, Cu2O, 2000C, 65at
C6H5-Cl C6H5-NH2
b. Mêtylamin, đimêtylamin, trimêtylamin.
Các hợp chất này được điều chế từ rượu mêtanol và amôniăc có xúc tác.
CH3OH CH3OH
NH3 CH 3OH
Al O , 4500C
CH3NH2 Al2O3, 4500C
(CH3)2NH Al2O3, 4500C(CH3)3N
2 3

c. Điều chế các amin bậc cao.


153
Trong công nghiệp để điều chế các amin bậc cao người ta sử dụng các phản ứng amin
hoá các ankylhalogenua. Ngoài ra một số amin có số chẵn các nguyên tử cacbon có thể được
điều chế từ các axít béo-sản phẩm thuỷ phân của các chất béo.
NH3, t0C Đun nóng H2, Ni
RCOOH RCONH2 R-CN RCH2NH2
13.5.2. Các phương pháp phòng thí nghiệm.
a. Khử hoá các hợp chất nitrô.
R-NO2 R-NH2
H2/ Xt
Ar-NO2 Kim loại/axít Ar-NH2
H2/ Pd
Ví dụ: p-C2H5OO-C6H4-NO2 p-C2H5OO-C6H4-NH2
Êtyl-p-nitrôbenzôat Êtyl-p-aminôbenzôat
Sn, HCl
p-H2N-C6H4-NO2 p-H2N-C6H4-NH2
NH4SH
o-O2N-C6H4-NO2 o-O2N-C6H4-NH2
CH3CH2CH2-NO2 Fe, HCl CH3CH2CH2-NH2
Phương pháp khử hoá các hợp chất nitrô chủ yếu dùng để điều chế các hợp chất amin
thơm. Trường hợp trong nhân thơm có nhiều nhóm –NO2 mà chỉ muốn khử một nhóm thì
thường sử dụng tác nhân (NH4SH). Phương pháp này chỉ có ý nghĩa lớn trong trường hợp
trong phân tử của hợp chất có nhóm nitrô cần khử không chứa các nhóm thế dễ bị khử hoá
hơn. Ví dụ trong phản ứng sau đây liên kết kép sẽ bị khử trước nhóm nitrô.
o-O2N-C6H4-CH=CH-R o-O2N-C6H4-CH2-CH2-R
b. Phản ứng của dẫn xuất halogen với Hamôniăc,
2, Ni
với amin.
NH3 RX
RNH2 RX R2NH RX R3N RX R4N+X- (R-ankyl
hoặc aryl có nhóm thế II)
Ví dụ:
Cl2,P NH3 H+
CH3COOH Cl-CH2COOH H2N-CH2COO-NH4+ H2N-CH2COOH
NH3 CH3Cl
C6H5CH2-Cl C6H5CH2-NH2 C6H5CH2-N(CH3)-CH3

Cl NHCH3
NO2 NO2

NO2 NO2
2,4-đinitrôclobenzen N-Mêtyl-2,4-đinitrôanilin
Phản ứng amin hoá dẫn xuất halogen xảy ra theo cơ chế thế nuclêôphin mà trong đó
amôniăc hoặc amin là tác nhân nuclêôphin
+ +
154
H3 N + R-X [H3N…R…X] H3N+-R + X- SN2
Vì vậy hợp chất amin thu được với hiệu suất lớn khi dẫn xuất halogen tham gia phản
ứng là bậc I. Trong trường hợp dẫn xuất halogen là 30 thì sản phẩm phản ứng chủ yếu của
phản ứng là sản phẩm tách loại.
NH3
Ví dụ: CH3CH2CH2CH2-Br CH3CH2CH2CH2NH2 SN
NH3
(CH3)2C-CH3 (CH3)2C=CH2 + NH4Br E
Br
Nhược điểm lớn nhất của phản ứng aminô hoá theo cách này là sản phẩm thu được là
một hỗn hợp các hợp chất amin với bậc khác nhau.
Ví dụ: RX + NH3 RNH2 (amin 10)
RNH2 + RX R2NH (amin 20)
R2NH + RX R3N (amin 30)
R3N + RX R4NX (amin 40)
Vì vậy để hiệu suất sản phẩm chủ yếu tạo thành amin 10, người ta phải cho một lượng
NH3 dư rất lớn.
c. Khử hoá-amin hoá.
Phản ứng chuyển hoá một số anđêhyt RCHO và xêton RCOR’ thành amin dưới tác
dụng của hyđrô, amôniăc, khi có mặt của xúc tác kim loại.
Ni
+ NH3 + H2 -CH-NH2
-C=O Ni
+ RNH2 + H2 -CH-NHR
Ni
+ R2NH + H2 -CH-NR2
Ni CH3-CH-CH3
Ví dụ: CH3-CO-CH3 + NH3 + H2
Ni NH2
CH3CH2CH2CHO + C6H5-NH2 + H2 C6H5-NH-CH2CH2CH2CH3
Ni
CH3-CHO + (CH3)2NH + H2 CH3CH2-N(CH3)2
Cho đến nay cơ chế của phản ứng này vẫn chưa được chứng minh đầy đủ nhưng có
nhiều giả thiết cho rằng phản ứng xảy ra qua bước tạo thành hợp chất trung gian imin RCH-
NH hoặc R2C-NH.
H2, Ni
RCH=O + NH3 [RCH=NH] RCH2-CH2
H
H2, Ni
R-C=O + NH3 R-C=NH R-C-NH2
R' R' R'

Ưu điểm lớn nhất của loại phản ứng này là có thể điều chế những amin 20 mà bằng
phản ứng amin hoá các dẫn xuất halogen không thể điều chế được.

O NH2
155
Ví dụ: K2Cr2O7, H2SO4 NH3, H2, Ni

OH
PBr3
NH3
Br

Nhược điểm chính của phương pháp này là cũng tạo thành hỗn hợp sản phẩm amin các
bậc khác nhau do đó để điều chế amin 10 phải cho NH3 dư.
d. Khử hoá hợp chất nitrin.
H2, xt
R-CN RCH2NH2
NaCN H2, Ni, 1400
Ví dụ: C6H5CH2-Cl C6H5CH2-CN C6H5CH2-CH2-NH2
ClCH2CH2CH2CH2Cl NaCN NC-(CH2)4-CN H2, Ni H2N-CH2(CH2)4-CH2-NH2
Ađipônitrin Hecxamêtylenđiamin
e. Tách loại amít theo Hốpman.
RCONH2 RNH2
OBr -
+ CO32-
ArCONH2 ArNH2
g. Tổng hợp amin 10 tinh khiết theo phương pháp Gabrien.
Các anhyđrit mạch vòng tương tự như anhyđrit mạch hở khi tác dụng với amôniăc tạo
thành amít và nếu cho amít đun nóng thì sẽ thu được hợp chất imít. Ưu điểm của phản ứng này
là cho phép gắn một nhóm ankyl vào nguyên tử nitơ mà thôi nên sản phẩm thu được chỉ duy
nhất là amin 10.
O CONH2 CONH2
NH3 H+
O
COONH4 COOH
O
3000C
O
NH3, đun nóng đun nóng
NH

O
O O O
KOH + RX
NH NK N-R R-NH2
O O O

Qua các phương pháp điều chế amin đã nêu trên đây ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
156
1- Phương pháp khử hoá các hợp chất nitrin làm tăng thêm mạch cacbon của phân tử
hợp chất ban đầu.
2- Tách loại Hốpman, ngược lại làm giảm mạch cacbon.
3- Các phương pháp amin hoá ankylhalogenua, khử hoá-amin hoá anđêhyt hoặc xêton
đều giữ nguyên mạch cacbon.
13.6. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
Tất cả các hợp chất amin tương tự như amôniăc, nguyên tử nitơ có chứa cặp điện tử
không phân chia là tác nhân nuclêôphin trong các phản ứng.
1- Tính bazơ-các phản ứng tạo muối.
+
RNH2 + H+ RNH3
+
R2NH + H+ R2NH2
+
R3N + H+ R3NH
+
- -
Ví dụ: C6H5-NH2 + HCl C6H5-NH3Cl
+ -
(CH3)2NH + HNO3 (CH3)2NH2NO3
2- Phản ứng ankyl hoá các amin.
RX + -
RX RX
RNH2 R2NH R3N R4NX
+ -
RX RX RX
ArNH2 ArNHR ArNR2 ArNR3X
3- Phản ứng tạo thành amit.
R’-COCl
R’-CO-NHR sp. N-amit
ArSO2Cl
RNH2 Ar-SO2-NHR sp. N-sunfamit
R’-COCl
R’CO-NR2 sp. N, N-amit
ArSO2Cl
R2NH Ar-SO2-NR2 sp. N, N-sunfamit
Các amin bậc 30 không tham gia các phản ứng trên đây.
Ví dụ:
CH3COCl
CH3CO-NH-C6H5
C6H5NH2 Axêtanilit
C6H5SO2Cl C6H5-SO2-NH-C6H5
N-Phênylbenzensunfamit
NH2
Br Br
Br2
NH2

Br

NHCOCH3 NHCOCH3 NH2


(CH3)2O Br2 H2O, H+
157

5- Phản ứng với axít nitrơ.


+ -
ArNH HONO/HCl Ar-NNCl
Amin thơm 10 Muối điazôni
HONO2 HOH
RNH2 R-NN] N2 + Hỗn hợp anken, ancol
Amin không thơm
Ar-NHR Ar-NR-N=O
HONO
Amin 20 R2NH R2N-N=O
Ar-NR2 HONO p-R2N-C6H4-NO
Amin 30 R3N R2N-NO + anđêhyt và xêton
6- Phản ứng tách loại Hôpman.
HO-, t0C
-C-C- - C = C - + R3N + HOH
H CH3

13.7. CÁCH NHẬN BIẾT AMIN.


Các amin có thể nhận biết bằng tính chất kiềm của nó, tính ít tan trong nước nhưng tan
tốt trong axít HCl loãng và lạnh.
- +
Để phân biệt các amin bậc 10, 20, 30 người ta dùng phản ứng Kinsberg: cho amin tác
dụng với benzensunfôclorua trong dung dịch KOH.
HO- KOH - + H+
RNH2 + C6H5SO2Cl C6H5SO2NHR C6H5SO2N R K C6H5SO2NHR
(10) tan không tan
- +
HO KOH hoặc H
R2NH + C6H5SO2Cl C6H5SO2NR Không thay đổi
(20) không tan
HO - + -
HCl
R3N + C6H5SO2Cl R3 N R3NH Cl
(30) không phản ứng tan
158
CHƯƠNG 14
HỢP CHẤT DỊ VÒNG VÀ CÁC ANKALOIT
A. HỢP CHẤT DỊ VÒNG.
14. ĐỊNH NGHĨA.
Hợp chất dị vòng là những hợp chất có chứa trong mạch vòng của nó hoặc một số
nguyên tử của các nguyên tố không phải là cacbon (ôxy, lưu huỳnh, xilen, nitơ, photpho, silic,
chì, thuỷ ngân…). Thông thường trong các trường hợp chất dị vòng hay gặp các chất dị vòng
có chứa nitơ, lưu huỳnh và ôxy.
Ví dụ:

N O S N
H N
H
Pyrol Furan Tiôphen Pyrôliđin Piriddin

N N
N N N CH3
H
Quinôlin Izôquinôlin Carbazol Nicôtin
Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu một số hợp chất của các hệ dị vòng có tính
thơm.
14.2. CÁC HỢP CHẤT DỊ VÒNG 5 CẠNH
14.2.1. Cấu tạo của pirol, futan, tiôphen.
Các hợp chất dị vòng đơn giản nhất 5 cạnh là pirol, futan, tiôphen.

N O S
H
I II III
Nếu chỉ xem xét các công thức cấu tạo I, II, III ta có thể dự đoán các hợp chất này mang
tính chất của hệ đien liên hợp và các tính chất của amin, ête và sunfua. Nhưng thực nghiệm đã
cho thấy rằng ở các hợp chất này có biểu hiện một số tính chất hoàn toàn khác hẳn với những
dự đoán rút ra từ những công thức cấu tạo I, II, III. Ví dụ tiôphen ở điều kiện bình thường
không tham gia phản ứng ôxy hoá là phản ứng đặc trưng cho các hợp chất sunfua còn pirol lại
không tham gia các phản ứng biểu hiện tính bazơ đặc trưng cho các hợp chất amin. Mặt khác
các hợp chất pirol, furan, tiôphen và các dẫn xuất của nó lại có khả năng tham gia phản ứng
electrôphin như nitrô hoá, sunfô hoá, halogen hoá… kể cả phản ứng ghép điazôni. Tất cả các
159
tính chất trên được giải thích thoả mãn rằng các hợp chất pirol, furan, tiôphen là những hợp
chất thơm vì số điện tử p của các hợp chất trên đây phù hợp với qui tắc 4n +2 của Huycken là
6 điện tử. Mỗi một nguyên tử của vòng kể cả Cácbon lẫn nitơ đã sử dụng 3 liên kết  của
obitan lai hoá sp2 để liên kết với nhau. Như vậy mỗi nguyên tử cacbon còn lại một điện tử p và
nguyên tử nitơ còn lại 2 điện tử p (trong trường hợp pirol). Sự xen phủ của các điện tử p này đã
dẫn đến hình thành đám mây điện tử liên kết  nằm phía trên và nằm phía dưới mặt phẳng của
vòng. Cặp điện tử của nitơ trong trường hợp này đã tham gia xen phủ với hệ điện tử p của
cacbon nên không còn có khả năng thể hiện tính bazơ nữa. Trái lại mật độ điện tử  của vòng
tăng lên nên đã làm xuất hiện các khả năng tham gia phản ứng thế electrôphin của pirol.
H H
N
H
Tương tự như vậy các hợp chất furan và tiôphen cũng mang tính chất của các hợp chất
thơm.
14.2.2. Các phương pháp điều chế pirol, furan, tiôphen.
Pirol và tiôphen có chứa một lượng không lớn lắm trong nhựa than đá. Trong công
nghiệp tiôphen được điều chế bằng phản ứng giữa butan và lưu huỳnh ở nhiệt độ cao.
CH3CH2CH2CH3 + S + H2 S
0
560 C
Pirol có thể tổng hợp bằng nhiều cách khác nhau mà dưới đây là một trong các phương
S
pháp đó.
Cu2C2 NH3, p
HCCH + 2HCHO HOCH2CCCH2OH
N
H
Furan được điều chế bằng phương pháp đêcacbôxyl hoá fufurol, sản phẩm của quá trình
thuỷ phân pentôza bằng HCl.
HOH/H+ Xt, t0C
(C5H8O4)n CH2OH(CHOH)3CHO CHO
O O
Pentôzan Pentôza
Các hợp chất pirol, furan, tiôphen cũng có thể được điều chế bằng phương pháp vòng
hoá. P2O5, t0C
H3C CH3
Ví dụ: O
CH2-CH2
(NH4)2CO3, 1000C
H3C-C C-CH3 H3C CH3
O N
O
H
P2S5, t0C
H3C CH3
S
160
14.2.3. Phản ứng thế electrôphin của pirol, furan, tiôphen.
Tương tự như các hợp chất thơm pirol, furan, tiôphen tham gia các phản ứng nitrô hoá,
halogen hoá, sunfônic hoá…Khả năng tham gia phản ứng của chúng mạnh hơn benzen. Phản
ứng thường xảy ra với sự ưu tiên định hướng vào vị trí 2.
Ví dụ:
+ SO3 Piriđin
SO3H
O O
(C2H5)2O:BF3
+ (CH3CO)2O COCH3
O O

+ C6H5COCl SnCl4
COC6H5
S S

+ ClNN+ N=N
N N
H H
+ CHCl3 + KOH
CHO
N N
H H

Cơ chế của các phản ứng trên đây xảy ra tương tự như phản ứng thế electrôphin vào
nhân thơm.
chậm Y nhanh
+ Y+
+ H
N N H N
H H H

Trong sơ đồ cơ chế của phản ứng trên đây ta nhận thấy pirol tham gia phản ứng thế SE
mạnh hơn benzen vì tạo thành phức mà trong đó các nguyên tử đều có 8 electron lớp ngoài
cùng nên bền vững hơn so với phức của benzen.

+
N
H
Phức của pirol Phức của benzen
Tương tự như vậy người ta giải thích khả năng tham gia phản ứng SE của furan và
tiôphen.
Các hợp chất pirol, furan khi bị hyđrô hoá có xúc tác sẽ tạo thành những hợp chất dị
vòng no tương ứng-piroliđin và têtrahyđrôfuran. Piroliđin và têtrahyđrôfuran hoặc
161
têtrahyđrôtiôphen biểu hiện các tính chất tương tự với các loại hợp chất của nó: amin bậc II,
ête hoặc sunfua.

..
N N
H H

..
O O
Têtrahyđrôfuran là một dung môi rất quan trọng được sử dụng rộng rãi trong công
nghiệp và trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là trong các phản ứng khử hoá bằng Liti nhôm
hyđrua.
14.3. CÁC HỢP CHẤT DỊ VÒNG 6 CẠNH.
14.3.1. Cấu tạo của piriđin.
Trong các hợp chất dị vòng thơm 6 cạnh, chúng ta tiến hành nghiên cứu các hợp chất
piriđin.
Piriđin biểu hiện tính chất của một hợp chất thơm-tham gia phản ứng thế eletrôphin.
Trong phân tử piriđin nguyên tử nitơ tương tự như nguyên tử cacbon tạo thành liên kết  với
nhau bằng 2 ocbitan lai tạo sp2 và sử dụng một điện tử p để tạo thành liên kết . Mỗi nguyên tử
cacbon còn lại một ocbitan sp2 dùng để tạo liên kết  với hyđrô. Trong khi đó ocbitan còn lại
của nitơ có chứa 2 điện tử. Chính sự có mặt của cặp điện tử này là nguyên nhân dẫn đến piriđin
có tính bazơ.
H H
H N :

H H
14.3.2. Các phương pháp điều chế.
Piriđin có thể thu nhận bằng cách chưng cất nhựa than đá. Ngoài ra các hợp chất piriđin
có thể tổng hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Ví dụ: CH3 COOH
2CH2=CH-CHO + NH3
N N
3- Mêtylpiriđin Nicôtinic axít
14.3.3. Tính chất hoá học của piriđin.
a. Phản ứng thế SE của piriđin.
Trong phản ứng loại này, piriđin biểu hiện tính chất tương tự như dẫn xuất của benzen
có nhóm giảm hoạt: các phản ứng nitrô hoá, sunfunic hoá, halogen hoá xảy ra trong điều kiện
162
khắc nghiệt còn phản ứng thế Friđen-Crap thì không xảy ra. Phản ứng định hướng chủ yếu vào
vị trí . NO2
KNO3/H2SO4, 3000C

N
SO3H
H2SO4, 3500C

Br Br Br
N Br2, 3000C

N N

RX hoặc RCOX, AlCl3


Không xảy ra
c. Phản ứng thế nuclêôphin của piriđin.
Phản ứng loại này xảy ra dễ dàng đối với piriđin và chủ yếu xảy ra ở vị trí 2 và 4.
Ví dụ:
NH3, 180-2000C

N Br N NH2
Cl NH2

NH3, 180-2000C
Phản ứng Titibabin.
N t0 C N
+ Na:NH NH2
N Na H N NH2
N
e. Phản ứng khử piriđin.
H2, Phân tử, HCl, 250C, 3at

N N
H
Piperiđin
Piriđin mang tính chất của một amin bậc II. Piriđin thường được sử dụng làm chất xúc
tác.
B. ANCALOIT
14.4. ĐỊNH NGHĨA.
Ancaloit là những hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh, do đó nó được sử dụng nhiều
trong đời sống, đặc biệt là trong y học. Ancaloit thực vật thường có trong cây họ đậu, cây
thuốc phiện. Thường các ancaloit không phải chứa trong toàn thân cây mà chỉ chứa ở một bộ
phận nào đó. Ví dụ nicôtin chỉ có trong lá thuốc, kinin chỉ có trong rễ cây kinin…Mặt khác có
163
thể chỉ một loại cây nhưng chứa nhiều ancaloit khác nhau. Ancaloit trong thực vật thường tồn
tại dưới các muối với axít hữu cơ. Để tách các ancaloit, thường người ta xử lí các phần của
thân cây có chứa muối của nó bằng kiềm hoặc amôniăc sau đó tách ancaloit tự do bằng ete,
clorofoc hoặc các dung môi hữu cơ khác.
Hiện nay, người ta đã biết được khoảng 1000 ancaloit khác nhau nhưng vẫn nhiều hợp
chất trong đó chưa được xác định công thức cấu tạo.
14.5. PHÂN LOẠI CÁC ANCALOIT.
Ancaloit được phân loại theo số đơn vị vòng hyđrôcacbon có trong phân tử có chứa
nguyên tử nitơ.
14.5.1. Ancaloit dị vòng 5 cạnh chứa một nguyên tử nitơ.
Hợp chất đơn giản nhất của loại này là Gigrin.

CH2-C-CH3
N O
CH3
14.5.2. Ancaloit hệ 2 vòng chứa một nguyên tử nitơ.
Đây là một loại ancaloit thường gặp trong các loại cây hoa chùm như pirôliđin,
geliôtriđan. Hợp chất quan trọng nhất của loại này là platigilin được dùng trong y học để làm
dãn nở mạch máu chống các cơn co thắt. OH
O = C - C - CH2 - CH - C - C = O
CHCH3 CH3 CH3
CH3 O CH2O
N N N

Pirôliđin Geliôtriđan Platigilin

14.5.3. Ancaloit dị vòng 5 cạnh chứa haint nitơ.


Đại diện cho loại hợp chất này là pilôcatpin (có trong lá cây pilôcarpis Jaborandi) dùng
để chữa bệnh tăng nhãn áp (thiên đầu thống do sự tăng áp suất mạch máu ở mắt).

CH3CH2 CH2 N CH3

O Pilôcatpin
O N
14.5.4 Ancaloit dị vòng 6 cạnh chứa một nguyên tử nitơ.
O CH3 Ví dụ conin là -prôpylpiperiddin,
Ancaloit loại này chủ yếu chứa một vòng piperiđin.
piperiđin là ancaloit của hạt tiêu cũng là dẫn xuất của piperiđin.
HO O

CH2CH2CH3 N-O-C-CH=CH-CH=CH O
N N-CH3
O
164

Conin Piperiđin
Ancaloit từ cây thuốc phiện gồm mocphin và côđêin.
OH O CH3
O
HO HO

N-CH3 N-CH3

CHƯƠNG 15 GLUXIT
(Hyđrat cacbon)
15.1. MỞ ĐẦU.
Trong lá của các loại cây xanh, các phân tử đường (+)-glucô được tạo thành bởi sự tác
dụng của 2 hợp chất đơn giản là khí CO2 và nước. Quá trình này gọi là sự quang hợp. Nó xảy
ra bởi sự xúc tác diệp lục và nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời. Hàng ngàn phân tử (+)-
glucô có thể tập hợp lại với nhau tạo thành một phân tử lớn gọi là xenlulô. Xenlulô chính là
nguồn nguyên liệu cơ bản nhất để cấu tạo nên cơ thể thực vật. Các phân tử (+)-glucô cũng có
thể kết hợp với nhau bằng một cách khác tạo tinh bột làm nguồn dự trữ thức ăn cho quá trình
phát triển của một thế hệ mới.
Khi các động vật ăn tinh bột hoặc xenlulô thì các hợp chất này bị phá vỡ thành hợp chất
ban đầu là (+)-glucô. Các phân tử (+)-glucô này được máu mang đến gan và biến đổi thành
glicôgen (tinh bột động vật). Trong một số trường hợp cần thiết khác glicôgen có thể chuyển
hoá lại thành (+)-glucô. (+)-Glucô cũng được máu đưa đến các tế bào và ở đây nó bị ôxy hoá
thành khí cacbônic và nước, đồng thời giải phóng số năng lượng mà nó đã hấp thụ của ánh
sáng mặt trời. Một số lượng (+)-glucô chuyển hoá thành mỡ, còn một số khác liên kết với các
hợp chất có chứa nitơ tạo thành aminôaxít sau đó các aminôaxít liên kết với nhau tạo thành
prôtêin làm nền tảng cho mọi hoạt động của sự sống.
(+)-Glucô, xenlulô, tinh bột và glicôgen thuộc vào loại hợp chất hữu cơ có tên gọi lag
gluxit. Các hợp chất gluxit chính là nguồn nguyên liệu đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của
con người. Chúng ta sử dụng tinh bột để làm thức ăn hoặc là dưới dạng hạt ngũ cốc, hoặc là
dưới dạng đã được động vật chuyển thành thịt, mỡ. Chúng ta dùng quần áo được sản xuất từ
165
xenlulô như bông, sợi viscô, sợi axêtat…Đặc biệt trong sự phát triển của thế giới văn minh
ngày này xenlulô đóng vai trò rất quan trọng để sản xuất giấy.
Tóm lại, hoá học gluxit là một lĩnh vực rất thú vị của hoá học hữu cơ. Nó bao gồm một
chu trình từ sự quang hoạt tạo thành phân tử (+)-glucô từ khí cacbônic và nước được xúc tác
bởi men diệp lục và năng lượng ánh sáng mặt trời đến sự chuyển hoá ngược lại từ (+)-glucô
thành khí cacbônic và nước bởi các loại men có trong cơ thể động vật và giải phóng năng
lượng mà nó hấp thụ của mặt trời. Giữa hai qua trình sinh hoá ấy, có một nhuiệm vụ rất quan
trọng và quen thuộc của hoá học là xác định các công thức cấu tạo, nghiên cứu các tính chất và
sự chuyển hoá của gluxit thành các hợp chất khác.
Dưới đây ta sẽ nghiên cứu một vài tính chất cơ bản của gluxit để làm cơ sở cho quá
trình nghiên cứu tiếp theo về nó.
15.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI.
15.2.1. Định nghĩa
Gluxit là những hợp chất polyôxyanđêhyt, polyôxyxêton hoặc các hợp chất khi bị thuỷ
phân chuyển hoá thành các hợp chất anđêhyt hoặc xêton nói trên. Các hợp chất gluxit mà
không thể bị thuỷ phân để chuyển hoá thành những hợp chất đơn giản hơn gọi là mônôsacarit.
Các hợp chất gluxit bị thuỷ phân tạo thành 2 phân tử mônôsacarit được gọi là đisacarit. Nếu
hợp chất khi bị thuỷ phân tạo thành một số lớn mônôsacarit thì được gọi là polysacrit.
15.2.2. Phân loại.
Người ta phân loại các mônôsacarit như sau:
Nếu phân tử mônôsacarit có chứa một nhóm anđêhyt thì ngời ta gọi chúng là anđôza,
còn nếu có chứa một nhóm xêton thì gọi là xêtôza. Mặt khác căn cứ vào số nguyên tử cacbon
có trong phân tử mônôsacarit người ta gọi chúng là triôza, tetrôza, pentôza, hecxôza.Ví dụ khi
nói hợp chất anđôhecxôza có nghĩa là hợp chất mônôsacarit gồm 6 nguyên tử cacbon có chứa
một nhóm anđêhyt, còn nếu nói xêtopentôza tức là hợp chất gồm 5 nguyên tử cacbon có chứa
một nhóm xêton.
Trong thiên nhiên thường gặp các loại mônôsacarit pentôza hoặc hecxôza.
Các gluxit khử được thuốc thử Felinh hoặc thuốc thử Tolen gọi là những đường khử
hoá. Tất cả các loại hợp chất mônôsacarit loại anđôza hoặc xêtoza đều là những đường khử
hoá. Một phần lớn các đisacarit là những sacarô khử hoá trừ trường hợp đường thường (đường
ăn) không có khả năng tham gia phản ứng khử gọi là đường không khử hoá.
15.3. MÔNÔSACARIT : (+)-GLUCÔ
166
Nếu ta tính rằng mônôsacarit (+)-glucô là một đơn vị cấu trúc mà từ đó cấu tạo nên tinh
bột, xenlulô, glicôgen và vai trò quan trọng đặc biệt của nó trong sinh học thì glucô là một
mônôsacarit phổ biến trong tự nhiên và do đó nghiên cứu các tính chất của nó ta có thể suy ra
các tính chất của hợp chất khác.
(+)-Glucô có công thức phân tử là C6H12O6 được xác định bằng phương pháp phân tích
nguyên tố và phổ khối lượng. Cấu tạo của nó có thể dự đoán theo một số tính chất sau đây:
Phản ứng Có chứa các nhóm
NH2OH
Ôxim -C-
C6H5NHNH2 O
Phênylhyđrazon
Br2, HOH
(C5H11O5)COOH -CHO
HNO3
HOOC(C4H8O4)COOH -CH2OH và –CHO
(+)-glucô (CH3CO)2O C6H7O(OCOCH3)5 5 nhóm –OH
(CH3CO)2O
H2, Ni
C6H12O6 C6H14O6 C6H8(OCOCH3)6
0
HI, t C H3(CH2)3CHICH3 C-C-C-C-C-C-
HCN HOH, HO- HI, t0C
n-C6H13COOH C-C-C-C-CHO
Từ kết quả trên đây ta có thể kết luận rằng: (+)-glucô là một pentôxianđêhyt không phân
nhánh chứa 6 nguyên tử cacbon-tức là anđôhecxôza.
15.4. (-)-FRUCTÔZA (2-XÊTÔHECXÔZA).
Đây là loại hợp chất xêtôza phổ biến trong các loài thực vật đặc biệt là trong trái cây. (-
)-Fructôza. Kết hợp với glucô tạo thành đisacarit là thành phần chính của đường thường. Các
chuyển hoá sau đây cho phép kết luận rằng (-)-fructôza là một xêton (không phải anđêhyt) và
nhóm cacbônyl nằm ở nguyên tử C2 tức là 2-xêtonhecxôza.
CH2OH CH2OH CH2OH CH3
C=O C(OH)CN C(OH)COOH CHCOOH
CHOH thuỷ phân HI, t0C
CHOH CHOH CH2
CHOH CHOH CHOH CH2
CHOH CHOH CHOH CH2
CH2OH CH2OH CH2OH CH3
Fructôza Xianhyđrin A.ôxicacbôxylic A.mêtylcaprôic
15.5. HOÁ LẬP THỂ CỦA (+)-GLUCÔ.
Công thức cấu tạo của glucô như đã biết trên đây có chứa 4 nguyên tử cacbon bất đối
xứng. Công thức cấu tạo này có thể viết dưới dạng Fishơ như sau:

CHO
H OH
HO H
H OH
167

Với số lượng 4 nguyên tử cacbon bất đối xứng hợp chất glucô tồn tại dưới dạng 16 đồng
phân quang học (tức là 8 cặp đối quang). Tất cả 16 đồng phân quang học này đến nay đã được
tách ra dưới dạng các hợp chất tinh khiết hoặc bằng con đường tổng hợp hoặc bằng con đường
chiết tách từ thực vật. Trong số 16 đồng phân này chỉ có (+)-glucô, (+)-mantô và (+)-galactô
được tìm thấy với những lượng lớn. Mặt khác trong 16 đồng phân nói trên chỉ có (+)-glucô
được tìm thấy phổ biến dưới dạng mônôsacarit.
15.6. CẤU HÌNH CỦA (+)-GLUCÔ.
Như đã nói ở trên cấu hình của (+)-glucô có thể là một trong bất kì 16 đồng phân đã
nêu. Vậy cần phải xác định công thức cấu tạo nào là cấu hình cấu tạo của (+)-glucô. Năm
1888, nhà bác học Emin Fishơ đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này và đến năm 1891 ông ta đã
công nhận các kết quả thu nhận được rất tốt đẹp. Cũng chính nhờ kết quả của sự nghiên cứu
này năm 1902 Fishơ đã được trao giải thưởng Nôben. Dưới đây là một số điểm cơ bản về nội
dung của việc chứng minh cấu hình (+)-glucô của Fishơ.
Do thời bấy giờ chưa có phương pháp chứng minh cấu hình bằng cấu hình tuyệt đối nên
Fishơ đã cho rằng (+)-glucô có thể là một trong 2 đồng phân của một cặp đối quang. Vì vậy để
đơn giản hơn Fishơ đã bỏ đi 8 cấu hình có thể có của (+)-glucô mà chỉ nghiên cứu 8 công thức
đồng phân còn lại I-VIII trong đó nhóm –OH của C5 nằm ở bên phỉa. Mặt khác cơ sở của quá
trình chứng minh là dựa vào sự tương tác giữa (+)-glucô và anđôpentô: (-)-arbinô. Vì vậy
Fishơ đã tiến hành xem xét cấu hình của anđôpentô. Ở đây ông chỉ xét 4 cấu hình IX-XII với
nhóm OH của nguyên tử cacbon bất đối xứng nằm về phía bên phải.
Sơ đồ chứng minh của Fishơ như sau:
1. Khi ôxy hoá (-)-arbinô bằng axít nitric thu được một axít đicacbôxylic quang hoạt.
Như trên đã nói, vì nhóm OH của nguyên tử cacbon bất đối xứng dưới cùng trong (-)-arbinô
nằm ở phía bên phải cho nên theo kết quả của phản ứng ôxy hoá trên đây thì nhóm OH của
nguyên tử cacbon bất đối xứngtrên cùng phải nằm về phía bên trái.
CHO
CHO CHO CHO
HO H
H OH HO H H OH
HO H
H OH H OH HO H
H OH
H OH H OH H OH
H OH
H OH H OH H OH
CH2OH
CH2OH CH2OH CH2OH
168

I II III IV
CHO CHO CHO CHO
H OH HO H HO H HO H
H OH H OH H OH HO H
HO H HO H HO H HO H
H OH H OH H OH H OH
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH

V VI VII VIII
CHO CHO CHO CHO
HO H H OH HO H H OH
HO H H OH H OH HO H
H OH H OH H OH H OH
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH

IX X XI XII
Tương tự như X hoặc XII nếu không sẽ thu được sản phẩm không quang hoạt.

CHO
COOH
HO H
HNO3 HO H

H OH
H OH
CHXII
X hoặc OH quang hoạt
2 COOH

CHO COOH
H OH H OH
HNO3

H OH H OH
CH2OH COOH
IX hoặc XI hợp chất mêzô (không quang hoạt)
2- (-)-Arbinô có thể chuyển hoá thành (+)-glucô và (+)-mantô bằng phản ứng Kiliani-
Fishơ. Do đó (+)-glucô và (+)-mantô là những đồng phân epime-tức là 2 anđôza thu nhận được
trong kết quả của một phản ứng tổng hợp chỉ khác nhau duy nhất về cấu tạo bởi cấu hình C2.
Do đó (+)-glucô và (+)-mantô có thể có cấu hình III và IV hoặc VI và VIII.
CHO CN COOH C=O
169
HO H
HCN HOH, H+ HO H HO H
HO H
H OH H OH H OH H O
CH2OH H OH H OH H OH
(-)-Arbinô CH2OH CH2OH CH2OH
CHO CHO
H OH H OH
Na(Hg) HO H HO H
H OH H OH

H OH H OH
CH2OH CH2OH
(-)- Glucô và (-)-mantô: epime
3- Khi bị ôxy hoá bởi HNO3 cả (+)-glucô lẫn (+)-mantô đều cho một sản phẩm là axít
đicacbôxylic quang hoạt. Điều đó có nghĩa là nhóm OH thuộc nguyên tử C4 nằm ở bên phải
giống III và IV.
4- Ôxy hoá một hợp chất hecxôza khác (+)-glucô tạo thành một axít đicacbôxylic (+)-
sacarit tương tự như ôxy hoá (+)-glucô.
CHO COOH CH2OH
HO H HO H HO H
HNO3 HNO3
HO H HO H HO H
H OH H OH H OH
H OH H OH H OH
CH2OH CH2OH CHO
III IIIa Đối quang của V
(+)- có
Như vậy (+)-sacarit axít có cấu hình IIIa nên (+)-glucô phải glucô
cấu hình III. Do đó (+)-
mantô có cấu hình IV.
Trong công thức cấu tạo III, nhóm OH thuộc nguyên tử cacbon bất đối xứng dưới cùng
nằm về phía bên phải nên nó có cấu hình D- tức là (+)-glucô có cấu hình D. Hợp chất đối
quang của nó có cấu hình L.
CHO CHO
HO H HO H
HO H H OH
H OH HO H
H OH HO H
CH2OH CH 2OH
D-(+)-Glucô L-(+)- Glucô
170
15.7. CẤU TẠO DẠNG VÒNG CỦA D-(+)-GLUCÔ.
Công thức cấu tạo D-(+)-glucô được Fishơ chứng minh trên đây tuy thoả mãn được
những tính chất quan trọng của hợp chất pentaôxianđêhyt nhưng trong một số trường hợp thực
tế sau đây không thể giải thích được bằng công thức cấu tạo đó.
1- D-(+)-Glucô không tham gia một số phản ứng đặc trưng cho hợp chất anđêhyt. Ví dụ
nó không tham gia phản ứng với thuốc thử Ship (làm mất màu dung dịch điôxyt lưu huỳnh SO2
trong 0,025% dung dịch fucxin) hoặc không tham gia phản ứng với bisunfit natri.
2- D-(+)-Glucô tồn tại dưới 2 dạng đồng phân: Một D-(+)-glucô tinh thể (tnc=1460C) khi
hoà tan vào trong nước lúc đầu có độ quay cực là [] =+1120 nhưng sau đó giảm dần xuống
còn +52,70. Một D-(+)-glucô khác (tnc=1500) khi tan trong nước có độ quay cực từ +190 tăng
dần lên đến +52,70. Đồng phân có độ quay cực cao người ta gọi là -D-(+)-glucô, và đồng
phân có độ quay cực thấp gọi là -D-(+)-glucô.
3- D-(+)-Glucô tạo thành 2 đồng phân mêtyl-D-glucôzit.
Ta biết rằng nếu anđêhyt tác dụng với ancol có xúc tác là axít sẽ tạo thành hợp chất
axêtal.
CH3OH, H+ CH3OH, H+
-CH=O -CH-OCH3 -CH-OCH3
OH O CH3

anđêhyt Semiaxêtal Axêtal


Thế nhưng khi cho D-(+)-glucô tác dụng với mêtanol và HCl đã không tạo thành axetal.
Mặt khác hợp chất này không bị thuỷ phân với nước để tạo thành anđêhyt và ancol như các
hợp chất semiaxêtal. Ngoài ra mêtyl-D-glucôzit được tạo thành tồn tại dưới 2 dạng đồng phân:
một đồng phân có nhiệt độ nóng chảy là 1650C với góc quay cực là +1580 và một đồng phân
khác có nhiệt độ nóng chảy là 1070C với góc quay cực là –330. Người ta gọi đồng phân thứ
nhất là mêtyl--D-glucôzit và đồng phân thứ 2 là mêtyl--D-glucôzit.
Tất cả những điều được đưa ra trên đây sẽ được giải thích một cách thích hợp nếu công
nhận D-(+)-glucô có cấu dạng vòng.
1
CH2OH H
H C OH 6 CH2OH
2 H 5 O H 6 O
H C OH HO
4 H
3
H 5
HO C H 4
OH H 1 HO H 2 H
4 OH OH 3 OH 1
C OH 3 2
H
5
H OH H OH
H C O
6
CH2OH
IIa IIb (-D-(+)-glucô) IIc
171

HO C H H
CH2OH
H C OH O OH CH2OH
H 6 O
H HO
4 H
HO C H 5
H HO H OH
OHOH
2
H C OH H 3 OH 1

C H OH
H O H H
CH2OH
IIIa IIIb (-D-(+)-glucô) IIIc
D-(+)-Glucô có cấu tạo dạng vòng như IIa và IIIa, nếu viết chính xác hơn là IIb và IIIb
còn nếu thật chính xác là IIc và IIIc.
D-(+)-Glucô chỉ có khả năng tạo thành hợp chất semiaxêtal bởi vì nhóm OH của C1 đã
tương tác với nhóm OH của C5 tạo thành công thức vòng.
Tồn tại 2 công thức đồng phân của D-(+)-glucô được gây ra bởi cấu tạo vòng có thêm
một nguyên tử cacbon bất đối xứng C*1. Sự khác nhau về cấu hình ở nguyên tử cacbon này đã
dẫn đến tạo thành các đồng phân.
D-(+)-Glucô chỉ có thể tham gia một số phản ứng đặc trưng cho anđêhyt nhưng không
tham gia phản ứng Ship có thể giải thích rằng do sự tồn tại một lượng rất nhỏ (khoảng 0,5%) ở
dạng anđêhyt tự do như công thức I nên không đủ để tham gia các phản ứng cộng bisunfit hoặc
phản ứng Ship.
15.8. ĐISACARIT.
Đisacarit là những hợp chất tạo nên bởi 2 phân tử mônôsacarit. Dưới đây chúng ta sẽ
xem xét một số đisacarit quan trọng như: (+)-mantô (đường mạch nha), (+)-xenlôbiô, (+)-lactô
(đường sữa), (+)-sacarô (đường mía và củ cải đường).
15.8.1. (+)-Mantô.
Đường mantô có thể điều chế bằng cách thuỷ phân tinh bột bởi dung dịch axít hoặc
bằng phương pháp lên men trong rượu êtylic.
Công thức phân tử của mantô là C12H22O11. Đường mantô tham gia các phản ứng với
thuốc thử Tôlen, Felinh nên nó là đường khử hoá. Mantô tác dụng với phênylhyđrazin tạo
thành C12H20O9 (=NNHC6H5)2 và bị ôxy hoá bởi nước brôm tạo thành axít
mantôbinôic(C11H21O10)COOH. Đường mantô cũng tồn tại dưới 2 dạng  và  với [] =+168
và +112.
Tất cả các kết quả thu nhận được trên đây cho thấy rằng (+)-mantô có chứa một nhóm
cacbônyl dưới dạng biaxêtal hoạt động mạnh như trong các hợp chất mônôsacarit. Khi bị thuỷ
172
phân bằng dung dịch axít hoặc bởi xúc tác men (+)-mantô chuyển hoá thành D-(+)-glucô. Do
đó (+)-mantô dược cấu tạo từ 2 gốc D-(+)-glucô và thuộc vào loại hợp chất glucôzit. Từ đó có
thể suy ra (+)-mantô có cấu tạo sau đây:

15.8.2. Xenlôbiô.
Xenlulô có công thức phân tử là (C6H10O5)n. Dưới tác dụng của axít sunfuric và
anhyđrit axêtic trong nhiều ngày sẽ xảy ra phản ứng axêtyl hoá và thuỷ phân tạo thành
ôctaxêtal (+)-xenlulô. Nếu thuỷ phân bằng kiềm sẽ thu được (+)-xenlôbiô.
Xenlôbiô có công thức phân tử là C12H22O11 thuộc loại đường khử hoá tương tự như
(+)-mantô duy chỉ khác nhau một điểm là nó bị thuỷ phân bởi men emuxin chỉ có tác dụng
thuỷ phân các liên kết -glucôzit do đó có thể kết luận rằng các gốc D-glucô trong xenlôbiô kết
hợp với nhau bởi liên kết -glucôzit chứ không phải -glucôzit như trong mantô.
H H
CH2OH H
O OH
HO H HO H OH
HO H O
H
OH O
CH2OH
H H H

4-0-(-D-glucôpiranôzyl)-D-glucôpiranôza
15.8.3. (+)-Lactô.
(+)-Lactô có trong thành phần của sữa khoảng 5%, có công thức phân tử C12H22O11
thuộc loại đường khử hoá. Khi bị thuỷ phân bởi axít từ (+)-lactô thu được D-(+)-lactô và D-
(+)-galacô với lượng bằng nhau. Do đó (+)-lactô là một hợp chất glucôzit được tạo thành từ
D-(+)-glucô và D-(+)-galacô.
H H
CH2OH H
O OH
H H HO H OH
HO H O
H
OH O
CH2OH
H H H
4-0-(-D-glactôpiranôzyl)-D-glucôpiranôza
15.8.4. (+)- Sacarô.
173
(+)- Sacarô là đường kính thường dùng được sản xuất từ đường mía hay đường củ cải.
(+)- Sacarô có công thức phân tử C12H22O11 thuộc loại đường không khử hoá – có nghĩa là nó
không có nhóm anđêhyt hoặc xêton tự do. Khi bị thuỷ phân bởi axít loãng hoặc men invectaza
từ (+)- sacarô thu được D-(+)-glucô và D-(-)-fructô với lượng như nhau. Kết hợp với một số
phương pháp phân tích vật lý khác nhau, người ta đã đi đến kết luận rằng (+)- sacarô là hợp
chất -D-fructôzit và -D-glucôzit.
H
CH2OH O
CH2OH H
HO H O
HO H H H HO
OH CH2OH
H O HO H

(+)-Sacarô
15.9. POLYSACARIT.
Polysacarit là những hợp chất được tạo thành từ nhiều gốc mônôsacarit. Tương tự như
các hợp chất đisacarit, các gốc mônôsacarit trong phân tử polysacarit kết hợp với nhau bằng
liên kết glucôzit và các liên kết này bị phân huỷ trong các phản ứng thuỷ phân. Hai hợp chất
quan trọng nhất của polysacarit trong tự nhiên là tinh bột và xenlulô. Chúng có công thức
(C6H10O5)n. Đây là những hợp chất có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người.
15.9.1. Tinh bột.
Tinh bột chứa trong hạt và trong củ của thực vật. Ở dạng hạt, tinh bột không hoà tan
trong nước lạnh. Khi bị phá huỷ lớp vỏ bọc bên ngoài và nghiền nhỏ, tinh bột có khả năng nở
ra trong nước lạnh và tạo thành hệ phân tán keo. Trong nước nóng phần hoà tan của tinh bột
keo tụ lại với nhau tạo thành gen hồ keo. Thường thì tinh bột chứa khoảng 20% chất hoà tan
trong nước gọi là amilôpectin. Cả 2 phần này đều có công thức (C6H10O5)n. Khi bị thuỷ phân
bởi axít hoặc dưới tác dụng của men, tinh bột biến thành đectơrin (hỗn hợp polysacarit có
phân tử lượng thấp), (+)-mantô và cuối cùng tạo thành D-(+)-glucô. Cả amilôza lẫn
amilôpectin đều được tạo thành từ gốc D-(+)-glucô nhưng chỉ khác nhau về số lượng và dạng
phân tử.
a. Cấu tạo của amilôza.
Khi bị thuỷ phân amilôza trước hết tạo thành hợp chất đisacarit (+)-mantô và sau đó tạo
thành mônôsacarit là D-(+)-glucô. Điều đó có nghĩa là amilôza được tạo thành từ một lượng
lớn gốc D-(+)-glucô mà trong đó chúng kết hợp với nhau bằng liên kết -glucôzit thuộc
nguyên tử cacbon C1 và C4
174
H H H
CH2OH O CH2OH O CH2OH O
H H H
O
H HO H H HO H H
HO H
OH OH OH
O H O H O
H
Amilôza
b. Cấu tạo của amilôpectin.
Amilôpectin khi bị thuỷ phân cho một sản phẩm duy nhất đisacarit là (+)-mantô. Do đó
tương tự như amilôza, amilôpectin được tạo thành từ các gốc D-glucô nhưng có cấu tạo phức
tạp hơn. Bằng các phương pháp phân tích vật lí hiện đại, người ta đã đi đến kết luận rằng:
amilôpectin có cấu tạo phân nhánh chứa khoảng 20-25 gốc D-glucô. Các mạch nhánh này liên
kết với nhau bằng nguyên tử ôxy thuộc C1 với nguyên tử cacbon C6.

H H
CH2OH O CH2OH O
H H
O
HO H H HO H H
OH OH
O H O
H
H H H2C
OH O O
H H
O
HO H H HO H H
OH OH
O H O
H
Amilôpectin
15.9.2. Xenlulô.
a. Cấu tạo.
Xenlulô là thành phần chính của gỗ và các sợi tự nhiên như sợi bông, sợi gai, sợi
đay…Xenlulô không tan trong nước. Nó là loại đường không khử hoá và có phân tử lượng rất
lớn. Khi bị thuỷ phân hoàn toàn xenlulô cho một sản phẩm mônôsacarit duy nhất là D-(+)-
glucô. Do đó cho phép kết luận rằng xenlulô cũng tương tự như tinh bột được cấu tạo từ các
gốc của D-glucô. Bằng các phương pháp phân tích hiện đại, người ta đã kết luận rằng khác với
tinh bột, các liên kết glucôzit trong xenlulô là loại liên kết 1-4 .
H H H
CH2OH O H CH2OH O
H OH H
O H HO
O O O
HO H H HO H
O OH H
OH
H CH2OH H
H
175

Xenlulô
b. Các phản ứng của xenlulô.
Xenlulô bị thuỷ phân bởi axít vô cơ tạo thành (+)-glucô. Mặt khác nếu phân tử xenlulô
chưa bị phá vỡ thì mỗi một đơn vị vòng có chứa 3 nhóm OH. Chính các nhóm này sẽ tham gia
vào một số phản ứng.
1- Nitrat xenlulô.
Xenlulô tương tự như các ancol có khả năng tham gia các phản ứng este hoá. Khi nó tác
dụng với hỗn hợp axít nitric và sunfuric tạo thành nitrat xenlulô. Hợp chất này (khi cả 3 nhóm
OH được thay thế bằng nhóm NO2) được sử dụng làm thuốc súng. Hợp chất pirocxilin (khi 2
nhóm OH của xenlulô bị thay thế bởi NO2) được sử dụng sản xuất phim ảnh.
2- Axêtat xenlulô.
Dưới tác dụng của axetanđêhyt, axít axêtic và axít sunfuric xenlulô chuyển hoá thành
trinitrat xenlulô. Các hợp chất axêtat xenlulô được sử dụng làm phim ảnh, làm sợi dệt vải (sợi
axêtat, sợi tơ lụa axêtat).
3- Tơ lụa nhân tạo và xêlôfan.
Nếu cho ancol tác dụng với điunfua cacbon và dung dịch NaOH sẽ thu được hợp chất
xantôgenat.
H+
RONa + S=C=S RO-C-SNa ROH + CS2
S

Xenlulô cũng tham gia phản ứng tương tự như ancol tạo thành hợp chất xantôgenat.
[C6H7O2(OH)3]n + NaOH [C6H7O2(OH)3.NaOH]n
nCS2
(C6H9O4-OCS2Na)n + H2 O
Dung dịch xantôgenat trong kiềm sau khi được dẫn qua bể chứa H2SO4 và kéo thành sợi
sẽ thu được tơ nhân tạo viscô. Nếu hoá dẻo xantôgenat bằng glyxêrin và cán thành các màn
mỏng ta có màng xêlôfan.
176
CHƯƠNG 16
AMINÔAXÍT VÀ PRÔTIT.
16.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU.
Tên gọi prôtit bắt nguồn từ tiếng Latinh proteios có nghĩa là thứ nhất. Tên gọi như thế
có nghĩa rất thích hợp bởi vì trong tất cả các hợp chất hóa học prôtit là hợp chất quan trọng bậc
nhất để tạo thành sự sống. Prôtit không chỉ là thành phần cơ bản để cấu tạo nên các cơ quan mà
nó còn là nguồn cung cấp mọi nhu cầu cần thiết cho các hoạt động của sự sống.
Dưới quan điểm hoá học, prôtit là hợp chất cao phân tử-polyamit được tạo thành từ các
mônôme -aminôaxít. Trong thành phần của một phân tử prôtit có thể có hàng trăm hoặc hàng
ngàn gốc aminôaxít. Cho đến nay người ta mới biết được khoảng trên 20 loại aminôaxít khác
nhau. Những sự tổ hợp của các aminôaxít này rất đa dạng và phong phú và là cơ sở để tạo nên
các cơ quan khác nhau của động vật. Để duy trì sự sống và sự phát triển, trong các cơ thể của
động vật có tới hàng ngàn loại prôtit khác nhau, mặt khác đối với những loại động vật nhất
định có các đặc trưng của nó.
A. AMINÔAXÍT.
16.2. CẤU TẠO CỦA AMINÔAXÍT.
Trong bảng dưới đây là công thức cấu tạo và tên gọi của 26 loại aminôaxít ó trong
prôtit. Một số aminôaxít có đánh dấu * là những hợp chất cơ thể không tổng hợp được từ các
chất lấy từ thức ăn.
Tất cả các aminôaxít đều là những -aminôcacbôxylic axít. Trong 2 trường hợp prôlin
và ôxyprôlin nhóm aminô tham gia tạo thành vòng pirôliđin. Trong một số trường hợp
aminôaxít còn chứa thêm một nhóm cacbôxyl thứ 2 (ví dụ như acparagic hay glutamic axít)
hoặc nhóm cacbônyl như acogin. Loại aminôaxít này được gọi là aminôaxít axít. Một số
aminôaxít có chứa nhóm bazơ như lizin, arginin, gistiđin được gọi là aminôaxít bazơ.
16.3. AMINÔAXÍT TƯƠNG TỰ NHƯ CÁC ION LƯỠNG CỰC.
Thường thì các aminôaxít được biểu diễn là những hợp chất có chứa nhóm aminô và
nhóm cacbôxyl H2NCHRCOOH nhưng trong thực tế một số tính chất hoá lí của nó không
phản ánh phù hợp với công thức cấu tạo này.
Tên gọi Viết tắt Công thức
Glyxin Gly +
H3NCH2COO
177
(+)-Alanin Ala CH3CHCOO
+NH3

(+)-Valin Val*
(CH3)2CHCHCOO
+NH3

(-)-Leixin Leu*
(CH3)2 CHCH2 CHCOO
+NH3

(+)-Izôleixin Ile*
CH3CH2CH(CH3)CHCOO
+NH3
(+)-Asparagic axít Asp
HOOCCH2CHCOO
+NH3
(-)-Aspagin Asp-NH2
H2NCOCH2CHCOO
+NH3
(+)-Glutamic axít Glu
HOOCCH2CH2CHCOO
+NH3
(+)-Glutamin Glu-NH2
H2NCOCH2CH2CHCOO
+NH3
(+)-Lizin Lys*
H2NCH2CH2CH2CH2CHCOO
+NH3
(-)-Ôxilizin Oly
H2NCH2CHCH2CH2CHCOO
OH +NH3
(+)-Arginin Arg*
H2NCNHCH2CH2CH2CHCOO
+NH2 +NH3
(-)-Serin Ser
HOCH2CHCOO
+NH3
(-)-Treonin Tre*
CH3CH CHCOO
HO +NH3
(-)-Cystein Cys
HSCH2CHCOO
+NH3
(-)-Cystin
OOCCHCH2-S-S-CH2CHCOO
+NH3 +NH3
(-)-Metionin Met
178

CH2SCH2CH2CHCOO
(-)-Phenylalanin Phe* +NH3

CH2CHCOO
(-)-Tyrozin Tyr +NH3

HO CH2 CHCOO
(+)-3,5-đibrômtyôzin +NH 3

Br

HO C H 2 C HC OO
(+)-3,5-điiôđtyôzin + NH 3
Br

HO CH2CHCOO
+ N H3
(-)-Tryptophan Try* I

CH 2 CHCOO
+ NH 3

(-)-Prolin Pro NH

+
COO
N
H H
(-)-Ôxiprolin Opr
HO

+
COO
N
(-)-Histođin His H H

N
CH2CHCOO
N
H +NH3
(+)-Tyroxin
I I

HO O CH2CHCOO
+NH3
I I

1- Khác với amin và axít cacbôxylic các aminôaxít là những hợp chất tồn tại dưới
những tinh thể không bay hơi và nóng chảy ở nhiệt độ rất cao cùng với sự phân huỷ.
2- Các aminôaxít không tan trong các dung môi không phân cực như ete, ete dầu hoả,
benzen nhưng lại tan tốt trong nước.
3- Dung dịch nước của aminôaxít có mômen lưỡng cực rất cao.
179
4- Các hằng số axít và bazơ của các nhóm –COOH và –NH2 của aminôaxít rất nhỏ so
với các axít cacbôxylic và amin tương ứng.
Tất cả các tính chất khác biệt trên đây của aminôaxít sẽ được giải thích thoả mãn khi
biểu diễn công thức cấu tạo của các aminôaxít là những ion lưỡng cực.
+
H3N-CHR-COO (I)
Theo cấu tạo (I), các tính chất vật lí như nhiệt độ nóng chảy, độ hoà tan, mômen lưỡng
cực như đã nêu ở các điểm 1, 2, 3 trên đây sẽ rất phù hợp với một muối như vậy. Các hằng số
axít và bazơ cũng dễ dàng giải thích vì rằng trên thực tế Ka được xác định bởi ion amôni RNH3
và Kb được xác định bởi ion cacbôxylat RCOO-.
+
H3N-CHR-COO + H2O H3O+ + H2NCHRCOO-
Axít

Ka =
H O H NCHRCOO 
3

2
-

H N CHROO 3

+ +
H3N-CHR-COO + H2 O H3N-CHR-COOH + HO-
Bazơ

Kb =
HO H
N  CHRCOOH
3 

H 3 NCHROO - 
Trong thực tế tuỳ thuộc vào môi trường mà các aminôaxít tồn tại chúng có thể chuyển
hoá theo sơ đồ sau:
+ +
H+ H+
H2NCHRCOO- HO-
H3N-CHR-COO
HO-
H3N-CHR-COOH
II I III
Qua sơ đồ chuyển hoá này, ta thấy các ion II và III có chứa nhóm –NH2 và –COOH.
Chính sự tồn tại của các nhóm này đã cho phép các aminôaxít tham gia một số phản ứng cho
các hợp chất amin và axít cacbôxylic.
16.4. ĐIỂM ĐẲNG ĐIỆN CỦA AMINÔAXÍT.
Nếu ta cho dung dịch aminôaxít vào trong một điện trường thì phụ thuộc vào dung dịch
có tính axít hay bazơ ta sẽ quan sát thấy các hiện tượng khác nhau. Theo sơ đồ chuyển hoá trên
đây trong dung dịch kiềm mạnh nồng độ của anion II sẽ lớn hơn nồng độ của cation III và do
đó aminôaxít sẽ chuyển dịch về phía anôt. Trái lại trong dung dịch axít mạnh, nồng độ của
cation III lớn hơn anion II và do đó aminôaxít sẽ chuyển dịch về phía catốt. Nếu như nồng độ
của II và III bằng nhau thì lúc đó ta sẽ không quan sát thấy một sự chuyển dịch nào của
aminôaxít. Bất kì một phân tử aminôaxít nào trong điều kiện này cũng đều tồn tại dưới dạng
180
vừa là cation và do đó mỗi một sự chuyển dịch điện tử nào của một phân tử aminôaxít về một
phía điện cực sẽ được bù lại ngay lập tức bởi sự chuyển động ngược lại. Nồng độ ion hyđrô mà
tại đó một phân tử aminôaxít nhất định không bị dịch chuyển bởi tác dụng của điện trường
được gọi là điểm đẳng điện của aminôaxít đó.
16.5. CẤU HÌNH CỦA AMINÔAXÍT THIÊN NHIÊN.
Như ta đã biết các aminôaxít đều có chứa ít nhất một nguyên tử cacbon bất đối xứng
(trừ glyxin). Quá trình nghiên cứu hoá lập thể của các aminôaxít thiên nhiên đã chỉ ra rằng
chúng có cùng một loại cấu hình và cấu hình đó giống như cấu hình L-(-)-glyxeranđehyt.

CHO COO-

HO H H2N H

CH OH
2 R
L-(-)-Glyxêranđêhyt L-Aminô axít
16.6. TỔNG HỢP CÁC AMINÔAXÍT.
Phương pháp quan trọng nhất để tổng hợprôtit các aminôaxít là amin hoá các -
halogenaxít sau đây:
1- Phản ứng amin hoá trực tiếprôtit -clo và -brômcacbôxylic axít.
Ví dụ:
Br2, P NH3
CH3CH2COOH CH3CHCOOH CH3CHCOO
Br +NH3
Alanin
+ C2H5CH2Cl
CH2(COOC2H5)2 C2H5ONa Na CH(COOC2H5)2

0
C 6H5CH2C(COOHC 2H5)2 KOH, t C HCl C 6H5CH2C(COOH)2 Br2, ete
H H

C6H5CH2CHCOOH NH3 dư
0
C 6H5CH2C(COOH)2 t C C 6H5CH2CHCOO
Br Br +NH3

Phênylalanin
2- Tổng hợp Gabrien.
O O
+
NK + ClCH2COOC 2H5 NCH2COOC2H5
COOH
HCl, HOH +
O Cl- + H3NCH2COOH + O
Phtalimit kali Êtylcloaxêtat
COOH
181
16.7. CÁC PHẢN ỨNG CỦA AMINÔAXÍT.
Phản ứng của aminôaxít nhìn chung là những phản ứng của các hợp chất chứa nhóm
aminô và nhóm cacbônyl.
B. PEPTIT.
16.8. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO.
Peptit là những hợp chất amit được tạo thành do kết quả phản ứng của nhóm aminô và
nhóm cacbônyl của các aminôaxít với nhau. Nhóm amit –NHCO- trong các hợp chất này
thường được gọi là liên kết peptit. Các hợp chất peptit được phân loại thành mônôpeptit,
đipeptit, tripeptit…cho đến polypeptit phụ thuộc vào số lượng nhỏ hơn 10.000 thì gọi là
polypeptit, còn nếu lớn hơn 10.000 thì gọi là prôtit.
Khi viết các công thức của các peptit để thuận tiện người ta thường dùng các kí hiệu
viết tắt của các aminôaxít trong đó nhóm aminô được quy định viết ở phía bên trái và nhóm
cacbôxyl tự do ở bên phải.
Ví dụ: O R H O
H H
N N
N
H
H R O H R

+ +
H3NCH2CONHCH COO H3NCH2CONHCH CONHCHCOO
CH3 CH2C6H5

Glyxylglyxin Glyxylalanylphênylalanin
Gly-Gly (đipeptit) Gly-Ala-Phe (tripeptit)
+
H3NCHCO(NHCHCO)nNHCHCOO
R R R
Polypeptit
Các phương pháp phân tích hoá lí và rengen cho thấy rằng tất cả các nhóm amít đều
nằm trong một mặt phẳng-tức là nhóm cacbônyl nguyên tử nitơ và các liên kết của các nhóm
này nằm trong một mặt phẳng.
16.9. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤU TẠO CỦA PEPTIT.
Để xác định cấu tạo của một hợp chất peptit đã cho cần phải:
1- Xác định những aminôaxít nào có trong thành phần phân tử của peptit.
2- Có bao nhiêu loại aminôaxít và số lượng mỗi loại là bao nhiêu trong phân tử của
peptit.
182
3- Cách thức tạo liên kết của các aminôaxít trong phân tử peptit.
Hợp chất peptit trước hết được thuỷ phân bằng axít (không thuỷ phân bằng bazơ vì sản
phẩm tạo thành sẽ bị raxemic hoá) và sau đó xác định khối lượng của mỗi loại aminôaxít tạo
thành sau phản ứng. Phương pháp tốt nhất hiện nay thường được dùng để tách các aminôaxít
là sắc kí. Xác định được số lượng của mỗi loại axít ta có thể tính được số mol của chúng và từ
đó suy ra tỷ lệ của các aminôaxít có trong phân tử peptit-tức là xác định được công thức phân
tử tổng quát. Sau đó xác định phân tử lượng của phân tử peptit bằng phương pháp vật lí như
đo áp suất thẩm thấu, nhiễu xạ rengen…và suy ra công thức phân tử của peptit.
Để xác định cách thức tạo liên kết của các aminôaxít trong phân tử peptit, người ta sử
dụng kết hợp 2 phương pháp: xác định nhóm cuối mạch và thuỷ phân từng phần. Có nhiều
phương pháp để xác định nhóm cuối mạch của peptit. Ví dụ phương pháp của Sendrer sử dụng
thành công bằng cách dùng hợp chất 2,4-đinitrôbenzen như sau:
+ H2NCHCONHCHCO-
R R O2N HNCHCONHCHCO-
O2N F
Peptit được R R*
NO2 đánh dấu
HCl, tNO
0
C 2
O2N NHCHCOOH + H3NCHCOO
R R
N-(2,4-đinitrôphênyl)- Aminôaxít không đánh dấu
aminôaxít
Sau khi tách được N-(2,4-đinitrôphenyl)-aminôaxít, tiếp tục tách riêng các aminôaxít và
qua đó nhận xét, kết luận về sự tạo liên kết của chúng với nhau.
16.10. TỔNG HỢP CÁC PEPTIT.
Phương pháp polyme hoá các aminôaxít để tạo thành polypeptit với phân tử lượng cao
có ý nghĩa trong công nghiệp và đời sống. Nhưng để điều chế các peptit có cấu trúc tương tự
như peptit tự nhiên thì phương pháp này không thích hợp. Do đó người ta tiến hành điều chế
các peptit bằng một số phương pháp khác. Vấn đề có tính chất quyết định được đặt ra là phải
bảo vệ các nhóm aminô trong quá trình tổng hợp. Phải làm sao cho sự kết hợp của nhóm
cacbôxyl của phân tử aminôaxít này với nhóm aminô của phân tử aminôaxít kia không xảy ra
sự phản ứng giữa các nhóm cacbôxyl và aminô của cùng một phân tử aminôaxít. Ví dụ phải
làm sao cho khi điều chế glyxylalanin thì không xảy ra phản ứng tạo thành glyxylglynin. Điều
đó có thể điều chỉnh được nếu đưa thêm vào nhóm aminô một nhóm chức khác có tác dụng
làm cho khả năng phản ứng của nhóm aminô giảm đi.
183
Ví dụ:
+
H3NCHCOO Q-NHCHCOOH Q-NHCHCOCl Bảo vệ nhóm NH2
R R R
+
Q-NHCHCOCl + H3NCHCOO Q-NHCHC-NHCHCOOH Tạo liên kết peptit
R R R O R'
+
Q-NHCHC-NHCHCOOH H3NCHC-NHCHCOO Tách nhóm bảo vệ Q
R O R' R O R'
Peptit
Trong phản ứng trên đây, người ta đã bảo vệ nhóm aminô của glyxin bằng Q-C6H5- sau
đó chuyển nhóm glyxin thành cloranhyđrit rồi cho phản ứng với alanin. Các phản ứng điều chế
có thể viết lại dưới dạng đầy đủ như sau:
CO + Cl2 Than hoạt tính C6H5CH2OH
2000C
Cl - C - Cl C 6H5CH2O - C - Cl
O O
+
C 6H5CH2O - C - Cl + H3NCH 2 COO C6H5CH2O - C - NHCH2COOH SO2Cl
O +
O
H3NCH(CH3)COO
C 6H5CH2OCONHCH2COCl C 6H5CH2OCONHCH2CONHCHCOOH
+ CH3
H2, Ni H3NCH2CONHCHCOO + C6H5CH3 + CO2
Gly-Alr CH3

C. PRÔTIT.
16.11. PHÂN LOẠI VÀ SỰ BIẾN TÍNH CỦA PRÔTIT.
16.11.1. Phân loại.
Prôtit được phân thành 2 loại chính: prôtit dạng sợi và prôtit dạng cầu. Prôtit dạng sợi
không tan trong nước, có thể kéo thành sợi. Nó là cơ bản để tạo nên các cơ động vật. Các prôtit
của loại này ví dụ như keramin có trong da, tóc, xương…miôzin có trong các bắp cơ…
Prôtit dạng cầu tan trong nước, trong dung dịch axít loãng, bazơ loãng hoặc các muối.
Các prôtit của loại này đóng vai trò điều khiển các hoạt động của sự sống như các loại men,
các loại hocmon. Ví dụ inxulin có trong dạ dày, anbumin của trứng, hêmôglôbin của máu…
16.11.2. Sự biến tính.
Sự kết tủa không thuận nghịch của prôtit gọi là sự biến tính. Hiện tượng này thường xảy
ra dưới tác dụng của nhiệt độ, axít, bazơ hoặc một số tác nhân khác. Ví dụ sự kết tủa của trứng
là biểu hiện sự biến tính của anbumin. Sự biến tính của prôtit làm biến đổi hoàn toàn các tính
chất của prôtit và làm mất hẳn tính chất sinh học của nó.
184
16.11.3. Cấu tạo của prôtit.
Thường người ta xem xét cấu tạo của các prôtit bằng cách phân thành 2 loại. Loại thứ
nhất là cấu tạo mà trong đó các nguyên tử kết hợp với nhau bằng liên kết cộng hoá trị để tạo
thành các cấu trúc không gian dạng vòng, dạng là hoặc dạng cầu.
1- Loại cấu tạo thứ nhất.
Trong cấu tạo loại này các prôtit được tạo thành từ những mạch peptit-tức là các gốc
aminôaxít. Khác với các peptit, chúng có phân tử lượng lớn hơn (trên 10.000) và cấu tạo phức
tạp hơn.
H H H H HH HH HH
....- N-C-C-N-C-C-N-C-C-N-C-C-N-C-C-...
R O R' O R' O R O R' O
2- Loại cấu tạo thứ 2.
Các phương pháp phân tích vật lí hiện đại cho thấy rằng trong cấu tạo thuộc loại này các
prôtit thường được liên kết với nhau bởi các cầu nối hyđrô và được tạo nên bằng các đơn vị
cấu trúc lặp lại giống nhau. Tuỳ thuộc vào cấu trúc của mạch và cầu liên kết hyđrô mà các
prôtit có dạng không gian khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về cấu trúc của prôtit.

O R H O Dạng phẳng ziczắc


H H
N N
N
H
H R O H R
H O H R H
O
C N
N N C C Dạng uốn cong
H O
H R H R

H R H R
O H
C C N N
N C
O H
H
H R O Dạng phẳng
mạch vòng
H O H R H
O
C N
N N C C
H O
H R H R

You might also like