You are on page 1of 6

7.

2
a.
Vấn đề: Nhân viên được giao quá nhiều việc như: ghi lại thời gian làm việc, chuẩn bị phiếu
lương, chuyển tiền lương. Thư ký lại bỏ qua việc xét duyệt cuối cùng. Điều này dễ dàng khiến
nhân viên gian lận, che giấu trong quá trình tính lương, phát lương,…
Giải pháp: Cần tách biệt chức năng ghi chép số giờ chấm công, lập bảng lương; người xét duyệt
chúng và chuẩn bị tiền; người kiểm duyệt cuối cùng (xác nhận bằng chữ ký)
b.
Vấn đề:
Thu ngân có quyền mở thư giữ tiền mặt. Nên thu ngân có thể giả mạo chữ ký, thay đổi khoản
tiền, che giấu các khoản séc.
Giải pháp:
Cách tốt nhất là thu ngân không có quền mở thư giữ tiền. Hoặc để phát hiện thu ngân gian lận
là cần sự phản ánh từ khách hàng đã nhận được và đúng số tiền hay chưa (thông qua các bằng
chứng, file cứng,…). Cần mở các cuộc điều tra định kỳ.
c.
Vấn đề:
Thủ quỹ vừa có quyền viết séc vừa phê duyệt hoá đơn thanh toán
Giải pháp:
Cần tách việc uỷ nhiệm chi và việc lập hoá đơn để tránh gian vì thủ quỹ có quá nhiều quyền hạn
trong tay.
d.
Vấn đề:
Nhân viên có thể che giấu gian lận khi họ có quyền truy cập vào kho vật chất và kiểm kê hồ sơ.
Giải pháp:
Tách bạch rõ ràng hai công việc kiểm soát và ghi chép hàng tồn kho cho hai nhân viên khác
nhau
e.
Vấn đề:
Thủ quỹ có quyền nhận séc và ghi nhận các khoản phải thu -> dễ dàng giạn lận
Giải pháp:
Nên tách biệt việc lưu séc và ghi nhận sổ cái tài khoản phải thu. Ngoài ra, cần đối chiếu các điều
- số tiền đã nhận được
- số tiền được gửi vào ngân hàng
- số tiền được ghi có vào tài khoản khách hàng.
f.
Vấn đề:
Nhân viên bán hàng được phân quyền để nhận lại hàng trả, ghi nhận chúng và xem hàng tồn
kho.
Giải pháp:
Những lần trả lại hàng cần được lập văn bản xác thực chữ ký khách hàng, ghi nhận vào sổ hàng
bị trả lại. Kiểm soát khu vực trả lại hàng đã bán, lắp đặt camera để tránh sự việc như trên. Hạn
chế nhân viên kiểm soát hàng trả lại mang theo túi, balo to trong khu vực làm việc.
g.
Vấn đề:
Nhân viên kiểm soát lịch trình vận chuyển hàng hóa được quyền kiểm kê chúng và anh/ cô ta đã
không ghi nhận hàng thừa vào danh sách nhập kho, dẫn đến tình trạng gian lận.
Giải pháp:
Ngoài nhân viên kiểm soát thì cần thêm nhân viên quản lý kho, và nhân viên bộ phận mua hàng
cùng kiểm hàng khi nhập kho để tránh xảy ra thiếu sót hay thừa thải hàng hoá
h.
Vấn đề:
Thêm tên nhà cung cấp vào tệp dữ liệu của công ty, ký nhận séc không nên được trao quyền chỉ
cho 1 người ghi chép tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên gian lận
Giải pháp:
Tăng cường thắt chặt quản lý, kiểm soát việc phân quyền cho nhân viên. Không cho phép nhân
viên không quyền hạn được thêm tên nhà cung cấp vào dữ liệu công ty, tiến hành độc lập các
chức năng ký séc, kiểm tra hóa đơn và phê duyệt cho nhiều nhân viên khác nhau. Không nên
thanh toán cho bất kỳ ai không có trong danh sách nhà cung cấp được chấp thuận.
i.
Vấn đề:
Nhân viên kế toán khoản phải trả có nhiệm vụ ghi sổ và anh ta đã ủy quyền thanh toán.
Giải pháp:
Cần có biện pháp để kiểm soát rằng nhà cung cấp nào là được cho phép để công ty giao dịch,
cần sự phê duyệt về danh sách các nhà cung cấp. Đồng thời việc ghi hóa đơn và ủy nhiệm chi
hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ cần được tách biệt cho nhiều nhân viên khác nhau để tránh
sai sót như trên, gian lận bên trong nội bộ để hưởng lợi cho công ty mình sở hữu, xảy ra.
j.
Vấn đề:
Thu ngân nắm giữa quá nhiều chức năng như: ghi sổ tạo phiếu mua hàng, thu tiền và ủy quyền
việc trả hàng.
Giải pháp:
Tách biệt ba chức năng trên cho ba nhân viên độc lập vì chúng dễ tạo điều kiện để gian lận xảy
ra, gây tổn thất cho công ty.
k.
Vấn đề:
Đại lý mua hàng có nhiệm vụ chuẩn bị đơn đặt hàng và chọn nhà cung cấp từ danh sách được
ủy quyền cùng việc được giữ lại tiền mặt khi nhà cung cấp trả lại cho khoản tiền hoàn lại.
Giải pháp:
Không cho phép nhân viên thêm nhà cung cấp không được ủy quyền vào danh sách nhà cung
cấp là việc làm cần thiết, để giúp đại lý mua hàng chỉ được phép giao dịch với những nhà cung
cấp đúng, tránh gian lận.

7.4
Các chức năng không được kiêm nhiệm
1. Theo dõi sổ cái NPT – lập séc, theo dõi nhật ký chi tiền
Tránh các khoản phải trả giả mạo trong sổ cái khoản phải trả và thực hiện ký séc để gian lận số
tiền tương ứng
2. Sổ cái Npthu – lập bảng điều chỉnh công nợ, nhận tiền mặt vào ngân hàng
Nhân viên nợ phải thu sẽ điều chỉnh các khoản nợ và thông qua đó ăn cắp số tiền của công ty,
hoặc nhận tiền từ ngân hàng nhưng không ghi giao dịch đó nhằm biển thủ số tiền.
3. Lập séc – Lập bảng điều chỉnh công nợ
Nhân viên có thể sẽ thêm những khoản nợ không có thực, hoặc thêm những con nợ giả, nhằm
biển thủ số tiền thông qua những người giả mạo
4. Nhận tiền từ ngân hàng – đối chiếu tài khoản ngân hàng
Nếu nhân viên ngân hàng vừa nhận tiền vừa là người đối chiếu tài khoản, nhân viên đó có thể
xoá các giao dịch từ ngân hàng và biển thủ số tiền mình nhận được từ ngân hàng

b.
Nhân viên 1: theo dõi sổ cái nợ phải thu, nợ phải trả, đối chiếu với tài khoản ngân hàng
Nhân viên 2: theo dõi nhật ký, lập séc, Xem xét việc thanh toán nợ qua tín dụng
Nhân viên 3: Nhận và gửi tiền mặt vào ngân hàng, theo dõi nhật ký chi tiền

7.5
a. Mức lỗ dự kiến: = 1000000*5% = $50000
b. Ước tính về tổn thất của A
= 1000000*2% = $20000
Ước tính về tổn thất dự kiến của B
= 1000000*1% = $10000
Ước tính về tổn thất dự kiến của 2 thủ tục
= 1000000*0,1% = $1000
c. Lợi ích và chi phí của A
= 1000000*5% - 1000000*2% - 25000 = $5000
- Chi phí ước tính và lợi ích của A
= 1000000*5% - 1000000*1% - 30000 = $10000
- Chi phí ước tính và lợi ích của cả A&B
= 1000000*5% - 1000000*0,1% - 55000 = - $6000
-> Thủ tục B nên được thực hiện vì lợi ích của nó lớn hơn A, hoặc cả A và B
d. Những yếu tố khác có thể liên quan đến quyết định:
Mức độ nghiêm trọng của khoản lỗ 1.000.000 đô la đối với ABC Corporation.
Nếu ABC là một tập đoàn trị lớn thì họ có đủ khả năng để đánh giá vấn đề này một cách chặt
chẽ trên cơ sở chi phí và lợi ích ước tính.
Nếu ABC là một tập đoàn nhỏ, thì tổn thất lớn này có thể đe dọa sự tồn tại của họ và việc phát
sinh thêm chi phí (như một hình thức phí bảo hiểm) để giảm rủi ro tổn thất xuống mức nhỏ
nhất có thể là rất đáng giá.
e.
- Khả năng xảy ra mà không có sự kiểm soát và giảm tổn thất dự kiến nếu lợi ích / Chi phí ròng
là 0 của quy trình A: 2,5%
- Khả năng xảy ra mà không có sự kiểm soát và giảm tổn thất dự kiến nếu lợi ích / Chi phí ròng là
0 của quy trình B : 2%
- Khả năng xảy ra mà không có sự kiểm soát và giảm tổn thất dự kiến nếu lợi ích / Chi phí ròng là
0 của cả hai quy trình cùng nhau: -0,5%

7.6
a. Nguyên nhân:
1. Chênh lệch thời gian giữa khi nhận tiền mặt và khi gửi vào ngân hàng
- Tiền mặt được nhận sau khi khoản tiền gửi ngân hàng trong ngày được chuẩn bị và gửi đến
ngân hàng.
- Ngân hàng ghi có tiền gửi ngân hàng nhận được sau một giờ nhất định vào ngày hôm sau ->
Biên lai tiền mặt bị đánh cắp
2. Thông đồng giữa khách hàng và nhân viên xóa nợ khó đòi
3. Truy cập trái phép vào hồ sơ kiểm kê và / hoặc kiểm kê thực tế -> Ăn cắp hàng tồn kho của
nhân viên
4. Truy cập trái phép vào hồ sơ hàng tồn kho -> Gian lận
5. Thông đồng giữa các khách hàng, nhân viên bán hàng, các hãng vận tải thông thường và các
bộ phận vận chuyển và kế toán của Covington. -> Chất lượng sản phẩm kém
6. Không sử dụng được các tài liệu được đánh số trước. -> Các bản sao gốc của các tài liệu đã bị
tiêu hủy và chúng được thay thế bằng các bản sao.
7. Cấp chiết khấu hoặc tín dụng trái phép cho khách hàng. -> Trộm hàng tồn kho hoặc Khách
hàng có giá bán ưu đãi, thấp hơn.
8. Thiếu, hiểu sai hoặc không tuân thủ các thủ tục bằng văn bản.
-> Có thể bỏ sót các quy trình phê duyệt.

b. Khuyến nghị cho điều kiện đúng:


1. Thực hiện hai khoản tiền gửi cho biên lai của mỗi ngày.
Tách biệt chức năng xử lý các khoản thu tiền mặt và đối chiếu các khoản thu tiền mặt hàng ngày
trên mỗi sổ sách với tiền gửi mỗi ngân hàng
Liệt kê tiền mặt thu được trong ngày; so sánh nó với tiền gửi hàng ngày.
2. Các yên cầu xoá nợ khó đòi phải được một người có thẩm quyền xét duyệt.
3. Hạn chế quyền truy cập vào hồ sơ kiểm kê của nhân viên.
- Các điều chỉnh đối với hồ sơ hàng tồn kho phải được một người có thẩm quyền cao phê duyệt.
- Đếm tất cả hàng tồn kho khi nhận tại kho. Đếm tất cả HTK trước khi nó được chuyển ra khỏi
kho.
- Tất cả các nhân viên trong kho chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hàng tồn kho.
4. Hạn chế quyền truy cập vào hồ sơ hàng tồn kho đối với nhân viên được ủy quyền.
Các điều chỉnh đối với hồ sơ hàng tồn kho phải được một người có thẩm quyền cao phê duyệt.
Kiểm tra số lượng hàng tồn kho thực tế và hồ sơ kiểm kê vĩnh viễn để tìm bằng chứng gian lận
5. Tách biệt các nhiệm vụ để các khoản hoàn lại và tín dụng được ủy quyền bởi các nhân viên có
trách nhiệm không liên quan đến việc bán hàng, vận chuyển hoặc duy trì các khoản phải thu.
Khắc phục sự cố sản xuất.
6. Sử dụng các tài liệu được đánh số sẵn để thuận tiện cho việc kiểm soát và xác định tài liệu.
Điều tra tất cả các trường hợp thiếu bản gốc và bản sao được sử dụng.
7. Yêu cầu sự chấp thuận của một bên có trách nhiệm trước khi cấp chiết khấu hoặc tín dụng
cho khách hàng.
- Đếm tất cả hàng tồn kho khi nhận tại kho
- Đếm hàng tồn kho sẽ được vận chuyển trước khi nó được chuyển ra khỏi kho, khi nhận được
bằng tàu vận chuyển và khi vận chuyển;,
- Các nhân viên trong kho chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hàng tồn kho.
- Yêu cầu sự chấp thuận của một bên có trách nhiệm trước khi cấp giá bán ưu đãi
- Yêu cầu sử dụng chứng từ bán hàng được đánh số sẵn và không để hàng tồn kho khi chưa có
chứng từ bán hàng kèm theo.
8. Chuẩn bị , soạn thảo bộ văn bản, đào tạo nhân viên, giải đáp thắc mắc cho nhân viên, ban
quản lý phải thực hiện để làm gương cho nhân viên.

You might also like