You are on page 1of 3

BÀI 2: THUỐC NHỎ MẮT KẼM SULFAT 0.

5%
1. Công thức:
Rp: Kẽm sulfat 0.5g
Acid boric vđ
Dung dịch Nipagin M 20% 0.25ml
Nước cất vđ 100ml
2. Dụng cụ:
01 becher 50ml 01 bếp điện/ bếp khuấy từ
01 becher 100ml 01 nhiệt kế + nút cao su
02 becher 250ml 01 bộ giá đỡ + kẹp + vòng
01 đũa thủy tinh 01 Ống đong 100ml
02 pipet paster 01 phễu buchner
Khăn Giấy pH
Giấy lọc Màng lọc milipore
Lọ thuốc nhỏ mắt
3. Mục tiêu:
- Phân tích được đặc điểm của công thức
- Pha chế được 100ml thành phẩm đúng quy trình, đạt chất lượng và hướng dẫn
đúng cách dùng và bảo quản chế phẩm
4. Thông tin cần biết:
- Tính chất, vai trò các thành phần trong công thức
- Cách tính lượng Acid boric vừa đủ để đẳng trương Kẽm sulfat theo phương
pháp Trị số Sprowl

5
5. Kỹ thuật bào chế:
STT Các bước tiến hành
1 Vệ sinh, vô khuẩn, chuẩn bị nguyên phụ liệu, dụng cụ
2 - Tính toán lượng acid boric cần cho công thức theo trị số Sprowl
- Cân đong nguyên liệu (Cân kẽm sulfat, acid boric trên giấy)
3 Hòa tan
- Lấy khoảng 70% lượng nước trong công thức vào becher 250ml, đun
trên bếp điện cho sủi tăm (80oC).
- Cho acid boric vào becher, khuấy tan hoàn hoàn toàn.
- Cho tiếp dung dịch Nipagin M 20% vào, khuấy tan.
- Để nguội dung dịch hoàn toàn, cho kẽm sulfat vào, khuấy tan hoàn
toàn
- Cho dung dịch vào ống đong, bổ sung nước cất vừa đủ thể tích
4 Đo pH: Chấm dd lên giấy chỉ thị màu, pH đạt 4.5 – 5.5
(Điều chỉnh pH bằng dung dịch HCl 0.1N hoặc NaOH 0.1N nếu cần)
5 Lọc:
- Lọc trong qua giấy lọc xếp nếp hình quạt.
- Lọc vô khuẩn qua màng lọc milipore trực tiếp vào chai thành phẩm
6 Đóng chai, dán nhãn đúng quy chế
Nhãn có dòng chữ “THUỐC TRA MẮT”
6. Tiêu chuẩn chất lượng:
- Dung dịch trong suốt, không màu, dễ bị đục nếu đựng trong chai thủy tinh kiềm
- Hàm lượng: Kẽm sulfat đạt 95,0% đến 105,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn
- pH: 4,5 – 5,5
- Giới hạn cho phép thể tích: +10%
- Các chỉ tiêu khác: Theo Dược điển Việt Nam V

6
7. Công dụng, liều dùng:
- Công dụng:
Điều trị mỏi mắt, sung huyết kết mạc, phòng bệnh về mắt do bơi lội hoặc khi
mắt bị dính bụi hay mồ hôi, viêm mắt do ánh sáng tử ngoại hoặc các ánh sáng
khác, viêm bờ mi (sưng đau mí mắt), cảm giác khó chịu do đeo kính áp tròng
cứng, ngứa mắt và mờ mắt do tăng tiết gỉ mắt
- Cách dùng: Nhỏ 2 - 3 giọt vào mỗi mắt, 5 - 6 lần/ngày
8. CCĐ và chú ý khi dùng:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Không nhỏ thuốc khi đang đeo kính áp tròng mềm.
- Sử dụng trong vòng một tháng sau khi đã mở lọ thuốc.
- Không để đầu lọ thuốc chạm vào bất cứ vật gì
9. Chú ý:
- Đun nước nóng trước khi cho acid boric vào.
- Phải đảm bảo nước nguội hoàn toàn mới cho kẽm sulfat vào.
10.Câu hỏi ôn tập:
- Các phản ứng xảy ra của Kẽm sulfat trong nước và cách khắc phục?
- Nêu tính chất, vai trò của acid boric và các chất có thể thay thế acid boric
- Trình bày định nghĩa, công thức tính độ hạ băng điểm và trị số Sprowl

You might also like