You are on page 1of 118

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PHÙNG QUANG TRƯỜNG

Tên đề tài:


GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
KHOAI LANG TẠI HUYỆN BÌ NH TÂN, TỈNH
VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PHÙNG QUANG TRƯỜNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG


KHOAI LANG TẠI HUYỆN BÌ NH TÂN, TỈNH
VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngành Quản trị kinh doanh

Mã ngành: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền

CẦN THƠ, 2016


i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô, làm việc tại Văn
phòng HĐND&UBND huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, và thực hiện bài luận
văn nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang huy ện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long” ở địa phương huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, nơi mà tôi
đang sinh sống. Tôi chân thành cám ơn GS . TS Nguyễn Thanh Tuyề n , nhờ sự
chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Thầ y mà tôi có th ể hiểu rõ về phương pháp
khoa học và nội dung đề tài, từ đó có thể hiểu rõ và thực hiện luận văn hoàn thiện
hơn.

Quý Thầy, Cô trường Đại học Tây Đô đã truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian tôi theo học tại trường; những kiến
thức này cung cấp cho tôi một nền tảng vững chắc để hoàn thành luận văn cũng
như phục vụ cho công việc sau này.

Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc
chắn luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn!


ii

TÓM TẮT
Ở Bình Tân Khoai lang đã được người dân trồng từ khá lâu. Khoai lang
là mô ̣t đặc sản nằm trong số chín loại trái cây, rau củ, làng nghề được Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long đề cử với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vào
tháng 3/2015. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề liên quan đến khâu sản xuất, chế
biến, tiêu thụ, giá cả khoai lang và theo nghiên cứu thực hiện tại các giai đoạn
phát triển cho thấy, giá trị tiềm năng của chuỗi cung ứng là cốt lõi kinh doanh
của doanh nghiệp, vì vậy “Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i
huyê ̣n Bình Tân , tỉnh Vĩnh Long” là hết sức cần thiết cầ n đươ ̣c nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, dựa vào lý thuyết chuỗi cung ứng
và phân tić h các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng với mục tiêu nhâ ̣n da ̣ng các
điể m ngheñ trong chuỗi và tim
̀ ra các cơ hô ̣i để hoàn thiê ̣n chuỗi cung ứng
khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân , từ đó đ ề xuất những giải pháp phù hợp với
thực tiễn trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2016 - 2020 nhằm tăng cường hiê ̣u
quả hoạt động chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân, nhằm giúp các nhà
quản lý các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp hơn
để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi cung ứng khoai lang tại
huyện Bình Tân, từ tập trung thực hiện trồng khoai lang theo quy trình sản
xuấ t sa ̣ch theo GAP; ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất; xây dựng
thương hiệu và quảng bá sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; hoàn
thiện sự tăng cường phối hợp giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng
thông qua các giải pháp liên kết nông dân với các thành phần khác trong chuỗi
cung ứng, xây dựng mô hình Hợp tác xã kiểu mới ở địa phương nhằm giải
quyết các vấn đề khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ khoai lang.
iii

ABSTRACT
In Binh Tan potatoes were planted a long time ago by people. The
sweet potato is a specialty among the nine kinds of fruit, vegetables, villages
are culture, sports and tourism of Vinh Long nomination with Vietnam record
organization in March 2015. However there are many problems related to
production, processing, consumption, prices, and sweet potatoes under
research conducted at the stage of development shows that the potential value
of the supply chain is the core corporate business, so "perfect solution sweet
potato supply chain in Binh Tan district, Vinh Long province" is very
necessary need to be studied. Research using qualitative methods, based on
the theory of supply chain and analyze the actors with the goal of supply chain
Identify bottlenecks in the chain and to find opportunities to perfect supply
chain in Binh Tan sweet potatoes, which recommended out the appropriate
solutions to the realities of the next stage in 2016 - 2020 in order to enhance
the operational efficiency of supply chain yam Binh Tan district, to help
managers at all levels are sufficient grounds building policy and more
appropriate solutions to increase added value and sustainable development of
sweet potato supply chain in Binh Tan district, from focusing done sweet
potato production process clean GAP; information technology application into
production; branding and product promotion, development of rural
infrastructure; Complete the strengthening of coordination among
stakeholders supply chain solutions through linking farmers with the other
components in the supply chain, modeling new style cooperative to address
local the problems in the production and consumption of sweet potatoes.
iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là học viên lớp Cao học Quản Trị Kinh Doanh khóa 2A của Trường
Đại học Tây Đô niên khóa 2014-2016. Tôi xin cam đoan với Ban Giám hiệu, Hội
đồng Khoa học của Trường là đề tài tôi nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện
chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” là công trình do
chính tôi nghiên cứu các tư liệu thu thập từ địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long thực hiện cùng với sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Thanh Tuyề n – Đa ̣i
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh . Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác. Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của
mình.

Bình Tân, ngày tháng 6 năm 2016


Người cam đoan

Phùng Quang Trường


v

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................... Error! Bookmark not defined.


1. Lý do chọn đề tài ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................... Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................. Error! Bookmark not defined.
5.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................ Error! Bookmark not defined.
5.2. Phương pháp phân tích ................................................. Error! Bookmark not defined.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi cung ứngError! Bookmark
not defined.
6.1. Công trình nghiên cứu của Joeteddy B. Bugarin .......... Error! Bookmark not defined.
6.2. Chuỗi cung ứng của ZARA .......................................... Error! Bookmark not defined.
6.3. Chuỗi cung ứng của Dell ............................................. Error! Bookmark not defined.
6.4. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của Singapore Error! Bookmark not defined.
6.5. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của Hàn Quốc Error! Bookmark not defined.
6.6. Bài học kinh nghiệm từ thành công của sản phẩm gạo ở Thái Lan Error! Bookmark
not defined.
6.7. Kinh nghiệm từ thất bại trong việc xây dựng chuỗi cung ứng dừa ở Tỉnh Bến Tre
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
6.8. Luận văn khác ............................................................... Error! Bookmark not defined.
7. Bài học kinh nghiệm ........................................................ Error! Bookmark not defined.
8. Những nét đóng góp của luận văn ................................... Error! Bookmark not defined.
9. Các bước nghiên cứu ....................................................... Error! Bookmark not defined.
10. Kết cấu của luận văn ...................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNGError! Bookmark not
defined.
1.1. Tổ ng quan về chuỗi cung ứng ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng .............. Error! Bookmark not defined.
1.1.1.1. Chuỗi cung ứng ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.1. Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng ............ Error!
Bookmark not defined.
1.1.2.2. Theo đặc tính của sản phẩm .................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.3. Theo cách thức đưa sản phẩm ra thị trường............ Error! Bookmark not defined.
1.2. Các thành phần và mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứngError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng ............... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng.................. Error! Bookmark not defined.
1.2.4.1. Đối với bản thân doanh nghiệp ............................... Error! Bookmark not defined.
vi

1.2.4.2. Đối với ngành ......................................................... Error! Bookmark not defined.


1.3. Tiêu chuẩ n đo lường hiê ̣u quả chuỗi cung ứng ............. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng .... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.1. Sản xuất................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.2. Hàng tồn kho ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.3. Vị trí ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1.4. Vận chuyển ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1.5. Thông tin ................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍ CH , ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG KHOAI LANG TẠI
HUYỆN BÌNH TÂN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Tổng quan về huyện Bình Tân ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2 Khí hậu .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.3. Tài nguyên đất đai................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội........................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1. Đơn vị hành chính ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Tình hình dân số ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3. Tình hình kinh tế ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.4. Mạng lưới giao thông và thủy lợi ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Giới thiê ̣u về cây khoai lang ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Đặc điểm .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình trồng khoai lang ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Việt Nam ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Tình hình sản xuất khoai lang ĐBSCL ................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Giới thiê ̣u về khoai lang Bin ̀ h Tân ............................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phân tích chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình TânError! Bookmark not
defined.
2.4.1. Nhà cung cấp ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Tình hình sản xuất của nông dân trồ ng khoai ............. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.1 Diê ̣n tić h ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2.2. Tưới tiêu.................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.3. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ......................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2.4. Lao động ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.5. Thu hoạch .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.6. Kinh nghiệm sản xuất ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.2.7. Việc sử dụng đất ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2.8. Về yếu tố kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư ................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2.9. Về chi phí và thu nhâ ̣p của nông hộ ........................ Error! Bookmark not defined.
2.5. Tình hình thu nhập nhà phân phối ................................ Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Giá cả và đầu ra sản phẩm.......................................... Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Phân phố i ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.6. Phân tích sự phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n
Bình Tân............................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.7. Cơ hô ̣i và khó khăn thách thức chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân ........ Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG KHOAI LANG TẠI
vii

HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Quan điểm đề xuất giải pháp ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Cơ sở đề xuất giải pháp................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4. Các nhóm giải pháp hoàn thi ện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân , tỉnh
Vĩnh Long ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Nhóm giải pháp xây dựng và áp dụng thành công kỹ thuật trồng khoai lang theo tiêu
chuẩn VietGAP, GlobalGAP và chuyển giao khoa ho ̣c k ỹ thuật cho nông dân trồng khoai.
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Nhóm giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin ........ Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Bình Tân
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện phương thức giao dịch và thanh toán trong toàn chuỗi
cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân .................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.5. Hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩmError! Bookmark
not defined.
3.4.6. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp và hỗ trợ giữa các thành phần tham
gia chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân .................. Error! Bookmark not defined.
3.4.7. Những giải pháp hỗ trợ khác ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.7.1. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật....................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.7.2. Giải pháp xây dựng mở rộng hệ thống tiêu thụ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.7.3. Giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu .................... Error! Bookmark not defined.
3.4.7.4. Giải pháp hỗ trợ vốn và kỹ thuật ............................ Error! Bookmark not defined.
3.4.7.6. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân Error! Bookmark not defined.
3.5. Những khó khăn khi triển khai thực hiện các giải pháp Error! Bookmark not defined.
3.6. Khuyế n nghị .................................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TAI LIỆU THAM KHẢO ................................................. Error! Bookmark not defined.
viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diễn biến diện tích trồng khoai lang của Việt NamError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.2: Diễn biến sản lượng trồng khoai lang của Việt NamError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.3: Diễn biến năng suất trồng khoai lang của Việt NamError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.4: Diễn biến diện tích sản lượng, năng suất khoai lang ĐBSCL năm 2015 ..... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng khoai lang qua các năm .. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.6. Diê ̣n tić h trồ ng khoai của nông hô ̣ ...................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Diê ̣n tích trồ ng khoai lang của 74 hô ̣ đươ ̣c phỏng vấ n Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.8: Nguồ n vố n đầ u tư của nông hô ̣ ........................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.9: Chi phí đầ u tư trồ ng khoai lang ........................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10. Thu nhâ ̣p hô ̣ nông dân trồ ng khoai .................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.11: Bảng thống kê tỷ lệ lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cung ứng Khoai
lang huyê ̣n Biǹ h
Tân……………………………………………………………………….Error! Bookmark
not defined.
ix

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh LongError! Bookmark not
defined.
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng từng khu vực ........................ Error! Bookmark not defined.
Hình 2.3: Logo nhañ hiê ̣u tâ ̣p thể khoai lang Bình Tân ....... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu khoai lang Bình Tân .......... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.5: Ruô ̣ng khoai lang Biǹ h Tân ................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 2.6: Sơ đồ chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình TânError! Bookmark not
defined.
Hình 2.7: Thu nhập từ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của nhà phân phố i Error! Bookmark not
defined.
x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt


GAP Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
ĐA Đề án
TU Tỉnh ủy
BVTV Bảo vệ thực vật
PTNT Phát triển nông thôn
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
1

LỜI NÓI ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Khoai lang đã được người dân huyện Bình Tân, Vĩnh Long trồng từ khá
lâu. Khi dân cư ở vùng đất này trồng lúa mùa một vụ thì rẫy khoai lang đã được
trồng xen vào như vụ mùa thứ 2 sau khi thu hoạch lúa ở các vùng đất cao. Ngày
nay được kiên cố hóa thủy lợi nội đồng nhiều nông hộ mạnh dạn trồng khoai
lang quanh năm theo số liệu thống kê năm 2015 diện tích từ 10.579 ha.
Để tổ chức thực hiện tốt Đề án 03-ĐA/TU, ngày 20/02/2014 của Tỉnh ủy
Vĩnh Long về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng
cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014 – 2020” việc đưa cây
màu để thay thế diện tích đất trồng lúa năng suất thấp thì trong đó cây khoai
lang là thích hợp với Đề án vì ở đây điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho
trồng khoai với qui mô lớn nhằm phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập
của nhân dân. Khoai lang là mô ̣t đặc sản nằm trong số chín loại trái cây, rau củ,
làng nghề được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long đề cử với Tổ chức
Kỷ lục Việt Nam vào tháng 3/2015.
Điệp khúc trúng mùa mất giá cứ tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm qua ở
vùng khoai Bình Tân khiến người nông dân không khỏi lo lắng. Hầu như năm
nào cũng vậy, hễ thu hoạch rộ là khoai rớt giá thê thảm. Ngoài chuyện giá cả ra,
người dân còn bị cánh thương lái ép giá khi ến lợi nhuận của người dân giảm
đáng kể do người trồng khoai lang thiếu thông tin về thị trường, sản xuất theo
kiểu nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật canh tác còn thủ công, giản đơn, chưa áp du ̣ng
các quy trình canh tác đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nên chấ t lươ ̣ng khoai
thấ p, tình trạng lạm dung thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ảnh hưởng đến chất
lươ ̣ng, sức khỏe người sản xuấ t và người tiêu dùng. Các hộ dân chưa liên kết lại
với nhau để hin ̀ h thành hơ ̣p tác xã khoai lang nhằ m bảo vê ̣ lơ ̣i ić h nông dân khi
giá cả và sản lượng khoai lang trên thị trường biến động . Tình trạng quá phụ
thuô ̣c vào mô ̣t thi ̣trường xuấ t khẩ u là Trung Quố c nên chưa mang tính b ền
vững. Bên ca ̣nh quá trình toàn cầ u hóa như hiê ̣n nay phải đối mặt với sức ép
cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tư của các nước
ASEAN, đặc biệt là khi các nước ASEAN loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Một
số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa. Các sản phẩm xuất khẩu
2

của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa từ các nước khác
trên thị trường ASEAN do AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường chung, không
còn rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn…và cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu đối
với các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngay tại thị trường
Việt Nam và theo nghiên cứu thực hiện tại các giai đoạn phát triển cho thấy, giá
trị tiềm năng của chuỗi cung ứng là cốt lõi kinh doanh của doanh nghiệp. Quản
trị chuỗi cung ứng có thể được hiểu là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa
điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng
nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường vì v ậy “Giải pháp hoàn
thiêṇ chuỗi cung ƣ́ng khoai lang ta ̣i huyêṇ Bin
̀ h Tân , tỉnh Vĩnh Long” là
hết sức cần thiết cầ n đươ ̣c nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tập trung nghiên cứu các tác nhân của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng
khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân, nhâ ̣n da ̣ng các điể m ngheñ cuả chuỗi, các cơ hội,
từ đó đề xuấ t các giải pháp để hoàn thiê ̣n.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tić h hiê ̣n tra ̣ng chuỗi cung ứng Khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân đặt
trong mối liên kết, hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng khoai lang.
Nhâ ̣n da ̣ng các điể m ngheñ trong chuỗi và tìm ra các cơ hô ̣i để hoàn thiê ̣n
chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân , từ đó đề xuất những giải pháp
phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2016 - 2020 nhằm tăng
cường hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân , nhằm
giúp các nhà quản lý các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp
phù hợp hơn để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi cung ứng
khoai lang tại huyện Bình Tân.
3. Câu hỏi nghiên cƣ́u
Để thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau:
Một là Bản chất của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng là gì?
3

Hai là sự hợp tác và tính hiệu quả của chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n
Bình Tân?
Ba là Những thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ cần những giải
pháp nào để chuỗi cung ứng Khoai lang huyê ̣n Biǹ h Tân đem la ̣i hiê ̣u quả?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân , tỉnh
Vĩnh Long.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian
Nghiên cứu triển khai tại 5 xã: Thành Trung , Tân Thành , Thành Đông,
Thành Lợi, Tân Quới, là 5 xã chính tập trung hơn 80% diện tích và sản lượng
khoai lang tại huyện Bình Tân . Bên cạnh đó đề tài còn nghiên cứu các doanh
nghiệp thu mua mă ̣t hàng Khoai lang trên điạ bàn huyê ̣n và Thi ̣xã Bình Minh ,
người sản xuấ t khoai lang, thương lái và người tiêu dùng.
Về thời gian
Dữ liệu thứ cấp dùng để thực hiện đề tài nghiên cứu được thu thập trong
khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2011-2015, từ lươ ̣c khảo tài liê ̣u thứ cấ p có
liên quan đế n sản xuấ t và tiêu thu ̣ khoai lang ta ̣i các xã và trên điạ bàn huyê ̣n
Bình Tân như: dữ liệu đã có sẵn từ các báo cáo của Chi cuc̣ thống kê huyện Bình
Tân, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Tổ ng cục thống kê tỉnh Viñ h Long.
Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua điều tra xã hội học triển khai từ tháng
06/2016 đến tháng 08/2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luâ ̣n văn đươ ̣c thực hiê ̣n theo phương pháp nghiên cứu đinh
̣ tiń h thông
qua phỏng vấ n chuyên gia trong và ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu như
phỏng vấn sâu các nhà quản lý chuyên ngành nông nghiê ̣p của huyê ̣n , tỉnh và giảng
viên trường Đại học Tây Đô, tranh thủ sự đóng góp ý kiến của người hướng dẫn khoa
học GS. TS Nguyễn Thanh Tuyền – Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhằm
thiết lập sơ đồ chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân cho phù hợp với
4

tình hình thực tế tại huyện Bình Tân.


5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
5.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sẽ đươ ̣c thu thâ ̣p bao gồ m: diện tích trồ ng, sản lượng hàng
năm và quy hoạch phát triển trong thời gian sắp tới, cũng như tình hình mua bán
và tiêu thụ được thu thập từ nhiều nguồn như niên giám thố ng kê , các báo cáo
tổ ng hơ ̣p ở điạ phương, các đề tài nghiên cứu có liên quan, các tổ chức quản lý
địa phương và các tổ chức có chức năng liên quan.
5.1.2. Số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân , tổ chức, doanh nghiê ̣p tham gia vào quá
trình sản xuất, kinh doanh khoai lang, từ hộ trồng khoai lang đến thương lái,
doanh nghiê ̣p xuấ t khẩ u.
5.1.3. Cỡ mẩ u
Theo Hair&ctg (2006) đề nghị cỡ mẫu tố i thiể u 100 bảng câu hỏi nên tác
giả chọn cỡ mẫu 100 quan sát để phân tích hoa ̣t đô ̣ng các tác nhân trong chuỗi
cung ứng khoai lang Bin
̀ h Tân.
Các quan sát thuộc nhóm đối tượng nông dân trồng khoai lang được chọn
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuâ ̣n tiê ̣n và đặc điểm các hộ trồng
khoai tương đố i giống nhau nên luâ ̣n văn cho ̣n 15 hộ/xã được lựa chọn. Các đối
tượng còn lại của chuỗi cung ứng khoai lang được chọn mẫu bằng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Ngoài ra, đối với 2 đối tượng nghiên cứu là các thương lái,
doanh nghiệp xuấ t khẩ u m ặt hàng khoai lang thì số liệu sơ cấp ngoài việc thu
thập tại địa bàn huyện Bình Tân, còn được thu thập tại thi ̣xã Bình Minh là nơi
tập trung phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu khoai lang, để xác định sự hợp
tác của chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến trình sau:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần
thu thập trong mô hình nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp
5

của cán bộ phòng Nông nghiệp vàPTNT. Phỏng vấn thử 15 cá nhân để kiểm tra
mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ
Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối.
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết.
Bước 3: Phỏng vấn điều tra khách hàng.
Bước 4: Kiểm tra kết quả phỏng vấn, loại ra những mẫu không đạt yêu cầu.
Bước 5: Nhập liệu
Bước 6: Xử lý dữ liệu
5.2. Phƣơng pháp phân tích
5.2.1. Phƣơng pháp phân tích đinh
̣ tính
- Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua thu thập
dữ liệu có sẵn tiến hành lập bảng biểu cũng như vẽ các đồ thị, biểu đồ để dễ
dàng so sánh và đánh giá nội dung nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, kết hợp với phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích
đặc điểm chuỗi cung ứng Khoai lang Biǹ h Tân thông qua các sơ đồ minh họa.
5.2.2. Phƣơng phápphân tích đinh
̣ lƣơ ̣ng
Phương pháp này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả hoạt động của
các tác nhân trong chuỗi cung ứng khoai lang Bình Tân.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi cung ƣ́ng
6.1. Công trình nghiên cứu của Joeteddy B. Bugarin
Joeteddy B. Bugarin [8] nghiên cứu về “Cải tiến trong chuỗi cung ứng của
ngành sầu riêng tại vùng Davao-Philippine” trong đó tác giả đã dùng phương
pháp thống kê miêu tả 108 mẫu, qua bài nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được những
điểm yếu kém trong chuỗi: khâu yếu nhất là từ người trồng sầu riêng đến người
thu mua, dẫn đến chất lượng sầu riêng là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu
quả toàn chuỗi và tác giả cũng đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả
chuỗi sầu riêng tại vùng Davao-một trong những vùng trồng sầu riêng lớn nhất
tại Philippine. Tuy nhiên, có nhiều đối tượng nghiên cứu nên phần hạn chế của
đề tài là kết quả nghiên cứu còn chưa thể hiện hết được những yếu kém của toàn
6

chuỗi cũng như những giải pháp còn mang tính chung chung, chưa cụ thể đòi
hỏi người đọc phải nghiên cứu thêm.
6.2. Chuỗi cung ứng của ZARA [6]
Hãng thời trang Zara là một ví dụ điển hình về chuỗi cung ứng nhanh và
hiệu quả. Zara là công ty thành viên có tỉ lệ lợi nhuận cao nhất, là lá cờ đầu của
tập đoàn Inditex – một trong những tập đoàn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
trong ngành công nghiệp thời trang.
Những biểu hiện thành công của chuỗi cung ứng tại Zara:
- Lượng hàng thanh lý của hãng chỉ chiếm 10% lượng sản phẩm, so với
mức 17-20% của ngành thời trang.
- Lượng hàng bán ra với giá niêm yết ban đầu chiếm 80-85% lượng sản
phẩm, so với mức 60-70% của ngành.
- Zara quản lý hiệu quả hơn 300.000 đơn vị dự trữ mỗi năm
- Khi ngành thời trang chỉ cho phép các điểm bán hàng thay đổi 20% lượng
đơn hàng một khi mùa thời trang bắt đầu, con số Zara cho phép là 40-50%.
- Các điểm bán của Zara chỉ phải giữ một lượng hàng rất nhỏ trong kho.
- Mẫu mã thay đổi liên tục của Zara rất thu hút khách hàng. Một khách
hàng điển hình của Zara đến cửa hàng 17 lần một năm, con số này của đối thủ
cạnh tranh GAP chỉ là 4-5. Điều này giúp hãng giới hạn chi phí quảng cáo ở
mức 0,3% doanh số, so với mức 3-4% của đối thủ cạnh tranh.
Những thành tựu trên là biểu hiện rõ rệt cho hoạt động hiệu quả của Zara.
Để thành công thực hiện mục tiêu phổ thông hóa thời trang cao cấp và mang đến
khách hàng toàn cầu hơn 12.000 mẫu thiết kế mới mỗi năm, Zara đảm bảo tính
linh hoạt trong chuỗi cung ứng của mình:
- Từng hoạt động trong chuỗi cung ứng được đảm bảo hiệu quả và nhanh
chóng tối đa. Zara tập trung xây dựng tính thời gian thực của dòng thông tin và
sự phối hợp giữa mọi đối tác trong chuỗi cung ứng.
- Zara kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng của mình. Hãng sử dụng tối đa
nguồn lực của mình và các công ty cùng tập đoàn Inditex để thực hiện các công
đoạn trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, Zara lựa chọn các đối tác bên ngoài rất
cẩn thận.
Dòng lưu chuyển thông tin trong chuỗi cung ứng luôn thông suốt. Mọi đối
tác liên quan đến chuỗi cung ứng của Zara luôn kết nối với nhau, từ khách hàng
7

đến người phụ trách cửa hàng Zara, từ cửa hàng tới các chuyên gia về thị trường
và nhà thiết kế, từ bộ phận thiết kế đến khâu sản xuất, từ nhà máy đến các nhà
thầu cung cấp, từ kho đến trung tâm phân phối của Zara…
Mọi khâu liên quan đến hoạt động của Zara đều được hoạch định để phục
vụ mục đích này, từ cơ cấu tổ chức, cách thức kinh doanh, chỉ tiêu đánh giá hoạt
động đến cả kiến trúc văn phòng và cửa hàng.
Chủ trương này của Zara tạo điều kiện cho mọi đối tác trong chuỗi có thể
góp ý cho các quyết định của hãng.
Zara vận hành ba chuỗi cung ứng tương đối riêng biệt cho ba dòng sản
phẩm của mình. Kinh doanh các sản phẩm rất khác nhau dành cho phái đẹp,
phái mạnh và trẻ em, Zara dành riêng cho mỗi dòng sản phẩm một chuỗi cung
ứng với đội ngũ thiết kế, bán hàng, mua nguyên liệu, chuyên gia thị trường và
hoạch định sản xuất riêng biệt. Điều này có nghĩa một nhà máy gia công sản
phẩm áo cho cả phái đẹp và trẻ em của Zara phải giao dịch và hợp tác với ít nhất
hai đội ngũ khác nhau của hãng.
Một minh chứng khác cho sự hoạt động song song nhưng riêng rẽ của ba
chuỗi cung ứng nêu trên là sự phân chia đại bản doanh của Zara tại La Coruna
Tây Ban Nha thành ba khu vực khác nhau dành cho nhân sự của ba dòng sản
phẩ m. Vận hành cùng lúc ba chuỗi cung ứng tạo thêm nhiều chi phí cho Zara.
Nhưng chiến lược này mang lại cho hãng sự linh hoạt nhờ đội ngũ của từng
chuỗi chỉ tập trung cho dòng sản phẩm của mình.
Các hoạt động của Zara là kết quả của mọi đối tác trong chuỗi cung ứng.
Như đã nói ở trên, Zara rất chú trọng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, thể
hiện ở các chính sách và chiến lược của hãng.
Một ví dụ điển hình cho điề u này là viê ̣c bố trí ở mỗi phân khu mô ̣t xưởng
thiế t kế và ta ̣o sản phẩ m mẫu , tạo điều kiện cho mọi người tại Zara đóng góp ý
kiế n, tăng tiń h hấ p dẫn và thực tế của các mẫu thiế t kế. Trên thực tế, Zara có khả
năng hoàn thành quá trình đánh giá và lựa cho ̣n mẫu thiế t kế để đưa vào sản
xuấ t, tính toán và thông qua các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất và đưa sản
phẩ m đế n tay khách hàng chỉ trong vài giờ.
Zara có đươ ̣c thành quả này là nhờ các nhóm thiế t kế linh hoa ̣t gồ m nhân
sự với:
8

+ Các nhà thiết kế tài năng và năng động: Zara tuyể n cho ̣n đô ̣i ngũ thiế t kế
dựa trên thực tài. Chủ yếu là các nhà thiết kế chưa đến 30 tuổ i, họ được đánh giá
thường xuyên để đảm bảo khả năng làm viê ̣c và tiń h linh hoa ̣t.
+ Các chuyên gia thị trường: Luôn liên la ̣c với các cửa hàng và hiể u biế t về
thị trường và người tiêu dùng, họ đánh giá và đóng góp cái nhìn thực tế cho các
mẫu thiế t kế (kiể u cách, màu sắc, chấ t liê ̣u…). Các chuyên gia thị trường còn đề
xuấ t giá bán thić h hơ ̣p.
+ Các nhà hoạch định nguyên liệu và sản xuất : Dựa trên các mẫu thiế t kế
đươ ̣c phát triể n, đô ̣i ngũ này cung cấ p những tiń h toán nhanh chóng nhưng rấ t
quan tro ̣ng về năng lực sản xuấ t và chi phi.́
Zara cung cấ p nhiề u đơ ̣t hàng số lươ ̣ng nhỏ cho thi ̣trường . Thay vì dựa
vào số lượng nhỏ các đợt hàng lớn để tận dụng tính hiệu quả nhờ quy mô, Zara
gửi nhiều đợt hàng nhỏ cho thị trường. Chiến lược này tạo thêm chi phí cho
Zara, yêu cầu hãng luôn theo sát thị trường, kịp thời sản xuất và cung cấp sản
phẩm. Điều này giải thích cho việc nhiều cửa hàng Zara nhận hàng từ công ty
2-6 lần/tuần. Bên cạnh đó, lượng hàng trong kho của mỗi sản phẩm là rất ít. Tuy
nhiên, những lợi quyết định này mang là rất lớn:
+ Số lượng rất lớn các thiết kế (hơn 12.000 mẫu mới mỗi năm), chất lượng
cao và giá hợp lý tạo nên sự hấp dẫn của Zara với thị trường. Trên thực tế, lượng
hàng ít ỏi của mỗi sản phẩm khiến khách hàng thường xuyên đến các cửa hàng
Zara. Khi một mẫu thiết kế hết hàng, họ sẽ lựa chọn và mua sản phẩm khác.
Theo một cách nhất định, Zara đã biến tình trạng hết hàng thành một ưu thế
cạnh tranh của mình trên thị trường.
+ Việc tích trữ một lượng ít hàng trong kho hạn chế rủi ro mà các cửa hàng
Zara phải chịu.
+ Tính linh hoạt của Zara được đảm bảo.
Tóm lại, yếu tố quyết định trong sự thành công của chiến lược này tại Zara
là dòng thông tin luôn thông suốt mà hãng thiết lập cùng với mọi đối tác trong
chuỗi cung ứng.
Zara kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng. Tận dụng tối đa nguồn lực của
mình, và tập đoàn mẹ Inditex, và làm việc với các đối tác được lựa chọn cẩn
thận giúp Zara đảm bảo chất lượng của chuỗi cung ứng.
9

6.3. Chuỗi cung ứng của Dell [5]


Dell Inc. có một chuỗi cung ứng tuyệt vời, đã từng được Thomas Friedman
ca ngợi “Bản giao hưởng của chuỗi cung ứng Dell là một trong những kỳ quan
thực sự của thế giới phẳng”.
Cohen và Roussel cũng đánh giá “Dell đã biến chuỗi cung ứng của mình
thành một thứ tài sản chiến lược để viết lại quy luật cạnh tranh trong ngành”.
Năm 2008 chuỗi cung ứng của Dell được xếp thứ 2 trong các chuỗi cung
ứng hàng đầu thế giới, năm 2009 Dell đứng thứ 2, chỉ thua Apple.
Đặc điểm CCU của Dell:
Quản trị đầu vào
Chọn nhà cung cấp kỹ lưỡng: Dell chọn nhà cung cấp rất kỹ lưỡng, nếu họ
không theo kịp, họ sẽ bị loại. Thông thường, Dell đi với các nhà cung cấp lớn vì
sự tăng trưởng của nó sẽ ít gây khó khăn cho các nhà cung cấp đó. “Để có được
một lát trong chiếc bánh thu mua hậu hĩ của nó, đạo quân nhà cung cấp của Dell
phải làm việc theo cách của nó. Họ phải đủ linh hoạt, giá đủ cạnh tranh, - và
trên hết là đủ nhanh để cạnh tranh theo điều kiện của Dell.
Giảm số nhà cung cấp: Có lúc số lượng nhà cung cấp của Dell lên đến 500.
Khi giới hạn lại số nhà cung cấp, Dell chọn các nhà cung cấp lớn. Hiện nay, số
lượng nhà cung cấp của Dell là khoảng 35 nhà cung cấp, hầu hết là những nhà
cung cấp lớn và có uy tín như: Fujitsu, Hitachi, IBM, Microsoft…
Thay hàng tồn kho bằng thông tin: Vấn đề then chốt là cung cấp cho nhà
cung cấp tất cả các thông tin họ cần, giữ liên hệ chặt chẽ hơn với nhà cung cấp.
Dell đã hoàn toàn tự động hóa khả năng nhận hàng ngàn đơn đặt hàng, chuyển
chúng ra hàng triệu nhu cầu về linh kiện và làm việc trực tiếp với nhà cung cấp
của mình để chế tạo và giao sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.
Để nhà cung cấp giữ hàng tồn kho: Dell có khả năng hoạt động chỉ với
hàng tồn kho đủ dùng trong hai giờ, vì nó có đội ngũ các nhà cung ứng nhanh.
Tuy nhiên, nhà cung cấp lại chính là người ôm hàng tồn kho. Dell bắt nhà cung
cấp giữ hàng tồn kho ở gần mình và duy trì được những mối kết nối chặt chẽ với
các nhà cung cấp
Quản trị tồn kho
Tồn kho gần như bằng 0
10

Tăng tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho


Quản trị đầu ra
Dell - với thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á -Thái Bình
Dương, Nhật, Trung Đông và Châu Phi. Trong đó Trung Quốc có lẽ được coi là
một ví dụ tiêu biểu nhất cho thành công của Dell trong lĩnh vực phát triển thị
trường, chỉ trong 5 năm Dell đã trở thành nhà cung cấp máy tính, các sản phẩm
hệ thống và dịch vụ lớn thứ ba của nước này và Trung Quốc là thị trường lớn thứ
tư trong chính sách phát triển của Dell.
Để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần của mình, Dell đã xây dựng một mô
hình thương mại điện tử điển hình để quản trị tốt đầu ra, cụ thể: Dell bắt đầu
bằng mô hình marketing trực tiếp đối với máy tính cá nhân, sau đó là kinh
doanh qua mạng. Tiếp đến Dell áp dụng mô hình Build-to-order (BTO) với quy
mô lớn, cho phép khách hàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu. Dell thu được lợi
nhuận nhờ giảm chi phí trung gian và giảm lượng hàng lưu kho.
6.4. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng sầu riêng Thái Lan
- Thái Lan có chính sách hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ
lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Việc trợ giá nông sản
không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân còn được
hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận
chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi
suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp .v..v...
- Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên
viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất,
phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.
- Hiệp hội ngành nghề tích cực phát huy vai trò liên kết các thành phần và
cung cấp thông tin cập nhật giá cả sầu riêng qua các năm trên hệ thông website
của phòng Thương mại và Công nghiệp Thái Lan, danh sách các doanh nghiệp,
hợp tác xã nông dân được niêm yết thành sách và phát miễn phí cho các doanh
nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài có nhu cầu hợp tác hoặc nhập khẩu sầu riêng
Thái Lan. Chính điều này đã góp phần tháo gỡ khó khăn đầu ra cho sầu riêng
Thái Lan. Nhờ có thông tin, chính sách hợp lý của chính phủ Thái Lan đã giúp
11

nông dân trồng sầu riêng duy trì sản lượng và giá bán hợp lý, tăng ổn định qua
các năm.
Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh và tìm thuốc chữa” xuất phát từ sự quan
tâm của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương trồng
sầu riêng. Các chính sách ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công
nghệ hiện đại đề từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức của người nông dân
Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản xuất nông nghiệp không chỉ để ăn mà còn để
xuất khẩu. Từ đây họ đã chung sức, chung lòng phát triển nền nông nghiệp với
tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới.
6.5. Chuỗi cung ƣ́ng rau an toàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chuỗi cung ứng rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh tương đối chặt chẽ.
Các đối tượng giữa các khâu có mối quan chặt chẽ với nhau, trong đó vai trò của
hợp tác xã là chủ lực. Rau an toàn được hình thành từ các hộ trồng rau (hay gọi
là Tổ rau an toàn). Các Hợp tác xã thiết lập cho mục đích trồng trọt rau theo qui
trình đảm bảo an toàn và xúc được việc tiêu thụ thu gom, tập hợp sản phẩm của
các nông dân để cung cấp cho các cửa hàng, các siêu thị, trung tâm bán sỉ hiện
đại để hình thành nên mô hình mẫu trong việc cung cấp rau an toàn tại thành
phố. Bên cạnh, vai trò thương lái gắn liền với HTX, khiến cho chuỗi giá trị rau
an toàn thành phố Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả.
Một số công ty rau quả có chuỗi cửa hàng, cung cấp cho các Nhà hàng,
khách sạn thường mua trực tiếp từ các hộ nông dân hay các tổ rau an toàn, số
lượng còn lại nhân dân bán tại các chợ, do đó cả người nông dân, siêu thị, các
cửa hàng hiện nay đều có chức năng như những người bán lẻ thực thụ. Tuy
nhiên, về qui mô cũng như về hình thức bao bì đóng gói, quy cách hàng hoá có
những sự khác biệt nên giá cả cũng khác biệt nhiều và việc chế biến rau an toàn
chưa được đẩy mạnh nên chất lượng chuỗi cung ứng rau an toàn thành phố Hồ
Chí Minh.
6.6. Bài học kinh nghiệm từ thành công của sản phẩm gạo ở Thái Lan [18]
Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm
trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo toàn cầu tuy sản lượng chỉ chiếm
khoảng 5% tổng sản lượng gạo thế giới”, đó là thông tin ít người biết mà TS
Phạm Nguyên Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công
12

Thương) cho biết tại Hội thảo cấp quốc gia chủ đề “Phát triển chuỗi giá trị nông
nghiệp bền vững” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội Khóa XIII phối hợp cùng một số
bộ, ngành, địa phương tổ chức
Thành công của hạt gạo Thái Lan trước tiên phải kể tới vai trò của Nhà
nước trong xác định lấy ưu tiên phát triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản
cho phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Theo TS Phạm Nguyên Minh, năm 1982, Chính phủ nước này định ra
“Chiến lược phát triển kinh tế quốc dân lấy hiện đại hóa nông nghiệp, công
nghiệp làm mục tiêu”.
Tiếp đó là “Quy hoạch tăng cường phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và
ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp” (năm 1995) và “Chiến lược nâng đỡ
sản xuất nông nghiệp lấy năng suất cao, tăng phụ gia sản phẩm nông nghiệp,
tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp làm mục tiêu phấn đấu” (năm
2000).
Các bộ, ban, ngành đều thành lập các “Ban thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
và sản xuất lúa gạo” để thực hiện các chính sách về ưu đãi, nâng đỡ sản xuất
nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo với những biện pháp (như chính sách trợ
cấp giá, đầu tư và cho vay…) nhằm phát huy tối đa tính tích cực sản xuất lúa gạo
của nông dân.
Đối với xây dựng và phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu, theo TS Minh,
gạo thơm Thái Lan có lịch sử trên 100 năm. Năm 1959, Thái Lan đã chính thức
công bố các giống lúa gạo nổi tiếng - Thai Hom Mali Rice, đồng thời xây dựng
bộ tiêu chuẩn chất lượng cho các loại gạo. Gạo “Thai Hom Mali” với tên thương
hiệu hiện tại là Khao Hom Mali thung Kula Ronghai là sản phẩm đầu tiên ở
Đông Nam Á được đăng ký theo chương trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Liên
minh châu Âu.
GS. TS Võ Tòng Xuân kể rằng, với Thái Khao Dawk Mali hay Thai Hom
Mali, các nhà khoa học sau khi thống nhất chọn làm thương hiệu, họ ra đồng lựa
những nhánh lúa chất lượng nhất đem về làm giống, nhân giống cho nông dân
trồng. Sau đó thành lập tiểu ban đánh giá chất lượng gạo quốc gia. Tiếp đến, các
chuyên gia về lúa gạo ăn thử các loại gạo xem loại nào thơm, ngon cơm nhất sẽ
13

chọn loại đó làm thương hiệu quốc gia. Thái Lan chỉ chọn ra 3-4 giống lúa với
hơn 10 doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo.
Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu thì “gạo Thái” được đặt lên
vị trí hàng đầu và Thái Lan đổ nhiều công sức, kể cả tài chính vào công tác
quảng cáo. Tất cả các cơ hội như festival, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước
đều được Thái Lan tận dụng.
Thái Lan còn hợp tác với các nước, nhất là các nước ASEAN lập ra các tổ
chức như Hiệp hội Lúa gạo, Hợp tác Đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội Tiêu thụ
gạo... nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các nước, đưa “gạo Thái”
thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Không chỉ nhờ có thương hiệu, gạo của Thái Lan rất có uy tín trên thị
trường thế giới nhờ khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Cũng là gạo
5% tấm nhưng gạo Thái Lan đồng đều về độ dài, bóng và chỉ tiêu tạp chất chưa
đầy 1,5%, giá xuất khẩu thường ở mức trên dưới 600 USD/tấn. Chất lượng gạo
xuất khẩu trong các giao dịch quốc tế chịu sự giám sát của Sở Ngoại thương và
các tổ chức tiếp thị cho nông dân. Chính phủ Thái Lan luôn khuyến khích nông
dân trồng lúa chất lượng cao.
Để nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo, Thái Lan tập trung thực hiện hàng
loạt chính sách từ quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô nhằm giảm giá
thành thu mua; đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các loại lúa có chất lượng cao, kể
cả việc nhập khẩu loại giống lúa chất lượng cao từ các nước nông nghiệp phát
triển; đầu tư vào khâu chế biến, bảo quản.
Hiện Thái Lan có trên 90% cơ sở chế biến gạo quy mô lớn, được trang bị
đồng bộ nên chất lượng gạo xuất khẩu cao. Thái Lan rất chú trọng đầu tư vào
khâu tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm. Gạo Thái Lan được
đóng bao với trọng lượng 5-10kg, bên ngoài có nhãn mác ghi đầy đủ nguồn gốc
xuất xứ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái và cả tiếng nước ngoài ở những
vùng có nhiều người nước ngoài sử dụng
Tại Thái Lan, tất cả các sản phẩm từ hạt thóc đều được sử dụng chế biến
thành các sản phẩm có giá trị. Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm chính là gạo trắng,
thì các phần khác của gạo cũng được tận dụng sử dụng vào các mục đích khác
14

nhằm tăng thêm giá trị.


Chẳng hạn như trên 90% vỏ trấu được sử dụng làm nhiên liệu cho máy xay
lúa và phát điện; 40% cám được dùng để sản xuất thành dầu, 60% còn lại được
sử dụng trong sản xuất thức ăn gia súc; 30% tấm thu được trong quá trình chế
biến gạo được chế biến thành bột gạo sử dụng để sản xuất pasta, khoai tây chiên
và các loại thực phẩm ăn liền cũng như được sử dụng thay thế bột lúa mì; rơm
được dùng làm giá để trồng nấm, dùng cho công nghiệp chăn nuôi gia súc, làm
nguyên liệu giấy và chất đốt.
Gạo được chế biến thành các loại giấy mỏng có thể ăn được dùng trong bao
bì thuốc lá và bao bì bánh kẹo; gạo cũng được sử dụng để chế biến thành các đồ
uống có cồn như rượu sake, rượu vang và bia. Trung bình mỗi năm Thái Lan
xuất khẩu khoảng 150.000 tấn sản phẩm chế biến từ gạo đạt kim ngạch khoảng
78 triệu USD, tương đương với 0,5 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Tại Thái Lan, các cơ chế điều phối kinh doanh lúa gạo tập trung ở khu vực
tư nhân. Chính phủ chỉ điều hành thương mại lúa gạo trong từng trường hợp cụ
thể và chỉ khi cần thiết. Chính phủ duy trì các kho gạo ở cấp độ thích hợp, để
đảm bảo an ninh lương thực và điều tiết giá khi cần thiết.
Nông dân Thái Lan không chỉ được nhận sự hỗ trợ về tín dụng mà còn
được nhận hỗ trợ dưới dạng tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ vật tư đầu vào như giống,
phân bón... và hỗ trợ tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra.
Riêng đối với kết cấu hạ tầng, từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, Thái
Lan đã đầu tư hàng trăm tỉ bath để phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và
xuất khẩu nông sản này, nhất là thủy lợi và giao thông nông thôn. Hiện cơ sở hạ
tầng của nông thôn Thái Lan vào loại bậc nhất ở Đông Nam Á.
Các điểm thu mua nông sản, kho chứa, bến bãi, cảng chuyên dùng cho xuất
khẩu nông sản được quan tâm đầu tư. Các chi phí bốc xếp hàng nông sản xuất
khẩu và các chi phí có liên quan ở Thái Lan thấp hơn ở Việt Nam đến hai lần.
Các doanh nghiệp Thái Lan luôn duy trì mối quan hệ trực tiếp với Cục Xúc tiến
xuất khẩu, Ủy ban Phát triển xuất khẩu, các công ty thương mại quốc tế. Các
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thường tham gia các phái đoàn của Chính phủ
Thái Lan đàm phán các hợp đồng dài hạn về xuất khẩu nông sản.
15

6.7. Kinh nghiệm từ thất bại trong việc xây dựng chuỗi cung ứng dừa ở
Tỉnh Bến Tre [23]
Ngành dừa có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre và
cần được coi như là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre.Ngành dừa Bến Tre tạo ra nguồn lực kinh tế
rất lớn cho tỉnh Bến Tre, ước tính hàng năm mang lại hơn bốn ngàn tỷ đồng giá
trị gia tăng.Mặc dù vậy, chuỗi giá trị dừa Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế
nhất định. Tình trạng “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, việc phụ thuộc
vào thương lái Trung Quốc, tư tưởng nóng vội phát triển liên tục và ồ ạt, thiếu
quy hoạch mà không tìm hiểu kỹ thuật, thị trường đầu ra đã khiến cho người
nông dân luôn trong tình cảnh lao đao. Điển hình là đầu tháng 4/2012, giá dừa ở
Bến Tre và khu vực sụt giảm nghiêm trọng. Giá dừa từ 120.000đồng/chục (1
chục dừa bằng 12 quả) vào cuối năm 2011, xuống còn 80.000đồng/chục, rồi
40.000 đồng/chục...giá dừa tiếp tục lao dốc đến chỉ còn khoảng
10.000đồng/chục. Người trồng dừa điêu đứng, nông dân không thể sống được
nhờ dừa, nhiều người bắt đầu đốn bỏ dừa để chuyển sang đào ao nuôi tôm nhằm
mong vượt qua tình cảnh khó khăn trước mắt.
Nguyên nhân thất bại của chuỗi cung ứng dừa ở Bến Tre
- Yếu kém trong khâu sản xuất - thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền: Ngành dừa
Bến Tre chưa được hỗ trợ chính thức và cụ thể từ chính quyền trung ương. Các
cơ quan nghiên cứu chưa tạo ra những đột phá trong công nghệ trồng dừa hoặc
công nghệ trồng trọt hiện đại chưa được phát triển và áp dụng tốt trên thực địa.
Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh chưa đủ mạnh để thực hiện một chương trình đầu
tư phát triển toàn diện ngành dừa để tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho ngành
và bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành dừa trong nhiều năm tới.
- Sản phẩm thiếu cạnh tranh: Các sản phẩm chế biến từ dừa còn nhiều sản
phẩm thô, sản phẩm sơ chế, thiếu các sản phẩm tinh chế có giá trị cao. Các sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm sơ chế, dưới dạng nguyên liệu thô cho chế
biến sâu hơn như dừa trái lột vỏ, xơ dừa, mụn dừa, than thiêu kết, thạch dừa thô.
Do đó, còn nhiều giá trị gia tăng chưa được khai thác tốt để tạo ra thêm nhiều lợi
ích cho địa phương.
- Cấu trúc chuỗi giá trị không bảo đảm cung ứng nguyên liệu đầy đủ số
16

lượng và có chất lượng tốt, khó xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho ngành
chế biến. Bị thương lái Trung Quốc chi phối - không có thương hiệu mạnh, đầu
ra không ổn định
- Hiện nay ở Bến Tre, không chỉ dừa tươi, cơm dừa mà cả ngành sản xuất
thạch dừa cũng đang nằm trong bàn tay chi phối của thương lái Trung Quốc.
90% sản phẩm dừa của Bến Tre do thương lái Trung Quốc bao tiêu nên họ quyết
định giá cả, sản lượng, thậm chí chất lượng mặt hàng. Trong nhiều năm qua thị
trường dừa Việt Nam phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc, trong khi họ có thể
thống nhất với nhau những bước đi nhằm chi phối thị trường nước sở tại thì các
đoàn thể, hiệp hội ngành nghề địa phương vẫn chưa hợp tác chặt chẽ với nông
dân, ngành dừa Việt Nam vẫn chưa tìm ra được giải pháp nhằm phát triển cây
dừa bền vững.
- Vấn đề thương hiệu: hầu hết các sản phẩm chưa được chú trọng xây dựng
thương hiệu. Kẹo dừa đã định hình thương hiệu trên một số thị trường và được
bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Một số doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy đang xây
dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm, trong khi một số khác vẫn xuất khẩu
thông qua các đầu mối thương mại nước ngoài nên không thâm nhập được thị
trường và không xây dựng được thương hiệu.
6.8. Luận văn khác
Luận văn Cao Học của Cao Thị Thu Trang (2010) [1] nghiên cứu giải
pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng Thanh Long Bình Thuận.
Tóm lại: các công trình nghiên cứu trên thế giới theo nhiều hướng tiếp cận
khác nhau, cả định tính và định lượng với mục đích tìm ra mô hình chuỗi cung
ứng cụ thể cho từng đối tượng, qua phân tích tác giả đã đề xuất những giải pháp
cải thiện chuỗi cung ứng từ những yếu kém và hạn chế của mỗi đối tượng trong
từng đề tài nghiên cứu.
7. Bài học kinh nghiệm
Từ viê ̣c tổ ng quan vê tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi cung
ứng tại mục 1.6, tác giả rút ra một số bài học quan trọng cho chuỗi cung ứng
khoai lang tại huyện Bình Tân như sau:
Bài học 1. Nhà nước cần có cơ quan Đầu mối và chính sách điều phối ở
17

tầm vĩ mô về chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị, xây dựng chiến lược phát triển chuỗi
cung ứng một cách khoa học, tránh sự phát triển không đúng hướng, dẫn đến
không hiệu quả và không bền vững. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi (xây dựng
cơ sở pháp lý hoàn chỉnh về chuỗi cung ứng và logistics, làm tốt khâu quy
hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, có những chính sách ưu đãi về tín dụng, đầu
tư...) khuyến khích các doanh nghiệp, người sản xuất liên kết để xây dựng các
chuỗi cung ứng nội địa và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tham gia các
chuỗi cung ứng toàn cầu. Có chính sách thích hợp để phát triển công nghiệp hỗ
trợ tạo điều kiện cho chuỗi cung ứng phát triển. Tạo điều kiện cho các Hiệp hội,
các trường, viện... phổ biến kiến thức, huấn luyện đào tạo các kiến thức về chuỗi
cung ứng và lợi ích của việc gia nhập chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp.
Vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm sáng tạo là những mô hình thích hợp để đào
tạo, hỗ trợ, tư vấn về chuỗi cung ứng
Bài học 2. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn về
chuỗi cung ứng và vai trò của chuỗi cung ứng trong điều kiện hiện đại. Mỗi
chuỗi cung ứng đều có những tiêu chuẩn, đòi hỏi riêng, muốn gia nhập chuỗi
nào thì cần hiểu rõ chuỗi đó và tích cực chuẩn bị để có thể đáp ứng những đòi
hỏi của chuỗi; Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những khâu,
công đoạn mạnh, đủ khả năng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, để có thể gia
nhập chuỗi thành công và hiệu quả. Cần giữ chữ tín, tạo niềm tin, xây dựng và
phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp và khách hàng – các thành
viên trong chuỗi cung ứng. Để xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng bền
vững, thì mối quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi cần được xây dựng trên cơ
sở các cam kết khoa học và cần thực hiện đúng những điều đã cam kết. Phát
triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường tính minh bạch, tạo luồng
thông tin thông suốt trong doanh nghiệp và toàn chuỗi cung ứng.
Bài học 3. Sự phối hợp chặt chẽ giữa người nông dân với nhau, giữa
người nông dân với thương lái, doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của hiệp hội
ngành nghề, chính sách đúng đắn của chính phủ giúp kiểm soát mức gia tăng giá
bán một cách hợp lý và duy trì sản lượng ổn định qua các năm.
Bài học 4. Sự thiếu liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng,
thiếu sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan ban ngành và chính sách hỗ trợ định hướng
18

của chính phủ có thể tạo cơ hội cho tư thương chi phối thị trường, ép giá nông
dân...
Bài học 5. Minh bạch về giá cả, sản lượng, thông tin nhà cung cấp sản
phẩm để tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư cũng như nhà nhập khẩu nước
ngoài dễ dàng đầu tư hoặc mua bán sản phẩm trong nước.
Việc áp dụng tốt những bài học trên sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nâng
cao chất lượng chuỗi cung ứng, nâng cao sự liên kết giữa các thành phần, tiết
kiệm chi phí và phát huy hiệu quả tối đa từ khâu trồng trọt chăm sóc đến khâu
đầu ra của sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang trong thời gian
tới.
8. Nhƣ̃ng nét đóng góp của luận văn
Trong nghiên cứu này tác giả đã trực tiếp điều tra khảo sát từng cá nhân, tổ
chức đang sản xuất và kinh doanh khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân để phân tích
đánh giá hiện trạng chuỗi cung ứng và các thành phần tham gia chuỗi cung ứng,
sự hợp tác và tính hiệu quả cùng những nguyên nhân tác động đến tính hiệu quả
của chuỗi cung ứng. Đề xuất các giải pháp đồng bộ phù hợp và mang tính phát
triển lâu dài cho từng thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i
huyê ̣n Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
19

9. Các bƣớc nghiên cứu


Từ công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả đã xây
dựng khung nghiên cứu cho luận văn như sau:

Cơ sở lý thuyết chuỗi cung ứng

Các thành phần và mối Các tiêu chu ẩn đo lường tiń h Bài học kinh nghiê ̣m
quan hê ̣ hơ ̣p tác hiê ̣u quả

Phân tích hiê ̣n tra ̣ng chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân , tỉnh
Vĩnh Long

Nghiên cứu tổ ng quan Nghiên cứu các nhân Nghiên cứu mức đô ̣
quá trình sản xuất khoai tố tác đô ̣ng đế n chuỗi hơ ̣p tác các thành
lang huyê ̣n Bình Tân cung ứ ng khoai lang phầ n trong chuỗi
tại huyện Bình Tân cung ứng khoai lang

Đánh giá, nhâ ̣n diê ̣n các ưu điể m, nhươ ̣c điể m tác đô ̣ng đế n hiê ̣u quả chuỗi
cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bì nh Tân

Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân

Mục tiêu , quan điể m và cơ Các giải pháp đề xuất cho các thành phần trong
sở đề xuấ t giải pháp chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Biǹ h Tân
20

10. Kết cấu của luận văn


Kế t cấ u của luận văn được bố cục theo 4 chương như sau:
Ngoài phần Lời nói đầu, mục lục và phần kết luận, Luận văn chia thành 3
chương
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng
Trong chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyế t về chuỗi cung ứng và
quản trị chuỗi cung ứng; Cấu trúc chuỗi cung ứng; Tiêu chuẩn đo lường hiệu
quả chuỗi cung ứng. Đồng thời tác giả nghiên cứu bài học kinh nghiệm về chuỗi
cung ứng, từ đó rút ra bài học cho chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Biǹ h Tân.
Chƣơng 2. Phân tíchhiêṇ tra ̣ng chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyêṇ
Bình Tân.
Trong chương này tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp 75 nông hô;̣ 20 cá nhân, tổ chức thu mua và 05 cán bộ phòng
Nông nghiê ̣p và PTNT huyê ̣n, cán bộ ở địa phương nghiên cứu. Mẫu được chọn
để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuâ ̣n tiê ̣n theo điạ bàn
nghiên cứu. Từ đó nhận diện mă ̣t đươ ̣c, chưa đươ ̣c, thuâ ̣n lơ ̣i khó khăn và đánh
giá sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng khoai lang để làm cơ sở đề
xuất giải pháp ở chương 3.
Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i
huyêṇ Bin
̀ h Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Trong chương này tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể cho từng thành
phần trong chuỗi cung ứng nhằm phát triển chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n
Bình Tân trong thời gian tới.
21

CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Tổ ng quan về chuỗi cung ƣ́ng
1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1.1. Chuỗi cung ứng
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo
nhiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ
“chuỗi cung ứng”. Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả trích lược một số định
nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý thuyế t cho vấn đề nghiên cứu của
mình, bao gồm:
Theo Thomas Fredman [5]
“Chuỗi cung ứng là một yếu tố chủ yếu làm phẳng thế giới”.
“Chuỗi cung ứng chính là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác để tạo ra
giá trị”
“Chuỗi cung ứng là một yếu tố chủ yếu làm phẳng thế giới”.
“Chuỗi cung ứng chính là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác để tạo ra
giá trị”
(Thế giới Phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21)
Theo Ganeshan và Harrison (1995), “chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa
chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu,
chuyển những nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, rồi
phân phối chúng đến khách hàng” [7].
Theo Lambert, Stock và Elleam (1998), “Chuỗi cung ứng là sự kết hợp
giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” [9].
Theo Chopra Sunil và Peter Meindl (2001), “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi
công đoạn có liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến việc đáp ứng yêu cầu của
khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người cung
cấp, mà còn có cả các nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách
hàng...”[6]
22

Theo Chou và Keng-Li (2001), “chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu
nhằm phân phối sản phẩm và dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu
dùng cuối cùng thông qua dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được
thiết lập” [6].
Theo từ điển Supply chain & Logistics, “chuỗi cung ứng là chuỗi liên kết
các công đoạn từ khâu cung cấp các nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý đến
khâu sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, chuỗi cung ứng cũng kết nối
nhiều công ty lại với nhau (nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng)”.
Theo Christopher (2005), “chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức
liên quan đến những mối liên kết theo dòng chảy ngược và xuôi của những quá
trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và
dịch vụ cho khách hàng” [3].
Theo GS Souviron (2007), “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ
chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các
quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm,
dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng. Việc sắp xếp năng lực của các
thành viên trong chuỗi cung ứng ở phía trên hay phía dưới nhằm mục đích tạo ra
giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung
ứng” [6].
Theo Hội đồng Tổ chức chuỗi cung ứng (2010), “chuỗi cung ứng bao gồm
mọi nỗ lực liên quan đến việc sản xuất, phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ
hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng”[6].
Theo David Blanchard, “chuỗi cung ứng là chuỗi tất cả các hoạt động liên
quan đến vòng đời một sản phẩm từ lúc ra đời đến khi kết thúc. Chuỗi cung ứng
cũng có thể được định nghĩa là các hoạt động từ nhà cung cấp đầu tiên đến
khách hàng cuối cùng” [4].
Theo Đoàn Thi ̣Hồ ng Vân và cô ̣ng sự, chuỗi cung ứng là một tổng thể
giữa nhiều nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau; trong đó, mỗi
khách hàng, đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi
thành phẩm tới được tay người tiêu dùng.
23

Nói một cách khác, có thể xem chuỗi cung ứng là một mạng lưới bao gồm
những đơn vị, công đoạn có liên quan với nhau trong việc khai thác tài nguyên
nhằm sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng, kể cả các công đoạn
trung gian như vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ và bản thân khách hàng.
Chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác nhằm đem lại
những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Nói một cách cụ thể hơn,
chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của các
yếu tố đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối
cùng và các hoạt động của những tổ chức đó.
Trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics của mỗi mắt xích (mỗi đơn vị)
là quá trình hoạch định, triển khai và kiểm tra kiểm soát một cách có hiệu lực và
hiệu quả dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắt
xích này đến đầu vào của mắt xích kế tiếp, nhằm mục đích đáp ứng các chuẩn
mực, yêu cầu của mắt xích kế tiếp và của toàn chuỗi. Do vậy, chuỗi cung ứng là
chuỗi của các hoạt động logistics – hoạt động tối ưu hóa, nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh của chuỗi và các doanh nghiệp trong chuỗi.
Đến lượt mình, mỗi doanh nghiệp trong chuỗi lại là một chuỗi cung ứng
24

nội bộ thu nhỏ, bao gồm: các bộ phận sản xuất và các bộ phận chức năng (tài
chính, công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, bán hàng, phân
phối và dịch vụ khách hàng) liên quan đến thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Nhìn chung về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết
giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:
- Cung cấp: tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào?
Mua từ đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá
trình sản xuất.
- Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối
cùng.
- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến
khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách
kịp thời và hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể định
nghĩa chuỗi cung ứng như sau:
Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ
mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối
cùng. Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu
từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối
tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên
kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ
có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng; hữu hiệu và hiệu quả
trên toàn hệ thống [6].
1.1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng [5]
Theo Jerrey P.Wincel (2004), “quản trị chuỗi cung ứng đồng nghĩa với
việc quản trị toàn bộ mọi hoạt động của chuỗi cung ứng”.
Theo Christopher (2005), “quản trị chuỗi cung ứng là quản lý các mối
quan hệ nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng nhằm phân phối đến
khách hàng những sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao hơn với chi phí ít hơn trong
toàn bộ chuỗi cung ứng”.
25

Các tác giả Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia (2001), “Quản trị
chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng
kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức năng này
trong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi
cung ứng nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng công ty và toàn bộ chuỗi
cung ứng trong dài hạn”.
Theo Michael Hugos (2010, bản dịch của Tinh Văn Media), “Quản trị
chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải
giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà
bạn phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả tốt nhất”
Theo Hiệp hội các Nhà Quản trị chuỗi cung ứng (2007), “quản trị chuỗi
cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả mọi hoạt động liên quan đến
nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics”.
Quản trị chuỗi cung ứng là quản trị toàn bộ mọi hoạt động của chuỗi, trong đó,
vấn đề mấu chốt là quản lý được các mối quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi.
Nói cách khác, quản trị chuỗi cung ứng là quá trình hoạch định, tổ chức,
quản lý, lãnh đạo, kiểm tra và kiểm soát toàn bộ quá trình cung ứng, sản xuất,
phân phối và tiêu thụ trong mối liên kết, tích hợp, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn
nhau từ nhà cung cấp, người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Theo Đoàn Thi ̣Hồ ng Vân và cô ̣ng sự, Quản trị chuỗi cung ứng là quản trị
toàn bộ mọi hoạt động của chuỗi, trong đó, vấn đề mấu chốt là quản lý được các
mối quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi. Trong thời “Thuê ngoài” như hiện
nay thì nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng là một nhạc trưởng trong việc xây
dựng môi trường cộng tác hiệu quả giữa các đối tác, nhà cung cấp và bản thân
doanh nghiệp. Họ cần được hát chung một nhịp đồng ca được dẫn nhịp bởi nhạc
trưởng.
Tóm lại: Dựa vào việc nghiên cứu một số quan điểm của các chuyên gia về
quản trị chuỗi cung ứng cho thấy đây là một phần nội dung không thể thiếu của
chuỗi cung ứng. Để chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp hay một ngành hiệu
quả, bền vững và thể hiện tính liên kết chặt chẽ thì chuỗi cung ứng ấy phải được
tổ chức quản lý một cách khoa học, linh hoạt, trong đó điều kiện tối thiểu cần
thiết là các thành phần trong chuỗi phải liên kết, tương tác, hợp tác chặt chẽ với
nhau.
26

1.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng


1.1.2.1. Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng hơp tác
Được hiểu một cách đơn giản bao gồm hai hoặc nhiều hơn các doanh
nghiệp độc lập làm việc với nhau nhằm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động
chuỗi cung ứng sẽ đạt được thành công hơn là hoạt động riêng biệt và các chuỗi
cung ứng hợp tác thông thường khác nhau do chính cấu trúc của chúng.
- Chuỗi cung ứng tương tác
Được chia theo 4 mức độ hệ thống, bao gồm:
+ Mức độ hệ thống 1: Chuỗi nội bộ trong doanh nghiệp
+ Mức độ hệ thống 2: Quan hệ đối tác song phương.
+ Mức độ hệ thống 3: Chuỗi mở rộng gồm nhà cung cấp, các nhà cung
cấp của nhà cung cấp, khách hàng và các khách hàng của khách hàng.
+ Mức độ hệ thống 4: Mạng lưới các chuỗi nối liền với nhau.
1.1.2.2. Theo đặc tính của sản phẩm
- Chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain): Các
sản phẩm thay đổi liên tục trên thị trường (các loại chip, phần mềm tin học, quần
áo thời trang, đồ gỗ,...) Đặc điểm của loại chuỗi này là thông tin được chia sẻ
tốt, thời gian đáp ứng rất nhanh, tốc độ qua chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn,
mức độ tồn kho ít.
- Chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply Chain):
Đặc tính sản phẩm ít thay đổi, nhu cầu trên thị trường ít biến động (lương thực,
thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp.). Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi,
nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất, vận chuyển và giao dịch. Quản lý
chuỗi chú trọng tới việc giảm tồn kho, và tăng chia sẻ thông tin giữa các thành
viên với nhau.
1.1.2.3. Theo cách thức đưa sản phẩm ra thị trường
Chuỗi đẩy (Push Supply Chain): Sản phẩm được sản xuất dạng tồn kho,
sản xuất song song với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các nhà quản lý cố
gắng đẩy sản phẩm ra khỏi kho của mình đến lớp tiếp theo trong kênh phân
27

phối. Đến lượt các lớp này lại cố gắng đẩy nó lên phía trước gần khách hàng
hơn. Quyền lực nằm trong tay nhà cung cấp, họ có nhiều vị thế trong đàm phán
về giá cả, đặc biệt đối với các sản phẩm mới. Khách hàng không có nhiều cơ hội
chọn lựa.
Chuỗi kéo (Pull Supply Chain): Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách
hàng trên thị trường, họ tìm kiếm các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của
họ. Các nhà sản xuất lại tìm những nhà thầu phụ, nhà cung cấp khác có thể giúp
họ hoàn thành thương vụ và quá trình cứ thế lặp lại, chuỗi cung ứng được hình
thành. Khách hàng có cơ hội chọn lựa những nhà cung cấp mà họ cảm nhận giá
trị sản phẩm là tốt nhất.
1.2. Các thành phần và mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng
1.2.1. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng
Theo Lambert [9] cho rằng một chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống các
thực thể và các kết nối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Hay một chuỗi
cung ứng về cơ bản bao gồm các thành phần đó là các pháp nhân (các doanh
nghiệp cung ứng, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ), các tổ chức, các mạng lưới
và các thể nhân. Sự kết nối giữa các thành tố trên được xem là các kết nối hoặc
các mối quan hệ.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm dịch chuyển từ nhà
cung cấp đến nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng đến khách
hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Song song đó các dòng thông tin, sản phẩm và
tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể
nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối,
chính vì vậy đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng liên kết (network).
Trong một chuỗi cung ứng có thể phân tích thành các thành phần cơ bản sau
đây, gồm:
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp được xem như một thành viên bên ngoài - có năng lực sản
xuất không giới hạn. Tuy nhiên, bởi vì những nhân tố không chắc chắn trong
tiến trình chuyển phát, nhà cung cấp có thể sẽ không cung cấp nguyên liệu thô
cho nhà sản xuất đúng lúc. Trong nghiên cứu này, nhà cung cấp bao gồm các
trung tâm vật tư, các đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ được nhà sản xuất lựa chọn tùy
28

thuộc vào năng lực và uy tín cung ứng của họ.


Nhà sản xuất
Bao gồm các nhà chế biến nguyên liệu ra thành phẩm, sử dụng nguyên liệu
và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm nên sản phẩm.
Trong nghiên cứu này, nhà sản xuất chính là các doanh nghiệp thu mua khoai
lang xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước tập trung ở huyện Bình Tân và thị xã
Bình Minh. Điều này đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu
thực hiện công đoạn thu mua sơ chế và đóng gói sản phẩm khoai lang, nguyên
liệu chủ yếu từ các nhà cung cấp tại địa phương.
Nhà phân phối
Là các doanh nghiệp mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân
phối sỉ các dòng sản phẩm đến khách hàng, còn được gọi là các nhà bán sỉ. Chức
năng chính của nhà bán sỉ là điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các
nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh để
tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Nhà phân phối có thể tham gia vào việc mua
hàng từ nhà sản xuất để bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi giới sản
phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà phân
phối là thực hiện quản lý tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ
khách hàng và dịch vụ hậu mãi. Trong nghiên cứu này, nhà phân phối là các
nhà bán sỉ, các doanh nghiệp mua và phân phối khoai lang đến tay người tiêu
dùng trong và ngoài nước.
Nhà bán lẻ
Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn đến
khách hàng. Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Trong nghiên
cứu này họ là các cửa hàng bán lẻ, hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán củ quả.
Khách hàng/người tiêu dùng
Những khách hàng hay người tiêu dùng là những người mua và sử dụng
sản phẩm. Khách hàng có thể mua sản phẩm để sử dụng hoặc mua sản phẩm kết
hợp với sản phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác.
1.2.2. Mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Theo công trình nghiên cứu của Togar và Sridharan về sự hợp tác chuỗi
29

cung ứng, cả hai chuyên gia đều cho rằng về cơ bản có 3 kiểu hợp tác:
Hợp tác theo chiều dọc (Vertical Collaboration): Xảy ra khi tồn tại hai
hoặc nhiều hơn các tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
chuyên chở và nhà bán lẻ chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và thông tin nhằm
phục vụ cho các tổ chức có liên quan tương tự như người tiêu dùng cuối cùng.
Một chuỗi dọc hoàn toàn kết nối nhà cung cấp đầu tiên theo nhiều cách đến
khách hàng cuối cùng. Liên kết dọc xảy ra khi một nhân tố trung tâm gia tăng
vai trò ảnh hưởng đến các nhân tố khác trong nhiều lớp khác nhau. Liên kết dọc
luôn luôn hướng vào cả mối quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp đầu
tiên và giữa nhà sản xuất với khách hàng cuối cùng.
Hợp tác theo chiều ngang (Horizontal Collaboration): Xảy ra khi có hai
hoặc nhiều hơn các tổ chức không liên quan và cạnh tranh nhau, nhưng hợp tác
với nhau nhằm chia sẻ các thông tin hoặc nguồn lực như liên kết các trung tâm
phân phối.Hay nói một cách khác, hợp tác ngang là hợp tác giữa các tác nhân
trong cùng một công đoạn nhằm giảm chi phí và tăng giá bán sản phẩm.
Hợp tác đa chiều (Lateral Collaboration): Nhằm mục đích có được sự linh
hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ năng lực trong cả đặc trưng
của hợp tác chiều dọc và hợp tác chiều ngang.
1.2.3. Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Khi nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các công trình nghiên
cứu trên thế giới sử dụng rất nhiều thuật ngữ nhằm lột tả bản chất hợp tác giữa
các thực thể trong chuỗi cung ứng như hợp tác, tương tác hay quan hệ. Thảo
luận về các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, thuật ngữ chuỗi cung ứng hợp
tác (collaborative supply chain) thường được sử dụng hơn.
Theo hướng tiếp cận nghiên cứu của luận văn, dựa trên các định nghĩa, cấu
trúc đến phân loại chuỗi cung ứng đều tập trung vào các mối quan hệ giữa các
thành tố trong chuỗi nội bộ.
1.2.4. Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng
1.2.4.1. Đối với bản thân doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng có tính hợp tác càng cao nghĩa là trong đó các thành viên
của chuỗi luôn liên kết chặt chẽ với nhau để cùng chia sẻ lợi ích đạt được.
30

Thông qua việc hợp tác giúp cho các doanh nghiệp cùng chức năng trong chuỗi
sẽ giúp tăng sức cạnh tranh (liên kết ngang) từ đó có thể nâng vị thế trong đàm
phán mua nguyên liệu - thuê mướn các dịch vụ bên ngoài và tìm kiếm các nhà
phân phối lớn. Đồng thời nắm bắt kịp thời nhu cầu và biến động thị trường do
được chia sẻ thông tin, và chủ động trong các hoạt động đầu vào lẫn đầu ra.
1.2.4.2. Đối với ngành
Hợp tác chuỗi cung ứng trong ngành tốt sẽ giúp ngành nâng được vị thế
cạnh tranh, đi vào phát triển một cách bền vững và hiệu quả. Các thành viên hợp
tác chặt chẽ về phân công lao động, từ đó mỗi thành viên sẽ tự tìm công đoạn mà
mình tham gia hiệu quả nhất mà chủ động hợp tác. Như vậy nếu trong một
ngành khi triển khai chuỗi cung ứng thể hiện rõ sự hợp tác, chắc chắn sẽ diễn ra
quá trình cơ cấu lại ngành đó trên nhiều phương diện như về qui mô, phương
thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng nhằm hướng đến tính bền vững và khai thác
triệt để lợi thế so sánh của từng thành viên trong chuỗi, qua đó ngành sẽ đi vào
hoạt động một cách quy cũ, từng bước tham gia sâu vào chuỗi toàn cầu.
1.3. Tiêu chuẩ n đo lƣờng hiêụ quả chuỗi cung ƣ́ng
1.3.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi một sự hiểu biết từng
yếu tố dẫn dắt và cách nó vận hành. Mỗi yếu tố dẫn dắt có khả năng tác động
trực tiếp đến chuỗi cung ứng và củng cố một số năng lực nhất định. Có năm yếu
tố chính tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng như sau:
1.3.1.1. Sản xuất
Sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để tạo ra và tồn trữ sản
phẩm. Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho. Quyết định cơ bản đặt
ra cho các nhà sản xuất khi quyết định sản xuất là làm thế nào đáp ứng nhanh và
hiệu quả. Nếu các nhà máy và kho được xây dựng dư thừa công suất, chúng có
khả năng đáp ứng mau chóng nhu cầu sản phẩm đa dạng. Mặt khác, công suất
dư thừa không phát sinh lợi nhuận. Vì thế càng tồn tại nhiều công suất thừa, sản
xuất càng kém hiệu quả.
Đối với loại hình sản xuất khoai lang, công đoạn sản xuất là quá trình liên
kết giữa các nhà cung cấp cây giống, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, kỹ thuật
31

canh tác và người nông dân trồng cây giống, chăm sóc, bón phân theo đúng kỹ
thuật để cây khoai lang đạt năng suấ t, chấ t lượng.
1.3.1.2. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho luôn tồn tại trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên
vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân
phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Các giám đốc phải quyết định
họ muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính
hiệu quả. Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi
cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên,
việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao,
chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt.
Đối với chuỗi cung ứng khoai lang hàng tồn kho là củ khoai lang không
bán được đúng thời gian quy định cho từng thành phần trong chuỗi. Ở thành
phần nông dân thì khoai lang cần phải được bán khi đúng tuổ i của khoai (từ
trồ ng đế n 4 tháng rưởi hoặc 5 tháng rưỡi thu hoạch), nếu không bán được, để
thời gian neo củ khoai lâu sẽ dẫn đến khoai đạt chấ t lượng thấ p , hư nhiều và
không giữ được lâu. Sản phẩm khoai lang tồn kho thường giống nhau đối với
các thành phần khác: nhà thu mua, nhà bán sỉ, doanh nghiệp, nhà bán lẻ. Điều
đặc biệt là sản phẩm khoai lang tồn kho không dự trữ hay bảo quản được lâu
dài, nên việc thu hồi giá trị cho sản phẩm tồn kho không cao.
1.3.1.3. Vị trí
Vị trí là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện của chuỗi
cung ứng. Nó cũng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần
được thực hiện bởi từng phương tiện. Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng
nhanh với tính hiệu quả là quyết định có cần tập trung các hoạt động ở một vài
vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ qui mô và hiệu quả, hay giãn hoạt động ra
nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh
hơn.
Khi đưa ra quyết định về vị trí, các nhà quản lý cần xem xét một loạt nhân
tố liên quan với một vị trí nào đó, bao gồm chi phí phương tiện, chi phí nhân
công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế
và thuế quan, sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định về
32

vị trí có xu hướng là những quyết định mang tính chiến lược vì chúng gắn chặt
một lượng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn.
Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến chi phí và các đặc tính
của chuỗi cung cấp. Sau khi xác định xong kích cỡ, số lượng và vị trí thiết bị,
cũng cần quyết định các con đường mà sản phẩm có thể đến với khách hàng
cuối cùng.Các quyết định về vị trí cũng phản ánh chiến lược cơ bản của công ty
trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường.
Trong chuỗi cung ứng khoai lang yếu tố vị trí ở đây là vị trí đặt các vựa
khoai lang gần vùng chuyên trồng khoai; vị trí đặt các kho đóng hàng, chứa
hàng gần với các vựa để thuận tiện cho việc vận chuyển cũng như thu mua
khoai và nắm bắt thông tin thị trường dễ dàng và nhanh chóng hơn.
1.3.1.4. Vận chuyển
Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành
phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong vận chuyển, sự
cân nhắc là giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc lựa
chọn cách thức vận chuyển. Các cách thức vận chuyển nhanh thì lại rất tốn kém,
các cách thức vận chuyển chậm thì chi phí vừa phải nhưng không đáp ứng
nhanh. Vì chi phí vận chuyển có thể chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của
chuỗi cung ứng, nên các quyết định về vận chuyển cũng rất quan trọng.
Trong chuỗi cung ứng khoai lang yếu tố vận chuyển là việc lựa chọn
phương tiện vận chuyển và cách thức vận chuyển phù hợp. Từ ruộng khoai,
khoai lang sẽ được vận chuyển bằng ghe, xe cơ giới đến các vựa. Các doanh
nghiệp đóng thùng xuất khẩu sẽ vận chuyển bằng container ra cảng hoặc ra
biên giới giao cho khách hàng.
1.3.1.5. Thông tin
Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt
chuỗi cung ứng. Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất
trong chuỗi cung ứng. Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là
dữ liệu chính xác, kịp lúc và đầy đủ), từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có
các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ. Đây cũng là xu hướng tối
đa hóa tính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng.
33

Trong từng công ty, cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả có
liên hệ đến việc lượng giá các lợi ích mà thông tin tốt có thể cung cấp so với chi
phí để có được thông tin. Thông tin chính xác, dồi dào có thể giúp đưa ra các
quyết định kinh doanh hiệu quả và tiên đoán tốt hơn nhưng chi phí xây dựng và
lắp đặt các hệ thống phân phối thông tin cũng có thể rất cao.
Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và
tính hiệu quả mà các công ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng
thông tin có thể chia sẻ với các công ty khác và lượng thông tin phải giữ bí mật.
Thông tin về cung sản phẩm, cầu khách hàng, tiên báo thị trường và kế hoạch
sản xuất mà các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều thì các công ty càng đáp
ứng nhanh. Tuy nhiên, công khai như thế nào là hợp lý là mối bận tâm của từng
công ty vì e ngại thông tin tiết lộ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để đối phó.
Điều này có thể gây tổn thất cho khả năng sinh lợi của công ty.
Trong chuỗi cung ứng khoai lang yếu tố thông tin được thể hiện qua việc
thỏa thuận hợp đồng mua bán, giá cả, số lượng, chất lượng giữa các bên, thỏa
thuận thời gian thu hoạch, lấ y hàng và đóng thùng. Các thành phần trong chuỗi
cung ứng khoai lang liên lạc với nhau qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp để lấy
thông tin.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các hoạt động của các bên có liên quan
tham gia vào dòng chảy của nguyên liệu từ nhà cung ứng đầu tiên đến người
tiêu dùng cuối cùng. Dù ở mô hình đơn giản hay mở rộng thì các thành phần của
chuỗi cung ứng bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và
nhà cung cấp dịch vụ.
Kết hợp giữa cơ sở lý thuyế t về chuỗi cung ứng cùng với bài học kinh
nghiệm rút ra từ chuỗi cung ứng của Singrapore, chuỗi cung ứng lúa gạo Thái
Lan và chuỗi cung ứng dừa Bến Tre sẽ là nền tảng để tác giả nghiên cứu chuỗi
cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân, tỉnh Vĩnh Long.
34

CHƢƠNG 2:
PHÂN TÍ CH HIỆN TRẠNG CHUỖI CUNG Ƣ́NG KHOAI LANG
TẠI HUYỆN BÌNH TÂN
2.1. Tổng quan về huyện Bình Tân
Huyện Bình Tân là một huyện mới được thành lập ngày 17-12-2007, trên
cơ sở chia tách địa giới huyện Bình Minh theo Nghị định 125 của Chính phủ.
Huyện Bình Tân có 11 đơn vị hành chính trực thuộc xã gồm: xã Mỹ Thuận, xã
Nguyễn Văn Thảnh, xã Thành Lợi, xã Thành Đông, xã Thành Trung, đô thị Tân
Quới, xã Tân Bình, xã Tân Thành, xã Tân Hưng, xã Tân Lược và xã Tân An
Thạnh.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
(Nguồn: trang thông tin điện tử huyện Bình Tân)
35

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên


2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Bình Tân nằm trong vùng trũng của tỉnh Vĩnh Long, có cao trình từ
0,5 đến 1,25m (thuộc vùng ngập nông của ĐBSCL) nên thường chịu ảnh hưởng
của lũ vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm. Địa hình của huyện tương đối
bằng phẳng, cao từ phía Tây và thấp dần về phía Đông nên rất thuận lợi cho việc
lợi dụng thủy triều để tưới tiêu hoặc tự chảy kết hợp hỗ trợ bằng động lực đảm
bảo cho sản xuất nông nghiệp quanh năm.
Bình Tân là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Long, có vị trí địa lý
khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa cả đường thủy lẫn đường bộ giữa
các khu vực.
 Phía Đông giáp huyện Tam Bình.
 Phía Tây Nam giáp sông Hậu.
 Phía Nam giáp huyện Bình Minh.
 Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp..
2.1.1.2 Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng
ẩm, cơ chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
 Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình cả năm 27-280C, so với thời kỳ trước 1996
nhiệt độ trung bình cả năm cao hơn khoảng 0,5-10C. Nhiệt độ tối cao 36,90C,
nhiệt độ tối thấp 17,70C. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm bình quân 7-80C.
 Bức xạ: bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5
giờ/ngày. Bức xạ quang hợp/năm 795,600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình
quân năm đạt 2,181-2,676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt độ và nắng là
tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp cơ sở thâm canh.
 Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74-83%, trong đó năm 1998 độ ẩm
bình quân thấp nhất 74,7%, ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và
tháng 10, giá trị đạt trung bình 86-87% và tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ
trung bình 75-79%
36

 Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn,
khoảng 1,400-1,500mm/năm, trong đó lương bốc hơi/tháng và mùa khô là
116-179mm/tháng.
 Lượng mưa và sự phân bố mưa: lượng mưa bình quân qua các năm từ
1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lượng mưa bình quân cao nhất là
1.893,1mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6mm/năm điều này cho thấy có
sự thay đổi thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng đến sự thay đổi các đặc
trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặc khác,
lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11dương lịch, chủ yếu
vào tháng 8-10 dương lịch.
2.1.1.3. Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Bình Tân có 15.807,4 ha, chiếm 10,68%
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Vĩnh Long. Đất sản xuất nông nghiệp là
12.662,0 ha, chiếm 80,11% so tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Trong
đó: đất trồng cây hàng năm là 9.827,8 ha, đất trồng cây lâu năm là 2.835,2 ha,
đất nuôi trồng thuỷ sản là 123,1 ha. Đất phi nông nghiệp là 3.021,3 ha, chiếm
19,11% so diện tích tự đất nông nghiệp. Trong đó, đất ở là 516,2 ha, đất chuyên
dùng là 932,9 ha, đất sông rạch và mặt nước chuyên dùng là 1.541,9 ha, các loại
đất phi nông nghiệp khác là 0,8 ha. Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã
được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Phần lớn
diện tích đất nông nghiệp đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập
trên một đơn vị diện tích sản xuất. Đồng thời đang có xu hướng chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, tăng khối lượng các loại sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao.
(Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyê ̣n Bình Tân).

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội


2.1.2.1. Đơn vị hành chính
Huyện Bình Tân có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Mỹ
Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình,
Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược và Tân An Thạnh, Thành Lợi.
2.1.2.2. Tình hình dân số
37

Theo Chi cục Thống kê huyện Bình Tân thì dân số trung bình toàn huyện
đạt 95,487 người, với tổng số hộ là 24,020 hộ.
Mật độ dân số là 604 người/km2.
Tỷ lệ nữ giới chiếm 50,11% và nam giới chiếm 49,89%.
Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn là 100%.
2.1.2.3. Tình hình kinh tế
Kinh tế huyện Bình Tân trong những năm qua tiếp tục ổn định và phát triển
khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo tích cực
của các cấp, các ngành và sự nổ lực của toàn dân trong việc huy động và sử
dụng các nguồn nội lực.
Hiện trạng sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ
cấu kinh tế của huyện. Đi lên từ xuất phát điểm thấp, ngành công nghiệp và xây
dựng tuy đạt được tốc độ tăng khá nhưng quy mô sản xuất và khối lượng sản
phẩm rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Trong thời gian
qua đã có những chuyển biến mới và đang chuyển hướng quy hoạch xây dựng
các cụm công nghiệp (cụm công nghiệp xã Thành Lợi, cụm công nghiệp vật liệu
xây dựng Công Thanh,…), tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (dưa cải muối chua,
đan đát,…) đây là lĩnh vực được ưu tiên phát triển. Mặc dù thời gian qua có
những khó khăn do biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị
trường nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn duy trì tốc độ tăng
trưởng ổn định. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp có bước phát triển, năm
2013 là 318 tỷ đồng thì đến năm 2015 là 354 tỷ đồng theo giá hiện hành
(Nguồn: Niên giám thống kê huyê ̣n Bin
̀ h Tân 2015).

Tính đến 2015, toàn huyện có 550 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó tư
nhân: 9, cá thể: 541.
Sản xuất nông, thủy sản có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết
việc làm, ổn định đời sống dân cư, đồng thời đóng góp cho sự phát triển nền
kinh tế huyện nhà. Vì vậy, thời gian qua các cấp, các ngành trong huyện luôn
quan tâm và chỉ đạo kịp thời sản xuất nông nghiệp đồng thời với đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản
38

xuất trọng điểm, đem cây màu xuống ruộng (cây khoai lang, hành lá, mè,…),
triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… Nên ngành
nông nghiệp thời gian qua phát triển ổn định và khá toàn diện. Nếu như năm
2013, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 3.807 tỷ đồng thì đến năm 2015 là
4.039 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ra các
khu vực nông thôn, sức mua ngày càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ năm 2013 là 1.618 tỷ đồng thì đến năm 2015 là 2.042 tỷ đồng
(giá hiện hành).
Năm 2015 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu
vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản chiếm 62,74%, khu vực công nghiệp – xây
dựng chiếm 5,53% và khu vực dịch vụ chiếm 31,73%. Đây là năm có tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đạt mục tiêu đề ra; nguyên nhân chủ yếu do
ảnh hưởng giá một số sản phẩm nông - thủy sản giảm mạnh, trong khi giá nhiều
nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng khá cao đã làm tăng nhanh tỷ trọng của khu vực
III trong GDP.

65,85 66,26
70,00 62,74
60,00
50,00
40,00 Khu vực I (%)
31,73
28,82 28,18 Khu vực II (%)
30,00
Khu vực III (%)
20,00
10,00 5,53 5,33 5,56

0,00
2015 2014 2013

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng từng khu vực


(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân 2015)

2.1.2.4. Mạng lưới giao thông và thủy lợi


39

- Trên địa bàn huyện có tổng chiều dài đường bộ là 219,1km, bao gồm:
đường quốc lộ 54 dài 15,44 km, mặt đường bê tông nhựa; đường tỉnh có 02
tuyến với tổng chiều dài là 26,22 km (mặt đường láng nhựa 22,42km, đá dăm
3,8km); đường huyện có 03 tuyến (tuyến từ Quốc lộ 54 – Chợ Thành Lợi dài
0,8km; tuyến Thành Đông – Thành Trung dài 2,1km và đường Thuận An –
Rạch Sậy dài 6,5 km), mặt đường láng nhựa; Giao thông nông thôn (đường xã)
có tổng chiều dài là 168,04 km, chủ yếu là đường bê tông xi măng.
- Đường quốc lộ 54 đi qua huyện, nền đường rộng 10 m, mặt đường bê
tông nhựa rộng 5,5 m. Đây là tuyến trục đối ngoại quan trọng nhất đi qua huyện
(nối liền tỉnh Đồng Tháp với các huyện Bình Tân, Bình Minh, Trà Ôn tới tỉnh
Trà Vinh). Trên tuyến có 5 cầu bê tông cốt thép chất lượng tốt, tải trọng 30 tấn;
5 cầu thép và 01 cầu liên hợp, tải trọng 4 – 10 tấn, chất lượng cầu thép và liên
hợp đã xuống cấp. Trên toàn tuyến Quốc lộ 54 nói chung và đoạn đi qua huyện
Bình Tân nói riêng, mặt đường còn rất hẹp, cầu yếu, chưa thuận lợi trong lưu
thông, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Đường tỉnh 908 từ QL.54 ấp An Khánh, xã Tân An Thạnh đi qua tất cả
các xã có đường ranh giới tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp và đi đến huyện Tam
Bình (là tuyến đường bao phía bắc huyện) dài 22,42 km, nền đường rộng 7 m,
mặt đường bê tông nhựa rộng 5,2 m chất lượng đường tốt. Trên tuyến có 21 cầu
bê tông cốt thép với tổng chiều dài 773,4 m, tải trọng 10 tấn, các cầu đều mới
xây và có chất lượng tốt.
- Đường tỉnh 910 từ đường 908 ấp Hòa An xã Nguyễn Văn Thảnh dọc theo
kênh Hai Quý tới ranh thị xã Bình Minh dài 3,8 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt
đường đá dăm rộng 3,5 m, chất lượng đường trung bình. Trên tuyến có 5 cầu bê
tông cốt thép tải trọng 3,5 tấn với tổng chiều dài là 150 m.
- Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện (bao
gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện) đều có mặt đường hẹp, chưa
đạt tiêu chuẩn qui định của các cấp đường (chủ yếu có chiều rộng mặt đường
từ 3,5 – 5,5m, phạm vi lộ giới bị lấn chiếm. Đa số các cầu có chiều rộng mặt
quá nhỏ từ 2,5 – 5 m, tải trọng cầu quá thấp: 4 tấn – 10 tấn), chưa đáp ứng được
yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
40

- Huyện Bình Tân có mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển. Qua
địa bàn huyện có tuyến đường thủy quốc gia (sông Hậu) dài 15 km cho tàu
thuyền tải trọng trên 500 tấn lưu thông. Tỉnh quản lý 7,5 km đường thủy, trong
đó 4,5 km cho tàu thuyền tải trọng 50-100 tấn và 3 km cho tàu thuyền 101-500
tấn đi qua. Huyện quản lý 187,6 km, trong đó 86,3 km cho tàu thuyền tải trọng
dưới 50 tấn, 90,3 km cho tàu thuyền tải trọng dưới 50-100 tấn và 11 km cho tàu
thuyền tải trọng 101-500 tấn đi qua. Các xã quản lý 84,91 km trong đó 80 km
cho tàu thuyền tải trọng dưới 50 tấn và 4,9 km cho tàu thuyền tải trọng dưới
50-100 tấn đi qua. Các tuyến đường thủy do xã quản lý phần lớn cho tàu nhỏ
dưới 50 tấn lưu thông, chỉ có 1,7 km cho tàu thuyền 50-100 tấn qua lại ở hai xã
là: xã Tân Lược và xã Thành Đông.
- Hiện nay, các hệ thống thủy lợi mới được kiên cố hóa ở mức độ thấp. Dọc
theo các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 đã có đường đê bao nhưng chưa hoàn chỉnh.
Tổng chiều dài hệ thống đê bao là 517,7 km, trong đó bằng đất là 393,81 km đạt
76 %, còn lại lót dal và rải nhựa. Diện tích bờ bao khép kín đạt 10.390 ha chiếm
82% diện tích đất nông nghiệp.
- Huyện có 03 trạm bơm: trạm bơm Bờ Khóm ấp Hòa An xã Nguyễn Văn
Thảnh, trạm bơm Rạch Búa ấp Mỹ Hòa xã Nguyễn Văn Thảnh và trạm bơm Mỹ
Tú ấp Mỹ Tú xã Mỹ Thuận. Công suất của mỗi trạm bơm là 6.000 m3/giờ, các
trạm bơm chủ yếu là bơm tiêu nước để xuống giống vụ đông xuân khi nước thủy
triều xuống chậm. Trạm bơm Mỹ Tú hiện nay không hoạt động do thủy triều
xuống thấp, tiêu tự chảy được, còn trạm bơm Rạch Búa phục vụ cho 65 ha, trạm
bơm Bờ Khóm phục vụ cho 53 ha.
2.2. Giới thiêụ về cây khoai lang
2.2.1. Đặc điểm
Cây khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas (L) Lam, là cây hoa
màu lương thực ăn củ và lấy dây lá, trồng hàng năm, họ Bìm Bìm
(Convolvulaceae). Khoai lang trồng ở vùng nhiệt đới thường có thân bò, trồng ở
vùng ôn đới, thường có dạng bụi.
41

Lá hình tim, nguyên hay có khía. Hoa trắng, vàng hay tím, hình phễu. Củ
hình thoi do rễ phồng lên, chứa tinh bột và đường, vỏ củ màu trắng, vàng hay đỏ
tím, thịt củ trắng, vàng hay tím nhạt tùy theo giống.
Khoai lang là cây lục bội thể (hexaploid 2n = 6x = 90), nguồn gốc ở Châu
Mĩ nhiệt đới, lan truyền rất sớm sang các quần đảo Thái Bình Dương và từ đó
sang các nước Châu Á, được C.Colombo đưa về Châu Âu và người Bồ Đào Nha
đưa sang Châu Phi. Hiện nay, khoai lang được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới
và một số vùng cận nhiệt đới, ôn đới.
Khoai lang là một cây dân gian đã được trồng từ lâu đời ở nước ta, có phổ
thích nghi rất rộng, có thể trồng được ở nhiều điều kiện khí hậu, đất đai khác
nhau; nhưng tốt nhất là trồng trên đất pha cát, lượng mưa năm khoảng 1.000
mm, chịu hạn, chịu đất xấu.
Là cây giao phấn, ngày ngắn, không ra hoa khi ngày dài quá 13 giờ 30
phút, do đó ít khi ra hoa ở những vùng có vĩ độ ôn đới trên 30 độ Bắc hay Nam.
Ở vùng nhiệt đới, dễ ra hoa, có hạt, có sức sống, nhưng thường chỉ trồng bằng
các đoạn dây gọi là hom, trong trường hợp gây giống có thể trồng bằng mầm
nẩy từ củ.
Khoai lang có 2 nhóm giống chính gồm:
Nhóm giống củ thịt mềm, nhiều nước, màu trắng, vàng, da cam, hồng, tím.
Nhóm giống củ thịt chắc, nhiều bột, thích hợp với công nghệ thái lát, phơi khô,
lấy bột.
Thành phần khoai lang tươi gồm có 68% nước, 0,8% protit, 28,5% gluxit,
34 mg% canxi, 50 mg% phốt-pho, 23 mg% vitamin C. Thành phần khoai lang
khô: 11% nước, 2,2% protit, 80% gluxit.
(Nguồn: Tổng hợp từ FAOSTAT, 2015)

2.2.2. Tình hình trồng khoai lang


2.2.2.1. Việt Nam
Ở Việt Nam, khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau
lúa, ngô và đứng thứ hai về giá trị kinh tế sau khoai tây. Khoai lang được trồng
ở khắp mọi nơi trên cả nước từ đồng bằng đến miền núi, duyên hải miền Trung
và vùng ĐBSCL. Năm 2011, diện tích khoai lang đạt 146,8 nghìn ha và sản
42

lượng là 1427,3 nghìn tấn. Đặc biệt tổng diện tích trồng khoai lang ở vùng
ĐBSCL tăng trong những năm gần đây.
Bảng 2.1: Diễn biến diện tích trồng khoai lang của Việt Nam
Đơn vị: ngàn hecta (1000ha)
2011 2012 2013 2014 2015
Cả nƣớc 146,8 141,7 135,0 130,1 126,9
ĐB sông Hồng 26,1 24,1 22,4 21,3 21,2
Trung du và
miề n nú i phía 37,3 34,7 34,9 33,4 33,3
Bắc
Bắ c trung bô ̣
và duyên hải 49,5 45,1 42,7 37,6 35,9
miề n Trung
ĐBSCL 17,9 22,4 19,8 23,1 21,3
Vĩnh Long 8,5 11,8 10,1 11,9 11,3
(Nguồn: Tổ ng cu ̣c Thố ng kê)

Cả nước đạt sản lượng 1.330,4 ngàn tấn khoai lang trong đó ĐBSCL chiếm tỷ
trọng cao nhất với 37,1% so với cả nước năm 2015.
Bảng 2.2: Diễn biến sản lượng trồng khoai lang của Việt Nam
Đơn vị: ngàn tấn
STT Tỉnh Khu vực 2011 2012 2013 2014 2015
1 Cả nước 1.362,1 1.427,3 1.358,1 1.401,3 1.330,4
2 ĐB sông Hồng 242,4 228,0 213,2 204,1 201,9
Trung du và miề n núi phía
3 250,5 231,2 234,2 226,6 225,4
Bắc
Bắ c trung bô ̣ và duyên hải
4 314,3 284,8 272,0 243,9 236,2
miề n Trung
5 ĐBSCL 386,0 512,6 459,9 557,5 493,5
6 Vĩnh Long 248,2 344,7 289,6 343,2 310,3

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)


43

Dựa vào bảng diện tích, sản lượng khoai lang ở các vùng, ta có được
bảng năng suất khoai lang như sau:
Bảng 2.3: Diễn biến năng suất trồng khoai lang của Việt Nam
Đơn vị: Tạ/ha
STT Tỉnh Khu vực 2011 2012 2013 2014 2015
1 Cả nước 9,3 10,1 10,0 10,8 10,5
2 ĐB sông Hồng 9,3 9,5 9,55 9,6 9,5
3 Trung du và miề n
6,7 6,7 6,7 6,8 6,8
núi phía Bắc
4 Bắ c trung bô ̣ và
duyên hải miề n 6,4 6,3 6,4 6,5 6,6
Trung
5 ĐBSCL 21,6 22,9 23,2 24,1 23,2
6 Vĩnh Long 29,2 29,2 28,7 28,8 27,5

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năng suất khoai lang ở ĐBSCL thuộc loại cao nhất nước nhưng cũng chỉ
đạt 23,2 tấn/ha, do đặc điểm đất đai thổ nhưỡng phù hợp nên năng suất đa ̣t cao
so với cả nước và nâng suất khoai lang tỉnh Viñ h Long đa ̣t cao nhấ t trong tấ t cả
các khu vực cả nước 27,5 tấ n/ha năm 2015.
44

2.2.2.2 Tình hình sản xuất khoai lang ĐBSCL


Theo Tổng cục Thống kê, các tỉnh ĐBSCL không ngừng mở rộng diện
tích khoai lang lên, nhiều nhất tại tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà
Vinh. Riêng tỉnh Vĩnh Long đạt năng suất 27,5 tấ n/ha. Ước sản lượng cả năm cả
vùng đạt 310.300 tấn.
Bảng 2.4: Diễn biến diện tích sản lượng, năng suất khoai lang ĐBSCL năm 2015

Tỉnh DT(1000 ha) SL(1000 tấn) NS(tạ/ha)


ĐBSCL 21,3 493,5 23,2
Long An 0,1 0,4 4,0
Tiền Giang 0,4 5,1 12,8
Bến Tre 0,1 0,7 7,0
Trà Vinh 1,4 22,0 15,7
Vĩnh Long 11,3 310,3 27,5
Đồng Tháp 3,6 87,6 24,3
Ang Giang 0,2 3,4 17,0
Kiên Giang 1,5 31,5 21,0
Cần Thơ 0,0 0,0 0,0
Hậu Giang 1,9 26,3 13,8
Sóc Trăng 0,5 2,9 5,8
Bạc Liêu 0,2 0,9 4,5
Cà Mau 0,2 1,0 5,0

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trong bảng số liệu trên, tỉnh Vĩnh Long là tỉnh có diện tích khoai lang
nhiều nhất vùng ĐBSCL, phần lớn trồng ở 3 nơi là huyện Bình Tân, Tam Bình
và thị trấn Bình Minh. Năm nay, toàn tỉnh trồng gần 10.400 ha (chiếm 53% diện
tích toàn vùng), năng suất bình quân đạt 27,5 tấ n/ ha. Đứng thứ hai là Đồng
Tháp với năng suất 24,3 tấ n/ha. Các tỉnh như Tiề n Giang, Kiên Giang, Trà Vinh
cũng có diện tích trồng và năng suất khoai lang khá cao. Các tỉnh ĐBSCL phấn
đấu mở rộng thị trường tiêu thụ khoai lang tại nước ngoài nhằm tăng diện tích
trồ ng khoai, nâng cao thu nhập cho nông dân.
2.3. Giới thiêụ về khoai lang Bình Tân
Khoai lang từ lâu đã là loại nông sản chủ yếu của các nhà nông tỉnh
Vĩnh Long. Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) được biết như là “Thủ phủ khoai
45

lang”. Những củ khoai tròn tròn, dẻo, thơm, ngọt, mang thương hiệu Bình Tân
giờ đây không chỉ có mặt ở hầu hết các tỉnh – Thành mà còn được xuất khẩu ra
nhiều nước.

Hình 2.3: Logo nhañ hiê ̣u tâ ̣p thể khoai lang Bin


̀ h Tân
(Nguồ n cổ ng thông tin điê ̣n tử huyê ̣n )

Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do
chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các acid amin và
hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: calci, kẽm,
sắt, magiê…Trên toàn tỉnh Vĩnh Long diện tích trồng khoai lang khoảng 11,200
ha vào cuối năm 2015, trong đó huyện Bình Tân trồng nhiều nhất với hơn
10,563 ha. Vùng nguyên liệu khoai lang Bình Tân đã được chứng nhận 17 ha
sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP và diện tích cánh đồng mẫu lớn 32 ha sản
xuất theo hướng an toàn và áp dụng những kỹ thuật canh tác mới. Các giống
khoai được trồng phổ biến trong tỉnh như: Khoai tím Nhật, trắng sữa, trắng giấy,
bí đường, khoai bí nghệ, dương ngọc…có phẩm chất ngon, năng suất cao. Bình
quân 30 tấn/ha. Sản lượng đạt 315.039 tấn. Nhãn hiệu tập thể “ Khoai lang Bình
Tân - BÌNH TÂN SWEET POTATOES” được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng
nhận góp phần tạo thương hiệu cho khoai lang Vĩnh Long đến các quốc gia
khác.
46

Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng khoai lang qua các năm

Năm 2011 2012 2013 2014 2015


Diện tích (ha) 7.994 10.564 8.909,8 10.671 10.204
Sản lượng (tấn) 234.623 315.039 256.086 307.603 279.208
Năng suất bình quân (tấ n/ha) 2,93 2,98 2,87 2,88 2,74
(Nguồ n điề u tra của tác giả )

Khoai lang Bình Tân đã xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung
Quốc 60%, bán nội địa 20%, các nước khác 20% (Nhật Bản, Hàn Quốc,
Úc…)

Qu c gia c
Trung Qu c
Vi t Nam

Thi tr ng

0 10 20 30 40 50 60

Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu khoai lang Bình Tân
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long 2015)

Tại các cuộc hội thảo gần đây lãnh đạo chính quyền địa phương khẳng
định khoang lang Bình Tân là loại đặc sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phẩm
chất dẻo, thơm, ngọt. Trước đây rất dễ trồng ít bệnh hại, nhưng hiện nay việc
sản xuất khoai lang của tỉnh nói chung và của huyện Bình Tân nói riêng đang
gặp khó khăn về dịch bệnh làm sụt giảm năng suất đáng kể và ảnh hưởng đến
giá cả khoai. Nguyên nhân do bà con trồng không theo quy hoạch của các nhà
chuyên môn, chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng
và chăm sóc. Vì vậy các giải pháp để phát triển khoai lang bền vững là nhu cầu
cần thiết. Trước mắt phòng nông nghiệp xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, khuyến cáo bà con trồng rải vụ trong năm, kết hợp với nhiều ban ngành
liên quan xây dựng nhiều mô hình mẫu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng
khoai lang trên đất sét, phèn với giống khoai địa phương thích hợp. Thành lập
nhiều tổ sản xuất gồm các nhà nông có cùng sở thích, kết hợp mở lớp tập huấn
sản xuất khoai lang theo VietGAP, GlobalGAP.
47

Hình 2.5: Ruô ̣ng khoai lang Bin


̀ h Tân
2.4. Phân tích chuỗi cung ƣ́ng khoai lang ta ̣i huyêṇ Bin
̀ h Tân
Để xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân, tác giả
đã tiến hành khảo sát thực tế theo trình tự như sau:
Trước hết tác giả đã có buổi phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ Phòng Nông
Nghiệp Phát Triển Nông Thôn huyện Bình Tân gồm ba đại diện là ông Võ Văn
Theo - Trưởng Phòng, Bà Võ Ngọc Thơ - Phó Trưởng phòng, Ông Nguyễn Văn
Trí - Chuyên viên, nhằm thiết lập sơ đồ chuỗi cung ứng khoai lang phù hợp với
tình hình thực tế tại huyện Bình Tân. Kết quả phỏng vấn đã chỉ ra 4 thành phần
chính trong chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân như sau: nhà cung
ứng (cung cấ p giố ng , phân bón , kỹ thuật, vố n), nhà sản xuất (nông dân), nhà
phân phố i (thương lái, HTX, vựa xuấ t khẩ u, người bản sỉ, người bán lẻ), khách
hàng (người tiêu dùng).
Trên cơ sở nhận định nêu trên, tác giả đã tiến hành xây dựng 06 bảng câu
hỏi riêng biệt để khảo sát một cách cụ thể tính đặc thù cũng như vai trò tác động
của từng thành phần tham gia chuỗi cung ứng hiện nay. Bảng câu hỏi được sử
dụng phỏng vấn thử một số cá nhân hoặc đơn vị ứng với từng bảng câu hỏi, sau
đó tác giả tiến hành hiệu chỉnh một số câu hỏi trong bảng câu hỏi cho phù hợp
48

tình hình thực tế là bà con nông dân cần những câu hỏi gọn, có sẵn phương án
lựa chọn, hạn chế câu hỏi mở phải suy nghĩ nhiều, đa số không quen tự đọc tự
trả lời câu hỏi, một số bà con không biết chữ vì vậy người phỏng vấn phải đọc
từng câu hỏi, giải thích cho bà con từng phương án để bà con có thể chọn
phương án cho mình, các câu hỏi mở do người phỏng vấn điền thông tin vào sau
khi nghe câu trả lời của bà con nông dân. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên, thuâ ̣n tiê ̣n đối với đối tượng khảo sát của chuỗi cung ứng khoai
lang ta ̣i huyê ̣n Bin
̀ h Tân, cụ thể như sau:
Hộ nông dân trồng khoai lang: 75 hộ từ 5 xã mỗi xã 15 hộ (Thành Đông,
Thành Trung, Tân Thành, Tân Quới, Thành Lợi), có 74 bảng trả lời đáp ứng yêu
cầ u phân tić h.
Nhà thu mua khoai lang: 20 cá nhân và tổ chức.
49

Cung cấp Bán lẻ Tiêu


giố ng dùng

Thương
Cung cấp
lái
phân bón

Cung cấp Hợp Bán sỉ Tiêu


Nông
kỹ thuật dùng
dân tác xã

Cung cấp
vố n Vựa
xuấ t Xuất
khẩ u khẩ u

Nhà cung Nhà sản Nhà phân


Khách
cấ p xuấ t phố i
hàng

Hình 2.6: Sơ đồ chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)
50

2.4.1. Nhà cung cấp


Nhà cung cấp gồm các yếu tố cung cấp giống, nông hô ̣ mua giố ng từ các
hô ̣ dân xuố ng giố ng khoai lang khoảng 1,5 tháng để trồng, đo đó ho ̣ không biế t
đươ ̣c nguồ n gố c , chấ t lươ ̣ng giố ng; nhà cung cấp phâ n bón , cở sở kinh doanh
phân bón thuố c BVTV có số lươ ̣ng đông phủ khắ p, chủng loại đa dạng, đáp ứng
yêu cầ u phu ̣c vu ̣ cho sản xuấ t , đảm bảo không thiế u cho nhu cầ u sử du ̣ng của
nông hô .̣ Tuy nhiên còn xảy ra tình hình phân bón , thuố c BVTV kém chấ t
lươ ̣ng bán ra thi ̣trường , ảnh hương đến năng suất chất lượng sản phẩm Khoai
lang; Nhà cung cấp kỹ thuật , phầ n lớn từ cán bô ̣ chuyên môn Phòng Nông
nghiê ̣p và PTNT, cán bộ của các công ty thuốc BVTV hỗ trợ kỹ thuật cho nông
dân trong sản xuấ t khoai lang; Nhà cung cấp vốn có các ngân hàng thương mại
phục vụ tốt nhu cầu vốn cho các thành ph ần chuỗi cung ứng khoai lang Biǹ h
Tân.
2.4.2 Tình hình sản xuất của nông dân trồ ng khoai
Qua điề u tra khảo sát có 74 bảng câu hỏi phù hợp, từ đó tác giả tổ ng hơ ̣p
phân tić h làm rõ tin
̀ h hin
̀ h tham gia chuỗi cung ứng của tác nhân là nông hô ̣
2.4.2.1 Diê ̣n tích
Theo số liệu điều tra thực tế, điều kiện của mỗi nông hộ khác nhau nên
diện tích trồng khoai lang của từng hộ cũng khác nhau.
Nhìn chung các hộ có diện tích sản xuất nhỏ lẻ, số hộ có diện tích từ 0,2 –
0,5 hecta, chiếm 28,4%, hộ có diện tích từ 0,5 hecta trở lên chiế n 71,6% và diện
tích đất để trông khoai chiên tỷ trọng lớn.
Bảng 2.6. Diê ̣n tić h trồ ng khoai của nông hô ̣

Chỉ tiêu Tỷ lệ


Từ 0,2-0,5 hecta 28,4%
Từ 0,5 hecta trở lên 71,6%
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Theo kế t quả điề u tra, tổ ng diê ̣n tić h đấ t của74 hô ̣ đươ ̣c phỏng vấ n là5,67 hecta,
trong đó diê ̣n tích đấ t trồ ng khoai lang là 5,27 hecta. Điề u đó cho thấ y phầ n lớn
diê ̣n tích đấ t canh tác của các nông hô ̣ đề u đươ ̣c trồ ng khoai lang với tỷ lê ̣ trồ ng
khoai lang trên tổ ng diê ̣n tić h đấ t canh tác trung biǹ htrên 93%. Khi đươ ̣c hỏi về
lý do vì sao trồng khoai lang mà không phải là các loại cây hoa màu khác. Hầ u
51

hế t các đáp viên đề u trả lời là do vùng đấ t này rấ t phù hơ ̣p tr ồng khoai lang .
Ngoài cây khoai lang, ở đây còn có thể trồng đươ ̣c cây hoa màu khác như bắp,
mè, dưa hấu; tuy nhiên so với cây khoai lang thì lơ ̣i nhuâ ̣n của các loại cây hoa
màu khác không cao bằ ng . Do hơ ̣p thổ nhưỡng nên viê ̣c trồ ng khoai lang khá
thuận lợi, bên ca ̣nh đó, cây khoai lang cũng có đầ u ra tương đố i ổ n đinh ̣ và nhu
cầ u thi ̣trường cũng khá cao, dễ tiêu thu ̣. Hầ u hế t người dân đươ ̣c thương lái thu
mua tâ ̣n nơi nên ít tố n chi phí vâ ̣n chuyể n. Ngoài những lý do trên thì việc khoai
lang Bình Tân đã có thương hiê ̣u hay có itề m năng xuấ t khẩ u cũng đươ ̣c mô ̣t vài
nông hô ̣ cho rằ ng đó cũng là lý do mà ho ̣ cho ̣n trồ ng khoai lang Bình Tân , tuy
nhiên đây chỉ là những lý do thứ yế u.
Bảng 2.7: Diê ̣n tích trồ ng khoai lang của 74 hô ̣ đươ ̣c phỏng vấ n
ĐVT: Hecta
Chỉ tiêu Tổ ng Thấ p nhấ t Cao nhấ t Trung bình
Diê ̣n tić h canh tác 5,67 0,2 4,0 0,76
Diê ̣n tích trồ ng khoai 5,27 0,2 3,5 0,71
(Nguồ n: số liệu điều tra của tác giả)

Diê ̣n tić h đấ t trồ ng khoai lang của các hô ̣ đươ ̣c phỏng vấ n phân bố không
đồ ng đề u. Theo kế t quả điề u tra, có 67,6% số hô ̣ có diê ̣n tić h đấ t từ 0,5 hecta trở
lên và 32,4% số hô ̣ có diê ̣n tić h dưới 0,5 hecta. Mă ̣c dù số hô ̣ có diê ̣n tić h trồ ng
khoai lang trên 0,5 hecta chiế m tỷ lê ̣ nhiề u hơn nhưng tính trung bình 74 hô ̣ thì
mỗi hô ̣ cũng có trung bình 0,71 hecta đấ t trồ ng khoai lang. Trong đó, diê ̣n tích
trồ ng khoai lang thấ p nhấ t là 0,2 hecta và diện tích trồng khoai lang nhiều nhất
là 3,5 hecta.
Những năm gầ n đây do tình tra ̣ng bê ̣nh héo dây và sâu đ ục củ khoai lang
nên năng suấ t trồ ng khoai lang đã giảm đáng kể, chi phí đầ u vào tăng, giá cả đầu
ra không ổ n đinḥ tiǹ h hin
̀ h lơ ̣i nhuâ ̣n của nông dân trồ ng khoai rấ t bấ
p bênh. Tuy
nhiên, khi đă ̣t vấ n đề nế u đươ ̣c sự hỗ trơ ̣ của điạ phương trong viê ̣c xây dựng
thương hiê ̣u khoai lang Bình Tân thương hiệu ma ̣nh thì các hô ̣ trồ ng khoai lang
đều sẽ hưởng ứng và tiế p tu ̣c gắ n bó với cây khoai lang. Nguyên nhân chủ yế u
của việc nông dân không chuyển đổi cây trồng khác là do điều kiện thổ nhưỡng
ở đây phù hợp phát triển tốt đối với cây khoai lang , chuyể n đổ i sang các cây
trồng khác sẽ tốn kém chi phí đầu tư ban đầu mà năng suất và lợi nhuận lại
52

không đươ ̣c đảm bảo . Hơn nữa, cây khoai lang đã gắ n bó với người dân ở đây
bao đời nay góp phần mang la ̣i nguồ n thu nhâ ̣p ổ n đinh
̣ cuô ̣c số ng.
2.4.2.2. Tưới tiêu
Do đặc tính của khoai lang là củ nằm trong lòng đất, thế cho nên không thể
cho nước vào mộng ngập giống khoai được, mà chỉ có thể tưới bằng hệ thống
vòi hoa sen hoặc tưới sà để đảm bảo đủ lượng nước cho dây sinh trưởng và phát
triển. Mặc dù vậy, lượng nước tưới này cũng bị chi phối bởi thời tiết, nếu khoai
trồng vào tháng có mưa nhiều thì nông dân khỏi phải tưới, còn ngược lại phải
tưới thường xuyên hơn vào tháng nắng.
2.4.2.3. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ít hay nhiều còn phải phụ
thuộc vào giống khoai. Giai đoạn khoai trồng khoảng nữa tháng, sau khi khoai
xuống củ mới bắt đầu tưới phân để kích thích bộ rễ phát triển, phun thuốc để
diệt trừ sâu bệnh hại tấn công vào củ. Nhưng thời điểm, cách thức, liều lượng
phân bón, phun thuốc sẽ do người nông dân quyết định và làm theo kinh
nghiệm. Đa số hô ̣ dân mua thuố c bảo vê ̣ thực vâ ̣t từ các Đa ̣i lý bán le,̉ thiế u vố n
không có tiề n mă ̣t để mua , mua chiụ với mức laĩ suấ t 5% khi đế n mùa thu
hoạch. Chính các điề u nêu trên và cách th ức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
không an toàn, không theo bốn đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng
liều) có thể gây dư lượng trong củ khoai. Đồng thời đẩy giá thành sản xuất lên
cao, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.
2.4.2.4. Lao động
Hầu như bà con trồng khoai đều thuê mướn lao động phục vụ trong quá
trình sản xuất, chủ yếu là ở các khâu: làm đất, vun trồng, trồng khoai. Còn các
khâu khác như: tưới nước, bón phân, xịt thuốc, chăm sóc… thì đều do lao động
gia đình làm. Trong thu hoạch, thường nông hộ phải thuê lao động và thuê máy
kéo nên ít tốn kém chi phí hơn so với thuê lao động. Nông hô ̣ chưa áp du ̣ng cơ
giới hóa trong sản xuấ t khoai lang và các dự án nghiên cứu về cơ giới hóa trong
sản xuất khoai lang chưa khả thi, khó áp dụng.
2.4.2.5. Thu hoạch
Khi khoai lang đến thời điểm thu hoạch, thương lái đến tận ruộng để mua
và theo phương thức thỏa thuận miệng ngắn hạn ; phần lớn khâu thu hoạch do
53

nông dân tự tổ chức. Thông thường khoai lang được lấy củ lên khỏi mặt đất sẽ
được làm sạch đấ t sau đó thương lái s ẽ tổ chức phân loại hàng nhất – nhì - ba,
cho vào túi nilon hoặc vào bao vận chuyển đi. Ngoài ra, khả năng neo củ cũng là
một đặc điểm khá quan trọng của khoai lang chiếm 50% vì khi giá khoai lang hạ
thì có thể neo củ dưới đất từ 15-30 ngày để chờ lên giá.
2.4.2.6 Kinh nghiệm sản xuất
Nước ta xuất phát điểm là một nước có truyền thống sản xuất nông
nghiệp. Các nông hộ ở vùng nghiên cứu cũng hướng sản xuất theo kinh nghiệm
truyền thống do đời ông cha truyền lại. Tập quán canh tác nhỏ lẻ, chăm sóc theo
truyền thống, xử lý sau thu hoạch kém, các hộ nông dân và thương lái thiếu liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ, từ đó dẫn đến thiếu độ đồng đều về kích cỡ, chất
lượng sản phẩm đến giá cả không cao và không ổn định, hầ u hế t các nông hô ̣
chưa tham gia tâ ̣p huấ n kỹ thuâ ̣t, chiế m 91,9% số hô ̣ đươ ̣c khảo sát.
2.4.2.7. Việc sử dụng đất
Việc sử dụng đất kém hiệu quả, chưa có quy trình cải tạo đất trước và sau
gieo trồng. Đa phần người dân làm theo kinh nghiệm là thu hoạch xong cho
nước vào, tháo nước ra cày xới lại và trồng liên tục sang vụ khác. Chính vì việc
cải tạo đất không tốt, chưa theo một quy trình khoa học, điều này có thể dẫn tới
bệnh hại ở cây và làm giảm năng xuất, phẩm chất khoai lang một cách đáng kể,
có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
2.4.2.8. Về yếu tố kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư
Theo kế t quả các nông hô ̣ đồ ng ý với sự hỗ trơ ̣ kỹ thuâ ̣t của điạ phương ,
nhấ t là các hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các nhà nông
đã được quan tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên do trình độ của người dân còn hạn chế,
mà những kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang theo phương pháp mới chỉ mới
đựơc chỉ dẫn dưới dạng lý thuyết, những mô hình thực nghiệm còn hạn chế, chưa
đươ ̣c nhân rô ̣ng. Điều này gây khó khăn cho các nhà nông trong việc nắm bắt và
chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật. Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà nông tham
gia vào các tổ chức hợp tác ở địa phương nhưng đó chỉ là hình thức.
Bên cạnh đó nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất của các nông hộ là rất lớn nhưng
hiện nay viê ̣c tiế p câ ̣n các nguồ n vố n ưu đaĩ chưa còn nhiề u khó khăn bấ t câ ̣p nhấ t là
các thủ tục, hầ u hế t các hô ̣ dân phải vay ngân hàng để phu ̣c vu ̣ cho sản xuấ
, nênt chi
54

phí sản xuấttăng lên cao, làm giảm lợi nhuận cho nông hộ
, có 77% nông hô phải vay
vố n, 12,2% vố n tự co,́ 5,4% mươ ̣n người thân.
Bảng 2.8: Nguồ n vố n đầ u tư của nông hô ̣
Nguồ n vố n đầ u tư Tỷ lệ
Vay ngân hàng 77,0%
Tự có 12,2%
Mươ ̣n người thân 5,4%
Vay ba ̣n bè 5,4%
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Trong viê ̣c khảo sát có 74 hộ nông dân thì có 87,8% hộ nông dân thiếu vốn
trong quá trình sản xuất, chỉ có 12,2% hộ nông dân vốn tự có của gia đình.
Trong đó vay từ người thân, bạn bè chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 10,8%; vay từ
ngân hàng chiếm tỷ lệ 77%. Các nông hộ vay ngân hàng chủ yếu là
NHNN&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân, vì thủ tục vay tương đối dễ và giải
ngân trong thời gian ngắn, hiện nay trên địa bàn huyện Bình Tân chưa có chi
nhánh hoặc phòng giao dịch của các NHTM khác; không có trường hợp nào vay
của thương lái và người nông dân không nhâ ̣n đươ ̣c sự hỗ trơ ̣ nào của thương
lái, doanh nghiê ̣p xuấ t khẩ u và chưa có cam kế t bao tiêu sản phẩ n của cać thành
phầ n này. Hạn mức được vay trung bình mỗi hecta khoai khoảng 70 triệu đồ ng.
Tuy nhiên chi phí sản xuấ t mô ̣t công khoai cao hơn mức đươ ̣c vay phầ n nào gây
khó khăn cho người sản xuất (phải vay bên ngoài với lãi xuất cao hơn).
2.4.2.9. Về chi phí và thu nhập của nông hộ
a/ Về chi phí
Theo thố ng kê chi phí sản xuấ t của các hô ̣ đươ ̣c phỏng vấ n có sự chênh
lê ̣ch nhau, dao đô ̣ng từ 8,7 triê ̣u đế n 12,2 triê ̣u/ 1 công. Có sự chênh lệch như
vâ ̣y là do k ỹ thuật chăm sóc và tình hình sâu, bệnh của mỗi chủ hộ khác nhau
trên diện tích trồng khoai. Nế u tiń h trên mỗi công thì chi phí bỏ ra trung biǹ h
của các hô ̣ là 10,5 triê ̣u đồ ng/công.
55

Bảng 2.9: Chi phí đầ u tư trồ ng khoai lang


ĐVT: Triêụ đồ ng/hecta

Chỉ tiêu Trung bin


̀ h Thấ p nhấ t Cao nhấ t
Chi phí giố ng 10 09 22
Chi phí trồ ng 08 07 09
Chi phí thuố c BVTV 22 20 35
Chi phí phân bón 16 15 20
Chi phí lên dòng 10 09 15
Chi phí nhiên liê ̣u 05 04 06
Chi phí công lao
29 20 30
đô ̣ng
Chi phí khác 05 00 08
Tổ ng 105 09 122
(Nguồ n: số liê ̣u điề u tra của tác giả)

Nhìn chung thì chi phí mà người dân bỏ ra để sản xuất khoai lang Bình Tân
là khá lớn nếu người dân nào mà có diện tích 01 hecta khoai lang thì chi phí đầu
tư bỏ ra khoảng 105 triệu đồ ng.
Dựa vào bảng 3.9 cho ta thấy được chi phí để sản xuất mô ̣t hecta khoai
lang là không hề nhỏ đối với người dân nông thôn. Vì thế tình trạng thiếu vốn
sản xuất là nỗi lo của người nông dân khi vụ mùa sắp đến. Mặc dù doanh thu của
những năm trước tương đối cao nhưng theo thói quen của người nông dân là ít
khi tích lũy lại mà mua sắm các vật dụng trong nhà hoặc là mua thêm đất canh
tác, chính vì lẽ đó mà trước mỗi mùa vụ người nông dân lại thiếu vốn sản xuất
mùa vụ tiếp theo.
b/ Về thu nhập
Về thu nhâ ̣p từ cây khoai lang phu ̣ thuô ̣c rấ t lớn vào giá cả thi ̣trường và
tình hình biế n đô ̣ng giá như hiê ̣n nay ảnh hưởng rấ t lớn đế n viê ̣c sản xuấ t của
nông dân, sản xuất được mùa thì gặp tình tra ̣ng rớt giá, dẫn đế n lỗ, chi phí trung
bình cho mỗi hecta đấ t sản xuấ t khoai lang 105 triê ̣u đồ ng nhưng thu nhâ ̣p dưới
150 triê ̣u đồ ng/hecta chiế m 32,4%, chứng tỏ tiǹ h tra ̣ng sản xuấ t kém hiê ̣u quả
còn tỷ lệ cao ; do nông dân chỉ sản xuất theo tập quán , tự phát , không nắ m bắ t
đươ ̣c nhu cầ u thi ̣trường, chưa có quy hoa ̣ch vùng sản xuấ t cu ̣ thể , chưa có hơ ̣p
đồ ng bao tiêu sản phẩ m , các Hợp tác xã hoạt động không đúng mục tiêu của
Luâ ̣t Hơ ̣p tác xã , chỉ mang tính thương mại là nhiều , do đó thu nhâ ̣p và lơ ̣i
nhuâ ̣n của nông dân rấ t bấ p bênh không ổ n đinh ̣ . Theo thố ng kê, thu nhâ ̣p từ cây
56

khoai lang của các hô ̣ đươ ̣c phỏng vấ n có sự chênh lê ̣chớn,
l hộ có thu nhập thấp
nhất là 90 triệu triệu đồ ng/hecta/vụ và cao nhất là 400 triệu đồ ng/hecta/vụ, sự
khác biệt này cũng được lý giải là do k ỹ thuật trồ ng khoai lang và giá c ả từng
thời điểm khác nhau có sự khác nhau giữa các hô ̣.
Bảng 2.10. Thu nhập hô ̣ nông dân trồ ng khoai
ĐVT: Triê ̣u đồ ng/hecta
Chỉ tiêu Trung biǹ h Thấ p nhấ t Cao nhấ t
Thu nhâ ̣p 192 90 400
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

2.5. Tình hình thu nhâ ̣p nhà phân phố i


So với nông dân, tiể u thương và thương lái có thu nhâ ̣p cao và ổ n đinh ̣ hơn .
Theo thố ng kê; có 25% đáp viên có lơ ̣i nhuâ ̣ n dưới 100 triê ̣u đồ ng/năm; 25%
đáp viên có thu nhâ ̣p hàn g năm từ kinh doanh khoai lang trên 1 tỷ đồ ng và có
thu nhâ ̣p từ 100 đến 1 tỷ đồ ng/năm là 50%. Thu nhâ ̣p của các đố i tươ ̣ng này cao
hơn đươ ̣c lý giải do ho ̣ bán đươ ̣c với giá tố t hơn với số lươ ̣ng nhiề u và ổ n đinh.
̣
Đối với vựa và thương lái, đây là đố i tươ ̣ng thu mua khoai lang số lươ ̣ng lớn của
nông dân với giá thấ p, nhờ khả năng vâ ̣n chuyể n đươ ̣c đi xa nên thương lái bán
đươ ̣c giá tố t hơn với số lươ ̣ng lớn cho các vựa khoai, công ty chế biế n hay tiể u
thương ta ̣i các chơ ̣ đầ u mố i. Còn đối với tiểu thương/người bán le,̉ các đối tượng
này bán trực tiếp cho người tiêu dùng với giá bán lẻ nên lợi nhuận cao hơn .
Theo khảo sát , trung bin ̀ h các v ựa hoặc thương thu lơ ̣i khoảng 1.000 - 2.000
đồ ng cho mỗi kg khoai lang sau khi đã trừ mọi chi phí. Với sức bán trung biǹ h
mỗi ngày 100 – 200 tấn và chi phí vâ ̣n chuyể n cũng không quá cao do gầ n vùng
trồ ng khoai lang nên thu nhâ ̣p của các đố i tươ ̣ng này cũng khá ổ n đinh. ̣
57

Hình 2.7: Thu nhập từ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của nhà phân phối
(Nguồ n: số liê ̣u điề u tra của tác giả)

Tổng hợp kết quả về tỷ lê ̣ lợi nhuận của các thành phần nhà phân phối
trong chuỗi cung ứng khoai lang được thống kê như sau:
Bảng 2.11: Bảng thống kê tỷ lệ lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cung ứng Khoai lang huyê ̣n Bình Tân

Tỷ lệ lợi nhuận Thương lái Người mua sỉ Doanh nghiệp Người bán lẻ
Dưới 5% 25% 10% 15% 5%
Từ 5- 10% 65% 35% 35% 50%
Từ 10-20% 10% 55% 50% 45%
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận của những thành phần tham gia vào chuỗi cung
ứng khoai lang tương đố i đô ̣c lâ ̣p với nhau, tỷ lệ tương đối cao và ổn định, các
thành phần này kế thừa hiệu quả của thành phần nông hô ̣ sản xuấ t , dùng sản
phẩm của nông hô ̣ tạo ra giá trị gia tăng cho chính mình. Chính vì vậy, những
biện pháp và chính sách hiệu quả tác động vào bất kì một thành phần trong
chuỗi, đặc biệt là các biện pháp tác động trực tiếp vào thành phần cốt lõi là
người nông dân, sẽ làm đòn bẩy gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cho tất cả các thành
phần khác tham gia vào chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Bình Tân.
2.5.1. Giá cả và đầu ra sản phẩm
58

Giá bán là một trong những nhân tố mà dự đoán có tác động trực tiếp đến
thu nhập mà người nông dân thực nhận về, do đó những biến đổi của giá bán sẽ
làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nông dân. Giá bán khoai lang
cũng như giá bán của tất cả các hàng hóa khác trên thị trường, nó diễn ra theo
quy luật cung - cầu. Khi sản xuất khoai vào thời điểm từ tháng 1- 6 (chính vụ)
thì đây là thời điểm mà rất nhiều hộ tham gia sản xuất, vì thế giá cả trong thời
gian này thường không cao hơn những hộ trồng vào thời gian từ tháng 8 trở đi
(trái vu ̣). Giá bán khoai từ nông dân đến xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa được
thống kê trong bảng sau:
Giá bán chênh lệch từ nơi sản xuất đến tiêu thụ trong nước dao động khá
nhiều, nếu giảm đi khâu trung gian là thương lái và vựa nhỏ thì giá bán của
người nông dân sẽ tăng lên 3000 - 4000 đồng/kg, điều này sẽ làm tăng lợi nhuận
cho người nông dân, vậy vấn đề ở đây là người nông dân phải biết cách tập họp
lại thành nhóm sản xuất hoặc hợp tác xã để hạn chế các khâu trung gian đồng
thời làm tăng lợi nhuận.
(Theo phòng Nông nghiê ̣p và PTNT huyê ̣n Bình Tân )

2.5.2. Phân phố i


Từ cuộc trao đổi trực tiếp với các thương lái thì các hộ nông dân trồng
khoai bán chủ yếu là cho thương lái, số ít nông hộ thì bán cho các vựa thu mua
nhỏ trong vùng, tuy nhiên, các vựa nhỏ thu mua trong vùng cũng là do các
thương lái trong vùng hình thành nên. Theo số liệu điều tra thì thương lái thu
mua là chủ yếu. Khi thương lái thu mua về sẽ chuyển đến vựa lớn hơn để bán
lại; theo số liệu thống kê do nông dân không có phương tiện vận chuyển và
thường ở cách xa chợ, nên nông dân hầu như không bán lẻ. Ngoài thương lái ra
các hộ nông dân cũng bán cho các vựa nếu được giá, và vựa cũng có thương lái
riêng và đến tận ruộng khoai của nông dân để mua. Chính vì vậy nên nông hộ
không phân biệt được đâu là thương lái của vựa và thương lái thật sự. Tất cả
nông hộ khi được phỏng vấn đều cho rằng họ bán khoai cho thương lái.
Sau khi thương lái tự do và thương lái của các vựa nhỏ thu mua khoai của
nông dân về, thì một số thương lái tự do sẽ vận chuyển đến các vực nhỏ để bán
lại, còn một số thì sẽ vận chuyển đến thẳng vựa xuất khẩu để bán lại và bán
59

khoảng 90% tổng sản lượng của mình, phần còn lại sẽ bán cho các chợ ở Vĩnh
Long và Cần Thơ, số còn lại nữa sẽ bán lẻ.
Các vựa lớn và doanh nghiệp thường mua khoai về sẽ sấy khô sau đó đóng
thùng để xuất khẩu, mỗi thùng 20kg chủ yếu sang Trung Quốc, Campuchia,
Singapore. Khoai được chọn đóng thùng là những loại khoai có màu sắc đẹp, củ
khoai tròn trịa không móp méo, không sâu bệnh, không bị trầy, suông dài. Cũng
chính vì tiêu chuẩn khoai xuất khẩu là khá cao nên khi thương lái của các vựa
này đến thu mua thì họ sẽ chọn lựa khoai kỹ hơn, từ đó số lượng khoai đạt chuẩn
của các hộ nông dân giảm xuống, phần khoai còn lại sẽ bị mua giá thấp hơn.
2.6. Phân tích sự phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng
khoai lang ta ̣i huyêṇ Bin
̀ h Tân
Trong chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Biǹ h Tân nhìn chung các thành
phần tham gia chuỗi cung ứng đều cố gắng phối hợp với nhau để tạo nên sự hiệu
quả cho toàn chuỗi. Tuy nhiên bên cạnh những cố gắng đó thì vẫn còn những
vấn đề tồn đọng cần giải quyết để giữa các thành phần trong chuỗi có thể phối
hợp tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Về hợp đồng mua bán: hầu hết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng
sử dụng phương thức hợp đồng giấ y ngắ n ha ̣n đố i vớ i khoai lang tím và hơ ̣p
đồ ng miệng đố i với các sản phẩ m còn la ̣i để mua bán với nhau từ nông dân -
người thu mua đến người thu mua - người bán sỉ, người bán sỉ - doanh nghiệp,
người bán sỉ - người bán lẻ; ngoại trừ các doanh nghiệp có kiến thức chuyên
môn cao thì các thành phần còn lại đều không có kiến thức chuyên môn. Vì thói
quen từ đời này sang đời khác thích sự nhanh lẹ thuận tiện của thỏa thuận miệng
nên có một số trường hợp nhầm lẫn, sót thông tin như: giá cả, chất lượng, thời
gian giao hàng, thanh toán... trong quá trình giao dịch dẫn đến những tranh chấp
đáng tiếc xảy ra mà không có cơ sở để các cơ quan chức năng tham gia giải
quyết.
-Về vận chuyển: giữa các thành phần đã phối hợp, hỗ trợ nhau trong khâu
vận chuyển như: phía nông dân chịu trách nhiệm thu hoạch, làm sạch đất bám
củ khoai; phía người mua hơ ̣p đồ ng dich
̣ vu ̣ chở thuê như ghe tàu, xe tải chuyể n
đến vựa thu mua. Các vựa chủ yếu nằm ở đường lớn (QL1), Thị xã Bình Minh
nên tăng chi phí lên cao làm giảm giá thành sản phẩm.
60

- Về đóng gói: nhìn chung các thành phần trong chuỗi cung ứng khoai lang
đã thống nhất với nhau trong khâu đóng gói thành phẩm. Nông dân thu hoa ̣ch
xong, thương lái hơ ̣p đồ ng lao đô ̣ng để phân loa ̣i và thương lái chiụ trách nhiê ̣m
vâ ̣n chuyể n sản phẩ m, phương pháp này nhìn chung không ảnh hưởng đến chất
lượng. Đối với đơn hàng xuất khẩu các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác của
khách hàng cung cấp, doanh nghiệp in ấn nhãn mác và thùng carton để cung cấp
cho các vựa mua sỉ đóng hàng cho doanh nghiệp, do đó người tiêu dùng khó
nhận biết đâu là khoai lang sản xuất từ huyện Binh Tân so vơi các khu vực khác,
xảy ra tình trạng trộn khoai lang của khu vực khác vào khoai lang Bình Tân, làm
giảm chất lượng sản phẩm.
- Về thông tin: hầu hết các thành phần trong chuỗi cung ứng khoai lang
huyê ̣n Bin
̀ h Tân đều thụ động trong việc tìm kiếm thông tin thị trường. Doanh
nghiệp lấy thông tin giá cả từ khách hàng kết hợp với kinh nghiệm phán đoán
giá của bản thân qua các năm, lấy thông tin sản lượng từ người mua sỉ để chốt
hợp đồng. Từ đó doanh nghiệp áp giá mua bán xuống người mua sỉ, người mua
sỉ áp giá mua bán xuống người thu mua và người bán lẻ, người thu mua áp giá
mua bán xuống nông dân, người tiêu dùng nhận giá từ người bán lẻ. Ngoài
nguồn thông tin trực tiếp từ thành phần liền kề hầu hết các thành phần đều
không có cơ sở nào, không có nguồn nào khác ngoài nghe ngóng từ những
người xung quanh để tìm hiểu giá cả thị trường, khi giá thị trường lên xuống hầu
hết các thành phần cũng không phản ứng kịp. Lúc giá tăng thì không biết nhưng
lúc giá giảm thì lại bị ép giá dẫn đến lỗ, doanh nghiệp ép người bán sỉ, người
bán sỉ ép người thu mua, người thu mua ép nông dân, cuối cùng nông dân vẫn là
người chịu nhiều rủi ro nhất. Điều này cho thấy sự liên kết giữa các thành phần
còn lỏng lẻo dẫn đến thông tin trong chuỗi không được xuyên suốt. Việc làm
cấp bách hiện nay là vấn đề cập nhật thông tin thị trường, giá cả cho bà con nông
dân, để bà con nông dân có thể chủ động trong việc canh tác, mua bán khoai
lang.
- Về chương trình hợp tác hỗ trợ nông dân: hầu hết các thành phần trong
chuỗi cung ứng khoai lang và các đơn vị chức năng ban ngành đều không có
chương trình hợp tác bao tiêu đảm bảo sản lượng đầu ra hay chương trình hỗ trợ
vốn, kỹ thuật nào cho nông dân. Vì vậy chất lượng và sản lượng khoai lang qua
các năm không ổ n đinh,
̣ chịu ảnh hưởng quá nhiều về thời tiết, sản xuất tự cung
61

tự cấp, không ổn định. Trong tương lai các cơ quan chức năng và các doanh
nghiệp cần xây dựng những chương trình thiết thực hỗ trợ bà con nông dân
thông qua các hợp đồng bao tiêu, các chương trình khuyến nông hỗ trợ vốn, kỹ
thuật, các chương trình giúp từng hộ nông dân tiếp cận với thông tin thị trường
để bà con nông dân có thể an tâm sản xuất.
2.7 Cơ hô ̣i và khó khăn thách thức chuỗi cung ƣ́ng khoai lang huyêṇ Bin
̀ h
Tân
Từ phân tích chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân tác giả phát
hiện một số cơ hội và hạn chế như sau:
2.7.1. Cơ hội
Khoai lang Bình Tân là một loại nông sản có từ lâu đời, người tiêu dùng
cũng đã ít nhiều biết đến thương hiệu này.
Khoai lang Bình Tân có một vùng nguyên liệu khá dồi dào và được nhiều
nông hộ ở đây tham gia trồng.
Thổ nhưỡng ở Bình Tân rất thích hợp với cây khoai lang. Khoai lang được
trồng nơi đây có chất lượng thật hảo hạng từ đó nâng cao giá trị sản phẩm khoai
lang Bình Tân.
Đối tác bao tiêu cần số lượng lớn (ý kiến chuyên gia).
Nhu cầu thị trường về một sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm ngày càng lớn.
Được sự hỗ trợ của chính quyền, địa phương trong công tác xây dựng
thương hiệu khoai lang Bình Tân.
Nhà nước đã quan tâm hơn đến việc trồng và chăm sóc của bà con nông
dân, đã có những buổi hội thảo thuyết trình của các chuyên gia, trao đổi kinh
nghiệm giữa các hộ nông dân với nhau; đã có những buổi tập huấn, phổ biến
phương thức canh tác tốt và hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều kiện cho vay vốn.
Thị trường chế biến khoai lang rất rộng mở nhưng vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản (ý kiến chuyên
gia), từng bước khắc phục nhược điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp Việt
Nam, đó là sản xuất phân tán, sản phẩm không có xác nhận, quy mô, chất lượng
62

không đồng nhất. Với tình trạng này sẽ khó vượt các rào cản về kỹ thuật thương
mại trong xuất khẩu, cũng như phải chịu tác động cạnh tranh của hàng nông sản
nhập khẩu.
2.7.2. Khó khăn thách thức
Chưa có bao bì nhãn mác, khiến người tiêu dùng cũng như thương buôn
gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện và thu mua khoai lang Bình Tân; khó
khăn trong việc quảng bá sản phẩm này (ý kiến chuyên gia).
Đầu ra của khoai lang Bình Tân chưa được bảo đảm vì chưa có sự ký kết
hợp đồng bao tiêu đầu ra với các doanh nghiệp thu mua. Giá khoai lang Bình
Tân bấp bênh.
Người trồng khoai lang Bình Tân chưa liên kết lại với nhau.
Hiện nay đang thiếu nhà máy chế biến khoai lang.
Hiện nay dịch bệnh trên cây khoai lang diễn biến phức tạp, phòng trị,
tăng chi phí, giảm lợi nhuận.
Thương lái thu mua ép giá nông dân.
Mặc dù được thu hoạch quanh năm nhưng hàng hóa vẫn tồn đọng vào
những vụ mùa chính.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện thiếu tính ổn định và bền vững.
Nông nghiệp, nông thôn vẫn còn bộc lộ hạn chế, sản xuất có phát triển nhưng
chưa đồng bộ giữa trồng trọt và chăn nuôi; chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế của huyện.
Sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, khâu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP còn quá khiêm
tốn…đưa đến chất lượng nông sản không cao, chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu
cầu thị trường hàng hóa nông sản xuất khẩu. Sản xuất có hình thành vùng tập
trung chuyên canh, nhưng chưa tổ chức liên kết được 04 nhà, nên tình trạng
được mùa, mất giá liên tục tái diễn.
Có tập trung hướng dẫn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng
việc tiếp nhận, ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả chưa cao, khó nhân rộng;
công tác áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất khoai lang còn ít.
63

Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp phần lớn hoạt động chưa
hiệu quả, chưa liên kết, tổ chức khai thác được thế mạnh sản xuất của vùng.
Tỉnh, Huyện có rất ít cơ sở chế biến, kho tồn trữ, bảo quản khoai lang để
giúp dân tồn trữ, bảo quản khi gặp các yếu tố bất lợi như thời tiết xấu, giá bán bị
giảm.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, công trình thủy lợi, điện phục vụ
sản xuất… có quan tâm đầu tư nhưng nguồn kinh phí còn ít, số công trình xây
dựng còn ở mức khiêm tốn, nên chưa đảm bảo điều kiện để phát triển hết diện
tích đất sản xuất (ý kiên chuyên gia).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Nhìn chung chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân , tỉnh Vĩnh
Long hiện tại còn nhiều điểm cần cải tiến về chất lượng, phương thức giao dich ̣
mua bán, cải tiến kỹ thuật canh tác cũng như sự liên kết giữa các thành phần cần
chặt chẽ hơn. Hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng chuỗi cung
ứng, phát huy những thế mạnh và khắc phục những vấn đề tồn đọng một cách
triệt để chuỗi cung ứng có thể ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.
64

CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG KHOAI LANG
TẠI HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG
3.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp
Sau khi nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ṇ Bình
Tân, tác giải xây dựng những mục tiêu các giải pháp như sau:
- Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân nh ằm phát
triển bền vững trong tương lai.
- Nâng cao thu nhập cho các thành viên thông qua cải thiện tính hiệu quả
của chuỗi cung ứng khoai lang.
- Đa ̣t mu ̣c tiêu hoàn thành đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các mục
tiêu nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn, tác động
tích cực đến quá trình xây dựng Nông thôn mới và bảo vệ môi trường.
3.2. Quan điểm đề xuất giải pháp
Quan điểm phát triển chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân gồm
có:
- Tập trung liên kế t vùng sản xuấ t hàng hóa đáp ứng yêu cầ u hô ̣i nhâ ̣p.
- Thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm
tạo tiền đề phát triên bền vững và hội nhập vào thị trường thế giới.
- Sử du ̣ng hiê ̣u quả nhañ hiê ̣u tâ ̣p thể “Khoai lang Biǹ h Tân”trên thị trường
nội địa và quốc tế.
3.3. Cơ sở đề xuất giải pháp
- Vận dụng các bài học kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng ở chương 2
- Dựa vào kết luận ở chương 3: thực trạng chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i
huyê ̣n Bình Tân còn những vấn đề cần khắc phục.
- Nghiên cứu tình hình thực tế thị trường, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện và phát triển chuỗi cung ứng khoai lang ta ̣i huyê ̣n Biǹ h Tân.
65

3.4. Các nhóm giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
3.4.1. Nhóm giải pháp xây dựng và áp dụng thành công kỹ thuật trồng
khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và chuyển giao khoa ho ̣c
kỹ thuật cho nông dân trồng khoai.
3.4.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp
Nhân rộng mô hình canh tác khoai lang theo quy trình VietGAP
GlobalGAP nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩ m . Các hoạt động
thông qua viê ̣c chuy ển giao kỹ thuật tiến bộ cho nông dân thông qua kênh
khuyến nông. Mục tiêu của giải pháp này là áp dụng trên diện rộng các kỹ thuật
tiến bộ đã được xác định về giống, mật độ trồng, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sử
dụng phân bón, chăm sóc và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất chấ t lươ ̣ng.
Chú trọng đối tượng thụ hưởng là hộ nông dân trồng khoai, đặc biệt là các hộ có
quy mô canh tác nhỏ.
3.4.1.2. Nội dung giải pháp
Nông dân trồng khoai lang tại huyện Biǹ h Tân hiện nay đều canh tác theo
kinh nghiệm, chưa có ý thức về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
vẫn còn tin
̀ h tra ̣ng laṃ du ̣ng thuố c bảo vê ̣ thực vâ ̣t. Vì vậy cần tổ chức các khóa
đào tạo nâng cao ý thức về trồng trọt theo quy trình đảm bảo an toàn, cũng như
kỹ thuật trồng trọt an toàn cho nông dân ,mà cụ thể là sản xuất khoai lang theo
tiêu chuẩn VietGAP,GlobalGAP là mục tiêu cần thực hiện cấp bách.
Đối với các khâu phân phối, người bán lẻ cần được tập huấn về sơ chế, bảo
quản để giảm thiểu hao hụt, đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, cũng
như các khóa đào tạo về các chứng nhận và chứng chỉ phục vụ các thị trường
trong nước (siêu thị, nhà hàng, khách sạn,...), ngoài nước (các thị trường Trung
Quốc, Singapore, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản...).
3.4.1.3. Các bước thực hiện
Mỗi cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ riêng trong cùng một mục tiêu
chung là hướng đến xây dựng chuỗi cung ứng khoai lang bền vững. Kế hoạch
nâng cao kỹ thuật trồng trọt cho nông dân trồng khoai lang, cụ thể như sau:
- Trung tâm khuyến nông: phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ,
66

chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sản xuất
khoai lang theo hướng an toàn đến tận nông dân. Triển khai nhân rô ̣ng quy trình
sản xuất khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tại xã Thành Đông.
Đẩy mạnh việc phổ biến, hướng dẫn về quy trình sản xuất khoai lang theo
VietGAP, GlobalGAP, trình tự thủ tục đề xuất để các nhà nông đăng ký được
công nhận sản xuất khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hỗ trơ ̣
kinh phí để đươ ̣c cấp chứng chỉ tái công nhâ ̣n.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện : Mở rộng quy mô cánh đồng mẫu
trồng khoai lang thương phẩm xã Thành Đông trên toàn huyê ̣n , gắn với nhãn
hiệu tâ ̣p thể “Khoai lang Biǹ h Tân” để hình thành vùng sản xuất lớn, sản phẩm
có chấ t lươ ̣ng cao, đáp ứng nhu cầ u thi ̣trường trong, ngoài nước và mở rộng thị
trường tiêu thụ.
- Sở Công thương: làm việc với các doanh nghiệp, cơ sở tập trung thu mua
khoai lang của những nông dân sản xuất khoai lang theo VietGAP, GlobalGAP.
Mục tiêu đến cuối năm 2020, Sở công thương tập trung chỉ đạo các doanh
nghiệp, cơ sở thu mua, xuất khẩu khoai lang trên địa bàn tỉnh phải được cấp giấy
chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện phối hợp với Chi ụcc Quản lý thị trường:
tăng cường sự hoạt động của Đoàn Kiểm tra liên ngành, tổ chức theo dõi, kiểm
tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất
kích thích tăng trưởng, các cơ sở đại lý, vựa thu mua, chế biến khoai lang nhằm
phát hiện và xử lý những trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết đã
ký; nhất là các trường hợp tàng trữ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguy hại
chất lượng khoai lang, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
- Ủy ban nhân dân huyện Biǹ h Tân chỉ đạo Phòng Nông nghiê ̣p và PTNT,
Ủy ban nhân dân các xã, xây dựng các tổ, nhóm liên kết sản xuất khoai lang an
toàn theo hướng VietGAP, GlobalGAP; xây dựng vùng sản xuất khoai lang tập
trung theo đúng quy hoạch vùng sản xuấ t đã được phê duyệt và nhân rộng các
mô hình sản xuất khoai lang theo hướng VietGAP, GlobalGAP để từng bước
xây dựng và phát triển thương hiê ̣u khoai lang Bình Tân một cách bền vững.
3.4.1.4. Phân tích khả thi
67

- Lợi ích: Sản xuất khoai lang theo quy trình VietGAP, GlobalGAP là con
đường duy nhất mà sớm hay muộn nông dân trồng khoai cũng phải áp dụng để
chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n Biǹ h Tân có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Áp dụng sản xuất khoai lang theo quy trình VietGAP, GlobalGAP sẽ giúp nông
dân tiết kiệm chi phí, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ
sức khỏe người tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu
cầ u hô ̣i nhâ ̣p của nông sản Việt Nam.
- Dự kiến hiệu quả: hình thành khu vực sản xuất lớn , năng suất lao động
được tăng lên ngang bằ ng so với các nước khu vực và thế giới ; kiể m soát chấ t
lươ ̣ng đầ u vào và đầ u ra cho sản phẩ m khoai lang . Bên cạnh đó, khâu quản lý
chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao năng lực chế biến, xử lý sau thu hoạch,
tăng sản lươ ̣ng, chấ t lươ ̣ng và tăng lơ ̣i nhuâ ̣n cho nông dân.
- Điều kiện thực hiện giải pháp: Để áp dụng quy trình VietGAP,
GlobalGAP thành công đòi hỏi huyện Biǹ h Tân phải trích một phần ngân sách
để hỗ trơ ̣ nông dân trong viê ̣c cấp giấy chứng nhận và tái cấp giấy chứng nhận
sản xuất theo quy trình VietGAP , GlobalGAP. Ngoài ra nông dân trồng khoai
lang phải có kiến thức nhất định, nông dân cùng nhau liên kết thành lập vùng
chuyên canh và cùng áp dụng sản xuất khoai lang theo quy trình VietGAP,
GlobalGAP. Nông dân phải kiên trì cùng cơ quan chức năng theo đuổi mục tiêu
giải pháp trồng khoai lang theo quy trình VietGAP, GlobalGAP đến cùng.
3.4.2. Nhóm giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
3.4.2.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp
Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt
chuỗi cung ứng. Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất
trong chuỗi cung ứng. Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là
dữ liệu chính xác, kịp lúc và đầy đủ), từng tác nhân trong chuỗi cung ứng sẽ có
các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ.Đây cũng là xu hướng tối
đa hóa tính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng.
3.4.2.2. Nội dung giải pháp
Ứng dụng CNTT vào nông nghiệp chính là giải pháp để gỡ bỏ những khó
khăn cho nông nghiệp và đảm bảo nguồn lợi chính đáng cho nông dân. Nền
68

nông nghiệp từ Israel là một bài học sinh động về thành quả từ ứng dụng CNTT,
để từ nước có điều kiện đất đai khô hạn, khí hậu khắc nghiệt trở thành một quốc
gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Trong bối cảnh mới, nước ta tiếp
tục xác định CNTT là yếu tố then chốt tạo động lực quan trọng cho sự phát triển,
nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập quốc tế, là con
đường nhanh nhất để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình, bước vào kinh tế
trí thức.
Hầu hết các smartphone hiện nay đều có khả năng xử lý tốt hơn cho phép
hỗ trợ nhiều ứng dụng, dễ dàng sử dụng để có thể “góp sức” cho việc làm nông.
Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết nối
mạng, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển tự động từ xa sẽ giúp nông
dân biết giai đoa ̣n nào c ần bón phân gì, số lượng bao nhiêu, diện tích nào cần
tưới nước, tưới bao nhiêu là vừa, kiểm soát dư lượng chất hóa học, thuốc trừ
sâu. Căn cứ vào các dữ liệu đó, máy tính sẽ cho nông dân biết cần phải điều
chỉnh các chỉ tiêu nào hay những yếu tố cần thiết giúp phát triển tốt nhất một số
cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu và mọi hoạt động đều được điều
khiển thông qua các thiết bị thông minh.
3.4.2.3. Các bước thực hiện
- Sở Khoa ho ̣c và Công nghê, ̣ Sở Thông tin Truyề n thông, Sở Công thương
tỉnh Vĩnh Long hỗ trơ ̣ viê ̣c ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin trong sản xuấ,tmáy vi
tính, trang thiế t bi ta
̣ ̣i các điểm văn hóa ấp để nhân dân thuận lợi cho việc truy
câ ̣p thông tin; nâng cấ p mở rô ̣ng đường truyề n rô ̣ng khắ p để nhân dân tiê ̣n sử
dụng Internet phục vụ nghiên cứu , ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ,
năng cao nâng suấ t, chấ t lươ ̣ng sản phẩ m.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện mở các chuyên đề về việc sử dụng
công nghê ̣ thông tin trong sản xuất nông nghiệp.
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện phối hợp với các Sở ngành liên quan xây
dựng hoàn thiê ̣n trang thông tin xúc tiế n thương ma ̣i hàng nông sản của huyê ̣n
và đăng ký nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân , Vĩnh Long, Việt Nam” ra
nước ngoài, trước tiên là Trung Quố c, Nhật Bản, Hàn Quốc...
3.4.2.4. Phân tích khả thi
69

Áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất khoai lang giúp chúng ta phát
triển công nghệ truy xuất nguồn gốc ghi nhận lịch sử quá trình trồng trọt và thu
hoạch như: giống, ngày trồng, ngày tưới, ngày phun thuốc trừ sâu, liều lượng
thuốc…Các thiết bị điện thoại thông minh được sử dụng để chụp hình, lấy mẫu,
gửi thông tin cho các cơ quan chuyên môn, phân tích, xử lý kịp thời nếu có vấn
đề về sâu bệnh xảy ra. Nông dân sẽ phải tự bảo vệ và có trách nhiệm với nông
sản mình làm ra, tạo nên tính minh bạch trong nông nghiệp. Nguồn dữ liệu đó sẽ
được tự động lưu lại thành hồ sơ về sản phẩm theo thời gian thực mà nông dân
có thể cung cấp cho các đố i tươ ̣ng liên quan trong chuỗi cung ứng khoai lang.
Để tính minh bạch có hiệu quả, những thông tin mà nông dân cung cấp cho
người tiêu dùng sản phẩm phải được cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá.
Truy xuất nguồn gốc còn là công nghệ giúp mở rộng đường cho xuất khẩu khoai
lang.
3.4.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
huyêṇ Bình Tân
3.4.3.1. Mục tiêu đề xuấ t giải pháp
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản xuất; đẩy mạnh liên kết
giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa
nông dân, tạo việc làm ổn định, chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông
nghiệp; nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường
sinh thái và xây dựng nông thôn mới.
3.4.3.2. Nội dung giải pháp
Dựa vào điều kiện tự nhiên, thế mạnh của huyện và các yếu tố tác động sản
xuất, môi trường, cơ cấu lại từng khu vực sản xuất, bố trí thời vụ hợp lý, giống
khoai lang tăng năng suất và an toàn dịch bệnh, chất lượng cao đầu tư vào sản
xuất. Lấy nhu cầu thị trường làm định hướng sản xuất, nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chọn phương thức sản
xuất phù hợp ứng dụng vào sản xuất với mục đích cuối cùng là phát huy hiệu
quả cao nhất cho 01 ha đất sản xuất cùng thời điểm, nhằm nâng cao thu nhập, ổn
định đời sống nhân dân góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân theo hướng ổn
định và bền vững.
70

3.4.3.3. Các bước thực hiện


- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, chịu trách nhiệm thực hiện chương
trình phục chế giống khoai lang; phân bố lịch thời vụ, xây dựng vùng nguyên
liệu gắn với nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp;
hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, phát triển làng nghề nông thôn, nâng cao năng
lực và điều hành của hợp tác xã, tổ hợp tác, nhân rộng các mô hình sản xuất có
hiệu quả; đầu tư thủy lợi phục vụ sản xuất, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, công trình phòng tránh thiên tai; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh
học vào sản xuất gắn với năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường trong sản
xuấ t khoai lang.
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, triể n khai thực hiê ̣n các giải pháp tăng
chuỗi giá trị khoai lang, chú trọng công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản
phẩm và thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn.
Quan tâm nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, các điều kiện xây dựng
kho bảo quản tồn trữ, chế biến khoai lang để chủ động tổ chức sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, tổ chức bố trí nguồn vốn đầu tư theo
kế hoạch. Tham mưu xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư, huy động
các nguồn vốn đầu tư và kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất và tiêu thụ khoai
lang.
3.4.3.4. Phân tích khả thi
- Phục hồi và ổn định tăng trưởng nông nghiệp bằng hoặc hơn mức tăng
trưởng nông nghiệp chung của tỉnh: giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng
ổn định 2%/năm.
- Cơ bản hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất
và quản lý. Nâng cao lợi nhuận cho nông dân, góp phần cho việc giảm nghèo
bền vững và cơ bản đạt huyện nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ
giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn thị trường trong sản xuất
khoai lang, bảo vệ môi trường sinh thái.
3.4.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện phƣơng thức giao dịch và thanh toán
71

trong toàn chuỗi cung ứng khoai lang huyêṇ Bin


̀ h Tân
3.4.4.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp
Thay thế dần thói quen giao dịch hợp đồng miệng của các thành phần trong
chuỗi cung ứng khoai lang bằng phương thức hợp đồng giấy. Vì việc mua bán
khoai lang dựa trên hợp đồng giấy sẽ tạo một cơ sở pháp lý vững chắc và đảm
bảo quyền lợi hơn cho các bên tham gia. Các bên tham gia sẽ không còn bị rơi
vào tình trạng thanh toán, thu hoa ̣ch và phân loa ̣i hàng hóa tùy ti ện. Mục tiêu
cuối cùng hướng đến là 100% các bên tham gia giao dịch trong chuỗi cung ứng
khoai lang huyê ̣n Bin
̀ h Tân đều sử dụng phương thức giao dịch hợp đồng giấy
một cách thông thạo.
3.4.4.2. Nội dung giải pháp
Việc tuân thủ hợp đồng giấy giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia,
đặc biệt là người nông dân thường ít kiến thức và ở thế bị động. Vấn đề đặt ra là
người nông dân không có nhiều kiến thức về pháp luật hợp đồng, nông dân
thường cho rằng việc lập hợp đồng thì mất thời gian và rườm rà. Vì vậy nội
dung chính của giải pháp là phổ biến kiến thức, tầm quan trọng và ích lợi của
việc thực hiện hợp đồng giấy cho tất cả các thành phần chuỗi cung ứng khoai
lang huyện Bình Tân, đặc biệt là người nông dân. Hình thành thói quen sử dụng
hợp đồng giấy trong tất cả các giao dịch của chuỗi cung ứng khoai lang huyê ̣n
Bình Tân.
3.4.4.3. Các bước thực hiện
Đối với cả nông dân, thương lái, vựa phân phối, doanh nghiệp đều cần có
các chương trình đào tạo, nêu bật tầm quan trọng của các hợp đồng giấy, các
ràng buộc và các vấn đề liên quan hai chiều cũng như hướng dẫn các cách thức
thủ tục pháp lý trong ký kết hợp đồng.
Để giúp phổ biến kiến thức pháp luật hợp đồng cho người nông dân, ngoài
việc tập hợp các hộ nông dân và tuyên truyền, Ủy ban nhân dân huyện Biǹ h Tân
nên làm một mô hình mẫu để người nông dân có thể thấy được thực tế những lợi
ích của việc mua bán qua hợp đồng so với việc thỏa thuận miệng, trong mô hình
mẫu đó sẽ bao gồm một vài hộ nông dân cùng mua bán thỏa thuận với lái buôn
và thành lập hợp đồng mẫu với những điều khoản thỏa thuận được ghi rõ trong
72

hợp đồng. Người nông dân sau này muốn sử dụng hợp đồng, không phải tốn
thời gian lập lại một hợp đồng mới mà có thể căn cứ vào hợp đồng mẫu, điều
chỉnh những điều khoản theo đúng thỏa thuận của các bên tham gia.
3.4.4.4. Phân tích khả thi
- Lợi ích: Việc thực hiện giao dịch bằng hợp đồng giấy tăng tính pháp lý
cho giao dịch đồng thời tăng tính cam kết trong việc thanh toán, thu mua, giao
hàng của các bên tham gia. Hạn chế tranh chấp xảy ra, nếu có tranh chấp xảy ra
sẽ có cơ sở để các cơ quan chức năng dễ dàng xử lý, đảm bảo quyền lợi cho các
bên.
- Dự kiến hiệu quả: Khi đã đi vào nề nếp hầu hết các thành phần tham gia
chuỗi cung ứng khoai lang sẽ tuân thủ hợp đồng đã kí kết một cách chặt chẽ. Từ
đó mang đến sự ổn định, thống nhất cho thị trường mua bán khoai lang ta ̣i
huyê ̣n Bình Tân.
- Điều kiện thực hiện giải pháp: Nông dân phải biết chữ, phải được phổ
biến kiến thức hợp đồng rõ ràng, các cơ quan chức năng phải cung cấp các mẫu
hợp đồng ban đầu một cách rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu.
3.4.5. Hoàn thiện công tác xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá sản phẩm
3.4.5.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp
Khi hội nhập sâu rộng vào các hoạt động thương mại thế giới, thương hiệu
là vũ khí cạnh tranh vô cùng hiệu quả bên cạnh các yếu tố khác như chất lượng
sản phẩm, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối.. .Bỏ qua việc đầu tư xây dựng
thương hiệu tức tự mình từ bỏ một tiềm lực lớn trong kinh tế hội nhập. Do đó,
ngoài yếu tố chất lượng, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối.. về lâu về dài cần xây
dựng cho được thương hiệu khoai lang huyện Bình Tân.
3.4.5.2. Nội dung giải pháp
- Vận hành và đăng kí độc quyền thương hiệu khoai lang Bình Tân trên
phạm vi quốc tế.
- Hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh khoai lang thiết kế và vận
hành các website giới thiệu cơ sở, doanh nghiệp và các sản phẩm khoai lang
xuất khẩu. Có thể thông qua đầu mối Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới để tổ
73

chức thực hiện hoạt động này, để dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu là
thị trường các nước Châu Á đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Singapore.
- Tổ chức đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quy trình công nghệ, sở hữu trí
tuệ liên quan đến khoai lang Bình Tân.
- Tổ chức đăng ký và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh
khoai lang Bình Tân trên phạm vi toàn cầu. Hạn chế tối đa việc đánh cắp thương
hiệu, đăng ký thương hiệu không hợp lý, hợp pháp của các doanh nghiệp nước
ngoài đối với khoai lang Bình Tân.
- Áp dụng thành công các quy trình - tiêu chuẩn sản xuất xanh, sạch, thân
thiện với môi trường và đáp ứng trách nhiệm xã hội để tăng cường hình ảnh và
chất lượng khoai lang đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập hiện nay.
3.4.5.3. Các bước thực hiện
- Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh nên tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng hạ
tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu,
chế biến, bảo quản khoai lang để tăng cường hợp tác, đẩy mạnh xuất khẩu, phân
phối khoai lang Bình Tân ổn định, bền vững.
- Khuyến khích việc hình thành các hợp tác xã chuyên canh tác khoai lang
theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tại địa phương và các vùng phụ cận
nhằm trao đổi các thông tin về kỹ thuật, thị trường và có thể tổ chức sản xuất
khoai lang để xuất khẩu theo đơn đặt hàng của phía đối tác nhằm có đủ số
lượng, chất lượng, và độ đòng đều cao.
- Xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân, tăng cường công tác tìm đầu
ra cho sản phẩm thông qua hợp đồng kinh doanh vơi các doanh nghiệp xuất
khẩu khoai lang Bình Tân.
- Phát triển thương hiệu mang tính chủ động từ các đơn vị sản xuất, kinh
doanh khoai lang Bình Tân, cụ thể như:
Xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân và hình thành bộ hệ thống
nhận diện thương hiệu.
Đầu tiên phải đăng ký nhãn hiệu cũng như các dấu hiệu nhận biết để được
pháp luật bảo hộ, trước là đăng ký trong nước rồi sẽ đăng ký quốc tế.
74

Kế đến là xây dựng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. Một hệ thống nhận
diện tốt sẽ tăng tính chuyên nghiệp, thu hút khách hàng, giảm chi phí
marketing, quan hệ hợp tác thuận lợi và đặc biệt là giúp người tiêu dùng dễ nhận
ra. Thiết kế bộ hệ thống nhận diện bao gồm nhiều bộ phận: Tên thương hiệu,
logo, slogan, tại nơi sản xuất khoai lang Bình Tân cần có trang bị cho nông dân
các dụng cụ hỗ trợ thu hoạch, chăm sóc, phương tiện vận chuyển,… tại điểm
bán: cần có bảng hiệu, phương tiện bán hàng, trang trí gian hàng, điểm bán,
đồng phục cho nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị,…tại văn phòng làm việc:
thiết kế bộ dụng cụ văn phòng theo thể thống nhất; các giấy tờ giao dịch, thẻ đeo
nhân viên, namecard, đồng phục nhân viên văn phòng,…Đặc biệt, bao bì là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh sản phẩm. Do đó,
cần tạo nên một thiết kế bao bì thật tiện dụng mà lại đẹp mắt, dán nhãn, logo lên
từng sản phẩm của khoai lang Bình Tân để khẳng định nguồn gốc của sản phẩm
đối với người tiêu dùng, là một lý do giúp lấy được lòng tin của khách hàng khi
thương hiệu này chưa phổ biến trên thị trường.
Đẩy mạnh đầu tư vào các kênh phân phối
Hiện nay, khoai lang Bình Tân đang trong giai đoạn đầu của quá trình xây
dựng thương hiệu, do đó mục tiêu của giai đoạn này là đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ
để thương hiệu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần nhằm tạo
dựng được sự nhận biết cao về thương hiệu trong công chúng. Để có thể đạt
được mục tiêu đó, song song với các chiến dịch quảng cáo truyền thông cho
thương hiệu phải nhanh chóng bao phủ được sản phẩm đến hệ thống siêu thị,
chợ, các điểm bán lẻ trên địa bàn mục tiêu nhằm đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng, tránh trường hợp khách hàng biết đến khoai lang Bình Tân muốn
mua mà không có.
Cần chú ý thiết lập kênh phân phối, đặc biệt là siêu thị. Thực tế, nếu thành
công thì doanh số bán tại siêu thị sẽ rất cao, đồng thời việc trưng bày sản phẩm
ở đây có tác dụng rất lớn trong việc giới thiệu đến người tiêu dùng. Trong tương
lai hệ thống siêu thị sẽ phát triển đến một mức nào đó ắt hẳn xu hướng mua hàng
ở đây sẽ nhiều. Đặc biệt, siêu thị là nơi khách hàng có thể mua các sản phẩm
đúng theo tiêu chuẩn được quy định mà ít bị nhầm, điều này rất thuận lợi cho
việc quảng bá thương hiệu khoai lang Bình Tân.
75

Tập trung vào công tác chiêu thị: Mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là
đẩy mạnh khả năng nhận biết sản phẩm đến người tiêu dùng. Để thực hiện được
công việc này cần phải cùng lúc thực hiện nhiều biện pháp chiêu thị nhằm tăng
khả năng nhận biết cũng như kích thích cho người tiêu dùng biết đến và dùng
thử các sản phẩm mang thương hiệu khoai lang Bình Tân.
Quảng cáo: cần thực hiện các chương trình quảng cáo cùng lúc trên Tivi,
đài phát thanh, báo chí, các vật phẩm, trưng bày tại hội chợ,…Triển khai thực
hiện liên tục và xuyên suốt trong thời gian đầu để tạo sự nhận biết cho người
tiêu dùng về khoai lang Bình Tân.
Khuyến mãi: khi một sản phẩm ra đời, muốn tăng hình ảnh thương hiệu đó
với người tiêu dùng thì chương trình khuyến mãi là hiệu quả. Sẽ sử dụng công
cụ này kết hợp với yếu tố thời vụ, chẳng hạn mùa mưa thì tặng áo mưa, mùa
nắng tặng nón; hoặc là tặng móc khóa lưu niệm,…Quà tặng sẽ phụ thuộc vào
giá trị lượng hàng mà khách hàng mua. Ngoài ra, cũng nên lưu tâm đến các
ngày lễ lớn trong năm (Quốc Khánh 2/9; Ngày đất nước hoàn toàn thống nhất
30/4,…) hoặc các sự kiện đặc biệt để nâng cao hình ảnh thương hiệu. Các quà
tặng có thể là chuyến du lịch, vé tham quan khu trồng trọt, vé tham gia lễ hội
trái cây,…tùy vào doanh số mà khách hàng đạt được. Còn những vật phẩm
khác như: lịch, sản phẩm trang trí bàn làm việc,…Cũng là những vật phẩm
quảng cáo rất hữu ích mà chi phí không cao, đây là những vật phẩm cần thiết
xuất hiện xung quanh người tiêu dùng nhắc nhở họ nhớ đến thương hiệu khoai
lang Bình Tân nhiều hơn. Đồng thời khi thực hiện các chương trình khuyến mãi
cũng góp phần thu hút người tiêu dùng dùng thử sản phẩm nhiều hơn.
Quan hệ công chúng: để thương hiệu khoai lang Bình Tân trở nên thân
thuộc với người tiêu dùng thì ngoài việc kết hợp sử dụng các công cụ quảng bá
tạo sự quan tâm, biết đến của người tiêu dùng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh
khoai lang Bình Tân phải làm sao để thương hiệu này ngày càng gần gũi hơn và
đi vào lòng người tiêu dùng một cách nhẹ nhàng. Muốn vậy các đơn vị phải
không ngừng nỗ lực trong việc thông cáo báo chí, trong các chương trình tài
trợ, các hoạt động từ thiện.
3.4.5.4. Phân tích khả thi
- Lợi ích: Xây dựng và phát triển thương hiệu khoai lang Bình Tân là bước
76

đi lâu dài nhằm giúp chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân phát triển bền
vững trong tương lai.
- Dự kiến hiệu quả: Khoai lang Bình Tân có thương hiệu tốt sẽ được bán
với giá cao hơn, ổn đinh hơn khi khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng
khoai lang Bình Tân sẽ góp phần ổn định đầu ra, gia tăng giá trị lợi nhuận cho
toàn chuỗi cung ứng.
- Điều kiện thực hiện giải pháp: Phát triển đồng bộ điều kiện cơ sở hạ tầng,
thông tin địa phương. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng của toàn huyện
phải cùng nhau thực hiện đồng bộ từ khâu trồng trọt đến khâu chế biến tiêu
dùng để đảm bảo tính ổn định về chất lượng và số lượng cho thương hiệu khoai
lang Bình Tân.
3.4.6. Nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng sự phối hợp và hỗ trợ giữa các
thành phần tham gia chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân
3.4.6.1. Củng cố và nâng cao chất lượng mối liên kết giữa các thành phần
tham gia chuỗi cung ứng khoai lang Bình Tân
Mục tiêu đề xuất giải pháp
Với thực trạng của huyện Bình Tân hiện nay, điều kiện sản xuất của các
Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hiện có chưa hiệu quả. Những tổ chức nông
dân còn quá nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu thông tin thị
trường nhất là thị trường xuất khẩu nên việc thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP,
GlobalGAP là vô cùng khó khăn. Vì vậy, cần tổ chức lại sản xuất trong chuỗi
cung ứng để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng bằng cách xây dựng mối liên
kết giữa hộ nông dân với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng khoai lang
một cách chặt chẽ. Vì nông dân là cội nguồn của toàn chuỗi cung ứng nên việc
tác động trực tiếp vào hiệu quả sản xuất của nông dân sẽ giúp cải thiện hiệu quả
hoạt động cũng như gia tăng giá trị cho tất cả các thành phần còn lại trong chuỗi
cung ứng khoai lang huyện Bình Tân.
Nội dung giải pháp
Xây dựng mô hình liên kết để cho thấy khi các tổ hợp tác của nông dân, các
Hợp tác xã liên kết được với các doanh nghiệp thì sẽ có điều kiện giải quyết
được những bế tắc của người sản xuất. Các thành phần tham gia vào chuỗi cung
77

ứng sẽ từng bước hỗ trợ những khó khăn của người nông dân để người nông dân
có thể yên tâm gia tăng sản xuất nâng cao chất lượng và sản lượng khoai lang.
Các bước thực hiện
Giữa nông dân và doanh nghiệp, doanh nghiệp và nhà thu mua sẽ hình
thành hợp đồng giấy ràng buộc. Nông dân sẽ yên tâm hơn khi sản phẩm của
mình được đảm bảo tiêu thụ hết với một mức giá thỏa thuận có lợi, không bị ép
giá, và cũng có thể nhận thêm phần giá trị khi không phải qua khâu trung gian là
thương lái. Còn doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn hàng đủ tiêu chuẩn chất
lượng xuất khẩu, tăng uy tín với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh.
Doanh nghiệp có thể tiến hành các bước hỗ trợ ban đầu như sau: Doanh
nghiệp luôn có điều kiện để hiểu biết và nắm bắt tốt thông tin thị trường, cập
nhật thông tin thị trường chính xác cho các thành phần còn lại của chuỗi cung
ứng khoai lang; Doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu gom được số lượng
lớn sản phẩm, có kỹ thuật sơ chế, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của thị
trường; Doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, có thể vay vốn ngân hàng để đầu tư
cho các thành phần khác trong chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân, đặc
biệt là nông dân; Doanh nghiệp là cầu nối quan trọng giữa các thành phần khác
trong chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân với thị trường.
Từ những thế mạnh đó doanh nghiệp có thể giải quyết vốn sản xuất, thiết
kế chất lượng sản phẩm và lo đầu ra. Doanh nghiệp là chỗ dựa để tập hợp, tổ
chức nông dân thành những cụm sản xuất hàng hóa tập trung, phá thế sản xuất
nông nghiệp nhỏ lẻ phân tán như hiện nay.
Phân tích khả thi
- Lợi ích: Tăng cường sự hợp tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng
giúp thông tin được thông suốt trong toàn chuỗi, gia tăng thu nhập cho tất cả các
thành phần trong chuỗi, đặc biệt là tăng thu nhập cho người nông dân trồng
khoai lang. Người nông dân yên tâm sản xuất khoai lang đạt chất lượng với sản
lượng ổn định giúp tiết kiệm chi phí cho các thành phần còn lại, gia tăng giá trị
lợi nhuận cho các thành phần còn lại, cuối cùng tổng giá trị của toàn chuỗi cung
ứng khoai lang huyện Bình Tân sẽ tăng theo.
- Dự kiến hiệu quả: Tăng cường sự hợp tác giữa các thành phần trong
78

chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân giúp chuỗi cung ứng hoạt động hiệu
quả nhất và phát triển bền vững hơn trong tương lai. Các chương trình hợp tác
sẽ liên kết doanh nghiệp với người nông dân, người thu mua, giúp các thành
phần hiểu rõ công việc của nhau, từ đó thành phần này sẽ làm nền tảng để thành
phần khác hoạt động đa ̣t hiệu quả nhất.
- Điều kiện thực hiện giải pháp: Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, thông
tin thị trường cần minh bạch. Có đội ngũ chuyên tổ chức, thiết kế, giám sát các
chương trình liên kết các thành phần trong chuỗi cung ứng khoai lang với nhau.
3.4.6.2. Xây dựng mô hình hợp tác xã khoai lang kiểu mới
Mục tiêu đề xuất giải pháp
Hợp tác trong các hoạt động sản xuất và đời sống bao giờ cũng là sự cần
thiết khách quan trong xã hội con người. Trong nền kinh tế tự túc, tự cấp trước
đây, các hình thức hợp tác đã tồn tại nhằm giải quyết “đầu vào” của kinh tế hộ.
Ngày nay, các tổ chức hợp tác trước hết là của những người lao động, nhằm
giúp họ tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế
thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trước những hoàn cảnh thiên
nhiên không thuận lợi.
Xây dựng hợp tác xã khoai lang kiểu mới nhằm tạo ra cầu nối các hộ nông
dân với nhau, hợp tác xã là trung tâm giúp thông tin thị trường, giá cả trong toàn
chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân được minh bạch và xuyên suốt.
Nội dung giải pháp
Để có điều kiện dần từng bước khắc phục những nhược điểm trên, phát
triển sản xuất khoai lang và bắt kịp với tình hình mới của thị trường, thực sự
đem lại lợi nhuận và bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, hợp tác xã khoai lang
kiểu mới cần thành lập nhằm tổ chức lại nhiệm vụ giữa những người sản xuất,
giữa những người sản xuất và các doanh nghiệp dưới hình thức tự nguyện và
đảm bảo quyền lợi cho nhau một cách minh bạch. Mục tiêu cuối cùng là thành
lập các tổ chức hợp tác tự nguyện phát triển khoai lang, xây dựng các hợp tác xã
kiểu mới phù hợp với kinh tế thị trường, tạo thành hệ thống có mối liên kết chặt
chẽ trong chuỗi cung ứng khoai lang.
Hợp tác xã là cơ quan cung cấp thông tin giá cả, thông tin thị trường cho
79

toàn chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân. Chính vì vậy cần thành lập đội
ngũ chuyên môn chuyên cập nhật thông tin mới nhất cho toàn bộ bà con nông
dân ở địa phương cũng như cung cấp thông tin các doanh nghiệp, nhóm nông
dân trồng khoai lang uy tín ở địa phương cho các nhà đầu tư và những doanh
nghiệp nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thu mua có thể
dễ dàng tiếp cận thông tin chính xác của nhà cung cấp ở địa phương.
Các bước thực hiện
Hợp tác xã sẽ thành lập các tổ sản xuất, hỗ trợ nhau sản xuất. Nhiệm vụ của
các tổ sản xuất là giúp nhau về kinh tế: giống, công lao động, vay vốn tín chấp.
Hợp tác xã là câu lạc bộ khuyến nông để từng tổ viên hiểu, làm theo và cùng
tham gia giám sát thực hiện quy trình sản xuất khoai lang an toàn, tiến tới sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã được xây dựng và ban hành. Hợp
tác xã cũng là nơi sinh hoạt giúp tổ viên tiếp cận thông tin về thị trường khoai
lang và vật tư nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất và khoa học công nghệ.
Hợp tác xã khoai lang kiểu mới sẽ tổ chức họp theo định kỳ 1-2 tháng/lần
và trong các cuộc họp này cần có sự tham gia của cán bộ khuyến nông, nhóm
chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ nông dân. Trong các cuộc họp này, mỗi nông dân
phải chia sẻ kinh nghiệm của mình để cả nhóm cùng nhau thảo luận, qua đó các
thành viên có thể học hỏi, từ đó nâng cao kỹ thuật sản xuất và tiếp thị một cách
nhanh chóng. Các thành viên tham gia trong nhóm sản xuất và tiếp thị có thể
trao đổi thông tin với nhau, mua vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Hợp tác xã khoai lang kiểu mới cập nhật thông tin giá cả thị trường; ký kết
hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tổ chức sản xuất theo vùng để đảm bảo đủ số lượng
chất lượng sản phẩm khoai lang cung cấp cho đối tác và thị trường một cách liên
tục. Bên cạnh đó hợp tác xã khoai lang kiểu mới cần khai thác hiệu quả nhãn
hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân, Vĩnh Long, Việt Nam” và xây dựng website
riêng nhằm cập nhật thông tin giá cả, thông tin sản phẩm khoai lang uy tín, chất
lượng trên hệ thống website để các doanh nghiệp, nhà thu mua nước ngoài có
thể dễ dàng tiếp cận thông tin.
Phân tích khả thi
80

- Lợi ích: Tăng kiến thức, kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, giúp nông dân
nắm bắt trao đổi thông tin kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Giúp nông dân tự
quảng cáo được sản phẩm khoai lang của chính mình, từ đó giúp nông dân tự tin
hơn vào sản phẩm do chính mình tạo ra. Giúp ổn định sản lượng, chất lượng và
giá cả trên thị trường khi tất cả thông tin thị trường đều thống nhất. Minh bạch
hóa thông tin trong toàn chuỗi cung ứng khoai lang, giúp chuỗi cung ứng hoạt
động hiệu quả và ổn định.
- Dự kiến hiệu quả: ổn định thị trường, mở rộng đầu ra cho nông dân trồng
khoai lang.
- Điều kiện thực hiện giải pháp: Cơ sở hạ tầng thông tin nông thôn phát
triển tương đối và ổn định. Có đội ngũ tuyên truyền để từng hộ nông dân nắm rõ
mục đích và cách thức thực hiện chương trình.
3.4.7. Những giải pháp hỗ trợ khác
3.4.7.1. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
Mục tiêu đề xuất giải pháp
Xuất phát từ những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển chuỗi
cung ứng khoai lang huyện Bình Tân và căn cứ vào thực trạng kinh tế của địa
phương cũng như yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải không ngừng phát triển
hạ tầng kỹ thuật, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông làm yếu tố cơ bản để duy trì
và phát triển chuỗi cung ứng khoai lang bền vững.
Nội dung giải pháp
Tập trung hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông đáp
ứng nhu cầu vận chuyển hàng nông sản của huyện; đào tạo và nâng cao dân trí,
chuyển dịch lao động nông thôn, chuyển giao nâng cao ứng dụng khoa học công
nghệ hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi
phí tiếp thị và vận chuyển trong và ngoài nước.
Các bước thực hiện
Quy hoạch và triển khai thực hiện các công trình giao thông, thủy lợi đạt
tiêu chí nông thôn mới. Việc bố trí cần đảm bảo có được một hệ thống đường
81

nội đồng hoàn chỉnh, hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển vật tư, nông
sản phẩm, hệ thống thủy lợi khép kín đảm bảo cho sản xuất và nhà ở dân cư
được an toàn; đẩy mạnh công tác cơ giới hóa các khâu sản xuất. Liên kết khuyến
khích các đại lý viễn thông xây trạm phục vụ tại từng địa bàn xã. Đảm bảo
đường truyền thông tin luôn được thông suốt phục vụ nhu cầu của bà con nông
dân. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần đầu tư nâng cấp và cải tiến công nghệ thông
tin bằng hệ thống phần mềm quản trị chuỗi cung ứng.
Phân tích khả thi
- Lợi ích: Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn làm tiền đề để chuỗi cung ứng
khoai lang hoạt động thuận lợi, nâng cao hiệu suất hoạt động cho toàn chuỗi.
- Dự kiến hiệu quả: Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, internet,... giúp chuỗi
cung ứng khoai lang Biǹ h Tân tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển; giảm
bớt hao hụt trong khâu vận chuyển, nâng cao giá trị lợi nhuận cho toàn chuỗi
cung ứng.
- Điều kiện thực hiện giải pháp: Khâu quy hoạch cần triển khai đồng bộ, có
sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan ban ngành. Cần nguồn ngân sách đầu tư ổn
định và tương đối lớn. Cần nguồn nhân lực dồi dào cả về chất lẫn về lượng để
thực hiện các công trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
3.4.7.2. Giải pháp xây dựng mở rộng hệ thống tiêu thụ, tìm kiếm thị trường
xuất khẩu mới
- Cục xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Long, thường xuyên tổ chức các đoàn
khảo sát thị trường nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore; hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia hội chợ nông sản quốc tế để
giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản Việt Nam, trong đó có khoai lang
Bình Tân; chủ động tìm kiếm khách hàng và ký kết các hợp đồng xuất khẩu;
tiếp cận với khoa học công nghệ mới. Hỗ trợ huyện trong việc đăng ký nhãn
hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” ra nước ngoài, để quản bá, giới thiệu khoai
lang Bình Tân đến người tiêu dùng nước ngoài.
- Phòng Nông Nghiệp và PTNT phối hợp Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện
hoàn chỉnh trang thông tin xúc tiến thương mại hàng nông sản huyện Bình Tân
82

trên trang tinh điện tử của huyện của huyện để doanh nghiệp, người tiêu dụng
tiếp cận được thông tin về mặt hàng khoai lang Bình Tân.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu, kinh doanh khoai lang cần tích cực quảng
bá các sản phẩm khoai lang Bình Tân trên các website thương mại điện tử
chuyên về nông nghiệp, các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành cả trong và ngoài
nước, ...Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng trang web riêng cho mình
một cách chuyên nghiệp, để mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu.
3.4.7.3. Giải pháp xâydựng vùng nguyên liệu
Dưới thực trạng khu vực canh tác khoai lang Bình Tân chiếm diện tích khá
lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng và với việc nông hộ trồng
khoai lang chưa liên kết lại với nhau, nhà nước cần phát huy vai trò của mình,
gắn kết bà con nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu vững mạnh, đảm bảo
chất lượng và số lượng thật ổn định và đồng bộ.
Một khi đã xây dựng thành công vùng nguyên liệu thì đó sẽ là nguồn cung
khoai lang Bình Tân dồi dào, ổn định. Nhà nước cần đầu tư, kêu gọi đầu tư
thành lập các doanh nghiệp chế biến khoai lang để không chỉ giải quyết đầu ra
cho khoai lang Bình Tân mà vì đây còn là một thị trường hấp dẫn, hứa hẹn
nhiều nguồn lợi. Bên cạnh đó, khoai lang Bình Tân còn là nguồn xuất khẩu đầy
tiềm năng. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu thời gian qua còn hạn chế cả về chất
lượng lẫn số lượng, chỉ là xuất khẩu thô.Vì vậy, thị trường xuất khẩu cũng là
một thị trường tiềm năng mà nhà nước nên đầu tư, mở rộng và hỗ trợ cho các
đơn vị sản xuất kinh doanh khoai lang Bình Tân.
3.4.7.4. Giải pháp hỗ trợ vốn và kỹ thuật
Cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ nguồn vốn lãi suất thấp cho nông dân
và các đơn vị sản xuất kinh doanh để họ có sự đầu tư thích hợp cho việc trồng và
sản xuất, kinh doanh khoai lang Bình Tân để cái tên này ngày càng có chất
lượng về chất lẫn về tiếng.
Tổ chức các buổi hội thảo, cử cán bộ khuyến nông, các kỹ sư, các nhà khoa
học đến tận địa phương để phổ biến và hướng dẫn bà con nông dân áp dụng mô
hình trồng khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Qua những buổi
hội thảo, những diễn đàn nông nghiệp như thế, bà con nông dân sẽ được nâng
83

cao nhận thức cũng như vai trò của quy trình trồng khoai lang sạch, đạt tiêu
chuẩn, nhận thức được nguồn lợi lâu dài mà quy trình này mang lại, từ đó có
bước tiến bộ hơn.
3.4.7.5. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân
Dù là thị trường trong nước hay xuất khẩu thì thương hiệu là một yếu tố có
vai trò cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế mà còn là
nguồn lợi về uy tín cho cả quốc gia. Chính vì vậy đầu tư cho thương hiệu khoai
lang Bình Tân là một sự đầu tư có lời. Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ
các đơn vị sản xuất kinh doanh khoai lang trong việc xây dựng thương hiệu. Bởi
xây dựng thương hiệu là cả một quá trình, đòi hỏi nhiều nhân tố và cũng không
phải là việc làm của riêng ai thế nên nhà nước cần liên kết các đơn vị hữu quan
đứng ra xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân, hỗ trợ kinh phí và cố vấn
quy trình.
3.5. Những khó khăn khi triển khai thực hiện các giải pháp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Biǹ h Tân thời gian qua đạt được
kết quả như: tăng về số lượng, sản lượng, giá trị…nhưng thiếu tính ổn định và
bền vững. Nông nghiệp, nông thôn vẫn còn bộc lộ hạn chế, sản xuất còn nhỏ lẻ,
manh mún, khâu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP, GlobalGAP còn quá khiêm tốn…đưa đến chất lượng nông sản
không cao, chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường hàng hóa nông sản
xuất khẩu. Sản xuất có hình thành vùng tập trung chuyên canh nhưng chưa tổ
chức liên kết sản xuất, nên tình trạng được mùa, mất giá liên tục tái diễn.
Nông dân trồng khoai lang còn hoạt động riêng lẻ, thiếu kỹ thuật canh tác,
nông dân chủ yếu sản xuấ t theo kinh nghiệm trồng trọt mà ít quan tâm đến khoa
học kỹ thuật được các ngành chuyên môn khuyến cáo hoặc t ừ những chương
trình đào tạo của địa phương. Nông dân thường không kiên nhẫn, thích kết quả
nhanh chóng.
Hạ tầng giao thông của huyện Bình Tân còn yếu kém, ngân sách không đủ
chi cho nhu cầu đầu tư để đáp ứng viê ̣c vâ ̣n chuyể n hàng nông sản . Hạ tầng
thông tin địa phương còn kém phát triển.
Thiếu ngân sách triển khai các chương trình liên kết.
84

Nông dân ít chú ý đến các chương trình liên kết do cơ quan chức năng phát
động. Bên cạnh đó các chương trình liên kết nhàm chán, thiếu tính mới mẻ,
thiếu sự giám sát của đơn vị tổ chức đến cùng.
3.6. Khuyế n nghị
Huyện Bình Tân cần xúc tiến thực hiện nhanh chóng hiệu quả các kế hoạch
phát triển hạ tầng kỹ thuật: hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, hạ tầng thông
tin…vì đây là nền tảng cho mọi chiến lược phát triển tiếp theo.
Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long xem xét hỗ trợ kinh phí để thực hiện các
chương trình xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường, tìm hiểu khách hàng,
tổ chức các cuộc hội thảo tại nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Singapore nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ.
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, thường xuyên tham gia các
cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, các đoàn đi tìm thị trường trong và ngoài
nước. Thực hiện tuyên truyền hướng dẫn sử dụng chỉ dẫn địa lý Khoai lang
Bình Tân.
Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Vĩnh Long xúc tiến việc đăng ký nhãn hiệu
tập thể “Khoai lang Bình Tân” ra nước ngoài, trước hết là Trung Quốc, từng
bước xây dựng thương hiệu Khoai lang Bình Tân là thương hiệu mạnh.
Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại
mặt hàng khoai lang, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia bảo quản chế biến
khoai lang.
Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ huyện thành lập Hợp tác xã
khoai lang kiểu mới, là đơn vị thực hiện chức năng liên kết trong chuỗi cung
ứng khoai lang Bình Tân.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường hội nhập, nông dân phải hoạt động
trong các tổ chức tự nguyện, Hợp tác xã, xây dựng tổ chức liên kết giữa cơ sở
sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện thực hiện tốt chuỗi cung
ứng khoai lang một cách hợp lý từ sản xuất đến thị trường, giảm được khâu
thương lái trung gian ở trong nước.
85

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


Nội dung chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung
ứng khoai lang tại huyện Bình Tân dựa vào căn cứ để xây dựng giải pháp thông
qua các bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 1 và kết luận về tình hình hiện tại
của chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân ở chương 2. Tác giả đã đưa ra
bảy giải pháp chính để hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân
như sau:
Thực hiện trồng khoai lang theo quy trình sản xuấ t sa ̣ch; ứng dụng công
nghệ thông tin vào sản xuất; xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn; Hoàn thiện sự tăng cường phối hợp giữa các
thành phần tham gia chuỗi cung ứng thông qua các giải pháp liên kết nông dân
với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng, xây dựng mô hình Hợp tác xã
kiểu mới ở địa phương. Trong chương 3, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị cho
các cơ quan ban ngành nhằm hỗ trợ tối đa cho việc hoàn thiện chuỗi cung ứng
khoai lang huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
86

KẾT LUẬN
Cây khoai lang có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế - xã hội huyện Bình
Tân và được coi như là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện Bình Tân có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng, phát triển
của khoai lang có năng suất cao và chất lượng tốt. Đây là cơ sở quan trọng cho
việc phát triển ổn định và bền vững cho chuỗi cung ứng khoai lang, tạo ra nguồn
lực kinh tế dồi dào và việc làm cho khu vực nông thôn, đa dạng hóa thu nhập và
ổn định sinh kế cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.
Mặc dù vậy, chuỗi cung ứng khoai lang huyện Bình Tân còn tồn tại một số
hạn chế nhất định. Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ giữa các thành phần tham
gia chuỗi cung ứng, thiếu kỹ thuật đồng bộ cho nông dân, chất lượng và sản
lượng khoai lang không ổn định, thông tin thị trường thiếu minh bạch, cơ sở hạ
tầng địa phương còn yếu kém, thiếu nguồn vốn để nâng cấp công nghệ là những
hạn chế điển hình nhất.
Để bảo đảm ổn định và phát triển bền vững chuỗi cung ứng sản phẩm
khoai lang trong tương lai nhằm mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều hơn.
Luận văn đề xuất các nhóm giải pháp chính nhằm tăng cường tính liên kết giữa
các thành phần tham gia chuỗi cung ứng, tăng cường hiệu quả hoạt động thông
qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới kỹ thuật canh tác, hoàn thiện
khâu giao dịch thanh toán đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hướng
đến giảm chi phí hoạt động, tăng hiệu suất cho toàn chuỗi cung ứng.
Những kết quả đạt đƣợc của đề tài
Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của GS. TS Nguyễn
Thanh Tuyền và từ phía Phòng Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện
Bình Tân tác giả đã hoàn thành đề tài “Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
khoai lang huyện Bình Tân. Đề tài đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất là, đề tài đã giải quyết được mục tiêu chính là tìm ra những ưu
nhược điểm của từng thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển bền vững chuỗi cung ứng khoai lang
tại huyện Bình Tân.
87

Thứ hai là, đề tài đã tìm hiểu được đặc điểm của các đối tượng tham gia
trong chuỗi cung ứng, sự liên kết giữa các thành phần tham gia vào chuỗi cung
ứng khoai lang tại huyện Bình Tân.
Những hạn chế của đề tài
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những
hạn chế. Đó là:
Thứ nhất là, mẫu khảo sát được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện. Do đó, về mặt tổng quát mẫu nghiên cứu chưa thực sự là mẫu đại
diện để phản ánh hết bản chất liên kết chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình
Tân. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục khảo sát mẫu rộng hơn và có thể
tìm ra thêm các nhân tố mới hoàn thiện nghiên cứu hiện tại.
Thứ hai là, do hạn chế về thời gian và tài chính nên đề tài chưa sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp số liệu bằng các phần mềm hiện đại, bài viết
mới chỉ dừng lại ở việc thống kê mô tả bằng Exel.
Thứ ba là, do điều kiện hạn chế thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu và
nhà phân phối ở nước ngoài nên đề tài chưa tìm hiểu được thông tin của các đối
tượng này và chưa phân tích được những đóng góp của các đối tượng này đối
với việc phát triển chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân.
Đề xuất hƣớng nghiên cứu mới
Qua quá trình nghiên cứu đề tài với những kết quả đạt được cùng với
những hạn chế của đề tài, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một vài hướng nghiên cứu
tiếp theo như sau:
Thứ nhất, phân tích sâu hơn nữa về tác động của các đối tượng trong chuỗi
cung ứng, nhất là đối tượng nhà phân phối nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng
đến xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, phân tích sâu hơn về việc áp dụng canh tác khoai lang theo tiêu
chuẩn VietGAP, GlobalGAP để chuỗi cung ứng khoai lang có thể phát triển bền
vững và tăng sức cạnh tranh cho khoai lang Bình Tân trên thị trường quốc tế.
88

TAI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cao Thị Thu Trang, 2010. Hoàn Thiện Chuỗi Cung ứng Mặt Hàng Thanh
Long Bình Thuận. Luận Văn Thạc Sĩ. Trường Đại Học Nha Trang.
[2] Cơ sở hoạch định chiến lược phát triển của Hàn Quốc và Singapore, ThS.
Nguyễn Thị Thu Hường, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2015.
[3] Christopher M., 2005.Logistics and Supply Chain Management: Creating
value- added networks.FT Prentice Hall.
[4] David Blanchard, Quản trị chuỗi cung ứng – Những trải nghiệm tuyệt vời
(Supply Chain Management – Best Practices), bản dịch 2013.
[5] Đào Duy Huân (PGS, TS), 2013. Các phương pháp khoa học sử dụng để
nghiên cứu trong kinh doanh;
[6] Đoàn Thị Hồng Vân (GS,TS) và Nguyễn Xuân Minh (TS), 2005. Quản Trị
Chuỗi Cung Ứng. Nhà Xuất Bản Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh.
[5] Đoàn Thi ̣Hồ ng Vân (GS. TS), 2015, Bài giảng Quản trị Chuỗi cung ứng,
Trường Đại học Tây Đô.
[6] F. Robert Jacob & Richard B. Chase, Quản trị vận hành & chuỗi cung ứng
(Operation and Supply Chain Management), bản dịch 2015
[7] Ganeshan, R. and Harrison, T.P., 1995. An Introduction to Supply Chain
Management.Supply Chain Management
[8] Joeteddy B. Bugarin, 2013. Supply Chain Improvement Of Durian Industry
In Region Philippine Agricultural Economics Development Association.
[9] Lambert, D.M.Et Al., 1998.Fundamentals of Logistics Management. Burr
Ridge, IL: Irwin/McGraw-HiH.
[10] McKinsey Global, 2010.Quản trị chuỗi cung ứng - những thử thách phía
trước.Tạp chí quản trị chuỗi cung ứng. Số 16(1)2011.
[11] Mentzer, J.T. Et Al., 2001. What Is Supply Chain Management?.Sage:
Thousand Oaks, CA.
[12] Mentzer, J.T., 2004.Fundamentals Of Supply Chain Management: Twelve
Rivers Of Competitive Advantage. SAGE.
[13] Michael Hugos, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng (Essentials of Supply
Chain Management), bản dịch 2010.
[14] Nguyễn Công Bình, 2008.Quản Lý Chuỗi Cung Ứng.pp. 37-39. Nhà Xuất
89

BảnThống Kê.
[15] Nguyễn Đin ̀ h Tho ̣ và Nguyễn Thi ̣Mai Trang, 2002, các thành phần của giá
trị thương hiệu và đo lường chúng trên thi ̣trường Viê ̣t Nam . Trường Đa ̣i ho ̣c
kinh tế TP Hồ Chí Minh;
[16] Niên Giám Thống Kê Huyện Bình Tân, các Năm 2011-2015.
[17] Simchi-Levi, Kaminsky, Simchi-Levi, Designing and Managing the
Supply Chain: Concepts, Strategies and Case Studies
[18] Suy ngẫm từ hạt gạo Thái Lan (Kỳ 1), Báo công an nhân dân
[19] Taylor, A.D., 2004.Supply Chains - A Manager’s Guide. Pearson
Education Inc., Boston.
[20] Togar, M.S. and Sridharan, R., 2002. The Collaborative Supply Chain.The
International Journal of Logistics Management. Vol. 13, No. 1, pp 15-30.
[21] Togar, M.S. and Sridharan, R., 2004. The Collaboration index: A measure
for supply chain collaboration.International Journal of Physical Distribution &
Logistics Management. Vol. 35, No. 1, pp. 44-62.
[22] To chuc san xuất va tiêu thu nông sản kinh nghiệm của một số nước, 2015.
Tạp chí công thương Viê ̣t Nam.
[23] Trần Tiến Khai và cộng sự, 2011. Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá
trị dừa Bến Tre. Dự ánPhát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre.
90

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN TRỒNG KHOAI LANG
Bảng số:…………..
Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang
thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Ngoài
mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần
công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang,
với hy vọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập
cho người dân vùng nông thôn cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho khoai lang tại
huyện trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô/bác. Xin chân
thành cảm ơn!
Xin cô/bác vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Q1. Xin cô/bác vui lòng cho biết diện tích đất canh tác của gia đình?
1. Tổng diện tích:…………………………………………
2. Diện tích trồng khoai lang:…………………………
Q2. Xin cô/bác vui lòng cho biết viêc̣ cho ̣n giố ng ?
1. Mua 2. Tự trồ ng 3. Khác
Q3. Xin vui lòng cho biết cô/bác mua vật tƣ ( thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,…)
ở đâu?
1. Đại lý lớn 2. Đại lý bán lẻ 3.Khác………………..……
Lý do tại sao lại mua ở đó:……………………………………………………………
……………………………………………………………………………………......
Cô/bác có hợp đồng như thế nào với người bán:……………………………………….
………………………………………………………………………………………..
Q4. Xin cô/bác vui lòng cho biết nhà mình đã có áp dụng qui trình sản khoai
lang đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VIETGAP, GLOBALGAP, hoặc
qui trình khác)?
1. Có 2. Không
Lý do :………………………………………………………………
Q5. Xin cô/bác vui lòng cho biết phƣơng thức hợp đồng với ngƣời thu mua?
1. Thỏa thuận miệng ngắn hạn 2. HĐ giấy dài hạn 3.Khác ………
91

Q6. Xin cô/bác vui lòng cho biết ƣớc tính chi phí cho 1 công trồng khoai?
Chi phí (1 vụ):
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Tổng CP
1. Giố ng …… ..................... ....................... ................................................
2. Trồ ng …… ……………. ……………… …………………………….
3. Thuố c BVTV ........ ..................... ........................ ................................................
4. Phân bón …… ……………. ……………… …………………………….
5. Cải tạo đất và lên …… ……………. ……………… …………………………….
liế p …… ……………. ……………… …………………………….
6. Nhiên liê ̣u …… ……………. ……………… …………………………….
7. Công lao đô ̣ng ........ .................... ........................ ................................................
8. Chi phí khác

Q7. Tình hình tập huấn về kỹ thuật – khuyến nông


1. Năm qua cô/bác có tham gia tập huấn khuyến nông không?
1. Có 2. Không
Lý do:………………………………………………………………………………
2. Nội dung có tập huấn có thích hợp không?
1. Có 2. Không
Lý do:………………………………………………………………………………
Q8. Xin vui lòng cho biết nguồ n vố n đâu tƣ
1. Vay ngân hàng 2. Gia điǹ h 3. Ban bè
4. Mươ ̣n người thân
Q9. Xin cô/bác vui lòng cho biết những khó khăn thƣờng gặp khi trồng khoai
lang hiện nay?
1. Giống: ……………………………………………………………………………
2. Kỹ thuật:…….……………………………………………………………………
3. Vốn:…………………………………………………………………………….....
4. Thủy lợi:…………………………………………………………………………..
5. Thị trường tiêu thụ:……………………………………………………………….
6. Khó khăn khác:…...……………………………………………………………….
Q10 Xin cô/bác vui lòng cho biết doanh nghiêp/ngƣơ
̣ ̀ i thu mua có chƣơng trình
hợp tác nào cho nông dân trồng khoai không?
1. Chưa có 2. Hỗ trợ vốn 3. Bao tiêu sản phẩ m
4. Hình thức khác ………
92

Q11. Xin cô/bác vui lòng đƣa ra kiến nghị đóng góp cho các cơ quan chức năng
địa phƣơng?
………………………………………………………………………………............
………………………………………………………………………………............
…………………………………………………………………………………........
Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:………………………………………………………
2. 2. Giới tính: nam/nữ……………………………………………
3. Nămsinh: ……………………………………………………
4. Địa chỉ: ………………………………………………………
5. Ngày phỏng vấn: / / 2016
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ !
93

PHỤ LỤC 2
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI THU MUA KHOAI LANG
Bản số ……….
Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang
thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Ngoài
mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần
công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang
tại huyện Bình Tân để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh
tranh cho khoai lang tại huyện trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận được sự giúp đỡ
của anh/chị. Xin chân thành cảm ơn!
Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Q1. Sau khi thu mua anh/chị sẽ bán theo hình thức nào sau đây?
1. Bán trực tiếp cho doanh nghiệp
2. Phân loại rồi bán cho doanh nghiệp
3. Bán cho người mua sỉ
4. Hình thức khác ……………………………………...
Lý do:……………………………………………. …………………………..
Q2. Xin vui lòng cho biết anh/chị có chƣơng trình hợp tác nào cho nông dân
trồng khoai không?
1. Hỗ trợ vốn 2. Hỗ trợ kỹ thuật 3. Cả 1&2
4. Hình thức khác……………… 5. Không có chương trình hợp tác
Lý do:……………………………… ……………………………………………….
Q3. Xin vui lòng cho biết phƣơng thức, hợp đồng tiêu thụ của anh/chị với nông
hô ̣ trồ ng khoai?
1. Thỏa thuận miệng ngắn hạn 2. HĐ giấy dài hạn 3.Khác ………
Lý do:………………………………………………………………………………...
Q4. Xin vui lòng cho biết anh/chị có chƣơng trình hợp tác nào với nông hô ̣ trồ ng
khoai không?
1. Có 2. Không
Nếu có thì bằng hình thức nào…………………………………………………............
……………………………………………………………………………….............
Q5. Xin vui lòng cho biết lơ ̣i nhuâṇ mô ̣t năm tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh khoai lang
1. Dưới 100 triê ̣u đồ ng 2. Từ 100 triê ̣u đồ ng – 1 tỷ đồng
3. Trên 1 tỷ đồng
Q6. Xin anh/chị vui lòng ƣớc tính tỷ lệ lợi nhuận từ họat đô ̣ng kinh doanh khoai
lang?
94

1. 1-5% 2. 5-10% 3. 10-20%


4. Tỷ lệ khác…………%
Q7. Xin anh/chị vui lòng cho biết trong quá trình thu mua và phân phối khoai
thƣờng gặp những rủi ro, khó khăn, vƣớng mắc gì?
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………...........
Q8. Theo anh/chị các cơ quan chức năng tại địa phƣơng và các ban ngành có liên
quan cần làm gì để ổn định giá cả, sản lƣợng khoai lang tại huyện Bình Tân?
………………………………………………………………………………............
………………………………………………………………………………............
Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:…………………………………………………
2. Giới tính: nam/nữ…………………………………………
3. Năm sinh: …………………………………………………
4. Địa chỉ:……………………………………………………
5. Ngày phỏng vấn: / / 2016
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ !
95

PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP KINH DOANH SẢN
PHẨM KHOAI LANG
Bảng số:…………
Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang
thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng Khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bin ̀ h Tân. Ngoài
mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần
công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng Khoai lang
tại huyện Bình Tân để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh
tranh cho Khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bình Tân trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận được
sự giúp đỡ của anh/chị. Xin chân thành cảm ơn!
Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Q1. Xin vui lòng cho biết hình thức thu mua khoai lang của doanh nghiệp
anh/chị?
1. Mua trực tiế p hô ̣ dân 2. Mua qua thương lái
3. Khác …………………….
Lý do:………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….........
Q2. Hiện nay công ty anh/chị có chƣơng trình hợp tác nào với nông dân trồng
khoai lang không?
1. Hỗ trợ vốn 2. Hỗ trợ kỹ thuật 3. Cả1&2
4. Hình thức khác 5. Không có chương trình hợp tác
Lý do:………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….....
Q3. Xin anh/chị vui lòng cho biết phƣơng thức giao dịch của doanh nghiệp với:
1. Nông dân:
1.1. Thỏa thuận miệng ngắn hạn 1.2. Hợp đồng giấy 1.3. Khác ………
Lý do:……………………………………………………………………………...
2. Người thu mua (thương lái)
2.1. Thỏa thuận miệng ngắn hạn 2.1. Hợp đồng giấy 2.3. Khác………
Lý do:……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………..........
Q4. Doanh nghiệp anh/chị có đầu tƣ vùng trồng khoai lang không?
1.Có diện tích:………………………………………………………..
2. Không Lý do…………………………………………………………….
96

Q5. Thời gian tới doanh nghiệp anh/chị có dự định xây dựng hay mở rộng vùng
trồng khoai lang không?
1.Có 2. Không
Lý do tại sao có hoặc không:……………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Q6. Xin anh/chị vui lòng cho biết quy trình phân loại, sơ chế, đóng gói, dán nhãn
của doanh nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm?
……………………………………………………………………………..…..........
…………………………………………………………………………………........
Trong quá trình đó công ty anh/chị sử dụng chất bảo quản gì?
………………………………………………………………………………….........
Q7. Xin anh/chị vui lòng cho biết cơ cấu (%) thị trƣờng tiêu thụ của Doanh
nghiệp?
1. Nội địa:……………………………………………………………………
2. Xuất khẩu:…………………………………………………………………
Q8. Hiện nay doanh nghiệp anh/chị xuất khẩu theo con đƣờng nào?
1. Chính ngạch …….% 2. Tiểu ngạch …….%
Q9. Xin anh/chị cho biết yêu cầu của thị trƣờng tiêu thụ khoai lang của Doanh
nghiệp? (hình dáng, kích cỡ, màu sắc, đóng gói,…)
1. Thị trường nội địa:…………………………………………………………
…………………………………………………………………………..........
………………………………………………………………………………….
2. Thị trường xuất khẩu:………………………………………………………
Q10. Xin vui lòng cho biết Doanh nghiệp anh/chị có sử dụng nhãn hiệu tập thể
“Khoai lang Bin ̀ h Tân” cho sản phẩm của mình chƣa?
1. Có 2. Chưa
Lý do: ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
Q11. Khi xuất khẩu khoai lang doanh nghiệp anh/chị sử dụng nhãn hiệu của:
1. Chính công ty 2. Nhãn hiệu của khách hàng
3. Khác ………………………….
Lý do:………………….…………………………………………………………..
Q12. Xin anh/chị vui lòng cho biết doanh nghiệp đã thực hiện quy trình truy
nguyên nguồn gốc chƣa?
1. Có 2. Không
Lý do có hoặc không:………………………………………………………………
97

Q13. Xin anh/chị cho biết tỷ lệ lợi nhuận/tấn khoai là bao nhiêu?
1. 1-5% 2. 5-10% 3. 10-20%
4. Tỷ lệ khác …………………………..
Q14. Xin anh/chị vui lòng cho biết Doanh nghiệp thƣờng gặp những rủi ro khó
khăn gì trong quá trình kinh doanh khoai lang?
1. Vốn:………………………………………………………………………..........
2. Thị trường tiêu thụ:….………………………………………………………….
3. Khó khăn khác:………...………………………………………………………..
Q15. Theo anh/chị các cơ quan chức năng địa phƣơng và các ban ngành có liên
quan cần làm gì để giá cả, sản lƣợng ổn định?
………………………………………………………………………………….......
………………………………………………………………………………...........
Thông tin cá nhân
1. Tên doanh nghiệp:………………………………………………………
2. Năm thành lập: ……………..
3. Địa chỉ: …………………………………………………………… .
4. Ngày phỏng vấn: / / 2016
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ !
98

PHỤ LỤC 4
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI BÁN SỈ KHOAI LANG
Bảng số:…………
Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang
thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng Khoai lang ta ̣i huyê ̣n Bin
̀ h Tân. Ngoài
mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần
công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng Khoai lang
tại huyện Bình Tân , với hy vọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và
tăng khả năng cạnh tranh cho Khoai lang ta ̣i huyê ̣n trong thời kỳ hội nhập. Rất mong
nhận được sự giúp đỡ của cô/bác. Xin chân thành cảm ơn!
Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Q1. Xin anh/chị vui lòng cho biết nguồn thu mua khoai lang?
1. Từ thương lái 2. Từ nông dân
3. Nguồn khác ………………………………………
Q2. Xin cho biết hình thức đóng gói, dán nhãn, bảo quản tồn trữ của anh/chị?
………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………............
Q3. Hình thức đóng gói, dán nhãn bảo quản có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến giá
cả sản phẩm của anh/chị?
………………………………………………………………………………............
………………………………………………………………………………….........
………………………………………………………………………………….........
Q4. Xin anh/chị vui lòng cho biết phƣơng thức hợp đồng với ngƣời cung cấp?
1. HĐ miệng 2. HĐ giấy 3. Không có hợp đồng
Lý do:………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Q5. Xin anh/chị cho biết phƣơng thức phân phối khoai lang?
1. Tại chợ sỉ 2. Tại nhà
3. Giao hàng tận nơi cho người mua 4. Hình thức khác ………
Q6. Xin anh/chị vui lòng ƣớc tính tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khoai
lang của anh/chị?
1. 1-5% 2. 5-10% 3. 10-20%
4. Tỷ lệ khác ……………………………………
Q7. Xin anh/chị cho biết những rủi ro khó khăn, vƣớng mắc thƣờng gặp khi
kinh doanh khoai lang?
………………………………………………………………………………...........
99

………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………….......
Q8. Theo anh/chị cơ quan chức năng địa phƣơng và các ban ngành có liên quan
cần làm gì để giá cả, sản lƣợng khoai lang ổ n đinh?
̣
………………………………………………………………………………….......
………………………………………………………………………………….......
………………………………………………………………………………….......
Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:…………………………………
2. Giới tính: nam/nữ
3. Năm sinh: ……………………………………………………..
4. Địa chỉ: ………………………………………………………
5. Ngày phỏng vấn: / / 2016
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ !
100

PHỤ LỤC 5
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI BÁN LẺ KHOAI LANG
Bảng số:…………
Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang
thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Ngoài
mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần
công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang
tại huyện Bình Tân, với hy vọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng
khả năng cạnh tranh cho khoai lang tại huyện trong thời kỳ hội nhập. Rất mong nhận
được sự giúp đỡ của cô/bác. Xin chân thành cảm ơn!
Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Q1. Xin anh/chị vui lòng cho biết nguồn thu mua khoai?
1. Từ chợ sỉ 2. Người bán sỉ giao hàng tận nhà
3. Từ nông dân 4. Nguồn khác …………………………
Q2. Xin cho biết hình thức đóng gói, dán nhãn, bảo quản tồn trữ của anh/chị?
…………………………………………………………………………….............
……………………………………………………………………………….........
…………………………………………………………………………………....
Q3. Xin vui lòng cho biết tỷ lệ khách hàng của anh/chị?
1. Người tiêu dùng ……% 2. Nhà hàng, khách sạn ……%
3. Khách hàng khác ……%
Q4. Hình thức đóng gói, dán nhãn bảo quản có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến giá
cả sản phẩm của anh/chị?
…………………………………………………………………………….............
………………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………….........
Q5. Xin anh/chị vui lòng cho biết phƣơng thức hợp đồng với ngƣời cung cấp?
1. HĐ miệng 2. HĐ giấy 3. Không có hợp đồng
Lý do:…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………....
Q6. Xin anh/chị vui lòng ƣớc tính tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khoai
lang
1. 1-5% 2. 5-10% 3. 10-20%
4. Tỷ lệ khác ……………………………
Q7. Theo anh/chị trong tƣơng lai khoai lang cần những thay đổi gì để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng?
101

1. Đầy đủ thông tin xuất xứ hàng hóa


2. Đạt tiêu chuẩn ATVS thực phẩm
3. Có nhãn mác, bao gói bảo quản
4. Nhiều mẫu mã
5. Chất lượng cao hơn
6. Giá cả
7. Khác …………………………………….
Q8. Xin vui lòng cho biết những rủi ro, khó khăn của anh/chị khi kinh doanh
mặt hàng khoai?
……………………………..…………………………………………..............
…………………………………………………………………………............
Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:……………………………………
2. Giới tính: nam/nữ
3. Năm sinh: ……………..
4. Địa chỉ: ……………………………………
5. Ngày phỏng vấn: / / 2016
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ !
102

PHỤ LỤC 6
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI TIÊU DÙNG KHOAI LANG
Bảng số:…………
Xin chào! Tôi là học viên khoa Sau đại học - Trường Đại Học Tây Đô, tôi đang
thực hiện đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng khoai lang tại huyện Bình Tân. Ngoài
mục đích phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, qua đây tôi cũng muốn đóp góp một phần
công sức của mình trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang
tại huyện Bình Tân để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh
tranh cho khoai lang tại huyện trong thời kỳ hội nhập cũng như bảo vệ sức khỏe cho
người tiêu dùng. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị.
Xin chân thành cảm ơn!
Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Q1. Xin vui lòng cho biết trong vòng 1 năm vừa qua anh/chị có thƣờng xuyên ăn
khoai lang không?
1. Rất ít 2. 1-2 lần/tuầ n 3. 3-4 lần/tuầ n
4. 5-6 lần/tuần 5. Khác………..
Q2. Xin vui lòng cho biết anh/chị chọn ăn khoai lang vì lý do nào sau đây?
1. Khoai lang là sản phẩ n an toàn
2. Khoai lang tốt cho sức khỏe
3. Khoai lang có nhiều vitamin
4. Tuổi nào cũng ăn được
5. Có thể ăn nhiều không chán
6. Khác ………………………………………………………………..
Q3. Xin vui lòng cho biết anh/chị thƣờng mua khoai lang loại nào?

Loại 1: Tốt nhất Loại 2: Trung bình Loại 3: Bình thường


  
Q4. Xin cho biết anh/chị thƣờng thích mua khoai lang ở đâu?
1. Chợ 2. Siêu thị 3. Ven đường 4. Khác ……
Lý do:………………………………………………………………………………
Q5. Xin vui lòng cho biết anh/chị lựa chọn khoai lang an toàn, đạt chất lƣợng cao
qua những đặc điểm nào?
………………………………………………………………………….............
…………………………………………………………………………….........
103

Q6. Xin anh/chị vui lòng cho biết, anh/chị biết những thông tin gì khi mua khoai
lang?
1. Xuất xứ 2. Tiêu chuẩn chất lượng 3. Nhãn mác
4. Khác ……………………………………….
Q7. Xin vui lòng cho biết khi mua khoai lang anh/chị có quan tâm đến vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm?
1. Có 2. Không
Lý do:……………………………………………………………………………
Q8. Xin vui lòng cho biết mong muốn của anh/chị đối với khoai lang? (vui lòng
chọn 3 yếu tố)
1. Đầy đủ thông tin xuất xứ hàng hóa
2. Đầy đủ thông tin tiêu chuẩn chất lượng
3. Có nhãn mác, bao gói bảo quản
4. Nhiều mẫu mã
5. Chất lượng cao hơn
6. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
7. Khác ……………………………...
Thông tin cá nhân
1 Họ và tên:………………………………
2 Giới tính: nam/nữ
3. Năm sinh: ……………..
4. Địa chỉ: ………………………………………………
5. Ngày phỏng vấn: / / 2016
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ !
104

PHỤ LỤC 7
PHÂN TÍ CH CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CƢ́U

Thu nhâ ̣p nông hô ̣


N Valid 74
Missing 0
Mean 19.2432
Minimum 9.00
Maximum 40.00

Tỷ lệ lợi nhuận mua sỉ


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <5% 2 10.0 10.0 10.0
5-<10% 7 35.0 35.0 45.0
10-20% 11 55.0 55.0 100.0
Total 20 100.0 100.0

Tỷ lệ lợi nhuận doanh nghiệp


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <5% 3 15.0 15.0 15.0
5-<10% 7 35.0 35.0 50.0
10-20% 10 50.0 50.0 100.0
Total 20 100.0 100.0

Tỷ lệ lợi nhuận ngƣời bán lẻ


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <5% 1 5.0 5.0 5.0
5-<10% 10 50.0 50.0 55.0
10-20% 9 45.0 45.0 100.0
Total 20 100.0 100.0
105

Tỷ lệ lợi nhuận thƣơng lái

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <5% 5 25.0 25.0 25.0
5-<10% 13 65.0 65.0 90.0
10-20% 2 10.0 10.0 100.0
Total 20 100.0 100.0

Diêṇ tích sản xuấ t nông hô ̣


diê ̣n tić h canh tác diê ̣n tić h trồ ng khoai
N Valid 74 74
Missing 0 0
Mean 7.6622 7.1216
Minimum 2.00 2.00
Maximum 40.00 35.00
Sum 567.00 527.00

Chọn giống của nông hô ̣


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid mua 66 89.2 89.2 89.2
tự trồ ng 7 9.5 9.5 98.6
khác 1 1.4 1.4 100.0
Total 74 100.0 100.0

Tình hình tập huấn kỹ thuật


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid có 6 8.1 8.1 8.1
không 68 91.9 91.9 100.0
Total 74 100.0 100.0
106

Chi phí sản xuấ t nông hô ̣


Công Chi phí Chi phí
Chi phí Nhiên Lên Chi phí Chi phí Tổ ng chi
lao phân thuố c
khác liê ̣u dòng trồ ng giố ng phí
đô ̣ng bón BVTV
N Valid 74 74 74 74 74 74 74 74 74
Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Mean 4.9459 28.9189 5.0000 9.8243 15.9459 22.9189 7.9324 9.9730 105.4595
Minimum .00 20.00 4.00 9.00 15.00 20.00 7.00 9.00 87.00
Maximum 8.00 30.00 6.00 15.00 20.00 35.00 9.00 22.00 122.00

Nguồ n vố n đầ u tƣ của nông hô ̣


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid vay ngân hàng 57 77.0 77.0 77.0
gia đình 9 12.2 12.2 89.2
bạn bè 4 5.4 5.4 94.6
muô ̣n người thân 4 5.4 5.4 100.0
Total 74 100.0 100.0

You might also like