You are on page 1of 13

CHƯƠNG II: CÁC THIẾT CHẾ PHÁP LÝ QUỐC TẾ CƠ BẢN

ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


I. Khái quát chung về các thiết chế điều chỉnh hoạt động TMQT:
1. Định nghĩa:
Thiết chế quốc tế?
- Là tổ chức hoặc diễn đàn được hình thành dựa trên các điều ước.
2. Đặc điểm của các thiết chế điều chỉnh hoạt động TMQT hiện nay:
- Sự đa dạng về hình thức tổ chức: sau năm 1945, hàng loạt tổ chức quốc tế (thiết chế) ra
đời, sự đa dạng về hình thức tổ chức ví dụ có tổ chức quốc tế phi chính phủ và liên chính
phủ, tổ chức theo quy mô khu vực, hay toàn cầu,…có những tổ chức có những quy định
chặt chẽ hoặc có thể chỉ là diễn đàn….
- Sự đa dạng về thành viên: có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, chính trị,…
VD: ASEAN là 10, Liên Hiệp Quốc và WTO số lượng đến hàng trăm
- Các tổ chức có mối quan hệ gắn kết với nhau: ngày càng chặt chẽ, mối quan hệ giữa
LHQ với ASEAN, EU,…
3. Vai trò của các thiết chế điều chỉnh hoạt động thương mại
- Góp phần làm hài hòa lợi ích kinh tế giữa các thành viên: thông qua việc phối hợp hành
động giữa các thành viên trong tổ chức, diễn đàn và giữa các tổ chức với nhau; cân bằng
giàu nghèo, thu hẹp khoảng cách.
- Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật thương mại
quốc tế nói riêng
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên khi tranh chấp xảy ra trong quá
trình hợp tác kinh tế
II. Các thiết chế pháp lý quốc tế cơ bản điều chỉnh hoạt động TMQT
1. Liên hiệp quốc – UN
- Là một tổ chức quốc tế quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay, nhằm mục đích duy
trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và
tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và
quyền tự quyết của các dân tộc.
- Trụ sở: New York – Hoa Kỳ
- Ra đời năm 1945, sau thế chiến thứ hai, tiền thân là hội quốc liên 1920, trụ sở Giơ ne
Thụy Sĩ. Hội quốc liên ra đời cũng có mục đích để ngăn chặn sự xung đột về mặt quân sự
giữa các nước trên thế giới và để duy trì hòa bình, an ninh trên thế giới.
- Hạn chế lớn: Hội quốc liên không có quân đội riêng, chỉ dựa vào sức mạnh của các
cường quốc để thi hành nghị quyết, kiến nghị của mình.
- Khác biệt giữa LHQ và Hội quốc liên:
+ Thứ nhất là ở cái tên
+ Thứ hai là LHQ có sự tiến bộ vì có quân đội riêng, các lực lượng gìn giữ hòa bình.

Nguyên tắc hoạt động: (bổ sung)


+ Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết
+ Tôn trọng quyền cơ bản của con người
- Hiện nay LHQ có tổng cộng 193 quốc gia.
- LHQ sử dụng 6 thứ ngôn ngữ chính: Ả Rập, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng
Tây Ban Nha, Tiếng Trung.
- ĐK kết nạp thành viên mới:
+ ĐK về nội dung: chỉ có QG mới có quyền gia nhập liên hiệp quốc, phải là quốc gia hòa
bình, tự nguyện chấp nhận những nghĩa vụ của hiến chương LHQ quy định và có khả
năng thực hiện những quy định của LHQ.
+ ĐK về thủ tục: Phải được thực hiện tại Đại hội đồng, trên cơ sở có sự kiến nghị của hội
đồng bảo an LHQ.
- Chấm dứt tư cách thành viên:
+ Một quốc gia vi phạm các quy tắc trong Hiến chương một cách có hệ thống.
+ Trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng bỏ phiếu khai trừ thành viên.
CÁC CƠ QUAN CỦA LHQ
1. Đại hội đồng LHQ
 Là bộ phận bao gồm đại diện của tất cả các nước TV, các nước TV cử ra các phái
đoàn (5 người) tham gia đại hội đồng.
2. Hội đồng Bảo an LHQ
 Là cơ quan cực kỳ quan trọng, bao gồm 15 TV gồm 5 TV thường trực: Hoa Kỳ, Nga,
Trung Quốc, Anh, Pháp và 10 TV không thường trực (bầu theo nhiệm kỳ 2 năm)
VD: VN được bầu 2 lần TV không thường trực: 2008-2009, 2020-2021
 Những quyết định của hội đồng bảo an muốn được thông qua cần cả 5 TV thường trực
đồng ý.
3. Hội đồng Kinh tế - xã hội
 Bao gồm 54 thành viên, bầu luân phiên mỗi năm 18 thành viên
 Là diễn đàn thảo luận về kinh tế - xã hội, các QG có thể đưa ra các kiến nghị, chính
sách của LHQ.
4. Hội đồng quản thác
 Bao gồm 5TV, chính là 5 TV thường trực của hội đồng bảo an
5. Tòa án Công lý Quốc tế
 Nhiệm vụ: giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn của
các nước đó về xung đột vũ trang, xung đột lãnh thổ,… Bao gồm 15 thẩm phán là công
dân của các nước TV được bầu theo nhiệm kỳ 9 năm.
6. Ban thư ký và tổng thư ký
 Là cơ quan giúp việc hành chính
 Tổng thư ký là người phát ngôn của LHQ, hội đồng bảo an, tham gia tất cả các quốc
họp của hội đồng.
Ngoài các cơ quan chủ đạo của LHQ, còn có những cơ quan chuyên môn khác có tác
động trực tiếp đến lĩnh vực TMQT
 Uỷ ban về luật TMQT của LHQ (UNCITRAL), được thành lập năm 1966, gồm đại
diện của 29 nước thành viên, ủy ban đề ra các giải pháp để từng bước có thể pháp biệt
hóa pháp luật về TMQT trên thế giới.
VD: năm 1985 ban hành đạo luật mẫu về trọng tài TM
 Cơ quan thương mại và phát triển của LHQ: được kêu gọi thành lập vào những năm
1960, trở thành một hội nghị chính thức về thương mại và phát triển để định hướng cho
những hoạt động TMQT thích hợp.
2. Tổ chức thương mại thế giới – WTO
- Hiệp định WTO – Ma-ra-két (1994) là khai sinh của WTO
- Là thực thể quan trọng nhất đối với hoạt động thương mại quốc tế, điển hình là kết quả
của Việt Nam (trước và sau khi trở thành thành viên WTO)
- Ngày 11/1/2007: VN chính thức trở thành thành viên của WTO.
- Lịch sử quá trình ra đời: không phải dễ dàng, chết yểu một lần, quá trình 50 năm mới
được như ngày nay
- Nguyên tắc cơ bản của WTO: 6 nguyên tắc cũng chính là 6 nguyên tắc của thương mại
thế giới. Là sự đồng thuận của các nước thành viên.
 Mang tính công khai và dân chủ.
Cơ cấu tổ chức của WTO:
+ Hội nghị bộ trưởng: Là một hội nghị bao gồm các bộ trưởng về Thương mại, kinh tế
của các nền kinh tế thành viên. VD: VN là bộ trưởng bộ công thương. Họp 2 năm/ lần để
quyết định những vấn đề quan trọng nhất của WTO. Hội nghị bộ trưởng lập ra một cơ
quan khác: Đại hội đồng
+ Đại hội đồng: đại diện của tất cả nền kinh tế thành viên, quan chức cấp cao thực hiện
những chức năng của hội nghị bộ trưởng trong khoảng thời gian mà hội nghị bộ trưởng
không họp. Đóng 1 mình 3 vai, vừa là cơ quan thực hiện chức năng của Hội nghị bộ
trưởng, vừa đóng vai trò là cơ quan giải quyết tranh chấp (nếu có), vừa là cơ quan rà soát
chính sách, pháp luật của các nền kinh tế thành viên.
+ Cơ quan rà soát chính sách
+ DSB cơ quan giải quyết tranh chấp
+ Ban thư ký: gồm Tổng giám đốc WTO và 3 phó tổng giám đốc, và các ban các vụ giúp
việc (tầm khoảng 600 nhân viên) làm việc một cách độc lập, không bị chi phối bởi một
chính phủ nào. Ban thư ký không thể tự ra một quyết định, mà chỉ là giúp việc cho Đại
hội đồng hay cơ quan giải quyết tranh chấp,…
Quá trình thông qua quyết định: + Cơ chế đồng thuận
+ Bỏ phiếu (một số quyết định)

Một số nguyên tắc cơ bản của WTO


1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
 Có từ trước khi WTO ra đời, được áp dụng đầu tiên mang tầm cỡ đa phương.
2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
4. Nguyên tắc thương mại công bằng
5. Nguyên tắc minh bạch
6. Nguyên tắc ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển
- Các cơ quan giải quyết tranh chấp:
+ DSB: Đại hội đồng, cơ quan rà soát chính sách
+ Ban hội thẩm: một cơ quan bán tư pháp, độc lập, do DSB thành lập để xem xét những
tranh chấp mà các bên không tự giải quyết được ở giai đoạn tham vấn trước đó, có từ 3-5
thành viên.
+ Cơ quan phúc thẩm: cấp xét xử thứ 2 (cấp xét xử lại – cấp xét xử cuối cùng), cũng là cơ
quan bán tư pháp, là cơ quan thường trực gồm 7 thành viên, mỗi TV có một nhiệm kỳ 4
năm và có thể tái bổ nhiệm duy nhất 1 lần. Trong trường hợp có kháng cáo của ban hội
thẩm để trình báo cáo lên DSB
+ Trọng tài: các bên có thể thỏa thuận bằng trọng tài để giải quyết tranh chấp và phải tuân
theo các phán quyết của trọng tài.
+ Tổng giám đốc, Ban thư ký: người trung gian hòa giải trước khi các bên đề nghị thành
lập Ban hội thẩm, Ban thư ký sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đề cử những hội thẩm viên
tiềm năng cho Ban hội thẩm.
+ Tham vấn từ chuyên gia: những người có chuyên môn về TMQT, làm việc với tư cách
cá nhân, không đại diện cho bất kỳ chính phủ nào.
Quy trình giải quyết tranh chấp:
+ Tham vấn: bên có khiếu nại phải đưa ra yêu cầu tham vấn đối với bên còn lại, tiến hành
không công khai, bên được tham vấn phải trả lời trong vòng 10 ngày và phải tiến hành
tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Nếu tham vấn không thành
công thì chuyển sang bước hội thẩm.
Bên cạnh thủ tục tham vấn thì có DSU (quy tắc giải quyết tranh chấp).
+ Hội thẩm: Thành lập ban hội thẩm, yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được lập thành
văn bản sau khi bên được tham vấn đã từ chối tham vấn hoặc tham vấn mà không đạt kết
quả trong vòng 60 ngày kể từ khi được tham vấn. Ban Hội thẩm sẽ nghiên cứu vụ việc về
tình tiết, xem xét vấn đề, lập ra một báo cáo đệ trình lên DSB để DSB thông qua. Nếu các
bên không đồng ý với báo cáo của ban hội thẩm, thì có thể kháng cáo, lúc này cơ quan
phúc thẩm sẽ xem xét trong vòng 60 ngày.
+ Phúc thẩm: Lập một báo cáo về vụ việc, bên nào đúng, bên nào sai, bên nào vị phạm,
bên nào bị vi phạm, đệ trình lên DSB theo cơ chế đồng thuận nghịch. Sau khi DSB thông
qua báo cáo của cơ quan phúc thẩm, các bên không được quyền kháng cáo. Và phán
quyết có giá trị chung thẩm, đi thi hành.
+ Thi hành phán quyết: Các bên phải tự nguyện thực thi theo phán quyết và DSB sẽ giám
sát việc thi hành của các bên. Nếu một bên không thi hành phán quyết, thì bên bị vi phạm
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc trả đũa (tạm hoãn thi hành các nhượng bộ
hoặc nghĩa vụ khác đối với bên vi phạm, VD: áp thuế)
3. Liên minh châu Âu (EU)
Lịch sử ra đời
- Hiệp ước Paris: than thép phục vụ sản xuất vũ khí trong chiến tranh, Pháp ràng buộc
Đức để hạn chế công nghiệp than – thép để tránh chiến tranh lần thứ 4 diễn ra. Đến với
nhau với các mục đích sâu xa hơn. CĐ than thép châu Âu chấm dứt sau 50 năm hoạt
động.
- Hiệp ước Roma:
Cộng đồng kinh tế châu Âu: lập nên liên minh thuế quan, đưa các chính sách chung về
nông nghiệp, vận tải thương mại, giá chung
Cộng đồng nguyên tử châu Âu: thúc đẩy công nghệ nguyên tử (hiện nay vẫn còn tồn tại
cùng EU)
Thành lập nhà nước siêu “QG” với 3 mục đích chính
- Ba trụ cột của EU theo hiệp ước Masstricht: 1. Cộng đồng châu Âu
2. Chính sách đối ngoại và an ninh chung
3. Hợp tác về tư pháp và nội vụ
Tiêu chí gia nhập EU: có nền dân chủ, có nền kinh tế thị trường đang vận hành
Vương Quốc Anh rời khỏi liên minh châu Âu EU sau 47 năm (năm 2020). Nước Anh có
hiến pháp bất thành văn. Đức và Pháp nắm quyền hành rất lớn ở EU.
Phân biệt các thiết chế
Hội đồng châu Âu: là cơ quan chính trị cao nhất của liên minh châu Âu, đứng đầu nhà
nước, chính phủ các nước thành viên là tổng thống, thủ tướng của các nước châu Âu. Hội
đồng châu Âu họp ít nhất 4 lần một năm, không năm trong bộ máy của EU , là một hội
nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo cao cấp đứng đầu các nhà nước, k phải là một cơ
chế chính thức của EU. Quyết định mọi chính sách, đường lối, quyết định hoạt động,
đường lối của Hội đồng Bộ trưởng
Nghị viện châu Âu: siêu nhà nước, nhà nước siêu quốc gia. Bao gồm hơn 700 nghị sĩ đại
diện cho tiếng nói của người dân các nước thành viên châu Âu, đòi quyền lợi cho người
dân châu Âu nhiệm kỳ 5 năm. Lập pháp, nghị viện thông qua ngân sách cùng hội đồng
châu Âu.
Hội đồng Bộ trưởng: cơ quan lập pháp của châu Âu, là tiếng nói của các nước thành
viên. Thông qua luật điều hành vấn đề an ninh, ngoại giao.
Ủy ban Liên minh Châu Âu: đóng vai trò cơ quan chấp hành, cơ quan hành pháp (giống
Chính phủ của một nước)
Tòa án châu Âu: tư pháp, có rất nhiều loại tòa:
+ Tòa án công lý châu Âu: có 27 thẩm phán đến từ 27 nước, nhiệm kỳ 6 năm, có 8 luật sư
do các nước bầu ra. Chịu trách nhiệm diễn giải luật pháp EU để có sự áp dụng thống nhất
giữa các thành viên; tiến hành giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ và các thiết chế
của EU
+ Tòa án chung: tòa án sơ thẩm châu Âu, giúp tòa án công lý xử lý các vụ án cá nhân,
công ty, tổ chức, về các vấn đề cạnh tranh
+ Tòa án công chức: giải đáp tranh chấp giữa EU và các công chức. Thành lập năm 2004
+ Toà án kiểm toán châu Âu: giám sát hoạt động tài chính EU
Ngân hàng trung ương châu Âu: Tổ chức duy nhất trên Thế giới có ngân hàng chung.
Điều hành chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu, quản lý nguồn cung
tiền, ấn định lãi suất, ổn định giá cả.
Thủ tục xây dựng pháp luật của EU
Ủy ban châu Âu: xây dựng, đề xuất dự thảo, phải lấy ý kiến công dân, các nhóm lợi ích,
chuyên gia.
Sau lần xem xét đầu tiên, Nghị viện có thể đưa ra hướng sửa đổi
Tiến trình đồng thuận, tham vấn, tán thành.
Trình tự thông qua luật: từ việc lấy ý kiến, sau đó Uỷ ban châu Âu xây dựng dự thảo đề
xuất lên Nghị viện châu Âu và Hội đồng bộ trường cùng nhau tham gia quyết định thông
qua luật, sau đó thông qua các cơ quan có thẩm quyền tầm QG và địa phương thực thi với
sự giám sát của Uỷ ban châu Âu và sự diễn giải luật pháp của Tòa án công lý EU.
PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG NỘI KHỐI EU
1. Thị trường nội khối:
Biểu thuế chung đối với các nước bên ngoài EU
Các quy định về 4 tự do cơ bản
+ Thị trường chung hàng hóa – tự do dịch chuyển hàng hóa: cấm sử dụng các biện pháp
hạn chế xuất nhập khẩu, là quy định quan trọng nhất, hải quan thống nhất, thống nhất
biểu thuế chung về hàng hóa từ ngoài vào, cấm các biện pháp hạn chế số lượng
+ Tự do dịch chuyển người lao động: là điều tiên quyết, người lao động có thể làm việc ở
bất cứ đâu trong thị trường nội khối nhưng tăng cường kiểm soát biên giới bên ngoài EU
+ Tự do dịch chuyển vốn: nguồn vốn đầu tư, thiết lập khuôn khổ tài chính cho thị trường
chung, liên quan đến câu chuyện đầu tư trực tiếp, chứng khoán, bất động sản,…
+ Thị trường chung cho dịch vụ - tự do cung ứng dịch vụ và thành lập DN: hoạt động
thương mại xuyên biên giới mà k có rào cản
Các quy định trong những lĩnh vực khác
+ Chính sách xã hội: không phân biệt nam, nữ
+ Pháp luật về cạnh tranh: cấm cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn vấn đề chiếm lĩnh
thị trường (độc quyền), quy định liên quan đến sáp nhập, mua bán lại DN
+ Chính sách tiền tệ: quy định các nước thành viên phối hợp chặt chẽ ở mức cao nhất để
chống sự thâm hụt NSNN.
Chiến lược hội nhập pháp luật
+ Nhất thể hóa pháp luật: mức cao nhất, hoàn toàn giống nhau về kinh tế thương mại về
thuế quan, cạnh tranh,…
+ Hài hòa hóa pháp luật giữa các TV: tương đồng. Áp dụng lĩnh vực lao động, sắc thuế
nội địa,…
+ Công nhận lẫn nhau: thừa nhận trên cơ sở có đi có lại, những tiêu chuẩn về hàng hóa,
mẫu mã, bao bì,… tiêu chuẩn về giáo dục, bằng cấp của các nước. Hàng hóa sản xuất hợp
pháp của một nước sẽ được thừa nhận ở nước khác.
EU KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHÍNH PHỦ LIÊN BANG
ASEAN
Là một tổ chức quốc tế
1. Sơ lược về ASEAN và cộng đồng kinh tế ASEAN
- Trước tiên ra đời với mục tiêu bảo đảm chính trị
- Hiện tại ASEAN có 10 quốc gia
- Việt Nam đang là chủ tịch của ASEAN
Concensous kiểu ASEAN: tất cả phải cùng đồng ý # với WTO chỉ cần không có người
phản đối
Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Cấp cao ASEAN: (hội nghị cấp cao ASEAN) cơ quan hoạch định chính sách tối cao, vấn
đề then chốt về mục tiêu của ASEAN – vấn đề liên quan đến lợi ích của các quốc gia
thành viên (nguyên thủ QG, thủ tướng). Họp 2 lần 1 năm do chủ tịch ASEAN chủ tọa.
Hội đồng điều phối ASEAN: một hội đồng bao gồm bộ trưởng bộ ngoại giao, chuẩn bị
những buổi họp cấp cao ASEAN, chuẩn bị nội dung cho hội nghị cấp cao ASEAn, hợp
tác với hội đồng cộng đồng để điều phối các hoạt động xuống các hội đồng cộng đồng
ASEAN
Các hội đồng cộng đồng ASEAN: có 3 hội đồng: hội đồng cộng đồng về chính trị - an
ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Họp ít nhất 2 lần một năm
Tổng thư ký và ban thư ký: Tổng thư ký ASEAN do cấp cao ASEAN bổ nhiệm, nhiệm
kỳ làm việc 5 năm, được lựa chọn trong số các công dân thành viên của ASEAN, mang
tính luân phiên. Đãi ngộ của tổng thư ký rất lớn. Quan chức hành chính ca nhất của
ASEAN
Có hai loại ban thư ký: Ban thư ký của ASEAN và Ban thư ký của các quốc gia
Nhược điểm: rất khó để thông qua được một quyết định
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
Mục tiêu của cộng đồng kinh tế ASEAN
+ Hình thành thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung: tự do lưu chuyển hàng hóa, tự
do dịch chuyển dịch vụ, vốn đầu tư, nhân lực (lao động có tay nghề - trình độ cao)
+ Một khu vực kinh tế cạnh tranh: thông qua việc xây dựng khuôn khổ về pháp luật cạnh
tranh chung nhằm hướng tới bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ
+ Phát triển kinh tế cân bằng: giữa các QG thành viên, hỗ trợ lẫn nhau, cân bằng cấp vi
mô giữa các DN vừa và nhỏ với DN lớn, thu hẹp khoảng cách và trình độ phát triển
+ Hội nhập vào kinh tế toàn cầu: biến ASEAN trở thành thị trường đơn nhất, cơ sở sản
xuất nhưng phải tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Bản chất của AEC: Không phải là một thỏa thuận hay hiệp định mà là một tiến trình hội
nhập kinh tế khu vực
KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – AFTA
Cơ chế để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do AFTA
- Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT 1992 với khung thuế quan
chung: cắt giảm thuế quan chung từ 0-5% trong thị trường nội khối, trong vòng
10 năm từ 1993.
- Chương trình loại bỏ các hạn chế số lượng và các hàng rào phi thuế quan: các
nước cam kết xóa bỏ trong vòng 5 năm kể từ khi AFTA ra đời.
- Chương trình hợp tác Hải quan giữa các nước ASEAN 1995: áp dụng biểu thuế
quan thông nhất, thống nhất hệ thống tính giá hải quan, thủ tục hải quan, áp dụng
những mẫu giấy tờ chung, có nét tương đồng với EU.
 Thể chế: Hội đồng AFTA và tổng thư ký ASEAN
Được hỗ trợ bởi hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN, ủy ban điều phối SEC, ban thư
ký và tổng thư ký ASEAN.
+ Hội đồng AFTA: bao gồm đại diện các bộ trưởng, họp 1 năm 1 lần, thảo luận thông qua
khuyến nghị những vấn đề trong các cuộc họp của cấp cao ASEAN.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN:
KHÔNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ (giữa cá nhân với nhau), KHÔNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN VỚI NHAU
 Hiện nay ta đang tuân theo nghị định thư về giải quyết tranh chấp 2010.
- Tham vấn: Nếu như một nước thành viên cho rằng lợi ích của họ đang bị phương hại
hay bị cản trở bởi 1 nước thành viên khác thì có thể khiếu nại đến cái nước thành viên
đang thực hiện hành vi cản trở kia. Nước mà nhận được khiếu nại phải trả lời trong vòng
10 ngày kể từ khi được yêu cầu và thực hiện tham vấn trong vòng 30 ngày. Nếu việc giải
quyết tranh chấp không được giải quyết trong vòng 60 ngày thì có thể đưa ra giải quyết
tại FEUM (hội nghị các quan chức cấp cao về kinh tế).
- Trung gian hòa giải: có thể dùng, có thể không. Các bên tranh chấp có thể đồng ý tiến
hành trung gian hòa giải hoặc dàn xếp tiến hành trung gian hòa giải bất cứ lúc nào. Song
song cùng tham vấn hoặc thậm chí khi thủ tục hòa giải dàn xếp chấm dứt, bên khiếu nại
yêu cầu FEUM thành lập ban hội thẩm vẫn có thể tiến hành trung gian hòa giải.
- Thủ tục tại Ban hội thẩm: Hội nghị các quan chức kinh tế thành lập ban hội thẩm gồm 5
thành viên, nghiên cứu tài liệu, vụ việc, quá trình xem xét phải được giữ bí mật.
- Thủ tục phúc thẩm: cơ quan phúc thẩm là hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN, bao gồm
7 người. Mỗi vụ việc do 3 người giải quyết. Nhiệm kỳ 4 năm. Cơ chế đồng thuận nghịch.
(30 ngày)
- Thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp:

You might also like