You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

BÀI TẬP VỀ NHÀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đinh Quốc Trí.


Lớp: L01
Nhóm: 03
Danh sách sinh viên thực hiện:
Stt Họ và tên MSSV
1 Võ Ngọc Phú (NT) 1910446
2 Bùi Thịnh Phát 1910428
3 Trần Triệu Vĩ 1910697
4 Trần Minh Luân 1911555
5 Nguyễn Phục Quân 1914833

28/04/2022
A GIỚI THIỆU
Lịch sử phát triển

1. HTĐL đã phát triển qua bao nhiêu kiểu loại?


HTĐL đã phát triển qua 4 kiểu loại:
- Kiểu điều khiển bằng vít

- Kiểu bán dẫn

- Kiểu bán dẫn có ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử)

- Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)


2. HTĐL dùng nguồn ắc-qui và chỉ tạo 1 tia lửa điện ra đời năm nào?
Năm 1909 Charles Kettering, đồng sáng lập Dayton Engineering Laboratories Co.
(DELCO), đăng kí sáng chế HTĐL dùng ắc-qui, bobine và điều khiển bằng vít lửa, cho
phép tạo 1 tia lửa đơn, điện áp đạt 10kV.
3. Dòng xe thương mại đầu tiên chính thức dùng HTĐL transistor?
Năm 1968 HTĐL dùng transistor được sử dụng chính thức đầu tiên trên Fiat Dino.
4. Đặc điểm của HTĐL hiện đại?
- Sử dụng tín hiệu từ các cảm biến, thông qua ECU để điều khiển đánh lửa.
- Thời gian đánh lửa chính xác hơn và hiệu quả tốt hơn.
- Cải thiện, tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất
- Giảm các hư hỏng thường gặp.

Nhiệm vụ & Vai trò


1. Trình bày vai trò của HTĐL đối với ô tô dùng động cơ xăng?
Tạo ra tia lửa điện cao áp (15-30 kV) ở 2 cực của bugi để đốt cháy hoà khí trong
xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.
Để quá trình cháy trong động cơ diễn ra đúng lúc, ở kì nén khi pittông gần đến điểm
chết trên (đánh lửa sớm) để đốt cháy hết nhiên liệu, động cơ đạt công suất cao nhất.
2. Các lỗi, hư hỏng ở HTĐL ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ như thế nào?
- Động cơ bị mất lửa, không khởi động được, bị sai thứ tự nổ.
- Động cơ bị mất công suất, bị quá nhiệt, ống thải nóng đỏ, bị nổ ngược trong đường
ống nạp, bị kích nổ, bị nổ sớm.
- Mã lỗi chẩn đoán: P0300, P0301, P0325
3. Hoạt động của HTĐL có thể phản ánh các lỗi, hư hỏng ở những hệ thống nào?
- Hư hỏng cơ khí: séc măng, xilanh quá mòn; lọt nước làm mát vào buồng cháy.
- Hệ thống nhiên liệu: bị thiếu xăng, bị dư xăng, xăng có nước.
- Hệ thống khác: sai góc phối khí, xú páp bị hở, van EGR bị hở.

Thuật ngữ
1. Tia lửa điện sinh ra dễ hay khó hơn khi 𝑈𝑓𝑖𝑟𝑖𝑛𝑔 càng lớn?
Khi U firing càng lớn thì tia lửa điện càng dễ sinh ra hơn.
2. 𝑈𝑓𝑖𝑟𝑖𝑛𝑔 thay đổi theo điều kiện làm việc của động cơ như thế nào? (nhiệt độ, mức
tải, tỉ lệ hòa khí, khe hở bugi)
3. 𝑊𝑝 đạt giá trị cực đại khi nào? Giải thích?
4. Cho biết mối liên hệ giữa 𝑊𝑠𝑝𝑎𝑟𝑘 với 𝑊𝑝? Giải thích?

5. Điện trở mạch thứ cấp tương đương 𝑅𝑠,𝑒𝑞 gồm những thành phần nào? Giải thích
từng thành phần?
6. Điện trở khe hở hòa khí 𝑅𝑔𝑎𝑝 thay đổi theo tỉ lệ hòa khí như thế nào? Giải thích?
7. Giải thích các trường hợp sau:
• Bugi chỉ có tia lửa khi đặt bên ngoài nhưng mất lửa khi đặt bên trong xilanh.
Vì áp suất xilanh cao hơn tạo ra một điện trở cao hơn qua khe hở giữa điện cực của bugi
và dây nối đất cho nên có thể điện áp không đủ thì sẽ khó đánh lửa trong xilanh.
• Động cơ nổ cầm chừng bình thường nhưng không thể lên ga quá 3000 vg/ph.
Hệ thống cảm biến đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp ECU tính toán xác định
được mức nhiên liệu, không khí cung cấp vào buồng đốt cũng như thời điểm đánh lửa
bugi. Nếu hệ thống cảm biến bị trục trặc, thông tin truyền về không chính xác sẽ khiến
ECU tính toán sai lệch, từ đó khiến hiệu quả đốt cháy không cao, dẫn đến hiện tượng xe
ô tô bị hụt ga. Hoặc bugi bị lỗi
• Động cơ bị lịm máy khi đạp ga tăng tốc đột ngột

Phân loại
1. Quan hệ giữa hình dạng cam điều khiển và số xilanh?
Cam điều khiển có số góc bằng với số xy lanh, ví dụ động cơ 4 xilanh thì cam có 4
góc, nếu động cơ 6 xilanh thì cam có hình lục giác.
2. Phương án dẫn động cam điều khiển và bộ chia điện?
Cam 1 của bộ chia điện quay nhờ truyền động từ trục cam của động cơ và làm nhiệm
vụ mở tiếp điểm KK’, cũng có nghĩa là ngắt dòng điện sơ cấp của biến áp đánh lửa 3.
Khi đó, từ thông đi qua cuộn thứ cấp do dòng điện sơ cấp gây nên sẽ mất đi đột ngột,
làm xuất hiện một sức điện động cao thế trong cuộn thứ cấp W2. Điện áp này sẽ qua con
quay chia điện 4 và dây cao áp đến các bougie đánh lửa 5 theo thứ tự thì nổ của động
cơ. Khi điện áp thứ cấp đạt giá trị đánh lửa, giữa hai điện cực của bougie sẽ xuất hiện
tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp trong xylanh.

3. Chiều quay của bộ chia điện và thứ tự lắp dây cao áp?
- Thông thường, chiều quay của rotor trong bộ chia điện cùng chiều với động cơ theo
chiều quay của kim đồng hồ.
- Thứ tự lắp dây cao áp sẽ theo thứ tự nổ của động cơ.
1. Quan hệ giữa số răng ở cảm biến G1 và số xilanh?
Số răng ở cảm biến G1 bằng với số xilanh
2. Phương án dẫn động các cảm biến G1 và NE?

Tín hiệu G: Cuộn cảm nhận tín hiệu G, lắp trên thân của bộ chia điện. Roto tín hiệu
G có 4 răng sẽ cho 4 xung dạng sin cho mỗi vòng quay của trục cam.
Tín hiệu NE: Được tạo ra trong cuộn cảm cùng nguyên lý như tín hiệu G. Điều khác
nhau duy nhất là roto của tín hiệu NE có 24 răng. Cuộn dây cảm biến sẽ phát 24 xung
trong mỗi vòng quay của trục bộ chia điện.

Cảm biến vị trí trục cam có thực sự cần thiết trong HTĐL dùng bugi đôi?
Cần thiết vì cảm biến vị trí trục cam sẽ giúp đưa tín hiệu về ECU để điều khiển đánh lửa
một cách chính xác và tối ưu hơn.
CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CHÍNH
Biến áp đánh lửa (Ignition coil, Bubin)

5. Trình bày chức năng của bobine?


Cuộn đánh lửa giúp tạo ra điện áp cao đủ để phóng tia hồ quang giữa 2 điện cực của
bugi.
Số vòng dây của cuộn thứ cấp lớn hơn cuộn sơ cấp khoảng 100 lần.
6. Cho biết hoạt động của bobine ở HTĐL điện cảm?
Ở hệ thống đánh lửa điện cảm năng lượng điện chủ yếu được tích lũy ở cuộn sơ cấp
trong quá trình ngậm điện trước khi kích hoạt đánh lửa; bobine giúp khuếch đại điện
áp và chiếm phần lớn vai trò tích điện.
7. Cho biết vai trò của tụ đánh lửa ở HTĐL điện cảm?
Tụ điện cũng có vai trò tích điện nhưng chỉ đóng vai trò thứ yếu, giúp tăng thêm
dòng điện, ổn định điện áp.
8. Cho biết hoạt động của bobine ở HTĐL điện dung?
Cuộn sơ cấp của hệ thống đánh lửa điện dung không ngậm điện mà chỉ đóng vai trò
khuếch đại điện áp sang cuộn thứ cấp.
9. Cho biết vai trò của tụ đánh lửa ở HTĐL điện dung?
Tụ điện ở hệ thống điện dung lưu trữ điện tích và phóng điện ra cuộn sơ cấp khi đánh
lửa (ngắt dòng).

Nến đánh lửa (bougie)

1. Cho biết tên các hãng sản xuất bugi chính trên thị trường?
+ NGK Spark Plugs, được thành lập vào năm 1936
+ Bosch là cái tên lâu đời nhất trong lịch sử sản xuất bugi, Bosch là công ty đầu tiên
phát minh ra bugi vào năm 1902
+ Champion được thành lập vào năm 1908 tại Boston và chuyển đến Ohio vào năm
1910 để gần hơn với Willys-Overland Auto Company.
+ Denso là sự pha trộn giữa các từ tiếng Nhật có nghĩa là “điện” và “thiết bị”
+ ACDelco là một công ty của Mỹ thuộc sở hữu của GM (General Motors). Khi GM
sản xuất xe của họ, GM sử dụng các bộ phận của ACDelco
+ Motorcraft là thương hiệu phụ tùng ô tô của Ford Motor Company
+ Autolite là một thương hiệu của Mỹ chuyên sản xuất bugi và cuộn dây đánh lửa
+ E3 là một công ty sản xuất bugi tương đối mới, đã đầu tư rất nhiều nghiên cứu và
phát triển để phát triển một loại bugi thân thiện với môi trường hơn
2. Trình bày chức năng của bugi?
Có chức năng đốt cháy hỗn hợp không khí, nhiên liệu đã được nén trong xylanh
3. Cho biết trị số khe hở bugi thông dụng?
Bugi điện cực Niken với đường kính điện cực từ 1,4 mm đến 2,5 mm, khe hở đánh
lửa từ 0,6 mm đến 0,7 mm
Bugi điện cực Platin với đường kính điện cực 1,1 mm và khe hở đánh lửa rộng
khoảng 1,1 mm.
Bugi điện cực Iridium với đường kính điện cực 0,4 mm, khe hở lớn nhất khoảng 1,1
mm, nếu hệ thống đánh lửa có thể cung cấp đủ điện áp cần thiết để tăng khe hở điện cực
lên thì bugi sẽ tạo ra tia lửa mạnh mồi lửa tốt hơn.
4. Cho biết ảnh hưởng của khe hở bugi đến khả năng hình thành tia lửa? và khả năng
đốt cháy hòa khí? Giải thích?

Khi khe hở giữa cực trung tâm và cực tiếp đất tăng lên sự phóng tia lửa giữa các điện
cực trở nên khó khăn, nên cần phải có một điện áp lớn hơn để phóng tia lửa. Những nếu
hệ thống đánh lửa có thể cung cấp đủ điện áp cần thiết để tăng khe hở điện cực lên thì
bugi sẽ tạo ra tia lửa mạnh mồi lửa tốt hơn. Mặc khác, nếu nhiệt độ của các điện cực quá
thấp (điện áp nhỏ) hoặc khe hở giữa các điện cực quá nhỏ thì các điện cực sẽ hấp thụ
nhiệt tỏa ra từ tia lửa, làm cho lam truyền màn lửa không tốt và động cơ không nổ.
1. Nêu ưu điểm của điện cực trung tâm làm từ Platinum, Iridium so với Nickel? Giải
thích?

Do Nickel không chống được ăn mòn nên khe hở giữa cực trung tâm và cực tiếp đất
ngày càng lớn làm cho sự phóng điện giữa các tia lửa ngay càng khó khăn, điện áp cần
thiết vì thế cũng sẽ ngày càng lớn hơn cần phải điều chỉnh khe hở, Platinum và Iridium
thì hầu như không bị ăn mòn nên không cần điều chỉnh khe hở.
Nicken phát ra tia lửa không tập trung.
Tuổi thọ của bugi Platinum cao gấp 2 lần tuổi thọ của bugi Nickel, và Iridium cao
gấp 6 lần Platinum.
Iridium có độ cứng và nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với Nickel và Platinum
giúp gia tăng giới hạn sử dụng, làm việc ở các điều kiện khắc nghiệt và nhờ đầu đánh
lửa nhỏ nên khả năng tập trung tia lửa tốt, giúp nhiên liệu được đốt cháy triệt để.

2. Nêu ưu điểm của bugi có tia lửa kiểu Surface-gap, Surface-air gap?
Các bugi loại này có tia lửa phóng ra dọc theo bề mặt chất cách điện và đốt cháy
carbon tích tụ trên chất cách điện, có hiệu suất chống carbon mạnh mẽ.
Các bugi thuộc những loại này thường có nhiều điện cực đất giúp cải thiện khả năng
đánh lửa và ít nhạy cảm hơn với yêu cầu tăng điện áp khi tăng khoảng cách.
3. Có bao nhiêu tia lửa điện đồng thời xuất hiện ở bugi có nhiều điện cực bìa? Giải
thích?
Chỉ có 1 tia lửa xuất hiện ở một thời điểm
4. Nêu ưu điểm của bugi có nhiều điện cực bìa? Giải thích?
Nhiều điện cực nối đất thường cung cấp tuổi thọ lâu hơn. Tại vì khi khe hở mở rộng
do phóng điện mòn, tia lửa điện có thể di chuyển đến một điện cực nối đất khác gần hơn,
lý do này cũng giúp cải thiện đặc tính phóng điện (giảm nhạy cảm sự gia tăng điện áp
yêu cầu).
1. Bugi “nóng” có nóng hơn bugi “nguội” khi làm việc hay không? Vì sao?

Nhiệt độ làm việc lý tưởng cho điện cực trung tâm: 850- 900°C, để giữ được nhiệt độ
tối ưu ở điện cực trung tâm của bugi, người ta thiết kế chiều dài phần sứ cách điện ở
điện cực này khác nhau dựa vào điều kiện làm việc của động cơ, vì vậy, bugi được chia
làm 2 loại: nóng và lạnh. Nếu động cơ làm việc thường xuyên ở chế độ tải lớn hoặc tốc
độ cao dẫn tới nhiệt độ buồng đốt cao, nên sử dụng bugi lạnh, với phần sứ ngắn để tải
nhiệt nhanh, và ngược lại với bugi lạnh.

Do đó nhiệt độ cần quan tâm ở đây là nhiệt độ làm việc tối ưu của động cơ, còn nóng
lạnh ở đây là khả năng tản nhiệt của bugi.
- Bugi nóng hấp thụ rất nhiều nhiệt từ buồng đốt động cơ - trong khi khả năng dẫn nhiệt
ra bên ngoài thấp, khiến Bugi tản nhiệt khó và dễ bị làm nóng.
- Bugi lạnh ngược lại có phần hấp thủ nhiệt nhỏ cùng với vùng thoát nhiệt ra bên ngoài
lớn hơn nên khả năng tản nhiệt tốt, do đó có nhiệt độ làm việc thấp hơn.

2. Nêu qui tắc chọn bugi có hệ số nhiệt phù hợp với động cơ và điều kiện vận hành?
Giải thích?
Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ làm việc của các loại Bugi nên để lựa
chọn Bugi phù hợp người ta sử dụng một chỉ số được gọi là chỉ số nhiệt hay còn gọi
là độ nóng-lạnh của Bugi, chỉ số nhiệt được ký hiệu bằng những con số và mỗi hãng sản
xuất đều có một cách lý hiệu khác nhau, nhưng nguyên tắc ký hiệu phổ biến nhất là chỉ
số nhiệt càng thấp thì Bugi càng nóng, càng cao thì Bugi càng lạnh.
Mỗi Bugi hoạt động ở một dãy nhiệt độ khác nhau, phù hợp với khoảng nhiệt độ mà
Bugi làm việc nhiều nhất, việc chọn Bugi phù hợp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả cháy-giãn nở, công suất động cơ cũng như tuổi thọ các chi tiết, thậm
chí có thể gây hư hỏng cho động cơ nếu sử dụng không đúng loại Bugi (quá nóng hoặc
quá nguội).
Cách chọn:
+ Đối với động cơ có tỉ số nén thấp (phân khối nhỏ), tốc độ không cao, chạy quãng
đường ngắn, tải nhẹ thì sử dụng loại Bugi nóng vì Bugi nhanh đạt đến nhiệt độ làm
việc tối ưu.
+ Đối với động cơ có tỉ số nén cao (phân khối lớn), thường xuyên hoạt động ở tốc độ
cao, chạy đường dài, tải nặng thì chọn loại Bugi nguội vì Bugi sẽ nóng lên từ từ và
giữ được nhiệt độ ổn định không bị quá nhiệt.
Bộ chia điện (“delco”)
Khoảng cách giữa 2 răng Ne bằng bao nhiêu độ góc quay trục khuỷu?
Thông thường đĩa NE có 24 răng trên trục khuỷu, nên khoảng cách giữa 2 răng là 15°.
Khi nào thì xung ngõ ra ở mức cao (5V)?
Dựa vào 2 hình ta kết luận: điện áp ngõ ra ở mức cao trong giai đoạn ngậm điện và mức
thấp trong giai đoạn đánh lửa.

1. Cho biết chức năng của delco?

Bộ chia điện có chức năng chia nguồn điện cao áp từ bôbin đến các xi lanh. Điều
này được thực hiện bởi trục bộ chia điện và con quay gắn ở đầu. Cuộn thứ cấp của bôbin
được kết nối với con quay, nắp bộ chia điện có các đầu nối với các dây cao áp đến các
xi lanh. Khi con quay quay vòng tròn nó sẽ chia nguồn điện cao áp cho các xi lanh theo
một thứ tự nhất định.

2. Dẫn động delco như thế nào?


Dẫn động bởi trục cam
Dẫn động thông qua đai và bánh răng.

3. Cho biết các loại cảm biến lắp trong delco ở hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử?
4. Vẽ dạng sóng tín hiệu của các cảm biến lắp trong delco? Giải thích?

Dây cao áp
Câu hỏi: Khi một động cơ đang hoạt động

1. Tháo dây cao áp của 1 bugi có thể giúp kiểm tra được lỗi gì?
Tháo lần lượt từng đường cao áp ra khỏi bugi, sau đó quan sát độ rung giật của máy
lúc nổ. Khi một xilanh không làm việc, động cơ sẽ mất cân bằng nên khi nổ sẽ bị rung
giật mạnh, ta lần lượt tháo dây cao áp của từng xilanh và quan sát. Nếu khi rút dây cao
áp ra mà động cơ bị rung mạnh hơn chứng tỏ máy đó vẫn làm việc, ngược lại khi rút dây
cao áp ra mà động cơ vẫn rung, giật như khi chưa rút dây cao áp thì chứng tỏ xilanh
không làm việc.
2. Chú ý an toàn gì khi tháo dây cao áp của 1 bugi?
Việc tháo lắp dây cao áp khi động cơ đang nổ là rất nguy hiểm, có thể bị giật. Vì
vậy, để an toàn, các bạn nên đi găng tay cao su và không để đầu dây chạm vào các vật
kim loại, hoặc để an toàn hơn, các bạn có thể tắt động cơ, sau khi tháo xong các đầu dây
cao áp thì khởi động lại động cơ và kiểm tra.

E. KỸ THUẬT ĐIỀU CHỈNH GÓC ĐÁNH LỬA SỚM (𝜽𝒊𝒈𝒏 )


I. Ảnh hưởng của 𝜽𝒊𝒈𝒏 đến vận hành của động cơ và ô tô
1. Giải thích ảnh hưởng của 𝜃𝑖𝑔𝑛 đến các tính năng làm việc của động cơ?
Góc đánh lửa 𝜃𝑖𝑔𝑛 (độ, góc quay trục khuỷu) được tính từ thời điểm bắt đầu bật
tia lửa điện cho tới TDC, nó ảnh hưởng rất lớn đến các tính năng làm việc của động
cơ.
a. Nhiệt độ khí thải của động cơ
Theo hình 1, áp suất nén cực đại tăng lên khi tăng góc đánh lửa sớm (tức là đánh
lửa sớm hơn). Áp suất nén cực đại sẽ đạt được khi lượng hòa khí được đốt cháy
hoàn toàn vào thời điểm piston đạt đến TDC. Trong khi đó, áp suất nén sẽ giảm với
thời điểm đánh lửa trễ vì lượng hòa khí không cháy hoàn toàn cho đến khi piston đi
xuống theo hành trình giãn nở.

Hình 1. Mối quan hệ giữa nhiệt độ khí thải và áp suất nén cực đại trong xilanh với
thời điểm đánh lửa sớm.

Hình 1 cũng cho thấy nhiệt độ khí thải cũng tăng lên nếu đánh lửa trễ. Nhiệt độ
khí thải biểu thị entanpi của khí thải đối với khí lý tưởng. Trong động cơ, entanpi là
lượng nhiệt giải phóng khi đốt cháy hòa khí ở áp suất không đổi nhằm chuyển sang
quá trình giãn nở. Nhiệt độ của khí thải cũng sẽ giảm nếu năng lượng được bảo toàn.
b. Công suất và mômen xoắn của động cơ
Theo hình 2, công suất có xu hướng tăng lên khi 𝜃𝑖𝑔𝑛 = 17 ÷ 35°. Đối với động
cơ lý tưởng, công suất của động cơ nên đạt tối đa khi quá trình đốt cháy diễn ra tại
TDC của quá trình nén.
Khi đánh lửa trễ, piston sẽ di chuyển xuống khi quá trình đốt cháy vẫn còn đang
diễn ra, làm cho động cơ mất khả năng giãn nở lượng khí này, từ đó làm giảm hiệu
suất.
Khi đánh lửa quá sớm, lượng khí bị đốt cháy quá nhiều trong khi piston vẫn
đang đi lên. Kết quả là, công thực hiện để nén lượng khí này sẽ làm giảm lượng khí
được tạo ra.

Hình 2. Mối quan hệ giữa công suất và mômen xoắn với thời điểm đánh lửa sớm.

Hình 2 cũng cho thấy rằng mômen xoắn tăng lên khi đánh lửa sớm hơn. Điều
này là do áp suất ngày càng tăng trong hành trình nén và do đó công được tạo ra
nhiều hơn. Tuy nhiên nếu đánh lửa sớm hơn nữa, thì mômen xoắn sẽ không tăng, lý
do là áp suất nén trong trong xilanh sẽ đạt cực đại trong thời kỳ nén và sẽ giảm áp
suất trong hành trình giãn nở.
c. Hiệu suất của động cơ
Hiệu suất là tỉ số giữa nhiệt lượng chuyển thành công có ích chia cho nhiệt lượng
cấp cho động cơ, do nhiên liệu đốt cháy bên trong xilanh tạo ra.

Hình 3. Mối quan hệ giữa hiệu suất và thời điểm đánh lửa sớm.

Theo hình 3, hiệu suất của động cơ sẽ tăng lên khi đánh lửa sớm hơn và giảm
đi nếu đánh lửa trễ. Điều này là do tất cả năng lượng từ quá trình đốt cháy sẽ được
giải phóng ngay lập tức ở TDC của hành trình nén. Tuy nhiên, quá trình đốt cháy
cần có thời gian, vì tất cả các loại nhiên liệu đều có tốc độ đốt cháy hữu hạn. Vì vậy,
nếu thời gian cháy quá ít thì công suất thu được đối với một lượng nhiên liệu được
đốt cháy giảm so với chu trình lý tưởng, dẫn đến giảm hiệu suất của động cơ.
2. Với một động cơ cụ thể thì 𝜃𝑖𝑔𝑛 tối ưu là bao nhiêu? Giải thích?
Đối với một động cơ cụ thể thì 𝜃𝑖𝑔𝑛 = 10 ÷ 35° tùy vào vòng tua của động
cơ.
Do năng lượng nhiệt được biến thành động lực có hiệu quả cao nhất khi áp lực
nổ cực đại được phát sinh vào thời điểm trục khuỷu ở vị trí 10 độ ATDC. Động cơ
không tạo ra áp lực nổ cực đại vào thời điểm đánh lửa; nó phát ra áp suất cực đại
chậm một chút, sau khi đánh lửa. Vì vậy, phải đánh lửa sớm, sao cho áp suất cực
đại được tạo ra vào thời điểm 10 độ ATDC. Thời điểm đánh lửa để động cơ có thể
sản ra áp suất cực đại phải thường xuyên thay đổi, tuỳ thuộc vào điều kiện làm
việc của động cơ. Vì thế, hệ thống đánh lửa phải có khả năng thay đổi góc đánh
lửa sớm để động cơ tạo ra áp lực nổ một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với điều
kiện làm việc của động cơ.
3. Cho biết cơ sở của điều chỉnh 𝜃𝑖𝑔𝑛 ?
Thời điểm đánh lửa sớm thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có được
thời điểm đánh lửa tối ưu nhất, trong bộ nhớ của ECM có lưu trữ một ngân hàng dữ
liệu về thời điểm đánh lửa phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của động cơ và của
xe. Thời điểm đánh lửa phụ thuộc vào tốc độ, tải động cơ, nhiệt độ nước làm mát và
góc độ của bướm gió. Đồng thời ECM cũng sử dụng tín hiệu từ cảm biến kích nổ
như một tín hiệu phản hồi để hiệu chỉnh lại thời điểm đánh lửa cho phù hợp. ECM
đẩy sớm thời điểm đánh lửa khi động cơ nguội. ECM đẩy muộn thời điểm đánh lửa
khi động cơ bị quá nhiệt, khi xe hoạt động tại nơi cao so với mặt nước biển đặc biệt

Hình 4. Cơ sở của việc điều chỉnh góc đánh lửa sớm 𝜃𝑖𝑔𝑛 .

là khi bị kích nổ.


Để cải thiện tính năng hoạt động của xe khi động cơ nguội, thời điểm đánh lửa
được đẩy sớm. ECM cũng xem xét đến tín hiệu khối lượng dòng khí nạp và chế độ
chạy không tải để xác định góc đánh lửa sớm.
(*) Hiệu chỉnh theo nhiệt độ nước làm mát: Khi nhiệt độ nước làm mát đạt
tới mức ngưỡng quá nhiệt, nếu động cơ đang ở chế độ không tải ECM sẽ đẩy sớm
thời điểm đánh lửa để tránh quá nhiệt. Khi động cơ đang ở chế độ tải thường, ECM
sẽ đẩy muộn thời điểm đánh lửa để chống kích nổ.
(*) Hiệu chỉnh theo vòng Lambda: Khi điều khiển theo vòng kín Lambda, khi
ECM nhận được tín hiệu giàu nhiên liệu nó sẽ giảm nhiên liệu phun để 𝜆 = 1. Khi
giảm nhiên liệu động cơ có xu thế bị yếu một chút, để ngăn cản hiệu ứng này, ECM
sẽ đẩy sớm góc đánh lửa khi giảm nhiên liệu, do đó, động cơ và xe chạy ổn định
hơn.
(*) Hiệu chỉnh theo tỉ lệ EGR: Khi nhận được tín hiệu tái sử dụng khí thải
(CVVT) và tốc độ động cơ cao hơn tốc độ khôg tải, ECM sẽ đẩy sớm thời điểm
đánh lửa.
(*) Hiệu chỉnh khi xe hoạt động trong khi vực có độ cao so với mặt nước
biển lớn: Khi đó, ECM sẽ đẩy sớm thời điểm đánh lửa để cải tiến tính năng hoạt
động của động cơ và chất lượng chạy không tải của động cơ.
Với động cơ có cảm biến kích nổ, hệ thống sẽ điều khiển kích nổ theo vòng kín
sao cho động cơ luôn hoạt động ở ngưỡng kích nổ và đạt hiệu suất cao nhất. Nếu
cảm biến có tín hiệu kích nổ, ECM sẽ đẩy muộn thời điểm đánh lửa để ngăn hiện
tượng kích nổ, khi hết kích nổ, ECM lại dẫn từng bước đẩy sớm thời điểm kích nổ
cho đến khi xuất hiện kích nổ. Vòng điều khiển này liên tục được lặp lại
4. So với tốc độ cầm chừng, 𝜃𝑖𝑔𝑛 cần được điều chỉnh tăng hay giảm khi động cơ làm
việc ở tốc độ lớn hơn? Tại sao?
Khi động cơ làm việc ở tốc độ lớn hơn so với tốc độ cầm chừng, thì 𝜃𝑖𝑔𝑛 cần
được điều chỉnh tăng.
Bởi vì, khi tốc độ động cơ tăng lên thì tốc độ của piston cũng chuyển động
nhanh theo, khi piston lên đến TDC cùng lúc đó bugi đánh lửa sinh công nhưng sự
sinh công không xảy ra đúng lúc đó do thời gian nhiên liệu cháy và chuyển động
của piston có sự chênh lệch (piston dịch chuyển rất nhanh), do đó khi piston đi
xuống được một khoảng thì bugi đánh lửa sinh công mới có tác dụng, điều này làm
giảm công suất. Chính vì thế, khi làm việc ở tốc độ cao hơn thì 𝜃𝑖𝑔𝑛 cần được điều
chỉnh tăng để kịp quá trình sinh công.

5. So với mức tải cầm chừng, 𝜃𝑖𝑔𝑛 cần được điều chỉnh tăng hay giảm khi động cơ làm
việc ở mức tải lớn hơn? Tại sao?
Khi động cơ làm việc ở mức tải lớn hơn so với mức tải cầm chừng, thì 𝜃𝑖𝑔𝑛 cần
được điều chỉnh giảm.
Bởi vì, khi tải (độ mở bướm ga) tăng thì mật độ hòa khí dày đặc hơn làm tăng
tốc độ lan tràn màng lửa (rút ngắn thời gian cháy) nên góc đánh lửa sớm phải giảm
xuống. Ngoài ra tốc độ lan tràn màng lửa còn tỉ lệ thuận với tốc độ động cơ, khi tốc
độ tăng thì sự xoáy lốc hòa khí càng mạnh, màng lửa lan tràn càng nhanh.
6. Vì sao khi khởi động, 𝜃𝑖𝑔𝑛 cần phải nhỏ?
Khi bắt đầu quá trình khởi động, 𝜃𝑖𝑔𝑛 cần phải nhỏ vì lúc này tốc độ động cơ
đang thấp và khối lượng không khí nạp cũng chưa ổn định, nên không cần thiết phải
đánh lửa sớm để kịp quá trình sinh công. Nếu đánh lửa quá sớm, lượng khí bị đốt
cháy quá nhiều trong khi piston vẫn đang đi lên. Kết quả là, công thực hiện để nén
lượng khí này sẽ làm giảm lượng khí được tạo ra, từ đó làm giảm hiệu suất của động
cơ. Bên cạnh đó, 𝜃𝑖𝑔𝑛 nhỏ giúp động cơ nhanh đạt đến nhiệt độ làm việc hơn.
7. Vì sao 𝜃𝑖𝑔𝑛 nhỏ giúp động cơ nóng nhanh hơn sau khi khởi động?
Khi 𝜃𝑖𝑔𝑛 nhỏ, mật độ hòa khí dày đặc hơn làm tăng tốc độ lan tràn màng lửa, từ
đó giúp lượng hòa khí dễ cháy hơn. Lúc này, động cơ yêu cầu lượng hòa khí lớn
hơn dù cùng một mômen xoắn không đổi, từ đó dù giải phóng cùng một lượng năng
lượng nhưng thay vì chuyển đổi thành năng lượng hữu ích, nó bị lãng phí dưới dạng
nhiệt ra khỏi xupap xả, đó là lý do giúp động cơ nóng nhanh hơn sau khi khởi động.
8. Ở các xe dùng hộp số tự động, khi đạp mạnh ga để trả số cưỡng bức, có thể quan sát
được lửa phụt ra ở ống thải. Tại sao?
Hiện tượng lửa phụt ra ở ống thải ở các xe dùng hộp số tự động khi đạp mạnh
ga để trả số cưỡng bức có thể do sự tồn tại của hệ thống kiểm soát tăng tốc hai bước.
Trên các xe thông thường, chúng chính là hệ thống Launch Control (Kiểm soát khả
năng tăng tốc của xe).
Về cơ bản, xe ô tô được lập trình để giới hạn tốc độ quay của động cơ nhằm tối
đa hóa khả năng tăng tốc nhưng vẫn đảm bảo động cơ không bị quá tải.
Với hệ thống kiểm soát tăng tốc thứ nhất, máy tính sẽ ra lệnh cho động cơ giữ
ở một tốc độ quay mà nó nghĩ là tốt nhất để xe tăng tốc. Nó được thiết kế để khiến
cho bánh xe không phải quay quá nhiều, nhằm đảm bảo độ bám đường lớn nhất có
thể, và giúp xe có thể xuất phát nhanh chóng sau khi dừng xe.
Hệ thống kiểm soát tốc độ thứ hai nằm gần tốc độ tối đa của động cơ, ngưỡng
đảm bảo động cơ có thể hoạt động mà không hỏng các bộ phận bên trong. Khi tăng
tốc quá nhanh, nhà sản xuất lập trình để làm đậm hỗn hợp nhiên liệu, làm cho việc
tăng tốc của xe nhanh hơn và khi đó xupáp xả cũng được mở sớm hơn để đảm bảo
thải sạch sản vật cháy và nạp đầy hỗn hợp mới vào. Chính do hỗn hợp đậm hơn và
thời gian của chu kỳ cháy bị rút ngắn do xu páp xả mở sớm làm cho hỗn hợp cháy
không hết trong xylanh đã được thải ra ngoài và khi xe đạt tốc độ vòng tua máy lớn
thì quan sát sẽ thấy có lửa phía sau ống xả.
9. 𝜃𝑖𝑔𝑛 sẽ tăng hay giảm một lượng (∆𝜃𝑖𝑔𝑛 ) bao nhiêu khi các chi tiết sau (mấu cam,
mâm vít lửa, vỏ delco) được xoay lệch một góc tương đối (∆𝜃) theo chiều quay của
rotor?
10. Đặc tính điều chỉnh 𝜃𝑖𝑔𝑛 theo tốc độ dùng cơ cấu ly tâm được quyết định bởi những
thông số kết cấu nào?
Bộ đánh lửa sớm li tâm điều khiển đánh lửa sớm theo tốc
độ của động cơ. Thông thường, vị trí các “quả văng” của bộ
đánh lửa sớm li tâm được xác định bằng lò xo kéo của nó. Khi
tốc độ của trục bộ chia điện tăng lên cùng với tốc độ của động
cơ, lực ly tâm vượt quá lực của lò xo, cho phép các quả văng
tách xa ra. Kết quả là vị trí của rotor tín hiệu dịch chuyển vượt
quá một góc đã định và cho đánh lửa sớm.

Hình 5. Bộ điều chỉnh thời gian đánh lửa sớm theo kiểu ly tâm.
II. Điều chỉnh 𝜽𝒊𝒈𝒏 dùng cơ cấu cơ khí: ly tâm và áp thấp
1. Cho biết chiều quay của rotor trong hình bên dưới? Giải thích?

Rotor trong hình quay theo cùng chiều kim đồng hồ.
2. Cho biết mối liên hệ giữa tải và áp suất chân không trong đường ống nạp? Giải
thích?

Hình 6. Bộ điều chỉnh thời gian đánh lửa sớm kiểu chân không.
Khi xe ở chế độ không tải hoặc nhả ga, áp suất chân không giảm. Ngược lại, khi
tăng tốc hoặc tải nặng, áp suất chân không tăng lên.
Bởi vì, khi động cơ ở chế độ không tải thì chỉ cần cấp một lượng xăng rất nhỏ đủ để
duy trì cho động cơ hoạt động ổn định với số vòng quay thấp nhất. Bướm ga gần như
đóng hoàn toàn ở chế độ này → Độ chân không phía trên bướm ga hầu như không còn
nữa, nhưng phía dưới bướm ga lại có độ chân không vô cùng lớn.
Còn khi động cơ hoạt động ở chế độ tăng tốc hoặc ở tải nặng, cần phát huy hết công
suất của động cơ nên yêu cầu một hỗn hợp cháy đủ đậm đặc đáp ứng cho yêu cầu tải.
Lúc này, bướm ga mở lớn hoặc mở hoàn toàn → Độ chân không ở phía trước và phía
sau bướm ga cân bằng nhau.
3. Đặc tính điều chỉnh 𝜃𝑖𝑔𝑛 theo tốc độ dùng cơ cấu áp thấp được quyết định bởi những
thông số kết cấu nào?
Đặc tính điều chỉnh 𝜃𝑖𝑔𝑛 theo tốc độ dùng cơ cấu áp thấp được quyết định bởi chế
độ tải của động cơ.

Hình 7. Cấu tạo bộ điều chỉnh góc đánh lửa chân không
Khi động cơ khởi động hoặc chạy ở chế độ không tải bướm ga gần như đóng
hoàn toàn, hoặc mở nhỏ. Độ chân không phía trên bướm ga là rất nhỏ không thắng
được sức căng của lò xo. Lò xo giữ cho màng chân không ở vị trí góc đánh lửa sớm
quy định. Còn độ chân không phía sau ở bướm ga lớn thắng được sức căng của lò
xo, từ đó kéo màng chân không dịch chuyển sang phải. Kéo theo mâm chia điện
xoay đi một góc ngược chiều trục bộ chia điện làm tiếp điểm sớm mở lên, góc đánh
lửa sớm tăng lên.
Khi tốc độ động cơ cao bướm ga mở hoàn toàn độ chân không ở phía trước và
phía sau bướm ga cân bằng nhau, không còn sự chênh áp lớn nên không thắng được
sức căng của lò xo nên đẩy cho màng chân không dịch chuyển sang trái đồng thời
lúc này do độ chân không trên bướm ga tăng lên làm hút hai màng nhỏ về bên trái
thắng được sức căng lò xo và nén lò xo lại. Đồng thời làm cho mâm tiếp điểm quay
cùng chiều với trục bộ chia điện làm giảm góc đánh lửa sớm ở mức ổn định. Vì khi
tốc độ động cơ quá cao, góc đánh lửa quá sớm sẽ gây kích nổ làm giảm công suất
động cơ. Vậy khi tốc độ động cơ quá cao góc đánh lửa sớm giảm nhằm mục đích
ổn định công suất động cơ, giảm hiện tượng kích nổ.
4. Vẽ hoàn chỉnh lắp đặt đường ống áp thấp trên động cơ?

Hình 8. Đường ống áp thấp trên động cơ.

5. Cho biết chiều quay của rotor?


6. Giải thích chiều di chuyển (xoay) của cuộn dây cảm biến khi tải lớn?

HIỆN TƯỢNG KÍCH NỔ

1. Dấu hiệu nhận biết bên ngoài động cơ khi xảy ra kích nổ?
- Động cơ chạy giật cục, âm thanh vòng tua máy không đều
- Xung quang động cơ nóng lên và rung lắc liên tục theo tiếng nổ
- Xuất hiện tiếng gõ lách cách bất thường
1. Kích nổ và cháy sớm là gì?
Kích nổ và cháy sớm là 2 hiện tượng cháy bất thường ở động cơ xăng
- Kích nổ xuất hiện vào kì nổ, khi bugi bật tia lửa điện, nhiều tâm cháy xuất hiện cùng
lúc khiến sóng xung kích từ các tâm cháy cộng hưởng với nhau, gây ra tiếng nổ
- Cháy sớm xuất hiện khi nhiệt độ hoà khí cao hơn bình thường, khiến cho sự cháy
diễn ra trước cả khi bugi đánh lửa
2. Kích nổ xảy ra trước hay sau đánh lửa?
Kích nổ sẽ xảy ra sau đánh lửa, vì sau khi bugi đánh lửa, màn lửa trung tâm mới được
hình thành và quá trình cháy trễ mới bắt đầu, khi này nếu có một mồi lửa tại vị trí xa
bugi xuất hiện thì mới có hiện tượng kích nổ
3. Kích nổ và cháy sớm khác nhau như thế nào?
- Cháy kích nổ xảy ra sau khi bugi đánh lửa, trong khi cháy sớm xảy ra trước
Mục tiêu của việc chống kích nổ bằng việc điều chỉnh góc đánh lửa sớm?
Góc đánh lửa sớm tăng công suất và hiệu suất tiêu hao nhiên liệu nếu được điều
chỉnh hợp lý. Nếu góc đánh lửa quá sớm, một phần hoà khí trong xilanh sẽ cháy trước
khi piston lên TDC, làm tăng nhiệt độ của hoà khí và làm tăng áp suất đỉnh kì nổ, nguy
cơ gây ra hiện tượng kích nổ. điều chỉnh lại góc đánh lửa sớm sẽ giải quyết vấn đề này
Dấu hiệu nhận biết cảm biến kích nổ bị lỗi
- Động cơ bị kích nổ: ECM không có thông tin kích nổ nên không thể nhận biết hay
điều chỉnh  xảy ra hiện tượng kích nổ

KỸ THUẬT CHUẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ TỪ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA


Dựa trên tình trạng bugi
1. Tình trạng đầu bugi cho biết tình trạng hoạt động của động cơ như thế nào?
- Đầu bugi có màu vàng nâu: động cơ hoạt động bình thường, tỉ lệ hoà khí/nhiên liệu
tốt
- Đầu bi có màu đen: động cơ bị dư xăng, phần mụi than do xăng cháy thừa bám lên
điện cực làm bẩn bugi
- Đầu bugi có màu đen + khí xả có màu trắng và mùi khéc: dầu bôi trơn lọt vào buồng
cháy, có thể do xéc măng bị mòn
- Đầu bugi màu trắng: do động cơ bị quá nhiệt, có thể do hệ thống làm mát có vấn đề,
chỉ số octan quá thấp, góc đánh lửa ko phù hợp, động cơ bị thiếu xăng
2. Dùng bugi có hệ số nhiệt không phù hợp gây ra hiện tượng gì
- Khi chỉ số nhiệt quá cao, nhiệt độ bugi vẫn quá thấp gây ra chất cặn tích tụ ở đầu đánh
lửa. Chất cặn sẽ tạo thành đường rò rỉ điện, dẫn đến đánh lửa kém.
- Khi chỉ số nhiệt quá thấp, nhiệt độ bugi tăng quá cao gây nên sự đốt cháy bất thường
(đánh lửa trước). Điều này làm cho điện cực bugi bị chảy, có thể gây nghẽn pit-tông.

Dựa trên dạng sóng điện áp thứ cấp


1. Dấu hiệu nhận biết có xilanh bị mất lửa
Giá trị điện áp đánh lửa nhỏ hơn 8kV có thể kết luận xilanh bị mất lửa
2. Cách kiểm tra nhanh xilanh nào bị mất lửa
Rút dây cao áp ra khỏi nắp máy, đặt đầu dây gần với mass sau đó cho khởi động động
cơ trong vài giây. Nếu như dòng thứ cấp đủ mạnh sẽ có tia lửa phóng từ đầu dây về
mass. Phương pháp này chỉ kiểm tra được xilanh có mất lửa ở bobin hay không. còn nếu
lỗi ở bugi thì sử dụng máy chuẩn đoán để kiểm tra
3. Hiện tượng mất lửa gây ảnh hưởng đến hoạt động xử lý khí thải như thế nào
Xilanh mất lửa thì toàn bộ lượng hoà khí đi vào sẽ đi ra ngoài, lượng nhiên liệu chưa
cháy tăng vọt
4. Giải pháp tự động tìm xilanh bị mất lửa
Dựa vào hoạt động của cảm biến A/F. khi lượng lớn nhiên liệu chưa cháy đi qua cảm
biến này và giá trị này vượt mức giới hạn của một xilanh hoạt động bình thường, tín
hiệu thông báo có xilanh mất lửa gửi về ECM. ECM dựa vào tín hiệu này và tín hiệu
IGT để tính toán xem lượng nhiên liệu chưa cháy này thuộc về xilanh nào. Quá trình
tính toán phải có xem xét đến độ trễ của dòng nhiên liệu chưa cháy đi từ của thải đến
cảm biến A/F
Hệ thống đánh lửa điện dung
Sơ đồ nguyên lý

You might also like