You are on page 1of 3

Thuế và ưu đãi thuế

Thống kê mức thuế thu nhập doanh nghiệp(CIT) và thuế giá trị gia tăng (VAT/GST) ở
các quốc gia Đông Nam Á:
Quốc gia Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng
Brunei 18.5% 0%
Cambodia 20% 10%
Indonesia 25% 10%
Laos PDR 24% 10%
Malaysia 24% 6%
Myanmar 25% 5-120 %
Philippines 30% 12%
Singapore 17% 7%
Thailand 20% 10%
Vietnam 20% 10 % và 5 % (2 mức thang đo)

Nhìn chung, Singapore có mức thuế thấp hơn Thái Lan và Việt Nam.
Ngoài ra, các quốc gia cũng sử dụng ưu đãi về thuế như một nhân tố góp phần thu hút
FDI. Ưu đãi về thuế được đưa vào nhóm biện pháp khuyến khích đầu tư thuộc nhóm các
yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh. Thống kê một số công cụ ưu đãi về thuế được sử
dụng ở các nước ASEAN:

Miễn thuế Giảm thuế Trợ cấp Tín dụng Miễn thuế thương
  thu nhập suất thuế thuế mại
Brunei x x x
Cambodia x x x
Indonesia x x x x
Lao PDR x x x x
Malaysia x x x x
Myanmar x x x x
Philippines x x x x x
Singapore x x x x
Thailand x x x
Vietnam x x x x x
Có thể thấy, Việt Nam sử dụng nhiều công cụ ưu đãi về thuế hơn so với Thái Lan và
Singapore, như giảm thuế suất, tín dụng thuế.
Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách ưu đãi thuế trong thu hút FDI là không rõ ràng.
Đối với các nước ASEAN, OECD (2019) xác nhận rằng thuế suất doanh nghiệp cao hơn
có liên quan đến cường độ FDI thấp hơn, nhưng ưu đãi thuế cao hơn không tương quan
với tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN.
Ngoài ra, các ưu đãi về thuế thường được các quốc gia sử dụng để điều hướng FDI vào
các lĩnh vực, hoạt động kinh tế và các vùng kinh tế thuộc ưu tiên chiến lược của nước sở
tại. Cụ thể:

Các lĩnh vực, hoạt động kinh tế và vùng kinh tế


Singapore Lĩnh vực và hoạt động kinh tế: Sản xuất với công nghệ cao, cung cấp
dịch vụ chất lượng cao; Hoạt động phát triển và mở rộng (các dự án có giá
trị gia tăng cao, mở rộng hoặc nâng cấp hoạt động); Ưu đãi cho quốc tế hóa
(chi phí mở rộng và phát triển thị trường); Phát triển tài sản tri thức (R&D,
thương mại hóa tài sản trí tuệ); tài chính; hàng hải
Khu vực kinh tế được hướng đến là khu vực kinh tế đặc biệt.
Thailand Lĩnh vực: nông nghiệp, nông sản; khoáng sản và kim loại cơ bản; công
nghiệp nhẹ; máy móc, thiết bị vận tải; cơ sở hạ tầng; điện tử và công
nghiệp thiết bị điện gia dụng; hóa chất, giấy, nhựa; dịch vụ và tiện ích
công.
Hoạt động kinh tế: Hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh (R & D, Phát
triển nguồn lực công nghệ và con người, mua lại quyền sở hữu trí tuệ, đào
tạo công nghệ), phát triển khu công nghiệp; các hoạt động gia tăng giá trị
cho các nguồn lực trong nước và tăng cường chuỗi cung ứng
Khu vực kinh tế được hướng đến là khu vực kinh tế đặc biệt.
Vietnam Lĩnh vực: Giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thể thao / văn hóa, công nghệ
cao, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, cơ sở hạ tầng, sản xuất phần
mềm, năng lượng tái tạo
Hoạt động kinh tế: các hoạt động công nghệ cao, R&D; sản xuất vật liệu
mới, năng lượng sạch và tái tạo; sản xuất các sản phẩm điện tử, cơ khí; sản
xuất phần mềm, nội dung số; nông sản, chế biến nông sản; thu gom, xử lý,
tái chế chất thải; các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng; giáo
dục; khám chữa bệnh, thuốc men, công nghệ sinh học; quỹ tín dụng, tổ
chức tài chính vi mô.
Khu vực kinh tế được hướng đến là khu công nghiệp
https://www.amro-asia.org/wp-content/uploads/2021/10/Policy-Considerations-in-Using-
Tax-Incentives-for-Foreign-Investment-1.pdf
https://www.aseanbriefing.com/news/comparing-tax-rates-across-asean/

Organization for Economic Co-operation and Development (OECD), 2019. “OECD


Investment Policy Review of Southeast Asia.”
https://www.oecd.org/daf/inv/investment-policy/Southeast-Asia-Investment-
PolicyReview-2019.pdf

You might also like