You are on page 1of 11

TRỊ LIỆU NGHỆ THUẬT

Nhóm 3:

Lê Tiến Anh

Võ Hoàn Châu

Nguyễn Anh Thư

Chu Đình Lợi

Trần Thị Thanh Thảo

Nguyễn Nhật Hồng Nhung

1. Nguồn gốc của trị liệu nghệ thuật:

Nghệ thuật trị liệu, một phương pháp được áp dụng trong trị liệu các vấn đề về
sức khỏe tinh thần, được hình thành và phát triển từ khoảng cuối thập niên 1940.
Tại Anh, Adrian Hill được biết đến như là nhà tiên phong sử dụng thuật ngữ này để
nói về việc tạo hình ảnh trong ứng dụng trị liệu. Ông là người tìm thấy lợi ích trị liệu
của hoạt động động sơn vẽ. Theo ông, giá trị của nghệ thuật trị liệu nằm ở chổ: nó hoàn
toàn choáng hết tâm trí, giải phóng năng lực sáng tạo, và nó có thể kích hoạt bệnh nhân
xây dựng hàng rào tự vệ mạnh mẽ đối với những biến cố không may.

Cùng khoảng thời gian này, tại Mỹ, nhà tâm lý học Margaret Naumberg cũng
dùng thuật ngữ này cho công việc trị liệu của mình. Bà cho rằng đây là phương pháp
giải phóng vô thức thông qua sự bộc lộ nghệ thuật một cách tự phát. Gốc rễ của nó là
mối quan hệ chuyển di giữa bệnh nhân và nhà trị liệu trong khung cảnh khuyến khích liên
tưởng tự do. Phương pháp này gần gũi với lý thuyết phân tâm. Việc trị liệu được dựa trên
sự phát triển của mối quan hệ chuyển di và hiệu quả tiếp nối của việc tự diễn giải các
biểu tượng được tạo ra bởi bệnh nhân. Sản phẩm tạo ra là một dạng của giao tiếp giữa
nhà trị liệu và bệnh nhân, chính họ tạo nên ngôn ngữ biểu tượng.

Đến nay, nghệ thuật trị liệu phát triển theo hai nhánh: nghệ thuật như là một
phương pháp trị liệu và phương pháp tâm lý trị liệu nghệ thuật. Nhánh tiếp cận đầu
nhấn mạnh tiềm năng chữa lành của nghệ thuật, trong khi đó, nhánh thứ hai nhấn mạnh
vào mối quan hệ trị liệu được thiết lập giữa nhà nghệ thuật trị liệu và thân chủ trong hoạt
động có tính nghệ thuật. Điều quan trọng phân biệt hai nhánh quan điểm này là việc đặt
trọng tâm sự thay đổi có tính trị liệu nằm ở đâu. Trong nghệ thuật trị liệu, động lực thúc
đẩy tiến trình trị liệu là một bộ ba quan hệ giữa nhà trị liệu, thân chủ và hoạt động nghệ
thuật. Tùy vào giai đoạn làm việc, mối quan hệ giữa hai trong ba nhân tố của bộ ba này sẽ
được nhấn mạnh để đạt đến hiệu quả trị liệu.

Theo quan điểm đương thời, nghệ thuật trị liệu được xem là một trong những
phương pháp trị liệu tạo nên hình ảnh, vật thể, đóng vai trò trung tâm trong mối quan
hệ giữa nhà nghệ thuật trị liệu và thân chủ.

Hiệp hội các nhà nghệ thuật trị liệu Anh Quốc định nghĩa: Nghệ thuật trị liệu
là việc sử dụng chất liệu nghệ thuật cho việc tự bộc lộ và phản ánh dưới sự hiện diện của
một nhà nghệ thuật trị liệu đã được huấn luyện. Thân chủ tham gia tiến trình nghệ thuật
trị liệu không cần có kỹ năng hoặc trải nghiệm về nghệ thuật trước đó. Khởi đầu, nhà
nghệ thuật trị liệu không chú tâm đến việc đánh giá khiếu thẩm mỹ hay chẩn đoán bệnh
nhân trên sản phẩm nghệ thuật của họ. Mục tiêu chung của các nhà thực hành là phải thúc
đẩy thân chủ thay đổi và trưởng thành lên mức độ mới thông qua sử dụng chất liệu nghệ
thuật trong điều kiện an toàn và dễ dàng.

Hiệp hội nghệ thuật trị liệu Mỹ định nghĩa: Nghệ thuật trị liệu như là hoạt động
nghệ thuật được sử dụng có tính trị liệu, trong mối quan hệ chuyên nghiệp, bởi những
người có trải nghiệm bệnh tật, sang chấn, đang đương đầu với những thách thức trong
cuộc sống hoặc những người tìm kiếm sự phát triển nhân cách. Thông qua tiến trình sáng
tạo nghệ thuật và phản ánh bản thân trên sản phẩm nghệ thuật, con người có thể tăng
trưởng nhận thức về bản ngã và về người khác, đương đầu với những triệu chứng, sự
căng thẳng, kinh nghiệm sang chấn, nâng cao khả năng nhận thức và trải nghiệm cuộc
sống qua sự thư giãn trong hoạt động nghệ thuật.

Hiệp hội nghệ thuật trị liệu Canada và Hiệp hội nghệ thuật trị liệu quốc gia
Úc định nghĩa: Nghệ thuật trị liệu là một hình thức tâm lý trị liệu, cho phép bộc lộ và
chữa lành cảm xúc thông qua những phương tiện không lời. Trẻ em thường không thể dễ
dàng bộc lộ bản thân qua lời nói. Còn người lớn thường dùng lời để biến hóa và tạo
khoảng cách với cảm xúc của mình. Nghệ thuật trị liệu có thể khiến cho thân chủ phá vỡ
những hàng rào ngăn trở này để tự bộc lộ qua việc sử dụng chất liệu nghệ thuật.

Bản chất của nghệ thuật trị liệu nằm ở chổ mối quan hệ có thể thiết lập giữa
nghệ thuật và trị liệu. Mối quan hệ này tiềm ẩn sự xung đột giữa hai khuôn khổ.
Đây không phải là “đôi bạn đồng hành dễ chịu”. Trong nghệ thuật trị liệu mối quan
hệ này đặc biệt tập trung vào những thể loại nghệ thuật thị giác (sơn, vẽ, nặn tượng)
và không thường bao hàm việc sử dụng các loại hình nghệ thuật khác như nhạc,
kịch hoặc nhảy múa. Vì có quá nhiều sự chồng chéo giữa những khuôn khổ làm việc, tại
Anh, ứng dụng trị liệu cho thể loại nghệ thuật phải được thực hiện bởi nhà trị liệu được
huấn luyện đặc biệt.

2. Mục đích trị liệu nghệ thuật

Trong thực hành, nghệ thuật trị liệu liên quan đến cả tiến trình và sản phẩm của
việc tạo hình ảnh (một dạng diễn đạt có tính biểu tượng) và sự sắp đặt từ mối quan hệ trị
liệu. Môi trường nâng đỡ được nuôi dưỡng bởi mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ
có thể khiến cho cá nhân sáng tạo những hình ảnh và vật thể với mục tiêu khám phá và
chia sẻ ý nghĩa của chúng một cách rõ ràng. Bằng những phương tiện này, thân chủ có
thể tăng khả năng hiểu biết về bản thân, về những khó khăn, đau khổ của họ. Điều
này sẽ tạo nên sự thay đổi tích cực tiệm tiến trong cảm nhận về bản ngã của thân
chủ, trong các mối quan hệ hiện tại và cả chất lượng sống của họ.

Mục tiêu của nghệ thuật trị liệu thường biến đổi tùy theo nhu cầu của các cá
nhân tham gia công việc này. Những nhu cầu này có thể thay đổi như là một chỉ báo
của sự phát triển trong mối quan hệ trị liệu. Đối với người này, tiến trình nghệ thuật trị
liệu có thể được khuyến khích để chia sẻ và khám phá những khó khăn về cảm xúc thông
qua sáng tạo hình ảnh và thảo luận về nó; trong khi đó, với người khác, nó có thể được
hướng dẫn hướng đến việc thúc đẩy thân chủ bộc lộ những cảm nhận khó giải bày bằng
lời. Vì thế, nghệ thuật trị liệu không đòi hỏi cá nhân tham gia phải thành thạo kỹ năng
nghệ thuật mới có thể tìm thấy lợi ích của nó. Thật vậy, nhấn mạnh khả năng thẩm mỹ
chỉ sử dụng trong mục đích có tính giáo dục, nhưng nó làm che khuất những điều mà
nghệ thuật trị liệu thật sự quan tâm.

3. Phân biệt: Nghệ thuật trị liệu và hoạt động trị liệu (occupational therapy)

Nghệ thuật trị liệu và hoạt động trị liệu thường bị nhầm lẫn với nhau bởi hai
nguyên nhân. Thứ nhất, lịch sử hình thành và phát triển của hai liệu pháp này liên
kết hòa lẫn với nhau. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, các nhà nghệ thuật trị liệu vẫn
làm việc trong ngành hoạt động trị liệu và sử dụng nghệ thuật trị liệu như là một phần
cung cấp các hoạt động có ích cho thân chủ. Thứ hai, trong một khoảng thời gian dài
lịch sử, các nhà hoạt động trị liệu dùng nghệ thuật như một mô thức trị liệu trong
hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần. Điều này bao gồm sử dụng các kỹ năng phóng
chiếu để chẩn đoán, sử dụng nghệ thuật để nâng đỡ khả năng nhận thức và giao tiếp.

Cho đến khi nghệ thuật trị liệu được phát triển trở thành chuyên môn riêng
thì việc phân biệt với hoạt động trị liệu được xác định qua bốn lĩnh vực hoạt động
như sau:
- Giáo dục và huấn luyện: Nghệ thuật trị liệu được đào tạo ở cấp độ sau đại học,
dành cho nhà trị liệu đã có bằng cấp có liên quan, thường là điểm khá tốt về nghệ thuật.
Còn hoạt động trị liệu thì được đào tạo cơ bản trong quá trình học tại đại học.

- Việc sử dụng bộ môn nghệ thuật làm trung gian: Nghệ thuật trị liệu chủ yếu
quan tâm đến việc ứng dụng có tính trị liệu của những bộ môn nghệ thuật cho các sản
phẩm có tính thị hiện như sơn, vẽ, điêu khắc. Còn nhà hoạt động trị liệu lại thường sử
dụng các bộ môn nghệ thuật có tính truyền thông như kịch, viết sáng tạo, nhạc...

- Tầm quan trọng của việc liên kết với công việc nghệ thuật: Nhà trị liệu hoạt
động ít nhấn mạnh công việc nghệ thuật hơn nhà nghệ thuật trị liệu. Tiến trình trị liệu và
tạo tác sản phẩm của nghệ thuật trị liệu thống nhất với nhau, trong khi đó, trị liệu hoạt
động cho rằng việc thân chủ hoàn tất sản phẩm sáng tạo của mình chỉ là yếu tố phụ, mục
đích chính của việc để cho thân chủ hoạt động nghệ thuật là nhà trị liệu có thêm thông tin
về thân chủ nhờ quan sát quá trình sáng tạo đó.

- Mức độ hướng dẫn trong mỗi tiếp cận trị liệu: Mặc dù nhà nghệ thuật trị liệu
đề nghị chủ đề cho thân chủ làm việc, nhưng hầu hết đều không có sự hướng dẫn cụ thể
nào cho việc thân chủ phải chọn chất liệu nghệ thuật gì để thể hiện bản thân. Còn nhà trị
liệu hoạt động thì gắn kết việc cân nhắc sử dụng bộ môn nghệ thuật cụ thể vào trong quá
trình trị liệu, họ thích nhìn thấy cách thân chủ lựa chọn chất liệu.

4. Nghệ thuật trị liệu và các dạng trị liệu có ứng dụng nghệ thuật

Một trong những khó khăn trong việc phân biệt nghệ thuật trị liệu với những
dạng khác có dựa trên yếu tố nghệ thuật để làm công tác can thiệp có tính trị liệu đó
là có khá nhiều tên gọi trong lĩnh vực này do các nhà trị liệu thực hành đặt ra. Trong
lịch sử, có rất nhiều hoạt động nghệ thuật không có yếu tố lâm sàng được thực hiện trong
nhà tù hoặc các dịch vụ xã hội. Vào thập niên 1990, các nhà trị liệu đã muốn thay đổi
danh xưng nhà nghệ thuật trị liệu bằng danh xưng nhà tâm lý nghệ thuật. Một số nhà trị
liệu cho rằng việc thay đổi là kết quả của sự mất đi bản chất đặc trưng ban đầu của nghệ
thuật trị liệu và sự liên kết của nó với những liệu pháp tâm lý dùng lời nói. Điều này có
thể sẽ làm mất đi thế mạnh của tiến trình sáng tạo trong nghệ thuật trị liệu.

Mặc dù các thành viên của hiệp hội các nhà nghệ thuật trị liệu Anh Quốc vẫn đồng
ý duy trì tên gọi nhà nghệ thuật trị liệu, nhưng có một sự phong phú trong cách tiếp cận
nghệ thuật trị liệu được phản ánh qua các tên gọi khác nhau do chính các thành viên của
hội sử dụng khi thực hành nghệ thuật trị liệu. Ngoài tên gọi nhà nghệ thuật trị liệu và nhà
tâm lý nghệ thuật, còn có nhà phân tâm nghệ thuật, nhà nghệ thuật trị liệu thân chủ trọng
tâm.
Tại Mỹ, khá nhiều tên gọi trong cộng đồng các nhà nghệ thuật trị liệu dựa trên các
cách tiếp cận nhận thức, gestalt, y dược, hiện tượng học liên kết với nghệ thuật trị liệu.
Sự khác biệt giữa các cách tiếp cận được phân biệt bởi khá nhiều yếu tố, bao gồm bối
cảnh mà nghệ thuật trị liệu tiến hành, nhóm thân chủ và định hướng lý thuyết của nhà trị
liệu. Kết quả là nghệ thuật trị liệu mang ý nghĩa khác nhau đối vời từng trường hợp khác
nhau.

Mặc dù giao tiếp của con người có nhiều dạng khác nhau, nhưng giao tiếp dùng
ngôn từ có xu hướng thống lĩnh hơn cả. Ngôn từ không chỉ là phương tiện chính để chúng
ta trao đổi thông tin về thế giới xung quanh, mà đối với hầu hết mọi người, ngôn từ còn là
phương tiện chính có sẵn để diễn tả và giao tiếp với thế giới đó. Thông qua ngôn từ, hầu
hết chúng ta đều cố gắng để định hình và gán ý nghĩa cho những trải nghiệm của mình.
Tuy nhiên, trải nghiệm của con người lại không thể chuyển tải hết qua ngôn từ. Một số
trải nghiệm và tâm trạng cảm xúc vượt ra ngoài khả năng diễn đạt bằng ngôn từ. Cảm
nhận về tình yêu và sự thù hận, về nỗi tuyệt vọng và các sang chấn tâm lý khó có thể
dùng ngôn từ để diễn đạt một cách chính xác. Điều này đặc biệt liên quan đến những khó
khăn có nguồn gốc thời thơ ấu. Tại điểm này, nghệ thuật trị liệu cung cấp một phương
thức để vượt qua những cảm nhận khó chịu như nản lòng, khủng hoảng và cô độc, bằng
cách chọn lựa một cách thức trung gian để giao tiếp và diễn đạt mà ở đó cảm giác có thể
được bày tỏ và được người khác hiểu.

Trong bối cảnh một mối quan hệ có tính nâng đỡ, thông qua việc tạo dựng những hình
ảnh do thân chủ sử dụng trí tưởng tượng của mình để thể hiện tư duy và cảm xúc, cùng
với sự lãnh nhận những thách thức, có thể giúp thân chủ trở nên trưởng thành hơn về mặt
cảm xúc, gia tăng lòng tự trọng, thống hợp các đặc trưng tâm lý và xã hội của bản thân
mình.

5. Tiến trình trị liệu nghệ thuật

Một lợi thế của liệu pháp này là các thân chủ của Trị liệu nghệ thuật thường
cảm thấy quá trình tương tác với hình ảnh và màu sắc thường an toàn và thoải mái
hơn là phải nói trực tiếp về những khó khăn của đời sống cá nhân.

Thoát khỏi những từ ngữ hàng ngày, thứ bạn khám phá được từ những bức ảnh,
bức tranh luôn là duy nhất. Những đường nét và màu sắc đơn giản nhất cũng thường ẩn
chứa một câu chuyện đằng sau. Trị liệu nghệ thuậtt mở ra một cánh cửa để trải lòng và
giải tỏa căng thẳng. (chị Như Thuỷ – Thạc sĩ Trị liệu tâm lý ứng dụng Nghệ thuật thị
giác)
Một phiên làm việc thường kéo dài 60 phút, đôi khi có thể kéo dài đến 90 phút tùy
theo nhu cầu của thân chủ. Ở mỗi buổi, thân chủ và nhà trị liệu vẫn trao đổi, chia sẻ
nhưng đồng thời sẽ có những hoạt động sáng tạo khác. Tùy vào nhu cầu, mức độ
thoải mái, và mục tiêu trị liệu mà thân chủ có thể dấn thân vào các tiến trình sáng
tạo như vẽ, tô màu, nặn đất sét hoặc cắt dán…

Trị liệu nghệ thuật có thể tiến hành theo cá nhân hoặc nhóm. Việc thiết lập
nhóm trị liệu hoặc nhóm hỗ trợ sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu của thân chủ và các quy trình
lâm sàng của nhà trị liệu cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ tâm lý.

-Liệu pháp nghệ thuật có thể được sử dụng để điều trị một loạt các rối loạn tâm thần và
đau khổ tâm lý. Trong nhiều trường hợp, nó có thể được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật
trị liệu tâm lý khác như liệu pháp nhóm hoặc liệu pháp hành vi nhận thức .

-Một số tình huống mà liệu pháp nghệ thuật có thể được sử dụng bao gồm:

 Trẻ khuyết tật học tập


 Người lớn bị stress nặng
 Trẻ em bị các vấn đề về hành vi hoặc xã hội ở trường hoặc ở nhà
 Những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần
 Cá nhân bị chấn thương não
 Trẻ em hoặc người lớn đã trải qua một sự kiện đau thương

 Lợi Ích Của Trị Liệu Nghệ Thuật Dựa Trên Thực Hành Tỉnh Thức
(MBAT)

Có một số thành phần có liên quan đến việc tạo ra khái niệm trị liệu nghệ thuật dựa
trên thực hành tỉnh thức.

Thực hành tỉnh thức (Mindfulness)


Khái niệm thực hành tỉnh thức bắt nguồn từ thực hành của Phật giáo và nó phản
ánh sự tập trung của chúng ta vào nhận thức về cảm xúc, cảm giác vật lý
trong cơ thể và ý thức. Khi bạn đang chú tâm, bạn có một khả năng nâng cao sự
tự nhận thức và khả năng phản ánh về những trải nghiệm cũng như cuộc sống hằng
ngày của bạn.
Liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh thức (Mindfulness-Based Art
Therapy)
Kết hợp các khái niệm thực hành tỉnh thức với liệu pháp nghệ thuật dẫn đến
kết quả trị liệu được gọi là liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh thức như
đề xuất đầu tiên của Rappaport. Điều trị này kết hợp triết lý thực hành tỉnh thức
trong một bối cảnh trị liệu nghệ thuật. Nói cách khác, bạn tham gia vào quá trình
sáng tạo làm nghệ thuật như một cách để khám phá bản thân (với thái độ chú tâm).

Khi đề xuất khái niệm liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh thức,
Rappaport đã kết hợp công trình lý thuyết của nhà trị liệu tâm lý học Eugene
Gendlin về tập trung. Gendlin nhận thấy rằng những thân chủ cải thiện nhiều nhất
trong trị liệu là những người tự kết nối với thể chất bên trong của họ. Về bản chất,
liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh thức kết nối trí tưởng tượng với cơ thể
và cho phép biểu lộ cảm xúc mà bạn không thể diễn tả bằng lời.

LỢI ÍCH

Vô số lợi ích của liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh thức đã được
xác định thông qua nghiên cứu thực nghiệm. Một số vấn đề tâm lý đã cho thấy sự
hứa hẹn về phản ứng của họ trước MBAT bao gồm những vấn đề sau (đặc biệt ở
những người mắc bệnh thể chất kết hợp):

 rối loạn lo âu
 rối loạn ăn uống
 lạm dụng chất (phòng chống tái nghiện)
 rối loạn trầm cảm
 các vấn đề liên quan đến căng thẳng
 các vấn đề liên quan đến sự tức giận

Thông thường, liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh thức được sử dụng với
những người mắc bệnh thể chất giúp làm giảm những mối quan tâm về tâm lý, bao
gồm cả những người mắc bệnh động mạch vành (CAD) và các loại ung thư khác
nhau. Đối với những cá nhân này, liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh
thức có thể giúp giảm mức độ đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Một số lợi ích tâm lý cụ thể của liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh thức
đã được chứng minh trong tài liệu bao gồm:
 cải thiện sự ổn định tâm lý
 cải thiện chất lượng cuộc sống
 những thay đổi trong mô hình não phản ánh trạng thái bình tĩnh, tập trung
của sự chú ý
 khu vực chất xám dày hơn và phát triển hơn trong não
 phát triển các mạch thần kinh trong não cho phép bạn sáng tạo và tập trung
vào việc tạo tác nghệ thuật
 giảm việc né tránh nhận thức mà trong đó bạn trở nên ít nhận thức hơn về
những gì bạn đang nghĩ và hành động khi gặp phải sự đau khổ về tâm lý
 cải thiện trực giác và tin tưởng vào cơ thể của chính bạn (bạn cảm thấy thế
nào và ý nghĩa của nó)
 tăng nhận thức cảm xúc, tăng cảm giác kiểm soát và khả năng chia sẻ suy
nghĩ nội tâm
 nâng cao nhận thức về các vấn đề tiềm ẩn đã được ẩn giấu
 khả năng truyền đạt cảm xúc trừu tượng
 tăng lòng tự trọng và tự chấp nhận bản thân
 cải thiện khoảng thời gian chú ý

Cuối cùng, liệu pháp nghệ thuật dựa trên thực hành tỉnh thức có lợi vì nó có thể dễ
thực hành hơn việc tham gia các phiên trị liệu tâm lý (trong trường hợp tự hỗ trợ
MBAT). Thiền có thể được thực hành một mình tại nhà cũng như nhiều hình thức
thực hành tỉnh thức dựa trên nghệ thuật.

VÍ DỤ VỀ TRỊ LIỆU NGHỆ THUẬT DỰA TRÊN THỰC HÀNH TỈNH


THỨC (MBAT)

Vẽ một bức tranh chân dung của chính bạn. Đây là một bài tập về việc tự
chấp nhận. Cố gắng làm cho hình ảnh chân thực nhất có thể và chấp nhận bất kỳ
"sai sót" nào mà bạn nhận ra tại bức tranh.

Học cách tiếp nhận, cảm thụ các chất liệu nghệ thuật một cách tỉnh thức.
Trải nghiệm nghệ thuật với một con mắt tỉnh thức bằng cách sử dụng tất cả năm
giác quan của bạn. Bạn thấy gì, cảm thấy, chạm, nghe, nếm? Tham gia vào kích
thích giác quan và theo dõi phản ứng của bạn với tất cả các hình thức nghệ thuật
trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Sử dụng nghệ thuật để thể hiện cảm xúc. Khi bạn tô màu, điêu khắc, vẽ hoặc
nói cách khác là sáng tạo nghệ thuật, hãy cố gắng truyền cảm xúc và cảm xúc bạn
đang trải qua trong cơ thể. Quan sát bất kỳ cảm giác vật lý trong khi bạn đang vẽ
hoặc tô màu. Thể hiện các sự kiện hạnh phúc hoặc căng thẳng trong tuần của bạn
thông qua nghệ thuật của chính bạn. Cảm nhận lại cảm xúc mà bạn trải nghiệm
trong cơ thể và thể hiện chúng trong nghệ thuật của bạn để giúp nhận ra nhu cầu
chưa được đáp ứng của chính mình và những cảm xúc tiềm ẩn mà bạn chưa tìm
được cách để giao tiếp hoặc chú ý.

Lưu ý những thay đổi ở trong cơn đau. Nếu bạn sống với nỗi đau mãn tính
do bệnh tật, hãy chú ý cơn đau của bạn thay đổi như thế nào khi bạn sáng tạo nghệ
thuật.

Vẽ tranh bằng bàn chân. Sơn lên lòng bàn chân của bạn và sáng tạo nghệ
thuật bằng cách bước đi trên giấy.

Tạo ảnh ghép/cắt dán. Tạo ảnh ghép thể hiện trạng thái cảm giác và cảm xúc
của bạn.

Trước và sau khi thực hiện tác phẩm nghệ thuật. Hãy chú ý đến cảm giác của
bạn trước và sau khi tạo ra một tác phẩm nghệ thuật để xem liệu bạn có nhận thấy
mức độ hạnh phúc, lành mạnh về mặt tâm lý của bạn có được cải thiện không.

6. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

Thực hành tâm lý trong môi trường bệnh viện nhi là một lĩnh vực còn khá mới so
với các chuyên khoa khác. Tuy nhiên, qua thời gian hoạt động đã cho thấy nhu cầu của
bệnh nhân và thân nhân về các liệu pháp can thiệp và nâng đỡ tinh thần. Bên cạnh những
liệu pháp trị liệu tâm lý thường được nhắc đến như trị liệu phân tâm, trị liệu nhận thức
hành vi, trị liệu hệ thống gia đình thì trị liệu nghệ thuật (art therapy) được xem là một
hướng tiếp cận có nhiều triển vọng.

Tính linh hoạt trong liệu pháp nghệ thuật giúp bệnh nhân có thể chọn phương tiện,
hình thức nghệ thuật nào thoải mái với bản thân và cho phép họ nối kết, khám phá toàn
bộ thế giới nội tại và ngoại tại

Liệu pháp này còn có ý nghĩa quan trọng giúp ích đối tượng trẻ em đang trong tiến
trình phát triển với nhiều trẻ chưa hoàn thiện hệ thống giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn đạt
qua lời nói. Qua quá trình cùng tham dự, quan sát, lắng nghe trẻ khi tham gia trị liệu, phụ
huynh cũng có thể thấu hiểu và cảm nhận rõ hơn về nội tâm của con và biết được những
chủ đề gây lo âu, khó khăn trong tâm trí của trẻ. Từ đó, bản thân trẻ và gia đình có thể
nhận được những tác động điều chỉnh tích cực từ chính hệ thống gia đình và cá nhân
ngay cả khi tiến trình trị liệu đã kết thúc.

7. Ví dụ về trị liệu nghệ thuật:

Áp dụng trị liệu nghệ thuật (art therapy) trong thực hành tâm lý lâm sàng tại bệnh
viện nhi (Tâm lý gia Vương Nguyễn Toàn Thiện Đơn vị Tâm lý – Bv Nhi đồng Thành
phố)

Tại Việt Nam, nghiên cứu trị liệu nghệ thuật vẫn còn rất ít, đặc biệt là đối với đối
tượng bệnh nhân là trẻ em có các rối loạn tâm lý.

Nguyên tắc

•Không xét đoán

•Không dừng lại ở tác phẩm

Các bước thực hiện

• Giới thiệu, giải thích về tiến trình trị liệu nghệ thuật

• Đưa ra những nguyên tắc

• Giới thiệu các loại màu, giấy và công dụng

• Đề nghị thân chủ vẽ tranh theo chủ đề hoặc tự do

• Đề nghị thân chủ nói về cảm xúc khi vẽ tranh, trước khi vẽ, sau khi vẽ…

• Đề nghị thân chủ nói về bức tranh

• Làm việc với tranh vẽ

• Đề nghị thân chủ dọn dẹp màu, giấy…

Một số vấn đề khi xem tranh

• What • How • Where • Topic • Color • Form • Space • Symbology

•Tranh thiếu gì?

•Nguồn lực trong tranh?


• Tiềm năng chuyển động của tranh? (thoái lùi/ tiến tới???)

• Nếu tranh quá đẹp về mặt thẩm mỹ → đánh lạc hướng người làm việc •Hạn chế
thời gian vẽ

Nghe

•Bình luận

•Điều TC nói với bạn và cách nói

•Điều TC không nói (đôi khi là một thông tin quan trọng)

You might also like