You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA HÓA

BÁO CÁO DỰ ÁN
HÓA HỌC ỨNG DỤNG – APPLIED CHEMISTRY

ĐỀ TÀI :
ĐIỀU CHẾ TỔNG HỢP ASPIRIN ỨNG DỤNG
LÀM DƯỢC PHẨM

Lớp học phần :


Sinh viên thực hiện : 1. Phạm Duy Thanh Minh
2. Đinh Viết Trung
3. Dương Quang Tùng
4. Hồ Huỳnh Gia Cát
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Lâm

Đà Nẵng, tháng 2, năm 2022


Lời nói đầu
Cam đoan

Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của dự án này do chính chúng tôi thực hiện, tìm
kiếm tài liệu, tham khảo từ nguồn tài liệu, triển khai thực nghiệm, thu thập và phân tích số
liệu thực nghiệm như được trình bày trong báo cáo này là đúng sự thật. Không có sao chép
từ bất cứ bài tập, đồ án khác, tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham
chiếu đầy đủ. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU ĐẠI CƯƠNG VỀ ASPIRIN
I. Giới thiệu khái quát về Aspirin lý do chọn đề tài
Đau là một triệu chứng thường gặp của bệnh nhân. Để giảm những triệu chứng đó, nhân loại
chúng ta đã không ngừng tìm các biện pháp làm giảm cơn đau, bắt đầu từ các cách làm vật
lý đến việc phát triển chế biến thuốc giảm đau. Dần dần, việc tìm tòi và nghiên cứu các liều
thuốc giảm đau được chú trọng hơn trong nền dược phẩm, trong số đó thì aspirin được biết
đến là thuốc giảm đau được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới, mang tính an toàn và hiệu
nghiệm cao.
Aspirin, hay acetylsalicylic acid (ASA), (acetosal) là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc
nhóm thuốc chống viêm non-steroid; có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm; nó còn có
tác dụng chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phòng ngừa đau tim và
hình thành cục nghẽn trong mạch máu.Được mệnh danh là thứ thuốc được nghiên cứu nhiều
nhất trên thế giới. Bởi từ tận 200 năm trước công nguyên, nhà danh y Hy Lạp Hippocrates
đã khuyên người bệnh nên nhai vỏ và lá cây liễu trắng có chứa nhiều chất salicin để chữa
những cơn đau nhức và sốt. Tuy nhiên, đến 2.000 năm sau Felix Hoffman, một nhà hoá học
người Ðức mới tổng hợp được chất acide acetylsalicylic là thành phần công hiệu nhất trong
Aspirin. Tên thuốc “Aspirin” chính thức ra đời từ năm 1899. Tên "aspirin" được tổ thành từ
các chữ: a- (từ acetylirte, nghĩa là gốc acetyl); -spir- (từ cây Spiraea – cây mơ trân châu );
và -in (hậu tiết tố thường dùng đặt tên thuốc ở thời đó). Ban đầu nó được bào chế dưới dạng
bột và một năm sau được bán dưới dạng viên. Ngày nay Aspirin được bán dưới nhiều dạng:
viên, nước, kẹo và kem. Nhưng rồi phải đến 70 năm sau nhà dược học người Anh John Vane
mới khám phá ra tác dụng đích thực của Aspirin và đoạt giải Nobel về y học năm 1982. Từ
đó đã mở ra nhiều khả năng sử dụng của Aspirin. Năm 1948 một bác sĩ ở Califonia tên là
Lawrence Craven công bố kết quả trị liệu của ông bằng Aspirin cho 400 bệnh nhân nam giới
đã khỏi bệnh đau tim. Năm 1988 nhà nghiên cứu y học nổi tiếng người Anh đăng bài trên tờ
báo Y học của nước Anh mới khẳng định: nếu mỗi ngày uống đều 325mg Aspirin sẽ giảm
44% nguy cơ xảy ra những cơn đau tim.
Aspirin còn có nhiều tác dụng trong những trường hợp nhất định khác nên việc nghiên cứu
cách sản xuất và sử dụng aspirin sao cho hợp lý là rất cần thiết. Chính vì thế việc tổng hợp
aspirin là một đề tài nghiên cứu vô cùng khả thi và có tính ứng dụng cao.

II. Tầm quan trọng của Aspirin


1. Công dụng của Aspirin
Thuốc Aspirin được dung trong các cơn đau từ nhẹ đến vừa, cụ thể như trong các trường hợp
sau :
- Giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, đồng thời giúp giảm sốt
- Chứng viêm cấp và mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu
niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.
- Chống tập kết tiểu cầu mà aspirin được sử dụng trong một số bệnh lý tim mạch như:
đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, còn được dung dự phòng biến chứng tim
mạch ở bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao.
- Điều trị và dự phòng một số bệnh lý mạch não như đột quỵ.
- Chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối đối với hội chứng Kawasaki (viêm động
mạch vành)
Ngoài những công dụng chính được nêu trên thì một công trình nghiên cứu đăng trên tờ Y
học của nước Anh ra ngày 7-9-1995 cho biết nếu dùng đều đặn Aspirin theo liều lượng chỉ
dẫn như cách phòng chống đau tim nói trên, sẽ hạn chế được rất nhiều nguy cơ bị ung thư
trực tràng. Thỉnh thoảng uống Aspirin có thể tránh nguy cơ bị ung thư thực quản đến 90%.
2. Nhu cầu sử dụng Aspirin
Cùng với nhiều công dụng mà Aspirin mang lại thì nhu cầu sử dụng loại dược phẩm này
càng ngày càng cao và đặc biệt là được các bác sĩ tin tưởng sử dụng rộng rãi.
- Đối với bệnh lí về tim mạch : Tại Mỹ, số lượng bệnh nhân mắc bệnh mạch vành hằng
năm được ước tính khoảng 13.200.000 người (trên tổng dân số 300 triệu người). Tại
châu Âu, tỷ lệ mắc mới bệnh mạch vành trong dân số ước tính từ 3.5 – 4.1%. Tại Việt
Nam, theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỉ lệ mạch vành tăng dần qua các
năm, năm 1991 là 3%, năm 1996 là 6.05%, năm 1999 là 9.5 1. Theo thống kê của
WHO, tại Việt Nam có đến 25% dân số mắc các bệnh về tim mạch2.
- Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp : xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, tỉ lệ mắc
bệnh chiếm khoảng 0.5 đến 3% dân số 3 .
- Và các trưởng hợp sử dụng thuốc để giảm đau và hạ sốt, xoa dịu những cơ đau nhức
cơ tức thời do vận động mạnh, đau nhức đầu hoặc đau rang

Từ những co số thực tế đó, aspirin càng khẳng định mạnh mẽ nhu cầu sử dụng của nó trong
ngành dược liệu hiện nay.

II. Tính khả thi khi tổng hợp và ứng dụng của Aspirin
1. Thu nhập dữ liệu
Trong quá trình thu thập tất cả dữ liệu và thông tin có sẵn để giúp hỗ trợ dự án
như nhu cầu sử dụng, các điều kiện thực hiện . Dữ liệu thông thường mà thu thập là
tài liệu tham khảo có nguồn gốc chính thống, số liệu thống kê từ báo cáo thực
nghiệm, và áp dụng cả những xu hướng và diễn biến mới nhất dự án .Phân tích tính
khả thi của dự án cho thấy cái nhìn tổng thể nhất của dự án.Nhóm thu thập dữ liệu
1
https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/tim-mach/benh-tim-mach-la-nguyen-gay-tu-vong-hang-
dau-tren-the-gioi-933eeff1b786e205e2116fe9ac03967f.html
2
https://isofhcare.com/bao-dong-ty-le-benh-tim-mach-o-viet-nam-0
3
https://ihr.org.vn/viem-khop-dang-thap-59.html
liên quan đến đề tài có nguồn gốc chính xác và được phổ biến. Những dữ liệu và
thông tin này đã xác nhận từ nguồn uy tín và giáo viên hỗ trợ.

2. Thời gian thực hiện:

Thời gian thực hiện của nhóm được triển khai từ 12/02/2022-28/05/2022.

3. Phân tích dữ liệu:

Tất cả dữ liệu và thông tin bao gồm tài liệu được trích nguồn và số liệu từ các kết quả
thưc nghiệm được triển khai.Bài báo cáo mà nhóm đã thực hiện và bổ sung,đánh giá
các lựa chọn các thông tin xác thực nhất. Trong quá trình phân tích dữ liệu bằng cách
cung cấp những ưu và nhược điểm của từng tùy chọn để giúp nhóm cân nhắc về việc
triển khai của dự án. Nhóm cũng sẽ so sánh và đối chiếu các lựa chọn khác nhau tiêu
chuẩn, đánh giáđể có nhiều sự chọn lọc hơn.

- Phân tích đinh lượng:

+Xảy ra hoàn toàn với hệ số tỷ lượng xác định

+Xảy ra nhanh

+Có tính chọn lọc

+Có chất chỉ thị phù hợp để xác định điểm tương đươn

- Phân tích định tính:

+Xác định các tính chất chất, các thành phần hợp chất tạo thành

- Cơ sở:Phương pháp chuẩn độ acid bazo bằng cách sử dụng các phản ứng trao đổi
proton giữa HCL và aspirin trong dung dịch để xác định nồng độ aspirin

4. Cung cấp lộ trình dự án :


Sơ đ ồ Gantt
12/02/2022 03/04/2022 23/05/2022
Phân nhóm; tìm hiểu và lựa chọn đề tài
Giới thiệu đại cương về đề tài
Cơ sở lý thuyết
Xây dựng sơ đồ và quá trình
Thực nghiệm và đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả và hoàn thiện báo cáo

You might also like