You are on page 1of 3

MÔN LOGIC HỌC

NHÓM 6
Các thành viên:
 Trịnh Thị Quỳnh Mai
 Mẫn Thị Hoa
 Huynh
 Trường
 Hải Anh
 Trường
 My
 Quang
 Hiếu
 Huy

1, Đối tượng logic học là gì:

- Đối tượng của logic học là nghiên cứu hình thức, qui luật, các qui tắc tư duy
đúng đắn.
2, Hình thức và quy luật của tư duy là gì:

Hình thức lôgic của tư duy


Hình thức logic của một tư tưởng nào đó là cấu trúc chung của tư tưởng đó, hay nói
một cách khác là phương thức chung liên kết giữa các thành phần của tư tưởng với
nhau. Hình thức lôgic của một tư tưởng xác định là sự phản ánh cấu trúc chung của
các mối liên hệ các quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện
tượng với thuộc tính của chúng.

Thí dụ:

 Mọi kim loại đều dẫn điện. (1)


 Một số người là bác sĩ. (2)
 Nếu hai tam giác có ba cạnh bằng nhau thì chúng bằng nhau. (3)
Tuy nội dung các tư tưởng (1) và (2) này rất khác nhau nhưng cấu trúc của chúng-
tức hình thức logic của chúng là giống nhau, theo công thức:

Tất cả S là P (1)
Một số S là P (2)

Trong đó,

 S gọi là chủ từ chỉ đối tượng dưới phản ánh.


 P gọi là vị từ chỉ thuộc tính của đối tượng được phản ánh
Từ nối "là" khẳng định có P ở S với lượng từ toàn thư "tất cả" hay lượng từ bộ phận
"một số"

Trong thí dụ (3) hình thức logic của tư duy là: nếu S là P thì S là P1" hay một cách
khái quát hơn: nếu A thì B với A là ký hiệu tượng trung của "nếu 2 tam giác có ba
cạnh bằng nhau" và B là ký hiện tượng trưng của "chúng bằng nhau".

Trong quá trình tư duy hình thức và nội dung của tư duy liên kết ít nhiều chặt chẽ
với nhau. Không có hình thức logic thuần túy phi nội dung và không có nội dung
nằm ngoài hình thức lôgíc. Tùy theo nội dung cụ thể của một tư tưởng xác định,
chúng ta sẽ có hình thức lôgíc cụ thể biểu thị nội dung đó. Từ đó hoạt động tư duy
của con người phải dựa vào hình thức lôgíc của các tư tưởng với các tư tưởng có
chung một hình thức lôgíc, chúng ta sẽ xây dựng các quy tắc lôgíc áp dụng chung
cho chúng.

3.2 Quy luật lôgic của tư duy


Là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại của các bộ phận cấu thành tư
tương hoặc giữa các tư tưởng trong quá trình tư duy. Các quy luật lôgíc phản ánh
các mối liên hệ và quan hệ khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng
của con người, được hình thành nên trong hoạt động thực tiễn của con người.
Chúng mang tính toàn nhân loại, chứ không mang tính dân tộc và tính giai cấp, càng
không mang tính cá nhân.

Trong lôgíc hình thức truyền thông có bốn quy luật cơ bản, gồm:

 Quy luật đồng nhất;


 Quy luật phi mâu thuẫn;
 Quy luật loại trừ cái thứ ba (hay quy luật bài trung);
 Quy luật lý do đầy đủ. Những quy luật này sẽ được trình bày ở một chương riêng.
Ngoài các quy luật của lôgíc hình thức, tư duy đúng đắn còn phụ thuộc vào các quy
luật của lôgíc biện chứng.

You might also like