You are on page 1of 5

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Bộ môn: Bào chế

Khoa Y Môn: Bào chế - Sinh dược học 2

Nhóm: 3
Ca: Sáng
Họ và tên thành viên:
Văn Thị Phương Huỳnh – 1877202013
Nguyễn Thị Thanh Kiều – 1877202014
Nguyễn Thị Lan – 1877202016
Nguyễn Phạm Quỳnh Lê - 1877202017
Nguyễn Thị Thảo Linh - 1877202018

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP BÀO CHẾ - SINH DƯỢC HỌC 2


BÀI 1: BÀO CHẾ VIÊN THUỐC CỐM IBUPROFEN
I. Tổng quan:
1. Hoạt chất ibuprofen:
a. Công thức hóa học:

Tên quốc tế: ibuprofen


Tên khoa học: (RS)-2-(4-(2-methylpropyl)phenyl)propanoic acid
Tên khác: isobutylphenylpropionic acid
b. Tính chất vật lí: Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể không màu. Thực
tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, methanol và methylen clorid. Tan trong
các dung dịch hydroxyd kiềm loãng và carbonat kiềm. (1)
c. Dược lí và cơ chế tác dụng: (2)
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Bộ môn: Bào chế
Khoa Y Môn: Bào chế - Sinh dược học 2
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Giống như
các thuốc chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và
chống viêm. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế prostaglandin synthetase và do đó
ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của cyclooxygenase.
Ibuprofen cũng ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận và có thể gây nguy cơ ứ nước do
làm giảm dòng máu tới thận. Cần phải để ý đến điều này đối với các người bệnh bị
suy thận, suy tim, suy gan và các bệnh có rối loạn về thể tích huyết tương.

Tác dụng chống viêm của ibuprofen xuất hiện sau hai ngày điều trị. Ibuprofen có tác
dụng hạ sốt mạnh hơn aspirin, nhưng kém indomethacin. Thuốc có tác dụng chống viêm
tốt và có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Ibuprofen là thuốc an toàn nhất trong các thuốc chống viêm không steroid. (Dược thư
quốc gia)

d. Chỉ định:

Chống đau và viêm từ nhẹ đến vừa: Trong một số bệnh như thống kinh (có tác dụng
tốt và an toàn), nhức đầu, thủ thuật về răng, cắt mép âm hộ. Dùng ibuprofen có thể
giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện để điều trị đau sau đại phẫu thuật hay cho người
bệnh bị đau do ung thư. Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Hạ sốt ở trẻ em.

2. Tá dược: (3)
Tá dược Tính chất
NaCMC Bột màu trắng, không mùi, bột dạng hạt
Độ ẩm: <10% nước, hút ẩm ở 37 C với
độ ẩm tương đối khoảng 80%.
Độ tan: Không tan trong aceton, ethanol
(95%), ether, toluen. Dễ phân tán trong
nước ở mọi nhiệt độ, dung dịch keo.
Độ nhớt: Dung dịch 1% có độ nhớt 5–13
000 mPas (5–13 000 cP). Tăng nồng độ sẽ
làm độ nhớt của dung dịch. Đun nóng
dung dịch trong thời gian dài ở nhiệt độ
cao sẽ gây depolyme hóa chất keo và làm
giảm độ nhớt dung dịch.
Tương kị: tương kị với acid mạnh, dung
dịch muối của sắt và các kim loại khác
như: nhôm, thủy ngân, kẽm. Kết tủa ở pH
< 2 và khi hòa trộn với ethanol.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Bộ môn: Bào chế
Khoa Y Môn: Bào chế - Sinh dược học 2
NaCMC tạo phức hợp với gelatin và
pectin, collagen, có khả năng kết tủa
protein.
NaHCO3 Không mùi, màu trắng, dạng bột tinh thể
với salin, có vị kiềm nhẹ.
Nhiệt độ nóng chảy: 270 C.
Độ ẩm: < 80% độ ẩm tương đối, hàm
lượng ẩm < 1%. Khi độ ẩm > 85%,
NaHCO3 hút nước và bị phân hủy thành
CO2.
Mannitol Màu trắng, không mùi, bột kết tinh hoặc
cốm trơn chảy tự do. Có vị ngọt, ngọt gần
ngang đường glucose, ngọt bằng một nửa
đường sucrose, tạo cảm giác mát lạnh
trong miệng. Soi dưới kính hiển vi thấy có
tinh thể hình kim thoi khi kết tinh với cồn.
Có tính đa hình.
Khả năng trơn chảy: dạng bột dính, dạng
cốm trơn chảy tự do.
Nhiệt độ nóng chảy: 166 – 168 C
Acesulfam K Không màu hoặc màu trắng, không mùi,
dạng bột kết tinh.
Nhiệt độ nóng chảy: 250 C.
Có độ ổn định tốt.
Sodium lauryl sulfat Dạng kết tinh màu trắng, màu kem, vàng
nhạt, tạo bọt, dạng bột cho cảm giác trơn
mịn, vị đắng, có mùi khó chịu của các
thành phần chất béo.
HBL: 40
Sức căng bề mặt: dung dịch 0.05% ở 30
C có sức căng bề mặt 11.8 mN/m
Nhiệt độ nóng chảy: 204 – 207 C (chất
tinh khiết)
Độ ẩm: ≤ 5%, không hút nước
Độ tan: tan trong nước, tạo dung dịch
trắng đục, không tan trong chloroform và
ether.

II. Khảo sát công thức


1. Mục tiêu: Bào chế 20 gói thuốc cốm ibuprofen có khối lượng một gói là 2.5g
Thành phần Hàm lượng
Ibuprofen (Hoạt chất) 4%
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Bộ môn: Bào chế
Khoa Y Môn: Bào chế - Sinh dược học 2
PVP K90 (Tá dược dính) 1%
NaCMC (Tá dược dính) 1%
NaHCO3 (Tá dược độn) 0.5%
Mannitol (Tá dược độn) 34%
Acesulfam K (Tá dược độn) 28.4%
Sodium lauryl sulfate (Chất trợ tan) 1%
Hương dâu (Tá dược tạo mùi) 0.1%
Nước cất (Dung môi hòa tan tá dược dính) 30%
Mục tiêu sản phẩm cốm thu được:(1)
- Cảm quan: khô, đồng đều về kích thước hạt, không bị biến màu, hút ẩm trong quá
trình bảo quản.
- Độ ẩm: không quá 5%

- Đồng đều khối lượng: sai lệch 5%

- Đồng đều hàm lượng: áp dụng cho các thuốc cốm đóng gói một liều, có chứa một
hoặc nhiều dược chất. Với các chế phẩm có hàm lượng dược chất dưới 2 mg hoặc dưới
2 % (kl/kl) so với khối lượng cốm trong 1 liều cần phải tiến hành phép thử này. Yêu
cầu: tuy theo từng chuyên luận.

- Độ rã: Cho lượng cốm thuốc trong một đơn vị phân liều vào cốc chứa 200 ml nước ở
15 C đến 25 C, tiến hành thử với 6 liều. Yêu cầu: phải có nhiều bọt khí bay ra, cốm
được coi là rã hết nếu hòa tan hoặc phân tán hết trong nước, chế phẩm đạt yêu cầu phép
thừ nếu mỗi liều rã trong vòng 5 phút.

2. Quy trình bào chế


a. Khảo sát tá dược dính:
- Cân và phối hợp hai tá dược dính CMC và PVP K90 trong dung môi nước theo hàm
lượng đã đề xuất vào becher.
- Kết quả: Khi cho 1/3 hỗn hợp tá dược dính vào hỗn hợp nguyên liệu đã trộn trong bì,
thấy khối bột bị nhão do hàm lượng tá dược dính cao.
- Cách khắc phục:
Giảm hàm lượng tá dược dính nhỏ hơn 1/3 lượng hỗn hợp tá dược dính ban đầu.
Công thức đề xuất điều chỉnh hàm lượng tá dược dính:
Thành phần Hàm lượng
Ibuprofen 4%
PVP K90 0.3%
NaCMC 0.3%
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Bộ môn: Bào chế
Khoa Y Môn: Bào chế - Sinh dược học 2
NaHCO3 0.5%
Mannitol 44%
Acesulfam K 39.8%
Sodium lauryl sulfate 1%
Hương dâu 0.1%
Nước cất 10%
b. Bào chế thuốc cốm:
- Cân nguyên liệu theo hàm lượng đã đề xuất
- Cho nguyên liệu vào bì theo nguyên tắc đồng lượng: sodium lauryl sulfate, acesulfam
K và mannitol. Lắc bì trộn đều.
- Cho hoạt chất ibuprofen vào hỗn hợp trên, lắc bì trộn đều. Tiếp tục cho hương dâu
vào. Lắc bì trộn đều.
- Cho hỗn hợp tá dược dính CMC và PVP K90 vào, dùng tay bóp bì, trộn đều.
- Xác hạt qua rây 1mm để tạo hạt cốm
- Trải đều cốm ra khay, sấy cốm ở nhiệt độ 60 C (vì ibuprofen không bền ở 65 C)
trong vòng 1 tiếng
- Sửa hạt qua rây 0.5 mm
Tài liệu tham khảo:
1. tế BY. Dược điển Việt Nam 5, editor. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2017.
2. tế BY. Dược thư quốc gia Việt Nam. 2, editor. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học;
2018.
3. Rowe RC, Sheskey PJ, Owen; SC. Handbook of Pharmaceutical Excipients. 15,
editor.

You might also like