You are on page 1of 4

Caûnh cho chöõ

MỞ BÀI
Thạch Lam từng nhận định: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ

không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học
trông nhìn và thưởng thức.” Và Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn đã thành công trong

điều đó. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nhà văn
lớn tài hoa uyên bác, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp

không nhỏ đối với văn học VN hiện đại, đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách độc
đáo. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng như Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Sông Đà,

…nhưng nức danh nhất có lẽ là tập truyện “Vang bóng một thời”, trong đó truyện ngắn “Chữ người
tử tù” đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Nhà văn đã khéo léo tạo nên một tình huống

truyện rất độc đáo, đó là cảnh Huấn Cao cho chữ tên viên quản ngục, một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có, được xây dựng bằng bút pháp đối lập vô cùng đặc sắc .

KHÁI QUÁT TÁC PHẨM


“Vang bóng một thời” khi in lần đầu gồm mười một truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài

năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, ca ngợi những con người vẫn giữ được thiên lương cao
đẹp dù lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghiệt ngã. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là

“Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1939 trên tạp chí “Tao đàn”, sau đó được tuyển in trong tập truyện
“Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù”. Truyện đề cao vẻ đẹp của hình tượng

nhân vật Huấn Cao, qua đó giúp ta hiểu được quan điểm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đoạn
ông Huấn cho chữ tên viên quản ngục nằm ở cuối tác phẩm, là một chi tiết rất đắt giá trong câu

chuyện.
KHÁI QUÁT NHÂN VẬT

Trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng hình ảnh Huấn Cao dựa vào nguyên
mẫu nhà nho giáo, một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát. (Huấn là dạy, Cao là

họ). Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị nhận tù
án chém. Ông vốn là người có khí phách, nổi tiếng với tài “viết nhanh và đẹp”, chữ ông “đẹp lắm,

vuông lắm” giống như “Thánh Quát” vậy, “lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục”. Vì vậy, rất được viên
quản ngục coi trọng. Khi Huấn Cao vào nhà giam, viên quản ngục đã biệt đãi ông và bạn ông, với
mong muốn nhỏ nhoi là có thể xin được chữ của Huấn Cao, vì với ông “có được chữ ông Huấn mà

treo là có một báu vật trên đời”. Cảm động trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục,
Huấn Cao đã đồng ý cho chữ và khuyên viên quản ngục với những lời lẽ chân thành.

THÂN BÀI
Cảnh cho chữ này tuy quả thật rất lạ lùng nhưng lại làm bật lên vẻ đẹp rực rỡ của nhân vật.

Bởi thông thường, người ta sẽ cho chữ ở những nơi sạch sẽ, thoáng đãng, người cho chữ phải cảm
thấy hoàn toàn tự do, thư thái. Huống hồ thư pháp là một nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải

thật thoải mái khi viết thì từng nét mới đẹp, mới toát lên được cái khí chất vốn có. Thế nhưng, trong
câu chuyện, trại giam khi ấy chỉ “còn văng vẳng tiếng mõ trên vọng canh”, trong đêm tối tịch mịch

với không khí trang nghiêm và nhuốm màu cổ kính, buồng giam “tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt , tường
đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Không gian u ám đã đành, người cho chữ còn

phải ở trong một tư thế vô cùng gò bó, bất tiện “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”. Quả thật là một
tình huống oái oăm, kì lạ biết bao! Trong “ không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực

của 1 bó đuốc tẩm dầu rọi”, Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại đang chăm chú nhìn tấm lụa.
Khi ấy, buồng giam dường như không còn quản ngục, thầy thơ lại, không còn tù nhân sắp nhận án

tử, sắp từ giã cõi đời nữa mà ba con người ấy như những người bạn tri âm tri kỉ được nối kết với
nhau bằng cái tài, cái đẹp, bằng cái thiên lương trong sạch của mình. Hình ảnh tấm lụa trắng được

lặp lại tận ba lần, là biểu tượng cho sự thuần khiết, sáng trong, thanh cao của nhân cách con người.
Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh với người đọc rằng: “Cái đẹp không thể tách rời thiên lương”.

Sự lạ lùng vẫn chưa dừng lại tại đó. Trong xã hội, viên quản ngục và thầy thơ lại vốn dĩ có vị

thế cao hơn, đại diện cho xã hội đương thời, có thể giở biết bao mánh khóe hành hạ, áp bức tên tử
tù. Theo lẽ thường, đôi bên đáng lý phải là kẻ thù của nhau nhưng trong cảnh cho chữ này, Huấn

Cao lại như thể có vị thế cao hơn, khiến viên quản ngục và thầy thơ lại phải khúm núm kính trọng:
“người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô

chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực”. Nguyễn Tuân đã
đặt hai tầng lớp nhân vật vào chung một chốn ngục tù tối tăm, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ, ông đã

cho thấy dù trong chốn tù giam dơ bẩn, nhưng ở nơi đó, tại thời điểm đó, nắm quyền thống trị
không phải là cái ác, cái gian tà, mà chính là cái tài-tâm-dũng, cái đẹp đang làm chủ. Cái đẹp ấy đã

được sáng tạo giữa chốn nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái
ác đang ngự trị.
Cái tâm của Huấn Cao đã một lần nữa được thể hiện qua lời khuyên của ông dành cho viên

quản ngục sau khi cho chữ: “ Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này
không phải là nơi để treo 1 bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái

hoài bão tung hoành của một đời con người.” Í ông muốn nói rằng cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất
chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái

ác. Huấn Cao còn tận tình khuyên thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, hãy thoát khỏi cái nghề
quản ngục dơ bẩn này, rồi hãy nghĩ tới việc chơi chữ, bởi Huấn Cao cho rằng “Ở đây khó giữ thiên

lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”. Một lời khuyên
thật thiện tâm, thiện ý như thế đã làm cho viên quản ngục phải động lòng cảm động, “vái người tù

một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê
muội này xin bái lĩnh”. Cái vái của ông cũng là cái vái của Nguyễn Tuân trước cái tâm, cái đẹp, cái tài

danh mà ông tôn sùng. Cái vái ấy thật giống với cái vái của Cao Chu Thần trước vẻ đẹp của hoa
mai:

“Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” (Một đời chỉ biết cúi lạy trước vẻ đẹp của hoa mai).

Khép lại khung cảnh ấy, cùng với cái vái lạy của thầy Quản, là hình ảnh “lửa đóm cháy rừng

rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”. Đêm ấy là đêm cuối cùng
của Huấn Cao trên cõi đời này, bởi sớm mai ông sẽ bị giải về kinh, rồi phải bước lên đoạn đầu đài,

nhưng ông vẫn ung dung lắm, vẫn nghệ sĩ lắm. Ông còn nhận xét về mùi hương của thỏi mực nữa
cơ mà: “Thoi mực thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm của lọ mực bốc lên

không?”. Vậy hình ảnh tàn lửa tắt phải chăng là tượng trưng cho sự lụi tàn của một thiên lương
trong sáng ? Dù Huấn Cao có ra đi, những tấm lụa trắng thuần khiết kia đã mang những nét bút của

ông lưu truyền cả đời, mùi thơm của thoi mực sẽ mãi lưu hương tại nơi hôi hám, dơ bẩn đó. Bức lụa
ấy, thoi mực ấy chính là tượng trưng cho cái đẹp, còn cái vái lạy của viên quản ngục chính là minh

chứng cho cái đẹp sẽ mãi trường tồn và có thể cảm hóa được mọi thứ.

NỘI DUNG (Cảnh cho chữ)

Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục đầy sự tương phản: cái đẹp được sáng tạo trên một
mảnh đất chết, bởi một con người sắp chết. Đây là một sự đảo lộn trật tự xã hội: kẻ tử tù hoàn toàn

làm chủ, dõng dạc răn dạy đạo lý cho quản ngục, còn ngục quan thì khúm núm vái lạy tù nhân.
Cảnh này đã thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối,
của cái thiện đối với cái ác, của cái đẹp đối với những cái xấu xa tầm thường.

NGHỆ THUẬT

Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều chi tiết sinh động, gợi cảm, giàu giá trị tạo hình, ngôn ngữ
vừa sắc sảo, vừa trang trọng cổ kính, sống động, giàu sức truyền cảm đã góp phần tạo ra không khí

cổ kính bằng những chi tiết về người, về cảnh “một thời vang bóng”, bằng ngôn từ thời ấy, bằng
nhịp điệu chậm rãi của câu văn như gợi lên nhịp sống thời xưa, tâm hồn nhà văn như sống lại “một

thời vang bóng”. Thủ pháp tương phản được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả làm nổi bật hình
tượng, thiên lương trong sáng của những con người yêu cái đẹp nhân vật Huấn Cao.

KẾT BÀI
Bằng bút pháp dựng người, dựng cảnh điêu luyện, Nguyễn Tuân đã tạo một tình huống cho

chữ vô cùng độc đáo, xưa nay chưa từng có, nhuốm đậm màu không khí cổ xưa. Truyện ngắn “Chữ
người tử tù” đã khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách

cao cả của con người, đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. Trong đó, cảnh cho
chữ quả thật đã được khắc họa thật tài tình, tuy trái với lẽ thường nhưng lại để lại ấn tượng thật sâu

sắc. Nguyễn Tuân quả thật không hổ danh là một nhà văn tài hoa uyên bác, thật đúng với những lời
cảm thán của nhà văn Anh Đức "Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một

nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng; một nhà văn
độc đáo, vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện
riêng".

You might also like