You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 8

HỌC KỲ II - NĂM HỌC (2021 - 2022)

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỷ XIX?
A. Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
B. Nhà nước đầu tư vào thuỷ lợi.
C. Nông nghiệp phát triển.
D. Nhà nước không quan tâm đến nông nghiệp.
Câu 2. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là gì?
A. Truyền đạo B. Mở rộng thị trường.
C. Khai hoá văn minh cho triều Nguyễn. D. Giúp Nguyễn ánh đánh bại Tây Sơn.
Câu 3 Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm lược Việt Nam bằng con đường nào?
A. Khai hoá văn minh. B. Truyền bá chữ quốc ngữ.
C. Buôn bán và truyền đạo. D. Tấn công quân sự.
Câu 4. Ngày 1/9/1858, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam, Pháp chọn Đà Nẵng với chiến lược gì?
A. Đánh nhanh thắng nhanh. B. "dâu ăn tằm". C. Đánh lâu dài. D. Đánh điểm diệt viện.
Câu 5. Không chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển hướng đánh Gia Định với chiến lược gì?
A. Đánh nhanh thắng nhanh. B. Đánh lâu dài C. Đánh du kích D. Đánh thành.
Câu 6. Nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do
A. Vương triều Tây Sơn sụp đổ. B. Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa.
C. Vua Tự Đức mất. D. Lực lượng giáo dân ủng hộ.
Câu 7. Người bất chấp lệnh bãi binh của triều đình tiếp tục chống Pháp ở Nam kì là ai?
A. Trương Định. B. Nguyễn Trị Phương.
C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 8. Lãnh đạo nhân dân chống Pháp tại Đông Nam kì là lực lượng nào?
A. Tư sản. B. Địa chủ. C. Nông dân. D. Văn thân sĩ phu yêu nước.
Câu 9. Ba tỉnh miền Tây Nam kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào?
A. Quân dân đầu hàng nhanh chóng.
B. Không tốn một viên đạn.
C. Pháp phải đánh chiếm chật vật với quân ta.
D. Quân triều đình chống trả quyết liệt.
Câu 10. Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông là ai?
A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Tri Phương.
C. Nguyễn Thông. D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 11. Ý nào không đúng về nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược của
nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Nhân dân Việt Nam hoang mang, lo sợ, không kiên quyết đấu tranh chống Pháp.
B. Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm trong việc lãnh đạo nhân dân đánh Pháp.
C. Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
D. Triều đình Huế từng bước đầu hàng Pháp, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân.
Câu 12. Trận Cầu Giấy 21/12/1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào ?
A. Triều đình lâm vào thế lúng túng.
B. Nhân dân tin tưởng vào triều đình hơn.
C. Thực dân Pháp tích cực chuẩn bị lực lượng.
D. Cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta: Pháp lúng túng, nhân dân tích cực đánh giặc.
Câu 13. Sau khi thành mất Bắc Kỳ lần thứ nhất vào năm 1873, Triều Nguyễn đã ký hiệp ước nào với
Pháp?
A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hắc - măng. D. Pa - tơ - nốt.
Câu 14. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo quân dân thành chống Pháp lần thứ hai là ai?
A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Tá Viêm.
C. Nguyễn Trung Trực. D. Hoàng Diệu.
Câu 15. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ 2 (1883) là chiến công của quân nào?
A. Quân cờ đen. B. Quân Hàng Tá Viêm.
C. Dân binh Hà Nội. D. Quân cờ đen phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.
Câu 16. Quân triều đình nhanh chóng thất thủ tại Hà Nội 1873 vì?
A. Triều đình ra lệnh đầu hàng.
B. Triều đình thực hiện phòng thủ.
C. Chống cự yếu ớt.
D. Lo đàn áp nhân dân.
Câu 17. Tại trận Cầu Giấy 12/1873, tướng giặc bị tiêu diệt là ai?
A. Hác- măng. B. Gác-ni-ê. C. Đuy - py. D. Ri-vi-e.
Câu 18. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất trong hoàn cảnh nào?
A. Nhân dân không có tinh thần chống Pháp
B. phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao.
C. Phong trào nhân dân phản đối chiến tranh.
D. Phong trào của nhân dân suy yếu.
Câu 19. Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất 1874 giao vùng nào cho Pháp?
A. Nam kì.
B. Trung kì
C. Bắc kì
D. Ba tỉnh miền Tây.
Câu 20. Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất (1862), phong trào chống Pháp diễn ra tiêu biểu ở đâu?
A. Bắc kì. B. Nghệ An, Hà Tĩnh. C. Nam kì. D. Nghệ An.
Câu 21. Sau khi mất 6 tỉnh Nam kì, triều đình nhà Nguyễn đã
A. chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ.
B. không đấu tranh để giành lại.
C. tổ chức cho nhân dân phản công để lấy lại.
D. thương lượngvới Pháp để xin chuộc.
Câu 22. Nội dung cơ bản của hiệp ước Hác măng là gì?
A. Việt Nam trở thành nước thuộc địa.
B. Nới rộng vùng đất Trung kì cho triều đình Huế cai quản.
C. Đặt Việt Nam dưới quyền “bảo hộ” của Pháp.
D. Việt Nam là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 23. Sự kiện nào đánh dấu triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
A. Triều đình Huế kí kết hiệp ước Pa-tơ-nốt.
B. Triều đình Huế kí kết hiệp ước Hác măng.
C. Quân triều đình thất bại ở cửa biển Thuận An.
D. Quân Pháp chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang.
Câu 24. Từ 1858 đến 1884, tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn như thế nào?
A. Cùng quân dân cả nước kiên quyết chống Pháp.
B. Đầu hàng Pháp ngay từ đầu.
C. Thiếu kiên quyết chống Pháp.
D. Ra lệnh bãi binh, không chống Pháp.
Câu 25. Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến bị thất bại là do đâu?
A. Nhân dân chưa sẵn sàng đấu tranh. B. Triều đình chủ quan lơ là.
C. Lực lượng chưa được chuẩn bị, vũ khí thô sơ. D. Nhân dân không ủng hộ.
Câu 26. Nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã hạ chiếu Cần Vương ở đâu?
A. Căn cứ Tân Sở B. Đồn Mang Cá.
C. Căn cứ Ba Đình. D. Huế.
Câu 27. Nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần Vương là gì?
A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp.
B. Khôi phục quốc gia phong kiến.
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Câu 28. Chiếu Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì
A. nhân dân oán hận triều đình.
B. đó là chiếu chỉ của nhà vua.
C. đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta.
D. triều đình mong muốn nhân dân hưởng ứng.
Câu 29. Lãnh đạo phong trào Cần Vương là thành phần nào?
A. Gồm văn thân sĩ phu yêu nước. B. Địa chủ.
C. Nông dân. D. Quan lại.
Câu 30. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) phong trào Cần Vương đã diễn ra như thế nào?
A. Thu hẹp địa bàn.
B. Tiếp tục diễn ra
C. Chấm dứt hoạt động.
D. Hoạt động cầm chừng.
Câu 31. Phong trào Yên Thế là do
A. phong trào Cần Vương khởi xướng . B. triều đình tổ chức.
C. nông dân tự động đứng lên kháng chiến. D. các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại.
Câu 32. Lãnh tụ phong trào Yên Thế là ai?
A. Nguyễn Thiện Thuật. B. Cao Thắng.
C. Hoàng Hoa Thám. D. Phan Đình Phùng.
Câu 33. Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra với mục đích
A. hưởng ứng chiếu Cần vương. B. tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình.
C. chống Pháp mở rộng xâm lược. D. giải phóng dân tộc.
Câu 34. Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm
lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
   A. Cải cách kinh tế, xã hội
   B. Cải cách duy tân
   C. Chính sách ngoại giao mở cửa
   D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
Câu 35. Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?
   A. Cải cách xã hội cho phù hợp.
   B. Cải cách duy tân đất nước.
   C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
   D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.
Câu 36. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách
vấn đề gì?
   A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
   B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.
   C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
   D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 37. Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
   A. Chưa hợp thời thế.
   B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.
   C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
   D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt với mọi thay đổi.
Câu 38. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề
nghị gì với triều Nguyễn?
   A. Đổi mới công việc nội trị.
   B. Đổi mới nền kinh tế văn hóa.
   C. Đổi mới tất cả các lĩnh vực
   D. Đổi mới chính sách đối ngoại. 
Câu 39. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?
   A. Đã gây được tiếng vang lớn
   B. Đạt được những thắng lợi nhất định.
   C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
   D. Phản ánh một nhu cầu thực tại chủ quan của xã hội.
Câu 40. Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ?
   A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
   B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.
   C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.
   D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.
Câu 41. Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi Nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Yên Thế.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 42. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
   A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
   B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
   C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
   D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
Câu 43. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ
XIX được gọi là phong trào gì?
   A. Phong trào nông dân.
   B. Phong trào nông dân Yên Thế.
   C. Phong trào Cần Vương.
   D. Phong trào Duy Tân.
Câu 44. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?
   A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
   B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892
   C. Khỏi nghĩa Yên Thế 1884 - 1913
   D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895
Câu 45. Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?
   A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
   B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
   C. Mang ngọn cờ quân chủ sâu sắc
   D. Phong trào thể hiện lòng yêu nước sâu sắc 
Câu 46. Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
   A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
   B. Giành lại độc lập dân tộc, khôi phục phong kiến.
   C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
   D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. 
Câu 47. Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
   A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
   B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
   C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
   D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Câu 48. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
   A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
   B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
   C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
   D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 49. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
   A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
   B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
   C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
   D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
Câu 50. Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
   A. Lãnh đạo là văn thân sĩ phu.
   B. Thời gian kéo dài nhất
   C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.
   D. Được trang bị vũ khí hiện đại.

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Em hiểu như thế nào là phong trào Cần vương? Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như
thế nào?
Gợi ý:
- Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước của nhân dân dưới danh nghĩa giúp vua cứu nước khi cuộc
phản công của phái chủ chiến tại Huế thất bại. Vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở. Tại đây, Tôn Thất Thuyết
nhân danh vua xuống Chiếu Cần vương.
- Hưởng ứng Chiếu Cần vương, phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi và lan rộng khắp
Trung Kì và Bắc Kì. Gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
- Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc
Trung Kì và Bắc Kì.
Câu 2: Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào
Cần Vương?
Giống nhau:
     - Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
   - Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
   - Đều thất bại.
Khác nhau:
Tiêu chí so
Phong trào Cần Vương Phong trào nông dân Yên Thế
sánh
-  Văn thân sĩ phu yêu nước dưới - Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Lãnh đạo
ngọn cờ Cần Vương
- Chống Pháp giành lại độc lập dân - Mong muốn xây dựng cuộc sống
Mục tiêu tộc. bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã
hội
- Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc - Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc
Địa bàn
Kì và Trung Kì Giang.
hoạt động
- Là phong trào đấu tranh yêu nước - Là phong trào nông dân mang tính tự
Tính chất
chống Pháp theo khuynh hướng phát.
phong kiến

Câu 3: Em hãy giới thiệu và nhận xét về vai trò của Hoàng Hoa Thám đối với cuộc khởi nghĩa Yên
Thế?
- Hoàng Hoa Thám đã tập hợp lực lượng lớn là nông dân, xây dựng căn cứ và chiến đấu bền bỉ suốt thời gian dài.
- Hoàng Hoa Thám chính là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Đây là cuộc khởi nghĩa có tầm ảnh hưởng lớn đối với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Câu 4: Nội dung chính về phong trào duy tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX?
Gợi ý :
Thời gian Tên quan lại, sĩ phu Nội dung chính của những cải cách
1868 Trần Đình Túc Xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)
Nguyễn Huy Tế
Đinh Văn Điền Xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruông hoang, khai mỏ, phát
triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
1872 Viện Thương Bạc Xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông
(cơ quan ngọai giao) thương với bên ngoài.
1863-1871 Nguyễn Trường Tộ Gửi lên triều đình 30 bản điều trần: chấn chỉnh bộ máy quan
lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ
bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
1877-1882 Nguyễn Lộ Trạch Dâng 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị chấn hưng dân khí, khai
thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Câu 5: Hãy kể tên một số công trình kiến trúc Pháp xây dựng ở Nam Kỳ để phục vụ cho công cuộc khai
thác thuộc địa của mình?
Gợi ý: ...........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................

You might also like