You are on page 1of 11

A.

Luật Xử phạt vi phạm hành chính


I. Vi phạm hành chính
1. Khái niệm:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính.
Ví dụ:
- Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau
sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là
hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật
tự, an toàn xã hội.
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn amáy khi tham gia giao
thông không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng
cách khi điều khiển xe sẽ bị phạt 200.000 đồng đến 300.000
đồng.
Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực gia giao
thông đường bộ
2. Cấu thành vi phạm hành chính:
Cấu thành vi phạm hành chính gồm bốn yếu tố:
+ Mặt khách quan của vì phạm hành chính: hành vi vi phạm hành
chính, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm, công
cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian thực hiện vi phạm hành chính
+ Mặt chủ quan của vì phạm hành chính: lỗi, động cơ, mục đích
+ Khách thể của vi phạm hành chính: quan hệ xã hội phát sinh
trong quản lí hành chính nhà nước được pháp luật quy định và bảo
vệ bị xâm hại bởi vi phạm hành chính
+ Chủ thể của vi phạm hành chính: cá nhân hay tổ chức có hành
vi vi phạm hành chính. Cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ
bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý;
cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi
vi phạm hành chính do mình gây ra
Tất cả các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính đều có tính
bắt buộc phải có khi xác định hành vi vi phạm hành chính.
Ví dụ: (hình ảnh slide của cô)
3. Trách nhiệm Hành chính:
3.1. Khái niệm:
Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà
nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
pháp luật hành chính.
3.2. Đặc điểm
- Cơ sở của TNHC là vi phạm hành chính
- TNHC được áp dụng chủ yếu bởi cơ quan hành chính,
người có thẩm quyền theo thủ tục hành chính
- TNHC là một trong các hình thức cưỡng chế hành
chính
3.3. Căn cứ truy cứu trách nhiệm hành chính (như slide cô)

II. Xử phạt Vi phạm pháp luật:

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:


Theo Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo
Điều 22. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định
thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi
vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
b) Phạt tiền
Điều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng
đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 24 của Luật này.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với
hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương
thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá
mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được
quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế -
xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực
thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ
thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2
khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là
mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi
đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống
nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu
có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không
được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ
hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt
động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường
hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có
khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức
khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không
phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng,
sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,
thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu
lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng
chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề.
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính)

Điều 26. Tịch thu tung vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào
ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan
trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm
hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

đ) Trục xuất.
Điều 27. Trục xuất

1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi
vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục
xuất.

2. Biện pháp khắc phục:

Theo Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc
áp dụng
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có
giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con
người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung
độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa,
phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm
hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy
định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

3. Nguyên tắc xử phạt

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính


1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời
và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính
gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng,
công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng
quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức
độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình
tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành
chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi
phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi
phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi
phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền
đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Thẩm quyền xử phạt ( như slide cô )


B. LUẬT KHÁM CHỮA BỆNH:  
 Khái niệm: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật khám bệnh,
chữa bệnh. Luật số 40/2009/QH12)
Luật khám chữa bệnh quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh,
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật; áp
dụng kỹ thuật, phương pháp mới; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp; điều kiện bảo đảm công tác
khám bệnh, chữa bệnh.
 Nguyên tắc:
Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối
với người bệnh.
2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về
tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11
và khoản 4 Điều 59 của Luật này.
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu,
trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80
tuổi trở lên, người có công với cách mạng và phụ nữ có thai.
5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm
vụ.

VD: Có 2 bệnh nhân cùng nhập viện một lúc, một bệnh nhân
người dân tộc thiểu số bị tai nạn và cấp cứu với tình trang khá
nguy kịch và một bệnh nhân người dân tộc Kinh bị sây sát nhẹ.
Trong trường hợp này, nhân viên y tế và bác sĩ ở bệnh viện phải
ưu tiên khám, chữa bệnh cho bệnh nhân cấp cứu có tình trạng
nặng hơn, không phân biệt vùng miền.

I. Quyền và nghĩa vụ của NGƯỜI BỆNH


1. Quyền của người bệnh (từ điều 7 đến điều 13):
- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều
kiện thực tế
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh,
chữa bệnh
- Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
- Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám
bệnh, chữa bệnh
- Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh
- Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có
năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

VD: Anh A mắc bệnh trĩ và thường xuyên phải đến bệnh viện điều
trị, anh A cảm thấy xấu hổ và mất tự nhiên nên không muốn để
người thân và bạn bè biết về bệnh của mình. Trong trường hợp này,
bác sĩ và nhân viên y tế phụ trách khám, chữa bệnh cho anh A phải
có trách nhiệm giữ bí mật riêng tư cho anh A.

2. Nghĩa vụ người bệnh (từ điều 14 đến điều 16)


- Điều 14: Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề
- Điều 15: Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa
bệnh
- Điều 16: Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

II. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (điều 17- điều 40)
1. Điều kiện đối với người hành nghề

Điều 17: Người xin cấp chứng chỉ hành nghề

Điều 18: Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt
Nam

Điều 19: Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối
với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Điều 20: Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp
bị thu hồi chứng chỉ hành nghề                                  .

2. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ
hành nghề (điều 26 đến điều 30)

Điều 26. Thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành
nghề

Điều 27. Hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.


Điều 28. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

Điều 29. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề

Điều 30. Lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

3. Quyền của người hành nghề (điều 31 đến điều 35):

- Quyền được hành nghề


- Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
- Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
- Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh
- Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề
VD: Anh B là bác sĩ khoa Tim Mạch, bệnh viện X. Anh B mới bắt đầu
vào làm ở bệnh viện hơn 1 năm. Gần đây, anh B được giao phụ trách
một bệnh nhân bị suy tim cấp độ 3 do bệnh viện thiếu nhân lực. Nhận
thấy bản thân chưa đủ khả năng và kinh nghiệm để phụ trách, anh B
đã từ chối khám, chữa bệnh cho bệnh nhân này và đề nghị khoa phân
công một bác sĩ khác có kinh nghiệm hơn.
4. Nghĩa vụ của người hành nghề (điều 36 đến điều 40)

- Nghĩa vụ đối với người bệnh


- Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
- Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
- Nghĩa vụ đối với xã hội
- Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế.

III. Về cơ sở khám chữa bệnh

- Hình thức tổ chức và điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh,
chữa

- Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy
phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định
trong điều 45-49
- Chứng nhận nâng cao chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh
- Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định
tại điều 52, 53
IV. Điều kiện áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong từ điều 54 -
điều 68

- Có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị để có thể áp


dụng kỹ thuật, phương pháp mới.
- Được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế thẩm định và cho
phép áp dụng (Sau khi kết thúc giai đoạn triển khai thí điểm, cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh nộp báo cáo kết quả và quy trình kỹ thuật đã
được xây dựng hoàn thiện cho Bộ Y tế hoặc Sở Y tế để thẩm định)

V. Quy định về sai sót chuyên môn, giá dịch vụ trong KCB từ điều
73- điều 80
1. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở KCB khi xảy ra tai
biến trong KCB
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về KCB là 05 năm kể
từ khi sự việc xảy ra
3. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tư nhân được quyền quyết định và phải niêm yết công khai
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 6. Các hành vi bị cấm (14)


1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong
thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ
hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ
hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép
hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác
sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử
dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá
phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy
phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa
khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
8. Sử dụng hình thức mê tính trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong
máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.
10.Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn
kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh
án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.
11.Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người
hành nghề.
12.Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người
không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
13.Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc
tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật
hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử
tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn
của Nhà nước.
14.Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.

Giải quyết tình huống:


Anh An hiện tại đang sinh sống tại một khu chung cư. Hàng ngày khi đi làm,
anh thấy hết sức mệt mỏi vì tình trạng mất vệ sinh môi trường xung quanh khu
chung cư do tự ý đốt rác ở khu vực dân cư. Pháp luật quy định như thế nào về
hành vi này và mức xử phạt như thế nào?
Trả lời:

Điều 172 Bộ luật Dân sự quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường như sau: “Khi
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì
phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu
quả và bồi thường thiệt hại”.

Hành vi tự ý đốt rác thải tại khu vực dân cư gây ô nhiễm là vi phạm pháp luật
theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Dân sự. Căn cứ Điểm b, Khoản 2, Điều 7
Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hành vi vi phạm giữ gìn vệ
sinh chung thì hành vi tự ý đốt rác thải gây ô nhiễm tại khu vực dân cư của hàng
xóm nhà bạn sẽ bị xử phạt hành chính:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
+ Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan,
trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
+ Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân
cư, nơi công cộng;
+ Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công
cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
+ Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi
công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày
nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
Vì vậy trong trường hợp này, khi anh An báo cáo với UBND phường tại nơi cư
trú thì người vi phạm có thể bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng tùy vào mức
độ vi phạm.

You might also like