You are on page 1of 19

HỆ THỐNG BÀI TẬP

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

Mục lục

A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1


B. BÀI TẬP...........................................................................................................................................2
C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2........................................6
D. CÂU HỎI THẢO LUẬN...................................................................................................................9

A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bắt buộc:
- Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB ĐH KTQD
2013,
- Quản trị Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB GTVT 2009,
- Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose, NXB Tài chínhh 2000
- Luật các TCTD 2010
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
- Thông tư 41/2016/TT-NHNN, Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
- Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019, Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Thông tư 11/2021/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp
trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Thông tư 43/2016/TT-NHNN, Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
- Nghị định 39/2014/NĐ-CP, về hoạt động của công ty Tài chính và công ty Cho thuê tài
chính.
- Thông tư 02/2017/TT-NHNN, Quy định về hoạt động Bao thanh toán của TCTD, CN
NHNN
- Thông tư 04/2013/TT-NHNN, Quy định về hoạt động chiết khấu CCCN, GTCG của TCTD,
CN NHNN đối với khách hàng
- Thông tư 07/2015/TT-NHNN, Quy định về bảo lãnh ngân hàng
Tài liệu đọc thêm:

1
- Các Tạp chí về kinh tế, ngân hàng, tài chính;
- Các văn bản pháp luật trong hoạt động của NHTM;
- Websites của các NHTM và NHNN;
- ….

2
B. BÀI TẬP
Bài 1: Ngân hàng B đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:
Cho vay 170 triệu, lãi suất 12%/năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc và lãi cuối kỳ. Hết 12 tháng,
khách hàng đã mang 90 triệu đến trả và xin gia hạn nợ 6 tháng. Ngân hàng có cách thu gốc
và lãi nào? Hãy bình luận về cách xử lý mà anh/chị đưa ra.Biết lý do không trả được nợ là
khách quan, NH đã đồng ý cho gia hạn. Qua 6 tháng gia hạn, khách hàng vẫn không trả
được nợ. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được khoản nợ này, NH đã bán tài sản
thế chấp và thu được 150 triệu (sau khi trừ chi phí bán). Mức lãi suất áp dụng trong thời
gian quá hạn với dư nợ gốc là 150% lãi suất trên hợp đồng tín dụng, với lãi chậm trả là
10%/năm. Lãi Tiền thu được từ tài sản thế chấp có đủ bù đắp lãi và gốc không?

Bài 2: Ngân hàng B đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:
Cho vay 70 triệu, lãi suất 11%/ năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc cuối kỳ, trả lãi 2 lần trong
kỳ. Tiền lãi kỳ đầu tiên khách hàng xin khất trả khi kết thúc hợp đồng và được NH chấp
nhận. Đến tháng 12, khách hàng mang 50 triệu đến trả, phần còn lại NH chuyển nợ quá hạn.
Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được khoản nợ này, NH đã bán tài sản thế chấp
và thu được 65 triệu (sau khi trừ chi phí bán). NH có cách thu gốc và lãi nào? Mức lãi suất
áp dụng trong thời gian quá hạn với dư nợ gốc là 150% lãi suất trên hợp đồng tín dụng, với
lãi chậm trả là 10%/năm. Tiền thu được từ tài sản thế chấp có đủ bù đắp lãi và gốc không?

Bài 3: NH A nhận được yêu cầu chiết khấu sổ tiết kiệm của khách hàng vào ngày
15/06/201X. Số tiền ghi trên sổ là 100trđ, kỳ hạn 1 năm, gửi vào ngày 15/08/201X-1, lãi
suất 1,2%/tháng, trả lãi cuối kỳ. Lãi suất chiết khấu hiện tại của NH là 1,5%/tháng. Nếu rút
trước hạn khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn là 0,35%/th. Tính
số tiền khách hàng được nhận về. Chiết khấu giúp khách hàng lợi hơn rút tiền trước hạn
bao nhiêu tiền?

Bài 4: Ngày 15/06/201X, NH A nhận được yêu cầu chiết khấu của khách hàng một lượng
trái phiếu do NH B phát hành vào ngày 15/08/201X-2, có mệnh giá là 250tr, kỳ hạn 2 năm,
lãi suất 11%/năm, trả lãi cuối hàng năm. NH mua lại trái phiếu với giá bằng 108% mệnh

3
giá. Tính lãi suất chiết khấu của ngân hàng. Tính lãi suất sinh lời thực của trái phiếu vào
năm thứ hai sau khi chiết khấu đối với nhà đầu tư với giả thiết nhà đầu tư mua trái phiếu từ
đầu năm đầu tư thứ hai (201X-1) với giá bằng mệnh giá.

Bài 5: Một khách hàng gửi chứng từ lên vay ngân hàng 20 tỷ đồng vào ngày 15/5/X. Khách
hàng này đã ký hợp đồng tín dụng từ đầu năm với mức hạn tín dụng là 40 tỷ, thời hạn 1
năm. Vào ngày 15/5/X, dư nợ của khách hàng này tại ngân hàng là 16 tỷ, đồng thời cán bộ
tín dụng cũng biết được rằng dư nợ của khách hàng này tại các ngân hàng khác là 10 tỷ.
Ngân hàng có những cách xử lý như thế nào?

Bài 6: Để thực hiện kế hoạch kinh doanh quý III năm 201X, doanh nghiệp Minh Trang đã
gửi hồ sơ vay vốn lưu động đến NH NN&PTNT M kèm kế hoạch kinh doanh. Trong giấy
đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, mức vay là 500 triệu đồng. Qua thẩm định hồ sơ vay
vốn, ngân hàng xác định được các số liệu sau
- Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý là 800 triệu đồng
- Chi phí trả lương nhân viên: 560 triệu
- Chi phí quản lý kinh doanh chung: 120 triệu
- Chi phí khấu hao nhà xưởng và thiết bị: 240 triệu
- Tổng số vốn lưu động tự có của khách hàng là 720 triệu
- Giá trị tài sản thế chấp: 700 triệu
Theo anh/chị, ngân hàng có thể duyệt mức cho vay theo như doanh nghiệp đề nghị không?
Tại sao?
Giả định ngân hàng có đủ nguồn vốn để thực hiện cho vay doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ
vay NH M để thực hiện dự án này. NH chỉ cho vay tối đa 70% giá trị của TSTC.

Bài 7.1: Công ty lắp máy điện nước có nhu cầu vay để thực hiện một hợp đồng nhận mua và
lắp đặt trạm biến áp theo phương thức cho vay từng lần. Tổng giá trị hợp đồng khoán gọn trị
giá 5 tỷ (giả thiết hợp đồng đảm bảo nguồn thanh toán chắc chắn), thời gian thực hiện hợp
đồng từ 1/4/201X đến 1/10/201X. Bên A ứng trước 1,5 tỷ, số tiền còn lại sẽ được thanh toán
làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình bàn giao 1 tháng.

4
Trong tháng 3, công ty có xuất trình một hợp đồng đã ký để mua máy biến áp trị giá 3,8 tỷ,
phải thanh toán tiền ngay trong tháng sau. Biết vốn tự có công ty tham gia vào công trình là
300 triệu, tổng chi phí cho vận chuyển và lắp đặt thiết bị là 450 triệu; lãi suất cho vay hiện
hành 1,1%/tháng.
Yêu cầu:
a. Đưa ra quyết định/kiến nghị về việc cho vay đối với Công ty. Giải thích.
b. Nếu cho vay, xác định quy mô, thời hạn cho vay, số tiền lãi và gốc được trả mỗi lần,
biết rằng gốc được trả làm 2 lần bằng nhau khi Công ty có nguồn thu.

Bài 7.2: Công ty thiết kế và xây dựng số 3 có nhu cầu vay ngân hàng để thi công công trình
đã trúng thầu (công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách đã được duyệt). Lãi định mức xây
lắp là 10% giá trị hợp đồng.
Giá trị hợp đồng là 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng theo kế hoạch từ 1/6/X đến
1/11/X. Chủ đầu tư ứng trước 10% giá trị hợp đồng vào cuối tháng 5/X và giữ lại 10% đến
khi hết hạn bảo hành 1 năm (tính từ sau khi bàn giao công trình là ngày 1/11/X). Phần còn
lại thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình
được bàn giao 1 tháng.
Công ty đã có sẵn máy móc để thi công, chi phí khấu hao máy móc chiếm 40% tổng chi phí,
phần còn lại là các chi phí hợp lệ phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng và công ty
phải chi trả đầu hàng tháng. Ngoài chi phí khấu hao, Công ty bỏ thêm vào công trình 0.4 tỷ
ngay từ khi thực hiện công trình.
Công ty đề nghị được vay 3.7 tỷ đồng trong 7 tháng, bắt đầu giải ngân từ 1/6/X, Điều kiện
về TSBĐ và các điều kiện khác thỏa mãn yêu cầu của Ngân hàng.
Hỏi:
- Ngân hàng có duyệt mức vay vốn mà công ty đề nghị không?
- Nếu ngân hàng chỉ giải ngân đúng và đủ nhu cầu tại từng thời điểm, hãy tính Thời hạn vay
tối thiểu là bao lâu? Dư nợ tối đa là bao nhiêu và thời điểm nào? Thu nợ vào những thời
điểm nào và số gốc, lãi thu được mỗi lần biết ngân hàng sẽ thu nợ khi công ty có nguồn thu.
Lãi suất 1,05%/tháng

5
Bài 8.1:
Công ty thiết kế và xây dựng số 3 có nhu cầu vay ngân hàng X 3,7 tỷ đồng để thi công công
trình đã trúng thầu (công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách đã được duyệt). Công ty đề
nghị được vay 7 tháng, từ tháng 6/201X, lãi suất 1,05%/tháng. Giá trị hợp đồng là 5 tỷ đồng,
thời gian thực hiện hợp đồng theo kế hoạch từ 1/6 đến 1/11/201X. Chủ đầu tư ứng trước
10% giá trị hợp đồng và giữ lại 15% đến khi hết hạn bảo hành (1 năm). Phần còn lại thanh
toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình được bàn
giao 1 tháng. Lãi định mức xây lắp là 10% giá trị hợp đồng. Đơn vị đã có sẵn máy móc để
thi công, chi phí khấu hao máy móc chiếm 40% tổng chi phí.
Ngân hàng có duyệt mức vay vốn mà công ty đề nghị không? Nếu có, mức cho vay là bao
nhiêu? Thời hạn vay tối đa là bao lâu? Thu nợ vào những thời điểm nào và số gốc, lãi thu
được mỗi lần biết vốn vay sẽ được trả làm 2 lần bằng nhau khi công ty có nguồn thu.

Bài 8.2:
Công ty thiết kế và xây dựng số 3 có nhu cầu vay ngân hàng để thi công công trình đã trúng
thầu (công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách đã được duyệt). Lãi định mức xây lắp là
10% giá trị hợp đồng.
Giá trị hợp đồng là 6 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng theo kế hoạch từ 1/2/X đến
1/10/X. Chủ đầu tư ứng trước 10% giá trị hợp đồng vào cuối tháng 1/X và giữ lại 10% đến
khi hết hạn bảo hành 1 năm (tính từ sau khi bàn giao công trình là ngày 1/11/X). Phần còn
lại thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình
được bàn giao 1 tháng.
Công ty đã có sẵn máy móc để thi công, chi phí khấu hao máy móc chiếm 30% tổng chi phí,
phần còn lại là các chi phí hợp lệ phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng và công ty
phải chi trả đầu hàng tháng. Ngoài chi phí khấu hao, Công ty bỏ thêm vào công trình 0.2 tỷ
ngay từ khi thực hiện công trình.
Công ty đề nghị được vay 3.2 tỷ đồng trong 8 tháng, bắt đầu giải ngân từ 1/2/X, Điều kiện
về TSBĐ và các điều kiện khác thỏa mãn yêu cầu của Ngân hàng.
Hỏi:
- Ngân hàng có duyệt mức vay vốn mà công ty đề nghị không?

6
- Nếu ngân hàng chỉ giải ngân đúng và đủ nhu cầu tại từng thời điểm, hãy tính Thời
hạn vay tối thiểu là bao lâu? Dư nợ tối đa là bao nhiêu và thời điểm nào? Thu nợ vào
những thời điểm nào và số gốc, lãi thu được mỗi lần biết ngân hàng sẽ thu nợ khi
công ty có nguồn thu. Lãi suất 1,2%/tháng.

Bài 9:
Công ty thương mại Sao Mai muốn xin hạn mức vay vốn lưu động ngân hàng NN&PTNT X
là 18 tỷ đồng. Công ty trình bản báo cáo tài chính gần nhất (số dư bình quân cả năm, đơn vị
tính: tỷ đồng)
TÀI SẢN Số dư NGUỒN VỐN Số dư
1. Tài sản ngắn hạn 32,5 1. Nợ phải trả 22,5
- Vốn bằng tiền 0,5 - Các khoản phải trả 10
- Các khoản phải thu 2 - Vay ngắn hạn ngân hàng X 12,5
- Hàng dự trữ 30
2. Tài sản dài hạn 90 2. Vốn chủ sở hữu 100
- Nguyên giá 250
- Hao mòn luỹ kế (160)
Tổng Tài sản 122,5 Tổng Nguồn vốn 122,5

Doanh thu thuần: 190


Thu nhập ròng sau thuế: 12,3
Hiện tại Công ty đang vay ngân hàng theo phương thức cho vay từng lần. Phương thức này
gây nhiều khó khăn cho công ty, hơn nữa nhu cầu vay phát sinh thường xuyên nên công ty
đề nghị ngân hàng chuyển thành phương thức cho vay theo hạn mức. Công ty cũng trình
phương án mở rộng dự trữ để tăng thêm doanh thu 10% trong năm sau. Hãy phân tích và
đưa ra phán quyết. Biết vòng quay vốn lưu động năm sau của Công ty không thay đổi.

Bài 10:
Ngày 15/12/201X Công ty CP A gửi chi nhánh NHTM B hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn
với mức đề nghị hạn mức tín dụng năm 201X+1 là 3.000 tr đồng để phục vụ kế hoạch sản
xuất trong quý.
7
Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng đã thống nhất với công ty các số liệu sau đây:
Nội dung Số tiền (triệu đồng)
Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào năm 201X+1 12.910
Giá trị sản xuất khác phát sinh trong năm 201X+1 9.875
TS ngắn hạn bình quân năm 201X 6.150
Doanh thu thuần năm 201X 21.525
Vốn lưu động tự có và huy động khác của công ty 3.660
Tổng giá trị TS thế chấp của công ty 4.150

Với dữ liệu trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định HMTD năm201X+1 cho công ty là 2.905
triệu đồng.
Trong 10 ngày đầu tháng 01/201X+1, công ty đã phát sinh 1 số nghiệp vụ và cán bộ tín
dụng đã đề nghị giải quyết cho vay ngắn hạn những khoản sau đây với công ty:
- Ngày 2/01: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu
- Ngày 3/01: cho vay để mua NVL: 386 tr
- Ngày 8/01: cho vay để mua ô tô tải: 464 tr
- Ngày 9/01: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr
- Ngày 10/01: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr
Yêu cầu:
- Nhận xét về HMTD mà cán bộ tín dụng đề nghị.
- Xem xét và đề nghị hướng giải quyết cho những nhu cầu vay của DN.
Biết rằng
- Nguồn vốn của NH đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công ty
- Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và là KH truyền thống của NH.
- Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị TS thế chấp.
- Dư nợ vốn lưu động đầu quý 1/201X+1 của công ty là 700 tr đồng

Bài 11:

8
Trước 5/201X Công ty cao su Đồng Nai gửi đến NH hồ sơ vay vốn cố định để thực hiện dự
án mở rộng sản xuất (công trình tự làm). Sau khi xem xét và thẩm định dự án đầu tư NH đã
thống nhất với công ty về các số liệu sau:
- Chi phí xây lắp: 2.500 triệu.
- Chi phí XDCB khác: 800 triệu
- Chi phí mua thiết bị và vận chuyển lắp đặt thiết bị: 3.210 triệu
- VCSH của công ty tham gia thực hiện dự án bằng 30% tổng giá trị DA
- Các nguồn khác tham gia dự án: 280 triệu
- Lợi nhuận công ty thu được hàng năm sau khi đầu tư là 2.250 triệu (tăng 25% so
với trước khi đầu tư)
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm: 20%
- Giá trị tài sản thế chấp: 6.170 triệu, NH cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế
chấp
- Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án đều được dùng trả nợ NH
- Nguồn vốn khác dùng để trả nợ NH là: 80,5 triệu/năm
- Khả năng nguồn vốn của NH đáp ứng đủ nhu cầu vay của công ty
- Dư nợ tài khoản cho vay vốn cố định của công ty cuối ngày 4/6/201X là 850 triệu
- Dự án khởi công 1/5/201X và dự định hoàn thành đưa vào sử dụng 1/11/201X.

Trong 6/201X công ty có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 5/6: Vay thanh toán tiền mua xi măng, cát sỏi: 195 triệu
Vay cho CBCNV đi nghỉ mát: 50 triệu
Ngày 8/6: Vay thanh toán tiền mua máy móc thiết bị 600 triệu
Vay mua mủ cao su: 200 triệu
Ngày 10/6: Vay để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: 200 triệu
Vay trả tiền vận chuyển máy móc thiết bị: 10 triệu
Yêu cầu: a. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án.
a. Giải quyết các nghiệp vụ phát sinh và giải thích các trường hợp cần thiết

Bài 12:

9
Trong tháng 09/201X, Công ty nước khoáng Cát Bà gửi kế hoạch vay mua TSCĐ mới đến
Ngân hàng A để thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Sau khi xem xét dự án đầu tư của
Công ty, Ngân hàng và Công ty thống nhất một số số liệu như sau:
 Giá trị TSCĐ được mua là 4.200 trđ, khấu hao đều trong 5 năm.
 Vốn chủ sở hữu của Công ty dùng để mua tài sản bằng 25% giá trị TSCĐ
 Vay dài hạn của cán bộ công nhân viên là 250 trđ
 Lợi nhuận sau thuế hàng năm từ dự án là 750 trđ. Doanh nghiệp cam kết dành
70% lợi nhuận sau thuế và toàn bộ khấu hao để trả nợ
 Ngân hàng đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của Công ty.
 Các nguồn khác của doanh nghiệp dùng để trả nợ là 55 trđ/năm.
 Dự án được thực hiện từ 15/09/201X đến 15/03/201X+1.
 Trong 1/201X+1 công ty có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:

Ngày 4/1: Vay tạm ứng tiền mua TSCĐ: 600 triệu
Vay để thực hiện chiến dịch marketing thường niên: 470 triệu
Ngày 15/1: Vay tạm ứng cho nhà thầu xây dựng nhà xưởng: 520 triệu
Vay nộp tiền bảo hiểm xã hội: 250 triệu
Ngày 28/1: Vay trả lãi tiền vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng B: 170 triệu
 Vay trả tiền thuế nhập khẩu máy móc thiết bị: 210 triệu

Yêu cầu: a. Tính Tổng nguồn trả nợ vay và thời gian cho vay đối với dự án.
b. Giải quyết các nghiệp vụ phát sinh và giải thích các trường hợp cần thiết

Bài 13:
Ngân hàng X có tổng dư nợ là 10.000 tỷ đồng và các thông tin sau:
Nhóm nợ Tỷ lệ Giá trị TSĐB (tỷ đồng)
1 74,5% 6.725
2 13,0% 800
3 5,0% 450
4 4,5% 200
5 3,0% 100

Hãy tính dự phòng phải trích trong kỳ biết số dư dự phòng kỳ trước là 325 tỷ đồng.
10
Bài 14:
Ngân hàng B có 2.000 tỷ đồng tài sản có hệ số rủi ro bằng 0%; 4.000 tỷ đồng tài sản có hệ
số rủi ro 20%; 10.000 tỷ đồng tài sản có hệ số rủi ro bằng 50% và 10.000 tỷ đồng tài sản có
hệ số rủi ro bằng 1.000%. Biết Vốn cấp 1 là 960 tỷ đồng, Vốn cấp 2 là 480 tỷ đồng. Tính Tỷ
lệ an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng B.

Bài 15:
Ngày 31/12/201X, Ngân hàng A có thông tin như sau (đơn vị: tỷ đồng)
Khoản mục Số tiền Khoản mục Số tiền
Tiền mặt 5.500 Dự phòng chung -550

Tiền gửi tại NHNN 2.100 Tài sản khác 2.600


Tiền gửi tại TCTD khác 1.200 Góp vốn của cổ phần của TCTD khác 1.570

Trái phiếu Chính phủ 5.000 Vốn điều lệ 4,200


Cho vay tín chấp 3,310 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 250
Cho vay đảm bảo bằng BĐS 37.200 Thặng dư vốn cổ phần 1.051
Cho vay kinh doanh chứng 1.750 Vay dài hạn (tính vào Vốn cấp 2) 3.200
khoán
Cho vay khác 25.100

Yêu cầu: Tính CAR theo quy định hiện hành, biết rằng Ngân hàng còn có bảo lãnh thanh
toán và bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp với giá trị 15.000 tỷ đồng.

Bài 16:
Ngân hàng X có thông tin như sau (Đơn vị: tỷ đồng)
Khoản mục Số tiền Khoản mục Số tiền
Thu từ lãi 1.875 Tổng nợ 15.400
Chi trả lãi 1.210 Thuế 16
Tổng tài sản 15.765 Thu nhập ngoài lãi 501
Lãi (lỗ) từ kinh doanh 21 Chi phí phi lãi 685
chứng khoán
Tổng tài sản sinh lời 12.612 Dự phòng RRTD phải trích trong kỳ 381
11
Biết: Số lượng cổ phiếu thường hiện hành = 145.000
Yêu cầu:
1. Tính ROA, ROE, Chênh lệch lãi suất cơ bản, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
2. Giả sử thu từ lãi, chi trả lãi, thu ngoài lãi, chi phí phi lãi tăng 5%; các khoản mục còn
lại không thay đổi. Tính lại ROA và ROE.

Bài 17:
Ngân hàng B có tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản bình quân là 9%. Báo cáo của NH C cho
biết tỷ lệ này là 7%.
a. Hãy tính tỷ lệ đòn bẩy tài chính (TS/VCSH) của từng NH.
b. Giả định rằng cả 2 ngân hàng đều có ROA là 0,85%. Hãy tính ROE của mỗi ngân hàng.
c. Việc tính toán các chỉ số giúp anh/chị đánh giá thế nào về việc sử dụng đòn bẩy tài chính
của từng ngân hàng.

Bài 18:
Ngân hàng A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ
đồng)
Hệ số RR
Tài sản Số tiền LS (%) (%) Nguồn vốn Số tiền LS (%)
Tiền mặt 1.550 0 Tiền gửi thanh toán 11.540 2
Tiền gửi tại NHNN 2.500 1 0 Tiết kiệm ngắn hạn 15.790 7,5
Tiền gửi TCTD khác 1.800 1,5 20 TK trung-dài hạn 9.460 9,5
Chứng khoán KB ngắn hạn 3.400 4,5 0 Vay ngắn hạn 4.250 13
Cho vay ngắn hạn 15.850 10,5 50 Vay trung-dài hạn 4.170 16,1
Cho vay trung hạn 10.460 15,2 50 Vốn chủ sở hữu 650
Cho vay dài hạn 9.750 17,5 100
Tài sản khác 550 100

Yêu cầu:
a. Tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Biết Vốn cấp 1 = 80% Vốn chủ sở hữu,
Vốn cấp 2 = 20% Vay trung-dài hạn. Nhận xét về tỷ lệ này và thực hiện điều chỉnh cơ cấu
tài sản cần thiết để tỷ lệ này đạt mức 8%. Tính thay đổi về thu lãi khi ngân hàng thực hiện
điều chỉnh.

12
b. Biết thu khác = 550 tỷđ, chi khác = 1.750 tỷđ, thuế suất thuế TNDN 22%. Tỷ lệ
nợ quá hạn với các khoản cho vay ngắn hạn là 5%, với các khoản cho vay trung và dài hạn
là 3%. Biết rằng toàn bộ các khoản nợ quá hạn thuộc Nhóm 4, các khoản cho vay còn lại
thuộc Nhóm 1. Các khoản cho vay ngắn hạn không có tài sản bảo đảm, các khoản cho vay
trung dài hạn có giá trị tài sản bảo đảm bằng trái phiếu do doanh nghiệp B hiện đang niêm
yết trên HNX phát hành, tính lại theo giá thị trường bằng 130% giá trị khoản vay, số dư dự
phòng kỳ trước là 480 tỷđ. Tính chi phí dự phòng RRTD, Chênh lệch lãi suất cơ bản, và
ROE.
c. Để ROE = 22%, lãi suất cho vay trung bình phải là bao nhiêu?

13
C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1. Vốn tự có và Tỷ lệ an toàn vốn

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được xác định bằng công thức sau:
 

Vốn tự có riêng lẻ riêng lẻ


CAR (%) = x 100%
Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ

Chi tiết Vốn tự có, Vốn cấp 1, Vốn cấp 2, Các khoản giảm trừ Vốn tự có, Tài sản Có rủi ro căn cứ
vào Phụ lục của Thông tư 22/2019/TT-NHNN

2. Dự phòng RRTD

+ Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

Trong đó:
- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

-  : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri
được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i.
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (gọi chung là tài sản bảo
đảm) của khoản nợ thứ i.
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0 (không).
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;

14
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.
Dự phòng chung = 0,75% x Dư nợ Nhóm 1 đến Nhóm 4
Chi phí DPRRTD phải trích trong kỳ = CP DPRR (cụ thể và chung) – Số dư quỹ DPRR (đã
trích)
Xem chi tiết tại Thông tư 11/2019/TT-NHNN
3. Rủi ro lãi suất

Số tuyệt đối:
Rủi ro Lãi suất = Khe hở nhạy cảm LS x Mức độ thay đổi LS
Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm LS – Nguồn vốn nhạy cảm LS

Tài sản nhạy cảm LS = TG có kỳ hạn tại các TCTD + Chứng khoán thanh khoản + Các khoản cho
vay ngắn hạn + Các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn
Nguồn vốn nhạy cảm LS = Tiết kiệm ngắn hạn + Tiết kiệm trung dài hạn sắp đáo hạn + Vay ngắn
hạn + Vay trung dài hạn sắp đáo hạn
Số tương đối:
Rủi ro Lãi suất = (Khe hở nhạy cảm LS x Mức độ thay đổi LS) / Tổng Tài sản (hoặc TSSL)

4. Tỷ lệ thanh khoản tài sản

TSthanhkhoan
Tylethanhkhoantaisan=
TongTaisan
Tài sản thanh khoản = Tiền + TG tại NHNN + TG tại các TCTD + Chứng khoán thanh khoản +
Các khoản cho vay sắp đáo hạn

5. 3 phương pháp thu nơ Gốc và Lãi trong trường hợp có Nợ quá hạn
a. Thu Lãi trước, thu Gốc sau
b. Thu Gốc trước, thu Lãi sau
c. Thu một phần Gốc và Lãi tương ứng trong tổng số tiền phải trả
6. Mức vốn cho vay trong Cho vay từng lần
Mức vốn cho vay = Nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh/Tiêu dùng – Các nguồn tài trợ sẵn có
15
Mức vốn cho vay ≤ (Giá trị Tài sản thế chấp x Tỷ lệ cho vay theo TSTC)
7. Mức vốn cho vay trong Cho vay theo hạn mức tín dụng
Vòng quay vốn = Doanh thu thuần/TSLĐ
Nhu cầu vốn lưu động = Nhu cầu vốn ngắn hạn cho 1 vòng quay vốn
Mức vốn cho vay = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn lưu động tự có và nguồn vốn khác nếu có
8. Công thức xác định số tiền thanh toán cho khách hàng khi chiết khấu:

a) Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của GTCG:
- Đối với GTCG thanh toán lãi ngay khi phát hành:
+Đối với GTCG ngắn hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:

MG
G=
LxT
1+
365
Trong đó:
G: Số tiền NH thanh toán khi chiết khấu GTCG.
MG: Mệnh giá của GTCG
T: Thời hạn còn lại của GTCG (số ngày), thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của GTCG.
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm chiết khấu (%/năm)
365: Số ngày quy ước cho 1 năm.
+Đối với GTCG dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:

MG
G=
(1 + L)T/365

Trong đó:
G : Số tiền NH thanh toán khi chiết khấu GTCG
MG : Mệnh giá của GTCG
T : Thời hạn còn lại của GTCG (số ngày), thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của GTCG.
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm chiết khấu (%/năm)
365: Số ngày quy ước cho 1 năm.
- Đối với GTCG thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
16
+ Đối với GTCG ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
GT
G=
LxT
1+
365
Trong đó :
Ls x n
GT = MG x (1 + )
365
G : Số tiền NH thanh toán khi chiết khấu GTCG
GT: Giá trị GTCG khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá GTCG
T: Thời hạn còn lại của GTCG (số ngày), thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của GTCG.
365: Số ngày quy ước cho 1 năm
Ls: Lãi suất phát hành của GTCG (%/năm)
n: Kỳ hạn GTCG (số ngày)
L: Lãi suất tại thời điểm chiết khấu (%/năm)
+ Đối với GTCG dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):
GT
G=
LxT
1+
365
Trong đó :
G: Số tiền NH thanh toán khi chiết khấu GTCG
GT: Giá trị GTCG khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi
GT = MG x [1 + (Ls x n)]
MG: Mệnh giá của GTCG
T: Thời hạn còn lại của GTCG (số ngày), thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của GTCG
L: lãi suất chiết khấu tại thời điểm chiết khấu (%/năm)
365: Số ngày quy ước cho 1 năm
Ls: Lãi suất phát hành của GTCG (%/năm)
n: Kỳ hạn GTCG (năm)
+ Đối với GTCG dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):
17
GT
G=
(1 + L)T/365
Trong đó :
G : Số tiền NH thanh toán khi chiết khấu GTCG
MG: Mệnh giá của GTCG
GT: Giá trị GTCG khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi
GT = MG x (1 + Ls)n
T: Thời hạn còn lại của GTCG (số ngày), thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của GTCG
L: lãi suất chiết khấu tại thời điểm chiết khấu (%/năm)
365: Số ngày quy ước cho 1 năm
Ls: Lãi suất phát hành của GTCG (%/năm)
n: Kỳ hạn GTCG (năm)
- Đối với GTCG dài hạn, thanh toán lãi định kỳ:
Ci
G = ∑i
L
(1 + ) (Ti x k)/365
k
Trong đó :
G : Số tiền NH thanh toán khi chiết khấu GTCG
Ci: Số tiền thanh toán lãi, gốc thứ i;
i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i;
L: lãi suất chiết khấu tại thời điểm chiết khấu (%/năm)
365: Số ngày quy ước cho 1 năm;
k: Số lần thanh toán lãi trong một năm;
Ti: Thời hạn tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày)
b) Trường hợp chiết khấu có thời hạn:
- Công thức xác định số tiền NH thanh toán tối đa cho khách hàng khi chiết khấu GTCG
được tính theo công tức nêu tại mục a.
- Công thức xác định số tiền khách hàng phải thanh toán cho NH khi hết hạn chiết khấu:
L x Tb
Gv = G x (1 + )
365
Trong đó :
Gv: Số tiền khách hàng phải thanh toán cho NH để mua lại GTCG khi hết hạn chiết khấu;

18
G: Số tiền NH thanh toán cho khách hàng khi chiết khấu GTCG;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm NH nhận chiết khấu (%/năm);
Tb: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày).

19

You might also like