You are on page 1of 3

Nguyễn Văn Đoá THPT Chuyên Bắc Giang

BÀI TẬP VỀ TRÁI ĐẤT


Bài 1: Coi Trái đất như một quả cầu đồng chất tâm 0, bán kính R = 6400km . Gia tốc rơi tự do
ở bề mặt Trái đất là g0 = 9,8m / s2 . Bỏ qua sự quay của Trái đất.
1. Tính gia tốc rơi tự do tại N cách tâm 0 một khoảng r < R . Biểu diễn trên đồ thị sự biến thiên
của g theo r.
2. Người ta nối hai thành phố A và B bằng một đường hầm thẳng, gọi I là trung điểm của
đường hầm đó. Một đoàn tàu hoả coi như một chất điểm chuyển động không ma sát trên đường
ray đặt trong hầm.
a) Khảo sát chuyển động của đoàn tàu nếu thả cho nó tự do ở A. Tính thời gian chuyển
động từ A đến B. So sánh chu kỳ T0 của một vệ tinh nhân tạo của Trái đất bay ở độ cao nhỏ
trên quỹ đạo tròn.
b) Hai thành phố AB = b =30km. Độ sâu lớn nhất d của đường hầm nối A và B là bao
nhiêu? Tính vận tốc cực đại của đoàn tàu?
c) Phương án giao thông bằn g đường hầm này có thể thực hiện được không? Tại sao?
Bài 2: Một thiên thể đồng chất dạng hình cầu tâm 0 có khối lượng riêng r . Bên trong lòng
thiên thể có cái hang hình cầu tâm 0’. Xách định trường hấp dẫn bên trong hang.
Bài 3: Tính công tối thiểu cần thực hiện đưa vật khối lượng m' = 1000kg từ bề mặt Trái đất
lên Mặt trăng. Giả thiết trong khi di chuyển vật vị trí tương đối của Trái đất và Mặt trăng
không thay đổi, sức cản không khí không đáng kể. Biết MD = 81MT , khoảng cách tâm Trái đất
đến tâm Mặt trăng gấp 60 lần bán kính Trái đất.
Bài 4: Vệ tinh nhân tạo của Trái đất chuyển động tròn trong mặt phẳng xích đạo từ Tây sang
Đông ( Vệ tinh địa tĩnh ). Tính độ cao vệ tinh biết bán kính Trái đất là R = 6,37.106 m
Bài 5: Giả sử trong không gian giữa các vì sao có đám mây khí hình cầu được tạo bởi các hạt
coi như các chất điểm. Ban đầu các hạt của đám mây đứng yên và phân bố đều. Khối lượng
riêng của đám mây là r . Dưới tác dụng của lực hấp dẫn giữa các hạt, đám mây này bắt đầu co
lại và mỗi hạt đều chuyển động theo phương bán kính về tâm của đám mây. Giả thiết trong quá
trình co lại này, hạt bên ngoài không đuổi kịp hạt bên trong. Chứng minh rằng nếu bỏ qua tất
cả các lực khác thì mọi hạt đều đến tâm của đám mây với cùng khoảng thời gian bằng nhau.
Tính khoảng thời gian đó.
x x
Biết: ò A-x
dx = A.arcSin
A
- Ax - x 2 với A là hằng số 0 < x < A .

Áp dụng: r = 2.10-20 kg / m3 .

1 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi


Nguyễn Văn Đoá THPT Chuyên Bắc Giang
Bài 6: Một vệ tinh nặng trên quỹ đạo tròn (ở trạng thái không trọng lượng) có một thiết bị cho
phép một vật nhỏ khối lượng m ở đầu sợi dây chuyển động tròn quanh vệ tinh ở bán kính r với
vận tốc v. Vận tốc ban đầu của vật là v0, bán kính quỹ đạo ban đầu là r0. Một cơ cấu trên vệ
tinh làm cho bán kính quỹ đạo của vật giảm dần nhưng tâm quỹ đạo luôn không đổi. Giả sử vệ
tinh có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với khối lượng vật nhỏ đó.
1. Tìm lực căng T0 khi vật có bán kính quỹ đạo r0.
2. Biểu diễn vận tốc của vật v theo r, r0, v0.
3. Điều kiện về sức căng dây để có thể đưa vật tới vệ tinh. Cho bán kính vệ tinh là R.
4. Tìm công cần thực hiện để đưa vật từ bán kính r0 tới bán kính R.
Bài 7: Trong con tàu vũ trụ đang quay quanh Trái đất ở trạng thái không trọng lượng có dụng
cụ gồm chiếc ghế gắn vào đầu của 1 lò xo, đầu kia gắn với điểm cố định trên con tàu; trục của
lò xo đi qua khối tâm tàu, độ cứng lò xo k = 606,6N / m .
1. Khi tàu giữ cố định trên bệ, chiếc ghế (không có người) dao động với chu kỳ T0 = 1,28195s .
Tính khối lượng m0 của ghế.
2. Khi tàu đang chuyển động trên quỹ đạo Trái đất, nhà du hành buộc mình vào ghế và đo chu
kỳ T’ của ghế được giá trị T ' = 2,33044s , sau đó đo lại chu kỳ dao động của ghế (không có
người) được T0 ' = 1,27395s . Tìm giá trị chính xác khối lượng của nhà du hành và khối lượng
con tàu (khối lượng lò xo không đáng kể và nhà du hành vũ trụ đang lơ lửng).
Bài 8: Nếu như toàn bộ khối lượng vật chất của Mặt trăng được chuyển về Trái đất và được
san thành một lớp phủ đều trên Trái đất thì khi đó gia tốc trọng trường Trái đất sẽ thay đổi
lượng bao nhiêu? giải thích kết quả
Bài 9: Xét một ngôi sao có khối lượng M và bán kính R. Giả sử rằng mật độ khối lượng của nó
là đồng nhất.
a) Thế năng hấp dẫn U của nó có thể được tính bởi việc khảo sát công sinh ra khi mang một
lớp vỏ cầu mỏng vật chất và tích tụ đần trên bề mặt của ngôi sao hình cầu bán kính r khi r tăng
từ 0 đến R. Tính U. Viết kết quả của bạn theo G, M và R, với G là hằng số hấp dẫn.
b) Giả sử rằng ngôi sao được tạo ra bởi các proton và electron, cả hai loại hạt đều được coi
như là khí lý tưởng. Ta biết rằng trong quá trình tạo ra ngôi sao, một nửa của sự mất mát thế năng
hấp dẫn là do chuyển thành năng lượng nhiệt, trong khi nửa còn lại thì bị bức xạ ra xa.
Tìm nhiệt độ T của ngôi sao theo các đại lượng G, M, R, m và kB, với m là khối lượng
trung bình của các proton và các electron, vả kB là hằng số Boltzmann.
c) Tìm biểu thức của áp suất khí Pg của ngôi sao theo G, M và R.
d) Theo định lý Virial, trạng thái áp suất toàn phần ở bên trong ngôi sao liên quan đến thế

2 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi


Nguyễn Văn Đoá THPT Chuyên Bắc Giang
U
năng hấp dẫn bởi P = -b . Tìm giá trị của b.
V
e) Tại nhiệt độ cao, các photon trong ngôi sao cũng góp phần tạo ra áp suất. Tìm áp suất bức
xạ Pr bằng cách áp dụng lý thuyết động năng của chất khí trong một khối lập phương có thể
tích L3, trong đó xung lượng của photon được mô tả bới liên hệ de Broglie. Viết kết quả của
bạn theo mật độ năng lượng photon u .
f) Biết rằng mật độ năng lượng của photon được cho bởi u = aT4, với a được xác định bởi các
Pr
hằng số cơ bản. Chứng minh rằng µ M C . Giá trị của c là bao nhiêu ?
Pg

Pr
g) Tính ti số của Mặt trời. Bạn có thể sử dụng các thông số sau:
Pg

a = 7,565.10 -16 JK -4 m -3 m = 8,368.10 28 kg , M Sun = 1,989.10 30 kg

G = 6,673.10 -10 Nm 2 kg -2 , k B = 1,381.10 -23 JK -1

h) Với các ngôi sao có khối lượng rất lớn như Mặt trời, áp suất bức xạ có thể tăng lên dẫn
đến các ngôi sao trở nên mất cân bằng. Điều này dẫn đến có một giới hạn trên về khối lượng
ổn định cửa các ngôi sao. Giả sử rằng áp suất bức xạ Mặt trời bằng 1/3 áp suất chất khí ở điều
kiện giới hạn. Tìm nhiệt độ theo a, kB, m , M và R.
i) Sử dụng định lý Virial ở ý (d), tìm giới hạn trên của khối lượng các ngôi sao. Viết kết quả
của bạn theo đơn vị khối lượng Mặt trời.

3 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

You might also like