You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


MÔN: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢNG CÁO

CHỦ ĐỀ: QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN


TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Giảng viên : TS. Nguyễn Thị Dịu


Nhóm thực hiện : Con bò cười

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


MÔN: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢNG CÁO

Danh sách thành viên nhóm “Con Bò Cười”

1. Đỗ Ngọc Nhật Vy (nhóm trưởng) : 20030117


2. Bùi Ngọc Ánh : 20031237
3. Nguyễn Đỗ Quyên : 20030112
4. Bùi Thị Thu Ngân : 20031275
5. Bùi Thị Dung : 20031243
6. Mai Ngọc Ánh : 20031238
7. Nguyễn Thị Vân Anh : 20030098
8. Nguyễn Thảo Linh : 20031266
9. Phạm Thảo Linh : 20031267

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN


TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 6
I. Một số khái niệm cơ bản 6
1. Khái niệm về quảng cáo 6
2. Khái niệm về quảng cáo thương mại trên truyền hình 7
II. Phân biệt quảng cáo thương mại và quảng cáo thông thường trên truyền hình
Việt Nam 8
III. Quy định pháp luật về quảng cáo thương mại trên truyền hình ở Việt Nam 9
1. Quy định về quảng cáo thương mại ở Việt Nam 9
2. Quy định về Quảng cáo thương mại trên truyền hình Việt Nam 10
IV. Đặc điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình 11

PHẦN II: PHÂN LOẠI QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH
VIỆT NAM 12
I. Pop-up 13
1. Khái niệm 13
2. Ưu điểm của Pop-up 14
3. Nhược điểm của Pop-up 14
II. Logo 14
1. Khái niệm 14
2. Ưu điểm của quảng cáo bằng logo 16
3. Nhược điểm của quảng cáo bằng logo 16
III. Chạy chữ, panel trên các chương trình 16
1. Khái niệm 16
2. Ưu điểm 16

2
3. Nhược điểm 16
IV. Quảng cáo bằng thông tin đơn giản 18
1. Khái niệm 18
2. Ưu điểm 18
3. Nhược điểm 18
V. Chương trình tư vấn tiêu dùng và tự giới thiệu doanh nghiệp 19
1. Khái niệm 19
2. Ưu điểm 20
3. Nhược điểm 20
VI. Tài trợ chương trình 20
1. Khái niệm 20
2. Ưu điểm 21
3. Nhược điểm 21
VII. TVC Quảng cáo 22
1. Khái niệm 22
2. Ưu điểm 23
3. Nhược điểm 24
4. Ví dụ 24

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUẢNG
CÁO TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 27
I. Ưu và nhược điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình 27
1. Ưu điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình 27
2. Nhược điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình 28
II. Hiệu quả của Quảng cáo Thương mại trên Truyền hình 30

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

STT Thành viên MSV Công việc Đánh giá

1 Nguyễn Thị Vân Anh 20030098 - Ưu, nhược điểm và hiệu 10/10
quả của quảng cáo
thương mại trên truyền
hình ở VN

2 Mai Ngọc Ánh 20031238 - Hình thức quảng cáo: 10/10


Logo và Tài trợ chương
trình

3 Bùi Ngọc Ánh 20031237 - Tổng hợp word và chỉnh 10/10


sửa bài các thành viên
- Hình thức quảng cáo:
TVC quảng cáo
- Phân chia công việc và
theo dõi tiến độ làm việc
của nhóm

4 Bùi Thị Dung 20031243 - Đặc điểm của quảng cáo 10/10
thương mại trên truyền
hình ở VN

5 Nguyễn Thảo Linh 20031266 - Hình thức quảng cáo: 10/10


Popup, Chạy chữ và
panel, Thông tin đơn giản

6 Phạm Thảo Linh 20031267 - Khái niệm 10/10


- Phân biệt quảng cáo
thông thường và quảng
cáo thương mại

7 Bùi Thị Thu Ngân 20031275 Hình thức quảng cáo: tư 9/10
vấn doanh nghiệp và tự
giới thiệu

8 Nguyễn Đỗ Quyên 20030112 - Cùng Nhật Vy tổng hợp 10/10


script
- Làm ppt

9 Đỗ Ngọc Nhật Vy 20030117 - Hỗ trợ tổng hợp word 9.5/10


- Tổng hợp script.

4
MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão, quảng cáo đã ra
đời và không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội. Cụm từ “Quảng
cáo” đã không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta, trở nên thông dụng và phổ biến trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Quảng cáo là một trong những công cụ đắc lực
để phục vụ hoạt động kinh doanh, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp. Quảng
cáo đã được các chủ thể doanh nghiệp vận dụng để đáp ứng mục đích là giới thiệu sản
phẩm, dịch vụ và từ đó quảng cáo đã đi sâu vào trong đời sống con người.

Cùng với sự phát triển của ứng dụng công nghệ hiện đại và kỹ thuật quay chụp tiên
tiến, quảng cáo ngày càng mở rộng sang nhiều loại hình khác nhau và ngày càng sáng
tạo, thu hút hơn. Trong đó, không thể không nhắc tới loại hình quảng cáo thương mại
trên truyền hình.

TV được cho là ra đời đầu tiên vào năm 1885 với phát kiến hệ thống TV cơ điện tử do
sinh viên người Đức là Paul Gottlieb. Tuy nhiên, phải mãi cho tới năm 1924, nhà khoa
học người Anh Bellde đã thành công trong thí nghiệm truyền và tiếp nhận hình ảnh
với hai màu đen trắng. Thành công này đã tạo tiền đề lớn cho những phát minh tiên
tiến hơn sau này, vì vậy, Bellde được coi là “ông tổ của những chiếc TV”. Được biết,
quảng cáo đầu tiên được phát sóng đầu tiên trên truyền hình vào năm 1941, đó là
quảng cáo dài 10 giây cho đồng hồ Bulova trước một trận đấu bóng chày ở New York.
Tại Việt Nam, truyền hình ra đời chính thức vào năm 1965 với sự xuất hiện của Đài
truyền hình Sài Gòn (Đài THVN).

Cùng với sự ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam, quảng cáo trên truyền hình
Việt Nam cũng theo đó phát triển, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống
con người. Mặc dù với sự xuất hiện của Internet cùng rất nhiều ứng dụng mạng xã hội
khiến cho lượng người xem quảng cáo trên truyền hình giảm so với 20 năm trước đó,
quảng cáo thương mại trên truyền hình vẫn đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với

5
các doanh nghiệp, chủ thể thực hiện quảng cáo. Trong bài luận này, chúng em sẽ chỉ ra
các khái niệm, đặc điểm cũng như các hình thức quảng cáo thương mại trên truyền
hình Việt Nam thông qua 3 phần:
- Chương I: Khái quát chung về quảng cáo thương mại trên truyền hình Việt
Nam
- Chương II: Các loại hình quảng cáo thương mại trên truyền hình Việt Nam
- Chương III: Đánh giá hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của quảng cáo thương
mại trên truyền hình Việt Nam

6
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Khái niệm về quảng cáo
(i) Theo Armand Dayan: “Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền, có tính
đơn phương, không dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện
thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một
mục đích, một ứng cử viên, một tổ chức nào đó,… được nêu danh trong quảng cáo”1 .
Qua khái niệm của nhà nghiên cứu Armand Dayan, ta có thể hiệu quảng cáo là thông
báo phải trả tiền, mang tính chất một chiều và được truyền tải thông qua các phương
tiện thông tin để truyền tải sản phẩm tới tất cả mọi người nhằm kích thích việc mua
hàng.
(ii) Theo William F. Arens, “Quảng cáo là sự truyền đạt thông tin phi cá nhân
có cấu trúc và có cấu trúc của thông tin, thường được trả tiền và thường có tính thuyết
phục về sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng) bởi các nhà tài trợ được xác định
thông qua các phương tiện khác nhau”2. Theo đó, quảng cáo được hiểu là một loại
hình truyền thông, một hình thức giao tiếp sử dụng các yếu tố hỗ trợ để truyền tải
thông tin đến nhóm công chúng nhằm tạo ra sự tin cậy và thuyết phục về sản phẩm.
(iii) Philip Kotler cho rằng: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông không
trực tiếp, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định
rõ nguồn kinh phí”3.
Thông qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy quảng cáo là một hoạt động
truyền thông phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí, được thực hiện thông qua các
phương tiện truyền thông khác nhau nhằm hướng đến con người để thông báo, giới
thiệu một cách có lợi cho doanh nghiệp từ đó thu hút sự chú ý của khách hàng.

1
Armand Dayan, Nghệ thuật quảng cáo, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002, tr.7
2
William F. Arens. Contemporary Advertising/10th Edition, 2005. Reproduced with permission of The
McGraw-Hill Companies, tr.7
3
Philip Kotler, Marketing Căn bản, 1998, Nxb Thống kê, tr.376

7
2. Khái niệm về quảng cáo thương mại trên truyền hình
Quảng cáo thương mại được sử dụng rất phổ biến trong kinh doanh, sản xuất
với mục đích quảng bá thông tin, dịch vụ một cách tích cực về sản phẩm của doanh
nghiệp mình. Chúng ta thường xuyên tiếp xúc với hình thức này mà điển hình hơn cả
là thông qua kênh truyền hình, nó đi sâu vào trong cuộc sống và trở thành yếu tố quan
trọng trong hoạt động kinh doanh.
Theo Điều 102, Luật Thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Hay “Quảng cáo thương mại là hình thức
tuyên truyền, phổ biến công khai thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng (được chủ quảng cáo tài trợ) nhằm tác động tới
nhận thức, tình cảm và hành vi của người tiêu dùng với mục đích thúc đẩy, kích thích
tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ để kiếm lời nhiều nhất”4.
Như vậy, quảng cáo thương mại là một loại hoạt động quảng cáo để nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ. Đối với người tiêu dùng, quảng cáo thương mại sẽ cung cấp
cho họ những thông tin tích cực về thị trường, sản phẩm, giúp khách hàng có cái nhìn
khái quát nhất nhằm nâng cao khả năng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.
Quảng cáo thương mại trên truyền hình được hiểu là hoạt động thuê quảng cáo
mang tính thương mại, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ thông qua phương tiện truyền
hình với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.

II. Phân biệt quảng cáo thương mại và quảng cáo thông thường trên truyền
hình Việt Nam
● Giống nhau:
Nhìn chung, quảng cáo thông thường và quảng cáo thương mại đều là hoạt
động quảng cáo do chủ thể nhất định thực hiện, thông qua các phương tiện nhằm giới
thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình.
● Khác nhau:

4
Nguyễn Hữu Thụ (2015). Những khía cạnh tâm lý của quảng cáo thương mại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
tr.11.

8
Trong pháp luật hiện hành, quảng cáo thương mại chỉ là một phần của quảng
cáo nói chung. Thông qua việc phân tích các định nghĩa liên quan, ta có thể đưa ra
một số điểm khác biệt như sau:
- Về chủ thể thực hiện:
Chủ thể của hoạt động quảng cáo bao gồm bất kỳ cá nhân, tổ chức nào (có thể
là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, …)
Bên cạnh đó, chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân (bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại là
thương nhân, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh)5.
- Về mục đích quảng cáo:
Mục đích của hoạt động quảng cáo thông thường là giới thiệu sản phẩm, dịch
vụ đến công chúng nhằm mục tiêu sinh lời hoặc không sinh lời (ví dụ như cơ quan
Nhà nước thông qua các hoạt động thông tin, cổ động nhằm mục đích phi lợi nhuận,
nhằm tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước).
Đối với hoạt động quảng cáo thương mại, mục đích trực tiếp là giới thiệu về
hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, hoàn toàn nhằm mục đích sinh lời, tăng
doanh thu của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương
nhân giới thiệu về một loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng giá cả
đồng thời là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng,… Do đó, quảng cáo thương mại là
một phần của quảng cáo nói chung.

III. Quy định pháp luật về quảng cáo thương mại trên truyền hình ở Việt Nam
1. Quy định về quảng cáo thương mại ở Việt Nam

- Thứ nhất, quy định về sản phẩm quảng cáo thương mại
Theo Điều 105 Luật Thương mại 2005 quy định, “Sản phẩm quảng cáo thương mại
gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu
tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại”.

- Thứ hai, quy định về phương tiện quảng cáo thương mại

5
Điều 6 Luật Thương mại 2005

9
Bên cạnh đó, phương tiện quảng cáo cũng là yếu tố quan trọng góp phần hoàn
thiện hoạt động quảng cáo thương mại. Đó là những công cụ để giới thiệu các sản
phẩm đến với công chúng.
Khoản 2, Điều 106 Luật Thương mại năm 2005 có quy định phương tiện quảng
cáo thương mại gồm:
a. Các phương tiện thông tin đại chúng
b. Các phương tiện truyền tin
c. Các loại xuất bản phẩm
d. Các loại bảng, biển, băng rôn, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao
thông hoặc các vật thể di động khác
e. Các phương tiện quảng cáo thương mại khác

- Thứ ba, quy định về một số quảng cáo thương mại bị cấm
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam đã đề ra quy định về một số quảng cáo thương
mại không được phép phát hành nhằm đảm bảo cho hoạt động quảng cáo được thực
hiện một cách có hiệu quả tích cực.
Điều 109 Luật Thương mại 2005 quy định một số quảng cáo thương mại bị
cấm:
a. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn và xã hội.
b. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy
định của pháp luật.
c. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh hoặc cấm quảng cáo.
d. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm hàng hóa
chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt
Nam tại thời điểm quảng cáo.
e. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ
chức, cá nhân.

10
2. Quy định về Quảng cáo thương mại trên truyền hình Việt Nam
- Thứ nhất, quy định về thời điểm phát quảng cáo trên truyền hình
Pháp luật đã quy định thời điểm phát quảng cáo trên truyền hình như sau. Theo
Khoản 3 Điều 22 Luật quảng cáo 2012, không được phát quảng cáo trong các chương
trình thời sự; chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị
đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
- Thứ hai, quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về nội dung quảng cáo
thương mại trên truyền hình nhưng có thể rút ra từ quy định quảng cáo nói chung. Nội
dung quảng cáo cần phải đảm bảo các tiêu chí và điều kiện cụ thể.
Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức xúc tiến thương mại vô cùng hiệu
quả đối với các doanh nghiệp. Vậy nên nội dung quảng cáo phải đảm bảo trung thực,
chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và tiếp cận
quảng cáo (Khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo 2012).
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo
các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (Khoản 2 Điều 19 Luật Quảng cáo 2012). Vì
quảng cáo có tốc độ lan truyền rất nhanh, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội
nên người làm quảng cáo cần lưu ý không để quảng cáo tiết lộ bí mật Nhà nước,
phương hại đến độc lập, chủ quyền, quốc gia hay trái với thuần phong mỹ tục của dân
tộc,…
- Thứ ba, quy định về thời lượng phát quảng cáo trên truyền hình
Thời lượng quảng cáo chính là thời gian phát sóng các sản phẩm quảng cáo trong một
kênh, một chương trình phát thanh trên truyền hình. Vậy nên pháp luật đã quy định cụ
thể, thời lượng quảng cáo trên truyền hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng
chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ lượng quảng cáo trên
kênh, chương trình chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo
với các nội dung khác (Khoản 1 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012).
Ngoài ra, “Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần,
mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để
quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút”6 .

6
Khoản 4 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012

11
Với những quy định cụ thể này nhằm quản lý một cách có hiệu quả trong hoạt
động quảng cáo đồng thời hạn chế cảm giác khó chịu, rời rạc cho người xem.

IV. Đặc điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình:
Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, thì nhu cầu về thông tin, giải trí ngày
càng lớn và số lượng người xem truyền hình ngày càng nhiều. Do đó, rất nhiều doanh
nghiệp tiến hành giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua hoạt động quảng
cáo thương mại trên truyền hình. “Trong toàn bộ lĩnh vực quảng cáo, chi phí cho hoạt
động quảng cáo trên truyền hình chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức trên 50% trong
tổng chi phí cho hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp. Theo khảo sát của công
ty Nielsen 63% người xem đều tin tưởng quảng cáo trên truyền hình, trái lại chỉ có
48% công chúng tin vào quảng cáo online”7 .
Khác với quảng cáo nói chung và các hoạt động xúc tiến thương mại khác thì
quảng cáo thương mại trên truyền hình có các đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân.
Thương nhân là người thực hiện quảng cáo thương mại nhằm mục đích cuối
cùng là tăng doanh thu, tăng thị phần, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Đây là đặc
điểm khác biệt của quảng cáo thương mại đối với các hoạt động thông tin, cổ động do
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội… thực hiện nhằm tuyên truyền về
đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.
Chủ thể thực hiện phải thuê dịch vụ quảng cáo trên truyền hình và chịu sự kiểm
soát chặt chẽ về khung giờ phát sóng cũng như nội dung quảng cáo.
- Thứ hai, về cách thức xúc tiến thương mại
Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và
phương tiện quảng cáo thương mại là truyền hình để thông tin về hàng hóa dịch vụ
đến khách hàng. Những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, chữ viết về hàng hóa dịch
vụ cần giới thiệu… được truyền tải đến công chúng thông qua các phương tiện truyền
hình.

7
Hoàng Việt Anh (2020), Lợi ích của hình thức quảng cáo trên truyền hình, Brandcom,
https://brandcom.vn/loi-ich-cua-hinh-thuc-quang-cao-tren-truyen-hinh/, truy cập ngày 23/09/2020.

12
- Thứ ba, về định dạng thông điệp
Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng, vì vậy đối tượng hướng tới
của truyền hình lớn. Hơn nữa, quảng cáo thương mại trên truyền hình còn chịu sự
kiểm soát, phê duyệt từ bộ phận bên đài truyền hình. Chính vì thế, định dạng thông
điệp của quảng cáo thương mại trên truyền hình sẽ phải là sự phối hợp về âm thanh,
hình ảnh, thời gian và hiệu ứng để thực sự nổi bật, thu hút người xem.

PHẦN II: PHÂN LOẠI QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH
VIỆT NAM
I. Pop-up
1. Khái niệm
“A small box that appears over a visited page to deliver information or display
an ad.” - định nghĩa trên Lycos. Tạm dịch là: Pop-up là một hộp thoại nhỏ xuất hiện
trên trang màn hình mà chúng ta đang xem để cung cấp thông tin hoặc hiển thị một tin
quảng cáo.
Hình thức quảng cáo bằng Pop-up tương tự như hình thức quảng cáo chạy chữ
hay panel. Các thông tin cũng như thông điệp quảng cáo sẽ được chạy song song cùng
với các chương trình truyền hình ở phía dưới màn hình tivi.
Hình thức này được các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng. Bởi việc
quảng cáo trên các kênh truyền hình có lượng người xem khổng lồ (dù là ngoài khung
giờ vàng) thì việc chen chân vào cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn để có hẳn TVC
quảng cáo, quảng cáo trực tiếp... là rất khó khăn. Do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ
chỉ có thể lựa chọn các hình thức như vậy để có thể giảm chi phí mà vẫn có thể thực
hiện mục đích quảng cáo.

13
(NAMHA PHARMA quảng cáo bằng pop-up trên truyền hình QTV)

(HYUNDAI quảng cáo bằng pop-up trên truyền hình)

2. Ưu điểm của Pop-up:


Diện tích quảng cáo bằng pop-up không lớn (thường là 1/8 màn hình, đôi khi là
1/3 - đối với phần giới thiệu các chương trình tiếp theo). Do đó, có thể quảng cáo trực
tiếp trong các chương trình truyền hình mà không bị cắt ảnh hay làm gián đoạn, giúp
người xem cùng lúc có thể theo dõi diễn biến của chương trình truyền hình cũng như
nội dung quảng cáo.
Mục đích chính của quảng cáo bằng pop-up là giới thiệu cho khách hàng biết
đến sản phẩm của doanh nghiệp.

14
3. Nhược điểm của Pop-up
Nội dung hiển thị không nhiều nên có thể khiến khách hàng khó hình dung cụ thể về
sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

II. Logo
1. Khái niệm
Logo là hình thức quảng cáo cho phép các doanh nghiệp đặt logo của mình
trong trường quay của các chương trình truyền hình hoặc chèn trực tiếp logo tại các
góc màn hình khi chương trình phát sóng.
Loại hình này tập trung vào việc quảng bá logo của các doanh nghiệp và nhãn
hàng nên sẽ có rất ít các thông tin liên quan khác được thể hiện. Vì vậy, loại hình
quảng cáo này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn hay nói cách khác là các
doanh nghiệp đã có độ nhận diện tương đối tốt đối với công chúng.
Ví dụ về việc đặt các logo trong trường quay của chương trình:

(Hình ảnh Rejoice xuất hiện trong trường quay Vietnam’s Got Talent 2012)
Ví dụ về việc chèn trực tiếp logo tại các góc màn hình khi chương trình phát
sóng:

15
(Logo của Samsung xuất hiện khi chương trình “Người ấy là ai” phát sóng)

Rejoice và Samsung đều là các nhãn hàng lớn và công chúng cũng có thể dễ
dàng nhận ra 2 doanh nghiệp này dựa trên logo của họ.
2. Ưu điểm của quảng cáo bằng logo
Logo thường không chiếm quá nhiều diện tích của khung hình từ đó không gây
gián đoạn, khó chịu cho người xem.
3. Nhược điểm của quảng cáo bằng logo
Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có độ nhận diện
cao. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị
trường khi sử dụng loại hình này rất khó để có thể đạt được hiệu quả. Thay vào đó,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chọn các loại hình khác cung cấp nhiều thông tin về
mình hơn cho công chúng như quảng cáo TVC.

III. Chạy chữ, panel trên các chương trình


1. Khái niệm
Đây là hình thức quảng cáo truyền hình đơn giản, thông điệp quảng cáo của
doanh nghiệp sẽ được cho chạy bên dưới màn hình tivi khi đang phát sóng các chương
trình truyền hình. Tương tự pop-up, hình thức này cũng được các công ty, doanh
nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng.

16
2. Ưu điểm
Vừa cung cấp thông tin về sản phẩm, vừa cung cấp cả thông tin liên hệ (số điện
thoại, địa chỉ) để khán giả có thể liên lạc hoặc đến mua trực tiếp. Đồng thời quảng cáo
thương mại dưới hình thức chạy chữ, panel không ảnh hưởng tới chương trình chính
đang phát sóng.
3. Nhược điểm
Chạy chữ nhanh khiến khán giả không kịp nhìn và nhớ thông tin. Khi bị lỡ một
phần thông tin, khán giả sẽ phải chờ một khoảng thời gian để quảng cáo đó lặp lại (có
thể không lặp lại trong chương trình đó). Hơn nữa, khi tập trung vào nội dung chương
trình đang phát sóng, khán giả sẽ ít chú ý để đọc nội dung chữ chạy bên dưới màn
hình.
Hình thức chạy chữ có thể cung cấp nhiều thông tin nhưng không có nhiều hình
ảnh sinh động, hình thức panel thì có hình ảnh nhưng hạn chế về thông tin.

(Thuốc ho Bảo Thanh chạy chữ quảng cáo trong chương trình Gala Gặp Nhau Cuối
Năm - Xuân phát tài 5)

17
(Quảng cáo chạy chữ trong chương trình Cafe sáng VTV3)

(Tôn hoa sen quảng cáo panel trên truyền hình QTV)

IV. Quảng cáo bằng thông tin đơn giản


1. Khái niệm
Khác với hình thức TVC quảng cáo trên truyền hình, tài trợ chương trình hay
pop up,… thì thông tin đơn giản được xem là hình thức quảng cáo truyền hình đơn
giản nhất. Thông tin thường để dạng văn bản ngắn trên nền màu trơn đơn giản (một số
bài tin quảng cáo có kèm theo logo của doanh nghiệp, đơn vị).
Chúng ta có thể bắt gặp các mẫu quảng cáo thông tin truyền hình như tin buồn,
lời cảm ơn, thông báo tuyển sinh, thông báo mời thầu, thông báo hội chợ thương mại
và các nội dung tin tức mang tính chất xúc tiến hợp tác thương mại… Hình thức này
được các kênh truyền hình địa phương sử dụng nhiều.

18
2. Ưu điểm
Thông tin ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu
3. Nhược điểm
Đây là loại hình quảng cáo mang đậm tính chất cung cấp thông tin hơn, tính
chất thương mại còn bị hạn chế và kém hấp dẫn. Chính vì vậy, hầu như không nhiều
doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo này để xúc tiến thương mại. Một nhược
điểm nữa là do hình thức này được sử dụng nhiều ở các địa phương nên phạm vi đối
tượng tiếp cận cũng bị hạn chế.

(Ảnh:
https://marketingvietnam.com.vn/uncategorized/cac-hinh-thuc-quang-cao-truyen-hinh
-cho-doanh-nghiep/ )

V. Chương trình tư vấn tiêu dùng và tự giới thiệu doanh nghiệp


1. Khái niệm
Tương tự như quảng cáo TVC nhưng có thời lượng dài hơn, có thể từ vài phút
cho đến vài chục phút, giúp nêu đầy đủ các ưu điểm cũng như tính năng nổi bật của
sản phẩm và dịch vụ.
Hình thức tự giới thiệu doanh nghiệp là hành động doanh nghiệp và phóng viên
của đài truyền hình đều đến quay và giới thiệu về sản phẩm như một đoạn phóng sự.
Những doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng cáo này thường là những doanh
nghiệp lớn, có tài chính vững (FLC, VINGROUP, VINAMILK,...) hay các doanh

19
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ cần được thử nghiệm (đồ gia dụng
LOCK&LOCK, máy rửa chén MALLOCA,...)

(Chương trình tư vấn tiêu dùng của Lock&Lock)

(Phim tự giới thiệu của Trường Phổ thông Liên cấp IRIS)
2. Ưu điểm:
Nếu như các TVC quảng cáo thường có thời lượng ngắn, nên chỉ thể hiện được một
phần rất nhỏ các đặc điểm, thông tin của sản phẩm, thương hiệu thì hình thức Tư vấn
tiêu dùng – tự giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp có thời lượng dài hơn. Do đó mà nhà
sản xuất, nhà kinh doanh có thể cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn về sản phẩm,
dịch vụ của mình cho khách hàng. Đem đến cho người xem truyền hình cái nhìn sâu
hơn, rõ ràng hơn về sản phẩm của nhà sản xuất. Ngoài ra, người xem còn được tư vấn,
hướng dẫn cụ thể về cách lựa chọn và sử dụng sản phẩm.

20
Hình thức tự giới thiệu không giống như quảng cáo mà giống như một bài phóng sự
đưa tin do phóng viên của đài truyền hình biên tập nên hiệu quả trong việc truyền
thông có vẻ khách quan và được khách hàng dễ dàng tin tưởng và chấp nhận.
3. Nhược điểm:
Không thu hút được nhiều người xem do thời lượng phát sóng dài khiến người xem bỏ
giữa chừng. Ngoài ra cũng không được phát nhiều lần như các TVC quảng cáo khác,
độ phủ sóng không được cao. Chi phí sản xuất khá cao nên doanh nghiệp cần cân nhắc
phân bổ hợp lý cho chiến dịch quảng cáo.

VI. Tài trợ chương trình


1. Khái niệm
Các doanh nghiệp tiến hành tài trợ cho các chương trình truyền hình qua 2 hình
thức: tài trợ phát sóng và tài trợ sản xuất chương trình
Hình thức quảng cáo này thường sẽ được các doanh nghiệp lớn sử dụng. Tuy
nhiên, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã sử dụng hình thức này do nhận
thấy sức hút của các chương trình truyền hình cũng như khả năng nhận diện của công
chúng đối với nhãn hàng qua chương trình truyền hình.

21
(Với vai trò là nhà tài trợ chính trong chương trình Running Man Vietnam,
hình ảnh của tương ớt Chinsu xuất hiện tương đối nhiều khi chương trình được
phát sóng)
2. Ưu điểm
Được lồng ghép và xuất hiện nhiều khi chương trình phát sóng từ đó có nhiều
cơ hội để gây ấn tượng với công chúng hơn. Với sức nóng hiện nay của các chương
trình truyền hình, việc trở thành nhà tài trợ chương trình được xem là hình thức quảng
cáo hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp.
Hình thức quảng cáo này còn có thể ngăn cản được các đối thủ cạnh tranh xuất
hiện nhiều trước các nhóm công chúng mục tiêu của mình. Cùng với đó, có thể kết nối
giá trị cốt lõi của thương hiệu với nội dung của chương trình từ đó gây ấn tượng mạnh
mẽ với công chúng hơn.
3. Nhược điểm
Chi phí đầu tư cho việc tài trợ tương đối lớn đến rất lớn. Ngoài ra, không phải
chương trình truyền hình nào cũng có thể thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng.
Ngoài ra còn có trường hợp các chương trình vướng scandal, bị khán giả tẩy chay, bị
hủy chương trình từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như doanh thu của doanh
nghiệp.

22
Dễ xảy ra trường hợp chương trình trả quảng cáo cho nhà tài trợ một cách
không phù hợp và khiến cho công chúng cảm thấy phản cảm từ đó gây ảnh hưởng đến
hình ảnh của doanh nghiệp.

(Hình ảnh Rejoice - nhà tài trợ của cuộc thi Vietnam’s Got Talent 2012 xuất hiện khó
hiểu trong phần phỏng vấn thí sinh trước khi lên biểu diễn)

VII. TVC Quảng cáo


1. Khái niệm
TVC (Television Commercials) là một loại hình quảng cáo sử dụng hình ảnh,
âm thanh nhằm giới thiệu về những sản phẩm thương mại, được phát sóng trên hệ
thống truyền hình. TVC quảng cáo trên truyền hình thường được nhà đài phát xen kẽ
vào trước, giữa hoặc là sau nội dung chính của chương trình, tùy theo quy định về
khung giờ phát của nhà đài.
Quảng cáo TVC được xem là hình thức mang lại hiệu quả nhất so với các loại
hình quảng cáo thương mại trên truyền hình. Với thời lượng cho mỗi phim quảng cáo
TVC thông thường trong vài chục giây là có thể truyền tải được đầy đủ thông điệp của
doanh nghiệp bằng cả hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng hấp dẫn.
TVC quảng cáo xuất hiện đầu tiên trên sóng truyền hình tại Châu Á vào ngày
28/8/1953 ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản trên kênh truyền hình Nippon TV giới thiệu về

23
một loại đồng hồ có tên là Seikosha. Seikosha cũng chính là thương hiệu đồng hồ
Seiko nổi tiếng sau này.
TVC Quảng cáo lựa chọn định dạng thông điệp phối hợp giữa hình ảnh, âm
thanh, thời gian và hiệu ứng. Hình thức thể hiện thông điệp quảng cáo cũng đa dạng,
hấp dẫn. Hình thức quảng cáo này cần một mức chi phí khá cao và sự kiểm duyệt nội
dung nghiêm ngặt của đài truyền hình. Với thông điệp về sản phẩm, dịch vụ và doanh
nghiệp sinh động và đầy đủ thông tin, TVC Quảng cáo ưa chuộng khán giả xem nhiều
hơn so với các hình thức quảng cáo thương mại khác trên truyền hình. Hầu như các
doanh nghiệp đều có thể thực hiện hình thức quảng cáo này nếu có đủ chi phí và nội
dung được kiểm duyệt.
2. Ưu điểm
Lợi thế của quảng cáo TVC truyền hình chính là độ phủ sóng rộng rãi, có khả
năng tiếp cận đến nhiều hộ gia đình, nhiều đối tượng thuộc tầng lớp, lứa tuổi khác
nhau. Đặc biệt, thông điệp quảng cáo có khả năng gây chú ý rất cao vì nó tiếp cận đến
người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất.
Ngoài ra, video quảng cáo cũng được cho là có hiệu quả hơn nhiều so với các
hình thức khác. Tác động tới đa giác quan của khán giả, nếu sự xuất hiện của quảng
cáo đủ dày, đủ ấn tượng và thường xuyên thì độ nhận diện thương hiệu càng tăng cao.
Đối với các doanh nghiệp còn trẻ, nếu duy trì việc sử dụng hình thức quảng cáo này
với nội dung đủ ấn tượng thì có thể tạo nên thương hiệu đối với khách hàng. Từ đó
kéo theo sự gia tăng doanh thu bán hàng. Ví dụ như quảng cáo của Điện máy xanh. Ra
mắt vào ngày 1/11/2016, TVC Điện máy Xanh chính thức ra mắt trên các phương tiện
truyền thông trong đó có kênh truyền hình Việt Nam. Được phát sóng với tần suất dày
đặc và đều đặn trên các kênh truyền hình quốc gia ở những khung giờ vàng nên TVC
có độ tiếp cận cao. Quảng cáo đã tạo nên hiệu ứng viral với rất nhiều người, kể cả
những người không thường xuyên coi truyền hình bởi yếu tố lạ của nó.

24
Nhờ sự góp mặt của quảng cáo này, doanh thu của chuỗi Điện máy Xanh trong
tháng 1/2017 đạt 3.248 tỷ đồng - tăng trưởng 222% so với cùng kỳ năm trước.
3. Nhược điểm
Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này cũng có một số hạn chế như chi phí khá
cao; khó tiếp cận những phân khúc khách hàng rõ ràng; khó thay đổi cũng như bị giới
hạn về thời gian phát sóng và nội dung được kiểm duyệt chặt chẽ.
4. Ví dụ
TVC Quảng cáo thường được truyền tải đa dạng thông điệp tùy vào mục đích
chủ thể quảng cáo muốn truyền tải. Chủ đề của quảng cáo có thể là tình cảm, lý trí
hoặc đạo đức.

• Chủ đề tình cảm: Quảng cáo Tết Neptune 2013 - “Về nhà đón Tết, gia đình trên hết”
Hướng tới phân khúc công chúng là gia đình. Chính vì vậy, rất nhiều doanh
nghiệp lựa chọn nội dung quảng cáo hướng tới tình cảm gia đình. Khai thác những câu
chuyện cảm động về gia đình, dùng hiệu ứng cảm xúc để kết nối khán giả.

Trên tivi, quảng cáo đã được biên tập lại còn 1 phút 1 giây. Có những khán giả
chia sẻ, hàng ngày họ chỉ mong tivi chiếu đến đoạn quảng cáo này để xem. Đây được
coi là một quảng cáo khá thành công của Neptune. Neptune đã biết sử dụng yếu tố

25
tình cảm, yếu tố đóng vai trò quan trọng thứ 3 trong tháp nhu cầu của Maslow để thu
hút sự quan tâm của khán giả. Chính yếu tố này đã giúp đoạn quảng cáo được công
chúng yêu thích hơn. Đặc biệt TVC quảng cáo này còn đánh trúng tâm lý người Việt -
coi trọng tình cảm gia đình và sự đoàn viên khi Tết đến xuân về.

● Chủ đề lý trí: Tập trung vào đặc điểm sản phẩm - Quảng cáo sữa ADM
Vinamilk “Ai mắt kiếng, giày độn”

26
Vinamilk được cho là thương hiệu “chịu chi” với sự đầu tư cực khủng cho quảng
cáo mỗi năm. Trong đó, Vinamilk vẫn tiếp tục duy trì hình thức quảng cáo TVC với
chủ đề thông điệp về lý trí kết hợp với giai điệu âm nhạc, hình ảnh, hiệu ứng hấp dẫn.
Đoạn quảng cáo với lời thoại ngắn gọn, dễ nhớ cùng giai điệu rộn ràng phù hợp với trẻ
nhỏ. Với thông điệp “Sữa Vinamilk mới, mắt sáng dáng cao” cùng việc đưa ra hàng
loạt những thông tin đặc điểm của sản phẩm như Vitamin A, Vitamin D3, Ca,..., các
video quảng cáo của Vinamilk đã trở nên quá gần gũi với người xem truyền hình.

27
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUẢNG
CÁO TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY
I. Ưu và nhược điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình
1. Ưu điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình
- Quảng cáo trên Truyền hình có khả năng gây chú ý nhanh, tác động đến đa giác
quan
Quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp sinh động giữa hình ảnh, âm thanh,
màu sắc cộng và những chuyển động và các kĩ xảo truyền hình mang đến cho người
xem những hình ảnh sống động, chân thực của việc xảy ra trước mặt, gây ấn tượng với
công chúng, khiến công chúng nhớ các nội dung, thông điệp quảng cáo hơn.

- Quảng cáo trên Truyền hình có phạm vi rộng, tiếp cận nhiều người xem
“Việt Nam hiện có 70 đài truyền hình với khoảng 300 kênh truyền hình phát
sóng. Năm 2019, theo UNFPA, 91.9% hộ gia đình ở Việt Nam có sử dụng tivi”8. Bên
cạnh đó, số khán giả xem truyền hình cũng khá nhiều, chỉ tính riêng ở Hà Nội, “số
lượng người xem trung bình mỗi phút trên VTV1 đã lên tới 67,540 người”9. Bên cạnh
đó, theo Báo cáo của Ebiquity và Gain Theory, “Quảng cáo trên truyền hình là quảng
cáo ngắn hạn hiệu quả nhất khi tiếp cận với nhiều công chúng trong thời gian ngắn
nhất”10

- Sóng Truyền hình có sự phân hóa theo giới hạn phạm vi địa lý
Việc có nhiều kênh sóng truyền hình trung ương và địa phương giúp doanh
nghiệp thử nghiệm các chiến dịch marketing, chọn lọc, phân phối dịch vụ/sản phẩm
phù hợp cho từng khu vực.

- Quảng cáo trên truyền hình có chi phí tiếp cận chia đầu người khá thấp.

8
UNFPA. 2019, Kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.
9
Vietnamtam. 2020. Top những kênh có lượng người xem trung bình lớn nhất trong quý I - 2020. Truy cập ngày
23 tháng 9 năm 2021. http://vietnamtam.vn/tin-tuc/item/384-top-channels-q1-2020
10
Ebiquity và Gain Theory. 2018. Profit ability: The Business case for advertising special report 2018.

28
Nếu chỉ nhìn vào đơn giá quảng cáo truyền hình cho 30 giây phát sóng thì
nhiều người cho rằng nó quá đắt đỏ. Tuy nhiên, khi đem chia cho số người tiếp nhận
được quảng cáo trong vòng 30 giây đó thì chi phí này lại rất thấp.

- Quảng cáo trên truyền hình có khả năng tiếp cận khán giả khi họ đang tập trung
nhất
Các TVC luôn được phát chính giữa hoặc trước, sau các chương trình truyền
hình “ăn khách”. Vì thế, thông điệp quảng cáo có khả năng gây chú ý rất cao vì nó
tiếp cận đến người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất.

2. Nhược điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình
- Quảng cáo trên truyền hình có chi phí tuyệt đối quảng cáo khá cao
Chi phí để phát sóng cho một spot (1 lần quảng cáo) là thấp, nhưng để tạo được
hiệu ứng và sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp cần phải
phát lại quảng cáo nhiều lần. Ngoài ra, để quảng cáo trên truyền hình đạt hiệu quả,
doanh nghiệp cần phải đầu tư cho việc xây dựng các mẩu quảng cáo chất lượng và ấn
tượng, bao gồm các chi phí như thuê người viết kịch bản, diễn viên, biên tập film,
hoặc công ty quảng cáo,...

- Quảng cáo trên truyền hình có tuổi thọ ngắn


Các chương trình quảng cáo truyền hình sau khi không phát sóng nữa hầu như
sẽ mất hẳn, không hề để lại dấu tích như các loại hình quảng cáo khác. Do đó, nội
dung quảng cáo phải đặc sắc, lôi cuốn,… phải được phát đi, phát lại nhiều lần mới tạo
được ấn tượng với khán giả.

- Quảng cáo truyền hình thiếu những phân khúc khách hàng rõ ràng
Quảng cáo truyền hình không có khả năng tập trung vào một phân khúc khách
hàng chính xác và vụ thể. Đây là điểm hạn chế cho doanh nghiệp muốn nhắm đến mục
tiêu là một đối tượng khách hàng cụ thể.

- Quảng cáo trên truyền hình khó thay đổi nội dung

29
Đối với các loại hình quảng cáo khác như trên báo, Internet,… việc thay đổi
thông tin về sản phẩm như: giá cả hay các chương trình khuyến mãi… chỉ đơn giản là
thay đổi các phiếu mua hàng là được. Đối với quảng cáo truyền hình thì khác, doanh
nghiệp phải cập nhật lại kịch bản và quay lại toàn bộ phim quảng cáo nên sẽ phải tốn
nhiều chi phí.

- Độ nhiễu loạn thông tin trên truyền hình cao


Do quảng cáo trên truyền hình là truyền thông một chiều, không có sự tương
tác qua lại giữa doanh nghiệp và công chúng nên rất có thể dẫn đến việc người xem
quảng cáo hiểu chưa rõ về thông tin quảng cáo muốn truyền tải hay thậm chí là hiểu
nhầm thông tin về sản phẩm quảng cáo (nhiễu trong việc truyền tải thông tin) mà
doanh nghiệp, chủ quảng cáo khó có thể kiểm soát được. Ngoài ra, dù ngày nay,
Truyền hình có sử dụng những thiết bị hiện đại và kết nối hiệu quả nhưng cũng không
thể không có một số trường hợp bị nhiễu sóng truyền hình, thiết bị truyền hình dẫn
đến việc thông tin bị nhiễu và không truyền tải được đầy đủ đến cho công chúng.

- Khó thống kê và theo dõi hiệu quả của hoạt động quảng cáo
Về chỉ số tiếp cận, đo lường lượng tiếp cận có thể được thực hiện dựa vào các
thiết bị theo dõi, thống kê (hộp đo TV) của các kênh truyền hình nhằm ghi lại lượng
người tiếp cận kênh đó tại mỗi thời điểm. Những thiết bị này sẽ đưa ra số liệu chính
xác về lượng người đang kết nối với kênh đó tuy nhiên không thể dựa vào đó để đánh
giá rằng những người này đang tiếp cận một cách hoàn toàn tới thông điệp được
truyền tải, cần phải loại trừ những người không tập trung vào chương trình đang phát,
làm việc riêng hoặc họ không nằm trong đối tượng mục tiêu mà nhà quảng cáo hướng
tới. Vậy nên, những chỉ số tiếp cận hay chỉ số phản hồi của Quảng cáo Thương mại
trên Truyền hình rất khó để xác định, buộc doanh nghiệp khải có những cách đo khác,
phức tạp hơn.

- Các Thủ tục đăng ký Quảng cáo Thương mại trên Truyền hình còn rườm rà
Để có thể phát hành Quảng cáo trên Truyền hình, Doanh nghiệp cần chuẩn bị
khá nhiều giấy tờ, giấy phép, chứng thực theo Quy định của Pháp luật như Đơn xin

30
quảng cáo, Giấy phép đăng ký kinh doanh, Kịch bản quảng cáo, Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, Hình ảnh sản phẩm hàng hóa dịch vụ,... và các giấy phép khác
tương ứng với các loại sản phẩm và loại quảng cáo (thông báo ưu đãi, khuyến mãi,..)
được quy định rõ ràng trong Luật Quảng cáo năm 201211.

Bên cạnh đó, quy trình thực hiện đăng ký quảng cáo thương mại trên truyền
hình cũng gồm khá nhiều bước và tốn nhiều thời gian để xác minh, thẩm định và xét
duyệt.
Nộp hồ sơ xin quảng cáo → Nhận hồ sơ → Thẩm định hồ sơ → Đàm phán→ Thỏa
thuận → Ký kết hợp đồng quảng cáo

II. Hiệu quả của Quảng cáo Thương mại trên Truyền hình
Để đánh giá độ hiệu quả của quảng cáo thương mại trên truyền hình khá khó khăn,
bao gồm nhiều tiêu chí như số lượt tiếp cận, chất lượng khách hàng sau khi quảng cáo,
chi phí tối thiểu,...

Tuy vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng Quảng cáo trên truyền hình hiện nay vẫn là
loại hình Quảng cáo khá hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng sử dụng. Theo
Nghiên cứu của The Global TV Group12, tổng chi phí cho Quảng cáo Thương mại trên
Thế giới đã tăng gấp đôi từ năm 2015 - 2020.

11
Luật P&G. Thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên Truyền hình. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.
https://luattuvan.vn/thu-tuc-xin-giay-phep-quang-cao-tren-truyen-hinh-a299.html
12
The Global TV Group. 2021. Direct to consumer brands’ and global tech firms’ investments in TV
advertising.
https://www.dropbox.com/scl/fi/pw45rjx9yekkv972sh5y9/2021_gtvg_deck_d2c.pptx?dl=0&rlkey=6qhmee7ufv
n0jmhlrx4ivl3jw

31
Và Xu hướng này cũng hoàn toàn đúng với Quảng cáo Thương mại ở Việt Nam. Theo
Báo cáo thị trường quảng cáo trực tuyến tổng kết năm 2019 do Adsota vừa phát hành,
thị trường tiếp thị tại Việt Nam chủ yếu vẫn được “phủ bóng” bởi các kênh quảng cáo
truyền thống như TVC (quảng cáo trên truyền hình) hay OOH (quảng cáo ngoài
trời)13.

Quảng cáo Thương mại trên Truyền hình khá được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
là bởi những lợi thế nổi bật như khả năng tiếp cận số lượng công chúng lớn; có khả
năng đặc trưng hóa sản phẩm trong thời gian ngắn; cung cấp thông tin và hướng dẫn
sử dụng sản phẩm một cách trực quan và nhanh chóng qua các TVC;... Ngoài ra, là
một công cụ truyền thông truyền thống, phổ biến và có kiểm duyệt, Quảng cáo
Thương mại trên truyền hình còn thông tin về cách phân biệt hàng giả, hàng thật, địa
chỉ bán sản phẩm chất lượng,…giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng lòng tin cho
người tiêu dùng hơn.

Tuy vậy, do có một số những nhược điểm như không thể phân hóa được tệp khách
hàng nên Quảng cáo Thương mại trên truyền hình chỉ thực sự hiệu quả với các Quảng

13
Lê Anh. 2020. Chi tiêu cho quảng cáo số tại Việt Nam: Ngành nào ‘bạo tay’ nhất? Truy cập ngày 23 tháng 9
năm 2021.
https://vietnamfinance.vn/chi-tieu-cho-quang-cao-so-tai-viet-nam-nganh-nao-bao-tay-nhat-20180504224234867
.htm

32
cáo Thương mại với sản phẩm mang tính xã hội hóa cao, thường sử dụng như
Thuốc/Thực phẩm chức năng hay Hàng tiêu dùng.
Thống kê từ Hệ thống đo lường khán giả truyền hình VIETNAM-TAM14 cho thấy đa
số các Quảng cáo có điểm GPR15 cao nhất (có độ tiếp cận công chúng cao) trong
khung giờ 17h-20h trên kênh VTV1 là các quảng cáo thuốc/thực phẩm chức năng như
An tâm ngủ ngon, Hoạt huyết Nhất Nhất,... và sản phẩm tiêu dùng như Dầu gội Thái
Dương,...

14
Vietnamtam. 2021. Nhóm Dược phẩm chiếm trọn thời lượng quảng cáo khung giờ tin tức trên VTV1, Truy cập
ngày 23 tháng 9 năm 2021.
http://vietnamtam.vn/tin-tuc/item/460-nhom-duoc-pham-chiem-tron-thoi-luong-quang-cao-khung-gio-tin-tuc-tre
n-vtv1
15
Điểm Đánh giá chung (GRP): Mỗi một GRP tương đương 1% số lượng công chúng theo dõi thông điệp/tổng
lượng CCMT cho chương trình Quảng cáo
GRP = Reach x Frequency

33
KẾT LUẬN

Hiện nay ở Việt Nam, các hoạt động kinh doanh, thương mại của các doanh
nghiệp diễn ra vô cùng sôi động, kèm theo đó cũng là sự cạnh tranh khốc liệt. Để có
thể giành được ưu thế, các doanh nghiệp phải sử dụng đến các hình thức quảng cáo
nói chung hay cụ thể là quảng cáo trên truyền hình.
​ Quảng cáo thương mại trên truyền hình là một hình thức quảng cáo hiện đại,
mới mẻ. Trong thời đại hiện nay thì truyền hình là một thứ không thể thiếu được ở tất
cả mọi nhà mọi quốc gia, lãnh thổ, chính vì vậy mà hình thức quảng cáo thương mại
trên truyền hình có thể bao quát được nhiều nhất, chia sẻ được nhiều thông tin nhất,
làm cho con người ở bất cứ nơi đâu cũng có thể theo dõi được.
Quảng cáo thương mại trên truyền hình có rất nhiều ưu điểm. Đầu tiên, nó sẽ
tác động tới cả thị giác và thính giác của người xem. Từ đó, người xem cảm thấy dễ
đón nhận thông tin quảng cáo hơn. Đối với những quảng cáo có diễn viên nổi tiếng
hoặc những quảng cáo có nội dung đặc sắc, hài hước thì sẽ kích thích được sự hứng
thú của khán giả. Quảng cáo trên truyền hình thời gian tuy ngắn nhưng nó diễn tả
được rất nhiều ý tưởng của nhà kinh doanh, những ý tưởng để thuyết phục khách
hàng làm cho khách hàng quan tâm và hứng thú với sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, quảng cáo trên truyền hình có nhược điểm là chi phí bỏ ra rất lớn
nếu doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính thì không thể quảng cáo được bằng
hình thức này. Có thể chi phí của quảng cáo truyền hình rất cao nhưng không phải vì
thế mà các doanh nghiệp không có tiền chi trả, nhiều doanh nghiệp với tiềm lực kinh
tế mạnh muốn chiếm lĩnh thị trường và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh sẵn sàng để đầu
tư cho việc quảng cáo trên truyền hình.
Như vậy, có thể nói, khi truyền hình còn phát triển, các loại hình quảng cáo
trên truyền hình vẫn sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các doanh
nghiệp để quảng bá hình ảnh của mình. Chắc chắn, trong tương lai, cùng với sự tiến
bộ không ngừng của công nghệ, sự phát triển trong nhận thức và tri thức nhân loại,
quảng cáo thương mại trên truyền hình sẽ đạt nhiều thành công và hiệu quả tốt cho
các doanh nghiệp.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Armand Dayan, Nghệ thuật quảng cáo, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002, tr.7

2. William F. Arens. Contemporary Advertising/10th Edition, 2005. Reproduced with


permission of The McGraw-Hill Companies, tr.7

3. Philip Kotler, Marketing Căn bản, 1998, Nxb Thống kê, tr.376

4. UNFPA. 2019, Kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, Truy cập ngày 23
tháng 9 năm 2021.

5. Vietnamtam. 2020. Top những kênh có lượng người xem trung bình lớn nhất trong
quý I - 2020. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021
http://vietnamtam.vn/tin-tuc/item/384-top-channels-q1-2020

6. Ebiquity và Gain Theory. 2018. Profit ability: The Business case for advertising
special report 2018.

7. Lê Anh. 2020. Chi tiêu cho quảng cáo số tại Việt Nam: Ngành nào ‘bạo tay’ nhất?
Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.

8. Nguyễn Hữu Thụ (2015). Những khía cạnh tâm lý của quảng cáo thương mại, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.11

9. Hoàng Việt Anh (2020), Lợi ích của hình thức quảng cáo trên truyền hình,
Brandcom, https://brandcom.vn/loi-ich-cua-hinh-thuc-quang-cao-tren-truyen-hinh/,
truy cập ngày 23/09/2020.

10. Vietnamtam. 2021. Nhóm Dược phẩm chiếm trọn thời lượng quảng cáo khung giờ
tin tức trên VTV1, Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.

35
36

You might also like