You are on page 1of 51

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH


----o0o----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PCCC QUẢNG NINH – BOT
Sinh viên thực hiện : PATHOUMMA KEOPASEUTH
Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp K11
Ngành học : Tài chính ngân hàng
Khóa học : K 11
Giáo viên hướng dẫn : Th.s NGUYỄN THỊ THU HÀ

Quảng Ninh, tháng 05 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
----o0o----

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PCCC QUẢNG NINH – BOT
Sinh viên thực hiện : PATHOUMMA KEOPASEUTH
Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp K11
Ngành học : Tài chính ngân hàng
Khóa học : K 11
Giáo viên hướng dẫn : Th.s NGUYỄN THỊ THU HÀ

Quảng Ninh, tháng 5 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong báo cáo tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Thu
Hà, đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh,
đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh Tế, hướng dẫn em trong những năm tháng học tại
trường.
Em xin chân thành cảm ơn các cô các bác phòng Kế toán – Tài chính của Công
ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp
những thông tin có liên quan đến tài chính của công ty, cũng như đóng góp ý kiến, tạo
điều kiện cho em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Do kiến thức, khả năng lý luận và kinh nghiệm từ thực tiễn còn nhiều hạn chế
nên trong báo cáo tốt nghiệp này em còn thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn
và góp ý của quý thầy cô để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Quảng Ninh, ngày 10 tháng 05 năm 2022


SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Pathoumma KEOPASEUTH

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp này là do bản thân thực hiện có sự hỗ trợ
của giáo viên hướng dẫn và không sao chép của người khác. Các dữ liệu thứ cấp sử
dụng trong báo cáo tốt nghiệp là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này !

Quảng Ninh, ngày 10 tháng 05 năm 2022


SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Pathoumma KEOPASEUTH

ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt Nghĩa


CBCNV Cán bộ công nhân viên
PTBQ Phải thu bình quân
HTK Hàng tồn kho
LNST Lợi nhuận sau thuế
NVL Nguyên vật liệu
NN Nhà Nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
ĐKT Đăng ký thuế
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn

iii
MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC QUẢNG NINH – BOT. . .3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT
....................................................................................................................................... 3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần PCCC Quảng
Ninh – BOT................................................................................................................... 4
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT. .5
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh................................................................................8
Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN PCCC QUẢNG NINH – BOT.............................................................15
2.1. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT
..................................................................................................................................... 15
2.1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty Cổ phần PCCC
Quảng Ninh - BOT.......................................................................................................15
2.1.2.Thực trạng nguồn vốn lưu động và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của
Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT...............................................................22
2.1.3.Tình hình phân bổ và kết cấu VLĐ của Công ty.................................................24
2.1.4.Thực trạng quản trị vốn bằng tiền của Công ty...................................................26
2.1.5.Thực trạng quản trị các khoản phải thu...............................................................30
2.1.6.Thực trạng quản trị hàng tồn kho........................................................................36
2.1.7.Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLD...................................................................38
2.2. Đánh giá chung về công tác quản trị VLĐ của Công ty Cổ phần PCCC Quảng
Ninh – BOT.................................................................................................................41
2.2.1.Ưu điểm..............................................................................................................41
2.2.2. Nhược điểm........................................................................................................41
2.2.3. Nguyên nhân......................................................................................................42
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VỀ QUẢN TRỊ
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC QUẢNG NINH – BOT..........43
3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty Cổ phần
PCCC Quảng Ninh – BOT...........................................................................................43
3.2.1. Quản trị tiền mặt................................................................................................43
3.2.2. Quản trị khoản phải thu......................................................................................43
3.2.3. Quản lý hàng tồn kho.........................................................................................44
3.2.4. Tài chính ngắn hạn.............................................................................................45
KẾT LUẬN.................................................................................................................46

iv
DOANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng báo cáo tình hình tài chính của Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh -
BOt Năm 2019-2020......................................................................................................8
Bảng 1.2. Kết quả hoạt động của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm
2018 – 2020.................................................................................................................13
Bảng 2.1.Cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh - BOT năm 2018 –
2020............................................................................................................................. 16
Bảng 2.2.Cơ cấu nguồn vốn của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm
2018 - 2020.................................................................................................................. 19
Bảng 2.3.Nguồn hình thành vốn lưu động của của Công ty Cổ phần PCCC Quảng
Ninh – BOT từ năm 2018-2020...................................................................................21
Bảng 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm
2018-2020.................................................................................................................... 23
Bảng 2.5.Cơ cấu vốn lưu động của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm
2018 – 2020.................................................................................................................25
Bảng 2.6.Kết cấu vốn bằng tiền của công ty cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ
năm 2018 – 2020.........................................................................................................27
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty Cổ phần PCCC
Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 – 2020.....................................................................29
Bảng 2.8.Kết cấu các khoản phải thu của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT
từ năm 2018 – 2020.....................................................................................................31
Bảng 2.9. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu bình quân của công ty Cổ phần
PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 – 2020..........................................................33
Bảng 2.10.Bảng các khoản phải thu, các khoản phải trả của công ty Cổ Phần PCCC
Quảng Ninh – BOT......................................................................................................35
Bảng 2.11: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho của Công
ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh - BOT.........................................................................37
Bảng 2.12.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh - BOT...............................................................39

v
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội cũng như tạo ra không
ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, các doanh nghiệp muốn hoạt động đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh, vốn là yếu tố cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động
kinh tế của bất kì chủ thể nào.
Với nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều phải chịu trách
nhiệm với từng đồng vốn của mình, vì nó ảnh hưởng đến sự sống còn của chính doanh
nghiệp. Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp về thị
trường, đối thủ cạnh tranh, về sự biến động của chính nền kinh tế. Muốn tồn tại và
phát triển được trong điều kiện đó, các doanh nghiệp phải tìm cách huy động và tính
toán sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất. Đây là việc làm cần thiết, quan trọng và
có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp và với cả nền kinh tế. Tuy nhiên, trong
điều kiện nền kinh tế hạn hẹp về nguồn lực, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khốc
liệt, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn, đặc biệt là vốn lưu
động trong sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp ở giai đoạn hiện nay là bài
toán cần có lời giải đối với mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên và qua nghiên cứu tình hình thực tế
tại Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh - BOT, em nhận thấy cần thiết phải hoàn thiện
hơn công tác quản trị VLĐ nhằm giúp Công ty xây dựng được chiến lược phát triển
lâu dài, ngày càng lớn mạnh hơn .
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công
ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT, em quyết định chọn đề tài:
“ Giải pháp tăng cường quản trị Vốn lưu động tại công ty Cổ phần PCCC Quảng
Ninh – BOT”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến vốn lưu động và quản trị vốn
lưu động.
- Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần PCCC Quảng
Ninh và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản trị vốn lưu động của Công
ty.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty PCCC
Quảng Ninh trong thời gian tới.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Vốn lưu động và giải pháp tăng cường quản trị Vốn lưu động tại công ty Cổ phần
PCCC Quảng Ninh – BOT
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu quá khứ và hiẹn tại của Công
ty thông qua các báo cáo tài chính, các sổ sách, chứng từ khác tại công ty.

1
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu thu thập được từ công ty, áp dụng các công
thức tính, các chỉ số có sẵn để tính ra được các chỉ số tài chính của công ty. Sau đó liên
hệ với tình hình hoạt động kin doanh của công ty qua các năm để đánh giá.
5. Phạm vi nghiên cứu
Quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT
6. Kết cấu :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
 Chương 1 :Giới thiệu về công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT
 Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động ở Công ty Cổ phần PCCC
Quảng Ninh – BOT
 Chương 3: Một số đề xuất nhằm phục vụ hạn chế về quản trị vốn lưu
động tại Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT.

2
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC QUẢNG NINH
– BOT
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh
– BOT
Tên quốc tế: FIRE FINGTING QUANH NINH-BOT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: QN-BOT JSC
Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ phần Phòng cháy chữa cháy Quảng Ninh - BOT
Địa chỉ: Số 33 Đường Đặng Bá Hát, Tổ 3, Khu 1, Phường Hồng Gai, Thành phố Hạ
Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
Mã số thuế: 5701785429
Người đại diện: VŨ TUẤN SẮC (sinh năm 1975- Thái Bình)
Điện thoại: 02033821638
Ngày hoạt động: 24/11/2015
Quản lý bởi: Chi cục thuế thành phố Hạ Long
Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN
Tình trạng: đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Công ty Cổ phần Phòng cháy chữa cháy Quảng Ninh - BOT áp dụng theo hình
thức sở hữu tư nhân là Công ty Cổ phần; được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh
doanh số 5701785429.
Thành lập ngày 24/11/2015, do Chi cục Thành phố Hạ Long cấp phép, là doanh
nghiệp hạch toán độc lập.
Tháng 5/2016: Công ty tổ chức và mở thêm dịch vụ Bán buôn vật liệu, thiết bị
lắp đặt khác trong xây dựng hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị
trường Việt Nam.
Tháng 10/2018: Công ty ký kết được nhiều hợp đồng lớn làm về dịch vụ Lắp
đặt hệ thống điện như: Công ty TNHH đầu tư TH Hưng Phát, công ty TNHH HIGH
One Tech...
Năm 2019: Công ty dần có vị thế trong lòng khách hàng, được nhiều đối tác và
Khách hàng tin tưởng. Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới là lắp đặt hệ
thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo động chống trộm.
Khi mới thành lập, công ty chủ yếu phân phối cho các công ty nhỏ lẻ trên địa
bàn Quảng Ninh. Nhưng theo thời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ lãnh đạo,
nhân viên, thị trường của công ty ngày càng được mở rộng ra các khu vực khác toàn
miền Bắc.
Hiện nay, công ty đã phân phối sản phẩm của mình trên khắp cả nước, nhiều thị
trường lớn và đầy tiềm năng như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh,.. Là những tỉnh có
quy mô rộng lớn và tập trung rất nhiều khu công nghiệp, đầy tiềm năng phát triển.
Công ty luôn xác định vấn đề giữ vững thị trường là vấn đề sống còn, đảm bảo sự tồn
tại và phát triền của công ty.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần PCCC
Quảng Ninh – BOT

3
* Chức năng nhiệm vụ của công ty
+ Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT là thi công xây dựng, giám sát
công tác xây dựng công trình và giám sát lắp đặt thiết bị công trình.
+ Công ty còn có chức năng hợp tác đầu tư với các công ty khác nhằm mở rộng
thị trường, phát huy một cách tối ưu hiệu quả kinh doanh nhằm hướng tới mục đến cao
nhất là lợi nhuận công ty.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong công ty, từ đó đóng
góp cho nguồn ngân sách nhà nước,
+ Chức năng tạo mối liên hệ với người tiêu dùng thông qua kinh doanh trực
tiếp, tạo mối liên hệ với các đối tác uy tín tăng hiệu quả làm việc công ty.
* Nhiệm vụ của công ty
Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký trong giấy
đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tạo nguồn vốn để hoạt động sản
xuất kinh doanh
+ Xây dựng các kế hoạch, chính sách của công ty theo chiến lược lâu dài và
định hướng hằng năm, hằng quý của công ty.
+ Mở rộng liên kết với các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước
nhằm tăng cường hợp tác quốc tế.
+ Thực hiện các chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật cũng
như nội quy công ty như đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, hỗ
trợ các chính sách xã hội đúng đắn và kịp thời như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các biện pháp về an
toàn vệ sinh lao động…
+ Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật như kê khai
thuế, nộp thuế,.
+ Không ngừng đổi mới phương thức sản xuất và trang thiết bị sản xuất, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, đem lại hiệu quả
kinh doanh cao.
* Lĩnh vực hoạt động của Công ty
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh số 5701785429 nghành nghề kinh doanh của
công ty bao gồm:
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
- Khai thác, xử lý và cung cấp nước
- Xây dựng nhà để ở
- Xây dựng nhà không để ở
- Xây dựng công trình điện
- Xây dựng công trình cấp, thoát nước
- Xây dựng công trình công ích khác
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Bán buôn thực phẩm
4
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
- Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Cho thuê xe có động cơ
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
- Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn.
Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh - BOT đã đăng ký rất nhiều ngành nghề
kinh doanh khác nhau, để tiện cho việc mở rộng các lĩnh vực kinh doanh sau này.
Nhưng thực tế hiện nay công ty chỉ tập trung vào bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và
các sản phẩm liên quan.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh –
BOT
* Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

*TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CÔNG TY


1. Chủ tịch/Giám đốc
2. Giám đốc:
- Giám đốc Công ty
- Phó Giám đốc kỹ thuật
- Phó Giám đốc Kinh doanh

5
3. Phòng QL nghiệp vụ:
- Phòng Kỹ thuật
- Phòng Tổ chức lao động – hành chính
- Phòng Kế toán - tài chính
- Phòng Kế hoạch
- Phòng Kinh doanh (Xuất nhập khẩu & tổng hợp)
5. Phân xưởng:
- Đội phân xưởng phòng
- Đội phân xưởng chế tạo
*Chức năng của các phòng ban.
Giám đốc: Là người đứng đầu, có quyền quản lý cao nhất, có quyền quyết định, chỉ
đạo trực tiếp các phương án kinh doanh của công ty. Là người đại diện theo pháp luật
của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều hành các hoạt động hàng ngày của
công ty cũng như thực hiện các nghĩa vụ và quyền được giao, có quyền miễn nhiệm,
bổ nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty đồng thời giám đốc có trách
nhiệm đối với đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp việc, điều hành công ty theo sự phân công
và ủy quyền của giám đốc trong công tác hành chính, quản trị, phải chịu trách nhiệm
về nhiệm vụ được giao. Đồng thời, có nhiệm vụ tham mưu giám đốc trong việc điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đưa ra các chiến lược định hướng
kinh doanh cho giám đốc.
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc giám đốc trong công tác điều hành sản
xuất nhân sự, phân công và theo dõi, giám sát và chỉ đạo quá trình sản xuất trong nội
bộ của công ty, tham mưu cho giám đốc về định hướng phát triển kỹ thuật.
Phòng kế hoạch: là bộ phận trực thuộc giám đốc với các chức năng tham mưu cho
giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
cung ứng đầu vào, quản lý kho nguyên liệu, lập kế hoạch phân phối thành phẩm từ
xưởng sản xuất đến kho hoặc đến tay đối tác, điều tra nghiên cứu thị trường, chọn lựa
thị trường mục tiêu, tìm đối tác mới, dần dần xây dựng và định hướng mở rộng thị
phần và danh mục đầu tư cho công ty.
Phòng kinh doanh: là bộ phận có trọng trách đảm nhiệm nhiệm vụ kinh doanh và
phân phối sản phẩm của công ty, thực hiện chiến lược kinh doanh để ra và đem lại
doanh thu cho doanh nghiệp. Bộ phận này có 2 nhiệm vụ chính đó là đảm nhiệm phát
triển kinh doanh trong nước và ngoài nước.
Phòng kỹ thuật: Quản lý công tác bảo hành sản phẩm cho khách hàng, phối hợp
với các phòng ban khác để nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc khách hàng. Chủ yếu
là lắp đặt kiểm tra các sản phẩm liên hệ với khách hàng giải đáp các thắc mắc liên
quan tới việc sử dụng sản phẩm cũng như việc sửa chữa sản phẩm khi có trục trặc về
kỹ thuật. Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và
công tác bảo hiểm cho phương tiện, thiết bị. Tham mưu công tác điều động các
phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các đơn vị trong công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các

6
đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tư thiết bị như lập báo cáo quyết toán
máy, vật tư, nhiên liệu...
Phòng tổ chức lao động - hành chính: là bộ phận trực thuộc giám đốc, có chức
năng tham mưu giúp giám đốc về mặt tổ chức nhân sự, đào tạo nguồn nhân lực, tuyển
dụng các ứng viên tiềm năng các chức vụ trong công ty, phân phối thu nhập, chính
sách chế độ đảm bảo đám ứng đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra còn thực hiện công tác
hành chính, bảo vệ, lễ tân, phục vụ chung giúp quá trình hình thành của công ty được
thông suốt và không bị chồng chéo.
Phòng kế toán tài chính: là bộ phận trực thuộc giám đốc với chức năng giúp
giám đốc thực hiện tốt các công tác kế toán tài chính, quản lý kế toán tài chính, quản lý
kế toán, hoạch toán, thống kê và báo cáo theo quy định của nhà nước, tuân thủ đầy đủ
các yêu cầu của pháp luật để đảm bảo minh bạch và khách quan.
Phòng phân xưởng cơ khí áp lực: là phân xưởng chủ lực của công ty , đảm nhận
công việc chế tạo các loại bình sinh khí, các loại nội hơi, bình chịu áp lực, sản phẩm
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đạt tiêu chí chất lượng và đạt đúng yêu cầu của khách
hàng.
Phân xưởng sữa chữa: là phân xưởng đảm nhận nhiệm vụ chế tạo các loại kết cấu
thép, thực hiện lắp đặt các dây chuyển thiết bị, nồi hơi theo đơn vị đặt hàng sữa chữa
thiết bị máy móc. Đáp ứng khả năng sửa chữa các thiết bị máy móc có hàm lượng
khoa học cao của các ND trong ngành hoặc ngoài ngành, là đơn vị có nghiệm vụ lắp
đặt các dây truyền và sản phẩm của công ty sản xuất ra. 
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh
- Phân tích bảng cân đối kế toán
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Bảng 1.1: Bảng báo cáo tình hình tài chính của Công ty Cổ phần PCCC Quảng
Ninh - BOT Năm 2019-2020
Đơn vị tính: VNĐ
Mã Thuyế
CHỈ TIÊU 2020 2019 2018
số t minh
1 2 3 4 5 6
TÀI SẢN

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.01 140,173,891 381,715,954 2,243,743,687

II. Đầu tư tài chính 120 V.02 0 0 0

1. Chứng khoán kinh doanh 121 0 0 0

2. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 122 0 0 0

3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 123 0 0 0

7
4. Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (*) 124 0 0 0

III. Các khoản phải thu 130 V.03 14,142,006,747 7,960,496,297 6,837,768,210

1. Phải thu của khách hang 131 10,071,874,624 2,904,676,829 6,057,529,210

2. Trả trước cho người bán 132 3,816,872,598 2,716,819,468 780,239,000

3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 133 0 0 0

4. Phải thu khác 134 253,259,525 2,339,000,000 0

5. Tài sản thiếu chờ xử lý 135 0 0 0

6. Dự phòng phải thu khó đòi (*) 136 0 0 0

IV. Hàng tồn kho 140 V.04 10,160,653,702 3,799,649,272 723,422,768


1. Hàng tồn kho 141 10,160,653,702 3,799,649,272 723,422,768

2. Dự phòng giảm giả hàng tồn kho (*) 142 0 0 0

V. Tài sản cố định 150 V.05 780,183,392 1,464,112,458 733,377,911

- Nguyên giá 151 998,858,014 1,718,332,291 831,599,927

- Giá trị hao mòn lũy kế 152 -218,674,622 -254,219,833 -98,222,016

VI. Bất động sản đầu tư 160 V.06 0 0 0

- Nguyên giá 161 0 0 0

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 162 0 0 0

VII. XDCB dở dang 170 V.07 0 2,107,909,090 0

VIII. Tài sản khác 180 V.08 374,223,217 637,909,939 197,803,820

1. Thuế GTGT được khấu trừ 181 277,224,591 602,810,571 0

2. Tài sản khác 182 96,998,626 35,099,368 197,803,820

TỔNG CỘNG TÀI SẢN


(200=110+120+130+140+150+160+170 200 25,597,240,949 16,351,793,010 10,736,116,396
+180)

NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả 300 13,314,587,382 13,482,733,215 7,831,105,599

1. Phải trả người bán 311 V.09.a 2,429,158,035 759,899,840 5,482,366,728

2. Người mua trả tiền trước 312 V.09.b 2,282,905,082 4,562,754,388 1,086,754,388

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 V.10 0 0 13,214,496

8
4. Phải trả người lao động 314 0 0 0

5. Phải trả khác 315 V.09.c 1,199,234,687 75,829,987 157,269,987

6. Vay và nợ thuê tài chính 316 V.11 7,403,289,578 8,084,249,000 1,091,500,000

7. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 317 0 0 0

8. Dự phòng phải trả 318 V.12 0 0 0

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 319 0 0 0

10. Quỹ phát triển khoa học và công


320 0 0 0
nghệ

II. Vốn chủ sở hữu 400 V.13 12,282,653,567 2,869,059,795 2,905,010,797

1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 15,646,000,000 3,800,000,000 3,800,000,000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 0

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 0

4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0 0

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0 0

6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 0 0 0

7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 -3,363,346,433 -930,940,205 -894,989,203

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN


500 25,597,240,949 16,351,793,010 10,736,116,396
(500=300+400)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh - BOT)


Nhận xét:
 Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp qua 2 năm:
 Tình hình biến động về tài sản:
Qua bảng báo cáo tình hình tài chính trên, ta nhận thấy tổng tài sản của công ty
năm 2020 tăng so với năm 2019 là 9,245,447,939 đồng, tức là tăng 56.54%. Tổng tài
sản năm 2019 tăng so với năm 2018 là 5,615,676,614 đồng, tức là 52,31%. Trong đó:
- Tài tài sản ngắn hạn: Năm 2020 so với năm 2019 tăng 12,037,286,095 đồng,
tức là 94.19 %. Năm 2019 so với năm 2018 tăng 2.777.032.977 đồng, tức là 27.76%.
Nguyên nhân của sự biến động này là do:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2019 chỉ tiêu này giảm 241,542,063
đồng với tỷ lệ 63.28% so với năm 2019. Năm 2019 so với 2018 giảm 1,862,927,733
đồng với tỷ lệ 82.99%. Việc này cho thấy Công ty đang không có dòng tiền mạnh mẽ,
không có tính thanh khoản, chưa sẵn sàng trước những biến cố có thể xảy ra.

9
+ Các khoản phải thu: Năm 2020 so với năm 2019 tăng 6,837,768,210 đồng với
tỷ lệ 68.36%. Năm 2019 so với năm 2018 tăng 6,181,510,450 đồng với tỷ lệ 77.65%
do khoản phải thu khách hàng tăng, có khoản phải trả trước cho người bán và khoản
phải thu khác nhiều.
+ Hàng tồn kho: Năm 2020 so với năm 2019 tăng 6,361,004,430 đồng với tỷ lệ
167.41%. Năm 2019 so với 2018 tăng 3,076,226,504 đồng với tỷ lệ 425.23%. Nguyên
nhân do ảnh hưởng của covid-19 nên bị tồn kho nhiều.
- Tài sản dài hạn: Năm 2020 so với năm 2019 giảm 2,791,838,156 đồng với tỷ lệ
78.16%. Nguyên nhân là do bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn và tài sản dài
hạn khác giảm. Năm 2019 so với năm 2018 tăng 2,838,643,637 đồng với tỷ lệ
2,838,643,637 đồng với tỷ lệ 387.06%.
- Tài sản khác: Năm 2020 so với năm 2019 giảm 263,686,772 đồng với tỷ lệ
41.34%. Năm 2019 so với 2018 tăng 440,106,119 đồng với tỷ lệ 222.50%.
 Tình hình biến động về nguồn vốn:
Nguồn vốn công ty năm 2020 tăng so với năm 2019 là 9,245,447,939 đồng,
tương ứng mức tăng 56.54%. Năm 2019 so với năm 2018 là 5,615,676,614 đồng với tỷ
lệ 52.31%. Trong đó:
- Nợ phải trả: Năm 2020 giảm so với năm 2019 là 168.145.833 đồng vói tỷ lệ
1.25%. Năm 2019 so với năm 2018 tăng là 5,651,627,616 đồng với tỷ đồng 72.71%.
Nguyên tăng do khoản phải trả cho người bán, phải trả khác và vay nợ thuê tài chính
tăng.
- Vốn chủ sở hữu: Năm 2020 so với năm 2019 tăng lên là 9,413,593,722 đồng
với tỷ lệ 328.11 %. Năm 2019 so với năm 2018 giảm 35,951,002 đồng vói tỷ lệ 1.24%.
VCSH tăng đồng nghĩa với số lượng vốn đóng góp tăng, điều này phản ánh tốc độ phát
triển, thu lợi của doanh nghiệp.
- Phân tích báo cáo kết quản hoạt động

10
Năm 2019 so Năm 2018 so với Năm 2018 so
Năm 2019 so với
với năm năm 2019 với năm
Chỉ tiêu Năm 2020(1) Năm 2019(2) Năm 2018(3) năm 2020
2020 2019
Chêch lệch Tỷ lệ% Chêch lệch Tỷ lệ%

1.Doanh thu thuần. 15,310,625,031 1,958,934,332 7,492,680,118 13,351,690,699 87% -5,533,745,786 -74%

2.Giá vốn hàng bán.


14,420,108,748 3,440,110,469 7,440,680,118 10,979,998,279 76% -4,000,569,649 -54%

3.Lợi nhuận gộp. 890,516,251 922,669,083 52,382,091 -32,152,832 -4% 870,286,992 1661%

4.DT HĐTC 80,181 28,170 39,984 52,011 65% -11,814 -30%

5.CP TC 1,127,108,780 275,241,983 95,048,354 851,866,797 76% 180,193,629 190%

6.Chi phí QLKD 950,201,775 376,976,908 500,356,725 573,224,867 60% -123,379,817 -25%

7.Lợi nhuận từ HĐKD -1,187,249,703 48,650,638 -542,983,004 -1,235,900,341 104% 591,633,642 -109%

8.Lợi nhuận trước thuế -2,195,810,997 -545,224,176 -34,813,098 -1,650,586,821 75% -510,411,078 1466%

Bảng 1.2. Kết quả hoạt động của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 – 2020

13
Qua bảng 1.1 ta thấy:
- Doanh thu thuần: Năm 2019 giảm 5,533,745,786 đồng tương ứng 74% so với
năm 2018 là doanh thu thuần giảm là do sản lượng giảm. Đến năm 2020 tăng tăng
13,351,690,699 đồng tương ứng 87% tương ứng so với năm 2019 do sản lượng tiêu
thụ hàng hóa tăng lên do năm 2020 công ty tìm kiếm được thêm khách hàng tiêu thụ
mới, do đó sản lượng tiêu thụ tăng hơn năm 2019, doanh thu thuần năm 2020 tăng hơn
so với 2019. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy tình hình kinh doanh của công
ty đang ở mức ổn định.
- Giá vốn hàng bán: Năm 2019 giảm 4,000,569,649 đồng tương ứng 54% so với
2018. Giá vốn hàng bán năm 2020 so với 2019 tăng 10,979,998,279 đồng tương ứng
76% do sản lượng tiêu thụ năm 2020 tăng nhiều hơn so với 2019. Tuy nhiên, tốc độ
tăng giá vốn hàng bán của doanh nghiệp năm 2020 chậm hơn tốc độ tăng doanh thu
năm 2020 cho thấy trong năm Công ty đã thực hiện tốt việc quản lý giá thành làm cho
tốc độ tăng giá vốn nhỏ hơn tốc độ giảm doanh thu làm tăng lợi nhuận gộp của Công
ty năm 2020. Điều này cho thấy những dấu hiệu tốt trong việc quản lý giá thành và
giảm giá thành sản xuất của Công ty.
- Lợi nhuận gộp: Năm 2019 so với năm 2018 giảm 4.000,569,649 đồng tương
ứng 4% do doanh thu và giá vốn hàng bán giảm. Năm 2020 so với 2019 tăng
10,979,998,279 đồng tương ứng 75%. Nguyên nhân tăng mạnh so sự tăng mạnh của
doanh thu và giá vốn hàng bán, thêm vào đó công ty không có các khoản giảm trừ
doanh thu do vậy lợi nhuận gộp của công ty tăng. Điều này cho thấy năm 2020 việc
kinh doanh của công ty khá khả quan.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2019 so với năm 2018 giảm 11,814 đồng
tương ứng 30%. Năm 2020 so với năm 2019 tăng 52,011 đồng tương ứng 65%.
Nguyên nhân tăng là do thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi tỷ giá hối đoái và lãi cho vay vốn
các công ty khác tăng.
- Chi phí tài chính của công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng 180,193,629
đồng tương ứng 190%. Năm 2020 so với năm 2019 tăng 851,866,797 đồng tương ứng
76%. Nguyên nhân tăng có thể do công ty đã tăng vay từ các ngân hang.
- Chi phí quản lý kinh doanh: Năm 2019 so với 2018 giảm 123,379,817 đồng
tương ứng 25%. Năm 2020 so với 2019 tăng 573,224,867 đồng tương ứng 60% do
trong năm Công ty đầu tư thay đổi mới đồ dùng văn phòng, khoản chi phí dịch vụ mua
ngoài tăng lên. Tuy vâỵ, việc tăng chi phí quản lý kinh doanh như vậy doanh nghiệp
cần phải xem xét và có những biện pháp quản lý tốt hơn để giảm chi phí quản lý tiết
kiệm chi phí cho công ty và làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
-Lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm từ năm 2018 đến 2020 đều âm là do
tốc độ tăng của giá vốn hàng bán và tổng chi phí gộp, từ đó dẫn đến lợi nhuận trước
thuế thu nhập doanh nghiệp đều âm. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí của
doanh nghiệp đạt hiệu quả không tốt.

14
Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC QUẢNG NINH – BOT
2.1. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh –
BOT
2.1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty Cổ phần PCCC
Quảng Ninh - BOT.
 Về cơ cấu tài sản:

15
Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch cơ cấu
Chỉ tiêu
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) ST(2020-2019) TL(%) TT(%) ST(2019-2018) TL(%) TT(%)
A.TSNH 24,817,057,557 96.95 12,779,771,462 78.16 10,002,738,485 93.17 12,037,286,095 94.19 18.80 2,777,032,977 27.76 -15.01
I. Tiền và các khoảng
140,173,891 0.56 2.99 2,243,743,687 22.43 -241,542,063 -63.28 -2.42 -1,862,027,733 -82.99 -19.44
tiền tương đương 381,715,954
II.Đầu tư tài chính
- - - - -
ngắn hạn
III.Các khoản phải
14,142,006,747 56.99 62.29 68.36 6,181,510,450 77.65 -5.30 1,122,728,087 16.42 -6.07
thu ngắn hạn 7,960,496,297 6,837,768,210
IV.Hàng tồn kho 10,160,653,702 40.94 3,799,649,272 29.73 723,422,768 7.23 6,361,004,430 167.41 11.21 3,076,226,504 425.23 22.50
V.TSLĐ khác 374,223,217 1.51 637,909,939 4.99 197,803,820 1.98 -263,686,722 -41.34 -3.48 440,106,119 222.50 3.01
B.TSDH 780,183,392 3.05 3,572,021,548 21.84 733,377,911 6.83 -2,791,838,156 -78.16 -18.80 2,838,643,637 387.06 15.01
I.Các khoản phải thu
- - -
dài hạn
II.TSCĐ 780,183,392 100 1,464,112,458 40.99 733,377,911 100 - 683,929,066 -46.71 59.01 730,734,547 99.64 -59.01
III.Bất động sản đầu
- - - - -

IV.Tài sản dở dang
- 59.01 - -2,107,909,090 -100 -59.01 2,107,909,090 59.01
dài hạn 2,107,909,090
V.TSDH khác - -

Tổng cộng tài sản 25,597,240,949 100 16,351,793,010 100 10,736,116,396 100 9,245,447,939 56.54 0 5,615,676,614 52.31 0
Bảng 2.1.Cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh - BOT năm 2018 – 2020

16
Tổng tài sản của Công ty đang có xu hướng giảm từ năm 2019 so với năm 2018
nhưng đến năm 2020 lại có xu hướng tăng so với năm 2019. Cơ cấu tài sản biến động
theo chiều hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2020 so năm 2019 và có xu
hướng giảm năm 2019 so với năm 2018. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động
này, ta sẽ đi xem xét cụ thể hơn.
Trong cơ cấu TSNH:
Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2018 là 10,002,738,485 đồng (chiếm TT
93.17%); năm 2019 là 12,779,771,462 đồng (chiếm TT 78.16%); năm 2020 là
24,817,057,557 đồng (chiếm TT 96.95%). Trong cơ cấu TSNH qua các năm, tỷ trọng
các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện có xu hướng giảm xuống.
Trong đó chủ yếu là tăng các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng. Tỷ trọng khoản
phải thu ngắn hạn khách hàng năm 2018 là 68,36%, năm 2019 là 62,92%, năm 2020 là
56,99%. Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng luôn ở mức cao là do Công ty đang
áp dụng chính sách cho phép khách hàng trả chậm nhằm thu hút thêm khách hàng mới
và giữ chân những khách hàng truyền thống. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao, từ
năm 2018 – 2020 tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên từ 7,23% (năm 2018),lên 29,73%
(năm 2019) và 40,94% (năm 2020). Kết hợp với thuyết minh báo cáo tài chính hàng
tồn kho tăng chủ yếu do Nguyên liệu, vật liệu giảm xuống. Tỷ trọng tiền và các khoản
tương đương tiền năm 2018 (22,43%) tăng so với năm 2019 (2,99%), đến năm 2020
giảm xuống còn 0,56%). Khoản tiền và các khoản tương đương tiền chỉ có tiền (trong
đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) chiếm tỷ trọng 100% trong Tiền và các khoản
tương đương tiền.
Trong cơ cấu TSDH:
Tài sản dài hạn của Công ty năm 2020 là 780,183,392 đồng với tỷ trọng 3.05%,
năm 2019 là 3,572,021,548 đồng với tỷ trọng 21.84%, năm 2018 là 733,377,911 đồng
với tỷ trọng 6.83%. Tỷ trọng TSDH giảm là do tài sản cố định của Công ty giảm
xuống chủ yếu do khấu hao lũy kế của tài sản cố định hữu hình. Tỷ trọng TSCĐ tăng
từ năm 2018-2020, cụ thể tỷ trọng năm 2018 là 100%, đến năm 2019 giảm 40.99%,
nhưng sang năm 2020 tăng lên 100%.
 Xét sự biến động của Tài sản:
Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2019 so với 2018 tăng 12,779,771,462
đồng (chiếm 94.18%) chủ yếu là do tiền và các khoảng tương đương tiền năm 2020 so
với năm 2019 tăng 2,777,032,977 đồng (chiếm 23.07 %) chủ yếu là do tiền và các
khoảng tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 là 14,142,006,747
đồng tăng .
Xem xét Các khoản phải thu ngắn hạn, từ năm 2018 -2020, các khoản phải thu
ngắn hạn tăng năm 2019 so với 2018 là 1,122,728,087 đồng (tỷ lệ tăng 18.16%), năm
2020 so với năm 2019 là 6,181,510,450 đồng (tỷ lệ tăng 77.65%). Sự biến động của
Các khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu do Phải thu ngắn hạn khách hàng và phải thu
khác thay đổi.

17
Xét về TSDH, TSCĐ năm 2019 so với 2018 tăng 703,734,547 đồng (tỷ lệ tăng
99.64%), năm 2020 so với năm 2020 TSCĐ giảm 683,929,066 đồng (tương ứng tỷ lệ
46.71%). TSCĐ giảm do giá trị hao mòn lũy kế.

18
Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch cơ cấu
Chỉ tiêu TT(% TT(% TT(% ST(2020- TL(% TT(% ST(2020- TL(% TT(
Số tiền Số tiền Số tiền
) ) ) 2019) ) ) 2019) ) %)

A.Nợ
phải trả 13,482,733,21 - - 5,651,627,6
52.02 82.45 72.94 -1.25 72.17 9.51
13,314,587,382 5 7,831,105,599 168,145,833 30.44 16

I. Nợ
13,482,733,21 - 5,651,627,6
ngắn hạn 100 82 7,831,105,599 72.92 -1.25 17.55 72.17 9.53
13,314,587,382 5 168,145,833 16
II.Nợ dài
- - - - - 0 0
hạn
B.Vốn
chủ sở 9,413,593,7 328.1 -
47.98 17.55 27.06 30.44 -35,951,002 -1.24
hữu 12,282,653,567 2,869,059,795 2,905,010,797 72 1 9.51
1.Vốn
9,413,593,7 328.1 -
chủ sở 12,282,653,567 47.98 2,869,059,795 17.55 2,905,010,797 27.06 30.43 -35,951,002 -1.24
72 1 9.51
hữu
Tổng
nguồn 16,351,793,01 10,736,116,39 9,245,447,9 5,615,676,6
100 100 100 56.54 0 52.31 0
vốn 25,597,240,949 0 6 39 14
Bảng 2.2.Cơ cấu nguồn vốn của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 - 2020

19
Từ năm 2018-2020, Nguồn vốn của công ty cũng như tài sản tăng lên.
Trong cơ cấu Nợ phải trả:
Xem xét bảng phân tích ta thấy, trong cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả của Công ty
có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao từ năm 2018 so với năm 2019 nhưng đến năm
2020 giảm xuống. Năm 2018, tỷ trọng Nợ phải trả là 72.92%, năm 2019 là 82,45%,
năm 2020 là 52.02%. Cho thấy công ty chủ yếu tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh
bằng NPT với tỷ trọng trên 52%, tình hình tài chính của công ty vẫn phụ thuộc nhiều
vào bên ngoài, mức độ độc lập tự chủ về tài chính chưa cao.
Trong Nợ phải trả, từ năm 2018 -2020, tỷ trọng Nợ ngắn hạn tăng lên từ 72.98%
năm 2018, năm 2019 là 82%, năm 2020 là 100%, tuy nhiên nợ ngắn hạn chiếm đại đa
số trong nợ phải trả .Đây là những khoản vốn mà công ty có thể huy động với chi phí
phù hợp với tình hình tài chính của mình do vậy điều này là cần thiết và rất hữu ích đối
với công ty. Tuy nhiên, công ty cũng cần quan tâm đến thời hạn hoàn trả để có thể
chuẩn bị thanh toán chu đáo. Các khoản mục còn lại trong nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng
không cao. .
Từ năm 2018-2020, nguồn vốn của Công ty liên tục tăng, cuối năm 2020, nguồn
vốn của Công ty tăng 9,245,447,939 đồng (tăng 56.45%) so với cuối năm 2019.
Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2020 tăng chủ yếu do hầu hết các khoản mục nợ
ngắn hạn tăng so với năm 2019. Cụ thể, phải trả người bán tăng, người mua trả tiền
trước tăng lên,vay và nợ thuê tài chính và phải trả ngắn hạn khác tăng.
Vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2020 đạt 1,228,653,567 đồng, chiếm tỷ
trọng 47.98% trong tổng nguồn vốn và đang có xu hướng tăng lên cho thấy tính tự chủ
về vốn của doanh nghiệp tăng lên. Vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng lên 9,413,593,772
đồng (tương ứng tăng 328.11%) so với năm 2019.
 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Tuỳ theo từng doanh nghiệp khác nhau, từng giai đoạn phát triển khác nhau của
doanh nghiệp mà cách phối hợp các nguồn tài trợ để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động là
khác nhau. Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng nguồn vốn lưu động của công ty,
và sự hợp lý trong mô hình tài trợ VLĐ của công ty, ta sẽ phân loại nguồn hình thành
VLĐ trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. Theo căn cứ này, VLĐ
của công ty được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên và
nguồn vốn thường xuyên.
Nguồn vốn thường xuyên = VCSH + NDH
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động (TSNH) – Nợ ngắn hạn

20
Chêch lệch
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 ST(2019-
ST(2020-2019) TL(%) 2018) TL(%)

10,002,738,48
TSNH 24,817,057,557 12,779,771,462 5 12,037,286,095 94.19 2,777,032,977 27.76

TSDH 780,183,392 3,572,021,548 733,377,911 (2,791,838,156) -78.16 2,838,643,637 387.06

Nợ ngắn hạn 13,314,587,382 13,482,733,215 7,831,105,599 (168,145,833) -1.25 5,651,627,616 72.17


Nợ dài hạn - -

VCSH 12,282,653,567 2,869,059,795 2,905,010,797 9,413,593,772 328.11 (35,951,002) -1.24


Nguồn vốn thường
xuyên 12,282,653,567 2,869,059,795 2,905,010,797 9,413,593,772 328.11 (35,951,002) -1.24
Nguồn vốn lưu
động thường xuyên 11,502,470,157 -702,961,753 2,171,632,886 12,205,431,928 -1736.29 2,874,594,639 -132.37

Bảng 2.3.Nguồn hình thành vốn lưu động của của Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018-2020

21
Qua Bảng 2.3 ta thấy, NWC năm 2020 và năm 2018 đều dương lần lượt là
11,502,470,157 đồng, 2,171,632,886 đồng điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang
lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nhờ thế mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi
tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn. Giúp hoạt động sản xuất diễn ra
bình thường. Còn NCW năm 2019 là âm 702,961,753 đồng điều này chứng tỏ tài snar
ngắn hạn nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
không có khả năng trả nợ và rất dễ đến tình huống phá sản.
Việc sử dụng mô hình tài trợ này khiến cho DN phải sử dụng nhiều khoảng vay
trung và dài hạn nên doanh nghiệp phải chịu chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
Về mặt chi phí sử dụng vốn, tài trợ dài hạn thường xuyên có chi phí sử dụng cao hơn,
lãi suất cũng cao hơn, đôi khi cả trong lúc không có nhu cầu thật sự. Vì vậy, công ty
cần phải xác định chính xác nguồn vốn lưu động thường xuyên để lựa chọn mô hình
tài trợ cho phù hợp với mục tiêu phát triển chung mà doanh nghiệp đã đề ra.
2.1.2.Thực trạng nguồn vốn lưu động và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của
Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT

22
Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Chêch lệch 2020 Chêch lệch 2019
TT(%
Chỉ tiêu ST TT(%) ST TT(%) ST ) ST TL(%) ST TL(%)
14,142,006,74 6,837,768,21
100
I.Các khoản phải thu 7 7,960,496,297 100 0 100 6,181,510,450 77.65 1,122,728,087 16.42
10,071,874,62 6,057,529,21
1. Phải thu của khách hang 4 71.22 2,904,676,829 36.49 0 88.59 7,167,197,795 246.75 -3,152,852,381 -52.05
248.2
2. Trả trước cho người bán 3,816,872,598 26.99 2,716,819,468 34.13 780,239,000 11.41 1,100,053,130 40.49 1,936,580,468 0
3. VKD ở đơn vị trực thuộc 0 0 0 0
223.3
4. Phải thu khác 253,259,525 1.79 2,339,000,000 29.38 723,422,768 10.58 -2,085,740,475 -89.17 1,615,577,232 2
5. Tài sản thiếu chờ xử lý 0 0 0 0
6. Dự phòng phải thu khó đòi 0 0 0
13,314,587,38 7,831,105,59
100
II.Các khoản phải trả 2 13,482,733,215 100 9 100 -168,145,833 -1.25 5,651,627,616 72.17

5,482,366,72
70.01
1. Phải trả người bán 2,429,158,035 18.24 759,899,840 5.64 8 1,669,258,195 219.67 -4,722,466,888 -86.14
1,086,754,38 319.8
2. Trả trước cho người bán 2,282,905,082 17.15 4,562,754,388 33.84 8 13.88 -2,279,849,306 -49.97 3,476,000,000 5
3. Thuế và các khoản phải nộp NN 0 0 0 13,214,496 0.17 0 -13,214,496
4. Phải trả khác 1,199,234,687 9.01 75,829,987 0.56 157,269,987 2.01 1,123,404,700 1481.48 -81,440,000 -51.78
1,091,500,00 640.6
6. Vay và nợ thuê tài chính 7,403,289,578 55.60 8,084,249,000 59.96 0 13.94 -680,959,422 -8.42 6,992,749,000 5

(5,522,236,918
III.Chêch lệch 827,419,365 ) -993,337,389 6,349,656,283 -4,528,899,529
Bảng 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018-2020

23
Qua bảng ta thấy, cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty đang có xu hướng tăng.
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản vay và nợ thuê tài chính
ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn. Sự biến động cụ thể của từng yếu tố cấu thành
như sau:
Khoản phải trả người bán của công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng
4,722,466,888 đồng (chiếm tỷ lệ 86.14%), năm 2020 so với năm 2019 tăng là
1,669,258,195 đồng (chiếm tỷ lệ 219.67 %). Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tận
dụng được tốt nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn thấp này, đây là một dấu hiệu tốt
trong tình hình kinh tế khó khăn nói chung và doanh nghiệp đang gặp khó khăn nói
riêng.
Khoản trả tiền trước cho người bán năm 2019 so với năm 2018 tăng
3,476,000,000 đồng (chiếm tỷ lệ 86.14%), năm 2020 so với năm 2019 giảm
2,279,849,306 đồng (Chiếm tỷ lệ 219.66%). Nguyên nhân giảm là do sự thu hẹp của
các cơ hội kinh doanh, dẫn đến các khoản chiếm dụng từ người mua cũng giảm theo.
Tuy nhiên, tỷ lệ giảm khoản chiếm dụng của người mua năm 2020 lại cao hơn nhiều
so với các khoản chiếm dụng từ người bán, có thể nhận thấy có sự thay đổi trong chính
sách chiếm dụng của công ty, công ty cần xem xét việc giảm các khoản chiếm dụng
này là phù hợp hay không trong điều kiện khó vay vốn như hiện nay.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2018 là 13,214,496 đồng (chiếm tỷ
trọng 0.17%), năm 2019 là 0 đồng , năm 2020 là 0 đồng. Vay và các khoản phải nộp
của Công ty có xu hướng giảm từ năm 2018-2020.
Phải trả khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong nợ ngắn hạn, sự biến động của khoản
mục này không ảnh hưởng nhiều đến Cơ cấu nợ ngắn hạn.
Vay và nợ thuê tài chính của công ty năm 2019 tăng so với năm 2018 là
6,992,749,000 đồng (chiếm tỷ lệ 640.65%) đến năm 2020 giảm 680,959,442 đồng
(chiếm tỷ lệ 8.42%). Có thể thấy doanh nghiệp đã chủ động trả nợ của mình để giảm
bớt tình hình trong ngắn hạn.
2.1.3.Tình hình phân bổ và kết cấu VLĐ của Công ty
Để quản lý và sử dụng VLĐ đạt hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần xây
dựng cơ cấu VLĐ phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, để phân
tích đánh giá hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng VLĐ trước hết ta cần phân tích cơ
cấu VLĐ bởi vì thông qua việc phân tích đó sẽ giúp cho người quản lý thấy được tình
hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong tổng VLĐ của Công ty; từ đó xác
định trọng điểm quản lý và tìm ra giải pháp quản trị VLĐ hiệu quả. Để xem xét tình
hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của Công ty.

24
Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch cơ cấu
Chỉ tiêu TT(% TT(% Số tiền(2020- Số tiền (2019-
Số tiền Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) TL(%)
) ) 2019) 2018)
10,002,738,48
A.TSNH 24,817,057,557 100 12,779,771,462 100 100 12,037,286,095 94.19 2,777,032,977
5 27.76
I. Tiền
và các
khoảng
140,173,891 0.56 381,715,954 2.99 2,243,743,687 22.43 (241,542,063) -63.28 (1,862,027,733)
tiền
tương
đương -82.99
II.Đầu tư
tài chính - - - - -
ngắn hạn
III.Các
khoản
phải thu
ngắn hạn 14,142,006,747 56.99 7,960,496,297 62.29 6,837,768,210 68.36 6,181,510,450 77.65 1,122,728,087 16.42
IV.Hàng 10,160,653,70 3,799,649,2 723,422,7
tồn kho 2 40.94 72 29.73 68 7.23 6,361,004,430 167.41 3,076,226,504 425.23

V.TSLĐ
khác 374,223,217 1.51 637,909,939 4.99 197,803,820 1.98 (263,686,722) -41.34 440,106,119 222.50
Bảng 2.5.Cơ cấu vốn lưu động của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 – 2020

25
Qua bảng trên ta thấy, trong cơ cấu VLĐ các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn nhất, sau đó là hàng tồn kho.
Cơ cấu Vốn lưu động của Công ty qua các năm không có sự biến động nhiều,
các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng tương đối thấp năm 2018 là
22.43%, năm 2019 giảm xuống là 2.99%, năm 2020 giảm xuống 0.56%. Khoản mục
này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu VLĐ. Lượng tiền quá thấp cũng sẽ ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của Công ty do đó Công ty cần có những biện
pháp cân đối lượng tiền hợp lý đảm bảo khả năng thanh toán.
Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) trong cơ cấu
VLĐ. Năm 2018 là 68.36%, năm 2019 là 62.29%, năm 2020 là 56.99% đã tăng
6,181,510,450 đồng tương ứng tăng 77.65% so với cuối năm 2019. Có thể thấy công
ty bị chiếm dụng vốn khá lớn. Trong khoản phải thu ngắn hạn thì phải thu ngắn hạn
của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn tại ba thời điểm chiếm tỷ trọng trên 56%.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu VLĐ, năm 2018 là 7.23%,
năm 2019 là 29.73%, năm 2020 là 40.94%.
Tài sản ngắn hạn khác năm 2018 là 1.98%, năm 2019 là 4.99%, năm 2020 là
1.51% giảm tỷ trọng trong cơ cấu VLĐ tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp nên
biến động về tài sản ngắn hạn không ảnh hưởng nhiều đến biến động của VLĐ.
Qua phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động của Công ty ta thấy Công ty đang bị
chiếm dụng nguồn vốn khá lớn, đây có thể là do chính sách bán hàng của Công ty
nhằm thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, Công ty cần phải có những biện pháp để
làm giảm khoản phải thu của khách hàng để đảm bảo tình hình tài chính cho Công ty
trong năm tới.
2.1.4.Thực trạng quản trị vốn bằng tiền của Công ty
Trong hoạt động kinh doanh vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó
có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua sắm
hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ
nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được
và động lực “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng chớp lấy các cơ hội kinh
doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn
tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn,
làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Song việc dự trữ tiền mặt
phải luôn luôn chủ động và linh hoạt.

26
2020 2019 2018 Chêch lệch(2020-2019) Chêch lệch(2019-18)

Chỉ tiêu
TT( TT(% TT(%
ST TT(%) ST TT(%) ST ST TL(%) ST TL(%)
%) ) )

1.Tiền 122,584,05 2,219,069,27 - -


87.45 27,895,631 7.31 98.9 94,688,428 339.44 80.14 -98.74
mặt 9 3 2,191,173,642 91.59

2.Tiền
353,820,32 -
gửi ngân 17,589,832 12.55 92.69 24,674,414 1.10 -95.03 -80.14 329,145,909 1333.96 91.59
3 336,230,491
hang

Vốn 140,173,89 381,715,95 2,243,743,68 - -


100 100 100 -63.28 0 -82.99 0
bằng tiền 1 4 7 241,542,063 1,862,027,733

Bảng 2.6.Kết cấu vốn bằng tiền của công ty cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 – 2020

27
Qua bảng trên ta thấy; vốn bằng tiền năm 2020 đạt 140,173,891 đồng, giảm
241,542,063 đồng so với năm 2019, vốn bằng tiền năm 2019 giảm so với 2018 là
1,862,027,773 đồng. Vốn bằng tiền giảm xuống là do ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Tiền mặt: Năm 2020 là 122,584,059 đồng chiếm 87.45% trong vốn bằng
tiền, tăng 94,688,428 đồng (chiếm 80.14%) so với năm 2019. Năm 2019 là
27,895,631 đồng chiếm 7.31% trong vốn bằng tiền giảm 2,191,173,642 đồng (chiếm
98.64%) so với 2018. Việc dự trữ tiền mặt tại quỹ sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí
sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên làm doanh nghiệp khó khăn hơn trong thanh toán,
trong nhu cầu chi tiêu. Tiền mặt giảm là do DN chỉ cho các khoản chi phí ở các công
trình tương đối lớn.
+ Tiền gửi ngân hàng: Năm 2020 đạt 17,589,832 đồng chiếm 12.55% trong cơ
cấu vốn bằng tiền, giảm 241,542,063 đồng (Chiếm 95.03%) so với năm 2019. Năm
2019 là 353,820,323 đồng chiếm 7.31% trong vốn bằng tiền, tăng 329,145,909 đồng
chiếm 1333.96% so với năm 2018. Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ
cấu vốn bằng tiền chứng tỏ tại thời điểm năm 2019 khách hàng đã thanh toán tiền mua
chịu cho công ty qua tiền gửi ngân hàng.
Ta thấy, cơ cấu vốn bằng tiền của công ty có sự thay đổi rõ rệt khi kết cấu của
cả hai chỉ tiêu tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thay đổi đáng kể. Rõ ràng, việc dự trữ
tiền mặt năm 2019 tương đối thấp cho thấy sự kém hiệu quả trong việc thực hiện thanh
toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính đặc biệt xuất hiện bất ngờ mà còn là dấu hiệu đáng
lo ngại trong công việc khẳng định sức mạnh tài chính của doanh nghiệp từ nguồn lực
có tính thanh khoản cao này.

28
Chêch lệch(19-20) Chêch lệch
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Tuyệt đối TL Tuyệt đối TL
1.Hệ số KNTT tổng
quát 1.86 0.95 1.28 0.92 96.64% (0.33) -25.79%
Tài sản NH 24,817,057,557 12,779,771,462 10,002,738,485 12,037,286,095 94.19% 2,777,032,977 27.76%
Nợ phải trả ngắn hạn 13,314,587,382 13,482,733,215 7,831,105,599 (168,145,833) -1.25% 5,651,627,616 72.17%
2. Hệ số KNTT
nhanh 1.10 0.67 1.18 0.43 65.27% -0.52 -43.79%
Hàng tồn kho 10,160,653,702 3,799,649,272 723,422,768 6,361,004,430 167.41% 3,076,226,504 425.23%
3. Hệ số KNTT tức
thời 0.01 0.03 0.29 (0.02) -62.81% (0.02) -6.21%
Tiền và tương đương
tiền 140,173,891 381,715,954 2,243,743,687 (241,542,063.00) -63.28% (241,542,063.00) -10.77%
4. Hệ số KNTT lãi
vay 0.87 -4.74 (0.87) -100.00% 5.61 -118.44%

EBIT -2,195,810,997 240,428,885 -450,175,822 (2,436,239,882) -1013.29% 690,604,707 -153.41%


Lãi phải trả trong kỳ - 275,241,983 95,048,354 (275,241,983) -100.00% 180,193,629 189.58%
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 – 2020

29
Qua bảng số liệu, có thể thấy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện thời và
hệ số khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng lên, hệ số khả năng thanh toán tức
thời giảm xuống.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Đây là chỉ tiêu thể hiện mối liên hệ giữa
tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nó cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn
thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số này của công ty năm
2020 là 1.86 lần, năm 2019 là 0.95 lần, năm 2018 là 1.28 lần. Có thể thấy, hệ số này
qua các năm đều lớn ,tức là đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính và khả năng
thanh toán. Hệ số này đang có xu hướng tăng lên đây là điều đáng mừng đối với Công
ty.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này ở cả ba thời điểm không đồng
đều cụ thể: Năm 2018, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 1.18 có nghĩa
là với 1 đồng nợ ngắn hạn Công ty có thể thanh toán bằng 1.18 đồng tài sản ngắn hạn.
Năm 2019, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0.67 có nghĩa là với 1
đồng nợ ngắn hạn Công ty có thể đảm bảo thanh toán bằnng 0.67 đồng tài sản ngắn
hạn. Năm 2020, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty đạt mức 1.10 tăng so
với năm 2019 là 0.43 lần do tiền và tương đương tiền dự trữ không cao. Như vậy, với
số liệu này ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty khá cao, tài sản thanh
khoản đủ để dáp ứng được nợ ngắn hạn vì tổng tiền luôn luôn cao hơn nợ ngắn hạn.
Điều này cho thấy công ty đã có biện pháp tương đối có hiệu quả trong việc cải thiện
khả năng thanh toán của mình.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời: của Công ty có sự biến động không đồng
đều, cụ thể là: năm 2018 chỉ tiêu này đạt 0.29 lần, năm 2019 chỉ tiêu này đạt mức 0,03
lần. Qua năm 2020 chỉ tiêu này đạt mức 0.01 lần (giảm 0.02 lần) so với năm 2019 do
tiền và các khoản tương đương tiền của công giảm. Trong cả 3 năm 2018 đến năm
2020 thì hệ số khả năng thanh toán tức thời Công ty đều <1 cho biết Công ty không có
số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ khoản nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này trong năm 2018 và năm 2019
điều nhỏ hơn 0. Cho thấy công ty không đảm bảo tốt khả năng thanh toán với chủ nợ
của mình. Việc giảm hệ số khả năng thanh toán lãi vay chủ yếu là do công ty sử dụng
nhiều vốn vay bên ngoài.
2.1.5.Thực trạng quản trị các khoản phải thu
Việc quản lý các khoản phải thu là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình
quản lý VLĐ của công ty, bởi vì các khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong
VLĐ, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng
đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản
phẩm và thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần phải nới lỏng chính sách tín dụng, tuy
nhiên điều này làm doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, dẫn đến vốn bị ứ đọng. Vì vậy,
quản lý các khoản phải thu là công tác không hề đơn giản và rất quan trọng.

30
Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Chêch lệch 2020 Chêch lệch 2019
Chỉ tiêu TT(% TT(% TT(% TL(% TT(% TL(% TT(%
ST ST ST ST ST
) ) ) ) ) ) )
I.Các khoản
14,142,006,747 100 7,960,496,297 100 6,837,768,210 100 6,181,510,450 77.65 0 1,122,728,087 16.42 0
phải thu
1. Phải thu
246.7 -
của khách 10,071,874,624 71.22 2,904,676,829 36.49 6,057,529,210 88.59 7,167,197,795 34.73 -52.05 -52.10
5 3,152,852,381
hàng
2. Trả trước
248.2
cho người 3,816,872,598 26.99 2,716,819,468 34.13 780,239,000 11.41 1,100,053,130 40.49 -7.14 1,936,580,468 22.72
0
bán
3. VKD ở
đơn vị trực 0 0 0 0 0 0
thuộc
4. Phải thu - 223.3
253,259,525 1.79 2,339,000,000 29.38 723,422,768 10.58 -89.17 -28 1,615,577,232 18.80
khác 2,085,740,475 2
5. Tài sản
thiếu chờ xử 0 0 0 0 0 0

6. Dự phòng
phải thu khó 0 0 0 0 0
đòi
Bảng 2.8.Kết cấu các khoản phải thu của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 – 2020

31
Các khoản phải thu của Công ty từ năm 2018 đến năm 2020 tăng lên và chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của công ty. Vào cuối năm 2020, đạt con số
14,142,006,747 đồng, tăng 77.65% so với cuối năm 2019. Các khoản phải thu năm
2020 tăng lên so với năm 2019 và năm 2018 là do sự tăng lên của các khoản phải thu
khách hàng, các khoản phải thu ngắn hạn khác, phải thu nội bộ thì giảm xuống. Chúng
ta xem xét cụ thể từng chỉ tiêu:
Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản phải thu ngắn hạn có
xu hướng tăng. Vào năm 2020 khoản phải thu ngắn hạn khách hàng chiếm tỷ trọng
chiếm 71.22% đạt 10,071,874,624 đồng, tăng thêm 246.75% so với năm 2019. Điều
này do Công ty đang áp dụng chính sách kéo dài thời gian thanh toán để thu hút khách
hàng tuy nhiên việc các khoản phải thu tăng làm vốn của Công ty bị chiếm dụng và
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Công ty nếu không có các biện pháp xử lý.
Khoản trả trước cho người bán và phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong Các
khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2018, trả trước cho người bán là 780,239,000 đồng (tỷ
trọng 11.41%), năm 2019 giảm còn 2,716,819,468 đồng (tỷ trọng 34.13%), năm 2020
tăng lên 3,816,872,598 đồng (tỷ trọng 26.99 %).
Các khoản phải thu khác, vào cuối năm 2018, các khoản phải thu khác là
723,422,768 đồng (tỷ trọng 10.58%), năm 2019 là 2,339,000,000 đồng (tỷ trọng
23.38%), năm 2020 là 253,259,525 đồng (tỷ trọng 1.79%). Điều này cho thấy doanh
nghiệp đang bị chiếm dụng. Vì vậy, công ty cần quản lý chặt chẽ khoản mục này, trách
tình trạng tiếp tục bị chiếm dụng vốn, gây thất thoát cho doanh nghiệp.

32
Chêch lệch Chêch lệch
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018
Số tuyệt đối TL(%) Số tuyệt đối TL(%)

10,947,845,47
Doanh thu bán hang 251% -3,129,900,566 -41.77%
15,310,625,031 4,362,779,552 7,492,680,118 9
Các khoản phải thu
49% 87.82%
bình quân 11,051,251,522 7,399,132,254 3,939,564,710 3,652,119,268 3,459,567,544
Vòng quay các
1.39 0.59 1.90 0.80 135% -1.31 -69.00%
khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình
259.85 610.55 189.28 -350.70 -57% 421.26 222.56%
quân
Bảng 2.9. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu bình quân của công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh – BOT từ năm 2018 –
2020

33
Qua bảng ta thấy, vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2020 là 1.39
vòng, năm 2019 là 0.59 vòng trong khi năm 2018 là 1.90 vòng. Dễ thấy vòng quay nợ
phải thu của Công ty năm 2020 so với năm 2019 tăng lên 0.80 vòng , kỳ thu tiền bình
quân giảm đi 350.70 ngày (tương ứng giảm đi 57%). Vòng quay nợ phải thu của Công
ty tăng lên cho thấy mặc dù năm 2020 nợ phải thu của Công ty cao hơn so với năm
2019 nhưng bên cạnh đó công tác đôn đốc công nợ cũng được Công ty chú trọng do đó
các khách hàng trả nợ đúng hạn. Đây cũng là một dấu hiệu tốt trong việc quản trị các
khoản phải thu của Công ty. Năm 2019 so với năm 2018 giảm 1.3 vòng dẫn đến kỳ thu
tiền bình quân tăng lên 421.26 ngày nguyên nhân của tình trạng này là do tốc độ giảm
của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu rất nhiều.
Vòng quay các khoản phải thu tăng lên là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh
hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu. Doanh thu năm 2020 là tăng 10,947,845,479
đồng tương ứng 251% so với năm 2019, các khoản phải thu bình quân tăng lên
3,652,119,268 đồng so với năm 2019. Đây là dấu hiệu tốt, tuy nhiên Công ty đang
thực hiện chính sách cho phép khách hàng trả chậm để thu hút thêm khách hàng mới
và giữ chân khách hàng cũ do đó Công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản
phải thu. Năm 2019 so với năm 2018 giảm 3,129,900,566 đồng tương ứng 41.77%,
trong khi các khoản phải thu bình quân tăng 3,459,567,544 đồng. Điều này cho thấy
công ty quản lý các khoản phải thu chưa tốt, mặc dù hoạt động kinh doanh suy giảm
nhưng các khoản phải thu vẫn ở mức cao, dẫn đến ứ đọng vốn, tăng rủi ro về nợ khó
đòi, thậm chí không đoì được. Công ty cần xem xét lại chính sách tín dụng với khách
hàng của mình.

34
Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Chêch lệch (2020-2019) Chêch lệch(2019-2018)
Chỉ tiêu ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) ST TL(%)

100
I.Các khoản phải thu 14,142,006,747 7,960,496,297 100 6,837,768,210 100 6,181,510,450 77.65 1,122,728,087 16.42
1. Phải thu của khách
hàng 10,071,874,624 71.22 2,904,676,829 36.49 6,057,529,210 88.59 7,167,197,795 246.75 (3,152,852,381) -52.05
2. Trả trước cho người
bán 3,816,872,598 26.99 2,716,819,468 34.13 780,239,000 11.41 1,100,053,130 40.49 1,936,580,468 248.20
3. VKD ở đơn vị trực
thuộc 0 0.00 0 -
4. Phải thu khác 253,259,525 1.79 2,339,000,000 29.38 -2,085,740,475 -89.17 2,339,000,000
5. Tài sản thiếu chờ xử
lý 0 0.00 0 -
6. Dự phòng phải thu
khó đòi 0 0.00 0 -
II.Các khoản phải trả 13,314,535,182 100.00 13,482,733,215 100 7,831,105,599 100 -168,198,033 -1.25 5,651,627,616 72.17
1. Phải trả người bán 2,429,105,835 18.24 759,899,840 5.64 5,482,366,728 70.01 1,669,205,995 219.66 (4,722,466,888) -86.14
2. Trả trước cho người
bán 2,282,905,082 17.15 4,562,754,388 33.84 1,086,754,388 13.88 -2,279,849,306 -49.97 3,476,000,000 319.85
3. Thuế và các khoản
phải nộp NN 0 0 0.00 13,214,496 0.17 0 (13,214,496) -100.00
4. Phải trả khác 1,199,234,687 9.01 75,829,987 0.56 157,269,987 2.01 1,123,404,700 1481.48 (81,440,000) -51.78
6. Vay và nợ thuê tài
chính 7,403,289,578 55.60 8,084,249,000 59.96 1,091,500,000 13.94 -680,959,422 -8.42 6,992,749,000 640.65
III.Chêch lệch 827,471,565 (5,522,236,918) -993,337,389 6,349,708,483
Bảng 2.10.Bảng các khoản phải thu, các khoản phải trả của công ty Cổ Phần PCCC Quảng Ninh – BOT

35
Qua bảng trên ta thấy:
Nhìn vào các khoản công ty đi chiếm dụng, ta nhận thấy các khoản phải trả
người bán tăng lên và người mua trả tiền trước giảm đi so với năm 2020. Trong đó
khoản phải trả người bán vào năm 2020 so với 2019 tăng 1,669,205,995 đồng, chiếm
219.66% , khoản người mua trả tiền trước năm 2020 so với năm 2019 giảm
2,279,849,306 đồng chiếm 49.97%. Nguyên nhân của tình trạng này do điều kiện lãi
suất biến động cùng với tình hình khó khăn như hiện nay, các nhà cung cấp hạn chế
hơn việc cho doanh nghiệp chịu nợ. Việc nới lỏng tín dụng cho khách hàng nhưng lại
bị thu hẹp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp sẽ dẫn đến công ty dễ mất cân đối trong
quản lý nợ công, nguồn vốn sẽ bị thiếu hụt. Ngoài ra, khoản thuế và các khoản phải
nộp nhà nước, vay và nợ thuê tài chính giảm. Còn khoản các khoản phải trả khác tăng
lên.
2.1.6.Thực trạng quản trị hàng tồn kho

36
Chêch lệch Chêch lệch
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 ST TL(%) ST TL(%)
-
10,979,998,31 4,000,187,55
14,420,108,780
Giá vốn hàng bán 3,440,110,469 7,440,298,027 1 319.18% 8 -53.76%
12,060,478,338.0 4,523,072,040.0 4,196,026,77 1283.01
327,045,261
Số dư bình quân hàng tồn kho 0 0 7,537,406,298 166.64% 9 %
Số vòng quay hàng tồn kho 1.20 0.76 22.75 0.44 57.20% -22 -96.66%
Số ngày một vòng quay hàng 2891.19
tồn kho 301.09 473.33 15.82 -172 -36.39% 458 %
Bảng 2.11: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh -
BOT.

37
Qua bảng ta thấy, số vòng quay hàng tồn kho của công ty đã tăng từ 0.76 vòng
vào năm 2019 lên 1.20 vòng vào năm 2020; số vòng quay hàng tồn kho của Công ty
khá thấp. Như vậy số vòng quay đã tăng lên 0.44 vòng. Điều này đồng nghĩa với số
ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm đi, từ 473.33 ngày xuống 301.09 ngày, giảm
đi 36.38 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá vốn hàng bán của doanh
nghiệp tăng lên trong khi số dư bình quân hàng tồn kho lại giảm. Với tình hình sản
xuất kinh doanh hiện tại, công ty cần thực hiện kết hợp các biện pháp giảm giá thành
để giảm lượng hàng tồn kho, quản lý tốt hàng tồn kho để tránh các chi phí phát sinh
không cần thiết, đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm thị trường đầu ra để tăng sản lượng bán
ra.
2.1.7.Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLD
Hiệu quả sử dụng VLĐ là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng
công tác quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc sử dụng VLĐ là hợp lý hay không được thể hiện nhiều thông qua các chỉ tiêu
tốc độ luân chuyển VLĐ (vòng quay VLĐ) vì tốc độ nhanh hay chậm nói lên được
hiệu quả công tác tổ chức, quản lý ở nhiều khâu: mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm…có hợp lý hay không. Trên đây mới chỉ là sự đi sâu phân tích về
công tác tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng của từng khoản mục cấu thành lên
VLĐ như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, HTK để có cái nhìn cụ thể và xem xét
sự tác động của từng khoản mục đó ra sao đến hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung.
Để giúp các nhà quản trị tài chính DN có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn về
hiệu quả sử dụng VLĐ phải thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
của DN từ đó đưa ra những biện pháp tích cực, hợp lý nhằm tăng cuờng công tác
quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và mang lại lợi nhuận tối ưu
cho DN.

38
Chêch lệch(2020-2019) Chêch lệch(2019-2018)

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Số tuyệt đối TL(%) Số tuyệt đối TL(%)

1
Số VLĐ bình quân 13,605,786,618 791,216,929 992,307,170 12,814,569,689 1619.60 -201,090,241 -20.26

2
DTT trong kỳ 15,310,625,031 4,362,779,552 7,492,680,118 10,947,845,479 250.94 (3,129,900,566) -41.77

3
LNTT -2,195,810,997 -34,813,098 -545,224,176 -2,160,997,899 6207.43 510,411,078 -93.61
Số vòng quay
4
VLĐ(2/1) 1.13 5.51 7.55 -4.39 -79.59 -2.04 -26.97
Kỳ luân chuyển
5
VLĐ(360/4) 319.91 65.29 47.68 254.63 390.00 17.61 36.94
Hàng lượng VLĐ
6
(1/2) 0.89 0.18 0.13 0.71 390.00 0.05 36.94
Tỷ suất LNTT trên
7
VLĐ(3/1) -0.16 -0.04 -0.55 -0.12 266.80 0.51 -91.99
Mức tiết kiệm
8
VLĐ(2/360*6) 13,605,786,618 791,216,929 992,307,170 7,743,343,487 271.85 -201.090.241 -20.26
Bảng 2.12.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần PCCC Quảng
Ninh - BOT

39
Từ bảng số liệu ta nhận thấy, doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2020 tăng
so với năm 2019 là 10,947,845,479 đồng với mức tăng 250.94 %. Lợi nhuận trước
thuế giảm 2,160,997,899 đồng so với năm trước đồng. Trong khi đó, số dư bình quân
về VLĐ lại tăng so với doanh thu và lợi nhuận, tăng đi 12,814,569,689 đồng, tương
ứng với tỷ lệ 1619.60%.
Số vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động đã quay được bao
nhiêu vòng và khả năng sử dụng vốn lưu động của Công ty. Trong năm vừa qua, việc
số vòng quay vốn lưu động giảm xuống khiến cho kỳ luân chuyển vốn lưu động của
Công ty tăng cho thấy Công ty sử dụng vốn lưu động đã có hiệu quả hơn so với năm
trước, tiết kiệm được vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động giảm xuống là do
doanh thu thuần của Công ty năm 2020 giảm còn số vốn lưu động bình quân thì tăng
lên. Cụ thể: số vòng quay VLĐ của Công ty năm 2020 là 1.13 vòng, số vòng quay
VLĐ của Công ty năm 2019 là 5.51 vòng. Số vòng quay giảm đi dẫn đến kỳ luân
chuyển VLĐ tăng lên 254.63 ngày.
Nhìn chung, có thể thấy công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong
những năm gần đây là kiếm hiệu quả và có xu hướng xấu đi. Công ty cần nâng cao kết
quả sản xuất kinh doanh, đồng thời rà soát, giải quyết những phần vốn bị ứ đọng để
đẩy nhanh tốc độ quay của vốn, nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ.
Mức VLĐ tăng do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2020 tăng là:
DT T 2020
VTK 2020 = * (K2020 – K2019)
360
13,605,786,618
VTK 2020 = * ( 319.91 –65.29)
360
= 9,623,070,524 đồng.
Như vậy có thể thấy trong năm 2020, công ty đã tăng lên 9,623,070,524 đồng tài
trợ cho VLĐ từ nguồn vốn.
Thêm vào đó hàm lượng VLĐ năm 2020 là 0.89 lần, nghĩa là để tạo ra một đồng
doanh thu cần 0,89 đồng VLĐ. Trong khi đó, chỉ tiêu này ở năm 2019 chỉ là 0.18 đồng
VLĐ. Như vậy cùng để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì năm 2020 bỏ ra số vốn lưu
động nhiêu hơn so với năm 2019. Điều đó làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ và một lần
nữa cho ta thấy hiệu quả và trình độ quản lý VLĐ của doanh nghiệp chưa tốt.
Để đánh giá rõ hơn về hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ, chúng ta cần xem
xét 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VLĐ.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VLĐ năm 2020 là -0.16%, trong khi đó ở năm
2019 là -0.04%. hai con số này đều thấp và có xu hướng giảm đi do Lợi nhuận trước
thuế năm 2020 giảm so với năm 2019, VLĐ bình quân năm 2020 tăng so với năm
2019. Cụ thể trong khi lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh giảm 6207.43%
thì vốn lưu động bình quân tăng 619.6%. Tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế từ hoạt
động sản xuất kinh doanh nguyên nhân là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp
40
dịch vụ trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận trước
thuế từ hoạt động kinh doanh giảm. Đó được coi là hạn chế của doanh nghiệp trong
việc quản lý chi phí.
2.2. Đánh giá chung về công tác quản trị VLĐ của Công ty Cổ phần PCCC
Quảng Ninh – BOT
2.2.1.Ưu điểm
Thứ nhất, Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có chuyển biến
tích cực. Nhận thấy trong năm năm 2018 và 2020 vốn lưu động đáp ứng được cho
hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục, không bị giám đoạn và có
xu hướng tăng lên (năm 2018 VLĐ của công ty là 2,171,632,886 đồng và tăng lên ở
mức 11,502,470,157 đồng ở năm 2020). cho thấy đây là dấu hiệu thuận lợi và chứng tỏ
công ty có sức mạnh tài chính trong ngắn hạn khá dồi dào.
Thứ hai, tiền và các khoản tương đương tiền vốn được sử dụng tối đa vào hoạt
động sản xuất kinh doanh thay vì để một chỗ, từ đó có cơ hội mang lại lợi nhuận cao
cho doanh nghiệp.
Thứ ba, khoản phải thu tăng lên (năm 2018 là 6.837.768.210 đồng và năm 2020
tăng lên ở mức 14.142.006.747 đồng) điều này cho thấy khả năng công ty đang bán
được nhiều hàng hóa sản phẩm, và đang có mức tăng trưởng tốt về doanh thu và đang
có nhiều khách hàng.
Thứ tư, Hàng tồn kho nhiều và tăng lên ( Năm 2018 là 6,361,004,430 đồng và
năm 2020 tăng lên ở mức 10,160,653,702 đồng). Công ty lưu trữ hàng tồn kho nhiều
giúp Công ty sẵn sàng cung ứng cho khách hàng, giảm thiểu các khoản lỗ trong kinh
doanh và giảm các chi phí cho việc đặt hàng. Đây là điều hợp lý vì Công ty là một
doanh nghiệp trong ngành phụ vụ cho nhu cầu tức thời cho các công trình xây dựng.
2.2.2. Nhược điểm
Thứ nhất, Vốn lưu động năm 2019 âm 702,961,753 đồng khi Công ty chuyển đổi
tất cả tài sản ngắn hạn công ty vẫn không có khả năng chi trả tất cả các khoản nợ ngắn
hạn. Đây là một dấu hiệu báo động về tình trạng hoạt động của công ty có thể dẫn đến
phá sản.
Thứ hai, tiền và khoản tương đương tiền quá ít khi có các vấn đề về nhu cầu tài
chính hay tình huống khẩn cấp phát sinh thì doanh nghiệp không thể xử lý nhanh,
doanh nghiệp khó nắm bắt cơ hội đầu tư và chưa tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng cho các
nhà đầu tư.
Thứ ba, phải thu của khách hàng quá lớn: Các khoản phải thu của công ty có xu
hướng tăng lên (năm 2018 là 6.837.768.210 đồng và năm 2020 tăng lên ở mức
14.142.006.747 đồng). Điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn bởi các
khoản phải thu là khá nhiều, công ty chưa có biện pháp phù hợp để thu hồi tốt các
khoản phải thu đem lại lợi ích và đảm bảo được an toàn tài chính. Quá nhiều vốn bị ứ

41
đọng, không thể quay vòng, gây ảnh hưởng tới khả năng luân chuyển vốn và từ đó ảnh
hưởng xấu tới quá trình SXKD và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thứ tư, hàng tồn kho trong giai đoạn này của công ty cũng đang có xu hướng
tăng lên (Tăng từ 723.422.768 đồng năm 2018 lên 10.160.653.702 đồng vào năm
2020). Điều này cho thấy Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, và nghiên cứu thị
trường chưa đúng, do đó, đã mua quá nhiều hàng tồn kho, dẫn đến nhu cầu ít, và
không tiêu thụ được sản phẩm, từ đó tồn đọng quá nhiều hàng hóa. Việc này sẽ dẫn
đến vốn lưu động bị tồn đọng quá nhiều và rất nguy hiểm.
2.2.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Công ty sử dụng vốn sai và
cán cân thanh toán mất thăng bằng.
Thứ hai, công ty chưa xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn. Doanh nghiệp đã
dùng quá nhiều tiền để mua nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất
kinh doanh.
Thứ ba, công ty điều chỉnh chính sách bán chịu và do ảnh hưởng dịch bệnh
covid19 gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế nói chung và hoạt động sxkd,
hoạt động tài chính của các khách hàng của cty nói riêng nên công ty khó thu hồi tiền.
Thứ tư, do ảnh hưởng của dịch bệnh làm giảm mức tiêu thu sản phẩm, do cạnh
tranh ngày càng nhiều, họ cũng có sản phẩm tương tự như Công ty, dịch vụ khách
hàng cũng tương tự, giá cả tương đương… điều này làm cho thị trường cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt hơn. và Công ty chưa lập kế hoạch sản xuất chưa dự báo tốt
về nhu cầu thị trường.

42
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VỀ
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC QUẢNG
NINH – BOT
3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty Cổ
phần PCCC Quảng Ninh – BOT
Việc quản trị vốn lưu động sẽ liên quan đến các việc như: Quản lý hàng tồn kho, các
khoản phải thu và phải trả, tiền mặt. Vì vậy để quản trị vốn lưu động tốt bạn cần:
Giải pháp quản trị vốn lưu động hiệu quả Việc quản trị vốn lưu động sẽ liên quan đến
các việc như: Quản lý tiền mặt, các khoản phải thu và phải trả, hàng tồn kho.
3.2.1. Quản trị tiền mặt
Quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp là là một hoạt động vô cùng cần thiết
hướng tới việc đảm bảo được việc chi tiêu tiền mặt trong các hoạt động đáp ứng nhu
cầu cần thiết của công ty. Khi quản trị tiền mặt, nhà quản lý phải luôn đảm bảo được
hoạt động chi tiêu luôn giữ ở mức hợp lý. Đặc biệt doanh nghiệp luôn phải giữ tiền
mặt ở định mức đủ để chi trả cho mọi nhu cầu ngắn hạn của công ty.
Công ty cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách đem lại cho khách hàng
những khoản lợi để khuyến khích họ trả nợ. Bên cạnh đó, áp dụng những chính sách
chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ càng được thanh
toán tốt thì tiền đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh càng nhanh.
Quản lý tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tiền
trong các tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền
mặt của công ty, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như
trung dài hạn.
* Để giảm thiểu rủi ro cũng như thất thoát vốn bằng tiền trong quá trinh SXKD
công ty nên áp dụng các chính sách, quy trình sau:
- Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu
thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài
khoản thanh toán tại ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao,
giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan.
- Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ.
Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế
với sổ sách kế toán. Đối với tiền gửi ngân hàng định kỳ đối chiếu số dư giữa sổ kế toán
của công ty với số dư của tại ngân hàng để phát hiện kịp thời và sử lý các khoản chêch
lệch nếu có.
3.2.2. Quản trị khoản phải thu
Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, công ty phải có chính sách tín dụng tốt,
chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu.
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu,
thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu... Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng
43
thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận
tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với những chi phí đi k èm các khoản
phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Vì thế, khi công ty quyết
định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, giữa lợi nhuận mà công ty có thể thu
được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để
có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Ngoài ra công ty cần chú ý đến các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp,
cần quan tâm đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước
khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Công ty cũng cần
thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ
được hưởng những chính sách tín dụng thương mại khác nhau.
Để có thể giảm bớt các khoản phải thu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp
như: khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong
điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa
giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty lại vừa là hình thức khuyến mãi giúp
giữ chân khách hàng lại với công ty.
Bên cạnh đó, công ty phải thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các
khoản phải thu như gửi giấy báo nợ hoặc sử dụng các biện pháp giải quyết tại tòa án
theo luật định.
Việc theo dõi các khoản phải thu thường xuyên sẽ xác định được đúng thực trạng
của chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính. Từ
đó nhận diện được những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập được những tín hiệu để
quản lý những khoản hao hụt.
3.2.3. Quản lý hàng tồn kho
Lập dự toán hàng tồn kho: Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở
đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu về số lượng, cung cấp đúng những gì khách
hàng cần và tạo mối quan hệ phát triển lâu dài Công ty cần xây dựng mô hình lượng
dự trữ an toàn đối với từng nhóm mặt hàng cụ thể, kết hợp với xác định điểm đặt hàng
lại.
Tổ chức thực hiện quản trị hàng tồn kho: Cần đặc biệt tăng cường khâu kiểm kê
kiểm soát để tránh mất mát tài sản; phát hiện những hàng móp méo hư hỏng, hàng cũ
tồn lâu khó bán để tìm biện pháp xử lý kịp thời.
Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho: Hằng năm Công ty nên thực
hiện các bảng đánh giá, phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho theo từng ngành
hàng, từng mặt hàng để có một cái nhìn tổng quan về tình hình tiêu thụ của các ngành
hàng, mặt hàng, nắm bắt được thị hiếu của khách. Từ đó, định vị được những sản
phẩm chính lược và xây dựng một cơ cấu hàng tồn kho hiệu quả, hợp lý

44
Công ty cần trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hợp lý nhằm ổn
định tình hình tài chính của công ty khi có sự giảm giá hàng hóa tồn kho trên thị
trường.
3.2.4. Tài chính ngắn hạn
Cần xác định nguồn tài chính phù hợp, theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Hầu hết khách hàng đều muốn kéo dài thời hạn thanh toán, do đó cần phải xác
định chính sách tín dụng phù hợp để công ty có thể thực hiện việc thu tiền đối với các
hóa đơn hay khoản nợ đến hạn.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn nắm được vốn lưu động là gì,
cách quản lý nguồn vốn lưu động hiệu quả, hạn chế thấp nhất tình trạng tồn kho. Đồng
thời, cần đảm bảo được tài sản ngắn hạn phải lớn hơn khoản nợ ngắn hạn để tăng cơ
hội tái đầu tư thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

45
KẾT LUẬN
Trong thời đại mới, xu thế của các nền kinh tế là hội nhập với kinh tế thế giới.
Kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua đã trải qua một thời kì khủng hoảng, Việt Nam
cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại,
đồng thời các ngành nghề đều gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam phá sản
hoặc làm ăn thua lỗ vì cả lý do chủ quan lẫn khách quan.
Trong xu thế của nền kinh tế hiện nay, năm 2020 vừa qua là một năm có nhiều
biến động đối với Công ty Cổ phần PCCC Quảng Ninh - BOT. Công ty cần phải tích
cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động để có thể
đứng vững và phát triển, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống công nhân viên của
mình.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài của em không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô để hoàn thiện báo cáo
thực tập tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, người đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này.

46

You might also like