You are on page 1of 1

1. Căn cứ pháp lý.

- Căn cứ Khoản 3 Điều 21 Chương III Phần I Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về
người chưa thành niên:
“Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”
- Căn cứ Khoản 1 Điều 125 Chương VIII Phần I Bộ Luật Dân sự 2015 quy định
về Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
“Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó,
Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này
phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.”
2.Giải quyết
- A chỉ mới 14 tuổi chưa đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện hành vi dân sự, và ở
đây khi A muốn giao dịch trao đổi sản phẩm thì cần phải có sự đồng ý của người đại
diện pháp luât cụ thể ở đây là bố mẹ của A (Căn cứ vào Khoản 3 Điều 21 Chương III
Phần I Bộ Luật Dân sự 2015). Vì vậy giao dịch dân sự này hoàn toàn vô hiệu (Căn cứ
Khoản 1 Điều 125 Chương VIII Phần I Bộ Luật Dân sự 2015)
- Ở trường hợp này, hòa giải viên cần phải giải thích, phân tích rõ cho hai bên hiểu rõ
về quyền lợi nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong vụ việc và hướng cho hai
bên lựa chọn hòa giải. Cụ thể, thuyết phục B nhận lại 1,2 triệu đồng và đồng thời trao
trả lại đồng hồ cho bên A, nếu cả hai bên đều không đồng ý thì sẽ căn cứ vào pháp
luật để xử lý.

You might also like