You are on page 1of 43

KẾ HOẠCH BÀI DẠY THI

GIÁO VIÊN GIỎI TỈNH

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

KẾ HOẠCH BÀI DẠY WORD + POWERPOINT


THI GIÁO VIÊN GIỎI TỈNH THEO PHƯƠNG
PHÁP LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC MÔN SINH HỌC
- QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ SINH VẬT
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : 
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THI GIÁO VIÊN GIỎI TỈNH THEO PHƯƠNG PHÁP
LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC MÔN SINH HỌC

L
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LẦN 2

A
Ngày soạn:04/12/2022
Ngày dạy: 07/12/2022

CI
Lớp dạy: 12A0
Giáo viên dạy: Hoàng Thị Hài – Trường THPT Việt Yên số 2

FI
Môn dạy: Sinh học

OF
TÊN CHỦ ĐỀ: QUẦN THỂ SINH VẬT
Tiết 23. Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần
thể sinh vật
I. MỤC TIÊU

ƠN
1. Năng lực
- Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật, lấy được các ví dụ minh họa về quần thể.
- Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh
họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.
NH
- Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học thông qua học sinh chủ động học tập
video bài giảng của giáo viên trên hệ thống K12Online. Tích cực trong việc tìm hiểu,
nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo trên mạng Internet.
- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc học sinh trao đổi thảo
Y

luận, hợp tác trong quá làm việc nhóm, trình bày kết quả nhiệm vụ của nhóm.
- Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc học sinh
QU

giải quyết được các vấn đề giáo viên đặt ra như vận dụng các mối quan hệ hỗ trợ vào
quần thể người để đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập và kinh tế. Có thể vận dụng tính
khoảng cách, mật độ trong nuôi trồng sao cho phù hợp.
2. Phẩm chất
M

- Chăm chỉ: rèn luyện nề nếp học tập, chủ động học bài giảng qua video, nghiên cứu sách
giáo khoa và các tài liệu học tập.

- Trung thực và trách nhiệm trong quá trình hoạt động nhóm.
- Có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm và yêu thích thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
Y

- Video bài giảng.


DẠ

- Ảnh về các mối quan hệ giữa các cá thể (nguồn trên mạng internet).
- Phiếu học tập, bút dạ.
2. Học sinh
- Giấy A0, băng dính hai mặt, bút dạ.

L
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TRƯỚC GIỜ HỌC

A
Mục tiêu - Học sinh học được nội dung bài mới qua việc học trên video bài giảng

CI
online.

Nền tảng sử - K12Online: để up video bài giảng và tạo bài kiểm tra kiến thức sau khi

FI
dụng học bài giảng qua video.
- Nhóm Zalo của lớp 12A0: nhắc nhở, theo dõi các nhiệm vụ học tập.

OF
Yêu cầu - 100% học sinh tham gia học bài giảng qua video.
- 100% ghi chép bài đầy đủ vào vở.
- 100% học sinh làm bài kiểm tra kiến thức sau khi học và đạt kết quả từ
60% với lớp cơ bản, 80-90% với lớp chọn yêu cầu cần đạt.

ƠN
Nhiệm vụ và - Học sinh nghiên cứu SGK để xác đinh mục tiêu và nội dung bài học.
nội dung HS - Học video bài giảng trên nền tảng K12Online.
cần thực
hiện được - Ghi chép bài đầy đủ vào vở. (chú ý kẻ vở làm hai cột, một cột để rộng là
NH
ghi kiến thức khi học qua video ở nhà, 1 cột để ghi kiến thức bổ sung khi
học trực tiếp trên lớp).
- Học sinh làm bài kiểm tra kiến thức sau khi học.

Thời gian 13h ngày 07.12.2022


Y

hoàn thành
QU

B. TRONG GIỜ HỌC


1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: TRÒ CHƠI LẬT MẢNH GHÉP. (khoảng 7 phút).
a. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức bài cũ, kiến thức bài mới ở mức nhận biết và thông hiểu khi học
M

video bài giảng ở nhà trên K12Online.


- Tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào tiết học trực tiếp trên lớp.

b. Tổ chức thực hiện:


- GV giao nhiệm vụ: GV chiếu mảnh ghép lên ti vi và giới thiệu luật chơi. Mỗi mảnh
ghép là một câu hỏi trắc nghiệm.
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành chọn mảnh ghép và trả lời câu hỏi.
Y

- GV tổ chức báo cáo và thảo luận: GV gọi mỗi học sinh chọn 1 mảnh ghép và đứng tại
DẠ

chỗ trả lời câu hỏi. Gọi học sinh khác có ý kiến, sau đó chốt đáp án và giải thích. Học
sinh đoán tên mảnh ghép, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và cho ý kiến. Mảnh ghép
được mở ra và GV dẫn vào bài mới.
L
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Trước khi đi vào hoạt động 1 GV phân tích kết quả tự học, chuẩn bị bài và làm bài tập

A
kiểm tra kiến thức trên nền tảng K12Online. Từ đó lấy cơ sở để định hướng cụ thể nội
dung cần phải thực hiện và tổ chức hoạt động. (khoảng 3 phút).

CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Ảnh trên 1: thống kê tỉ lệ học sinh tham gia vào học video bài giảng được 42/42 và đạt
100%. Ban đầu mới tiếp xúc với nền tảng K12Online học sinh còn bỡ ngỡ, nhưng GV đã
kịp thời hướng dẫn bằng cách quay video cách đăng nhập, hướng dẫn học sinh vào học
Y

theo từng bước nên học sinh đã tham gia học đầy đủ đạt 100%. Các em rất cố gắng,
nhanh nhẹn và chuyên cần.
DẠ

-Nhiều học sinh tham gia học nhiều lần nên số lượt học được 162 lượt. Số lượt thảo luận
chưa nhiều vì bài này kiến thức cũng khá đơn giản nên các em học sinh chưa thảo luận và
hỏi giáo viên nhiều.
A L
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU

- Trên đây là hình ảnh các câu hỏi của các em học sinh. Các em học sinh hỏi nhiều
câu kiến thức khá sâu, chứng tỏ các em cũng khá chăm chỉ học tập và nghiên
cứu bài ở nhà.
M

Y
DẠ
A L
CI
FI
OF
ƠN
-
Đây là ảnh chụp màn hình thống kê số lượng học sinh tham gia làm bài kiểm tra
kiến thức khi học online ở nhà trên K12Online. Các em hoàn thiện 100% và đạt
trung bình điểm 8,88. Điểm học tập này chứng tỏ các em học tập rất nghiêm túc.
NH
12A0 là lớp chọn đầu của trường Việt Yên số 1 nên các em nhận thức rất nhanh.
Y
QU
M

Y
DẠ
Đây là ảnh chụp các em làm câu hỏi phần I. Quần thể sinh vật và quá trình
hình thành quần thể. Câu 1 các em sai khá nhiều. Có 42 bạn thì 7 bạn sai nên GV
sẽ phân tích kĩ hơn kiến thức nội dung này.

A L
CI
FI
OF
ƠN
NH

Ảnh trên là kiến thức phần các mối quan hệ ở mức độ vận dụng . Vì lớp dạy là
12A0 là lớp chọn đầu tự nhiên nên GV cho một vài câu vận dụng. Câu 9 và câu 10
Y

học sinh sai khá nhiều. Vì vậy GV sẽ điều chỉnh và cho học sinh thảo luận kĩ
hơn.
QU

- Trên cơ sở phân tích kết quả học tập của học sinh khi học ở nhà, Gv đưa ra các
hoạt động sau.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể sinh vật.
(khoảng 7 phút)
M

a.Mục tiêu:
- Học sinh nêu được các đặc điểm của một quần thể.

- Lấy được các ví dụ về quần thể ngoài ví dụ SGK.


- Trình bày được các giai đoạn của quá trình hình thành quần thể.
b. Tổ chức thực hiện:
Y

- GV giao nhiệm vụ: GV cho học sinh hoạt động cặp đôi, phát phiếu bài tập bằng giấy
A4 cho từng cặp đôi. Yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu bài tập số 1 trong 2
DẠ

phút.
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, cùng nhau thảo luận và hoàn thiện bài
tập tại chỗ.
- GV tổ chức báo cáo và thảo luận: GV gọi 1 cặp đôi hoàn thành nhanh nhất cầm phiếu
bài tập lên bảng. GV chụp bài làm của cặp đôi đó chiếu lên ti vi để cho các cặp đôi khác
nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét và phân tích từng ý trong phiếu bài tập và phân tích

L
câu hỏi mà học sinh sai nhiều trong phần kiểm tra kiến thức ở nhà khi học sinh làm trên
nền tảng K12Online. Từ đó GV tổng kết kiến thức trọng tâm ghi lên bảng.

A
- Khái niệm quần thể sinh vật: là tập hợp các cá thể cùng một loài, cùng sinh sống trong

CI
một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và
tạo thành những thế hệ mới.
- Quá trình hình thành quần thể:

FI
+ Một số cá thể phát tán đến môi trường sống mới.
+ Những cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác.

OF
+ Những cá thể còn lại sẽ thích nghi và dần dần tạo thành quần thể mới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. (Khoảng 17 phút).
a. Mục tiêu:
- Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh

ƠN
họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm bằng cách
NH
phát tranh về các mối quan hệ giữa các cá thể cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm hoàn
thành các nội dung trong phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thảo luận nhóm ghép tranh vào các cột tương ứng trên tờ giấy A0, sau đó dùng bút
dạ hoàn thiện các nội dung yêu cầu của GV trên tờ A0.
Y

+ Dùng giấy nhớ màu vàng để ghi các câu hỏi chưa hiểu khi học online ở nhà dán vào
QU

bên cạnh tờ giấy A0.


+ Thảo luận và hoàn thiện các câu hỏi mà nhiều học sinh trả lời sai ở phần kiến thức này
khi làm bài tập kiểm tra kiến thức trên nền tảng K12Online ở nhà.
- GV tổ chức báo cáo và thảo luận:
+ Gọi một nhóm bất kì treo phiếu học tập là tờ Ao lên bảng.
M

+ Các nhóm khác nhau chuyển tịnh tiến phiếu học tập là sản phẩm của nhóm cho các
nhóm khác để các nhóm chuẩn bị chấm dựa theo tiêu chí cho điểm của GV.

+ Sau đó đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Giáo viên
nhận xét và đánh giá tổng kết điểm của nhóm trên bảng và chữa lại các câu bài tập mà
nhiều học sinh làm sai trên K12Online ở nhà. GV chốt nội dung chính trên chính phiếu
học tập của HS.
Y

+Mỗi nhóm được chấm cử 1 HS ra kiểm tra việc nhóm khác chấm cho nhóm mình.
DẠ

+ GV: chốt điểm các nhóm và khen ngợi các nhóm hoạt động tốt. Động viên các nhóm
còn chưa được tốt.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. (Khoảng 7 phút).
a. Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học trong bài.

L
b. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: GV up bài tập củng cố trực tiếp lên nền tảng K12Online với 5 câu

A
hỏi trắc nghiệm. Yêu cầu học sinh đăng nhập nền tảng K12Oniline và làm bài tập.

CI
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS đăng nhập K12Online làm bài tập củng cố tại chỗ trong
5phút (học sinh có thể nộp trước khi hết 2 phút).
- GV tổ chức báo cáo và thảo luận: HS làm bài tập cá nhân tại chỗ. Làm xong nộp bài.

FI
GV phân tích phổ điểm, bảng điểm và thống kê theo câu hỏi. Từ đó nhận xét kết quả học
tập của HS.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. (Khoảng 4 phút).

OF
a. Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức trong bài học vào thực tiễn cuộc sống như vận dụng quan
hệ hỗ trợ vào hoạt động hỗ trợ nhau trong học tập, kinh tế, …

ƠN
- Biết cách cách tính khoảng cách, mật độ các cây trồng trong vườn trường sao cho phù
hợp để tránh sự cạnh tranh nhau về ánh sáng và chất dinh dưỡng. (Hoạt động này nếu
không còn thời gian thì cho về nhà).
b. Tổ chức thực hiện:
NH
- GV giao nhiệm vụ: GV giao cho hs về nhà thực hiện những hoạt động giúp đỡ các bạn
học tập, tính khoảng cách để trồng cây trong vườn trường sao cho phù hợp.
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện và ghi vào vở buổi sau báo cáo với GV.
- GV tổ chức báo cáo và thảo luận: Đầu tiết học sau hai bạn ngồi gần nhau trao đổi và
kiểm tra cho nhau. Sau đó GV nhận xét.
Y

C. SAU GIỜ HỌC


QU

a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức trong bài học để làm các bài tập trong SGK,
bài tập nâng cao trên hệ thống K12Online và thực hiện các hoạt động giúp đỡ các bạn
học tập, tính khoảng cách để trồng các cây trong vườn sao cho phù hợp.
b. Tổ chức thực hiện: HS làm bài tập vận dụng.
M

Y
DẠ
PHỤ LỤC

L
1. CÂU HỎI PHẦN KHỞI ĐỘNG: TRÒ CHƠI LẬT MẢNH GHÉP
Câu 1. Môi trường sống của các loài giun kí sinh là:

A
A. môi trường trên cạn B. môi trường đất

CI
C. môi trường sinh vật D. môi trường nước
Câu 2. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C,

FI
trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Từ
5,60C đến 420C được gọi là

OF
A. khoảng thuận lợi của loài. B. giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ.
C. điểm gây chết giới hạn dưới. D. điểm gây chết giới hạn trên.
Câu 3. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái
A. vô sinh B. hữu sinh

ƠN
C. cả vô sinh và hữu sinh. D. con người không là nhân tố sinh thái.
Câu 4. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm
trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
NH
A. Nơi ở B. Sinh cảnh
C. Giới hạn sinh thái D. Ổ sinh thái
Câu 5. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
Y

B. Tập hợp những cây cọ phân bố tại một quả đồi Phú Thọ.
QU

C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
Câu 6. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ).
Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ:
M

A. Cạnh tranh cùng loài. B. Hỗ trợ khác loài.


C. Cộng sinh. D. Hỗ trợ cùng loài.

2. CÂU HỎI PHẦN HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI (THẢO LUẬN NỘI DUNG KIẾN
THỨC PHẦN I – QTSV VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ)
Y

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 – Hoạt động cặp đôi (sau khi bắt thăm lớp).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Hoạt động cặp đôi): 2 phút.
DẠ

Bài 1. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào là đặc điểm của một quần thể?
(I). Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
(II). Các cá thể trong quần thể luôn có khả năng giao phối với nhau.
(III). Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa.

L
(IV). Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

A
(V). Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

CI
(VI). Có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
(VII). Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với
môi trường mới mà chúng phán tán tới.

FI
Bài 2. Hãy chỉ ra ví dụ nào là quần thể, ví dụ nào không phải là quần thể? Giải thích?
Bài 2. Hãy chỉ ra ví dụ nào là quần thể, ví dụ nào không phải là quần thể? Giải

OF
thích?
Tập hợp các sinh vật Điền Giải thích
Đ/S

ƠN
1. Tập hợp động vật ăn cỏ sống ở Châu Phi.

2. Tập hợp các cá thể cá rô đồng sống trong


NH
một đồng lúa.

3. Các con chim nuôi trong vườn bách thú.

4. Các con ong thợ trong cùng một tổ


Y

5. Tập hợp cây thông nhựa sống trên quả đồi ở


QU

Côn Sơn.

6. Mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật


bản.
M

ĐÁP ÁN PHT SỐ 1

Bài 1. Các đặc điểm của quần thể là:


(I). Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
(V). Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
Y

(VI). Có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
DẠ

Bài 2. Hãy chỉ ra ví dụ nào là quần thể, ví dụ nào không phải là quần thể? Giải
thích?
Tập hợp các sinh vật Điền Giải thích
Đ/S
1. Tập hợp động vật ăn cỏ sống ở Châu Phi. S Nhiều loài động vật ăn cỏ.

L
2. Tập hợp các cá thể cá rô đồng sống trong Đ

A
một đồng lúa.
3. Các con chim nuôi trong vườn bách thú. S Có nhiều loài chim khác

CI
nhau.
4. Các con ong thợ trong cùng một tổ S Không có khả năng sinh sản

FI
5. Tập hợp cây thông nhựa sống trên quả đồi ở Đ
Côn Sơn.

OF
6. Mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật S Sống ở các khu vực khác
bản. nhau.

ƠN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

QUAN HỆ HỖ TRỢ QUAN HỆ CẠNH TRANH


NH

Khái Nguyên
niệm nhân
Y
QU

Các
hình
thức

M

cạnh
dụ tranh –

ví dụ
Y

Ý
DẠ

nghĩa
Ý nghĩa
4. BÀI TẬP PHẦN LUYỆN TẬP CỦNG CỐ: LÀM TRỰC TIẾP TRÊN K12ONLINE

L
Câu 1: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể:

A
A. Đàn voi ở rừng Tánh Linh. B. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.
C. Rừng cọ ở Vĩnh Phú. D. Cá ở Hồ Tây.

CI
Câu 2: Ví dụ nào sau đây nói về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài:
A. Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.

FI
B. Hiện tượng liền rễ ở hai cây sen trong đầm mọc gần nhau.
C. Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung

OF
D. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
Câu 3: Ví dụ nào sau đây không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong
quần thể?

ƠN
A. Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa.
B. Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ.
C. Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái.
NH
D. Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng.
Câu 4: Các biểu hiện nào sau đây không thuộc quan hệ hỗ trợ trong quần thể.
A. Tre mọc thành bụi.
B. Cây thông mọc gần nhau có hiện tượng liền rễ.
Y

C. Cây xương rồng sa mạc có rễ đâm sâu, lan rộng.


QU

D. Đàn chó rừng có thể ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
Câu 5: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là biểu hiện của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
(1) Bồ nông xếp thành hàng để bắt được nhiều cá hơn.
M

(2) Các cây bạch đàn mọc dày khiến nhiều cây bị còi cọc và chết dần.
(3) Linh dương và bò rừng cùng ăn cỏ trên một thảo nguyên.

(4) Cá mập con sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.


(5) Cá đực sống dưới biển sâu kí sinh ở con cái cùng loài.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Y

ĐÁP ÁN
DẠ

1.D 2.B 3.D 4.C 5.D

You might also like